Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo

Tài liệu Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo: PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau: - Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó : + Hao phí lao động sống: là toàn bộ tiền lương, tiền công m... Ebook Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3119 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm. + Hao phí lao động vật hoá: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. - Chi phí sản xuất là những phí tổn về nguồn lực tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhận thức chi phí sản xuất có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phí, nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung: chi phí là những phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí ( theo nội dung kinh tế ) của chi phí sản xuất. Theo cách phân loại này, các khoản chi phí có chung tính chất, nội dung kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Về thực chất chỉ có ba yếu tố chi phí là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tuy vậy, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn, các yếu tố trên có thể chi tiết theo nội dung kinh tế của chúng. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nước mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố sản xuất có thể khác nhau. Theo qui định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia ra làm 7 yếu tố. - Nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ...sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( có loại trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính do đặc trưng của các ngành này không phải sản xuất ra các sản phẩm hữu hình cụ thể. - Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Tiền lương và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên: Phản ánh tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp. - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tính theo tỷ lệ quy định. - Khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. - Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Chi phí bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này cho biết những chi phí đã chi vào quá trình sản xuất của toàn doanh nghiệp, làm cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố. Đồng thời nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác xây dựng xét duyệt mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong việc lập và kiểm tra và kiểm tra thực hiện dự toán chi phí sản xuất, đánh giá tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp. Phân loại theo cách này còn là cơ sở để cân đối, lập các kế hoạch với nhau như kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư ... là cơ sở tính toán, xác định nhu cầu tiêu hao vật chất của doanh nghiệp. 1.2.2. Phân loại theo hoạt động kinh doanh Căn cứ vào sự tham gia của chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia ra làm ba loại: Chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động bất thường. Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ kịp thời cho việc tính giá thành, xác định được chi phí và kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh đúng đắn cũng như việc lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời 1.2.3. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ cho việc đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Khi đó chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: - Chi phí bất biến: là những chi phí không thay đổi về tổng khối lượng sản phẩm, công việc thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị thay đổi khi khối lượng công việc, sản phẩm thay đổi. - Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi về tổng số khi khối lượng sản phẩm, công việc thay đổi như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp...Tuy nhiên chi phí này tính cho một đơn vị khối lượng sản phẩm, công việc không thay đổi khi khối lượng công việc, sản lượng thay đổi. Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng với quản trị doanh nghiệp do yêu cầu nhiệm vụ phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, xác định phương hướng nâng cao hiệu quả của chi phí. 1.2.4. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách này, chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí trực tiếp : là những chi phí từ bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất kinh doanh và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là chi phí chung có liên quan đến nhiều đối tựơng công việc khác nhau, do đó phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp. 1.2.5. Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí hay phân theo khoản mục chi phí trong giá thành. Theo cách phân loại này, căn cứ theo ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và để tiện cho việc giá thành, toàn bộ chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa theo công dụng của chi phí, địa điểm phát sinh của chi phí, nơi gánh chịu chi phí và mức phân bổ chi phí theo từng đối tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau Hiện nay giá thành sản xuất ở Việt Nam gồm 3 khoản mục chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): bao gồm tiền lương và các khoản trích tính vào chi phí sản xuất như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh, chi phí nhân công trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm dịch vụ. - Chi phí sản xuất chung (SXC): bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng. + Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc, thiết bị. + Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất. + Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt động sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sủa chữa, bảo hiểm tài sản tại doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của quá trình hạch toán. Do đó việc phân loại chi phí không chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho việc tập hợp, kiểm tra và phân tích chi phí mà còn là cơ sở cho việc giá thành sản phẩm, dịch vụ một cách chính xác, hiệu quả. Mỗi cách phân loại chi phí nêu trên đều có tác dụng và có ý nghĩa riêng nhưng chúng có mỗi quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau. Qua các cách phân loại chi phí, doanh nghiệp có thể xác định các cơ cấu chi phí khác nhau, hiểu được cặn kẽ nội dung, tính chất, vị trí của từng loại chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đứng trên nhiều góc độ khác nhau để xem xét, nghiên cứu các cách phân loại này. 2. Giá thành sản phẩm. 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. Xuất phát từ mục đích sản xuất, hoạt động và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thì mọi sản phẩm vật chất cũng như các lao vụ, dịch vụ được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả do chúng đem lại. Để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ thì doanh nghiệp tốn hết bao nhiêu chi phí và tỉ trọng của từng loại chi phí, khả năng hạ thấp các chi phí này. Chỉ tiêu thoả mãn được các thông tin trên chính là giá thành. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đã bỏ ra để tiến hành sản xuất một khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Giá thành là thước đo giá trị và cũng là đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí. Như vậy, chi phí và giá thành có thể xác định trên 2 mặt là định tính và định lượng. - Về mặt định lượng: Thể hiện mức tiêu hao cụ thể từng yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mức tiêu hao này được xác định trên số lượng và giá cả các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao trong kỳ. - Về mặt định tính: Thể hiện các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm. Qua phân tích ở trên cho thấy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi giá cả không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào cung, cầu thì việc đánh giá chính xác các khoản chi phí là một điều cần thiết và phải được chú trọng. Nó không những bảo đảm cho doanh nghiệp bù đắp được chi phí đã bỏ ra mà còn có điều kiện để thực hiện bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Với chức năng thông tin để bù đắp chi phí và lập giá, giá thành phải được coi là điểm xuất phát để xác định và là giới hạn kinh tế tối thiểu về lượng cấu giá cả sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nói chung. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 2.2.1. Phân loại theo thời gian và số liệu giá thành: - Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, căn cứ xây dựng giá thành là định mức và dự toán chi phí của thời kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm. Xây dựng giá thành định mức dựa trên cơ sở các định mức hiện hành tại một thời điểm nhất định trong thời kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là giá thành tính trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và là căn cứ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2. Phân loại theo phạm vi tính toán. - Giá thành sản xuất: là giá thành tính trên cơ sở các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành này dùng để ghi nhận số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp trong kỳ. - Giá thành toàn bộ: được tính bằng giá thành sản xuất cộng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ xác định khi sản phẩm, hàng hoá được tiêu thụ, là căn cứ tính lãi trước thuế. 2.3. Chức năng của giá thành sản phẩm. Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện những hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Như vậy, việc đi tìm căn cứ để xác định mức bù đắp những gì mình đã bỏ ra để tạo ra sản phẩm và thực hiện được giá trị sản phẩm là một yêu cầu khách quan trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác định một cách chính xác, các doanh nghiệp sẽ bảo đảm được khả năng bù đắp theo yêu cầu kinh doanh. - Chức năng lập giá: sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra là sản phẩm hàng hoá được thực hiện giá trị trên thị trường thông qua giá cả. Giá cả sản phẩm được xây dựng trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm. Khi xây dựng giá cả thì yêu cầu đầu tiên là giá cả phải có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái sản xuất. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng cường doanh lợi, tạo nên tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Khi vận dụng chức năng đòn bẩy kinh tế của giá thành cần thấy là từng yếu tố chi phí, từng loại giá thành chỉ phát sinh riêng biệt là một yếu tố của giá thành toàn bộ. Do vậy khi đánh giá tính chất đòn bẩy của giá thành cần gắn theo từng loại giá thành, yếu tố chi phí so với tổng thể của nó. 2.