Phân tích thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007

Tài liệu Phân tích thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007: ... Ebook Phân tích thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Từ những năm đầu của thập kỷ 90, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì thế chính sách mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích rất cao. Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là một trong những công ty được thành lập tại Việt Nam dưới vốn đầu tư của người nước ngoài. Tuy mới thành lập được 3 năm nhưng đã thu hút được số lượng lao động đông đảo trong nước, tạo thu nhập cho nhiều người. Nắm bắt nhanh nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng sử dụng một lượng lớn các phương tiện đi lại, công ty đã tiến hành sản xuất các loại linh kiện mô tô và xe máy nhằm hoàn thiện ngày một tốt hơn cho nhu cầu đi lại. Đây là một điểm mạnh của Ngọc Đức và cũng là một thuận lợi lớn cho Công ty trong tương lai khi mà xu hướng tiêu dùng xe máy và ôtô của xã hội ngày càng tăng.Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay Công ty cũng đã không ít gặp nhiều khó khăn thách thức lớn. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Ngọc Đức em đã đi sâu nghiên cứu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2005 – 2008 bằng việc sử dụng các phwong pháp thống kê đã học. Việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các phương pháp thồng kê không những cho phép đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chính xác mà còn tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng của Công ty để từ đó rút ra giải pháp giải quyết vấn đề và dự đoán chính xác cho tương lai.Vì vậy em đã chon đề tài : “Phân tích thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005-2007" cho luận văn thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. Chương II: Một số phương pháp thống kê vận dụng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức . Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức giai đoạn 2005 – 2007. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tính của thấy giáo hướng dẫn cùng với Cán Bộ Công nhân viên các phòng ban đặc biệt là phòng kế toán của Công ty Ngọc Đức nơi em thực tập. Tuy nhiên giữa công việc Thống kê thực tế với những kiến thức em đã được học cũng có nhiều khoảng cách, do hạn chế về mặt kiến thức nên chuyên đề thực tập của em chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa Thống Kê để em có thể hiểu sâu hơn nữa về công tác Thống kê cũng như giúp luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thống Kê trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Đặc biệt, em xin cảm ơn TS.Bùi Đức Triệu đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Chương I HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC I. Một số vấn đề chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là việc sử dụng các yếu tố đầu vào và biến đổi nó thành các yếu tố đầu ra nhằm làm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng. Cần phân biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt động sản xuất tự cấp tự túc đó là điều kiện cần thiết đảm bảo chính xác các thống tin thống kê . Mỗi sản phẩm đều trải qua bốn giai đoạn đó là sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Hoạt động trong giai đoạn sản xuất được gọi là hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của cá nhân hoặc của xã hội. Có thể nói hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của xã hội , là cơ sở tồn tại của xã hội loài người . Sau khi kết thúc giai đoạn sản xuất, sản phẩm sẽ bước vào giai đoạn lưu thông. Hoạt động của doanh nghiệp trải qua giai đoạn lưu thông gọi là hoạt động kinh doanh . Hoạt động kinh doanh có thể vì các mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào các loại hình doanh nghiệp. Nhưng tất cả đều phải thoả mãn nhu cầu của đối tượng tiêu dùng Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp có thể rất đa dạng, sản xuất nhiều mặt hàng, kinh doanh tổng hợp. Nhưng tựu chung lại gồm hai loại hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghiệp ( sản xuất kinh doanh chính ) và hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính quyết định việc đặt tên và thương hiệu cho doanh nghiệp, xếp doanh nghiệp đó vào một ngành công nghiệp cụ thể. Hoạt động sản xuất kinh doanh khác là hoạt động kiêm về sản xuất nông nghiệp, vận tải hay thương mại… 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Cần phân biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc. Tuy đều là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước của người sản xuất. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn có những đặc điểm riêng của nó: 1 .Là hoạt động có mục đích có thể làm thay được của con người. 2 .Bao gồm cả hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất dịch vụ. 3. Nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân và của toàn xã hội. 4 .Sản xuất vật chất hay dịch vụ trong kinh doanh không phải để tự tiêu dùng mà để cho người khác tiêu dùng. 5 .Động cơ và mục đích làm ra sản phẩm là để phục vụ và thu lợi nhuận. 7. Phải tính được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và hạch toán được lãi lỗ trong kinh doanh. 8. Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh ( vật chất hay dịch vụ ) có thể cân đo đong đếm được, đó là sản phẩm hàng hoá được trao đổi , tiêu thụ trên thị trường. Người chủ sản xuất phải luôn có trách nhiện với sản phẩm của chính mình. 9. Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn nắm bắt được thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.Trong đó các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường, thông tin về kỹ thuật công nghệ gia công chế biến sản phẩm, về các chính sách kinh tế tài chính, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của Doanh nghiệp và về phát triển kinh tế Xã hội. 10. Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất tiêu dùng xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng trao đổi giao lưu hàng hoá, tạo ra phân công lao động xã hội và các cân bằng kinh tế xã hội. Không phải mọi hoạt động sản xuất của con người để tạo ra sản phẩm hữu ích nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội đều là hoạt động sản xuất. Mà cần phải loại trừ các hoạt động như nấu cơm giặt giũ , thầy mo, thầy cúng, hoạt động vay mượn trong gia đình … Những hoạt động này về bản chất là hoạt động sản xuất nhưng tự coi không phải là hoạt động sản xuất vì chưa có điều kiện thống kê chính xác. Hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong xã hội góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm giàu xã hội. Do vậy ngày càng cùng cố và phát triển đồng thời tạo mọi điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được hoạt động tốt hơn. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức là Công ty hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đựơc thành lập bởi công ty Hữu Hạn công nghiệp chính xác Ngọc Đức, trụ sở tại số 50 – 9, tầng 4, đuờng phúc thành, huyện đào viên, thành phố Bát đức - Đài Loan do ông Huang Yih Sheng, quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan), chức vụ Giám đốc làm đại diện. Tên đầy đủ của Công ty: Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức. Tên giao dịch bằng tiếng Anh. Yu – Te precision Technology Co ., ltd. Theo đó trụ sở tạm thời (tối đa không quá 2 năm) tại xã Biên Giang - Huyện Thanh Oai – Tỉnh Hà Tây, sau thời hạn trên, trụ sở Công ty đặt tại cụm công nghiệp thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây. Vốn đầu tư đăng ký là 700.000 USD vốn pháp định là 210.000 USD. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty đã 3 lần sử đổi giấy phép đầu tư, cụ thể là: Giấy phép điều chỉnh lần 1 Số 41 – GPĐC1/HT ngày 17/06/2006 về việc tăng vốn đầu tư là 1.000.000 USD và tăng vốn pháp định lên là 300.000 USD. Gấy phép điều chỉnh lần 2 Số 41 – GPĐC2/ HT ngày 24/06/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc chuẩn y thay đổi trụ sở của Công ty Hữu hạn chính xác Ngọc Đức, theo đó trụ sở tạm thời (tối đa không quá 2 năm): tại xã Biên Giang, thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây, sau thời hạn trên, trụ sở công ty đặt tại cụm CN thị trấn Phùng – huyện Đan Phợng tỉnh Hà Tây. Giấy phép điều chỉnh lần 3 Số 41 – GPĐC3/HT ngày 14/09/2006 do UBND tỉnh Hà Tây cấp, chuẩn y việc tăng vốn đầu tư và thay đổi trụ sở của công ty, cụ thể: Trụ sở đặt tại: Cụm công nghiệp thị trấn Phùng – huyện Đan phợng - tỉnh Hà Tây, CHXHCN Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký là: 1.375.000 USD. Vốn pháp định là: 300.000 USD. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Hữu Hạn kỹ thuật chính xác Ngọc Đức cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên ngành 1 3434 Sản xuất các linh kiện ôtô, môtô. 2 3435 S¶n xuÊt vµ bu«n b¸n c¸c lo¹i khu©n mÉu c¬ khÝ cho linh kiÖn xe «t«, m«t«. 3 3436 Gia công khuân mẫu và các loại linh kiện phụ tùng xe ôtô, môtô. Sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp để tiêu thụ trong nước và dần hướng tới xuất khẩu. 2.2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, của bộ máy Quản lý Công ty Hữu Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức tuy mới thành lập nhưng cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối rõ ràng chặt chẽ với từng phòng ban chức năng nhiệm vụ cụ thể cùng với đội ngũ Cán bộ Công nhân viên nhiệt tình và năng động. Tính đến đầu năm 2008 Công ty đã có tất cả 170 người trong đó bao gồm : - Số cán bộ có trình độ trên Đại học là 5 người. - Số cán bộ có trình độ Đại học là 22 người. - Số cán bộ công nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp là 20 người - Số lao động phổ thông là 123 người. - Công ty còn có 3 cán bộ người nước ngoài với trình độ và tay nghề cao. * Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là công ty với 100% là vốn đầu tư nước ngoài , thực hiện chế độ một thủ truởng với mô hình cơ cấu trực tuyến. Quyền quyết định những vấn đề thuộc về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, hành chính, đời sống trong phạm vi doanh nghiệp và từng bộ phậm được trao cho một người. Người đó có nhiệm vụ quản lý tòan diện các mặt hoạt động ở đơn vị mình. Tổ chức bộ máy quản trị Doanh nghiệp trong công ty thể hiện đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu: - Đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của Doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ, toàm diện các chức năng quản lý doanh nghiệp - Đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng , chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động trong Doanh nghiệp. - Phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của Doanh nghiệp. - Đảm bảo được yêu cầu vừa tinh giản vừa gọn nhẹ trong bộ máy quản lý. Về phân công trong bộ máy quản trị điều hành Doanh nghiệp: Công ty Ngọc Đức thực hiện chế độ phân công hợp lý đảm bảo tính thống nhất tuyệt đối, sự phục tùng kỷ luật hết sức nghiêm ngặt từ trên xuống dưới. + Tổng giám đốc : Là người đứng đầu Công ty, bao quát về tình hình hoạt động của Công ty. Giao trách nhiệm trực tiếp cho phó tổng giám đốc trong việc điều hành Công ty. + Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Công ty: Là người được giao trách nhiệm quản trị Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kỹ thuật kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp.Giao quyền chỉ huy sản xuất, kỹ thuật và quản lý tài chính cho Phó giám đốc. Đồng thời tập trung vào những vấn đề lớn có tính chiến lược. + Phó giám đốc kỹ thuật: Dưới sự chỉ đạo của giám đốc là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật, có nhiệm vụ chỉ đạo các phòng kỹ thuật, phòng QLSX, phòng QC làm đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra. Là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do đó phó giám đốcđóng vai trò quan trọng trong bộ máy của Công ty, chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt được trong Công ty. + Phó giám đốc tài chính: Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc là người chịu trách nhiệm về tài chính của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận có liên quan như: Phòng Kế toán, nhân sự, kinh doanh. + Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các định mứckinh tế kỹ thuật , tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Trước khi bắt tay vào sản xuất, phòng kỹ thuật phải thiết kế, cung cấp bản vẽ thiết kế, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước. Đồng thời phòng kỹ thuật còn có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. + Phòng quản lý sản xuất: Chịu trách nhiệm về sản xuất theo các mẫu mãtheo đơn đặt hàng của khách hàng. Đảm bảo sản phẩm phải đạt chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra. + Bộ phận quản lý chất lượng ( QC): Có trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm đầu ra trước khi tiền hành giao hàng cho khách hàng. Đảm bảo sản phẩm phải đạt chất lượng tốt. + Phòng kế toán: Có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của Công ty, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thanh quyết toán chứng từ chi tiêu, cung cấp thông tin tài chính phục vụ yêu cầu của người quản lý. + Phòng nhân sự: Chịu trách nhiệm về việc tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực cho Công ty. Đồng thời chăm lo đời sống, công tác tư tưởng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, truyền bá công tác chính trị tư tưởng mỗi khi cấp trên giao phó và chỉ đạo. Đảm bảo công tác hành chính, hậu cần thường xuyên trong Công ty. + Phòng kinh doanh: Liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng trong Công ty, nhu cầu đầu vào và đầu ra đều do bộ phận này xử lý. Nhu cầu đầu vào phục vụ trong quá trính sản xuất sản phẩm từ khâu nhập liệu chính, phụ… đến khâu tiêu thụ thành phẩm cũng do bộ phận này tham gia điều hành. Quá trình sản xuất, hay tiêu thụ sản phẩm được tốt phụ thuộc phần lớn ở bộ phận này, vì vậy những người ở phòng kinh doanh đòi hỏi phải là người năng động, nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh nhất. Sau đây là sơ đồ tổ chức của Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính Xác Ngọc Đức: S¬ ®å bé m¸y qu¶n lý c«ng ty h÷u h¹n Kü ThuËt chÝnh x¸c ngäc ®øc P. Kü thuËt Gi¸m §èc Phã Tæng Gi¸m §èc PG§. Kü thuËt PG§. Tµi chÝnh P. Qu¶n lý SX Phßng QC P. Nh©n sù P. KÕ to¸n P. Kinh doanh Chó thÝch: Quan hÖ chØ ®¹o. 2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 2.3.1. Đặc điển hoạt động sản xuất của Công ty. Công ty tổ chức mô hình sản xuất khép kín gồm nhiều bộ phận mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Cụ thể như sau: + Bộ phận kinh doanh: Có nhiệm vụ thu hút đông đảo khách hàng, làm phong phú đơn đặt hàng cho công ty.Thống nhất giá cả với khách hang cũng như chất liệu và mẫu mã sản phẩm. Đồng thời giới thiệu sản phẩm của Công ty mình ra bên ngoài thị trường. + Bộ phận sản xuất chế tạo sản phẩm : Đóng vai trò quan trọng nhất trong khâu sản xuất ra sản phẩm. Từ các đơn đặt hàng của khách hang tiến hành sản xuất chế tạo ra các linh kiện theo yêu cầu của họ.Yêu cầu của bộ phận này là chính xác tỷ mỷ đến tình chi tiết. + Bộ phận QC: Có nhiện vụ kiểm tra chất lượng đầu ra của sản phẩm cũng như toàn bộ khâu sản xuất, hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chế tạo sản phẩm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát hiện kịp thời các sản phẩm sai hỏng trong quá trình sản xuất để điều chỉnh kịp thời. + Bộ phận kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình hoạt động sản xuất của Công ty.Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sảm phẩn của Công ty sau khi đuợc sản xuất ra khi được kiểm tra chất lượng đầy đủ sẽ cho xuất cho khách hành ngay tại kho của mình. Chất lượng sản phẩm cũng được các khách hàng chấp nhận và đánh giá theo thứ tự xếp hạng A, B, C. Đồng thời thanh toán cho Công ty theo xếp hạng đó, nếu loại A sẽ thanh toán sớm nhất sau đó đến loại B và sau cùng là loại C. 2.3.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thị trường của Công ty. Công ty Hữu Hạn Kỷ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là Công ty sản xuất và chế tạo các loại linh kiện xe gắn máy. Công ty sản xuất theo các đơn đặt hàng lớn không sản xuất nhỏ lẻ. Hiện nay khách hàng chính của công ty là VMEP Đồng Nai, VMEP Hà Tây, Hong Mịng, HonDa. Đặc biệt sắp tới Công ty sẽ ký hợp đồng với Piajo của Ý. Sản phẩm của Công ty được các khách hàng nối tiếng trong nước đánh giá cao và dần sẽ hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài. 3. Khái niệm và hệ thống chỉ tiêu do lường quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp 3.1. Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền toàn bộ thành quả lao động do những người lao động của doanh nghiệp đó ( hoặc lao động làm thuê cho doanh nghiêp ấy) làm ra trong một khoảng nhất định. Kết quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói lên thành quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng và Doanh nghiệp, phải mang lại lợi ích kinh tế chung cho toàn xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh gồm hai bộ phận cấu thành đó là kết quả sản xuất và kết quả kinh doanh. Kết quả sản xuất được tạo ra trong giai đoạn sản xuất, kết quả kinh doanh được tạo ra trong giai đoạn lưu thông. kết quả sản xuất kinh doanh bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ . Đơn vị đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp có thể là đơn vị hiện vật, đơn vị quy chuẩn, đơn vị kép, đơn vị lao động và đơn vị giá trị. Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tính phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải do lao động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp làm ra ,có đủ tiêu chuẩn chất lượng pháp lý theo yêu cầu sử dụng và hưởng thụ đương thời. - Đáp ứng được một yêu cầu tiêu dùng cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng. Do vậy sản phẩm của Doanh nghiệp phải có giá trị sử dụng và hưởng thụ là sản phẩm tốt. Đến lượng mình lượng giá trị sử dụng của sản phẩm lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội. - Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng và của Doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp không vượt quá giới hạn lợi ích kinh tế mà Doanh nghiệp và người tiêu dùng chấp nhận được. lợi ích của Doanh nghiệp thể hịên ở chi phí sản xuất sản phẩm không vượt quá giới hạn kinh doanh của sản phẩm trên thị trường. Lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm. - Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp phải mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội. Mức tiết kiệm biểu hiện bằng kết quả tiếp nhận, bằng tiết kiệm chi phí tiền của, thời gian sử dụng sản phẩm, bằng giảm thiệt hại cho môi trường xã hội. - Sản phẩm vật chất cho các ngành sản phẩm vật chất của nền kinh tế quốc dân làm ra như sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp,… những sản phẩm này góp phần làn tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. - Sản phẩm dịch vụ không biểu hiện thành một loại sản phẩm có thể cân đo đong đếm được. Những sản phẩm này chỉ có thể đếm được theo thang đo định danh. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ thường xảy ra cùng một thời điểm. Sảm phẩm dịch vụ đang góp phầm làm phong phú cuộc sống vật chất và tinh thần của tiêu dùng xã hội. Quan điểm và nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh Với hoạt động sản xuất thì kết quả của nó được tính vào vào kết quả sản xuất, còn với hoạt động kinh doanh thì kết quả của nó được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh. Để tính kết quả sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp thì thống kê doanh nghiệp phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: + Kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh qua các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ và nó là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp làm ra trong kỳ. Do vậy các Doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp những kết quả thuê bên ngoài làm như vận tải… những kết quả này do người làm thuê tính. Ngược lại Doanh nghiệp được tính vào kết quả sản xuất của mình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài. Chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, chênh lệch sản phẩm chưa hoàn thành ( cuối kỳ - đầu kỳ). + Được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo như sản phẩm tự sản tự tiêu (điện, than…)dùng trong doanh nghiếp sản xuất điện thành phẩm chính và sản phẩm phụ nếu Doanh nghiệp thu nhặt được (thóc, rơm rạ trong nông nghiệp) sản phẩm kinh doanh tổng hợpcủa tất cả các công đoạn kinh doanh ( từ kết quả sản xuất đến kết quả bán lẻ sản phẩm ). + Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợp tiêu chuẩn Việt Nam. Do vậy, chỉ tính những sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ báo cáo đã qua kiểm tra chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định hoặc sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận trong tiêu dùng. Những giá trị thu hồi từ phế liệu phế phẩm không được coi là sản phẩm của Doanh nghiệp nhưng lại được xem là một nội dung thu thập của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Những sản phẩm đã bán cho khách hàng bị trả lại vì chất lượng kém, chi phí sửa chữa đền bù sản phẩm hỏng còn trong thời hạn bảo hành… nếu phát sinh trong kỳ báo cáo phải trừ vào kết quả báo cáo và ghi vào thiệt hại sản phẩm hỏng trong kỳ. 3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp. Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp , thống kê thường sử dụng một hệ thống chỉ tiêu trong hệ thống gồm hai loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh một cách tổng hợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu chi tiết phản ánh sâu về từng mặt nào đó của kết quả sản xuất kinh doanh song mức độ tổng hợp còn hạn chế. Các chỉ tiêu là sự xác định về nộ dung và phạm vi của kết quả sản xuất kinh doanh. Mỗi chỉ tiêu có thể có nhiều giá trị tuỳ thuộc vào thời gian, địa điểm cụ thể. Những giá trị cụ thể này được gọi là trị số của các chỉ tiêu. Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đạt được là do nhiều nhân tố khác nhau. Nhân tố đó có thể là những nguyên nhân hay điều kiện ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. Lịch sử đo lường kết quả sản xuất kinh doanh ở Việt Nam đã qua sử dụng hai hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu theo MPS và hệ thống chỉ tiêu theo SNA. Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Công nghiệp, thống kê đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau: ( theo SNA). - Khối lượng sản phẩm hiện vật hay quy chuẩn: Là tổng số sản phẩm của từng mặt hàng do các bộ phận sản xuất của Doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ. - Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất: Là tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm công nghiệp do lao động của Doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ. - Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay Doanh thu ( DT). - Doanh thu thuần ( DT’). - Giá trị sản xuất ( GO). - Giá trị gia tăng (VA). - Giá trị gia tăng thuần (NVA). - Lợi nhuận (LN). II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức với đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng số lượng lớn, giá cả cụ thể thống nhất nên việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rất cụ thể. Doanh thu bán hàng có thể cập nhật theo từng ngày. 1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 1.1.Tổng giá trị sản xuất GO 1.1.1. Khái niệm Tổng giá trị sản xuất Tổng giá trị sản xuất (GO) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các Doanh nghiệp, các ngành trong nền kinh tế Quốc dân. Nó được phản ánh trực tiếp và hữu ích của kết quả mà Doanh nghiệp đó hoàn thành trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng giá trị sản xuất (GO) bao gồm giá trị sản phẩm vật chất (tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng), giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và của toàn xã hội. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, phản ánh sự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cac nhân cũng như toàn xã hội trong từng thời kỳ. Và tổng giá trị sản xuất (GO) còn là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác. Giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất do lao động của Công nghiệp Công ty làm ra trong một thời kỳ và là bộ phận chủ yếu của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) chung của toàn Công ty. 1.1.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) trong hoạt động sản xuất Công nghiệp - Phản ánh quy mô về kết quả hoạt động sản xuất Công nghiệp của Doanh nghiệp. - Là cở sở để tính các chỉ tiêu VA và NVA của Doanh nghiệp. - Là căn cứ để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Công nghiệp. - Được dùng để tính GDP, GNI của nền kinh tế quốc dân. GO bao gồm đủ ( C+V+M) nên có thể có sự trùng lặp về giá trị trong tính toán. 1.1.3. Nội dung của tổng giá trị sản xuất (GO) * Theo số liệu sản xuất, GO gồm các yếu tố: - Giá trị thành phẩm (sản phẩm chính, phụ và nửa thành phẩm ) sản xuất bằng nguyên vật liệu của Doanh nghiệp. - Giá trị chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng cộng với giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng đem chế biến. - Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ. - Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây chuyền sản xuất của Doanh nghiệp. - Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm thên cho bên ngoài. - Sửa chữa lớn thiết bị cho bên ngoài và cho mình. - Giá trị sản phẩm tự chế biến dùng theo quy định, giá trị các phế liệu thu hồi. Riêng bộ phận giá trị thu hồi phế liệu về bản chất không nên tính vào kết quả sản xuất mà nên tính vào giản chi phí trung gian ( không nên xem phế liệu là sản phẩm xã hội ). Hiện nay các cơ quan thống kê các nước và Việt Nam quy định được tính vào giá trị sản xuất. Điều này không ảnh hưởng tới kết quả tính giá trị tăng thêm và GDP, nhưng có ảnh hưởng đến nội dung kinh tế và ý nghĩa chỉ tiêu giá trị sản xuất tính được. - Chênh lệch giá trị cuối kỳ - đầu kỳ của nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang, công cụ… * Theo số liệu tiêu thụ, GO bao gồm các khoản sau: - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm ( chính, phụ và nửa thnàh phẩm ) do lao động của doanh nghiệp làm ra. - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm như trên ( làm bằng nguyên vật liệu của Doanh nghiệp ) thuê gia công bên ngoài. - Doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng. - Doanh thu bán phế liệu phế phẩm. - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất phụ ( khi không thể hạch toán riêng về nghành phù hợp). - Thu nhập từ hàng hoá mua vào, bán ra không qua chế biến. - Chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian và công cụ mô hình tự chế biến giữa cuối và đầu kỳ. - Chênh lệch giá trịt thành phẩm tồn kho giữa cuối và đầu kỳ. - Chênh lệch giá trị hàng hoá đã gửi bán chưa thu được tiền giữa cuối và đầu kỳ. - Doanh thu cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất của Doanh nghiệp Kết quả tính toán GO trong hai cách trên có thể không khớp nhau, do các nguyên nhân: Mỗi cách dựa vào nguồn số liệu riêng ; ở giác độ tiêu thụ có nhiều khoản thu hơn; ở góc độ sản xuất thường tính theo giá so sánh và giá hiện hành, còn ở góc độ phâm phối chỉ tính theo giá hiện hành. 1.1.4. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ( GO) Công ty Hữu Hạn kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức tính chỉ tiêu GO cũng đảm bảo các nguyên tắc chung khi xác định GO như sau: - Nguyên tắc thường trú – tính theo lãnh thổ kinh tế. - Tính theo thời điểm sản xuất: sản phẩm được sản xuất ra trong thời kỳ nào được tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của thời kỳ đó. Theo nguyên tắc này , chỉ tính vào giá trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ nửa thnàh phẩm và sản phẩm dở dang, tức là phải loại trừ tồn kho đầu kỳ hai loại kể trên vì nó là kết quả sản xuất của kỳ trước. - Tính theo giá thị trường. - Tính theo toàn bộ giá trị sản phẩm: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng. - Tính toàn bộ kết quả sản xuất: Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất cả giá trị nguyên vật liệu của khách hàng. - Tính toàn bộ kết quả sản xuất: theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất không chỉ thành phẩm mà cả sản phẩm dở dang. 1.1.5. Phương pháp xác định tổng giá trị sản xuất (GO) Tổng giá trị sản xuất GO của nền kinh tế là tổng hợp tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, được tính theo các phương pháp phù hợp. Có ba phương pháp tính tổng giá trị sản xuất (GO) trong pham vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Phương pháp Doanh nghiệp, phương pháp ngành và phương pháp kinh tế quốc dân Tổng giá trị sản xuất GO của ngành Công nghiệp được tính theo phương pháp Doanh nghiệp, có nghĩa là chỉ tính vào giá trị sản xuất Công nghiệp các kết quả hoạt động cuối cùng của các Doanh nghiệp, không tính các kết quả trung gian ( chu chuyển nội bộ doanh nghiệp ). Công ty Hữu Hạn Công nghiệp Chính Xác Ngọc Đức cũng tính theo phương pháp này. * Tổng giá trị sản xuất (GO) của hoạt động sản xuất Công nghiệp tính theo giá trị sử dụng cuối cùng gồm các yếu tố sau: + Doanh thu thuần của hoạt động sản xuất Công nghiệp ( gồm doanh thu thuần bán sản phẩm hàng hoá công nghiệp và doanh thu thuần cung cấp dịch vụ sản xuất công nghiệp. + Trợ cấp của nhà nước. + Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ của sản phẩm trung gian, công cụ mô hình tự chế, + Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho + Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ hàng gửi bán + Thuế sản xuất khác; (= )giá trị sản xuất theo giá cơ bản. + Thuế sản phẩm; (= )giá trị sản xuất theo giá sản xuất + Cước vận tải và phí thương nghiệp; (=) giá trị sản xuất theo giá cuối cùng._.. 