Phân loại hàng hoá và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC Đề tài: Phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô. Thực trạng và giải pháp. Lời mở đầu Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tich đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam vẫn phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh. Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng ho

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân loại hàng hoá và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ngân sách Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002. Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra. Trong các công tác hoạt động của Hải Quan Việt Nam thì công tác phân loại hàng hóa và hậu kiểm là giải pháp cải cách hành chính của Hải quan mà mục tiêu lớn nhất là tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, chỉ có thông quan nhanh, với chi phí thấp nhất, Hải quan mới thật sự góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tình hình đó đặt ra cho Hải quan Việt Nam nhiều nhiệm vụ bức thiết, đòi hỏi ngành hải quan phải làm một cuộc "cách mạng", chuyển từ kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan sang kiểm tra sau thông quan (hậu kiểm). Thực tế cho thấy, lực lượng phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đang ngày càng đáp ứng tốt các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và nhiệm vụ chống thất thu cho ngân sách Nhà nước. Chỉ có thông quan nhanh, với chi phí thấp nhất, Hải quan mới thật sự góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Trong nội dung của đề án này tôi xin trình bày về phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với hàng ô tô, thực trạng và giải pháp. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương đã hướng dẫn tôi hoàn thành đề án này. Do bị giới hạn về thời gian và thông tin, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của cô. Chương 1: Cơ sở lý luận về phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan 1.1. Phân loại hàng hóa 1.1.1. Khái quát về phân loại sản phẩm, hàng hóa và ý nghĩa của việc phân loại 1.1.1.1. Sản phẩm a. Sản phẩm là gì? Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về sản phẩm, đó là: - Theo định nghĩa tiêu chuẩn ISO 8402 thì: Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình. - Theo luật chất lượng sản phẩm ( Số 05/2007/QH12): Sản phẩm là kết quả của các quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Sản phẩm có thể là vật chất hay phi vật chất, sản phẩm được làm ra để thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống xã hội. Do vậy sản phẩm phải có khả năng thỏa mãn nhu cầu và tạo cho nó tính hữu ích hay giá trị sử dụng. Có thể phân chia tính chất của sản phẩm theo các tiêu thức sau: - Theo tính chất mục đích: Tính chất này quyết định công dụng chính của sản phẩm nhằm thỏa mãn loại nhu cầu nào đó. Ví như thực phẩm thì có chất dinh dưỡng và không độc với cơ thể...Sự khác nhau của nhóm tính chất tạo ra các loại sản phẩm khác nhau về mục đích sử dụng với tên gọi khác nhau. - Theo tính chất điều kiện: Các tính chất này liên quan đến điều kiện sử dụng, thể hiện quy cách sản phẩm, làm cho sản phẩm có thể thích hợp với những hoàn cảnh sử dụng cụ thể. Nhờ tính chất điều kiện mà cùng một mục đích sử dụng thỏa mãn một loại nhu cầu, vẫn có nhiều sản phẩm khác nhau để lựa chọn. Các đặc trưng về kích thước, khối lượng, tính năng của sản phẩm phần lớn thuộc tính chất nầy. - Theo tính chất kĩ thuật, kinh tế, xã hội: Đây là nhóm tính chất liên quan đến trình độ chế tạo sản phẩm, mức độ thỏa mãn nhu cầu, hiệu quả sử dụng và mức độ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tiêu dùng của sản phẩm. Đây cũng là nhóm tính chất quan trọng nhất liên quan tới chất lượng hàng hóa. - Theo tính chất cảm nhận: Đây là tính chất trên sản phẩm mà nhờ nó tạo ra sự hấp dẫn người tiêu dùng khi sủ dụng, chúng tạo ra cảm giác thích thú, thỏa mãn, hãnh diện khi sử dụng sản phẩm. Đó là các tính chất liên quan đến tính thẩm mỹ, hiện đại sang trọng của sản phẩm. Đây là nhóm tính chất quyết định khả năng tiêu thụ của nhiều loại sản phẩm. Do vậy, với một số sản phẩm nhóm tính chất cảm nhận chiếm tới 60-90% giá trị sản phẩm. Việc khai thác thị hiếu của người tiêu dùng làm cho nhóm tính chất này không đổi và tăng lên không ngừng. Các tính chất cảm nhận còn phụ thuộc thương hiệu sản phẩm, tâm lý thị hiếu người mua và các dịch vụ khác sau khi bán hàng. Tổ hợp các tính chất nêu trên tạo ra các đặc tính sản phẩm cụ thể, phản ánh khả năng sản phẩm đó thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, khi định đưa 1 sản phẩm ra thị trường ta phải biết được sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu gì của người tiêu dùng, họ chỉ mua sản phẩm khi nó giải quyết được một vấn đề của họ. Khách hàng cần lợi ích mà sản phẩm đem lại cho họ chứ không phải là bản thân sản phẩm đó. Khi đưa ra thị trường, ngoài công dụng thì ta còn phải chú ý đến những yếu tố khác của sản phẩm để tăng khả năng nhận biết cho khách hàng và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm là bao bì, đặc điểm, kiểu dáng, tên hiệu, chất lượng và giá. Thông thường những yếu tố này được tính chung vào 1 chiến lược sản phẩm để tạo thành 1 hình ảnh trong lòng khách hàng mà ta hay gọi là thương hiệu. Một số yếu tố gắn liền đến sản phẩm như tên hiệu, bao bì và dịch vụ khách hàng kèm theo. b, Hệ hàng: Chuỗi hệ hàng (Product line) là 1 nhóm những sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau, hoặc vì chúng hoạt động theo 1 cách tương tự, được bán cho cùng một giới khách hàng, được đưa vào thị trường theo cùng những ngả như nhau, hoặc xếp chung 1 mức giá bán nào đó. Như vậy Kymdan sản xuất 1 chuỗi hàng các tấm nệm nằm, Toyota sản xuất 1 hệ các xe hơi. Đa số các công ty đều có 1 Giám đốc cấp cao để quản lý mỗi hệ hàng này. Những yếu tố quan trọng nhất của 1 hệ hàng là chiều dài chuỗi (hệ) hàng, đặc điểm và việc hiện đại hoá chuỗi. 1 chuỗi hệ hàng được cho là quá dài khi ta có thể tăng lợi nhuận bằng cách loại bớt món hàng, và ngược lại sẽ là quá ngắn khi ta có thể thêm lợi nhuận bằng cách thêm những món hàng mới. Vấn đề độ dài của chuỗi hàng phụ thuộc vào mục tiêu của công ty. Nếu công ty chủ trương giữ khả năng sinh lợi cao thì công ty sẽ chỉ giữ lại những sản phẩm đắt khách, còn nếu công ty đang tìm kiếm thêm thị phần thì sẽ có hệ hàng dài hơn (như Vifon muốn thâm nhập thị trường đồ chay nên có thêm mỳ chay, Honda sản xuất thêm dòng xe máy Wave giá rẻ cạnh tranh với xe Trung Quốc). Theo thời gian, dưới áp lực của lực lượng bán hàng và phân phối, khả năng sản xuất, các công ty sẽ có thêm những món hàng mới để tăng doanh số và có thêm lợi nhuận. Do đó hệ hàng sẽ dài ra. Đặc điểm của hệ hàng cũng có ảnh hưởng không ít đến hệ hàng, đặc điểm này được tạo ra bởi 1 hay 1 vài món hàng tiêu biểu trong chuỗi (hệ) hàng. Như xe Rolls- Royce có giá từ 80.000- hơn 100.000 $ đã định hình xe hơi Rolls-Royce là hệ xe hơi sang trọng. c) Phổ hàng: Phổ hàng (product mix) còn được gọi là quần loại sản phẩm (Product assortment), là tập hợp mọi hệ mặt hàng và món hàng của 1 người bán cống hiến để bán cho người mua. Như thế phổ hàng của Honda có 2 hệ hàng lớn là: xe máy và xe hơi, phổ hàng của Avon có 4 hệ hàng lớn: mỹ phẩm, nữ trang, đồ thời trang và đồ gia dụng. Phổ hàng được xem xét theo chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và tính đồng nhất. Chiều dài là tổng số món hàng của công ty, chiều rộng là số lượng các hệ mặt hàng, chiều sâu là số mẫu khác nhau (dạng, biến thể) của mỗi sản phẩm trong mặt hàng ví dụ dầu