Phần hành Kế toán trong Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà

LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhằm xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trải qua bao thăng trầm và biến động cùng với lịch sử nước nhà, nền kinh tế đã trải qua từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI vào năm 1986 đã khởi xướng đường lối đổi mới kin

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Phần hành Kế toán trong Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế xã hội phát triển đúng hướng. Sự đổi mới thể hiện ở việc xoá bỏ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế năng động sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật xu thế chung của thế giới là Quốc tế hoá toàn cầu về văn hoá, kinh tế, chính trị. Điều đó lại chứng minh cho chúng ta thấy sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đó lại là những nấc thang đánh dấu sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường được coi như chiến trường với kẻ thắng người bại. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập các doanh nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề có trình độ, có lòng yêu nghề và ý chí phấn đấu, học hỏi vươn lên không ngừng. Sự hiểu biết chuyên môn và công nghệ kỹ thuật hiện đại của người lao động là những yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô các chú trong Công ty em đã hoàn thành “Nhật ký thực tập” của mình. Tuy nhiên do khả năng và nhận thức của em còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Hương cùng toàn thể các anh các chị và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! BÁO CÁO THỰC TẬP GỒM 3 PHẦN PHẦN 1 TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY PHẦN 2 NỘI DUNG PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY PHẦN 3 PHẦN KẾT LUẬN PHẦN I : TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY I)- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY: 1- Quá trình hình thành và phát triển: 1.1 Giới thiệu chung về Công ty: Ngày 29/12/1999 theo Quyết định số 2199 Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà được UBND tỉnh Nam Định chuyển về từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dược phẩm Nam Hà. Và bắt đầu từ ngày 01/01/2000 mô hình quản lý mới đã được Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà triển khai và đi vào hoạt động, thời gian hoạt động là 15 năm. Tên Công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Tên giao dịch: NAMHAJOINT-STOCK PHARMACETICAL COMPANY Tên viết tắt: NAPHACO Trụ sở chính: 415 Hàn Thuyên- Thành phố Nam Định. Điện thoại: 0350 649504- 0450 649408 FAX: 0350 644650 Ngoài ra còn có 3 mạng lưới thuốc trải dài khắp đất nước: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn và các đại lý ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. 1.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển: Cùng với sự phát triển của các Công ty trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng, Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà đã có sự hình thành và phát triển để ta trân trọng và tự hào. Tiền thân của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà là Công ty Hà Nam Ninh ngày 21/3/1979, Công ty Dược Phẩm Nam Hà được sáp nhập từ 3 đơn vị Công ty Dược phẩm Hà Nam Ninh, Công ty Dược liệu Hà Nam Ninh và Xí nghiệp Dược Phẩm Hà Nam Ninh thành Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Nam Ninh. Trong những năm tồn tại dưới hình thức kế toán tập trung này, Công ty hoạt động theo mô hình khép kín, giảm bớt bộ máy cồng kềnh với nhiệm vụ chính là: - Sản xuất một số mặt hàng dược phẩm được Bộ y tế và Sở y tế cho phép phân phối trong tỉnh và bán cho TW để TW phân phối cho các địa phương. - Nhận hàng từ TW về và phân phối cho các nông trường, trạm trại, các bệnh viện và các cửa hàng dược phẩm trên toàn tỉnh. - Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân gieo trồng, sản xuất một số dược liệu phục vụ cho sản xuất, còn lại bán cho các tỉnh nếu có nhu cầu. Trải qua hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Xí nghiệp liên hiệp Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Nam Ninh đã từng bước hoàn thiện vững chắc đổi mới về nhiều mặt bao gồm cả sản xuất, lưu thông và phân phối, các sản phẩm của Công ty dần đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo quyết định số 547 QĐUB ngày 20/11/2992 tỉnh Hà Nam Ninh được tách thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Nam được thành lập lại và đổi tên thành Công ty Dược phẩm Nam Hà- trụ sở chính là 415 Hàn Thuyên- TP Nam Định. Ngày 24/5/1995 Công ty được cấp giấy phép số 2141023/GP giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp và lấy tên là Naphaco, Công ty được mở chi nhánh tại 96 Thái Hà- quận Đống Đa- TP Hà Nội. Tháng 10/1996 Công ty gặp khó khăn về tổ chức, con người và đồng vốn bị chia sẻ do bị tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Tuy vậy, Công ty vẫn không chịu lùi bước, đứng dậy tiếp tục phát triển bền vững. Tháng 8/1997 Công ty được cấp giấy phép số 1877/GP-UB giấy phép hoạt động mở chi nhánh tại 58/1 Phạm Ngọc Thạch- Quận 3- TP Hồ Chí Minh. Ngày 1/1/2000 Công ty Dược phẩm Nam Hà chuyển từ hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần do đặc điểm của nền kinh tế thị trường và quyết định của Nhà nước về chuyển quyền các doanh nghiệp. Bắt đầu từ đây Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà với số vốn điều lệ là 4.427 triệu đồng. Trong đó: - Vốn cổ đông trong Công ty với giá trị 3.099 triệu đồng chiếm 70%. - Vốn cổ đông ngoài Công ty chiếm 0%. - Vốn Nhà nước với giá trị 1.328 triệu đồng chiếm 30%. Từ khi thành lập và hoạt động theo mô hình mới đến nay, Công ty đã tỏ ra nhiều mặt ưu điểm rõ rệt. Ngày càng có nhiều mặt hàng trên toàn quốc, xây dựng thành công dây chuyền đạt tiêu chuẩn JMP, xây dựng được phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn JLP và xu hướng tiến tới IZO 9000 đang là mục tiêu phấn đấu của Công ty. Công ty đã được Bộ y tế cấp giấy phép sản xuất gần 100 sản xuất thuốc các loại, hiện có khoảng hơn 70 sản phẩm của Công ty đang lưu hành trên toàn quốc. Hiện nay tổng số CBCNV có 1000 người( tính đến ngày 30/9/2007) Trong đó: + Dược sĩ đại học, trên đại học có : 80 người. + Đại học các ngành khác: 100 người + Dược sĩ trung học: 62 người. + Trung học các ngành khác: 30người + Dược tá 305người Còn lại là công nhân kỹ thuật và công nhân khác. Với đội ngũ CBCNV có trình độ tương đối ổn định, Công ty thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ và công nhân có tay nghề bằng việc đầu tư đài thọ kinh phí để họ đi học nâng cao tay nghề và chuyên môn nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác trong đó phần đông là Dược sĩ Trung học, Dược sĩ Đại học và quản lý kinh tế. Như vậy, sự lãnh đạo đúng hướng có hiệu quả của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ CBCNV hùng mạnh, Công ty đã và đang phát triển mạnh mẽ, không ngừng đổi mới về cơ cầu sản xuất, quan tâm ưu tiên việc nghiên cứu sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hợp lý đồng thời nâng cao cải thiện đời sống vật chất tinh thần của tất cả CBCNV. 