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Quá trình sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp đều là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí và mặt kết quả. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, chi phí sản xuất và giá thành là hai khái niệm riêng có cùng nội dung và phạm vi xác định khác nhau. Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa hoàn thành phải chuyển sang kỳ sau. Ngược lại, chỉ tiêu giá thành không liên quan đến chi phí sản xuất của các sản phẩm dở dang nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giá thành ( do cuối kỳ trước chuyển sang ). Do vậy, trong các ngành sản xuất, có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ = -= += Khi giá trị sản phẩm dở dang ( chi phí sản xuất dở dang ) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau (đối với doanh nghiệp sản xuất ) hoặc các ngành không có sản phẩm dở dang (như các ngành dịch vụ ) thì tổng giá thành bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Qua phân tích ở trên có thể thấy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để giá thành sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành. Có thể nói tập hợp chi phí sản xuất và giá thành là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành cao hay thấp. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. Đây là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm khi muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1. Mục đích của việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát các mặt kinh tế, kỹ thuật, tổ chức tài nguyên của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chi phí sản xuất và giá thành còn là yếu tố ảnh hưởng đến giá đầu ra của doanh nghiệp, quyết định đến lợi nhuận, hay lâu dài hơn là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành là cơ sở để kiểm soát tình hình chi phí tại từng bộ phận ở doanh nghiệp, qua đó có biện pháp để cắt giảm chi phí phù hợp. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành còn chỉ ra khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với từng loại chi phí, phát hiện những lợi thế cạnh tranh về chi phí để xây dựng các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành còn để tìm ra những biện pháp hạ giá thành của doanh nghiệp, từ đó đem lại lợi nhuận cao. 2. Nguồn dữ liệu sử dụng trong phân tích chi phí và giá thành sản phẩm Phân tích chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi phân tích sẽ chỉ ra được sự tăng giảm của các yếu tố giữa các năm, các kỳ. Để việc phân tích có hiệu quả và có độ chính xác cao thì người làm công tác phân tích cần phải dựa vào những nguồn dữ liệu khác nhau như: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và Báo cáo chi phí, giá thành của doanh nghiệp. 3. Các phương pháp phân tích. Để đạt được mục đích và thực hiện được các nhiệm vụ phân tích, cần phải có các phương pháp phân tích thích hợp. Phương pháp phân tích là tổng hợp các phương thức, cách thức cần thiết để tiến hành nghiên cứu các đối tượng phân tích đã đề ra. Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp nghiên cứu một cách tổng hợp và toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình diễn biến và kết quả của chúng nhằm đánh giá đúng đắn và khách quan kết quả hoạt động của doanh nghiệp, vạch ra được các nguồn lực hiện có, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp khai thác sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các phương pháp phân tích: 3.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh để đạt được kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Nguyên tắc của phương pháp này: Tiêu chuẩn so sánh: đó là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. 3.2. Phương pháp loại trừ. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp này dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các chỉ tiêu còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đốI với đối tượng nghiên cứu. Khi sử dụng phương pháp này cần phải xác định được phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích. Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng phải tuân thủ theo nguyên tắc đó là: nhân tố số lượng phải được thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau. Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng. Trong phương pháp loại trừ còn có phương pháp số chênh lệch: đây là trường hợp đặc biệt của nhân tố thay thế liên hoàn, được áp dụng khi giữa các nhân tố có mối quan hệ tích số. Ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích bằng số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó nhân vớI các nhân tố khác cố định. 3.3. Phương pháp thống kê hồi qui Đây là phương pháp sử dụng công cụ thống kê nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các dãy số đó và xây dựng thành một phương trình hồi quy tuyến tính có dạng y = a + bx. Trong đó: y được gọi là biến phụ thuộc vào x (đã biết) x được gọi là biến độc lập (đã biết) a, b là các tham số chưa biết cần tìm. 3.4. Phương pháp khác. Ngoài các phương pháp đã được nêu trên trong phân tích có thể sử dụng những phương pháp khác như: - Phương pháp liên hệ cân đối - Phương pháp chi tiết - Phương pháp tương quan - Phương pháp hồi quy bội 4. Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.1. Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh nhằm xác định tỷ trọng của từng yếu tố chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó có những đánh giá sơ bộ về đặc trưng chi phí của doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành sản xuất và mức độ hoạt động, công tác đầu tư của doanh nghiệp. Ở các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng, chi phí khấu hao TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, trong khi đó ở các doanh nghiệp chế biến thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng chi phí nhân công tùy thuộc vào qui trình sản xuất. Bảng phân tích chi phí sản xuất kinh doanh Yếu tố chi phí Kế hoạch Thực tế Chênh lệch tỷ trọng (%) Mức Tỷ trọng (%) Mức Tỷ trọng (%) Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí KH TSCĐ Chi phí dvụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Tổng cộng 4.2. Phân tích cơ cấu giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định. Phân tích cơ cấu giữa định phí và biến phí. Do tổng biến phí luôn gắn liền với một mức sản xuất và tiêu thụ nên phân tích cơ cấu của hai loại chi phí này tại mỗi mức hoạt động sẽ chỉ ra tác động của chúng đối với lợi nhuận khi sản lượng thay đổi. Nếu định phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh và tỷ trọng này không giảm khi số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ giảm thì cơ cấu định phí trong trường hợp này dẫn đến các khoản giảm đáng kể về lợi nhuận. Đó chính là tác động của đòn bẩy định phí đối với lợi nhuận. Chi phí hoạt động và lơin nhuận của doanh nghiệp Sản lượng Doanh thu Tổng biến phí Tổng định phí Tổng chi phí Lợi nhuận Tỷ trọng định phí (%) 4.3. Phân tích cơ cấu giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Việc phân tích cơ cấu chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ được thực hiện theo hai nội dung: Xác định tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí. Nếu tỷ trọng chi phí thời kỳ trong tổng chi phí có khuynh hướng tăng trong nhiều kỳ thể hiện doanh nghiệp đang tăng chi phí cho các hoạt động tiêu thụ và quản lý chung. Xác định tỷ lệ giữa chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ trên doanh thu thuần. Nếu tỷ trọng giá vốn hàng bán trên chi phí trên doanh thu thuần càng tăng qua nhiều thời kỳ thể hiện chi phí sản phẩm phát sinh theo chiều hướng bất lợi đối với doanh nghiệp. 5. Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. 5.1. Phân tích biến động chi phí nguyên liệu, vật liệu. Ảnh hưởng của nhân tố số lượng nguyên vật liệu không thể chỉ ra tình hình tiết kiệm hay lãng phí luợng nguyên vật liệu sử dụng vì biến động của nhân tố này còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi quy mô sản xuất của từng mặt hàng ở doanh nghiệp. Đây là hạn chế của chỉ tiêu phân tích này. ảnh hưởng của nhân tố giá liên quan đến công tác tổ chức cung ứng các loại nguyên vật liệu, do biến động của về giá trên thị truờng. 5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công Để phân tích biến động chi phí nhân công sử dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng bộ phận quỹ lương đối với tổng quỹ lương thực hiện của doanh nghiệp. Ngoài ra còn áp dụng phương pháp loại trừ để thấy rõ quỹ lương biến đổi là do ảnh hưởng của nhân tố kết quả sản xuất kinh doanh hay do nhân tố đơn giá lương. Đối với quỹ lương trong thời gian không tham gia vào sản xuất theo chế độ và quỹ các khoản phụ cấp ta áp dụng theo phương pháp so sánh. Biến động của quỹ lương này thường gắn liền với những thay đổi về mức lương tối thiểu, về hệ số phụ cấp, về thời gian nghỉ việc thực tế theo quy định. Trong việc phân tích tổng quỹ lương còn phải phân tích cơ cấu quỹ lương của doanh nghệp. Thông thường quỹ lương tính theo đơn giá và kết quả kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Quỹ lương trả cho người lao động trong thời gian không tham gia vào sản xuất càng tăng thể hiện công tác quản lý lao động chưa được tốt, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 5.3. Phân tích biến động chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc loại chi phí cố định, do vậy khi phân tích ở toàn doanh nghiệp chi phí này thường ít thay đổi giữa các kỳ. Phân tích chi phí khấu hao TSCĐ còn dự tính đến khả năng biến động của chi phí này trong tương lai. Đối với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư thì khả năng gia tăng chi phí này trong tương lai rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những chuẩn bị về phương án kinh doanh để khai thác tốt TSCĐ ở doanh nghiệp. Việc phân tích chi phí khấu hao TSCĐ còn cần phải chú ý đến quan hệ với giá thành sản phẩm. Nếu sản lượng của doanh nghiệp càng tăng thì sẽ góp phần làm mức khấu hao đơn vị sản phẩm giảm xuống. Vì vậy doanh nghiệp cần khai thác tối đa năng lực của TSCĐ sẽ góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm. 5.4. Phân tích biến động chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác. Để phân tích chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá biến động và kết cấu từng loại chi phí giữa các thời kỳ, qua đó có biện pháp cắt giảm các khoản chi phí bất hợp lý, không đúng chức năng, nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận đối với biến động chung về chi phí toàn doanh nghiệp. 