gội Clear có 4 loại công thức và 4 cỡ vậy Clear có chiều sâu là 16. Tính đồng nhất là nói đến mối liên quan giữa các hệ hàng về sử dụng, các yêu cầu trong sản xuất, các hệ thống phân phối hay các mặt khác. 1.1.1.2. Hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị...Sản phẩm hàng hóa vật chất thường có các dấu hiệu sau: - Có dạng cụ thể, có đơn vị sản phẩm. - Tách biệt quá trình sản xuất, chế tạo với quá trình sử dụng. - Có thể giữ gìn, vận chuyển được. Mỗi loại sản phẩm, hàng hóa đều có vòng đời và tồn tại trên thị trường một thời gian, sau đó sẽ được thay thế bằng sản phẩm khác ưu việt hơn. Việc tạo ra sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ theo một chu trình, gồm các giai đoạn sau: - Nghiên cứu, thiết kế - Chế tạo sản phẩm - Phân phối, tiêu thụ sản phẩm - Tiêu dùng 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc phân loại hàng hóa Việc phân chia hàng hóa theo những dấu hiệu đặc trưng và sắp xếp chúng theo một trật tự thành hệ thống là một yêu cầu tất yếu. Qua phân loại tổng thể hàng hóa được phân chia lần lượt theo nhiều dấu hiệu đặc trưng khác nhau, được tính toán kĩ theo một trình tự kế tiếp logic từ cao đến thấp, từ tổng quát đến cụ thể tạo nên một hệ thống phân bổ hợp lý nhiều bậc. Qua phân loại, tổng thể hàng hóa được phân chia thành ngành hàng, lớp hàng, nhóm hàng, loại hàng...nếu tiếp tục mãi có thể đến từng tên hàng cụ thể, cá biệt với đầy đủ các đặc trưng của chúng. Để chỉ ra các bậc phân loại từ cao xuống thấp có thể dùng các thuật ngữ sau: Ngành hàng => Phân ngành => Nhóm hàng =>Phân nhóm => Loại => Kiểu => Dạng Việc phân loại hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa. Nó liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ thống kê, kế hoạch, kế toán... Việc phân loại hàng hóa cho phép bao quát được toàn bộ hàng hóa, khả năng xem xét, phân tích có hệ thống toàn bộ danh mục hàng hóa, đánh giá tình hình cơ cấu hàng hóa trong từng nhóm hàng, loại hàng theo từng nhu cầu để có biện pháp xử lý phù hợp, tạo điều kiện khái quát hóa và phân tích những yêu cầu chất lượng hàng hóa. Các phương pháp đánh giá chung và cụ thể chất lượng hàng hóa có tác dụng tốt cho chăm sóc và bảo quản hàng hóa theo đặc điểm từng nhóm hàng, loại hàng, theo đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng để gia công sản xuất cũng như theo ý nghĩa và giá trị của hàng hóa. Phân loại hàng hóa đảm bảo tính trật tự, tính hệ thống, hợp lý trong kết cấu danh mục hàng hóa, tạo kiều kiện để hợp lý hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh như tổ chức, bố trí cơ sở kinh doanh, tổ chức mặt hàng, tổ chức mua bán vận chuyển bảo quản hàng hóa...mang lại hiệu quả chung cho kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa. Nói chung một sự phân loại hàng hóa đúng có tác dụng tích cực đến nhiều mặt hoạt động xã hội: nghiên cứu, học tập, sản xuất, lưu thông, tiêu dùng cũng như cho các hoạt động quản lý nói chung. 1.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc phân loại sản phẩm, hàng hóa 1.1.2.1. Yêu cầu phân loại sản phẩm, hàng hóa Một hệ thống phân loại hoàn chỉnh phải đảm bảo đc các yêu cầu: Có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và áp dụng thuận tiện - Cơ sở khoa học của hệ thống phân loại hể hiện ở tính bao quát được toàn bộ danh mục hàng hóa, sự phân bố mạch lạc theo trình tự kế tiếp logic, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót danh mục. Đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong tập hợp, tính toán, thông tin. - Phù hợp với thực tế tức là phải phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế xã hội tức là phải xuất phát từ yêu cầu xã hội, đường lối và phương hướng phát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường và xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng xã hội. - Áp dụng thuận tiện làm cho hệ thống phân loại trở thành hiện thực, phát huy tác dụng mang lại hiệu quả trong thực tế cuộc sống. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì hệ thống phân loại được đề xuất chỉ dừng lại ở phương án bất khả thi. Hệ thống phân loại phải ổn định trong thời gian thích hợp: hệ thống phân loại liên quan đến nhiều biểu loại biểu mẫu, sổ sách của nghiệp vụ khác nhau nên nếu không ổn định sẽ gây ra nhiều khó khăn. Muốn ổn đinh hệ thống phân loại phải có tính bao quát lớn gồm những hàng hóa đang có và có chỗ dự trữ cho những hàng hóa mới. Nếu không có tính bao quát thì hệ thống phân loại sẽ bị phá vỡ nếu có hàng hóa mới. 1.1.2.2. Nguyên tắc phân loại sản phẩm, hàng hóa - Phải xác định mục đích khi xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa: Phân loại để làm gì? Phân loại để tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ, để tổ chức bảo quản...mỗi hệ thống phân loại chỉ phục vụ một mục đích nhất định và tùy theo đó mà lựa chọn dấu hiệu ở mỗi khâu phân loại và số bậc phân loại của hệ thống. Các hệ thống phân loại sử dụng cho các mục đích khác nhau sẽ khác nhau. Vì vậy tồn tại hệ thống phân loại dùng trong thống kê, kế hoạch, nghiên cứu,vận chuyển, kế hoach, bảo quản... - Trong mỗi khâu phân loại hàng hóa chỉ được phân chia theo một dấu hiệu duy nhất: phải giữ nguyên dấu hiệu phân loại trong suốt quá trình, không được thay đổi nửa chừng nếu thay đổi sẽ gây ra sự lộn xộn, hệ thống phân loại sẽ không đảm bảo tính logic - Việc dùng các dấu hiệu trong hệ thống cần tuân thủ nguyên tắc: dấu hiệu mang tính khái quát dùng ở bậc cao (những khâu phân loại đầu tiên và có nhiều loại hàng hóa ), dấu hiệu mang tính cụ thể dùng ở bậc thấp (những khâu sau và có số ít hàng hóa). 1.1.3. Tiêu thức phân loại sản phẩm, hàng hóa. Phân loại sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. 1.1.3.1 Tiêu thức phân loại sản phẩm hàng hóa Tiêu thức phân loại sản phẩm hàng hóa là những đặc trưng của sản phẩm hàng hóa được chọn làm căn cứ để phân chia tập hợp hàng hóa sản phẩm thành những bộ phận, những tập hợp tương ứng trong quá trình phân loại. Các tiêu thức phân loại chủ yếu: - Thứ 1: Với hàng hóa tiêu dùng thường sử dụng các tiêu thức phân loại: công dụng, nguyên vật liệu, đặc điểm gia công sản xuất, đối tượng, thời gian sử dụng, kiểu mốt sản phẩm, màu sắc, cấp hạng, chất lượng trong đó công dụng là tiêu thức quan trọng nhất (thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau ở dạng tổng hợp và dạng cụ thể theo chức năng cơ bản của sản phẩm). Do đó dấu hiệu này được áp dụng cho nhiều bậc khác nhau trong hệ thống phân loại. - Thứ 2: Với hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thì tiêu thức công dụng sản phẩm thường được sử dụng ở các bậc cao trong hệ thống phân loại - Thứ 3: Với hàng hóa thuộc lĩnh vực sản xuất thì nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất là tiêu thức quan trọng. - Thứ 4: Với nhóm sản phẩm trang bị và phục vụ trực tiếp cho từng cá nhân con người trong tiêu dùng thì đối tượng sử dụng là tiêu thức phân loại quan trọng, ngoài ra còn có kiểu mốt, cỡ số, màu sắc của sản phẩm là các tiêu thức luôn gắn liền ở các cấp bậc tiếp theo. Ngoài ra còn có cấp, hạng sản phẩm là tiêu thức phân loại cần quan tâm - Phân cấp là phân loại hàng hóa theo dấu hiệu đặc trưng là giá trị sản phẩm ví dụ như đồ gỗ cao cấp và đổ gỗ phổ thông... - Phân hạng hàng hóa dựa theo mức chất lượng sản phẩm để phân loại như hạng 1,2 hay thượng hạng, hảo hạng... 1.1.3.2. Phân loại sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế - Phân loại sản phẩm hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả về tính chất, thành phần cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa thể các định, sắp xếp hàng hóa vào một mã số nhất