Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai

Chương I: Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai I. Lý luận chung về khu công nghiệp Theo điều 2, Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (ban hành kèm theo nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ) ta có khái niệm: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chín

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Khu công nghiệp có một số đặc điểm sau: Khu công nghiệp là một khu vực lãnh thổ hữu hạn, được phân cách bằng đường bao hữu hình hoặc vô hình. Được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp chế biến, hàng tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức quản lý thống nhất của Ban quản lý khu công nghiệp. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Các nhân tố vĩ mô. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai. Tuy nhiên, các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai có thể được xem xét trên hai tác động chính đó là tác động có tính 2 mặt (thuận lợi và khó khăn) của các nhân tố kinh tế xã hội trong nước và những nhân tố tác động có tính hai chiều (thời cơ và thách thức) của bối cảnh quốc tế đến phát triển công nghiệp của Đồng Nai thời gian tới 1.1. Các nhân tố kinh tế-xã hội trong nước. a. Kinh tế Nhân tố này thể hiện qua các yếu tố chính sau: - Tăng trưởng kinh tế: Đây là một nhân tố rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để các ngành có thể mở rộng quy mô sản xuất. Trong kinh tế thì khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, kéo theo sức mua giảm sút, hàng hoá ế ẩm, không tiêu thụ được, nhiều mặt hàng sẽ tồn kho…Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng sản xuất của các ngành trong những năm tiếp theo. Do vậy duy trì được mức tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho các ngành sản xuất tiếp tục phát triển. - Tài chính tín dụng và thị trường: là những yếu tố rất nhạy cảm, tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp, của doanh nghiệp như: lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, tình hình lạm phát, giảm phát, thị trường tiêu thụ cũng như thị trường tài chính tiền tệ. Với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay thì yếu tố lãi suất tín dụng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm. Do vậy lãi suất cần phải được xác định phù hợp và ổn định sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành và kích thích các ngành sản xuất phát triển và ngược lại. Với mức lãi suất còn cao và biến động, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian tới. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng là yếu tố quan trọng trong môi trường kinh tế, sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác dụng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Thời gian qua, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, theo đó hàng ngày ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam so với đồng USD (thay cho việc công bố tỷ giá chính thức trước đây). Bên cạnh đó hạ thấp tỷ lệ kết hối để tạo thế chủ động hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh…Những thay đổi này làm cho tỷ giá ở Việt Nam được hình thành một cách khách quan hơn, phản ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để hội nhập tốt hơn với cộng đồng quốc tế và khu vực. Bên cạnh những yếu tố trên thì yếu tố lạm phát, giảm phát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm và tiêu dùng của toàn xã hội. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm háng hoá, nó đi ngược lại với việc tăng trưởng kinh tế đó là tăng nhu cầu và sức mua, thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, để khuyến khích sản xuất phát triển, mức độ lạm phát cần phải gia tăng ở mức độ phù hợp và trong khuôn khổ có thể chấp nhận được. Một yếu tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đó là xây dựng đồng bộ các loại hình thị trường, từ thị trường hàng hóa dịch vụ đến thị trường tài chính tiền tệ. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, cơ chế thị trường đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh. Thời gian qua, nhà nước cũng đã quan tâm triển khai nghiên cứu vấn đề này như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương, ra đời thị trường chứng khoán…Do vậy để phát huy nội lực tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, trong thời gian tới việc tạo điều kiện để các loại hình thị trường cùng phát triển như phát triển mạnh thị trường hàng hoá dịch vụ, lao động, đất đai…sẽ có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế cả nước nói chung, công nghiệp Đồng Nai nói riêng. b. Chính trị-xã hội. Lợi thế so với một số nước trong khu vực đó là môi trường chính trị ổn định, an ninh xã hội tốt. Đảng và Chính phủ quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới với rất nhiều cố gắng nhằm lành mạnh hoá các vấn đề kinh tế-xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân và tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ luôn luôn lắng nghe, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, liên tục hoàn thiện các chính sách cũ, bổ sung nhiều chính sách mới nhằm tạo môi trường ngày càng thông thoáng và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động. c. Chính sách, luật pháp Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, là tiền đề trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Với đường lối đổi mới, mở của của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất. Hàng loạt các chính sách ra đời, ngày càng góp phần tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển. Cơ quan lập pháp của Nhà nước đã liên tục nghiên cứu ban hành, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật. Bộ Luật dân sự, luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi; luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật thương mại, luật doanh nghiệp…ra đời đã đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho các quan hệ dân sự, kinh tế và kinh doanh, tạo nên khí thế mới trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc ban hành các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước còn thiếu đồng bộ, thiếu tính nhất quán, khiến cho các chủ trương, chính sách mới đi và cuộc sống chậm. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn kịp thời và thường xuyên phải sửa đổi do vậy thường gây nên những lúng túng khi thực hiện. Trong khi đó, các quốc gia có quan hệ ngoại thương với Việt Nam lại có hệ thống luật pháp rất hoàn chỉnh, chặt chẽ, cụ thể và phức tạp, nhất là Nhật Bản, Mỹ và khối EU. Đây là những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập các thị trường khu vực và thế giới. d. Điều kiện tự nhiên, xã hội. Đồng Nai là một tỉnh nằm ở vùng Đông Nam bộ, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp lớn loại nhất nước. Đây là đầu mối nhiều tuyến giao thông quốc gia có tiềm năng phát triển công nghiệp và đang là địa điểm thu hút mạnh các nhà đầu tư. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước có rất nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển kinh tế. Với diện tích 5.862 km2, có khí hậu ôn hoà lại nằm gần thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm nông, công nghiệp và ở giữa vùng tài nguyên phong phú về nông sản, cảng công nghiệp, rừng, khoáng sản, hải sản và dầu khí, gần thị trường của chín tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tám tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh Nam Trung bộ, Nam Tây nguyên. Giao thông thuỷ bộ thuận tiện cho việc đi lại, chuyên trở hàng hoá trong cả nước. Cơ sở hạ tầng của Đồng Nai khá tốt, nhất là hệ thống các khu công nghiệp, mạng lưới thông tin liên lạc của các cơ sở dịch vụ bưu chính-viễn thông. Nguồn nhân lực dồi dào. Cơ cấu nguồn nhân lực chuyển dịch theo xu hướng giảm dần ở khu vực I, tăng dần ở khu vực II và III. Tỷ trọng nguồn nhân lực trong khu vực I còn quá lớn, tỷ trọng lao động trong khu vực II và III còn quá nhỏ, tỷ lệ lao động kỹ thuật (từ công nhân kỹ thuật đến trên đại học) còn thấp. So với những năm trước đây thì lực lượng lao động công nghiệp ở Đồng Nai hiện nay đã có những bước trưởng thành đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì tỷ lệ tay nghề thấp của nguồn nhân lực đang là trở lực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đòi hỏi các cấp, các ngành phải tăng cường mở rộng các trường dạy nghề, khuyến khích học tập trong các tầng lớp dân cư và mở cửa thu hút lao động có tay nghề từ nguồn tăng cơ học. Mặt khác, do sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành công nghiệp cùng với lượng dân tự do cư trú quá đông, tăng dân số cơ học, mật độ sử dụng các phương tiện chuyển chở, đi lại cao…nên nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp như môi trường, nhà ở công nhân và một số tệ nạn khác. 1.2. Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế. Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã làm cho các nước xích lại gần nhau hơn. Với đường lối đối ngoại rộng mở, tập trung các nguồn lực trong nước phát triển kinh tế, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với hơn 160 quốc gia về ngoại giao, với trên 100 quốc gia về quan hệ buôn bán. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tiến trình khu vực hoá ngày càng diễn ra sâu rộng hơn, chúng ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế : AFTA, APEC, WTO. Gia nhập vào các tổ chức này, một mặt tạo ra nhiều cơ hội thuân lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, mở rộng thị trường, mặt khác cũng đặt nước ta vào những thách thức không nhỏ do xuất phát điểm của nền kinh tế còn rất thấp, tính cạnh tranh yếu, kinh nghiệm trong thương trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, với trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và quốc tế, nhưng là nước đi sau nên ngành công nghiệp có thể vận dụng được nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước phát triển đi trước, có thể mua được công nghệ với giá rẻ hơn, chi phí chuyển giao thấp hơn từ các nước công nghệ tiên tiến. Trên thực tế, thông qua việc thu hút FDI, Việt Nam đã phần nào tranh thủ đổi mới và tiếp thu được công nghệ tiên tiến trong các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, đặc biệt ở một số lĩnh vực như dầu khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông. Từ phân tích trên cho thấy bối cảnh quốc tế hiện nay sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai. Với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 5 tỷ USD hàng năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50% doanh thu sản xuất công nghiệp toàn ngành, do đó những tác động về bối cảnh quốc tế đối với kinh tế nước ta sẽ có tác động trực tiếp và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai trong thời gian tới. 2. Các nhân tố vi mô. Các nhân tố thuộc tầm vi mô, tức là xem xét ở giác độ ngành và các doanh nghiệp. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ngành và mỗi loại sản phẩm. Đó là những kỹ năng tổ chức, quản lý của nhà kinh doanh từ tiền sản xuất (thiết kế sản phẩm; lựa chọn và mua thiết bị công nghệ, quản lý và định mức chi phí nguyên vật liệu và dự trữ) đến quá trình sản xuất (sử dụng lao động, nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng sản phẩm) và sau sản xuất như mẫu mã, bao gói, giao nhận kịp thời, đúng hạn; vấn đề dịch vụ và thời gian bảo hành cho sản phẩm; tiếp thị thị trường…(trong số đó, đặc biệt quan trọng là yếu tố về thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm và các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng). II. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. 1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế. Trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Thời kỳ 1996-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,4% cao gấp 1,5 lần mức bình quân (8,2%) của thời kỳ 1986-2005. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,8% cao gấp 1,14 lần mức tăng bình quân chung (11,2%) của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và gấp 1,7 lần mức tăng bình quân (7,5%) của cả nước. Từ 1996 đến nay (2007), qui mô GDP của nền kinh tế tính theo giá so sánh (giá 94) tăng lên gấp hơn 4,25 lần, từ 5.936 tỷ đồng (1995) lên 25.255,7 tỷ đồng (2007). Năm 2007, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tăng 15,1% so với năm 2006, vượt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra (mục tiêu: tăng 15%), gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó: Ngành công nghiệp-xây dựng tăng 16,9%; ngành dịch vụ tăng 16,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,2%. Quy mô GDP theo giá thực tế là 42.832 tỷ đồng, tương đương 2,658 tỷ USD (tính 1 USD = 16.101 VND). GDP bình quân đầu người theo giá so sánh là 10,501 triệu đồng, tăng 13,1% so với năm 2006. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế là 17,809 triệu đồng, tăng 14,3% so với năm 2006. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch khá nhanh và đạt được bước tiến quan trọng theo hướng công nghiệp hoá. Thời kỳ 1996-2005, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp đạt bình quân 17,6%; nông nghiệp 4,3%; dịch vụ 10,3%. Riêng trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp đạt 16%; nông nghiệp 4,6%; dịch vụ 12,1%. Năm 2007, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP: công nghiệp-xây dựng 57,7%; dịch vụ 30,2%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 12,1%. Như vậy, sau 12 năm (1995-2007) tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên được 19,7% trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm từ 31,8% (1995) xuống 12,1%. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng đã chiếm trên 50 % tổng giá trị sản phẩm theo đúng định hướng phát triển của một tỉnh công nghiệp. Năm 2007, giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng ước đạt 63.538,6 tỷ đồng, tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006, tăng cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu: tăng 19,5%); giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 16,5%, đạt mục tiêu Nghị quyết; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 6.629,3 tỷ đồng, tăng 5,4% so với thực hiện năm 2006, đạt xấp xỉ mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu: tăng 5,5%). Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế chuyển dịch nhanh đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do được đẩy mạnh thu hút đầu tư. Từ 1996 đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 20,7%; khu vực kinh tế trong nước trên địa bàn tăng trưởng chậm hơn, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9,1%. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP tăng lên rất nhanh, từ 12,9% (1995) lên 37% (2005). 3. Xuất-nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng nhanh và ở mức bình quân xấp xỉ nhau 30,1% và 31% trong thời kỳ 1996-2005. Trong đó giai đoạn 2001-2005, kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng khá nhanh bình quân 22,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, bình quân đạt 16,5%/năm. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 11,8 tỷ USD, đạt 105,8% kế hoạch, tăng 27,6% so với thực hiện năm 2006. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu ước là 5,474 tỷ USD, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 28,7% so với thực hiện năm 2006 (trong đó: Doanh nghiệp Trung ương là 138 triệu USD, đạt 106,2% kế hoạch, tăng 26,3% so với năm 2006; doanh nghiệp địa phương là 313 triệu USD, đạt 101,6% kế hoạch, tăng 28% so với năm 2006; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 5,023 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 28,8% so với năm 2006). Kim ngạch nhập khẩu ước là 6,329 tỷ USD, đạt 111,1% kế hoạch, tăng 26,6% so với thực hiện năm 2006 (trong đó: Doanh nghiệp trung ương là 73 triệu USD, đạt 104,3% kế hoạch, tăng 16,2% so với năm 2006; doanh nghiệp địa phương là 142 triệu USD, đạt 97,9% kế hoạch, tăng 13,2% so với năm 2006; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6,114 tỷ USD, đạt 111,5% kế hoạch, tăng 27,1% so với năm 2006). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, hạt điều nhân, mật ong, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc; thị trường xuất khẩu chủ yếu tập trung ở một số nước Châu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hạt điều thô, phân bón, hoá chất công nghiệp, máy móc thiết bị cho sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. 4. Thu chi ngân sách. Tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng thu bình quân trong thời kỳ 1996-2005 đạt 21,6%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 đạt 22,5%/năm (cả nước tăng 18,3%/năm). Tổng thu ngân sách cả giai đoạn 2001-2005 là 26.808 tỷ đồng. Năm 2007, Tổng thu ngân sách đạt 9.917,555 tỷ đồng, đạt 100,1% dự toán, tăng 9% so với năm 2006. Trong đó: thu nội địa là 6.193,304 tỷ đồng, đạt 97,7% dự toán, tăng 16% so với năm 2006; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 3.380,051 tỷ đồng, đạt 105% dự toán, tăng 10% so với năm 2006. Về thu nội địa có 2 nguồn thu không đạt: thu từ khu vực Quốc doanh trung ương là 798 tỷ đồng, đạt 88,7% dự toán (nguyên nhân: đa số các doanh nghiệp đang trong thời gian miễn giảm thuế do thực hiện cổ phần hoá, ngoài ra do số thu năm 2007 đã bù trừ số nộp thừa của năm trước chuyển sang), thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.928,503 tỷ đồng, đạt 76,5% dự toán (nguyên nhân: do dự toán của trung ương giao từ năm 2005 đến nay quá cao so với thực hiện; thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng hàng năm nhưng các dự án chưa thể thu thuế ngay mà phải có thời gian xây dựng và thời gian đầu được hưởng một số ưu đãi về thuế). Chi Ngân sách hàng năm tăng bình quân 18,6% trong cả thời kỳ 1996-2005, đạt 65.493 tỷ đồng; giai đoạn 2001-2005 mức chi ngân sách hàng năm tăng bình quân 19,4%. Thu ngân sách hàng năm tăng đều và nhanh tạo điều kiện để chi phát triển kinh tế-xã hội, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi sự nghiệp giáo dục-y tế-văn hoá-xã hội tăng bình quân 24,7% và 15,4% trong thời kỳ 1996-2005, trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 30,2% và 20,5%. Năm 2007, Tổng chi ngân sách địa phương là 3.700,007 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 2% so với năm 2006, trong đó: chi cho đầu tư phát triển là 1.162 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 80% so với năm 2006; chi thường xuyên là 2.074,214 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, bằng 97% so với năm 2006. 5. Phát triển các ngành kinh tế Công nghiệp phát triển với nhịp độ cao. Thời kỳ 1996-2005 giá trị sản xuất tăng bình quân 19,3%/năm là động lực chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và đô thị hoá của tỉnh; trong thời kỳ này, khu vực công nghiệp đã tạo thêm được 258,8 nghìn chỗ làm mới, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng ước đạt 63.538,6 tỷ đồng (giá 94), đạt 103,3% kế hoạch, tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006. Trong đó: Quốc doanh trung ương là 7.718,6 tỷ đồng, đạt 103,2% kế hoạch, tăng 14,1% so với năm 2006; quốc doanh địa phương là 2.956,6 tỷ đồng, đạt 108,3% kế hoạch, tăng 13,3% so với năm 2006; khu vực ngoài quốc doanh là 8.032,6 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, tăng 21,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 44.830,7 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm 2006. Phát huy được tiềm năng thế mạnh, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc, góp phần tích cực cải thiện đời sống nông dân. Từ năm 1996 đến nay, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất thuần nông nghiệp tăng bình quân 5,7%/năm. Năm 2007, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 6.629,3 tỷ đồng (giá 94), đạt 99,5% kế hoạch, tăng 5,4% so với thực hiện năm 2006. Trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp là 6.133,3 tỷ đồng, đạt 99,9% kế hoạch, tăng 5,3%; giá trị sản xuất lâm nghiệp là 69,7 tỷ đồng, đạt 105,8% kế hoạch, tăng 6,9%; giá trị sản xuất thuỷ sản là 426,3 tỷ đồng, đạt 92,6% kế hoạch, tăng 5,4% so với năm 2006. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là: ngành nông nghiệp chiếm 92,5%, lâm nghiệp chiếm 1,1%, thuỷ sản chiếm 6,4%. Khu vực dịch vụ có tốc độ phát triển ngày càng tăng, giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm dịch vụ gấp 1,5 lần so với giai đoạn 1996-2000. Trong vòng 10 năm (1996-2005) khu vực dịch vụ đã tạo thêm được 115,1 nghìn chỗ làm mới, cùng với công nghiệp đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động. Từ 1995 đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ hàng năm tăng lên gấp 5,9 lần với nhịp tăng bình quân 19,3%. Năm 2007, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựng sắp xếp một số chợ. Hiện nay có 6 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Tổng mức bán lẻ năm 2007 ước đạt 26.421 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch, tăng 25,3% so với năm 2006; giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 16,5%, đạt mục tiêu Nghị quyết. 6. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp Cùng với quá trình hoàn thiện và đổi mới chung của cả nước về pháp luật và cơ chế chính sách, môi trường thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở tỉnh ngày càng năng động và được cải thiện thông thoáng. Đặc biệt với chủ trương “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thủ tục hành chính “một của tại chỗ” cùng với chính sách phát triển khu công nghiệp hợp lý đã tác động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007 vào Đồng Nai đạt kỷ lục với khoảng 2,67 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với năm 2006 và vượt kế hoạch năm 2007 gấp hai lần. Điểm mới trong thu hút FDI năm 2007 là có sự chuyển biến khá lớn về cơ cấu ngành nghề và chất lượng dự án. Nếu như các năm trước FDI của Đồng Nai tập trung cho ngành công nghiệp chiếm trên 90% tổng vốn đầu tư thì năm 2007 các dự án thuộc ngành dịch vụ đã chiếm hơn nửa tổng vốn thu hút mới. Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh sang lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao. Các dự án thuộc các ngành gia công như may mặc, giày thể thao… sử dụng nhiều lao động đã giảm mạnh. Mặt khác, không chỉ đầu tư nước ngoài mà thu hút vốn đầu tư trong nước của Đồng Nai cũng tăng mạnh. Năm 2007, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 53 dự án với tổng vốn đầu tư trên 16.700 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với kế hoạch đề ra. Trong đó có nhiều dự án lớn và tập trung vào lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng như nhà máy phát điện khí Nhơn Trạch, nhà máy đóng tàu Vinashin, nhiều dự án xây dựng khu dân cư đô thị... Việc thu hút các nhà đầu tư trong nước tăng cao cho thấy môi trường đầu tư ở Đồng Nai ngày càng hấp dẫn. Đây chính là nội lực góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn ổn định. 7. Phát triển các lĩnh vực xã hội. Sự nghiệp phát triển văn hoá-xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, trong vòng 10 năm (1996-2005) thu nhập bình quân đầu người/tháng đã tăng lên gấp 3,2 lần, đặc biệt với nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất chiếm 20% dân số có thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng lên gấp 3,4 lần. Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về lĩnh vực văn hóa xã hội được thực hiện tốt, một số chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra: Tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2004; đến cuối năm 2007: tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ở các cấp đạt cao (từ 90% trở lên); tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học đạt 56,7% (mục tiêu là 56%); Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đến cuối năm 2007 đạt 70%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đạt 98%; trạm y tế có bác sĩ phục vụ ổn định đạt 55%; hạ tỷ lệ hộ nghèo còn 6,83% (theo chuẩn mực của tỉnh), vượt mục tiêu Nghị Quyết (mục tiêu: 7,5%);… 8. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng, nâng cấp, mở rộng ngày càng nhiều. Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 1.592,3 km đường bê tông nhựa và láng nhựa; 80,5 km đường bê tông xi măng; 2.121,3 km đường cấp phối sỏi đỏ; 2.287,3 km đường đất; 121,3 km đường cấp phối đá. Nâng cấp và mở rộng mạng lưới điện phủ kín toàn tỉnh đến 100% số xã, cuối năm 2007 tỷ lệ hộ dùng điện đạt 97%, số máy điện thoại đạt 55,1 máy/100 dân, thuê bao internet đạt 9,66 máy/100 dân…Tiến hành xây dựng một số khu dân cư gắn liền với các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung. Đầu tư xây dựng, sắp xếp một số chợ; hiện nay có 6 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Ngoài ra đã chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước, tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh tế. 9. Đầu tư phát triển. Giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã huy động được 46.579 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm đạt bình quân 21,8%, cao gấp 1,2 lần so với cả nước (cả nước tăng 18%), tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển so với GDP trong cả giai đoạn 5 năm đạt ở mức cao 42,8% (cả nước 37,5%). Tổng vốn đầu tư thực tế triển khai năm 2007 là 20.278 tỷ đồng, tăng 29,9% so thực hiện năm 2006. Trong đó: vốn do các đơn vị địa phương đầu tư trên địa bàn là 8.134,8 tỷ đồng, chiếm 40,1%; vốn do các đơn vị trung ương đầu tư tại địa phương là 1.323,9 tỷ đồng, chiếm 6,5%; vốn do các đơn vị đầu tư nước ngoài là 10.448,2 tỷ đồng, chiếm 51,5% trong tổng vốn đầu tư thực hiện; còn lại nguồn vốn khác là 371,1 tỷ đồng. Huy động tích cực vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã có tác động đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong tỉnh thời kỳ vừa qua. III. Giới thiệu về các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai Tính đến ngày 30/09/2007, Đồng Nai đã được phê duyệt 24 khu công nghiệp với tổng diện tích là 6,496 ha, diện tích dùng cho thuê là 4,412.03 ha, đã cho thuê được 3,064 ha, đạt tỷ lệ 69.45% diện tích đất dành cho thuê. Một số KCN đã cho thuê hết đất như: KCN Biên Hòa II, Loteco, KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn 1), KCN Biên Hòa I, KCN Tam Phước, KCN Định Quán. Tổng số vốn đầu tư hạ tầng lũy kế là 247,9 triệu USD. Sau đây là tình hình các khu công nghiệp đã được phê duyệt: 1. Khu công nghiệp Biên Hòa 1 Diện tích: 335ha, trong đó diện tích dùng cho thuê 248.48ha, diện tích đã thuê 248.48ha, đạt 100%. Vị trí: Phường An Bình, TP Biên Hòa, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 25km về hướng Đông Bắc và cách TP Vũng Tàu 90km. Kết cấu hạ tầng: + Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh. + Cấp điện: 2 trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia. + Cấp nước: 25,000 m3/ngày từ nhà máy nước Thủ Đức. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Xử lý chất thải lỏng và các dịch vụ công cộng đang được đầu tư hoàn thiện. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 13.67 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 0.8 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 0.4 USD/m2/năm. Hiện đang có 90 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 326 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư: chế biến thực phẩm, hoá chất, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, giấy, dịch vụ. 2. Khu Công nghiệp Biên Hòa 2 Diện tích: 365ha, diện tích dùng cho thuê 261ha, đã cho thuê 261ha đạt 100% Vị trí: Phường Long Bình, TP Biên Hòa, nằm đối diện Khu Công nghiệp Biên Hòa Kết cấu hạ tầng: + Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh. + Cấp điện: trạm biến áp 63 MVA và sẽ nâng cấp thành 80 MVA, điện lưới quốc gia. + Cấp nước: 15,000 m3/ngày từ nhà máy nước Biên Hòa. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải chung, giai đoạn 1 có công suất 4,000 m3/ngày. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 18.04 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 2.25 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 0.5 USD/m2/năm. Hiện đã có: 126 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 1,396 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư: Thực phẩm và chế biến nông sản thực phẩm; may mặc và dệt sợi; hàng nữ trang, mỹ nghệ và các loại mỹ phẩm; giày dép, dụng cụ thể thao, các loại bao bì cao cấp; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thuỷ tinh; lắp ráp điện tử, phụ kiện máy tính, linh kiện điện tử; sản xuất dây điện các loại, đồ điện gia dụng; vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ; sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe gắn máy ô tô; dược phẩm, dụng cụ y tế và nông dược; hạt nhựa PVC và các sản phẩm từ nhựa; hàng kim khí kết cấu kim loại; máy và thiết bị công nghiệp. 3. Khu Công nghiệp Gò Dầu Diện tích: 184ha, diện tích dùng cho thuê 136.7ha, đã cho thuê 134.9ha, đạt 98.68%. (chưa kể 120 ha của Công ty Vedan Việt Nam). Vị trí: Xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh. + Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia. + Cấp nước: Nhà máy nước công suất 3,000 m3/ngày. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải công suất 500 m3/ngày. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 7.85 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 1 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 0.75 USD/m2/năm. Hiện đang có 21 dự án đầu tư. Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí, cơ khí chính xác; sản xuất và sửa chữa xe máy, thiết bị; dệt, may,nhuộm; điện, điện tử; hóa chất công nghiệp, nông nghiệp và thực phẩm; chế biến thực phẩm, nông sản và các ngành công nghiệp khác không gây ô nhiểm nặng. 4. Khu Công nghiệp Amata Diện tích (giai đoạn 1&2): 361 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển 129 ha, diện tích dùng cho thuê 100 ha, đã được phát triển toàn bộ với các tiện ích hạ tầng chất lượng. Giai đoạn 2 phát triển 261 ha và khu dịch vụ, đang được phát triển theo từng giai đoạn. Tổng diện tích đã cho thuê giai đoạn 1 & 2 là 180.16 ha. Tỉ lệ đất đã cho thuê (gđ 1&2) đạt 71.99%. Vị trí: Phường Long Bình, TP Biên Hòa. Kết cấu hạ tầng: + Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh. + Cấp điện: trạm biến áp 80 MVA và trạm biến áp 12.8 MVA, xây dựng nhà máy điện riêng 120 MVA. + Cấp nước: cung cấp nước ổn đị._.nh 4,000 m3/ngày. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải công suất 2,000 m3/ngày Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 32.9 triệu USD. Giá cho thuê đất thô + dịch vụ hạ tầng (USD/m2/năm): 42 USD/m2/39 năm Hiện đang có 46 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 320 triệu USD, trong đó có 35 dự án đang hoạt động, các dự án khác đang trong giai đoạn xây dựng và chuẩn bị. Lĩnh vực đầu tư: Máy vi tính và các phụ kiện máy vi tính; thực phẩm và chế biến thực phẩm; chế tạo, lắp ráp điện, cơ khí và các sản phẩm điện tử; sản phẩm da, may mặc, len, giày dép; nữ trang, hàng mỹ nghệ, các loại mỹ phẩm; dụng cụ thể thao, đồ chơi, sản phẩm nhựa, các loại bao bì; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thuỷ tinh; thép xây dựng, công-ten-nơ bằng thép, phụ tùng xe hơi, chế tạo xe hơi; kiếng nổi và kiếng xây dựng, hóa chất cho bêtông; thực phẩm và các sản phẩm chế biến; dệt; nhà máy bột mì, mì ăn liền, hàng tiêu dùng; bảo trì máy kéo; sơn cao cấp các loại; keo dán công nghiệp; bình chứa ga; bao bì đóng gói; giấy vệ sinh và giấy ăn; lưới đánh cá; hóa chất: sợi PE, hạt nhựa, bột màu công nghiệp; dược phẩm; nông dược và thuốc diệt côn trùng; các cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông tươi. 5. Khu Công nghiệp Loteco Diện tích: 100 ha cho giai đoạn đầu gồm cả 40 ha của khu chế xuất trong khu công nghiệp. Diện tích dùng cho thuê 71.58 ha, diện tích đã cho thuê 71.58 ha, đạt 100%. Vị trí: Phường Long Bình, TP. Biên Hòa. Kết cấu hạ tầng: + Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh. + Cấp điện: trạm biến áp 40 MW và trạm biến áp 3.2 MW, điện lưới quốc gia. + Cấp nước: 6,000 m3/ngày. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải công suất 2,500 m3/ngày. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 26.14 triệu USD. Giá cho thuê đất thô + dịch vụ hạ tầng (USD/m2/năm): giá thương lượng Hiện đang có 22 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 151 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư: máy tính điện tử và các thiết bị ngoại vi; chế tạo và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, dây dẫn, dây cáp; chế tạo phụ tùng ô tô và các phương tiện vận tải; chế tạo xe gắn máy và các phụ tùng; công nghiệp dệt, may,da, giày; chế biến lương thực thực phẩm; dụng cụ quang học; đá quý, mỹ nghệ, mỹ phẩm; dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em; thiết bị y tế; các sản phẩm nhựa, kim khí, dụng cụ gia đình; các sản phẩm gốm sứ, thủy tinh, pha-lê; cơ khí chính xác; thép xây dựng, thép ống, vật liệu xây dựng; kính nổi, kính xây dựng; sản xuất sản phẩm chi tiết máy cho đường thủy, tàu biển. Sản xuất bao bì các loại; sản xuất các thiết bị tin học; công nghệ sinh học, sản xuất thuốc chửa bệnh cho người, thuốc thú y; công nghiệp giấy ( không có công đoạn sản xuất bột giấy); chế biến gỗ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ rừng trồng hoặc gỗ nhập khẩu từ nước ngoài; kỹ thuật in; sản xuất trang thiết bị, máy móc và các sản phẩm dùng cho xử lý chất thải công nghiệp; chế biến hóa chất phục vụ sản xuất của các xí nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. 