Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh xây lắp tại Công ty Xây lắp Thương mại 1

Tài liệu Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh xây lắp tại Công ty Xây lắp Thương mại 1: ... Ebook Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh xây lắp tại Công ty Xây lắp Thương mại 1

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh xây lắp tại Công ty Xây lắp Thương mại 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tính cấp thiết của đề tài. Qua quá trình thực tập giai đoạn I tại Công ty Xây lắp Thương mại I em nhận thấy vấn đề phân tích thực trạng kinh doanh xây lắp có tác dụng lớn đến việc đưa ra các giải pháp kinh doanh trong từng thời kỳ. Phân tích thực trạng làm ăn của Công ty để có thể nhận định đúng được tình hình kinh doanh Công ty đang diễn ra như thế nào, Công ty đang làm ăn có hiệu quả hay không có hiệu quả, Công ty cần phải làm gì để cải thiện ngay tình hình kinh doanh vật liệu xây dựng tại các Trung tâm VLXD của Công ty trong giai đoạn giá cả VLXD tăng nhanh như hiện nay. Tthông qua phân tích thực trạng để nhà quản trị đưa ra những biện pháp kịp thời đối ứng với những diễn biến phức tạp của thị trường, điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách hợp lý để đảm bảo yêu cầu kế hoạch kinh doanh xây lắp mà Công ty đã đề ra. Do vậy, em xin chọn đề tài trên làm chuyên đề thực tập cho giai đoạn tiếp theo. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề về thực trạng kinh doanh xây lắp tại Công ty Xây lắp Thương mại I. Phạm vi nghiên cứu là Công ty Xây lắp Thương mại I trực thuộc Bộ Thương Mại. III. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề có tính chất lý luận, kết hợp với các phương pháp khác nhau như: phương pháp phân tích toán học; phương pháp so sánh; phương pháp mô phỏng; phương pháp thống kê và tổng hợp một cách logic các dữ liệu tại Công ty Xây lắp Thương mại I. Chuyên đề khái quát những thành công và hạn chế của Công ty trên hai lĩnh vực chính là kinh doanh vật liệu xây dựng và xây lắp các công trình, từ đó đề xuất một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp IV. Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý thông tin. Trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp tôi sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra giao tiếp và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý công ty về thực trạng kinh doanh xây lắp của Công ty, ngoài ra còn sử dụng tổng hợp các hình thức khai thác thông tin như qua điện thoại, email, thư viết tay,… Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu là các chuyên đề, bài báo cáo thực tập của các anh chị đã từng thực tập tại Công ty và một số tài liệu ở các doanh nghiệp xây dựng mà Công ty Xây lắp Thương mại I liên danh. V. Kết cấu nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Xây lắp Thương mại I Chương II: Phân tích thực trạng kinh doanh xây lắp tại Công ty Xây lắp Thương mại Chương III: Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I Lêi nãi ®Çu Từ đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 06/ 1986) đã đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Đó là việc chuyển đổi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội mới và cả những thách thức mới cho các doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp từ chỗ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước trở thành doanh nghiệp độc lập tự chủ, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã bị thua lỗ phải giải thể, song cũng có không ít những doanh nghiệp do hoạt động có hiệu quả nên không những đứng vững trên thị trường mà ngày càng phát triển hơn trước. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường bắt buộc họ phải luôn tìm kiếm và áp dụng các biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình. Trong quá trình đó việc phân tích thực trạng kinh doanh là tiền đề, nền tảng trả lời cho các câu hỏi Công ty đang ở tình trạng nào? Những vấn đề đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong kinh doanh xây lắp?... Phân tích thực trạng để nhận định đúng đắn về các vấn đề nổi cộm trong nội bộ Công ty đồng thời xác định diễn biến, xu hướng thị trường giúp cho người lãnh đạo đưa ra quyết sách trúng nhất trong từng thời điểm, thời kỳ và giúp Công ty có được các giải pháp khả thi, các kế hoạch sản xuất kinh doanh xây lắp sát thực, các định hướng rõ ràng phù hợp với điều kiện của Công ty và thị trường. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh xây lắp tại Công ty Xây lắp Thương mại I” Em đã phân tích chi tiết tình hình kinh doanh xây lắp của Công ty giai đoạn 2001-2005 chỉ ra những điểm đạt được, những điểm còn tồn tại đồng thời giải thích các tồn tại đó, chỉ ra nguyên nhân, cơ chế gây ra hạn chế và hướng giải quyết khắc phục tại Công ty Xây lắp Thương mại I. Mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn ngủi nên bản chuyên đề của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của toàn thể các thầy cô giáo trong trường, các chú, các cô trong Công ty Xây lắp Thương mại để em có thể hoàn thiện tốt bản chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Hoàng Nam đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Tùng Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Xây lắp Thương mại I I. Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Thông tin chung về công ty. Tên công ty: Công ty Xây lắp Thương mại I Tên giao dịch quốc tế: Building Installing Company (B.I.C ) Cơ quan chủ quản: Bộ Thương Mại Địa chỉ: 605 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: (844.4) 9712584 & 9716636 Fax: (844.4) 8621116 Đại diện doanh nghiệp: Tổng giám đốc - Kỹ sư Đỗ Công Toàn Tài khoản: 710A – 00101 Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng – Hà Nội Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 585/TM/TCCB ngày 28/05/1993 do Bộ Thương Mại cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108838 ngày 12/07/1997 do Bộ Xây Dựng cấp Công ty Xây lắp thương mại I là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tổ chức hoạt động và chịu sự quản lý của Nhà nước theo pháp luật quy định. 1.2. Quá trình phát triển. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, Bộ Nội thương đã ra quyết định 217/QĐ-NT ngày 18/04/1969 thành lập công ty Xây lắp Nội thương khu nam sông Hồng, gọi tắt là công ty Xây lắp Nội thương I, trụ sở đóng tại Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Nhiệm vụ công ty lúc đó là tổ chức thi công xây lắp các công trình cơ bản của ngành Nội thương. Ra đời trong lúc cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn ác liệt, công ty Xây lắp Thương mại I đã góp một phần vào cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc. Công ty đã trực tiếp xây dựng nhiều cửa hàng bách hoá, cửa hàng lương thực, thực phẩm, các cụm kho chứa hàng. Qua bao nhiêu năm kể từ khi thành lập, công ty đã phát triển qua các giai đoạn sau đây: 1.2.1 Giai đoạn 1969-1972 Mặc dù vừa mới thành lập, Công ty Xây lắp Nội thương đã bước ngay vào công cuộc xây dựng đất nước, phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Công ty đã trực tiếp xây dựng nhiều cửa hàng bách hoá, các cửa hàng lương thực, thực phẩm, các cụm kho chứa hang tại Đồng Mỏ - Lạng Sơn, kho xăng dầu tiên lãng Hải Phòng, cải tạo kho Văn Điển, xây dựng nhà cao tầng đầu tiên tại số 9 Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Có thể khẳng định Công ty Xây lắp Nội thương mại I là đơn vị chủ lực của ngành Nội thương, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do cấp trên giao cho. 1.2.2. Giai đoạn 1973-1978 Trong giai đoạn này, Công ty xây lắp Nội thương mại I đã tham gia xây dựng nhiều công trình tạo cơ sở vật