Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Tài liệu Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: ... Ebook Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng trầm trọng mà tâm điểm của cuộc khủng hoảng là hệ thống tài chính ngân hàng. Trong năm 2008 vừa qua, một loạt các ngân hàng lớn như Washington Mutual, Lehman Brothers, Bear Stearns đã bị sụp đổ. Và cho đến đầu năm 2009, ảnh hưởng của “cơn bão “ khủng hoảng này lên hệ thống ngân hàng vẫn không hề suy giảm với minh chứng là nguy cơ bị quốc hữu hoá của Citi Bank và Bank of American.Đứng trước tình hình đó một câu hỏi được đặt ra với hầu hết các nhà quản trị ngân hàng là “ Làm thế nào để đưa ra được một chiến lược hoạt động hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay?”. Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên các nhà quản trị cần phải tiến hành phân tích tài chính. Phân tích tài chính vốn là công tác tất yếu với mọi doanh nghiệp nói chung và với ngân hàng nói riêng. Hoạt động này giúp nhà quản trị nhận ra các yếu kém để có thể đối phó kịp thời đồng thời cũng phát hiện ra các thế mạnh để tiếp tục phát huy. Ngoài ra việc phân tích chính xác còn là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho ngân hàng. Do đó phân tích tài chính là hết sức cần thiết và quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng như hiện nay thì phân tích tài chính ngân hàng lại đóng vai trò ngày càng quan trọng. Hoạt động này sẽ giúp các ngân hàng phòng ngừa rủi ro và hoạt động an toàn hiệu quả. Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, nhận thấy hoạt động tài chính của Ngân hàng trong những năm gần đây giảm sút, đề tài “ Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” đã được lựa chọn đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính ngân hàng thương mại Phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng của đề tài là phân tích tài chính Ngân hàng thương mại trên giác độ nhà quản trị ngân hàng. - Phạm vi của đề tài là hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ năm 2006 đến 2008. 4 Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, kết hợp giữa logic và lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích so sánh. Ngoài ra, các biểu số liệu của ngân hàng cũng được sử dụng để minh chứng. 5 Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I : Tổng quan về phân tích tài chính ngân hàng thương mại Chương II : Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam CHƯƠNG I TổNG QUAN Về PHÂN TíCH TàI CHíNH NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Sự cần thiết phân tích tài chính ngân hàng thương mại Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là quá trình thu thập, xử lý các thông tin kế toán, nhằm xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh tài chính hiện hành với quá khứ, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh gía về tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Phân tích tài chính nhằm vào hai mục tiêu chính: Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích tài chính là nhằm hiểu rõ các số liệu tài chính, nói các khác là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu được nêu trong báo cáo tài chính. Như vậy, chắt lọc từ nguồn thông tin ban đầu là các báo cáo tài chính, nhà phân tích sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích ý nghĩa các chỉ số và mối quan hệ giữa chúng. Thứ hai, một mục tiêu quan trong khác của việc phân tích tài chính là nhằm đưa ra các dự báo về tương lai và đưa ra các quyết định. Trên thực tế, tất cả các công việc phân tích, quyết định đều hướng vào tương lai. Chính vì vậy, các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính đều nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty cũng như đưa ra các ước tính tốt nhất về khả năng của những biến cố kinh tế trong tương lai dựa trên các phân tích trong quá khứ và hiên tại. Yêu cầu của việc phân tích tài chính Việc phân tích hoạt động tài chính có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của DN cho nên nó phải đạt được các mục tiêu sau: + Phân tích hoạt động tài chính DN phải cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng thông tin khác nhau để giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay, quyết định sản xuất... + Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp phải cung cấp thông tin cho cá doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những nhà sử dụng thông tin khác nhau trong việcđánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt vào, ra và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. +Phân tích hoạt động tài chín doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện và các tình huống làm biến đổi nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Như vậy, có thể khẳng định, ý nghĩa tối cao và quan trọng nhất của phân tích tài chính DN là giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. Sự cần thiết phân tích tài chính ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế- tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Chính vì vậy, phân tích tài chính ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết cho hoạt công tác quản trị ngân hàng thương mại. Phân tích tài chính ngân hàng thương mại cần phải hướng đến các mục tiêu sau: Làm rõ thực trạng hoạt động tài chính của ngân hàng, những nhân tố tác động tới thực trạng đó, so sánh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh. So sánh với kế hoạch mà ngân hàng đã đề ra. Chỉ ra nguyên nhân gây ra sự kém hiệu quả trong hoạt động tài chính để từ đó cải tiến và thay đổi. Tính toán và dự trù các yếu tố hình thành nên các kết quả, từ đó quyết định phương hướng hoạt động cụ thể cho ngân hàng trong thời gian tới. Trước tiên, cũng giống như các doanh nghiệp khác, đối với ngân hàng thương mại, phân tích tài chính là hoạt động không thể thiếu. Thông qua việc tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính các nhà quản trị có thể biết được mặt mạnh mặt yếu, từ đó đề ra những hướng đi đúng đắn cho ngân hàng sao cho các thế mạnh được phát huy tối đa. Ngoài ra, NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác( 80% vốn của NHTM là đi vay), vốn tự có của ngân hàng chiểm một tỷ lệ rất thấp, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định. Bởi vì, trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của mình, NHTM không những phải đảm bảo nhu cầu thanh toán , chi trả như mọi doanh nghiệp khác mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng. Phân tích tài chính giúp cho nhà quản trị ngân hàng có thể dự đoán nhu cầu ngân quỹ. Việc dự đoán này nhằm hai mục đích. Thứ nhất, việc dự đoán chỉ cho nhà tài chính về nhu cầu tiền mặt trong tương lai. Thứ hai, nó đa ra khả năng về tiền sẽ thu được để đáp ứng được các nhu cầu trên. Từ đó cho thấy việc phân tích tài chính nói chung và phân tích khả năng thanh khoản của NHTM nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động tài chính của bản thân ngân hàng. