Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam

Lời mở đầu Đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình đó giúp ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đưa đất nước ngày càng hoà nhập vào tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực theo quan điểm “hoà nhập chứ không hòa tan” Việc mở rộng thị trường, mở rộng nền kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng trongviệc giúp nước ta dần thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Mặt khác, giúp chúng ta tạo lập được nhiều mối quan hệ giao

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu, buôn bán với nhiều nước, tiếp thu, học hỏi những thành tựu khoa học – công nghệ – kỹ thuật tiên tiến nhất góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều có những mục đích kinh doanh khác nhau để đáp ứng nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp. Xong mục tiêu lợi nhuận là quan trọng nhất, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể đứng vững trên thương trường và đạt hiệu quả kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải trả lời được 3 câu hỏi. Đó là: Kinh doanh cái gì? Kinh doanh nhu thế nào? Kinh doanh bán hàng cho ai? Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản xuất (đối với các doanh nghiệp sản xuất) hay từ khâu mua hàng (đối với các doanh nghiệp thương mại) hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Hiện nay, khi mà thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh ở thị trường nội địa mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài họt động nước mình. Nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đã hình thành và phát triển như: EU, WTO, APEC, ASEAN... đã thu hút sự tham gia của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp của ta, bởi các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế hơn ta về vốn, công nghệ, trình độ tổ chức quản ly, trình độ chuyên môn... Trong những năm qua, chúng ta đã phải nhập rất nhiều hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất... với giá cả rất đắt. Chính vì vậy một số doanh nghiệp đã không đủ sức đứng vững trên thị trường, lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Ngược lại, cũng có những doanh nghiệp vươn lên giành lấy thị trường bằng những nỗ lực kinh doanh, định hướng kinh doanh đúng đắn, không những kinh doanh có hiệu quả mà chất lượng kinh doanh càng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) đã ý thức được rất rõ vai trò, vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Chính vì vậy, một mặt Công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, khai thác mở rộng thị trường, mặt khác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tới mức tối đa với tiêu chí chiếm lĩnh thị trường xăng dầu.Với mong muốn sử dụng những kiến thức học tập trong nhà trường cùng những hiểu biết của mình về thực tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS-TS Hoàng Đức Thân đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Chương I Những cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. 1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh doanh. * Khái niệm hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế cơ bản, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo kiểu chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo quan trọng tới sự phát triển và tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. * Phân loại hiệu quả kinh doanh. Trong công tác quản lý công nghiệp phạm trù hiệu quả kinh doanh còn được biểu hiện ở các dạng khác nhau. Mỗi dạng thể hiện những đặc trưng, ý nghĩa cụ thể của hiệu quả kinh doanh. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong công tác thống kê và quản lý công nghiệp, nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh mới và các định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh quốc dân. Cách phân loại này dựa trên cơ sở phân định phạm vi tính toán hiệu quả kinh doanh trong nền kinh doanh quốc dân. Cách phân loại này dựa trên cơ sở phân định phạm vi tính toán hiệu quả kinh doanh trong nền kinh doanh quốc dân. Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ những hoạt động của từng đơn vị sản xuất công nghiệp (xí nghiệp HTX, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp xí nghiệp). Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi của mỗi doanh nghiệp đạt được. Hiệu quả kinh doanh quốc dân: là lượng sản phẩm thặng dư mà toàn bộ xã hội thu được trong một thời kỳ so với toàn bộ nền sản xuất của xã hội. Các nước xã hội chủ nghĩa không những cần tính toán và đạt được hiệu quả kinh doanh cá biệt mà còn phải tính toán và đạt được hiệu quả kinh doanh quốc dân. Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh quốc dân có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Để phân tích và lựa chọn cả phương án luận chứng kinh doanh khác nhau trong công việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn lấy một phương án tối ưu. Vì vậy cần phảI xác định rõ và phân định hai loại hiệu quả: hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả so sánh và mối tương quan giữa hai loại hiệu quả ấy. Hiệu quả tuyệt đối: Là hiện tượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được hoặc so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Chẳng hạn xác định mức lợi ích thặng dư, tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất. Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi bỏ ra chi phí để thực hiện một công việc cụ thể nào đó, để biết được với những chi phí đã bỏ ra sẽ thu được những lợi ích cụ thể gì?Vì vậy, trong công tác quản lý công nghiệp, bất kỳ công việc gì đòi hỏi phảI bỏ ra chi phí lao động sống và lao động quá khứ, dù với một lượng lớn hay nhỏ cũng đều phải tính toán hiệu quả tuyệt đối. Hiệu quả so sánh: được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án khác nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Tác dụng của nó là để so sánh mức độ hiệu quả của các phương án (hay các cách làm khác nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ). Từ đó cho phép ta lựa chọn một cách làm bảo đảm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, xong chúng có tính độc lập tương đối, xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở xác định hiệu quả so sánh. Tuy vậy, có khi hiệu quả so sánh được xác định không phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối như so sánh giữa cácd mức chi phí của các phương án khác nhau. Hiệu quả chi phí thành phần: Hiểu hiện sự so sánh giữa kết quả chung của hành động đang được xem xét với chi phí yếu tố tương ứng cấu thành chi phí lao động xã hội. Tuỳ theo các phân loại chi phí mà có hiệu quả của mỗi chi phí tương ứng. Phân loại theo yếu tố: Hiệu quả sử dụng TSCĐ. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Hiệu quả sử dụng lao động sống. Phân loại theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Hiệu quả khâu dự trữ. Hiệu quả khâu sản xuất. Hiệu quả khâu lưu thông. Hiệu quả tổng hợp: được tạo thành trên cơ sở hiệu quả sử dụng các loại chi phí thành phần. Do đó hiệu quả thành phần và hiệu quả tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau. Hiệu quả tổng hợp đạt được cao chỉ khi mà các yếu tố của quá trình sản xuất được sử dụng có hiệu quả. Nếu một trong các yếu tố sử dụng lãng phí sẽ làm giảm hiệu quả tổng hợp và có khi dẫn đến không đạt được hiệu quả tổng hợp. Vì vậy, bản thân các đơn vị cơ sở phải xác định những biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện. Cho nên cách phân loại hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả từng phần và hiệu quả tổng hợp có tác dụng to lớn trong thống kê, hạch toán hiệu quả kinh doanh và từ đó đề ra các biện pháp cụ thể phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Hiệu quả kinh tế liên quan đến hai phạm trù: kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh. + Kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh là thành tích hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được trong một giai đoạn nhất định. Kết quả có thể là đại lượng định lượng được như: số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận,… Kết quả cũng có thể là đại lượng chỉ phản ánh chất lượng, mang tính chất định tính như: chất lượng sản phẩm, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Các kết quả kinh doanh phảI được xem xét bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. - Doanh thu: Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ứng mục đích kinh doanh cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu doanh thu có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá quá trình và quy mô sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Đây là cơ sở dể phân tích các chỉ tiêu khác có liên quan, nó còn là căn cứ đáng tin cậy cho các cấp lãnh đạo đề ra những quyết định tối ưu trong việc sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và xác định chính xác kết quả tàI chính của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng: là chỉ tiêu phản ánh giá trị thực hiện do hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Giá trị của hàng hoá được thỏa thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán và cung cấp hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được ghi trong hoá đơn bán hàng hoặc trên các chứng từ khác có liên quan đến hoạt động bán hàng hoặc thoả thuận giữa người mua và người bán về giá bán hàng hoá. Doanh thu bán hàng thuần: được xác định như sau: Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản thuế Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng thuần Trong đó: Thuế doanh thu phả nộp được tính bằng tỷ lệ % trên doanh thu chịu thuế: Thuế suất thuế doanh thu Doanh thu tính thuế Thuế doanh thu phải nộp Thuế suất thuế doanh thu được quy định cho từng ngành cụ thể: Doanh thu tính thuế Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán hàng Thuế xuất khẩu: là khoản thuế được tính trên doanh thu bán hàng xuất khẩu được qui định riêng cho từng mặt hàng cụt thể. Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế đánh vào các mặt hàng chịu thuế đặc biệt. Hiện nay, có ba mặt hàng phảI chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đó là: thuốc là, rượu, bia. - Lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Từ góc độ của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó. Lãi nhuần: được xác định như sau: Lãi nhuần = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lãi gộp: được xác định: Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng. Các chi phí phát sinh thực tế ở khâu mua Giá thanh toán cho người bán Giá vốn hàng bán Giá thanh toán cho người bán là giá được ghi trên hoá đơn do người mua hàng đem về cùng với hàng mua sau khi đã trừ đI các khoản chiết khấu, giảm giá. Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng bao gồm: chi phí bảo hiểm, bốc dỡ vận chuyển, tiền thuê kho bến bãi, hao hụt định mức trong khâu mua, các khoản lệ phí phải nộp trong khâu mua, tiền lương và bảo hiểm của cán bộ chuyên trách mua (nếu có). Chi phí bán hàng: phản ánh các khoản phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, bao gồm các chi phí quản lý, đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm hàng hoá. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quả lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế và các khoản lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoà, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí kinh doanh: Chi phí là đại lượng quan trọng để xác định hiệu quả kinh doanh. Chi phí kinh doanh cảu một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinh doanh nhất định để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà sản xuất phảI chịu chi phí về nguyên vật liệu, lao động cần thiết để cho quá trình sản xuất, các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí này gọi là chi phí ngoàI sản xuất, là các phí tổn phát sinh trong kỳ. Các khoản chi phí sản xuất là các khoản chi phí sản phẩm. Để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán, chi phí thường được phân thành hai loại: Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không có sự biến động tăng hay giảm theo sự biến động tăng hoặc giảm của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ. Chi phí cố định gồm có: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý chung, chi phí về thuế vốn, thuế trước bạ, thuế môn bài, các loại phí bảo hiểm tàI sản, tiền thuê tài sản. Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí kinh doanh có sự biến động tăng hoặc giảm tương ứng với sự biến động tăng hoặc giảm của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ. Chi phí này luôn biến đổi ở các kỳ kinh doanh với nhau. Chi phí biến đổi gồm có: chi phí tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, chi phí về tiền lương cho bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý chung theo khối lượng kinh doanh, chi phí thuế doanh thu, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. * Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp: Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Hiệu quả tổng hợp được xác định thông qua việc tính toán, so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh và chi phí sản xuất. - Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch dương giữa tổng thu nhập và tổng chi phíc của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà quản trị quan tâm tới chỉ tiêu này vì lợi nhuận là đIều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Càng tạo ra nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp càng phát triển vững mạnh, đời sống người lao động càng được nâng cao. - Tỷ lệ lãi gộp: Tỷ lệ lãi gộp là chỉ tiêu dùng để phản ánh ảnh hưởng của giá bán hàng hoá tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = x 100 Doanh thu thuần Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn, doanh nghiệp càng được đánh giá cao và ngược lại. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp giảm thì ta có thể kết luận là chi phí đã tăng lên. Chi phí ở đây được hiểu là chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hay giá vốn hàng bán. - Doanh lợi sản xuất: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận Doanh lợi sản xuất = Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu doanh lợi này càng cao thì lợi nhuận tạo ra càng nhiều, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Do hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản như vốn, trang thiết bị, lao động… Để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường kết hợp sử dụng các chỉ tiêu bộ phận để đánh giá từng mặt hoạt động cụ thể. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bộ phận không phảI là mối quan hệ cùng chiều. Trong lũ chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp tăng lên thì có thể những chỉ tiêu bộ phận có thể tăng lên, cũng có thể không đổi hoặc giảm. * Hiệu quả sử dụng vốn: Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì trước tiên phảI có vốn, vốn là đIều kiện không thể thiếu được của quá trình táI sản xuất, là tiền đề, là phương tiện cho quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn là một phần chính yếu trong hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, nó phản mặt hoạt động kinh doanh trên góc độ vốn. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thì vốn vận động hầu hết các quá trình nghiệp vụ. Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, ta lần lượt tính từng chỉ tiêu. - Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn sản xuất: Lợi nhuận Doanh lợi vốn = Tổng vốn sử dụng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của toàn bộ vốn kinh doanh, cho biết một đồng vốn bỏ vào kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tàI sản cố định, mà đặc đIểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định phải được hiểu trên hai khía cạnh. Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phảI lớn hơn tốc độ tăng vốn. Lợi nhuận Sức sinh lợi của vốn cố định = Vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và hiệu quả đâu tư cũng như chất lượng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tàI sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình táI sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác định thông qua mối quan hệ giữa kết quả thu được và lượng vốn bỏ ra. Lợi nhuận Doanh lợi vốn lưu động = Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức doanh lợi vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, thể hiện khả năng phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc hợp lý hoá hoạt động kinh doanh của mình và đảm bảo tiết kiệm chi phí. * Hiệu quả sử dụng lao động: Dựa vào phần lý luận về hiệu quả kinh tế ở trên, ta có thể hiểu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp là chỉ tiêu tương đối, phản ánh quan hệ giữa các đại lượng kết quả của hoạt động kinh doanh và đại lượng chi phí lao động sống để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sử dụng lao động chính là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng lao động của từng đơn vị trong doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả lao động trong cá doanh nghiệp là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp thấy rõ khả năng của mình, đồng thời khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý sử dụng lao động nhằm đạt tới mục tiêu đề ra. Đánh giá hiệu quả sử dung lao động không thể nói chung mà phải thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá, bao gồm: - Năng suất lao động: Chỉ tiêu này thường được biểu hiện dưới hai dạng: Chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Chỉ tiêu hiện vật: Số lượng sản phẩm Số sản phẩm sản xuất trong kỳ bình quân một nhân viên Số nhân viên bình quân trong kỳ Chỉ tiêu giá trị: Doanh thu bình quân Doanh thu bán hàng trong kỳ một nhân viên trong kỳ Số nhân viên bình quân trong kỳ - Lợi nhuận bình quân một nhân viên: Chỉ tiêu này được tính như sau: Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận của doanh nghiệp một nhân viên Số nhân viên bình quân của DN Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một nhân viên càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng tốt. Việc phân tích, đánh giá hai chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp có thể khống chế số lượng lao động ở mức hợp lý, vừa đảm bảo sử dụng tốt về số lượng thời gian và chất lượng lao động, vừa góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Đội ngũ lao động giữ vai trò quan trọng trong việc kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp. Chất lượng sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Để phát huy được mọi tiềm năng trong lao động, sử dụng lao động có hiệu quả đòi hỏi phảI quản lý lao động một cách khoa học, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực trình độ. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ công ty , doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra là phảI phân biệt giữa kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh, từ đó có hướng nghiên cứu phù hợp. Để đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty, doanh nghiệp đòi hỏi phảI có sự nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ, chính xác thực trạng kinh doanh ở công ty, doanh nghiệp đó. 1.1.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh. * Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh. + Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp phân tích kinh doanh, sử dụng con số về một chỉ tiêu so sánh giữa các thời kỳ với nhau, từ đó xác định kết quả, vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối. Việc so sánh này giúp cho doanh nghiệp biết được mối quan hệ quy mô, khối lượng đạt được vượt (+) hay hụt (-) của các chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, biểu hiện bằng tiền, giờ công hay hiện vật. Đây là một phương pháp khá chính xác trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh vì nó được dựa trên các số liệu trung thực về tình hình sản xuất trong các doanh nghiệp. + Phương pháp so sánh bằng số tương đối. Phương pháp so sánh bằng số tương đối kế hoạch. Phương pháp này phản ánh mức độ doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ kế hoạch. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho một tỷ lệ tương đối so với kết quả thực mà doanh nghiệp đạt được. Phương pháp so sánh bằng số tương đối phản ánh tình hình kế hoạch và được sử dụng ở bảng sau: - Dạng giản đơn: Tỷ lệ % hoàn thành Trị số của kỳ phân tích kế hoạch về một chỉ = x 100% tiêu nào đó Trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch - Dạng có liên hệ: Tỷ lệ % hoàn thành Trị số chỉ tiêu của kỳ phân tích kế hoạch và chỉ tiêu = nào đó liên hệ với... Trị số chỉ tiêu Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ phân tích kỳ kế hoạch Trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ kế hoạch - Dạng kết cấu: Phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể. Tỷ trọng của từng Trị số của bộ phận bộ phận chiếm = x 100% trong tổng thể Trị số của tổng thể + Phương pháp thay thế liên hoàn. Khi nghiên cứu, sử dụng phương pháp này ta phải xắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Trong đó nhân tố số lượng thường dùng để chit quy mô của chỉ tiêu như số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng công nhân, số lượng máy móc thiết bị... còn nhân tố chất lượng thường dùng để phản ánh hiệu quả của chỉ tiêu như giá thành, lợi nhuận, tiền lương, năng suất lao động bình quân... cụ thể nếu nghiên cứu nhân tố số lượng, ta sẽ giả định nhân tố chất lượng không đổi ở kỳ gốc và khi nghiên cứu nhân tố chất lượng, ta lại giả định nhân tố số lượng không đổi ở kỳ phân tích. + Phương pháp tính số chênh lệch: Phương pháp này cũng tương tự phương pháp thay thế liên hoàn xong chỉ khác ở chỗ khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, ta lấy trực tiếp số chênh lệch của bản thân nhân tố đó nhân với cá nhân tố còn lại theo đúng nguyên tắc cố định nhân tố. 1.2. Đặc điểm của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Hàng không Dân dụng là ngành kỹ thuật dịch vụ thuộc khối cơ sở hạ tầng và còn là ngành kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong đIều kiện kinh tế mở, ngành hàng không dân dụng nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự giao lưu phát triển kinh tế đất nước, là nhu cầu nối giữa các lục địa, rút ngắn khoảng cáh và thời gian cho việc đI lại buôn bán vận chuyển giao thông, thông tin khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tổ chức và cá nhân hoạt động văn hoá kinh tế xã hội. Hoạt động của ngành Hàng không Dân dụng mang tính dây truyền được hình thành bởi nhiều ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho các thiết bị Hàng không hoạt động ở trên không và mặt đất. Để ngành Hàng không có thể hoạt động bình thường, ổn định, việc cung cấp nhiên liệu một cách liên tục là rất cần thiết. Ngày 11/02/1975, trên cơ sở Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, quyết định thành lập Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Quân uỷ Trung Ương và Bộ quốc phòng. Năm 1981, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam được thành lập và thuộc Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. 1984, thành lập Cục Xăng dầu Hàng không và Công ty xăng dầu Hàng không trực thuộc Cục xăng dầu Hàng không. Ngày 22/04/1993, Bộ giao thông vận tải có quyết định số 768 QĐ/TCCB-LĐ thành lập Công ty Xăng dầu Hàng không (trên cơ sở Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ). Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam được thành lập theo thông báo số 76/CB ngày 06/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 847QĐ/TCCB-LĐ ngày 09/06/1994 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Xăng dầu vừa là vật tư chiến lược, vừa là hàng hoá, nó ảnh hưởng đến cân đối nền kinh tế nên Nhà nước đã trực tiếp xuất nhập khẩu xăng dầu để đáp ứng nhu cầu trong cả nước. Theo thông tư số 04/TM ngày 04/04/1994 của Bộ thương mại, nước ta có 4 doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu Xăng dầu các loại là: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (petrolimex). Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (vinapco). Tổng Công ty xuất nhập khẩu dầu khí Việt Nam (petec). Công ty dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Sai gon petro). Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Cụu Hàng không Dân dụng Việt Nam, được thành lập trên cơ sở 3 xí nghiệp Xăng dầu Hàng không theo 3 miền lãnh thổ. Năm 1994 đến năm 1998, Công ty đã phát triển và thành lập thêm Xí nghiệp Dịch vụ Vận tảI Vật tư kỹ thuật Xăng dầu Hàng không và 2 chi nhánh kinh doanh bán lẻ Xăng dầu Hàng không: Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không miền Bắc đóng tại sân bay Quốc tế Nội Bài. Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không miền Nam đóng tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Xí nghiệp Xăng dầu Hàng không miền Trung đóng tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng. Xí nghiệp Dịch vụ Vận tải vật tư kỹ thuật Xăng dầu Hàng không. Xí nghiệp thương mại dầu khí Hàng không miền Bắc. Xí nghiệp thương mại dầu khí Hàng không miền Nam. Văn phòng đại diện tại Singapore. Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và các chi nhánh của Công ty ở các tỉnh trong nước như Nghệ An, Phú Thọ, Sơn La… Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là VINAPCO (Vietnam Airpetro Company). Trụ sở chính của Công ty đặt tại sân bay Gia Lâm – Hà Nội. 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty * Chức năng của Công ty: Chức năng chủ yếu của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là cung ứng nhiên liệu dầu JET.A1 cho các hàng Hàng không nội địa và các hãng Hàng không quốc tế hạ cánh, cất cánh tại sân bay của Việt Nam. * Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty: + Thực hiện xuất nhập khẩu xăng dầu và vận tảI xăng dầu, mỡ, dung dịch đặc chủng Hàng không, các loại Xăng dầu và các loại thiết bị phụ tùng phát triển ngành Xăng dầu. + Thực hiện các dịch vụ có liên quan đến chuyên ngành Xăng dầu. Các quyền hạn của Công ty: - Công ty là một tổ chức kinh doanh, hoạc toán kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tàI khoản tại Ngân hàng kể cả tàI khoản ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương, được sử dụng con dấu riêng. Các đơn vị thành viên của Công ty là các đơn vị kinh tế hoạch toán nội bộ. - Công ty được quyền liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Công ty được quyền nhượng bán và cho thuê những tàI sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất. Việc bán tài sản cố định thuộc vốn Nhà nước cấp thì phải báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp. - Công ty được quyền hoàn thiện các cơ cấu tàI sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. - Công ty được quyền mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của mình, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Xăng dầu do liên doanh liên kết tạo ra. * Cơ cấu tổ chức hoạt động: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam XN Xăng dầu Hàng không miền Bắc XN DV Vận tảiVật tư kỹ thuật XDHK Các chi nhánh bán lẻ Xăng dầu XN Xăng dầu Hàng không miền Nam XN Xăng dầu Hàng không miền Trung Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩuẫmây dựng sản phẩm dầu mỏ đặc chủng Hàng không và vận tảI, sản phẩm dầu mỏ đặc chủng. Xí nghiệp Xăng dầu miền Bắc, miền Trung, miền Nam: đảm bảo cấp phát Xăng dầu, tra nạp nhiên liệu cho các máy bay ở khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Các xí nghiệp này hạch toán nội bộ, có chức năng, tư cách pháp nhân theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty. Xí nghiệp Dịch vụ Vận tải Vật tư kỹ thuật Xăng dầu Hàng không: Vận tải loại Xăng dầu từ cảng biển hoặc kho đầu nguồn về kho chứa hàng của Công ty và vận chuyển Xăng dầu tra nạp cho máy bay. Các chi nhánh bán lẻ Xăng dầu Hàng không thực hiện bán lẻ Xăng dầu trực tiếp cho khách hàng. * Cơ cấu tổ chức quản lý: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Giám đốc 2 Giám đốc 1 Phòng tài chính kế toán Phòng KD xuất nhập khẩu Phòng tổ chức cán bộ Phòng kỹ._. thuật và công nghệ Phòng kế hoạch đầu tư GĐ xí nghiệp xây dựng miền Bắc GĐ xí nghiệp thương mại dầu khí miền Nam GĐ xí nghiệp xây dựng miền Nam GĐ xí nghiệp xây dựng miền Trung GĐ xí nghiệp vận tải vật tư kỹ thuật XD GĐ chi nhánh bán lẻ xăng dầu Hàng không GĐ xí nghiệp thương mại dầu khí miền Bắc Phòng thống kê tin học Giám đốc Công ty Giám đốc Công ty và Phó Gám đốc Công ty trực tiếp đIều hành các phòng ban chức năng, các xí nghiệp, các cửa hàng bán lẻ Xăng dầu. Giám đốc trực tiếp quản lý Côn gty và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. - Nhiệm vụ các phòng ban chức năng và các xí nghiệp. + Phòng Tài chính kế toán: Giám đốc về tài chính, hạch toán chi phí toàn Công ty. + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: lập kế hoạch kinh doanh, tìm đối tác, thị trường nhập khẩu Xăng dầu, trực tiếp kinh doanh Xăng dầu. + Phòng tổ chức cán bộ: lamg công tác tổ chức nhân lực, tiền lương, các chế độ chính sách. + Phòng kế hoạch đầu tư: lập kế hoạch chiến lược toàn Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xây dựng đầu tư các kho cảng. + Phòng kỹ thuật và công nghệ: đảm bảo trang thiết bị kỹ thuật cho toàn Công ty. + Phòng thống kê ti học: làm công tác thống kê và nối mạng tin học quản