1.3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: 1.3.1- Chức năng và nhiệm vụ: Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở y tế Nam Định, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và đăng ký tài khoản tại ngân hàng với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho sức khoẻ đời sống nhân dân trên địa bàn Nam Định nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Từ khi thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng qua thời gian Công ty đã dần dần từng bước khắc phục, tồn tại và phát triển. Nhất là trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn kinh tế thị trường để không ngừng tồn tại và phát triển ấy, tránh sự xâm nhập của mặt hàng thuốc ngoại, Công ty đã mạnh dạn đầu tư trang bị đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất theo tiên tiến hiện đại. Năm 2003 Công ty đã đầu tư công nghệ là 12 tỷ đồng, nhờ sự đầu tư thích đáng đó Công ty đã thu được kết quả tốt, khả năng tích luỹ tăng, thu nhập bình quân theo đầu người tăng. Chính vì vậy mà tổng số vốn nộp ngân sách Nhà nước của Công ty qua các thời kỳ cũng tăng, doanh số hoạt động của Công ty năm sau cao hơn năm trước. 1.3.2- Ngành nghề kinh doanh: Nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh: thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, các loại thuốc đông y tân dược, hoá chất dược liệu, các loai tinh dầu, dụng cụ y tế. Đồng thời Công ty đang từng bước phát triển sang lĩnh vực hoá mỹ phẩm, thuốc tẩy rửa dùng cho người. Sản phẩm của Công ty bao gồm các loại hàng như: Bổ phế thuỷ, CodiB, Kolion, Vitamin 3B, bổ thận âm, các loại siro, Berberin BM, S toophin sunphat, muối Iod, Pilatop... 1.3.3-Thị trường: Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Nhờ óc thông minh, sự sáng tạo, nhạy bén, cách sắp xếp, tổ chức của Ban lãnh đạo phối hợp chặt với tất cả thành viên trong Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà mà tại trụ sở chính, các chi nhánh tại Thành phố Hà Nội, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại Lạng Sơn và các cửa hàng trên toàn quốc luôn luôn chiếm lĩnh thị trường với giá thành phù hợp, sản phẩm chất lượng cao, tạo được niềm tin đối với quần chúng. Công ty đang tìm hướng mới để đưa mức xuất khẩu lên mức cao hơn với các thị trường như: Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Miama, Irắc, Nga... 2- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty : 2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy : Công tác quản lý ở Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà chiếm một vị trí quan trọng vì nó giữ vai trò chủ đạo. Trong đó, tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý sao cho hợp lý là điều hết sức cần thiết: - Tổ chức bộ máy quản lý như thế nào để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ của Công ty, thực hiện đầy đủ toàn diện các chức năng quản lý của Công ty. - Đảm bảo chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể lao động trong Công ty. - Phải phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm kinh tế kỹ thuật như loại hình sản xuất chính thức công nghệ, trình độ tự chủ sản xuất kinh doanh được coi là những căn cứ xây dựng bộ máy quản lý Công ty. 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy : Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà đòi hỏi sự chỉ huy sản xuất và xử lý theo một ý chí thống nhất sự phục tùng nghiêm ngặt, sự điều khiển bộ máy quản lý theo nguyên tắc từ trên xuống. Cũng như các Công ty Cổ phần khác tổ chức bộ máy ở Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà có bộ máy quản lý đặc trưng của một Công ty cổ phần. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, giảm thiểu tối đa lao động gián tiếp, qua đó giảm được chi phí sản xuất một cách đáng kể. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 6  BAN KIỂM SOÁT Sv: Trịnh Thị Thanh Thuỷ Lớp kế toán 13A1 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Sơ Chức năng, nhiệm • Các Đại hội cổ đông: Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc của Công ty. Đại hội cổ đông gồm: Đại hội cổ đông thành lập Công ty. Đại hội cổ đông thường niên. Đại hội cổ đông bất thường Nhiệm vụ của Đại hội cổ đông : + Xác định các thủ tục thành lập, kiểm tra tư cách của các cổ đông. +Thảo luận thông qua điều lệ Công ty cổ phần. +Thảo luận phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Bầu Hội đồng quản trị, bầu Ban kiểm soát. + Quyết định về tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty. +Bầu, bãi nhiễm các thành viên của HĐQT, quyết định những vấn đề tranh chấp, tố tụng và giải quyết các vấn đề khẩn cấp khác. • Hội đồng quản trị (gồm 7 người): Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty như chiến lược phát triển, huy động vốn, phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, cơ cấu tổ chức...và quản lý trực tiếp Ban giám đốc cũng như toàn bộ các khối phòng • Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông của Công ty bầu và bãi miễn với số lượng thành viên gồm 5 người trong đó có 1 trưởng ban do kiểm soát bầu cử, Ban kiểm soát phải có ít nhất một kiểm soát viên am hiểu về tài chính kế toán, nghiệp vụ kinh doanh. Nhiệm vụ của Ban kiểm soát: + Kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty, giám sát HĐQT và Giám đốc trong việc chấp hành điều lệ Công ty, nghị quyết Đại hội cổ đông và luật pháp Nhà nước. + Báo cáo trước Đại hội về công tác kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh , kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản các bảng tổng kết năm tài chính của Công ty. • Các phòng ban: - Ban giam đốc (gồm 3 người): Giám đốc kiêm bí thư Đảng uỷ kiêm trưởng phòng Maketing, chịu trách nhiệm điều hành quản lý chung trong Công ty và trực tiệp quản lý phòng Maketing, phòng cung ứng kho, phòng tài vụ và phụ trách 3 chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Lạng Sơn. - Một phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh và làm chủ tịch công đoàn, phụ trách các hiệu thuốc ở 5 huyện và thành phố. - Một phó giám đốc kiêm trưởng phòng kỹ thuật kiểm nghiệm và phòng đảm bảo chất lượng cùng 6 phân xưởng sản xuất. - Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, tuyển chọn đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giải quyết các chính sách chế độ và đảm bảo mọi quyền lợi cho CBCNV đồng thời đảm bảo an ninh trật tự và tài sản của Công ty. - Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến mẫu mã, sửa chữa sự cố kỹ thuật trong quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm, giám định kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Phòng cung ứng kho: Có nhiệm phụ trách việc cung cấp các nguyên liệu, bao bì, tá dược. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ trao đổi các thành phẩm và các đơn vị khác phục vụ cho mục đích kinh doanh, trực tiệp đảm nhận toàn bộ sản phẩm đầu ra của Công ty để tiêu thụ. - Phòng Maketing: Có nhiệm vụ nghiên cứu giá cả và tiếp cận thị trường để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước, kiểm tra thường xuyên của Công ty, tăng cường công tác sử dụng vốn có hiệu quả. - Phòng đảm bảo chất lượng: Có nhiệm vụ kiểm tra các mặt hàng được sản xuất ra trước khi tung ra thị trường. • Các phân xưởng - Phân xưởng đông dược: Chuyên sản xuất các loại thuốc cao đơn hoàn toàn như: Bổ thận âm, ích mẫu, xirô Brcar phong thấp hoàn... - Phân xưởng tân dược: Chuyên sản xuất các loại thuốc tân dược như các loại thuốc viên, vitaminC, B1, B6... Paracetamol, Đomatein, amphicilin... - Phân xưởng ống: Chuyên sản xuất các loại thuốc nước đóng ống: Thuốc uống philatôp, thuốc tiêm: nước cất, VitaminB1... - Phân xưởng soft- celatin: Chuyên sản xuất các mặt hàng sủi như Naphar Muliti, Napha- C1000. - Phân xưởng bao bì: Chuyên sản xuất bao bì để đóng gói sản phẩm. - Phân xưởng điện hơi: Chuyên