Phân tích những đặc điểm kinh tế của giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật Bản

Lời mở đầu Người Nhật Bản thường gọi nước mình là “Nipơn hay Nippon” tức là “xứ sở của mặt trời”, “đất nước mặt trời mọc” (Nhật=mặt trời, Bản=gốc). Trước đây nhiều triệu năm, từ đáy đại dương sâu thẳm, những vụ nổ núi lửa cực kì ghê gớm đã nổ nâng lên khỏi mặt biển một dãy quần đảo hình cánh cung hẹp ôm lấy lục địa Châu á. Đó là quần đảo Nhật Bản nằm trên biển Thái Bình Dương, phía đông lục địa Châu á, chạy dài từ Hokkaido ở Đông Bắc xuống quần đảo Ryukyu gần Đài Loan ở phía Tây Nam, dài chừng

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Phân tích những đặc điểm kinh tế của giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3800 km từ 45 độ 33 phút xuống 20 độ 25 phút vĩ bắc. Nhật Bản có 4 đảo chính theo thứ tự từ trên xuống là Hokkaido, Honsu, Shikoku,và Kyushyu và chừng 6850 đảo nhỏ khác. Honsu là đảo lớn nhất chiếm 61,1% tổng diện tích nước Nhật, so với đảo Hokkaido(22,1%), Shikoku(5,0%)và Kyushu(11,8%), và được chia thành 5 khu: Tôhku, kanto, chubu, kinki, và choguku. Về mặt hành chính, Nhật Bản được chia lam 47 tỉnh thành, trong đó Tokio là thủ đô với gần 8 triệu người (1997) là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới. Tổng diện tích nước Nhật là 377.800 km2, gấp gần 1,5 lần diện tích Anh Quốc, bằng 1/9 diện tích ấn Độ và bằng 1/25 diện tích nước Mỹ, chiếm chưa đầy 0,3% diện tích thế giới và lớn hơn diện tích Việt Nam (329.465km) chừng 15%. Dân số Nhật Bản theo thống kê năm 1996 là 125,9 triệu dân, chiếm gần 3% dân số toàn thế giới, đứng vào hàng thứ 6 trên thế giới (gấp gần hai lần dân số Việt Nam và dân số ở các nước lớn như Tây Âu, Pháp, Anh, Tây Đức…). Đại đa số dân cư sống ở đồng bằng (gần 90%), chiếm 1/4 diện tích của cả nước nên mật độ dân số của Nhật Bản cao hơn bất kì nước nào khác trên thế giới.Trong đó dân số sống tập trung ở 3 thành phố lớn như: Tokyo, Oasaka, Nagoya và các thành phố xung quanh đó. Điều này dẫn đến, diện tích đất trồng bị hạn hẹp, tức là tỷ lệ lao động_đất đai cao đã buộc người dân Nhật, ngay từ thời tiền sử đã phải dốc hết công sức vào việc cải tạo đất đai. Nhờ đó tính cần cù của những người dân Nhật ngày càng được hình thành và phát triển. Về điều kiện tự nhiên, rừng núi chiếm 2/3 diện tích nước Nhật, các triền núi thường có độ dốc cao và được bao bọc bởi cây cối um tùm. Các đảo Nhật Bản là một phần của dãy núi chạy dài từ Đông Nam á tới tận Alaska. Điều này tạo cho nước Nhật có một bờ biển dài (gần 30.000 km) nhiềt đá với nhiều hải cảng nhỏ nhưng tuyệt vời, thuận lợi cho việc giao thông trên mặt biển. Phía biển Thái Bình Dương, dòng haỉu lưu nóng Ku-pô-ri-ô bắt nguồn từ vùng biển phía tây nam, gặp dòng hảu lưu lạnh Ô-ga-si-ô chảy từ vùng đông bắc xuống ở ngoài khơi. Dòng hải lưu Tsu-shi-ms tách từ hải lưu Ku-pô-ri-ô chạy dọc theo bờ biển bên phía bắc bên biển Nhật Bản. Những đàn cá lớn di chuyển theo các dòng hải lưu này nên tại các vùng biển chung quanh nước Nhật có rất nhiều ngư trường lắm cá. Biển Thái Bình Dương và biển Nhật Bản bao quanh lục địa Nhật Bản có độ sâu lớn, có nơi phía Thái Bình Dương sâu tới 10.000 m, ngược lại vùng biển Đông Trung Hoa lại nông hơn, có thềm lục địa trải rộng cũng tạo nên những ngư trường nổi tiếng.Về khí hậu, căn bản khí hậu của Nhật Bản mang tính khí hậu đại dương, song do quần đảo Nhật Bản chạy dài từ bác xuống nam nên khí hậu rát khác nhau giữa hai miền nam bắc. Chênh lệch nhiệt độ bình quân trong năm giữa Hô-kai-đô ở phía bắcvà Ki-ki-ky-u-shu ở phía nam là 15 độ, do đó khi hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân về ở mỗi vùng cũng khác nhau. Các loại cây trồng ở miền Bắc và ở miền Nam Nhật cũng không giống nhau. Miền Bắc có nhiều loại cây lá kim thì miền Nam có nhiều cây thuộc họ lá rộng và xanh tốt quanh năm. Khí hậu ở Nhật Bản có ảnh hưởng lớn không những đối với tự nhiên mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc của con người và cách xây dựng nhà ở. ở những vùng hay có bão phía nam đảo Kiu-shu và Shi-kô-ku , người Nhật phải làm những tường đá bao quanh nhà. Còn ở vùng đông bắc là nơi có nhiều tuyết, người ta phải làm các ngôi nhà đủ vững chắc, có cột và xà ngang lớn hơn, làm cửa lấy ánh sáng tự nhiên trên mái và những gờ để ngăn tuyết. Quần đảo Nhật Bản nằm ở trong vùng Thái Bình Dương có núi lửa và động đất. Hiện Nhật Bản chiếm 1/10 tổng số núi lửa còn đang hoạt động trên toàn thế giới. Động đất xảy ra thường xuyên. Do vậy mà điều kiện tự nhiên của Nhật Bản được coi là không thuận lợi nhất Châu á. Về văn hoá-xã hội, Nhật Bản cùng song song tồn tại các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại. Các lý tưởng của người Nhật chịu ảnh hưởng đáng kể của các giáo lý khổng giáo trong thời kì Tokugaoa(1603-1867) đến nỗi ngay cả ngày nay những lợi ích nhóm vẫn được coi trọng hơn là lợi ích cá nhân. Bên cạnh những đặc điểm về tự nhiên và con người rất khác biệt ở xứ sở hoa anh đào này , thì người ta còn biết đến Nhật Bản như một “siêu cường kinh tế”. Điều này được thể hiện trong thời kì phát triển kinh tế nhanh trên toàn thế giới rất hiếm có trong lịch sử kéo dài từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 cũng là một thời kì mà Nhật Bản đã có những biến đổi “thần kỳ” về kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với kinh tế thế giới. Những biến đổi này có tính liên tục và tăng nhanh cả mặt lượng. Nó không phải là kết quả của những chính sách đặc biệt của chính phủ cũng như không phải quy kết của một và thành tích anh hùng, mà là do những cố gắng tích luỹ của toàn thê nhân dân Nhật Bản. Về giá trị tuyệt đối, năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân của NhậtBản 24 tỷ đôla, nhỏ hơn bất kì một nước phương tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ. Nhưng Nhật bản đã nhanh chóng vượt tổng sản phẩm quốc dân của Canada vào năm 1960, của Anh và Pháp vào giữa thập kỷ này, của Tây Đức vào năm 1968 và trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai trong giới tư bản, sau Mỹ. Và năm 1973, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản đạt 360 tỷ đôla, tuy vẫn còn nhỏ hơn Mỹ nhưng sự chênh lệch đã thu hẹp lại còn 3/1. Vậy nguyên nhân vì đâu mà Nhật Bản đã phát triển kinh tế mốt cách thần kỳ như vậy trong giai đoạn 1952-1973? Chúng ta sẽ đi lý giải trong bài viết này. Dựa trên sự hướng dẫn của giảng viên cùng với sự tìm hiểu những thành công và nguyên nhân dẫn đến thành công của Nhật Bản, chúng em đã hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên với khuôn khổ của bài viết, và với những kinh nghiệm còn thiếu, chúng em mong được sự chỉ bảo và hướng dẫn của thầy, với mong muốn bài viết sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn. Bài viết gồm ba phần: -Phần 1: Phân tích những đặc điểm kinh tế của giai đoạn phát triển thần kì của Nhật Bản -Phần 2: Phân tích những nguyên nhân của giai đoạn phát triển thần kì 1952-1973 -Phần 3: Những bài học kinh nghiệm A.đặc điểm giai đoạn phát triển thần kì của Nhật Bản 1952-1973 1. Tổng sản phẩm quốc dân Được sự phát triển của công nghiệp kích thích, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đều tăng trưởng nhanh nhờ vậy mà tổng sản phẩm quốc dân, chỉ tiêu tổng quát cho mức hoạt động của nền kinh tế đã tăng mạnh.Từ năm 1952 đến 1956 tổng sản phẩm quốc dân đã tăng với tốc độ 6,9% bình quân hàng năm. Năm 1959 tốc độ tăng trưởng vượt quá 10% và duy trì suốt những năm 1960. Trong 1970 -1973 tốc độ tăng trưởng trung bình hơi giảm chỉ còn 7.8%. Năm 1950 tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản: 24 tỷ đôla. Năm 1973 tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản:360 tỷ đôla. Bảng1: so sánh về tổng sản phẩm quốc dân thực tế trên thế giới (đơn vị :tỷ đôla Mỹ) Mỹ Tây Đức Pháp Anh Italia Nhật 1960 511 74 60 72 34 43 1965 696 113 99 100 57 85 1967 804 121 116 91 67 115 1968 881 132 127 102 75 142 1969 931 163 131 110 82 166 1970 982 188 146 123 93 198 1975 1.516 398 321 211 166 477 Nguồn:Cuốn thống kê năm của Liên hợp Quốc 2. Công nghiệp . Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng từ 160( năm 1955) lên 1345(năm 1970 ) Bảng2: chỉ số công nghiệp của các ngành chính Ngành 1950 1960 1965 1970 Dệt 42,2 68,2 100 154,6 Giấy và bột giấy 34,1 63,9 100 175,9 Hoá chất 25,2 51,0 100 204,6 Dầu lửa và sản phẩm than 18.7 47,2 100 216.7 Gốm 32,0 62,5 100 175,8 Sắt và thép 24,6 56,3 100 230,9 Kim loại màu 25,9 61,6 100 211,4 Máy móc 14,6 51,2 100 291,6 Tổng cộng 26,0 56,9 100 218,5 (nguồn: bộ công nghiệp và mậu dịch Tuy các ngành ở khu vực I nông, lâm, ngư nghiệp) cũng tăng khá mạnh, song phần tương đối của nó trong thu nhập quốc dân tiếp tục giảm từ 22,8% (năm 1955) xuống 6%(năm 1970). Sự giảm bớt sức lao động trong công nghiệp và nông nghiệp cũng rất đáng chú ý nó giảm từ: 16,0 triệu năm 1955 xuống 8,4 triệu nám 1970. trong các ngành o khu vực 2, sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng và hoá chất (máy móc, kim khí và hoá chất ) là nổi bật nhất như ta đã thấy ở bảng trên. Từ sự phát triển của cơ khí là đáng chú ý nhất vì chỉ số của nó(1965=100) tăng 14,6 % năm 1955 lên 291,6 năm 1970 hơn 20 lần trong 15 năm. Tuy vậy chỉ số của ngành công nghiệp dệt chỉ tăng tương đối nhỏ: từ 42,2 năm 1955 lên 154,0 năm 1970.Từ năm 1952-1973 vốn đầu tư vào máy móc và thiết bị tăng khá nhanh, tốc độ bình quân hàng năm đạt 22%.Vốn cơ bản dành cho ngành ở khu vựcII (khai khoáng, xây dựng, chế tạo) chiếm 35% trong tổng số vốn đầu tư năm 1955 lên 50% năm 1970. Trong đó công nghiệp nặng và hoá chất tăng từ 14% năm 1955 lên 28% năm 1970. Sự thay đổi lớn trong cơ cấu ngành suất khẩu hàng công nghiệp Nhật Bản tất nhiên dã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá ngành công nghiệp nặng và hoá chất. Năm 1950 khoảng một nửa số lượng hàng suất khẩu là hàng dệt, con số này vẫn còn ở mức 37% (1955)nhưng đến năm 1975 con số này tụt xuống chỉ còn 5%. Mặt khác phần suất khẩu về thép tăng lên từ 34%năm 1960 sau đó tụt xuống còn 10%. Trong các ngành công nghiệp thì tỉ trọng của khu vực sản xuất thứ II hay của ngành công nghiệp chế tạo có mức tăng nhảy vọt từ 24,3%(1952) lên 30,3%(1968), giá trị tuyệt đối từ 12558 tỉ yên lên 12832 tỉ yên (1968). Vậy cơ cấu bên trong của ngành công nghiệp chế tạo cũng có sự phát triển và thay đổi ra sao? Ngay trong ngành công nghiệp cũng có sự phát triển và suy thoái tương đối giữa các phân ngành. Điều này có ý nghĩa là sự thay đổi cơ cấu của các phân ngành trong bản thân ngành công nghiệp chế tạo là nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Sự thay đổi này được thể hiện: Bảng 2 :sự thay đổi giá trị tỉ trọng cấu thành củagiá trị sản phẩm trong công nghiệp chế tạo 1951 1955 1960 1965 1970 Giá trị Tỉ trọng giá trị Tỉ trọng Giá trị tỉ trọng Giá trị tỉ trọng Giá trị tỉ trọng Chế biến thực phẩm 887 15.68 1578 19.04 3622 18.85 5739 16.91 9621 12.34 sản phảm tơ sợi 1642 29.02 2147 25.91 2350 12.23 3592 10.59 6135 7.87 đồ gỗ 195 3.45 445 5.37 790 4.11 1563 4.61 3399 4.36 Giấy-in ấn -xuất bản 232 4.10 349 4.21 1055 5.49 2096 6.18 4473 5.74 Hoá chất 417 7.37 681 8.22 1856 9.66 3519 10.37 7040 9.03 Sản phẩm dầu mỏ 56 0.99 132 1.59 481 2.5 1031 3.04 2373 3.04 Sản phẩm than đá 114 2.01 109 1.32 153 0.8 249 0.73 646 0.83 đồ gốm,sản phẩm từ đá 149 2.63 233 2.18 523 2.72 1024 3.02 2670 3.42 Gang thép 1025 18.12 1101 13.29 2779 14.46 4186 12.34 11285 14.48 Sản phẩm kim loại 324 5.73 468 5.65 1012 5.27 2134 6.29 5633 7.23 Máy thông dụng 205 326 349 4.21 1564 8.14 2758 8.13 8324 10.68 Máy điện 228 2.26 239 2.88 1396 7.27 2387 7.01 7632 9.79 Máy vận tải 238 4.21 353 4.26 1420 7.39 3161 9.32 7624 9.78 Máy chính xác 46 0.81 102 1.23 215 1.12 499 1.47 1103 1.41 Tổng cộng 5658 100 8286 100 19216 100 33929 100 77958 100 Trong từng lĩnh vực cụ thể của công nghiệp nặng và hoá chất thì tỉ trọng của nhóm công nghiệp thuộc hệ nguyên vật liệu (hoá chất, sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm kim loại và gang thép) trong tổng giá trị của ngành công nghiệp chế tạo dao động ở mức 26-27% từ năm 1951-1970. Mặt khác tỉ trọng của nhóm công nghiệp cơ khí (máy thông dụng, máy điện ,máy vận tải và máy chính xác) tăng đáng kể từ 11% (1951) đạt 24% (1960) và lên đến 32% năm 1970. Sự phát triển của công nghiệp nặng Nhật Bản đã được dựa trên cơ sở nòng cốt là phân ngành công nghiệp cơ khí .do vậy đúng 100 năm sau cải cách Minh Trị (1868-1968). Nhật Bản đã đứng đầu các nước tư bản về tầu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, ti vi; đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng thép, ôtô, xi măng, sản phẩm hoá chất, hàng dệt. Các hàng xuất khẩu không chỉ tăng cao về số lượng mà còn đa dạng. Nhật Bản không có mỏ dầu nhưng hầu như đã đứng đầu các nước tư bản về nhập khẩu và chế biến dầu thô, riêng năm 1971 đã nhập tới 180 triệu tấn dầu thô, công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn, năm 1973 là 117 triệu tấn. Năm 1960, công nghiệp ôtô Nhật Bản đã đứng thứ 6 trong thế giới tư bản, đến 1967 đứng hàng thứ 2 sau Mĩ. Năm 1968 Nhật Bản sản xuất được 2 triệu chiếc ôtô.công nghiệp đến năm 1970 chiếm 50% tổng số tầu biển và có 6 trên 10 nhà máy đóng tầu lớn nhất thế giới tư bản. Vào đầu những năm 70, cả về mặt khối lượng và các mặt khác, công nghiệp Nhật Bản đã trở thành một trong những ngành công nghiệp tiên tiến nhất trên thế giới. 3. Nông nghiệp Trong sự phát triển nền kinh tế có sự phát triển không đồng đều giữa công nghiệp và nông nghiệp. Đúng vậy, ngành nông nghiệp có tỉ trọng trong ngành kinh tế quốc dân giảm mạnh. Sở dĩ như vậy vì kéo theo sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá thì đã có sự mất đi ghê gớm của một bộ phận nông nghiệp.Thể hiện, theo số liệu điều tra về lực lượng lao động trong các khu vực sản xuất, năm 1950 có 16,1 triệu người làm nông nghiệp đến 1970 giảm xuống còn 9,33 triệu người tức là giảm 6,77 triệu người (42%) trong vòng 20 năm, trong khi đó tổng số lực lượng lao động tăng từ35,63 triệu người lên đến 52,11 triệu người(46%). Bảng 4:Tổng số lực lượng lao động và số lao động trong nông nghiệp đơn vị : 1000 người 1950 1955 1960 1965 1970 Tổng số lực lượng lao động 35626 39261 43719 477633 52116 Số lao động trong nông nghiệp 16102 14890 13128 10857 9334 Tuy tỉ trọng trong sản phẩm quốc dân và năng suất lao động tăng nhanh, tổng giá trị sản lượng nông-lâm-ngư nghiệp năm 1969 là 9 tỉ đôla. Sự tăng giảm của tổng sản lượng được thể hiện qua chỉ số sản xuất. Nếu lấy bình quân các năm 1950-1952 là 100 thì đến năm 1972 con số này tăng được 77,3%. So với trước đây ngành nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ chưa từng có.Tổng số lượng vẫn tăng trong điều kiện có sự ra đi của lực lượng lao động chứng tỏ năng suất lao động nông nghiệp tăng đáng kể. Để làm rõ thêm điều này, dựa vào kết quả điều tra kinh tế nông hộ, chúng ta tính ra tổng thời gian lao động bằng cách nhân số nông hộ với thời gian bình quân của một hộ bỏ vào trong nông nghiệp. Theo đó từ năm 1952 đến 1972 tổng số thời gian nay giảm 61%. Đem chỉ số sản lượng chia cho số thời gian đó ta được mức tăng của năng suất lao động nông nghiệp trong giai đoạn này là 4,22 lần. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp trong thời kì này xem từ mức độ sản lượng thì chăn nuôi tăng mạnh, hoa quả và rau xanh tăng đáng kể, gạo tăng ổn định, nuôi tằm giảm sút, các loại ngũ cốc và các loại khoai giảm mạnh. *Sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có ý nghĩa nhất định trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp -Thứ nhất, tính thuận lợi tương đối của sản xuất lúa gạo ở chừng mực nhất định đã làm cho sản lượng cũng như năng suất tăng lên.Tình hình này khiến gạo trở nên dư thừa, dẫn tới vịêc phải điều chỉnh việc sản xuất gạo và từ sau 1970 nó trở thành nông sản chủ yếu thu hẹp sản xuất nông nghiệp. -Thứ hai, sản lượng các loại ngũ cốc không phải là gạo, nhất là các loại lúa mạch có xu hướng giảm mạnh do chúng đã bị thua trong cuộc cạnh tranh với lương thực nhập khẩu. -Thứ ba, sản xuất ngũ cốc bị thu hẹp và phương thức kinh doanh nhỏ nên ngành chăn nuôi dựa vào thức ăn nhập khẩu, không dựa vào sản phẩm của đất đai, đã buộc phải trở thành ngành sản xuất mang tính gia công, tuy nhiên nó lại phát triển mạnh. *Trong đầu tư vật tư và công cụ cũng có sự biến đổi rõ rệt. Nếu như trước chiến tranh một đặc điểm của nông nghiệp Nhật Bản là sử dụng nhiều phân bón thì sau chiến tranh lượng phân bón vẫn không giảm nhưng vị trí của nó giảm rõ rệt trong đầu tư vào vật tư công cụ. Năm 1936, chi phí phân bón chiếm 60%, đến năm 1970 chỉ cò 10,9%. Tỉ trọng của thức ăn gia súc và máy nông nghiệp ngày càng tăng cao và chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu đầu tư (51,6% năm 1970).Tài sản cố định phục vụ nông nghiệp bình quân của một nông hộ tăng đáng kể từ 328000 yên năm 1960 lên 1153000 yên năm 1971 tức 3,52 lần , Nếu trừ đi yếu tố giá cả vẫn còn tăng 2,33 lần. Sự thay đổi cơ cấu chi phí kinh doanh nông nghiệp là do sự phát triển của cơ giới hoá nông nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. ở đây chúng ta xem xét bước đi của cơ giới hoá nông nghiệp từ giác độ phổ cập các loại máy cụ thể. Việc phổ cập máy nông nghiệp được bắt đầu từ bước đi cơ giới hoá các loại máy tuốt hạt, xay xát rồi đến máy làm đất và đến năm 1955 có 90000đến 1960 520000 và năm 1965 vọt lên 2520000 chiếc. Tiếp theo máy làm đất có kích cỡ lớn, tiến tới việc các máy kéo hạng trung. Năm 1965 mới có 40000 máy làm đất -máy kéo trên 10 mã lực đến 1970 đã là 300000chiếc. Đồng thời vào thời kì này đã bắt đầu cơ giới hoá nông nghiệp bằng việc thu hoạch. Khoảng năm 1970 đã hoàn thiện kĩ thuật cơ giới hoá toàn bộ việc trồng và thu hoạch lúa. 4. giao thông vận tải Giao thông vận tải là phương tiện vận chuyển nhanh. Đến đầu thập kỉ 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về giao thông đường biển. 5. ngoại thương Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản.Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế cao độ nói chung, ngoại thương của Nhật Bản sau chiến tranh tăng nhanh mạnh mẽ. Từ năm 1950 đến năm 1971, kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1,7 tỉ USD lên 43,6 tỉ USD trong đó suất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần. Như ta đã biết Nhât Bản có rất ít tài nguyên do vậy để phát triển kinh tế không còn cách nào khác là phải dựa vào nhập khẩu nguyên liệu, từ đó một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế là phải xuất khẩu thu ngoại tệ để duy trì nhập khẩu. Nhật Bản đi theo hướng là nâng cao trình độ kĩ thuật và sử dụng các loại nguyên liệu giá rẻ nhập nội để sản xuất các hàng hoá xuất khẩu có giá trị nhằm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Đến năm 1960 công nghiệp nặng đã cải thiện được sức mạnh cạnh tranh quốc tế và do vậy các sản phẩm tầu thuỷ, radio, thép, xi măng và nhiều sản phẩm khác đã trở thành động lực cho các hàng xuất khẩu của Nhật Bản vào những năm 60, ôtô trở khách, sợi tổng hợp và các sản phẩm điện tử mới như máy ghi âm đã gia nhập danh mục các hàng xuất khẩu lớn đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản lên một mức cao hơn nhiều. Do đó, khối lượng xuất khẩu của Nhật Bản đã trở lại mức trước chiến tranh và đã tăng khoảng 7 lần trong vòng 13 năm sau đó. Từ năm 1967 đến năm 1971, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng từ 10,4 tỉ lên 24 tỉ đôla, tức là tăng lên 13,6 tỉ đôla. Xuất khẩu về sản phẩm công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất tăng từ 6,8 tỉ lên 17,9 tỉ đôla trong cùng thời kì này tức là tăng thêm 11,1 tỉ hoặc 82% tổng số hàng xuất khẩu của Nhật.Các loại hàng xuất khẩu có số tăng đặc biệt cao là xe hơi( năm 1967 mới xuất khẩu có 370.000 xe, nhưng năm 1971 lên tới 2.700.000 xe); tầu biển( tăng từ 4,92 triệu tấn lên đến 8.61 triệu tấn); tivi(từ 2.26 triệu lên 6.25 triệu máy ); máy ghi âm(từ 7,94 triệu lên đến 20,18 triệu máy). Trong thời gian này tỉ suất hối đoái của Nhật Bản vẫn luôn giữ ở mức 360 yên/1 USD. Từ 1952 đến 1973, vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 22%.Vốn cơ bản dành cho các ngành thuộc khu vực II chiếm 35%trong tổng số vốn đầu tư năm 1955 lên 50%năm 1970 trong công nghiệp nặng và hoá chất tăng từ 14% năm 1955 lên 28% năm1970. Đặc điểm đầu tư vốn như trên đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong điều kiện lịch sử của Nhật Bản trong thời kì này. B. Những nguyên nhân làm nên sự phát triển thần kì của nhật bảntrong giai đoạn 1950-1973 1. Nhân tố con người Nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952-1973 đã có những bước phát triển thần kì. Từ một nước đứng dậy từ đống tro tàn trong chiến tranh, trở thành cường quốc đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Một trong những nguyên nhân cơ bản để tạo ra bước nhảy vọt trong nền kinh tế Nhật Bản đó là nhân tố con người.Có thể nói những thành công lớn chưa từng thấy của Nhật Bản trong giai đoạn này là kết quả tổng hợp và tất yếu của sự nỗ lực không mệt mỏi của những người dân Nhật cần cù , chịu khó và yêu nước vô bờ bến. Nhật Bản đào tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý năng động sáng tạo, xông xáo và một lực lượng lao động lành nghề hết mình với công ty. Ngoài ra, còn có một chính phủ năng lực, biết hợp tác và tạo điều kiện cho giới kinh doanh. Tất cả những ưu điểm trên của con người Nhật Bản đã tạo ra một nước Nhật mạnh chưa từng có từ trước đến nay. Về giáo dục: Nhật Bản kế thừa nền giáo dục của thời kì trước, ngay từ thời Minh Trị đã nhanh chóng áp dụng chế độ tiểu học bắt buộc và hệ thống giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông tự nguyện. Sau chiến tranh thế giớithứ hai, Nhật Bản đã áp dụng hệ thống giáo dục của Mĩ :6 năm tiểu học, năm giáo dục trung học phổ thông và 4 năm đại học. Ngoài ra, Nhật Bản còn rất chú trọng tạo đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ khéo léo thuần thục có thể nắm bắt và sử dụng những kĩ thuật công nghệ mới tạo ra nguồn lao động có trình độ chuyên môn như vậy thì năng suất ngày càng cao. Công nhân Nhật không những được đào tạo ở các trường học hay trường dạy nghề mà còn được dạy nghề ngay trong các xí nghiệp mà họ làm việc. Nền giáo dục của Nhật Bản được coi là nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Với chế độ phổ cập giáo dục Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu đó là nâng cao dân trí, trang bị năng lực làm việc, có tính kỉ luật và có tính tự giác cao do vậy mà tạo cho nền sản xuất Nhật ngày cang phát triển. Với trình độ và chuyên môn cao của đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật của Nhật Bản khá đông đảo có chất lượng cao đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kĩ thuật và công nghệ của đất nước. Đức tính thứ hai của con người Nhật Bản: đó là lòng trung thành. Đúng vậy, ở Nhật Bản, mọi người luôn bị rằng buộc bởi quan hệ trên dưới, một bên là sự bảo vệ, chăm lo che chở, một bên là sự lắng nghe học tập và trung thành. Họ luôn giữ vai trò cha con trong mối quan hệ với nhau, tạo nên một gia đình lớn. Đây là mối quan hệ hài hoà để bảo vệ cho quyền lợi tập thể và cộng đồng. ý thức tôn trọng thứ bậc trên dưới đã trở thành một truyền thống của con người Nhật Bản. Đức tính này đã được các nước trên thế giới thừa nhận và khâm phục, bằng chứng sử liệu của Trung quốc, dựa trên sự quan sát của các sứ thần đã từng thăm viếng Nhật Bản, biên soạn vào thế kỉ thứ III sau công nguyên thì cũng nói rằng ở đất nước này khi cấp trên đi qua dân chúng quỳ xuống hai bên vệ đường. Truyền thống “trung thành” của con người Nhật Bản qua các thế kỉ không hề