Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung CSHTKT Cơ sở hạ tầng kỹ thuật FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA Hỗ trợ phát triển chính thức GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân QHĐT Quy hoạch đô thị QHNT Quy hoạch nông thôn APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương WTO Tổ chức thương mại thế giới ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu ATGTĐS An toàn giao thông đường sắt ATGT An toàn giao thông GTCC Giao thông công cộng XDCB Xây dựng

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ bản PPP Hợp tác công – tư BOT Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao LỜI MỞ ĐẦU * * * 1. Lí do lựa chọn đề tài. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, có vai trò tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một nền kinh tế hoặc một vùng. Đối với những đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, sự phát triển của hạ tầng cơ sở còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước theo Pháp lệnh Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, thương mại và văn hoá, cơ sở hạ tầng của Thành phố còn có ý nghĩa tiên phong so với các thành phố và các khu tập trung dân cư khác. Sự phát triển hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội được đặt trong bối cảnh mục tiêu phải tiến kịp về trình độ tổ chức, quản lý đô thị so với các nước trong khu vực và quốc tế đồng thời còn có ý nghĩa quan trọng quyết định việc đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn nhiều yếu kém, và sử dụng không hiệu quả. Để giúp các nhà quản lý đô thị của Hà Nội có được những cách nhìn nhận và giải pháp đúng đắn về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội” 2. Mục đích lựa chọn đề tài. Mục đích của đề tài là để có cở sở phát triển CSHTKT Hà Nội, do đó cần làm rõ một số vấn đề: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội? Nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội lại kém phát triển và hiệu quả? Từ việc phân tích các nguyên nhân, đề tài có đưa ra một số giải pháp để có thể giải quyết được vấn đề nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội gồm: giao thông, cấp nước sạch, thoát nước, cấp điện, xử lý và thu gom rác thải. Phạm vi nghiên cứu là Thành phố Hà Nội cũ (trước khi mở rộng), thời gian từ tháng 09/2008 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề án đã sử dụng một số phương pháp: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, tryền hình, internet và các nghiên cứu trước đây. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu, đồ thị. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia để rút ra kết luận. Phương pháp SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với CSHTKT. 5. Nội dung của đề tài. Tên đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục Đề án trình bày trong 3 mục: I – Lý luận chung. II – Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố Hà Nội. III – Khai thác các nhân tố tích cực để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trong thời gian tới. I – Lý luận chung 1. Một số vấn đề lý luận về đô thị hóa. 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Khái niệm đô thị. Đô thị là không gian cư trú của con người mà ở đó dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. Trung tâm tổng hợp: Những đô thị là trung tâm tổng hợp khi nó có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Trung tâm chuyên nghành: Những đô thị là trung tâm chuyên nghành khi chúng có vai trò và chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như :công nghiệp cảng, du lịch, đầu mối giao thông… 1.1.2. Khái niệm đô thị hóa. Trên quan điểm một vùng: Đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm của kinh tế quốc dân: Đô thị hóa là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị. Vì vậy đô thị hóa là quá trình quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị, là quá trình biến đổi từ không gian chưa phải đô thị thành đô thị hoặc từ một đô thị có trình độ thấp lên trình độ cao. 1.2. Đặc điểm của đô thị hóa. Đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị. Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và dịch vụ…do vậy, đô thị hóa không thể tách rời một chế độ kinh tế - xã hội. Phương hướng và điều kiện phát triển của quá trình đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ở các nước phát triển, đô thị hóa đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố theo chiều sâu, do đó nó nâng cao điều kiện sống, làm việc và công bằng xã hội, xóa bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn. Còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thì đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng nổ về dân số, sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém nên gây nên sự gia tăng dân số, mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trở nên sâu sắc. Công nghiệp hóa là cơ sở phát triển của đô thị hóa 2. Một số vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 2.1. Sự ra đời của cơ sở hạ tầng đô thị. Sự khởi đầu của cơ sở hạ tầng đô thị đã có ngược dòng lịch sử từ trước đây rất lâu, có đô thị là có đường sá, vệ sinh, thậm chí cả hệ thống cấp thoát nước đô thị. Trong thời kỳ mới phát triển của đô thị, chủ thể hoạt động của kinh tế đô thị là hoạt động thương nghiệp và hoạt động thủ công nghiệp. Cơ sở hạ tầng đô thị của hệ thống sản xuất, lưu thông và tiêu dùng đô thị tồn tại trong trạng thái nguyên thủy, hiệu năng thấp và tác dụng khiêm tốn. Ở đó, hoạt động sản xuất trực tiếp và hoạt động bổ trợ mang tính dịch vụ không có giới hạn rành mạch. Cơ sở hạ tầng đô thị này tách khỏi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, là công việc diễn ra sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Nguyên nhân là ở chỗ: Thứ nhất, sự phát triển sâu sắc của phân công xã hội và sản xuất hàng hóa, đề ra yêu cầu tương đối rõ ràng đối với hoạt động dịch vụ và kết cấu dịch vụ đô thị, kết cấu dịch vụ nguyên thủy ấy đã xa không thể thích ứng được với nhu cầu của công nghiệp đại cơ khí, đặc biệt là nhu cầu về cung cấp năng lượng, nước, giao thông vận tải. Thứ hai, tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy quá trình tách rời của cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là cuộc các mạng về nguồn năng lượng, đã xác lập cơ sở vững chắc cho ngành cơ sở hạ tầng đô thị. Nhờ có phát minh điện năng mà các nước Âu, Mỹ sau niên đại 70 của thế kỷ 19, đã lần lượt xuất hiện đèn điện, xe điện có đường ray, điện thoại… Thứ ba, sự xác lập của hệ thông tư bản chủ nghĩa và tham vọng đeo đuổi giá trị thặng dư của nó, một mặt tăng nhanh quá trình tích tụ các yếu tố sản xuất, mặt khác làm sâu sắc phân công xã hội giữa các ngành. Vì vậy, ra đời hàng loạt những kết cấu dịch vụ mới, làm cho ngành này càng lớn mạnh, nhân viên tựu nghiệp ngày càng nhiều, trang bị kỹ thuật và công nghệ ngày càng tinh vi, có vị trí ngày càng quan trọng công cuộc phát triển kinh tế quốc dân, thậm chí đứng về mặt kinh tế mà nói, rất khó coi đó là một ngành dịch vụ mang tính bổ trợ. Trên thực tế, đối tượng và lĩnh vực phục vụ của ngành này từ lâu đã từ ngành sản xuất cơ bản mở rộng ra toàn bộ xã hội, trở thành một bộ phận không thể thiếu được của sản xuất và sinh hoạt của dân cư dô thị. 2.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị. Toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện, đường ống dẫn xăng dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thông vận tải, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải môi trường đô thị v. v… được gọi là kết cấu hạ tầng đô thị. Theo từ chuẩn Anh – Mỹ, thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” được thể hiện trên 4 bình diện: 1/Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý chất thải trong thành phố. 2/ Công chánh (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu… 3/ Giao thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt chính quy, đường sắt vận chuyển nhanh, cảng cho tầu và máy bay, đường thủy… 4/ Hạ tầng xã hội (social infrastructure): trường học, bệnh viện… Tóm lại, cơ sở hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đô thị. 2.3. Khái niệm cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một bộ phận rất quan trọng của cơ sở hạ tầng đô thị nói chung nhằm bảo đảm cho đô thị phát triển hợp lý, giữ gìn môi trường đô thị trong lành, bảo đảm tốt đời sống của người dân, bao gồm các công trình giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác (công viên, cứu hỏa…). 2.4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ thống các công trình phức tạp, nó dùng phương thức đặc biệt để trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, đồng thời lại dùng hình thức sản phẩm vật chất đặc biệt để kết hợp chặt chẽ mình với đối tượng phục vụ. Do vậy, nó có những đặc điểm mang tính quy luật về phương thức hình thành và phương thức tác động. Tính thống nhất của phát triển Tính thống nhất của phát triển đòi hỏi phải coi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ thống độc lập có quy hoạch thống nhất, đầu tư thống nhất và xây dựng thống nhất. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một hệ thống thống nhất trên mặt đất và dưới mặt đất, nếu như việc xây dựng chúng không được tiến hành theo đúng quy hoạch thống nhất, thì hệ thống đường sá trên mặt đất và hệ thống đường ống dưới mặt đất sẽ bị rối loạn, không thể ổn định trong một thời gian dài. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phải ăn khớp với dân số đô thị, sản xuất đô thị, xây dựng nhà ở đô thị và phương thức bố cục đô thị. Phát triển thống nhất kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ các hạng mục xây dựng đô thị, rút nhắn chu kì xây dựng, hạ thấp giá thành công trình và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tính đi trước của xây dựng Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thường căn cứ vào lượng cầu của quy hoạch đô thị đối với cơ sở hạ tầng để tiến hành phát triển và xây dựng thống nhất, hình thành một lượng đi trước nhất định của năng lực cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một Thành phố cần phải căn cứ và quy hoạch tổng thể của Thành phố trong từng giai đoạn. Giai đoạn trước mắt do dân số và nhu cầu chưa cao nên chỉ cần một số lượng nhất định các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị để xây dựng trước. Còn trong dài hạn, do dân số tăng cao và do nhu cầu cũng tăng nên mới tiếp tục xây dựng tiếp những hạng muc “đi sau”. Tinh đồng bộ của vận hành Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một bộ phận của cơ sở hạ tầng đô thị, nó cần phải phục tùng yêu cầu của hạ tầng chung đô thị. Nó không chỉ là khâu nối mối quan hệ mật thiết giữa người và tự nhiên, mà còn tạc tạo hình tượng của mối quan hệ giữa sản xuất và sinh hoạt đô thị. Cơ sở hạ tầng ở thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau, thông qua các hình thức khác nhau để cung cấp cho xã hội các loại hình dịch vụ khác nhau. Cơ sở hạ tầng cung cấp nước sạch cho đô thị, đồng thời gánh vác nhiệm vụ thoát nước thải cho đô thị; Cơ sở hạ tầng mở rộng giao thông, đồng thời lại phải giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm; Cơ sở hạ tầng tập trung cung cấp nhiệt, khí đốt cho đô thị, đồng thời lại cần làm cho đô thị xanh, sạch, đẹp, bảo vệ sinh thái bầu khí quyển…Giữa các hệ thống của cơ sở hạ tầng đô thị tồn tại mối quan hệ xã hội đa dạng trong đó giữa các bộ phận lại có quy luật vận hành khác nhau, do vậy phải duy trì sự ăn khớp giữa các phương pháp, giữa các hệ thống. Chẳng hạn như quản lý hoạt động vận tải tại các đầu mối giao thông – nơi giao nhau giữa đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Tính tổng hợp của phục vụ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ thống không phục vụ riêng cho một đơn vị xã hội cụ thể và đặc biệt, mà cung cấp điều kiện phục vụ chung cho sản xuất và xã hội hóa của toàn bộ đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị sử dụng sản phẩm phục vụ đồng nhất, kết hợp chặt chẽ nó với hàng vạn đối tượng phục vụ mà khi đứng trước cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì mọi sự khác biệt giữa chúng sẽ biến mất. Phục vụ mà kết cấu hạ tầng đô thị cung cấp có một đặc điểm rõ ràng là: đối tượng phục vụ vừa có người tiêu dùng sản xuất, vừa có người tiêu dùng sinh hoạt. Đặc tính phục vụ chung cho sản xuất vật chất và sinh hoạt xã hội của đô thị thể hiện tính tổng hợp của phục vụ do kết cấu hạ tầng đô thị thực hiện. Ví dụ như cấp nước đô thị bao gồm nước dùng cho công nghiệp, nước dùng cho sinh hoạt, nước dùng cho phòng cháy chữa cháy; cung cấp điện đô thị bao gồm điện công nghiệp, điện dân dụng, điện thị chính… Tính gián tiếp của hiệu quả Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phần lớn là hề thống mang tính lâu dài, chúng có đầu tư lớn, hạng mục nhiều, chu kỳ xây dựng dài và đi trước, thu hồi khấu hao chậm chạp, hơn nữa còn không ngừng bỏ thêm chi phí bảo dưỡng duy tu. Hiệu quả kinh tế của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được biểu hiện một cách gián tiếp thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cho đối tượng phục vụ. Có nhiều chủ thể quản lý và mang nặng tính đặc thù Mang tính xã hội rất cao, được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác Các công trình mang tính vĩ mô hơn là vi mô, liên quan đến nhiều Quận, Thành phố 2.5. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cung cấp các dịch vụ thiết yếu. Hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển thì sẽ thu hút được các nguồn vốn (FDI, ODA) → đầu tư sẽ tăng → tổng cầu tăng (AD↑) → Sản lượng tăng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển → giảm chi phí (chi phí đi lại, bảo dưỡng, sửa chữa…) → lợi nhuận tăng. Là cơ sở nền tảng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung và của hệ thống đô thị nói riêng. Là nhân tố quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo. Là tiền đề cho việc thực hiện văn minh đô thị. Góp phần nâng cao dân trí. Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trên thế giới. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 3.1. Các yếu tố về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 3.1.1. Vị trí địa lý. a. Khái niệm. Vị trí địa lý được xem là phương diện quan trọng nhất của lãnh thổ. Nó được xét đến theo các khía cạnh: Tọa độ địa lý: được xác định bởi kinh độ và vĩ độ của các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ. Diện tích: là độ đo dùng để đo độ lớn của bề mặt. Diện tích bề mặt của một đối tượng là toàn bộ những gì ta có nhìn thấy của đối tượng. Hình thể: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ, phòng thủ quốc gia, ảnh hưởng tới thị trường và sự phân bố các ngành kinh tế. Biên giới: rất quan trọng vì nó hạn định vùng kiểm soát đất đai. b. Ảnh hưởng của vị trí địa lý. Đô thị là hệ thống lớn mang tính mở cửa, nó chỉ có trao đổi năng lượng với bên ngoài mới duy trì được sự sống còn và phát triển của bản thân. Do đó vị trí đia lý của đô thị có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là vị trí địa lý của giao thông và vị trí địa lý kinh tế. Giao thông trở thành phương tiện và môi giới cơ bản để đô thị trao đổi năng lượng với bên ngoài. Dựa vào giao thông sẽ giải quyết được việc cung cấp bổ sung năng lượng cần thiết cho đô thị, hội tụ được tài nguyên trong khu vực đô thị và phát huy, khuyếch tấn công năng của đô thị ra bên ngoài. Như vậy, nhờ sự ưu việt của vị trí địa lý giao thông mà đô thị sẽ ngày càng đổi mới, CSHTKTĐT ngày càng phát triển. Chẳng hạn như đô thị Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh của Việt Nam hoặc Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc đều nằm ở của sông chảy ra biển, ở vị trí giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt. Rất thuận lợi cho việc phát triển CSHTKTĐT của đô thị. Hơn nữa, vị trí địa lý kinh tế cũng có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của đô thị nói chung và của CSHTKTĐT nói riêng. Một vùng kinh tế với các thành phố lớn và nhỏ sẽ góp phần hỗ trợ nhau cùng phát triển. Các đô thị vừa và nhỏ sẽ đóng vai trò là các đô thị vệ tinh cho thành phố lớn. Có tác dụng hỗ trợ cho sự hoạt động có hiệu quả của các thành phố lớn với các đơn vị kinh tế trong vùng. Mối liên hệ giữa các thành phố lớn với các đơn vị kinh tế trong vùng trở thành điều kiện cần thiết để cho chúng được phát triển nhanh chóng với quy mô ngày càng rộng lớn theo hiệu ứng lan tỏa. Cũng như vậy, vị trí địa lý kinh tế có lợi cho một đô thị sẽ rất nhanh dẫn đến sự hưng thịnh và phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị đó. 3.1.2. Điều kiện tự nhiên. a. Khái niệm. Bao gồm các yếu tố về địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Chúng tồn tại ở khoảng không gian chứa ranh giới các địa quyển, tạo ra môi trường tự nhiên, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ, một quốc gia. b. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Trong quá trình phát triển thì đất đai đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là nhân tố vật chất không thể thiếu được. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt. Do đó, đất đai có tác động trực tiếp đến phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên các mặt như sau: Đất đai có vai trò như chỗ dựa, địa điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đất đai mỗi vùng có cấu tạo thổ những khác nhau. Vì vậy, đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng các công trình. Đất đai ở mỗi nước đều thuộc một trong những hình thức sở hữu nhất định. Ngay như nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân cũng được giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng trong những thời gian nhất định. Trong khi đó, việc xây dựng và quản lý các cơ sở hạ tầng thường có tính chất công cộng. Do đó, tình trạng đất đai theo các chế độ sở hữu khác nhau cũng ảnh hưởng đến huy động chúng cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tài nguyên đất đai có tác dụng ức chế đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hai khía cạnh: Thứ nhất, đất đai dùng để mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chịu sự hạn chế của núi cao, sông ngòi, ao hồ xung quanh hoặc chịu sự hạn chế của tài nguyên phong cảnh, ruộng lúa cao sản, sân bay, di tích văn hóa lịch sử, các nhân tố này hoặc không thể khắc phục được hoặc phải bằng giá thành tương đối lớn mới có thể khắc phục được. Thứ hai, khi quy mô đô thị hóa quá lớn, việc sử dụng đất đai vào các mục đích sẽ rất căng thẳng, từ đó hạn chế sự phát triển và mở rộng của hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khoáng sản cũng có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến CSHTKTĐT. Nó góp phần vào việc cung cấp đầu vào cho sự phát triển cơ sở hạ tầng. Khí hậu, thủy văn là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến CSHTKTĐT. Các hiện tượng lũ lụt, tố lốc, mưa bão, động đất… có ảnh hưởng cực kì quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của hạ tầng, nó phá vỡ và làm gián đoạn cả hệ thống CSHT. 3.2. Vấn đề về dân số. 3.2.1. Khái niệm dân số đô thị. Dân số theo quan điểm thống kê là số người sống trên một lãnh thổ nhất định vào một thời điểm nhất định. Dân số đô thị là bộ phận dân số sống trên lãnh thổ được quy định là đô thị. 3.2.2. Đặc điểm dân số đô thị. Dân số đô thị luôn luôn biến động do các yếu tố sinh, tử, đi, đến. Dân số tập trung với mật độ cao, quy mô dân số lớn và phát triển mạnh. Chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có trình độ cao. Có tính chất xã hội phức tạp, có nhiều vấn đề xã hội có thể phát sinh. 3.2.3. Sự biến động quy mô dân số đô thị. Quy mô đô thị ngày càng mở rộng và biểu hiện trước hết của nó là tăng quy mô dân số. Dân số đô thị tăng nhanh do nhiều nguyên nhân. Trước hết, phải kể đến tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa có thể xem như là quá trình biến đổi các vùng chưa phải đô thị thành đô thị. Biểu hiện cụ thể của đô thị hóa là sự mở rộng các thành phố về mặt quy mô diện tích. Số lượng các đường phố, các quận, các phường, các khu đô thị mới tăng lên, đó chính là lí do làm tăng dân số đô thị. Thứ hai, chính là sự biến động tự nhiên và biến động cơ học của dân số. Sự biến động tự nhiên của dân số như sinh, tử chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, tâm lý. Sự biến động cơ học của dân số mới là hiện tượng phổ biến, vì đô thị là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, sinh hoạt: thu nhập cao hơn, có nhiều khả năng kiếm việc làm hơn, chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội tôt hơn. Dân cư tìm mọi cách để được nhập cư vào đô thị, từ đó hình thành dòng dịch chuyển vào đô thị. Chính dòng di dân này đã gây ra sự quá tải về dân số cho các đô thị. Có nhiều hình thức di dân vào đô thị như: Dòng người đi vào thành phố nhằm hưởng thụ các dịch vụ, dòng người đi vào thành phố để tim kiếm việc làm, dồng người ra khỏi thành phố để nghỉ ngơi thư giãn. 3.3. Vấn đề tăng trưởng kinh tế. 3.3.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thu nhập của nền kinh tế (GDP, GNP, GDP/đầu người) trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thường được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Như vậy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, nhưng mục tiêu của đất nước không phải là tăng trưởng kinh tế mà là phát triển kinh tế. 3.3.2. Khái niệm phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển được xem như là quá trình biến đổi cả về chất và lượng, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở một quốc gia. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát qua 3 tiêu thức sau: Một là, sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế, mức gia tăng bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện để nâng cao mức sống của một quốc gia và thực hiện các mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu hướng của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế của một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển của nền kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dang cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí gáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân. Như vậy, tăng trưởng kinh tế đô thị là quá trình tích tụ, tập trung và lớn lên về quy mô kinh tế, xã hội đô thị. Quá trình tăng trưởng và tập trung diễn ra theo hai hướng chiều rộng và chiều sâu. Theo chiều rộng chính là sự đô thị hóa tức là mở rộng quy mô hành chính và tăng dân số đô thị. Theo chiều sâu là sự tăng tổng số việc làm ở đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị và nâng cao khả năng hiệu quả sản xuất. Kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị là nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân, tăng GO, GDP, tăng tích lũy cho đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế, naang cao hiệu quả kinh tế đô thị, tăng tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân cả nước. 3.3.3. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của các ngành. Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đấy. Tăng trưởng về quy mô với nhịp độ khác nhau của các ngành dẫn đến thay đổi cơ cấu. Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu ngành là kết quả của sự phát triển không đồng đều của các ngành sau mỗi giai đoạn. Chỉ tiêu xác định tốc độ biến đổi tương quan giữa các ngành kinh tế thường dùng là nhịp độ tăng trưởng ngành: Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành. Sự thay đổi này trước hết biểu thị bằng số ngành có liên quan. Mức độ tác động qua lại của ngành này với các ngành khác qua quy mô đầu vào mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận từ các ngành đó.      Sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành trong mỗi nền kinh tế. Cho nên, chuyển dich cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển. Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế. Vấn đề đáng quan tâm là ở chỗ : sự chuyển dich cơ cấu ngành diễn ra theo xu hướng nào, tốc độ nhanh chậm ra sao, có những quy luật gì?      3.3.4. Nguồn vốn đầu tư cho CSHTKT. Vốn là điều kiện cần của mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư phát triển CSHTKTĐT. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có điểm khác các loại hàng hóa khác là nó có chủ sở hữu nhất định. Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Ở giác độ vĩ mô, vốn sản xuất luôn luôn được biểu hiện dưới dạng hiện vật, phản ánh năng lực sản xuất của một nền kinh tế. Vốn đầu tư cho sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất, được chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực tế của tài sản cố định bảo đảm bù đắp số lượng tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực tế của tài sản, do đó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Các nguồn vốn gồm có: Nguồn vốn ở trong nước do sự tiết kiệm của Chính phủ, doanh nghiệp, dân cư; Nguồn vốn từ nước ngoài do các tổ chức, cá nhân, chính phủ nước ngoài cho vay hoặc viện trợ không hoàn lại (ODA, FDI). 3.4. Các cơ chế quản lý, tổ chức. 3.4.1. Khái niệm quản lý đô thị. Quản lý đô thị là quá trình tác động tổng hợp bằng các cơ chế chính sách của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban, ngành chức năng) vào các đối tượng quản lý trên địa bàn đô thị nhằm duy trì hoạt động hay định hướng cho sự phát triển của các đối tượng đó. 3.4.2. Khái niệm bộ máy quản lý đô thị. Bộ máy quản lý nhà nước về đô thị là một bộ phận của bộ máy quản lý nhà nước bao gồm Ủy ban nhân dân của thành phố, quận, phường, thị xã, thị trấn và các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý trên tất cả các lĩnh vực ở đô thị. 3.4.3. Nguyên tắc quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Tập trung dân chủ và phân cấp quản lý CSHTĐT là hàng hóa cộng cộng có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, khó thu được tiền hoặc lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn dài nên có nhiều rủi ro nên thường do Nhà nước đảm nhiệm. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và điều chỉnh để đảm bảo cung cấp các dịch vụ CSHTKT, đảm bảo nhu cầu cuộc sống cả nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ của các doanh nghiệp, đảm bảo cho dịch vụ đó có được một cách kịp thời, đủ số lượng và chất lượng cần thiết với giá cả thích hợp. Đây là vai trò của Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nền kinh tế trong sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, chính phủ cũng có khả năng hạn chế trong quản lý và nguồn tài chính phát triển CSHTKTĐT. Do đó, chính phủ cũng tạo điều kiện và mở rộng chức trách cho khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng tham gia thực hiện các quyền dân chủ quản lý, thực hiện nghĩa vụ đóng góp và thu hút mọi nguồn vốn, tăng thêm hiệu quả quản lý và phát triển CSHTKTĐT của quốc gia. Phân cấp quản lý là sự phân định và xếp hạng các đô thị theo quy mô , vị trí hay tầm quan trọng của từng đô thị trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng hay địa phương để từ đó xác định các chính sách quản lý, đầu tư thích hợp. Ở nước ta, đô thị được phân cấp quản lý như sau: Đô thị loại 1 và loại 2 chủ yếu do Trung ương quản lý. Đô thị loại 3 và loại 4 chủ yếu do tỉnh quản lý. Đô thị loại 5 chủ yếu do huyện quản lý. Tiết kiệm và hiệu quả Sự hình thành và phát triển, quy mô và định hướng phát triển của các đô thị nói chung phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể không gian đô thị. Quy hoạch tổng thể không gian đô thị chỉ được thực hiện có hiệu quả khi CSHTKTĐT được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn sự tăng trưởng kinh tế phát sinh nhu cầu CSHTKTĐT với một quy mô lớn, nhất là trong xu thế bùng nổ đô thị hóa toàn cầu với một tốc độ choáng ngợp. Thực tiễn này, đã gây ra hệ quả phát sinh ngày càng gay gắt, trực tiếp có ảnh hưởng về lâu dài là toàn bộ hệ thống giao thông trong và xuyên các trung tâm kinh tế đô thị hóa, hệ thống điện gia dụng và công nghiệp, nước sạch cho các hộ gia đình và sản xuất, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn và lỏng đều bị sử dụng quá tải nhưng không được đầu tư nâng cấp và mở rộng thỏa đáng khả dĩ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Ngân hàng Thế giới (WB) đã khuyến nghị với Chính phủ các nước đang phát triển rằng: Hạ tầng thích hợp sẽ giúp xác định quốc gia này thành công hay thất bại qua việc đa dạng hóa sản xuất, mở rộng thương mại, giải quyết vấn đề tăng trưởng dân số, giảm thiểu nghèo đói, cải thiện môi trường. Hạ tầng tốt làm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, nhưng nó cần theo kịp sự với sự tăng trưởng… Kết cấu hạ tầng đô thị không chỉ phụ thuộc vào trình độ quy mô phát triển sản xuất, dịch vụ, mật độ dân cư, mà còn phụ thuộc vào các phương tiện đi lại, các thiết bị sinh hoạt của dân cư. Đây là nguyê._.n tắc hệ thống để làm sao các đặc trưng và mục tiêu của hệ thống CSHTKTĐT được thực hiện một cách tốt đẹp. 3.4.4. Cơ chế chính sách. Trong đầu tư cho cơ sở hạ tầng, yếu tố môi trường pháp lý và kinh tế tác động trên nhiều phương diện. Cụ thể: Môi trường pháp lý tạo ra những điều kiện để hình thành nên các CSHT và tạo sự gắn kết giữa CSHT chung của cả nước với hệ thóng hạ tầng của địa phương. Môi trường pháp lý tạo những điều kiện huy động các nguồn lực cho việc đầu tư CSHTKT, kể cả nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn của tổ chức, của cá nhân. 3.5. Công tác quy hoạch đô thị. 3.5.1. Khái niệm. Quy hoạch không gian đô thị là nghiên cứu có hệ thống những phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với những nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kỹ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó. Quy hoạch đô thị là việc tạo ra viễn cảnh tốt đẹp hơn cho đô thị bằng cách đưa ra các quyết định tương lai về quy mô, hình thể và chức năng của đô thị và phương thức để thực hiện mong muốn đó Quy hoạch xây dựng đô thị là sự tổ chức sắp xếp không gian đô thị sao cho sử dụng hợp lí các nguồn lực (không gian, kết cấu hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên), đảm bảo sự phát triển bền vững (về kinh tế, xã hội và môi trường) của đô thị. Quy hoach xây dựng đô thị được thực hiện thông qua các yêu cầu, quy định của nhà nước đối với các hoạt động khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng không gian, kết cấu hạ tầng đô thị và tài nguyên khác (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, du lịch văn hóa…) đã được xác định. Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy chế và thường được xây dựng, ban hành để áp dụng trong một giai đoạn nhất định. 3.5.2. Các đặc điểm cơ bản. Quy hoạch đô thị là công tác có tính chính sách. Quy hoạch đô thị là công tác có tính tổng hợp. Quy hoạch đô thị mang tính địa phương và kế thừa của nhiều yếu tố. Quy hoạch đô thị là công tác có tính dự báo cho sự phát triển trong tương lai. 3.5.3. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch xây dựng đô thị. Tổ chức sản xuất Quy hoạch đô thị phải đảm bảo phân bố hợp lý các khu vực sản xuất trong đô thị, trước tiên là khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp và các loại hình sản xuất đặc trưng khác. Quy hoạch đô thị cần giải quyết tôt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp với bên ngoài và với các khu chức năng khác trong đô thị. Đó là mối liên hệ trực tiếp với các khu ở của dân cư nhằm bảo đảm sự hoạt động bình thường và nhu cầu phát triển không ngừng của các cơ sở sản xuất với việc làm của người dân đô thị. Tổ chức đời sống Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tạo điều kiện tổ chức tốt cuộc sống và mội hoạt động hàng ngày của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị, tổ chức việc xây dựng các khu ở, khu trung tâm và dịch vụ công cộng, khu nghỉ ngơi, giải trí, cũng như việc đi lại giao tiếp của người dân đô thị. Ngoài ra, còn tạo môi trường sống trong sạch, an toàn, tạo điều kiện hiện đại hóa cuộc sống của người dân đô thị, phục vụ con người phát triển một cách toàn diện. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của quy hoạch nhằm cụ thể hóa công tác xây dựng đô thị, tạo cho đô thị một đặc trưng và hình thái kiến trúc đẹp, hài hòa với thiên nhiên, môi trường và cảnh quan. Quy hoạch đô thị cần xác định được phương hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối kiến trúc các công trình chủ đạo, xác định tầng cao, màu sắc và một số chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch, nhằm cân đối việc sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương, phong tục tập quán và truyền thống dân tộc của đô thị. 3.5.4. Nguyên tắc cơ bản. Thực hiện nhiệm vụ chính trị và đường lối xây dựng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đề ra. Kết hợp chặt chẽ giữa QHĐT và QHNT, giữa các vùng với nhau. QHĐT phải dựa vào thành tựu khoa học kĩ thuật, kinh tế hiện tại và tương lai. QHĐT cải tạo, phục hồi, nâng cấp các đô thị cũ là công tác quan trọng. QHĐT tuân thủ chỉ tiêu, định mức, quy trình kĩ thuật của Nhà nước ban hành cho từng giai đoạn phát triển. Khai thác triệt để các điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, chú ý bảo vệ môi trường sống. 3.6. Các yếu tố về chính trị, xã hội, lịch sử. 3.6.1. Yếu tố lịch sử. Đối với sự phát triển của nhân loại, mỗi dân tộc đều có một sứ mạng riêng và không một sứ mạng nào lớn hơn sứ mạng nào hết. Mọi dân tộc, dù đông đúc hay không đều có “thiên phận” như nhau trong lịch sử nhân loại. Dân tộc này nổi trội và tác động đến cuộc sống nhân loại ở thời điểm lịch sử này, thì dân tộc khác lại nổi trội và tác động đến cuộc sống nhân loại ở một thời điểm khác. Điều này được minh định đanh thép bằng toàn bộ lịch sử nhân loại mà chúng ta đã và đang trải qua. Dân tộc Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát triển trên vùng châu thổ sông Hồng và sông Mã phía Bắc của Việt Nam ngày nay. Con người từ các vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng, từ đời này sang đời khác đã khai hoá đất để trồng trọt. Họ đã tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự dòng sông Hồng gây nhiều lũ lụt hàng năm. Quá trình lao động không ngừng để chế ngự nước - chống lũ, lụt, bão, hạn hán, xây dựng đê điều, đào kênh phục vụ cho việc trồng lúa, xây dựng đường xá phục vụ cho việc đi lại. Tạo lên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nền văn minh lúa nước thời bấy giờ. Dưới các triều đại phong kiến, dân tộc ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh với các thế lực phản động trong và ngoài nước, đặc biệt là bọn phản động ở phương Bắc đã phá hoại rất nhiều các công trình như: đền chùa, miếu mạo, cung đình, đường xá, thành quách gây ra rất nhiều khó khăn cho dân tộc ta. Vào giữa thế kỷ 19 (1858), thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm chiếm Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn bất lực đã dần dần nhân nhượng quân xâm lược và từ năm 1884 Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và thuộc địa trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu, các phong trào kháng chiến quần chúng dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước nổ ra ở khắp mọi nơi, nhưng cuối cùng đều thất bại. Tiếp đến là sự xâm chiếm của đế quốc Mĩ (1954 – 1975) với hàng loạt những cuộc chiến tranh lớn nhỏ nhằm phá hoại đất nước ta. Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề về nhiều mặt, đặc biệt là con người và cơ sở hạ tầng. Từ năm 1975 đến 1986, Việt Nam phải đối phó với vô vàn khó khăn trong việc khắc phục những hậu quả của chiến tranh, nhất là cơ sở hạ tầng. 3.6.2. Yếu tố chính trị. Trên thế giới có rất nhiều mô hình hệ thống chính trị và thể chế nhà nước. Chúng ta không thể khẳng định mô hình nào là ưu việt nhất mà vấn đề là ở chỗ, mô hình nào phù hợp, thích ứng đối với mỗi quốc gia. Thực tế đã minh chứng rất rõ ràng: Sự ổn định, phát triển và năng lực của chúng ta đang được rất nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao và coi là hình mẫu có thể tham khảo. Một hệ thống chính trị mạnh là một hệ thống chính trị đặt mục tiêu và phương thức thực thi quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị phù hợp với lợi ích của nhân dân. Lợi ích của nhân dân liên quan đến nhiều giai cấp, tầng lớp nên có thể có nhiều khác biệt. Một hệ thống chính trị vận hành tốt thì khi đã đưa ra những quyết sách, thường đảm bảo ích chung, phản ánh được điểm tương đồng chung, tạo ra được sự đồng thuận xã hội. Đồng thuận xã hội là cơ sở để đoàn kết toàn dân tộc. Mọi tầng lớp, mọi giai cấp đều cố gắng để thực hiện mục tiêu, chủ trương, chính sách, pháp luật do hệ thống chính trị đề ra - Người ta gọi đây là “sản phẩm đầu ra” của hệ thống chính trị. Trong xã hội có giai cấp, hệ thống chính trị có vai trò rất quan trọng, là hệ thống phân bổ các giá trị xã hội, tổng hợp các phương thức thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Trong hệ thống chính trị, nhà nước đóng vai trò trung tâm. Mọi hoạt động chính trị của tổ chức, của công dân đều hướng tới để xây dựng một hệ thống chính trị sao cho quá trình phân bổ quyền lực của xã hội phải đảm bảo cân bằng các lợi ích, đảm bảo sự công bằng. Hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đó là nhờ hệ thống chính trị vận hành tốt, đây cũng là yếu tố cơ bản để đảm bảo sự ổn định trong thời gian vừa qua. Để đảm bảo ổn định chính trị, không chỉ có tập hợp được nhân dân, đảm bảo được lợi ích của nhân dân, đảm bảo sự đồng thuận toàn xã hội và đoàn kết toàn dân tộc mà còn phải đảm bảo được an ninh quốc gia, sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia. Bất kì hệ thống chính trị nào muốn có ổn định để phát triển đều cũng phải đạt được điều đó. Hệ thống chính trị của bất kỳ một nước nào cũng có nhà nước, có Đảng cầm quyền, có các tổ chức nối nhà nước với công dân (gọi là các tổ chức chính trị - xã hội) và các quan hệ, cơ chế nguyên tắc đảm bảo cho hệ thống chính trị đó vận hành tốt. Hệ thống chính trị của chúng ta đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội, phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực đã tạo ra thế và lực mới có đủ điều kiện để đảm bảo hòa bình, ổn định trong nước, quan hệ tốt với các nước láng giềng và các nước trên thế giới. Đó là điều kiện cơ bản để giữ được an ninh chính trị, an sinh công dân và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Một hệ thống chính trị tốt phải thể hiện 4 tiêu chí cơ bản sau: Một là, vạch được mục tiêu đúng; Hai là, tổ chức thực hiện được các mục tiêu; Ba là, đảm bảo được dân chủ; Bốn là, đảm bảo được ổn định chính trị - xã hội, đất nước phát triển, tự thích nghi, tự hoàn thiện và đổi mới. Qua đây, chúng ta có thể tự đánh giá chính mình và so sánh được hệ thống chính trị nước ta với hệ thống chính trị các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã có đường lối đổi mới và các chính sách kinh tế - xã hội đúng, hợp lòng dân, hợp với xu thế phát triển của thời đại, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao; tổ chức hiện thực hoá chúng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; đạt đựơc nhiều thành tựu và tiến bộ trong xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ hoá xã hội, phát huy quyền dân chủ của nhân dân; chính trị ổn định… Khách quan mà nói chúng ta đang có một xã hội công dân đang hình thành và phát triển tốt, làm cơ sở cho hệ thống chính trị dân chủ và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tính đặc biệt, đặc sắc ở đây là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt của xã hội công dân đó. Chúng ta cũng tích cực khắc phục những yếu kém, trì trệ, bằng nổ lực cải cách hành chính, quyết tâm chống tham nhũng, đã và đang nghiên cứu, tiến hành nhiều đổi mới quan trọng nhằm làm cho hệ thống chính trị hoạt động tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn. Trong lúc đó, nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đang rơi vào các cuộc chiến tranh, nội chiến, xung đột, nợ nần, nạn khủng bố, khủng hoảng chính trị…Chúng ta đang ở thế thuận lợi. Vấn đề là biết tận dụng những lợi thế này để phát triển nhanh và bền vững đất nước, tạo các yếu tố thuận lợi hơn để tiếp tục chủ động đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới hệ thống chính trị. Từ vị thế này, chúng ta rất có khả năng, xứng đáng và rất đáng tích cực tham gia vào các quá trình quản lý toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng. Hệ thống chính trị chúng ta trước đây chủ yếu là một hệ thống phục vụ các mục tiêu chiến đấu (mang nặng tính bao cấp, chỉ huy), qua hơn 20 năm đổi mới, về cơ bản đã tương thích được với đời sống chính trị của cộng đồng quốc tế. Điều này không phải nước nào cũng làm được. Hệ thống chính trị nước ta cũng như tất cả các nước khác đều có những thách thức, vừa do những nguyên nhân nội tại vừa do những nguyên nhân bên ngoài. Đó là do những đặc điểm đặc thù của mình mà mỗi nước vẫn có những “vấn đề” riêng chưa tương thích với những yêu cầu chung, những chuẩn mực chung; mặt khác lại có những nước muốn áp đặt cách nhìn nhận, lợi ích, chuẩn mực của riêng mình cho cộng đồng quốc tế. Yêu cầu tương thích của hệ thống chính trị của chúng ta với đời sống chính trị thế giới cũng đang đặt ra một số vấn đề. Mô hình nhà nước của chúng ta là nhà nước pháp quyền nhưng tàn dư của mô hình tập trung quan liêu bao cấp còn khá nặng nề. Việc đảm bảo và và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của người dân, tình trạng quan liêu tham nhũng đang là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Chúng ta cũng đang tìm tòi để đổi mới hệ thống và hoàn thiện hệ thống chính trị. Thời gian qua chúng ta đã đảm bảo được sự ổn định. Điều đó nói lên sự thích hợp, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, chúng ta đang nghiên cứu, tìm hướng khắc phục khuyết điểm của hệ thống chính trị và tìm cách đổi mới. Thành công của Việt Nam, đặc biệt là vị thế mới của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tính ổn định chính trị - xã hội, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại cởi mở thân thiện . Những yếu tố đó đã tạo ra sự thân thiện, cởi mở, hoà nhập của dân cư trong các sinh hoạt trong nước, cũng như ở nước ngoài. Những thành công của Việt Nam không chỉ biểu hiện tính cách dân tộc, bản sắc văn hoá, hoặc khả năng động viên của chính quyền mà chủ yếu là biểu hiện chất lượng các chính sách đối nội, đối ngoại. Các chính sách đó đã tạo được sự đồng thuận và đoàn kết xã hội, góp phần tạo ra hình ảnh Việt Nam ngày nay: Một Việt Nam hoà bình, tươi đẹp, cởi mở, thân thiện, năng động, đồng thuận, dân chủ, công bằng, phát triển mạnh mẽ và quyết tâm vươn lên không gì ngăn cản nổi. 3.6.3. Yếu tố xã hội. Ý thức con người. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Vì vậy, ý thức ... là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao. Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều: Theo chiều ngang: Bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí ..., trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi. Theo chiều dọc: Bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức. Ý thức của con người là cái tồn cài sẵn trong con người, là cái có trước, còn các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủ thể, coi sự vật là sự phức hợp các cảm giác, thì không có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc khác, dưới hình thức này hay hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận. Trình độ dân trí Người dân được chuẩn bị ở một trình độ văn hóa nhất định và được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng được huy động vào quá trình sản xuất kinh tế - xã hội, trước hết vào xây dựng các CSHT và khai thác các cơ sở đó sau khi xây dựng. Bởi vì, xây dựng các cơ sở hạ tầng một mặt đòi hỏi các lao động thủ công, mặt khác đòi hỏi những lao động có trình độ kỹ thuật cao để vận hành các máy móc, thiết bị và tổ chức quản lý. Đô thị là nơi có trình độ dân trí cao nhất trong cả nước, đó là một trong những lợi thế vô cùng to lớn của đô thị. II – Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố Hà Nội 1. Tổng quan chung về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố Hà Nội. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội. Thời kì tiền Thăng Long Dấu vết đô thị đầu tiên ở nước ta là thành Cổ Loa hay còn được gọi là Loa thành của An Dương Vương ở tả ngạn sông Hồng. Loa thành là đô thị đầu tiên được xây dựng vào năm 25 trước Công nguyên, trên mảnh đất Chạ Chủ - một làng quê thời Hùng - trở thành đế đô nhà Thục. Với mục đích dựng thành một chiến luỹ bất khả chiến bại, thành được xây dựng hết sức công phu với hệ thống thành, hào, luỹ xen kẽ, làm thành một loa thành khổng lồ hình xoáy trôn ốc soi bóng xuống dòng Hoàng Giang. Thành đắp dựa vào hình sông thế núi, uốn lượn theo địa hình tự nhiên, ngoài hào trong luỹ, hào lại nối với sông và đầm cả mênh mông, quanh năm đầy ắp nước, tạo cho Cổ Loa vừa là căn cứ phòng ngự vừa là căn cứ tiến công, vừa tác chiến trên bộ vừa tiến công dưới thuỷ. Với kết cấu thành - hào - luỹ, thành Cổ Loa được xây dựng thành ba vòng: Thành ngoại, Thành giữa, Thành nội. Các cửa bố trí chéo nhau, đường nối hai cửa làm thành hình chéo, đi lại quanh co, lại có ụ phòng ngự hai bên, dệt nên huyền tích thành ốc - Loa Thành. Chiều dài của ba tường thành chính dài trên 16km có hào sâu bao bọc nối liền với sông Hồng làm tăng khả năng phòng thủ của Thành. Ngoài các cung điện của vua và các trại lính, trong Thành còn có nhà của dân thường. Thăng Long thời Lý Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), sau khi ổn định tình hình chính trị trong nước, Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô về trung tâm Đại La và đổi tên là Thăng Long. Đây cũng là cái mốc khai sinh ra Thành phố Hà Nội ngày nay. Thăng Long có hệ thống thành dài 25km bao bọc xung quanh khu vực cung đình và các điểm dân cư, là những dấu hiệu đầu tiên của đô thị hóa độc đáo. Ngoại ra còn nhiều công trình được xây dựng trong thành như đền chùa, miếu mạo. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở ...  Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trước Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trường Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ. Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”. Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác. Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng. Tiếp đến là các khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên. Thăng Long thời Trần Thăng Long thời Trần vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất của Đại Việt bấy giờ. Cuộc chuyển giao triều chính diễn ra một cách hoà bình đã không làm cho Thăng Long thay đổi nhiều. Về kiến trúc vẫn như thời Lý, nhiều cung điện trong Hoàng thành và Cấm thành vẫn giữ nguyên. Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: lập Viện quốc học, Giảng võ đường... Kinh thành chia làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn, phường thợ và phường làm nông nghiệp. Một số tên phường trong thời kỳ này còn thấy lác đác ghi trong sử sách cũ như: Thái Hoà, Báo Thiên, Phủng Nhật, Cơ Xá, Bố Cái, Hạc Kiều, Thịnh Quang, Toán Viên...   Việc buôn bán giữa Thăng Long và các địa phương đã bắt đầu phát triển. Sông Tô Lịch thành nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ khắp nơi đều theo sông Hồng, qua cửa Hà Khẩu vào sông Tô để đưa hàng vào kinh thành. Sự kiện năm 1400 khi Hồ Quý Ly đánh thuế thuyền buôn đã chứng tỏ hình thức buôn bán bằng đường thuỷ ở Thăng Long thời gian này khá hưng thịnh. Sự kiện năm 1282 vua Trần Thánh Tôn đi xe từ kinh thành đến Bình Than (Chí Linh-Hải Hưng) để hội chư quân cho phép chúng ta khẳng định tuyến đường bộ thời ấy đã tương đối rộng rãi và thông thương thuận tiện. Đây chính là những tiền đề cần thiết cho các hoạt động kinh tế và thương mại của Thăng Long thời Trần được đẩy lên một diện mạo mới. Thăng Long thời Lê Sơ Năm 1512 Lê Tương Dực lệnh cho Vũ Như Tô đứng ra trông non xây dựng hơn 100 nóc cung điện có gác và khởi công xây dựng Cửu Trùng Đài. Năm 1514 lại cho mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (mỗi trượng 3,6m) bao bọc cả quán Trấn vũ và chùa Kim cổ, tường thành chạy từ phía Đông nam đến Tây bắc, chắn ngang sông Tô. Theo lối vẽ ước lệ của bản đồ thì phỏng đoán rằng mặt phía Đông gần trùng với phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da ngày nay. Phía mặt Bắc chạy theo sông Tô, trùng với đường Hoàng Hoa Thám, mặt phía Tây là đường Bưởi. Mặt Nam có thể là một đoạn phố Cầu Giấy chạy sang Kim Mã rồi Sơn Tây, Trần Phú tới Hàng Da. Khu dân cư chia làm hai huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường.  Thăng Long thời Mạc-Lê Mạt Bức tranh Thăng Long thời Mạc khá phức tạp, cung điện kho tàng và các phường phố ở Kinh thành đã nhiều lần bị thiêu đốt, tàn phá. Hoàng thành nhiều năm bị bỏ trống càng trở nên hoang phế điêu tàn. Cuối năm 1585 Mạc Mậu Hợp trở lại Thăng Long cho tu sửa lại Hoàng thành để chống lại cuộc tấn công của họ Trịnh. Lần tu sửa này Hoàng thành đã thu hẹp lại về hai phía Đông và phía Tây, một số cung điện bị bỏ ra ngoài hoàng thành trở nên hoang phế. Tuy vậy Hoàng Thành thời gian này vẫn rộng hơn Hoàng thành thời Lý - Trần và rộng hơn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn. Sau khi đuổi được họ Mạc ra khỏi Thăng Long, năm 1593 chúa Trịnh cho sửa sang qua loa lại Hoàng thành để vua Lê ở còn lại tập trung dựng phủ chúa bên ngoài Hoàng thành. Đây mới cơ quan đầu não đích thực của trung ương thời bấy giờ với nhiều công trình kiến trúc xa hoa lộng lẫy: lầu Ngũ Long (phía bờ Đông hồ Gươm), đình Tả Vọng (nay là gò Rùa), cung Thuỵ Khánh (chỗ đảo Ngọc Sơn). Năm 1728 Trịnh Giang còn cho đào hầm ở phía Nam hồ Gươm để dựng cung điện ngầm dưới đất gọi là Thưởng Trì cung. Khu văn miếu được mở rộng thêm thành một khu học xá lớn nhất trong thời phong kiến bao gồm các điện Đại Thành thờ tiên thánh, nhà giải vũ thờ tiên nho, nhà Thái học trong đó có trường Quốc Tử Giám. Hai phía Đông và Tây nhà Thái Học dựng nhà bia ghi danh tiến sĩ và dựng cả khu nhà 150 gian cho học sinh ở tạo thành một nhà học quy mô chưa từng có trong các thời đại trước. Ngoài ra là hàng loạt các đền chùa có quy mô lớn cũng được dựng lên trong thời gian này như: chùa Trấn quốc, chùa Tiên Tích, đền bà Kiệu.... Ngoài Hoàng thành, phố phường được phát triển, hoạt động thương mại ngày càng phát triển, các cửa hiệu buôn bán của người Hà Lan, Anh mọc dọc theo sông. Khu dân cư đã có nhà hai tầng, nhiều nhà làm thêm gác lửng để phòng lụt lội.  Thăng Long thời Nguyễn Năm 1805 nhà Nguyễn cho xây lại thành Thăng Long nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời trước. Thành mới xây phỏng theo kiểu thành Vauban của Pháp cuối thế kỷ XVII. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số, chu vi khoảng 1285 trượng. Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh, tường cao 1trượng 1thước, dày 4 trượng mở ra 5 cửa: Đông- Tây- Bắc- Đông nam và Tây nam, ngoài mỗi cửa có một mảnh thành nhỏ gọi là Dương Mã thành để giữ cửa. Trong thành có nhà Kính Thiên, cột cờ. Trước cột cờ là Hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn và các Tào thay mặt các Bộ. Có kho, võ miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để làm lễ động thổ hàng năm. Có nhà ngục và nơi pháp trường gọi là Trường hình. Trong thành là các công trình nhà ở, nơi làm việc của quan lại và các trại lính. Phía ngoài thành là các khu dân cư và phố phường buôn bán của dân thường. Ngoài thành là các doanh trại quân đội sau đó mới đến các phố phường và khu đồn thuỷ; lập phố Tràng tiền để đúc tiền kẽm, tiền đồng. Tuy gọi là 36 phố phường nhưng thực chất thì nhiều hơn. Có những phố chuyên phục vụ cho quan lại như phố Hàng Đào bán tơ lụa; phố Mã Vĩ bán mũ áo cho các quan chức và phường chèo; phố Hàng Bài làm hài cho các bà lớn và những người đồng cốt; phố Hàng Bạc bán đồ trang sức; phố Hàng Đàn làm võng kiệu, long đình... Lại có những phố chuyên bán đồ ăn như phố Hàng Mắm, Hàng Gạo, Hàng Hành, Hàng Gà, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Bồ... (đều là những phố nằm trong quận Hoàn Kiếm ngày nay và được gọi là khu Phố cổ). Vòng ngoài của thành Hà Nội có ngoại thành dài 28 dặm 77 trượng 4 thước, chừng 16 cây số; có 16 cửa ô: Kim Liên, An Tự, Thanh Lãng (Thanh nhàn), Nhân Hoà, Tây Long (chỗ Nhà Hát Lớn), Đông An, Mỹ Lộc, Trừng Thanh, Đông Hà, Phúc Lâm (Hàng Đậu), Thạch Khối, An Tĩnh (Yên Thành), An Hoà (Yên Phụ), Tây Hồ (đường Bưởi), Vạn Bảo (Kim Mã), Thịnh Quang (ô Chợ Dừa). Những cửa ô này chính là nơi thu hút khách thập phương đổ về làm ăn, vì vậy Thăng Long lúc này mặc dù mất đi chức năng là một kinh đô, song lại cực kỳ phát triển về kinh tế hàng hoá. Dân tứ trấn Đông, Nam, Đoài, Bắc đều kéo nhau về Hà Nội làm ăn và tụ tập thành xóm riêng: Phất Lộc, Gia Ngư, Nam Ngư. Những người cùng làng không ở gần nhau thì vẫn có đình chung để hội họp. Dân nghề thì tập họp nhau bằng cách hàng năm tế Tiên sư. Điều đó lý giải tại sao giữa lòng Thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn có những ngôi đình: Phù ủng, Lương Ngọc... Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc Ngay sau khi chiếm Hà Nội, mặc dầu chưa bình định được Bắc kỳ thực dân Pháp cũng đã bắt tay vào kiến thiết sơ bộ cơ sở của chúng ở Hà Nội. Năm 1901 chúng xây phủ Thống sứ, nhà bưu điện, kho bạc, nhà đốc lý, nhà kèn ở vườn hoa Pônbe, mở thêm phố Đồng khánh, Gia Long cùng trường đua ngựa...một số nhà máy bia, diêm, dệt, điện và nhà thờ lớn cũng được dựng trong thời gian này. Từ năm 1897 bọn thực dân đã ổn định được Bắc kỳ nên số tư bản Pháp sang kinh doanh ngày một nhiều, nhà cửa cùng các công trình phục vụ bọn tư bản cũng vì thế mà tăng lên. Đường phố cũng dần được mở mang để phục vụ cho mục đích khai thác và bóc lột của chúng. Tuy nhiên, chúng cũng tiến hành rất nhiều cuộc truy quét tàn phá Hà Nội, đã phá hủy rất nhiều công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Hà Nội thời kỳ chống Mỹ Sau khi đã tiến công nhiều địa điểm thuộc Hòn Gai, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, từ giữa năm 1966, Mỹ thực sự đánh vào Hà Nội, mở đầu một giai đoạn “leo thang” nghiêm trọng, bắn phá miền Bắc Việt Nam. Với âm mưu đưa miền Bắc "trở lại thời kỳ đồ đá", đế quốc Mỹ đã đã đem hàng ngàn tấn bom vào rải thảm Hà Nội, nhiều khu phố, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, hệ thống giao thông … đã bị bom Mỹ san phẳng, thành phố bị thiệt hại nặng nề. Sau đó, Hà Nội cũng đã có những biện pháp để khắc phục cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhưng chỉ ở mức tạm thời. Hà Nội ngày nay Sau đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) với đường lối chiến lược đổi mới toàn diện đất nước, đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ X đã xác định nhiệm vụ đổi mới của Thủ đô và nêu lên những chủ trương và quyết sách góp phần đưa thành phố ngày một tiến lên. Cho đến ngày nay, cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của quá trình đô thị hóa hiện nay. 1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội hiện nay. 1.2.1. Giao thông đô thị. Hệ thống giao thông đường bộ Trong những năm qua, hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội đã được đầu tư phát triển và đạt được một số kết quả góp phần tích cực trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng đã được hoàn thành như cải tạo nâng cấp các tuyến đường quốc lộ hướng tâm, quốc lộ 32 (đoạn Cầu Giấy - Cầu Diễn), tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - Trung Hoà), tuyến đường Lê Văn Lương, đường Văn Cao,... Nhiều công trình giao thông quan trọng đang được đầu tư xây dựng như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường Láng - Hoà Lạc, tuyến đường 5 kéo dài, tuyến đường La Thành - Thái Hà - Láng; Hạ tầng kỹ thuật của nhiều khu đô thị mới được đầu tư: Linh Đàm, Đại Kim - Định Công, Đông Nam Trần Duy Hưng, Khu thể thao Mỹ Đình,... Hệ thống vận tải hành khách công công bằng xe buýt bước đầu đã phát triển và từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng cơ sở của Thành phố vẫn được đánh giá là còn yếu kém và còn nhiều bất cập chưa theo kịp nhu cầu của nền kinh tế và chưa tương xứng với tầm vóc và vị thế của Thủ đô. Trước hết là do dân số tăng nhanh, lại tập trung thành từng cụm đông đúc, trong khi mật độ đường so với số dân và mật độ đường so với diện tích đất sử dụng còn quá thấp. Thành phố mới dành 6,1% quỹ đất cho giao thông, mặt đường của TP quá hẹp (80% có mặt cắt dưới 11m), khoảng cách trung bình giữa các nút giao thông từ 380m - 400m (quá gần), trong đó lại có tới 580 nút đồng mức; vỉa hè thì chật hẹp, đặc biệt có tới 35 điểm giao cắt với đường sắt. Tại các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng thiếu đường ngang, ._.Nhà nước cho CSHT Vốn tư nhân Các đại diện từ khu vực tư nhân bao gồm các quỹ đầu tư tư nhân, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng Việt Nam, các nhà đầu tư tư nhân, các nhà thầu tư nhân tham gia vào các dự án PPP và các nhà tài trợ. Việc khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp CSHTKT có vai trò quan trọng do: Thứ nhất, mang lại hàng loạt lợi ích do thực hiện tốt hơn, tầm bao phủ rộng hơn và tính bền vững cao hơn nhờ vào hiệu quả đạt được với năng lực quản lý, sự sáng tạo, khả năng định hướng theo yêu cầu của khách hàng, khả năng thu hồi chi phí cao hơn và việc sử dụng kỹ thuật tiên tiến của khu vực tư nhân; Thứ hai, bổ sung tài chính cho các dự án hạ tầng từ các nguồn vốn tư nhân có thể giúp làm giảm nhu cầu về vốn của các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm. Hơn nữa, với các khoản chi tiêu công cộng chủ yếu được Hà Nội dùng vì mục đích giảm nghèo, thì việc đóng góp tài chính của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng sẽ giúp giải phóng các nguồn vốn ngân sách để dùng vào việc đầu tư giảm nghèo ở lĩnh vực khác. Đóng góp tài chính của khu vực tư nhân cũng giúp thay đổi cơ bản cơ cấu chi phí của các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Trong các mô hình Sáng kiến Tài Chính Tư Nhân (PFI) được sử dụng ở Châu Âu, việc cung cấp của khu vực tư nhân có thể làm thay đổi gánh nặng kinh phí của Nhà nước. Tuy nhiên, do chi phí giao dịch trả trước cao, rủi ro và thông tin nghèo nàn là những yếu tố quan trọng ngăn cản khối tư nhân đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng cho tương lai ở các nước đang phát triển. Kết quả là những dự án được cơ cấu cho hấp dẫn với khối tư nhân thường khan hiếm. Từ nǎm 1992, Nhà nước đã bắt đầu chú ý tới việc thu hút nguồn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân vào lĩnh vực này, bằng cách đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất và đưa hình thức đầu tư BOT, cho phép các doanh nghiệp vay tín dụng để nâng cấp, cải tạo đường cũ và thu phí giao thông để hoàn vốn; doanh nghiệp ứng tiền ra làm đường trước chính phủ dùng ngân sách thanh toán sau. Nhiều đường quốc lộ đã được nâng cấp và sửa chữa bằng các hình thức này như đường Láng - Hoà Lạc (Hà Nội - Hà Tây) và một số đoạn đường nội đô ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Với hình thức huy động vốn này, tuy cũng có những kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung các nhà đầu tư trong nước bị hạn chế về tài chính vì vậy mà khó có thể thực hiện những dự án có qui mô lớn. Đối với những dự án lớn có qui mô hàng trǎm triệu USD trở lên thường trông chờ vào các nhà đầu tư nươc ngoài, những đây là những lĩnh vực không sinh lợi, khó thu hồi vốn, cùng với một số chính sách về tài chính của Việt Nam chưa làm cho họ yên tâm, nên các nhà đầu tư cũng chưa mặn mà lắm với các dự án này. Hiện nay, mới chỉ có một nhà máy nước, một nhà máy điện, một dự án đường bộ, hai cảng biển và một số dự án trong ngành viễn thông có vốn đầu tư nước ngoài. 2.4. Vấn đề quản lý của các cơ quan tổ chức Nhà nước. 2.4.1. Phân cấp quản lý. Về quản lý hạ tầng cơ sở, ở Thành phố Hà Nội có sự phân chia quản lý giữa Trung ương và địa phương. Cơ sở hạ tầng do Trung ương quản lý bao gồm: Bộ Giao thông Vận tải quản lý đường quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm, hệ thống đường sắt quốc gia, vận tải liên tỉnh, hàng không, đường sông; Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý hệ thống điện; Bộ Bưu chính Viễn thông và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các công ty viễn thông quản lý và cung cấp dịch vụ bưu điện và thông tin liên lạc... Thành phố Hà Nội quản lý mạng lưới đường đô thị, đường sắt đô thị, vận tải hành khách nội đô, bến bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải; chiếu sáng công cộng... Việc phân cấp quản lý này nếu làm tốt thì sẽ giúp cho công tác quản lý CSHTKT đô thị rất hiệu quả. Tuy nhiên, do thực trạng năng lực quản lý của ta còn hạn chế, thiếu khoa học nên gây ra sự chia cắt, chồng chéo trong công việc. 2.4.2. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cơ chế chính sách giữ vai trò tiên quyết trong công tác quản lý và thu hút đầu tư vào lĩnh vực CSHTKT- một loại hàng hóa công cộng. Để có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ thống cơ sở hạ tầng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đã có rất nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư và và tổ chức quản lý CSHTKT một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính thì rườm rà. Hơn nữa, trong công tác quản lý thì cơ chế chính sách của ta còn lỏng lẻo, thiếu sót gây ra sự lộn xộn trong quản lý cơ sở hạ tầng. 2.5. Công tác quy hoạch Hà Nội. Công tác quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng trong sự đồng bộ hóa giữa quy hoạch CSHTKT với quy hoạch tổng thể chung của Hà Nội. Nếu công tác quy hoạch CSHTKT đô thị có tầm nhìn xa và đi trước phát triển kinh tế-xã hội thì sẽ không phải tốn một chi phí quá lớn cho giải phóng mặt bằng khi cải tạo, làm mới và nâng cấp CSHT đô thị. Tiền đền bù giải tỏa trong nội đô nên để làm những hạ tầng mới ở ngoại ô. Rõ ràng, khâu xây dựng quy hoạch phải chuẩn, đồng bộ và chúng ta cần có những con đường, tuyến đường, công trình hạ tầng mẫu chuẩn, để rồi từ đó phát triển tiếp thành mạng lưới đồng bộ. Ví dụ khi quy hoạch một tuyến đường, người ta đưa tất cả các công trình phụ trợ cần thiết như điện, nước, thoát nước, viễn thông, cây xanh, chiếu sáng v.v... vào chung một dự án. Tiến độ thi công cũng được lập rất cụ thể chi tiết và đồng bộ, xây trước, xây sau nhịp nhàng và hợp lý. Không đào đi đào lại gây lãng phí. Hình13 - Hậu quả của việc quy hoạch không đồng bộ Quy hoạch sẽ giúp cho Thành phố khai thác được một cách triệt để tất cả các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô nhằm đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng được đáp ứng hiệu quả nhất, đồng thời nó sẽ giúp cho CSHTKT của Thành phố được đi đúng hướng. Dù biết là rất quan trọng, nhưng trong thời gian qua, công tác quy hoạch của Hà Nội là rất kém. Có thể hiểu rõ điều này thông qua việc Hà Nội đã rất nhiều lần tổ chức quy hoạch: Hình 14 - Các lần tổ chức quy hoạch tổng thể Hà Nội Dù nhiều lần tiến hành quy hoạch tổng thể, tuy nhiên hiện trạng CSHTKT của Hà Nội vẫn còn trong tình trạng yếu và thiếu. Điều đó chúng tỏ công tác quy hoạch của Hà Nội “có vấn đề”. Việc quy hoạch theo chức năng khu vực sản xuất, dịch vụ, văn hóa, thể thao, khu dân cư ở cách nhau theo từng tuyến, từng khu vực riêng biệt sẽ làm cho người dân Thành phố đi lại nhiều lần hơn trong ngày, làm cho số phương tiện và số người tham gia giao thông tăng lên. Đồng thời nó làm cho tần suất sử dụng CSHTKT không đồng đều, chỗ thì thì thừa, chỗ thì thiếu. Việc có nhiều trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, bến xe nằm ngay trong Thành phố làm cho công nhân, sinh viên, người nhà bệnh nhân… phải đi lại nhiều, và tần suất đi lại ở gần khu vực đó gia tăng. 2.6. Tình hình chính trị, xã hội, lịch sử của Hà Nội. 2.6.1. Lịch sử của Hà Nội tác động đến CSHTKT. Hai cuộc chiến tranh lớn chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tàn phá Hà Nội rất nặng nề, đồng thời lại phải trải qua một thời gian dài duy trì chế độ quản lý quan liêu bao cấp. Mặt khác, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, mức độ đô thị hóa thấp, chưa phát triển được nhiều năm. Do đó đã đặt ra cho Hà Nội rất nhiều khó khăn và thách thức trong việc tái thiết và hoàn thiện hệ thống CSHTKT phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Tuy khó khăn là thế, nhưng Hà Nội cũng đã được kế thừa nhiều công trình CSHT có ý nghĩa cực kỳ quan trong đối với sự thịnh vượng của Thành phố. Phải kể đến trước tiên là cầu Long Biên, cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902). 2.6.2. Tình hình chính trị của Hà Nội. Hà Nội là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị, nơi làm việc của các cơ quan đầu não của Việt Nam như: Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ chuyên ngành...do đó tình hình an ninh chính trị của Hà Nội luôn luôn được đặt nên hàng đầu. Phải khẳng định rằng, Hà Nội có nền tảng chính trị ổn định, chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa linh hoạt, an ninh chính trị và trật tự xã hội bảo đảm. Điều đó đã được quốc tế công nhận và khẳng định: “Việt Nam (trong đó có Hà Nội) là quốc gia có tình hình chính trị ổn định và an toàn nhất thế giới?”