Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THỐNG KÊ ------- o0o ------- Chuyên đề tốt nghiệp Đề tài: Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010 Họ và tên sinh viên : TRẦN THỊ MỲ Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. TRẦN THỊ KIM THU Hà Nội, năm 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THỐNG KÊ ------- o0o ------- Chuyên đề tốt nghiệp Đề tài: Phân tích thống kê thực trạng lao động

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho giai đoạn 2009 - 2010 Họ và tên sinh viên : TRẦN THỊ MỲ Chuyên ngành : THỐNG KÊ KINH TẾ XÃ HỘI Lớp : THỐNG KÊ A Khoá : 47 Hệ : CHÍNH QUY Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. TRẦN THỊ KIM THU Hà Nội, năm 2009 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NSLĐ : Năng suất lao động ĐSHN : Đường sắt Hà Nội bq : Bình quân trđ : Triệu đồng DT : Doanh thu GO : Giá trị sản xuất VA : Giá trị tăng thêm DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 1. SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 2.1: TỔ CHỨC CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 34 2. BẢNG Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu phân tích biến động qui mô lao động của công ty vận tải hành khách trong thời gian 2004 -2008 43 Bảng 2.2. Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004 -2008 44 Bảng 2.3: Số liệu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008 45 Bảng 2.4 : Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN trong năm2004-2008. 46 Bảng 2.5 : Số liệu lao động được chia theo trình độ văn hoá của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008 47 Bảng 2.6 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo trình độ văn hoá giai đoạn 2004-2008 47 Bảng 2.7 : Số liệu về bậc thợ của lao động trong công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 – 2008. 49 Bảng 2.8:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc thợ giai đoạn năm 2004-2008 49 Bảng 2.9. Bậc thợ lao động bình quân của lao động ở công ty giai đoạn 2004 -2008 50 Bảng 2.10.Số lao động hàng tháng của 3 năm ở công ty và chỉ số thời vụ các tháng về lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN. 52 Bảng 2.11 : Bảng số liệu về các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận và dạng nghịch năm 2004 và năm 2008 53 Bảng 2.12 : Bảng tính các chỉ tiêu phân tích NSLĐ bình quân của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2007 và năm 2008 57 Bảng 2.13: Bảng số liệu tính các chỉ tiêu để phân tích tiền lương bình quân tháng 10/2008 và tháng 12/2008 59 Bảng 2.14: Bảng số liệu dùng để phân tích mối quan hệ giữa tiền lương và NSLĐ 61 Bảng 2.15: Bảng số liệu dùng để phân tích quĩ phân phối lần đầu của công ty vận tải hành khách ĐSHN năm 2004 và năm 2008 62 Bảng 2.16: Bảng số liệu dùng phân tích quĩ phân phối lần đầu do ảnh hưởng của 3 nhân tố năm 2004 và năm 2008 63 Bảng 2.17 : Phân tích tình hình phân phối thu nhập của công ty năm 2008 65 Bảng 2.18: Bảng số liệu dùng phân tích doanh thu của công ty vận tải hành khách ĐSHN do ảnh hưởng của 2 nhân tố năm 2004 và năm 2008 66 Bảng 2.19: Bảng số liệu dùng để phân tích doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân tố năm 2004 và năm 2008 67 Bảng 2.20: Bảng số liệu dùng để phân tích doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân tố năm 2004 và năm 2008 69 Bảng 2.21: Bảng số liệu dùng để phân tích lợi nhuận của công ty do ảnh hưởng của 2 nhân tố năm 2007 và năm 2008 70 Bảng 2.22: Bảng số liệu phân tích lợi nhuận của công ty do ảnh hưởng của 3 nhân tố năm 2007 và năm 2008 72 3. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Số lao động của công ty từ năm 2004 - 2008 44 Biểu đồ 2.2 : Kết cấu lao động của công ty theo giới tính trong giai đoạn 2004 -2008 45 Biểu đồ 2.3: Kết cấu lao động theo độ tuổi của công ty vận tải hành khách ĐSHN trong năm 2004-2008 46 Biểu đồ 2.4 : Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN 48 theo trình độ văn hoá giai đoạn 2004-2008 48 Biểu đồ 2.5:Kết cấu lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN theo bậc thợ giai đoạn năm 2004-2008 50 Biểu đồ 2.6 : Biểu đồ gấp khúc về bậc thợ bình quân của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2008 51 LỜI MỞ ĐẦU Tính đến nay, sau hơn 15 năm thực hiện chính sách đổi mới mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm đáng khích lệ, trung bình khoảng 7%/ năm. Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trên thương trường cũng như chính trường thế giới, trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, một trong các tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên đồng thời với việc là Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức của thời đại và cần phải vượt qua để phát triển: (1) Các quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và thu hút hầu hết các quốc gia, dân tộc vào vòng xoáy của nó, (2) Khoảng cách chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các nước phát triển và kém phát triển ngày càng sâu sắc, (3) Tình trạng suy thoái chất lượng môi trường sinh thái, sự giảm sút các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng gay gắt, đe doạ sự sống và phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo,… Trong bối cảnh đó, để đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu so với các quốc gia trên thế giới thì Đảng và nhà nước Việt Nam cần có những chính sách, chủ trương thực hiện để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá để đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp hoá. Tất nhiên, để đáp ứng yêu cầu đó thì Nhà Nước phải tập trung cao độ để xây dựng nhiều nguồn lực khác nhau như: vốn tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác nguồn tài nguyên,…Tuy nhiên, ngoài các nguồn lực kể trên, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng là cần phải có con người, hay nói cách khác là phải phát triển lao động có kỹ năng, có trình độ kỹ thuật – khoa học tiên tiến mới có thể thực hiện được nhiệm vụ nặng nề này. Vì vậy, việc đào tạo, phát triển nguồn lao động ở nước ta hiện nay là một vấn đề quan trọng và cấp bách cần phải thực hiện. Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là công ty có 100% là vốn của nhà nước. Do vậy, mục tiêu của đất nước cũng chính là mục tiêu của công ty. Trong quá trình thực tập và học hỏi ở công ty, em đã tìm hiểu về lao động ở công ty và đã nắm rõ được tầm quan trọng của lao động. Vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 -2008 và giải pháp trong thời gian tới 2010 – 2012. Ngoài phần mở đầu và kết luận còn có những phần quan trọng cần nghiên cứu là: Chương I: Một số vấn đề chung về nghiên cứu thống kê lao động và đặc điểm lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. Chương II: Phân tích thống kê tình hình lao động của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. Chương III: Kiến nghị và giải pháp. Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và trình độ có hạn nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và các bác, cô, anh, chị trong công ty để bản chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 1.1.Tổng quan về lao động 1.1.1.Khái niệm về lao động, phân loại lao động 1.1.1.1.Khái niệm về lao động của doanh nghiệp Có rất nhiều khái niệm về lao động, sau đây là một số cách hiểu về lao động: Lao động là những người tạo ra thu nhập bằng những việc làm mà không bị pháp luật cấm. Số lượng lao động của doanh nghiệp là những người lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý sử dụng sức lao động và trả lương. Theo khái niệm trên, lao động của doanh nghiệp gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp hoặc làm việc cho doanh nghiệp; loại trừ những người chỉ nhận nguyên, vật liệu của doanh nghiệp cung cấp và làm việc tại gia đình họ (lao động tại gia). Những người đến làm việc tại doanh nghiệp nhưng chưa được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp như: sinh viên thực tập, lao động thuê mướn tạm thời trong ngày… thì không được tính vào số lượng lao động của doanh nghiệp công nghiệp. 