cung cấp điện hơi và sửa chữa máy móc phục vụ cho các phân xưởng. II) TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY 1)Đặc điểm tổ chức Công tác kế toán: Cũng như các phòng ban khác, phòng kế toán có chức năng nhiệm vụ riêng đó là quản lý tài sản, vật tư tiền vốn của Công ty, lập kế hoạch tài chính hàng năm, hàng kỳ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tài chính kịp thời chính xác theo chế độ Nhà nước quy định. Công tác tổ chức kế toán của phòng kế toán như sau: Phòng kế toán của công ty gồm nhiều phần việc phân công cho từng kế toán viên, dưới sự quản lý trực tiếp của Kế toán trưởng và 2 Phó phòng kế toán, tại mỗi hiệu thuốc có 1 đến 2 kế toán, mỗi chi nhánh có từ 2 đến 6 kế toán, ngoài ra còn có các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng sản xuất. - Kế toán trưởng: Có chức năng quản lý hoạt động tài chính kế toán trong toàn Công ty, là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tài chính kế toán của Công ty trước Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Các cơ quan quản lý. - Phó phòng kế toán: Trực tiếp chỉ đạo tổng hợp các thông tin từ các kế toán viên, kiểm tra về mặt nghiệp vụ về các phần hành, kế toán tổng hợp và phó phòng kế toán còn có nhiệm vụ thay mặt kế toán trưởng điều hành công tác kế toán của Công ty khi Kế toán trưởng đi vắng. - Kế toán tiền mặt, thanh toán lương, BHXH: theo dõi các khoản thu chi tiền mặt của Công ty, thực hiện việc thanh toán lương, thưởng ... - Kế toán tiền gửi ngân hàng: Lập chứng từ thanh toán, hồ sơ vay, theo dõi các khoản thu, chi tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng. - Kế toán theo dõi công nợ: Theo dõi các khoản phải trả của Công ty. - Kế toán theo dõi nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kế toán giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí, tính giá thành của các loại sản phẩm được sản xuất tại từng phân xưởng, lâp báo cáo giá thành theo khoản mục, chi tiết sản phẩm. - Kế toán thành phẩm - Hàng hoá - tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm. - Kế toán TSCĐ và XDCB: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn, theo dõi công tác XDCB, CCLĐ. - Kế toán theo dõi các chi nhánh, hiệu thuốc: Mở sổ sách theo dõi tình hình công nợ nội bộ của các đơn vị phụ thuộc, tổng hợp tình hình và công tác kế toán tạo các đơn vị phụ thuộc, kiểm toán nội bộ. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ. Thu chi tiền mặt. Lập báo cáo quỹ hàng ngày. (Kiêm thống kê của Công ty) - Thống kê: Có nhiệm vụ lập các báo cáo thống kê của Công ty. 10 huỷ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Phó phòng kế toán (Phụ trách kế toán sản xuất) Phó phòng kế toán (PT kế toán kinh doanh - tổng Kế toán lương BHXH, tiền mặt  Kế toán nguyên nhiên vật liệu Kế toán công nợ phải trả Kế toán ngân hàng, tiền vay Kế toán TSCĐ XD cơ bản CCLĐ Kế toán chi phí, giá thành Kế toán thành phẩm, hàng hoá tiêu thụ Kế toán theo dõi các đơn vị nội bộ Thủ quỹ kiêm NV Thống kê 2) Chế độ kế toán: Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà áp dụng Chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các thông tư, quyết định sửa đổi bổ sung. Công ty sử dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kế thúc ngày 31/12 hàng năm. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và dùng tỷ giá hạch toán để chuyển đổi các ngọai tệ khác, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GỐC SỔ QUỸ BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÁC SỔ THẺ CHI TIẾT CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 3)Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng: - Sổ quỹ tiền mặt: dùng để ghi và theo dõi quỹ tiền mặt hàng ngày. - Sổ theo dõi chi tiết công nợ: dùng theo dõi sự biến động tăng giảm các khoản công nợ. - Sổ chi tiết các tài khoản khác. - Thẻ kho: Dùng để theo dõi sự biến động tăng giảm về hàng hoá tại các kho quầy của Công ty. - Bảng tổng hợp chi tiết: dùng để theo dõi tổng hợp chi tiết cho từng nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và các khoản đối ứng tổng hợp chi tiết về số lượng giá cả hàng hoá nhập xuất kho. - Sổ cái tài khoản: là sổ dùng phản ánh vào cuối kỳ kế toán các nghiệp vụ tài chính phát sinh được hệ thống hoá trên các chứng từ ghi sổ theo các quan hệ đối ứng nợ, có. Đồng thời Công ty còn sử dụng một số loại sổ có liên quan khác nhằm đáp ứng công tác quản lý Công ty có hiệu quả hơn. - Và các loại sổ khác III)Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính 1)Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm(2004- 2006) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nguồn vốn kinh doanh đồng 5.915.004.312 6.574.071.650 6.904.210.126 Doanh thu đồng 72.419.703.228 91.745.310.450 93.545.009.336 Lợi nhuận đồng 7.867.100.230 6.987.012.008 8.159.003.112 Thu nhập bình quân đồng 750.000 900.000 950.000 Số người lao động người 450 550 800 Nộp ngân sách Nhà nước ng 6.335.414.140 9.003.412.738 9.268.078.772 PHẦN II: Thực hiện công tác kế toán tại công ty I- Kế toán các yếu tố cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành .1- Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): Ở Công ty có nhiều loại nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất, trong quá trình tạo ra sản phẩm mỗi loại có chức năng, công dụng khác nhau. Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm nhiều loại: - Nguyên vật liệu chính - Nguyên vật liệu phụ - Nhiên liệu Trong đó nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 80% tổng chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty. Mỗi loại sản phẩm đều có định mức vật tư kỹ thuật riêng biệt. Giá trị nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là mua ngoài nên khi nhập kho được xác định theo giá thực tế: Giá thực tế Giá mua Chi phí mua thực tế nguyên vật liệu = ghi trên + (phí vận chuyển, bốc mua ngoài hoá đơn vác, bốc dỡ) Giá thực tế bình quân gia quyền được áp dụng khi xuất dùng cho sản xuất kế toán tính giá trị. Theo đó, căn cứ vào giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán xác định giá đơn giá bình quân: Đơn giá Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế VL nhập trong kỳ bình = quân Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Giá thực tế Số lượng Đơn giá vật liệu xuất = vật liệu * bình trong kỳ xuất kho quân Sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng vật liệu xuất trong kỳ để xác định giá thực tế của vật liệu xuất trong kỳ: Công ty sử dụng TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất. Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kế toán ghi trực tiếp cho từng phân xưởng, từng sản phẩm. Trình tự tổng hợp nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Ví dụ: Ngày 27 tháng 5 năm 2005xuất kho một số nguyên vật liệu để sản xuất thuốc viên Vitamin C và Cốm canxi Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho và đơn giá bình quân, kế toán xác định giá trị vật liệu xuất dùng cho phân xưởng II đồng chí Thúy, kế toán ghi: Nợ TK 621: 63.851.500 (Chi tiết sản xuất sản phẩm thuốc Vitamin C): 40.692.000 (Cốm canxi) 23.159.500 Có TK 152: 63851500 Đơn vị : Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 5 năm 2005 Tên địa chỉ người nhận: Phân xưởng II đồng chí Thuý Nhận tại kho: Hoá chất xí nghiệp Lý do xuất: Sản xuất thuốc viên Vitamin C và Cốm canxi ĐVT: đồng S T T Tên, quy cách sản phẩm hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bột Vitamin C kg 1.000 30.000 30.000.000 2 MgS kg 56,7 24.000 1.360.800 4 Amidon kg 1.329 5.000 6.645.000 5 Nước cất lít 8 62.000 496.000 Cộng 40.692.000 7 Canxigluconat kg 60 46. 