Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam

Tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam: ... Ebook Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÏÏ&ÒÒ Trong nãön kinh tãú thë træåìng caïc doanh nghiãûp khäng dãù daìng gç täön taûi phaït triãøn maì phaíi caûnh tranh gay gàõt. Muäún âæïng væîng trãn thë træåìng thç caïc nhaì quaín trë doanh nghiãûp phaíi coï chênh saïch âuïng âàõn, phaíi coï caïi nhçn thæûc tãú, nàng âäüng linh hoaût, saïng taûo træåïc nhæîng thiãn biãún vaûn hoïa cuía kinh tãú thë træåìng âa daûng nhæ hiãûn nay. Muûc tiãu saín xuáút kinh doanh cuía caïc doanh nghiãûp laì låüi nhuáûn vaì täúi âa hoïa låüi nhuáûn, do váûy låüi nhuáûn âæåüc coi laì âoìn báøy kinh tãú quan troüng coï taïc duûng khuyãún khêch caïc chuí doanh nghiãûp måí räüng, phaït triãøn saín xuáút kinh doanh náng cao nàng suáút lao âäüng... Maì âäúi màût våïi caïc doanh nghiãûp laì thæång træåìng våïi sæû choün loüc âaìo thaíi ráút khàõc khe, våïi mæïc âäü caûnh tranh ngaìy caìng gay gàõt vaì khäúc liãût, nhu cáöu tiãu duìng trãn thë træåìng thç laûi thæåìng xuyãn biãún âäøi. Âãø âaût âæåüc muûc tiãu trãn quaí laì mäüt váún âãö khoï khàn váút vaí âäúi våïi caïc nhaì quaín trë doanh nghiãûp. Váûy con âæåìng naìo giuïp cho caïc doanh nghiãûp täön taûi vaì væån lãn maûnh meî trong cå chãú thë træåìng âáöy nghiãût ngaî naìy ? Phaíi chàng âoï laì caí mäüt nghãû thuáût, laì caí mäüt quaï trçnh cäú gàõng cuía ban laînh âaûo doanh nghiãûp cuîng nhæ toaìn thãø caïn bäü doanh nghiãûp. Phán têch taìi chênh laì mäúi quan tám cuía nhaì quaín trë cuîng nhæ nhiãöu âäúi tæåüng khaïc. Tuy nhiãn, phán têch váún âãö gç? váûn duûng phæång phaïp phán têch naìo âãø taûo ra mäüt bæïc tranh täøng thãø vãö hoaût âäüng taìi chênh cuía doanh nghiãûp laì mäüt váún âãö âäúi våïi nhaì phán têch do nhæîng thay âäøi vãö chênh saïch kinh tãú – taìi chênh, sæû khaïc biãût vãö quan âiãøm phán têch, khaí nàng thu tháûp vaì xæí lyï säú liãûu taìi chênh… Mäüt nhaì quaín trë træåïc khi âæa ra mäüt quyãút âënh naìo âoï âãöu phaíi coï sæû cán nhàõc, tênh toaïn vãö hiãûu quaí cuía quyãút âënh seî âæåüc læûa choün trãn cå såí phán têch tçnh hçnh taìi chênh cuía doanh nghiãûp. Qua âoï caïc doanh nghiãp seî nháûn thæïc âæåüc nhæîng cå häüi vaì thaïch thæïc, âaïnh giaï âæåüc vë trê vaì tiãöm nàng cuía mçnh. Phán têch taìi chênh coìn laì cäng cuû quan troüng giuïp caïc nhaì quaín lyï thæûc hiãûn âæåüc nhæîng muûc tiãu vaì nhiãûm vuû âoï. Nháûn thæïc âæåüc táöm quan troüng cuía viãûc phán têch taìi chênh nhæ váûy nãn sau mäüt thåìi gian thæûc táûp âãø tçm hiãøu tçnh hçnh thæûc tãú taûi Cäng ty Cäø pháön Cäng trçnh Giao thäng váûn taíi Quaíng Nam em âaî choün âãö taìi “ Phán têch cáúu truïc taìi chênh ” laìm âãö taìi khoïa luáûn täút nghiãûp cuía mçnh. Âãö taìi khoïa luáûn täút nghiãûp bao gäöm 3 pháön: Pháön I: Nhæîng váún âãö chung vãö phán têch cáúu truïc taìi chênh cuía doanh nghiãûp. Pháön II: Phán têch cáúu truïc taìi chênh taûi Cäng ty Cäø pháön Cäng trçnh Giao thäng váûn taíi Quaíng Nam. Pháön III: Mäüt säú biãûn phaïp âãø náng cao cäng taïc phán têch cáúu truïc taìi chênh taûi Cäng ty Cäø pháön Cäng trçnh Giao thäng váûn taíi Quaíng Nam. Våïi muûc âêch aïp duûng nhæîng kiãún thæïc âaî âæåüc tháöy cä hæåïng dáùn vaìo thæûc tãú. Màûc duì âaî ráút cäú gàõng song våïi khaí nàng coìn haûn chãú, âiãöu kiãûn vaì thåìi gian tçm hiãøu coï haûn, kinh nghiãûm thæûc tãú coìn non keïm. Nãn chàõc chàõn khäng traïnh khoíi nhæîng sai soït. Em ráút mong âæåüc sæû âoïng goïp yï kiãún cuía Quyï tháöy cä, cuía Ban laînh âaûo Cäng ty noïi chung vaì caïc cä chuï anh chë taûi phoìng kãú toaïn cuía Cäng ty noïi riãng âãø âãö taìi khoïa luáûn täút nghiãûp cuía em âæåüc hoaìn thiãûn hån. Em xin chán thaình caím ån sæû nhiãût tçnh hæåïng dáùn cuía tháöy – ThS. Hoaìng Tuìng, cuía caïc tháöy cä trong khoa kãú toaïn cuìng sæû giuïp âåî cuía Ban laînh âaûo Cäng ty, caïc cä chuï anh chë taûi phoìng kãú toaïn cuía Cäng ty âaî giuïp âåî vaì taûo âiãöu kiãûn thuáûn låüi cho em trong suäút thåìi gian thæûc táûp taûi Cäng ty. Mäüt láön næîa em xin chán thaình caím ån!!! Âaì Nàông, thaïng 05 nàm 2007. Sinh viãn thæûc hiãûn Nguyãùn Lã Duy Thanh MỤC LỤC ÏÏ&ÒÒ Trang PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP………………………………………………….1 A.Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp……………………………………………………………………………….1 I. Khái niệm, vai trò, chức năng, bản chất của tài chính doanh nghiệp……………..1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp………………………………………..1 Vai trò của tài chính doanh nghiệp…………………………………………..2 Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh…………………………………2 Đối với hệ thống tài chính quốc gia……………………………………..2 Đối với môi trường xung quanh…………………………………………3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp………………………………………3 Chức năng tạo lập và chu chuyển vốn…………………………………..3 Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp…………………………...4 Chức năng giám đốc của tài chính doanh…………………………….…4 II. Khái niệm, mục tiêu phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp…………….5 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp…………………….…5 Mục tiêu việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp…………….…5 III. Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp……………………6 Phương pháp chi tiết…………………………………………………………6 Phương pháp so sánh………………………………………………………..6 Phương pháp loại trừ………………………………………………………..7 Phương pháp thay thế liên hoàn………………………………………...7 Phương pháp số chênh lệch…………………………………………….8 Phương pháp liên hệ cân đối………………………………………………..9 IV. Tài liệu sử dụng để phân tích cấu trúc tài chính……………………………….10 Bảng cân đối kế toán……………………………………………………….10 Khái niệm bảng cân đối kế toán……………………………………….10 Đặc điểm của bảng cân đối kế toán……………………………………10 Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán……………………………………...10 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…………………………………….11 Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…………………….11 Đặc điểm của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…………………11 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ…………………………………………………11 Thuyết minh báo cáo tài chính……………………………………………..12 Các tài liệu khác……………………………………………………………12 B. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp………………………..12 I. Phân tích cấu trúc tài sản………………………………………………………..12 Khái niệm phân tích cấu trúc tài sản……………………………………….12 Chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản………………………………………….12 Tỉ trọng tiền (K1)………………………………………………………13 Tỉ trọng đầu tư tài chính (K2)………………………………………….13 Tỉ trọng các khoản phải thu (K3)………………………………………14 Tỉ trọng hàng tồn kho (K4)…………………………………………….15 Tỉ trọng tài sản cố định (K5)…………………………………………...17 II. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp………………………………..18 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính……………………………………...19 Hệ số Nợ (P1)…………………………………………………………..19 Hệ số Tự tài trợ (P2)…………………………………………………....19 Hệ số Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (P3)……………………………20 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ……………………………………21 Tỉ suất Nguồn vốn tạm thời (P4)……………………………………….21 Tỉ suất Nguồn vốn thường xuyên (P5)…………………………………22 Tỉ suất giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên (P6)……22 III. Phân tích cân bằng tài chính…………………………………………………...23 Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn (Phân tích vốn lưu động ròng)..24 Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn……………………………….26 Nhu cầu vốn lưu động ròng (N/c VLĐR)……………………………...26 Ngân quỹ ròng (NQR)…………………………………………………26 PHẦN II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM…………………….28 A. Khái quát chung về công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam………………………………………………………………………………..28 I. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam……………………………………………….28 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ……………………………28 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ………………………………………29 II. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam…………………………………………………….29 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty…………………………………………..29 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty……………………….31 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty……………………………..31 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty…………………..31 III. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam………………………………………………………………………………...33 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty………………………………….33 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận tại phòng kế toán tại công ty……..34 Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty……………………………….35 B. Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam……………………………………………………………………36 I. Phân tích cấu trúc tài sản………………………………………………………...36 II. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam………………………………………………………………………...46 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của công ty…………………………46 Phân tích tính ổn định về mặt tài chính của công ty……………………….47 III. Phân tích tính cân bằng tài chính của công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam……………………………………………………………………49 Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn của công ty……………………49 Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty………………….50 PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM………………………………………………53 I. Nhận xét chung về công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam...53 Những điểm nổi bật………………………………………………………...53 2. Những ưu điểm ………………….………………………………………….55 3. Những nhược điểm cần khắc phục………………………………………….56 II. Một số biện pháp khắc phục để nâng cao công tác phân tích cấu trúc tài chính của công ty…………………………………………………………………………58 Về nhân sự………………………………………………………………….58 2. Về Tiền………………………………………………………………………58 3. Về Tài sản cố định…………………………………………………………..61 4. Về Các khoản phải thu……………………………………………………...61 5. Về Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu…………………………………………..63 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP A. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. I.Khái niệm, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp. 1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp. - Tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị (tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ nhất định nhằm tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho ngân sách Nhà nước. - Các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể chia thành các nhóm như sau: * Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước: Tuỳ theo đặc điểm sở hữu của doanh nghiệp mà mối quan hệ này là một chiều hay hai chiều. Nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì mối quan hệ này là hai chiều; Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động mà vốn này tối thiểu phải bằng vốn pháp định, mặc khác doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước. Nếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì mối quan hệ này là một chiều, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. * Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Mối quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phiếu cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. * Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: như đối với thị trường hàng hoá và dịch vụ thì mối quan hệ này thể hiện qua việc doanh nghiệp tận dụng các khoản tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ... Đó còn là các quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với các khách hàng để kích thích hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Sử dụng linh hoạt các mối quan hệ tài chính này để đảm bảo doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn tạm thời có chi phí thấp, vừa tăng hiệu quả kinh doanh, đánh giá công tác thanh toán giữa doanh nghiệp với các chủ nợ cũng như công tác quản lý công nợ của doanh nghiệp. Đối với thị trường sức lao động thì mối quan hệ này thể hiện qua việc doanh nghiệp thuê từ thị trường lao động phục vụ cho hoạt động của mình. Từ đó doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động và doanh nghiệp thu lại từ người lao động các khoản tiền tạm ứng, tiền phạt... * Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Mối quan hệ này thể hiện giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Và được biểu hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như chính sách cổ tức, chính sách đầu tư, chính sách cơ cấu vốn, chi phí... 2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp. 2.1 Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tài chính doanh nghiệp là công cụ khai thác và thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh. - Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả cũng như đảm bảo vốn, đây được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. - Trong điều kiện cơ chế thị trường quy luật cạnh tranh đã được đặt ra trước mắt các doanh nghiệp những yêu cầu khắt khe hơn. Người quản lý phải có nghệ thuật trong việc sử dụng vốn để vốn không còn ứ đọng, quay vòng vốn nhanh, xác định những trọng điểm trong sử dụng vốn để đảm bảo tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao, đồng thời phải tìm ra các động tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định kết quả của hoạt động kinh doanh. 2.2 Đối với hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính doanh nghiệp có vai trò tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước qua các khoản thuế, tạo thu nhập cho người lao động, quan hệ với nhiều khâu tài chính khác nhằm tăng quá trình vận động dòng tiền tệ trong nền kinh tế. Vì vậy, tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. 2.3 Đối với môi trường xung quanh. Vai trò này được thể hiện thông qua sự tác động của tài chính doanh nghiệp với môi trường xung quanh, nó là một bộ phận của hệ thống tài chính. Nếu tài chính doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh làm cho môi trường xung quanh lành mạnh có điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp khác trong trường hợp gặp khó khăn, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho các nhà đầu tư và cải thiện đời sống cho tầng lớp nhân dân. 3.Chức năng của tài chính doanh nghiệp. 3.1 Chức năng tạo lập và chu chuyển vốn. - Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tạo lập vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Nhưng quá trình tạo lập bằng con đường nào nhằm mang lại hiệu quả cao nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hay vay ngân hàng) - Quá trình chu chuyển vốn bao gồm: * Đối với các doanh nghiệp sản xuất quá trình này bao gồm 3 giai đoạn : + Giai đoạn 1: Vốn tiền tệ sẽ chuyển hoá thành nguyên vật liệu, tài sản cố định... chuẩn bị cho quá trình sản xuất gọi là vốn dự trữ cho quá trình sản xuất. + Giai đoạn 2: Vốn dự trữ sẽ chuyển thành vốn sản xuất để tạo ra thành phẩm. + Giai đoạn 3: Thành phẩm chuyển hoá thành tiền tệ đây là giai đoạn kết thúc và gọi là giai đoạn quan trọng nhất vì nó kết thúc quá trình chu chuyển vốn. Quá trình tái sản xuất có diễn ra được là do quá trình chu chuyển vốn kết thúc và nó thể hiện doanh nghiệp có thể thu hồi được vốn kinh doanh hay không. * Đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ quá trình này bao gồm 2 giai đoạn : + Giai đoạn 1: Chuyển vốn tiền tệ thành vốn hàng hoá + Giai đoạn 2: Chuyển vốn hàng hoá thành vốn tiền tệ - Doanh nghiệp cần tổ chức chu chuyển vốn một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả trong kinh doanh. - Bên cạnh đó Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo lập và chu chuyển vốn như phát triển thị trường tài chính, tạo điều kiện pháp lý. 3.2 Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp. Phân phối tài chính doanh nghiệp là phân phối toàn bộ các nguồn lực của doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp với các nội dung sau: - Phân phối thu nhập bằng tiền bao gồm tiền bán sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ, lao vụ), liên doanh liên kết, mua cổ phần...Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được chính doanh nghiệp phân phối trước khi phải bù đắp toàn bộ chi phí tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công (lương, thưởng, bảo hiểm), chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bằng tiền khác (điện nước, điện thoại), khấu hao tài sản cố định... Sau khi bù đắp các khoản chi phí phần lợi nhuận doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phân chia lợi ích của các bên tham gia, trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển.. - Phân phối các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp là việc phân phối vốn cho các khâu các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, việc khai thác thị trường tài chính để phân phối vốn doanh nghiệp vào thị trường và huy động vốn để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết. Ngày nay có doanh nghiệp đầu tư vốn vào bên trong cả bên ngoài để tìm kiếm lợi nhuận và phân tán rủi ro. 3.3 Chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp. - Là quá trình giám sát dự báo tính hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tài chính doanh nghiệp thực hiện chức năng giám đốc thông qua các chỉ tiêu về tài chính doanh nghiệp. Từ đó, tiến hành phân tích các chỉ tiêu đó để phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có giải pháp đúng đắn. - Giám đốc tài chính doanh nghiệp mang tính toàn diện bao gồm giám đốc trước trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh. - Giám đốc tài chính doanh nghiệp là giám đốc sự vận động của các nguồn lực tài chính. * Như vậy, ba chức năng trên có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Chức năng tạo vốn - chức năng phân phối vốn được tiến hành đồng thời với chức năng giám đốc. Tạo vốn và phân phối tốt sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện chức năng giám đốc. Ngược lại, chức năng giám đốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng tạo lập và phân phối vốn. II. Khái niệm, mục tiêu của phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. 1. Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu về tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ cân bằng cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính bao gồm phân tích cấu trúc tài sản và phân tích cấu trúc nguồn vốn. 2. Mục tiêu của việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin kinh tế tài chính cần thiết cho các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh cũng như trong quan hệ kinh tế. Do vậy nhu cầu về sử dụng thông tin từ phân tích tài chính của doanh nghiệp cũng đa dạng và phong phú gắn với các điều kiện cụ thể và lợi ích khác nhau. Chủ thể doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tình hình tài chính để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và các rủi ro có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, hướng các quyết định của Ban Giám đốc phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ dự đoán tài chính, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch huy động vốn. Phân tích cấu trúc tài chính còn là cơ sở để cho các chủ thể kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư như cổ đông, các công ty góp vốn liên doanh cần phải nắm chắc tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư cho phù hợp nhằm bảo đảm an toàn và phát triển vốn của mình. Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, công ty tài chính, phân tích cấu trúc tài chính là sở khoa học để đưa ra quyết định cho vay một cách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và tránh rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Đối với cán bộ công nhân viên dựa vào phân tích tài chính họ quan tâm đến lương, năng suất lao động, trang thiết bị máy móc, chính sách làm việc, chính sách khen thưởng, chế độ ngày nghỉ... III. Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. 1. Phương pháp chi tiết. Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất nói chung của doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tổng hợp, do vậy để có thể nhận xét, đánh giá một cách chính xác, rõ ràng các kết quả thì cầc đi sâu vào chi tiết để tìm hiểu cặn kẽ hơn. Có thể chi tiết theo 3 hướng sau : - Chi tiết theo bộ phận cấu thành - Chi tiết theo không gian - Chi tiết theo thời gian 2. Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích cấu trúc tài chính. Để vận dụng phép so sánh trong khi phân tích cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kỹ thuật so sánh. * Tiêu chuẩn so sánh là tiêu chuẩn được chọn để làm căn cứ so sánh, nó được gọi là chỉ tiêu kỳ gốc hay số gốc. Có ba loại số gốc : - Số gốc là số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được tổ chức từ 3 đến 5 năm liền kề. - Số gốc là số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Trong trường hợp không có số liệu trung bình ngành thì có thể sử dụng số liệu của doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích. - Số gốc là số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt mục tiêu tài chính trong năm. * Điều kiện so sánh là các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính, có cùng đơn vị tính toán. * Kỹ thuật so sánh trong phân tích cấu trúc tài chính được thể hiện qua ba trường hợp : - Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu phân tích trong báo cáo tài chính qua hai hay nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu. - Trình bày báo cáo tài chính theo mô hình chung. Với cách so sánh này, một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm qui mô chung và các chỉ tiêu có liên quan sẽ tính theo tỷ lệ phần trăm trên chỉ tiêu qui mô chung đó. - Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỷ số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. 3. Phương pháp loại trừ. Phương pháp này được sử dụng trong phân tích nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp này còn là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định kinh tế. Phương pháp loại trừ thể hiện thông qua phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. 3.1 Phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. ¯ Minh hoạ : Giả sử có một phương trình kinh tế có dạng : X = ² Đối tượng phân tích : ΔX = X1 – X0 Trong đó : + Kỳ thực tế : X1 = + Kỳ kế hoạch : X0 = ² Các nhân tố ảnh hưởng : Ảnh hưởng của nhân tố a : ΔX(a) = – = ΔX(a) – X0 - Ảnh hưởng của nhân tố b : ΔX(b) = – = ΔX(b) – ΔX(a) - Ảnh hưởng của nhân tố c : ΔX(c) = – = ΔX(c) – ΔX(b) - Ảnh hưởng của nhân tố d : ΔX(d) = – = ΔX(1) – ΔX(c) ² Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : ΔX = ΔX(a) + ΔX(b) + ΔX(c) + X(d) = ΔX(a) – X0 + ΔX(b) – ΔX(a) + ΔX(c) – ΔX(b) + ΔX(1) – ΔX(c) = X1 – X0 : Đối tượng phân tích 3.2 Phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch là một dạng khác - dạng đơn giản hơn của phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số. ¯ Minh hoạ : Giả sử có phương trình kinh tế dạng : X = a ´ b ´ c ² Đối tượng phân tích : ΔX = X1 – X0 Trong đó : ­ Kỳ thực tế : X1 = a1´ b1 ´ c1 ­ Kỳ kế hoạch : X0 = a0 ´ b0 ´ c0 ² Các nhân tố ảnh hưởng : - Ảnh hưởng của nhân tố a : ΔX(a) = a1´ b0 . c0 – a0 . b0 . c0 = ( a1 – a0 ). b0 . c0 - Ảnh hưởng của nhân tố b : ΔX(b) = a1´ b1 ´ c0 – a1 ´ b0 ´ c0 = ( b1 – b0 )´ a1 ´ c0 - Ảnh hưởng của nhân tố b : ΔX(c) = a1´ b1 ´ c1 – a1 ´ b1 ´ c0 = ( c1 – c0 )´ a1 ´ b1 ² Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : ΔX = ΔX(a) + ΔX(b) + ΔX(c) = ( a1 – a0 )´ b0 ´ c0 + ( b1 – b0 )´ a1 ´ c0 + ( c1 – c0 )´ a1 ´ b1 = X1 – X0 : Đối tượng phân tích 4. Phương pháp liên hệ cân đối. Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng, hay nói cách khác mối liên hệ cân đối có cơ sở là cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ như cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra; cân đối hàng tồn kho; cân đối giữa nhu cầu vốn và sử dụng vốn… Trong phân tích cấu trúc tài chính thường vận dụng phương pháp liên hệ cân đối để xem xét ảnh hưởng của từng chỉ tiêu phân tích. ¯ Trên đây là những phương pháp phân tích thường được vận dụng trong phân tích cấu trúc tài chính. Tuy nhiên, việc lựa chọn vận dụng phương pháp phân tích nào cho phù hợp với nội dung của chỉ tiêu cần phân tích là phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như khả năng của người làm công tác phân tích. Kết quả phân tích này sẽ giúp cho việc ra các quyết định kinh tế cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. IV. Tài liệu sử dụng để phân tích cấu trúc tài chính. 1. Bảng cân đối kế toán. 1.1 Khái niệm của Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm. 1.2 Đặc điểm của Bảng cân đối kế toán. Trên bảng cân đối kế toán: - Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị hiện có ca doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện ở tại doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. 1.3 Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý. - Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. - Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lời. Số liệu phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. * Như vậy, tài liệu từ Bảng cân đối kế toán cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.1 Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. 2.2 Đặc điểm của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm ba phần: - Phần I – Lãi, Lỗ: thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm : hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác. - Phần II – Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (phí, lệ phí…) - Phần III – Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại được miễn giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Phần này phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; Số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn và còn được miễn giảm cuối kỳ. * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về lợi nhuận của doanh nghiệp. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ; ngân hàng, các nhà đầu tư, Nhà nước và nhà cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo ra các dòng tiền từ các loại hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức, cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, đó cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh toán của mình. 4. Thuyết minh báo cáo tài chính. Là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp để giải thích, bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. 5. Các tài liệu khác. Ngoài thông tin các báo cáo kế toán ở doanh nghiệp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp còn sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để kết luận trong phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Bao gồm : các thông tin về lãi suất ngân hàng; các chính sách của Nhà nước về ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh; mục tiêu hoạt động và chiến lược kinh doanh của Ban giám đốc, hội đồng quản trị doanh nghiệp; các sổ sách kế toán chi tiết, các báo cáo của kiểm toán, của thanh tra kinh tế; các tiêu chí của ngành… B. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍN._.H DOANH NGHIỆP. I. Phân tích cấu trúc tài sản. 1. Khái niệm phân tích cấu trúc tài sản. - Phân tích cấu trúc tài sản là nhằm đánh giá những đặc trưng cơ bản trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính hợp lý khi đầu tư vốn được thể hiện cần đầu tư vào tài sản nào là cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; quy mô đầu tư vào tài sản như thế nào; thời điểm nào đầu tư vào tài sản là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích cấu trúc tài sản cho thấy mức biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Trên cơ sở đó, nhận ra khoản mục nào có sự biến động lớn để tập trung phân tích và tìm hiểu nguyên nhân. Ngoài ra, còn tìm hiểu xu thế biến động các loại tài sản để đánh giá mức hợp lý của việc đầu tư … 2 . Chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản. - Nguyên tắc chung khi thiết lập các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản là : Tỷ trọng của tài sản i (TSi) ( Ki ) = Giá trị thuần của TSi × 100 ( %) Tổng tài sản 2.1 Tỷ trọng của tiền ( K1 ). K1 = Tiền × 100 ( %) Tổng tài sản - Để tính toán chỉ tiêu tỷ trọng của tiền sử dụng số liệu tiền ở MS 111 và số liệu tổng tài sản ở MS 270 trên Bảng cân đối kế toán. - Tỷ trọng của tiền thể hiện tiền chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng tài sản của doanh nghiệp. - Đối với tiền thì tính gian lận và sai sót rất lớn, dự trữ tiền quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp nên phải có mức dự trữ tiền một cách hợp lý tại doanh nghiệp . - Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp : ­ Nếu K1 lớn tương đương với lượng tiền dự trữ tại doanh nghiệp nhiều: Thuận lợi trong việc thanh toán, trong nhu cầu tiêu dùng mua sắm tài sản nhưng tiền nhàn rỗi này không sinh lời. Khi doanh nghiệp dự trữ một lượng lớn tiền thì khả năng gian lận mất mát thất thoát dễ xảy ra và vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị ứ đọng. ­ Nếu K1 nhỏ tương đương với lượng tiền dự trữ tại doanh nghiệp ít: Ít xảy ra mất mát thất thoát, ít ứ đọng vốn. Nhưng khả năng thanh toán chậm không đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu mua sắm đầu tư của doanh nghiệp. * Kế toán phải xác định được K1 bao nhiêu là hợp lý để tư vấn cho nhà quản lý, Ban giám đốc, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. 2.2 Tỷ trọng đầu tư tài chính ( K2 ). - Nền kinh tế thị trường đang rất sôi động với nhiều chính sách khuyến kích đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vốn kinh doanh có hiệu quả, khơi thông các vốn dôi thừa. Trong bối cảnh đó, hoạt động đầu tư tài chính có khuynh hướng gia tăng trong hoạt động kinh doanh nói chung ở doanh nghiệp. Đầu tư tài chính bao gồm đầu tư chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư khác. Nếu phân theo tính thanh khoản của các khoản đầu tư thì đầu tư tài chính được phân thành đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. K2 = Giá trị thuần đầu tư tài chính × 100 ( %) Tổng tài sản - Để tính chỉ tiêu tỉ trọng đầu tư tài chính thì sử dụng số liệu giá trị thuần đầu tư tài chính ở MS 120 + MS 250 và số liệu tổng tài sản ở MS 270 trên Bảng cân đối kế toán. - Tỷ trọng đầu tư tài chính thể hiện đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng tài sản của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu này thể hiện mức độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với những doanh nghiệp và tổ chức khác nhất là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài. Do không phải mọi doanh nghiệp đều có điều kiện đầu tư ra bên ngoài nên thông thường là ở những doanh nghiệp có quy mô lớn như các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty… trị giá của chỉ tiêu này thường cao. ­ Nếu K2 lớn tương đương với số vốn nhàn rỗi nhiều: Thường là những doanh nghiệp có quy mô lớn tìm kiếm được lợi nhuận khác ngoài lợi nhuận do doanh nghiệp tạo ra; mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài chặt chẽ hơn. Nhưng doanh nghiệp dễ gặp rủi ro, tính mạo hiểm cao. ­ Nếu K2 nhỏ tương đương với số vốn nhàn rỗi ít: Thường là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ giá trị đầu tư ít. Doanh nghiệp ít chấp nhận rủi ro, tính mạo hiểm thấp. 2.3 Tỷ trọng các khoản phải thu ( K3 ). - Khoản phải thu là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá dịch vụ cho khách hàng. K3 = Giá trị thuần các khoản phải thu × 100 ( %) Tổng tài sản - Để tính chỉ tiêu tỉ trọng các khoản phải thu thì sử dụng số liệu giá trị thuần các khoản phải thu ở MS 130 + MS 210 và số liệu tổng tài sản ở MS 270 trên Bảng cân đối kế toán. - Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng thể hiện các khoản phải thu chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng tài sản của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến những đặc trưng sau: + Phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán lẻ thu tiền ngay thì K3 nhỏ. Doanh nghiệp bán buôn thì K3 lớn. + Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp thể hiện qua thời hạn tín dụng và mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng. Ở những doanh nghiệp mà kỳ hạn tín dụng dài số dư nợ định mức cho khách hàng cao thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Do chính sách bán hàng là phương thức kích thích tiêu thụ nên xem xét và đánh giá hợp lý chỉ tiêu này trong mối tương quan với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. + Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. ­ Nếu K3 lớn tương đương các khoản phải thu khách hàng nhiều doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Do đó, quá trình tái sản xuất đầu tư gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, hàng hoá bán được nhiều nhưng khó khăn trong việc thu hồi vốn. Giải pháp đưa ra nếu các đối tượng khách hàng khó thu hồi thì khi đối tượng đó mua hàng lại thì doanh nghiệp phải có chính sách tín dụng phù hợp hoặc doanh nghiệp đem chiết khấu các khoản nợ đó là phương thức chuyển đổi rủi ro. Trường hợp doanh nghiệp muốn giải phóng hàng tồn kho thì các khoản phải thu lớn là giải pháp tốt nhất. ­ Nếu K3 nhỏ tương đương với các khoản phải thu khách hàng ít. Doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn do đó quá trình tái sản xuất ít gặp khó khăn. 2.4 Tỷ trọng hàng tồn kho ( K4 ). - Hàng tồn kho bao gồm các loại dự trữ cho kinh doanh ở doanh nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm đang chế dỡ… K4 = Giá trị thuần của hàng tồn kho × 100 ( %) Tổng tài sản - Để tính chỉ tiêu tỷ trọng hàng tồn kho thì sử dụng số liệu giá trị thuần của hàng tồn kho ở MS 140 và số liệu tổng giá trị tài sản ở MS 270 trên Bảng cân đối kế toán. - Tỷ trọng hàng tồn kho thể hiện hàng tồn kho chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng tài sản của doanh nghiệp. - Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. Dự trữ lượng hàng tồn kho lớn sẽ gây ứ đọng vốn làm giảm vòng quay vốn lưu động, làm tăng chi phí bảo quản dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, dự trữ hàng tồn kho ít quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ hàng tồn kho. Tuy nhiên, khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến những đặc điểm sau: + Giá trị chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp. Thông thường, trong các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn so với các loại tài sản khác vì hàng tồn kho là đối tượng cơ bản trong kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tỷ trọng này cũng cao đối với những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất dài như doanh nghiệp xây lắp, đóng tàu… vì lượng sản phẩm đang chế tạo có thể tồn tại trong một khoảng không gian nhất định. Ngược lại, ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như khách sạn, giải trí, bốc xếp… thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thấp. + Giá trị chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. Chẳng hạn, do xuất hiện tình trạng mất cân đối về cung cầu vật tư, hàng hoá trên thị trường nên các quyết định về đầu cơ có thể dẫn đến giá trị của chỉ tiêu này cao. Một số các doanh nghiệp thực hiện tốt phương pháp quản trị kịp thời trong cung ứng, sản xuất và tiêu thụ có thể dẫn đến giá trị chỉ tiêu này thấp. - Khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tương quan với tăng trưởng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động ở thị trường mới bung nổ và doanh thu của doanh nghiệp tăng liên tục trong năm có thể dẫn đến gia tăng dự trữ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngược lại, doanh nghiệp đang trong giai đoạn kinh doanh suy thoái thì tỷ trọng hàng tồn kho có khuynh hướng giảm. 2.5 Tỷ trọng tài sản cố định ( K5 ). K5 = Giá trị còn lại của tài sản cố định × 100 ( %) Tổng tài sản - Để tính chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định sử dụng số liệu giá trị còn lại của tài sản cố định ở MS 220 và số liệu tổng tài sản ở MS 270 trên Bảng cân đối kế toán. - Tỷ trọng tài sản cố định thể hiện tài sản cố định chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng tài sản doanh nghiệp. - Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu giá trị tài sản cố định trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị chỉ tiêu này tùy thuộc vào đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhất là ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng (đóng tàu, công nghiệp luyện gang thép…) tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiêp. Chỉ tiêu này cũng đạt được những giá trị cao đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như sản xuất phân phối điện; vận chuyển hàng không, hàng hải, bưu điện đường sắt…Trong kinh doanh thương mại, dịch vụ, thông thường tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp, ngoại trừ trường hợp kinh doanh khách sạn và hoạt động vui chơi giải trí. - Do những đặc điểm trên nên để đánh giá tính thích hợp trong đầu tư tài sản cố định cần xem đến giá trị trung bình ngành. Tuy nhiên, khi phân tích cần lưu ý một số vấn đề như sau: + Chính sách và chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư thì giá trị chỉ tiêu này khác so với thời kỳ suy thoái thanh lý tài sản để chuyển sang hoạt động kinh doanh khác. Vì thế, cần xem xét chỉ tiêu này trong nhiều mối liên hệ với giá trị các khoản đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các khoản thanh lý tài sản cố định trong kỳ. + Do giá trị còn lại được sử dụng để tính toán nên phương pháp khấu hao có thể ảnh hưởng đến giá trị của chỉ tiêu này. + Tài sản cố định được phản ánh theo giá trị lịch sử và thông thường việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định phải theo quy định của Nhà nước nên chỉ tiêu này có thể không phản ánh đúng năng lực cơ sở vật chất hiện tại của doanh nghiệp. + Tài sản cố định trong chỉ tiêu trên bao gồm tài sản cố định hữu hình, vô hình và tài sản thuê tài chính. Để đánh giá chính xác hơn, có thể tách biệt riêng từng loại tài sản cố định. Hoạt động trong cơ chế thị trường, giá trị các tài sản cố định vô hình (nhãn hiệu, lợi thế thương mại…) có khuynh hướng gia tăng nên xây dựng các chỉ tiêu cá biệt này còn giúp ích cho nhà phân tích đánh giá đúng hơn thực trạng cấu trúc tài sản cố định ở doanh nghiệp. II. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. - Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xem đến nhiều mặt và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp. ­ Nếu xét theo nguồn hình thành nên tài sản thì nguồn vốn bao gồm: + Nợ phải trả (nợ dài hạn, nợ ngắn hạn) + Vốn chủ sở hữu ­ Nếu xét theo thời gian của nguồn vốn huy động thì nguồn vốn bao gồm: + Nguồn vốn tạm thời (Nợ ngắn hạn) + Nguồn vốn thường xuyên (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) - Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản bao gồm hai bộ phận đó là nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các bên góp vốn. Đối với nguồn vốn vay nợ (còn gọi là nợ phải trả), doanh nghiệp cam kết thanh toán với chủ nợ số nợ gốc và các khoản chi phí sử dụng vốn theo thời hạn quy định. Khi doanh nghiệp bị giải thể, phải thanh lý tài sản thì các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận các khoản thanh toán từ tài sản thanh lý. Ngược lại, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính, nội dung phân tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh. - Nội dung phân tích cấu trúc nguồn vốn bao gồm phân tích tính tự chủ về tài chính và phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. 1. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính. Hệ số Nợ ( P1 ). P1 = Nợ phải trả × 100 ( %) Tổng tài sản - Hệ số Nợ thể hiện trong tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện có thì được hình thành từ nợ phải trả là bao nhiêu %. - Để tính chỉ tiêu hệ số Nợ thì nợ phải trả bao gồm Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn. Số liệu Nợ phải trả sử dụng ở MS 300 và số liệu tổng tài sản sử dụng ở MS 270 trên Bảng cân đối kế toán. - Hệ số Nợ càng cao tương đương với khoản nợ phải trả quá lớn thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi thu hút các nhà đầu tư. Vấn đề thanh toán của doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm nếu như trong các khoản nợ phải trả mà nợ ngắn hạn chiếm đa số. Chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp. Đối với các chủ nợ Hệ số Nợ càng cao thì khả năng họ thu hồi vốn cho vay càng ít. Do vậy, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có Hệ số Nợ thấp. Đây là một chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp. - Hệ số Nợ thấp sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư lúc đó thì Nợ phải trả tăng làm cho Hệ số Nợ lại tăng. Nhưng nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt thì sẽ làm giảm Nợ phải trả do đó hệ số nợ giảm nên có nhiều nhà đầu tư… 1.2 Hệ số tự tài trợ ( P2 ). P2 = Vốn chủ sở hữu × 100 ( %) Tổng tài sản - Hệ số Tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. - Hệ số Tự tài trợ phản ánh trong tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện có được hình thành từ vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu %. - Để tính chỉ tiêu Hệ số Tự tài trợ thì vốn chủ sở hữu được sử dụng ở MS 400 và tổng tài sản được sử dụng ở MS 270 trên Bảng cân đối kế toán. - Hệ số tự tài trợ càng cao tương đương với vốn chủ sở hữu lớn chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập về tài chính và ít bị sức ép từ các chủ nợ. Do đó các nhà đầu tư rất thích đầu tư vào những doanh nghiệp có tính tự chủ cao. * Ta có: Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu = 1 Tổng tài sản Tổng tài sản Tương đương : P1 + P2 = 1 Do đó khi P1 tăng thì P2 giảm và ngược lại. Nên khi tính tự chủ cao tương đương với Hệ số Nợ thấp và khi tính tự chủ thấp tương đương với Hệ số Nợ cao. 1.3 Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ( P3 ). - Ngoài hai chỉ tiêu trên, phân tích tính tự chủ về tài chính còn sử dụng chỉ tiêu Hệ số Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, thể hiện mức độ bảo đảm bởi vốn chủ sở hữu: P3 = Nợ phải trả × 100 ( %) Vốn chủ sở hữu - Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng qui định đối với doanh nghiệp. Những số liệu này là cơ sở để các nhà đầu tư, nhà quản trị có giải pháp thích hợp giải quyết các vấn đề nợ của doanh nghiệp: nên gia tăng các khoản vay nợ hay vốn chủ sở và mức gia tăng tối đa là bao nhiêu. Một khi Hệ số Nợ đã vượt quá mức an toàn cho phép, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông cứng và có khả năng không nhận được các khoản tín dụng từ bên ngoài. Tuy nhiên, giải quyết một cấu trúc nguồn