Phân tích thực trạng thu nhập của cán bộ nhân viên và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Tài liệu Phân tích thực trạng thu nhập của cán bộ nhân viên và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái: ... Ebook Phân tích thực trạng thu nhập của cán bộ nhân viên và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thực trạng thu nhập của cán bộ nhân viên và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thu nhập là kết quả của quá trình lao động, giúp người lao động tái sản xuất sức lao động, nuôi sống bản thân người lao động và gia đình họ, đồng thời phản ánh được phần nào giá trị bản thân người lao động trong xã hội. Do vậy nghiên cứu thu nhập của người lao động là một việc làm quan trọng. giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị sức lao động qua mỗi công việc mà họ làm, từ đó có thể trả công đúng nhất với giá trị của sức lao động và phân phối thu nhập một cách công bằng hơn giữa các cá nhân hay các bộ phận khác nhau trong đơn vị, giúp người lao động yên tâm hơn với công việc, tạo niềm tin kích thích họ làm việc tốt hơn, và quan trọng là thu hút và giữ được nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong chuyên đề này, em xin nghiên cứu về thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái về quy mô, cơ cấu, số lượng và cách thức phân phối trong đơn vị. Với mục đích khái quát lý luận để từ đó phân tích thực trạng, những tồn tại vướng mắc hay nhũng mặt tích cực cần phát huy. Cuối cùng là những nhận xét và đề xuất những ý kiến mang tính chất cá nhân nhằm cải thiện nâng cao hơn thu nhập của cán bộ nhân viên cũng như tìm ra cách phân phối công bằng tối ưu nhất trong đơn vị. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chuyên đề là phương pháp thống kê, dựa vào những số liệu có được qua các năm, từ đó đi sâu vào phân tích và tìm những biện pháp khắc phục những điểm hạn chế hiện còn tồn tại, nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái trong thời gian tới. Chuyên được nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê trong phạm vi 5 năm gần đây, từ năm 2001 đến nay. Thu nhập được xét tới trong chuyên đề thực tập này là những khoản thu nhập trực tiếp nhận được từ công việc làm tại bệnh viện. Kết cấu chuyên đề bao gồm ba phần: Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về thu nhập của người lao động Phần thứ hai: Phân tích thực trạng thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. Phần thứ ba: Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM : 1, Biên chế lao động: “Là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc, gồm 3 loại: Hợp đồng làm việc lần đầu (3-6-9-12 tháng) tùy theo loại viên chức. Hợp đồng làm việc có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, áp dụng trong đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Hợp đồng làm việc không có thời hạn, áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.” Các văn bản pháp quy- Vụ pháp chế- Bộ Y tế 2002 Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái là một đơn vị sự nghiệp có thu, do đó biên chế lao động phần lớn được hưởng lương từ ngân sách cấp, một số ít lao động được tuyển dụng vào làm việc hợp đồng ngắn hạn tại đơn vị phục vụ nhu cầu làm việc sẽ đựợc bệnh viện trả lương bằng việc cân đối các hoạt động thu chi tài chính trong đơn vị. 2, Phân loại lao động: Là đơn vị chuyên môn mang tính đặc thù cao nên lực lượng lao động trong đơn vị được phân thành 2 nhóm chính là bộ phận lao động chuyên môn trực tiếp và bộ phân lao động hành chính. Lao động chuyên môn: Là các cán bộ y, bác sỹ làm việc tại các khoa phòng chuyên môn, phục vụ công tác điều trị, chăm sóc người bệnh, đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh của đơn vị. Bộ phận lao động này chiếm phần lớn biên chế lao động của toàn bệnh viện, và tuy không tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng có thể nói đây là lực lượng lao động trực tiếp của đơn vị. Đối tượng tác động của lao động chuyên môn là những người khám và chữa bệnh tại đơn vị. Lao động hành chính: Là những cán bộ lao động phục vụ công tác hậu cần hay quản lý hành chính của bệnh viện, tuy không trực tiếp tham gia vào hoạt động chính của bệnh viện nhưng lực lượng cán bộ này cũng gián tiếp góp phần đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh của bệnh viện đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ vật tư y tế- thuốc men hay các nhu yếu phẩm cần thiết. Số lượng cán bộ này trong đơn vị không nhiều so với những cán bộ chuyên môn, chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong tổng số cán bộ toàn đơn vị. Bao gồm: Cán bộ hành chính Cán bộ tài chính Bộ phận hộ lý- Y công Lái xe cấp cứu Cán bộ vật tư- thủ kho- lưu trữ Bộ phận an ninh - bảo vệ 3, Khái niệm thu nhập: “Theo nghĩa hẹp, thu nhập là tất cả các khoản mà người lao động nhận được từ mối quan hệ giữa họ và tổ chức- đơn vị nơi họ làm việc. Cơ cấu thu nhập bao gồm 3 bộ phận: thù lao cơ bản( tiền lương, tiền công), các khuyến khích và phúc lợi. Tiền lương: Là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo 1 đơn vị thời gian (tuần , tháng, hay năm). Tiền lương được trả cho các bộ phận quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật. số lượng thời gian làm việc thực tế ( giờ, ngày) Tiền công: Là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế ( giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra , hay tuỳ thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công thường được trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng. Các khuyến khích: Là khoản thù lao ngoài tiền lương, tiền công để trả cho những người thực hiện tốt công việc. Loại thù lao này bao gồm: tiền thưởng, tiền phân chia năng suất hay phân chia lợi nhuận. Các phúc lợi: Là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của người lao động như: Bảo hiểm sức khoẻ, bảm đảm sức xã hội, tiền lương hưu, tiền trả cho những ngày lễ, ngày nghỉ, các phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành viên trong tổ chức.” trang 180, giáo trình Quản trị nhân lực, nxb Lao động xã hội- 2004 4, Phân loại thu nhập theo nguồn gốc lao động: - Thu nhập từ lao động: Là những khoản thu nhập nhận từ lao động trực tiếp, do công sức bỏ ra, có thể trong hoặc ngoài đơn vị làm việc, có thể từ kinh tế cá thể do bản thân tự tạo ra. Là những khoản chính đáng, công khai được xã hội thừa nhận. Người lao động phải bỏ ra công sức. trí tuệ cũng như sự đầu tư về vật chất trong quá trình lao động. - Thu nhập từ không lao động: Là những khoản thu nhập mà người lao động nhận đươc không qua công việc lao động của mình như lợi tức từ khoản tài sản nào đó hay được trợ cấp bởi các chính sách của nhà nước, hay có thể là các thu nhập ngầm do tham ô, tham những hoặc nhận hối lọ mà ta không thể kiểm soát được. II. PHÂN LOẠI THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI Thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái có thể chia làm 3 phần như sau: Thu nhập từ công việc làm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái: Là các khoản như tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi hay phụ cấp nhận được từ đơn vị của các cán bộ biên chế hay hợp đồng do bệnh viện chi trả. Khoản thu nhập này là chính đáng và nhận được do quá trình công tác, làm việc tại bệnh viện. Thu nhập từ lao động ngoài đơn vị: Là khoản thu nhập thêm của riêng những cá nhân có khả năng nhằm tạo thêm nguồn thu cho gia đình và bản thân. Có thế là hành nghề y tế tư nhân tại gia đình hay bên ngoài bệnh viện hoặc tham gia các hoạt động kinh tế bên ngoài xã hội tạo ra nguồn thu nhập riêng. Thu nhập từ không lao động: Là các khoản lợi tức, lãi cổ phần hay từ cho thuê mướn các tài sản cá nhân sinh ra lợi nhuận . Ngoài ra còn có các khoản mang tính chất tiêu cực như tham ô, tham nhũng hay nhận hối lộ tuy không xác định được cụ thể nhưng cũng phải kể đến. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu sẽ chỉ đề cập đến những khoản thu nhập của người lao động từ công việc làm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái. Đồng thời đi sâu vào nghiên cứu việc phân phối thu nhập giữa các bộ phận, và một số tiêu thức khác. Đây là những khoản thu nhập chính đáng, có thể kiểm soát một cách rõ ràng và công khai trong hoạt động thu chi tài chính của đơn vị. III. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO THU NHẬP, VÀ PHÂN PHỐI CÔNG BẰNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG “ Thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thực hiện công việc của người lao động, chất lượng lao động và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trả công lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho tổ chức đạt được hiệu quả cao trong hoạt động của mình cũng như tác động một cách tích cực đến đạo đức lao động của người lao động. Tuy nhiên thu nhập của người lao động còn tuỳ thuộc vào khả năng chi trả và ý muốn trả công của đơn vị trong tương quan với sự đóng góp của họ. Một cơ cấu thu nhập hợp lý cho người lao động sẽ là cơ sở để xác định lượng tiền công, tiền lương công bằng nhất cho từng người lao động cũng như là cơ sở để thuyết phục người lao động về tiền công đó. Xét riêng về từng phí người lao động hay tổ chức, thu nhập có ý nghĩa như sau: Đối với người lao động quan tâm đến thu nhập vì các lý do sau: Thu nhập là khoản tiền giúp cho họ và gia đình trang trải những chi tiêu sinh hoạt, dịch vụ cần thiết của cuộc sống. Thu nhập ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn bè đồng nghiệp, cũng như giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và đời sống xã hội. Khả năng kiếm được tiền lương, thu nhập cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp của tổ chức. Còn đối với tổ chức: Thu nhập phải chi trả cho người lao động là một bộ phận quan trọng trong chi phí sản xuất- hoạt động. Do đó, nếu chi trả thu lao quá cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động. Tiền lương hay thu nhập của người lao động là công cụ để duy trì. Gìn giữ và thu hút những người lao động giỏi, có khả năng và phù hợp với công việc của tổ chức. Tiền công, tiền lương cùng với các loại thù lao khác là công cụ để quản lý chiến lược Nguồn nhân lực và có ảnh hưởng đến các chức năng khác của quản lý Nguồn nhân lực. Thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi sự công bằng trong phân phối. Độ lớn mà thù lao mà người lao động nhận được sẽ làm cho họ hài lòng hoặc không hài lòng về công việc. Sự công bằng về thù lao càng được quán triệt thì sự hài lòng về công việc càng cao, hoạt động của tổ chức càng có hiệu quả và mục tiêu càng đạt đựơc. Lý thuyết và thực tế đã chỉ ra rằng không có mối quan hệ phù hợp tuyệt đối hoàn toàn giữa sự hài lòng công việc ( trong đó tiền lương nhận được là một nhân tố chính quyết định sự hài lòng công việc của nhân viên) và kết quả thực hiện công việc, cá biệt có trường hợp lao động không hài lòng về công việc nhưng lại cố gắng đạt năng suất lao động cao. Mặc dù vậy cần khẳng định sự hài lòng công việc do tiền lương nhận được chi phối có ảnh hưởng quyết định tỷ lệ thuận tới kết quả thực hiện công việc. Tiền lương nhận được càng cao thường dẫn đến kết quả thực hiện công việc càng tốt và ngược lại. “ trang 199, giáo trình Quản trị nhân lực, nxb Lao động –xã hội- 2004 Trên đây là một số khái niệm và lý luận cơ bản giúp ta hiểu rõ hơn vấn đề thu nhập và các vấn đề có liên quan, từ đó có thể hiểu rõ hơn trong suốt quá trình đi nghiên cứu chuyên