1.1.1.2.Phân loại lao động Có rất nhiều tiêu thức phân loại lao động, dưới đây là một số tiêu thức phân loại đặc trưng : Theo tính chất của lao động: Số lao động không được trả công: bao gồm các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong ban quản trị của các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty tư nhân tham gia làm việc và số công nhân gia đình không được trả lương. Những người học nghề đang trong quá trình đào tạo nghề mà không nhận tiền công, tiền lương cũng được tính vào chỉ tiêu này. Số lao động làm công ăn lương: là những người lao động được doanh nghiệp công nghiệp trả lương theo mức độ hoàn thành công việc được giao, bao gồm: tổng số lao động và người học nghề (nếu như họ nhận được tiền công, tiền lương) trong doanh nghiệp, những người làm việc bên ngoài doanh nghiệp (trừ lao động tại gia) mà được doanh nghiệp trả lương (như nhân viên bán hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,…). Lao động làm công ăn lương của doanh nghiệp công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất, kinh doanh: Lao động trực tiếp: bao gồm những người lao động và số học nghề được trả lương. Hoạt động lao động của họ trực tiếp gắn với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp: bao gồm tất cả những người lao động làm công ăn lương còn lại ngoài số công nhân sản xuất và số học nghề được trả lương như: các cán bộ quản lý hành chính, các nhân viên giám sát, bảo vệ, thu mua nguyên, vật liệu…. cho doanh nghiệp. 1.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nguồn lao động Dân số : nước ta có qui mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số bình quân tương đối cao. Do dân số tăng nhanh nên hàng năm lực lượng lao động được bổ sung với một số lượng đáng kể. Lực lượng lao động dồi dào là một lợi thế của nước ta, song đây cũng là một thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm. Cung và cầu lao động: + Cung sức lao động là tổng thể nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội,tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động,có năng lực lao động và có cả số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động nhưng thực tế tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội. Cung lao động chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: qui mô và tốc độ tăng dân số, định chế pháp lý về lao động,tình trạng thể chất của người lao động, vấn đề đào tạo nghề nghiệp và tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường. + Cầu về sức lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành nghề trong một thời gian nhất định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường. - Khu vực: nông thôn hay thành thị - Vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng Bằng SCL, Đồng Bằng Sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ. - Đặc điểm của người lao đông: + Giới tính: nam hay nữ. + Trình độ học vấn: - Di chuyển lao động: di cư từ nông thôn ra thành thị, từ ngành nghề này sang ngành nghề khác, từ nơi làm việc có thu nhập thấp sang nơi làm việc có thu nhập cao, từ nơi có ít cơ hội việc làm đến nơi có nhiều cơ hội việc làm (như các khu công nghiệp, các khu đô thị, các khu chế xuất,…). Đây là một qui luật tự nhiên trong quá trình phát triển đến vùng phát triển hơn, từ nông thôn ra thành thị có xu hướng gia tăng, khó kiểm soát. Ở nước ta vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ người lao động đến tìm việc nhiều nhất. 1.1.2. Những vấn đề chung về năng suất lao động ( NSLĐ ) 1.1.2.1. Khái niệm năng suất và mức năng suất lao động. Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động. Mức năng suất lao động được xác định bằng số lượng (hay giá trị) sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí (dạng thuận), hoặc được xác định bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị giá trị kết quả sản xuất, kinh doanh (dạng nghịch). Kết quả sản xuất kinh doanh có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm qui chuẩn và tính bằng tiền tệ (giá trị sản xuất - GO, giá trị tăng thêm - VA, giá trị gia tăng thuần - NVA, doanh thu - DT, doanh thu thuần - DT’). Còn lao động hao phí để tạo ra kết quả sản xuất, kinh doanh có thể được tính bằng số người, số ngày – người và giờ - người thực tế làm việc. 