định theo hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa “ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa” -gọi tắt là công ước HS - Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa HS bao gồm các quy tắc tổng quát, các chú giải bắt buộc và danh sách những nhóm hàng (mã 4 chữ số), phân nhóm hàng (mã 6 chữ số) đc sắp xếp một cách có hệ thống ứng với tên, mô tả và mã số hàng hóa - Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ hệ thống hài hòa gồm: các quy tắc tổng quát, chú giải bắt buộc và danh mục hàng hóa được chi tiết ở cấp mã tối thiểu (8 chữ số), đơn vị tính và các nội dung kèm theo trong đó + 6 chữ số đầu tuân thủ danh mục HS + Các chữ số tiếp theo là mã chi tiết cấp quốc gia được mở rộng theo yêu cầu quản lý nhà nước - Từ ngày 1/1/2007 việc phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ sẽ áp dụng theo bảng phân loại NICE IX và việc áp dụng này là phù hợp với bảng phân loại mà tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WTO đang áp dụng. 1.1.4 Bậc phân loại và kí mã hàng hóa 1.1.4.1 Bậc phân loại - Hệ thống phân loại hàng hóa thường bao gồm nhiều bậc, mỗi bậc được coi là một điểm dừng trong hệ thống phân loại khi chuyển từ dấu hiệu sang dấu hiệu phân loại kế tiếp. Trong bậc phân loại cơ sở, ở bậc này hàng hóa thể hiện những đặc trưng cơ bản nhất của mình, có được tên gọi riêng lẻ để phân biệt với các sản phẩm tương tự cùng bậc, được coi như kết thúc quy trình công nghệ cơ bản. Trên bậc cơ bản hàng hóa còn nằm ở dạng một tập hợp dù nhỏ, dưới bậc cơ sở hàng hóa được mô tả chi tiết hơn qua những dấu hiệu cá biệt, chi tiết, bổ sung. Bậc cơ sở cũng là bậc phân loại cần đạt tới của bất cứ hệ thống phân loại hàng hóa nào. - Số lượng bậc trong hệ thống phân loại phải có giới hạn hợp lý, phải cân đối số bậc cho hợp lý, không nên ít bậc quá và cũng không được nhiều bậc quá sẽ gây cồng kềnh. Mỗi bậc phân loại hàng hóa có tên gọi riêng phản ánh được vị trí, quy mô của tập hợp hàng hóa ở bậc đó và để phân biệt với các bậc khác. - Thường người ta dùng các tên để mô tả các bậc từ cao đến thấp như sau: Tổng thể hàng hóa tiêu dùng => Ngành hàng (và phân ngành) =>Lớp (và phân lớp) =>Nhóm (và phân nhóm) =>Loại => Loại hàng thường được đặt cho bậc cơ sở. 1.1.4.2. Kí mã hàng hóa - Cùng với phân loại thường tiến hành ký mã hàng hóa – là phương tiện phân loại bổ sung, làm cho hệ thống phân loại trở nên dễ nhận biết hơn, đảm bảo tiện lợi trong kinh doanh, trong tính toán thông tin. Có thể kí mã hàng hóa bằng nhiều hệ thống số và chữ, kết hợp cả số và chữ...Phổ biến nhất và thông dụng nhất là kí mã hàng hóa bằng hệ thống toàn số. Mỗi bậc phân loại có lượng con số giống nhau. Mỗi tập hợp hàng hóa, mỗi đơn vị hàng hóa mang một con số các biệt cho riêng mình, phản ánh mối quan hệ dọc theo bậc và quan hệ ngang cùng một bậc. Dùng hệ thống kí mã hàng hóa toàn bằng số và giới hạn trong hệ thống thập phân là thuận tiện nhất. - Tổng thể hàng hóa chia ra ko quá 9 ngành và mỗi ngành chia ra không quá 9 phân ngành cho đến mỗi nhóm chia ra không quá 9 loại hàng. Sau bậc cơ sở mang tên loại hàng, cần chi tiết hóa 1 số bậc thấp hơn và mỗi bậc cũng phải giữ theo 1 giới hạn đó. Như vậy hệ thống phân loại hàng hóa gồm n bậc và bậc 1 khởi đầu thì số đơn vị hàng hóa ở bậc thấp nhất ( bậc n) sẽ là: K=9n-1 1.2. Kiểm tra sau thông quan 1.2.1 Khái quát về kiểm tra sau thông quan 1.2.1.1 Khái niệm Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải Quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hóa hoặc người được ủy quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải Quan để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. 1.2.1.2 Tác dụng của kiểm tra phân loại hàng hóa sau thông quan Do sự tồn tại khách quan của những nguyên nhân vi phạm pháp luật về hải quan nên kiểm tra sau thông quan nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan. Hơn thế nữa, kiểm tra sau thông quan còn giúp bổ sung cho những khiếm quyết của quá trình thông quan hải quan. 1.2.1.3 Nghĩa vụ và quyền của các bên kiểm tra sau thông quan 1.2.1.3.1 Nghĩa vụ và quyền của người kiểm tra * Nghĩa vụ - Xuất trình quyết định kiểm tra và chứng minh thư hải quan - Thực hiện đúng trình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra - Tuân thủ pháp luật, đảm bảo tính khách quan, chính xác - Không đưa ra các yêu cầu trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm tra, các tổ chức, cá nhân có liên quan - Không cố ý kết luận sai sự thật - Báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan và kiến nghị các biện pháp giải quyết các kết quả kiểm tra - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản kết luận kiểm tra - Chấp hành quy chế bảo mật, quản lý và sử dụng đúng mục đích các chứng từ, tài liệu được cung cấp. * Quyền của người kiểm tra - Yêu cầu đơn vị được kiểm tra xuất trình các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan - Kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Lập biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm đối với trường hợp có vi phạm pháp luật và kiến nghị biện pháp giải quyết - Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật 1.2.1.3.2 Nghĩa vụ và quyền của đơn vị bị kiểm tra * Nghĩa vụ - Cử người có thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra - Tạo điều kiện để người kiểm tra thi hành công vụ - Cung cấp đầy đủ các chứng từ, sổ sách kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của người kiểm tra - Đơn vị được kiểm tra phải chấp hành các quy định về kiểm tra sau thông quan, quyết định kiểm tra, biên bản kết luận kiểm tra - Không cản trở hoạt động kiểm tra dưới mọi hình thức * Quyền của đơn vị bị kiểm tra - Yêu cầu người kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, chứng minh thư hải quan - Từ chối việc kiểm tra nếu quyết định không đúng với quy định của pháp luật - Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người kiểm tra trong quá trình kiểm tra - Được giải trình về biên bản kết luận kiểm tra, kiến nghị về biện pháp giải quyết của người kiểm tra - Nhận biên bản kết luận kiểm tra - Yêu cầu cơ quan Hải Quan bồi thường thiệt hại do việc xử lý kết quả kiểm tra không đúng pháp luật gây ra 1.2.1.4 Tính chất pháp lý của kiểm tra sau thông quan - Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trụ sở đăng kí và mã số thuế trong phạm vi, địa bàn quản lý của mình. - Đối với trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, dấu hiệu vi phạm liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan 1.2.2 Kiểm tra sau thông quan 1.2.2.1 Đối tượng chịu kiểm tra sau thông quan Đối tượng kiểm tra sau thông quan là các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệu điện tử và các giấy tờ khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân. 1.2.2.2 Phạm vi kiểm tra sau thông quan * Việc kiểm tra sau thông qua chỉ được tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan Dấu hiệu vi phạm pháp luật cụ thể là: - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan không hợp lệ theo quy định về hình thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian - Khi phát hiện có dấu hiệu khai trị giá tính thuế không hợp lý, không đúng chế độ quy định về quản lý giá tính thuế nhà nước như: + Khai sai giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giá thực tế phải thanh toán hoặc đã thanh toán + Phương thức và thời gian thanh toán thực tế không phù hợp với việc khai trên hồ sơ hải quan và không đúng với quy định của nhà nước + Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải, phương tiện vận tải, quãng đường vận tải, tuyến đường vận tải, cước phí vận tải + Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải - Thông tin về xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) - Có dấu hiệu gian lận trong việc hưởng ưu đãi về chính sách thuế, gian lận thương mại - Lô hàng có dấu hiệu vi phạm các chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhà nước - Có thông tin về nội dung kết luận của giám định, kết quả phân tích, phân loại lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu - Có dấu hiệu nghi vấn khác * Trước và trong quá trình kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan phải làm việc với các cơ quan như: thuế, ngân hàng, bảo hiểm, giám định, vận tải, giao nhận...