N.vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Lời mở đầu Trong những năm gần đây, tình hình tai nạn do xe cơ giới gây ra ngày một gia tăng, làm thiệt hại lớn về người và tài sản của mọi thành viên trong xã hội. Để bảo vệ được quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho những người bị thiệt hại về tính mạng và tài sản do xe cơ giới gây ra, giúp cho các chủ xe nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định tài chính và ổn định sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Nghiệp vụ này được tri

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu N.vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển khai còn mang một ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu phí của các công ty bảo hiểm. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) tham gia vào thị trường bảo hiểm từ năm 1995 và đã khẳng định được vị trí và uy tín trên thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước. Công ty đã triển khai nghiệp vụ BHTNDS và đạt được nhiều kết quả đáng kể, thực hiện tốt nghị định 115/1997- NĐ/CP của Chính phủ: Quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt tính bắt buộc chưa cao. Do vậy cần tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, để nghiệp vụ này thực sự phát huy được vai trò và tác dụng to lớn của nó, làm cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hiểu được trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, và tham gia bảo hiểm một cách tự giác. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty PJICO, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài này là đi sâu phân tích những mặt được và những điểm hạn chế trong quá trình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO, từ đó đưa ra một số kiến nghị để việc thực hiện nghiệp vụ có hiệu quả hơn, nhằm thực hiện tốt nghị định số 15/2003-NĐ/CP ra ngày19 tháng 2 năm 2003 của Chính phủ: Quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Nội dung đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần: Phần I. Những vấn đề cơ bản về BHTNDS của chủ xe cơ gi`ới đối với người thứ ba Phần II. Tình hình thực hiện nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty PJICO Phần III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và tính bắt buộc trong việc thực hiện nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo chuyên ngành, cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Chính, các cán bộ nhân viên Phòng bảo hiểm Phi hàng hải công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex và Trung tâm Thông tin-Thư viện trường ĐHKTQD-HN. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba I. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 1. Sự cần thiết khách quan phải thực hiện BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế, số lượng và chất lượng của các phương tiện trong ngành vận tải ngày càng được cải tiến và nâng cao. ở nước ta, theo thống kê có 95% phương tiện giao thông là xe môtô-xe máy với tốc độ tăng là 13%-15%/năm. Năm 2002, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mật độ xe lên tới 400- 450 xe/1000 dân. Trong 10 năm từ 1992-2001, phương tiện cơ giới đường bộ tăng 17,8%, trong đó: ô tô tăng 7,6%, xe máy tăng 19,5%. Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng xe cơ giới ở Việt Nam (1998-2002) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Số xe thực tế (chiếc) Ôtô - Xe máy 435.768 4.381.264 470.200 4.950.830 510.000 6.478.000 557.092 8.395.835 607.400 10.273.000 Tốc độ tăng trưởng (%) - Ôtô - Xe máy - - 7,90 13,00 8,46 30,84 9,23 29,60 9,03 22,36 Nguồn: Bộ giao thông vận tải Do tốc độ tăng chóng mặt của phương tiện vận tải, các vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều và ngày càng nghiêm trọng. Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm (1992-2001) đã xảy ra 167.620 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 63.205 người và bị thương 198.642 người. Những năm gần đây, tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng đột biến: Năm 2000 xảy ra 23.327 vụ tai nạn, làm chết 7.924 người và 25.693 người khác bị thương. Năm 2001, số người chết vì tai nạn giao thông tăng 37%, số người bị thương tăng 15% so với năm 2000. Sáu tháng đầu năm 2002, số vụ tai nạn giao thông bình quân là 80 vụ/ngày, làm chết 38 người, bị thương 90 người. Tai nạn môtô-xe máy chiếm khoảng 74% số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông trên quốc lộ chiếm 56%, tai nạn giao thông ở nội thành, nội thị là 15%. Bảng 2: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam (1998-2002) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Số vụ tai nạn giao thông (vụ) 18.678 19.861 23.327 25.040 28.772 Số người chết (người) 6394 7.095 7.924 10.866 12.989 Số người bị thương(người) 22.898 24.179 25.693 29.188 30.772 Nguồn: Tạp chí Giao thông vận tải 2002 Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Thói quen vô kỷ luật trong giao thông là nguyên nhân trực tiếp, hàng đầu của các vụ tai nạn giao thông. Như vậy tai nạn giao thông là mối đe dọa lớn hàng ngày đối với các chủ phương tiện. Mặc dù cả Chính phủ và người dân đã có những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn một cách tích cực nhưng vẫn không thể tránh khỏi. Tai nạn vẫn có thể xảy ra một cách bất ngờ, không lường trước. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải quyết hậu quả thường kéo dài và phức tạp gây nhiều khó khăn cho cả chủ xe lẫn người bị nạn. Trên thực tế, các vụ tai nạn xảy ra đều bồi thường theo thoả thuận giữa các bên trong vụ tai nạn đó, vì vậy thường để lại nhiều mâu thuẫn và căng thẳng trong việc bồi thường. Có nhiều trường hợp, chủ xe không có điều kiện bồi thường hoặc lái xe cũng bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc giải quyết bồi thường lại càng khó khăn. Từ những thực tế đó mà việc triển khai nghiệp vụ BHTNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là hết sức cần thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị nạn cũng như giảm bớt gánh nặng cho các chủ xe, xoa dịu những căng thẳng nảy sinh giữa các bên trong vụ tai nạn, đảm bảo ổn định trật tự và an toàn xã hội. 2. Tác dụng của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Đối với chủ xe BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có vai trò to lớn đối với các chủ xe, nó là tấm lá chắn cho họ khi tham gia giao thông. Cụ thể: Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Bồi thường chủ động, kịp thời, chính xác giúp cho các chủ xe phục hồi lại tinh thần, ổn định sản xuất một cách nhanh chóng, tránh những xáo trộn trong cuộc sống và thiệt hại về kinh tế cho các chủ xe. Giúp các chủ xe có ý thức thực hiện các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa tổn thất và thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông. Đối với người thứ ba - Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người thứ ba- những người bị thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ trong vụ tai nạn, bằng cách bồi thường những thiệt hại đó một cách nhanh chóng và hợp tình, hợp lý nhất. Giúp người thứ ba ổn định về tài chính và tinh thần, tránh những căng thẳng và hành động bất thường từ phía gia đình người thứ ba. c. Đối với xã hội BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba góp phần xoa dịu căng thẳng giữa các chủ xe và người bị nạn, tạo nên sự ổn định và an toàn cho xã hội. Thông qua việc triển khai nghiệp vụ này, các công ty bảo hiểm có thể thống kê được các rủi ro và nguyên nhân của các rủi ro, từ đó đề ra các biện pháp để đề phòng và hạn chế có hiệu quả nhất, giảm bớt các vụ tai nạn giao thông có thể xảy ra, giảm bớt thiệt hại cho toàn xã hội. BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời làm tăng thu cho Ngân sách. Như vậy để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba; giảm gánh nặng cho chủ phương tiện cũng như đảm bảo ổn định xã hội, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một sự cần thiết và mang tính bắt buộc. II. Một số khái niệm có liên quan 1. Xe cơ giới Xe cơ giới là xe hoạt động bằng chính động cơ của mình và được phép lưu hành trên đường bộ trong lãnh thổ mỗi quốc gia. 2. TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Theo luật dân dự, trách nhiệm dân dự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền theo quy định của pháp luật và sự phán quyết của toà án, quy định chủ xe phải gánh chịu do sự lưu hành xe của mình gây ra đối với người thứ ba. 3. Người thứ ba Người thứ ba thực chất là phía nạn nhân trong vụ tai nạn, là những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra. Tuy nhiên những trường hợp sau không được coi là người thứ ba: - Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe. - Những người mà chủ xe (lái xe) có nghĩa vụ nuôi dưỡng như: cha, mẹ, vợ, chồng, con cái... - Hành khách, những người có mặt trên xe. 4. Hành khách Hành khách là những hành khách trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Đối tượng và phạm vi bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm Đối tượng được bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay đại diện cho một tập thể. Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển xe cơ giới của người lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường của chủ xe cho người thứ ba do việc lưu hành xe của anh ta gây tai nạn cho người thứ ba. Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bảo hiểm Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba bao gồm: Điều kiện thứ nhất: Người thứ ba phải có thiệt hại thực tế. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để xem xét nghĩa vụ bồi thường có phát sinh hay không. Thông thường những thiệt hại thực tế là những thiệt hại về mặt vật chất như: thiệt hại về tài sản, thiệt hại về kinh doanh, những chi phí cần thiết phát sinh, các thu nhập bị giảm sút hoặc bị mất, những thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khoẻ. Ngoài ra những thiệt hại về hoa màu hay súc vật nuôi của người thứ ba cũng được xem xét bồi thường. Thiệt hại phải tính đến là những thiệt hại thực tế, thực sự đã xảy ra do tai nạn đối với người thứ ba và có thể lượng hoá được bằng tiền. Tuy nhiên cũng có những thiệt hại xảy ra không thể tính được bằng tiền như: sự mất mát về tình cảm, khủng hoảng về tinh thần...cũng được nhà bảo hiểm bồi thường một khoản tiền nhất định nhằm mục đích động viên, nhân đạo. Điều kiện thứ hai: Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể vô tình hoặc cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy định khác của Nhà nước... Về nguyên tắc thì bất cứ hành vi nào gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản, kinh doanh...của người khác đều bị coi là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, có những trường hợp gây thiệt hại không bị coi trái pháp luật do hành vi phòng vệ chính đáng. Trong BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, hành vi trái pháp luật được hiểu là những hành vi gây tai nạn do không chấp hành hoặc chấp hành không đúng những quy định của Điều lệ về trật tự an toàn giao thông và Luật giao thông đường bộ. Điều kiện thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba. Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại thực tế và ngược lại, thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả của hành vi trái pháp luật gây nên. Tuy nhiên không loại trừ trường hợp hành vi trái pháp luật tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại đã xảy ra, nhưng nó có ý nghĩa quyết định đối với việc xảy ra thiệt hại đó thì vẫn coi là có quan hệ. Điều kiện thứ tư: Chủ xe (lái xe) phải có lỗi. Thực tế chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện thứ nhất, thứ hai, thứ ba là phát sinh trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba của chủ xe (lái xe). Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì trách nhiệm dân sự của chủ xe sẽ không phát sinh, và do đó không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. Điều kiện thứ tư có thể có hoặc không, vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe (lái xe). Ví dụ: Xe chạy trên đường trơn, lái xe mất khả năng điều khiển nên gây ra tai nạn. Trong trường hợp này trách nhiệm dân sự vẫn có thể phát sinh nếu có đủ ba điều kiện trên. Nghiệp vụ bảo hiểm này luôn được thực hiện dưới hình thức bắt buộc. Sở dĩ các nước đều thống nhất thực hiện bắt buộc vì: Nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có quan hệ trực tiếp đối với một số Bộ luật của quốc gia như: Luật dân sự, Luật giao thông đường bộ...Luật pháp của một quốc gia mang tính bắt buộc do vậy nghiệp vụ bảo hiểm này cũng phải mang tính bắt buộc. Việc thực hiện bắt buộc nghiệp vụ bảo hiểm này nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng trong xã hội và bảo đảm quyền lợi của mọi công dân. BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba góp phần cùng với các cơ quan chức năng quản lí tốt các loại đầu xe cơ giới. 1.2. Phạm vi bảo hiểm Rủi ro được bảo hiểm Người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Người bảo hiểm bồi thường những thiệt hại về vật chất, về người, về tài sản được tính toán theo những nguyên tắc nhất định. Cụ thể, các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm bao gồm : Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba; Thiệt hại về tài sản, hàng hoá... của bên thứ ba; Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập; Các chi phí cần thiết và hợp lí để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không hiệu quả); Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân. b. Rủi ro loại trừ Người được bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạn mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự trong các trường hợp sau: Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại. Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ. Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ như: Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường. Lái xe không có bằng lái hoặc bị tịch thu, bằng không hợp lệ. Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu, bia, ma tuý... Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép. Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa. Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải. Xe không có hệ thống lái bên phải. Thiệt hại do chiến tranh, bạo động. Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh. Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn. Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận khác. Ngoài ra, người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. Các công ty bảo hiểm quy định cụ thể các trường hợp loại trừ nhằm tránh tình trạng coi thường pháp luật, đặc biệt là Luật giao thông đường bộ và tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm của các chủ xe (lái xe). 2. Phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm 2.1. Phí bảo hiểm a. Khái niệm Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho nhà bảo hiểm để thành lập nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm. Phí bảo hiểm có thể tăng, giảm tuỳ theo tình hình cung cầu trên thị trường vì phí bảo hiểm có thể coi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm. Biểu phí bảo hiểm do Bộ Tài Chính quy định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm hoặc thay đổi biểu phí cao hơn theo thoả thuận với chủ xe trong phạm vi quy tắc và biểu phí đã đăng kí với Bộ Tài Chính. Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của mình. Mặt khác, các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây tai nạn khác nhau. Do đó, phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện) tùy theo mỗi đầu phương tiện. b. Phương pháp xác định phí Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là: P = f + d Trong đó: P _ Phí bảo hiểm/đầu phương tiện f _ Phí thuần d _ Phụ phí Phí thuần được xác định theo công thức: f = Trong đó: Si _Số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe được bảo hiểm bồi thường trong năm i. Ti _Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn trong năm i. Ci _Số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i. n _ Số năm thống kê, thường từ 3-5 năm, i= (1,n). Như vậy, phí thuần (f) thực chất là số tiền bồi thường bình quân trong thời kì n năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kì đó. Phụ phí (d) được tính bằng tỉ lệ % nhất định so với tổng mức phí thu. Đây là cách tính bảo hiểm cho các phương tiện thông dụng trên cơ sở quy luật số đông. Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn hơn như xe kéo rơ moóc, xe chở hàng nặng...thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so với mức phí cơ bản. ở Việt Nam hiện nay thường cộng thêm 30% mức phí cơ bản. Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới một năm), thời gian tham gia bảo hiểm được tính tròn tháng và phí bảo hiểm được xác định như sau: Pnăm * Số tháng xe hoạt động Pngắn hạn = 12 tháng Hoặc: Pngắn hạn = P năm * Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng Trường hợp đã đóng phí (tham gia bảo hiểm) cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển sở hữu mà không chuyển quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn phí bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của năm (làm tròn tháng) nếu trước đó chủ phương tiện chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường. Số phí hoàn lại được xác định như sau: Pnăm * Số tháng xe không hoạt động Phoàn lại = 12 tháng Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện. Tuỳ theo số lượng phương tiện, người bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm (tối đa thường giảm 20%). Nếu không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt. Ví dụ: - Chậm từ 01 ngày đến 02 tháng phải nộp thêm 100% mức phí cơ bản. - Chậm từ 02 đến 04 tháng nộp thêm 200% mức phí cơ bản. - Chậm từ 04 tháng trở lên nộp thêm 300% mức phí cơ bản... - Hoặc huỷ hợp đồng bảo hiểm. 2.2. Mức trách nhiệm bảo hiểm Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền bồi thường tối đa của người bảo hiểm cho phần TNDS của chủ xe về người hoặc tài sản của người thứ ba trong mỗi vụ tổn thất. Trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi thường theo Luật dân sự về những thiệt hại đã xảy ra cho người thứ ba do việc sử dụng xe cơ giới gây ra. Cụ thể: Đối với con người: Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, bồi dưỡng, chăm sóc người bị hại trước khi chết, mai táng phí hợp lí…trên cơ sở mức độ lỗi của chủ xe. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm về người theo quy định. Đối với tài sản: Được tính theo thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm về tài sản theo quy định. Chi phí cần thiết và hợp lí nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan tới vụ tai nạn mà chủ xe cơ giới đã chi ra. Tổng các khoản chi nêu trên không vượt quá tổng mức trách nhiệm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. ở Việt Nam, luật pháp quy định thực hiện nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba bắt buộc, nên Bộ Tài Chính thông qua điều tra và số liệu thực tế của các ngành có liên quan cung cấp, xác định giới hạn trách nhiệm như sau: Trước ngày 18/4/2003 có hai mức trách nhiệm theo Quyết định số 299/1998/QĐ-BTC ngày 16 tháng 3 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Mức bắt buộc: 12 triệu đồng/người/vụ tai nạn-30 triệu đồng/vụ/tài sản (bao gồm cả thiệt hại về tài sản và kinh doanh) Mức tự nguyện: 80 triệu đồng/vụ/tài sản-15 triệu đồng/người/vụ tai nạn, hoặc: 80 triệu đồng/vụ/tài sản-30 triệu đồng/người/vụ tai nạn Từ ngày 18/4/2003, theo Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC ngày25 tháng 2 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định mức trách nhiệm bắt buộc là: 30 triệu đồng/vụ/tài sản- 30 triệu đồng/người/vụ tai nạn Bộ Tài Chính có các quy định về mức phí cho từng loại xe cụ thể áp dụng từ ngày 18/4/2003 như sau: Phí bảo hiểm ngắn hạn Dưới 3 tháng 30% phí năm Từ 3-6 tháng 60% phí năm Từ 6-9 tháng 90% phí năm Từ 9-12 tháng 100% phí năm Phí bảo hiểm dài hạn Từ 12-15 tháng 124% phí năm Từ 15-18 tháng 144% phí năm Từ 18-21 tháng 162% phí năm Từ 21-24 tháng 180% phí năm Từ 24-30 tháng 208% phí năm Từ 30-36 tháng 240% phí năm Bảng 3: Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự áp dụng cho xe cơ giới (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC) Đơn vị: VND TT Loại xe Phí chưa tính thuế VAT Tổng cộng 1 Môtô 2 bánh Từ 50cc trở xuống > 50 cc 50.000 55.000 5.000 5.500 55.000 60.500 2 Xe lam, môtô 3 bánh, xích lô máy... 140.000 14.000 154.000 3 Xe ôtô không kinh doanh vận tải Xe chở người ( phí phụ thuộc vào số chỗ ngồi trên xe). Ví dụ: < 6 chỗ 6-11 chỗ 12-24 chỗ > 24 chỗ Xe chở hàng (xe tải) < 3 tấn 3-8 tấn > 8 tấn Xe vừa chở người vừa chở hàng 200.000 400.000 640.000 920.000 340.000 670.000 930.000 470.000 20.000 40.000 64.000 92.000 34.000 67.000 93.000 47.000 220.000 440.000 704.000 1.012.000 374.000 737.000 1.023.000 517.000 4 Ô tô kinh doanh vận tải Xe chở người (phí phụ thuộc vào số chỗ ngồi trên xe). Ví dụ: < 6 chỗ 6 chỗ 7 chỗ ................ Xe chở hàng < 3 tấn 3-8 tấn > 8 tấn 350.000 430.000 500.000 380.000 740.000 1.020.000 35.000 43.000 50.000 38.000 74.000 102.000 385.000 473.000 550.000 418.000 814.000 1.122.000 5 Taxi: - < 6 chỗ: Phí bảo hiểm bằng 150% phí của xe ôtô kinh doanh chở người < 6 chỗ ngồi - > 6 chỗ: Phí bảo hiểm bằng với phí của xe kinh doanh chở người cùng số chỗ ngồi 6 Xe Buýt: Phí bảo hiểm bằng với phí của xe ôtô không kinh doanh cùng số chỗ ngồi 3. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3.1. Chủ xe cơ giới a. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy yêu cầu bảo hiểm. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm: Cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, báo ngay cho cảnh sát giao thông nơi gần nhất để phối hợp giải quyết tai nạn. Trừ khi có lí do chính đáng, trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm thông báo tai nạn. Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm trong phạm vi số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường kèm theo toàn bộ chứng từ cần thiết có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba. Chủ xe cơ giới phải trung thực trong việc thu thập và cung cấp các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong qúa trình xác minh tính chân thực của các tài liệu, chứng từ đó. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe, chủ xe cơ giới mới phải thông báo ngay cho doanh nhgiệp bảo hiểm biết để điều chỉnh lại tỷ lệ phí bảo hiểm cho phù hợp. Nếu chủ xe cơ giới không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới gây ra. b. Quyền lợi của chủ xe cơ giới Có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm bổ sung hay sửa đổi hợp đồng, đề xuất công ty mở rộng phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Khi xảy ra tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, chủ xe được công ty bảo hiểm bồi thường tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại thực tế và mức độ lỗi của chủ xe. Chủ xe có quyền đòi yêu cầu bồi thường trong vòng 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan hay bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Chủ xe có quyền khiếu nại nhà bảo hiểm trong trường hợp bồi thường không thoả đáng hay bồi thường không rõ lí do. Thời hạn thanh toán của công ty bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ bồi thường đầy đủ, hợp lệ và không kéo dài quá 30 ngày. Thời hạn khiếu nại đòi bồi thường của chủ xe là 3 tháng kể từ ngày công ty bảo hiểm thanh toán hay từ chối bồi thường. Qua thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị. 3.2. Công ty bảo hiểm a. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm Cung cấp cho chủ xe cơ giới Quy tắc, Biểu phí và mức trách nhiệm liên quan tới BHTNDS của chủ xe cơ giới. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm. Đối với những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới và các cơ quan chức năng ngay từ đầu để giải quyết tai nạn. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lí trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục một cách tốt nhất hậu quả tai nạn. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công an để thu thập các giấy tờ cần thiết có liên quan tới vụ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xét và giải quyết bồi thường trong thời hạn quy định. Các công ty bảo hiểm phải có các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, xây dựng cải tạo đường xá cầu cống, hoàn chỉnh hệ thống đèn báo, biển báo giao thông. Ngoài ra còn giáo dục ý thức cho chủ xe (lái xe) thực hiện tốt an toàn giao thông. b. Quyền lợi của công ty bảo hiểm Được phép sử dụng phí bảo hiểm để sử dụng cho mụch đích của mình như: chi bồi thường, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi hoạt động đầu tư. Nhà bảo hiểm có quyền giám sát thực hiện đề phòng, ngăn ngừa tai nạn của chủ xe cơ giới. Công ty bảo hiểm có quyền khởi kiện đối với các chủ xe hoặc các bên có liên quan trong việc trục lợi bảo hiểm (lập hồ sơ giả, hiện trường giả, khai báo không trung thực…). 4. Công tác giám định- bồi thường Công tác giám định-bồi thường được tiến hành khi có thông báo tai nạn, bắt đầu từ việc xác định thiệt hại thực tế của người thứ ba và mức độ lỗi của các bên. (Thiệt hại của người thứ ba bao gồm thiệt hại về con người và thiệt hại về tài sản). Trên cơ sở đó công ty bảo hiểm sẽ xác định số tiền bồi thường và tiến hành bồi thường cho chủ xe hoặc theo yêu cầu bồi thường cho người thứ ba. 4.1. Thiệt hại của người thứ ba Thiệt hại về tài sản: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại liên quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp lí để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo giá trị thực tế (giá thị trường) tại thời điểm tổn thất. Thiệt hại về tài sản cố định được xác định căn cứ vào khấu hao. Cụ thể: Giá trị thiệt hại thực tế = Giá mua mới – Mức khấu hao (nguyên giá) Thiệt hại về con người: Bao gồm thiệt hại về sức khoẻ và về tính mạng. Thiệt hại về sức khoẻ bao gồm: Các chi phí hợp lí cho công việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất và các chi phí y tế khác (thuốc men, dịch truyền, chi phí chiếu chụp X- quang…). Chi phí hợp lí và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân (nếu có theo yêu cần của bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân nguy kịch) và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó. Thu nhập bị mất được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú do hậu quả của tai nạn. Nếu không xác định được mức thu nhập này, sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu hiện hành. Khoản thiệt hại về thu nhập này không bao gồm những thu nhập do làm ăn phi pháp mà có. Thiệt hại về tính mạng của người thứ ba bao gồm: Chi phí hợp lí cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết (xác định tương tự như phần thiệt hại về sức khoẻ). Chi phí hợp lí cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí do hủ tục sẽ không được thanh toán). Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải nuôi dưỡng (vợ, chồng, con…đặc biệt trong trường hợp mà người thứ ba là lao động chính trong gia đình). Khoản tiền trợ cấp này được xác định tuỳ theo qui định của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn. Như vậy toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba = Thiệt hại + Thiệt hại về tài sản về người 4.2. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm Khi tai nạn xảy ra, để yêu cầu người bảo hiểm bồi thường, chủ xe (lái xe) phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi thường cho người bảo hiểm. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận bảo hiểm; Biên bản khám nghiêm hiện trường; Tờ khai tai nạn của chủ xe; Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có); Biên bản hoà giải (nếu trường hợp có hoà giải); Quyết định của toà án (nếu có); Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba._., bao gồm: thiệt hại về con người, thiệt hại về tài sản. Các chứng từ phải hợp lệ. Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại bồi thường, người bảo hiểm sẽ tiến hành giám định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và bồi thường tổn thất. Giám định tổn thất Mọi tổn thất về tài sản thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giám định thiệt hại (trừ trường hợp có thoả thuận khác) với sự chứng kiến của chủ xe cơ giới, người thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra. Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thoả thuận chọn giám định viên kĩ thuật chuyên nghiệp thực hiện việc giám định. Kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp được coi là quyết định cuối cùng. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp trùng với kết luận của giám định viên bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải chịu chi phí giám định. Trong trường hợp đặc biệt, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thể thực hiện được việc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan cức năng có thẩm quyền và các hiện vật thu được (ảnh chụp, lời khai của các bên có liên quan…) để xác định mức độ thiệt hại. Xác định số tiền bồi thường: Việc xác định số tiền bồi thường được dựa trên hai yếu tố, đó là: Thiệt hại thực tế của bên thứ ba; Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn; Số tiền = Lỗi của * Thiệt hại bồi thường chủ xe của bên thứ ba Trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba thì: Số tiền = ( Lỗi của chủ xe + Lỗi khác ) * Thiệt hại bồi thường của bên thứ ba Sau đó người bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số thiệt hại do họ gây ra theo mức lỗi của họ. Việc bồi thường được tính theo thực tế thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, nhưng số tiền bồi thường tối đa không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Trường hợp hai hay nhiều xe cùng gây thiệt hại cho bên thứ ba thì các công ty bảo hiểm phải liên đới bồi thường cho nạn nhân theo mức độ lỗi của họ gây ra. Số tiền bồi thường = Thiệt hại * Mức độ lỗi của mỗi bên của bên thứ ba của từng bên Trường hợp hai xe cùng một chủ xe đâm va vào nhau và cùng bị thiệt hại, đồng thời gây thiệt hại cho bên thứ ba thì phần thiệt hại của hai lái xe không phát sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm nhưng phần thiệt hại của bên thứ ba thì phát sinh trách nhiệm dân sự do vậy bảo hiểm sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tế. Trên thực tế, nếu người thứ ba là người không có thu nhập từ lao động (trẻ em chưa đến tuổi lao động, người tàn tật không có khả năng lao động…); là người có thu nhập thấp thuộc các đối tượng chính sách của Nhà nước; nếu người thứ ba chết thì gia đình nạn nhân không được hưởng các khoản mất giảm thu nhập do khi còn sống người này không phải nuôi dưỡng người khác…Tuy nhiên sẽ được nhận một khoản trợ cấp trả thêm trên tinh thần nhân đạo. Giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm. Khi tai nạn xảy ra thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm, nhà bảo hiểm phải hướng dẫn và giúp chủ xe hoàn chỉnh hồ sơ đòi bồi thường với đầy đủ các giấy tờ có liên quan theo yêu cầu. Căn cứ vào hồ sơ tai nạn đã được thu thập, căn cứ vào việc tính toán số tiền bồi thường cho người được bảo hiểm và hạn mức trách nhiệm đã thoả thuận trong Hợp đồng bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm, nhà bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường cho chủ xe hoặc theo yêu cầu của họ bồi thường cho nạn nhân. Việc bồi thường của nhà bảo hiểm được tiến hành trong một lần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nhà bảo hiểm có thể cho chủ xe ứng trước một số tiền bồi thường nhằm làm giảm bớt những khó khăn cho chủ xe. Sau khi đã tính toán số tiền bồi thường cụ thể, nhà bảo hiểm sẽ trừ đi số tiền đã ứng trước này. Trách nhiệm của các công ty bảo hiểm là giúp đỡ các đơn vị, cá nhân khi có tai nạn xảy ra; phối hợp và thường xuyên động viên các đơn vị thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Công ty bảo hiểm phải luôn đảm bảo thanh toán, bồi thường một cách nhanh chóng, hợp lí, chính xác và đầy đủ. Bảo hiểm phải phối hợp cùng các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành tốt Luật lệ an toàn giao thông cũng như nghĩa vụ tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Phần II Tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Pjico I. Tổng quan về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (tên giao dịch pjico) được thành lập và chính thức tham gia thị trường bảo hiểm ngày 15/6/1995. Công ty có trụ sở chính tại số 105 Láng Hạ - Hà Nội. Pjico gồm 7 cổ đông sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của Nhà nước, có tiềm năng và uy tín. Đó là: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), Tổng công ty thép Việt Nam (VSC), Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (Matexim), Công ty điện tử Hà Nội (Hanel) và Công ty thiết bị an toàn (AT). Kể từ khi thành lập công ty luôn luôn không ngừng lớn mạnh, tới nay pjico là công ty bảo hiểm hàng thứ 3 trên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ. Là công ty cổ phần đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm ra đời tại Việt Nam. Từ những ngày đầu gian khó với 8 cán bộ nhân viên mà hầu hết vừa mới tốt nghiệp đại học, đến nay Pjico đã có một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, có trình độ, và nhiều cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm và không chỉ được đào tạo ở trong nước mà còn ở cả ngoài nước. Pjico luôn tự hào là một công ty trẻ nhưng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Từ chỗ khách hàng của công ty là các cổ đông, đến nay hàng nghìn khách hàng thuộc tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế đã tham gia bảo hiểm tại Pjico. Nhiều khách hàng, công trình bảo hiểm lớn như khách sạn Hà nội Daewoo, cao ốc HITC tại Hà Nội, Diamon Plaza tại TP Hồ Chí Minh, nhiều gói thầu cầu, đường trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, đường xuyên á, nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, các tàu dầu lớn của Petrolimex, VOSCO...đều liên tục tham gia bảo hiểm tại Pjico. Ngay từ khi ra đời, PJICO đã nhanh chóng triển khai kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm cả về chiều sâu và trên diện rộng. Số lượng nghiệp vụ bảo hiểm triển khai ngày càng tăng thêm và đa dạng hoá. Tới nay công ty đã thực hiện trên 40 nghiệp vụ bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của khách hàng như: nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải, nghiệp vụ bảo hiểm kĩ thuật và tài sản.... Với cơ chế năng động của một công ty cổ phần, và phương châm hoạt động: “tất cả vì khách hàng, vì chữ tín của PJICO” sau 7 năm ra đời và hoạt động, công ty đã được nhiều bạn hàng gần xa tín nhiệm trao gửi niềm tin. PJICO luôn quan tâm để tăng cường sự hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ của các công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước như: Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare, MunichRe, West of England và đã chính thức tham gia Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Được sự ủng hộ và tín nhiệm của khách hàng, bạn hàng cùng với những lợi thế và uy tín của các cổ đông, vận hành dưới mô hình cổ phần năng động, PJICO sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa để xứng đáng là lá chắn, giá đỡ của mọi khách hàng. 2. Bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động kinh doanh Mạng lưới hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng. Để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, PJICO không còn chỉ tập trung ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các thành phố lớn mà còn triển khai từ Bắc vào Nam, từ thành phố tới nông thôn dọc theo chiều dài đất nước. Trong năm 2002 công ty thành lập và khai trương thêm 5 Chi nhánh mới tại Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, đưa tổng số chi nhánh hiện tại của Công ty lên 20 chi nhánh, 24 văn phòng đại diện, hàng trăm đại lí và cộng tác viên bảo hiểm. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty PJICO Hội đồng quản trị Phòng BH Cà Mau Các tổng đại lí, đại lí, cộng tác viên bảo hiểm Phòng Bồi Thường Chi nhánh Quảng Bình Chi nhánh Hà Tĩnh Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Thanh Hoá Chi nhánh Ninh Bình Phòng BH KV VII Phòng BH KV VI Phòng BH Nam Định Phòng BH KV V Phòng BH KV IV Chi nhánh TháiNguyên Phòng BH Lạng Sơn Phòng BH Bắc Giang Phòng BH KV III Phòng BH KV II Ban Thanh tra Pháp chế Phòng Đầu tư & TTCK Chi nhánh Hà Tây Chi nhánh Hải Phòng Phòng BH KV I Chi nhánh Quảng Ninh Phòng TS Hoả hoạn Phòng BH phi hàng hải Phó Tổng giám đốc Phòng Kế Toán Phòng BH An Giang Phòng BH Sóc Trăng Phòng BH Kiên Giang Phòng BH Đắc Lắc Phòng BH Bình Định Chi nhánh Vũng Tàu Chi nhánh Cần Thơ Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh T.T.Huế Chi nhánh Khánh Hoà Phòng Tái BH Phòng BH Hàng Hải Chi nhánh Quảng Ngãi Phòng TT và Quản lí nghiệp vụ Chi nhánh Đà Nãng Chi nhánh Quảng Nam Phòng Tổng hợp Phòng Tổ chức,LĐ,TL Phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc 3. Các nghiệp vụ bảo hiểm triển khai Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải Nghiệp vụ bảo hiểm Phi hàng hải Nghiệp vụ bảo hiểm Kỹ thuật và Tài sản Nghiệp vụ Tái bảo hiểm Các hoạt động khác 4. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 4: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của PJICO (1998-2002) (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Phí bảo hiểm gốc 108,74 92,43 109,77 138,30 175,80 Lợi nhuận hoạt động tài chính 6,51 8,14 7,10 8,50 9,50 Phí nhận TBH 5,00 4,52 4,54 5,70 13,90 Bồi thường bảo hiểm gốc 40,48 43,44 38,30 65,00 76,90 Bồi thường nhận TBH 3,615 3,562 2,913 2,356 4,690 Phí nhượng TBH 44,825 35,526 33,600 46,000 53,500 Thu bồi thường nhượng TBH (18,903) (18,348) (13,440) (13,500) (12,700) Lợi nhuận trước thuế 11,8 7,7 8,9 9,2 12 Chi trả cổ tức (%/năm) 14,4 12 12 12 15 Nguồn: Báo cáo của Bộ Tài Chính về tình hình thu chi của công ty PJICO (1998-2002) Nhìn chung doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty tăng lên qua các năm. Riêng năm 1999 doanh thu bảo hiểm gốc chỉ đạt 92,43 tỷ đồng, giảm ~ 15% so với năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Năm 2001 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề trong đó có ngành bảo hiểm, nhưng công ty vẫn cố gắng phấn đấu đứng vững và đạt doanh thu bảo hiểm gốc là 138,3 tỷ đồng. Năm 2002 phí bảo hiểm gốc của PJICO là 175,8 tỷ đồng, tăng trưởng 27,11% so với năm 2001. Các chỉ tiêu khác cũng khá khả quan: Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng dần từ năm 2000 và đạt 12 tỷ đồng vào năm 2002. Tỷ lệ chi trả cổ tức giữ ở mức 12%/ năm trong 3 năm 1999, 2000, 2001. Năm 2002 tỷ lệ này tăng cao, đạt 15%/năm, tăng trưởng 25% so với năm 2001. Như vậy, qua 7 năm hoạt động công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex luôn đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngày càng củng cố được vị trí và uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước, có sức cạnh tranh đáng kể với các công ty bảo hiểm lớn và lâu đời. 5. Định hướng và chỉ tiêu kinh doanh năm 2003 Những định hướng lớn Nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục phát triển và nâng cao thị phần. Thực hiện chiến lược phát triển kết hợp với hiệu quả, trong đó ưu tiên chiến lược phát triển gia tăng, khách hàng, doanh số, thị phần… Đa dạng hoá danh mục đầu tư, tích cực tham gia đầu tư vào các công ty cổ phần có chất lượng và các dự án có hiệu quả cao... Các mục tiêu kinh doanh Tổng thu kinh doanh: 300 tỷ, tăng trưởng 42%. Trong đó: Phí bảo hiểm gốc 245 tỷ, tăng 40%; Thu nhận tái 25 tỷ, tăng 78%; Hoa hồng nhượng tái 18 tỷ, tăng 35%; Thu đầu tư 12 tỷ, tăng 26%. Lợi nhuận trước thuế: 18 tỷ, tăng 50%. Cổ tức: 15%. II. Tình hình thực hiện nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICo 1. Công tác khai khác Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ đặc biệt bởi nó chỉ là sự cam kết của người bảo hiểm với người tham gia về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm cho những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Như vậy, lời cam kết là sản phẩm vô hình mà cả người bán lẫn người mua không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước, mầu sắc…Hơn nữa, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không mong đợi, bởi nhà bảo hiểm không mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra để phải bồi thường và người tham gia bảo hiểm cũng không mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với mình để được nhận tiền bảo hiểm. Họ mua bảo hiểm chỉ mong có một tấm lá chắn cho mình trong lúc không may gặp phải rủi ro. Bởi thế, công tác khai thác bảo hiểm rất khác so với việc khai thác các sản phẩm thông thường. Công tác khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thực chất là quá trình vận động, giới thiệu, tuyên truyền cho các chủ xe cũng như người dân thấy được sự cần thiết, ý nghĩa, tác dụng và tính chất bắt buộc của nghiệp vụ để từ đó đi đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm cho mình hoặc cho lái xe mà mình thuê trong quá trình vận hành sử dụng xe. Khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Do đó, nó có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm đó. Công ty PJICO do gia nhập thị trường bảo hiểm muộn hơn so với các công ty bảo hiểm khác nên rất chú trọng đến công tác khai thác sản phẩm. Khẩu hiệu cho công tác khai thác của công ty đó là: “năng động, tích cực, khoa học, nhanh chóng và tôn trọng lợi ích của khách hàng cũng như của đại lý và cộng tác viên”. Phương châm hoạt động là: “lấy chữ tín làm trọng, tất cả vì lợi ích của khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ khách hàng”. Bởi vậy ngay từ khi bắt đầu hoạt động, và đặc biệt là từ ra đời Nghị định 155/CP/1997 của Chính phủ quy định: chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, PJICO đã tiến hành khai thác và không ngừng mở rộng địa bàn khai thác, đặt thêm nhiều Chi nhánh, văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh...Hàng trăm đại lý, cộng tác viên được tuyển dụng trong cả nước, các tổng đại lý được mở rộng ở các khu vực trọng điểm, nhiều người qua lại, thuận tiện cho việc mua bán bảo hiểm như: các trạm xăng dầu, trạm thu phí cầu đường, các trường đại học, khu tập thể...nhằm thực hiện khai thác một cách tốt nhất, tiếp cận được với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tham gia bảo hiểm của công ty. Đồng thời công ty còn phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Giao thông vận tải, lực lượng Công an, Cảnh sát giao thông... cùng giám sát và triển khai nghiệp vụ. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường và những khó khăn phải đối mặt của một công ty bảo hiểm mới, PJICO vẫn đạt được những kết quả đáng kể. Bảng 5: Tình hình tham gia BHTNDS tại PJICO (1998-2002) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Số xe thực tế lưu hành (chiếc) Ôtô Xe máy 4.817.032 435.768 4.381.264 5.421.030 470.200 4.950.830 6988.000 510.000 6.478.000 8.952.930 557.092 8.395.835 10.880.400 607.400 10.273.000 Số xe tham gia bảo hiểm (chiếc) - Ôtô Xe máy 41.667 25.512 16.155 48.247 30.866 17.381 72.421 45.321 27.100 115.909 67.785 48.124 183.845 105.785 78.060 Tỷ lệ tham gia bảo hiểm (%) Ôtô Xe máy 0,86 5,85 0,37 0,89 6,56 0,35 1,05 8,89 0,40 1,30 12,16 0,57 1,70 17,41 0,76 Nguồn: Phòng quản lí nghiệp vụ công ty PJICO Qua Bảng 5 cho thấy: Lượng xe cơ giới lưu hành thực tế tăng dần qua các năm. Năm 1998, tổng số xe là 4.817.032 chiếc, trong đó ôtô: 435.768 chiếc, xe máy: 4.381.264 chiếc. Đến năm 2000, tổng số xe đã lên đến 6.988.000 chiếc. Năm 2001 tổng số xe lưu hành là 8.952.930 xe, tăng 28,12% so với năm 2000. Năm 2002 có tổng lượng xe tham gia lưu thông là lớn nhất: 10.880.400 chiếc, gấp gần 2,3 lần so với năm 1998. Ba năm 2000, 2001, 2002 lượng xe cơ giới lưu hành tăng lên một cách đột biến, đặc biệt là xe máy: - Năm 2000, số lượng xe máy là 6.478.000 chiếc, tăng thêm 30,84% so với năm 1999_về số tuyệt đối là 1.527.170 chiếc. Năm 2001, số lượng xe máy là 8.395.835 chiếc, tăng thêm 29,60% so với năm 2000_về số tuyệt đối là 1.917.835 chiếc. Năm 2002, lượng xe máy vẫn tiếp tục tăng nhanh, tăng thêm 22,3% so với năm 2001 và về số tuyệt đối là 1.877.165 chiếc. Sở dĩ có sự gia tăng đột biến đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn hiện nay là gần 450 USD/năm. Nhiều nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống được đáp ứng một cách thoả đáng trong đó có nhu cầu đi lại. Năm 2000 và 2001, xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam với giá cả rất rẻ, đáp ứng được nhu cầu của rất đông người lao động có thu nhập thấp. Ngoài ra giá của xe máy do Việt Nam lắp ráp và sản xuất cũng rất thấp, vì vậy chỉ cần hơn 10 triệu đồng đã có thể mua được một chiếc xe máy. Hơn nữa mấy năm trở lại đây, nhiều hãng ôtô đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ôtô tại Việt Nam và tăng cường công tác khai thác thị trường nội địa, do đó lượng ôtô và xe máy tăng lưu hành tăng nhanh. Phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày một tăng nên phương tiện giao thông của cá nhân và các tổ chức vẫn phát huy được ưu thế. Nền kinh tế phát triển, quan hệ giao lưu trong nước và quốc tế được mở rộng làm cho nhu cầu lưu thông ngày một tăng lên… Lượng xe cơ giới tăng lên nên số đầu xe tham gia bảo hiểm tại PJICO cũng ngày một tăng lên. Năm 1998 số xe cơ giới tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là 41.667 chiếc với tỷ lệ tham gia là 0,86% thì đến năm 2002 số đó đã là 183.845 chiếc, chiếm 1,70% tổng số xe lưu hành thực tế. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty tăng lên rất nhanh. Mặc dù mới tham gia vào thị trường bảo hiểm nhưng PJICO vẫn đủ sức cạnh tranh với các công ty bảo hiểm có tên tuổi. Nhưng giai đoạn 1998-1999 lượng xe tham gia bảo hiểm tại công ty lại tăng chậm: năm 1999 tỷ lệ tham gia bảo hiểm chỉ là 0,89% so với 0,86% của năm 1998. Đây là giai đoạn phát triển chậm nhất của công ty. Số lượng xe máy tham gia lưu thông lớn hơn gấp nhiều lần so với xe ôtô nhưng tỷ lệ tham gia BHTNDS tại PJICO lại thấp hơn nhiều so với xe ôtô. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ là do tính bắt buộc của BHTNDS đối với xe máy là chưa cao, chưa có chế tài xử phạt cụ thể, hơn nữa công ty cũng chưa thực sự tập trung khai thác đối với xe máy. Điều này đặt ra một nhiệm vụ cho công ty PJICO trong thời gian tới cần phải tích cực hơn nữa trong công tác khai thác đối với lượng xe máy trong lưu thông nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO, góp phần tăng doanh thu cho công ty. Đây là một thị trường còn rất tiềm năng. Đối với ôtô Số lượng xe ôtô tham gia bảo hiểm tại PJICO có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Số lượng xe ôtô lưu hành giai đoạn 1998-2002 tăng trung bình ~ 42.900 xe, tức là khoảng 8,6%/năm. Số lượng xe tham gia BHTNDS tại PJICO năm 1998 là 25.512 chiếc trên tổng số 435.768 xe lưu hành, chiếm 5,85%. Năm 1999 tổng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc là 167.625 xe, trong đó tham gia tại công ty là 30.866 xe chiếm 18,41%. Tuy nhiên tỷ lệ tham gia năm 1999 lại tăng chậm nhất, chỉ đạt 6,56%, tăng trưởng 12,14% so với năm 1998. Năm 2000 số lượng xe ôtô tham gia tại công ty đã là 45.321, gấp 1,47 lần so với năm 1999 và chiếm ~ 25% số lượng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc. Năm 2001 là thời kỳ tốc độ gia tăng về tỷ lệ tham gia bảo hiểm là lớn nhất. Tỷ lệ tham gia là 12,16%, tăng so với năm 2000 là 37,78%. Đây là giai đoạn đất nước đã hoàn toàn phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và bước vào giai đoạn tăng trưởng, lượng xe lưu hành tăng nhanh đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại PJICO. Tính đến hết năm 2002, tổng số xe ôtô tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty là 105.785 xe chiếm 17,41% số xe lưu hành trên toàn quốc trong năm. Tỷ lệ ôtô tham gia bảo hiểm bình quân trong giai đoạn này mới chỉ vào khoảng 40%, trong đó tham gia tại PJICO là 10,88%. Điều này chứng tỏ thị phần của công ty ngày càng được củng cố và mở rộng. Đối với xe máy Lượng xe máy có trên toàn quốc tăng lên rất nhanh qua các năm nhưng tỷ lệ tham gia BHTNDS tại công ty lại rất thấp. Năm 1998 tổng số xe máy lưu hành trên toàn quốc là 4.381.264 chiếc, tham gia bảo hiểm tại PJICO là 16.155 xe, chiếm 0,37%. Sang năm 1999, tỉ lệ tham gia này không tăng mà còn giảm xuống còn 0,35%. Như vậy tỉ lệ này là quá thấp, ngoài lí do chung của nền kinh tế thì chứng tỏ công ty chưa có sự quan tâm thỏa đáng vào việc khai tác nghiệp vụ này đối với xe máy. Năm 2000 lượng xe máy tham gia lưu thông tăng lên một cách đột biến, thêm 1.527.170 chiếc, do vậy tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại công ty cũng tăng lên 0,4%. Tuy vậy tỷ lệ này vẫn còn thấp, một phần do lượng xe tham gia lưu thông tăng rất nhanh trong khi đó số xe tham gia bảo hiểm chỉ tăng nhẹ. Năm 2001 số xe máy tăng so với năm 1998 là 91,63% nhưng tỷ lệ tham gia bảo hiểm trên toàn quốc lại giảm từ 13,83% năm 1998 xuống còn 10,9% năm 2001. Đây phải chăng là một nghịch lý. Trong khi đó tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại PJICO lại tăng: 0,37% năm 1998 lên 0,57% năm 2001. Kết quả này phản ánh sức bật khá tốt của công ty, trong điều kiện chung của thị trường năm 2001 bị ảnh hưởng bởi sự kiện khủng bố ngày 11/9 làm cho giá xăng dầu tăng lên. Năm 2002, công ty PJICO có sự thay đổi và bổ sung cán bộ quản lí, phân cấp toàn bộ việc tuyển dụng, kí kết hợp đồng cho giám đốc các chi nhánh nhằm tăng cường tính chủ động. Ngoài ra tại các chi nhánh và văn phòng luôn tổ chức các lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Những sự thay đổi và tăng cường trên cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả khai thác của công ty, trong đó có nghiệp vụ BHTNDS. Trong năm công ty đã khai thác được 78.060 xe trên tổng số 10.273.000 xe lưu hành, chiếm 0,76%. Đây là một kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự cố gắng nỗ lực và sự đổi mới phù hợp trong hoạt động của công ty trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt. Hơn nữa kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua còn chứng tỏ rằng uy tín của công ty ngày càng được nâng cao và ngày càng có nhiều khách hàng đạt niềm tin vào PJICO. Tuy vậy, so với các công ty bảo hiểm khác như Bảo Việt, Bảo Minh thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm xe máy hiện nay tại công ty vẫn còn thấp. Trong thời gian tới, PJICO cần phải có những chiến lược xúc tiến hiệu quả để kết quả khai thác đạt được cao hơn nữa. Một số yếu tố tác động đến hoạt động khai thác của công ty PJICO Yếu tố khách quan Từ phía người tham gia: ý thức tham gia bảo hiểm của các chủ phương tiện cơ giới là chưa cao, hầu hết là do bắt buộc. Họ luôn trốn tránh trách nhiệm tham gia BHTNDS ở các công ty bảo hiểm trong đó có PJICO. Người tham gia bảo hiểm chưa nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa và tác dụng của việc tham gia BHTNDS đối với người thứ ba. Họ còn nghi ngờ về việc được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm vì cho rằng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra khó có thể đòi được tiền bồi thường do thủ tục rườm rà, phức tạp và mất thời gian. Đây cũng là một vấn đề mà các công ty cần phải quan tâm. Ngoài ra, các chủ xe chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về công ty cũng như về thị trường bảo hiểm. Họ luôn có suy nghĩ là tham gia bảo hiểm tại công ty của Nhà nước vẫn đảm bảo hơn là tại một công ty cổ phần. Từ phía thị trường: Do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nhiều công ty đã hạ phí xuống một cách tùy tiện không theo quy định của Bộ Tài Chính, làm cho PJICO bị động nên việc cạnh tranh, thu hút khách hàng gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc tham gia bảo hiểm của các cơ quan có chức năng như Công an, Cảnh sát giao thông là chưa rõ ràng và chặt chẽ… Yếu tố chủ quan Công ty chưa quan tâm thỏa đáng đến công tác khai thác BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đặc biệt là xe máy. PJICO chưa nhạy bén, chưa thực sự đổi mới phương thức phục vụ khách hàng do vậy kết quả khai thác không cao. Trình độ chuyên môn và đặc biệt là kinh nghiệm khai thác của cán bộ nhân viên của công ty chưa cao. Mặc dù hơn 95% cán bộ nhân viên có trình độ Đại học nhưng tỷ lệ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm lại thấp. Công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế, do vậy người dân không hiểu được rõ về lợi ích và tác dụng cũng như nghĩa vụ tham gia BHTNDS. Các hoạt động quảng cáo về công ty rất ít nên nhiều cá nhân, tổ chức vẫn chưa biết nhiều về công ty vì vậy không tin tưởng để tham gia bảo hiểm… Về Doanh thu phí BHTNDS xe cơ giới giai đoạn 1998-2002. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, công ty vẫn có được những kết quả khả quan. Doanh thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vẫn tăng đều qua các năm và đặc biệt là 2 năm trở lại đây. Cụ thể: Bảng 6: Doanh thu phí BHTNDS xe cơ giới giai đoạn 1998-2002 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu phí ôtô 5.573,36 6.236,60 9.053,80 13.900,70 19.461,15 Doanh thu phí xe máy 484,64 556,19 677,49 1.704,56 2.961,85 Doanh thu phí nghiệp vụ 6.058 6.792,79 9.731,30 15.605,30 22.423 Tổng doanh thu phí BH gốc toàn công ty 108.740 92.430 109.770 138.300 175.800 Tỷ trọng doanh thu BHTNDS (%) 5,57 7,35 8,86 11,28 12,75 Nguồn: Phòng kế toán công ty PJICO Số liệu Bảng 6 cho thấy doanh thu nghiệp vụ tăng dần qua các năm. Điều này là hợp lí vì số xe tham gia bảo hiểm cũng tăng lên và không có sự tăng giảm thất thường. Ba năm 2000, 2001, 2002 doanh thu tăng nhanh do số xe lưu hành tăng đột biến cả ôtô và xe máy dẫn đến số lượng đầu xe tham gia bảo hiểm tại công ty cũng tăng nhanh: Năm 2000 số xe tham gia bảo hiểm là 79.439 xe, tương ứng với doanh thu là 9731,3 triệu đồng. Năm 2001 doanh thu phí là 15.605,2 triệu đồng, chiếm 11,28% doanh thu phí toàn công ty. Năm 2002 doanh thu đem lại là 22.423 triệu đồng, tương đương với 12,93% doanh thu phí của công ty. Đây là năm có doanh thu phí nghiệp vụ cao nhất, tăng trưởng 43,7% so với năm 2001. Doanh thu phí từ ôtô lớn hơn gấp nhiều lần so với từ xe máy đem lại do các chủ xe máy tham gia bảo hiểm chủ yếu là vì bắt buộc nên thường tham gia mức trách nhiệm thấp nhất. Trong khi đó các chủ xe ôtô thường tham gia với mức trách nhiệm cao và có tính tự nguyện, tự giác vì họ ý thức được sự nguy hiểm cao độ khi điều khiển xe ôtô, từ đó ý thức được trách nhiệm tham gia BHTNDS. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ của PJICO trong một số năm gần đây cũng rất cao, đặc biệt là năm 2002. Thể hiện: Bảng 7: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ BHTNDS xe cơ giới tại PJICO Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu phí (Triệu đồng) 5355 6058 6.792,9 9.731,3 15.605,3 22.423 Chi phí khai thác (Triệu đồng) 149 240 272 389 624 897 Tốc độ tăng doanh thu (%) - 113,12 112,13 143,25 160,36 143,69 Tốc độ tăng chi phí (%) - 161,07 113,33 143,01 160,41 143,75 Hiệu quả khai thác (Triệu/Triệu) 35,94 25,24 24,97 25,02 25,01 25 Nguồn: Phòng kế toán công ty PJICO Năm 1998 doanh thu phí đạt được là 6.058 triệu đồng, tăng 13,12% so với năm 1997. Chi phí khai thác năm 1998 là 240 triệu đồng, tốc độ tăng chi phí khai thác là 161,07%. Đây là năm có tốc độ tăng chi phí khai thác lớn nhất. Điều này làm cho hiệu quả khai thác của năm giảm mạnh: từ 35,94% năm 1997 còn 25,24% năm 1998. Tức là trong năm 1998: 1 đồng chi phí khai thác bỏ ra chỉ tạo ra 25,24 đồng doanh thu so với 35,94 đồng doanh thu năm 1997. Sở dĩ chi phí khai thác năm 1998 tăng cao là do: PJICO mới thành lập và đi vào hoạt động giữa năm 1995, trong những năm đầu công tác quảng cáo và tuyên truyền cho nghiệp vụ này chưa được trú trọng. Những năm đầu khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng trong cổ đông. Từ năm 1998, công ty bắt đầu hoạt động một cách nề nếp và lớn mạnh hơn thì công tác tuyên truyền mới được chú trọng và đầu tư nhiều hơn như: mở rộng mạng lưới đại lí và cộng tác viên bảo hiểm, liên hệ và đặt thêm nhiều điểm bán bảo hiểm… Năm 1999 tỷ lệ tham gia bảo hiểm không những không tăng mà còn giảm so với năm 1998, làm cho tốc độ tăng doanh thu giảm xuống và chỉ đạt 112,13%. Bên cạnh đó, chi phí khai thác lại tăng 36,25% so với năm 1998. Do đó hiệu quả khai thác năm 1999 là rất thấp. Năm 1999 hiệu quả khai thác chỉ là 24,97, tức là: 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 24,97 đồng doanh thu. Đây là năm có hiệu quả khai thác thấp nhất trong bảng. Năm 2000 tốc độ tăng doanh thu đã tăng lên 143,25%, hơn nữa tốc độ tăng chi phí lại giảm xuống còn 143,01% làm cho hiệu quả khai thác tăng lên là 25,02. Năm 2001 chi phí khai thác cũng tăng lên nhiều nhưng do doanh thu khai thác tăng lên rất nhanh (tăng trưởng 60,41% so với năm 2000) nên hiệu quả khai vẫn giữ được ở mức 25,01: 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 25,01 đồng doanh thu. Đây là dấu hiệu phục hồi một cách nhanh chóng, chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư, quan tâm đáng kể đối với nghiệp vụ bảo hiểm này; đồng thời ý thức tham gia bảo hiểm của người dân cũng đã được nâng cao. Năm 2002 doanh thu nghiệp vụ tiếp tục tăng, tăng trưởng 43,69% so với năm 2001; chi phí khai thác cũng tăng hơn năm 2001 là 43,75%, về số tuyệt đối là 273 triệu đồng. Do đó hiệu quả khai thác năm 2002 giảm so với năm trước: 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo ra 25 đồng doanh thu. Như vậy hiệu quả khai thác cũng như tổng doanh thu phí nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO tăng lên hàng năm và luôn đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Xem xét bảng số liệu sau: Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Số phí bảo hiểm kế hoạch Số phí bảo hiểm thực thu Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 1998 4639 6058 130,6 1999 6067 6792,8 112 2000 8896 9731,3 109,4 2001 12238 15605,3 127,5 2002 21335 22423 105,1 Nguồn: Phòng quản lí nghiệp vụ Với tinh thần lấy khai thác làm nhiệm vụ hàng đầu để bảo toàn vốn, công ty bảo hiểm PJICO luôn hoàn thành kế hoạch đề ra về thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, thậm chí còn vượt mức kế hoạch. Năm 1998 công ty thu được 6.058 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0016.doc
Tài liệu liên quan