đề. Để hiểu cụ thể hơn, ta cùng nhau đi phân tích thực trạng thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái trong thời gian từ năm 2001 trở lại đây. PHẦN THỨ HAI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN 1. Đặc điểm chung của ngành y tế: Là một ngành sự nghiệp, có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho người dân, có mạng lưới trên toàn quốc từ tuyến tỉnh đến các tuyến phường- xã trên 64 tỉnh thành. Hoạt động mang tính chất xã hội, ít mang tính chất kinh tế. Không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Lực lượng lao động chủ yếu là đội ngũ cán bộ tri thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học. Đối tượng lao động là những người bệnh, đảm nhiệm các chức năng chăm sóc, tư vấn sức khoẻ hay tuyên truyền nâng cao hiểu biêt về y tế cho người dân. Hoạt động của ngành và thu nhập của cán bộ nhân viên trong ngành chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước chi trả. Trong vài năm trở lại đây thì vai trò bao cấp của nhà nước đã giảm thay vào phần kinh phí đó là việc các đơn vị y tế được khoán chi trả 1 phần kinh phí hoạt động dựa vào các nguồn thu qua công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, mức thu phí được quản lý giới hạn theo đặc điểm kinh tế của từng địa phương và hầu như không đủ để bù đắp lại kinh phí hoạt động bởi các thiết bị y tế, dụng cụ khám chữa bệnh rất đắt, mỗi vùng lại có đặc điểm khó khăn riêng nên việc thu phí cao là không khả thi. Ở 1 tỉnh miền núi nghèo như Yên bái thì các mức phí đựợc giói hạn rất thấp, do đó nếu không có sự bao cấp của nhà nước sẽ không thể tồn tại và hoạt động được. Là ngành đòi hỏi có sự đầu tư lớn về nguồn nhân lực cũng như cơ sở hạ tâng và máy móc kỹ thuật hiện đại nên chi phí hoạt động rất lớn: Công việc của ngành y tế liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sự sống còn của con người thông qua việc chăm sóc cũng như khám chữa bệnh. Do đó nguồn nhân lực đào tạo cần sự tỉ mỉ, chính xác đòi hỏi phải có một trình độ chuyên môn vững với thời gian đào tạo dài hạn, nên kinh phí cho việc đào tạo là rất lớn. Bên cạnh yếu tố con người, máy móc thiết bị cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các y bác sỹ chuẩn đoán và điều trị bệnh. Các thiết bị đều có hàm lượng công nghệ cao, và hầu như phải nhập khẩu từ các nước phát triển do đó chi phí rất lớn, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn từ ngân sách nhà nước 2. Đặc điểm tự nhiên, xã hội- kinh tế tỉnh yên bái : Yên Bái là một tỉnh miền núi phía tây bắc đất nước cấch Hà nội 200km, có diện tích tự nhiên 6.882,9 km2, nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Phía đông bắc, Yên Bái giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 181 xã, phường, thị trấn. Là một tỉnh có địa hình phức tạp, dốc, nhiều núi đá do đó giao thông đi lại nhiều khó khân, mặc dù có cả đường sắt- đường bộ và đường sông nhưng còn chưa được phát triển, lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng . Địa bàn tỉnh Yên Bái không lớn nhưng đi tới những vùng sâu – xa của tỉnh có khi phải mất vài ngày đường, và không thể đi bằng các phương tiện cơ giới. Do đó việc chăm sóc y tế đến hết những người dân trong tỉnh là vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều phương tiện và đội ngũ cán bộ y tế mạnh, nhiệt tình và yêu nghề. Với hơn 30 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, có nhiều văn hoá và phong tục tập quán khác nhau khiến việc tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn, vẫn còn rất nhiều các hủ tục lạc hậu không tốt, nhất là về mặt chăm sóc y tế, người dân các vùng dân tộc chỉ tin vào thần thánh dẫn đến không quan tâm đến việc chăm sóc y tế đến sức khoẻ. Dân cư thưa thớt dải dác trên nhiều địa bàn khác nhau, sống trên những núi cao, cách rất xa nhau. Mỗi