000 2.760.000 8 Đường RE kg 2.300 6.700 15.410.000 9 Canxicacbonat 100% lít 265 1.543 408.895 10 Valini lít 125 449,16 56.145 Cộng 23.159.500 Tổng cộng 63.851.500 Viết bằng chữ: (Năm tư triệu sáu trăm ba mươi sáu nghìn tám trăm bốn mươi nghìn đồng) Người nhận Thủ kho Kế toán Phụ trách đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào chứng từ gốc (Phiếu xuất kho) này kế toán ghi vào Sổ chi phí sản xuất chi tiết phân xưởng 1 cho loại sản phẩm cụ thể đó là Vitamin C và Cốm canxi. Đơn vị: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT Tháng 5 năm 2005 Phân xưởng: II đồng chí Thuý Sản phẩm : Vitamin C TK 621.2: Nguyên vật liệu trực tiếp ĐVT: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Thành tiền Số hiệu Ngày tháng 31/5 20/5 15/5 Nguyên vật liệu chính 152 23.159.500 Cộng phát sinh 23.159.500 Ngày...tháng ...năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT Tháng 5 năm 2005 Phân xưởng: II đồng chí Thuý Sản phẩm : Cốm canxi TK 621.2: Nguyên vật liệu trực tiếp  ĐVT : đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Thành tiền Số hiệu Ngày tháng 31/5 20/5 15/5 Nguyên vật liệu chính 152 40.692.000 Cộng phát sinh 40.692.000 Ngày...tháng ...năm 2005 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào các chứng từ xuất nguyên vật liệu từ ngày 15/5 đến ngày 22/5 kế toán Công ty lập chứng từ ghi sổ: Đơn vị: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 5 năm 2005  SỐ 21/5 ĐVT: đồng Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 20 15/5 Nguyên vật liệu chính 621 152 63.851.500 21 16/5 Xuất nguyên vật liệu khác 621 152 20.000.000 Cộng phát sinh 83.851.500 Kèm theo 3 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đồng thời kế toán ghi Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 5/2005 ĐVT: đồng Chứng từ ghi sổ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng 21 16/5 83.851.500 Xuất nguyên vật liệu Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi lập chứng từ ghi sổ vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào Sổ cái TK 152... Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp được trong tháng thì được ghi vào Sổ cái TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 SỔ CÁI Tk 152 : Nguyên vật liệu Chứng từ Diễn giải TKđối ứng Số phát sinh Số NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 7825060892 Phát sinh trong kỳ 20 27/5 Xuất NVL cho sản xuất 621 63851500 ……………….. ……….. …….. Cộng phát sinh 8163492765 9079949112 Số dư cuối kỳ 6908604546 Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Người lập sổ Kế toán trưởng (Ký ,họ tên ) (Ký ,họ tên) Kế toán có các thẻ kho chi tiết cho từng sản phẩm Đơn vị: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. THẺ KHO Ngày lập thẻ 27/5/2005 Tên sản phẩm : Cốm canxi Đơn vị tính : kg Stt Ngày tháng SHCT Diễn giải Ngày N- X Số lượng Ghi chú Nhập Xuất Nhâp Xuất Tồn A B C D E F G H I K 1 27/5 PXK Xuất NVL 27/5 964,98 Cộng cuối kỳ 964,98 Ngày 27/5/2005 Thủ kho Kế toán trưởng Giấm đốc (ký ,họ tên ) (ký ,họ tên ) (ký ,họ tên ) Đơn vị: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.649504 THẺ KHO Ngày lập thẻ 27/5/2005 Tên sản phẩm : Bột vitamin C Đơn vị tính : kg Stt Ngày tháng SHCT Diễn giải Ngày N- X Số lượng Ghi chú Nhập Xuất Nhâp Xuất Tồn A B C D E F G H I K 1 27/5 PXK Xuất NVL 27/5 1356,4 Cộng cuối kỳ 1356,4 Ngày 27/5/2005 Thủ kho Kế toán trưởng Giấm đốc (ký ,họ tên ) (ký ,họ tên ) (ký ,họ tên ) Đơn vị : Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định . SỔ CÁI TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tháng 5 năm 2005 ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 21 30/5 Xuất vật liệu trực tiếp 152 83.851.500 ... ............... ............... 