lý. + Xí nghiệp Xăng dầu miền Bắc, miền Trung, miền Nam: đảm bảo cấp phát Xăng dầu, tra nạp nhiên liệu cho các máy bay ở khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Các xí nghiệp này hạch toán nội bộ, có chức năng, tư cách pháp nhân theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty. + Xí nghiệp Dịch vụ Vận tải Vật tư kỹ thuật Xăng dầu Hàng không: Vận tảI loại Xăng dầu từ cảng biển hoặc kho đầu nguồn về kho chứa hàng của Công ty và vận chuyển Xăng dầu tra nạp cho máy bay. + Giám đốc các Xí nghiệp Xăng dầu miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Xí nghiệp vận tải vật tư kỹ thuật và các chi nhánh bản lẻ trực tiếp điều hành đơn vị cua mình dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Công ty. Đây là mối quan hệ lãnh đạo. - Mối quan hệ lãnh đạo: + Giám đốc điều hành trực tiếp điều hành các phòng ban chức năng, các xí nghiệp thành viên, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoặc thông qua các phòng ban chức năng để điều hành các xí nghiệp, cửa hàng. + Có 2 phó Giám đốc phụ trách về 2 mảng: Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ 1 thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của cấp dưới. Cơ cấu này tập trung gánh nặng vào người quản lý cấp cao, vì quy mô của doanh nghiệp tăng lên thì số lượng các bộ phận trực thuộc nhiều, người quản lý cấp cao rất khó kiểm soát công việc. 1.2.3. Các yếu tố, nguồn lực của Công ty. 1.2.3.1 Đặc điểm về vốn: Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, nguồn vốn của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam không chủ yếu là do Ngân sách Nhà nước cấp, còn lại Công ty huy động từ nguồn vốn như: vốn liên doanh, vốn cổ phần, vốn tự bổ sung... là một doanh nghiệp quy mô tầm cỡ lớn nên lượng vốn kinh doanh (mà chủ yếu là vốn chủ sở hữu) của Công ty khá cao và được thể hiện dưới 2 dạng: Tiền – VNĐ và Ngoại tệ – USD. Biểu số 01: Tình hình vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: VNĐ Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng vốn mà Ngân sách Nhà nước cấp cho Công ty năm 2003 chiếm khoảng 1/6 tổng số vốn của Công ty. Số vốn còn lại chủ yếu do Công ty tự bổ sung chiếm khoẳng 5/6 tổng số vốn. Trong kỳ lượng vốn này cũng tăng lên một cách đáng kể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng nguồn vốn kinh doanh một lượng tương ứng. Tuy nhiên thời điểm này thị phần của Công ty hầu như không có. Năm 2004, do được đầu tư và sử dụng nguồn vốn một cách thích hợp nên lượng vốn của Công ty tăng hơn so với năm 2003, tạo điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong năm này lượng vốn Nhà nước cấp cho Công ty vẫn cố định, không đổi có gì thay đổi so với năm 2003. Tuy nhiên, lượng vốn tự bổ sung tăng từ 1.323.798.724 VNĐ (đầu năm) lên 93.328.735.197 (cuối năm), lượng vốn liên doanh, vốn cổ phần và vốn đầu tư cơ bản vẫn không có gì thay đổi nên việc huy động vốn của Công ty chưa cao, chưa tạo được nguồn để tích luỹ cho hoạt động kinh doanh. Từ những phân tích trên, ta nhận thấy lượng vốn mà Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam huy động và được Ngân sách Nhà nước tài trợ chưa nhiều nên hoạt động của Công ty chưa đạt được mức hiệu quả tối đa. Chính vì vậy trong những năm tới Công ty cần phải đề ra nhiều biện pháp để thu hut vốn, kêu gọi vốn đầu tư của các Công ty liên doanh và vốn góp cổ phần của cán bộ công nhân viên chức nhằm nâng cao và tăng mạnh nguồn lực đầu vào (mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại, nhập nguyên liệu mới chất lượng cao không gây ô nhiễm môi trường,...) góp phần nâng cao hiệu quả hoạ động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. 1.2.3.2 Đặc điểm về lao động: Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có tổng số cán bộ công nhân viên là 1.079 người, bao gồm nhân viên chính thức và công nhân viên hợp đồng cụ thể. Biểu số 02: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2003 – 2005. Đơn vị tính: người Có thể nói với một doanh nghiệp lớn như Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, con số 1.079 người chưa là nhiều xong Công ty lại chú trọng về mặt chât slượng hơn là về số lượng. Chính vì vậy mà hàng năm Công ty luôn đưa ra những chỉ tiêu tuyển cán bộ, công nhân viên rất khắt khe, chủ yếu là tuyển chọn cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo cơ bản, có trách nhiệm với công việc và đặc biệt phải yêu nghề vằ gắn bó vi công việc. Với những cán bộ công tác lâu năm Công ty luôn dành những ưu đãi trong công việc khen thưởng, trợ cấp. Để nâng cao chất lượng cán bộ, hàng năm Công ty tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức nhằm củng cố cho những kinh nghiệm quý báu mà họ đã thu thập được trong những năm làm việc. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ của Công ty cũng rất năng động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc. 100% số cán bộ công nhân viên đều thành thạo vi tính, tiếng anh. Giao tiếp tốt và đặc biệt hiểu rõ về lĩnh vực, ngành nghề mình kinh doanh. Tất cả những điều đó tạo sức mạnh, ưu thế lớn giúp Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường. Ngoài ra, tác phong công nghiệp cũng được thể hiện rất rõ ở đội ngũ cán bộ trẻ. Họ luôn đề xuất những sáng kiến độc đáo, những chương trình, kế hoạch táo bạo trong những vấn đề khai thác và tìm hiều thị trường. họ hiểu rõ và làm tốt những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ những lớp người đi trước, tôn trọng và thân thiện với các đồng nghiệp khác. Và cũng chính họ đã góp phần không nhỏ trong việc gắn kết lực lượng lao động, giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 1.2.3.3 Đặc điểm về máy móc, thiết bị tài sản cố định. * Về tài sản cố định. Tính đến ngày 31/12/2004, tổng TSCĐ của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam là 80.478 tỷ đồng, trong đó bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, kho bể, máy móc, thiết bị quản lý, phương tiện vận tải tra nạp, đất đai, phương tiện tra nạp và một số TSCĐ khác. Biểu số 03: Tài sản cố định của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam năm 2004. Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại A Tài sảng đang dùng trong KD 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 30.390.226.024 13.413.323.373 16.976.902.651 2 Kho bể 11.009.993.916 7.464.275.131 3.545.718.785 3 Thiết bị, phương tiện vận tải 72.735.203.864 58.129.599.529 14.605.604.335 4 Thiết bị, máy móc văn phòng 17.091.339.748 7.573.047.832 9.580.291.916 5 Tài sản cố định khác 3.424.167.570 640.152.715 2.784.014.855 B Tài sản thanh lý 13.966.200 13.966.200 0 Cộng 13.466.489.732 87.234.364.780 47.430.532.542 * Về máy móc, thiết bị. Do đặc trưng của mặt hàng kinh doanh nên những phương tiện chủ yếu phục vụ trực tiếp quá trình của Công ty là kho bể và phương tiện vận tải tra nạp. + Kho bể: Kho bể là tài sản cố định có giá trị của Công ty, chiếm khoảng 7% tổng giá trị tài sản cố định. Công ty có 4 khuc vực kho bể chính là: - Khu vực kho bể của Xí nghiệp Xăng dầu miền Nam chứa được: 12.000 m3 = 9540 tấn. - Khu vực kho bể của Xí nghiệp Xăng dầu miền Bắc gồm các kho ở sân bay Nội Bài, sân bay Gia Lâm chức được: 16.000 m3 = 12.720 tấn - Khu vực kho bể của Xí nghiệp Xăng dầu miền Trung chứa được: 4.000 m3 = 3.180 tấn - Một số kho nhỏ ở các sân bay lẻ như: Nha Trang, Cát Bi, mỗi kho chưa khoảng: 3.000 m3 = 2.385 tấn Với 4 khu vực kho bể chính, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt nam có thể chứa tối đa là 27.825 tấn nhiên liệu, đủ khả năng bán và dự trữ nhiên liệu cho hoạt động bay. + Phương tiện tra nạp: Phương tiện vận tải tra nạp là phương tiện kinh doanh chủ yếu của Công ty, là những tài sản cố định của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Công ty có khoảng 20 xe nạp Xăng dầu trong đó: - 17 xe Gassite (xe của Mỹ) loại 23 m3 - 17 xe TZ 22 (xe của Liên Xô) loại 22 m3 - 9 xe ATZ (xe của Liên Xô) loại 8 m3 Công ty có một Xí nghiệp vận tải Xăng dầu gồm 48 chiếc xe téc các loại chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển Xăng dầu từ các cảng đầu nguồn về các kho bể chứa của Công ty. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh chính là yếu tố chủ yếu phản ánh trình độ các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp để tạo ra kết quả kinh doanh nhất định với một khoản lợi nhuận tối đa và mức chi phí thấp nhất. Hay nói cách khác, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp. Mà hai đại lượng này đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Chính vì vậy mà các nhân tố này có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và chúng được phân thành các nhóm cơ bản sau: 1.3.1 Tổ chức quản lý kinh doanh: Đây là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu một doanh nghiệp có bộ máy tổ chức hợp lý và phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó đạt được rất cao. Muốn vậy, công việc trước hết và hết sức cấp bách là phải đào tạo một đội ngũ công nhân cán bộ chuyên môn, trang bị bằng những kiến thức về lĩnh vực mà Công ty đang kinh doanh. Mặt khác Công ty phải đòi hỏi sự tận tụy chu đáo, tác phong công nghiệp và quan trọng nhất là sự trung thành với vông việc. Trong thời buổi kinh tế hiện nay thì một người cán bộ giỏi không chỉ nắm vững kiến thức về tổ chức kinh doanh trong nước mà còn hiểu biết về thương mại một cách sâu sắc, sử dụng vi tính, tiếng Anh một cách thành thạo. Có như vậy thì việc đàm phán và ký hiệp định thương mại của Công ty với các Doanh nghiệp bạn mới được thực hiện một cách khả quan. và đó cũng chính là tiền đề, là những bước đi đầu tiên giúp cho Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có thể định hướng đúng đắn các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. với một đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo một cách nghiêm túc, hết lòng tận tuỵ với công việc, hiểu rõ về thế mạnh của Doanh nghiệp mình trong một lĩnh vực có thể nói là độc quyền để từ đó phát huy hết những năng lực vốn có. Có thể nói, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã và đang là một trong những hình mẫu về công tác tổ chức quản lý và kinh doanh đối với những Doanh nghiệp bạn trong nước. Và đây cũng là một thế mạnh đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.3.2. Thị trường. Thị trường là yếu tố quyết định đầu ra của mỗi Doanh nghiệp đối với một Doanh nghiệp thương mại. Thị trường càng lớn thì doanh thu ngoại tệ càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn. Riêng đối với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam thì việc chiếm lĩnh thị trường không đáng lo ngại. Bởi lẽ lĩnh vực mà Công ty kinh doanh có thể nói là đang độc chiếm thị trừờng Việt Nam, một ưu thế mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Nắm chắc được ưu thế này, các nhà lãnh đạo Công ty rất năng động, nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra và thị trường đầu vào cho doanh nghiệp mình, đồng thời thực hiện một loạt các hoạt động Maketing nhằm tìm kiếm thêm những lượng khách hàng tiềm ẩn với mục đích tăng doanh số tiêu thụ. Bên cạnh đó, Công ty cũng cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những bạn hàng trong và ngoài nước ở cả hai thị trường đầu ra và đầu vào để duy trì một lượng khách hàng ổn định. Cụ thể: 1.3.2.1 Thị trường đầu vào. Tại thị trường này, 100% nhiên liệu cung cấp cho máy bay của Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu của các hãng Xăng dầu nổi tiếng thế giới như: BP, SHELL, TOTAL, tại thị trường Singapore... Hàng năm vào tháng 4 có khoảng 10 đại diện của các hãng dầu lớn này đến Công ty chào hàng để ký hợp đồng cho năm sau. Trên cơ sở các hãng đến chào hàng, Công ty đặt ra tiêu chuẩn chọn thầu gồm có: Chất lượng nhiên liệu. Giá cả: theo giá Plat (mặt bằng giá chung cho khu vực Đông Nam á) Chi phí vận chuyển . Thời gian cho chậm thanh toán. Các hãng tranh thầu với nhau chủ yếu ở hai khía cạnh: chi phí vận chuyển và thờ i gian cho chậm thanh toán. Qua hình thức lựa chọn đấu thầu đó, Công ty ký hợp đồng với ba hoặc bốn hãng có chi phí vận chuyển thấp nhất và thời gian cho chậm thanh toán dài. Công ty căn cứ vào tình hình biến động của thị trường nhiên liệu Hàng không trong khu vực và trên Thế giới để đặt ra thời hạn hợp đồng và số lượng mua sao cho tối ưu nhất. 1.3.2.2. Thị trường đầu ra. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa sống còn đối với một Doanh nghiệp. Vì vậy ngay từ khi thành lạp Công ty đã rất chú trọng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm Xăng dầu sao cho được nhiều nhất, có hiệu quả nhất. Đối tượng khách hàng của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam chủ yếu là các hãng Hàng không trong nước và Quốc tế. Khách hàng mua nhiên liệu dầu JET.A1 của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam có thể chia thành ba loại chính như sau: Các hãng Hàng không Nội địa. Các hãng Hàng không Quốc tế có đường bay tại Việt Nam. Các đối tượng khác...v.v... * Các hãng Hàng không Nội địa: Hàng không dân dụng Việt Nam đảm nhận phục vụ vận tải cả Hàng không trong nước và Quốc tế. + Vận tải Hàng không trong nước: Các hãng Hàng không nội địa là khách hàng lớn nhất của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, mỗi năm tiêu thụ bình quân khoảng 75% sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty. Các hãng Hàng không Nội địa gồm có: Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (VIETNAM ARLINES) Công ty Hàng không cổ phần (PACIFIC ARLINES) Công ty bay dịch vụ Hàng không (VASCO) Tổng Công ty bay Dịch vụ dầu khí (PFC) + Vận tải Hàng không Quốc tế. * Các hãng Hàng không Quốc tế: Các hãng Hàng không Quốc tế bay đến Việt Nam hàng năm tiêu thụ khoảng 19% sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty Xây dựng Hàng không Việt Nam và là bạn hàng lớn thứ hai của Công ty. Kể từ khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, đã có rất nhiều nước đặt quan hệ vận chuyển Hàng không với nước ta. Đến năm 1996, đã có 22 hãng Hàng không nước ngoài có đường bay hoặc thuê chuyển thường lệ đến Việt Nam. Hầu như các hãng Hàng không Quốc tế có đương bay thường lệ đến nước ta ký hợp đồng mua dầu JET.A1 với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Ngoài ra còn có một số máy bay của các hãng Hàng không Quốc tế bay đến Việt Nam không thường lệ cần tiếp nhiên liệu. Trong những năm gần đây, số lượng máy bay Quốc tế đến Việt Nam tăng lên, theo đó sản lượng dầu JET.A1 bán ra của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cho các hãng Hàng không Quốc tế cũng được tăng lên. 1.3.3. Các chính sách của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp như các chính sách kinh tế của Chính phủ về Tài chính, thuế, tỷ giá hối đoái... Nó vừa có tác dụng điều tiết vĩ mô nền Kinh tế, vừa tạo ra cơ hội. thách thức đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước là một trong những công cụ chính của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Nó là một hệ thống các nhân tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (mà hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động chính của Công ty) thì việc Nhà nước đánh thuế xuất nhập khẩu cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty nói chung và lợi nhuận của Công ty nói riêng. Cụ thể, tình hình nộp thuế của Công ty trong những năm gần đây như sau: Bảng 04: Tình hình nộp thuế của Công ty năm 2004 Đơn vị tính: VNĐ Số liệu bảng trên cho ta thấy số thuế mà Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam phải nộp năm 2004 là rất lớn, chứng tỏ việc kinh doanh của Công ty rất có hiệu quả (vì số thuế được tính bằng % trên tổng lợi nhuận của Công ty). Đặc biệt số thuế thu nhập Doanh nghiệp của Công ty phải nộp kỳ này tăng mạnh so với kỳ trước (tăng 638.213.610.480 VND). Bảng 05: Tình hình nộp thuế của Công ty năm 2005 Đơn vị tính: VNĐ Như vậy, trong năm 2005, do hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng, lợi nhuận tăng dần tới mức thuế phải nộp tăng hơn so với năm 2004 (tăng 86.810.565.316 VND). Và mức thuế tăng khiến lợi nhuận của Côngt y giảm, thu nhập của người lao động không cao. Đây cũng chính là lý do khiến cho các Công ty luôn tìm đủ mọi cách để trốn thuế trong cơ chế thị trường hiện nay. Và cũng qua việc nộp thuế trong hai năm 2004 và 2005 ta thấy việc đánh thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập Doanh nghiệp là quá cao... là lý do chính khiến cho lợi nhuận thuần của Công ty giảm. Bên cạnh đó, nếu chính sách lãi suất tín dụng của Nhà nước quy định mức lãi suất quá cao cũng sẽ gây cản trở cho việc vay vốn của Công ty. Mà trong lĩnh vực Xăng dầu để kinh doanh với một khối lượng lớn thì vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Lãi suất cao sẽ khiến tăng chi phí vốn, do đó dẫn tới làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Chính vì những lý do trên, để Xăng dầu thực sự là một trong những mũi nhọn của ngành Kinh tế thì Nhà nước phải có những chính sách thuế, chính sách giá ổn định... Đồng thời tìm cách khắc phục những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhằm đảm bảo cho Công ty được hoạt động trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, có sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều đó không chỉ giúp tăng hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp mà còn thu về một ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước. 1.3.4. Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh của một Doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như tăng trưởng Kinh tế quốc dân, các chính sách Kinh tế của Chính phủ, các loại hàng hoá mà doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu, tiềm lực và số lượng các nhà sản xuất nhập khẩu hàng hoá đó, tình hình sản xuất hàng hoá trong nước, khả năng và thái độ của người tiêu dùng đối với hàng hoá mà Doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu... Có thể nói, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam được thành lập và hoạt động trong một môi trường kinh doanh rất thuận lợi: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà tăng trưởng và phát triển, kịp thời tiếp thu, học hỏi những khoa học tiên tiến nhất trên Thế giới đã tạo ưu thế cho những ngành kinh tế hàng đầu như ngành Xăng dầu Hàng không. Mặt khác, các chính sách của Chính phủ cũng dành nhiều ưu đãi cho các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, đồng thời tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho các Doanh nghiệp nói chung và cho Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam nói riêng. Tiếp đó, mặt hàng Xăng dầu mà Công ty đang kinh doanh cũng mang lại cho Công ty rất nhiều lợi thế vì đây là mặt hàng độc quyền trên thị trường, là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được cho các loại hình vận tải, cơ giới như máy bay, ôtô, xe máy... Với sự nhạy bén của ban lãnh đạo Công ty, kết hợp với sự tận tuỵ, cần cù của lực lượng cán bộ công nhân viên, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã khai thác, tìm ra các nguồn hàng mới nên đã dành được rất nhiều tình cảm của khách hàng trong suốt mấy năm qua, được tín nhiệm và tin dùng trong tất cả các mặt hàng mà Công ty đã và đang kinh doanh như JET.A1, MOGAS 83, MOGAS 92... Với một môi trường kinh doanh thuận lợi như vậy, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam đã tự đề ra mục tiêu phấn đấu hơn nữa để đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, bạn hàng trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao tới mức tối đa hiệu quả kinh doanh của mình. Ngoài những nhân tố có nêu trên đây còn có các nhân tố như pháp lý, kinh tế, chính trị – xã hội, môi trường khoa học - công nghệ... cũng có những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các Doanh nghiệp kinh doanh nói chung và các Doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Ngoài ra, đối với từng nhân tố có những tác động tới hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng khác nhau. chương II thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam 2.1. Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. 2.1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không trong những năm qua Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam được thành lập trên 3 lãnh thổ: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, với sản phẩm chính là dầu JET.A1 Ngay từ khi mới thành lập (1993) đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không Việt Nam, các sân bay Việt Nam tấp nập đón nhiều máy bay hiẹn đại của các nước trên thế giới. Việc giao lưu bằng đường Hàng không đã tạo cho ngành Hàng không Việt Nam một bước khởi sắc mới. Đó là tiền đề và thời gian cho sự phát triển của Công ty Xăng dầu Hàng không. Với số vốn 20 tỷ đồng nhà nước giao cho khi mới thành lập, Công ty đã mạnh dạn vay thêm vốn của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để đầu tư đổi mới trang thiết bị đặc chủng với tổng trị giá hơn 30 tỷ đồng. Sau 13 năm hoạt động, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, tác phong phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Công ty không ngừng được nâng lên, hiệu quả sản xuất kinh doanh rất khả quan, sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, các năm trước kí chỉ có rất nhiều bạn hàng, đến đầu năm 2003 có tới 35 bạn hàng ký hợp đồng mua nhiên liệu dài hạn. Sau đây là kết quả kinh doanh một số năm gần đây. Biểu số 06: Kết quả tiêu thụ JET.A1 năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: 1.000tấn Số lượng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 KH TH % KH TH % KH TH % Tổng số 120 145 121 150 174.2 116 183 211.5 115 Nội địa 90 105.7 117 100 119.2 119 135 157 116 Quốc tế 20 26.8 134 36 46.3 128 45 42.4 94 Khác 10 12.5 125 14 8.7 62 3 12 4 Năm 2003 tổng sản lượng JET.A1 bán 145 nghìn tấn tăng so với kế hoạch 21%, chủ yếu là bán cho khách hàng nội địa, khách hàng quốc tế chỉ có 26.8nghìn tấn (hay 26.8/145 x 100% = 18.5%). Năm 2004 bán được 174.2 nghìn tấn tăng so với kế hoạch 16%, trong đó bán cho khách hàng quốc tế 46.3nghìn tấn hay 26.5%. Năm 2005 bán được 211.5 nghìn tấn tăng so với kế hoạch 15%, trong đó bán cho khách hàng