Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: LÊ THỊ THÙY LIÊN Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 4 năm 2006 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Liên Lớp: DH3TC. Mã số SV: DTC021675 Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Trí Tâm Long xuyên, tháng 4 năm 2006 LỜI CẢM ƠN  Sau 4 năm học dưới giảng đư

pdf79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng đại học, được sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang, em đã học hỏi được rất nhiều điều cả về lý thuyết và thực tiễn; qua đó, có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản làm hành trang để bước vào cuộc sống. Và qua quá trình thực tập tại chi nhánh NHNo An Giang, được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị, em đã hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp đại học của mình. Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc chi nhánh NHNo An Giang đã tạo điều kiện tốt cho em có cơ hội để tiếp xúc với thực tế; và gửi lời cám ơn đặc biệt đến các cô chú, anh chị Phòng Tín dụng, Phòng Thẩm định, Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo cùng các phòng ban khác. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô, nhất là thầy TS. Nguyễn Trí Tâm đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Do thời gian thực tập cùng với kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô và cô chú, anh chị trong ngân hàng bỏ qua và có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn chỉnh và sát với thực tế hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn và chúc sức khỏe đến quý thầy cô cùng các cô chú, anh chị ở chi nhánh NHNo An Giang. Trân trọng kính chào ! NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................1 1.2 Mục đích nghiên cứu..........................................................................................1 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.....................3 2.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế.......................... 3 2.1.1 Khái niệm................................................................................................. 3 2.1.2 Bản chất tín dụng......................................................................................3 2.1.3 Vai trò tín dụng........................................................................................ 3 2.2 Hình thức cho vay.............................................................................................. 4 2.3 Nguyên tắc và điều kiện cho vay....................................................................... 4 2.3.1 Nguyên tắc................................................................................................4 2.3.2 Điều kiện cho vay.....................................................................................5 2.4 Phương thức cho vay......................................................................................... 6 2.4.1 Cho vay từng lần...................................................................................... 6 2.4.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng................................................................6 2.4.3 Cho vay theo dự án đầu tư........................................................................7 2.4.4 Cho vay hợp vốn...................................................................................... 7 2.4.5 Cho vay trả góp........................................................................................ 7 2.4.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng............................................... 7 2.4.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng........... 8 2.4.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi................................................................ 8 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh ………………. 8 2.5.1 Hệ số thu nợ............................................................................................. 8 2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng........................................................................... 9 2.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ............................................................. 9 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo AN GIANG....................10 3.1 Quá trình hình thành và hoạt động...................................................................10 3.1.1 Khái quát về NHNo Việt Nam............................................................... 10 3.1.2 Chi nhánh NHNo An Giang................................................................... 10 3.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo An Giang................................11 3.2.1 Chức năng...............................................................................................11 3.2.2 Nhiệm vụ................................................................................................ 11 3.3 Tổ chức quản trị............................................................................................... 12 3.3.1 Mối quan hệ bên ngoài........................................................................... 12 3.3.2 Cơ cấu tổ chức........................................................................................13 3.3.3 Quản trị nhân sự..................................................................................... 16 3.4 Các thông tin về chi nhánh ngân hàng............................................................. 16 3.4.1 Mạng lưới hoạt động.............................................................................. 16 3.4.2 Khách hàng và phân loại khách hàng doanh nghiệp.............................. 16 3.5 Quy trình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh........................................ 19 3.6 Đánh giá kết quả hoạt động của chi nhánh trong năm qua.............................. 22 3.6.1 Những thành tích đạt được..................................................................... 22 3.6.2 Bài học kinh nghiệm.............................................................................. 23 3.7 Thuận lợi, khó khăn, định hướng và mục tiêu năm 2006................................ 23 3.7.1 Thuận lợi, khó khăn................................................................................23 3.7.2 Định hướng, mục tiêu và chỉ tiêu năm 2006.......................................... 24 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NHNo AN GIANG………………………. 25 4.1 Phân tích thực trạng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh........................25 4.1.1 Phân tích thực trạng cho vay phân theo thể loại.....................................26 4.1.2 Phân tích thực trạng cho vay phân theo ngành kinh tế...........................28 4.2 Phân tích thực trạng thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh.......................... 33 4.2.1 Phân tích thực trạng thu nợ phân theo thể loại.......................................34 4.2.2 Phân tích thực trạng cho vay phân theo ngành kinh tế...........................35 4.3 Phân tích thực trạng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh...........................39 4.3.1 Phân tích thực trạng dư nợ phân theo thể loại........................................40 4.3.2 Phân tích thực trạng dư nợ phân theo ngành kinh tế..............................42 4.4 Phân tích thực trạng nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh..................46 4.4.1 Phân tích thực trạng nợ quá hạn phân theo thể loại............................... 48 4.4.2 Phân tích thực trạng nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế......................49 4.5 Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh........51 4.5.1 Hệ số thu nợ........................................................................................... 52 4.5.2 Vòng quay vốn tín dụng......................................................................... 53 4.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ........................................................... 54 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NHNo AN GIANG……………………………………………………………… 55 5.1 Về công tác huy động vốn............................................................................... 56 5.2 Về hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.................................. 56 5.3 Giải pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng........................................................... 58 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................60 Kết luận …………….............................................................................................60 Kiến nghị …………...............................................................................................61 DANH MỤC CÁC BẢNG  Trang Bảng 4.