vốn lành mạnh còn liên quan đến nhiều yếu tố như thị trường tài chính tại quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động có đủ mạnh để giải quyết vốn cho các doanh nghiệp hoạt động? Loại hình doanh nghiệp có đủ uyển chuyển để cải thiện quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu? Khi doanh nghiệp mà có Hệ số Nợ cao thì doanh nghiệp này mất khả năng thanh toán có thể xảy ra và doanh nghiệp cũng gặp rủi ro rất cao. Để cải thiện hệ số này cần gia tăng vốn chủ sở hữu nhưng đây là vấn đề khó giải quyết khi doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một sở hữu và nhà nước không có điều kiện để bổ sung vốn cho doanh nghiệp. Có thể thấy, khả năng gia tăng vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn khác với công ty cổ phần hay công ty TNHH được niêm yết giá trên thị trường chứng khoán. Chính sách đa dạng hoá hình thức sở hữu bằng việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là điều kiện để các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn vốn của mình. Việc hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam là môi trường thuận lợi cho các công ty cổ phần có điều kiện hơn trong việc cải thiện cấu trúc nguồn vốn của mình. 2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. - Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định về nguồn tài trợ là mối quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo yêu cầu đó, nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. - Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, có thời gian sử dụng trên một năm, trong tương lai gần doanh nghiệp không gặp áp lực về thanh toán. Theo cách phân loại này nguồn vốn thường xuyên tại một thời điểm bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc nguồn vốn thường xuyên được sử dụng để tài trợ cho những loại tài sản dài hạn. - Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng và có thời hạn thanh toán trong vòng một năm. Về nguyên tắc nguồn vốn tạm thời được sử dụng để tài trợ cho các loại tài sản ngắn hạn. 2.1 Tỉ suất nguồn vốn tạm thời ( P4 ). Nguồn vốn tạm thời ( NVTT) = Nợ ngắn hạn P4 = Nguồn vốn tạm thời (NVTT) × 100 ( %) Tổng tài sản - Tỉ suất nguồn vốn tạm thời phản ánh trong tổng tài sản của doanh nghiệp hiện có được hình thành từ những nguồn tạm thời và chiếm bao nhiêu %. - Nguồn vốn tạm thời là những nguồn mà thời gian sử dụng không quá một năm như nợ ngắn hạn gồm vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp, phải trả cán bộ công nhân viên… ­ Khi P4 lớn tương đương với nguồn vốn tạm thời lớn nghĩa là nợ phải ngắn hạn nhiều do đó tính ổn định của nguồn tài trợ thấp. Doanh nghiệp cần phải thanh toán những khoản nợ đến hạn. Mặt khác doanh nghiệp đang gặp áp lực về khả năng thanh toán. ­ Khi P4 nhỏ tương đương với nguồn vốn tạm thời nhỏ nghĩa là nợ ngắn hạn ít do đó tính ổn định của nguồn tài trợ cao. Doanh nghiệp không chịu áp lực về khả năng thanh toán. 2.2 Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên ( P5 ). Nguồn vốn thường xuyên (NVTX) = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu P5 = Nguồn vốn thường xuyên (NVTX) × 100 ( %) Tổng tài sản * Ta có : P4 + P5 = 1 Do đó khi P4 lớn thì P5 nhỏ và ngược lại. ­ Khi P5 lớn tương đương với nguồn vốn thường xuyên lớn nên nguồn vốn tạm thời nhỏ nghĩa là nợ ngắn hạn ít do đó tính ổn định của nguồn tài trợ cao. Doanh nghiệp không bị áp lực trong khả năng thanh toán trong dài hạn. ­ Khi P5 nhỏ tương đương với nguồn vốn thường xuyên nhỏ nên nguồn vốn tạm thời lớn nghĩa là nợ ngắn hạn nhiều do đó tính ổn định của nguồn tài trợ thấp. Doanh nghiệp gặp áp lực về khả năng thanh toán trong dài hạn. 2.3 Tỉ suất giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên ( P6 ). Hai tỉ suất trên phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn, cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ và tính ổn định của nguồn tài trợ. Mối quan hệ này thể hiện qua tỉ suất giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên: P6 = Vốn chủ sở hữu × 100 ( %) Nguồn vốn thường xuyên - Tỉ suất vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu % trong nguồn vốn thường xuyên. - Khi vốn chủ sở hữu càng lớn cho biết tính tự chủ của doanh nghiệp càng cao và tính ổn định càng lớn. III. Phân tích cân bằng tài chính. - Cân bằng tài chính là biểu hiện tính đầy đủ, tính cân đối của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản (nguồn vốn). - Cân bằng tài chính là một nội dung trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo một sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố của tài sản. Cấu trúc tài sản doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Mỗi yếu tố thuộc tài sản cố định hoặc tài sản lưu động có những đặc trưng riêng về qui mô, về tốc độ luân chuyển do những thuộc tính vốn có của chúng hay do các quyết định quản lý. Cấu trúc nguồn vốn cho thấy công tác quản trị tài chính còn liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bên ngoài như trách nhiệm thanh toán các khoản vay, nợ. Do đó, một khi đã huy động vốn cần quan tâm đầu tư vốn đó cho mục đích gì? lúc nào? với quy mô và chi phí ra sao? Do sự vận động của tài sản tách rời với thời gian sử dụng của nguồn vốn nên nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn sẽ chỉ ra sự an toàn, tính bền vững và cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mối quan hệ đó thể hiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu cân bằng tài chính nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là phát hiện những nhân tố hiện tại hoặc tiềm tàng của sự mất cân bằng tài chính. - Nội dung của cân bằng tài chính bao gồm: + Cân bằng tài chính trong dài hạn + Cân bằng tài chính trong ngắn hạn ¯ Như vậy, cân bằng tài chính là một đòi hỏi cấp bách thường xuyên và doanh nghiệp cần duy trì tình trạnh cân bằng tài chính để việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo một khả năng thanh toán an toàn. Phân tích cân bằng tài chính còn là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ thích hợp. 1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn (phân tích vốn lưu động ròng). - Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. - Vốn lưu động ròng ( VLĐR ) là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn. - Có hai cách xác định vốn lưu động ròng: + VLĐR = NVTX – TSDH + VLĐR = TSNH – NVTT * Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn có ba trường hợp: Trường hợp 1: VLĐR > 0, tương đương NVTX > TSDH: Chứng tỏ, toàn bộ tài sản dài hạn trong doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn thường xuyên. Hay nói cách khác nguồn vốn thường xuyên không chỉ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. TSNH NVTT VLĐR > 0 TSDH NVTX Đây là trạng thái cân bằng tốt nhất, doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng lâu dài, ổn định, có tính bền vững nhưng nhược điểm là sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn nên làm cho chi phí sử dụng vốn lớn hơn nếu như sử dụng nguồn vốn tạm thời. VLĐR = NVTX – TSDH > 0 NVTX > 1 TSDH Û ­ Nếu VLĐR > 0 và tăng qua nhiều năm: đánh giá mức an toàn của doanh nghiệp cao vì không chỉ TSDH mà cả một phần TSNH được tài trợ bằng NVTX. Tuy nhiên, để phân tích kỹ lưỡng cần phải xem các bộ phận của NVTX. Thông thường, để đạt được sự an toàn đó thì doanh nghiệp phải tăng vốn chủ sở hữu hay gia tăng nợ dài hạn. Tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ gia tăng tính độc lập về tài chính. Nhưng giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhưng luôn gắn với những rủi ro do sử dụng nợ. ­ Nếu xét về yếu tố TSCĐ trong cân bằng tài chính, nếu VLĐR > 0 và tăng là do thanh lý liên tục TSCĐ làm quy mô TSCĐ giảm thì chưa thể kết luận tính an toàn về tài chính vì có thể doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái phải thanh lý tài sản nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để đầu tư TSCĐ vào lĩnh vực kinh doanh mới. Phương pháp khấu hao cũng là nhân tố ảnh hưởng đến mức cân bằng tài chính dài hạn. Trường hợp 2: VLĐR = 0, tương đương NVTX = TSDH: Chứng tỏ, toàn bộ tài sản dài hạn được hình thành từ NVTX. Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính nhưng chưa mang tính bền vững và có nguy cơ mất cân bằng tài chính do mất khả năng thanh toán nếu như việc huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý. Do trong năm nay thì đạt trạng thái cân bằng tài chính nhưng chưa chắc trong năm sau thì đạt trạng thái cân bằng tài chính. Vì nếu NVTX trở thành NVTT thì doanh nghiệp không thể lấy TSDH để trả nợ NVTX sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán do đó mất cân bằng tài chính, doanh nghiệp khó huy động vốn từ bên ngoài. Nếu buộc phải bán tài sản dài hạn thì sản xuất bị gián đoạn. TSNH NVTT TSDH NVTX VLĐR = 0 Hay NVTX = 1 TSDH Trường hợp 3: VLĐR < 0, tương đương NVTX < TSDH: Chứng tỏ, nguồn vốn thường xuyên không đủ tài trợ toàn bộ tài sản dài hạn. Hay nói cách khác tài sản dài hạn được hình thành phần lớn từ nguồn vốn thường xuyên và phần còn lại được hình thành từ nguồn vốn tạm thời. Trường hợp này doanh nghiệp không đạt trạng thái cân bằng tài chính. Do doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ đến hạn. TSNH NVTT TSDH VLĐR < 0 NVTX Hay NVTX < 1 TSDH Nếu VLĐR < 0 và giảm đánh giá mức độ an toàn và bền vững tài chính doanh nghiệp càng giảm, vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản dài hạn. Doanh nghiệp gặp áp lực về khả năng thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúng hạn và hiệu quả kinh doanh thấp. 2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn. 2.1 Nhu cầu vốn lưu động ròng ( N/c VLĐR ). Nhu cầu vốn lưu động ròng phản ánh nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu này phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và thời gian thanh toán các khoản phải trả trong ngắn hạn (không bao gồm nợ vay). N/c VLĐR = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Các khoản phải trả ( Ngắn hạn ) (Ngắn hạn, không vay) Các khoản phải thu (ngắn hạn) = MS 130 + MS 150 trên BCĐKT Các khoản phải trả (ngắn hạn,không vay) = MS 310 – MS 311 trên BCĐKT Hàng tồn kho = MS 140 trên BCĐKT Ngân quỹ ròng ( NQR ). Chỉ tiêu này xem xét mức độ đảm bảo nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn bằng nguồn vốn thường xuyên còn lại sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn đó là vốn lưu động ròng. NQR = VLĐR – N/c VLĐR * NQR >= 0 Tương đương với VLĐR >= N/c VLĐR, nghĩa là nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn được đảm bảo bởi nguồn vốn thường xuyên. Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Doanh nghiệp không gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào chứng khoán để sinh lời. * NQR < 0 Tương đương VLĐR < N/c VLĐR, nghĩa là nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp không được đảm bảo bởi nguồn vốn thường xuyên. Do đó, doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. - Những phân tích về cân bằng tài chính khi xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động có vai trò quan trọng trong công tác quản trị tài chính. PHẦN II. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM. I. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam. - Tiền thân của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam có tên là: “Đoạn bảo dưỡng đường bộ 2” được Công ty Giao thông Quảng Nam - Đà Nẵng thành lập năm 1975. - Ngày 22 tháng 12 năm 1997, “Đoạn bảo dưỡng đường bộ 2” đổi tên thành “Công ty Quản lý và Xây dựng Đường bộ Quảng Nam” theo quyết định số 2508/QĐ/UB ngày 22/12/1997 của UBND tỉnh Quảng Nam và hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép số 112329 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 02/01/1998. - Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về đổi mới doanh nghiệp. Ngày 27/11/2003 UBND tỉnh Quảng Nam ký quyết định số 5233/QĐ-UB phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Công ty Quản lý và Xây dựng Đường bộ Quảng Nam đã đổi tên thành: “Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam”. Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo hình thức giữ nguyên vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn, vốn Nhà nước chiếm 53.8% vốn điều lệ, người lao động trong công ty 46.2% vốn điều lệ. - Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam số: 13/1999/QH X đã được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999. - Trụ sở chính đặt tại số: 10 Nguyễn Du - Tam Kỳ - Quảng Nam. - Điện thoại: 0510 851577 - Fax: 0510 851734 - Từ khi thành lập đến nay hoạt động kinh doanh của Công ty đã từng bước đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường theo phương châm “chất lượng - hiệu quả - kịp thời”. Kết hợp hài hoà ba lợi ích kinh tế Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam ngày càng thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ của mình đem lại hiệu quả kinh tế cao, luôn hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của Nhà nước giao. Qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ công nhân viên và người lao động luôn ổn định và ngày càng được nâng cao tạo được mối liên kết với nhân dân địa phương. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Quảng Nam. - Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam có chức năng và nhiệm vụ là kinh doanh theo luật Doanh nghiệp, đồng t._.ợng lớn nguyên liệu, vật liệu, vật tư, hàng hoá…để đi vào thi công vào đầu năm 2007. Mặc dù, năm 2006 lượng hàng tồn kho lớn nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn không tốt nhưng trong tương lai sẽ đem lại doanh thu trong năm 2007 nâng cao lợi nhuận của Công ty khi các công trình dự án hoàn thành. Nợ ngắn hạn: Trong năm 2006 Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nợ vay chiếm 15,72 (%) = ´ 100(%) trong tổng nợ ngắn hạn. Do đó, Công ty ít vay tiền ngân hàng nên không phải trả tiền lãi vay ngân hàng nhiều mà thay vào đó công ty đã chiếm dụng vốn của người bán, của Nhà nước… để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vốn lưu động ròng: Qua ba năm vốn lưu động ròng dương chứng tỏ Công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn. Điều này thể hiện nguồn vốn thường xuyên không chỉ đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Ngân quỹ ròng: Năm 2006 ngân quỹ ròng dương thể hiện Công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Công ty không chịu áp lực trong vấn đề thanh toán ngắn hạn. Năm 2006 Công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. 3. Những nhược điểm cần khắc phục trong cấu trúc tài chính tại Công ty. Tài sản cố định: Qua ba năm tài sản cố định giảm đều.Tài sản cố định chuyên ngành của công ty như các loại xe chuyên dùng đó là máy ủi, máy đào, máy lu, máy san và các loại xe tải trọng nặng khác…thì phần lớn đã già cỗi, lạc hậu về mặt kỹ thuật. Cho nên chi phí sửa chữa bảo dưỡng lớn. Vì vậy, hiệu quả sử dụng thấp mà giá thành công trình phải chịu cao. Làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh của công ty. Các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Công ty qua ba nhăm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản. Chứng tỏ Công ty đang bị các đơn vị khác các tổ chức khác chiếm dụng vốn. Công ty gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi vốn. Để đi đòi được các khoản phải thu này hết sức khó khăn, tốn kém về tiền bạc và về thời gian tính rủi ro rất cao. Mặt khác, qua tìm hiểu thực tế các khoản nợ lớn chủ yếu là vốn thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đây là một thực tế “đau đầu” của các nhà quản lý thể hiện sự quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản lỏng lẻo, xây dựng không có kế hoạch của các nhà quản lý mà hậu quả là các công ty xây dựng cơ bản phải gánh chịu. Nợ tồn đọng lớn, lãi vay ngân hàng cao làm cho cán cân thanh toán của công ty chậm làm cho năng lực tài chính công ty kém hiệu quả. Nếu Nhà nước thanh toán kịp thời, sòng phẳng công ty sẽ làm ăn có hiệu quả hơn. Tiền: Tỉ trọng của tiền thấp qua ba năm gây ảnh hưởng không nhỏ trong khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Công ty không chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và không đáp ứng được nhu cầu bất thường của Công ty. Cho nên Công ty phải vay ngân hàng và phải trả tiền lãi làm cho chi phí của Công ty tăng lên. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Qua ba năm nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Hệ số Nợ cao, Hệ số tự tài trợ thấp chứng tỏ tính tự chủ và tính ổn định của công ty đều thấp cho nên khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài gặp khó khăn. Do nợ ngắn hạn của Công ty chiếm đa số nên Công ty gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ đến hạn trả. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Vốn chủ sở hữu thấp Công ty gặp khó khăn trong việc tăng trưởng quy mô trong tương lai. Hiện nay, tại Công ty bộ máy kế toán tuy ổn định nhưng còn thiếu bộ phận kế toán quản trị. Bộ phận kế toán quản trị sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh vì thế mà ở công ty nên tổ chức thêm một bộ phận kế toán quản trị. Nếu nhà quản lý của công ty mà có một quyết định không đúng đắn trong kinh doanh có thể dẫn đến công ty sẽ bị đi nhầm hướng kinh doanh làm cho công ty sẽ gặp phải những biến cố trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Kế toán quản trị chủ yếu là đề cập đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý sử dụng để hoạch định, phối hợp kiểm soát các hoạt động của công ty. Nó không trực tiếp liên quan đến những người sử dụng bên ngoài mà tham gia bổ sung thông tin kế toán tài chính trình bày trong các báo cáo kế toán của công ty. Điểm quan trọng của kế toán quản trị là sự tích lũy và phân tích nhiều loại chi phí và doanh thu khác nhau. Do vậy việc lập thêm bộ phận kế toán quản trị là một việc mà công ty nên làm để giúp cho ban lãnh đạo của công ty có thể đưa ra quyết định dễ dàng và chính xác hơn mặc dù việc lập thêm một bộ phận kế toán quản trị trong công ty sẽ làm tăng chi phí và nhân lực của công ty. II. Một số biện pháp khắc phục để nâng cao công tác phân tích cấu trúc tài chính của Công ty. Sau thời gian thực tập, nghiên cứu về tình hình hoạt động của công ty, kết hợp với kiến thức đã được học ở trường em xin nêu ra một số vấn đề mà theo em đó là tồn tại, hạn chế mà công ty cần lưu ý đến để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn. Thông qua những nhược điểm, em cũng xin đề xuất một số ý kiến của mình nhằm bổ sung và hoàn thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Về nhân sự: Công ty phải xây dựng chiến lược trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động. Có kế hoạch thay dần những người lao động có tuổi đời cao năng lực hoạt động thấp thay bằng lực lượng trẻ có năng lực, năng động sáng tạo hơn, dám vượt qua khó khăn thử thách. Bằng cách vận động một số cán bộ nhân viên lớn tuổi khó bố trí công tác nghỉ hưu để trẻ hóa cán bộ. Về Tiền: Hàng quý công ty lập dự toán tiền để theo dõi luồng tiền thu vào và chi ra theo dự tính. Qua đó, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền cho người lao động, nhà cung cấp, và đáp ứng nhu cầu chi tiêu khác. Công ty cần phải xác lập một mức dự trữ tiền mặt tối thiểu, hợp lý để phục vụ cho mọi hoạt động của Công ty. Trên cơ sở đó cân đối tiền tồn quỹ cần thiết. Là cơ sở để Công ty có kế hoạch vay ngắn hạn kịp thời khi lượng tiền mặt tối thiếu hoặc để đầu tư sinh lời khi lượng tiền mặt thừa. Dựa vào số liệu năm 2006 ta lập dự toán tiền với các điều kiện như sau: Giả sử Doanh thu của Công ty trong các tháng lần lượt là: Chỉ tiêu T11 T12 T1 T2 T3 T4 1. Doanh thu 3.500.000.000 3.550.000.000 3.600.000.000 3.650.000.000 3.700.000.000 3.750.000.000 Theo kế hoạch của Công ty tình hình thu tiền như sau: + 10% doanh thu ghi nhận trong tháng thu được tiền trong tháng. + 80% doanh thu ghi nhận trong tháng này sẽ thu được tiền trong tháng sau. + 10% doanh thu ghi nhận trong tháng này sẽ thu được tiền trong hai tháng sau. Chi phí thu mua nguyên vật liệu dự tính chiếm khoản 75% doanh thu, hoạt động thu mua nguyên vật liệu được tổ chức trước một tháng khi sản phẩm công ty được tiêu thụ. Nhà cung cấp cho phép công ty trả chậm tiền mua trong vòng 60 ngày. Công ty dự tính thanh toán các khoản chi phí khác trong kỳ như sau: Tháng 11 12 1 2 3 4 Tiền lương 130.000.000 140.000.000 135.000.000 140.000.000 130.000.000 135.000.000 Chi phí khác 7.000.000 8.000.000 7.500.