chất cho ngành Nội thương nói riêng và miền Bắc XHCN nói chung. Đó là các công trình kho lạnh Thái Bình, Đồng Văn, Nam Định, Cao Bằng, các cụm kho nông sản Vĩnh Tuy, của thực phẩm công nghệ, của bong cải sợi. 1.2.3. Giai đoạn 1979-1987 Công ty đã cử một đội ngũ cán bộ lên tăng cường cho các tỉnh biên giới, đã tham gia xây dựng nhiều kho tàng phục vụ cho các ngành tại các tỉnh biên giới phía Bắc như các cửa hang thương nghiệp, kho muối và các kho dự trữ Nà Phặc – Cao Bằng hoặc các công trình cụm kho, nhà cao tầng khác. 1.2.4. Giai đoạn 1988-1993 Giai đoạn này đất nước ta bước vào thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nhiều doanh nghiệp đã không thích ứng thậm chí còn bị phá sản, giải thể. Song công ty Xây lắp Nội thương đã thích ứng kịp thời để phát triển. Cũng trong giai đoạn này công ty được Bộ giao them nhiệm vụ sản xuất xi măng và các sản phẩm từ xi măng panen, gạch lát và các loại tấm đan. Ngoài ra, công ty còn phát triển thêm nhiệm vụ kinh doanh vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất hỗ trợ cho xây lắp, thúc đẩy sản xuất và giải quyết công ăn việc làm. Một số mặt hàng mới như các loại cửa nhôm kính, cửa cuốn. Có thể nói, trong giai đoạn này công ty đã chớp nhoáng thời cơ để tăng nhanh tốc độ phát triển của mình. 1.2.5. Giai đoạn 1993-1998 Giai đoạn này, đất nước ta luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao của khu vực và thế giới tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển. Năm 1993 Công ty Xây lắp Thương mại I trực thuộc Bộ Thương Mại. Sự chuyển đổi này làm cho thế và lực của công ty tăng thêm song cũng đòi hỏi không ít thách thức to lớn. Sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo Công ty, sự toàn tâm toàn ý của cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm của Bộ Thương Mại, sự cổ vũ động viên của các địa phương nơi công ty thi công xây lắp, sự giúp đỡ của các đơn vị thi công là động lực to lớn cho công ty vươn lên tầm cao hơn. Trong giai đoạn này, phương châm chiến lược của công ty là củng cố chữ “Tín” bằn những công trình đảm bảo tiến độ nhanh, chất lượng tốt, giá thành hợp lý nên công nghệ xây lắp của công ty đã được khẳng định bằng công trình khách sạn Thuỷ Tiên đạt tiêu chuẩn chất lượng 3 sao, công trình khách sạn 4 sao Bảo Sơn, trụ sở báo đầu tư nước ngoài, trụ sở Uỷ ban kế hoạch tỉnh Lạng Sơn. Công ty cũng được giao nhiệm vụ đó là thi công trong lĩnh vực thuỷ lợi và giao thông. Ngoài ra công ty đã được Bộ Thương Mại quan tâm phê duyệt dự án đầu tư khôi phục, cải tạo nâng cấp xi măng Nội thương. Bằng tinh thần cố gắng phát huy nội lực, Công ty đã đổi mới dây truyền công nghệ đầu tiên đạt tiêu chuẩn song hoàn toàn làm trong nước. Mặt khác, ngoài sản phẩm xi măng PC 30, Công ty còn thêm sản phẩm xi măng đặc chủng. Từ tháng 7/ 1993 Bộ Thương Mại giao cho công ty quản lý nhà các khu của Bộ, mặc dù địa bàn rộng, có nhiều phức tạp song công ty đã hoạt động đi vào nề nếp, công tác sửa chữa nâng cấp nhà được nâng lên. Hoạt động đối ngoại của công ty đã mở rộng ra những hướng phát triển mới trong liên doanh liên kết, kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang tạo cho công ty những bước phát triển nhanh hơn. Đây là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh của Công ty trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh. 1.2.7. Giai đoạn 1998-2003 Đây là thời kỳ phát triển mạnh và vững chắc của Công ty Xây lắp Thương mại I. Tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của Công ty trên dưới một lòng nhất trí cùng quyết tâm góp sức lực và trí tuệ cùng đưa Công ty phát triển, hoà mình vào dòng chảy chung của đất nước. Các chỉ tiêu hiệu quả không những giữ vững mà còn nâng cao hơn trước, hứa hẹn những kết quả tốt của các giai đoạn tiếp theo. II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 2.1.1. Bộ máy quản trị của Công ty XLTM-I Bộ máy quản lý của công ty Xây lắp Thương mại I được sắp xếp theo 2 cấp: Tổng giám đốc công ty và Giám đốc điều hành xí nghiệp. Giúp việc cho Tổng giám đốc có 3 phó tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực của công ty. BỘ THƯƠNG MẠI Sơ đồ tổ chức công ty Xây lắp Thương mại I-Bộ Công ty Xây lắp Thương mại I Thương Mại Phßng KÕ ho¹ch Kinh doanh Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng kü thuËt thi c«ng Phßng tæ chøc hµnh chÝnh Ban dù ¸n Chi nh¸nh I Hµ TÜnh Chi nh¸nh II L¹ng S¬n X.N.X.D. II Hµ Néi Chi nh¸nh III Hµ Nam Chi nh¸nh V Nam §Þnh Chi nh¸nh IV Gia L©m Trung t©m kinh doanh VLXD Chi nh¸nh TPHCM X.N.X.D. §øc Giang X.N. Xi m¨ng Néi th­¬ng X.N Qu¶n lý nhµ HN X.N vËt liÖu x©y dùng §éi XD II Hµ Néi NhiÖm vô C. Ty Khèi ®a diÖn Khèi x©y l¾p Khèi x©y l¾p Khèi kinh doanh X©y l¾p S¶n xuÊt Kinh doanh VLXD XuÊt nhËp khÈu Kinh doanh vµ qu¶n lý n­íc Chi nh¸nh I Chi nh¸nh II Chi nh¸nh III Chi nh¸nh IV Chi nh¸nh V Chi nh¸nh TPHCM XÝ nghiÖp XD I XÝ nghiÖp XD II §éi X. Dùng II XÝ nghiÖp VLXD XÝ nghiÖp xi m¨ng Néi th­¬ng XÝ nghiÖp qu¶n lý nhµ Trung t©m kinh doanh VLXD Trung t©m VLXD vµ Th­¬ng m¹i II Gi¸m ®èc C«ng ty 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. a. Giám đốc công ty: Được cơ quan Nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung trước toàn công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có thẩm quyền điều hành cao nhất trong Công ty, phụ trách công tác đầu tư, quản lý tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, tổ chức quản lý mọi hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh thi đua, khen thưởng. b. Phó giám đốc công ty: Giúp giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước Công ty và giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. c. Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ của xã hội, khả năng hoạt động của Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời các mặt hàng trong kinh doanh xuất nhập khẩu. - Tham mưu cho giám đốc công ty các phương án, kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh xuất nhập khẩu để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch quý, năm của công ty. - Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ định mức kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện. - Thực hiện công tác quản lý thiết bị, phương tiện, lập kế hoạch sửa chữa, lập hồ sơ lý lịch theo dõi. - Quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động. d. Phòng tài chính kế toán: - Tham mưu quản lý công tác tài chính kế toán, quản lý bảo toàn vốn và tài sản trong Công ty. - Tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán trong Công ty, phản ánh kịp thời, chính xác chi phí sản xuất và kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện công tác quyết toán hàng quý hàng năm. - Quản lý khai thác và sử dụng vốn, tài sản của Công ty có hiệu quả, đúng với chế độ chính sách quy định của Nhà nước và Công ty. - Lập kế hoạch thu, chi tài chính tín dụng ngân hàng và quản lý tiền mặt. - Theo dõi quản lý các khoản nộp Nhà nước, nộp nội bộ, công nợ thanh toán khách hang chủ công trình, cán bộ, công nhân viên. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, công tác tài chính kế toán thống kê, kịp thời uốn nắn lệch lạc và đề xuất biện pháp xử lý những sai phạm tài chính, thất thu vốn, tài sản của Công ty, của Nhà nước. e. Phòng tổ chức hành chính: - Tham mưu quản lý công tác tổ chức cán bộ, nhân sự lao động tiền lương- công tác hành chính ở Công ty. - Quản lý hồ sơ cán bộ và công nhân viên chức toàn Công ty. - Tham mưu công tác đề bạt, bãi miễn cán bộ, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật toàn Công ty. - Tham mưu việc tuyển dụng, hợp đồng lao động, giải quyết cán bộ công nhân viên thôi việc, hưu trí, mất sức, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. - Tham mưu cho giám đốc Công ty về việc điều hành nhân sự cho phù hợp với tình hình thực tế các đơn vị trực thuộc. * Về công tác lao động tiền lương: - Thực hiện báo cáo tình hình quỹ lương quý, tháng, năm. - Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc chi trả lương, khen thưởng theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. - Thường xuyên nắm bắt diễn biến về lao động và sử dụng lao động của các đơn vị cơ sở. - Công tác văn thư lưu trữ: Tiếp nhận công văn, báo trí đưa đến quản lý, ấn chỉ các con dấu, đánh máy in các tài liệu. - Công tác quản trị hành chính, phục vụ sinh hoạt, nơi làm việc, hội họp trong Công ty. - Quản lý phương tiện xe phục vụ công tác theo yêu cầu của lãnh đạo phòng ban đơn vị. f. Phòng kỹ thuật thi công: - Tiếp nhận,kiểm tra tài liệu dự toán, hồ sơ thiết kế. - Kết hợp với các đơn vị xây lắp lập biện pháp thi công, tiến độ xây lắp các công trình mà Công ty ký hợp đồng. - Lập dự toán thi công theo từng hạng mục công trình. - Hướng dẫn đơn vị xây lắp thực hiện đầy đủ văn bản pháp quy trong thi công. - Kiểm tra giám sát chất lượng công tác xây lắp theo quy định công nghệ đã được phê duyệt theo tiến độ và kế hoạch được giao. - Nghiệm thu khối lượng, chất lượng các hạng mục công trình. - Lập dự trù và quyết toán đầu tư. - Thực hiện mọi nhiệm vụ thiết kế Công ty giao. g. Phòng dự án: - Nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư. - Lập phương án đấu thầu. - Khai thác và thực hiện tối ưu các nhiệm vụ nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. * Chức năng nhiệm vụ của Ban dự án: - Tham mưu cho giám đốc trong việc sử dụng nội lực, tiềm năng sẵn có về đất đai nhà xưởng để tạo hiệu quả kinh tế xã hội. - Tham mưu cho giám đốc Công ty về khả năng ký kết hợp đồng phục vụ trong các lĩnh vực dự án đầu tư, mở rộng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. - Xây dựng và quản lý mọi dự án đầu tư của Công ty giao cho đơn vị trực thuộc. 2.2. Ngành nghề, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 2.2.1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Là một đơn vị kinh tế quốc doanh của Nhà nước, do Nhà nước cấp vốn ban đầu, năm dưới sự quản lý toàn diện của Nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Thương mại nhưng Công ty Xây lắp Thương mại I là một đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh độc lập (tự tìm kiếm bạn hang, tìm kiếm thị trường, tuyển chọn và sử dụng công nhân). Công ty hạch toán độc lập đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo sản xuất có lãi cho đơn vị, bả toàn vốn cho Nhà nước. 2.2.2. Ngành, nghề kinh doanh: + Tổng nhận thầu và nhận thi công xây dựng trang trí nội thất, ngoại thất, lắp đặt thiết bị thong gió cấp nhiệt, các công trình dân dụng, công nghiệp, những công trình kỹ thuật hạ tầng khu dân cư và những cơ sở hạ tầng khác của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và đăng ký hành nghề xây dựng. + Tổ chức sản xuất và gia công các mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất, sản xuất xi măng, sản phẩm gỗ, tổ chức đầu tư liên doanh, liên kết tổ chức hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất tạo ra các sản phẩm hàng hoá phục vụ xây lắp tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. + Tổ chức hoạt động tư vấn theo qui định của Nhà nước và đăng ký ngành nghề tư vấn xây dựng. + Kinh doanh, quản lý nhà ở thuộc Bộ giao và phát triển nhà theo qui định của Nhà nước. + Xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá, thiết bị máy móc thuộc ngành xây dựng, lắp trang trí nội thất, ngoại thất và các mặt hàng được Bộ Thương Mại cho phép. + Xây dựng các công trình giao thông vừa và nhỏ. 2.3. Về lao động, công nghệ chính trong Công ty 2.3.1. Về lao động Bảng 1: Số lao động qua các năm năm số lao động 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số lao động 896 952 937 987 990 Số lao động của Công ty qua các năm được thể hiện bằng biểu đồ sau: Biểu đồ1: Sự biến động của lao động trong Công ty Năm có số lao động ít nhất là năm 2001 với 896 người; năm 2002 tăng thêm 56 người; năm 2003 giảm 15 người so với năm 2002; năm 2004 tăng thêm 50 người so với năm 2003 và năm 2005 tăng thêm 13 người so với năm 2004. Sự biến động về lao động của Công ty không lớn và biến động chủ yếu ở số công nhân thuê theo công trình. 2.3.2. Dây truyền công nghệ xây lắp của Công ty: + Dây truyền sản xuất xi măng đen: 3 dây truyền. + Dây truyền khai thác sản xuất đá: 4 dây truyền. + Thiết bị và máy làm đất: 11 loại thiết bị và máy. + Thiết bị vận chuyển và nâng hàng: 11 loại thiết bị. + Máy móc thiết bị thi công: 44 loại máy móc thiết bị. + Thiết bị dụng cụ kiểm tra: 8 loại dụng cụ. Qua bảng giới thiệu về năng lực xe máy thi công của Công ty ta thấy tất cả các phương tiện xe máy thi công mới chỉ khấu hao từ 5%-15%. Giá trị còn lại của xe, máy, thiết bị thi công không dưới 85%, chứng tỏ năng lực làm việc của xe, máy thi công cao. Số lượng trang thiết bị xe, máy tương đối mới và đầy đủ. Đây là điểm mạnh của Công ty trong tranh thầu xây lắp. 2.3.3. Nguyên vật liệu sản xuất thi công xây lắp: Nguyên vật liệu trong ngành xây dựng cơ bản là một yếu tố cơ bản của quá trình thi công công trình, nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên thực thể công trình, nếu thiếu nó thì quá trình thi công không thể thực hiện được. Nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty dành cho công trình, bởi vì nó là yếu tố cấu thành nên đơn giá dự thầu. Mặt khác, nguyên vật liệu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, do đó nó có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của Công ty khi tham gia dự thầu. Công trình xây lắp kết cấu bởi rất nhiều hạng mục, chi tiết khác nhau nên nó đòi hỏi nhiều loại vật tư, vật liệu khác nhau. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với việc cung ứng đầu vào, đầu ra của nguyên vật liệu, việc đảm bảo số lượng, chất lượng, cung ứng đúng thời điểm và yêu cầu về công tác bảo quản dự trữ nguyên vật liệu. Sau đây là danh mục các loại nguyên vật liệu thường dung trong thi công xây lắp các công trình của Công ty . Bảng 2: Một số loại nguyên vật liệu chính trong thi công xây lắp STT Danh mục nguyên vật liệu Nguồn cung ứng 1 Xi măng Công ty tự sản xuất 2 Thép tròn, thép vàng SP của tổng Công ty thép Việt Nam 3 Gạch xây SP của nhà máy gạch Tinen và Công ty mua của một số DN khác 4 Cát vàng Sông Hồng, sông Lô 5 Cát đen Sông Hồng, sông Lô 6 Đá dăm, đá xây Tự khai thác 7 Gỗ cốp pha Công ty tự cung ứng kết hợp thuê ngoài 8 Cốp pha, sắt Công ty tự cung ứng kết hợp thuê ngoài 9 Vôi ve các loại Mua tại các đại lý nơi công trình thi công …. Nguồn: Phòng vật tư 2.4. Sản phẩm xây lắp của Công ty 2.4.1. Đặc điểm của công trình xây lắp Sản phẩm xây dựng là các công trình được tổ hợp từ rất nhiều ngành sản xuất tạo ra. Công trình xây dựng được phân theo lĩnh vực hoạt động, gồm: công trình kinh tế, công trình văn hoá – xã hội, công trình an ninh quốc phòng. Theo đó các công trình được chia chi tiết hơn thành nhóm: công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, thông tin bưu điện, nhà ở, sự nghiệp,.. Nếu căn cứ vào quy mô vốn và kỹ thuật có công trình quy mô lớn, vừa và nhỏ. Trên thực tế, ở nước ta kết hợp quy mô vốn với tính chất quan trọng của dự án xây dựng công trình, người ta còn phân các công trình theo 3 nhóm A, B, C. Theo mức độ hoàn thành công trình, người ta chia thành: Sản phẩm trung gian (ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, ở giai đoạn khảo sát thiết kế, ở giai đoạn xây lắp) và sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng của doanh nghiệp xây dựng bàn giao cho chủ đầu tư. So