6. Phân tích khái quát giá thành toàn bộ sản phẩm. Phân tích khái quát giá thành của toàn bộ sản phẩm là đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm, đánh giá tình hình tăng, giảm giá thành qua các thời kỳ, qua đó chỉ ra phương hướng cần đi sâu phân tích về giá thành của một loại sản phẩm nào đó. Tài liệu dùng cho phân tích là giá thành đơn vị của toàn bộ sản phẩm ở kỳ phân tích và kỳ gốc, số lượng sản phẩm sản xuất ở kỳ phân tích. Phương pháp phân tích sử dụng là phương pháp so sánh: so sánh cả về tương đối và tuyết đối tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm giữa kỳ phân tích và kỳ gốc tính theo sản lượng sản xuất kỳ phân tích. Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm sx Giá thành đơn vị sphẩm Tổng giá thành tính theo SLTT Chênh lệch t.tế so với kế hoạch KH TT KH TT KH TT Mức Tỷ lệ A B C D Cộng - Đối với phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành: n ∑ Qi1*Zi1 i=1 n ∑ Qi1*Z i k i=1 t = *100% Phần trăm hoàn thành kế hoạch giá thành (t) Mức tăng (giảm) giá thành so với kế hoạch (∆Z) n ∑ Qi 1*Zi1 i=1 n ∑ Qi 1*Z i k i=1 - ∆Z = Trong đó: Qi 1 là số lượng sản phẩm i thực tế sản xuất trong kỳ Zi 1, Zi k là giá thành đơn vị sản phẩm I kỳ phân tích, kỳ kế hoạch. n là loại sản phẩm sản xuất. Căn cứ vào chỉ tiêu trên, nếu t >100 (%) (∆Z >0) chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về giá thành sản phẩm, ngược lại nếu t < 100 (%) (∆Z <0) chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành so với kế hoạch. Để phân tích giá thành sản phẩm nào vượt kế hoạch, sản phẩm nào không vượt kế hoạch có thể lập báo cáo dạng so sánh. - Đối với tình hình tăng (giảm) giá thành so với kỳ trước Tỷ lệ giá thành thực tế kỳ này với kỳ trước (t): n ∑ Qi1*Zi1 i=1 n ∑ Qi1*Zi 0 i=1 t = *100 (%) n ∑ Qi1*Zi1 i=1 n ∑ Qi1*Z i 0 i=1 - ∆Z = Mức tăng (giảm) giá thành so với kỳ trước (∆Z). Trong đó: Qi1 là số lượng sản phẩm i thực tế sản xuất trong kỳ Zi1, Zi 0 là giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ phân tích, kỳ trước. n là loại sản phẩm sản xuất. Nếu t < 100 (%) ( Z < 0 ) chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành theo sản lượng kỳ thực tế nhằm loại trừ tác động khách quan của nhân tố sản lượng đối với biến động về chi phí. 7. Phân tích giá thành sản phẩm theo khoản mục. 7.1. Phân tích khái quát giá thành sản phẩm theo khoản mục. Tài liệu phân tích giá thành theo khoản mục là báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm theo các khoản mục ở kỳ phân tích và kỳ gốc ( thực tế kỳ trước, kế hoạch kỳ này ) và sản lượng ở kỳ phân tích. Việc sử dụng sản lượng ở kỳ phân tích nhằm loại trừ tác động của nhân tố sản lượng đến biến động chi phí giữa các kỳ. Phân tích khái quát giá thành theo khoản mục thường so sánh biến động của từng khoản mục giá thành. Qua phân tích này, nhà quản lý sẽ có hướng đi sâu phân tích những khoản mục có biến động không tốt đối với giá thành sản phẩm. Phân tích khái quát giá thành sản phẩm còn xem xét cơ cấu các khoản mục giá thành. Tỷ trọng từng khoản mục và mức biến động về tỷ trọng tùy thuộc vào đặc điểm quá trình sản xuất sản phẩm, trình độ trang bị công nghệ, chất lượng đội ngũ lao động… Bảng phân tích giá thành theo khoản mục Khoản mục giá thành Tổng giá thành tính theo sản lượng thực tế Chênh lệch Tỷ trọng KH TT Mức % KH TT 1.Chi phí NVLTT -Chi phí NVL chính -Chi phí NVL phụ 2. Chi phí NC TT -Tiền lương NCSX -Các khoản trích theo lương 3. Chi phí SXC CỘNG 7.2. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong thực tế, để sản xuất sản phẩm cần rất nhiều loại nguyên liệu, vật liệu khác nhau và các loại này hình thành nên khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến biến động của các khoản mục này. Biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường gắn liền với biến động về lượng nguyên vật liệu tiêu dùng cho cho mỗi sản phẩm, biến động về đơn giá nguyên vật liệu. Ngoài ra, các khoản phế liệu cũng là nhân tố dẫn đến sự biến động khoản mục này. CM = n ∑ Q1 * Mi * Pi - F i=1 Chỉ tiêu phân tích chi phí nguyên vật trực tiếp cho một loại sản phẩm thường được xây dựng như sau: Trong đó: C M : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Q 1 : Sản lượng thực tế của sản phẩm cần phân tích M i : Mức tiêu hao vật liệu i để sản xuất một sản phẩm P i : Đơn giá vật liệu i F : Phế liệu thu hồi ∆ C M = C M 1- C M k n : Số loại vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm nói trên. Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung mức biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khoản mục chi phí nguyên liệu trực tiếp. Giả sử phân tích biến động của ch._.ỉ tiêu trên giữa thực tế kỳ này với kế hoạch kỳ này: Đối tượng phân tích: Biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là do. ∆ C M ( M ) n = ∑ Q1 * ( M i 1 - M i k ) * P i k i=1 Ảnh hưởng của nhân tố lượng nguyên vật liệu hao phí: ∆ C M ( P ) n = ∑ Q1 * M i 1 *( Pi 1 - P i k ) i=1 Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá nguyên vật liệu: ∆ C M ( F ) = ( F 1 – F k ) * Q 1 Q k Ảnh hưởng của phế liệu thu hồi: ∆ C M = ∆ C M ( M ) + ∆ C M ( P ) + ∆ C M ( F ) Tổng hợp lại: Phân tích chi phí nguyên vật liệu có nhiều ý nghĩa trong công tác quản lý chi phí ở doanh nghiệp. Một là: kết quả phân tích cho thấy trách nhiệm của từng bộ phận chức năng đối với biến động tổng thể về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở doanh nghiệp. Hai là: kết quả phân tích còn chỉ ra những lợi thế ( bất lợi ) về chi phí của doanh nghiệp, qua đó có những điều chỉnh thích hợp trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát hiện ra vấn đề này phải đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong ngành và đối với nhà cung cấp. Nếu doanh nghiệp phát huy những lợi thế về chi phí sẽ tạo ra khả năng kiểm soát chi phí rất cao và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ba là: kết quả phân tích còn trợ giúp cho việc xây dựng hệ thống định mức “động” của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng đối với biến động của những nhân tố thuộc khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Một định mức “động” sẽ tạo ra quá trình phấn đấu liên tục của người lao động để không ngừng cắt giảm chi phí. 7.3. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm hai bộ phận: chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích tính vào chi phí của doanh nghiệp. Do khoản trích về BHXH, BHYT ( 17 %) liên quan đến tiền lương cơ bản, còn khoản trích KPCĐ ( 2 % ) liên quan trực tiếp với tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất, nên nội dung phân tích này chủ yếu chủ yếu đề cập đến biến động về chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Về nguyên tắc, biến động động của khoản mục chi phí này chịu sự ảnh hưởng bởi hai nhân tố: lượng lao động hao phí và đơn giá lao động Chỉ tiêu “ Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất “ tổng quát như sau: Chi phí CN trực tiếp sản xuất = Lượng lao động hao phí * Đơn giá lao động Theo chỉ tiêu tổng quát trên, áp dụng phương pháp phân tích loại trừ sẽ các định ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Sự biến động về lượng tiêu hao thường liên quan đến trách nhiệm của bộ phận sản xuất. Các nguyên nhân có thể là do tổ chức lao động, trình độ tay nghề của người lao động, máy móc thiết bị hỏng hóc, nguyên liệu không đảm bảo quy cách chất lượng…Nói chung, trên cơ sở các nguyên nhân dẫn đến sự biến động, cần xác định trách nhiệm của từng cá nhân, từng nhóm người lao động, từng bộ phận và tiếp tục đi sâu phân tích để có biện pháp quản lý thích hợp. Đối với biến động về đơn giá lao động: thông thường nhân tố này ít ảnh huởng do những quy định đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động hay đơn giá lương đã duyệt từ đầu năm tài chính. Sự biến động nếu có thường liên quan đến những thay đổi trong chính sách phân phối lương trong nội doanh nghiệp. Kết quả phân tích biến động về chi phí nhân công cũng cho thấy trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong sử dụng nguồn lực lao động. Để đánh giá các biến động trên có tính tích cực hay không cần xem xét đến điều kiện làm việc của người lao động, công tác tổ chức lao động và vai trò của đòn bẩy tiền lương trong việc tăng năng suất lao động ở doanh nghiệp. Công tác đánh giá còn xem xét đến tính hợp lý trong phân phối tiền lương và mối quan hệ chi phí tiền lương với chi phí chung toàn doanh nghiệp. 7.4. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung. 7.4.1 Phân tích chi phí sản xuất chung theo yếu tố. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại, có tính chất khác nhau, nên việc phân tích cần tổ chức chi tiết số liệu để tăng cường kiểm soát chi phí. Phương pháp phân tích: so sánh chi phí sản xuất chung giữa thực tế với kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước theo từng yếu tố chi phí, qua đó phát hiện những biến động bất thường để có thể đánh giá và biện pháp kịp thời. 7.4.2. Phân tích chi phí sản xuất chung dựa theo cách ứng xử chi phí Do chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp và bản thân phương pháp phân tích như trên chỉ mới đưa ra sự biến động chi phí về mặt tổng thể. Để làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố, cần phân tích chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí. Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có nhiều cách ứng xử khác nhau đối với từng yếu tố chi phí. Việc lựa chọn cách ứng xử tùy thuộc vào mục tiêu phân tích và mỗi quan hệ giữa chi phí với các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi chi phí. Với đặc điểm trên, phân tích chi phí sản xuất chung theo cách ứng xử chia thành hai trường hợp: - Đối với định phí sản xuất chung: áp dụng phương pháp so sánh. Biến động định phí sản xuất chung thường do ảnh hưởng về giá phí các yếu tố đầu vào. Trong trường hợp định phí sản xuất chung có biến động lớn thì thường liên quan đến những thay đổi về quy mô hoạt động của đơn vị. Biến phí sản xuất chung = Lượng yếu tố đầu vào sử dụng * Đơn giá yếu tố đầu vào - Đối với biến phí sản xuất chung: mỗi yếu tố biến phí sản xuất chung chịu sự tác động bởi lượng các yếu tố đầu vào sử dụng ( vật liệu, điện, tiền lương…) và giá tương ứng của các yếu tố đó. Chỉ tiêu phân tích tổng quát được minh họa như sau: Với chỉ tiêu trên, áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phân tích chi phí trong trường hợp này sẽ chỉ ra hướng để có biện pháp thích hợp giảm thấp chi phí ở doanh nghiệp. PHẦN II PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO. 1. Quá trình hình thành Công ty cổ phần than Núi Béo. Công ty cổ phần than Núi Béo trước đây là Mỏ than Núi Béo được thành lập ngày 07 tháng 11 năm 1988. Đây là công trình hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô, do Liên Xô thiết kế, đầu tư và xây dựng với công suất 1,2 triệu tấn/ năm, với hai công trường sản xuất chính là: + Công trường vỉa 14 với Công suất 300.000 