6. Khu Công nghiệp Hố Nai Diện tích: 497 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển 226 ha, diện tích dùng cho thuê 151.17 ha, diện tích đã cho thuê 139.36 ha, đạt 92.19%; giai đoạn 2 phát triển 271 ha, diện tích dùng cho thuê 149.96 ha, hiện chưa có đơn vị nào thuê. Vị trí: Xã Hố Nai và Bắc Sơn, Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 41 MVA. + Cấp nước: cung cấp nước ổn định 2,000 m3/ngày. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Đang được đầu tư đồng bộ hệ thống điện, nước, giao thông, mương thoát nước, xử lý chất thải.... Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 4.61 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01 USD/m2/năm. Hiện đang có 66 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 218 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư: Công nghiệp may mặc; lắp ráp các linh kiện điện, điện tử; cơ khí lắp ráp xe ôtô, môtô; công nghiệp hương liệu, hóa mỹ phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất; chế biến sản phẩm gỗ; công nghiệp điện gia dụng; dịch vụ ngân hàng, bưu điện; các dịch vụ về kho bãi, nhà xưỡng cho thuê. 7. Khu Công nghiệp Sông Mây Diện tích: 417 ha, giai đoạn 1 phát triển 227 ha, diện tích dùng cho thuê 158.1 ha, diện tích đã cho thuê 135.5 ha, đạt 85.7%. Vị trí: Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA. + Cấp nước: cung cấp nước ổn định 5,000 m3/ngày. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Đang được đầu tư đồng bộ hệ thống điện, nước, giao thông, mương thoát nước, thông tin, xử lý chất thải. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 9.65 triệu USD. Giá cho thuê đất thô + dịch vụ hạ tầng: 30 USD/m2/năm Hiện đã có: 19 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 189 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư: Gia công cơ khí; lắp ráp điện tử; chế biến thực phẩm, dược liệu; da giày; may mặc. 8. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 1 Diện tích: 430 ha, diện tích dùng cho thuê 311.25 ha, diện tích đã cho thuê 293.07 ha, đạt 94.16%. Vị trí: Xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh. + Cấp điện: trạm biến áp 103 MVA. + Cấp nước: 12,000 m3/ngày. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Xử lý chất thải lỏng: nhà máy xử lý chất thải công suất 2,000 m3/ngày. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 10.45 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01 USD/m2/năm. Hiện đang có 47 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 448 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí, cơ khí chính xác; sản xuất và sửa chữa xe máy, thiết bị; dệt, may, nhuộm; điện, điện tử; hóa chất công nghiệp, nông nghiệp và thực phẩm; chế biến thực phẩm, nông sản; các ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm nặng. 9. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 2 Diện tích: 347 ha, diện tích cho thuê 257.24 ha, diện tích đã cho thuê 248.5 ha, đạt 96.6%. Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 103 MVA, điện lưới quốc gia. + Cấp nước: 10,000m3/ngày từ nhà máy nước ngầm. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Đang xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, mương thoát nước và xử lý chất thải. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 9.61 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01 USD/m2/năm. Hiện đang có 20 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 855 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư: Công nghiệp dệt, may mặc, tơ, sợi, nhuộm, tẩy trắng; lắp ráp các linh kiện điện, điện tử; công nghiệp cơ khí , chế tạo máy móc động lực, chế tạo và lắp ráp các phương tiện giao thông, máy móc phục vụ nông nghiệp; công nghiệp vật liệu xây dựng : sản xuất tôn, kẽm, bồn chứa cấu kiện bê tông đúc sẳn và các kết cấu kim loại khác; công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, hương liệu, hóa mỹ phẩm. 10. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3 Giai đoạn 1 Diện tích: 337 ha, diện tích dùng cho thuê 233.85 ha, diện tích đã cho thuê 233.85 ha, đạt 100%. Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 150 MVA. + Cấp nước: 10,000m3/ngày từ nhà máy nước Thiện Tân. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Đang xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, mương thoát nước và xử lý chất thải. Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01 USD/m2/năm. Hiện đang có 18 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 559 triệu USD. Giai đoạn 2 Diện tích: 351 ha, diện tích dùng cho thuê 227.5 ha, diện tích đã cho thuê 78.25 ha, đạt 34.39%. Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: đang xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước, mương thoát nước và xử lý chất thải. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng (gđ 1 & 2): 54.48 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01 USD/m2/năm. Lĩnh vực đầu tư(gđ 1&2): dệt, may mặc, tơ, sợi, nhuộm, tẩy trắng; giày, da; lắp ráp các linh kiện điện, điện tử; các loại hình công nghiệp nhẹ khác sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng; chế tạo các máy móc động lực, chế tạo và lắp ráp các phương tiện giao thông, các máy móc phục vụ nông nghiệp và xây dựng; công nghiệp thực phẩm : Bánh kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm khác; công nghiệp dược phẩm, hương liệu, hóa mỹ phẩm; các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, các thiết bị trang trí nội thất; các ngành công nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm gỗ; các ngành công nghiệp điện gia dụng, điện tử, điện lạnh; các ngành phục vụ : ngân hàng, bưu điện... các dịch vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu, dịch vụ vệ sinh công cộng, xử lý chất thải.... các dịch vụ về kho bãi, nhà xưởng cho thuê. 11. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 5 Diện tích: 302 ha, diện tích dùng cho thuê 205 ha, diện tích đã cho thuê 144.64 ha, đạt 70.56%. Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Đang hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, điện, nước, mương thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 6.2 triệu USD. Giá cho thuê đất thô và dịch vụ hạ tầng: 30 USD/m2/48năm Hiện đã có 3 dự án đầu tư với số vốn đầu tư là 6.5 triệu USD. 12. Khu Công nghiệp Dệt may Diện tích: 184 ha, diện tích dùng cho thuê 121 ha, diện tích đã cho thuê 65.94 ha, đạt 54.5%. Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Đang hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, điện, nước, mương thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 6.48 triệu USD. Giá cho thuê đất thô và dịch vụ hạ tầng: 30 USD/m2/48năm. Lĩnh vực đầu tư: Dệt may 13. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 6 Diện tích: 319 ha, diện tích dùng cho thuê 201 ha, chưa có đơn vị thuê. Vị trí: xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: đang xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, điện, nước, mương thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 8.94 triệu USD. 14. Khu Công nghiệp Tam Phước Diện tích: 323 ha, diện tích dùng cho thuê 214.74 ha, diện tích đã cho thuê 214.74 ha, đạt 100%. Vị trí: xã Tam Phước, huyện Long Thành. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia. + Cấp nước: 2,000m3/ngày + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải công suất 1,500 m3/ngày Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 12.24 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 1.4 USD/m2/năm Hiện đang có 33 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 161.5 triệu USD. Ưu tiên đầu tư: công nghiệp, chế biến gỗ. 15. Khu Công nghiệp An Phước Diện tích: 130 ha, diện tích dùng cho thuê 91 ha, hiện chưa có đơn vị thuê. Vị trí: xã An Phước, huyện Long Thành, nằm cách Quốc lộ 51 khoảng 5km về hướng Bắc Ưu tiên đầu tư: Công nghiệp sạch không gây ô nhiễm, vật liệu xây dựng.... 16. Khu Công nghiệp Long Thành Diện tích: 510 ha, diện tích dùng cho thuê 357.06 ha, diện tích đã cho thuê 161.22 ha, đạt 45.15%. Vị trí: xã An Phước, huyện Long Thành, nằm cách Quốc lộ 51 khoảng 3 km về hướng Nam. Kết cấu hạ tầng: + Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh. + Cấp điện: trạm biến áp 63 MVA, điện lưới quốc gia. + Cấp nước: 15,000 m3/ngày. + Công trình xử lý nước thải: 5,000 m3/ngày. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 17.94 triệu USD. Giá cho thuê đất thô: 0.05 USD/m2/năm. Dịch vụ hạ tầng: 30 USD/m2/48năm. Hiện đang có 24 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 145 triệu USD. Ưu tiên đầu tư: Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sạch. 17. Khu Công nghiệp Định Quán Diện tích: 54 ha, diện tích dùng cho thuê 37.8 ha, diện tích đã cho thuê 37.8 ha, đạt 100% Vị trí: xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 25 MVA, điện lưới quốc gia. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Hệ thống đường giao thông và thoát nước mưa hoàn chỉnh. + Công tác đền bù giải toả KCN giai đoạn 1 đã hoàn thành, đang chờ Hội đồng đền bù huyện Định Quán làm hồ sơ quyết toán kinh phí đền bù giải tỏa Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 0.61 triệu USD. Hiện đã có 11 doanh nghiệp thuê hết diện tích đất dành cho thuê, trong đó có 2 doanh nghiệp đang hoạt động, 2 doanh nghiệp đã xây dựng xong nhà xưởng, 2 doanh nghiệp đã san lắp mặt bằng, các doanh nghiệp còn lại đang chờ hệ thống giao thông hoàn thiện sẽ triển khai xây dựng. Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu được miễn, năm thứ 6 trở đi 0.4 USD/m2/năm. Ưu tiên đầu tư: Công nghiệp vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí, chế biến nông sản, điện, điện tử, may mặc, công nghiệp nhẹ, bao bì, gia dày, sản xuất lắp ráp sửa chữa máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải. 18. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II - Nhơn Phú Diện tích: 183 ha, diện tích dùng cho thuê 108.01 ha, chưa có đơn vị thuê. Vị trí: xã Hiệp Phước và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Ưu tiên đầu tư: Công nghiệp vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí, chế biến nông sản, điện, điện tử, may mặc, công nghiệp nhẹ, bao bì, gia dày, sản xuất lắp ráp sửa chữa máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải. 19. Khu công nghiệp Nhơn trạch II - Lộc Khang Diện tích: 70 ha, diện tích dùng cho thuê 42.54 ha, diện tích đã cho thuê 27.22 ha, đạt 63.99%. Vị trí: xã Hiệp Phước và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 3.94 triệu USD. Ưu tiên đầu tư: Công nghiệp vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí, chế biến nông sản, điện, điện tử, may mặc, công nghiệp nhẹ, bao bì, gia dày, sản xuất lắp ráp sửa chữa máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải. 20. Khu công nghiệp Thạnh Phú Diện tích: 177 ha, diện tích dùng cho thuê 122.19 ha, diện tích đã cho thuê 58.15 ha, đạt 47.59%. Vị trí: Xã Thạnh Phú , huyện Vĩnh Cửu, cách Biên Hòa 10Km và cách TP Hồ Chí Minh 35 km. Đã có 4 doanh nghiệp đang hoạt động. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Đang hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, điện, nước, mương thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Lĩnh vực đầu tư: các ngành công nghiệp chế biến; công nghiệp cơ khí sửa chữa, các ngành nghề ít ô nhiễm. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 0.12 triệu USD. 21. Khu công nghiệp Xuân Lộc Diện tích: 109 ha, diện tích dùng cho thuê 63.88 ha, diện tích đã cho thuê 29.43 ha, đạt 46.07%. Vị trí: thuộc 2 xã Xuân Tâm và Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc, nằm dọc theo quốc lộ 1, cách Biên Hòa 80 km là địa bàn khuyến khích đầu tư. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 4.03 triệu USD Lĩnh vực đầu tư: chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp nhẹ 22. Khu công nghiệp Bàu Xéo Diện tích: 500 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê 328.08ha, diện tích đã cho thuê 300.22ha, đạt 91.51%. Vị trí: Xã Suối Trầu, huyện Trảng Bom nằm dọc theo quốc lộ 1, cách Biên Hòa 21 km. Kết cấu hạ tầng: + Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, 63 MVA, điện lưới quốc gia. + Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước. + Đang hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, điện, nước, mương thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Lĩnh vực đầu tư: Chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp nhẹ. Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 0.01 triệu USD. 23. Khu công nghiệp Tân Phú Diện tích: 54 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê là 34.98 ha, chưa có đơn vị thuê. Vị trí: tại huyện Tân Phú nằm dọc quốc lộ 20 cách Biên Hòa 80 km, là địa bàn khuyến khích đầu tư. Lĩnh vực đầu tư: Chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp nhẹ. 24. Khu công nghiệp Agtex Long Bình Diện tích:47 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê là 27.62 ha, chưa có đơn vị thuê. IV. Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai 1. Vai trò của các khu công nghiệp ở Đồng Nai. Phát triển các khu công nghiệp là đột phá quan trọng nhất về kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian vừa qua. Các khu công nghiệp được xây dựng đã phát huy được vai trò là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, thu hút lao động và đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hoá ở tỉnh đồng thời thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, nhờ đó số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng trong đó phần lớn các doanh nghiệp đều đang hoạt động khá tốt. a. Đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai. Đến đầu năm 2005, các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã thu hút được 600 dự án của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn đăng ký hơn 7,1 tỉ USD. Trong số này, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài chiếm tới 83%. Các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai thu hút khoảng 80% dự án đầu tư nước ngoài và chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh góp phần giải quyết việc làm cho gần 200.000 người. Năm 2006, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 81 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 398,5 triệu USD. Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai trong năm đã điều chỉnh giấy phép đầu tư cho 235 dự án trong đó có 117 lượt tăng vốn đầu tư với tổng vốn là 599 triệu USD. Như vậy, tính tổng các dự án đầu tư mới và tăng vốn, tổng vốn đầu tư trong năm 2006 đạt gần 1 tỷ USD, đứng thứ 2 trên cả nước xét về vốn đầu tư thu hút vào các khu công nghiệp, vượt kế hoạch 2006 đề ra và tăng 43% về vốn đầu tư thu hút so với năm 2005. Tính đến thời điểm 12/2006 đã có 33 quốc gia đầu tư vào tỉnh Đồng Nai với tổng số dự án là 697, tổng vốn đầu tư là 7.245.477.664 USD. Đến cuối năm 2007, các khu công nghiệp Đồng Nai đã thu hút 92 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư là 675,64 triệu USD, quy mô vốn bình quân mỗi dự án là 7,34 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án với tổng vốn tăng là 1.000,1 triệu USD; tổng vốn cấp mới và điều chỉnh là 1.675,75 triệu USD. Tính chung, tại 24 khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận 961 dự án đầu tư, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 10.423,95 triệu USD. Trong đó 231 dự án trong nước với vốn đăng ký tương đương 842,74 triệu USD; 44 dự án liên doanh với vốn đầu tư đăng ký 805,3 triệu USD; 686 dự án 100% vốn nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 8.775,91 triệu USD. Hiện có 688 dự án đang triển khai hoạt động với vốn đăng ký 8.381 triệu USD chiếm tỷ lệ 80,4% so với tổng vốn đăng ký; 66 dự án đang xây dựng với vốn đầu tư đăng ký 458 triệu USD; chiếm 4,39% tổng vốn đầu tư đăng ký ; 207 dự án chưa triển khai xây dựng với số vốn đăng ký 1.574,95 triệu USD; chiếm 15,21% tổng vốn đăng ký. b. Đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. Trong giai đoạn 1991 - 2000, Đồng Nai vẫn liên tục giữ được tốc độ phát triển kinh tế bình quân 12,9% năm. Đến giai đoạn 2001 - 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) luôn đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra: năm 2001 tăng 11,2%, năm 2002 tăng 12,2%, năm 2003 tăng 12,9%, năm 2004 tăng 13,56%, năm 2005 tăng 14%, năm 2006 tăng 14% và năm 2007 tăng 15,1%. Trong giai đoạn 2001-2005, công nghiệp duy trì được tốc độ phát triển nhanh với giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,7%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006. Đạt được thành tựu phát triển như trên là nhờ có đóng góp rất to lớn của các KCN. Trong các năm qua, các doanh nghiệp KCN đã tạo ra sản lượng hàng hóa xuất khẩu rất lớn và đóng góp nguồn thu đáng kể cho tỉnh. Tổng doanh thu hàng hóa của các doanh nghiệp KCN hàng năm tăng đều đặn: năm 2001 đạt trên 2 tỷ USD đến năm 2005 đạt 4,2 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu từ năm 1998 đã đạt trên 1 tỷ USD và đến năm 2005 đã vượt lên đạt gần 2 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đã đạt hơn 5 tỷ USD; doanh thu đạt hơn 4,4 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 135 triệu USD. c. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp: Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. Kinh tế của Đồng Nai từ một nền kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo chiếm trên 50% GDP, qua từng năm cùng với tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các Khu công nghiệp, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, Đồng Nai đã từng bước giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 1995, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP là 38,7%, ngành dịch vụ là 29,5%, ngành nông nghiệp là 31,8% thì đến nay (2007) tỉnh đã hình thành cơ cấu kinh tế mới: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng 57,7%, 30,2%, 12,1%. Sự ra đời của các khu công nghiệp cũng đã góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tăng nhẹ tỷ trọng khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp; năm 1995, tỷ trọng khu vực công nghiệp quốc doanh là 52,9%, khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 39,3%, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh là 7,9% thì đến năm 2007, các con số tương ứng là 16,8%, 70,6%, 12,6%. d. Góp phần đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa nông thôn: Phát triển Khu công nghiệp cũng đã góp phần quan trọng vào công nghiệp hóa nông thôn. Với hơn 10.000 ha đất nông nghiệp được quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp, các Khu công nghiệp Đồng Nai đã tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp nhanh và rõ nét. Nhơn Trạch được coi là điển hình về công nghiệp hóa nông thôn qua hình thức phát triển Khu công nghiệp. Với 8 Khu công nghiệp đang hoạt động và 1 Khu công nghiệp đang lập thủ tục thành lập, Nhơn Trạch đã chuyển mình từ một huyện thuần nông trở thành một thành phố công nghiệp với các khu đô thị, khu thương mại lớn, kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ước năm 2007 đạt 6.873 tỷ đồng, tăng 20,2% so năm 2006. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tiếp xếp thứ 2 sau thành phố Biên Hoà và chiếm tỷ trọng 10,82% so toàn ngành công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa nông thôn thông qua vai trò của Khu công nghiệp cũng đã được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tiếp tục triển khai thực hiện ở các huyện miền núi như: Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ. Với sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách, cộng với một số chính sách ưu đãi đặc thù, quá trình phát triển của Khu công nghiệp miền núi bước đầu đã có kết quả tốt, tiếp tục góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa nông thôn trên địa bàn. Từ năm 1996 đến nay dân số đô thị tăng bình quân trên 2,3% trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng 1,8%. e. Giải quyết việc làm và đào tạo lao động: Các KCN Đồng Nai cũng là nơi giải quyết việc làm cho người lao động, không chỉ lao động địa phương mà cả lao động từ các tỉnh khác trong cả nước. Năm 2006, các khu công nghiệp Đồng Nai đã thu hút khoảng 270.000 lao động, trong đó có hơn 3000 chuyên gia và lao động người nước ngoài. Tính đến cuối năm 2007, tổng số lao động trong 24 khu công nghiệp Đồng Nai khoảng 301.133 người, trong đó lao động người nước ngoài là 3.839 người. Ngoài số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp khu công nghiệp, các khu công nghiệp cũng tạo thêm việc làm gián tiếp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp. Trong vòng 10 năm (1995-2005), lao động phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động tăng từ 46% lên 54,3%; giai đoạn 2001-2005, trung bình mỗi năm lao động phi nông nghiệp tăng thêm được 2,6% trong cơ cấu lao động. Cùng với sự phát triển các KCN, đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước qua thực tiễn đã nâng tầm quản lý lên một mức phù hợp về: ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa giao tiếp,… đáp ứng yêu cầu đổi mới năng động từ các doanh nghiệp. Các KCN cũng là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu phát triển của khoa học - công nghệ, kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản lý của quốc tế vào quá trình sản xuất. Do đó, đây cũng chính là nơi người lao động được đào tạo để tiếp thu tốt nhất công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ quản trị tiên tiến. Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc, giúp người lao động thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đội ngũ lao động này chính là động lực góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Quá trình phát triển các KCN Đồng Nai cũng chính là quá trình thực hiện phân công lại lao động xã hội nhằm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tập trung khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. f. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hoá cách thức quản lý sản xuất. KCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp đã được áp dụng tại các khu công nghiệp. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để Đồng Nai thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với dòng vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao như: công ty TNHH Schaeffler với tổng vốn đầu tư là 116,7 triệu USD, ngành nghề sản xuất các loại thép hợp kim, thép không gỉ và các loại thép hình; công ty TNHH Y.S.P với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD, ngành nghề sản xuất dược phẩm, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, dụng cụ y khoa…; công ty THNN Olympus với tổng vốn đầu tư là 43 triệu USD sản xuất và lắp ráp ống kính, các loại thấu kính, phụ kiện dùng trong máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị điện tử khác. 2. Những tồn tại trong việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua. Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chưa thực sự hợp lý, chưa tính tới khả năng thu hút đầu tư và dự báo xu hướng đầu tư trên các địa bàn thuộc tỉnh. Các khu công nghiệp tập trung quá đông tại một số địa bàn như thành phố Biên Hoà, huyện Long Thành và Nhơn Trạch dẫn tới tình trạng quá tải nhu cầu về lao động, nhà ở và dịch vụ cho người lao động. Trong khi một số huyện có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn cần được chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp như huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu nhưng chưa thực sự được chú trọng phát triển các khu công nghiệp. Tính bình quân đến nay tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 63%. Nếu so sánh với các địa phương khác thì kết quả đó là khả quan, tuy nhiên các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp giữa các khu công nghiệp là không đồng đều. Một số khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tốt như: khu công nghiệp Biên Hoà I, II (100%), Loteco (100%), Nhơn Trạch III (100%), Tam Phước (100%), Định Quán (100%), Gò Dầu (98,68%), trong khi đó một số khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp chưa cao như: khu công nghiệp Nhơn Trạch II - Nhơn Phú, Nhơn Trạch VI, An Phước, Tân Phú hiện chưa có đơn vị thuê; khu công nghiệp Long Thành (45,15%), Xuân Lộc (46,07%), Thạch Phú (47,59%). Mặc dù công tác bảo vệ môi trường và xử lý nước thải đã từng bước được chú trọng, việc đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn về xử lý chất thải rắn chưa được thực hiện triệt để, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp khu công nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa tự giác thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, chỉ thực hiện chống chế khi có các cơ quan chuyên ngành thanh tra, kiểm tra. Trong năm 2006, các đoàn thanh tra, kiểm tra môi trường của Bộ tài nguyên và Môi trường và Sở tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai đã phát hiện 94 doanh nghiệp khu công nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ở các mức độ khác nhau. Thực trạng trên dẫn tới hậu quả là khu vực sông Đồng Nai và Thị Vải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải từ các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh và nguồn nước sinh hoạt của dân cư khu vực này. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp còn chưa thực hiện tốt, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài ở một số nơi, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp và giao đất cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Công tác bồi thường, giải toả ở các khu công nghiệp Sông Mây, Tam Phước, Amata, Hố Nai, Long Thành, Nhơn Trạch-Nhơn Phú và Nhơn Trạch VI được thực hiện chậm, chưa kiên quyết. Việc xây dựng các khu tái định cư tại các khu công nghiệp Hố Nai, Amata, Sông Mây chậm tiến độ ảnh hưởng đến công tác giao đất cho các nhà đầu tư. Việc xây dựng các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào tại một số khu công nghiệp vẫn chưa được thực hiện đồng bộ để kết nối với các hạng mục bên trong các khu công nghiệp. Việc xây dựng các hạng mục ngoài hàng r._. vất vả mới tuyển đủ lao động phổ thông. Ngoài ra những năm qua việc tập trung quá lớn lực lượng lao động ngoại tỉnh, lao động nông thôn về các khu công nghiệp trong tỉnh đã gây sức ép đối với xã hội (như: y tế, giáo dục, điện nước...), làm quá tải bộ máy hành chính quản lý đô thị và xây dựng nếp sống đô thị hiện đại. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay những yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động, ý thức, tác phong công nghiệp lại càng đòi hỏi cao hơn bao giờ hết. Tỷ lệ lao động theo học các chương trình đào tạo nghề dài hạn như cơ khí, điện tử, hóa chất... đang chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi các doanh nghiệp lại rất cần lực lượng lao động này. Từ thông tin về lao động của các doanh nghiệp, ước nhu cầu thị trường lao động năm 2008 sẽ cần khoảng 50 ngàn lao động, cao hơn năm ngoái khoảng gần 10 ngàn lao động. Thế nhưng nguồn cung ứng về lao động địa phương và lao động nhập cư lẫn lượng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp ước tính chỉ khoảng 40 ngàn. Như vậy, việc thiếu hụt 10 ngàn lao động buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt kiếm lực lượng “điền vào chỗ trống". Như vậy, việc thị trường lao động “hút” người là do cung cầu tự nhiên, như các doanh nghiệp mới thành lập cần lao động và một số doanh nghiệp triển khai mở rộng sản xuất cũng có nhu cầu tuyển dụng. Việc thiếu hụt này hoàn toàn không đột biến hoặc do tình trạng chuyển dịch lao động đột ngột. Thống kê trong thời gian gần đây cho thấy, đa số các đơn vị thiếu hụt lao động với số lượng lớn rơi vào ngành dệt may và giày da với tỷ lệ trên 40%. Đây là tình trạng diễn ra đã nhiều năm nay và các doanh nghiệp này cũng chủ động tìm nhiều cách để khắc phục. Ngoài các biện pháp tuyển dụng thông thường như đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn tuyển dụng ngay trước cổng công ty, nhiều doanh nghiệp đã có những cách tuyển dụng tỏ ra khá hữu hiệu: hình thành được mối liên kết cung ứng lao động với các địa phương nên phần nào chủ động hơn. Một số doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác như: chế biến gỗ, điện tử, cơ khí cũng có nhu cầu lớn về lao động, doanh nghiệp cũng vận dụng nhiều biện pháp để tuyển dụng, trong đó có việc thông qua giới thiệu của công nhân và đưa thông tin đến trực tiếp người lao động. Năm nay (2008) nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp thuộc 3 KCN Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo là khoảng trên 11 ngàn lao động. Nếu như so với cùng kỳ năm ngoái, nhu cầu này tăng gấp đôi, nguyên nhân là do có nhiều doanh nghiệp thành lập mới ở địa bàn này dẫn đến thu hút nguồn lao động. Nếu như trong năm 2007, nhu cầu về lao động phổ thông chiếm đến 81,65%, thì ngược lại trong năm nay, các doanh nghiệp lại “khát” lao động có tay nghề với nhu cầu tuyển dụng lên đến gần 30 ngàn người, chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu. Đáng chú ý, đây là nhu cầu về lao động đào tạo dài hạn gồm đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chứ không phải lao động đào tạo ngắn hạn từ các khóa đào tạo nghề. Ngành dệt may vẫn đứng đầu với nhu cầu khoảng 40%, kế đến là cơ khí, điện - điện tử, mộc, hóa chất. Nhu cầu về lao động kỹ thuật có trình độ đại học cũng chiếm khoảng 50% so với ngành kinh tế và các ngành nghề khác. Tính đến cuối năm 2007 số lao động được đào tạo dài hạn là 8.800 người, trong đó hệ công nhân kỹ thuật dạy nghề chiếm khoảng một nửa. Như vậy, so với nhu cầu thì lượng lao động có tay nghề sẽ thiếu hụt trầm trọng, không thể đáp ứng đủ. Và nếu tính luôn khoảng 8.500 lao động được đào tạo sẽ ra trường vào cuối năm 2008 thì cũng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai. Nguyên nhân khiến thị trường lao động có tay nghề tăng vọt, một phần là do những năm gần đây các địa phương hạn chế những dự án đầu tư cần nhiều lao động phổ thông, ưu tiên cho các dự án kỹ thuật cao. Việc các doanh nghiệp chú trọng nâng cao và đổi mới công nghệ sản xuất cũng khiến nhu cầu về lao động có tay nghề tăng lên. Bên cạnh đó, con số khoảng 37 ngàn lao động chuyển dịch từ cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp trong năm 2007 cho thấy, nguồn lao động chủ yếu hiện nay vẫn là lao động phổ thông với trình độ thấp, chậm thích ứng với sự phát triển của xã hội. Vì thế, đào tạo và dạy nghề cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Nhìn chung, tuy vẫn có sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị và có những kế hoạch tuyển dụng phù hợp. Và sự cạnh tranh tuyển dụng giữa các doanh nghiệp là yếu tố thuận lợi cho người lao động. Những doanh nghiệp nào có chế độ lương bổng cao, phúc lợi tốt sẽ được người lao động nhắm đến. Năm nay (2008), nhu cầu về lao động kỹ thuật có tăng cao. Các doanh nghiệp cho rằng lao động đã qua đào tạo làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn, người lao động có tay nghề cũng có thu nhập cao hơn. Vấn đề là người lao động dần dần phải thích nghi với nhu cầu mới của xã hội. Dự báo về tình hình lao động năm nay một lần nữa lại cho thấy công tác đào tạo và dạy nghề chưa đáp ứng và theo kịp nhu cầu của xã hội. Cần phải mở rộng hơn nữa mạng lưới đào tạo nghề và cũng cần phải có sự hợp tác từ nhiều phía. c. Tác hại của việc thiếu hụt lao động Lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Do vậy việc thiếu hụt lao động có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi doanh nghiệp. Thiếu hụt lao động làm gián đoạn quá trình sản xuất, một số dây truyền sản xuất phải tạm ngừng hoạt động hoặc tăng ca; thiếu hụt lao động làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, tùy vào mức độ thiếu hụt mà tác động của nó có thể khắc phục được hoặc gây tác hại nghiêm trọng, như: doanh nghiệp phải giãn bớt đơn đặt hàng, thuê các đơn vị khác gia công sản phẩm…do đó, sản lượng của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ bị giảm sút, lợi nhuận giảm, thậm chí nêu không giao hàng đủ và kịp thời sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiêp đối với khách hàng. d. Một số nguyên nhân của việc thiếu hụt lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động: doanh nghiệp không tuyển được lao động đáp ứng được yêu cầu công việc; người lao động bỏ việc, chuyển sang làm một công việc khác ở một nơi khác hoặc họ nghỉ hẳn ở nhà… Một số nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là: - Người lao động không đủ sống với mức lương được trả: Thu nhập mà họ nhận được thì rất thấp trong khi đó chi phí sinh hoạt lại rất cao (điện, nước, nhà ở, chi phí cho sinh hoạt hàng ngày…), mặc dù tằn tiện song cuộc sống vật chất của họ rất thiếu thốn. - Công việc của phần lớn lao động trong các khu công nghiệp (đặc biệt là lao động phổ thông) rất vất vả. - Đã thiếu thốn vật chất, đời sống tinh thần của họ cũng nghèo nàn. - Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt chính sách lao động, chế độ tiền thưởng, tiền làm tăng ca… - Do sự chuyển dịch mạnh lao động giữa Đồng Nai với các địa phương khác: trong những năm qua nhiều khu công nghiệp ở các tỉnh khác đã đi vào hoạt động, thu hút những lao động nhập cư vào Đồng Nai về làm việc ở gần nhà vì xét cho cùng, làm việc gần nhà vẫn mang lai nhiều cái lợi hơn nên đã cắt đi một nguồn cung lao động cho Đồng Nai. - Nhiều ngành công nghiệp Đồng Nai có tốc độ phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp ra đời dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao. - Do tình trạng thiếu hụt lao động trong các khu công nghiệp rất lớn, nên nếu thấy một công việc khác có lợi hơn công việc hiện tại (phần lớn là vấn đề thu nhập) thì người lao động (nhất là lao động phổ thông) sẵn sàng bỏ việc vì dù sao nếu không xin được việc mới thì quay trở lại làm việc ở công ty cũ cũng không khó. Hiện đang có sự cạnh tranh ngầm giữa các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mức lương tăng cao, thêm phụ cấp để thu hút lao động. - Trong những năm qua việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã trở nên quen thuộc. Nhiều công ty xuất khẩu lao động cũng đang tuyển một lượng lớn lao động, do vậy điều này cũng gây ra một sự thiếu hụt lao động không nhỏ trong các khu công nghiệp của tỉnh. - Tình trạng thiếu lao động cũng đang diễn ra ở những lĩnh vực đòi hỏi lao động có tay nghề, chuyên môn cao. Mặc dù nước ta nói chung và Đồng Nai nói riêng lực lượng lao động dồi dào xong chất lượng lao động còn thấp. Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 1. Dự báo về nguồn nhân lực ở Đồng Nai trong thời gian tới a. Dự báo về dân số. Thời kì 10-15 năm tới là giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh, tiếp tục thu hút mạnh di dân cơ học từ nhiều nơi khác đến làm ăn, sinh sống. Với tốc độ tăng dân số tự nhiên được kiểm soát bình quân ở mức 1,1-1,2% từ nay đến 2015 và 1,1-1,05% giai đoạn 2016-2020, nhu cầu lao động trên địa bàn sẽ làm tăng dân số cơ học của tỉnh trung bình mỗi năm 20-25 nghìn người từ nay đến 2015 và 30-32 nghìn người trong giai đoạn tiếp theo 2016-2020. Qui mô dân số của tỉnh sẽ lên đến khoảng 2,5 triệu người vào năm 2010; 2,7 triệu người vào năm 2015 và 2,8-2,9 triệu người vào năm 2020 với tốc độ tăng bình quân 1,3-1,4%. b. Dự báo về lao động. Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và năng suất lao động tăng bình quân 11-12%, lao động trong nền kinh tế của tỉnh sẽ tăng lên 1,38 triệu người vào năm 2010; 1,56 triệu người vào năm 2015 và 1,73 triệu người vào năm 2020. Chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ ngày càng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nền kinh tế, cơ cấu lao đông công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ của tỉnh vào năm 2010, 2015, 2020 dự báo trong khoảng : 34%-37%-29%; 23%-42%-35%; 13%-46%-41%. 2. Dự báo về nhu cầu sử dụng lao động ở Đồng Nai. Bảng 7: dự báo nhu cầu sử dụng lao động ở Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 3. Một số giải pháp. Theo các nhà quản lý, trong nhiều nguyên nhân được đưa ra thì thực trạng chuyển dịch mạnh lao động giữa các khu vực kinh tế, các địa phương đang được nhìn nhận là xu hướng tích cực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, các doanh nghiệp cần bình tĩnh đón nhận và chủ động cho hướng đi của mình. Để giải quyết vấn đề thiếu lao động cục bộ tại Đồng Nai cũng như các tỉnh phụ cận thì cần có sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp và các cấp chính quyền tỉnh. 1. Cải thiện thu nhập, tăng phúc lợi cho người lao động. Để cạnh tranh thu hút lao động trong bối cảnh như hiện nay, trước mắt các doanh nghiệp cần có các biện pháp để cải thiện thu nhập cho người lao động. Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật lao động: điều chỉnh thang bảng lương theo quy định mới, bảo đảm các quyền lợi cho người lao động. Doanh nghiệp cũng cần có các chính sách đãi ngộ thích đáng đối với người lao động về: tiền thưởng, tiền tăng ca, khẩu phần ăn…, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc… 2. Đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng ít lao động Doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm thiểu lao động phổ thông, hướng tới phát triển các ngành nghề kỹ thuật cao để thu hút công nhân kỹ thuật cao và sử dụng công nhân tại chỗ. 3. Về quan hệ giữa lao động và người sử dụng lao động. Tập trung vào xây dựng để hình thành và vận hành hiệu quả cơ chế hợp tác, đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp đúng với nguyên tắc thị trường. Ở đây phải tôn trọng và phát huy quyền tự định đoạt trong thương lượng, tự giải quyết các tranh chấp về quan hệ lao động thông qua hòa giải tại doanh nghiệp đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và vì lợi ích chung phát triển doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là hoàn thiện và nâng cao vai trò của tổ chức đại diện của các bên, nhất là phát triển và nâng cao năng lực của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực sự là người đại diện cho người lao động. 4. Vấn đề nhà ở cho người lao động. - Để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới việc phát triển khu công nghiệp, trong Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư cần quy định những điều kiện và nội dung cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của địa phương và chủ đầu tư trong việc quy hoạch và phát triển khu công nghiệp. Bảo đảm việc phát triển các khu công nghiệp phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở và các điều kiện về hạ tầng xã hội thiết yếu cho công nhân, có những chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển và đào tạo nghề, chính sách đặc biệt ưu đãi nhằm phát triển nhà ở cho công nhân (hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng; ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp,…). - Cần sớm phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm tạo điều kiện và sự chủ động cho các địa phương triển khai xây dựng và phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch một cách đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị và các công trình dịch vụ - tiện ích công cộng cần thiết khác; tránh thành lập khu công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách chủ quan, duy ý chí, gây nên sự lãng phí về đất đai và vốn đầu tư, đồng thời giúp các bộ, ngành có căn cứ theo dõi và kiểm tra việc phát triển các khu công nghiệp ở các địa phương. - Bộ Xây dựng cần sớm nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách về xây dựng nhà ở đối với công nhân trong khu công nghiệp; hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. - Quy hoạch khu công nghiệp phải được gắn với quy hoạch khu nhà ở cho công nhân. Quy hoạch khu nhà ở cho công nhân cần đáp ứng quy hoạch chung của đô thị, nhà ở dành cho công nhân và là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân phải gắn với các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội. - Cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động trong khu công nghiệp, đồng thời điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động trong khu công nghiệp. Đồng thời, khi quy hoạch nhà ở khu công nghiệp cần tính toán nhu cầu, khả năng nhà ở của người lao động, từ đó định hướng việc xây dựng các loại hình nhà ở với quy mô, mức độ hiện đại và giá thành hợp lý. - Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Ngoài việc xây dựng nhà ở từ nguồn vốn nhà nước, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để cho thuê, thuê mua, bán trả dần (trả góp), trả chậm… theo cơ chế thị trường để góp phần tăng nguồn cung nhà ở trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng, kể cả các đối tượng có thu nhập thấp; ban hành quy định cụ thể về phương thức thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở thông qua ngân hàng phù hợp với pháp luật về kinh doanh bất động sản. Khuyến khích xã hội hóa về nhà ở đồng thời thực hiện chính sách tạo điều kiện, không thả nổi cho thị trường tự điều tiết. Có chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc xây dựng nhà ở cho người lao động và người có thu nhập thấp để việc xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán đảm bảo: thu hồi được vốn và có lãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện cho người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá rẻ, chất lượng vừa phải. - Điều chỉnh hợp lý thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhà ở cho người lao động trong khu công nghiệp và người có thu nhập thấp. Phát hành trái phiếu phát triển nhà ở để huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực nhà ở, đặc biệt là nhà ở có giá cho thuê hợp lý. - Ưu đãi, hỗ trợ về thuế cho người dân tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động tại các địa bàn có khu công nghiệp như: miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất đối với các cá nhân có nhà ở cho người lao động thuê nhằm giảm bớt chi phí đánh vào tiền thuê nhà ở của người lao động. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể về việc xây dựng nhà ở, quản lý nhân khẩu, an ninh, trật tự,… nhằm đảm bảo tốt hơn cuộc sống cho người lao động. - Thành lập quỹ nhà ở cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp nhằm hỗ trợ tiền thuê, mua nhà cho người lao động có thu nhập thấp làm việc trong các doanh nghiệp khu công nghiệp. Quỹ này được hình thành dựa trên đóng góp từ ngân sách địa phương, vận dụng đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trên địa bàn. - Cần ban hành cơ chế kiểm soát giá chặt chẽ, cho thuê nhà ở chặt chẽ, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá nhà ở mua hoặc cho thuê ở mức bất hợp lý, không phù hợp với khả năng của người lao động trong khu công nghiệp. - Xây dựng các chế tài cụ thể quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, doanh nghiệp trong khu công nghiệp, doanh nghiệp phát triển hạ tầng và người lao động trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng nhà ở cho người lao động trong khu công nghiệp. - thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với lao động khu công nghiệp. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào khu công nghiệp; thực hiện xã hội hóa vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu Nhà nước quy định thống nhất. Tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động khu công nghiệp sinh sống (nước, điện, văn hóa, thông tin, giải trí...) không vì mục tiêu lợi nhuận. 6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Theo lộ trình xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp trong tương lai thì việc giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhận lực chất lượng cao là vấn đề mang tính cấp thiết và lâu dài. Đồng Nai đang đứng trước yêu cầu lớn là vừa phải đáp ứng kịp nhu cầu về số lượng, cơ cấu ngành nghề nhưng phải đảm bảo chất lượng đào tạo, với sự thay đổi kỹ thuật công nghệ và phù hợp với quá trình phát triển nhanh của nền kinh tế. Nhiều dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Đồng Nai đã từng bước được khởi động như: đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông cho công nhân lao động; đề án đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, dạy nghề cho lao động nông thôn, đào tạo giáo viên dạy nghề và đầu tư cho các trường nghề. Và một trong những “lời giải” được nhiều doanh nghiếp đánh giá cao là mô hình đào tạo liên kết. Hiện tại, nhiều trường dạy nghề trên địa bàn đã có sự liên kết với các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn như Trường Công nhân kỹ thuật Đồng Nai, Trường cao đẳng Công nghệ và quản trị Sonadezi. Ngoài ra, còn có các mô hình liên kết giữa các trung tâm dạy nghề với các tổ chức đào tạo quốc tế như Aptech, NIIT, AIT, AITCV... Một trong những định hướng quan trọng của tỉnh sắp tới là tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo nghề. Đến nay Đồng Nai đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức như: Swiss Contact (Thụy Sĩ) với dự án tăng cường năng lực của các trung tâm dạy nghề; Inwent (Đức) với dự án hỗ trợ cho giáo viên dạy nghề xây dựng giáo án chương trình đào tạo lại lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu... Ngoài ra, không chỉ bản thân người lao động phải nỗ lực, mà doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để người lao động được học tập (chẳng hạn như hỗ trợ tiền học phí, đào tạo...). Từng doanh nghiệp cần phải hiểu nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động trong đơn vị mình cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để người lao động đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và thị trường, mô hình học tập cộng đồng cần được khuyến khích, mở rộng. Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình Đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020: - Mục tiêu của chương trình là nhằm nâng cao nguồn lực lao động kỹ thuật cho địa phương Đồng Nai, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh lên 40%. Trong đó, tỷ lệ thợ giỏi ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trước mắt sẽ tập trung đào tạo lại, nhằm nâng cấp nhanh trình độ lao động kỹ thuật đang làm việc tại doanh nghiệp; bổ sung, cải tiến, cập nhật chương trình đào tạo ban đầu cho các khóa đào tạo nghề dài hạn; thu hút học sinh tham gia học nghề. - Căn cứ vào dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo, thì kế hoạch mục tiêu đào tạo riêng trong năm 2010 là 1.393.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 40%. Trong đó đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao cho đối tượng là lao động đang làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp bình quân là 2% tổng số lao động đang làm việc. - Để đào tạo được nguồn lực lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho biết sẽ tập trung vào các giải pháp như: bồi dưỡng chuẩn hóa, cập nhật kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo, dạy nghề; Tổ chức các hội thảo chuyên đề về xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo nghề theo góp ý, tư vấn của các doanh nghiệp và học sinh sau khi tốt nghiệp đang làm việc trong các thành phần kinh tế; Biên soạn, cải tiến các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, các mô đun đào tạo công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu bổ sung chương trình đào tạo ban đầu, xây dựng chương trình đào tạo lại và nâng cao cho lực lượng lao động đang làm việc, trong đó bao gồm các đối tượng là bác sỹ, kỹ sư, thợ bậc cao, công nhân đang trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp, lao động kỹ thuật công nghiệp, lao động nông thôn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; Tăng cường mời gọi xã hội hóa đào tạo nghề nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập thuộc tỉnh; Xây dựng nội dung kiểm định đào tạo làm cơ sở thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng đào tạo, thương hiệu hóa các loại hình đào tạo tiến đến đấu thầu chỉ tiêu đào tạo, hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng lao động. Đồng Nai được Bộ Lao động thương binh xã hội hỗ trợ 3 chương trình lớn trong việc đào tạo nghề. Đó là các chương trình: Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đào tạo cho 14 giáo viên của các trường dạy nghề, trong đó trường Công nghiệp kỹ thuật Đồng Nai là một trong 15 trường trọng điểm quốc gia được nhận dự án. Dự án hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo cho dạy nghề theo Modul (đào tạo lại), dự án này dành cho tất cả các trường dạy nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn. Dự án SVTC do Thuỵ Sỹ tài trợ cho công tác dạy nghề ngắn hạn chỉ dành cho 3 cơ sở dạy nghề trên địa bàn Đồng Nai là trung tâm dạy nghề Định Quán; dạy nghề và thẩm mĩ Nguyên My và Trung tâm dạy nghề sửa xe gắn máy Đồng Nai. Cùng với ba chương trình trên, sự năng động của các cấp, các ngành Đồng Nai trong những chuyến xúc tiến mời gọi đầu tư hợp tác tại Hoa Kỳ, vùng Rhôn Alpes của Pháp đã có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ tìm đối tác trong dạy nghề. Bên cạnh đó một số trường dạy nghề ở Đồng Nai như Lilama II, Trường CNKT Đồng Nai, Trường dạy nghề số 2… đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp và một số đối tác nước ngoài để nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị, tư vấn dạy nghề và giới thiệu các học sinh đi tu nghiệp ở nước ngoài… Với ưu thế là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, việc thu hút các ngành nghề, các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài để tìm sự hỗ trợ, hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực cần phải được triển khai, nhân rộng ở các trường, các cơ sở đào tạo nghề. Chất lượng của nguồn lao động chính là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong quá trình hội nhập như hiện nay khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. 6. Phát triển thị trường lao động Tiếp tục phát triển thị trường lao động trình độ cao ở các khu công nghiệp. Đây là thị trường có khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước, mà còn tham gia vào thị trường quốc tế. Thị trường này phát triển sẽ có sức lan tỏa rất lớn đến việc thu hút lao động trình độ cao. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là, Nhà nước phải có chính sách lao động nhằm đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp khi thực hiện Luật Doanh nghiệp một cách thống nhất. Trong đó, tiền lương phải do thị trường quyết định và dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, có tính đến quan hệ cung - cầu lao động. Phát triển hệ thống giao dịch của thị trường lao động đủ sức nối cung - cầu lao động cho các khu công nghiệp; nhất là thông tin thị trường lao động, hội chợ việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, áp dụng công nghệ thông tin nốimạng trong giao dịch lao động 7. Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng Nai. Tìm lao động cho Đồng Nai từ nguồn lao động dồi dào, chưa được khai thác hết của các tỉnh miền Tây Nam bộ như: tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh…được coi là triển vọng về hợp tác giải quyết cung-cầu lao động cho các khu công nghiệp của tỉnh này. Hiện tại, ở các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, nguồn lao động ngành may đang thiếu trầm trọng và không còn khả năng tìm được người lao động tại chỗ. Chỉ riêng 3 doanh nghiệp này hiện đang thiếu hơn 10 ngàn lao động. Đồng Nai cần nắm được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động các tỉnh bạn để có hướng liên kết sau này, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp Đồng Nai tiếp thị và đưa ra những yêu cầu tuyển dụng lao động của mình. Do đặc điểm riêng của từng vùng miền khác nhau nên thị trường lao động các tỉnh bạn có nhiều điểm khác thị trường lao động Đồng Nai. Hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ chưa có những KCN lớn, nguồn lao động chủ yếu gắn bó với nghề nông. Nhưng điểm chung của thị trường lao động Đồng Nai và các tỉnh miền Tây Nam bộ là đều có nghịch lý thừa - thiếu lao động. Một số không ít lao động được xem là thất nghiệp nhưng không có nhu cầu tìm việc, bởi họ có người thân ở nước ngoài chu cấp. Thời gian nhàn rỗi trong lao động nông nghiệp ở các tỉnh miền Tây Nam bộ chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 30%) nhưng nhiều người không có ý tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi này. Tâm lý của bà con nông dân là sợ làm xa nhà, ngại tiếp cận với lao động công nghiệp... Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, các tỉnh bạn rất nỗ lực trong việc giải quyết việc làm theo các chương trình 120, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động... Đặc biệt, hàng năm, mỗi tỉnh đều có kế hoạch đưa từ 5 đến 10 ngàn lao động đến làm việc ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Những giải pháp phối hợp được đề ra phải trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Cần có sự trao đổi thường xuyên giữa các ngành chức năng của Đồng Nai và Sở Lao động-thương binh xã hội các tỉnh về tình hình lao động, thông tin kịp thời các nhu cầu tuyển dụng, việc làm và thu nhập của người lao động. Các tỉnh bạn sẽ cập nhật, thông tin tình hình việc làm ở Đồng Nai để từ đó chỉ đạo cho các địa phương có nhiều lao động chưa có việc làm chuẩn bị nguồn lao động để kịp thời cung ứng khi các khu công nghiệp Đồng Nai có nhu cầu... Về lâu dài, Đồng Nai có thể đẩy mạnh sự hợp tác như thế này tới các tỉnh xa hơn ở miền Trung, miền Bắc. 8. Đề xuất chính sách đối với lao động nhập cư tại các khu công nghiệp: Để người lao động nhập cư có cuộc sống ổn định và bình đẳng với những người lao động bản địa đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đến họ, tạo những điều kiện tối thiểu để họ có thể gắn bó hơn với các khu công nghiệp và tạo sức hút lao động, giảm bớt áp lực thiếu lao động hiện nay. Một số các đề xuất liên quan đến chính sách đối với lao động nhập cư như sau: - Chính sách về hộ khẩu: Người nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an cư”. Vì thế, chính sách hộ khẩu đối với lao động nhập cư trong các khu công nghiệp phải được ưu tiên. Khi doanh nghiệp có xác nhận đang làm việc tại cơ sở mình trên địa phương thuộc quyền quản lý và người lao động nhập cư có nguyện vọng nhập hộ khẩu sau một thời gian đăng ký tạm trú và làm việc (6-12 tháng) thì chính quyền sở tại cần tạo điều kiện để người lao động được nhập hộ khẩu chính thức. Hiện nay ở Đồng Nai, mặc dù có khoảng 70% lao động nhập cư có đăng ký hộ khẩu, nhưng chỉ có 4,5% được nhập hộ khẩu thường xuyên (KT1) còn lại khoảng 90% chỉ được đăng ký KT4. - Chính sách về nhà ở: Hộ khẩu và nhà ở luôn là hai vấn đề gắn chặt với nhau, là một trong những nan giải nhất của người lao động nhập cư. Vì hộ khẩu thuộc diện KT4 nên người lao động nhập cư rất khó có cơ hội để mua được nhà. Vì thế, cần tạo nhiều cơ hội để người lao động nhập cư có thể thuê được nhà với giá rẻ, giá ưu đãi. Khó khăn nhất trong việc xây nhà cho thuê giá rẻ là đất đai và vốn đầu tư ban đầu. Để thực hiện chính sách nhà ở chính quyền sở tại có thể kết hợp với các khu công nghiệp để xây dựng nhà ở bán kiên cố cho người lao động nhập cư. Với chính sách cho thuê nhà ở tập trung cũng sẽ tạo điều kiện đảm bảo an ninh hơn cho người lao động nhập cư. - Các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội: Các chính sách tạo ra công bằng xã hội liên quan đến người lao động nhập cư bao gồm tổng hợp các chính sách, như chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, về cung cấp thông tin, về hỗ trợ vốn, về bảo hiểm xã hội…. Các chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người lao động nhập cư và người lao động bản địa. - Các chính sách trong nội bộ doanh nghiệp: Ngoài những chính sách chung đối với người lao động, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ thêm người lao động nhập cư, như hỗ trợ đào tạo, đi lại, bố trí sắp xếp lao động, trợ cấp cho lao động ngoại tỉnh khi ốm đau, tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp. Lao động nhập cư vào các khu công nghiệp là một tất yếu và ngày càng tăng trong những năm tới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc thu hút lao động nhập cư vào các khu công nghiệp đòi hỏi phải giải quyết tốt các chính sách liên quan như đã trình bày trên và phải có những điều tra, nghiên cứu chuyên sâu hơn đối tượng này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30502.doc
Tài liệu liên quan