với sản phẩm của các ngành khác, sản phẩm xây dựng có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu sau đây: - Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của từng chủ đầu tư. - Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. - Sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời. - Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên ngành, mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao. 2.4.2. Công trình xây lắp + Các khu công nghiệp + Các loại văn phòng làm việc + Các loại khách sạn cao cấp + Các loại nhà xưởng công nghiệp + Các loại nhà ở cao tầng và dịch vụ + Bệnh viện + Các công trình công cộng + Siêu thị và chợ + Các trường học + Các loại kho tàng + Hạ tầng cơ sở khu dân cư + Các loại đường giao thông + Các công trình thuỷ lợi. 2.5. Về thị trường của Công ty Thị trường truyền thống của BIC là Thành Phố Hà Nội. Tại thị trường này tập trung nhiều xí nghiệp, đội xây dựng: + Xí nghiệp xây dựng II Hà Nội + Xí nghiệp xây dựng I Đức Giang + Xí nghiệp VLKD Thanh Trì – Hà Nội + Đội xây dựng II Minh khai – Hà Nội Và các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng + Trung tâm kinh doanh VLXD và thương mại I + Cửa hàng VLXD II Hà Nội + Chi nhánh IV Gia Lâm + Xí nghiệp quản lý nhà Hà Nội Địa bàn hoạt động xây lắp của Công ty trải dài từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến Lạng Sơn. Nhiều khu vực Công ty thường xuyên tiến hành thi công xây lắp công trình và có chi nhánh, xí nghiệp đại diện là: + Chi nhánh I Hà Tĩnh + Chi nhánh II Lạng Sơn + Chi nhánh III Hà Nam + Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh + Chi nhánh V Nam Định + Xí nghiệp xi măng Nội thương Kim Bảng – Hà Nam + Đội xây dựng Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn Hiện giờ Công ty đang thi công các dự án: - Dự án đầu tư xây dựng nhà để bán và cho thuê khu nam đường Trần Hưng Đạo - Phủ Lý – Hà Nam - Dự án đầu tư nhà chung cư cao tầng A13 Mai Động - Bộ Thương Mại – Hà Nội - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng ngõ 469 Minh Khai - Bộ Thương Mại – Hà Nội. - Hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp huyện Thanh Trì-Hà Nội - Học viện chính trị Quốc gia Hà Nội - Dự án nhà ở 302 Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - Trường Đông Ngạc A, huyện Cầu Giấy, Hà Nội - Công trình 7 điểm trường học huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Bên cạnh việc tiến hành thi công các dự án, công trình. Công ty luôn tìm kiếm tham gia dự thầu nhiều công trình khác tại nhiều tỉnh thành khác nhằm mở rộng thị phần, khẳng định và nâng cao vị thế uy tín của Công ty. 2.6. Về nguồn vốn của Công ty Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 I. Tổng nguồn vốn 182.065 198.720 196.212 206.558 213.223 I.1. Vốn chủ sở hữu 96.814 105.267 105.350 108.973 110.210 I.2. Vốn nợ: I.2.1. Nợ ngắn hạn: I.2.2. Nợ dài hạn: 85.251 70.520 15.721 93.453 75.760 17.693 90.862 74.764 16.098 97.585 78.943 18.642 103.013 86.273 16.740 II. Tổng tài sản 182.065 198.720 196.212 206.558 213.223 II.1. Tài sản lưu động 133.810 136.532 133.641 135.752 138.143 II.2. Tài sản cố định 48.255 62.188 62.571 70.806 75.080 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Bảng cơ cấu vốn của Công ty cho thấy tổng vốn kinh doanh xây lắp qua các năm 2001, 2002, 2004, 2005 đều tăng, riêng năm 2003 giảm so với năm 2002 là 2.508 triệu đồng nhưng vẫn tăng 14.147 triệu đồng so với năm 2001. Hai năm sau đó tổng vốn lại tiếp tục tăng đáng kể thêm: năm 2004 là 10.346 triệu đồng và 1.237 triệu đồng năm 2005. Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả, tuy nhiên vẫn có năm nguồn vốn bị giảm sút. Trong tổng tài sản của Công ty thì tài sản cố định tăng mạnh hơn tài sản lưu động. Điều này có thể giải thích rằng nguồn vốn Công ty gia tăng có thể đựơc đầu tư vào sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị xây lắp hay đầu tư bất động sản. Năm 2002 Công ty đầu tư vào tài sản cố định nhiều nhất với tổng số tiền 13.933 triệu đồng. Sang năm 2003 số tiền đầu tư cho tài sản cố định hầu như không tăng, đến năm 2004 số tiền đựơc bổ sung cho tài sản lưu động, đồng thời Công ty cũng tăng cường vốn trang bị cho tài sản cố định. III. Những mặt thuận lợi và khó khăn chung của Công ty trong giai đoạn 2006-2009. 3.1 Mặt thuận lợi: Hiện tại ở nước ta nhu cầu về xây dựng là rất lớn và ngày càng phát triển mạnh mẽ cho nên trong lĩnh vực Xây dựng, sản xuất đá xây dựng, buôn bán vật liệu xây dựng, buôn bán máy móc thiết bị xây dựng, Công ty có cơ hội mở rộng thêm quy mô tự sản xuất và thị trường buôn bán. Năm 2002 toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong xí nghiệp sản xuất xi măng Nội Thương được trang bị mới, được đầu tư lắp đặt thêm 1 máy nghiền xi măng 9tấn/ giờ. Cuối năm 2005 Công ty đã hoàn thành xây dựng 1 xí nghiệp cán thép xây dựng Trường Giang và đã đầu tư đổi mới một số máy móc công nghệ nâng cao năng lực xe, máy thi công và quy mô sản xuất cho Công ty. Nó thể hiện sự quan tâm của Bộ Thương Mại giành cho Công ty, đồng thời đây là một lợi thế lớn của Công ty trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường bán VLXD và khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp. Trong suốt 35 năm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp, Công ty Xây lắp Thương mại I đã xây dựng và phát triển cho mình một thương hiệu được nhiều người biết đến trong ngành xây dựng. Ngay từ những năm đầu của giai đoạn 2006-2009 công ty đã tìm kiếm được hàng loạt các hợp đồng vừa và lớn trong xây lắp và kinh doanh. Một số dự án đầu tư đã xuất hiện những nhân tố khả thi và có triển vọng. Các tổ chức đoàn thể ổn định phát huy được vai trò chức năng nhiệm vụ tổng thể hoạt động của công ty. Quy chế quản lý hoạt động kinh tế nội bộ được ban hành phát huy dân chủ tại đơn vị và đảm bảo cơ sở pháp lý kỷ cương của công ty. Mặt hàng xi măng Nội thương của công ty có dấu hiệu tiêu thụ tốt do chủ trương kích cầu tiêu dùng của Chính phủ. Trong nhiều hoạt động kể cả hoạt động xây lắp và hoạt động kinh doanh, công ty luôn tìm cách để tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan chủ quản của chủ đầu tư hay các đối tác để giải quyết việc tồn động và tìm hiểu vốn đầu tư của một số công trình dự kiến dự thầu để có sự lựa chọn và quyết định dự thầu công trình mới. Với việc tính toán này công ty luôn đảm bảo an toàn về nguồn vốn, tạo được uy tín cho các chủ đầu tư. 3.2. Khó khăn: Trong quá trình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ sản xuất giai đoạn 2006-2009 công ty xây lắp thương mại I gặp một số khó khăn sau: Công ty chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh để hoà nhập với mục tiêu phát triển chung của đất nước là Việc xoá bỏ hàng rào thuế quan vào đầu năm 2007 và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhà nước ta có nhiều điều chỉnh theo hướng để các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi hơn trong việc hợp tác làm ăn với quốc tế. Vì vậy, việc điểu chỉnh này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến một số lĩnh vực kinh doanh của công ty và do đó sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu của công ty đề ra. Mặc dù đã có quyết định phân cấp quản lý trong năm 2003, nhưng do mới thực hiện nên công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo chung, công ty nên có biện pháp chế tàì với từng chi nhánh, xí nghiệp, phòng ban…để các bộ phận đó thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của mình. Cuối năm 2005 Công ty Xây lắp Thương mại tiến hành cổ phần hoá nhằm sắp xếp lại bộ máy quản trị, thu gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban. Bộ máy hành chính của công ty từ 5 phòng ban chính xuống còn 3 phòng chính. Quá trình cổ phần hoá đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình và làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty Khả năng tự tham gia tranh thầu còn hạn chế, số công trình đang thi công hầu hết do Bộ Thương Mại chỉ định làm, Công ty chủ yếu chờ các công trình từ Bộ phân xuống. Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra trong phương án kinh doanh, công ty cần có một nguồn vốn lớn để phục vụ quá trình sản xuất, trong khi nguồn vốn công ty vẫn phải huy động từ nhiều nguồn vốn vay. Do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, vì vậy sức cạnh tranh trên thương trường chưa cao. Chương II: Phân tích thực trạng kinh doanh xây lắp tại Công ty Xây lắp Thương ._.mại I. Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty. 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây lắp Thương mại Hà nội I giai đoạn 2001-2005. Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Nguồn: Phòng Kinh doanh STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng doanh thu Tr. đồng 220.101 238.077 225.374 286.699 301.230 2 Doanh thu thuần Tr. đồng 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 3 Giá vốn hàng bán Tr. đồng 190.320 210.088 193.727 215.306 255.423 4 Nộp ngân sách Tr. đồng 9.014 9.109 9.136 9.278 10.003 5 Tổng quỹ lương Tr. đồng 10.867 9.034 11.160 12.200 14.000 6 Tổng lao động Người 896 952 937 987 990 7 Lương bình quân Đ/ ng/ tháng 750.000 783.000 710.000 942.000 1.200.000 8 Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây lắp thương mại I trong năm 2001 đến năm 2005 ta có thể nhận thấy một số điểm sau: Giai đoạn 2001 - 2005 doanh thu công ty đã có bước tăng đáng kể so với những năm 2000 trở về trước. Đi sâu vào phân tích ta thấy doanh thu năm 2001 đạt 220.101 triệu đồng, đến năm 2002 doanh thu tăng 17.976 triệu, đến năm 2003 doanh thu công ty giảm 12.703 triệu đồng nhưng vẫn cao hơn doanh thu năm 2001 là 5.273 triệu. Như vậy, năm 2003 công ty làm ăn kém hơn năm 2002. Hai năm tiếp theo doanh thu Công ty liên tục tăng mạnh: Năm 2004 doanh thu tăng khoảng 27% so với năm 2003; Năm 2005 doanh thu Công ty đạt 301.230 triệu đồng tăng hơn 5% so với năm 2004. Để có sự lớn mạnh này chứng tỏ Công ty đã nỗ lực cả về mảng kinh doanh vật liệu xây dựng và thắng thầu nhiều dự án tạo công ăn việc làm thường xuyên, ổn định cho người lao động. Mặt khác, chúng ta phải nói đến sự năng động trong đội ngũ quản lý của công ty trong việc tìm kiếm thị trường và đảm bảo chất lượng với sản phẩm của mình cho nên đã tạo được chữ tín với khách hang, tạo ra nhiều cơ hội để cho khách hang lựa chọn và tin dừng sản phẩm cũng như các dịch vụ của Công ty nhằm mục đích tăng giá trị doanh thu của Công ty. Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng không ổn định: năm 2002 lợi nhuận giảm 1.879 triệu đồng so với năm 2001; đến 2 năm tiếp theo là 2003 và 2004 lợi nhuận lại tăng mạnh. Đặc biệt năm 2004 lợi nhuận tăng gần gấp 2 lần năm 2003 đây là một cố gắng lớn của Công ty. Tuy nhiên sang năm 2005 lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh từ 44.038 triệu đồng xuống còn 35.574 triệu đồng. Điều này phản ánh hiệu quả làm ăn của Công ty chưa cao. 2.1.1. Kết quả kinh doanh vật liệu xây dựng giai đoạn 2001-2005 Hiện nay, Công ty Xây lắp Thương mại I có 2 trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng, Công ty chủ yếu kinh doanh các loại mặt hàng gỗ và vật liệu dây dựng như: đá xẻ đánh bóng dùng trong xây dựng; xi măng trắng Trung Quốc; thép chế tạo CT45; thép cuộn cán nguội; thép lá, thép tấm cán mỏng; phôi thép; thép phế liệu; dây nhôm; dây thép dạng cuộn; nhôm là; que hàn; sợi thuỷ tinh; đá xẻ thự nhiên; gỗ dán; gỗ lát sàn; đồ gỗ các loại; thép cacbon;… Về mặt hàng thép, Công ty đã xây dựng mới nhà máy cán thép Trường Giang và đi vào hoạt động từ trung tuần tháng 10 năm 2004, sản lượng sản xuất 15.000 đến 20.000 tấn thép/ năm. Lượng thép Công ty tự sản xuất chủ yếu cung cho các đội công trình đang thi công, một phần nhỏ được bán tại 2 Trung tâm KD VLXD Về mặt hàng xi măng Công ty có Xí nghiệp xi măng Nội Thương mỗi năm đáp ứng cho thị trường 35.000 đến 40.000 tấn. Doanh thu từ xi măng và thép chiếm tới 50% tổng doanh thu bán VLXD. Bảng 5: Kết quả kinh doanh vật liệu xây dựng giai đoạn 2001-2005 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 75.932 80.000 98.963 108.895 120.351 Nguồn: Phòng kinh doanh Số liệu doanh thu hàng năm cho thấy kết quả kinh doanh tăng dần qua các năm: năm 2002 bán tăng 4.068 triệu đồng so với năm 2001; năm 2003 doanh thu bán vật liệu xây dựng tăng 18.963 triệu đồng; năm 2004 tăng thêm 9.932 triệu đồng; năm 2005 doanh thu bán tăng 11.456 triệu đồng so với năm 2004. Xét về mức tăng doanh thu thì năm 2003 bán được nhiều nhất. Xét về tốc độ tăng doanh thu qua các năm ta thấy: Bảng 6: Tốc độ tăng liên hoàn của doanh thu VLXD Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu Tr. đồng 75.932 80.000 98.963 108.895 120.351 Tốc độ tăng liên hoàn % 100 105,35 123,70 110,03 110,52 Tốc độ tăng doanh thu không đều năm 2002 có mức tăng khiêm tốn chỉ là 5,35% đến năm 2003 tốc độ tăng doanh thu lại vọt lên 23,7% gấp gần 5 lần tốc độ tăng năm 2002; đến năm tiếp theo thì tốc độ tăng lại tụt xuống còn 10,03% và năm 2005 cũng chỉ nhích hơn năm 2004 là 0,49%. Sự biến động về mức tăng doanh thu vật liệu xây dựng giữa các năm tương đối lớn. Điều này được giải thích rằng lượng vật liệu xây dựng mà 2 trung tâm bán ra hoàn toàn phụ thuộc vào 2 nhân tố chính là: - Nhu cầu xây lắp của dân chúng - Số lượng các hợp đồng xây lắp mà Công ty thắng thầu Về nhu cầu xây lắp: giai đoạn 2001-2005 có những biến động lớn về giá cả vật liệu xây dựng, giá cả vật liệu xây dựng có xu hướng gia tăng trong mấy năm gần đây đặc biệt là giá thép và giá xi măng. Đây là 2 loại vật liệu chủ yếu dùng trong thi công xây lắp mọi công trình xây dựng. Riêng trong năm 2005, giá thành của mỗi tấn xi măng của Công ty sản xuất ra tăng bình quân 33.000 đồng đó là kết quả tổng hợp từ các nguyên nhân: giá xăng tăng 18%, dầu MFO tăng 7,4%, thạch cao tăng 16%, vỏ bao xi măng tăng 30%. Giá mỗi bao xi măng Công ty bán ra là 75.000 đồng/ bao so với giá thị trường thấp hơn từ 2000 đồng đến 3000 đồng. Giá xi lên cao dẫn tới chi phí xây lắp gia tăng mạnh là một lí do khiến cho nhu cầu xây dựng, cải tạo giảm. Đối với thép xây dựng giá thép cũng liên tục tăng từ năm 2001 đến năm 2005: năm 2001 một tấn thép có giá từ 6,5 triệu đến 6,6 triệu đồng thì đến cuối năm 2005 giá 1 tấn thép từ 7,4 đến 7,5 triệu đồng. Giá thép tăng cũng khiến nhu cầu xây lắp giảm. Mặc dù thị trường vật liệu xây dựng có nhiều biến động thất thường nhưng qua kết quả bán hàng ta thấy Công ty vẫn đảm bảo được mức tăng doanh thu tuy nhiên tốc độ tăng còn chưa ổn định. Về số lượng các hợp đồng xây lắp mà Công ty đạt được giữ tỉ trọng tương đối lớn trong doanh thu vật liệu xây dựng. Số lượng hợp đồng nhiều thì mức cung ứng vật liệu xây dựng từ các trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty cho thi công các công trình càng tăng, điều này đồng nghĩa với việc doanh thu cũng tăng. Từ đó ta rút ra mối liên hệ giữa kinh doanh vật liệu xây dựng và khả năng thắng thầu của Công ty là mối quan hệ một chiều: khả năng thắng thầu của Công ty lớn thì số hợp đồng xây lắp có xu hướng gia tăng dẫn đến lượng vật liệu cung cho các công trình cũng tăng dẫn tới tăng doanh thu vật liệu. 2.1.2. Kết quả kinh doanh xây lắp giai đoạn 2001-2005 Công ty Xây lắp Thương mại I là công ty Nhà nước nằm dưới sự quản lý và điều hành của Bộ Thương Mại. Các hợp đồng xây lắp Công ty thực hiện một phần do Công ty tự mở rộng tham gia tranh thầu, phần lớn hợp đồng đạt được là do Bộ Thương Mại phân giao. Vì vậy kết quả kinh doanh xây lắp phụ thuộc rất nhiều vào chỉ tiêu kế hoạch Bộ đề ra và số lượng các công trình Bộ phân cho. Sau đây là bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh xây lắp một số năm gần đây. Bảng 7: Doanh thu xây lắp chia theo tính chất các công trình Đơn vị tính: Triệu đồng STT Các công trình 2001 2002 2003 2004 2005 1 Các công trình nhà ở 2.320 2.354 3.556 4.386 9.655 2 Các công trình nhà kho 210 287 320 350 490 3 Các công trình sửa chữa, cải tạo nhà cửa khác 8.623 9.302 10.751 11.807 29.474 4 Các công trình cơ sở hạ tầng 15.999 34.437 54.253 71.681 63.258 5 Tổng giá trị xây lắp 27.152 46.380 68.880 88.224 102.877 Nguồn: Phòng kế hoạch Xét về giá trị tuyệt đối tổng giá trị xây lắp có mức tăng tương đối nhanh: năm 2002 tăng 19.228 triệu đồng; năm 2003 tăng thêm 22.500 triệu đồng so với năm 2002; năm 2004 tăng 19.344 triệu đồng so với năm 2003; năm 2005 tăng 14.653 triệu đồng. Như vậy, tổng giá trị xây lắp của Công ty tăng mạnh qua các năm, năm sau doanh thu xây lắp cao hơn năm trước, năm có giá trị xây lắp tăng nhiều nhất là năm 2003. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần đoàn kết làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa thể hiện được hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty. Để thấy rõ hơn tốc độ tăng doanh thu và tỉ trọng các loại công trình đóng góp vào doanh thu xây lắp ta xem xét bảng sau: Bảng 8: Tỉ trọng đóng góp vào doanh thu xây lắp của các loại công trình Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 Các công trình nhà ở % 8,54 5,07 5,16 4,97 9,38 Các công trình nhà kho % 0,77 0,62 0,46 0,39 0,47 Các công trình sửa chữa, cải tạo khác % 31,75 20,05 15,60 13,38 28,65 Các công trình cơ sở hạ tầng % 58,92 74,25 78,76 81,25 61,49 Tổng giá trị xây lắp % 100 100 100 100 100 Tốc độ tăng liên hoàn doanh thu xây lắp % 100 170,82 148,51 128,08 116,61 Qua bảng tính ta thấy mặc dù giá tri tuyệt đối của doanh thu xây lắp tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu lại giảm mạnh từ mức 70,82% năm 2002 xuống còn 16,61% năm 2005. Tốc độ tăng giảm là do tốc độ tăng doanh thu từ các công trình ngày càng tụt xuống. Những con số này phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty bị giảm sút nặng nề. Xét tỉ trọng đóng góp vào doanh thu xây lắp thì các công trình cơ sở hạ tầng chiếm phần lớn doanh thu. Từ năm 2001 đến năm 2004 doanh thu các công trình cơ sở hạ tầng đóng góp vào doanh thu xây lắp liên tục tăng có năm lên tới 81,25% cho thấy số lượng các hợp đồng xây lắp trong lĩnh vực này được cải thiện đáng kể và đây là lĩnh vực thị trường chủ yếu của Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì tỉ lệ đóng góp của khu vực này tụt xuống còn 61,49%, Công ty cần phải phát huy tốc độ tăng doanh thu trong lĩnh vực này. Doanh thu từ các loại công trình nhà ở; nhà kho; sửa chữa, cải tạo nhà khác vẫn còn thấp đặc biệt là lĩnh vực xây dựng nhà kho có mức đóng góp đã thấp rồi nhưng ngày lại càng giảm(0,77% năm 2001 xuống 0,39% năm 2004 và 0,47% năm 2005). Một trong những ngưyên nhân dẫn tới sự giảm sút tỉ trọng đóng góp thu của các công trình nhà kho vào doanh thu xây lắp là do: trước đây lĩnh vực xây lắp nhà kho do Bộ giao xuống theo các chỉ tiêu hàng năm. Từ năm 2001 trở lại đây Bộ Thương Mại không giao các công trình loại này cho Công ty thi công do vậy Công ty tự đứng ra tranh thầu. Trong khi đó đội ngũ cán bộ công nhân viên ban dự án lại chưa đầy đủ về số lượng và chất lượng làm dự án chưa cao, nhiều người vừa làm trong ban dự án vừa hoạt động trong các phòng ban khác như kế toán, kế hoạch, kĩ thuật. Tổ chức các nhân viên dự án không đảm bảo tính chuyên môn hoá. Do đó chất lượng hồ sơ dự thầu không cao dẫn tới khả năng thắng thầu trong các gói thầu nhà kho thấp, số hợp đồng giành đuợc ít và tỉ trọng doanh thu ngày càng giảm là điều tất nhiên. 2.2. Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-2005 Để thấy rõ hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I ta xem xét bảng chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của Công ty Xây lắp Thương mại I. Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 DT thuần Tr. đồng 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 LNST Tr. đồng 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 Tổng vốn Tr. đồng 182.065 198.720 196.212 206.558 213.223 VCSH Tr. đồng 96.814 105.267 105.350 108.973 110.210 Nợ NH Tr. đồng 70.520 75.760 74.764 78.943 86.273 ROA % 9,43 7,93 9,97 16,41 11,81 ROE % 21,44 17,93 21,34 40,45 32,27 Hệ số nợ 0,88 0,89 0,86 0,89 0,93 Qua bảng chỉ tiêu tài chính ta thấy chỉ số ROA và ROE năm 2004 cao nhất trong 5 năm. ROA cho biết tỷ lệ sinh lời của tổng vốn tại Công ty tương đối cao nhưng mức tăng chưa ổn định thể hiện là năm 2002 tỷ lệ LNST/ TV chỉ đạt 7,93% thấp hơn năm 2001 1,5% . Năm 2003 và 2004 chỉ số này lại nhảy vọt lên 9,97% và 16,41% đã thể hiện bước tiến dài trong kinh doanh xây lắp của Công ty. Song Công ty vẫn chưa giữ được mức tăng trương đó nên năm 2005 chỉ số sinh lời của tổng vốn lại giảm xuống còn 11,81%. Phân tích ta thấy hệ số nợ từng năm có xu hướng ổn định nằm trong khoảng 0,8 đến 0,93. Hệ số nợ cho biết cơ cấu giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu của Công ty Xây lắp Thương mại I tương đối hợp lý. Chỉ số ROA và ROE cao vì vậy Công ty nên có biện pháp mở rộng cơ cấu vốn vay nâng cao năng lực tài chính nhằm tăng khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp. Tổng doanh thu năm 2004 không phải là cao nhất trong 5 năm nhưng lãi ròng cao nhất so với 4 năm còn lại. Năm 2005 tuy giảm so với năm 2004 nhưng vẫn cao hơn so với các năm 2003, 2002, 2001. Tỷ suất lợi nhuận năm Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng nhưng chưa đều, điều này chứng tỏ công tác dự thầu và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty không phát huy được hết các nguồn năng lực xây lắp, công ty phải có biện pháp để hoàn thiện hơn cả về cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất, năng lực xây lắp, phát triển thương hiệu, năng lực tài chính,… để Công ty có thể đạt được nhiều hợp đồng xây lắp hơn. II. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Xây lắp Thương mại I 2.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động 2.1.1. Về tổ chức quản lý lao động. 2.1.1.1. Cơ cấu lao động của Công ty theo chức năng. Bảng 10: Cơ cấu lao động trong Công ty. đơn vị tính: người STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 I. 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. Lao động gián tiếp: NV quản lý kinh tế: NV hành chính: NV quản lý kỹ thuật: NV khác: 132 51 10 46 25 137 51 10 50 26 137 48 10 52 27 137 48 12 52 25 120 45 10 45 20 II. 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.1.3. 2.1.4. 2.1.5. 2.1.6. 2.2. 