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ. Các nhân tố thuộc bản thân người lao động: Độ tuổi: phản ánh năng lực, sức khoẻ của người lao động khi tham gia vào lao động. Từ đó chúng ta xác định được xu hướng của lao động là lao động già hay lao động trẻ thì làm cho NSLĐ giảm hay tăng. Trình độ văn hóa: cho biết thông tin về chất lượng làm việc của từng lao động từ đó có kế hoạch điều chỉnh nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động của sản phẩm và công việc. Thâm niên công tác và nghề: thâm niên nghề của lao động tăng lên phản ánh trình độ chuyên môn và trình độ thành thạo tăng lên, đồng thời tuổi đời của lao động cũng tăng lên. Từ đó, đánh giá được NSLĐ của lao động là tăng, nhưng chỉ tiêu thâm niên công tác và nghề chỉ có hiệu quả quan sát ở một giới hạn nhất định. Trình độ chuyên môn: cho biết chuyên môn của từng lao động là lĩnh vực nào. Chẳng hạn, một người lao động chuyên về công tác tài chính thì khi làm về ngành tài chính thì đạt NSLĐ cao nhưng khi họ làm về ngành tin học thì NSLĐ của họ sẽ thấp vì họ không có chuyên môn, hiểu biết nhiều về tin học. Các nhân tố liên quan đến tổ chức lao động, chính sách phân phối: Trình độ cán bộ quản lý: đánh giá cách quản lý lao động của nhân viên cấp trên đối với nhân viên cấp dưới có đạt hiệu quả tốt không. Qui mô sản xuất kinh doanh: qui mô sản xuất kinh doanh rộng hay hẹp, số lượng lao động nhiều hay ít ảnh hưởng tới NSLĐ. Hình thức trả thù lao lao động: có nhiều hình thức trả thù lao lao động nhưng mỗi hình thức lại có ảnh hưởng khác nhau tới NSLĐ. Ví dụ hình thức trả thù lao lao động theo sản phẩm, người lao động làm được nhiều sản phẩm thì lương cao nhưng sản phẩm phải đạt yêu cầu, khi đó người lao động sử dụng năng lực của mình để tạo ra nhiều sản phẩm tốt và kết quả là NSLĐ tăng. Mức trả thù lao lao động: ảnh hưởng rất lớn tới NSLĐ. Nếu một doanh nghiệp trả lương cho công nhân quá thấp thì họ sẽ làm việc với NSLĐ thấp thậm chí là bỏ việc, còn nếu trả cho họ lương hấp dẫn thì họ miệt mài làm việc và cho kết quả tốt. Các nhân tố liên quan đến môi trường lao động: Môi trường âm thanh: đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Nếu doanh nghiệp đòi hỏi người lao động bỏ chất xám vào công việc thì môi trường làm việc phải yên lặng thì NSLĐ mới đạt hiệu quả, còn nếu môi trường ồn ào thì họ sẽ không làm việc được. Do đó, từng loại công việc mà doanh nghiệp bố trí nơi làm việc cho người lao động phù hợp. Môi trường ánh sáng: khi môi trường làm việc đủ ánh sáng thì người lao động mới làm việc được. Nếu vì một lý do nào đó, ánh sáng tối quá hay sáng quá người lao động làm việc sẽ không đạt năng suất cao. Môi trường không khí: đây là yếu tố cần thiết cho sự sống của con người. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú ý để đảm bảo cho người lao động làm việc trong môi trường không khí trong lành để đạt kết quả tốt nhất. Các yếu tố liên quan đến công nghệ và kỹ thuật: Trang bị vốn và tài sản cho lao động: mỗi doanh nghiệp có một hay nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Mỗi hình thức kinh doanh cần trang bị cho người lao động những công cụ, vật dụng để họ làm việc. Ví dụ, khi hàn cần phải trang bị cho người lao động kính che mắt, máy hàn,… Chi phí cho công nghệ: một doanh nghiệp vừa hay nhỏ thì phải biết trang bị các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp mình. 1.1.3. Thu nhập và tiền lương của người lao động. 1.1.3.1.Khái niệm về thu nhập và tiền lương của người lao động. Tiền lương, nói một cách đơn giản là sự phản ánh giá trị sức lao động trong sản phẩm mà người lao động làm được. Thu nhập là số tiền mà người lao động có được từ các hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế. Tổng quỹ lương của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định là tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động theo kết quả lao động của họ dưới các hình thức, các chế độ tiền lương và chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành. 1.1.3.2.Các nguồn hình thành thu nhập của người lao động: Thu nhập từ tiền lương và các khoản có tính chất lương. Thu nhập nhận từ quỹ BHXH trả thay lương do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch Thu nhập hỗn hợp là thu nhập từ kinh tế phụ gia đình và kinh tế cá thể. Thu nhập khác. 1.2.Một số phương pháp thống kê lao động 1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động. 1.2.1.1.