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2003 đến 2005....................................................................................................................... 25 Bảng 4.2: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại từ năm 2003 đến 2005.............................................................................................................. 26 Bảng 4.3: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế từ năm 2003 đến 2005.......................................................................................................29 Bảng 4.4: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2003 đến 2005....................................................................................................................... 33 Bảng 4.5: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại từ năm 2003 đến 2005.............................................................................................................. 34 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế từ năm 2003 đến 2005.......................................................................................................36 Bảng 4.7: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2003 đến 2005....................................................................................................................... 39 Bảng 4.8: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại từ năm 2003 đến 2005....................................................................................................................... 40 Bảng 4.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế từ năm 2003 đến 2005.............................................................................................................. 43 Bảng 4.10: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2003 đến 2005....................................................................................................................... 46 Bảng 4.11: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại từ năm 2003 đến 2005....................................................................................................................... 48 Bảng 4.12: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế từ năm 2003 đến 2005.............................................................................................................. 50 Bảng 4.13: Hệ số thu nợ từ năm 2003 đến 2005.......................................................... 52 Bảng 4.14: Vòng quay vốn tín dụng từ năm 2003 đến 2005........................................53 Bảng 4.15: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2003 đến 2005.......................... 54 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ  Trang Sơ đồ tổ chức chi nhánh NHNo An Giang.................................................................... 15 Lưu đồ 3.1: Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo An Giang........................................................................................... 21 Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2003 đến năm 2005 ..............................................................................................................................26 Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại từ năm 2003 đến 2005............................................................................................................... 27 Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế từ năm 2003 đến 2005................................................................................................... 30 Biểu đồ 4.4: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2003 đến năm 2005 ..............................................................................................................................33 Biểu đồ 4.5: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại từ năm 2003 đến 2005............................................................................................................... 34 Biểu đồ 4.6: Doanh số thu nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế từ năm 2003 đến 2005....................................................................................................... 37 Biểu đồ 4.7: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2003 đến năm 2005 40 Biểu đồ 4.8: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại từ năm 2003 đến 2005............................................................................................................... 41 Biểu đồ 4.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế từ năm 2003 đến 2005....................................................................................................... 44 Biểu đồ 4.10: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2003 đến năm 2005 47 Biểu đồ 4.11: Nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo thể loại từ năm 2003 đến năm 2005................................................................................................................ 48 Ký hiệu và viết tắt  CHXHCN : cộng hòa xã hội chủ nghĩa. CNH – HĐH: công nghiệp hóa - hiện đại hóa. HTX : hợp tác xã. NH : ngân hàng. NHNo : ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. NHNN : ngân hàng Nhà nước. UBND : uỷ ban nhân dân. TNHH : trách nhiệm hữu hạn. Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài. An Giang là tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, có mật độ dân số khá đông, lực lượng lao động dồi dào, nhiều tiềm năng và tài nguyên phong phú. Nằm giữa con sông Tiền và sông Hậu, phù sa bồi đắp quanh năm đã mang đến cho mảnh đất màu mỡ này những lợi thế đặc biệt của vùng sông nước. Với diện tích 3.406 km2, An Giang được biết đến bởi các làng nghề cổ truyền và đặc sản nổi tiếng như: bánh phồng Phú Tân, lụa Tân Châu, mắm cá Châu Đốc... An Giang còn được xem là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước, đi đầu trong việc xuất khẩu gạo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Những năm trở lại đây, tình hình kinh tế - xã hội An Giang đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đánh dấu cho sự ra đời của một vùng công nghiệp mới. Với sự xuất hiện ngày càng đông của các loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân cùng với sự chuẩn bị tích cực của các doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa đã tạo nên một môi trường kinh tế sôi động, nhộn nhịp và đầy sức cạnh tranh. Trong những tháng đầu của năm 2006, là tỉnh đăng cai tổ chức lễ hội du lịch truyền thống Mekong Festival, nhiều sản phẩm chủ lực của An Giang được người tiêu dùng bình chọn là " Hàng Việt Nam chất lượng cao" qua các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại: sản phẩm rèn Phú Mỹ, đường thốt nốt Tịnh Biên, cá tra - cá basa của Agifish... đã đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới đòi hỏi các nhà doanh nghiệp trẻ phải không ngừng phấn đấu nghiên cứu và phát triển. Mặc dù vậy, tình trạng thiếu vốn trong sản xuất – kinh doanh, trong mở rộng đầu tư luôn là vấn đề bất cập, gây nên nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp. Vì thế, với vai trò trung gian tài chính, thông qua việc hỗ trợ về vốn, các tổ chức tín dụng nói chung và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo) An Giang nói riêng thời gian qua đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà tiếp tục phát triển và vững bước tiến lên trên con đường CNH - HĐH. Tuy nhiên, cho vay và sử dụng vốn vay như thế nào để an toàn và đạt hiệu quả cao nhằm đáp ứng tốt mục tiêu phát triển của tỉnh và trên thực tế còn nhiều nội dung cần phải đặt ra. Xuất phát từ bức xúc đó em quyết định chọn đề tài: "Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo An Giang" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để tìm ra các mặt tích cực cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ấy. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính hiệu quả trong lĩnh vực này. 1 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên chuyên đề chỉ tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu và phân tích nghiệp vụ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân) tại chi nhánh NHNo tỉnh An Giang trong 3 năm 2003, 2004 và 2005. 1.4 Phương pháp nghiên cứu. Thông qua những báo cáo tài chính, tín dụng của ngân hàng; các thông tin trên báo chí, tạp chí ngân hàng và internet... dùng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh để đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đưa ra những đề xuất phù hợp. 2 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 2.