2.3. Lao động trực tiếp: CN kỹ thuật: Kỹ sư xây dựng: Kỹ sư máy: Kỹ sư tự động hoá: Kỹ sư thuỷ lợi: Kỹ sư cơ khí: Kỹ sư điện: Thợ kỹ thuật (bậc 4 trở lên): CN lao động trực tiếp: 764 51 34 05 02 03 03 04 513 200 815 51 34 05 03 03 02 04 530 230 800 47 32 03 03 03 02 04 530 230 850 49 32 03 02 04 02 06 540 268 870 49 32 03 02 04 02 06 540 288 III. Tổng số lao động: 896 952 937 987 990 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua bảng cơ cấu lao động ta thấy năm 2001lao động gián tiếp chiếm 14,73%; năm 2003 chiếm 14,62%; năm 2004 chiếm 13,88%; năm 2005 chiếm 12,12% so với tổng số lao động trong Công ty. Trong 5 năm về mặt tỷ lệ thì tỷ lệ lao động gián tiếp có xu hướng giảm dần so với tỷ lệ lao động trực tiếp. Về mặt số lượng, năm 2002 lao động gián tiếp tăng 7 người so với năm 2001 nhưng chỉ chiếm 14,39% so với tổng số lao động, giảm 0,34% so với năm 2001, năm 2003 và 2004 số lượng lao động gián tiếp vẫn giữ nguyên là 137 người. Điều này cho thấy cơ cấu lao động theo chức năng của Công ty ổn định từ năm 2001 đến 2004. Năm 2005 Công ty Xây lắp Thương mại tiến hành cổ phần hoá thực hiện theo Nghị định 41/ CP nên số lao động gián tiếp giảm 17 người so với năm 2004 và là năm có tỷ lệ lao động gián tiếp thấp nhất trong 5 năm. Công ty thực hiện chủ trương giảm biên chế, thu gọn các phòng ban, cải tạo lại bộ máy quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí gián tiếp. Số lao động trực tiếp vẫn tăng dần qua các năm: Trong đó, lao động trực tiếp hợp đồng ngắn hạn tăng mạnh từ 200 công nhân năm 2001 lên 228 công nhân năm 2005 do trong giai đoạn này Công ty kiếm được nhiều hợp đồng xây lắp, nhiều công trình mới được khởi công xây dựng nên số thợ tạm thời đi theo đội công trình tăng mạnh; thợ kỹ thuật cũng tăng 27 người, lao động kỹ thuật tăng, giảm không nhiều. 2.1.1.2. Cơ cấu lao động theo tuổi. Bảng 11: Cơ cấu lao động theo tuổi Đơn vị: người Độ tuổi 2001 2002 2003 2004 2005 18 – 39 250 280 277 300 315 40 – 49 447 455 467 503 495 50 – 59 163 172 164 169 160 60 – 65 36 45 29 17 20 Tổng số 896 952 937 978 990 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bảng cơ cấu lao động theo tuổi ta nhận thấy đội ngũ lao động của Công ty chủ yếu nằm trong khoảng 18 đến 49 tuổí. Số lượng lao động trẻ từ 18 đến 49 tuồi liên tục tăng dần qua các năm. Ở độ tuổi này lao động có thể phát huy tối đa sức lực và trí lực cho công việc, cơ cấu lao động Công ty Xây lắp Thương mại thuộc loại trẻ, Công ty có thể tăng tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động của lớp lao động trẻ này. Lao động ở độ tuổi 60 – 65 có xu hướng giảm dần. Hầu hết họ là những người nằm trong bộ máy quản trị điều hành Công ty. 2.1.1.3. Cơ cấu lao động theo trình độ Bảng 12: Cơ cấu lao động theo trình độ Trình độ 2001 2002 2003 2004 2005 Đại học 91 93 93 92 95 Cao đẳng 182 99 84 87 67 Thợ kỹ thuật( bậc 4 trở lên) 513 530 530 540 540 Lao động phổ thông 200 230 230 268 288 Tổng số 896 952 937 987 990 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Lao động có trình độ đại học năm 2001 chiếm 10,15%; năm 2002 chiếm 9,76%; năm 2003 chiếm 9,92%; năm 2004 chiếm 9,32%; năm 2005 chiếm 9,59% so với tổng số lao động. Về mặt tỷ lệ thì số lao động có trình độ cao nhất là năm 2001. Các năm 2002, 2003, 2004, 2005 dao động ở mức trên 9%. Nguyên nhân của tỷ lệ lao động có trình độ giảm không phải do số lao động này giảm mà do số lao động phổ thông và thợ kỹ thuật tăng nhanh hơn. Qua 5 năm, số lao động ở trình độ cao đẳng có xu hướng giảm nhiều từ 182 người năm 2001 xuống còn 67 người năm 2005 tức là giảm khoảng 2/ 3 quân số. Số lao động này giảm là do sự thuyên chuyển lao động từ Công ty Xây lắp Thương mại sang các công ty khác. 2.2. Về bộ phận bán hàng Trung tâm KD VLXD & TM I và Trung tâm KD VLXD & TM II đều sử dụng chung một mô hình tổ chức quản lý là: mô hình quản lý chức năng trực tuyến, giám đốc trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Sơ đồ chức năng của 2 Trung tâm KD VLXD I và II Giám đốc Trung tâm Kế toán viên Chuyên viên kinh doanh Cán sự kinh doanh Trung tâm không chia thành các phòng ban cụ thể mà chỉ quy định chức năng nhiệm vụ cho mỗi thành viên, số lượng và chức năng các nhóm hoạt động kinh doanh của Trung tâm KD VLXD & TM I và II được thể hiện trong bảng sau: Bảng 13: Cơ cấu quản trị của 2 Trung tâm KDVLXD Chỉ tiêu Đơn vị 2001-2005 Trình độ Độ tuổi Trung tâm KDVLXD I Trong đó: Giám đốc Kế toán viên Cán sự kinh doanh Chuyên viên KD Người 12 01 02 03 06 ĐH Kinh Tế Quốc Dân ĐHLQLKD, Cao đẳng kinh tế, ĐH Thương Mại ĐH KTQD, Trung cấp kinh tế 25-50 50 27-28 26-38 25-43 Trung tâm KDVLXD II Trong đó: Giám đốc Kế toán viên Cán sự kinh doanh Chuyên viên KD Người 08 01 01 01 05 ĐH Kinh Tế Quốc Dân ĐH Tài Chính kế toán ĐH Tài Chính kế toán ĐH Thương Mại, Trung cấp 26-45 40 26 26 30-45 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua bảng cơ cấu ta thấy qui mô lao động của Trung tâm ở mức bình thường: số người làm việc trong Trung tâm I là 12, Trung tâm II là 8 người. Họ từ 25 đến 50 tuổi, đa số nằm trong khoảng 25 đến 38 tuổi. Lao động của Trung tâm thuộc loại trẻ, họ có thể phát huy mạnh mẽ tính năng động, năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh. Xét về trình độ, hầu hết họ đều đã tốt nghiệp đại học được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực bán hàng và quản trị chủ yếu là trường Kinh Tế Quốc Dân. Trình độ học vấn và độ tuổi có ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh VLXD: Thể hiện trong bảng kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005, doanh thu bán VLXD bao giờ cũng chiếm trên 50% tổng doanh thu kinh doanh xây lắp. Trong khi thị trường VLXD những năm gần đây luôn có sự biến động mạnh mẽ, giá các loại VLXD hầu hết đã tăng giá làm cầu VLXD giảm đáng kể nhưng tốc độ tăng doanh thu bình quân của 2 Trung tâm vẫn đạt 12,25%/ năm. Hiện nay, Công ty đang có hướng mở rộng thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng về các tỉnh Nam Định, Hà Tĩnh, Lạng Sơn,… 2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn và tài sản 2.3.1. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh Để dánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty chúng ta hãy xem bảng tổng hợp sau: Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 Lợi nhuận 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 Vốn bình quân 182.065 198.720 196.212 206.558 213.223 Sức SX của vốn (DT/ vốn BQ ) 1,20 1,19 1,15 1,30 1,41 D.Lợi/ 1.000.000vốn 0,114 0,095 0,115 0,213 0,167 Từ bảng tổng hợp trên ta có thể rút ra những nhận xét sau: ◘ Sức sản xuất của vốn đã ở mức trung bình: Một triệu đồng vốn bỏ ra kinh doanh trung bình năm 2001 thu được 1,2 triệu đồng doanh thu, năm 2002 là 1,19 triệu đồng doanh thu, năm 2003 là 1,15 triệu đồng doanh thu, năm 2004 là 1,3 triệu đồng doanh thu. Tốc độ tăng sức sản xuất của vốn năm 2002 và 2003 giảm, xong đến 2 năm tiếp theo lại có mức tăng cao đặc biệt là năm 2005 một triệu đồng tiền vốn bỏ ra thu được 1,41 triệu đồng doanh thu. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty ở mức trung bình, Công ty chưa khai thác tối đa sức sản xuất của vốn. ◘ Chỉ tiêu doanh lợi trên 1.000.000 đồng vốn kinh doanh của Công ty cũng ở mức trung bình: Cứ 1.000.000 đồng vốn bỏ ra kinh doanh năm 2001 thu được 0,114 triệu đồng lợi nhuận, năm 2002 thu được 0,095 triệu đồng, năm 2003 thu được 0,115 triệu đồng, năm 2004 thu được 0,213 triệu đồng, năm 2005 thu được 0,167 triệu đồng. Khác với chỉ tiêu sức sản xuất của vốn bình quân, chỉ tiêu này lại có sự dao động đáng kể năm tụt xuống 0,095 triệu đồng năm lại lên đến 0,213 triệu đồng. Để xét một cách rõ ràng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta xem xét sự biến động của hai chỉ tiêu này qua hai biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Sự biến động sức Biểu đồ 3: Sự biến động của sản xuất của vốn doanh lợi/ vốn Như vậy, Sức sản xuất vốn kinh doanh của Công ty binh thường, mức lợi nhuận do vốn sinh ra chưa cao và tốc độ tăng chỉ tiêu này còn chưa ổn định. Do vậy hiểu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng chưa được cao. 2.3.2. Tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu Xét cho cùng khi đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp, thì chúng ta phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Vì đây mới chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của những đồng vốn mà chính doanh nghiệp tự bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể thấy được tình hình hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005 qua bảng tổng hợp sau: Bảng 15: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Lợi nhuận Tr.