mất đi mà còn được giữ cho đến tận ngày nay. Điều này được thể hiện ở sự trung thành với công ty của công nhân Nhật. Minh chứng cho tính cách này phải kể đến sự gắn bó suốt đời và một lòng tận tụy với công việc. Họ dồn hết tâm huyết cho công ty nơi mình đang làm. Để đáp lại sự tận tụy đó của công nhân, các công ty đã tăng cường sức mạnh của mình trong việc nuôi dưỡng tình cảm trung thành của công nhân, không ngừng đào tạo để họ trở thành người lao động lành nghề. Yếu tố này đã đảm bảo cho công ty với những mối quan hệ hài hoà, từ đó có năng suất hơn trong công việc. Thứ ba: Ngay từ khi mới sinh ra con người Nhật Bản đã được ý thức rằng họ sinh ra trong một nước mà tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, hiếm hoi, có nhiều thiên tai đe doạ do hoàn cảnh địa lý(hàng năm thường xảy ra động đất) vì vậy mà họ đã sớm nhận thức được chỉ có con đường học hành mới có thể tồn tại được. Từ những đặc điểm về đất nước Nhật Bản đã tạo ra những đức tính riêng của con người Nhật Bản dó là làm việc chăm chỉ , làm việc có chất lượng nhờ vào trình độ giáo dục cao nhưng lại căn cơ tiết kiệm. Người Nhật Bản đã đạt tới đỉnh cao trên cả ba tiêu chuẩn này và đã góp phần không nhỏ và tăng trưởng cao sau chiến tranh. Người Nhật có một đạo đức làm việc rất tốt mà cả thế giới đều phải thừa nhận .Người Nhật rất ham làm việc, rất say mê với công việc đến mức người phương Tây đã mô tả là người Nhật Bản mắc bệnh “nghiện làm việc ”. Người Nhật thực hiện chế độ làm việc tốt thông qua số giờ làm việc và nghỉ ngơi. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, bình thường công nhân vẫn làm việc mỗi ngày 12 giờ trở lên, mỗi tháng nghỉ không quá 1 đến 2 ngày.Cho đến đầu những năm 60, người công nhân Nhật Bản vẫn không được nghỉ ngày chủ nhật và làm việc bình thường hàng ngày chỉ giảm giờ làm xuống còn 8 giờ nhưng đó chỉ là số giờ làm việc theo quy định; người công nhân Nhật Bản còn “tình nguyện” làm việc cho công ty dưới nhiều hình thức khác nhau ngoài giờ quy định. Điều đó cho thấy người Nhật là những con người chăm chỉ cần cù, họ làm việc hết sức mình và làm việc không mệt mỏi. Họ không hài lòng với mình khi không làm tốt công việc của mình, thậm chí có công nhân Nhật Bản đã đau khổ đến phát khóc khi chất lượng sản phẩm của mình làm ra kém. Chính vì vậy, để thoát ra khỏi bị tình trạng “không hài lòng ”đó thì người Nhật Bản đã hết sức nhẫn nại, kiên trì thực hiện bằng được công việc được giao và điều này giúp họ làm tốt mọi công việc. Một đức tính nữa của người Nhật đó là: họ rất tiết kiệm căn cơ. Họ rất có ý thức đối với của công cũng như của riêng mình. Người Nhật đã hội tụ được cả hai đức tính tốt đó là sự chăm chỉ cộng với tính tiết kiệm đã làm cho sự nghiệp phát triển đất nước ngày càng thành công. Đầu những năm 60 khi thu nhập theo đầu người của Nhật Bản còn thấp, Nhật Bản đã tiết kiệm một phần rất lớn, lớn hơn tất cả các nước phát triển khác. Tính trung bình từ năm 1961 đến 1967 tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập của Nhật Bản là 18,6% so với 6,2% ở Mỹ, 7.75ở Anh, 8,7% ở Pháp, 13%ở Tây Đức.Tỷ lệ tiết kiệm tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật, đạt 20,2%vào năm 1969 và khoảng1/4 thu nhập vào giữa những năm 70. Đây là nguồn vốn quan trọng tác động tích cực đến tích lũy, mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân để người Nhật có được tính tiết kiệm đó mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: - Do nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh dẫn đến tồn tại một khoảng cách lớn giữa sự gia tăng thu nhập và gia tăng tiêu dùng. Cụ thể là người tiêu dùng vẫn có thói quen tiêu dùng ít cả khi thu nhập tăng lên, nên đã gửi tiền tiết kiệm. -So với nhiều nước công nghiệp phát triển khác chế độ bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản vẵn còn lac hậu khiến người dân có tâm lý gửi tiết kiệm phòng xa cho lúc già yếu. -Phần lớn người Nhật bản ở nhà thuê, tiền nhà đắt do đó họ muốn mua nhà riêng. -Quy mô gia đình ngày càng giảm khiến cho chi tiêu tiêu dùng giảm dẫn đến việc gửi tiết kiệm. - Người lao động Nhật Bản lấy tiền thưởng và các nguồn thu nhập khác để gửi tiết kiệm. -khu vực kinh doanh nhỏ rộng lớn không được các tổ chức tài chính bảo đảm nguồn vốn đầy đủ buộc các tiểu chủ phải tự gom bằng cách gửi tiết kiệm. -Và lý do cuối cùng đó là giá trị tiền gửi tiết kiệm được đảm bảo lãi xuất. Tiết kiệm nhỏ không bị đánh thuế và hệ thống thu trả tiết kiệm thụân lợi. Trên đây là một số lí do mà người Nhật gửi tiết kiệm nhiều, ngoài ra còn có một số lý do nữa như khác như do truyền thống. Nói tóm lại người Nhật Bản là người lao động đạt các đức tính cần có để phát triển đất nước. Dưới sự điều chỉnh của nhà nước đồng thời với lòng yêu nước và tinh thần làm việc không mệt mỏi của nhân dân, các công ty Nhật Bản thực sự là người đóng vai trò quyết định đối với quá trình khôi phục và tăng trưởng cũng như quá trình tạo ra tiềm lực cạnh tranh vững chắc và đã làm cho các đối thủ cạnh tranh ở Âu Mĩ phải kính nể. Một lí do quan trọng tạo ra bước nhảy thần kì của Nhật Bản liên quan đến nhân tố con người đó là họ có một đội ngũ cán bộ quản lý được tạo nên bởi tầm nhìn xa, tính năng động và táo bạo. Với sự quản lý đó các công ty Nhật Bản phát triển ngày càng lớn mạnh, đạt hiệu quả trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, được nhà nước khuyến khích và bảo vệ. Những nhà lãnh đạo công ty Nhật Bản thường không nghĩ đến lợi ích trước mắt, nhìn chung họ có cái nhìn lâu dài vì sự phát triển và tồn tại của công ty. Họ sẵn sàng hoãn tối đa hoá lợi nhuận trước mắt để tăng phần của họ trên thị trường. Do vậy họ sẵn sàng đầu tư mạnh vào kĩ thuật mới nếu như thấy sau này kĩ thuật đó mang lại kết quả. Họ dấn sức vào hiện đại hoá nhà máy ngay cả khi mà máy hiện có đã đáp ứng được những yêu cầu trước mắt. Họ đề cao việc rèn luyện cho nhân viên những kĩ năng sẽ cần đến trong tương lai. Họ chuẩn bị quan hệ tốt với mọi thiết chế có thể sẽ hữu ích. Sự ham hở tích luỹ mở rộng cho tương lai hơn là ăn chia tiền lời trước mắt được thể hiện trên tỉ lệ tiền chia cho các cổ đông của Nhật Bản thấp hơn nhiều so với các nước tư bản khác, trong những năm 60 chỉ đạt khoảng 10-12% so với 30-40% ở Mĩ hoặc 20% ở Anh. Chính từ sự năng động, xông xáo của giới quản lý Nhật Bản là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển mà kết quả đã vượt xa các kế hoạch dự đoán ban đầu của chính phủ và đa số các nhà kinh tế học. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản dần dần khôi phục.Trong giai đoạn này nhiều công ty đã ra đời và đã tăng lên một cách nhanh chóng, đã chứng tỏ sức mạnh của mình trên thị trường thế giới. Điều này đã khẳng định các công ty Nhật Bản đã xây dựng và duy trì được một hệ thống lao động có hiệu quả. Quản lý Nhật Bản hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm chú ý và coi đó là đòn bẩy cho sự phát triển công ty và cho nền kinh tế nói chung. Các đặc trưng chủ yếu của hệ thông quản lý lao động Nhật Bản: -Chế độ làm việc suốt đời: chế độ này có ý nghĩa là người công nhân được tuyển ngay khi rời khỏi ghế nhà trường, liên tục làm việc tại một công ty cho đến lúc về hưu ở độ tuổi nhất định(55 tuổi). Chế độ làm việc này tạo ra cho người lao động Nhật Bản yên làm việc mà không sợ thất nghiệp. -Chế độ làm việc thâm niên:”trả công xứng đáng với trình độ lành nghề đã được tích lũy lại qua kinh nghiệm” ở các lứa tuổi khác nhau thì tiền lương khác nhau .chế độ làm việc này tạo ra những lợi thế sau đây: +Tăng cường sự gắn bó của người công nhân với công ty xí nghiệp của mình. +Tạo được sự ổn định nơi làm việc nhờ tạo ra sự ổn định lâu dài đội ngũ lao động. +Quan hệ công ty -lao động suôn sẻ càng tạo điều kiện cho công ty áp dụng những kĩ thuật mới để nâng cao năng suất lao động và giảm được sự phản kháng của người công nhân đối với việc di chuyển lao