. Và đã được thể hiện rõ thông qua hàng loạt các chương trình, hội nghị mà Hà Nội đăng cai tổ chức như: Seagame 22, ASEM5, APEC 14… Chính nhờ chính trị ổn định, mà Hà Nội có điều kiện để tập trung vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật của Thành phố và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng CSHTKT. 2.6.3. Các vấn đề xã hội của Hà Nội. Trình độ dân trí Hà Nội là nơi có trình độ dân trí cao nhất trong cả nước với 16476 giáo viên, 606207 sinh viên, 58 trường đại học, cao đẳng. Số lượng tri thức là 700696 người, chiếm 22% dân số Hà Nội. Với trình độ dân trí cao như vậy, Hà Nội có lợi thế rất lớn trong công tác phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của mình thông qua việc quản lý, xây dựng hạ tầng. Ý thức người dân Hà Nội Là một nơi có trình độ dân trí khá cao, tuy nhiên ý thức của người dân Hà Nội không cao. Chinh sự thiếu ý thức trong việc bảo vệ hệ thông cơ sở hạ tầng như tháo trộm sắt ở các cây cầu, ở các taluy, phá hoại hệ thống đường xá (khoan, cắt đường tùy tiên), phá hoại hệ thống cấp thoát nước…không những gây ra sự tốn kém về mặt kinh tế mà còn làm hỏng cả một hệ thống cơ sở hạ tầng đang đồng bộ và hoàn chỉnh. Vì thế, việc nâng cao ý thức của người dân là rất quan trọng, nó giúp cho hệ thống CSHTKT của Thành phố được thông suốt, không bị gián đoạn, tạo nên văn minh cho đô thị Hà Nội. III – Khai thác các nhân tố tích cực để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trong thời gian tới 1. Các yếu tố tích cực. Sau nhiều nhiều năm đổi mới, công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thành phố đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ: Ban hành được nhiều văn bản có tính pháp quy trong quản lý CSHT ở trung ương cũng như ở địa phương. Cho đến nay, Thành phố nói chung và các quận, huyện nói riêng cũng đã có những quy hoạch tổng thể để phát triển cơ sở hạ tầng của mình. Trên cơ sở quy hoạch chung đã được Chính phủ phê duyệt, Thành phố và các quận huyện đã lập quy hoạch chi tiết cho các khu vực cần phát triển, cải tạo mở rộng cũng như khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡng hệ thống CSHTKT. Thực hiện Nghị quyết 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ, các Bộ và địa phương đã bước đầu cải tiến các thủ tục hành chính về quản lý đô thị nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công cộng CSHTĐT, đã bước đầu chuyển nhiều cơ sở từ sự nghiệp có thu sang hạch toán kinh doanh độc lập để nâng cao hiểu quả trong quản lý CSHTĐT. Hà Nội đã huy động được các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào một số lĩnh vực dịch vụ công cộng, quản lý và phát triển CSHTKT đô thị như thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cung cấp nước sạch, điện, duy trì và bảo dưỡng CSHTKTĐT về giao thông vận tải và thoát nước thải. Và bước đầu đã có kết quả tốt trong quá trình quản lý và điều tiết mở rộng phát triển đồng bộ CSHTĐT, bộ máy quản lý cũng đang được chấn chỉnh, tổ chức lại và bước đầu đổi mới để nâng cao hiệu lực hơn. 2. Những tồn tại yếu kém. Chiến lược phát triển đô thị nói chung và CSHTKT nói riêng chưa được hoàn thiện ở tầm vĩ mô, chưa có chất lượng tốt để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và cơ chế quản lý. Quy hoạch không gian đô thị chưa được đầu tư đúng mức về sức người, sức của, nên triển khai thực hiện quá chậm, chất lượng chưa cao. Hệ thống tổ chức quản lý đô thị nói chung và hệ thống tổ chức CSHTĐT nói riêng còn cồng kềnh, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, lại không phân cấp quản lý rõ ràng nên tính hiệu lực của bộ máy quản lý kém. Hệ thống luật và dưới luật chưa đầy đủ, đồng bộ nên có hiện tượng ỷ lại trông chờ, gây ảnh hưởng đến hoạt động chung. Đội ngũ công chức quản lý đô thị nói chung và quản lý CSHTKT nói riêng chưa được đào tạo có hệ thống theo mô hình quản lý khoa học hiện đại, vì vậy công tác quản lý chuyển biến chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thủ đô. Hà Nội đang quá tải về sức ép dân cư đô thị đang gia tăng, gây rất nhiều khó khăn về: Đối với giao thông đô thị: Chính quyền Thành phố đang gặp những khó khăn trong quản lý đó là đường phố chật hẹp, mặt đường và nền đường chất lượng kém, thiếu nhiều tín hiệu giao thông, đường phố nhiều nơi chưa được chiếu sáng, chưa có hệ thống cống thoát nước mưa riêng, còn nhiều nơi đường chưa có vỉa hè cho người đi bộ, đường phố bị đào lên lấp xuống nhiều lần để đặt các loại đường dây, đường ống. Cấp nước: không đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng, tỷ lệ thất thoát nước lớn, do thiếu kiểm tra kiểm soát thường xuyên. Thoát nước và vệ sinh đô thị: còn nhiều yếu kém, tình trạng ngập lụt, ô nhiễm môi trường sống diễn ra thường xuyên. Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế đổ thẳng ra sông không qua xử lý. Chính quyền đô thị rất khó xử lý vi phạm. Việc buông lỏng quản lý Nhà nước đã gây lên những sự xâm phạm và phá hủy các công trình công cộng, hành lang bảo vệ đê điều, cầu cống, điện nước, vỉa hè mà chưa được ngăn chặn kịp thời và xử lý theo đúng luật định. Trên đây cho thấy tính pháp lý của của các văn bản pháp luật của Nhà nước và của Thành phố đi vào cuộc sống đô thị chưa cao, một phần do công tác truyền thông chưa cao. Từ việc phân tích những ưu nhược điểm ở trên đã giúp cho các nhà quản lý của Thành phố có nhưng giải pháp để phát huy và duy trì những công việc mình đã là tốt, đồng thời khắc phục, hoàn thiện, cải cách công tác quản lý và các văn bản pháp luật để thực hiện tốt hơn những tồn tại còn yếu kém. 3. Một số giải pháp đổi mới quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về quản lý đô thị nói chung và quản lý CSHTKT nói riêng là một công việc cấp bách nhất. Đổi mới chính sách và cơ chế đầu tư phát triển CSHTKT Hà Nội. Quản lý và phát triển CSHT theo một tiêu chuẩn chung, thống nhất. Việc sử dụng, khai thác, duy tu bảo dưỡng CSHTKT cũng như cải tạo, mở rộng xây dựng CSHTKT phải tuyệt đối tuân theo luật và quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh và được Nhà nước phê duyệt. Thực hiện phương châm: “Lấy CSHTKT để phát triển CSHTKT”, thông qua việc các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng CSHT phải có nghĩa vụ đóng góp vào phát triển CSHT thông qua chính sách thuế, lệ phí sử dụng. Số tiền thu được từ thuế, lệ phí sẽ được sử dụng để tái sản xuất CSHTKT. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về CSHTKT, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng bị quản lý và nhân dân. Nâng cao dân trí, trình độ cán bộ quản lý CSHTKT, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công nghiệp cho mọi dân cư để góp phần thực hiện có hiệu lực hệ thống luật pháp về quản lý CSHTKT. Kết luận * * * Cơ sở hạ tầng kĩ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Thủ đô. Thông qua quá trình phân tích có thể thấy được có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ sở hạ tầng kĩ thuật của Hà Nội, yếu tố nào cũng đều có những ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, theo ý kiến của riêng bản thân, tôi nghĩ yếu tố về cơ chế chính sách của Nhà nước và của Thủ đô là quan trọng nhất. Bới chính nhờ những cơ chế chính sách đó, nó không những tác động trực tiếp tới sự phát triển của CSHTKT mà nó còn có thể tác động đến các yếu tố ảnh hưởng tới CSHTKT như vấn đề tự nhiên, dân số, vốn đầu tư, quản lý tổ chức, công tác quy hoạch, chính trị, xã hội. Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, thiết nghĩ vấn đề cốt lõi nhất ở đây là phải có một quy hoạch chi tiết, khả thi về hệ thống CSHTKTĐT của Thành phố Hà Nội với tầm nhìn xa, sâu và rộng. Đồng thời cải cách mạnh mẽ hệ thống cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CSHTKT, nhằm cải thiện sự hạn hẹp về nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Tài liệu tham khảo 1. GS.TS. Nguyễn Đình Hương-THS.Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Quản lý đô thị, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. GS.TS. Nguyễn Đình Hương-THS.Nguyễn Hữu Đoàn (2002), Kinh tế đô thị, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. GS.TS. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 4. PGS.TS. Phạm Ngọc Côn (1996), Kinh tế học đô thị, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 5. Niên giám thống kê Hà Nội (2007), Nxb Thống kê, Hà Nội. 6. vncold.vn (28/5/07), “Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội từ vốn ngân sách Nhà nước”, 7. “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020”, 8. Vietnamnet (5/10/2007), “Hệ thống chính trị Việt Nam: Khả năng thích ứng nhanh với lịch sử hiện đại”, 9. Hanoi.gov.vn, “Hà Nội theo năm tháng, lịch sử Hà Nội”, 10. Hanoipc.evn.com.vn (2006), “Hoạt động sản xuất kinh doanh”, Phụ lục CHÍNH PHỦ          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 38/1994/NQ-CP   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                           --------------------------------------------                                             Hà Nội, ngày  04 tháng 05 năm 1994 NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 38-CP NGÀY 4-5-1994 VỀ CẢI CÁCH MỘT BƯỚC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG DÂN VÀ TỔ CHỨC           Hiện nay, thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân và tổ chức do nhiều ngành, nhiều cấp qui định, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp, thường xuất phát từ yêu cầu thuận tiện của cơ quan có trách nhiệm giải quyết công việc mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng và sự thuận tiện cho dân.          Nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết công việc của dân hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết công ciệc giữa các cơ quan, cuối cùng công việc không ai giải quyết; thậm chí tự đặt ra các thủ tục, các khoản phí, lệ phí không đúng thẩm quyền hoặc thu phí và lệ phí quá mức qui định; không niêm yết công khai cho nhân dân biết các qui định về thủ tục hành chính của Nhà nước; không bố trí cán bộ đủ trình độ và phẩm chất làm công việc tiếp nhận và giải quyết công việc.          Không ít công chức Nhà nước khi tiếp và giải quyết công việc của dân có thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ. Tình hình giải quyết công việc như vậy không những làm mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của các cơ quan, đơn vị, của nhân dân, mà là nguyên nhân chính làm tệ tham nhũng phát triển, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền hành chính quốc gia.           Yêu cầu đặt ra là phải đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan Nhà nước và các cơ quan, đơn vị khác; giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc.          