để đối chiếu, thẩm tra, xác minh tính chính xác của các chứng từ, tài liệu thuộc lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. * Trường hợp cần thiết đối với số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan còn lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan thì cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa để có kết luận chính xác nội dung kiểm tra. 1.2.2.3 Thời hạn kiểm tra sau thông quan - Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày thông quan người có thẩm quyền được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan - Quyết định kiểm tra sau thông quan được thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra - Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị tối đa 05 ngày làm việc - Nếu hết thời hạn kiểm tra mà chưa thực hiện xong có thể được gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc và chỉ được gia hạn 1 lần. 1.2.2.4 Nội dung của kiểm tra sau thông quan - Kiểm tra tính chính xác, trung thực của những nội dung đã được kê khai trên tờ khai hải quan, những chứng từ đã được xuất trình, nộp cho cơ quan hải quan, các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan - Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, nếu hàng hóa đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị được kiểm tra - Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan 1.2.2.5 Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan Kiểm tra sau thông quan gồm các bước: Bước 1 - Chuẩn bị kiểm tra - Căn cứ thông tin thu thập được, lập kế hoạch kiểm tra nêu rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian thực hiện kiểm tra - Dự kiến nhân sự đoàn kiểm tra và trưởng đoàn kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc - Chuẩn bị tài liệu liên quan cho cuộc kiểm tra và nghiên cứu hồ sơ - Tiến hành xác minh một số thông tin, tài liệu có liên quan - Cơ quan Hải quan có thể mời đơn vị được kiểm tra đến trụ sở cơ quan hải quan để giải trình, làm rõ dấu hiệu vi phạm do cơ quan Hải quan phát hiện được. Nếu đủ cơ sở kết luận về dấu hiệu vi phạm này thì không phải tiến hành kiểm tra sau thông quan tại đơn vị được kiểm tra. Bước 2 – Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan và quy định thời hạn kiểm tra sau thông quan - Ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan với các nội dung: + Căn cứ pháp lý và lý do kiểm tra + Nội dung và phạm vi kiểm tra + Thời hạn kiểm tra + Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra (gọi tắt là người được kiểm tra) - Quyết định kiểm tra sau thông quan được thông báo bằng văn bản - Quyết định gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan Bước 3 – Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan và tiến hành kiểm tra sau thông quan - Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan - Tiến hành kiểm tra Căn cứ vào nội dung, phạm vi kiểm tra và dấu hiệu vi phạm pháp luật ghi trong quyết định kiểm tra sau thông quan tiến hành: + Kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp, tính đồng bộ, chính xác, trung thực của hồ sơ hải quan lưu tại đơn vị kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ hải quan lưu tại cơ quan hải quan + Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính có liên quan + Kiểm tra thực tế hàng hóa nếu xét thấy cần thiết và còn đang được lưu giữ tại đơn vị bị kiểm tra + Kiểm tra việc chấp hành các quy định của thuế và thu khác, chính sách quản lý hàng xuất nhập khẩu và các quy định khác + Kiểm tra các chứng từ khác có liên quan - Nếu kiểm tra và phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì lập biên bản. Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo ngay với người ra quyết định kiểm tra sau thông quan về những vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình để có biện pháp xử lý kịp thời - Việc kiểm tra chứng từ, sổ sách, hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan phải đẩm bảo bằng nguyên tắc: + Chỉ kiểm tra các chứng từ thuộc diện phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật + Chỉ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu hàng hóa đó còn đang được lưu giữ tại đơn vị bị kiểm tra Bước 4 – Lập biên bản kết luận kiểm tra - Kết thúc cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập biên bản kết luận kiểm tra - Biên bản kết luận kiểm tra có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đứng đầu đơn vị được kiểm tra hoặc người đứng đầu đơn vị được kiểm tra được ủy quyền Trường hợp không nhất trí với nội dung biên bản kết luận kiểm tra thì vẫn phải kí biên bản kết luận kiểm tra và được quyền ghi rõ ý kiến của mình kèm theo các chứng từ giải trình, chứng minh nhưng vẫn phải chấp hành kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra. Đồng thời có khiếu nại với người quyết định kiểm tra sau thông quan Trường hợp đơn vị được kiểm tra không chấp hành quyết định, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan cho đoàn kiểm tra, từ chối không ký biên bản thì trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ ý kiến của họ với sự chứng kiến của người làm chứng, đồng thời báo cáo người ký quyết định kiểm tra để áp dụng các biện pháp xử lý. Bước 5 – Tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra - Trưởng đoàn báo cáo người ký quyết định kiểm tra sau thông quan - Căn cứ vào biên bản kết luận kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm, cụ thể: + Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan + Đối với hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan + Đối với trường hợp phải truy thu thuế và các khoản thu khác + Đối với trường hợp phải truy hoàn thuế và các khoản thu khác + Đối với trường hợp có hành vi vi ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự Cục hải quan nơi ký quyết định kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm: - Theo dõi, đôn đốc, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định - Báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan ( cục kiểm tra sau thông quan để theo dõi) - Thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan cửa khẩu có liên quan 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan 1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến phân ._.loại hàng hóa Theo số liệu thống kê được của ngành hải quan, kết quả phân tích phân loại trong những năm qua đã làm thay đổi trên 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng, trong đó khoảng 25 - 30% mã số hàng hóa tăng thuế, khoảng 8-10% mã số hàng hóa giảm thuế, còn lại là thay đổi mã số khác nhưng không đổi thuế suất. Có những mặt hàng thay đổi thuế suất tăng từ 10% lên 50%; số tiền thuế truy thu là rất lớn. Sự điều chỉnh mã số hàng hoá theo hướng tăng thuế, liên quan đến số thuế ước tính tới hàng chục tỷ đồng, góp phần tích cực vào việc chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại. Tuy nhiên, điểm đáng nói ở đây, nhờ tính khách quan các kết quả phân tích phân loại mà