1.2 .Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay Doanh thu ( DT) 1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu (DT) Tổng Doanh thu là một chỉ tiêu kết quả quan trọng, nó phản ánh tổng giá trị các mặt hàng sản phẩm công nghiệp của Doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh theo doanh số đã thực tế thu được, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mụa tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.2.2. Công thức tính. Chỉ tiêu Doanh thu được xác định theo công thức: DT = ∑piqi Trong đó : pi là giá bán đơn vị sản phẩm i qi là lượng sản phẩm i tiêu thụ được trong kỳ. 1.2.3. Nội dung của Doanh thu * Theo hình thái biểu hiện, gồm các yếu tố: - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp của Doanh nghiệp (gồm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, nửa thành phẩm bán ra). - Doanh thu do chế biến thành phẩm cho người đặt hàng - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm do đơn vị khác gia công nhưng vật tư do Doang nghiệp cung cấp - Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm. - Doanh thu từ dịch vụ sản xuất cho bên gnoài. - Giá trị sản phẩm hàng hoá chuyển nhựng cho các cơ sở khác trong cùng một Công ty, một hãng. - Giá trị sản phẩm sản xuất ra để lại tiêu dùng trong Doanh nghiệp ( tính theo giá bán ra ngoài thị trường hay giá ghi trong sổ sách của Doanh nghiệp). * Theo thời kỳ thanh toán, chỉ tiêu có các nội dung sau: - Doanh thu sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành và tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo. - Doanh thu sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành trong các kỳ trước được tiêu thụ và thu tiền trong kỳ này. - Tiền thu từ việc bán sản phẩm trong nước các kỳ trước mới được thanh toán trong kỳ này. 1.3 .Doanh thu thuần (DT’) 1.3.1.Khái niệm, ý nghĩa của Doanh thu thuần Doanh thu thuần là tổng Doanh thu tiêu thụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ khác như chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản đền bù sửa chữa hư hỏng trong thời gian bảo hành. Doanh thu thuần là doanh thu thực của hoạt động kinh doanh trong kỳ nghiên cứu là cơ sở xác định các chỉ tiêu lợi nhuận, các chỉ tiêu lãi lỗ ròng của hoạt động Công nghiệp của Doanh nghiệp. 1.3.2. Công thức tính Công thức tính chỉ tiêu doanh thu thuần như sau: DT’ = DT – Các khoản giảm trừ doanh thu 1.3.3. Nội dung, phương pháp xác định doanh thu thuần (DT’) Để xác định được chỉ tiêu Doanh thu thuần ta cần xác định các khoản giảm trừ doanh thu, gồm có: - Thuế sản xuất ( trừ trợ cấp), gồm : Thuế sản phẩm ( các loại thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…); thuế sản xuất khác ( thuế đất, thuế môn bài, thuế tài sản, thuế đối với ô nhiễm môi trường, thuế đối với các giao dịch quốc tế; các khoản lệ phí mua của các cơ quan nhà nước). - Giảm giá hàng bán - Giá trị hàng bán đã bán bị trả lại, chi phí sửa chữa hàng hư hỏng còn trong thời hạn bảo hành. Ngược lại được cộng thêm các khoản như trợ cấp giá, trợ cấp lợi tức… Đối với Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức quy mô Doanh nghiệp 100% là vốn đầu tư nước ngoài nên việc trợ cấp giá, trợ cấp lợi tức...hầu như không có. Lượng hàng bán bị trả lại của công ty trong thời gian nghiên cứu tồn tại là rất ít. Do vậy , sự chênh lệch giữa Doanh thu và Doanh thu thuần của Công ty chủ yếu là thuế sản xuất, hay phần thuế giá trị gia tăng đầu ra cuả Công ty. 1.4. Lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp (M) 1.4.1. Khái niệm về lợi nhuận kinh doanh Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà Doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh. 1.4.2. Công thức xác định lợi nhuận kinh doanh Lợi nhuận kinh doanh được xác định bằng công thức sau: M = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh 1.4.3. Nội dung và phương pháp xác định lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp Lợi nhuận kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận: 1.4.3.1. Lợi nhuận thu từ kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá , dịch vụ của Doanh nghiệp. Đối cới Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức phần lợi nhuận thu đựơc chủ yếu là từ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Doanh nghiệp, 1.4.3.2. Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính, gồm: Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức mới thành lập nên lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính chủ yếu là lợi nhuận gửi tiết kiệm Ngân hàng.Tuy nhiên phần lợi nhuận thu từ hoạt động này là không đáng kể vì lượng vốn Công ty gửi trong Ngân hàng còn rất ít. 1.4.3.3. Lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường Là các khoản lợi nhuận thu được trong năm mà đơn vị cơ sở không dự tính được trước hoặc những khoản lợi nhuận thu được bất thường không xảy ra một cách đều đặn và thường xuyên trong năm, bao gồm : - Lợi nhuận do nhượng bán , thanh lý tài sản cố định. - Tiền thu được do bên kia vi phạm hợp đồng (đã trừ đi các khoản chi phí liên quan). - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ. - Thu các khoản nợ không xác định được chủ - Các khoản lợi nhuận kinh doanh năm trước bị bỏ sót - Hoàn nhập dự phòng giản giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi… Mỗi bộ phận Lợi nhuận nói trên đều được tính theo Công thức tổng quát ( bằng Doanh thu hay thu nhập – Chi phí). Trong đó với Công ty ngọc đức thì lợi nhuận thu từ từ kết quả sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức theo dõi 3 chỉ tiêu lợi nhuận như sau: * Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu thuần - tổng giá vốn hàng bán( hay tổng giá thành sản phẩm bán không gồm chi phí quản lý đơn vị cơ sở và chi phí bán hàng). * Lợi nhuận thuần trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp - Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý đơn vị cơ sở * Lợi nhuận thuần sau thuế = Lợi nhuận thuần trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp . Công ty Ngọc Đức trong các năm 2005 và 2006 tình hình hoạt động sản xuất chưa ổn định, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn vì vậy chi phí đầu tư còn rất lớn. Doanh thu chưa bù đắp lại được do đó