Phân tích thực trạng về sự biến động chỉ tiêu lợi nhuận của Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình

 Lời nói đầu Sau hơn 20 năm đổi mới, các doanh nghiệp Nhà nước đạt được sự tăng trưởng kinh tế một cách hết sức khó khăn. Thực tế cho thấy muốn có một kết quả kinh tế tăng trưởng cao, một mặt các doanh nghiệp phải huy động các nguồn lực mới, mặt khác phải sử dụng chúng hết sức tiết kiệm, theo một kế hoạch cơ cấu mang tính dài hạn, tổng thể và có chiến lược. Công việc kinh doanh ngày nay không chỉ giới hạn trong nước, mà ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và quốc tế. Do vậy, câu hỏi đặ

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thực trạng về sự biến động chỉ tiêu lợi nhuận của Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ra đối với các doanh nghiệp Nhà nước là làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của mình cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Với trình độ còn thấp, tiềm lực của các doanh nghiệp còn yếu hầu như trên tất cả các mặt thì việc nâng cao lợi nhuận đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Làm thế nào để có đủ vốn, để sử dụng vốn và các nguồn lực khác có hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng, thoát khỏi nguy cơ phá sản và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đây đang là một bài toán khó đối với tất cả các doanh nghiệp. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận song có thể khẳng định trong cơ chế kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp kinh doanh (doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần) đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này trước hết doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra xem phương án kinh doanh đang tiến hành là có hiệu quả hay không ? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực từng bộ phận công tác nói riêng, doanh nghiệp không thể không chú ý đến nõng cao lợi nhuận. Lợi nhuận là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Nó không chỉ là thước đo trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Cũng không nằm ngoài quy luật đó,từ khi thành lập (năm 2003), xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi thành phố Hải Dương đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã ngày càng được nâng cao. Nhưng để duy trì và phát triển trong điều kiện hiện nay, xí nghiệp cần phải cải tiến và nâng cao hơn nữa các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, qua thời gian thực tập tại xí nghiệp được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong xí nghiệp em đã học hỏi và tớch lũy được nhiều kiến thức cho mỡnh, với mong muốn liên hệ, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn để nâng cao nhận thức cũng như góp phần nhỏ bé kiến thức của mình vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Bài viết gồm 3 phần: Phõ̀n I : Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi tỉnh HảIDương Phõ̀n II: Phân tích thực trạng về sự biến động chỉ tiờu lợi nhuọ̃n của xí nghiợ̀p Phõ̀n III: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. . Phõ̀n I : Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình thuộc công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hải Dương Giám đốc: Trần Văn Quân Điện thoại: 0320.892.856 - 0913.268.295 Trụ sở: Km số 04 Đường Nguyễn Lương Bằng- TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp: Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình thuộc công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Hải Dương. là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định 1504/2003/QĐ-UB ngày 26 tháng 05 năm 2003 và công văn số 865/CV-UB ngày 13 tháng 10 năm 2003 của uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Quyết định thành lập số 121/QĐ-CT ngày 