những mối “băn khoăn” giữa doanh nghiệp và hải quan không “tiện nói ra” được giải tỏa. Theo số liệu của phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miền Trung, tính đến nay, trung tâm đã điều chỉnh từ 8 -10% mã số hàng hóa theo hướng giảm thuế, do doanh nghiệp đã khai nhầm vào cả mã số thuế có thuế suất cao hơn như các mặt hàng chất diệt khuẩn trong bể bơi, nước xử lý chất pha keo, amply PWA không dây... tạo nên niềm tin cho doanh nghiệp. Hàng ngàn mẫu hàng hóa các chủng loại, trong đó có khoảng trên 70% là các mặt hàng hóa chất, sản phẩm hóa chất, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, số còn lại thuộc các mặt hàng vải, giấy, cơ khí, điện tử cũng đã được trung tâm phân tích phân loại và trả lại giá trị thật của nó, hạn chế tối đa khiếu kiện, khiếu  nại. Hiện nay, chỉ tính riêng khu vực miền Trung, nhu cầu phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu đang gia tăng với tốc độ gia tăng mạnh mẽ. Nếu như năm 2005 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2004  thì  đến cuối năm 2008 số lượng mẫu xử lý tăng gấp 40 lần so với năm 2004. Điều này tạo nên áp lực lớn đối với ngành Hải quan. Tuy nhiên, ngành Hải quan vẫn đang tiếp tục củng cố và mở rộng hoạt động phân tích phân loại, xây dựng phòng thí nghiệm đạt loại  2 theo tiêu chuẩn của hải quan thế giới (WCO), sử dụng kết quả phân tích phân loại như một trong những căn cứ để thông quan hàng hóa, đảm bảo thực hiện mục tiêu  kiểm tra giám sát hải quan, kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan. 1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau thông quan Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. “Lượng đổi thì chất cũng đổi theo”. Việc trang bị kiến thức về kế toán, kiểm toán cho đội ngũ công chức trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan đã thể hiện sự chuẩn bị chu đáo về con người cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.Theo yêu cầu của Chi cục Kiểm tra sau thông quan, tất cả công chức làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan đều phải được bồi dưỡng kiền thức về kế toán và kiểm toán. Đây là việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo công tác kiểm tra sau thông quan được thay đổi về chất. Như vậy, so với trước, đội ngũ công chức làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan được trang bị kiến thức đầy đủ hơn, căn bản hơn để có thể tự tin, bản lĩnh, chủ động trong công việc của mình và hiệu quả tất sẽ cao hơn. Vấn đề đặt ra là lãnh đạo Chi cục Kiểm tra sau thông quan phải tổ chức quản lý, điều hành như thế nào để công tác kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả mong muốn. Một thông điệp gửi đến lãnh đạo các cấp đó là: Hãy làm tốt công tác thu thập, phân tích và xử lý thông tin; đồng thời trang bị đầy đủ kỹ năng kiểm tra sau thông quan cho công chức trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan. Bởi vì thông tin và kỹ năng là hai yếu tố sống còn của hoạt động kiểm tra sau thông quan. Chương II: Phân tích thực tế về phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô 2.1 Ô tô và thực trạng xuất nhập khẩu qua Hải Quan Việt Nam 2.1.1 Khái quát chung về ô tô Ô tô là loại phương tiện giao thông với nhiều tính năng ưu việt, được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay trong cuộc sống. Đây là loại hàng hóa phức tạp không những đòi hỏi người sử dụng mà cả nhà kinh doanh cũng phải hiểu rõ cấu tạo, tính năng sử dụng của chúng để tổ chức kinh doanh, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả. Ô tô thường được phân loại theo các tiêu thức sau: - Theo công dụng: Ô tô chở người, ô tô chở hàng - Theo số chỗ ngồi: Loại từ 5 chỗ ngồi trở xuống, loại trên 5 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, loại trên 15 chỗ ngồi đến 24 chỗ ngồi... - Theo trục chuyển động: Loại 1 cầu, loại 2 cầu, loại 3 cầu - Theo công suất hoặc dung tích xi lanh: 1,6L; 2L; 3L... - Theo đối tượng sử dụng: Ô tô con, ô tô buýt, ô tô khách, ô tô tải... - Theo sự đóng, mở của mui xe: Ô tô mui kín, ô tô mui trần... - Theo loại nhiên liệu sử dụng: Ô tô chạy xăng, ô tô chạy dầu, ô tô chạy điện, ô tô chạy gas... 2.1.1.1 Cấu tạo chung của ô tô Cấu tạo chung của ô tô bao gồm động cơ, hệ thống truyền lực, cơ cấu điều khiểu, cơ cấu giảm xóc bánh xe, hệ thống phanh và khung bệ xe. Động cơ là nguồn lực của xe, thường dùng động cơ đốt trong. Nhiên liệu cháy trong buồng đốt làm cho pitong chuyển động khứ hồi trong xi lanh sinh ra mômen quay ở trục khuỷu và được truyền tới bánh xe là cho bánh xe chuyển động được. Để làm mát động cơ người ta sử dụng hệ thống làm mát qua két nước gắn ở đầu xe và hệ thống quạt ( nước sử dụng là nước chuyên dùng) Hệ thống truyền lực dẫn động từ trục khuỷu đến trục bánh trước bao gồm bộ li hợp, hộp số và xích ( hoặc hệ cadan truyền lực tới bánh sau). Li hợp có tác dụng cắt, nối cơ cấu truyền động với động cơ làm cho xe chuyển động êm khi sang số và an toàn khi xe quá tải. Hộp số dùng để thay đổi tốc độ của xe khi mômen của động cơ không thay đổi làm cho xe thích nghi với các loại tải trọng hợp lý. Xích truyền hoặc cadan làm nhiệm vụ truyền dẫn mômen quay động cơ từ hộp đến trục bánh xe. Cơ cấu điều khiển gồm các bộ phận tay lái, chân gam chân phanh, tay phanh, chân côn, cần sang số ( đối với xe số tự động thì côn được kết hợp chung với hộp số). Cơ cấu điều khiển dùng để thay đổi hướng xe, tốc độ xe. Cơ cấu giảm xóc và bánh xe. Các nhíp giảm xóc có tác dụng giảm chấn động khi xe chạy trên các loại đường khác nhau. Thường dùng bốn giảm xóc: hai cho bánh trước, hai cho bánh sau. Bánh xe có thể khác nhau cả về số lượng lẫn kích thước. Hệ thống phanh có tác dụng hãm, dừng xe hoặc dùng để điều khiển giảm tốc độ xe, thường dung phanh chân hoặc phanh tay. Khung xe là nơi dùng để lắp đặt các cơ cấu, bộ phận của xe. 2.1.1.2 Các chu trình hoạt động của động cơ đốt trong Bất kỳ một loại động cơ đốt trong nào ( hai kỳ hay bốn kỳ) thì trong quá trình làm việc pittông đều chuyển động tịnh tiến lên xuống theo hướng tâm xilanh để thực hiện bốn quá trình: Nạp – nén - cháy, giãn nở - thải. Hoàn thành bốn quá trình trên tức là hoàn thành một chu trình công tác của động cơ. Động cơ hai kỳ là động cơ có chu trình công tác được thực hiện trong vòng một vòng quay của trục khuỷu. Động cơ bốn kỳ là loại động cơ mà chu trình công tác được thực hiện trong vòng hai vòng quay của trục khuỷu. Khi trục khuỷu quay, pittông chuyển động trong giới hạn điểm chết trên và điểm chết dưới. Hành trình của pittông: Mỗi vòng quay của trục khuỷu ứng với hai hành trình của pittông. Một chu trình công tác của động cơ hoàn thành trong hai hành trình của pittông. Dung tích của công tác xilanh là dung tích phía trên đỉnh pittông khi pittông ở điểm chết trên. Tỷ số nén là tỷ số giữa dung tích toàn bộ và dung tích buồng cháy. Tỷ số nén là một thông số kỹ thuật quan trọng. Tỷ số nén càng cao càng cần phải dùng loại xăng có chất lượng cao, hiệu suất động cơ cao, dùng loại bugi càng lạnh ( có chỉ số hạ nhiệt cao) Chỉ số nhiệt: Đó là thời gian cần thiết để bugi đạt tới những nhiệt độ làm việc có lợi nhất ( t= 600-700oC). Nếu t > 700oC thì trong động cơ dễ xảy ra hiện tượng hỗn hợp bị cháy sớm, dễ bị kích nổ. Nếu t < 600oC thì dầu nhờn bị kết muội ở bugi gây đoản mạch cao áp. 2.1.1.3 Chu trình công tác của động cơ bốn kỳ Chu trình công tác được hoàn thành trong hai vòng quay của trục khuỷu và thực hiện trong bốn hành trình sau: Hành trình 1 – Nạp hỗn hợp khí. Khi pittông từ điểm chết trên đi xuống điểm chết dưới thì trong xilanh có áp suất âm ( P < P không khí). Xuppáp nạp mở ( do cơ cấu phối khí điều khiển) hỗn hợp khí tràn qua xuppáp vào xilanh chứa đầy hỗn hợp khí đồng thời xuppáp nạp đóng lại, kết thúc chu trình nạp. Hành trình 2 – Nén khí. Sau khi đến điểm chết trên pittông lại đi lên nhờ quán tính của bánh đà, lúc này hai xuppáp đều đóng lại, hỗn hợp khí bị nén, áp suất và nhiệt độ tăng lên. Khi pittông đến điểm chết trên thì hỗn hợp khí bị nén ở áp suất cao nhất. Hành trình 3 – Sinh công ( cháy và giãn nở). Trước khi kết thúc quá trình nén thì bugi đánh lửa làm cho hỗn hợp bị cháy nhanh tạo ra áp suất nhiệt độ cao đẩy pittông đi xuống, sinh ra công. Hành trình 4 – Thải khí. Sau quá trình cháy, xilanh đẩy khí thải. Do quán tính, khi xuống đến điểm chết dưới thì pittông lại đi lên, đồng thời xuppáp thải mở ra và khí thải được đẩy ra ngoài. Khi đến điểm chết trên thì xuppáp đóng lại, kết thúc một quá trình thải. Hiện nay, ở Việt Nam theo quy định khí thải của ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn EURO 2. Trong khi đó, trên thế giới phổ biến áp dụng tiêu chuẩn EURO 4. 