tấn/năm. + Công trường vỉa 11 với Công suất 900.000 tấn/năm. Tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 300 tỷ đồng để bóc đi khoảng 16 triệu m3 đất xây dựng cơ bản, dự kiến sau 5 năm Mỏ sẽ đạt công suất thiết kế. Sau 7 tháng chuẩn bị điều kiện và giải phóng mặt bằng, ngày 19 tháng 5 năm 1989 Công trường vỉa 14 đã xúc gầu đất đầu tiên chính thức tuyên bố Mỏ than Núi Béo ra đời. Nhưng Mỏ than Núi Béo ra đời vào thời kỳ đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xoá bỏ bao cấp, năm 1990 Liên Xô tan rã do đó nguồn viện trợ không còn . Cuối năm 1990, Mỏ than Núi Béo không còn vốn ngân sách cấp, quá trình đầu tư cho Mỏ tạm dừng lại, vốn đầu tư ban đầu chưa đến 10% trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Núi Béo bắt đầu quá trình xây dựng của mình với số vốn ít ỏi gần 20 tỷ đồng. Đứng trước thử thách khi chưa được hưởng sự đầu tư ở mức nhất định đủ để ổn định sản xuất và đảm bảo thu nhập cho người lao động, song với lòng quyết tâm, sự đoàn kết dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo, vượt lên mọi khó khăn, qua từng năm Mỏ than Núi Béo đã dần ổn định. Khi thấy than ở vỉa 14 cho sản lượng thấp, chất lượng không như mong muốn, Mỏ đã chuyển hướng sang khai thác tại công trường vỉa 11.Chính nhờ sự mạnh dạn chuyển hướng khai thác và vay vốn đầu tư nên chỉ sau 2 năm kể từ năm 1991 đơn vị đã bốc đất đá phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản được khoảng trên 1,3 triệu tấn, đã khai thác và tiêu thụ trên 70.000 tấn than, khẳng định sự đi lên tất yếu đồng thời mở ra một triển vọng mới trong đầu tư phát triển. Những năm 1994 - 1995 là thời kỳ hết sức khó khăn của Mỏ, dư nợ vay đầu tư ngân hàng cuối năm 1995 là 39 tỷ đồng, trong khi doanh thu chỉ đạt 32 tỷ đồng. Thu nhập của CBCNV chưa đến 600.000 đồng/người/tháng. Than khai thác ra chất lượng xấu. Trước tình hình này đã có ý kiến cho rằng nên nhập vào doanh nghiệp khác hoặc tạm đóng cửa. Nhưng đúng lúc này Tổng Công ty than Việt Nam ra đời (tháng 10/1994) đã mở ra cơ hội mới cho Mỏ than Núi Béo. Tháng 6 năm 1996, Mỏ than Núi Béo được chính phủ quyết định trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam. Đến năm 2001 mở thêm một công trường khai thác Đông Bắc và đổi tên thành Công ty cổ phần than Núi Béo. Ngày 08 tháng 01 năm 2002 theo quyết định số: 02/QĐ-BCN nhà máy cơ khí Hòn Gai sáp nhập và trở thành đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty cổ phần than Núi Béo. Hiện nay Công ty cổ phần than Núi Béo là thành viên trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trụ sở đặt tại 799 Lê Thánh Tông - Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh. Diện tích quản lý và sử dụng 670 ha, phía Đông giáp với Công ty than Hà Tu, phía Tây giáp Công ty than Hà Lầm. Các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần than Núi Béo được thể hiện qua các sơ đồ sau: Hình 1: Biểu đồ sản lượng bóc xúc đất đá 10 năm (1997-2006) (Nguồn: Tạp chí than Việt Nam tháng 09 năm 2006) Hình 2: Biểu đồ sản lượng than Nguyên khai 10 năm (1997 -2006) (Nguồn: Tạp chí than Việt Nam tháng 09 năm 2006) Hình 3: Biểu đồ doanh thu than 10 năm 1997 - 2006 (Nguồn: Tạp chí than Việt Nam tháng 09 năm 2006) 2. Chức năng nhiệm vụ. Công ty cổ phần than Núi Béo là Mỏ than khai thác lộ thiên, hiện nay Công ty đang và sẽ kinh doanh các ngành nghề sau: - Khai thác, chế biến kinh doanh than và các loại khoáng sản khác - Xây dựng các công trình thuộc mỏ, công trình công nghiệp và dân dụng - Sản xuất vật liệu xây dựng - Chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ khí, sản phẩm đúc, kết cấu xây dựng - Vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt - Quản lý khai thác cảng, bến thuỷ nội địa - Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó sản xuất và kinh doanh than là nhiệm vụ, chức năng chính của Công ty cổ phần than Núi Béo hiện nay. II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO 1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty NM CKHG PGĐ Kỹ thuật PGĐ SX PGĐ CĐVT PGĐ Kinh tế Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát P. CĐM P. Vật tư P. KVT P. ĐHSX P. KTTC P. CNTT P. ĐTXD-CB P. KTM P. An toàn P. KCS P. KHTT P. LĐTL P. Y tế P.TT - KT P.BVQS VPGĐ P.TC - ĐT 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy quản lý: *Ban giám đốc: - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất bao gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường. Đại hội đồng bao gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của một Công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Có 5 thành viên nắm giữ trên 500 cổ phần. Hội đồng quản trị gồm 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1 phó chủ tịch, 1 thư ký và 2 ủy viên và có nhiệm kỳ 3 năm. - Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của giám đốc. Ban kiểm soát của Công ty có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bỏ phiếu kín bầu ra, là những người nắm giữ trên 250 cổ phần. - Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, toàn quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý thích hợp và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty. Là người điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Giám đốc giải quyết các vấn đề có tính chất chiến lược, định hướng phát triển lâu dài trong sản xuất kinh doanh; trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính- kế toán, công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các xí nghiệp, nhà máy, các đội xây dựng trực thuộc Công ty. -Các phó giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng mình được giao, đồng thời tham mưu cho Giám đốc về hoạt động của Công ty. *Các phòng ban chức năng: -Phòng kế hoạch: Làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, nghiên cứu thị trường so sánh với năng lực thực tế tại đơn vị để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn bộ Công ty, thông thường các kế hoạch của đơn vị được xây dựng cho mỗi năm hoạt động. -Phòng tài vụ: Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác tài chính, quản lý toàn bộ vốn và nguồn vốn hoạt động tại đơn vị. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực tế về vốn tại các đơn vị trực thuộc để đáp ứng kịp thời về vốn cho hoạt động kinh doanh ở một đơn vị và kèm theo các biện pháp thu hồi vốn, đảm bảo cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp ổn định. -Phòng tổ chức hành chính: Z Bộ phận hành chính: Quản lý toàn bộ các khâu liên quan đến công tác hành chính của đơn vị, quản lý hồ sơ, cán bộ công nhân viên. Z Bộ phận tổ chức: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về tình hình tổ chức nhân sự, tuyển chọn lao động, đáp ứng với điều kiện sản xuất trong thời kỳ theo yêu cầu hoạt động sản xuất; phòng có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các chế độ, chính sách, công tác Đoàn, Đảng; quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên và các hoạt động về công tác xã hội của Công ty. Qua đó tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng cho các bộ phận và từng cá nhân trong Công ty. 1.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. Công ty cổ phần than Núi Béo tổ chức bộ máy quản lý của mình theo mô hình trực tuyến chức năng, phân làm hai cấp. + Cấp quản lý các doanh nghiệp gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, các Phòng ban. + Cấp công trường: Phân xưởng, Đội xe, khối phục vụ trên sơ đồ thể hiện mối quan hệ chỉ huy trực tuyến. Với cơ cấu tổ chức như hiện nay của Công ty là tương đối phù hợp với trình độ cơ cấu quản lý của Than Việt Nam, các phòng ban có chức năng nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo dễ theo dõi hạch toán chi phí cho từng bộ phận quản lý. Tuy nhiên việc trao đổi thông tin qua quá nhiều cấp, dẫn tới độ chính xác của thông tin thấp, hạn chế việc phát huy và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cách làm việc độc lập của cấp Công trường, Phân xưởng, Tổ sản xuất, người lao động khiến cho công tác kiểm tra đánh giá kết quả sản xuất đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục chậm. Hơn nữa việc tổ chức bộ máy cồng kềnh còn khiến cho chi phí chung tăng lên khiến giá thành sản phẩm tăng.Việc hạ giá thành phải qua nhiều khâu trung gian mới mang lại kết quả. 2.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty: 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Kế toán trưởng Phó phòng phụ trách công tác kế toán Phó phòng phụ trách công tác thống kê chi phí Kế toán vật tư, TSCĐ KT tlương và CK phải trả theo lương KT vốn bằng tiền Kế toán giá thành Kế toán thanh toán Thủ quỹ Thống kê tổng hợp KT viên CT Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại Công ty: -Kế toán trưởng: Quản lý chỉ đạo chung công tác xây dựng kết quả của từng hoạt động, cùng với Giám đốc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn chứng từ. Chịu tránh nhiệm trước lãnh đạo và cấp cơ quan tài chính chủ quản cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán tại Công ty. -Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi tình hình biến động của tiền mặt trong việc thu, chi về đền bù giải toả và kinh doanh nhà của Công ty và theo dõi tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng. -Kế toán vật tư, TSCĐ: theo dõi tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của toàn Công ty, tình hình thanh lý, giải toả, tính khấu hao và phân bổ cho các bộ phận liên quan. -Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản phải thu của khách hàng; phải trả cho CBCNV, nhà cung cấp, các khoản tạm ứng, phải trả khác… -Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nhiệm vụ thu, chi tiền mặt theo chứng từ đã được duyệt, kiểm tra số dư cuối ngày và lập báo cáo kiểm quỹ hàng tháng. 2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty. SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP THAN NÚI BÉO Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ cái Báo cáo kế toán Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu 3. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo. Sản phẩm chính của Công ty cổ phần than Núi Béo gồm các loại sau: - Than nguyên khai - Than sạch: + Than cục 5 theo TCVN 1790:1999 + Than cục 4 theo TCVN 1790:1999 + Than cục 3 theo TCVN 1790:1999 + Than cục xô theo TCVN 1790:1999 + Than cám 3 theo TCVN 1790:1999 + Than cám 4 theo TCVN 1790:1999 + Than cám 5 theo TCVN 1790:1999 + Than cám 6A, 6B theo TCVN 1790:1999 + Than cám 7 theo TCVN 1790:1999 Ngoài ra còn một số chủng loại tận dụng trong quá trình chế biến than như bã sàng, xít, nghiền 4. Đặc điểm về lao động của Công ty Lao động là nhân tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc điểm về lao động không những được thể hiện ở mặt số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng hay trình độ, năng lực lao động. *Về mặt số lượng: Theo báo cáo chất lượng lao động ngày 31 tháng 12 năm 2006 thấy rằng lao động hiện có của Công ty tại thời điểm này là 2.478 người và được phân loại như Bảng 1. Bảng 1: Phân loại số lượng lao động của Công ty năm 2006. Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Tổng số cán bộ công nhân viên 2.478 Phân theo trình độ lao động: 2.478 100 Số lao động có trình độ đại học và trên đại học 291 11,7 Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp 308 12,4 Số lao động được đào tạo qua trường công nhân kỹ thuật dạy nghề 1.359 54,8 Số lao động phổ thông 520 21.1 Phân theo thời hạn lao động 2.478 100 Lao động hợp đồng không xác định thời hạn 1.883 76 Lao động hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm 581 23,4 Lao động không phải ký hợp đồng 14 0,6 Phân theo chức danh lao động tham gia cào công Việc SXKD 2.478 100 Bộ phận phòng ban tham gia nghiệp vụ 404 16,3 Cán bộ đoàn thể 12 0,48 Công nhân lao động trực tiếp 2.062 83,22 (Nguồn: Báo cáo chất lượng lao động ngày 31/12/2006 C.tycổ phần than NB) *Về mặt chất lượng lao động: Được đánh giá qua bản báo cáo chất lượng công nhân kỹ thuật như sau Bảng 2: Đánh giá trình độ của công nhân kỹ thuật. Đơn vị: Người TT Ngành nghề Tông số Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 B.quân 1 Vận hành trạm biến thế 17 0 0 7 0 9 1 0 4.3 2 Sửa chữa điện 101 6 8 10 18 16 25 18 4.7 3 Vận hành khoan xoay cầu 25 4 0 7 6 3 1 4 3.9 4 Vận hành gạt 66 2 4 8 7 13 15 17 5.1 5 Vận hành máy xúc 71 5 9 19 7 18 4 9 4.1 6 Lái xe con 13 0 4 9 0 0 0 0 2.7 7 Lái xe ca 17 2 0 12 3 0 0 0 2.9 8 Lái xe chở than đất 342 137 36 48 24 2 35 0 2.3 9 Sửa chữa ôtô 120 10 16 8 29 32 23 2 4.1 10 Vận hành bơm 24 0 7 3 6 3 0 5 4.0 11 Sửa chữa cơ 18 0 0 5 0 7 6 0 4.8 12 Thợ hàn 37 6 7 11 5 3 4 1 3.2 13 CN bắn mìn 14 2 3 7 0 0 2 0 2.9 14 Vận hành sàng 11 0 0 1 3 0 7 1 5.3 15 Thợ nguội 32 1 5 4 6 5 9 2 4.4 16 Thợ rèn 6 0 0 0 5 0 1 0 4.3 17 Thợ tiện 16 0 0 0 4 9 1 2 5.1 18 Thợ gò 8 0 0 0 1 1 1 2 5.8 19 Lái xe cẩu 8 0 0 2 5 0 1 0 4.0 20 Tài xế TU 23 6 7 9 0 1 0 0 2.3 21 Xí nghiệp nấu ăn 46 23 11 4 2 5 1 0 2.1 Tổng 1.016 204 177 174 131 127 140 63 3,7 (Nguồn: Báo cáo chất lượng lao động ngày 31/12/2006 C.ty cổ phần than Núi Béo) Qua bảng 1 và bảng 2 ta có thể thấy rằng số lượng lao động được đào tạo từ trình độ đại học trở lên chỉ chiếm với số lượng nhỏ 11,7 %. Tuy nhiên với đặc điểm của ngành khai thác than có nhiều công việc không cần đòi hỏi người lao động phải có trình độ quá cao như công nhân hầm lò, vận chuyển than... Tuy vậy trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh Công ty cần đầu tư thêm nữa cho hoạt động giáo dục đào tạo. Một đặc điểm nữa có thể thấy ở Công ty là đa số lao động là lao động trực tiếp sản xuất (chiếm 83%). Do đó chi phí tiền lương có ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành công xưởng. Trong chi phí chung chi phí tiền lương cho bộ phận quả lý chỉ chiếm một phần nhỏ hơn. Xét đến chất lượng lao động có thể thấy rằng: Trong tổng số 1.016 công nhân kỹ thuật của Công ty thì Công nhân có bậc thợ là bậc 1 chiếm 20 %, số công nhân có bậc thợ là bậc 2 chiếm 17,5 % và số công nhân có trình độ bậc thợ là bậc 3,4,5,6 giảm dần đến bậc 7 chỉ còn 6,2 %. Bậc thợ trung bình của công nhân kỹ thuật là 3,7. Chất lượng lao động có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất của Công ty, chất lượng lao động tốt cho năng suất cao giảm được chi phí sản xuất. Nhưng hiện tại chất lượng lao động của Công ty không tốt, để giảm chi phí cho sản xuất nên tổ chức đào tạo thêm cho công nhân trong quá trình làm việc tiết kiệm chi phí đào tạo vừa để nâng cao trình độ cho lao động, tăng năng suất lao động. B.THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO I. THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO HIỆN NAY Công ty cổ phần than Núi Béo là một thành viên của Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng Sản, là đơn vị hạch toán độc lập. Vì vậy hàng năm căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ kết hợp với năng lực và điều kiện sản xuất thực tế của Công ty cổ phần than Núi Béo, Tập đoàn giao kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cho Công ty. 1. Đánh giá về tình hình thực hiện chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo. 1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu. Trong năm 2006 Công ty cổ phần than Núi Béo đã không hoàn thành kế hoạch Chi phí nguyên vật liệu tăng 4.459 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 18,3 *. Cụ thể : Bảng 3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu. Đơn vị : Triệu đồng. STT Yếu tố chi phí KH 2006 (2.8 tr tấn) Cphí KH 2006 đ/c theo KL TT (3tr tấn) TT 2006 (3 tr tấn) Mức tăng (giảm) Tỷ lệ (%) tăng (giảm) Vật liệu 22.794 24.422 28.881 4.459 18,3 I Vật liệu nổ 13.045 13.977 14.045 68 0,5 II Dầu mỡ phụ 7.333 7.857 8.373 516 6,6 1 Dầu nhờn 5.729 6.138 7.599 1.461 23,8 2 Mỡ máy 1.604 1.719 989 -730 -42,5 III Vật liệu khác 2.416 2.589 6.463 2.874 111 1 Kim loại đen 712 763 1.927 1.164 152,6 2 Kim loại màu 146 156 82 -74 -47,6 3 Hàn điện 1.000 1.071 2.602 1.531 142,9 4 Vật liệu xây dựng 558 598 852 254 42,5 (Nguồn: Báo cáo khoán chi phí và giá thành năm 2006 Cty cổ phần than NB). Qua bảng 3 ta thấy hầu hết các yếu tố chi phí thuộc nguyên liệu đều không hoàn thành kế hoạch. Do sản lượng khai thác than tăng 0,2 triệu tấn đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên so với kế hoạch đề ra với múc tăng 4.459 triệu đồng ( tỷ lệ tăng là 18,3 % ) so với kế hoạch năm 2006. Trong số nguyên vật liệu tăng lên thì kim loại đen tăng đột biến với mức tăng là 1.164 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 152,6 %, hàn điện cũng tăng mạnh so với kế hoạch năm 2006 đặt ra với tỷ lệ tăng là 142,9 % (1.531 triệu đồng ). Tuy nhiên cũng có một số yếu tố chi phí đã hoàn thành kế hoạch như: kim loại mầu giảm 74 triệu đồng tương đương với tỷ lệ hạ là 47,6 %, mỡ máy giảm với tỷ lệ giảm 42,5 % so với kế hoạch năm 2006. Nhưng phần chi phí giảm đi không đủ bù đắp cho phần chi phí tăng lên. Nguyên vật liệu tăng đã dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, đây là một bất lợi trong cạnh tranh của Công ty. Như vậy có thể thấy rằng mặc dù tổng chi phí nguyên vật liệu tăng không nhiều nhưng xét riêng từng loại nguyên vật liệu thì thấy có sự chênh lệch quá lớn. Công ty cổ phần than Núi Béo cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến cho kim loại đen tăng đột biến như vậy. 1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch nhiên liệu, năng lượng. Nhiên liệu cũng là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành toàn bộ 1 tấn than của Công ty cổ phần than Núi Béo năm 2006. Nhưng năng lượng lại không phải là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Tình hình thực hiện kế hoạch nhiên liệu, năng lượng của Công ty năm 2006 như Bảng 4. Bảng 4. Tình hình thực hiện kế hoạch nhiên liệu, năng lượng. Đơn vị : Triệu đồng STT Yếu tố chi phí KH 2006 (2,8tr.tấn ) CP KH 2006 đ/c theo Klượng TT (3 tr tấn ) TT 2006 (3 tr tấn) Mức tăng (giảm) Tỷ lệ (%) tăng (giảm) A Nhiên liệu 89.749 96.160 98.487 2.327 2,4 I Dầu Diezel 81.378 87.191 90.998 3.807 4,4 1 Dùng cho vận chuyển 55.777 59.761 64.337 4.576 7,7 - Vận chuyển đất 47.243 50.618 52.606 1.989 3,9 - Vận chuyển than 6.868 7.359 9.208 1.849 25,1 - Vận chuyển phục vụ 2.660 2.850 2.523 (327) -11,5 2 Dùng cho xe gạt 9.286 9.949 9.454 (495) -5,0 3 Dùng cho máy cày xới 2.100 2.250 2.214 (36) -1,6 4 Dùng cho máy xúc dầu 12.965 13.891 13.568 (323) -2,3 5 Dùng cho thiết bị 1.250 1.339 1.425 86 6,4 II Xăng 1.437 1.540 872 (668) -43,4 B Năng lượng ( điện ) 6.934 7.429 6.617 (812) -10,9 ( Nguồn : Báo cáo chi phí, giá thành năm 2006 C.ty cổ phần than Núi Béo). Trong năm 2006 Công ty cũng không hoàn thành kế hoạch về chi phí nhiên liệu. Chi phí cho nhiên liệu thực tế 2.327 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 2,1 % so với kế hoạch 2006. Phần chi phí nhiên liệu tăng lên hoàn toàn là do chi phí dầu Diezel ( tăng 3.807 triệu đồng tăng 4,4 % so kế hoạch với năm 2006 ). Tuy nhiên nếu xét riêng từng loại chi phí cho các lĩnh vực thì thấy rằng chi phí nhiên liệu dùng cho vận chuyển tăng rất nhiều với mức tăng 4.576 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 7,4 %) trong khi đó chi phí nhiên liệu dầu Diezel dùng cho các loại khác đều giảm, mặc dù mức giảm không nhiều. Chính vì vậy mà mặc dù không hoàn thành kế hoạch nhưng chi phí nhiên liệu nói chung có sự bù đắp giữa chi phí tăng thêm và chi phí giảm đi. Hơn nữa chi phí nhiên liệu xăng lại giảm 668 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 43,4 %. Đối với chi phí năng lượng mà ở đây chủ yếu là điện động lực Công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra đạt tỷ lệ giảm là 10,9 %, tiết kiệm được 812 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã đề ra được biện pháp hiệu quả trong việc sử dụng hợp lý năng lượng. Tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi phí năng lượng mới chỉ dừng ở mức hoàn thành chứ chưa tiết kiệm nhiều chi phí. Do đó muốn giảm giá thành sản phẩm cần phải có được những biện pháp hiệu quả hơn. 1.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp . Tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương của Công ty cổ phần than Núi Béo năm 2006 như Bảng 5. Bảng 5. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp. STT Yếu tố chi phí KH 2006 (2,8 tr tấn ) (tr.đ) Cphí KH 2006 đ/c theo TT (3tr tấn) (tr.đ) TT 2006 (3 tr tấn) (tr.