động. Do được bảo đảm làm việc suốt đời nên công nhân không ._.sợ mất việc làm do áp dụng kĩ thuật, mà thậm chí còn tích cực ủng hộ công ty trong vấn đề này. +Việc tham gia quản lý của công nhân: ở Nhật Bản công nhân cũng được khuyến khích tham gia vào việc quản lý công ty bằng các hình thức khác nhau: .Chế độ ra quyết định Rungi. .Nhóm kiểm tra chất lượng. Việc công nhân “tham gia quản lý này cũng làm lợi lớn cho công ty Nhật Bản. Chẳng hạn như Nippon Denki, một công ty chế tạo thiết bị điện thoại lớn nhất Nhật Bản , do thực hiện phong trào “sản xuất không khuyết tật ”trong các năm 1965-1967 đã thu được 3 tỉ yên chỉ riêng trong vấn đề hợp lí hóa do công nhân đề xuất .Những công ty luyện kim khá lớn chỉ chi cho “phong trào tự quản”của công nhân 700 yên đã thu về tới 40 tỉ yên. Con người Nhật Bản là những người cần cù thông minh, sáng tạo, năng động trung thành, phổ cập cao và do đó đã nhanh chóng thu được những tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới. ở một số công ty lớn của Nhật Bản họ coi công ty thương mại là con người có nghĩa là họ muốn nói đến tầm quan trọng của con người Nhật Bản với chế độ cử tuyển và quản lý người lao động hết sức khoa học. Những người mới được cử tuyển phải được đào tạo trước khi họ có thể làm việc có hiệu quả như những thành viên của một công ty. Họ vừa được đào tạo tại chỗ vừa được đào tạo ở nước ngoài, có nghĩa là họ được đào tạo ở các nhà trường trong giờ làm việc. Nhật Bản đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của con người trong quá trình khôi phục và phát triển đất nước họ đã tận dụng được nguồn nhân lực trong nước, đã tạo ra môi trường lao động có hiệu quả. Vì vậy nền kinh tế Nhật Bản từ một nước thất bại trong chiến tranh chỉ là một đống tro tàn vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành một cường quốc đứng thứ hai trên thế giới. Để có được kết quả này không thể không nói đến nhân tố con người, đây là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất, bởi vì người lao động Nhật Bản là những con người có đầy đủ tính cách của một người lao động hiện đại, họ hội tụ các đức tính cần phải có trong sự nghiệp phát triển đất nước, đó là tính cần cù chăm chỉ và tính tiết kiệm, điều đó đã tạo ra bước nhảy “thần kì” của Nhật. Công nhân lao động của Nhật thì vậy nhưng cũng phải kể đến giới kinh doanh tài ba của Nhật. Họ là những con người năng động sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng, có kinh nghiệm quản lý vì vậy mà công ty của Nhật chiếm gần hết thị trường sản phẩm. Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đào tạo người lao động, nhà nước Nhật Bản đã có những chính sách giáo dục hết sức khoa học và hệ thống đào tạo công nhân hợp lý, do vậy mà người lao động Nhật Bản có khả năng nắm bắt những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, làm cho năng lực sản xuất ngày càng tốt. Ngày nay, nền kinh tế Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới, song không phải vì vậy mà họ không chú ý đến việc phát huy nhân tố con người nữa mà càng ngày hệ thống đào tạo của Nhật ngày càng được củng cố và hoàn thiện. 2. duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao. *Tích lũy vốn: Nhật Bản trong thời gian này đã tích lũy được một số vốn rất cao, cao nhất trong các nước phát triển. Từ 1952-1973 tỉ lệ tích lũy vốn khoảng từ 30-35% thu nhập quốc dân, hơn gấp hai lần so với Mĩ, Anh. Năm 1966 tổng số vốn đầu tư vào tư bản cố định của Nhật Bản là 30,6 tỉ USD. Đây là một trong những nhân tố quyết định nhất, bảo đảm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao. Tỉ lệ tích lũy vốn trong tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản và một số nước tư bản phát triển (%) *Sở dĩ Nhật Bản có mức tích lũy cao như vậy là vì Nhật Bản đã có những giải pháp hữu hiệu sau: Tận dụng triệt để nguồn vốn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp. Trong những năm 50,60 thì tiền lương của công nhân Nhật Bản bằng 1/3 tiền lương công nhân Anh và bằng 1/4 tiền lương công nhân Mĩ. Chế độ tiền lương thấp là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn cao và hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh nước ngoài. Để tạo vốn cho phát triển kinh tế Nhật Bản còn biết cách khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân. Từ năm 1961-1967 tỉ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6%cao gấp hơn hai lần so với Mĩ (62%)và Anh (7,7%). Năm 1968 -1969 tổng số tiền tiết kiệm lên tới 757,5 tỉ USD. Trung bình mỗi người dân Nhật có số tiền gửi tiết kiệm là 1550 USD. Giảm chi phí quân sự dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân, hạn chế các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội. Tóm lại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thành công trong việc huy động nguồn vốn trong nước. Ngoài ra, Nhật Bản còn có nguồn vốn đầu tư nước ngoài do viện trợ (ODA) và đầu tư trực tiếp vì vậy Nhật bản có mức tích lũy vốn cao. *Sử dụng vốn: Nhật Bản được coi là một nước sử dụng vốn một cách táo bạo và có hiệu quả. Nhiều ngân hàng cho vay tới 95% tổng số vốn, do vậy mà đã tạo ra điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh. Trong việc sử dụng vốn Nhật Bản tập trung vào những ngành sản xuất lớn, hiện đại có hiệu quả cao. Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra nhanh chóng, đạt trình độ và quy mô quốc tế. Năm 1969 ở Nhật Bản có hơn 10 công ty độc quyền với doanh số trên 1 tỉ đôla, một số công ty như Mitsubisi có doanh số khoảng 10 tỉ đôla. Do đó mà Nhật Bản đã có những điều kiện thuận lợi để nhanh chóng áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, hợp lí hoá quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả của tư bản đầu tư. Về đầu tư trong nước phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then chốt như luyện kim, đóng tầu, chế tạo máy, hoá chất, điện tử và vi điện tử. Vốn đầu tư cũng được tập trung vào đồi mới toàn bộ tư bản cố định . Trong một số ngành như chế tạo máy, luyện kim, đóng tầu biển, điện tử trình độ trang bị kĩ thuật vào loại cao nhất trên thế giới. Nhật Bản còn chú trọng vào đầu tư nước ngoài chủ yếu vào các nước Đông Nam á, có là một yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế. Xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kĩ thuật công nghệ hiện đại. 3. tiếp cận và ứng dụng nhanh những tiến bộ của khoa học kĩ thuật Chỉ 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai cuộc cách mạng kĩ thuật do Nhật Bản tiến hành đã phát triển nhẩy vọt đã tác động mạnh mẽ tới các yếu tố chủ yếu của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động, nguồn năng lượng cũng như các mặt kĩ thuật học và tổ chức sản xuất. Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hoá, về trình độ sử dụng máy tính điện tử trong một số ngành đã sản xuất và sử dụng được nhiều loại vật liệu tổng hợp đã đạt trình độ khá cao về hợp lí hoá sản xuất, áp dụng các phương pháp điện tử học và các phương pháp khác của kĩ thuật học vào sản xuất. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã trở thành nhân tố tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nhật Bản có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lac hậu về khoa học và về công nghệ. Như vậy là do Nhật Bản đã đi theo một chiến lược khoa học công nghệ với những đặc trưng chủ yếu sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tập trung vốn cao hơn và sản xuất lớn, then chốt và các ngành công nghiệp mới. Nhật Bản đã nhập kĩ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài. Biện pháp này làm cho Nhật tiếp cận nhanh chóng với khoa học kĩ thuật mà không còn mất nhiều vốn và thời gian do vậy nâng cao được năng xuất lao động. Từ 1950 đến 1974 tổng số vụ nhập kĩ thuật của Nhật Bản lên tới 15.289 vụ, trong đó năm 1950 có 27 vụ và 1970 có 1.572 vụ, tăng 58 lần và gần 70 % từ Mỹ, hơn 10% từ Tây Đức. Những hợp đồng chủ yếu liên quan đến các ngành chế tạo máy, hoá chất, luyện kim… Nhật Bản không máy móc sao chép một cách nguyên vẹn các công nghệ nhập về mà họ ra sức nỗ lực đổi mới, nâng cao biến chúng thành kĩ thuật riêng. Nhờ có kĩ thuật và phương pháp sản xuất hiện đại nên Nhật Bản đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Việc nhập khẩu của Nhật Bản thu được hiệu quả cao do đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu những tiến bộ của khoa học hiện đại. Nhật Bản còn dựa trên việc nhập khẩu rồi cải tiến phát minh và không ít trường hợp Nhật từ chỗ nhập kĩ thuật vươn lên đứng đầu về kĩ thuật đó. Do hệ thống giáo dục của Nhật đã tạo ra được đội ngũ công nhân lành nghề, thích ứng với khoa học hiện đại: Nhật Bản đã xác định được trình tự phát triển phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình bắt đầu từ các ngành công nghiệp cơ bản đến các ngành công nghiệp lắp ráp mới, sự ra đời của ngành hoá dầu đã tạo ra sự biến chuyển lớn.Trung tâm tiến bộ kĩ thuật chuyển từ các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu sang ngành công nghiệp chế biến. Tiến bộ kĩ thuật còn đi vào các ngành các lĩnh vực rộng lớn như ngành xây dựng, giao thông vận tải …kĩ thuật công nghệ xây dựng cũng đã có sự phát triển đáng kể nhờ công nghệ mới. Nhiều loại vật liệu xây dựng mới như gỗ dán, các sản phẩm bằng nhựa … Nhật Bản cho ra đời tầu hoả Shinkansen, trong đó vận dụng những kết quả tiến bộ về máy điện và cơ khí điện tử. 4. Vai trò tổ chức , lập kế hoạch và điều hành của nhà nước Mặc dù sự tăng trưởng kinh tế nhanh hay “thần kì” của Nhât bản đã đạt được là do những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể nhân dân Nhật Bản và chủ yếu là do đóng góp của ngành công nghiệp tức là các công ty xí nghiệp. Song người ta không thể phủ nhận được một sự thật hiển nhiên là chính sách kinh tế hay chính phủ Nhật Bản cũng đã góp một vai trò đáng kể trong quá trình này, với tư cách là người vạch ra đường lối, lập kế hoạch, tổ chức và điều hành quá trình kinh tế sau chiến tranh. Đặc điểm nổi bật về vai trò của chính phủ Nhật Bản thể hiện qua kế hoạch kinh tế, nâng đỡ các ngành công nghiệp, chuyển hướng hoạt động của các ngành suy thoái, dự đoán triển vọng phát triển và hỗ trợ các ngành kinh tế mới, vai trò thể hiện: Trước hết là qua các kế hoạch kinh tế mà chính phủ Nhật Bản thường xuyên vạch ra ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai và nhiều thập kỉ sau đó. Với tính chất chỉ dẫn không mang tính bắt buộc đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức kinh tế xí nghiệp, tư nhân đã đóng góp đắc lực cho phát triển kinh tế. Trên cơ sở kinh tế chính trị xã hội trong và ngoài nước sau chiến tranh, chính phủ Nhật Bản kiên quyết đưa nước Nhật đi theo đường lối hướng về sản xuất trên nguyên tắc “kinh tế trên hết” làm phương châm chỉ đạo. Một là nguyên tắc “kinh tế trên hết”dựa trên phương châm chỉ đạo này mà kinh doanh đã thu hút được những bộ óc giỏi nhất trong thanh niên, tài năng ý thức của các nhà kinh tế học và kĩ sư đã được dốc vào sản xuất và cải tiến các mặt hàng dân sự. Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại cũng vậy Nhật Bản luôn theo đuổi chính sách “kinh tế trên hết”. Trong nhiều vấn đề Nhật Bản đã có một thái độ thụ động xem xét tác động của chúng đối với nền kinh tế của Nhật Bản và bảo vệ như quyền quốc gia trước mắt của nó. Thái độ này đã có hiệu quả trong việc thực hiện nhanh chóng và phát triển của nền kinh tế trong nước.Trong khi đó nền kinh tế của Nhật Bản còn yếu kém đang cố sức vươn lên từ những hậu quả của chiến tranh như vậy thái độ này ít nhiều được các nước trên thế giới chấp nhận. Và dần dần những thành tựu kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh đã được công nhận rộng rãi ở nước ngoài, thì người ta mong đợi ở Nhật Bản nhiều hơn trong việc đề xuất chính sách kinh tế quốc tế và trong việc thực hiện nhiệm vụ của nó với tính chất một trong những nước buôn bán hàng đầu trên thế giới. Trên con đường xây dựng đất nước hùng mạnh với đường lối hướng về sản xuất, Nhật Bản lập ra các chính sách hướng về sản xuất. Chỉ từ những năm 70 người ta mới bắt đầu cho rằng chính phủ cần phải quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người tiêu dùng trong việc cải thiện nhà ở và các tiện nghi của môi trường xung quanh. Đã nói lên những vấn đề chỉ trích cho rằng trong quá khứ các chính sách của chính phủ quá thiên về sản xuất và coi nhẹ các vấn đề đời sống hàng ngày của dân chúng. Đúng như vậy khi đó thì công nghiệp, nông nghiệp và mậu dịch có tiếng nói ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ thì người tiêu dùng với tính cách một nhóm đã không có được một ảnh hưởng như thế. Từ đó cho thấy tuy chính sách này đã có một số tác động xã hội không hay nhưng chắc chắn đã góp phần vào tăng trưởng nhanh chóng của sản xuất. Ngoài việc đề ra đường lối định hướng cho sự phát triển lâu dài của đất nước, chính phủ Nhật Bản cùng với giới kinh doanh đề ra các kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội khác nhau tương ứng mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của nền kinh tế và xâ hội. Kể từ năm 1955 đến năm1973 đã có tất cả bảy kế hoạch với các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số các mục tiêu khác nhau và đã đạt được thông qua đa số là những kế hoạch 5 năm nhưng thời gian thực hiện các kế hoạch trung bình la hai năm rưõi vì các dự kiến kế hoạch thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng thực tế. *Các kế hoạch của Nhật Bản dều có ba nội dung cơ bản: +Làm rõ phương hướng kinh tế-xã hội. +chỉ rõ phương hướng kế hoạch của chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu. +Chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh các ngành công nghiệp. Trong thực tế các công ty vì căn bản đều hoạt dộng theo sang kiến riêng con các kế hoạch của chính phủ đều chỉ mang tính chất định hướng chiến lược. Chính điều này dã giúp cho các cá nhân, xí nghiệp và mỗi tổ chức kinh doanh đều có thể đánh giá được vị trí của mình trong khuôn khổ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và sự vận động tầm xa. Nhưng một khi họ tiếp thu chính sách của chính phủ mà chịu sự hướng dẫn của nhà nước đều không đạt được kết quả mong muốn, chính phủ tuy không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các công ty đó, nhưng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm giúp họ một tay dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất thấp…để cứu họ ra khỏi khó khăn. Do đó kế hoạch không có tính chất pháp lệnh nên chính phủ phải áp dụng nhiều chính sách tác động tới hướng hoạt động của các công ty và điều tiết tình hình hoạt động kinh tế, trong đó quan trọng nhất là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, kế hoạch thành công và có nhiều ảnh hưởng nhất là kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân trong mười năm(1961-1970) do thủ tuớng Hayato Ikeda vạch ra năm 1960. Thành công của kế hoạch không phải là ở chỗ nó đã đạt đựoc mục tiêu đề ra: công ăn việc làm đầy đủ, mức sống cao hơn bằng tối đa hoá tăng truởng mà quan trọng hơn cả là các tác động tâm lý tích cực và sâu rộng của nó không chỉ đối với các công ty mà còn đối với nhân dân nói chung. Cụ thể sự tác động này thể hiện ở sự tăng vọt đầu tư các nhà máy trong năm 1961 kéo theo sự phồn vinh chưa từng có cùng với việc tăng lương rộng rãi với mức cao(13,8%) trong cuộc tấn công mùa xuân 1961 của giới lao động. Nhoài những kế hoạch chung cho toàn bộ nền kinh tế còn có những kết quả phát triển ngành được tiến hành theo những nguyên tắc như kế hoạch chung. Còn có chính sách về tài chính, đặc điểm chung của nền tài chính Nhật sau chiến tranh là hạn chế chi trong phạm vi đảm bảo cân bằng ngân sách. Song chính sách tài chính đã được vận dụng có lợi cho tăng trưởng và cùng với chính sách tiền tệ thực hiện chức