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào tháng 4 là 7.000.000 đồng - Công ty dự tính mua thiết bị mới vào tháng 3 với giá 9.000.000 đồng trả bằng tiền mặt. Số dư tiền mặt tối thiểu là 1.500.000.000 đồng và Công ty dự tính số tiền tồn quỹ ngày 31/12/2006 là 5.353.893.573 đồng. BẢNG DỰ TOÁN TIỀN TRONG QUÝ I NĂM 2007 Chỉ tiêu T11 T12 T1 T2 T3 T4 1. Doanh thu 3,200,000,000 3,150,000,000 2,400,000,000 1,650,000,000 2,700,000,000 750,000,000 2. Thu từ bán hàng 1,280,000,000 1,260,000,000 960,000,000 660,000,000 1,080,000,000 300,000,000 3. Thu nợ tháng trước 1,600,000,000 1,575,000,000 1,200,000,000 825,000,000 1,350,000,000 4. Thu nợ 2 tháng trước 320,000,000 315,000,000 240,000,000 165,000,000 5. Tổng thu 1,280,000,000 2,860,000,000 2,855,000,000 2,175,000,000 2,145,000,000 1,815,000,000 6. Mua hàng 2,400,000,000 1,732,500,000 1,320,000,000 907,500,000 1,485,000,000 412,500,000 7. Trả tiền mua hàng 2,625,000,000 1,952,500,000 1,320,000,000 907,500,000 8. Trả lương 130,000,000 140,000,000 135,000,000 140,000,000 130,000,000 135,000,000 10. Chi phí khác 7,000,000 8,000,000 7,500,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 11. Thuế thu nhập DN 7,000,000 12. Chi mua thiết bị 9,000,000 13. Tổng chi 137,000,000 148,000,000 2,767,500,000 2,098,500,000 1,466,000,000 1,057,500,000 14. Chênh lệch thu-chi 1,143,000,000 2,712,000,000 87,500,000 76,500,000 679,000,000 757,500,000 15. Tồn quỹ đầu kỳ 5,353,893,573 5,441,393,573 5,517,893,573 6,196,893,573 16. Tồn quỹ cuối kỳ 5,441,393,573 5,517,893,573 6,196,893,573 6,954,393,573 17. Tồn quỹ mong muốn 3,500,000,000 3,500,000,000 3,500,000,000 3,500,000,000 18. Số tiền thừa (thiếu) 1,941,393,573 2,017,893,573 2,696,893,573 3,454,393,573 * Như vậy, Công ty có thể sử dụng lượng tiền thừa này để đầu tư sinh lời. Công ty muốn được Nhà nước cấp thêm ngân sách, tuy phương án này rất khó, nhưng Công ty phải có những dự án triển vọng để trình lên cấp trên xem xét để cấp trên có thể cấp thêm vốn cho Công ty để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tiến triển thuận lợi không bị gián đoạn. Ngoài ra, đối với tiền thì khả năng xảy ra gian lận và sai sót rất lớn. Vì vậy, Công ty cần phải có biện pháp tích cực để hạn chế gian lận và sai sót có thể xảy ra đó là: + Đối với những khoản tiền mà khách hàng trả cho Công ty thì cần phải được kiểm tra khách hàng đã trả đủ tiền cho Công ty hay chưa? Nếu chưa trả đủ phải xác minh số tiền còn lại phải thu là bao nhiêu? Để có thể theo dõi chính xác tránh trường hợp biển thủ hoặc dùng tiền không đúng mục đích, phục vụ cho mục đích cá nhân nào đó. + Phải kiểm tra độc lập thông qua kiểm kê quỹ và đối chiếu ngân hàng thường xuyên vào định kỳ theo sự sắp xếp của phòng Tài chính – Kế toán. Về Tài sản cố định: Qua ba năm Tài sản cố định giảm đều theo em cần phải có giải pháp để nâng cao chỉ tiêu Tài sản cố định: Công ty phải có kế hoạch rà soát lại toàn bộ xe, máy phục vụ cho sản xuất kinh doanh, xem xét những máy móc thiết bị đã quá cũ kỹ lạc hậu phải làm thủ tục xin thanh lý. Đồng thời, phải có kế hoạch mua mới một số máy móc thiết bị (như máy đào gàu, máy sơn đường, máy bét dầu trạm trộn..) Với việc mua mới thì các đơn vị của Công ty cần phải hết sức chú ý đến khâu bảo quản, bảo dưỡng, duy tu, trung đại tu các loại xe và máy hiện có để đảm bảo tuổi thọ của các thiết bị này để có thể giảm chi phí không cần thiết. Về các khoản phải thu: Các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty, điều này thể hiện công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Mà thực tế các khoản phải thu phần lớn là các nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước. Vì vậy, công ty cần phải có giải pháp, phương án cụ thể với các cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc thanh toán vốn đầu tư nhằm có thể thu hồi vốn nhanh nhất . - Để có thể thu hồi được các khoản nợ công ty nên áp dụng một số biện pháp sau: + Kế toán phụ trách phần hành này trong công ty nên chia khoản phải thu thành phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn để có biện pháp thu hồi nợ hợp lý. Nếu là khoản phải thu ngắn hạn thì công ty tích cực có những biện pháp thu hồi nợ một cách nhanh chóng, đốc thúc khách hàng trả nợ cho công ty như đến tận nơi của khách hàng để thu tiền, gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng thanh toán hay nhờ ngân hàng thu nợ thay cho công ty. Còn đối với các khoản phải thu khách hàng dài hạn thì công ty cũng phải gửi thông báo cho khách hàng để họ biết được thời hạn trả tiền cho công ty và chuẩn bị tiền để trả nợ cho công ty. + Cụ thể để có thể theo dõi chi tiết tình hình thanh toán của khách hàng, Công ty cần lập báo cáo nội bộ về các khoản phải thu khách hàng: Chỉ tiêu Đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cuối kỳ Số nợ mất khả năng thanh toán Tổng cộng Nợ quá hạn Tăng Giảm Tổng cộng Nợ quá hạn Khách hàng A Khách hàng B Khách hàng C …… Thông qua bảng báo cáo này, ta có thể biết được khoản nợ nào đã trả, khoản nợ nào đã quá hạn. Từ đó, Công ty có căn cứ để lập kế hoạch xử lý đối với các khoản nợ quá hạn như: ngưng cung cấp hàng hoá cho tới khi họ thanh toán xong nợ cũ, tiến hành các thủ tục pháp lý để đòi nợ. Đối với các khoản nợ gần tới hạn thì gửi thư, gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng trả tiền đúng thời hạn, góp phần nâng cao khả năng thu hồi nợ của Công ty. Báo cáo này được lập và xử lý theo yêu cầu của Nhà quàn lý. Vì vậy, dựa vào nó công tác phân tích có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào kỳ quyết toán. Nếu có điều kiện thì cũng có thể lập báo cáo này cho từng khách hàng + Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu đối với từng khách hàng để thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. + Khi quyết định có cho khách hàng nợ hay không thì công ty cần phải dựa vào uy tín của khách hàng đó đối với công ty và uy tín của họ trên thị trường, phải xem xét kỹ khả năng thanh toán của họ trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã được ký kết. + Khi ký kết hợp đồng còn có thể yêu cầu khách hàng phải đặt cọc hoặc ứng trước một phần giá trị của đơn hàng khi khách hàng mua nợ của công ty. + Bên cạnh đó cần hoàn thiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi. Trong quá trình kinh doanh công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi để đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những biến đổi về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán. Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải dự kiến một số nợ phải thu khó đòi có thể những khách hàng này bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản…nên họ không hoặc khó có khả năng thanh toán, công ty đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần nhưng vẫn không thu được nợ. Khi tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi đối với khách hàng mà họ có khả năng trả nợ dần cần dựa vào những đặc điểm: * Số tiền mà khách hàng nợ công ty đã quá hai năm trở lên trở từ ngày đến hạn thu hồi nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thanh toán cho công ty. * Trong trường hợp đặc biệt, khoản nợ của khách hàng tuy quá hạn chưa tới hai năm nhưng khách hàng đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan pháp luật giam giữ hoặc bị chết. * Mức lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi phải theo tỷ lệ quy định của chế độ kế toán hiện hành. Về Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Nợ phải trả cao và vốn chủ sở hữu thấp nên Công ty cần phải tái thiết lại cấu trúc nguồn vốn một cách hợp lý hơn bằng hai cách: + Muốn tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Phương án này rất phụ thuộc vào năng suất hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Tăng nợ dài hạn bằng cách vay nhưng phương án này phải tốn thêm chi phí lãi vay. Ở công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị. Mà bộ phận kế toán quản trị sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh vì thế mà ở công ty nên tổ chức thêm một bộ phận kế toán quản trị. Tuy chi phí lương và các khoản phụ cấp theo lương sẽ tăng nhưng nhờ có bộ phận kế toán quản trị sẽ giúp ban lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định đúng đắn phù hợp với yêu cầu của thị trường. KẾT LUẬN ÏÏ&ÒÒ Cuìng våïi sæû phaït triãøn chung cuía nãön kinh tãú caïc doanh nghiãûp âang tæìng bæåïc häüi nháûp vaì phaït triãøn trãn thë træåìng. Phán têch taìi chênh laì mäúi quan tám cuía caïc nhaì quaín trë doanh nghiãûp, laì cäng cuû khaío saït cå baín trong læûa choün caïc quyãút âënh âáöu tæ, dæû âoaïn caïc kãút quaí taìi chênh trong tæång lai vaì cuîng laì cäng cuû âaïnh giaï cuía caïc nhaì quaín trë doanh nghiãûp. Chênh vç thãú maì phán têch taìi chênh laì mäüt yãu cáöu bæïc thiãút âoìi hoíi moüi doanh nghiãûp cáön phaíi thæûc hiãûn täút nhàòm âaím baío sæû täön taûi vaì phaït triãøn cuía doanh nghiãûp âãø tàng tênh caûnh tranh cuía doanh nghiãûp trãn thë træåìng. Âáy laì mäüt trong nhæîng näüi dung ráút quan troüng cáön âæåüc quan tám haìng âáöu. Trong thåìi gian thæûc táûp taûi cäng ty, sau khi tçm hiãøu tçnh hçnh thæûc tãú âaî giuïp em ráút nhiãöu trong viãûc cuíng cäú nhæîng kiãún thæïc âaî âæåüc hoüc âäöng thåìi coìn giuïp cho em hoüc hoíi thãm âæåüc nhiãöukinh nghiãûm thæûc tãú. Âiãöu âoï seî giuïp êch cho caïc nhaì âáöu tæ coï nhæîng quyãút âënh âuïng âàõn trong viãûc håüp taïc âáöu tæ våïi doanh nghiãûp. Nhæng do thåìi gian thæûc táûp vaì sæû hiãøu biãút cuía em coìn haûn chãú nãn trong quaï trçnh laìm âãö taìi khoïa luáûn khäng traïnh khoíi thiãúu soït. Em ráút mong tháöy cä vaì caïc cä chuï anh chë trong phoìng kãú toaïn taûi Cäng ty goïp yï âãö âãö taìi cuía em âæåüc hoaìn thiãûn hån. Qua thåìi gian thæûc táûp nhåì sæû hæåïng dáùn nhiãût tçnh cuía tháöy – ThS. Hoaìng Tuìng cuìng caïc tháöy cä trong khoa kãú toaïn cuîng nhæ caïc cä chuï anh chë trong phoìng kãú toaïn cuía Cäng ty Cäø pháön Giao thäng váûn taíi Quaíng Nam âaî giuïp âåî ráút nhiãöu âãø em hoaìn thaình täút âãö taìi khoïa luáûn täút nghiãûp naìy. Em xin chán thaình caím ån! Âaì Nàông, thaïng 5 nàm 2007. Sinh viãn thæûc hiãûn Nguyãùn Lã Duy Thanh PHỤ LỤC ÏÏ&ÒÒ Công ty CP Công trình GTVT Quảng Nam Mẫu số B 01-DN Phòng Tài chính-Kế toán Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2005 ĐVT: Đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Năm 2004 Năm 2005 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 44.043.749.542 46.512.896.132 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.382.803.715 3.255.291.609 1. Tiền 111 V.01 2.382.803.715 3,255,291,609 2. Các khoản tương đương tiền 112 - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 - - 1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 41,150,012,793 43,011,656,287 1. Phải thu khách hàng 131 V.03 36,820,203,207 34,227,348,311 2. Trả trước cho người bán 132 V.04 2,879,202,258 6,464,582,990 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - 4. Phải thu theo tiến độ KH HĐ XD 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 V.05 1,450,607,328 2,319,724,986 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 - - IV. Hàng tồn kho 140 152,933,034 215,948,236 1. Hàng tồn kho 141 152,933,034 215,948,236 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V. Tài sản ngắn hạn khác 150 358,000,000 30,000,000 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 358,000,000 30,000,000 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 - - 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - - 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 - - B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 10,488,818,121 6,985,851,878 