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng lao động a . Các chỉ tiêu thống kê phản ánh quy mô lao động ♦ Chỉ tiêu thời điểm là số lượng lao động có ở thời điểm nào đó trong kỳ nghiên cứu, phản ánh qui mô (khối lượng) số lao động tại những thời điểm nhất định. ♦ Chỉ tiêu thời kỳ là số lượng lao động có ở thời kỳ nào đó trong kỳ nghiên cứu, phản ánh số lao động trong cả thời kỳ dài hay phản ánh mức độ đại biểu của lao động trong từng thời kỳ. Cách tính số lượng lao động có bình quân trong kỳ nghiên cứu như sau: Đối với kỳ ngắn, số lao động biến động không nhiều : Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách bằng nhau: Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau: = là độ dài thời gian có số lao động tương ứng Các chỉ tiêu thống kê phản ánh kết cấu lao động Kết cấu lao động được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, sau đây là một số tiêu thức được đề cập đến. Công thức tính: Trong đó: - cơ cấu lao động theo tiêu thức i - số lượng lao động theo tiêu thức i - tổng số lao động tham gia tính cơ cấu Từ công thức trên kết cấu lao động có thể chia theo các chỉ tiêu sau: Theo giới tính: cho phép đánh giá năng lực sản xuất xét từ nguồn nhân lực, đào tạo và bố trí lao động cho phù hợp với đặc điểm của từng giới. Theo độ tuổi: cho phép đánh giá năng lực sản xuất xét từ nguồn nhân lực, đào tạo và đào tạo lại lao động. Theo trình độ học vấn : được dùng để nghiên cứu năng lực sản xuất, chất lượng của từng lao động. Theo bậc thợ: nghiên cứu chất lượng của lao động, phân tích ảnh hưởng của nó đến chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của các đơn vị trong cơ chế thị trường. Nó là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động. 1.2.1.2.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh thời gian lao động Các chỉ tiêu thống kê phản ánh quỹ thời gian làm việc theo ngày – người Tổng số ngày – người theo lịch là toàn bộ số ngày – người tính theo ngày lịch của kỳ nghiên cứu. Tổng số ngày – người theo lịch bằng (=) Số lao động có bình quân nhân với (×) Số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu. Tổng số ngày – người theo lịch bao gồm hai bộ phận: Tổng số ngày – người theo chế độ lao động và tổng số ngày người nghỉ lễ, nghỉ thứ bẩy và chủ nhật. Tổng số ngày – người theo chế độ lao động là tổng số ngày – người Nhà nước quy định người lao động phải làm việc trong kỳ nghiên cứu. Tổng số ngày – người nghỉ thứ bẩy và chủ nhật bằng (=) Số lao động có bình quân nhân với (×) Số ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ bầy và chủ nhật của kỳ nghiên cứu. Tổng số ngày – người theo chế độ lao động bao gồm tổng số ngày – người có thể sử dụng cao nhất vào sản xuất, kinh doanh và tổng số ngày – người nghỉ phép năm. Tổng số ngày – người có thể sử dụng cao nhất vào sản xuất, kinh doanh là quỹ thời gian tính theo ngày – người doanh nghiệp có thể huy động tối đa vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Số ngày – người nghỉ phép năm bằng (=) Số lao động có bình quân nhân với (×) Số ngày nghỉ phép theo chế độ quy định cho một lao động trong danh sách. Tổng số ngày – người có thể sử dụng cao nhất vào sản xuất kinh doanh bao gồm tổng số ngày – người có mặt theo chế độ lao động và tổng số ngày – người vắng mặt. Số ngày – người vắng mặt là toàn bộ số ngày – người lao động không có mặt ở nơi làm việc vì các lý do như ốm đau, sinh đẻ, đi học, hội họp hoặc nghỉ không lý do. Tổng số ngày – người có mặt theo chế độ lao động là tổng số ngày – người lao động có mặt tại nơi làm việc để nhận nhiệm vụ sản xuất. Tổng số ngày – người có mặt theo chế độ lao động bao gồm tổng số ngày – người đã làm việc theo chế độ lao động và tổng số ngày – người ngừng việc. Số ngày – người ngừng việc là toàn bộ số ngày – người lao động có mặt tại nơi làm việc nhưng không được giao việc làm do lỗi tại doanh nghiệp như không bố trí kịp thời công việc, mất điện, máy hỏng, hoặc do yếu tố khách quan như do thời tiết : bão, lũ lụt,… Tổng số ngày – người làm việc theo chế độ lao động là tổng số ngày – người lao động đã thực tế làm việc trong tổng số ngày – người có mặt theo chế độ lao động. Tổng số ngày – người thực tế làm việc bằng (=) tổng số ngày – người làm việc theo chế độ lao động cộng với (+) số ngày – người làm thêm ngoài chế độ lao động. Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thời gian lao động tính bằng ngày – người đã thực tế được sử dụng vào sản xuất kinh doanh (kể cả trong và ngoài chế độ lao động). Các chỉ tiêu thống kê phản ánh quỹ thời gian làm việc theo ngày – giờ Tổng số giờ - người theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ - người mà chế độ (hoặc hợp đồng lao động) quy định người lao động phải làm việc trong kỳ nghiên cứu.Tổng số giờ - người theo chế độ lao động bằng (=) tổng số ngày – người đã thực tế làm việc nhân với (×) số giờ của một ca làm việc theo chế độ lao động. Số giờ - người ngừng việc trong ca là toàn bộ số giờ - người không được làm việc trong ca làm việc do lỗi tại doanh nghiệp (máy hỏng, mất điện,.. ) hoặc do lỗi tại người lao động (ốm đau bất thường, đi muộn, về sớm,…) hoặc do chế độ cho phép, nghỉ hội họp, cho con bú,... Tổng số giờ - người làm việc theo chế độ lao động là toàn bộ số giờ - người lao động đã thực tế làm việc trong những ngày làm việc thực tế của kỳ nghiên cứu. Tổng số giờ - người thực tế làm việc bằng (=) tổng số giờ - người làm việc theo chế độ lao động cộng với (+) số giờ - người làm thêm ngoài chế độ lao động. 1.2.1.3.Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh NSLĐ Các chỉ tiêu NSLĐ dạng thuận Công thức tính NSLĐ dạng thuận: Trong đó : Q là kết quả sản xuất, kinh doanh trong kỳ L là số lao động trong kỳ là NSLĐ dạng thuận Q có thể được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và có thể tính bằng tiền tệ (GO, NVA, VA, DT, DT’), còn L được tính bằng số người, số ngày – người, số giờ - người thực tế làm việc tạo ra Q. Cụ thể hoá công thức trên ta có các cách tính NSLĐ như sau: + NSLĐ bình quân một lao động - , là số lao động bình quân có trong kỳ: + NSLĐ bình quân một ngày - người thực tế làm việc - , NN - số ngày - người thực tế làm việc trong kỳ: + NSLĐ bình quân một giờ - người làm việc - , GN - số giờ - người thực tế làm việc trong kỳ: b. Các chỉ tiêu NSLĐ dạng nghịch NSLĐ dạng nghịch là NSLĐ mà được tính bằng cách nghịch đảo của NSLĐ dạng thuận hay còn gọi là suất tiêu hao lao động. Công thức tính NSLĐ dạng nghịch : Trong đó : L là số lao động có trong kỳ. Q là kết quả sản xuất, kinh doanh tạo ra trong kỳ. là NSLĐ dạng thuận trong kỳ. Với công thức tổng quát trên ta có các công thức tính NSLĐ dạng nghịch cụ thể như sau: Mức hao phí lao động (): Mức hao phí 1 ngày – người làm việc - , NN (số ngày - người thực tế làm việc trong kỳ) Mức hao phí 1 giờ - người làm việc - , GN (số giờ - người làm việc thực tế trong kỳ) « Mức NSLĐ bình quân của một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất, kinh doanh. Công thức tính : Q= nên Hay = Trong đó : mức NSLĐ của từng bộ phận trong tổng thể k= kết cấu (hay tỷ trọng) lao động của từng bộ phận trong tổng số lao động của tổng thể. 1.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tiền lương lao động Các chỉ tiêu tổng quỹ lương. « Căn cứ theo hình thức và chế độ trả lương: Quĩ lương trả theo sản phẩm gồm: lương sản phẩm không hạn chế, lương sản phẩm luỹ tiến, lương sản phẩm có thưởng, lương trả theo sản phẩm cuối cùng. Quĩ lương trả theo thời gian gồm: lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. « Căn cứ theo loại lao động: Quĩ lương của lao động làm công ăn lương là các khoản tìên lương trả cho công nhân sản xuất, học nghề, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế,… Quĩ lương của công nhân sản xuất là các khoản tiền trả cho công nhân sản xuất và số học nghề được doanh nghiệp trả lương. « Căn cứ theo các độ dài thời gian làm việc khác nhau trong kỳ nghiên cứu: Tổng quĩ lương giờ là tiền lương trả cho tổng số giờ- người thực tế làm việc (trong và ngoài chế độ lao động), kèm theo các khoản tiền thưởng gắn liền với tiền lương giờ như tăng năng suất, … Tổng quĩ lương ngày là tiền lương trả cho tổng số ngày - người thực tế làm việc (trong và ngoài chế độ lao động), kèm theo các khoản phụ cấp trong phạm vi ngày làm vịêc như tiền trả cho thời gian ngừng việc trong ca không phải lỗi do người công nhân, tiền trả cho phế phẩm trong mức qui định,… Tổng quĩ lương tháng là tiền lương trả cho công nhân sản xuất của doanh nghiệp trong tháng, bao gồm tiền lương ngày và các khoản phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho người công nhân trong thời gian nghỉ phép năm, tiền trả cho thời gian ngừng việc trọn ngày không phải do lỗi người công nhân,… Các chỉ tiêu tiền lương bình quân Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất phản ánh mức tiền công nhận được tính trên một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất, kinh doanh. Công thức: Trong đó : F - tổng quỹ lương trong kỳ. L - số lượng lao động đã hao phí cho sản xuất, kinh doanh. - tiền lương bình quân trong kỳ. Từ công thức tổng quát trên có thể xác