2.1.2 Thực trạng xuất nhập khẩu ô tô qua Hải Quan Việt Nam 2.1.2.1.Thực trạng xuất nhập khẩu: Thống kê thị trường nhập khẩu ôtô 4 tháng đầu năm 2009 - Theo số liệu Thống kê, 4 tháng đầu năm 2009 Việt Nam nhập khẩu 12.222 ô tô nguyên chiếc, đạt kim ngạch 220.490.485 USD (giảm 59,08% về số lượng và giảm 58,31% về kim ngạch so cùng kỳ 2008). Trong đó ô tô vận tải chiếm 38,83%, Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 33,09%, Ô tô trên 9 chỗ ngồi chiếm 4,89%, Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 33,09%, Ô tô trên 9 chỗ ngồi chiếm 4,89%. Trong 4 tháng đầu năm, số lượng ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt cao nhất với 8.203 chiếc, trị giá 99.339.680 USD (chiếm 61,12% về số lượng và 45,05% về kim ngạch), nhưng vẫn giảm 43,24% về số lượng và 33,03% về kim ngạch so cùng kỳ 2008. Tiếp theo là nhập từ thị trường Nhật Bản đứng thứ 2 với 1.358chiếc, kim ngạch 39.768.580USD (chiếm 11,11% về số lượng và 18,04% về kim ngạch); tăng 92,35% về số lượng nhưng giảm 3,86% về kim ngạch so cùng kỳ 2008.  Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 5 đạt khoảng 5.000 chiếc, giá trị kim ngạch khoảng 82 triệu USD. Nếu con số thực sau khi đã có số liệu thống kê chính thức sát với ước tính, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong tháng 5 sẽ tăng thêm 600 chiếc và khoảng 11 triệu USD về giá trị so với tháng 4. Trong tháng 4, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu thực tế đạt 4.400 chiếc và giá trị kim ngạch đạt 71 triệu USD. Tính tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và các loại linh kiện, phụ tùng trong tháng 5, ước tính đạt khoảng 202 triệu USD, tăng khoảng 34 triệu USD so với tháng 4. Như vậy, sau 2 tháng đầu năm sụt giảm, kim ngạch nhập khẩu ôtô 3 tháng tiếp sau đó đã tăng trở lại. Theo một số doanh nghiệp, điểm khác biệt trong mấy tháng vừa qua là tỷ lệ nhập khẩu các loại xe đa dụng và xe 5 chỗ ngồi trở xuống hoán đổi vị trí cho nhau giữa tháng 3 với tháng 4 và 5 do tác động từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thị trường nhập khẩu ô tô 4 tháng đầu năm Thị trường Tháng 4 4 tháng Lượng (chiếc) Trị giá(USD) Lượng (chiếc) Trị giá(USD) 1 Anh 2 23.000 14 1.523.256 2 Canada 8 231.000 94 2.803.310 3 Đài Loan 135 1.198.275 334 3.265.385 4 Đức 36 1.523.789 216 8.702.682 5 Hàn Quốc 3.066 36.045.208 8.203 99.339.680 6 Hoa Kỳ 185 3.822.578 641 23.294.102 7 Indonesia 38 595.500 8 Nga 3 328.561 19 1.027.807 9 Nhật Bản 354 8.240.345 1.358 39.768.580 10 Australia 5 77.500 11 Tây Ban Nha 2 35.119 12 Thái Lan 181 3.103.557 305 5.386.165 13 Trung Quốc 356 13.208.519 737 25.104.120 Tổng cộng ô tô nguyên chiếc các loại 12.222 220.490.485 Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống 5.043 72.964.094 Ô tô trên 9 chỗ ngồi 433 10.791.292 Ô tô vận tải 5.832 85.621.900 Thống kê xuất nhập khẩu ô tô tháng 7/2009 Lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 7 có thể chững lại, tương đương với lượng xe đã nhập khẩu về nước trong tháng 6. Đó là ước tính mà Tổng cục Thống kê vừa công bố. Cụ thể, tháng 7/2009 ước tính sẽ có khoảng 7.000 xe ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước, đạt giá trị kim ngạch khoảng 106 triệu USD. Nếu ước tính của Tổng cục Thống kê trở thành hiện thực, thì với đà tăng liên tiếp trong 4 tháng qua và đặc biệt là mức tăng mạnh giữa tháng 6 so với tháng 5, sự chững lại đột ngột của tháng 7 so với tháng 6 có thể coi là dấu hiệu lạ. Bởi lẽ, hiện tại thị trường ôtô Việt Nam đang khá “nóng” với cảnh cháy hàng trên nhiều mẫu xe, kể cả một số mẫu xe đa dụng 6-9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh lớn đã chịu mức tăng mạnh của thuế tiêu thụ đặc biệt kể từ tháng 4/2009. Cũng theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu tất cả các sản phẩm ôtô (bao gồm cả các loại linh kiện, phụ tùng) trong tháng 7/2009 ước đạt 271 triệu USD, tăng khoảng 10 triệu USD so với tháng liền kề trước đó. Bước tăng trưởng này một phần xuất phát từ nhu cầu nâng công suất lắp ráp của một số nhà máy ôtô trong điều kiện nguồn cung đang hạn chế. Tháng 6/2009, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu đạt hơn 7.000 chiếc và giá trị kim ngạch đạt trên 98 triệu USD. Đáng chú ý, con số thực hiện trên thực tế này đã “vênh” lên đến 1.000 chiếc về lượng và 8 triệu USD về giá trị so với con số ước tính của Tổng cục Thống kê đưa ra vào cuối tháng 6. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong tháng 6 đã tăng rất mạnh so với tháng 5. Con số chênh lệch là 2.200 chiếc về lượng và 18 triệu USD về giá trị So với các năm thì lượng ô tô nhập khẩu có sự thay đổi, ta có thể theo dõi lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc qua các năm ở bảng sau Lượng ô tô nhập khẩu qua các năm Năm Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc Lượng (chiếc) Trị giá( Triệu USD) 1 2004 23.000 323 2 2005 15.960 265 3 2006  12.556  208 4 2007 28.000 523 5 2008 50.400 2440 2.1.2.2 Về tình hình chính sách thuế với ô tô xuất nhập khẩu Luật thuế tiêu thụ hiện hành có một lộ trình phân biệt đối xử giữa ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước với ôtô nhập khẩu: Năm 2004, thuế thấp hơn 70% so với ôtô nhập khẩu, năm 2005 thấp hơn 50%, năm 2006 thấp hơn 30%. Đến năm 2007 ôtô sản xuất lắp ráp trong nước mới hội nhập và chung mức thuế với ôtô nhập khẩu (80%, 50% và 25%), tương ứng với 3 loại xe ôtô dưới 5 chỗ ngồi, 6-15 chỗ, 16-24 chỗ. Để phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO, Chính phủ đề nghị từ 1/1/2006 áp dụng chung mức thuế là 50%, 30% và 15% tương ứng với các loại xe nói trên. Như vậy, so mức thuế hiện hành (80%, 50%, 25%), thuế ôtô nhập khẩu giảm 10-30%. Mức thuế chung này góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô trong nước vì mức thấp hơn so với lộ trình đã ấn định cho năm 2006 (56%, 35% và 17,5%); góp phần ổn định ngân sách và phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam. Theo mức thuế mới, giá của dòng xe 6 - 9 chỗ sẽ tăng mạnh nhất. Trước ngày 1.4, các loại xe từ 6 - 9 chỗ có dung tích xi-lanh trên 2.000 cm3 được áp mức thuế chung là 30%. Từ 1.4.2009, loại xe này sẽ chịu mức thuế tăng thêm từ 15 - 30%. Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại xe 6 - 9 chỗ có dung tích xi-lanh từ 2.000 cm3 trở xuống tăng từ 30% lên 45%. Các loại xe trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 tăng từ 30% lên 50%. Xe trên 3.000 cm3 tăng từ 30% lên 60%. Với các mức thuế trên, giá của dòng xe từ 6 - 9 chỗ ngồi sẽ tăng từ 12% - 20%. Ví dụ: chiếc Acura 7 chỗ, trước ngày 1.4 có giá 120.000 USD, thì sau 1.4 giá sẽ tăng thêm khoảng 24.000 USD. Với dòng xe du lịch 5 chỗ, sau ngày 1.4, giá không có biến động nhiều, trừ xe có công suất lớn trên 3.000 cm3. Xe 5 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi-lanh trên 3.000 cm3 sẽ chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 60% thay vì 50% như hiện nay. Các dòng xe hạng trung phổ biến trong nước như Toyota Camry, Honda Civic... không phải chịu bất kỳ sự thay đổi nào, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn giữ nguyên mức 50% như trước đây. Còn các dòng xe nhỏ có dung tích xi-lanh 2.000 cm3 trở xuống như Hyundai Getz, Chevrolet Spark hay Kia Morning... có mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm thêm 5%, từ mức 50% hiện nay xuống còn 45%. 2.1 Hệ thống văn bản pháp luật quy định về phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô 2.1.1 Quy định về phân loại hàng hóa Cách phân loại mặt hàng ô tô không chỉ theo số chỗ ngồi như trước đây mà còn bao gồm cả các đặc điểm khác như dung tích xi – lanh, điều kiện sử dụng nhiên liệu là cách phân loại khoa học, hợp lý. Cách phân loại này sẽ giúp định hướng thói quen tiêu dùng của người dân đối với mặt hàng ô tô theo hướng tích cực hơn, mang nhiều ý nghĩa hơn. Ngoài ý nghĩa về việc điều tiết thu nhập, nó còn mang các ý nghĩa về ý thức tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ môi trường. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào số chỗ ngồi thì việc phân loại mặt hàng ô tô có những điểm cần phải xem xét lại. Nếu căn cứ vào tiêu chí về chỗ ngồi, mặt hàng ô tô được phân thành các nhóm bao gồm ô tô dưới 10 chỗ ngồi, ô tô từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi, ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi. Theo cách phân loại này thì ở nhóm thứ nhất, ô tô dưới 10 chỗ ngồi cần phải được xem xét lại để có quy định thể hiện rõ hơn ý nghĩa của sắc thuế này. Trong phân khúc này (ô tô dưới 10 chỗ), sự chênh lệch rất nhỏ về số lượng chỗ ngồi sẽ thể hiện một sự phân biệt rất lớn về giá trị, về mục tiêu sử dụng các sản phẩm ô tô này. Một chiếc xe thể thao hai cửa với hai hai chỗ ngồi được đánh đồng với một chiếc xe đa dụng với 8 chỗ ngồi thì sự đánh đồng này, nếu có, sẽ thể hiện rất nhiều điều không hợp lý liên quan đến giá trị hàng hóa, mục đích sử dụng cũng như mục đích phân phối, điều tiết thu nhập trong xã hội của sắc thuế này. Bởi vậy, đối với nhóm xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi, nên có sự phân tách thành các nhóm nhỏ hơn nữa. Có thể bắt đầu tư xe hai chỗ ngồi, xe 5 chỗ ngồi và xe từ 6 đến dưới 10 chỗ ngồi. Sự phân loại như vậy sẽ thể hiện rõ hơn, gần hơn các đặc điểm về giá trị, tính năng sử dụng của các mặt hàng cũng như giúp cho sắc thuế này thể hiện tốt hơn vai trò điều tiết các nguồn thu trong xã hội. Việc giao Chính phủ quy định mức thuế suất cụ thể đối với mặt hàng ô tô trong phạm vi tăng giảm không quá 20%, tùy thuộc vào tình hình thực tế trong từng thời kỳ, là một giải pháp hợp lý trong bối cảnh mặt hàng ô tô là một trong những mặt hàng khá nhạy cảm, quy định về thuế liên quan đến mặt hàng này không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của nhân dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý nhà nước trong các lĩnh vức khác như môi trường, giao thông đô thị… Luật quy định cho phép Chính phủ quyết định thuế suất với mặt hàng ô tô thay đổi trong giới hạn không quá 20% nhưng cần phải xác định rõ 20% của mức thuế suất nào, mức thuế suất được quy định tại dự luật này hay mức thuế suất tại thời điểm có quyết định điều chỉnh. Sau khi trao đổi và thống nhất giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Tài chính đã có chỉ đạo về việc phân loại đối với một số loại xe chuyên dụng nhập khẩu được hoán cải từ nước ngoài (xe cứu hoả, xe đông lạnh...). Theo đó, việc phân loại mặt hàng xe ô tô chuyên dụng cũng như các loại hàng hóa khác, phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc chung về phân loại hàng hóa và phải căn cứ vào thiết kế của nhà sản xuất, đặc điểm và tính năng kỹ thuật của hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu, phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Đối với loại xe được hoán cải và đã qua sử dụng ở nước ngoài dưới dạng xe chuyên dụng, cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào thực tế xe và kết quả giám định tại thời điểm nhập khẩu hoặc chứng nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành để phân loại và tính thuế theo thực tế xe tại thời điểm đó. Đối với những xe hoán cải trước khi làm thủ tục nhập khẩu (chưa đăng ký sử dụng ở nước ngoài theo loại xe đã hoán cải), để nhằm mục đích được phân loại vào xe chuyên dụng thì không tính thuế nhập khẩu theo xe chuyên dụng, mà tính thuế nhập khẩu theo loại xe nguyên thủy. Khi làm thủ tục đối với ô tô đã qua cải tạo nhập khẩu, ngoài các giấy tờ phải nộp và xuất trình theo quy định, doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan và cung cấp cho cơ quan giám định, quản lý chuyên ngành các tài liệu kỹ thuật đối với loại xe đã hoán cải. Khi xác nhận Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu đối với loại xe đã qua cải tạo, tại mục 5 "đặc điểm của xe", cơ quan hải quan ghi rõ loại xe, tại thời điểm nhập khẩu và ghi thêm "không được thay đổi mục đích sử dụng 2.1.2 Quy định về kiểm tra sau thông quan Kiểm tra sau thông quan là điều được không ít doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu quan tâm trong bối cảnh thủ tục hải quan ngày càng đơn giản, thuận lợi và cơ quan Hải quan đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan để đảm bảo quản lý và chống thất thu ngân sách. Đây cũng là bước đi tích cực để ngành Hải quan căn bản chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với thông lệ quốc tế.Với mục tiêu ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, những năm gần đây đặc biệt là từ khi thực hiện Luật Hải quan sửa đổi (từ đầu năm 2006), thủ tục hải quan trong thông quan được đơn giản với hồ sơ giấy tờ giảm đáng kể. Tuy nhiên để đảm bảo quản lý, ngành Hải quan cũng đã tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan theo thông lệ quốc tế. Trong năm 2006, song song với việc thực hiện các khâu kiểm tra sau thông quan theo quy định của Luật Hải quan sửa đổi, ngành Hải quan đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho hoạt động lâu dài, theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Cơ quan Hải quan đã từng bước hoàn chỉnh Danh bạ các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005 để phục vụ cho quá trình thông quan hàng hóa và cập nhật cho dữ liệu thông tin về doanh nghiệp. Công tác phúc tập hồ sơ hải quan đã căn bản có nề nếp, đảm bảo tất cả hồ sơ các lô hàng đã thông quan đều được rà soát lại, các sai sót được phát hiện, khắc phục kịp thời. Một trong những vấn đề được ngành Hải quan thực hiện trong năm 2006 là đào tạo cho cán bộ công chức về kiểm tra sau thông quan, bổ sung cán bộ cho lực lượng kiểm tra sau thông quan đủ về số lượng và chất lượng để nâng cao hiệu quả công tác này. Năm 2007, lực lượng kiểm tra sau thông quan của ngành Hải quan sẽ tập trung kiểm tra, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của nhóm những doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch xuất nhập khẩu; tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp và mặt hàng trọng điểm. Việc tập trung kiểm tra nhóm những doanh nghiệp lớn, chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ giúp cơ quan Hải quan xác định mức độ chấp hành pháp luật của những doanh nghiệp này, từ đó có thêm thông tin hỗ trợ để xác định hình thức mức độ kiểm