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro của khách hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tình chất lây lan có thế làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, trong quá trình hoạt động các NHTM phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo và có những biện pháp phòng ngừa từ xa có hiệu quả. Ngoài ra, điều này cũng đòi hỏi ngân hàng tự đánh giá được khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Muốn vậy, ngân hàng phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của bản thân ngân hàng mình một cách thường xuyên. Cuối cùng, phân tích tài chính là một khâu hết sức quan trọng trong việc quản trị ngân hàng vì nhờ có phân tích tài chính các nhà quản trị có thể xác định được chiến lược phát triển cũng như xem xét xem những chiến lược đã được vạch ra có phù hợp với năng lực của ngân hàng hay không. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất. Xuất phát từ những lý do trên có thể kết luận rằng việc phân tích tài chính ngân hàng thương mại là một hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với công tác quản trị ngân hàng. Phương pháp phân tích tài chính ngân hàng thương mại Để tiến hành phân tích ngân hàng thương mại, có một yếu tố hết sức quan trọng mà các nhà phân tích cần phải quan tâm đầu tiên đó là phương pháp phân tích. Hiện nay có 3 phương pháp hay được sử dụng để phân tích số liệu nhất, đó là phương pháp tỷ lệ, phương pháp Dupont và phương pháp so sánh. Các phương pháp này thường được sử dụng kết hợp do mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do vậy việc sử dụng kết hợp sẽ giúp việc phân tích trở nên toàn diện và hiệu qủa hơn. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp tỷ lệ là phương pháp phản ảnh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua các hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục và theo từng giai đoạn. Phương pháp này hịên nay là phương pháp truyền thống và được áp dụng phổ biến nhất do tính dễ sử dụng và chính xác trong thời gian ngắn của nó. Có rất nhiều các loại tỷ lệ được tính toán dựa trên các số liệu có trong báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng. Dựa vào nội dung phản ánh của các tỷ lệ này có thể chia các tỷ lệ tài chính được dùng trong phân tích tài chính ngân hàng thành 5 nhóm chính: Tỷ lệ về khả năng thanh toán: đây là nhóm tỷ lệ dùng để phản ánh khả năng đáp ứng chi trả của ngân hàng cho các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ lệ về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn: là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng huy động vốn, mức độ ổn định và tự chủ về vốn của ngân hàng. Tỷ lệ về cơ cấu tài sản: là nhóm tỷ lệ phản ánh kết cấu tài sản. Tỷ lệ về khả năng sinh lời: là nhóm tỷ lệ phản ánh chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ về rủi ro: là nhóm tỷ lệ phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong mỗi nhóm tỷ lệ này bao gồm nhiều tỷ lệ nhỏ khác nhau. Tuỳ vào quy mô và mục tiêu phân tích mà nhà phân tích chọn ra các chỉ tiêu để tính toán. Ưu điểm của phương pháp: Các nguồn thông tin phương pháp này sử dụng là các nguồn thông tin chính xác( báo cáo tài chính đã kiểm toán, thuyết minh báo cáo tài chính, các số liệu về ngành) , đáng tin cậy, do vậy tính chính xác của phương pháp khá cao. Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển đã giúp cho việc tính toán các tỷ lệ này càng ngày càng trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Phương pháp đơn giản , dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng ( cả các nhà quản lý, các nhà đầu tư hay chính các cổ đông). Phương pháp này giúp nhà phân tích khai thác triệt để được các số liệu theo chuỗi thời gian. Nhược điểm của phương pháp: Cần thêm thước đo để so sánh giá trị các tỷ lệ, từ đó mới có thể đưa ra được kết luận. Phương pháp này không chỉ ra được nguyên nhân sự thay đổi của các chỉ số. Để hiểu rõ thêm về nhược điểm này, có thể xét ví dụ sau: Ngân hàng A năm 2008 có lợi nhuận sau thuế là 1200 tỷ VNĐ, tổng tài sản là 11000 tỷ. Mà: ROA= (1) Như vậy: doanh lợi trên vốn của ngân hàng A năm 2008 là ROA== 0.1091= 10.91% Tỷ lệ trên cho thấy, ngân hàng A thu được 10.91% tổng tài sản trong năm 2008. Nhưng tỷ lệ này lại không chỉ ra doanh thu này có được là do lợi ích cận biên hay là do việc quản lý tài sản hiệu quả của ngân hàng A. Phương pháp Dupont Phương pháp tỷ lệ phản ánh được kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng nhưng không giải thích được nguyên nhân đằng sau những kết quả ấy. Để hiểu được tại sao có được những kết quả ấy, nhà phân tích cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về tình hình tài chính của ngân hàng. Một phương pháp rất hiệu quả để nghiên cứu nguyên nhân của kết quả hoạt động tài chính đó là phương pháp Dupont. Phương pháp này là phương pháp chia các tỷ lệ tài chính thành các thành tố, từ đó quyết định thành tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài chính của ngân hàng. Để hiểu rõ thêm về phương pháp này có thể đi sâu vào nghiên cứu 2 tỷ lệ tài chính cơ bản của một ngân hàng, đó là ROA và ROE. Công thức (1) có thể được viết lại như sau: ROA= Mặt khác: LNST= LNTT . (1- Tỷ lệ thuế) = EBIT . . (1- Tỷ lệ thuế) Tỷ lệ phản ánh gánh nặng lãi của ngân hàng, trong khi (1- Tỷ lệ thuế) phản ánh ảnh hưởng của thuế đến lợi nhuận của ngân hàng. Như vậy: ROA= (1- Tỷ lệ thuế) = (Lợi nhuận hoạt động cận biên ). ( Hiệu suất sử dụng tài sản). .(tỷ lệ giữ lại sau thuế) Việc tách tỷ lệ ROE đòi hỏi nhiều sự phân tích hơn, do thay vì mẫu số là tổng tài sản thì mẫu số sử dụng bây giờ lại là vốn chủ sở hữu (VCSH). Bởi vì các tỷ lệ về hoạt động tài chính phản ánh việc sử dụng cả tổng tài sản chứ không chỉ riêng các hoạt động được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu do vậy cần phải đánh giá các tỷ lệ này bằng phần trăm được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. ROE= ROA. ROE= = (Lợi nhuận cận biên). ( Hiệu suất sử dụng tài sản) Trong đó: Rd: hệ só nợ (= Nợ/ ) Như vậy ROE phụ thuộc vào 3 yếu tố, đó là lợi nhuận cận biên (Net profit margin), hiệu suất sử dụng tài sản ( Total Asset turnover) và hệ số nợ. Qua phân tích trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được giải thích theo 3 cách: Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có Gia tăng đòn bẩy tài chính ( sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả) Tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu Ưu điểm của phương pháp Dupont: Giúp các nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của ngân hàng. Nếu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng thấp hơn các ngân hàng khác chỉ dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phân tích Dupont nhà phân tích có thể tìm ra nguyên nhân. Giúp các ngân hàng xác định xu hướng hoạt động trong 1 thời kỳ để có thể phát hiện ra những khó khăn và thuận lợi ngân hàng gặp phải trong tương lại. Nhược điểm của phương pháp Dupont: Phức tạp, khó hiểu hơn các phương pháp khác Đòi hỏi nhà phân tích phải có kiến thức sâu về tài chính. Qua phương pháp Dupont có thể thấy, các chỉ tiêu tài chính không độc lập với nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phương pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ giữa chúng, sự biến động của chỉ tiêu này tất yếu ảnh hưởng đến chỉ tiêu liên quan đến nó. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng khá phổ biến và hay được sử dụng kết hợp với phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này được dùng để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích theo phương pháp này nhà phân tích cần lưu ý: Chọn các tiêu chuẩn so sánh: ngay từ khi bắt đầu phân tích các nhà phân tích cần xác định rõ chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳ gốc để so sánh). Việc lựa chọn này tuỳ thuộc vào yêu cầu phân tích mà chọn các căn cứ hoặc kỳ gốc cho thích hợp. Có hai tiêu chuẩn so sánh chính hay được sử dụng, đó là: So sánh giữa các ngân hàng với nhau hoặc với chỉ tiêu trung bình ngành: việc so sánh này có thể giúp nhà quản trị thấy được tốc độ tăng trưởng của ngân hàng mình so với các ngân hàng khác như thế nào cũng như có cái nhìn bao quát về vị thế của ngân hàng mình trên thị trường tài chính. Từ đó nhà quản trị có thể đưa ra đưa ra được quyết định và định hướng phát triển cho ngân hàng trong thời gian tới. So sánh với các chỉ tiêu của kì trước và kế hoạch để ra: Việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của kì này so với kì trước sẽ phản ánh được tốc tăng trưởng của ngân hàng theo thời gian. Trong khi đó, việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của kì này với các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được sự phát triển của ngân hàng mình đã đạt kỳ vọng đặt ra hay chưa, từ đó đề ra kế hoạch phát triển cho kỳ tới sao cho phù hợp hơn Các chỉ tiêu tài chính cần phải được quy đổi về cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau. ( Ví dụ: so sánh giữa hai ngân hàng có cùng qui mô vốn, cùng là ngân hàng bán lẻ với nhau) Mục tiêu so sánh: các chỉ tiêu dùng trong phương pháp so sánh được thể hiện dưới 3 hình thức So sánh số tuyệt đối: dùng để phản ánh biến động về mặt qui mô hay khối lượng của chỉ tiêu phân tích. Só này được tính bằng cách lấy số liệu ở kỳ phân tích trừ đi số liệu ở kỳ gốc (nếu so sánh theo thời gian) hoặc số liệu của đối tượng được chọn để so sánh ( nếu so sánh giữa các ngân hàng với nhau hoặc với số liệu trung bình ngành) So sánh số tương đối: dùng để phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể, hoặc biến động về tốc độ của chỉ tiêu nghiên cứu giữa các kỳ khác nhau. Số này được tính bằng cách lấy số liệu ở kỳ phân tích chia cho số liệu ở kỳ gốc. So sánh số bình quân: chỉ tiêu này biểu hiện tình phổ biến, tính đại diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ khi phân tích. Điều kiện để có thể so sánh được: khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu với nhau cần đảm bảo các đơn vị sau: Phản ánh cùng một nội dung kinh tế Có cùng phương pháp và đơn vị tính toán Ưu điểm của phương pháp so sánh: Đơn giản, dễ tính toán Phản ánh rõ rệt được sự tăng trưởng của ngân hàng qua thời gian Giúp nhà quản trị có cái nhìn bao quát về cả mặt không gian và thời gian Nhược điểm của phương pháp so sánh: Cần phải chọn được số liệu chính xác để so sánh. Ví dụ: hiện nay, các ngân hàng ở Việt Nam thường hay giấu số liệu thật phản ánh hoạt động tài chính của ngân hàng mình. Bên cạnh đó, Việt Nam lại chưa có một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chính xác và đầy đủ nên việc so sánh giữa các ngân hàng với nhau cũng như so sánh với toàn ngành còn gặp rất nhiều khó khăn Nội dung phân tích tài chính ngân hàng thương mại Các thông tin sử dụng Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có được sử dụng như thế nào và nguồn gốc hình thành tài sản đó của tổ chức tín dụng tại một thời điểm nhất định, Bảng cân đối kế toán còn là một tài liệu tổng hợp để nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, hiệu quả kinh doanh và là cơ sở để phân tích mọi hoạt động của đơn vị để dự kiến các kế hoạch triển khai trong tương lai. Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thương mại phải lập bảng cân đối kế toán nộp cho ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng. Bảng cân đối này về mặt hình thức bao gồm 2 phần: Tài sản Có ( Tài sản, Sử dụng vốn) Tài sản Nợ (Vốn, Nguồn vốn) Tong đó giá trị của tổng tài sản Có (Tổng tài sản) ở bất kỳ thời điểm nào cùng phải bằng giá trị tổng tài sản Nợ ( Tổng nguồn vốn). Các loại tài sản chủ yếu trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác: đây là tài sản không sinh lời (hoặc sinh lời rất thấp trong trường hợp tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước và các Ngân hàng khác được hưởng lãi) nhưng có tính thanh khoản rất cao, đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên. Do vậy, mỗi ngân hàng đều cố gắng giữ ngân quỹ ở mức thấp nhất có thể được. Tỷ trọng của loại tài sản này trong tổng tài sản của ngân hàng thường rất thấp và khác nhau tại các ngân hàng. Thông thường ngân hàng gần trung tâm tiền tệ, tỷ lệ này thường thấp hơn so với ngân hàng ở xa.Tỷ lệ này có xu hướng tăng trong giai đoạn kinh tế suy thoái, khi ngân hàng khó tìm kiếm được nhiều cơ hội cho vay và đầu tư Chứng khoán và các loại công cụ tài chính phái sinh khác: ngân hàng nắm giữ chứng khoán và các công cụ tài chính phái sinh khác vì chúng mang lại thu nhập cho ngân hàng và có thể bán đi để tăng ngân quỹ khi cần thiết. Ngân hàng thường chia chứng khoán thành các loại thành loại thanh khoản và kém thanh khoản. Thông thường chứng khoán có tính thanh khoản cao (chứng khoán thanh khoản) là chứng khoán an toàn, dễ bán, ít giảm giá nhưng có tỷ lệ sinh lời thấp; ngược lại các chứng khoán kém thanh khoản (chứng khoán đầu tư) có mức độ rủi ro cao và thường có tỷ lệ sinh lời cao. Cho vay các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư: là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (70%-80%) ở hầu hết các ngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Dựa vào các tiêu thức khác nhau như: thời gian cho vay, tính chất tài trợ, tính chất bảo đảm, độ rủi ro, mục tiêu tài trợ….loại tài sản này được chia thành các loại khác nhau. Góp vốn đầu tư: đây là hình thức ngân hàng đầu tư hoặc hùn vốn kinh doanh vào các tổ chức khác. Tài sản khác:bao gồm các tài sản như nhà cửa, trang thiết bị…. của ngân hàng phục vụ cho quá trình kinh doanh của ngân hàng và cho thuê. Các loại nguồn vốn chính Các khoản tiền gửi: tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn này chiểm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Tiền vay: mặc dù tiền gửi là nguồn vốn quan trong nhất những khi cần ngân hàng thường vay mượn thêm . Nguồn tiền vay này có thể là vay từ Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng khác hoặc trên thị trường vốn. Vốn chủ sở hữu: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ, song có vai trò quan trọng, góp phần xác định qui mô và cơ cấu của ngân hàng, tăng khả năng mở rộng cho vay và đầu tư đặc biệt là trung và dài hạn cũng như tạo ra các trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Bảng cân đối kế toán có bản chất tĩnh, như một ảnh chụp nhanh, chúng phản ánh các điều kiện vào thời điểm lập bảng này. Nó cũng có tính tích luỹ, bởi vì nó thể hiện tất cả các quyết định và các giao dịch xảy ra từ khi ngân hàng được thành lập, được tính đến thời điểm lập bảng này. Các quy định về kế toán tài chính đòi hỏi mọi giao dịch phải được ghi nhận theo chi phí và các giá trị phát sinh ở thời điểm đó, và các điều chỉnh hồi tố đối với các giá trị đã ghi nhận chỉ được thực hịên dưới các trường hợp rất giới hạn. Do vậy, các bảng cân đối kế toán ( có tính tích luỹ) thể hiện các tài sản và các khoản nợ, có được hay phát sinh vào các thời điểm khác nhau. Vì giá trị kinh tế hiện tại của các tài sản có thể thay đổi nên chi phí ghi trên bảng cân đối kế toán có khả năng không phản ánh giá trị kinh tế thực. Hơn nữa, các thay đổi về giá trị tiền tệ dùng để ghi nhận các giao dịch có thể thay đổi theo thời gian, làm biến dạng bảng cân đối này. Tuy vậy, dựa trên bảng cân đối kế toán, nhà quản lý vẫn có thể phân tích sự thay đổi về qui mô, cấu trúc của từng nhóm tài sản và nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng và mối liên hệ giữa các khoản mục. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh ánh hưởng của các quyết định quản lý đến thành quả kinh doanh và kết quả lãi hay lỗ kế toán của chủ ngân hàng trong một thời kỳ cụ thể. Lãi hay lỗ được tính trên báo cáo tài sẽ làm tăng hay giảm vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Như vậy, Báo cáo kết quả kinh doanh là một sự bổ sung cần thiết cho bảng cân đối kế toán trong việc giải thích thành phần thay đổi quan trọng trong vốn chủ sở hữu, và cung cấp một tập các thông tin để đánh giá thành quả. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cũng được gọi là báo cáo hoạt động hoặc báo cáo thu nhập chi phí, trình bày doanh thu được công nhận trong một thời kỳ cụ thể, và các chi phí được tính vào các khoản doanh thu này, gồm cả các khoản xoá sổ (như khấu hao và khấu trừ các loại tài sản). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Thu nhập từ lãi: là thu nhập từ các tài sản sinh lãi như thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi chứng khoán…Những khoản thu này được coi là thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Chi phí trả lãi: là chi phí mà ngân hàng phải trả cho các khoản tiền gửi, tiền vay Thu nhập lãi thuần= Thu lãi- Chi lãi Thu khác: bao gồm các khoản thu ngoài lãi như thu phí, chênh lệch giá…. Chi phí khác: là các khoản ngoài chi phí trả lãi như tiền lương, tiền thuê… Thu nhập từ hoạt động khác= Thu khác- Chi phí khác Thu nhập ròng trước thuế= Thu lãi+ Thu khác- Chi lãi- Chi khác Thuế thu nhập là nghĩa vụ mà ngân hàng phải nộp cho nhà nước. Thuế thu nhập= (Lợi nhuận trước thuế). Tỷ lệ thuế Thu nhập ròng sau thuế= Thu nhập trước thuế- Thuế thu nhập Báo cáo hoạt động kinh doanh khái quát lại tình hình hoạt động của ngân hàng, từ đó giúp cho các nhà phân tích hiểu được kết cấu chi phí và thu nhập của ngân hàng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hay còn gọi là báo cáo dòng tiền) cho một tóm lược dễ nhận xét về tác động của dòng tiền tổng hợp đến mọi quyết định quản trị trong thời kỳ. Cụ thể, báo cáo này cho biết những thông tin về các luồng vào và luồng ra của tiền và các khoản coi như tiền. Trong quá khứ, các dạng cơ bản của báo cáo này khác nhau rất lớn, nhưng trong thời gian gần đây, Uỷ ban tiêu chuẩn tài chính kế toán (FASB) và Hội kế toán công được điều hành bởi Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Hoa Kỳ (SEC) yêu cầu mọi báo cáo lưu chuyển tiền tệ công bố phải theo một dạng thức chung, liệt kê các công dụng và các nguồn tiền mặt theo ba lĩnh vực quyết định quen thuộc: đầu tư, vận hành và tài trợ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng liệt kê các dòng tiền dùng vào hoạt động, dòng tiền đầu tư và các dòng tiền tài chính. Bằng cách phân tích những dòng tiền này, nhà phân tích, nhà quản trị có thể thấy được: Nguồn tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng, đồng thời xem xét các hoạt động này được tài trợ bằng các nguồn đi vay hay bằng chính nguồn vốn. Khả năng ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ nợ (trả lãi, trả thuế) Khả năng ngân hàng tài trợ cho các hoạt động mở rộng qui mô ngân hàng thông qua dòng tiền dùng vào hoạt động Khả năng chi trả lãi cổ phần Khả năng thanh toán, chi trả khi có yêu cầu Cùng với báo cáo tài chính khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá sâu hơn về tình hình tài chính của bản thân thân ngân hàng. Đặc biệt, những thông tin này còn giúp cho nhà quản trị thấy rõ sự khác biệt giữa lãi và các khoản thu thanh toán bằng tiền. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận của báo cáo tài chính. Nó cung cấp thêm các thông tin cho bản báo cáo. Nội dung chủ yếu của một bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm: Đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng Kỳ kế toán, đơn vị sử dụng trong kỳ kế toán Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Chính sách kế toán áp dụng tại tổ chức tín dụng Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh Quản lý rủi ro tài chính Trong đó, nội dung bổ xung cho các khoản mục trong báo cáo tài chính là nội dung quan trọng nhất cần được các nhà phân tích quan tâm, lưu ý. Các thông tin khác về ngành Các thông tin về ngành bao gồm các thông tin về các ngân hàng thương mại khác và thông tin chung về ngành ngân hàng là những thông tin rất có ích, giúp nhà quản trị đánh giá được vị thế của ngân hàng mình, từ đó vạch ra hướng phát triển trong tương lai. Trong đó, hoạt động phân tích tài chính cuả ngân hàng thương mại chỉ thực sự có hiệu quả khi có một hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của ngành để sử dụng trong phương pháp so sánh khi tiến hành phân tích tài chính. Hiện nay, ở nước ta, Nhà nước chưa có qui định bắt buộc về hệ thống thống để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành như là các số liệu tham chiếu cho hoạt động phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại. Dựa vào các thông tin chung này, nhà phân tích có thể tính toán được thị phần của các sản phẩm cho vay ngân hàng mình trên thị trường tài chính cũng như đặt chỉ tiêu phấn đấu, khắc phục khó khăn trong kỳ tới. Nội dung phân tích Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán (solvency) là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource). Để đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết thì ngân hang phải có chiến lược quản lý thanh khoản. Hiện nay trên thế giới có ba chiến lược quản lý thanh khoản: quản lý thanh khoản tài sản, quản lý thanh khoản nợ và quản lý thanh khoản phối hợp. Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản (asset liquidity management) là chiến lược trong đó ngân ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản thanh khoản( có tính thanh khoản cao) chủ yếu là tiền mặt và chứng khoán để bán. Khi có nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ bán những tài sản này đi cho tới khi toàn bộ yêu cầu thanh khoản được đáp ứng. Các tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng bao gồm: -Tiền mặt -Tín phiếu kho bạc -Tiền gửi NHNN và các tổ chức tín dụng khác -Trải phiếu chính phủ Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản này thường được các ngân hàng nhỏ áp dụng vì họ thấy rằng chiến lược này ít rủi ro hơn việc quản lý thanh khoản dựa vào hoạt động vay nợ. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có một số nhược điểm.Thứ nhất, do tài sản có tính thanh khoản cao thì không có tính sinh lời hoặc tỷ lệ sinh lời rất thấp. Việc ngân hàng sử dụng vốn để tài trợ nhiều cho những tài sản này thay vì những tài sản có tính sinh lời cao sẽ khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm sút, ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Thứ hai, việc bán các tài sản có tính thanh khoản cao còn có thể mất một khoản chi phí cho người môi giới. Chiến lược quản lý thanh khoản nợ Chiến lược quản lý thanh khoản nợ là chiến lược trong đó ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời. Chiến lược này có rất nhiều lợi thế. Thứ nhất, ngân hàng có thể lựa chọn vay khi thực sự cần vốn, không như chiến lược quản lý thanh khoản tài sản, ngân hàng luôn phải nắm giữ tài sản thanh khoản bất kỳ thời điểm nào, làm  giảm thu nhập của ngân hàng. Thứ hai, vay vốn để đáp ứng khả năng thanh khoản cho phép ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản nếu ngân hàng thấy cơ cấu tài sản hiện tại là hợ._.p lý. Cuối cùng, áp dụng chiến lược này ngân hàng có khả năng tự điều chỉnh theo chi phí. Chiến lược này thường được các ngân hàng lớn áp dụng. Tuy nhiên chiến lược này cũng có những nhược điểm. Trước tiên, khi sử dụng chiến lược này thu nhập của ngân hàng sẽ không ổn định do chi phí vay vốn thường khó xác định vì chịu sự ảnh hưởng của thị trường. Ngoài  ra, khi tiến hành vay vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với qui mô lớn có thể khiến người gửi tiền lo sợ mà rút vốn. Như vậy, rủi ro thanh khoản của ngân hàng có thể càng tăng cao. Chiến lược quản lý thanh khoản phối hợp Chính vì những nhược điểm còn tồn tại của hai chiên lược trên nên hiện nay hầu hết các ngân hàng sử dụng phối hợp cả hai chiến lược trên. Theo chiến lược thanh khoản phối hợp, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản ( chủ yếu là chứng khoán và tiền gửi tại các ngân hàng khác) trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ được giải quyết bắng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc từ những người cho vay khác. Những yêu cầu tiền mặt bất thường sẽ được giải quyết chủ yếu bằng việc vay vốn. Ngân hàng cần lập kế hoạch cho các nhu cầu vốn dài hạn và cho các nguồn vốn dùng để đáp ứng yêu cầu này dưới hình thức vay ngắn hạn, dài hạn và chứng khoán những tài sản sẽ được chuyển thành tiền khi yêu cầu thanh khoản xuất hiện.  Ngoài ra, các nhà quản trị ngân hàng cũng cần phải chú ý đến một số nguyên tắc khi quản lý thanh khoản  -Thứ nhất, nhà quản lý thanh khoản phải theo sát mọi hoạt động của các phòng ban liên quan tới việc huy động vốn và sử dụng vốn trong ngân hàng, đồng thời phải phối hợp hoạt động của phòng quản lý thanh khoản với những phòng này. -Thứ hai, người quản lý thanh khoản cần phải biết trước khi nào và ở đâu những khách hàng vay vốn lớn nhất và người  gửi tiền lớn nhất sẽ rút vốn hay gửi thêm tiền. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho ngân hàng có thể lập kế hoạch trước để đối phó hiệu quả với những sự xuất hiện của trạng thái thâm hụt hay thặng dư thanh khoản.  Các chỉ tiêu dùng để phân tích khả năng thanh toán của một ngân hàng bao gồm: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Để phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán trong một thời điểm nhất định, Ngân hàng có thể sử dụng bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán (Bảng1-1). Nguyên tắc xây dựng bảng này là liệt kê nhu cầu thanh toán theo thứ tự các khoản cần thanh toán trước liệt kê trước, các khoản thanh toán sau liệt kê sau, áp dụng tương tự với cột khả năng thanh toán, khoản nào sẵn sàng thanh toán thì liệt kê trước. Bảng 1-1: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán I. Các khoản phải thanh toán ngay I. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay 1. Các khoản nợ ngắn hạn - Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng - Tiền gửi ngắn hạn của khách hàng - Phải nộp ngân sách - Phải trả công nhân viên - Phải trả khác 2. Các khoản nợ đến hạn - Nợ ngân sách - Tiền gửi đáo hạn của khách hàng 1. Tiền mặt - Tiền Việt Nam - Vàng bạc, tín phiếu - Ngoại tệ 2. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác 3. Tiền đang chuyển - Tiền Việt Nam - Ngoại tệ Tổng Tổng Sau khi lập bảng, tiến hành so sánh Nếu khả năng thanh toán > Nhu cầu thanh toán, điều đó chứng tỏ tình hình thanh toan của ngân hàng khá ổn định. Tuy nhiên, nếu khả năng thanh toán của ngân hàng lớn hơn nhiều so với nhu cầu thanh toán cũng không tốt vì nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn huy động phải trả lãi, việc giữ nhiều tiền mặt (tài sản không sinh lời) trong ngân hàng như vậy là không hiệu quả. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả là lợi nhuận của ngân hàng giảm sút. Nếu khả năng thanh toán < Nhu cầu thanh toán, điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của ngân hàng có khó khăn, không đảm bảo khả năng thanh toán. Lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng, nếu ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu chi trả của khách hàng như vậy sẽ dẫn đến khách hàng mất niềm tin và uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Khả năng thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành = Chỉ số này cho biết khả năng ngân hàng có thể dùng tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Hệ số đảm bảo thanh toán Phương tiện thanh toán Tiền gửi khách hàng Hệ số đảm bảo thanh toán = Phương tiện thanh toán ở đây bao gồm: tiền mặt (cả ngoại tệ) và ngân phiếu thanh toán trong hạn tồn quỹ, tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN, tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác. Trong công thức này, phương tiện kinh doanh được quan niệm là những tài sản có thể sử dụng ngay để đáp ứng như cầu thanh toán chi trả của khách hàng. Việc nghiên cứu chỉ tiêu này kết hợp với tình hình chi trả thanh toán thực tế của ngân hàng trong thời gian dài, giúp các nhà quản trị xác định được hệ số đản bảo thanh toán dự kiến hợp lý. Nguồn vốn và sử dụng vốn Hầu hết các ngân hàng thương mại khi tiến hành phân tích tài chính đều quan tâm đến nội dung này. Đây là một nội dung phản ánh rõ nét nhất sự tăng trưởng về qui mô của ngân hàng. Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn là hết sức quan trọng đối với công tác quản trị ngân hàng vì: Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định tới chi phí của ngân hàng. Do vậy, phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp nhà quản trị đưa ra phương hướng quản lý tài sản và đầu tư hiệu quả nhất. Việc thống kê, phân tích nguồn sẽ giúp các nhà quản lý thấy được mối liên hệ giữa số lượng, cấu trúc nguồn và các nhân tố ảnh hưởng, từ đó thấy được đặc tính của thị trường vốn mà có quyết định phù hợp để thay đổi qui mô và kết cấu nguồn tiền. Các chỉ tiêu dùng để phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn bao gồm: Tổng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm Chỉ tiêu này được trình bày ngay trong bảng cân đối kế toán của mỗi ngân hàng thương mại. Nó phản ánh qui mô nguồn vốn từng năm của ngân hàng. Ngoài ra, thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích còn có thể tính toán được tốc độ tăng trưởng vốn của ngân hàng qua mỗi năm đồng thời đánh giá xem mức độ đạt được như vậy đã đạt so với mục tiêu đề ra hay chưa. Bảng 1-2: Tổng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Qui mô % so với năm 2005 Mục tiêu đề ra Qui mô % so với năm 2007 Mục tiêu đề ra Qui mô % so với năm 2008 Mục tiêu đề ra Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn được dùng để phản ánh nguồn vốn cũng như mục đích sử dụng những nguồn vốn đó. Cụ thể, giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán kỳ trước và kỳ này có sự chênh lệch. Việc sử dụng bảng phân tích này sẽ giúp các nhà phân tích tài chính thấy được những nguồn vốn đó được sử dụng vào mục đích gì. Bảng này bao gồm 2 cột chính: cột nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Quy tắc phản ánh sự thay đổi vào bảng như sau: Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì sẽ xếp vào cột sử dụng vốn Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì sẽ xếp vào cột nguồn vốn Bảng 1-3: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Chỉ tiêu Số tiền % Chỉ tiêu Số tiền % Tăng tài sản Giảm tài sản Giảm nguồn vốn Tăng nguồn vốn Tổng vốn Tổng nguồn vốn Hệ số CAR (Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn của vốn ngân hàng. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa Vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản điều chỉnh rủi ro Hệ số CAR= Cách tính tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu được quy định chi tiết tại phần Phụ lục của quyết định 03/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỷ lệ này nhà phân tích có thể xác đinh được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ người gửi tìên. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỷ lệ này hiện nay đang là 8% (theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN), giống như chuẩn mực Basel mà các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng phổ biến. Tỷ lệ Vốn huy động so với vốn chủ sở hữu Vốn huy động Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ vốn huy động so với vốn chủ sở hữu = Chỉ tiêu này dùng để đánh gía mức độ mở rộng nguồn vốn từ huy động trên cơ sở vốn tự có. Nói cách khác, nó phản ánh khả năng thu hút vốn của một đồng vốn tự có . Hệ số nợ Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy càng cao. Tổng nợ Tổng nguồn vốn Hệ số nợ = Tổng số nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm tất cả các khoản phải trả, các khoản nợ lương, nợ thuế và tiền gửi ngắn hạn của khách hàng...Các khoản nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn dài hơn một năm như nợ vay dài hạn, tiền gửi dài hạn của khách hàng, trái phiếu, tài sản thuê mua...  Ví dụ: Một ngân hàng thương mại X có tổng nợ là 150,000 tỷ đồng và tổng tài sản là 160,000 tỷ đồng, thì Hệ số nợ== 0.9375= 93.75% Hệ số nợ cao có xu hướng phóng đại thu nhập của ngân hàng và hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả. Cụ thể: ROE= (Lợi nhuận cận biên). ( Hiệu suất sử dụng tài sản) Trong đó: Rd là hệ số nợ Khi Rd càng cao thì (1- Rd) sẽ càng nhỏ, như vậy sẽ càng lớn, dẫn đến ROE cũng sẽ cao. Đây chính là khả năng phóng đại thu nhập của hệ số nợ. Hiệu quả sử dụng vốn Tổng dư nợ Tổng nguồn vốn huy động Hiệu quả sử dụng vốn= Chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn dùng để đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng so với khả năng huy động. Cụ thể, chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng cho vay được bao nhiêu từ một đồng vốn huy động. Nói cách khác nó xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Cơ cấu tài sản Việc phân tích cơ cấu tài sản liên quan chặt chẽ và mật thiết với nội dung phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, do cơ cấu tài sản phản ánh trình độ sử dụng vốn của nhà quản lý. Phân bổ vốn vào tài sản hợp lý thì sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, phân tích cơ cấu vốn giúp cho các nhà quản trị Ngân hàng có cơ sở để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng mình, từ đó hoạch định chiến lược cho hiệu quả. Các chỉ tiêu cơ bản khi phân tích cơ cấu tài sản bao gồm Tỷ trọng tài sản cố định Tài sản cố định Tổng tài sản Tỷ trọng tài sản cố định = Chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định thể hiện phần trăm vốn được sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định, hay tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản. Tài sản lưu động Tổng tài sản Tỷ trọng tài sản lưu động Tỷ trọng tài sản lưu động = Chỉ tiêu này dùng để phản ánh phần trăm vốn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động, hay tài sản lưu động chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản. Tỷ trọng cho vay và đầu tư Tổng tài sản Tổng cho vay và đầu tư Tỷ trọng cho vay và đầu tư= Chỉ tiêu này dùng để phản phầm trăm của tài sản sinh lời cao trong tổng tài sản Khả năng sinh lời Phân tích khả năng sinh lời là một nội dung hết sức quan trọng trong phân tích tài chính vì các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giúp cho các nhà phân tích đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với qui mô kinh doanh. Dựa vào đó, các nhà quản trị ngân hàng có thể tự xem xét được chiến lược kinh doanh đề ra đã hiệu quả hay chưa, cần phải điều chỉnh như thế nào để tăng lợi nhuận... Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại bao gồm NIM NIM (Net Interest Margin) là thu nhập ròng từ lãi cận biên Thu nhập ròng từ lãi Tổng tài sản NIM= NIM phản ánh hiệu quả quản lý tài sản sinh lời và khả năng quản lý chi phí từ lãi của ngân hàng NNIM NNIM (Net Non-interest Margin) là thu nhập ròng ngoài lãi cận biên Tổng tài sản Thu nhập ròng ngoài lãi NNIM= NNIM phản ánh hiệu quả các hoạt động khác ngoài cho vay ở ngân hàng. Tại Việt Nam hiện nay, tuy nguồn thu về từ các dịch vụ, lệ phí ngày càng tăng lên nhưng chỉ số NNIM của hầu hết các ngân hàng thương mại nước ta vẫn âm do thu nhập ròng ngoài lãi âm. ROA ROA ( Return on total assets) là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (hay tỷ lệ sinh lời của tài sản) , nó đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng Lợi nhụân sau thuế Tổng tài sản ROA= ROA cung cấp cho nhà phân tích về các khoản lãi được tạo ra từ tổng tài sản của ngân hàng. Tài sản của ngân hàng thương mại được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA vì chỉ số này giúp nhà phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA càng cao thì ngân hàng đang kiềm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Ngoài công thức trên ROA còn có thể được tính bằng công thức ROA= NIM+ NNIM Việc phân tích ROA thành hai chỉ số NIM và NNIM sẽ giúp các nhà phân tích thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp. ROE Vốn chủ sở hữu Lợi nhụân sau thuế ROE = ROE (Return on equity) là chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vì nó xác định mức độ sinh lợi của đồng vốn các chủ sở hữu ngân hàng (hay hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu). Theo phương trình Dupont đã phân tích ở phần 1.2.2: ROE= = (Lợi nhuận cận biên). ( Hiệu suất sử dụng tài sản) Như vậy, để phân tích ROE của một ngân hàng thương mại, nhà phân tích có thể tách ra làm 3 yếu tố để tập trung phân tích: Lợi nhuận cận biên , Hiệu suất sử dụng tài sản, Hệ số nợ, từ đó tìm ra nguyên nhân thay đổi ROE của ngân hàng qua các năm. Bằng cách phân tích này, nhà quản trị ngân hàng có thể dễ dàng nhận thấy trong 3 yếu tố trên yếu tố nào đã tốt cần được phát huy yếu tố, yếu tố nào ngân hàng mình còn yếu kém cần phải khắc phục. Tỷ lệ nợ trên tổng tiền gửi Tổng tiền gửi Tổng cho vay và đầu tư Tỷ lệ nợ trên tổng tiền gửi = Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tiền gửi khách hàng của ngân hàng. Nó phản ánh một đồng tiền gửi vào ngân hàng thì cho vay và đầu tư bao nhiêu. EPS Lợi nhuận sau thuế Tổng số cổ phiếu EPS= EPS ( Earning per share) là lợi nhuận trên một cổ phần. Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận mà nhà cổ đông đạt được từ một cổ phần. Rủi ro Hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với rất nhiều rủi ro. Do vậy, để quản trị tốt ngân hàng nhà quản lý luôn cần phải quan tâm đến các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Nội dung phân tích tài chính có bao hàm một số các chỉ tiêu phản ánh rủi ro của ngân hàng như sau: Tỷ lệ Nợ quá hạn so với tổng cho vay và đầu tư Tổng nợ quá hạn Tổng cho vay và đầu tư Tỷ lệ Nợ quá hạn so với tổng cho vay và đầu tư= Tỷ lệ này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, đồng thời cũng dự báo rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải vì nó cho biết tỷ trọng của nợ quá hạn trong tổng nguồn vốn tài trợ cho vay và đầu tư của ngân hàng. Tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề so với tổng cho vay và đầu tư Tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề so với tổng cho vay và đầu tư Dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề Tổng cho vay và đầu tư = Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng cho vay và đầu tư, ngân hàng cần trích ra bao nhiêu cho dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề. Theo quyết định 493/2005-NHNN ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2005 đã quy định” tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định “. Trong đó, NHNN phân loại nợ ra làm 5 nhóm: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. - Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đến khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh gía là khả năng tổn thất cao. - Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100% Ngoài ra tổ chức tín dụng còn phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Trong công thức trên: Dự phòng nợ khó đòi và nợ có vấn đề= Dự phòng cụ thể + Dự phòng chung 1.4 Quy trình phân tích tài chính Bước 1: Công tác chuẩn bị Trong bước này cần tiến hành xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích và thu thập xử lý tài liệu. Kế hoạch phân tích cần phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian phân tích và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân bộ phận. Bên cạnh đó, cần phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tài liệu sao cho đảm bảo yêu cầu đủ, không thiếu không thừa. Ngoài ra trong bước này cũng cần phải đặc biệt chú ý đến đến việc kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của tài liệu sử dụng để phân tích. Bước 2 : Tiến hành công tác phân tích Công tác phân tích được tiến hành cụ thể theo trình tự sau  Thứ nhất, đánh giá chung tình hình. Trong bước này, dựa theo chỉ tiêu phân tích đã xác định theo từng nội dung ở trên, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó, phân tích sự thay đổi trong các chỉ số tài chính. Thứ hai, xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của một ngân hàng thương mại. Trong đó có thể có những nguyên nhân xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng. Những nguyên nhân đó trong phân tích kinh doanh gọi là nhân tố. Từ các nhân tố này, nhà phân tích có thể xác định được nguyên nhân sự thay đổi của các chỉ số tài chính đã nhận xét ở trên. Ví dụ: Thu nhập ròng sau thuế= Thu lãi- Chi trả lãi+ Thu khác- Chi khác- Thuế thu nhập Như vậy các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “ Thu nhập ròng sau thuế“ là: Thu lãi, Chi lãi, Thu khác, Chi khác và Thuế thu nhập. Năm nhân tố này chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu ” Thu nhập ròng sau thuế“, trong đó các nhân tố Thu lãi, Thu khác là các nhân tố tỷ lệ thuận với chỉ tiêu còn các nhân tố còn lại là các nhân tố tỷ lệ nghịch. Thứ ba, tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về hoạt động tài chính của ngân hàng. Trên cơ sở kết quả tính toán ở trên, cần liên hệ tổng hợp lại để khắc phục tình trạng rời rạc, tạn mạn đồng thời rút ra những nhận xét chỉ rõ những nguyên nhân của những chỉ tiêu vượt kế hoạch cũng như những chỉ tiêu chưa đạt kết hoạch đặt ra. Bước 3: Viết báo cáo phân tích Báo cáo phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn. Báo cáo phân tích thường được chia làm 3 phần: Phần đặt vấn đề: Phần này cần nêu ra tình hình chung của ngân hàng thương mại và sự cần thiết phải phân tích tài chính ngân hàng Phần giải quyết vấn đề: Phần này bao gồm việc đánh giá chung tình hình, xác định nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính cũng như chỉ ra những tồn tại, những khuyết điểm. Phần kết luận: Trong phần này cần phải nêu được biện pháp và kiến nghị ( nếu có) để phát huy những thành quả đã đạt được và cải thiện các chỉ tiêu tài chính còn yếu kém. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam 2.1.1 Giới thiệu chung Ngày 01 tháng 04 năm 1963, ngân hàng ngoại thương chính thức được thành lập theo quyết định số 115/cp do hội đồng chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ cục quản lý ngoại hối trực thuộc ngân hàng trung ương (nay là nhnn). theo quyết định nói trên, ngân hàng ngoại thương việt nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của việt nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... ngoài ra, ngân hàng ngoại thương còn tham mưu cho ban lãnh đạo nhnn về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của nhà nước và về quan hệ với ngân hàng trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của thủ tướng chính phủ, thống đốc nhnn đã ký quyết định số 286/qđ-nh5 về việc thành lập lại ngân hàng ngoại thương theo mô hình tổng công ty 90, 91 được quy định tại quyết định số 90/qđ-ttg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của thủ tướng chính phủ với tên giao dịch quốc tế: bank of foreign trade of viet nam, tên viết tắt là vietcombank. Theo quyết định số 138/gp-nhnn ngày 23 tháng 5 năm 2008 của thống đốc ngân hàng nhà nước và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 ngày 2 tháng 6 năm 2008, ngân hàng ngoại thương việt nam tiến hành cổ phần hoá, chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần. tháng 4 năm 2008, vietcombank đã tiến hành đại hội hội đồng cổ đông lần thứ nhất. trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, nh tmcp nt đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngày 11 tháng 2 năm 2007, standard & poor’s rating services đã công bố xếp hạng vietcombank ở mức bb/b, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức d. xếp hạng tín nhiệm của vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của s&p đối với một định chế tài chính việt nam. mức xếp hạng của s&p phản ánh vai trò quan trọng của vietcombank trên thị trường ngân hàng việt nam và hỗ trợ của chính phủ trong trường hợp cần thiết. trong báo cáo xếp hạng, s&p cũng nhấn mạnh vai trò đầu tầu và tầm ảnh hưởng quan trọng của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng việt nam với lợi thế cạnh tranh, thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán , dịch vụ thẻ. Năm 2008 vừa qua, vietcombank đã được trao tặng huân chương hồ chí minh, giải thưởng cúp vàng công ty cổ phần hàng đầu việt nam cùng với kỷ niệm chương tâm thế thăng long. ngoài ra, nh tmcp nt còn được tạp chí asia money bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại việt nam 2008 và ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất 2008 tại việt nam. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam hiện nay (tính đến thời điểm 31/12/2008) có 8.944 người. về mạng lưới hoạt động, vietcombank có một trụ sở chính đặt tại 198 trần quang khải, quận hoàn kiếm, thành phố hà nội. vào thời điểm 31/12/2008, ngân hàng có một hội sở chính, một sở giao dịch, sáu mươi chi nhánh cùng hai trăm linh chín phòng giao dịch các tỉnh và thành phố trên cả nước, một trung tâm đào tạo, hai công ty con trong nước, một công ty ở nước ngoài, bốn công ty liên doanh, ba công ty liên kết và một văn phòng đại diện. với mạng lưới rộng khắp của mình, vietcombank đang ngày càng khẳng định vị thế và thị phần trên thị trường tài chính việt nam. Sơ đồ 2-1: Cơ cấu tổ chức Vietcombank ( NGUỒN: BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM) 2.1.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Để có một nhận xét khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua, có thể dựa vào Bảng cân đối kế toán (Bảng 2-1) và Báo cáo kết quả kinh doanh (Bảng 2-2) Bảng 2-1: Bảng cân đối kế toán từ năm 2006-2008 Đơn vị: triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A Tài sản 1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2,418,207 3,202,799 3,481,385 2 Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước 11,848,460 11,662,669 30,561,417 3 Tiền vàng gửi tại các TCTD khác hoặc cho vay các TCTD khác 52,234,769 39,562,126 29,319,320 4 Chứng khoán kinh doanh 568,599 1,364,624 -  5 Cho vay khách hàng 66,250,888 94,497,555 107,436,481 6 Chứng khoán đầu tư 30,394,468 40,133,065 40,868,741 7 Góp vốn đầu tư dài hạn 964,687 1,934,162 3,670,109 8 Tài sản cố định 1,109,918 778,378 1,086,658 9 Tài sản có khác 1,337,836 2,160,692 3,486,098 TỔNG TÀI SẢN 167,127,832 195,296,070 219,910,209 B Nguồn vốn 1 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 16,791,428 12,685,256 9,515,633 2 Tiền gửi và vay các TCTD khác 12,170,573 17,170,868 26,230,517 3 Tiền gửi của khách hàng 111,916,337 142,620,077 157,493,696 4 Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 2,467,637 2,471,164 18 5 Phát hành giấy tờ có giá 8,778,783 3,221,058 2,922,015 6 Các khoản nợ khác 3,699,874 4,191,738 10,431,850 7 Vốn và các quỹ 11,303,200 12,935,909 13,316,480 TỒNG NGUỒN VỐN 167,127,832 195,296,070 219,910,209 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2007, Báo cáo tài chính năm 2008 của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam) Bảng 2-2 : Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2006-2008 Đơn vị : Triệu đồng STT CHI TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 1 THU NHẬP LÃI THUẦN 3,816,785 3,919,935 3,591,623 THU NHẬP LÃI 9,089,610 11,170,730 10,834,587 CHI PHÍ LÃI 5,272,825 7,250,797 7,242,964 2 LÃI/ LỖ THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 548,252 600,302 434,423 THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 723,498 851,412 621,503,539 CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 175,246 251,110 621,069,116 3 LÃI/ LỖ THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 273,481 354,350 590,979 4 LÃI/ LỖ THUẦN TỪ MUA BÁN CHỨNG KHOÁN 100,776 20,335 29,176 5 LÃI/ LỖ THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC 192,164 568,565 192,144 THU KHÁC 568,565 211,762 CHI KHÁC 19,618 6 THU NHẬP TỪ GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN 108,099 242,500 279,798 7 CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 1,291,160 1,574,630 1,500,490 8 LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRỚC CHI PHÍ DPRRTD 3,748,397 4,131,357 3,617,653 9 CHI PHÍ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG -128,859 (*) 1,288,610 1,998,965 10 TỔNG LỢI NHUẬN TRỚC THUẾ 3,877,256 2,842,747 1,618,688 11 CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1,016,217 697,581 403,770 12 LỢI NHUẬN SAU THUẾ 2,861,039 2,145,166 1,214,919 Ghi chú: (*) Năm 2006, thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng lớn hơn (>) tổng chi phí dự phòng phải trích trong năm nên phần chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của năm 2006 ghi âm (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2007, Báo cáo tài chính năm 2008 của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam) 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Tiền gửi là một loại nguồn vốn rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại, nhận thức được vai trò đó, Vietcombank trong những năm qua đã triển khai nhiều biện pháp huy động để không ngừng ra tăng tổng nguồn huy động tiền gửi từ khách hàng. Bảng 2- 3: Cơ cấu huy động vốn từ khách hàng theo loại tiền gửi Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 SỐ DƯ SỐ DƯ % SO VỚI NĂM 2006 SỐ DƯ % SO VỚI NĂM 2007 TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN 47,980,536 44,260,479 92.25 52,762,464 119.21 TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN 61,349,203 80,450,831 131.14 101,284,141 125.90 TIỀN GỬI VỐN CHUYÊN DÙNG 2,586,598 2,847,010 110.07 2,464,577 86.57 TIỀN GỬI KÝ QUỸ  - -   - 982,514  - TỔNG 111,916,337 127,558,320 113.98 157,493,696 123.47 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2007, Báo cáo tài chính năm 2008 của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam) Nhìn vào cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam những năm qua có thể thấy tổng vốn huy động liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng càng ngày càng tăng. Năm 2007, tổng vốn huy động của Ngân hàng tăng 13.98% so với 2006, trong khi năm 2008 con số này tăng 23.47% so với năm trước (tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi). Tốc độ huy động vốn từ nền kinh tế trong năm qua cũng vượt xa so với chỉ tiêu để ra(>9%) cho năm 2008 của ngân hàng. Ngoài ra, cơ cấu tiền gửi qua 3 năm cũng có thay đổi. Năm 2006 và 2007, chỉ có 3 loại tiền gửi chính là: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi vốn chuyên dụng. Nhưng năm 2008, trong cơ cấu huy động của Ngân hàng đã xuất hiện thêm 1 loại mới là tiền gửi ký quỹ, tuy nhiên tỷ lệ của loại tiền này trong tổng số không cao (0.62%). 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng Từ năm 2006 đến năm 2007, hoạt động tín dụng của NH TMCP NTVN đã phát triển mạnh về cả qui mô lẫn chất lượng. Về qui mô, năm 2007, tổng dư nợ của Ngân hàng đã tăng thêm 27,507,262 triệu đồng. Về chất lượng, năm 2006, nợ đủ tiêu chuẩn của Vietcombank chỉ chiếm 89.52% thì đến năm 2007, tỷ lệ này đã được nâng lên thành 94.65%. Ngược lại, Chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong năm 2008 có phần giảm sút so với năm 2007, cụ thể : nợ đủ tiêu chuẩn giảm từ 94.65% (năm 2007) xuống còn 94.4% (năm 2008), trong khi nợ có khả năng mất vốn lại tăng so với năm 2007 ( 2.33% so với 1.68%). Tuy nhiên, cơ cấu nợ theo thời gian của Ngân hàng trong hai năm 2007-2008 khá ổn định Bảng 2-4 : Bảng phân loại chất lượng nợ năm 2006-2008 Đơn vị : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2006(*) NĂM 2007 NĂM 2008 SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%) SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%) SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%) NỢ ĐỦ TIÊU CHUẨN 62,688,007 89.52 92,309,211 94.65 141,339,468 94.40 NỢ CẦN CHÚ Ý 5,475,925 7.82 1,991,561 2.04 3,182,308 2.13 NỢ DƯỚI TIÊU CHUẨN 546,512 0.78 901,417 0.92 1,045,805 0.70 NỢ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26492.doc
Tài liệu liên quan