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế. 2.1.1 Khái niệm: Là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hoặc tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. 2.1.2 Bản chất tín dụng: Tín dụng là một hoạt động rất đa dạng và phong phú nhưng ở bất cứ dạng nào thì tín dụng cũng thể hiện 3 mặt cơ bản sau: - Tín dụng chỉ làm thay đổi quyền sử dụng chứ không làm thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng. - Thời hạn tín dụng được xác định do sự thỏa thuận giữa người cho vay và người đi vay và được ghi trong hợp đồng tín dụng. - Người sở hữu vốn tín dụng nhận được một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức tín dụng (lãi). 2.1.3 Vai trò của tín dụng: Nói đến vai trò của tín dụng, tức nói đến sự tác động của nó đối với nền kinh tế. Tín dụng có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau: - Thứ nhất, với chức năng là một công cụ tài trợ, tín dụng góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào thì vấn đề thừa hay thiếu vốn luôn luôn xảy ra. Thông qua tín dụng góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể tạo nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh để quy trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục. - Thứ hai, góp phần ổn định tiền tệ và bình ổn giá cả. Với chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, nhất là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, qua đó làm giảm áp lực của lạm phát, góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh... làm cho sản xuất càng ngày phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính vì thế mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước. - Thứ ba, tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa dịch vụ ngày càng gia tăng, thỏa mãn nhu cầu đời sống cho người lao động. Bên cạnh đó, do vốn tín 3 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, lao động, về đất, rừng... do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội tạo ra nhiều lực lượng sản xuất mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Khi một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống người dân được ổn định, ai cũng có cơm ăn áo mặc và có việc làm... đó là tiền đề quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội - Thứ tư, tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế. Có thể nói tín dụng có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng không những ở phạm vi của một nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, qua đó nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển. Khi mà tín dụng thực hiện được các vai trò trên thì lúc đó nền kinh tế sẽ hoạt động tốt, đầu tư được mở rộng, kinh doanh ổn định và phát triển, góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, từ đó giải quyết công ăn việc làm và đời sống của người dân được nâng cao. 2.2 Hình thức cho vay. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay rất đa dạng và phong phú. Người ta thường dựa vào các tiêu thức chủ yếu dưới đây để phân loại các hình thức cho vay: - Căn cứ vào thời hạn cho vay: Có thể chia làm 2 loại: + Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và thường được sử dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. + Cho vay trung hạn: Có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng. Dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. + Cho vay dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng. Nhằm thực hiện các dự án đầu tư hay phương án phát triển sản xuất kinh doanh... - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: Gồm 2 loại: + Cho vay sản xuất – lưu thông hàng hóa: Là loại cho vay nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ và cá nhân để trực tiếp tiến hành sản xuất hàng hóa và kinh doanh. + Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho vay hộ, cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, sửa chữa nhà và các tư liệu tiêu dùng. 2.3 Nguyên tắc và điều kiện cho vay. 2.3.1 Nguyên tắc: Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn như đã thỏa thuận. 4 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm 2.3.2 Điều kiện cho vay: - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Khi vay vốn tại NHNo, khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân thì phải cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi ngân hàng cho vay đóng trụ sở. Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên thì giao cho Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 quyết định. Nếu người vay ở địa bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi cho vay Giám đốc ngân hàng cho vay phải thông báo cho Giám đốc chi nhánh NHNo nơi người vay cư trú biết. Đại diện hộ gia đình để giao dịch với ngân hàng cho vay là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người dại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. + Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất – kinh doanh, dịch vụ - đời sống. Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án hay một phương án. Mức vốn tự có của khách hàng được quy định cụ thể như sau: Cho vay ngắn hạn: tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. Cho vay trung dài hạn: tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn. Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được chấm điểm mức tốt nhất), khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư và diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên thì giao cho Giám đốc ngân hàng cho vay quyết định. + Có dự án, phương án đầu tư - sản xuất – kinh doanh - dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư – phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi. + Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và theo hướng dẫn của NHNo Việt Nam. Nếu là hộ gia đình vay không phải áp dụng biện pháp bảo đảm cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nếu chưa được cấp phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp. - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. 5 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm 2.4 Phương thức cho vay. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra giám sát của ngân hàng, NHNo nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay chủ yếu sau: 2.4.1 Cho vay từng lần (Cho vay theo món): Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng. 2.4.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. - Xác định hạn mức tín dụng: + NHNo nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng thì tiến hành xác định hạn mức tín dụng. + Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất – kinh doanh của từng đối tượng, theo đó NHNo nơi cho vay xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp. - Phát tiền vay: Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và NHNo nơi cho vay lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. - Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng. - Quản lý hạn mức tín dụng: + NHNo nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, đảm bảo mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. + Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng.._. NHNo nơi cho vay xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thỏa thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng. + Ký kết hạn mức tín dụng mới: Trước 10 ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực thì khách hàng gửi cho NHNo nơi cho vay phương án sản xuất – kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, NHNo nơi cho vay thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới. 6 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm - Xác định thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của NHNo nhưng tối đa không quá 12 tháng. Nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời gian hiệu lực của hạn mức tín dụng. 2.4.3 Cho vay theo dự án đầu tư: - NHNo cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - NHNo nơi cho vay cùng với khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. - Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. - Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thỏa thuận. Kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. - Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng thì NHNo nơi cho vay có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó. 2.4.4 Cho vay hợp vốn ( Đồng tài trợ): Đây là phương thức cho vay mà NHNo cùng cho vay trong một nhóm các tổ chức tín dụng đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó NHNo hoặc một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của NHNN và hướng dẫn của NHNo Việt Nam. 2.4.5 Cho vay trả góp: NHNo nơi cho vay và khách hàng xác định và thoả thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. 