tra khi làm thủ tục đối với lô hàng xuất nhập khẩu. Đối với những doanh nghiệp và mặt hàng trọng điểm, việc kiểm tra sau thông quan cũng sẽ hạn chế những sai sót, vi phạm trong quá trình thông quan, từ đó chống thất thu ngân sách và chống gian lận thương mại. Để thực hiện mục tiêu trên, cơ quan Hải quan sẽ phân loại nhóm các doanh nghiệp lớn theo từng loại hình kinh doanh, xác định những doanh nghiệp và mặt hàng trọng tâm, trọng điểm. Trong quá trình kiểm tra sau thông quan sẽ tập trung kiểm tra về giá tính thuế, mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, chú trọng kiểm tra hàng lỏng, hàng rời. Đáng chú ý là sẽ kiểm tra việc thực hiện các ưu đãi về thuế, kiểm tra đối với hàng gia công và hàng sản xuất xuất khẩu - một loại hình vốn được tạo thuận lợi và đơn giản nhưng đã có một số trường hợp lợi dụng gian lận trốn thuế. Song song với đó, ngành Hải quan sẽ tiếp tục tăng cường năng lực thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy, bổ sung cán bộ công chức, đào tạo kiến thức chuyên sâu cho công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan... Một việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan là sẽ kiến nghị ban hành một số văn bản đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra sau thông quan như: hướng dẫn thực hiện điều 161 Luật Hình sự; thủ tục tạm giữ hàng hóa, kê biên tài sản; xử lý vi phạm hành chính. Trong giai đoạn 2008-2010 cục kiểm tra sau thông quan tăng cường năng lực kiểm tra Theo định hướng hiện đại hoá hải quan đến năm 2010, tỷ lệ kiểm tra hàng hoá trong thông quan phải đạt mức dưới 10%, nghĩa là sẽ có trên 90 % hàng hoá xuất nhập khẩu chưa được kiểm tra khi làm thủ tục thông quan. 2.3 Thực trạng phân loại và kiểm tra sau thông quan đối với ô tô xuất nhập khẩu Ô tô được phân loại như sau: Phần XVII: Xe cộ, phương tiện bay, tầu thuyền và các thiết bị vận tải kèm theo.Trong đó: ô tô thuộc chương 87: Xe cộ trừ toa xe lửa hoặc xe điện; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng Nhóm 87.02: Xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe. Trong đó điển hình như: - - - - Dạng CKD: 8702 10 01 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa không quá 5 tấn 8702 10 02 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa trên 5 tấn nhưng không quá 6 tấn 8702 10 03 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa trên 6 tấn nhưng không quá 18 tấn 8702 10 04 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa trên 18 tấn nhưng không quá 24 tấn 8702 10 05 - - - - - Tổng trọng lượng có tải tối đa trên 24 tấn - Nhóm 87.03: Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý riêng và ô tô đua. Trong đó điển hình như: - - - Loại khác, chở 9 người kể cả lái xe: 8703 21 51 - - - - Xe 4 bánh chủ động (xe 2 cầu), dạng CKD 8703 21 52 - - - - Xe 4 bánh chủ động (xe 2 cầu), dạng nguyên chiếc/ Loại khác 8703 21 53 - - - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý riêng, ô tô thể thao và ô tô đua), dạng CKD 8703 21 54 - - - - Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý riêng, ô tô thể thao và ô tô đua), dạng nguyên chiếc/ Loại khác 8703 21 55 - - - - Loại khác, dạng CKD 8703 21 56 - - - - Loại khác Hay: - - - - Xe 4 bánh chủ động (xe 2 cầu), dạng CKD: 8703 23 25 - - - - - Dung tích xi lanh dưới 1.800cc 8703 23 26 - - - - - Dung tích xi lanh từ 1.800cc trở lên nhưng dưới 2.000cc 8703 23 27 - - - - - Dung tích xi lanh từ 2.000cc trở lên nhưng dưới 2.500cc 8703 23 28 - - - - - Dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên 2.4 Đánh giá thực tế công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan của Việt Nam Theo số liệu thống kê được của ngành hải quan, kết quả phân tích phân loại trong những năm qua đã làm thay đổi trên 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng, trong đó khoảng 25 - 30% mã số hàng hóa tăng thuế, khoảng 8-10% mã số hàng hóa giảm thuế, còn lại là thay đổi mã số khác nhưng không đổi thuế suất. Có những mặt hàng thay đổi thuế suất tăng từ 10% lên 50%; số tiền thuế truy thu là rất lớn. Sự điều chỉnh mã số hàng hoá theo hướng tăng thuế, liên quan đến số thuế ước tính tới hàng chục tỷ đồng, góp phần tích cực vào việc chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại. Tuy nhiên, điểm đáng nói ở đây, nhờ tính khách quan các kết quả phân tích phân loại mà những mối “băn khoăn” giữa doanh nghiệp và hải quan không “tiện nói ra” được giải tỏa. Theo số liệu của phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miền Trung, tính đến nay, Trung tâm đã điều chỉnh từ 8 -10% mã số hàng hóa theo hướng giảm thuế, do doanh nghiệp đã khai nhầm vào cả mã số thuế có thuế suất cao hơn như các mặt hàng chất diệt khuẩn trong bể bơi, nước xử lý chất pha keo, amply PWA không dây... tạo nên niềm tin cho doanh nghiệp. Hàng ngàn mẫu hàng hóa các chủng loại, trong đó có khoảng trên 70% là các mặt hàng hóa chất, sản phẩm hóa chất, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, số còn lại thuộc các mặt hàng vải, giấy, cơ khí, điện tử cũng đã được trung tâm phân tích phân loại và trả lại giá trị thật của nó, hạn chế tối đa khiếu kiện, khiếu  nại. Hiện nay, chỉ tính riêng khu vực miền Trung, nhu cầu phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu đang gia tăng với tốc độ gia tăng mạnh mẽ. Nếu như năm 2005 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2004  thì  đến cuối năm 2008 số lượng mẫu xử lý tăng gấp 40 lần so với năm 2004. Điều này tạo nên áp lực lớn đối với ngành Hải quan. Tuy nhiên, ngành Hải quan vẫn đang tiếp tục củng cố và mở rộng hoạt động phân tích phân loại, xây dựng phòng thí nghiệm đạt loại  2 theo tiêu chuẩn của hải quan thế giới (WCO), sử dụng kết quả phân tích phân loại như một trong những căn cứ để thông quan hàng hóa, đảm bảo thực hiện mục tiêu  kiểm tra giám sát hải quan, kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan Chương III: Một số giải pháp và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan 3.1 Thực tế công tác phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan ở một số nước trên thế giới và bài học áp dụng cho Việt Nam * Hoạt động phân loại hàng hóa và kiểm tra sau thông quan của Hải quan Malaysia Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) chịu trách nhiệm ban hành và thực hiện các quy chế và chính sách mậu dịch. Thông tin về việc cấp giấy phép và thuế do Phòng Hải quan cung cấp. Malaysia tuân theo Hệ thống thuế hài hoà (HTS) để phân loại hàng hóa. Hải quan Malaysia bắt đầu áp dụng nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan từ tháng 9-2000. Vào thời điểm đó, các đơn vị chuyên trách về kiểm tra sau thông quan đã được thành lập một cách đồng bộ từ trung ương cho đến 16 Cục Hải quan vùng. Về tổ chức, ở cấp Trung Ương, Hải quan Malaysia có ba nhóm hoạt động chính là: quản lý (gồm hành chính, phân loại hàng hoá, thuế), nghiệp vụ (gồm kỹ thuật nghiệp vụ, trị giá, kiểm tra sau thông quan) và ngăn ngừa (gồm thuế nội địa, thu thuế). Ở cấp vùng, bộ phận kiểm tra sau thông quan được bố trí trong nhóm các hoạt động nghiệp vụ cùng với các lĩnh vực khác như: phân loại, trị giá. Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị kiểm tra sau thông quan cấp trung ương là lập kế hoạch, thu thập và cung cấp thông tin tình báo, trong khi đó các đơn vị cấp vùng thực hiện kiểm tra sau thông quan sau khi được lãnh đạo Hải quan vùng hoặc của cấp trung ương thông qua. Về mặt nghiệp vụ, trong cơ cấu tổ chức kiểm tra sau thông quan có hai ngạch là thông tin tình báo và kiểm tra tại doanh nghiệp. Doanh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24890.doc
Tài liệu liên quan