đ) Mức tăng (giảm) Tỷ lệ (%) tăng (giảm) Tổng số 113.007 121.079 120.142 -937 -0,8 A Sản xuất cơ giới 112.906 120.971 120.038 -933 -0,8 I Sản xuất chính 70.525 75.563 70.341 -5.222 -6,9 1 Bóc đất 12.964 13.890 13.876 -14 -0,1 2 Xúc than vỉa 799 856 799 -57 -6,7 3 Xúc tiêu thụ 1.988 2.130 2.025 -105 -4,9 4 Xe chuyên dùng 12.955 13.880 12.154 -1.726 -12,4 5 V/c than và phục vụ 5.919 6.342 5.549 -793 -12,5 6 Hệ thống VC băng tải 2.331 2.498 2.362 -136 -5,4 7 Băng sàng 14.326 15.349 14.984 -365 -2,4 8 Tiêu thụ máng ga 1.347 1.443 1.389 -54 -3,8 9 Tiêu thụ cảng mỏ 3.069 3.288 2.847 -441 -13,4 10 Vận hành máy gạt 4.573 4.900 5.033 133 2,7 11 Cấp thoát nước 2.046 2.192 2.003 -189 -8,6 12 Vận hành trạm mạng 4.990 5.346 4.238 -1.108 -20,7 13 Vận hành thiết bị khác 3.218 3.448 3.082 -366 -10,6 II Pvụ & phụ trợ 25.868 27.716 24.269 -3.447 -12,4 1 Phụ trợ BD, SCTXTB 17.747 19.015 16.650 -2.365 -12,4 2 Phục vụ 8.121 8.701 7.619 -1.082 -12,4 III Gián tiếp 16.513 17.693 25.428 7.736 43,7 1 Phân xưởng 7.601 8.144 8.679 535 6,6 2 Phòng ban 8.361 8.958 8.070 -888 -9,9 3 Đoàn thể 551 590 868 278 47,0 B Chế biến than 101 108 104 -4 -3,9 1 Chế biến than thủ công 53 57 55 -2 -3,1 2 Gián tiếp 48 51 49 -2 -4,7 (Nguồn: Báo cáo chi phí giá thành năm 2006 của Công ty). Theo bảng 5 có thể thấy rằng năm 2006 Công ty đã hoàn thành kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp với mức hạ là 937 triệu đồng tương đương với tỷ lệ hạ là 0,8 %. Sản lượng than sản xuất ra năm 2006 tăng 0,2 triệu tấn so với kế hoạch nhưng chi phí nhân công trực tiếp lại giảm. Hầu hết các bộ phận trong Công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, chỉ có chi phí nhân công trực tiếp ở phân xưởng và đoàn thể tăng lên so với kế hoạch. Điều này một mặt làm giảm chi phí tiền lương, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm. Nguyên nhân khiến chi phí nhân công trực tiếp là do trong năm 2006 Công ty đã thuê ngoài để thực hiện công tác vận chuyển, bốc xếp. V\\ì vậy gây mất cân đối, trong khi công nhân của Công ty không tận dụng hết thì lại phải đi thuê ngoài nhiều. Đây là một bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất chung Đối với Công ty cổ phần than Núi Béo thì chi phí chung bao gồm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí này được phân bổ theo tỷ trọng nguyên giá TSCĐ bố trí ở từng công đoạn, căn cứ theo sổ tài khoản. - Chi phí chung khác: Được phân thành 5 nhóm và phân bổ cho giá thành công đoạn theo các tiêu thức sau: + Nhóm 1: Phân bổ theo chi phí tiền lương bao gồm: Các chi phí đào tạo, y tế, bảo hộ lao động, trang bị kỹ thuật an toàn, bồi dưỡng độc hại. + Nhóm 2: Phân bổ theo chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí mua sắm dụng cụ, phòng chống mưa bão, môi trường, thăm dò khảo sát. + Nhóm 3: Chi phí quản lý hành chính. Tính trực tiếp cho chi phí quản lý hành chính bao gồm: Công tác phí đò phà, bưu điện, văn phòng phẩm, sách báo,._.ệp muốn tồn tại và phát triển có mức chi phí sản xuất sản phẩm ở mức bình quân của ngành. Muốn hạ được giá thành sản phẩm không thể chỉ sử dụng một biện pháp mà phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, sự phối hợp của nhiều cấp nhiều bộ phận, nhiều mặt trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khai thác tận dụng khả năng sẵn có của mình. Qua việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần than Núi Béo em thấy rằng muốn hạ giá thành sản phẩm cần phải giảm các yếu tố chi phí, nhất là những yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành và đồng thời phải tăng cường công tác quản lý kinh tế, bố trí hợp lý nguồn nhân lực. Qua quá trình tìm hiểu tình hình hoạt động tại Công ty em xin đề xuất một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần than Núi Béo như sau: 1. Căn cứ hạ giá thành sản phẩm - Kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kế hoạch chi phí giá thành giai đoạn 2007-2011. - Định mức khoán của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản đặt ra. - Quy định của Nhà nước về sử dụng đơn giá tiền lương. - Quy định về các chuẩn mực kế toán . 2. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm cho Công ty cổ phần than Núi Béo 2.1 Giảm chi phí nhiên liệu bằng cách tìm nơi cung cấp có giá bán thấp hơn. Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ là 9,5 % trong cơ cấu giá thành 1 tấn than của Công ty. Do đó giảm chi phí nhiên liệu cũng làm cho giá thành của Công ty tăng lên đi nhiều. Nguyên nhân khiến chi phí nhiên liệu tăng là do sự tăng lên của giá nhiên liệu. Nếu như năm 2005 giá của nhiên liệu là 4.395 đồng / 1 lít thì đến năm 2006 đã tăng lên 5.993 đồng / lít. Hiện nay Công ty cổ phần than Núi Béo đang hợp đồng với Xí nghiệp vật tư Vận Tải Than Hòn Gai về việc cung ứng nhiên liệu. Trong hợp đồng mua bán nhiên liệu giữa hai bên có quy định về giá cả như sau: - Giá bán được tính theo giá gốc của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam cộng phí quy định của Tổng Công ty than Việt Nam. - Khi có sự thay đổi về giá bán Xí nghiệp sẽ có thông báo bằng văn bản với Công ty. Thời điểm tính cho thay đổi này là thời điểm công bố giá cả của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Qua khảo sát thấy rằng trên địa bàn hoạt động của Công ty có Công ty xăng dầu B12 thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam có bán dầu ga với giá thấp hơn của Xí nghiệp vật tư than Hòn Gai. Như vậy Công ty cổ phần than Núi Béo mua qua trung gian là Xí nghiệp vật tư Hòn Gai cho nên cứ 1 lít dầu Dielzel phải chịu thêm 6 % giá gốc. Tổng Công ty đưa ra quy định với các Công ty sản xuất than là phải mua nhiên liệu qua các Xí nghiệp vật tư. Để thay đổi nhà cung ứng với tình hình hiện tại là rất khó những nếu thay đổi được sẽ tiết kiệm được một phần chi phí không nhỏ. Một biện pháp có thể đặt ra là làm hợp đồng mua bán trực tiếp với Công ty xăng dầu B12 thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam để tiết kiệm chi phí. * Hiệu quả: Hiện Công ty đang mua dầu Diezel tại Xí nghiệp vật tư vận tải Hòn Gai với giá 5.993 đ/lít Nếu tính mua tại Công ty xăng dầu B12 : 5.653đ/lít Như vậy cứ 1 lít dầu dielzel Công ty phải chịu mất thêm là 5.993 – 5.653 = 340 đồng/lít So sánh chênh lệch chi phí theo số thực hiện tiêu hao nhiên liệu của Công ty năm 2006 là: + Nếu mua ta Xí nghiệp Vận Tải Hòn Gai chi phí mua nhiên liệu : 13.881.000 x 5.993 = 83.188.830.000 đồng + Nếu mua tại Công ty xăng dầu B12 mất Chi phí: 13.881.000 x 5.653 = 78.469.300.000 đồng Do vậy nếu mua tại Công ty xăng dầu B12 sẽ tiết kiệm được chi phí là : 83.188.830.000 – 78.469.300 = 4.719.530.000đồng Bảng 17. Đánh giá hiệu quả giảm chi phí nhiên liệu. Phương án mua tại XNVT Hòn Gai Phương án thiết kế Chênh lệch S.lượng (lít) ĐG (đồng) T.Tiền (đồng) S.lượng (lít) ĐG (đồng) T.Tiền (đồng) 13.881.000 5.993 83.188.830.000 13.881.000 5.653 78.469.300.000 4.719.530.000 Đây là một con số không nhỏ, nếu thực hiện kế hoạch này có thể tiết kiệm được gần 5 tỷ, tính trung bình trên 01 sản phẩm là 1.573 đồng/tấn than. * Quy trình thực hiện: - Lập báo cáo trình bày với Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản. - Chấm dứt hợp đồng với Xí nghiệp vận tải than Hòn Gai. - Ký hợp đồng đặt hàng với Công ty xăng dầu B12. 2.2 Giảm chi phí thuê ngoài bằng cách đầu tư mua phương tiện vận tải Nguyên nhân khiến chi phí thuê ngoài của Công ty cổ phần than Núi Béo tăng cao một phần là do sản lượng của Công ty năm 2006 tăng (1,5 lần so với năm 2005). Tuy nhiên đó không phải là lý do chính mà nguyên nhân chính ở đây là do hầu hết các máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất của Công ty đều đã cũ tình trạng công nghệ chỉ ở loại C (mức thấp nhất ). Điều này khiến năng suất thấp, tiêu hao nguyên liệu nhiều. Trong đó chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ tăng nhiều nhất với mức tăng 50.173 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,8 %, đây là nguyên nhân chính khiến chi phí thuê ngoài tăng. Do vậy biện pháp này đưa ra nhằm giảm bớt phần chi phí thuê phương tiện vận tải, điều này sẽ làm chi phí thuê ngoài giảm và dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Quy trình thực hiện giải pháp như sau: a) Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị. *Bước 1. Nội dung thiết bị cần mua: Theo phương án này dự định sẽ mua 05 xe Volvo Nhà cung cấp là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu than Việt Nam. * Bước 2. Xác định nguồn vốn và khả năng tài chính của Công ty. - Xác định nguồn vốn đầu tư: Công ty cổ phần than Núi Béo được đầu tư xây dựng chủ yếu bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của nhà nước. Song cho đến nay nguồn vốn vay tín dụng của Nhà nước dành cho Công ty là không có. Vì vậy Công ty đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay tín dụng thương mại của các Ngân hàng với lãi suất khá cao. Để nâng cao dần sản lượng khai thác đạt 2 triệu - 3 triệu tấn/năm những năm gần đây Công ty phải vay thương mại để đầu tư khoảng trên dưới 1 tỷ/năm dẫn đến tổng dư nợ của Công ty tại các Ngân Hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là rất lớn. Hiện tại việc vay vốn để đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, các ngân hàng chỉ cho vay từ 50% - 70% tổng mức đầu tư vì vậy số tiền còn lại là một khó khăn lớn đối với Công ty. Do đó để khắc phục tình trạng trên em xin đưa ra giải pháp là: + Sử dụng 60% vốn đầu tư là vay từ người lao động. + 40% Vốn chủ sở hữu. - Phân tích khả năng tài chính của Công ty: Năm 2006 Với doanh thu tổng số: 910.737 triệu đồng Trong đó: + Doanh thu than : 933.090 triệu đồng + Doanh thu SXKD khác : 77.647 triệu đồng Lợi nhuận : - 17.116 triệu. Nhưng dự kiến lợi nhuận sẽ tăng lên vào năm 2007 lợi nhuận sẽ đạt 97.106 triệu đồng và đến năm 2011 lợi nhuận đạt 247.992 triệu đồng (sau 5 năm sẽ tăng gấp 2,6 lần ). Một số chỉ tiêu tài chính: Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn + Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tiền + Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn + Hệ số thanh toán nhanh = Tiền Nợ đến hạn + Hệ số thanh toán tức thời = Bảng 18. Đánh giá khả năng tài chính của Công ty cổ phần than Núi Béo STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 I Khả năng thanh toán 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,67 0,54 0,73 2 Hế số thanh toán nhanh 0,05 0,06 0,08 3 Hệ số thanh toán tức thời 0,037 0,04 0,03 II Tỷ suất lợi nhuận (%) 5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 1,09 3,03 0 6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH 6,47 23,12 0 (Nguồn: Phòng kế toán - Công ty cổ phần than Núi Béo) Với khả năng tài chính như trên rất khó khăn cho việc vay vốn từ các Ngân hàng. Bởi qua bảng trên có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn đều nhỏ hơn 1. Đặc biệt với khả năng thanh toán tức thời chỉ có 0,037 lần năm 2004 và 0,04 lần năm 2005 và đến năm 2006 lại là 0,03 lần. Điều này nói lên là lượng tiền mặt hiện có của Công ty không đủ để chi trả cho các khoản nợ đến hạn. Phương án vay vốn của ngân hàng là không khả thi. Do đó em muốn đưa ra phương án là sử dụng nguồn vốn từ nguồn đi vay của người lao động. Theo em đây có thể là phương án phù hợp với thực trạng hiện nay của Công ty. Đây là biện pháp khả thi hơn bởi: khi Công ty vay vốn của người lao động có lãi suất thì người lao động sẽ có thêm một khoản thu nhập ngoài lương. Điều này không chỉ góp phần cải thiện đời sống của người lao động mà còn giúp cho họ yên tâm làm việc cũng như gắn bó với Công ty hơn. *Bước 3. Ước tính chi phí mua Chi phí mua 5 xe vận tải Volvo theo phương án trên đưa ra bao gồm các yếu tố chi phí sau: – Chi phí mua sắm thiết bị – Chi phí khác – Chi phí dự phòng Với tỷ giá hiện nay tạm lấy là 1 USD = 16.000 VNĐ Ta có thể ước tính chi phí mua thiết bị như sau: ­ Chi phí thiết bị gồm các chi phí sau: - Giá CIF của 5 xe vận tải Volvo ( tại cảng HP, Việt Nam ) = 5 x 320.000 =1.600.000 (USD) = 1.600.000x 16.000= 25.600.000.000 đồng - Thuế GTGT (10% giá CIF) = 25.600.000.000 x 10% = 2.560.000.000 đồng - Phí uỷ thác nhập khẩu ( 0,61 % giá CIF) = 25.600.000.000 x 0,61 %x 1,05 = 163.968.000 đồng - Phí tiếp nhận vận chuyển (1,25 % giá CIF) = 25.600.000.000 x 1,25% x 1,05 = 336.000.000 đồng - Phí bảo hiểm vận chuyển nội địa (0,1% giá CIF) = 25.600.000.000 x 0,1% x 1,1 = 28.160.000 đồng - Lãi vay đầu tư (20% x giá CIF x 0,78% x 3 tháng) = 25.600.000.000 x 20% x 0,78% x 3 = 119.808.000 đồng ÞTổng chi phí thiết bị = Giá CIF + Thuế + Phí uỷ thác nhập khẩu + Phí tiếp nhận vận chuyển + Phí bảo hiểm vận chuyển nội địa + lãi vay đầu tư = 28.807.936.000 đồng ­ Chi phí khác bao gồm các chi phí sau: - Chi phí lập báo cáo đầu tư (CP thiết bị* 0,646% *30%) = 28.807.936.000 * 0,646% *30% * 1,05 = 58.621.269 đồng - Chi phí thẩm định phê duyệt báo cáo đầu tư = 28.807.936.000 * 0,027% *1,05 = 8.167.050 đồng - Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán = 28.808.936.000 x 0,078% x 70% x 50% x 1,05 = 8.257.795 đồng - Chi phí kiểm toán báo cáo đầu tư = 28.808.936.000 x 0,094% x1,1 = 29.787.406 đồng Tổng chi phí khác:104.833.520 đồng ­ Chi phí dự phòng = 5% x chi phí thiết bị = 28.912.769.520 đồng ÞVậy tổng cộng chi phí mua thiết bị là : = 30.358.407.995 đồng = 30.358,408 triệu đồng * Bước 4 .Tính hiệu quả của biện pháp. - Thực tế năm 2006 Công ty cổ phần than Núi Béo đã phải đi thuê ngoài vận chuyển với chi phí như sau: + Thuê vận chuyển đất đá: 220.893,7 triệu đồng + Thuê vận chuyển than : 12.830,3 triệu đồng. ÞåChi phí thuê vận chuyển = 220.893,7 + 12.830,3 = 233.724 triệu đồng. - Nếu thực hiện theo phương án mua này Công ty sẽ không phải đi thuê ngoài nhiều như trước. Ước tính Công ty cổ phần than Núi Béo sẽ giảm được 25% /năm chi phí đi thuê phương tiện vận tải tức là: Giảm được khoản chi phí = 25% x 233.724 = 58.431 triệu đồng. - Nếu tính rằng các thiết bị này khấu hao đều trong vòng 15 năm. 30.358,408 15 Þ Chi phí bình quân hàng năm: = 2.024 triệu đồng Như vậy, hiệu quả nếu thực hiện phương án này = 58.431 - 2.024 = 56.407 triệu đồng/năm. Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy nếu thực hiện theo phương án mua thiết bị như trên thì có thể tiết kiệm được 56.407 triệu đồng hàng năm. b) Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện. * Bước 1: Vay vốn đầu tư. - Xác định lượng vốn cần sử dụng: Nguồn 1: Vay từ người lao động 60% giá trị đầu tư = 60% x 250.013,719 triệu = 150.000 triệu = 150 tỷ Nguồn 2: Vốn chủ sở hữu 40% = 40 % x 250,013.719 = 100,000 triệu đồng = 100 tỷ . Trong tổng số 2.478 người lao động tại thời điểm ngày 31/12/2006 có 1.883 người là lao động không xác định thời hạn (tức là lao động trong biên chế). Do vậy đây là đối tượng sẽ vay vốn. Với mức lương tính trung bình là 2,5 triệu/người/tháng. Nếu vay 5% lương /tháng /người = 125.000 đồng/người/tháng. ÞTrung bình một tháng vay 125.000 x 1.883 = 235.375.000đồng Để có được nguồn vốn là 162.508.000.000 cần vay trong khoảng thời gian là: * 12 tháng = 53 ( năm ) 150.000.000.000 235.375.000 - Kế hoạch trả nợ: với lãi suất là 0,78% và kỳ hạn 3 tháng Þ Thời gian để trả tạm tính: Nếu thực hiện phương án sẽ tiết kiệm được 41,7 tỷ/năm và giả sử phần tiết kiệm được sẽ trả nợ gốc thì: 150/41,7 = 3 năm sẽ trả hết nợ. * Bước 2: Đặt hàng - Ngày 05/4/2007 đặt hàng và ký hợp đồng với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam. - Đặt cọc 15% giá CIF = 15% 320.000 = 48.000 USD = 48.000 x 16.000 =768.000.000 đồng = 768 triệu. - Thoả thuận điều kiện giao hàng * Bước 3: Nhận hàng và vận chuyển từ cảng Hải Phòng về Công ty. ( Theo kế hoạch này dự kiến ngày: 09/5/2007 giao nhận hàng) - Kiểm tra Thiết bị. - Vận hành chạy thử - Ký nhận bàn giao - Vận chuyển các thiết bị về Công ty * Bước 4: Thanh toán chi phí. - Phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra hoá đơn, tính toán lại sau đó trình giám đốc xét duyệt - Nếu không còn sai sót nào thì thanh toán tiền cho bên nhà cung cấp. * Bước 5: Giao cho phân xưởng Ôtô quản lý khai thác. Đầu tư một cách đồng bộ về máy móc thiết bị là biện pháp quan trọng và hết sức cần thiết đối với Công ty cổ phần than Núi Béo. Đầu tư thêm máy móc thiết bị không những giúp giảm chi phí thuê ngoài, thay bằng tự làm và ngoài ra có thể cho một số đơn vị khác thuê lại thu lợi nhuận. Đây mới chỉ là kế hoạch mua xe ô tô dùng cho vận chuyển than, đất. Việc đầu tư mua 5 ôtô này mới chỉ phần nào giảm được chi phí thuê ngoài của Công ty. Tuy nhiên về lâu dài doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư thêm nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị khác để có thể đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài chi phí vận chuyển còn nhiều mục chi phí thuê ngoài cần phải giảm bớt mà khả năng của Công ty có thể thực hiện được. Đó là chi phí thuê sửa chữa lớn TSCĐ. Chính vì vậy, thay vì phải đi thuê ngoài Công ty có thể tuyển thêm một số lao động có trình độ tay nghề cao về sử chữa máy móc, thiết bị hay mở lớp đào tạo một số công nhân sửa chữa. Làm như thế có thể mất thêm chi phí đào tạo nhưng về lâu dài lại rất tốt cho sự phát triển của Công ty. 2.3 Giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách hạ định mức tiêu hao của những nguyên vật liệu không hoàn thành định mức năm 2007. Chi phí vật liệu cũng là một trong số những yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành của Công ty cổ phần than Núi Béo (chiếm hơn 10%) Như đã phân tích ở phần II và thấy rằng nguyên nhân chính khiến chi phí nguyên vật liệu tăng là do máy móc quá cũ nên sử dụng định mức vượt kế hoạch 2006 và vượt so với năm 2005. Trong năm 2006 định mức của hầu hết nguyên vật liệu của Công ty đều tăng lên trong đó phải kể đến định mức kim loại đen tăng nhiều nhất 227 m3 . Không những thế đơn giá cũng có sự tăng lên rất nhiều. Sự tăng, giảm chi phí vật liệu là do sự ảnh hưởng của ba nhân tố là: định mức, đơn giá và khối lượng công việc. Khối lượng công việc tăn giảm làm cho chi phí vật liệu tăng lên hay giảm đi. Điều chỉnh khối lượng công việc một cách hợp lý cũng là nhân tố quan trọng giúp giảm chi phí vật liệu. Tuy nhiên khối lượng sản phẩm tăng thì tất yếu khối lượng công việc tăng theo. Do đó giảm khối lượng công việc không phải là biện pháp dễ thực hiện đối với Công ty. Cũng giống như trên, đơn giá vật liệu cũng là nhân tố ảnh hưởng làm thay đổi chi phí vật liệu.Tuy nhiên đơn giá vật liệu là do phía nhà cung cấp vật liệu đưa ra, Công ty chỉ có thể chọn lựa nhà cung cấp nào rẻ hơn chứ không thể đặt ra đơn giá mới cho nguyên vật liệu được. Vì vậy khả năng giảm giá vật liệu cũng là khả năng mà Công ty khó có thể thay đổi được. Nhưng với định mức nguyên vật liệu là Công ty có thể dễ thay đổi nhất. Vì định mức vật liệu là do Công ty quy định, Công ty hoàn toàn có khả năng kiểm soát nó. Chính vì vậy việc giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu là biện pháp hữu hiệu nhất mà Công ty có thể áp dụng được để hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy biện pháp này đưa ra nhằm giảm định mức tiêu hao các nguyên vật liệu không hoàn thành kế hoạch định mức. * Hiệu quả: Trong điều kiện giá cả của tất cả các yếu tố nguyên vật liệu đều tăng ta có thể tính được khả năng giảm giá thành nếu giảm toàn bộ định mức của những yếu tố không hoàn thành kế hoạch đặt ra Do đó nếu thực hiện tốt các biện pháp hạ định mức tiêu hao nguyên vật liệu thì có thể giảm giá thành sản phẩm của Công ty. Nhưng làm thế nào để giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Qua phân tích em đã thấy rằng: Nguyên nhân khiến định mức sử dụng nguyên vật liệu của Công ty cao là do máy móc thiết bị quá cũ, tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng suất thấp. Một nguyên nhân nữa khiến định mức nguyên vật liệu cao là do công tác quản lý vật tư chưa thật tốt dẫn đến xuống cấp chất lượng, mất mát nguyên vật liệu. Do vậy để giảm được định mức ta tiến hành như sau: - Điều cần thiết đầu tiên là phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trang thiết bị của Công ty để tránh lãng phí nguyên vật liệu tiêu hao do máy móc quá cũ. - Tiếp đến phải xây dựng lại hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách hợp lý hơn để tận dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.Và phải tổ chức kiểm tra thường xuyên chất lượng nguyên vật liệu để kịp thời phát hiện mất mát có biện pháp điều chỉnh nhanh chóng. 2.4 Tăng cường công tác khoán chi phí tới các đơn vị sản xuất *Mục đích: Thực chất của biện pháp này là xây dựng định mức chi phí cho từng yếu tố trong mỗi công việc. Biện pháp này giúp cho các đơn vị sản xuất chủ động trong việc quản lý sản xuất và chi phí trong nội bộ đơn vị nhưng đồng thời cũng chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả sản xuất của đơn vị. Nếu thực tế sản xuất đơn vị không tiết kiệm chi phí vượt mức giao khoán thì đơn vị phải chịu trách nhiệm bù vào. Biện pháp này buộc bộ máy lanh đạo của các đơn vị phải đầu tư nghiên cứu các biện pháp tổ chức và đièu hành sản xuất sao cho hợp lý nhất, tạo hiệu quả cao nhất đồng thời cũng phải quan tâm quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất chặt chẽ để tiết kiệm các chi phí. Bên cạnh đó cũng có các điều kiện ràng buộc về chất lượng công việc. Chẳng hạn nếu sản phẩm hoặc bán thành phẩm trong phạm vi sản xuất của đơn vị không đạt yêu cầu về chất lượng thì đơn vị có thể bị cắt giảm một phần chi phí hoặc có thể hạn chế việc làm. Biện pháp này được thực hiện khi doanh nghiệp có bộ máy quản lý tốt, xây dựng được hệ thống đơn giá khoán chi tiết, đầy đủ, chính xác và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. * Nội dung biện pháp: Căn cứ vào kế hoạch chi phí mà Tổng Công ty đã khoán cho Công ty cổ phần than Núi Béo lại xây dựng lên một kế hoạch chi phí giá thành khác trên cơ sở khả năng của từng bộ phận nhằm thực hiện kế hoạch giao khoán mà Tổng Công ty giao cho. * Hiệu quả của biện pháp. Trong thực tế biện pháp này đã được triển khai ở cấp Tổng Công ty khoán tới các đơn vi thành viên, sau đó một số đơn vị thành viên tiếp tục xây dựng quy chế khoán tới các đơn vị sản xuất. Ở Công ty than Núi Béo Công tác khoán chi phí được áp dụng từ năm 1997 và đến nay tương đối hoàn thiện. Qua thực hiện biện pháp này thực tế đã có hiệu qủa, các đơn vị sản xuất đã tự chủ động, khai thác hết năng lực hiện có để giảm chi phí tới mức thấp nhất, phấn đấu làm có lãi. 2.5. Tăng cường tổ chức điều hành sản xuất. Cùng những biện pháp trên, biện pháp tăng cường tổ chức điều hành sản xuất cũng là một biện pháp hữu hiệu. Có sự tổ chức hợp lý, làm việc theo ca, kíp sẽ giúp cho đơn vị chủ động trong việc khai thác phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp mình, tránh tình trạng phải đi thuê ngoài để vận chuyển còn phương tiện vận chuyển của Công ty thì sử dụng không hết công suất. Hạn chế đến mức thấp nhất thời gian máy xúc chờ xe cũng như thời gian ô tô chờ máy móc. Nếu sử dụng hết năng suất của phương tiện, máy móc sẽ tiết kiệm được chi phí, từ đó giảm giá thành. Doanh nghiệp nên có kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý. Tránh những máy móc, thiết bị sử dụng điện năng, sản xuất vào những giờ cao điểm để giảm thiểu chi trả tiền điện giá cao. Nếu làm tốt công tác tổ chức điều hành sản xuất hợp lý còn giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí, từ đó giảm được giá thành của doanh nghiệp. KẾT LUẬN e&f Công ty cổ phần than Núi Béo là một trong những Công ty đầu ngành của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Công ty đã đạt được danh hiệuvẫn là anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Trong năm vừa qua giá thành của Công ty cao là do hầu hết các yếu tố chi phí sản xuất đều tăng lên, khiến cho giá thành của Công ty tăng. Chính điều này đã dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm. Tuy vậy với những biện pháp mà khóa luận đã đưa ra hi vọng trong những năm tới đây Công ty sẽ có thêm những thành công mới. Với sự nỗ lực của bản thân và sự hưỡng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Khánh Vân. Do thời gian còn bị hạn chế, nguồn tài liệu cũng như kinh nghiệm còn nhiều giới hạn nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết đề tài. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Khánh Vân toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính Công ty cổ phần than Núi Béo đã giúp em hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, tháng 6 năm 2007 Sinh viên thực hiện Lê Thanh Mai LỜI MỞ ĐẦU e&f Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như: xi măng, điện, đạm, giấy, thép... tuy nhiên để các ngành trên phát triển cần phải có một lượng lớn năng lượng. Than là trong số những nguồn năng lượng không thể thiếu để phát triển những ngành đó. Do vậy cùng với sự phát triển của các ngành trên, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước cũng đã quan tâm thúc đẩy phát triển ngành than một cách vượt bậc. Công ty cổ phần than Núi Béo là một trong số các Công ty khai thác, chế biến và kinh doanh than lớn trên thị trường Việt Nam. Là một thành viên của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng Sản, Công ty cũng đã có những kế hoạch hợp lý trong khai thác và chế biến nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu thị trường. Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế thị trường khiến cạnh tranh ngày càng trở nên là vấn đề lớn cho các doanh nghiệp. Lợi nhuận sẽ luôn là mục tiêu để các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để thu lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, các chỉ tiêu định mức, các biện pháp nhằm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Không những thế giá thành sản phẩm còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc không ngừng phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp. Nhận thấy vai trò quan trọng của hạ giá thành sản phẩm cùng với một quá trình thực tập, tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lại thấy rằng: hiện tại doanh thu và sản lượng tiêu thụ của Công ty ngày một tăng nhưng một thực tế đáng lo ngại là trong khi doanh thu tăng thì lợi nhuận lại giảm đi thậm chí năm 2006 Công ty đã lỗ 17.116 triệu đồng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do giá thành quá cao, khiến phần doanh thu tăng thêm không thể bù đắp cho phần chi phí tăng thêm. Chính vì vậy vấn đề làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần than Núi Béo đang là một vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Sau quá trình tìm hiểu ở Công ty em đã chọn đề tài : "Phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Núi Béo” Khóa luận này gồm có 3 chương: · Phần I : Những vấn đề cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. · Phần II: Phân tích chi phí sản xuất và gia thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo. · Phần III: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm cho Công ty cổ phần than Núi Béo. Mặc dù khả năng còn có hạn nhưng nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Khánh Vân (GV. Hướng dẫn) và chị Hoàng Bích Liên (Phó phòng kế toán), em đã thực hiện nghiên cứu đề tài này. Tuy vậy em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các Thầy, Cô và các Bạn. Đà Nẵng, tháng 6 năm 2007 Sinh viên thực hiện Lê Thanh Mai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giá thành năm 2005, 2006 Công ty cổ phần than Núi Béo 2. báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần than Núi Béo 3. Giáo trình Quản trị kinh doanh PGS – TS Lê Văn Tâm & TS Ngô Kim Thanh 4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp PGS – TS Lưu Thị Hương & TS Vũ Duy Hào 5. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh 6. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần than Núi Béo 7. Tạp chí Than Việt nam 8. www. Nuibeo.com.vn MỤC LỤC e&f LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1 I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 1 1. Chi phí sản xuất 1 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 1 1.2. Phân loại chi phí 1 1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí của chi phí sản xuất 1 1.2.2. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 2 1.2.3. Phân loại theo quan hệ ứng xử 3 1.2.4. Phân loại theo khoản mục chi phí 3 2. Giá thành sản phẩm. 4 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 4 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 5 2.2.1. Phân loại theo thời gian và số liệu giá thành 5 2.2.2. Phân theo phạm vi tính toán 5 2.3. Chức năng của giá thành sản phẩm 6 2.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá hành sản phẩm 6 II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP……………………………………………………………… 7 1. Mục đích của việc phân tích chi phí sản xuất và gia thành sản phẩm 7 2. Nguồn dữ liệu sử dụng trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 3. Các phương pháp phân tích 8 3.1. Phương pháp so sánh 8 3.2. Phương pháp loại trừ 8 3.3. Phương pháp thống kê hồi qui 9 3.4. Phương pháp khác 9 4. Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9 4.1. Phân tích cơ cấu sản xuất kinh doanh theo yếu tố 9 4.2. Phân tích cơ cấu giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định 10 4.3. Phân tích cơ cấu giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ 10 5. Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố 11 5.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu 11 5.2. Phân tích biến động chi phí nhân công 11 5.3. Phân tích biến động chi phí khấu hao 11 5.4. Phân tích chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác 12 6. Phân tích khái quát giá thành toàn bộ sản phẩm 12 7. Phân tích giá thành sản phẩm theo khoản mục 13 7.1. Phân tích khái quát giá thành sản phẩm theo khoản mục 13 7.2. Phân tích khoản mục chi phí nuyên vật liệu trực tiếp 14 7.3. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 16 7.4. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung 16 7.4.1. Phân tích chi phí sản xuất chung theo yếu tố 16 7.4.2. Phân tích chi phí sản xuất chung dựa theo cách ứng xử chi phí 17 PHẦN II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO. 18 A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 18 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO 18 1. Quá trình hình thành Công ty cổ phần than Núi Béo 18 2. Chức năng nhiệm vụ 21 II.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO 22 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 22 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 22 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy quản lý 23 1.3. Đặc trưng của bộ máy quản lý 24 2. Tổ chức bộ máy kế toán tài Công ty 25 2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 25 2.2. Chức năng, nhiêm vụ của bộ máy kế toán tại Công ty 25 2.3. hình thức sổ kế toán 26 3. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 26 4. Đặc điểm về lao động của Công ty 27 B. THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO 30 I. THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO 30 1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo 30 1.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoach chi phí nguyên vật liệu 30 1.2. Phân tích tình hình thực hiện CP kế hoạch chi phí nhiên liệu,năng lượng 31 1.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp 32 1.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất chung 34 1.4.1. TÌnh hình thực hiện chi phí mua ngoài 34 1.4.2. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí mua ngoài 36 2. Thực trạng giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo 39 2.1. Phân tích cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần than Núi Béo 40 2.2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá tàhnh sản phẩm 42 3. Phân tích khả năng hạ giá thành sản phẩm 43 3.1. Phân tích khả năng giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liêu, động lực 43 3.1.1. Khả năng giảm chi phí nguyên vật liệu 43 3.1.2. Khả năng giảm chi phí nhiên liệu 46 3.2. Khả năng giảm chi phí tiền lương 48 3.3. Khả năng giảm chi phí thuê ngoài 48 4. Những biện pháp hạ giá thành đã được áp dụng tại Công ty cổ phần than Núi Béo 50 4.1. Tăng cường công tác khoán chi phí 50 4.2. Tổ chức điều hành sản xuất 50 4.3. Các biện pháp quản lý kỹ thuật 50 4.4. Các biện pháp quản lý vật tư, nhiên liệu, động lực 51 4.5. Quản lý lao động, tiền lương 51 PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO 52 I. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO 52 1. Một số ý kiến về tình hình hoạt động của Công ty 52 2. Nhận xét về tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty 52 II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH DOANH VÀ KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 52 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO 54 1. Căn cứ hạ giá thành sản phẩm 55 2. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm cho Công ty cổ phần than Núi Béo 55 2.1. Giảm chi phí nhiên liệu bằng cách tìm nơi cung cấp có giá bán thấp hơn 55 2.2. Giảm chi phí thuê ngoài bằng cách đầu tư mua phương tiện vận tải 56 2.3. Giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách hạ định mức tiêu hao của những nguyên liệu không hoàn thành định mức năm 2006 62 2.4. Tăng cường công tác khoán chi phí tới các đơn vị sản xuất 63 2.5. Tăng cường công tác tổ chức điều hành sản xuất. 64 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18049.doc