đồng 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 Vốn CSH Tr.đồng 96.814 105.267 105.350 108.973 110.210 Tốc độ tăng liên hoàn % 100 108,731 100,078 103,439 101,135 Doanh lợi/1.000.000vốn CSH Tr.đồng 0,214 0,179 0,212 0,404 0,322 Tốc độ tăng liên hoàn % 100 83,644 118,435 190,566 79,703 Cũng như chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cũng ở mức trung bình cụ thể: Cứ 1.000.000 đồng vốn năm 2001 tạo ra 0,214 triệu đồng lợi nhuận, năm 2002 là 0,179 triệu đồng, năm 2003 là 0,212 triệu đồng, năm 2004 là 0,404 triệu đồng, năm 2005 là 0,322 triệu đồng. 2.3.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định chiếm một tỉ trọng lớn, và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm cũng như chất lượng của nó ở mỗi công ty. Do vậy quản lý, sử dụng tài sản cố định tốt là chìa khoá giúp cho các công ty có thể thành công trên thương trường. Bảng 16: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 Lợi nhuận 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 TSCĐ bình quân 48.255 62.188 62.571 70.806 75.080 Sức sản xuất của TSCĐ 4,561 3,828 3,601 3,794 4,009 Sức sinh lời của triệu đồng TSCĐ 0,430 0,303 0,359 0,622 0,473 Suất hao phí TSCĐ 0,219 0,261 0,277 0,263 0,249 Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể đưa ra các nhận xét sau: ◘ Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ của Công ty ở mức độ khá. Tuy nhiên nó lại có xu hướng giảm dần qua các năm cụ thể: cứ 1.000.000 đồng TSCĐ năm 2001 tạo ra 4,561 triệu đồng doanh thu; năm 2002 tụt xuống 3,828 triệu đồng; năm 2003 chỉ còn 3,601 triệu đồng; 2 năm tiếp theo chỉ tiêu này có hướng tăng trở lại. Sức sản xuất TSCĐ không ổn định có năm tăng, có năm lại giảm mạnh: mức đầu tư thêm TSCĐ không tương xứng với sức sản xuất của TSCĐ, năm 2001 TSCĐ của Công ty chỉ có 48.255 triệu đồng tương ứng với sức sản xuất là 4,561 triệu đồng, trong khi đó năm 2003 TSCĐ bình quân là 62.571 triệu đồng tăng thêm 14.316 triệu đồng mà sức sản xuất chỉ có 3,601 triệu đồng. ◘ Sự biến động không ổn định chỉ tiêu sức sản xuất TSCĐ kéo theo chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cũng không ổn định, cứ 1.000.000 đồng TSCĐ năm 2001 sinh ra 0,430 triệu đồng lợi nhuận, năm 2003 chỉ tiêu này giảm 0,127 triệu đồng, năm 2004 chỉ tiêu này tăng thêm 0,056 triệu đồng. Năm 2004 có sự gia tăng đột biến ở mức cao, lợi nhuận do 1.000.000 đồng TSCĐ cho ra 0,622 triệu đồng lợi nhuận, đến năm 2005 lại tụt xuống 0,473 triệu đồng. ◘ Xét chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ cho thấy giữa chỉ tiêu này với 2 chỉ tiêu trên có quan hệ với nhau: năm có suất hao phí TSCĐ thấp sẽ có tỉ suất sinh lời và sức sản xuất của TSCĐ cao. Từ năm 2001 đến năm 2003 suất hao phí tăng dần thì sức sinh lời và sức sản xuất của TSCĐ giảm dần, năm 2004 và 2005 suất hao phí giảm thì suất sinh lời và sức sản xuất của TSCĐ cũng tăng dần. Như vậy, chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ ở mức trên trung bình. Tình trạng này đã xảy ra cả ở các chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ, chỉ tiêu sức sản xuất của vốn đồng thời chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ của Công ty lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty chưa được hoàn thiện. 2.3.4. Tình hình sử dụng tài sản lưu động Tài sản lưu động là bộ phận thứ 2 tạo nên toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu như tài sản cố định được ví như những cỗ máy thì tài sản lưu động được coi như là nhiên liệu dầu mỡ, bôi trơn giúp cho cỗ máy kia có thể hoạt động được. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty trong những năm gần đây, chhúng ta hãy xem xét bảng tổng hợp sau: Bảng 17: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu (triệu đồng) 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 Lợi nhuận (triệu đồng) 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 TSLĐ BQ (triệu đồng) 133.810 136.532 133.641 135.752 138.143 Mức sinh lời của TSLĐ (triệu đồng) 0,155 0,138 0,168 0,324 0,257 Số vòng quay TSLĐ (lần) 1,644 1,743 1,686 1,979 2,178 Thời gian luân chuyển (ngày) 218,978 206,540 213,523 181,910 165,289 Hệ số đảm nhiệm TSLĐ (triệu đồng) 0,608 0,573 0,593 0,505 0,459 ◘ Nhìn chung, suất sinh lời của TSLĐ ở mức trung bình 1 triệu đồng TSLĐ năm 2001 tạo ra 0,155 triệu đồng lợi nhuận, năm 2002 là 0,138 triệu đồng, năm 2003 là 0,168 triệu đồng, năm 2004 là 0,324 triệu đồng và năm 2005 là 0,257 triệu đồng. Qua 5 năm phân tích cho thấy chỉ tiêu này có mức biến động ngược chiều nhau cụ thể năm 2002 giảm 0,017 triệu đồng lợi nhuận so với năm 2001; năm 2005 giảm 0,067 triệu đồng lợi nhuận so với năm 2004. Mức độ biến động đáng kể cho thấy tình hình sử dụng TSLĐ của Công ty còn chưa hiệu quả. ◘ Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động của Công ty ở mức độ trung bình thấp. Năm 2001 TSLĐ quay được 1,644 lần, năm 2002 là 1,743 lần, năm 2003 là 1,686 lần, năm 2004 là 1.979 lần, năm 2005 là 2,178 lần. Số vòng quay TSLĐ có xu hướng tăng dần qua các năm, đây là dấu hiệu tốt trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ ◘ Ngược với chỉ tiêu số vòng quay TSLĐ, chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm TSLĐ có xu hướng biến động ngược lại, nó cho biết 1 triệu đồng TSLĐ tạo ra ◘ Chỉ tiêu thời gian luân chuyển của TSLĐ = 360(ngày)/ chỉ tiêu số vòng quay của TSLĐ; như vậy nó sẽ có sự biến động ngược với chỉ tiêu số vòng quay của TSLĐ. Để vốn lưu động quay được 1 vòng trong năm, năm 2001 cần 218,978 ngày; năm 2002 cần hết 206,540 ngày; năm 2003 cần hết 213,523 ngày; năm 2004 cần hết 181,910 ngày; năm 2005 cần hết 165,289 ngày. Xu hướng giảm của thời gian luân chuyển TSLĐ phản ánh dấu hiệu tốt trong công tác thực hiện huy động vốn cũng như thu hồi, quay vòng vốn lưu động của Công ty. 2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng Công ty Xây lắp Thương mại I luôn quan tâm chú ý tới đời sống, vật chất, tinh thần, lợi ích người lao động. Số lượng người lao động trong công ty tương đối nhiều: năm 2001 là 986 người đến năm 2005 là 990 người và biên độ biến động khoảng 94 người, như vậy số lượng lao động của Công ty tương đối ổn định. Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 300 người làm việc theo đội công trình góp phần vào chiến lược giải quyết nạn thất nghiệp ở nước ta. Lương của cán bộ công nhân viên đều tăng qua các năm. Hàng năm Công ty đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn triệu đồng. Công ty Xây lắp Thương mại I đã tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình văn hoá xã hội, các khu chung cư, các khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trên cả nứơc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta. Đồng thời việc xây dựng các công trình như vậy có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của bộ mặt xã hội đất nước ta, các công trình là tài sản của xã hội do đó một đất nước có càng nhiều công trình kiến trúc đẹp thì giá trị xã hội của nó càng lớn. Mặt khác các khu công nghiệp mọc lên sẽ thu hút thêm nhiều lao động, tạo việc làm cho nhiều người giảm bớt nạn thất nghiệp ở nước ta hiện nay. Các chỉ tiêu này được cụ thể dưới bảng sau: Bảng 18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng lao động Người 896 952 937 987 990 Tốc độ tăng lao động liên hoàn % 100 106,25 98,42 105,33 100,30 Tổng quỹ lương Tr. đồng 10.867 9.034 11.160 12.200 14.000 Lương bình quân Đ/ ng/tháng 750.000 783.000 810.000 942.000 1.200.000 Tốc độ tăng lương liên hoàn % 100 104,40 103,44 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32261.doc