bản làng có khi đi bộ cả ngày đường mới tới, phân bố mỗi khu dân cư chỉ có từ 4 đến 5 hộ gia đình sinh sống. Do đó việc tuyên truyền – chăm sóc sức khỏe tới từng hộ gia đình, từng người dân gặp nhiều khó khăn, tốn rất nhiều công sức. 1 số dân tộc còn có tập quán du canh du cư nên việc xác định địa điểm tập trung sinh sống tại thời điểm nhất định gặp rất nhiều khó khăn. Nếp sống của đại bộ phận dân cư chưa văn minh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới trình trạng sức khoẻ. Chưa có thói quen khám bệnh – chăm sóc sức khoẻ định kỳ, chưa sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế. Chỉ khi nào bệnh đã chuyển sang giai đoạn hiểm nghèo thì mới đến các cơ sở y tế. Kinh tế chậm phát triển do không được điều kiện tự nhiên ưu đãi. Kém về mặt tự nhiên lại không có nền tảng phát triển các ngành dich vụ thương mại hay du lịch. Địa hình phức tạp dẫn đến việc giao thương buôn bán không phát triển được. Kinh tế chậm phát triển so với cả nước. Do đó đời sống người dân còn thấp, ăn còn chưa no, mặc còn chưa ấm thì không thể có điều kiện chăm sóc y tế. Đất nước ta nói chung còn nghèo, các vùng- các tỉnh cần đầu tư còn rất nhiều. Là một tỉnh miền núi nên Yên bái chưa thực sự được quan tâm đúng mức của Nhà nước, đầu tư của nhà nước còn hạn chế, cơ cở hạ tầng lạc hậu và xuống cấp cần được cải tạo rất nhiều. Trên đây là một số đặc điểm tự nhiên xã hội của tỉnh yên bái. Là một tỉnh miền núi khó khăn, giao thông địa hình phức tạp, đời sống của nhân dân trong tỉnh chưa cao, dẫn đến việc chưa chú trọng chăm sóc sức khoẻ y tế, các dich vụ y tế chưa được phát triển, các mức lệ phí chăm sóc sức khoẻ phải thu ở mức rất thấp hoặc miễn phí, dẫn đến còn nhiều bất cập trong khám chữa bệnh của ngành y tế. 3. Bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái là một đơn vị sự nghiệp có thu: Theo cơ chế của chính phủ, đơn vị có những đặc điểm sau: Đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính, chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đơn vị sự nghiệp có thu được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo qui định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp có thu được giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị. Đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo qui định của Bộ Luật lao động. Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước qui định. Đơn vị sự nghiệp có thu được tính quĩ tiền lương để trả cho người lao động trên cơ sở tiền lương tối thiểu tăng không quá 2,5 lần (đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động) và không quá 2 lần (đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí) tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước qui định. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp, cuối năm chưa chi hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi. Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, đơn vị được trích lập 4 quĩ: Quĩ dự phòng ổn định thu nhập, Quĩ khen thưởng, Quĩ phúc lợi, Quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp. Khi Nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức chi, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm trang trải các khoản chi tăng thêm, từ các nguồn: Thu sự nghiệp, các khoản tiết kiệm chi, các quỹ của đơn vị và kinh phí ngân sách nhà nước cấp tăng thêm hàng năm (đối với các đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí). 