định một số chỉ tiêu tiền lương bình quân cụ thể như sau: + Tiền lương bình quân giờ : ( GN: tổng số giờ - người thực tế làm việc ) + Tiền lương bình quân ngày : ( NN- tổng số ngày - người thực tế làm việc ) + Tiền lương bình quân tháng : 1.2.2. Một số phương pháp phân tích thống kê Phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Đây là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Đặc điểm vận dụng: dùng phương pháp phân tổ để biểu hiện kết cấu lao động theo giới tính, độ tuổi, bậc thợ, trình độ đại học,…Ngoài ra, phương pháp này còn dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức như mối liên hệ giữa độ tuổi với bậc thợ,…. Phương pháp đồ thị Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê. Đồ thị thống kê sử dụng các con số kết hợp với các hình vẽ , đường nét và màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Dùng đồ thị thống kê nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Đặc điểm vận dụng : dùng đồ thị cột để so sánh số lao động giữa các năm, biểu hiện kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng. Dùng đồ thị tuyến tính để biểu hiện bậc thợ bình quân của lao động qua các năm. Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan Phân tích hồi quy và tương quan là phương pháp phản ánh mối liên hệ tương quan hay mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Cứ mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân sẽ có nhiều giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả. Tuỳ vào từng đối tượng nghiên cứu có thể chọn ra một, hai, ba,… tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Các tiêu thức nguyên nhân được chọn là các tiêu thức có ảnh hưởng lớn đến tiêu thức kết quả. Đặc điểm vận dụng: nghiên cứu mối liên hệ giữa NSLĐ của lao động với trình độ chuyên môn, tuổi nghề, trình độ văn hoá và tuổi đời. Không phải khi trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa của lao động được nâng cao hay tuổi nghề, tuổi đời của lao động tăng thì NSLĐ cũng tăng theo một tỷ lệ tương ứng. Do đó, đây là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ, không được biểu hiện một cách rõ ràng trên từng đơn vị cá biệt. Theo đó, ta thấy được trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tuổi nghề và tuổi đời là các tiêu thức nguyên nhân còn NSLĐ là tiêu thức kết quả. Phương pháp phân tích dãy số thời gian. Phân tích dãy số thời gian là phương pháp cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian. Đặc điểm vận dụng: dùng các chỉ tiêu lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng, tốc độ phát triển,…để phân tích đặc điểm biến động của số lao động và NSLĐ. Từ đó, cho biết quy luật biến động và mức độ biến động của hiện tượng. Phương pháp chỉ số Chỉ số là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Dùng phương pháp chỉ số có tác dụng: + Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. + Biểu hiện biến động của hiện tượng qua không gian khác nhau. + Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu. + Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. Đặc điểm vận dụng: phương pháp chỉ số cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự biến động của các nhân tố như NSLĐ bình quân, tiền lương bình quân, sự ảnh hưởng của các yếu tố tới doanh thu, lợi nhuận của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, hệ thống chỉ số được chia làm 5 nhóm như sau: « Hệ thống chỉ số phân tích biến động NSLĐ bình quân của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. MH1: NSLĐ bình quân của công ty năm 2008 tăng so với năm 2004 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - NSLĐ từng bộ phận trong kỳ. - Kết cấu lao động trong kỳ « Hệ thống chỉ số phân tích biến động tiền lương bình quân của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. MH2: Tiền lương bình quân của công ty tháng 12 năm 2008 tăng so với tháng 10 năm 2008 do: Tiền lương của từng lao động Kết cấu lao động trong kỳ. « Hệ thống chỉ số phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới quỹ lương, quỹ phân phối lần đầu của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội. MH3: Quỹ phân phối lần đầu của lao động do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Thu nhập bq 1 lao động trong kỳ - - Số la._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2373.doc