quốc tế 42.4 nghìn tấn hay 20%. Nhìn bảng kết quả tiêu thụ dầu JET.A1 trong 3 năm qua của Công ty Xăng dầu Hàng không ta thấy sản lượng tiêu thụ dầu JET.A1 năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản lượng JET.A1 hàng năm không ngừng tăng lên chủ yếu là bán hàng cho khách hàng trong nước. Còn sản lượng JET.A1 bán cho khách hàng quốc tế không ổn định, năm 2005 sản lượng tiêu thụ giảm so với năm 2004 là 3.9 nghìn tấn, chỉ hoàn thành 94% kế hoạch đề ra. Cụ thể ở các khu vực như sau: Biểu số 07: Bảng thống kê sản lượng bán dầu JET.A1 tại các khu vực từ năm 2003-2005. Đơn vị tính: kg STT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng số 145.342.760 174.208.322 199.379.100 2 Nội Bài 45.355.789 55.186.458 61.719.245 3 Tân Sơn Nhất 87.660.418 106.946.231 122.589 4 Đà Nẵng 12.326.553 12.075.633 15.070.628 5 Tổng số tăng trưởng 20% 14.4% 6 Nội Bài tăng trưởng 21.6% 11.8% 7 Tân Sơn Nhất tăng trưởng 22.5% 14.6% 8 Đà Nẵng tăng trưởng -2% 24.8% Qua biểu trên cho ta thấy tổng sản lượng nhiên liệu JET.A1 bán ra qua các năm 2003, 2004, 2005, năm trước cao hơn năm sau. Trong đó sản lượng được tiêu thụ pìân lớn ở sân bay Tân Sân Nhất, sau đó là sân bay Nội Bài và cuối cùng là Đà Nẵng. nhìn chung sản lượng bán ra ở các sân bay qua các năm đều tăng (tốc độ tăng trưởng >0), duy nhất sản lượng bán ra tại sân bay Đà Nẵng năm 2004 ít hơn năm 2003 là 250.920kg (với tốc độ tăng trưởng là 2%) Biếu số 08: Bảng thống kê doanh thu bán dầu JET.A1 từ năm 2003-2005 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng số 941.492 1.122.318 1.265.298 2 Nội địa 653.202 783.549 978.317 3 Quốc tế 245.718 282.238 358.754 4 Khác 42.572 56.531 71.227 5 Tổng số tăng trưởng 19,2% 25,5% 6 Nội địa tăng trưởng 19,9% 24,9% 7 Quốc tế tăng trưởng 14,9% 27,1% 8 Khác tăng trưởng 32,8% 26% Qua bảng trên cho ta thấy: Tổng doanh thu bán dầu JET.A1 qua 3 năm không ngừng tăng lên (tốc độ tăng trưởng qua các năm đều dương). Trong đó doanh thu bán cho khách hàng nội địa, năm trước cao hơn năm sau. Nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2005 giảm so với năm 2004 là: 16,9%. Tỷ lệ cơ cấu doanh thu bán Jet.A1 cho các hãng hàng không nội địa qua 3 năm trung bình là 71% so với tổng doanh thu thu được từ bán nhiên liệu JET.A1. Doanh thu bán nhiên liệu cho khách hàng quốc tế năm 2004 có tốc độ tăng trưởng là 92.3% (doanh thu tăng so với năm 2003 la 117.985 triệu đồng), còn doanh thu năm 2005 có tốc độ tăng trưởng là -5.5% (doanh thu giảm so với năm 2004 là 13.480 triệu đồng). Tỷ lệ cơ cấu doanh thu trung bình bán cho khách hàng Quốc tế trong 3 năm là 22,3% so với tổng doanh thu thu được từ bán nhiên liệu JET.A1. Doanh thu bán cho khu vực khác có doanh thu trung bình trong 3 năm khoảng 7,3% so với tổng doanh thu thu được từ bán nhiên liệu JET.A1. 2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không. 2.2.1. Phân tích lợi nhuận và mức doanh lợi. * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp. - Chỉ tiêu doanh thu/1đồng chi phí. Doanh thu/1 đồng Doanh thu tiệu thụ sản phẩm trong kỳ chi p hí = Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên chi phí kinh doanh của mình. Ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy doanh nghiệp sử dụng quá lãng phí chi phí kinh doanh mà không thu về được lượng doanh thu tương ứng. Riêng với Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, chỉ tiêu doanh thu/1 đồng chi phí được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 09: Doanh thu/ đồng chi phí Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu trong kỳ 1.546.180.153.282 1.571.351.546.480 2.156.411.438.734 Tổng chi phí 88.558.905.394 88.620.968.123 93.685.402.208 Doanh thu/1 đồng chi phí 17,46 17,73 23,02 Như vậy, trong năm 2003, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cứ bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu lại được 17,46 đồng doanh thu, năm 2004 là 17,73 đồng và sang năm 2005 con số này lên tới 23,12 đồng. Có thế nói, hoạt đọng kinh doanh của Công ty rất hiệu quả vì đã tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa, trực tiếp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm của mình và cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Doanh lợi theo chi phí: Lợi nhuận và chi phí là hai nhân tố có mối liên hệ trực tiếp với nhau, hay nói cách khác lợi nhuận của một doanh nghiệp chính là kết quả đầu ra. Tổng lợi nhuận trong kỳ Doanh lợi theo chi phí = Tổng chi phí. Cụ thể tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam: Bảng 10: Doanh lợi theo chi phí. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu trong kỳ 1.526.625.018.238 1.570.245.320.908 2.155.022.174.047 Tổng chi phí 88.558.905.394 88.620.968.123 93.685.402.208 Doanh thu/1 đồng chi phí 17,24 17,72 23 Nhận xét: Như vậy, năm 2003, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam cứ tiêu phí một đồng chi phí thì sẽ thu lại được 17,24 đồng lợi nhuận. Năm 2004, cung với một đồng chi phí bỏ ra, lợi nhuận Công ty thu lại được là 17,72 đồng. Sang năm 2005, hiệu quả kinh doanh của Công ty được nâng cao nên lợi nhuận mà Công ry đạt được tăng mạnh với tỷ lệ 1 đồng chi phí = 23 đồng lợi nhuận. Đây là kết quả rất khả quan, là động lực giúp Công ty phát triển và tăng trưởng mạnh trong những năm tới. - Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn: Chỉ tiêu này cho ta thấy cứ một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Kết quả càng lớn càng chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại. Nó được tính theo công thức sau: Tổng lợi nhuận trong kỳ Doanh lợi theo vốn = Tổng vốn Bảng 11: Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu tiêu thụ trong kỳ 1.526.625.018.238 1.570.320.908 2.155.022.174.047 Vốn lưu động bình quân trong kỳ 482.316.216.747 557.825.584.195 569.777.013.967 Sức sản xuất của vốn lưu động 3,17 2,81 3,78 Số liệu bảng trên biểu thị kết quả thu được từ 1 đồng kinh doanh của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Cụ thể, năm 2003 từ 1 đồng vốn, Công ty thu được 3,17 đồng lợi nhuận. Năm 2004 là 2,81 đồng, giảm hiệu quả hơn so với năm 2003. Năm 2005, Công ty thu về 3,78 đồng lợi nhuận từ 1 đồng vốn kinh doanh ban đầu. Con số này chứng tỏ việc kinh doanh của Công ty trong tương lai còn tiến triển hơn nhiều. - Chỉ tiêu doanh thu/đồng vốn sản xuất Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu dồng doanh thu. Kết quả tính được càng lớn thì càng tốt cho doanh nghiệp, cụ thể: Tổng doanh thu trong kỳ Doanh thu/đồng vốn sản xuất = Tổng vốn bỏ vào trong quá trình sản xuất. Tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, việc kinh doanh chủ yếu là nhập 100% nhiên liệu cung từ nước ngoài về rồi bán cho khách hàng trong nước và quốc tế chứ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên chỉ tiêu này không được sử dụng phổ biến. 2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động là giá trị ứng trước về tài sản lưu động và tài sản không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong các doanh nghiệp thương mại. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thường được xác định bằng các chỉ tiêu cơ bản sau: *Sức sản xuất của vốn lưu động. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa doanh thu tiêu thụ trong thời kỳ với lượng vốn lưu động bình quân trong kỳ, t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0210.doc
Tài liệu liên quan