4, Đặc điểm riêng của bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái: Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái là một đơn vị sự nghiệp được thành lập từ khi thành lập vào năm 1946. Trước đây, khi chưa chia tách tỉnh, bệnh viện mang tên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoàng Liên Sơn, sau ngày 1/1/1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn được tách ra thành 2 tỉnh: Yên bái và Lào cai, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái và giữ cho đến nay. Hiện nay đơn vị nằm trên địa bàn thành phố Yên bái, thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Yên bái, cơ quan chủ quản là Sở Y tế tỉnh. Trong quá trình hoạt động và phát triển của đơn vị đã có nhiều thay đổi cả về quy mô và chất lượng trong thời kỳ. Từ 150 giường bệnh năm 1991 đến nay tổng số giường bệnh đã tăng lên 300 vào năm 2006 và trong kế hoạch đã phát triển lên 350 giường bệnh vào năm 2007. Từ năm 1995, cơ sở hạ tầng trong đơn vị đã được đầu tư xây mới toàn bộ gồm các khoa phòng chuyên môn và các phòng nghiệp vụ, hành chính, chức năng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Bảng 1: Quy mô giường bệnh qua các thời kỳ Đơn vị: chiếc Chỉ tiêu Năm 1991 1995 2000 2006 Số giường bệnh 150 180 230 300 Là đơn vị y tế tuyến tỉnh, có chức năng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, phòng bệnh và chữa bệnh, đồng thời đảm nhiệm các công tác tuyên truyền- giáo dục sức khoẻ; đào tạo các cán bộ y tế cho tuyến dưới. Là cầu nối giữa các đơn vị y tế trung ương và địa phương. Có cơ cấu tổ chức bao gồm 25 khoa phòng chức năng và chuyên môn phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, cũng như đảm bảo hoạt động của đơn vi, được chia làm 2 khối hành chính và khối chuyên môn, được cụ thể như sau:. Ban giám đốc Bệnh viện 05 phòng chức năng 05 khoa cận lâm sàng 15 khoa lâm sàng. Bảng 2 : Bảng số lượng, chất lượng viên chức ( 31/13/2006) Đơn vị tính : người Phòng- Ban Giới tính Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác Nam Nữ Tiểu học THCS PTTH Sơ cấp Trung cấp Đại học Dưới 10 năm 10 đến 20 năm Trên 20 năm Ban giám đốc : 3 3 3 3 3 P. Tổ chức hành chính : 18 8 10 5 13 9 6 3 5 13 P. Tài vụ : 11 2 9 1 10 2 4 5 6 2 3 P. Kế hoạch : 7 7 7 5 2 7 P. Quản lý y tá : 19 19 2 17 19 19 P. Gây mê hồi sức : 9 2 7 9 7 2 2 7 K. X- quang : 6 5 1 6 3 3 1 1 4 K. Hồi sức cấp cứu : 17 6 11 2 15 2 10 5 6 3 8 K. Mắt : 7 1 6 6 1 3 3 1 6 K. Tai mũi họng : 7 7 2 5 1 3 3 1 1 5 K. Răng hàm mặt : 7 1 6 1 6 5 2 5 K. Ngoại : 14 4 10 2 11 2 9 4 2 1 11 K. Lây : 8 8 8 6 2 8 K. Nhi : 10 10 10 6 4 2 1 7 K. Chấn thương : 18 10 8 1 17 1 11 6 3 3 12 K. Sản : 21 2 19 21 14 7 5 5 11 K. Khám bệnh :27 7 20 15 12 5 15 7 4 3 20 K. Nội C : 9 9 9 1 4 4 4 5 K. Nội AB : 18 3 15 2 16 3 9 6 6 1 11 K. Dược : 11 3 8 2 9 4 5 2 3 2 6 K.Huyết học-truyền máu : 6 6 1 5 1 4 1 1 5 K. Hoá sinh : 6 1 5 1 5 1 4 1 1 5 K. Lao : 11 4 7 4 7 3 5 3 1 10 K. Ung bướu : 9 5 4 3 6 6 3 1 8 P. Vật tư : 5 4 1 5 1 3 1 3 2 K. Vi sinh :10 5 5 2 8 2 2 6 7 1 2 Hợp đồng chỉ tiêu b.chế : 9 2 7 9 1 8 9 Tổng số : 304 78 226 0 46 258 40 178 86 72 28 204 Nguồn : Danh sách cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái Với 304 cán bộ biên chế chính thức, trong đó có 86 bác sỹ và 4 người có trình độ trên Đại học. Ngoài ra còn 20 nhân viên khác nằm trong dạng hợp đồng theo Nghị đinh 68/ NĐ- CP chủ yếu làm các công việc như y tá hay hộ lý tại bệnh viện, kinh phí trả lương cho những người này do bệnh viện tự cân đối tài chinh để chi trả. Đây là một lực lượng lao động có trình độ khá mạnh so với mặt bằng chung của một tỉnh miền núi. Do đặc thù chuyên môn mà đơn vị với 304 cán bộ nhưng phải chia tách làm 25 khoa- phòng để tạo điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tốt hơn, nhưng bên cạnh đó vấn đề quản lý một cách nhất quán cũng gặp nhiều khó khăn. Trên đây là một số đặc điểm cơ bản về bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái, có thể tóm tắt một số khó khăn và thuận lợi của đơn vị ngắn gọn như sau: a, Thuận lợi Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND và các cấp các ngành trong tỉnh, trực tiếp là sở y tế đã xây dựng Bệnh viện có cơ sở vật chất tương đối khan trang và