năng điều tiết tình hình kinh tế. Chính sách tài chính Nhật Bản ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng và được biểu hiện: giữ mức giá thấp để kích thích đầu tư sản xuất kinh doanh. Do vậy tỷ lệ thuế trong thu nhập quốc dân ở Nhật Bản thấp hơn các nước tư bản khác. Để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước phải tăng cân bằng công trái nhất là tù năm1965. Luật tài chính được sửa đổi cho phép phát hành công trái để tài trợ cho các mục tiêu tăng trưởng và lợi dụng nguồn tiết kiệm của nhân dân một nguồn vốn quan trọng bởi vì tỉ lệ tiết kiệm cao hơn hẳn các nước khác. Dù vậy ngân sách của Nhật Bản so với thu nhập quốc dân vẫn nhỏ nếu so với các nước tư bản khác. Mặc dù nguồn thu hạn hẹp hơn các nước khác nhưng ngân hàng dành ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng nên hiệu quả của việc sử dụng ngân sách rất cao như trong toàn bộ chi tiêu ngân sách tỷ trọng cho quốc phòng đã giảm liên tục. Năm 1950 1960 1970 Tỷ trọng cho quốc phòng 17,6% 9,4% 7,2% Tỷ trọng trong các cơ quan của chính phủ cũng giảm liên tục Năm 1959 1960 1970 Tỷ trọng cho cơ quan chính phủ 10% 9,7% 6,6% Do đó cho phép chính phủ tập trung ngân sách cho trương trình kế hoạch tập trung ngân sách cho chương trình phát triển kinh tế của các chính quyền địa phương và công trình công cộng như: Năm 1955 1960 1965 1970 Tỷ trọng của các khoản chi phí Cho chính quyền địa phương 15% 19,1% 19,3% 21,6% Năm 1955 1960 1965 Tỷ trọng các khoản chi phí Cho công trình công cộng 13% 16,9% 19,2% Chi tiêu vào công trình công cộng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng của đường sắt như cầu cống, bến cảng …Đây được coi là khoản chi tiêu ngân sách rất có ý nghĩa đối với sự tăng trưởng. Như hệ thống đường tầu điện siêu tốc Shinkasen đã tiết kiệm bên ngoài cho công nghiệp rất lớn hoặc hệ thống xa lộ thúc đẩy sử dụng ôtô và phát triển công nghiệp ôtô, tác động lớn đến toàn bộ ngành kinh tế do giao thông vận tải được tăng cường.Chính phủ Nhật coi trọng giáo dục vì họ cho rằng con người là yếu tố quyết đình tăng trưởng. Chính phủ Nhật coi giáo dục là công cụ có hiệu quả dạy công chúng các quy tắc xã hội làm họ thấm nhuần tinh thần dân tộc, phát triển khả năng tri thức và tài khéo kéo. Để mọi người đều có điều kiện được giáo dục thì chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc miễn phí và tham gia sâu vào giáo dục bậc cao. Khi vấn đề môi trường trở lên nghiêm trọng từ nửa cuối năm 60 thì chính phủ đã điều chỉnh để tỷ trọng chi cho bảo vệ môi trường và bảo hiểm xã hội mới tăng vượt các khoản chi khác 17,2% năm 1965 và cao hơn nữa vào những năm 70 mà cụ thể là 21,7% năm 1975. Như vậy các chỉ tiêu tài chính đã được điều chỉnh thay đổi phù hợp với tình hình nền kinh tế xã hội sao cho có thể tập trung cao độ vào các mục tiêu tăng trưởng khi có điều kiện. Mặt khác, khi mà các khoản chi tiêu được ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng thì tổng ngân sách hàng năm lại tăng lên rất nhanh làm tăng trưởng kinh tế càng lớn hơn: Năm : 1955-1,3 1963-19,3 1956-7,5 1964-9,3 1957-8,7 1965-12,1 1958-12,5 1966-19,6 1959-13,4 1967-10,6 1960-16,7 1968-11,8 1961-19,4 1969-13,9 1962-21,6 1970-14,7 bảng :tốc độ tăng chỉ tiêu ngân sách (% so với năm trước , đã được điều chỉnh giá ) (theo sách kinh tế Nhật Bản những bước thăng trầm trong lịch sử _Lưu Ngọc Trịnhnhà xuất bản thống kê ) Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn duy trì mức thuế thấp, điều này góp phần quan trọng vào việc kích thích đầu tư sản xuất không những không kiềm chế được nguồn thu ngân sách mà thực tế ngân sách được bù lại bởi tổng số thuế không ngừng tăng lên nhờ nguồn thu được mở rộng. Trong lĩnh vực tài chính của Nhật Bản sau chiến tranh các nhà kinh tế học thường chỉ ra rằng cơ chế tài chính ở Nhật Bản là rất đáng chú ý vì nó luôn ở trong một tình trạng kéo dài cho vay quá mức: các xí nghiệp ở Nhật Bản có thực tiễn chung là phụ thuộc nặng nề vào ngân sách thương mại để được cung cấp vốn cần thiết cho sự phát triển kinh doanh. Tuy nhiên cơ chế và thực tiễn tài chính như vậy đã làm cho ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh được một cách hiệu quả các biến động trong kinh doanh bằng cách nâng cao tỷ suất chiết khấu chính thức và cả bằng cách thực hiện cái gọi là “sự chỉ dẫn cửa sổ ”.Và tóm lại thì với chính sách tài chính Nhật Bản đặt ra với tình trạng cho vay quá mức đã cho phép nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ tối đa, đi kèm là những biện pháp tiền tệ của ngân hàng trung ương uốn nắn khi tình hình xấu đi. Chính phủ Nhật Bản còn đề ra chính sách tiền tệ: cung cấp vốn một cách thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Các ngân hàng trung ương của Nhật Bản đã liên tục thực hiện chính sách lãi suất thấp trong những năm 50-60. Do vậy các công ty của Nhật đã tích cực sử dụng nguồn vốn đi vay của ngân hàng hoặc cơ quan tiền tệ khác để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ thứ hai của chính sách tiền tệ là điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mà chức năng nhiệm cụ thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phải vừa đẩy mạnh tăng trưởng vừa phải kiềm chế tình hình kinh tế khi đã bị kích động quá mức.Trong nhiệm vụ thứ hai chính sách tiền tệ đã tỏ ra năng động hơn. Chính sách kinh tế tiền tệ đã ngăn tình trạng quá nóng của nền kinh tế sau cuộc chiến tranhTriều tiên biện pháp tăng thêm 0,73% lãi suất chiết khấu thi hành lần 2 vào tháng 10 năm 1953 đến mùa thu năm 1954 là một sự đối phó với một cuộc khủng hoảng về thanh toán quốc tế. Kết hợp tăng lãi suất chiết khấu như trên còn tăng tỷ lệ tiền phạt với những khoản vay của ngân hàng Nhật Bản quá mức quy định, huỷ bỏ trợ cấp tài chính đặc biệt cho nhập khẩu… Chính sách hạn chế tiền tệ năm 1953-1954 cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Làm cho nền kinh tế có những khả năng mới để đi vào tăng trưởng. Trong điều kiện Nhật Bản sau chiến tranh chính phủ đã đảm nhận chức năng phối hợp tốt hơn trên thị trường. Sự phối hợp có hiệu quả này là nhờ có kế hoạch, chính sách phù hợp, nhưng điều quan trọng không thể thiếu được là có các cơ quan thực hiện tốt sự phối hợp này. Trong số các cơ quan của chính phủ có vai trò như thế thì Bộ công nghiệp và mậu dịch quốc tế(MITI) thu hút sự chú ý nhiều hơn, khuyến khích phát triển công nghiệp nặng hoá chất phải đảm đương hai nhiệm vụ đó là: thông tin cho tư nhân về nơi cần thu hút vốn để thu hút khoản đầu tư cần thiết. Hai là, nhiệm vụ phối hợp, đầu tư vào công nghiệp nặng và hoá chất thường rất lớn, do vậy điều quan trọng là không nên để cùng một lúc dồn quá nhiều đầu tư vào một lĩnh vực. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì công suất sẽ dư thừa, đầu tư sẽ không có lãi và tất nhiên sẽ không khuyến khích được đầu tư trong tương lai. MITI đã sử dụng quyền lực của mình để đình chỉ các khoản đầu tư mới khi không có nhu cầu thích hợp. Bằng biện pháp thuyết phục cao hơn là trừng phạt người đầu tư ngoan cố…Trong trường hợp cần khuyến khích: do vậy MITI đã có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo dựng cơ cấu công nghiệp nặng và hoá chất, sau chiến tranh MITI còn có vai trò to lớn trong việc ngoài lĩnh vực đầu tư. Vai trò của chính phủ Nhật Bản còn được thể hiện trong việc tạo ra môitrường kinh doanh thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bằng hệ thống luật pháp và khả năng duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật. Thực tế mọi người đều thừa nhận là hệ thống pháp luật ở Nhật Bản rất chặt chẽ và người Nhật Bản tôn trọng luật hơn người dân nước khác. Do vậy, thông qua khả năng duy trì trật tự xã hội bằng luật pháp ta có thể thấy vai trò của chính phủ Nhật trong việc góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy ở Nhật Bản cũng có một số vấn đề về luật pháp và trật tự như các vụ bê bối liên quan đến các quan chức chính phủ. Phần lớn, là do sử dụng quyền lực của chính phủ có lợi cho nhóm hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh nhất định. Nhưng đại thể thì Nhật Bản khá thành công trong việc duy trì luật pháp và trật tự. Nhiều nhân tố đóng góp vào sự thành công: lịch sử cai trị xã hội bằng luật pháp nghiêm ngặt đã tạo thói quen tuân thủ các nhà chức trách trong nhân dân từ thời chính quyền Tôkugaca; hai là: bộ máy quan chức chính phủ được nhân dân kính trọng, thậm chí nể sợ. Ba là: sức mạnh trên của nhà nước có thể bắt nguồn từ truyền thống phong kiến của Nhật Bản; song điều chắc chắn là do chính phủ đã thu hút được những người có năng lực làm cho bộ máy nhà nước, quan chức này trở thành một tổ chức tinh hoa, được nhân dân thừa nhận. Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức lập kế hoạch điều hành mọi hoạt động kinh tế chính trị hợp lý cho nên giai đoạn 1953-1954 tạo nên “thần kì” Nhật Bản. 5. Cơ cấu kinh tế hai tầng Cấu trúc kinh tế hai tầng là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống. Không có nghĩa là ở các nước tư bản phát triển khác không còn tồn tại bộ phận sản xuất nhỏ nữa. Hơn nữa khoảng cách về cơ cấu trong một nền kinh tế chỉ vừa mới phát triển công nghiệp như Nhật Bản thì cũng không đáng ngạc nhiên. Nhật Bản có nét phát triển độc đáo là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh nhỏ trong suốt quá trình hiện đại hoá đất nước. Nhật Bản với sự tồn tại rất phổ biến của loại hình sản xuất kinh doanh nhỏ và khả năng thích ứng của nó khi Nhật Bản đã đạt được trình độ hiện đại hoá kinh tế cao. ở đây đi sâu vào sự đóng góp của nó trong sự tăng trưởng sau chiến tranh. Vì sau chiến tranh nó mới lại được phát triển nhanh mạnh trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Nguyên nhân là do không phải lúc nào khu vực truyền thống ở Nhật Bản cũng phát huy sức mạnh của nó trong chiến tranh thế giới thứ hai vì mục đích tập trung sức lao động vào các ngành sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh. Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành tổ chức lại kinh doanh thanh toán các cơ sở kinh doanh nhỏ. Do vậy, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, phần lớn những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không liên quan đến sản xuất vũ khí đã biến mất. Kinh doanh nhỏ phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại và phục vụ. ở Nhật, giai đoạn này cứ 73 người dân thì có một cửa hàng bán lẻ, 91% số cửa hiệu này có 4 nhân viên. Nói tổng quát số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 công nhân chiếm 99% tổng số xí nghiệp và 76% tổng số công nhân. Các doanh nghiệp nhỏ thường là các cơ sở gia công phụ tùng máy móc hoặc nhận thầu khoán cho các công ty lớn. Khi nền kinh tế lâm vào khó khăn khu vực truyền thống sẽ trở thành “đệm giảm xóc” cho khu vực hiện đại. Đây là nguyên nhân Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. Các xí nghiệp nhỏ phát triển mạnh, đặc biệt trong 594.832 xí nghiệp công nghiệp chế biến thì số xí nghiệp rất nhỏ(1-9 công nhân) là 433.431. Điều đáng quan tâm để ý là ngay trong các ngành công nghiệp do độc quyền khống chế như ngành sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy…thì loại xí nghiệp nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Loại xí nghiệp cực nhỏ này chiếm trên 70% tổng số xí nghiệp công nghiệp chế biến; 16%tổng số công nhân trong ngành. Nhưng chỉ cung cấp khoảng 6% sản phẩm. Và tổng kết lạ nếu tính cả xí nghiệp nhỏ và vừa(1-300 công nhân) thì bộ phận này đến cuối những năm 60 vẫn cung cấp trên 50% sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và một lượng lớn ngoại tệ dùng để tài trợ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ cũng như nguyên nhiên liệu cho các xí nghiệp lớn. Sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến trong nông nghiệp. Đến năm 1967 số nông họ có dưới 2 hecta chiếm 94,5% tổng số nông hộ, trong đó có dưới 1 hecta chiếm 69% dưới 0,5 hecta chiếm 37%. Khác với công nghiệp tư bản phương tây, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản ra đời và phát triển kết hợp chặt chẽ với chế độ phong kiến. Do đó những di sản phong kiến mà khu vực truyền thống là một ví dụ thì vẫn còn tồn tại sâu rộng trong nền kinh tế Nhật Bản cho đến chiến tranh thế giới thứ hai và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, trong điều kiện sản xuất nhỏ còn phổ biến, nhân lực lại thừa, vốn đầu tư có hạn, chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhật Bản không thể tăng cường thế lực bằng cách ngay một lúc hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế. Chúng đã tập trung vốn phát triển khu vực sản xuất hiện đại, quy mô lớn đồng thời duy trì và triệt để lợi dụng khu vực sản xuất nhỏ, biến nó trỏ thành một nguồn tích luỹ quan trọng. Do đó sự tồn tại một cách phổ biến loại hình kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản, một mặt phản ánh tính chất lạc hậu của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản với các nước tư bản phát triển. Mặt khác trong điều kiện của Nhật Bản chính sự tồn tại đó là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế phát triển. Thể hiện ở khu vực sản xuất nhỏ đã thu hút lao động “thừa” của xã hội Nhật Bản vào guồng máy sản xuất, nó không chỉ góp phần làm tăng sản xuất giá trị thặng dư xã hội mà còn góp phần ổn định xã hội nhờ hạn chế nạn thất nghiệp “ công khai”.Vì một số lớn những người đang tìm việc trong khu vực truyền thống sống với một nguồn thu nhập rất thấp, thật sự họ là những người “không” có việc làm đầy đủ, hay là “nửa thất nghiệp”. Tuy tăng năng suất lao động ở khu vực sản xuất nhỏ rất thấp so với khu vực sản xuất lớn hiện đại, nhưng thực tế cho thấy khu vực này là nguồn tích luỹ lớn, do người lao động phải làm việc trong điều kiện thiếu các phương tiện bảo hiểm, dẫn đến tỷ lệ tai nạn lao động gấp đôi so với khu vực xí nghiệp lớn; ngày lao động kéo dài tới 17-18 tiếng, không có ngày nghỉ; trừ mấy ngày tết cổ truyền; tiền lương thấp khoảng 1/3 lương công nhân ở xí nghiệp lớn và hầu như không có chế độ bảo hiểm xã hội. Những năm 60, do tình trạng trang thiết bị lạc hậu, điều kiện làm việc gian khổ, trong loại xí nghiệp nhỏ(1-9 công nhân) chiếm 36% tổng số công nhân, hay xí nghiệp 9-30 công nhân vẫn là điều kiện tích luỹ lớn cho tư bản độc quyền. Hay sự tồn tại của khu vực sản xuất nhỏ còn tạo điều kiện cho tư bản độc quyền bóc lột lao động ở xí nghiệp lớn. Trước hết, mức thu nhập và điều kiện làm việc quá thấp ở khu vực sản xuất nhỏ_nơi thu hút một bộ phận khá đông công nhân trở thành áp lực nặng nề đối với người lao động nói chung và đối với các công nhân ở xí nghiệp lớn nói riêng, là vũ khí lợi hại để bọn tư bản độc quyền ép mức lương của công nhân xí nghiệp lớn, ghìm mức sống chung của toàn xã hội buộc người lao động Nhật Bản phải “tự giác” trong học tập và trau dồi năng lực làm việc, là điều kiện có lợi cho tư bản độc quyền chọn lọc công nhân, trói buộc công nhân vào khuôn phép của xí nghiệp. Người lao động Nhật bản coi xí nghiệp lớn là “gia đình thứ hai” là mục tiêu đua chen và “sẵn sàng” phục vụ “tận tâm”. Ngoài ra sự tồn tại của khu vực sản xuất kinh doanh nhỏ là điều kiện quan trọng giúp tư bản độc quyền Nhật Bản chỉ thuê công nhân lúc họ sung sức nhất sau đó sa thải và với khoản trợ cấp về hưu ít ỏi hoặc không trợ cấp. ở Nhật Bản, nam làm đến 55 tuổi thì về hưu với tiền lương hưu nhiều nhất bằng 4 năm lương, phụ nữ làm việc đến khi lấy chồng(25-30) tuổi không trợ cấp hưu trí. Những người này tuy bị thải hồi nhưng vẫn có thể sống trong khu vực kinh doanh nhỏ. Một số người thân tín được chủ giúp đỡ quan tâm tìm cho chỗ đứng. Và xí nghiệp lớn lại thêm mạng lưới gia công đặt hàng. Vai trò “đệm giảm xóc”thể hiện là khu vực kinh doanh nhỏ rất linh hoạt t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35563.doc