24 tháng 10 năm 2003 của công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương"thành lập xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng công trình" Bắt đầu đi vào hoạt động từ quý IV năm 2003 với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên cơ sở các đội xây dựng sẵn có của công ty. Trong những năm qua các thành viên của xí nghiệp đã tham gia thiết kế , thi công nhiều công trình trong và ngoài đơn vị, các công trình trên đã thực hiện đúng tiến độ đảm bảo chất lượng và được chủ đầu tư đánh giá cao-điển hình như: Kè biên giới thị xã Móng Cái – Quảng Ninh, nhiều trạm bơm và hồ đập trong tỉnh, cầu máng thép qua sông Cầm huyện Đông Triều – Quảng Ninh, xi phông qua sông Sinh thị xã Uông Bí- Quảng Ninh, bê tông hoá nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trong toàn tỉnh, KCHKM Khe Táu xi hí huyện Tiên Yên – Quảng Ninh, kè Thanh Bính Thanh Hà -Hải Dương, các công trình kênh mương; trạm bơm; xây dựng cầu cống trên kênh và nhà quản lí các trạm bơm thuộc công ty, sửa chữa lắp đặt trạm bơm Kiếp Bạc xã Hưng Đạo và nhiều công trình khác Hệ thống công trình thuỷ lợi nói trên đã thực hiện góp phần to lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo nên diện mạo mới ở nông thôn. Nhiều năm sản xuất nông nghiệp tỉnh HảI Dương liên tục được mùa không thể phủ định sự đóng góp tích cự của công tác thuỷ lợi nói chung, trong đó có hệ thống dịch vụ nông thôn nội động nói riêng. Xí nghiệp đã và đang thi công nhiều công trình, với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 75 người trong đó có cao đẳng và đại học: 45 người, trung cấp: 08 người và có nhiều thợ lành nghề bậc cao. Xí nghiệp có đủ các thiết bị phục vụ thiết kế và thi công xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng, san lấp mặt bằng, kinh doanh vật liệu xây dựng.v.v...với nhiều quy mô khác nhau. Để chủ động thích ứng hội nhập, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước mục tiêu phấn đấu của xí nghiệp trong thời gian sắp tới đó là :Tích cực nắm bắt thị trường gắn liền với chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, chủ trương đa dạng hoá sản phẩm mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả phấn đấu tăng trưởng kinh tế bền vững từ 15-20% trong năm 2008 và các năm tiếp theo, góp phần giải quyết tốt việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Chỉ mới thành lập được 6 năm nhưng xí nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần tạo lên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nước ta. Quá trình lớn mạnh của Xí nghiệp gắn liền với sự phát triển xây dựng tại Việt Nam nói chung và sở xây dựng nói riêng. 1. Tổ chức bộ máy quản lí: 1.1. Cơ cấu tổ trức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Cơ cấu tổ chức là sự tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được sắp xếp bố trí theo những cấp khác nhau nhằm thực hiện những mục tiêu của tổ chức. Với chức năng tạo khuôn khổ cơ cấu và nhân lực cho việc triển khai công tác tổ chức sản xuất do vậy nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và quyết định phần lớn sự thành bại của tổ chức. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ cũng như các đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành, cơ cấu bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức như sau : mô hình tổ chức Giám đốc XN phó giám đốc kỹ thuật phó giám đốc kinh doanh Phòng hành chính Phòng thiết kế Phòng Kế Toán Phòng Kỹ thuật Phòng KD&vật tư Phòng Kế hoạch Đội địa chất thuỷ văn Đội khảo sát Đội XD CT2 Đội XD CT1 Đội SC cơ điện Đội XD CT3 Đội thi công cơ giới 2. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận: 2.1. Giám đốc xí nghiệp: Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất trong xí nghiệp, điều hành mọi hoạt động của Xí nghiệp theo đúng chủ trương chính sách, pháp luật đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Chịu trách nhiệm trước nhà nước, công ty và tập thể người lao động về mọi hoạt động kinh tế, xã hội thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời thực hiện công tác đối ngoại, đại diện pháp nhân của Xí nghiệp quan hệ giao dịch với các đối tác, kí kết hợp đồng kinh tế Giám đốc có thể uỷ quyền cho Phó giám đốc điều hành công việc, thực hiện các chế độ công tác, báo cáo với các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan nhà nước cấp trên. Trả lời yêu cầu kiến nghị của cơ quan đơn vị trực thuộc các cơ quan ngôn luận về những vấn đề có liên quan đến Xí nghiệp. 2.2. Phó Giám đốc Xí nghiệp: Là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo các tổ, đội nghiệp vụ đã được phân công phụ trách. Phó Giám đốc Xí nghiệp là người thay mặt cho Giám đốc Xí nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các tổ trưởng, đội trưởng trực thuộc về các lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách và là người quyết định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn đó. Trường hợp phải giải quyết những vấn đề trong sản xuất - kinh doanh vượt quá lĩnh vực và quyền hạn về chuyên môn của mình, phó Giám đốc Xí nghiệp chủ động đề xuất, bàn bạc, phối hợp với tổ trưởng, đội trưởng phụ trách lĩnh vực có liên quan để tìm biện pháp giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Giám đốc Xí nghiệp là người quyết định cuối cùng. 2.3. Phòng tổ chức hành chính: -Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất - kinh doanh và bố trí nhân sự cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Xí nghiệp. - Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường. - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp quyết định việc đề bạt và phân công công tác cán bộ lãnh đạo và quản lý ( Đội trưởng, đội phó và kế toán đội xây dựng, tổ trưởng chuyên môn nghiệp vụ của toàn Xí nghiệp ... ). Giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu... - Xây dựng quy chế làm việc, theo dõi việc thực hiện quy chế làm việc và các quy định khác của Xí nghiệp. Hướng dẫn các bộ phận trực thuộc Xí nghiệp hoạt động, ký kết hợp đồng liên kết kinh doanh đúng pháp luật. - Tập hợp, nghiên cứu chính sách, quy định của Nhà nước, Công ty về công tác tổ chức, lao động tiền lương. - Quản lý lao động, tiền lương cán bộ công nhân viên cùng với tổ kế toán tài chính xây dựng tổng quỹ tiền lương và xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương, kinh phí hành chính Xí nghiệp và các đội xây dựng trực thuộc. - Giúp Giám đốc giải quyết các công việc về lao động tiền lương, xây dựng định mức tiền lương, theo dõi và đề xuất các biện pháp quản lý quỹ tiền lương, bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội- bảo hiểm y tế và mọi quyền lợi của người lao động. - Quản lý xây dung cơ bản trụ sở Xí nghiệp và các phương án mở rộng sản xuất - kinh doanh. - Thường trực Hội đồng lương, Hội đồng thi nâng cấp bậc công nhân, Hội đồng thi đua khen thưởng - kỷ luật. - Quản lý tài sản, thiết bị phục vụ cho làm việc và sinh hoạt của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên tại khu vực trụ sở Xí nghiệp bao gồm: đất đai, nhà cửa, ô tô con, hệ thống điện, nước, các thiết bị văn phòng... - Quản lý con dấu, điện thoại, quản lý lưu trữ văn bản hành chính theo quy định của Nhà nước. - Tổng hợp hoạt động của Xí nghiệp giúp Giám đốc xây dựng báo cáo sơ, tổng kết hoặc các văn bản do Giám đốc Xí nghiệp giao. - Giải đáp những kiến nghị, thắc mắc của cán bộ công nhân viên, tổng hợp báo cáo trình Giám đốc Xí nghiệp. - Tổ chức các điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên ở trụ sở và tiếp khách đến làm việc. - Làm tốt công tác quân sự, trật tự an ninh, bảo vệ, phòng hoả, phòng chống thiên tai 2.4.Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch: - Hướng dẫn các đội sản xuất thuộc Xí nghiệp xây dựng kế hoạch năm, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Xí nghiệp. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện sản xuất - kinh doanh của Xí nghiệp. - Cùng với các tổ nghiệp vụ, đội sản xuất của Xí nghiệp xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: Kế hoạch sử dụng vốn (gồm cả vốn ngoại tệ) và tài vụ, kế hoạch vật tư - kho hàng - vận tải, kế hoạch sản xuất - nghiên cứu kỹ thuật, kế hoạch xây dung cơ bản, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch tiếp thị tìm kiếm việc làm và liên kết kinh tế. - Chuẩn bị các thủ tục giúp Giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết. - Quản lý hợp đồng kinh tế, kiểm tra theo dõi việc xuất nhập vật tư, vật liệu ... của các đội sản xuất trực thuộc Xí nghiệp. - Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đội trực thuộc thực hiện thiết kế và thi công các hạng mục công trình bảo đảm theo yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ thực hiện theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. - Nghiên cứu cải tiến, có các biện pháp để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ thuật (mức tiêu hao năng lượng vật tư của các sản phẩm). - Quản lý chất lượng sản phẩm (KCS) khi xuất kho. Chất lượng vật tư hàng hoá khi nhập kho (Tuỳ từng công việc mà Giám đốc Xí nghiệp giao cụ thể). - Tổ chức chương trình bảo dưỡng, sửa chữa lớn các thiết bị của các đội trực thuộc (trường hợp các đội sản xuất không đủ phương tiện, cán bộ kỹ thuật) và kiểm tra việc bảo dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị của các đội sản xuất theo định kỳ. - Tập hợp và hướng dẫn các chế độ quản lý xây dung cơ bản, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy định. - Cùng các bộ phận chuyên môn và đội xây dựng của Xí nghiệp tiếp thị tìm kiếm việc làm, chủ trì việc đấu thầu. - Dự thảo, đàm phán để Giám đốc Xí nghiệp ký, đề nghị ký các hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp với các Chủ đầu tư nhà thầu chính. - Lưu trữ, quản lý hồ sơ thi công về kỹ thuật-kế hoạch của tất cả các công trình do Xí nghiệp thi công. Mọi văn bản liên quan, các tổ đội đều phải gửi về tổ kỹ thuật-kế hoạch để lưu trữ: Hồ sơ mời thầu, dự thầu, hợp đồng, hồ sơ hoàn công, bản vẽ thi công, các văn bản xử lý quá trình thi công. - Thẩm định thiết kế tổ chức thi công, dự toán thi công của các đội trình Giám đốc phê duyệt. - Kiểm tra, đôn đốc giám sát thực hiện kế hoạch tiến độ thi công, chất lượng kỹ, mỹ thuật công trình tiến hành nghiệm thu nội bộ những công việc quan trọng và toàn bộ công trình trước khi các ngành tổng nghiệm thu. - Phối kết hợp lập các dự án xây dựng của Xí nghiệp, dự án đầu tư chiều sâu, giám sát thi công các công trình xây dựng nội bộ. - Công tác khoa học kỹ thuật: + Tiếp thu chuyển giao những công nghệ mới khi có chủ trương. + Tổng hợp các sáng kiến: Biện pháp thi công để tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động. + Biên soạn chương trình tổ chức hướng dẫn thi nâng bậc cho cán bộ kỹ thuật. - Tham gia hội đồng bảo hiểm lao động chịu trách nhiệm về biện pháp kỹ thuật an toàn lao động vệ sinh môi trường. 2.5.Phòng Kế toán - Tài chính. - Thường xuyên tập hợp và phổ biến các quy định của Nhà nước, các Văn bản pháp quy về tài chính kế toán để hướng dẫn và thực hiện, quản lý tài chính tại Xí nghiệp. - Giúp Giám đốc quản lý toàn bộ các nguồn vốn, tài sản và các quỹ của Xí nghiệp, đề xuất cấp phát vốn, vay vốn, hạch toán nội bộ, quyết toán với Công ty, Nhà nước theo đúng quy chế tài chính của Công ty, Xí nghiệp và Pháp lệnh của Nhà nước. - Bảo đảm việc cung ứng các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, Phối hợp cùng các tổ đội trong việc tạm ứng thanh toán, thanh lý các hợp đồng để thu hồi vốn. - Chịu trách nhiệm hạch toán kế toán kịp thời, chính xác đảm bảo chế độ tài chính theo luật Kế toán- Thống kê, tính hợp lý hợp pháp của chứng từ trong toàn Xí nghiệp. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính thống kê theo quy định. - Kiểm tra thường xuyên, quản lý tài sản, tiền vốn của các tổ đội trong đơn vị, tổng hợp kịp thời tình hình chi phí phục vụ Xí nghiệp sử dụng các nguồn vốn, các quỹ báo cáo Giám đốc và đề xuất các biện pháp quản lý hữu hiệu nhất. - Thực hiện quyết toán quý, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với các tổ nghiệp vụ Xí nghiệp để hoạch toán lỗ lãi trên từng bộ phận trực thuộc, giúp cho Giám đốc Xí nghiệp nắm chắc nguồn vốn, biết rõ lợi nhuận. - Theo dõi và hướng dẫn các Đội trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch về các loại vốn: Cố định, lưu động, chuyên dùng, xây dung cơ bản... - Theo dõi các Đội xây dựng hạch toán kế toán, hướng dẫn lập báo cáo về các nguồn vốn cấp, vốn vay được nhận. - Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo các Đội thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ theo quy định hiện hành. - Cùng với tổ kỹ thuật - kế hoạch giúp Giám đốc Xí nghiệp giao kế hoạch xét duyệt hoàn thành kế hoạch và quyết toán tài chính của các Đội trực thuộc theo định kỳ - Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thống kê cho cán bộ kế toán đội. 2.6. Các đội xây dựng công trình: - Cùng với Xí nghiệp tiếp thị tìm kiếm việc làm. (Những công việc mà đội tự tìm kiếm được Xí nghiệp có ưu tiên ... ) - Tổ chức quản lý thi công các công trình bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, lập đầy đủ hồ sơ công trình, hạch toán vào sổ đầy đủ đúng nội quy quy chế của Xí nghiệp. - Quản lý chi phí, vật tư, thiết bị dụng cụ sản xuất, tiết kiệm để hạ giá thành sản phẩm. Hoàn thành nghĩa vụ với Xí nghiệp, hạch toán sòng phẳng kịp thời các khoản nợ. Bảo đảm giao nộp chứng từ kịp thời và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp, hợp lý của chứng từ theo đúng các quy định và pháp luật của Nhà nước. - Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất - tinh thần của người lao động.Bảo đảm các chế độ làm việc, tiền lương theo luật Lao động và thoả ước lao động tập thể. Xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh. - Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, các điều kiện làm việc cho người lao động. - Bảo đảm an ninh trật tự khu vực thi công, chấp hành các chính sách Luật pháp, quy định của địa phương. - Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, các nguyên tắc quy định của Xí nghiệp. - Khi đội được giao việc đội có trách nhiệm thực hiện theo đúng nội dung của phiếu giao việc. - Trước khi thi công công trình đội xây dựng phải lập thiết kế tổ chức thi công, dự toán thi công trình tổ kỹ thuật-kế hoạch thẩm định Giám đốc phê duyệt, biện pháp an toàn lao động – vệ sinh môi trường, cho học tập và hướng dẫn an toàn lao động cho người lao động, có sổ ghi chép đầy đủ. - Riêng một số đội được giao quản lý thiết bị chuyên dùng của Xí nghiệp phải có trách nhiệm quản lý, tu sửa phục vụ cho các bộ phận khác theo lệnh của Giám đốc và hợp đồng giữa đội với đơn vị thuê mượn. Tuyệt đối không được tự ý mang thiết bị máy móc ra khỏi cơ quan, không được sử dụng sai mục đích. Việc hạch toán thiết bị thi công của đội có thiết bị cho thuê phải tuân thủ các quy định của Xí nghiệp và trực tiếp là phòng kế toán tài vụ hướng dẫn về giá cả, thu hồi khấu hao, sửa chữa... 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp. 3.1. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị: Cơ sở vật chất là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ một doanh nghiệp, đơn vị nào muốn tham gia vào sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quyết định của doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm gì? với chất lượng như thế nào? do vậy mà cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị trường. Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị trong xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng nói lên năng lực sản xuất cuả xí nghiệp. Muốn tăng hiệu quả cũng như chất lượng các công trình thì phải có hệ thống máy móc thiết bị thi công hiện đại và máy móc thiết bị đó phải phù hợp với năng lực tài chính cũng như trình độ sử dụng của cán bộ, công nhân kỹ thuật thì máy móc thiết bị đó mới thực sự có hiệu quả. Nắm bắt được tầm quan trọng của máy móc thiết bị xây dựng trong việc bảo đảm tiến độ thi công các công trình, xí nghiệp đã trang bị cho mình một số máy móc thiết bị tiên tiến nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình kinh doanh mới của xí nghiệp . Bảng 1: Tình trạng cơ sở vật chất máy móc thiết bị của Xí nghiệp TT Loại máy thi công Năm sản xuất Nước sản xuất Tình trạng kỹ thuật Hoạt động Hư hỏng % còn lại 1 Máy trộn bê tông 250 4500 lít 2000 T.Quốc + 70 2 Máy phát điện 3KVA 1999 Nhật + 65 3 Dàn giáo thép 1996 Hàn Quốc + 60 4 Đầm bàn + đầm dùi các loại 1998 LXô + TQ + 65 5 Cốp pha thép 2001 Việt Nam + 70 6 Máy khoan bê tông 1997 CHLB Đức + 80 7 Máy cưa 1996 Nhật + 75 8 Máy hàn 1995 T.Q + LXô + 70 9 Máy bơm Hàn Quốc, Nhật 1995 H.Q+ Nhật + 75 10 Máy phun sơn 1996 Nhật + 70 11 Máy khoan điện 0,7 KW 1993 Nhật + 80 12 Máy bơm nước KAMAZ 10 1992 Liên Xô + 70 13 Máy đầm cóc 1995 Nhật + 75 14 Máy trộn vữa 250 lít 2000 Việt Nam + 60 15 Ô tô 5 Tấn 1991 Đức + 60 16 Máy xúc bánh lốp Ko Ma Su 1998 Nhật + 70 17 Máy ủi DT 75 1992 Liên Xô + 60 18 Ô Tô Ka maz 2002 Liên Xô + 80 19 ô Tô I Fa 1992 Đức + 65 20 Máy lu bánh thép 1995 Liên xô + 60 21 Thiết bị thả rồng định Vỵ 2002 Việt Nam + 70 22 Phao thép (6 x2 x1) m 2001 Việt Nam + 65 23 Thiết bị thả rồng dãn 2003 Việt Nam + 75 24 Phao cứu sinh 2003 Việt Nam + 85 25 Tời cáp 2003 Việt Nam + 80 Có thể chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết năng lực sản xuất của Xí nghiệp. Song với những gì mà ta thấy cùng với sức mạnh về nguồn lực ,trình độ quản lý có thể khảng định xí nghiệp có đủ năng lực đảm nhận thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cao. 3.2. Đặc điểm lao động của xí nghiệp: Sự tồn tại và phát triển đi lên của xí nghiệp phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo, trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Cán bộ lãnh đạo là hạt nhân, là mũi nhọn của năng lực sản xuất. Phải sắp xếp, tổ chức công tác và sử dụng cán bộ thật tốt để mỗi người ở mỗi cương vị công tác đều yên tâm phất huy khả năng của bản thân hoàn thiện xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của toàn xí nghiệp là : Trong đó : Lao động gián tiếp 75 người. Lao động trực tiếp 400 người. bảng 2 tổng hợp nguồn lực về quản lý + kỹ thuật lao động TT Phân loại cán bộ - công nhân Số lượng Trình độ T. gian công tác BQ Kỹ sư Trung cấp, Cao đẳng Ê bậc 4 > bậc 4 Tổng số 75 45 8 7 15 I Cán bộ lãnh đạo và bộ máy quản lý 15 12 1 Cán bộ chủ chốt (lãnh đạo cấp phòng trở lên) 9 9 2 Cán bộ quản lý 6 6 9 II Cán bộ nhân viên khối trực tiếp sản xuất 60 1 Công nhân, thợ lành nghề 17 6 11 11 2 Thi công công trình thủy lợi 16 12 3 1 12 3 Thi công công trình giao thông 14 8 4 2 6 4 Thi công công trình dân dụng 13 10 1 2 8 Qua bảng tổng hợp trên của xí nghiệp ta thấy: Trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động gián tiếp toàn xí nghiệp 45/75. Đây là một thuận lợi lớn cho xí nghiệp trong công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh..Cũng có thể thấy rằng tỷ lệ lao động có tay nghề giỏi chưa cao. Do vậy việc đưa ra các biện pháp nâng cao tay nghề, tổ chức thi nâng bậc thợ là việc mà ban lãnh đạo xí nghiệp hết sức coi trọng. Bên cạnh dó công tác quản lí lao động, sử dụng và thu hút lao động cũng trở thành một chủ trương được quan tâm trong chính sách phát triển Xí nghiệp. Cụ thể là : Lo đầy đủ việc làm, sắp xếp việc làm phù hợp với khả năng, trả lương, thưởng tới tận tay người lao động, kịp thời đều đặn, khuyến khích vật chất thực hiện tốt thực hiện tốt chính sách xã hội với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…Hơn nữa do tính chất công việc và đặc thù của ngành xây dựng là ngành sản xuất mang đặc trưng tính thời vụ , với sự đa dạng về công việc, cũng như những yêu cầu của lao động sử dụng hầu hết là lao động phổ thông, tuỳ vào tính chất khối lượng công việc mà mỗi năm một lực lượng lao động lớn mang tính chất lao động thời vụ được xí nghiệp sắp xếp tạo việc làm. Thành phần chủ yếu của lao động này là nông dân. Việc thu hút sử dụng người lao động nhàn rỗi làm tăng hiệu quả xã hội tức là tạo được việc làm cho họ, tạo thu nhập thêm và góp phần tích cực vào công tác chống thất nghiệp cho nhân dân trong vùng. 3.5. Đặc điểm về thị trường của xí nghiệp: Thị trường hoạt động, khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Là ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế đất nước, xây dựng là lĩnh vực có thị trường rộng lớn , có tiềm năng phát triển mạnh và tốc độ tăng trưởng khá cao. Tốc độ phát triển của ngành kinh tế xây dựng phản ánh một phần tốc độ phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong những năm qua, với các dự án đầu tư và kế hoạch xây dựng trong nước đã thực hiện khối lượng xây dựng cơ bản rất lớn, tạo điều kiện phát triển cho ngành xây dựng nói chung được nâng cao chất lượng cả về số lượng như chất lượng quy mô cũng như chất lượng sản phẩm công trình. Với nhiệm vụ xây lắp các công trình công nghiệp, hạng mục dân dụng, các công trình giao thông thuỷ lợi Thị trường hoạt động kinh doanh của xí nghiệp là rất rộng lớn. Cùng với sự phát triển về quy mô của xí nghiệp, các đơn vị chi nhánh trực thuộc được bố trí, phân bổ hoạt động hầu hết các tỉnh miền bắc. Sự đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, những thành tựu đạt được, cùng với uy tín và bề dày kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và bảo đảm an toàn chất lượng, tiến độ thi công thị trường hoạt động của xí nghiệp trong những năm qua không ngừng được mở rộng và hiệu quả kinh tế mang lại là không nhỏ. Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, nhu cầu con người ngày càng tăng, yếu tố chất lượng, thẩm mỹ và sự đa dạng hoá trong kiến trúc là một đòi hỏi thiết thực. Để đáp ứng yêu cầu này, xí nghiệp đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tiến hành thăm dò và nghiên cứu thi trường…từ đó hoạch định cho mình một hướng đi đúng đắn và đóng phần tích cực vào công cuộc xây dựng và đổi mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Phõ̀n II: Phõn tích Thực trạng về Sự biờ́n đụ̣ng chỉ tiờu lợi nhuọ̃n của xí nghiợ̀p. 1.Đỏnh giỏ sự biến động của lợi nhuận trong một số năm. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh là một thước đo để đánh giá đúng năng lực trình độ của một doanh nghiệp. Khả năng nhạy bén, năng động và hoạt động có hiệu quả hay không được thể hiện qua các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để đánh giá được lợi nhuận kinh doanh trước tiên ta đánh giá các chỉ tiêu sau: 1.1/.Chỉ tiêu doanh thu -Doanh thu hoạt động bất thường: Là toàn bộ các khoản thu nhập bất thường đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm: Thu nhập do thanh lý nhượng bán tài sản, tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng, các khoản nợ khó đòi đã được sử lý Vậy ta có công thức tính toán sau: Tổng doanh thu = DT hđ xây lắp + DT hđ tài chính + DT hđ bất thường. Để đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố doanh thu tới hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp, căn cứ thực trạng kinh doanh của xí nghiệp ta có bảng sau: Bảng3:doanh thu của xí nghiệp ĐVT : Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DT xây lắp 6.249.317.298 8.549.023.495 12.217.445.370 DT HĐ tài chính 1.248.000 2.284.366 4.397.075 DT HĐ khác 0 0 924.347 Tổng DT 6.250.565.298 8.551.307.861 12.222.766.792 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính của xí nghiệp) Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự thay đổi tổng doanh thu qua từng năm. Năm 2005 tổng doanh thu của xí nghiệp là: 6.250 triệu đồng. Năm 2006 tổng doanh thu tăng 2.300 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 36,8%. Bước sang năm 2007 tỷ lệ này còn cao hơn là 42,9% tức là tăng 3.671 triệu đồng so với năm 2006. Có thể nói, cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế đất nước trong những năm qua, nắm bắt thời cơ cũng như biết sử dụng hợp lí năng lực hiện có của mình, xí nghiệp đã không ngừng tìm kiếm thị trường, tích cực tham gia đấu thầu, thắng thầu các công trình lớn có uy tín và sự đảm bảo về chất lượng cũng như kỹ thuật công trình mà xí nghiệp đảm nhận. Doanh thu xây lắp tăng nhanh qua các năm đóng góp chủ yếu cho mức tăng trưởng của tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng tăng qua các năm, điều đó được thể hiện qua số doanh thu và thu nhập của hoạt động này. 1.2/.Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách 1.2.1/.Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh thu đạt được có thể cao song mức lợi nhuận thu về lại rất nhỏ do lượng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Ta có công thức : P = TR – TC Trong đó: P là lợi nhuận TR là tổng doanh thu TC là tổng chi phí Để phân tích và đánh giá một cách cụ thể và chi tiết hơn chỉ tiêu lợi nhuận, ta xét bảng số liệu sau: Bảng 4 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu 6.250.124.218 8.550.885.400 12.236.265.023 Các khoản giảm trừ 806.920 1.861.905 18.819.653 Doanh thu thuần 6.249.317.298 8.549.023.495 12.217.445.370 Giá vốn hàng bán 5.988.631.398 8.045.436.530 11.459.299.306 Lợi nhuận gộp 260.685.900 503.586.909 758.146.064 Chi phí QLDN 193.021.699 423.639.870 571.341.355 LN thuần HĐKD 67.664.201 79.947.039 186.804.709 Doanh thu HĐTC 1.248.000 2.284.366 4.397.075 Chi phí HĐTC 60.312.201 72.231.405 179.405.147 LN thuần HĐTC -59.064.201 -69.947.039 -175.008.072 TN HĐkhác 0 0 924.347 Chi phí HĐ khác 0 0 0 LN thuần HĐ khác 0 0 924.347 Tổng LN trước thuế 8.600.000 10.000.000 12.720.984 Thuế TNDN 2.408.000 2.800.000 3.561.876 LN sau thuế 6.192.000 7.200.000 9.159.108 (Nguồn phòng kế toán tài chính của xí nghiệp) Bảng 5 Sự tăng giảm của các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận Chi tiêu Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 Chênh lệch (đồng) % Chênh lệch (đồng) % Tổng doanh thu 2.300.761.182 136,8 3.685.379.623 143,1 Các khoản giảm trừ 1.054.985 230,7 16.957.748 1010,7 Doanh thu thuần 2.229.706.197 136,8 3.668.421.875 142,9 Giá vốn hàng bán 2.056.805.132 134,3 3.413.862.720 143,6 Lợi tức gộp 242.901.009 193,2 254.559.155 150,5 Chi phí QLDN 230.618.171 219,5 147.674.485 134,9 LN thuần HĐKD 12.282.838 118,2 96.857.670 233,7 Doanh thu HĐTC 1.036.366 183 2.112.709 192,5 Chi phí HĐTC 11.919.204 119,8 107.173.742 248,4 LN thuần HĐTC -10.882.838 118,4 -105.061.033 250,2 Thu nhập HĐ khác 0 0 924.347 0 Chi phí HĐ khác 0 0 0 0 LN thuần HĐ khác 0 0 924.347 0 Tổng LN trước thuế 1.400.000 116,3 12.720.984 127,2 Thuế TNDN 392.000 116,3 761.876 127,2 Lợi nhuận sau thuế 1.008.000 116,3 1.959.108 127,2 (nguồn phòng kế toán._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21895.doc
Tài liệu liên quan