đầy đủ. Và từ năm 2007 đến năm 2010 đã có dự án nâng cấp tổng thể bệnh viện để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao về công tác khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh. Từ tháng 6/2006 bộ Y tế đã quyết định giao nhiệm vụ cho bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái và tiến tới trở thành bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai vào năm 2015. Có đội ngũ cán bộ với trình độ kỹ thuật tương đối lâu năm, khá về chuyên môn và nhiều kinh nghiệm cùng với lòng nhiệt tình say mê và trách nhiệm trong công việc của đội ngũ cán bộ trẻ kết hợp với sức mạnh của sự đoàn kết nhất trí từ ban lãnh đạo đến tập thể cán bộ viên chức viên chức trong đơn vị . Đã là những động lực thúc đẩy tạo nên sức mạnh tổng hợp. Phát huy được tính năng động sáng tạo của các đơn vị khoa phòng, phát huy được những tiềm năng, năng lực sẵn có của mỗi cán bộ viên chức trong đơn vị. b, Khó khăn Bệnh viện tuy đã được xây dựng lại nhưng một số khoa bố trí còn bất hợp lý và xuống cấp cho nên phần nào còn ảnh hưởng đến việc khám và điều trị bệnh như: Khoa Hồi sức cấp cứu, kho Khám bệnh, khoa Chấn thương, khoa Nội AB, khoa Nhi.... Bệnh viện luôn trong tình trạng quấ tải về giường bệnh. Biên chế cán bộ so với chỉ tiêu giường bệnh còn thiếu. Hơn nữa nhiều cán bộ đi học do nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nên cán bộ các khoa phòng luôn phải làm kiêm nhiệm hầu như không có ngày nghỉ. Tuy đã có các chuyên khoa sâu cho một só các chuyên ngành nhưng mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh còn một số chuyên ngành còn thiếu cán bộ như khoa Ung bướu, khoa Răng hàm mặt, Khoa Truyền nhiễm.... Trang thiêt bị hiện đại phục vụ cho ccông tác chẩn đoán và điều trị còn thiếu, chưa đồng bộ, một số đã bị xuống cấp, nên chưa đáp ứng đươc nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Dẫn đến nhiều bệnh nhân còn phải gửi đi tuyến trên gây tốn kém kinh phí cho người bệnh cũng như của bệnh viện. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI 1, Phân tích biến động thu nhập bình quân của cán bộ- nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái: Thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viên đa khoa tỉnh Yên Bái bao gồm các khoản chính như sau: a, Tiền lương: Là phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong thu nhập của cán bộ nhân viên các đơn vị hành chính- sự nghiệp. Ở bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái cũng vậy. Tiền lương của các cán bộ nhân viên được tính theo hệ số đối với từng chức danh công việc quy định cụ thể trong các văn bản của Bộ nội vụ cũng như của ngành. Tiền lương của cán bộ nhân viên phụ thuộc chủ yếu vào hệ số lương và mức lương tối thiểu do nhà nước quy đinh. Năm 2002, nghị định 10 ra đời và nay đã được thay thế bổ sung bằng nghị định 43/ NĐ-CP/ 2006 có quy định các đơn vị sự nghiệp có thu có thể tự chủ về lương, nâng mức lương của cán bộ viên chức lên 2,5 lần so với mức lương tối thiểu. Điều này đã làm thông thoáng hơn trong cơ chế trả lương tại đơn vị nhưng do nguồn thu của đơn vị còn hạn hẹp nên tiền lương của người lao động vẫn còn thấp. Hiện tại, tiền lương được nhà nước chi trả toàn bộ theo hệ số và biên chế mà cấp trên có chỉ tiêu cụ thể cho đơn vị. b, Tiền công : Chiếm tỷ lệ nhỏ coi như 1 khoản phụ vào tiền lương, chi trả cho những công việc phát sinh không thường xuyên trong công việc chuyên môn tại đơn vị. Tiền công được hợp dồng với cán bộ theo vụ việc nhất định, xác định băng bảng chấm công của mỗi khoa- phòng trong đơn vị. Cuối kỳ sẽ xem xét và trả công cho người lao động. c, Tiền phụ cấp : Bao gồm: - Phụ cấp chức vụ: Khoản tiền này chi trả cho ban giám đốc, các trưởng phó khoa phòng với hệ số theo quy định nhằm động viên khuyến khích họ trong quá trinh tham gia quản lý về