60 30/5 Kết chuyển tính giá thành 6626042878 Cộng 6626042878 6626042878 Ngày...tháng ...năm 2004 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: a- Kế toán tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp: Tiền lương là biểu hiện về mặt giá trị của chi phí về lao động sống, là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm. Vì thế Công ty rất chú trọng đến việc trả lương cho cán bộ công nhân viên, coi đó là đòn bẩy tích cực, động viên họ hăng say sáng tạo làm việc nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, tăng năng suất lao động góp phần làm giảm chi phí trong giá thành, đem lại hiệu quả cho sản xuất kinh doanh Hình thức trả lương công nhân sản xuất mà Công ty áp dụng là hình thức trả lương theo sản phẩm. Công ty căn cứ vào đơn giá tiền lương sản phẩm theo quy định chung của Sở y tế cho Công ty Dược. Khi áp dụng hình thức trả lương này, kỳ tính lương (kỳ hạch toán) được tính là một tháng. Mặt khác do Công ty có nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật nên công nhân trực tiếp sản xuất sẽ phải trải qua rất nhiều sản phẩm từ dễ sản xuất đến những sản phẩm khó sản xuất. Vì vậy, để xác định mức độ phứp tạp này, Công ty chia thành cấp bậc: bậc 1, bậc 2, bậc 3,... Căn cứ vào thời gian (tính bằng giờ) sản xuất của công nhân ỏ từng bậc kỹ thuật để theo dõi tiền lương chặt chẽ hơn. Đơn giá tiền công của công nhân sản xuất được xác định cho một giờ công sản xuất của mỗi bậc kỹ thuật: - 80 giờ được tính theo đơn giá bậc 1 - 100giờ được tính theo đơn giá bậc 1 - 120 giờ được tính theo đơn giá bậc 3 - 140 giờ được tính theo đơn giá bậc 4 - 160 giờ được tính theo đơn giá bậc 5 - 180 giờ được tính theo đơn giá bậc 6 Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tính như sau: Lương sản phẩm Tổng số sản phẩm sản xuất Đơn của công nhân được trong 1 tháng giá sản xuất = * giờ trong 1 tháng Số sản phẩm 1 giờ công công = Số gìơ sản xuất * Đơn giá giờ công Khi công nhân sản xuất nghỉ lễ, tết, phép học tập do Công ty tổ chức thì khi đó Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Lương công nhân sẽ được tính : Lương thời gian Đơn giá Số giờ được của công nhân = lương * hưởng lương sản xuât thời gian thời gian Trong kỳ, Công ty trả lương cho công nhân làm 2 kỳ: kỳ 1 là tạm ứng, cuối tháng căn cứ vào kết quả sản xuất của từng người, tiến hành trả lương kỳ 2 cho công nhân sau khi có bảng thanh toán tiền lương. Trình tự kế toán lương: Chứng từ ban đầu được làm căn cứ tính lương là phiếu xác nhân sản phẩm của các phân xưởng gửi về phòng kế toán và giao cho kế toán tiền lương tính và tổng hợp, phiếu xác nhận này sẽ được gửi cho từng người. Ví dụ: Ta lập phiếu xác nhận sản phẩm cho Trần Thu Hà về sản phẩm Vitamin C Đơn vị: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà Địa chỉ: 415 – Hàn Thuyên – TP Nam Định. Điện thoại: 0350.64950 PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Họ và tên : Trần Thu Hà TT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Vitamin C viên 70.450 Tổng số tiền bằng chữ………………………………………… Người giao việc Người nhận việc Người kiểm tra chất lượng Người duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BHXH, BHYT, KPCĐtheo cơ chế hiện hành ngày nay - Trích BHXH 15% quỹ lương - Trích BHYT 2% quỹ lương - Trích CPCĐ 2% quỹ lương Hạch toán kế toán tập hợp chi phí : BHXH,BHYT,KPCĐ : 3382,3384,338.3 Khi đó việc tính lương cho công nhân viên sx tính : Cụ thể như sau: Mức lương tối thiểu áp dụng tại công ty : 350000đồng Tính lương : Phạm Văn Đức ,hệ số lương cơ bản 4,25 Tính lương cơ bản : 350000. 4,25 = 1582000 Theo bảng chấm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8022.doc