Chính phủ quyết định tiến hành ngay từ quý II năm 1994 một số công việc sau đây:           1. Trước hết, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phải tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-TTg ngày 29-10-1992 của Thủ tướng Chính phủ qui định một số điểm trong quan hệ làm việc giữa các đồng chí phụ trách bộ máy hành chính các cấp, với các nội dung chính sau đây:           a) Luật Tổ chức Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ đã xác định các Phó thủ tướng là người giúp Thủ tướng, nhân danh Thủ tướng chỉ đạo, điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công, xem đó là được uỷ nhiệm của Thủ tướng. Các Bộ trưởng quan hệ thường xuyên với Thủ tướng, trực tiếp gặp và làm việc với Thủ tướng khi có công việc cần thiết, nhưng khi làm việc với Phó Thủ tướng thì phải chấp hành ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và coi đó là ý kiến thay mặt Thủ tướng.           Tinh thần nói trên cũng cần được thể hiện trong quan hệ làm việc giữa Bộ trưởng với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữa các đồng chí phụ trách các cấp hành chính trong tỉnh (thành phố) nhằm tăng cường trách nhiệm cá nhân, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, khắc phục tệ quan liêu, phiền hà, trì trệ.           b) Trong quan hệ làm việc giữa Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ trưởng phải trực tiếp làm việc với các Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch được chủ tịch uỷ nhiệm) Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết công việc trực tiếp, nhanh và đủ trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng trong thời gian ngắn nhất, chấm dứt tình trạng Bộ trưởng, Thứ trưởng buộc Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố phải làm việc trước với từng Vụ, Cục thuộc Bộ, sau đó Bộ trưởng mới giải quyết công việc. Trường hợp đề nghị của tỉnh và thành phố có liên quan đến nhiều Bộ, thì Bộ chuyên ngành phải làm đầu mối bàn với các Bộ liên quan khác, Không nên để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải đi đến từng Bộ để xin ý kiến giải quyết của Bộ trưởng sau đó mới đến bộ trưởng chuyên ngành giải quyết.           c) Đối với những việc vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng thì Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm việc với Thủ tướng (hoặc phó Thủ tướng). Trong trường hợp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đứng ra tổ chức để Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng làm việc trực tiếp với Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.            Những quy định nói ở điểm b và c nói trên cũng được thực hiện đối với Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.           d) Trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) với giám đốc các Sở, các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận) cũng phải xử lý công việc theo tinh thần nói trên.           e) Trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện (quận) với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường) cũng phải quán triệt tinh thần nói trên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện (quận) phải dành phần lớn thời gian đi sát các xã (phường) để giải quyết công việc tại chỗ, giảm đến mức thấp nhất việc giải quyết công việc thông qua hội nghị.           2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một đợt soát xét lại toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí thuộc lĩnh vực mình phụ trách, kể cả những quy định do cấp dưới ban hành nhằm bãi bỏ ngay những quy định thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền và bổ sung, sửa đổi những thủ tục không phù hợp với thực tế, đã và đang trở ngại cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị khác và gây phiền hà cho nhân dân.            Nếu có những quy định do cấp trên ban hành xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thì báo cáo, kiến nghị để cơ quan đã ban hành xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Công việc này phải được tiến hành trong tất cả các khâu và các lĩnh vực mà trọng tâm là thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấp đất; đăng ký kinh doanh, hành nghề; sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông; hộ khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh; trước bạ mua bán chuyển nhượng các loại tài sản; cho vay vốn; công chứng; thanh tra doanh nghiệp.           Đối với những thủ tục đã quy định trước, nay còn phù hợp nhưng được quy định phân tán ở nhiều văn bản, nay cần được hệ thống hoá lại bằng một văn bản thống nhất theo thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để thuận tiện cho việc thi hành và kiểm tra, giám sát. Những thủ tục liên quan đến nhiều Bộ, ngành thì Bộ có chức năng quản lý Nhà nước chính có trách nhiệm phối hợp để ban hành quy định liên Bộ.          Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo triển khai công việc này ngay từ quý II năm 1994, coi đây là một trong những công tác trọng tâm của Bộ, ngành và địa phương từ nay đến cuối năm 1994.          Sau khi các thủ tục hành chính được soát xét lại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi quản lý của mình, phải công bố công khai hệ thống các văn bản qui định thủ tục mới bằng nhiều hình thức để mọi cơ quan, đơn vị, mọi người dân được biết và thực hiện. Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung loại thủ tục nào thì kịp thời công bố ngay loại thủ tục đó, nhưng chậm nhất công việc này phải xong trong năm 1994. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, soát xét các thủ tục hành chính của ngành mà kiện toàn ngay các bộ phận tiếp nhận, giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị khác, của công dân, kiên quyết xử lý và đưa những cán bộ vi phạm hoặc không đủ tiêu chuẩn ra khỏi vị trí công tác đó.           3. Ngoài luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, chỉ có Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ mới có thẩm quyền quy định các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các qui định đó. Việc quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính đã có phải được thể hiện bằng văn bản, bảo đảm tính đồng bộ; chính xác, không được trái với luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Các quy định về thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phải được công bố công khai để mọi cơ quan, đơn vị và nhân dân biết.           Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành Trung ương, nhưng cần phải có quy định riêng để phù hợp với đặc điểm của một số địa phương thì các Bộ, ngành Trung ương có văn bản uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy định. Các quy định này của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải có sự thống nhất của Bộ, ngành quản lý về lĩnh vực đó và phải được công bố công khai như quy định thủ tục hành chính của Bộ, ngành.           4. Các Bộ, các ngành và các địa phương có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 276-CT ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quy định, quản lý các loại phí, lệ phí trong cả nước. Nghiêm cấm các cơ quan và công chức Nhà nước tự đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài những quy định trong Quyết định này.           Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan thống nhất hướng dẫn chế độ quản lý đối với từng khoản thu phí, lệ phí.           5. Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, đơn thư và giải quyết công việc của dân phải niêm yết công khai các quy định, thủ tục giải quyết từng loại công việc (sau khi đã được các Bộ, ngành soát xét, sửa đổi, bổ sung theo tinh thần trên đây). Phải xác định rõ từng loại việc do cơ quan nào là đầu mối giải quyết công việc đến cùng. Nếu có quy định về phí, lệ phí thì cũng phải được niêm yết công khai.           Những công chức được giao nhiệm vụ tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết việc của dân phải là những người có chuyên môn, liêm khiết, có tác phong thái độ nghiêm chỉnh, đeo thẻ có ảnh ghi rõ họ tên, chức danh công tác và chỉ được giải quyết công việc tại công sở.           Khi nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết công việc của dân, phải có phiếu hẹn thời gian trả lời. Những công việc đã có đủ hồ sơ, thủ tục, thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, không được trì hoãn dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trường hợp không giải quyết được cũng phải nói rõ lý do để dân biết. Nếu hồ sơ thủ tục chưa đầy đủ, thì phải hướng dẫn cụ thể để đương sự không phải đi lại nhiều lần. Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan phải đề ra quy chế phối hợp giải quyết trong nội bộ cơ quan để công dân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc chỉ phải làm việc với một công chức được giao nhiệm vụ làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết công việc.           6. Người yêu cầu giải quyết công việc có quyền khiếu nại, tố cáo với Thủ trưởng phụ trách trực tiếp, với thủ trưởng cơ quan cấp trên hoặc kiện trước toà án những việc làm sai trái, gây phiền hà của công chức Nhà nước như không theo đúng thủ tục, có thái độ cửa quyền, hống hách hoặc vòi vĩnh khi giải quyết công việc. Người đứng đầu tổ chức được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và cá nhân công chức trực tiếp giải quyết công việc nếu vi phạm đều phải bị xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; trước mắt, không để cán bộ có vi phạm các quy định trên làm công tác đó; mặt khác, cần xử lý theo pháp luật những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để làm rối trật tự, kỷ cương, vu cáo làm mất uy tín người thi hành công vụ và cơ quan Nhà nước.           7. Để việc soát xét lại hệ thống thủ tục hành chính hiện hành cũng như quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính được nhanh chóng, giao Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với các ngành tổ chức tiếp thu ý kiến các cơ quan, đoàn thể về những thủ tục hành chính đã lỗi thời hoặc trái với luật pháp, gây phiền hà cho các cơ quan, đơn vị, cho nhân dân và tạo kẽ hở cho những người xấu lợi dụng. Thư góp ý của các cơ quan, đơn vị và của nhân dân về những thủ tục hành chính cần sửa đổi, bãi bỏ gửi về Văn phòng Chính phủ không phải trả cước phí bưu điện. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại ý kiến đóng góp và thông báo cho các Bộ, ngành liên quan xử lý.           8. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì có sự phối hợp với Bộ trưởng, trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Nhà nước giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành, các địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết này.           Đề nghị các cơ quan Trung ương của các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp tuyên truyền sâu rộng các chủ trương trên đây nhằm thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Nghị quyết này. MỤC LỤC Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31338.doc
Tài liệu liên quan