mặt hành chính cũng như chuyên môn tại đơn vị. - Phụ cấp khu vực: Mức phụ cấp này nằm trong chính sách của Nhà nước quy định nhằm ưu tiên, giảm bớt khó khăn cho những cán bộ viên chức công tác tại các tỉnh miền núi khó khăn hay những nơi xa xôi. Tinh Yên bái có mức phụ cấp khu vực chung là 0,2 nhân theo mức lương tối thiểu hiện hành. - Làm đêm, thêm giờ: là ngành có tính đặc thù, phải đảm bảo làm việc 24/24h, nên ngoài giờ hành chính luôn phải đảm bảo lượng cán bộ nhân viên trực cấp cứu cũng như trực theo dõi bệnh nhân trong bệnh viện. Do vậy tiền trực là khoản tiền chi trả cho những cán bộ trực đêm và làm thêm giờ quy định nhằm bù đắp lại sức khoẻ cho cán bộ, đảm bảo thể chất cho người lao động. - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Có nhiều khoa phòng chức năng trong bệnh viện phải tiếp xúc với nhưng hoá chất- máy móc độc hại và với những bệnh nhân có nguy cơ truyền nhiễm bệnh cao như các khoa: Khoa X-quang, khoa Dược, khoa Xét nghiệm, khoa Lây- lao…..Chi trả số tiền này nhằm mục đích giúp cán bộ nhân viên có thu nhập nhiều hơn dể có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tăng khả năng đề kháng chống lại những rủi ro nghề nghiệp. Mức phụ cấp này được bộ y tế quy định rõ ràng với từng khoa phòng trong bệnh viện và từng chức danh công việc khác nhau. Ngoài ra còn có phụ cấp dặc biệt của ngành, mỗi ngành đều được quy định mức phụ cấp riêng và được thực hiện ở tất cả các đơn vị. d, Tiền thưởng : Bao gồm : Thưởng thường xuyên, được chi trả cho cán bộ khi hoàn thành kế hoạch được giao qua các kỳ, được bình bầu theo đơn vị hoặc theo cá nhân. Thưởng khác, tuỳ vào thành tích của cá nhân hay tập thể đạt được mà cấp trên sẽ xét khen thưởng. Có thể chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc như hoàn thành dự án công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách hoặc cho các sang kiến cải tiến có giá trị. e, Phúc lợi tập thể : Là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động, Là các khoản chi trả bắt buộc cho người lao động như trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất. Ngoài ra còn các loại phúc lợi tự nguyện khác do điều kiện của đơn vị trong từng thời ký sẽ chi trả cho người lao động Trên đây là 5 khoản chính trong thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái. Để hiểu rõ hơn sẽ có bảng tổng hợp số lượng thống kê trong các năm gần đây cho thấy tổng thu nhập của cán bộ nhân viên : Bảng 3: Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên trong đơn vị qua các năm Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu- Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1000đ % 1000đ % 1000đ % 1000đ % 1000đ % Tiền lương 1.593.102 45,83 1.673.493 35,65 2.328.916 50,72 3.367.777 47,87 4.514.495 48,36 Tiền công 55.566 1,6 44.909 0,956 56.712 1,235 61.150 0,87 88.031 0,943 Phụ cấp lương 1.055.253 30,35 2.042.799 43,52 1.246.533 27,15 1.810.612 25,73 2.498.858 26,77 Tiền thưởng 489.162 14,10 658.005 14,01 513.806 11,189 1.082.481 15,38 1.384.140 14,83 Phúc lợi tập thể 11.068 0,298 16.244 0,346 11.476 0,248 29.433 0,64 19.259 0,217 Các khoản đóng góp 271.916 7,822 258.700 5,518 434.285 9,458 683.942 9,72 829.371 8,88 Tổng thu nhập 3.476.067 100% 4.694.150 100% 4.591728 100% 7.035.395 100% 9.334.154 100% Tống CB-NV 272 277 277 306 323 TNBQ 1 cb/ năm 12.581 16.946 16.576 22.991 28.898 TNBQ 1cb/ tháng 1.048 1.412 1.381 1.916 2.408 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên BVĐK tỉnh Yên bái tăng lên theo thời gian, từ 12.581.000đ năm 2002 đã tăng dần lên và đến năm 2006, thu nhập trung bình của một cán bộ tăng lên 28.898.000 vào năm 2006, tăng 2,29 lần. Trong 5 năm mà tốc độ tăng như vậy là tương đối nhanh, một mặt là do nguyên nhân khá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31838.doc
Tài liệu liên quan