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - - 4. Phải thu dài hạn khác 218 - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - II. Tài sản cố định 220 9,339,674,985 6,949,656,045 1. Tài sản cố định hữu hình 221 9,257,686,890 6,867,667,950 a) Tài sản cố định dùng trong sản xuất V.08 4,941,119,183 4,243,689,390 - Nguyên giá 222 14,525,068,196 15,045,402,319 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (9,583,949,013) (10,801,712,929) b) Tài sản cố định hoạt động công ích V.09 4,316,567,707 2,623,978,560 - Nguyên giá 222 6,989,618,158 5,725,617,604 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (2,673,050,451) (3,101,639,044) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - - - Nguyên giá 224 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 225 - - 3. Tài sản cố định vô hình 226 - - - Nguyên giá 227 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 228 - - 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 229 V.10 81,988,095 81,988,095 III. Bất động sản đầu tư 240 - - - Nguyên giá 241 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 242 - - IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 1,139,143,136 26,195,833 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh 252 1,139,143,136 - 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.11 - 26,195,833 4.. Dự phòng giảm giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 10,000,000 10,000,000 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 - - 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 V.12 10,000,000 10,000,000 TỔNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 54,532,567,663 53,498,748,010 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ(300=310+330) 300 35,908,827,717 34,034,861,344 I. Nợ ngắn hạn 310 35,896,812,522 33,944,068,239 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.13 12,452,126,713 8,768,737,404 2. Phải trả người bán 312 V.14 8,980,646,610 7,730,159,397 3. Người mua trả tiền trước 313 V.15 520,342,057 2,393,722,034 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 2,264,974,165 2,476,192,744 5. Phải trả người lao động 315 V.17 3,255,886 - 6. Chi phí phải trả 316 - - 7. Phải trả nội bộ 317 - - 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 - - 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 11,675,467,091 12,575,256,660 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - II. Nợ dài hạn 330 12,015,195 90,793,105 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 12,015,195 90,793,105 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU(400=410+430) 400 18,623,739,946 19,463,886,666 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.19 14,549,052,688 16,659,161,503 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 12,000,000,000 12,000,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - 89,040,000 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - 4. Cổ phiếu quỹ 414 - (324,800,000) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6. Chênh lệch tỉ giá hối đoái 416 - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 - 771,560,193 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 - 1,072,672,715 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 2,549,052,688 3,050,688,595 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 - - II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 4,074,687,258 2,804,725,163 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 325,456,474 56,501,603 2. Nguồn kinh phí 432 - - 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 3,749,230,784 2,748,223,560 TỔNG NGUỒN VỐN(440=300+400) 440 54,532,567,663 53,498,748,010 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Trần Mộng Nhung Nguyễn Tuấn Anh Đặng Thơ Công ty CP Công trình GTVT Quảng Nam Mẫu số B 01-DN Phòng Tài chính-Kế toán Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2006 ĐVT: Đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số đầu năm Số cuối năm A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 46,512,896,132 53,849,134,374 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3,255,291,609 5,353,893,573 1. Tiền 111 V.01 3,255,291,609 5,353,893,573 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 - 4,000,000,000 1. Đầu tư ngắn hạn 121 - 4,000,000,000 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 43,011,656,287 40,484,447,343 1. Phải thu khách hàng 131 V.03 34,227,348,311 32,658,763,319 2. Trả trước cho người bán 132 V.04 6,464,582,990 5,358,812,912 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 V.05 2,319,724,986 2,466,871,112 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 - - IV. Hàng tồn kho 140 215,948,236 4,010,793,458 1. Hàng tồn kho 141 215,948,236 4,010,793,458 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V. Tài sản ngắn hạn khác 150 30,000,000 - 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 30,000,000 - 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 - - 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - - 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 - - B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 6,985,851,878 5,307,749,990 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - - 4. Phải thu dài hạn khác 218 - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - II. Tài sản cố định 220 6,949,656,045 5,271,554,157 1. Tài sản cố định hữu hình 221 6,867,667,950 5,189,566,062 a) Tài sản cố định dùng trong sản xuất V.08 4,243,689,390 3,301,647,588 - Nguyên giá 222 15,045,402,319 15,298,165,093 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (10,801,712,929) (11,996,517,505) b) Tài sản cố định hoạt động công ích V.09 2,623,978,560 1,887,918,474 - Nguyên giá 222 5,725,617,604 5,711,617,604 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (3,101,639,044) (3,823,699,130) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - - - Nguyên giá 224 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 225 - - 3. Tài sản cố định vô hình 226 - - - Nguyên giá 227 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 228 - - 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 229 V.10 81,988,095 81,988,095 III. Bất động sản đầu tư 240 - - - Nguyên giá 241 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 242 - - IV. Các khoản đầu tư TC dài hạn 250 26,195,833 26,195,833 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào các công ty liên kết, liên doanh 252 - - 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.11 26,195,833 26,195,833 4.. Dự phòng giảm giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 - - V. Tài sản dài hạn khác 260 10,000,000 10,000,000 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 - - 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 V.12 10,000,000 10,000,000 TỔNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 53,498,748,010 59,156,884,364 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ(300=310+330) 300 34,034,861,344 36,767,586,035 I. Nợ ngắn hạn 310 33,944,068,239 36,617,586,035 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.13 8,768,737,404 5,755,000,000 2. Phải trả người bán 312 V.14 7,730,159,397 9,482,682,951 3. Người mua trả tiền trước 313 V.15 2,393,722,034 6,034,707,934 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 2,476,192,744 3,017,859,658 5. Phải trả người lao động 315 V.17 - 260,683,749 6. Chi phí phải trả 316 - - 7. Phải trả nội bộ 317 - - 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 - - 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 12,575,256,660 12,066,651,743 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - II. Nợ dài hạn 330 90,793,105 150,000,000 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 90,793,105 150,000,000 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU(400=410+430) 400 19,463,886,666 22,389,298,329 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.19 16,659,161,503 20,259,553,657 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 12,000,000,000 12,000,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 89,040,000 - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - 4. Cổ phiếu quỹ 414 (324,800,000) (42,000,000) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6. Chênh lệch tỉ giá hối đoái 416 - - 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 771,560,193 1,471,560,193 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 1,072,672,715 1,317,334,329 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 3,050,688,595 5,512,649,135 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 - - II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 2,804,725,163 2,129,744,672 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 56,501,603 117,581,198 2. Nguồn kinh phí 432 - - 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 2,748,223,560 2,012,163,474 TỔNG NGUỒN VỐN(440=300+400) 440 53,498,748,010 59,156,884,364 Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Trần Mộng Nhung Nguyễn Tuấn Anh Đặng Thơ TÀI LIỆU THAM KHẢO ÏÏ&ÒÒ Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Đại học Đà Nẵng – Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh. Khoa kế toán. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. ThS. Ngô Hà Tấn (Chủ biên). ThS. Trần Đình Khôi Nguyên – NCS Hoàng Tùng. Tập bài giảng môn phân tích tài chính doanh nghiệp. ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương. Báo cáo tài chính năm 2004, năm 2005, năm 2006 của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam. Các tài liệu tham khảo khác. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ÏÏ&ÒÒ NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ÏÏ&ÒÒ BẢNG PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Giá trị Chênh lệch năm 2005/ năm 2004 Chênh lệch năm 2006 / năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 ± Mức chênh lệch ± ( % ) chênh lệch ± Mức chênh lệch ± (%) chênh lệch 1. Tiền 2.382.803.715 3.255.291.609 5.353.893.573 +872.487.894 +36,62 +2.098.601.964 +64,47 2. Đầu tư tài chính 1.139.143.136 26.195.833 4.026.195.833 -1.112.947.303 -97,7 +4.000.000.000 +15.269,6 3. Các khoản phải thu 41.150.012.793 43.011.656.287 40.484.447.343 +1.861.643.494 +4,52 -2.527.208.944 -5,88 4. Hàng tồn kho 152.933.034 215.948.236 4.010.793.458 +63.015.202 +41,2 +3.794.845.222 +1.757,29 5. Tài sản cố định 9.339.674.985 6.949.656.045 5.271.554.157 -2.390.018.940 -25,59 -1.678.101.888 -24,15 6. Tài sản khác 368.000.000 40.000.000 10.000.000 -328.000.000 -89,13 -30.000.000 -75 Tổng tài sản 54.532.567.663 53.498.748.010 59.156.884.364 -1.033.819.653 -1,9 +5.658.136.354 +10,58 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18051.DOC
Tài liệu liên quan