các chỉ tiêu lợi nhuận thuần trước thuế của Doanh nghiệp đều bị lỗ vìvậy Công ty chưa phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp. Sang năm 2007, tình hình hoạt động của Công ty dần bước vào ổn định bước đầu đã có lợi nhuận tuy nhiên lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được còn tương đối thấp. 2. Thống kê nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 2.1. Đặc điểm về nguồn lực của Công ty Hữu Hạn Công nghiệp Chính Xác Ngọc Đức Nguồn lực bao gồm cả thể lực và trí lực của tất cả những người lao động có mặt trong công ty. Bao gồm những người lao động có trong danh sách của Công ty, đã được ghi tên vào danh sách lao động của Công ty, do Công ty trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương 2.2. Phân loại nguồn lực của Công ty Phân loại nguồn lực của Công ty thực chất là phân loại nguồn lao động của Công ty theo các tiêu thức khác nhau. 2.2.1. Theo tính chất của lao động Công ty Ngọc Đức chia lao đông theo tiêu thức này thành hai bộ phận: Số lao động không được trả công: Số lượng lao động này chiến số ít trong Công ty. Chỉ bao gồm chủ Công ty và một số thành viên trong ban quản trị. Những người này họ tham gia làm việc trong Công ty nhưng Công ty không phải trả lương, không nhận tiền lương. Bộ phận này còn bao gồm những người đến xin làm việc tại Công ty nhưng không nhận lương của Công ty cũng như sinh viên mới tốt nghiệp xin vào thực tập tại Công ty Số lao động làm công ăn lương: Bộ phận này chiếm phần lớn trong Công ty – là những người lao động được Công ty trả lương theo ngày công thực tế đã làm việc. Họ đóng vai trò quan trọng trong Công ty. 2.2.2.Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty chia làm hai bộ phận là: Lao động trực tiếp sản xuất: Bao gồm Công nhân , những người học nghề gắn với quá trình sản xuất. Lao động làm công khác : Bao gồm các cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật, nhân viên văn phòng. bảo vệ … 2.2.3. Theo giới tính Hiện nay, Công ty bao gồm số lao động nam giới là 123 người và nữ giới là 47 người. Tuy nhiên con số này sẽ thay đổi vì Công ty sẽ tiếp tục tuyển mộ và tuyển chọn thên nguồn lực nhất là nam giới. 2.2.4. Theo trình độ lao động. Công ty hiện có 170 lao động, trong đó trên đại học là 5 người chiếm 2.94%, Đại học là 22 người chiếm 12.94%,Cao đẳng và trung cấp là 20 người chiếm 11.79%, cón lại là lao động phổ thông 123 người chiếm 72.33%. 2.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác ngọc Đức thường sử dụng các chỉ tiêu thống kê sau để đánh giá tình hình lao động của Công ty - Số lao động hiện có bình quân. - Số lượng lao động có mặt bình quân trong năm. - Tổng thời gian làm việc theo lịch ( Giờ-người và ngày-người). - Số lao động làm việc thực tế bình quân kỳ nghiên cứu. 2.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh Doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 2.4.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ( H) Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó biểu hiện trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Hiệu quả là chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất, kinh doanh ( yếu tố đầu ra ) với chi phí ( yếu tố đầu vào) cho quá trình sản xuất , kinh doanh đó. Có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng cách so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép trừ. Hiệu quả tương đối được xác định bằng cách so sánh đầu vào và đầu ra bằng phèo chia. 2.4.2.Công thức và phương pháp xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Trong thực tế hiện nay, các đơn vị cơ sở thường mới tính hiệu quả kinh tế dưới dạng hiện. Công thức tính hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ có dạng: H = KQ/ CP ( chỉ tiêu hiệu quả thuận) H’ = CP/ KQ ( Chỉ tiêu hiệu quả nghịch) * Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: - Số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ tính toán - Số lượng sản phẩn sản xuất được trong kỳ tính toán quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn. - Doanh thu - GO - VA - NVA - Lợi nhuận Nói chung khi sử dụng chỉ tiêu kết quả để đo hiệu quả thì các chỉ tiêu sau tính tổng hợp cao hơn các chỉ tiêu xếp trên nó. * Về chi phí sản xuất có thể chia ra: + Xét theo quan hệ của chi phí sản xuất với sản phẩm làm ra chia thành: Chi phí thường xuuyên. Chi phí nguồn lực + Xét theo nội dung của các loại chi phí sản xuất, chia thành: Chi phí về lao động sống. Chi phí về vốn Chi phí về đất đai Bảng dưới đây sẽ thể hịên một số chỉ tiêu về năng suất lao động và tình hình trang bị và sử dụng tổng vốn của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức năm 2007 so với năm 2006 . Bảng 1: Một số chỉ tiêu về năng suất lao động và tình hình trang bị sử dụng tổng vốn Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức Chỉ tiêu Công thức tính Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ phát triển i (lần ) Tổng giá trị sản xuất( GO) Trđ 14281 20162 1.412 Doanh thu (DT) Trđ 12116 17363 1.433 Lợi nhuận (M) Trđ -697 1508 3.32 Số lao động có bình quân trong năm () Người 79.82 158.79 1.989 Tổng vốn ( TV) Trđ 24539 32834 1.338 Năng suất lao động bình quân1 lao động tính theo GO GO/ Trđ/người 178.91 126.97 0.71 Năng suất lao động bình quân 1 lao động tính theo DT DT/ Trđ/người 151.79 109.35 0.72 Năng suất lao động bình quân một lao động tính theo lợi nhuận M/ Trđ/người - 9.496 Năng suất sử dụng tổng vốn theo GO GO/TV Trđ/Trđ 0.582 0.614 1.055 Năng suất sử dụng tổng vốn theo DT DT/TV Trđ/ Trđ 0.494 0.529 1.070 Tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng vốn M/TV Trđ/Trđ - 0.064 Mức trang bị tổng vốn trên một lao động TV/ Trđ/người 307.43 206.776 0.673 Ta thấy năng suất lao động bình quân một lao động trong năm 2007 giảm so với năm 2006 điều này là do số lượng lao động trong năm 2007 tăng gấp đôi năm 2006. Số lao động này chủ yếu còn trong giai đoạn học việc nên chưa quen với công việc do đó kết quả sản xuất chưa cao. Chương II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HỮU HẠN KỸ THUẬT CHÍNH XÁC NGỌC ĐỨC I. Lựa chọn phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 1. Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê. Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê thích hợp là một khâu rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu thống kê, giúp cho công việc nghiên cứu đi đúng hướng đạt hiệu quả chính xác hơn. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi phải sản xuất kinh doanh có lãi. Muốn vậy phải nghiên cứu tình hình thực tế của Doanh nghiệp đặt trong bối cảnh thực tế để từ đó xác định phương hướng mục tiêu trong sản xuất kinh doanh và tìm ra giải pháp trong mỗi vấn đề cụ thể. Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê thích hợp chính là mô hình hoá toán học trong các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu nghiên cứu thống kê, chỉ bằng cách này ta mới có khả năng ứng dụng rộng rãi các phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều, ứng dụng lý thuyết điều khiển, lý thuyết dự đoán…Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nhân tài vật lực. Muốn vậy Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng biến động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của việc phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, muốn việc phân tích đạt kết quả cao thì phải lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phù hợp, thoả mãn các yêu cầu sau: 1.1. Đảm bảo tính hướng đích Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phải hướng tới mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, vì vậy phương pháp phân tích được lựa chọn phải phản ánh được nhiệm vụ nghiên cứu, đó là phải phản ánh được xu thế, quy luật thời vụ, quy luật về mối liên hệ phụ thuộc, đo mức độ biến động của hiện tượng tìm ảnh hưởng của các nhân tố, vai trò các nhân tố và tiến hành dự báo. Đảm bảo tính hướng đích là hướng tới nhiệm vụ cần nghiên cứu. Các phương pháp được lựa chọn phải xoay quanh nhiệm vụ nghiên cứu.. Từ nhiệm vụ phân tích để tìm ra đối tượng phân tích, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích, công cụ phân tích… Xác định rõ nhiệm vụ phân tích thì mới giải quyết được các vấn đề cần thiết liên quan tới đề tài. Vì vậy, đảm bảo tính hướng đích trong lựa chọn phương pháp sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu thống kê đạt hiệu quả cao. 1.2.Đảm bảo tính hệ thống Việc phân tích nghiên cứu càng đi sâu càng phong phú nên thường muốn phân tích kỹ một vấn đề nào đó cần phải sử dụng một số phương pháp khác nhau. Các phương pháp thống kê được lựa chọn khi đã đảm bảo tính hướng đích thì phải đảm bảo tính hệ thống. Như ta thấy một phương pháp phân tích thống kê đưa ra không thể một lúc có thể giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu. Mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng và chỉ giải quyết được những nhiệm vụ tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê phải đảm bảo tính hệ thống tức là phương pháp này bổ xung cho phương pháp kia để cùng giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu. 1.3.Đảm bảo tính khả thi Căn cứ vào nguồn tài liệu, số liệu kết hợp với phương pháp phân tích đã lựa chọn phải làm sao để đảm bảo rằng phân tích theo các phương pháp đó là thực hiện được khả năng đi đúng hướng. 1.4.Đảm bảo tính hiệu quả Nghiã là các phương pháp phân tích đã được lựa chọn phải làm sao cho kết quả chính xác mà đạt mục đích nghiên cứu. 2.Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức 2.1. Nhu cầu và tính cần thiết cần phải lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hiện nay, Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính xác Ngọc Đức cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ phận quản lý của đơn vị có thể kiểm soát được tính hình sản xuất kinh doanh đang phát triển với tiến độ như thế nào, từ đó để đề ra những chính sách phù hợp kịp thời. Để có thể hoạch định được phương hướng, chiến lược phát triển cho công ty trong thời gian tiếp theo thì doanh nghiệp cần phải biết được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp mình hiện nay như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng tới biến động đó?Trong đó những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít. Từ đó doanh nghiệp có thể đi sâu vào phân tích và có thể dự đoán được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp cũng như kế hoạch hoạt động của Doanh nghiệp trong các năm tiếp theo. Con số thống kê là những con số biết nói vì vậy với những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh được báo cáo và phân tích bằng các phương pháp thống kê một cách rõ ràng thì kế hoạch đưa ra sẽ có sức thuyết phục hơn, có độ tin cậy cao hơn. 2.2. Một số phương pháp thống kê vận dụng thích hợp để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức Xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý của Công ty, chúng ta cần vận dụng những phương pháp thống kê để phân tích biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian và theo xu thế phát triển, cần phân tích lý giải những nhân tố ảnh hưởng đền kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự đoán cho những năm tiếp theo. Cụ thể: Phương pháp phân tích dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tượng theo thời gian, từ đó rút ra xu hướng biến động chung và có thể dự đoán sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.Vận dụng phương pháp này cho phép chúng ta biết được xu hướng biến động và tính quy luật phát triển của kết quả sản xuất kinh doanhtheo thời gian đồng thời dự đoán cho những năm tiếp theo. Phương pháp hồi quy theo thời gian là một phương pháp dùng để biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượng còn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng này được biểu hiện là một sự tiến triển nào đó kéo dài theo thời gian. Phương pháp hồi quy theo thời gian dựa trên cơ sở dãy số thời gian từ đó tìm ra một hàm số ( gọi là phương trình hồi quy ) phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian , qua hàm xu thế đó có thể dự báo cho thời gian tới. Vận dụng phương pháp này chúng ta có thể tìm ra hàm xu thế của kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự báo kết quả cho những năm tiếp theo. Phương pháp chỉ số cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng biến động từng nhân tố đến biến động chung của toàn bộ hệ thống phức tạp. Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng giá trị sản xuất ( GO), Doanh thu (G)và lợi nhuận (M). Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp, chính sách thích hợp để phát huy những nhân tố tích cực và đẩy lùi những nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý. Do thực trạng của Công ty mới thành lập nên việc dự đoán cho các năm tiếp theo còn có nhiều hạn chế và không chính xác nên em sẽ không đi sâu vào việc dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo bên cạnh đó em sẽ tập trung vào việc phân tích thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như việc tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nó trong những năm nghiên cứu.Vì vậy phương pháp chỉ số sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. II. Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức. 1. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 1.1. Khái niệm về dãy số thời gian. Dãy số thời gian là một dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu.Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm…Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số bình quân.Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi là mức độ của dãy số. Căn cứ vào mật độ của dãy số có thể chia dãy số thời gian ra các loại sau: - Dãy số số tuyệt đối - Dãy số số tương đối. - Dãy số số bình quân. 1.1.1. Dãy số số tuyệt đối: Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tuyệt đối. Dãy số tuyệt đối chia làm hai loại: - Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô của hiện tượng trong một độ dài (khoảng) thời kỳ nhất định.Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn. - Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước. Vì vậy việc cộng các trị số của các chỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng. 1.1.2. Dãy số số tương đối Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tương đối. Ví dụ: Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của một địa phương từ năm 2000 đến 2005.Hay cơ cấu sản xuất công nghiệp của địa phương qua các năm. 1.1.3.Dãy số bình quân Là dãy số mà các mức độ của nó là những số bình quân. Ví dụ: Năng suất lúa bình quân của địa phương A qua các năm từ 2000 đến 2005. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian.Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (đặc biệt đối với dãy số thời kỳ). 1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 1.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian cần nghiên cứu. 1.2.1.1. Đối với dãy số thời kỳ. Gọi yi (i=1,2,3…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau: = Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời kỳ. Những số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là dãy số thời kỳ, vì vậy áp dụng công thức trên ta có thể tính mức độ bình quân theo thời gian đối với các chỉ tiêu GO, DT, LN. Kết quả trên sẽ cho ta biết mức độ đại biếu của tất cả các mức độ GO, DT, LN trong giai đoạn mà chúng ta nghiên cứu. 1.2.1.2. Đối với dãy số thời điểm. - Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Ta giả thiết là các lượng biến biến động tương đối đều đặn trong khoảng thời gian của dãy số có công thức để tính mức độ trung bình theo thời gian là một dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau là: = Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. - Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây: = Vì dãy số thời gian về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức mà chúng ta thu thập được là dãy số thời kỳ nên với các công thức trên chúng ta không áp dụng tính toán và phân tích. 1.2.2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có: - Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn: là chênh lệch giữa mức độ của một thời kỳ nào đó với mức độ của thời kỳ liền trước nó. ∂i = yi – yi-1 - Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài, hay là chênh lệch giữa mức độ đầu của một thời kỳ nào đó và mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định. ∆i = yi – y1 ( i = 1,2 …, n) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Đại diện cho các lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối từng kỳ . = = Ta vận dụng các công thức trên để tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối, định gốc, lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân cho các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức và từ đó có thể thấy được mức độ tăng giảm tuyệt đối của kết quả sản xuất kinh doanh giữa các năm với nhau, cụ thể ở đây chúng ta sẽ thấy mức chênh lệch của GO, DT, LN giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu. 1.2.3. Tốc độ phát triển Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã phát triển với tốc độ cụ thể là bao nhiêu ( nhanh hay chậm và xu hướng sự phát triển như thế nào?). 1.2.4. Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kỳ) Phản ánh sự phát triển của hiện tượng ở thời gian i so với thời gian i-1. ti = yi / yi-1 1.2.5. Tốc độ phát triển định gốc Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian dài. Ti = yi /y1 Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và phát triển định gốc có mối liên hệ sau đây: Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. t2t3…tn = Tn hay = Ti Thứ hai: Thương của các tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó Ti / Ti-1 = ti 1.2.6. Tốc độ phát triển bình quân Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn hay nhịp điệu phát triển điển hình của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Xuất phát từ quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân thì phải dùng bình quân nhân: t = = = Chú ý: Chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng qua thời gian phát triển theo xu hướng nhất định. Khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta vận dụng các công thức trên để tính tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc, tốc độ phát triển bình quân cho các chỉ tiêu GO, DT, LN…Từ đó có thể thấy được tốc độ và xu hướng phát triển của kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian nghiên cứu. 1.2.7. Tốc độ tăng (hoặc giảm) Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã tăng (giảm ) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. - Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn): Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. ai = = - Tốc độ tăng ( giảm) định gốc: Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm ) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định. Ai = = = Ti - 1 (i = 2,3,…,n) - Tốc độ tăng hoặc giảm trung bình: Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. = ( lần ) -1 hoặc = (%) -100 Vận dụng các công thức trên trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta tính tốc độ tăng (giảm) định gốc và bình quân, từ đó có thể thấy được GO, DT, LN… giữa các thời kỳ tăng hay giảm và tăng hay giảm bao nhiêu lần. 1.2.8. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm ) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn ) Tức là cứ 1 % tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn) tương ứng với nó một quy mô cụ thể là bao nhiêu. gi = i / ai = yi-1/100 Chú ý: - Chỉ tính chỉ tiêu này cho tốc độ tăng (giảm) từng kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng (giảm ) định gốc vì nó luôn là một số không đổi. - Xét về dấu: Trong trường hợp giảm chú ý về dấu của gi. Dãy số thời gian về các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức thường nói về tổng giá trị sản xuất (GO), doanh thu (DT),và lợi nhuận (M)… Vận dụng phương pháp dãy số thời gian khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bằng các chỉ tiêu đã nêu trên cùng với số liệu thu thập được trong thời gian thực tập cho phép chúng ta phân tích mức động biến động của Go, DT, M của công ty giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu. 2. Đặc điểm vận dụng phương pháp hồi quy theo thời gian vào phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trên cơ sở dãy số thời gian người ta tìm một hàm số (gọi là phương trình hồi quy) phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian có dạng tổng quát như sau: = f(t, b0, b1,…bn) Trong đó: : Mức độ lý thuyết b0, b1,…bn : các tham số t: Thứ tự thời gian. Dựa vào tăng (giảm )tuyệt đối để lụa chọn đúng đắn các dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời phải kết hợp với một số phương pháp đơn giản khác như: Dựa vào đồ thị, dựa vào tốc độ phát triển… Các tham số bi (i =1,2,3…n) thường được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ∑(yt – ) = min Sau đây là một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng: - Phương trình đường thẳng: = b0 + b1t Phương trình đường thẳng được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn ( còn gọi là sai phân bậc 1 ) xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau dây để xác định giá trị của tham số b0 và b1: ∑y = nb0 + b1∑ t ∑ty = b0∑t + b1∑t2 - Phương trình parabol bậc 2 = b0 + b1t +b2t2 Phương trình parabol được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian , đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian.Các tham số b0 ,b1 , b2 được xác định bởi hệ phương trình sau: ∑y = nb0 + b1∑t +b2∑t2 ∑ty = b0∑t + b1∑t2 + b2∑t3 ∑t2y = b0∑t2 + b1∑t3 + b2∑t4 -Phương trình mũ: = b0.b1t Được sử dụng khi các tốc dộ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7723.doc
Tài liệu liên quan