2.4.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Căn cứ nhu cầu cho vay của khách hàng, NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng. NHNo nơi cho vay cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. Mức phí cam kết phải được thỏa thuận giữa khách hàng và NHNo nơi cho vay. 7 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm Khi khoản vay theo cam kết được thực hiện, NHNo nơi cho vay và khách hàng thực hiện quy trình, thủ tục và hồ sơ theo các điều khoản trong quy định này. Chi nhánh có nhu cầu mở hạn mức tín dụng dự phòng phải trình Tổng giám đốc NHNo Việt Nam xem xét quyết định. 2.4.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHNo nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHNo. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, NHNo nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 2.4.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHNo Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Hiện nay, đối với những khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chi nhánh NHNo An Giang chỉ áp dụng 5 phương thức cho vay: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng , cho vay theo dự án đầu tư, cho vay theo hình thức đồng tài trợ và cho vay trả góp. 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá về rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2.5.1 Hệ số thu nợ: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn của đồng vốn khi cho vay. Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Nghĩa là trên 100 đồng vốn mà ngân hàng cho vay thì sẽ có bao nhiêu đồng được thu hồi lại. Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và công tác thu nợ đang có sự chuyển biến tốt. Rủi ro tín tín dụng thấp. Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay * 100% 8 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm 2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng: Ở bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh đều tính đến hiệu quả kinh tế. Điều đó được thể hiện qua vòng vay vốn tín dụng. Vòng quay càng nhanh sẽ đủ chi phí bù đắp cho kỳ kinh doanh kế tiếp, do đó hiệu quả sử dụng càng cao. Chỉ tiêu này được tính dựa trên tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và tổng dư nợ. Nó còn dùng để phản ánh hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Tổng dư nợ 2.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hệ số này phản ánh tình trạng nợ tại ngân hàng tốt hay xấu, công tác tín dụng được quan tâm đến đâu và ngân hàng cần sử dụng những biện pháp nào để giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Mặt khác, hệ số này còn cho biết nguồn vốn của ngân hàng cho vay đến cá nhân, các tổ chức kinh tế có phát huy được hiệu quả không ? Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Nợ quá hạn Tổng dư nợ * 100% 9 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG 3.1 Quá trình hình thành và hoạt động. 3.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 là ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Đến ngày 15/10/1990, căn cứ vào Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tên tiếng việt: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Viết tắt: NHNo Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. Gọi tắt là: Agribank. Viết tắt: VBARD. 3.1.2 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo) An Giang là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam. Đơn vị được thành lập vào ngày 18/05/1988 theo Quyết định số 30/NHQĐ ngày 17/05/1988 và Quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18/05/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ đó đến nay đã qua 2 lần đổi tên: ngày 3/10/1994 đổi thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh An Giang và ngày 08/07/1998 đổi là chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang. Hiện nay, toàn chi nhánh NHNo An Giang bao gồm 12 đơn vị trực thuộc: 01 Hội sở NHNo tỉnh, đặt tại số 51B Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, Tp.Long Xuyên, tỉnh An 10 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm Giang; 01 chi nhánh tại Tp.Long Xuyên và 10 ngân hàng chi nhánh huyện thị trực thuộc, trụ sở đặt tại các huyện Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Thoại Sơn và thị xã Châu Đốc. Chi nhánh NHNo An Giang thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chính như sau: - Huy động vốn. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế. - Bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp. - Chuyển tiền điện tử đến tất cả các ngân hàng trên toàn quốc. - Dịch vụ ngân quỹ, chi trả kiểu hối. - Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế qua mạng. - Cho thuê tài chính. 3.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo tỉnh An Giang. 3.2.1 Chức năng: - Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận theo sự phân cấp của NHNo Việt Nam theo địa giới hành chính. - Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam. 3.2.2 Nhiệm vụ: - Huy động vốn: + Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. + Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài. + Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam cho phép bằng văn bản. - Cho vay: 11 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. + Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. - Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: + Cung ứng các phương tiện thanh toán. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ: thu – chi hộ và thu – phát tiền mặt cho khách hàng. - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác như: + Thu, phát tiền mặt. + Máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ. + Nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. + Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Đại lý cho thuê tài chính. 3.3 Tổ chức quản trị. 3.3.1 Mối quan hệ bên ngoài: 12 NH NHÀ NƯỚC AN GIANG CÁC NGÂN HÀNG KHÁC KHO BẠC NHÀ NƯỚC AN GIANG NHNo CHI NHÁNH AN GIANG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, HTX HỘ, CÁ NHÂN Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm 3.3.2 Cơ cấu tổ chức: Hiện nay, chi nhánh NHNo An Giang có 486 cán bộ viên chức được bố trí như sau: tại Hội sở tỉnh 80 người, các chi nhánh NHNo huyện, thị, thành 388 người, bình quân mỗi chi nhánh là 35 cán bộ viên chức. Cơ cấu tổ chức tại Hội sở tỉnh được phân bố cụ thể như sau: Ban Giám đốc: gồm 04 người Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung; chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do NHNo Việt Nam giao, đồng thời trực tiếp điều hành các phòng: Tổ chức cán bộ và đào tạo, phòng Kiểm tra - kiểm toán nội bộ, phòng Thẩm định và phòng Nguồn vốn – kế hoạch tổng hợp cùng các chi nhánh ngân hàng huyện, thị, thành. Phó Giám đốc: gồm có 3 người, cụ thể: Phó Giám đốc trực là người trực tiếp điều hành các hoạt động tín dụng trong toàn chi nhánh NHNo An Giang. Phó Giám đốc phụ trách các phòng Hành chánh, phòng Vi tính và phòng Kế toán- Ngân quỹ. Phó Giám đốc còn lại trực tiếp điều hành Hội sở tỉnh. Các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ: bao gồm: - Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Với các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và trung hạn, đồng thời nghiên cứu và đề xuất chiến lược khách hàng và chiến lược huy động vốn tại địa phương. + Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Phòng Tín dụng: Thực hiện các công việc cụ thể như: + Phân tích kinh tế theo ngành, nghề và lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, theo danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. + Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng và phân loại khách hàng. Đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín 13 NHNo VIỆT NAM Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm dụng khép kín: sản xuất - chế biến – tiêu thụ - xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất – lưu thông – tiêu dùng. - Phòng Thẩm định: + Thẩm định các khoản vay do Giám đốc chi nhánh quy định, chỉ định theo ủy quyền của Tổng Giám đốc và những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh. + Thu thập, quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Chịu trách nhiệm nghiệp vụ phần hành kế toán: hạch toán kế toán, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính... Hoạt động của ngân quỹ là thu – phát tiền mặt, làm dịch vụ kiểm đếm tiền, thu đổi ngoại tệ... Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm kiểm soát các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ của các chi nhánh trực thuộc. - Phòng Vi tính: Thực hiện các nhiệm vụ như: xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng phục vụ cho hoạt động của chi nhánh, đồng thời thực hiện các công việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các thiết bị tin học. - Phòng Hành chánh: Với nhiệm vụ chính: + Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý. Làm công tác tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chánh liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. + Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của chi nhánh và là đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần của cán bộ, nhân viên. - Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo: Bố trí mạng lưới tổ chức toàn chi nhánh, lên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị. - Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ: + Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định nội bộ của đơn vị, trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại hội sở. 14 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm + Kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của chi nhánh ngân hàng. Báo cáo kịp thời với Ban lãnh đạo kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại. Có thể tóm tắt qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHÍ NHÁNH NHNo AN GIANG 15 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC P.HÀN H CHÁNH P.TÍN DỤNG HỘI SỞ P.VI TÍNH P.KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC P.NGUỒN VỐN KẾ HOẠCH TỔNG HỢP P.THẨM ĐỊNH P.KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ 11 CHI NHÁNH CÁC HUYỆN, THỊ, THÀNH P.TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ ĐÀO TẠO Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm Chú thích: P: Phòng 3.3.3 Quản trị nhân sự: Với mục tiêu chiến lược và những định hướng trong tương lai, ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh NHNo An Giang đã chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu: "Một tập thể tiến bộ, hiện đại và vững mạnh thì chất lượng hoạt động mới hiệu quả". Nếu như sau ngày thành lập, việc đào tạo mới và đào tạo lại cốt yếu chỉ để làm quen với những cách làm, cách nghĩ mới thì ở giai đoạn hiện nay, chương trình đào tạo được gắn liền với chiến lược kinh doanh, được tiến hành một cách khoa học, với yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ và công nghệ mới nhằm nhanh chóng thích ứng với kinh tế thị trường, với tiến trình hội nhập và xu hướng phát triển của đất nước. Năm 2005 đã đưa 59 lượt cán bộ viên chức (CBVC) theo học lớp sau đại học, đại học, hoàn chỉnh đại học, cao cấp và trung cấp lý luận chính trị; 104 lượt dự khóa tập huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ, tin học, thẩm định, tín dụng và thanh toán quốc tế; tổ chức 18 lớp tập huấn, hội thảo cho 874 lượt CBVC. Kết quả số cán bộ tốt nghiệp đại học tăng 14 người so năm 2004 và 41 người so năm 2003. Qua đào tạo đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ của CBVC giúp họ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, tiếp thu và ứng dụng kịp thời công nghệ mới từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị. 3.4 Các thông tin về chi nhánh ngân hàng. 3.4.1 Mạng lưới hoạt động: Sau 18 năm xây dựng và phát triển, chi nhánh NHNo An Giang đã mở rộng mạng lưới hoạt động từ các huyện, thị, thành đến các xã vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. Tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 26 điểm giao dịch gồm 1 chi nhánh tỉnh; 11 chi nhánh huyện, thị, thành; 10 chi nhánh cấp 3 như Vĩnh Bình – Châu Thành, Trung tâm thương mại Tân Châu; Chợ Vàm – Phú Tân, Mỹ Luông, Hòa Bình - Chợ Mới, Ba Chúc – Tri Tôn, Chi Lăng, Xuân Tô - Tịnh Biên, Vọng Thê, Phú Hòa - Thoại Sơn và 4 phòng giao dịch gồm Mỹ Long, Vàm Cống – Long Xuyên, Hòa Lạc – Phú Tân, Bình Khánh - Hội Sở tỉnh; tăng 1 điểm so với năm 2004. 3.4.2 Khách hàng và phân loại khách hàng doanh nghiệp: Khách hàng: Đối tượng khách hàng vay tại chi nhánh NHNo An Giang bao gồm: - Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam. + Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định. 16 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm + Các pháp nhân nước ngoài. + Doanh nghiệp tư nhân. - Khách hàng dân cư: cá nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác. Phân loại khách hàng: Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tại chi nhánh NHNo An Giang dựa vào các tiêu chí sau để phân loại khách hàng trước khi tiến hành giải ngân. Đây là nội dung khá quan trọng trong khâu thẩm định các điều kiện vay vốn nhằm đưa ra những quyết định chính xác, theo đó doanh nghiệp được phân thành 3 loại A, B và C. Chỉ tiêu 1: Doanh thu so với năm trước liền kề: Ngành Loại A Loại B Loại C Ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai thác mỏ (trừ dầu khí), công nghiệp cơ khí. Tăng từ 5% trở lên. Tăng dưới 5% và giảm không quá 3%. Giảm từ 3% trở lên. Ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước sạch, xây dựng, khai thác dầu khí, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, thương nghiệp, du lịch, khách sạn và các ngành khác. Tăng từ 7% trở lên. Tăng dưới 7% và giảm dưới 3%. Giảm từ 3% trở lên. Chỉ tiêu 2: Căn cứ vào lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Loại A Loại B Loại C -Doanh nghiệp có lãi. -Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng hơn so với năm trước liền kề. -Doanh nghiệp có lãi. -Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng hoặc thấp hơn so với năm trước liền kề. Doanh nghiệp lỗ. Chỉ tiêu 3: Tỷ suất tài trợ 17 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm Loại A Loại B Loại C Tỷ suất tài trợ > 8% 3% == 8% Tỷ suất tài trợ < 3% Chỉ tiêu 4: Nợ quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn: Với: Loại A Loại B Loại C Thỏa mãn đủ 2 điều kiện: 1.Không có nợ quá hạn. 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1. Thỏa mãn đủ 2 điều kiện: 1.Nợ quá hạn dưới 181 ngày, có khả năng thanh toán. 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0.5 đến 1. Chỉ cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện: 1.Có nợ quá hạn trên 181 ngày. 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0.5. Chỉ tiêu 5: Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành: Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn * 100% Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn = Tổng giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn * 100% 18 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm Loại A Loại B Loại C Không có vi phạm pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyến về vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành nhưng chưa đến mức xử phạt hành chính. Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật hoặc người quản lý điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quyền lợi của khách hàng khi đã được phân loại: - Khách hàng xếp loại A: + Cho vay không có bảo đảm bằng toàn bộ tài sản hay chỉ bảo đảm một phần. + Áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi. - Khách hàng xếp loại B: + Bắt buộc phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. + Có thể được xem xét hưởng một phần ưu đãi mức lãi suất cho vay. - Khách hàng loại C: + Không được tăng dư nợ, hạn chế cho vay tiếp hoặc phải giảm thấp dần dư nợ. + Bắt buộc phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. + Không được hưởng mức lãi suất ưu đãi. 3.5 Quy trình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh Mọi khoản vay đều được bắt đầu từ cán bộ tín dụng và kết thúc khi kế toán tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng tín dụng. Quá trình đó được tiến hành tập trung theo các bước sau: Bước 1: tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng. Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn. - Hồ sơ pháp lý: tùy theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến chi nhánh NHNo các giấy tờ chủ yếu sau: 19 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm + Điều lệ doanh nghiệp. + Đăng ký kinh doanh. + Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập. - Hồ sơ kinh tế: + Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh gần nhất. - Hồ sơ vay vốn: + Giấy đề nghị vay vốn. + Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ. + Hồ sơ đảm bảo tiền vay. Sau khi nhận được hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn. Đây là nội dung quan trọng nhất gồm các mục sau: - Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Khả năng tài chính. - Mục đích vay vốn. - Dự án, phương án sản xuất kinh doanh - dịch vụ. - Tài sản làm bảo đảm nợ. Bước 2: Trưởng phòng tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định; lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết). Bước 3: Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định (tái thẩm định). Từ đó đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay. Bước 4: hồ sơ khoản vay được Giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển nhượng cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán và chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng. Bước 5: sau khi cho vay, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay như quy định. Có thể diển đạt theo lưu đồ sau: 20 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm Lưu đồ 3.1 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo An Giang 21 Nhu cầu tín dụng Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn Thẩm định Lập tờ trình Sửa đổi, bổ sung điều kiện vay Từ chối cho vay Hoàn thiện hồ sơ Xét duy ệt Trình Giám đốc Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm 3.6 Đánh giá kết quả hoạt động của chi nhánh trong năm qua: 3.6.1 Những thành tích đạt được: Năm 2005, nền kinh tế - xã hội An Giang mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Với sự tác động mạnh mẽ của thị trường trong nước và quốc tế như chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng khá nhanh, giá vàng thế giới biến động ở mức cao, ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm vẫn còn lan rộng và có nguy cơ tái bùng phát. Trong những tháng cuối năm, giá đường đột ngột tăng cao gây nhiều trở ngại cho quá trình sản xuất, kinh doanh lẫn tiêu dùng. Hơn nữa, việc gia tăng lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phần nào tạo nên những hạn chế nhất định cho hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHNo An Giang nói riêng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu và lòng quyết tâm, tập thể cán bộ viên chức toàn chi nhánh đã vươn lên hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Điều đó được thể hiện qua một số kết quả như sau: - Về huy động vốn: Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, bên cạnh các hình thức huy động truyền thống, chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động phong phú, đa dạng, đẩy mạnh công tác tiếp thị; thực hiện tốt hơn chính sách khách hàng; kiên trì với chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư và tạo cân đối lành mạnh giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay, mới nhất là đợt huy động tiết kiệm Agribank Cup, đợt gửi tiền trúng vàng 3 chữ A đã thu hút lượng khách hàng tiềm năng khá lớn. Tính đến ngày 31/12/2005, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 972 tỷ đồng, tăng 35,94% so năm 2004 và vượt 10,45% chỉ tiêu NHNo trung ương giao, trong đó nguồn vốn huy động nội tệ chiếm 98,15%. Với phương châm hành động: "Gần dân, của dân, hiểu dân và chia sẻ cùng dân" nên chi nhánh đã huy động được nguồn vốn tiết kiệm của dân cư nông thôn. Hàng trăm triệu đồng vốn tiết kiệm nhàn rỗi trong nông thôn đã được huy động hàng năm để phục vụ cho nhu cầu vốn mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. 22 Ký hợp đồng tín dụng Kiểm tra sử dụng vốn vay Lưu hồ sơ Theo dõi, thu nợ, thu lãi Tất toán khế ước Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm - Sử dụng vốn: Luôn được xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh ngân hàng. Bên cạnh việc kiên quyết thu hồi, xử lý nợ tồn đọng, chi nhánh NHNo An Giang luôn quan tâm đến việc đẩy mạnh dư nợ cho vay đến tất cả các thành phần kinh tế. Đến ngày 31/12/2005, tổng dư nợ đạt 2.495 tỷ đồng, tăng 21,18% so năm 2004, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 71,38% trên tổng dư nợ, với số tiền 1.781 tỷ đồng, tăng 29,25%; dư nợ cho vay trung hạn chiếm 28,62%, tăng 6,25%; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước là 23 tỷ chỉ bằng 56,1% so với năm trước, tương đương 18 tỷ, chiếm 0,92%; dư nợ cho vay khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác chiếm 99,08%. Vốn tín dụng của chi nhánh đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng khá nhanh, so với năm trước tăng 23,39%, chiếm 6,13% trong tổng dư nợ; ngành xây dựng đạt 21 tỷ, tăng 23,53% và chiếm 0,84%; ngành thủy sản có tốc độ tăng khiêm tốn hơn là 6,15% so năm 2004, chiếm 13,51%, tập trung chủ yếu vào hộ và các thành viên của Hiệp hội thủy sản An Giang. Trong khi đó, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 25,73%, giảm 0,31% so năm 2004 và thương nghiệp - dịch vụ chiếm 20,68% đang có xu hướng chựng lại. Những năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng còn có những đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình: Khuyến nông, Khuyến công, Khuyến ngư... 3.6.2 Bài học kinh nghiệm: Sau những năm hoạt động và phát triển, chi nhánh NHNo An Giang đã rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu: - Điều tra khảo sát kịp thời tình hình kinh tế - xã hội từng xã, phường, thị trấn để có cơ sở đề ra kế hoạch hoạt động kinh doanh của NHNo nhằm không ngừng tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng tín dụng một cách bền vững, tăng dần thị phần so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. - Đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Luôn coi trọng thị trường truyền thống của mình tại nông thôn cùng với việc tăng cường mở rộng thị phần thành thị và các tổ chức kinh tế quan trọng. 3.7 Thuận lợi, khó khăn, định hướng và mục tiêu trong năm 2006. 3.7.1 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của chi nhánh: Thuận lợi: - Môi trường kinh tế ổn định, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, kinh tế - xã hội được tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng được tăng cường tạo thế và lực mới cho chi nhánh ngân hàng yên tâm làm tốt nhiệm vụ và phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. - Là chi nhánh ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn, là tổ chức tín dụng duy nhất có mạng lưới trải rộng toàn tỉnh với đội ngũ cán bộ lâu năm và dày dặn kinh nghiệm. 23 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS.Nguyễn Trí Tâm - Được sự quan tâm của NHNo Việt Nam trong việc phân bổ vốn, cung cấp phương tiện, máy tính hiện đại, công nghệ hóa các nghiệp vụ, từng bước thu hút thêm lượng khách hàng mới và uy tín ngày càng được nâng cao uy tín đối với khách hàng. Khó khăn: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi nói trên, chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn như: - Giá vàng tăng đột biến ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn trong dân cư do thị hiếu của người dân Nam Bộ là thích cất trữ vàng hơn là gửi tiết kiệm để lấy lãi. - Tình hình cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn về lãi suất huy động, cho vay cũng như trong việc chiếm lĩnh khách hàng... - Do NHNo Việt Nam chưa trang bị máy rút tiền tự động (ATM) nên chưa thu ._. phát triển kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn. Mặc dù các năm qua, chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa dịch vụ nhằm chiếm lĩnh thị trường và phát triển khách hàng, nhưng tỷ lệ cho vay kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhìn chung vẫn còn rất thấp: năm 2003 là 10,08%; sang năm 2004 là 15,18% và năm 2005 tăng lên 17,87%. Ở một số doanh nghiệp còn xảy ra tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn chưa thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. - Nguồn vốn cho vay trung hạn còn nhiều hạn chế, dẫn đến tỷ trọng dư nợ đối với thể loại này luôn thấp hơn so với dư nợ cho vay ngắn hạn. Vì thế, chưa thể đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh đòi hỏi có vốn cho vay lớn, thời gian dài và do vậy chưa thể thỏa mãn nhu cầu vay vốn của một số khách hàng. - Cơ cấu phân bổ vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp chưa hợp lý, thể hiện ở phạm vi đầu tư chỉ mới tập trung vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ, còn các ngành xây dựng, đặc biệt là ngành nuôi, trồng thủy sản vẫn chưa được đầu tư và mở rộng. - Nợ tiềm ẩn rủi ro lớn, tốc độ xử lý nợ tương đối chậm, nợ quá hạn còn tồn đọng nhiều, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá lớn, dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro không thu hồi nợ cao. - Năng lực, trình độ chuyên môn một vài cán bộ tín dụng còn bất cập, dẫn đến chưa nhanh nhạy xử lý các tình huống trong thế cạnh tranh. Vì thế, dễ gây khó khăn cho khách hàng và làm mất khách hàng, mở rộng tín dụng chưa cao. Để góp phần hạn chế những tồn tại trên, chi nhánh cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: SVTH: Lê Thị Thùy Liên 55 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm 5.1 Về công tác huy động vốn. - Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với mức lãi suất, thời gian và phương thức trả lãi tiền gửi và xổ số trúng thưởng có sức thu hút mạnh và có tính cạnh tranh cao. - Thực hiện các giải pháp huy động vốn hữu hiệu theo hướng đẩy mạnh huy động vốn trong dân cư như khuyến khích mở tài khoản cá nhân để xóa bớt thói quen để tiền ở nhà, tạo được sự tín nhiệm của nhân dân trong việc gửi tiền ở ngân hàng, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức gửi tiền như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bảo đảm giá trị theo giá vàng… - Có biện pháp hữu hiệu hơn trong công tác huy động vốn trung và dài hạn ở tất cả các tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư thông qua các hình thức: phát hành các chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng... - Thường xuyên cập nhật những thông tin về thị trường, sự biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới để có hướng đi phù hợp và có các chiến lược hấp dẫn thu hút khách hàng. - Quán triệt sâu sắc trong toàn chi nhánh với quan điểm rằng: "vốn huy động là nền tảng để mở rộng kinh doanh" và " không có nguồn vốn huy động lớn sẽ không có một ngân hàng mạnh". Thường xuyên theo dõi, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cán bộ tín dụng thực hiện tốt vai trò của mình: "vừa huy động vốn giỏi, vừa cho vay giỏi". Chẳng hạn như: + Dành một khoản tiền thích đáng trong "Quỹ khen thưởng" để thưởng cho tập thể và cá nhân đạt thành tích cao về huy động vốn. + Tổ chức tốt " Lễ tuyên dương cán bộ huy động vốn giỏi", trên cơ sở đó đúc kết các bài học kinh nghiệm, rút ra được những biện pháp hữu hiệu để nhân rộng diện nhanh những tấm gương: " Người tốt việc tốt" trong toàn chi nhánh. 5.2 Về hoạt động cho vay đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh: - Cần đa dạng hóa các hình thức tín dụng cả về phương thức cho vay và thời hạn cho vay. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chi nhánh NHNo An Giang chỉ áp dụng 5 trong 8 phương thức cho vay theo quy định của NHNo Việt Nam là: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay đồng tài trợ và phương thức cho vay trả góp. Vì thế, chi nhánh cần phấn đấu hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay theo các phương thức còn lại, đặc biệt là phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nhằm thích ứng với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. - Mặt khác, chi nhánh cần quan tâm hơn trong việc mở rộng hoạt động cho vay trung hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực, các ngành kinh tế trọng điểm rất cần vốn trung hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng nhà xưởng, khai thác thế mạnh và nguồn tài nguyên vốn có của địa phương… SVTH: Lê Thị Thùy Liên 56 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm Chi nhánh cần nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng, tính toán thời hạn cho vay hợp lý, chú ý trong công tác cho vay trung và dài hạn, góp phần cùng các doanh nghiệp đưa nền kinh tế An Giang ngày càng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh với các tỉnh bạn và trên phạm vi cả nước, quốc tế. Qua đó, phần nào hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn ở chi nhánh và phản ánh đúng chất lượng của khoản vay. - Đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở ngành thủy sản. Trong 3 năm qua, hoạt động cho vay ở lĩnh vực này tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng thấp so với các ngành kinh tế khác. Điều này chưa phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh là đẩy mạnh các ngành kinh tế mũi nhọn trong đó có ngành thủy sản tiến đến thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực là cá tra và cá basa. - Tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và có những biện pháp thích đáng trong việc xử lý nợ xấu. Tình hình nợ quá hạn ở chi nhánh thời gian qua chưa được khả quan, nợ tồn đọng nhiều, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng tương đối cao. Chính vì vậy, chi nhánh nên xem xét lại vấn đề này, thường xuyên đánh giá, phân loại nợ căn cứ vào mức độ rủi ro. Trên cơ sở đó để đánh giá và phân loại tài chính tín dụng cũng như áp dụng các chính sách dự phòng phù hợp. Bên cạnh đó, chi nhánh phải luôn quan tâm đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu dư nợ nhằm bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. - Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực bằng các biện pháp về tuyển dụng, đào tạo và bố trí cán bộ nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kiến thức tổng hợp về các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của những người làm công tác tín dụng. Phải thường xuyên bồi dưỡng, nhắc nhở trao dồi đạo đức, tác phong nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong toàn chi nhánh, kết hợp biện pháp hành chính với biện pháp kinh tế nhằm tạo động lực trong công việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro xảy ra do yếu tố con người. Đây là giải pháp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi vì khi cán bộ tín dụng giỏi thì không những đảm bảo được độ an toàn đồng vốn cho vay mà còn giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và sử dụng vốn vay tốt hơn. Ngoài ra, chi nhánh cần thực hiện thêm các giải pháp sau: - Tổ chức triển khai những cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các loại hình doanh nghiệp thật thông suốt, chặt chẽ và hiệu quả hơn, cần thiết phải xây dựng danh mục tài sản nhận làm đảm bảo; hướng dẫn các phương pháp định giá tài sản đảm bảo. - Tiếp tục hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ cho vay như đơn giản hóa hồ sơ thủ tục, giảm bớt các thông tin trùng lắp mà khách hàng phải cung cấp trong bộ hồ sơ; thành lập bộ phận " chăm sóc khách hàng" hoặc " Tổ hướng dẫn vay vốn" để tư vấn, giúp đỡ khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn. - Tuân thủ nghiêm túc quy trình, thủ tục cho vay, trong đó phải chú ý đảm bảo các yếu tố pháp lý của hồ sơ vay vốn; thực hiện nghiêm túc các bước công việc trong quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay, nghiêm khắc xử lý các trường hợp sai phạm như làm sai quy trình nghiệp vụ, cho vay vượt nguồn vốn cân đối, cho vay vượt mức phân cấp phán quyết… SVTH: Lê Thị Thùy Liên 57 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm 5.3 Giải pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng. - Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của doanh nghiệp. + Vốn vay:  Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là điều kiện rất cần thiết; tuy nhiên sau khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng cũng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn.  Hạn chế cho vay bằng tiền mặt, chỉ cho vay đối với những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẽ, vật liệu chính như sắt, thép, xi măng... ngân hàng yêu cầu khách hàng vay chuyển khoản, trả thẳng cho người thụ hưởng. + Thanh toán: Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ tín dụng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán phải chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay; đồng thời kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi trong khi khách hàng còn nợ tiền vay ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng chi trả. - Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng; thông qua đó có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng giúp phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức tín dụng do cán bộ gây ra. Do đó, chi nhánh nên làm tốt công tác này, thường xuyên đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng Kiểm soát, không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra. - Xử lý nợ quá hạn và các khoản nợ khó đòi: Đây chính là giải pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. + Cần tìm hiểu và phân tích nguyên nhân của từng khách hàng, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.  Đối với nợ quá hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương án trong thời gian tới để quyết định cho vay.  Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục nợ quá hạn chưa xác định nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng: Khoản vay có tài sản bảo đảm: ngân hàng rà soát các tài sản bảo đảm, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Trong trường hợp, tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn, ngân hàng buộc khách hàng vay phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản khác. SVTH: Lê Thị Thùy Liên 58 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm Đối với trường hợp cho vay theo chỉ định của cấp trên, nếu tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn vay, ngân hàng hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ xử lý. Khoản vay không có tài sản bảo đảm: cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu và các nguồn vốn thanh toán. Ngân hàng làm công tác tư vấn cho khách hàng trong việc bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả, không cần sử dụng để trả nợ tiền vay. - Hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ: Cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận, nhưng cũng đem đến nhiều rủi ro. Do vậy, hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng là điều rất cần thiết, ngân hàng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức phẩm chất, gương "Người tốt việc tốt" để những nhân viên tín dụng phấn đấu noi theo. SVTH: Lê Thị Thùy Liên 59 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Có thể nói những năm qua, chi nhánh NHNo An Giang đã có những đóng góp rất lớn vào công cuộc huy động vốn, đáp ứng yêu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Qua đó, góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng ngày càng phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tế cho thấy, 3 năm qua, giai đoạn từ năm 2003 đến 2005, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên rõ rệt và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu đầu tư của chi nhánh. Bên cạnh việc tích cực đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này theo hướng phát huy hiệu quả kinh tế của các ngành, nghề truyền thống, chi nhánh còn tăng cường mở rộng quan hệ tín dụng vào những ngành phi nông nghiệp như: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến thủy sản để tận dụng lợi thế so sánh và tăng khả năng cạnh tranh nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản chế biến và rau quả đông lạnh… Vốn tín dụng của chi nhánh cũng góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh mang tính chất đặc thù như: làng mộc, rèn ở Phú Tân; Xóm đá ở Thoại Sơn; lụa Tân Châu; cá bè Châu Đốc…Đồng thời, NHNo An Giang còn đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ nhằm tăng cường trao đổi, lưu thông hàng hóa trong vùng và với cả nước, khai thác lợi điểm tỉnh biên giới và lễ hội quốc gia (Vía Bà Chúa Sứ núi Sam -Châu Đốc). Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động cho vay tại ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; nghiên cứu tình hình phát triển của tỉnh; em có một số đề xuất như sau để hoạt động tín dụng ở chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp nhiều hơn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội An Giang trong những năm sắp tới. SVTH: Lê Thị Thùy Liên 60 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm Kiến nghị - Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền: Bước vào giai đoạn năm 2006 – 2010, An Giang đang có những lợi thế: chính quyền các cấp đánh giá đúng thời cơ cả thuận lợi và khó khăn, tạo ra những đột phá mới trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; rà soát, xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết từng vùng, từng ngành kinh tế của tỉnh; có chính sách cởi mở, thông thoáng, giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; quản lý điều hành năng động để thu hút các nguồn đầu tư của những thành phần kinh tế... + Đối với ngành thương nghiệp: hiện nay, An Giang đã và đang quan hệ mua bán với 60 quốc gia, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được nâng cao về chất lượng, tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Nguồn ngoại tệ tạo được qua xuất khẩu đã góp phần cân đối cho nhu cầu nhập khẩu vật tư, nguyên, nhiên liệu, thiết bị và hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất địa phương. Sắp tới, An Giang cần phát triển mạnh thương mại nhất là xuất khẩu. Vì thế, chính quyền cần tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia hội chợ, hợp tác liên kết với các tập đoàn kinh tế, công ty lớn trong và ngoài nước để thâm nhập những kênh phân phối mang tính ổn định, đạt hiệu quả cao đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đặc biệt là cần tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp với thông lệ mua bán cũng như rào cản trong thương mại quốc tế. + Ngành dịch vụ: cùng với quá trình CNH – HĐH nền kinh tế phát triển, lưu thông và trao đổi hàng hóa ngày càng nhiều. Vì vậy, chính quyền địa phương phải sớm xây dựng quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ; trong đó, cần chú trọng những dịch vụ có giá trị gia tăng lớn nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để như du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, tư vấn pháp luật và quảng cáo... Nhà nước cần quy hoạch, tạo môi trường và điều kiện pháp lý thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Riêng đối với ngành du lịch: trong những tháng đầu năm 2006, tỉnh đã đăng cai tổ chức lễ hội du lịch truyền thống Mekong festival đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho nền kinh tế cả tỉnh và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; sự hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh vùng Mekong là động lực tốt để An Giang trở thành trục liên kết du lịch của khu vực. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cấp những trọng điểm du lịch: núi Sam – Châu Đốc; núi Cấm - Tịnh Biên; Tức Dụp - Tri Tôn; Ba Thê – Óc Eo, Lòng hồ - Thoại Sơn; Mỹ Hòa Hưng - Long Xuyên ... Giới thiệu, quảng bá và mở rộng liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hướng xã hội hóa. + Thêm vào đó, An Giang còn có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia nằm trên trục giao thông thuận lợi nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thủ đô Phnôm - Pênh _ Campuchia... là điều kiện tốt để đẩy mạnh kinh tế biên giới. Do vậy, chính quyền các cấp cần quan tâm đầu tư kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh đàm phán, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, có cơ chế quản lý cửa khẩu thông thoáng và có chính sách ưu đãi để kích thích thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh giúp những doanh nghiệp thi đua sản xuất, mở rộng quan hệ giao thương, hợp tác giữa các nước. SVTH: Lê Thị Thùy Liên 61 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm Bên cạnh mở rộng giao lưu kinh tế, chính quyền cần phải chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh biên giới, chống buôn lậu, tội phạm và các tệ nạn xã hội. + Ngoài ra, chính quyền địa phương nên tăng cường, giúp đỡ ngân hàng thông qua việc triển khai kịp thời những chủ trương, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế của địa phương; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước, quyền sở hữu tài sản… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thế chấp vay vốn ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. + Chính quyền cần quan tâm hỗ trợ công tác thu hồi nợ ngân hàng đối với các doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả đúng kỳ hạn. - Đối với NHNN Việt Nam: + Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa ngân hàng để giúp các chi nhánh có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng cùng quan hệ tín dụng một cách nhanh, đầy đủ và chính xác nhất. Trên cơ sở đó các ngân hàng có thể chủ động phối hợp cho vay một khách hàng, tránh việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng một cách thụ động dẫn đến rủi ro khi hoàn trả nợ. + Trong năm 2005, theo sự chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam, việc phân nhóm nợ có thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự thay đổi này, góp phần giúp cho hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng quản lý và kiểm soát tốt hơn những khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên, những quy định này chỉ được các ngân hàng áp dụng và đánh giá trên tổng thể, không có sự tách bạch từng đối tượng khách hàng như DNNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các chủ thể kinh tế khác. Vì thế, rủi ro tiềm ẩn trong việc thực hiện những quy định này có thể xảy ra. Do đó, NHNN nên có các quy định bổ sung đối với từng đối tượng cụ thể; qua đó có thể phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. + Thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam biến động phức tạp, chỉ số giá hàng tiêu dùng luôn tăng cao và lạm phát vẫn chưa được kiềm chế khiến lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam suy giảm, gây nhiều khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế cả nước và huy động vốn của ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN nên có những chính sách hợp lý để kiểm soát sự gia tăng của lạm phát, góp phần ổn định kinh tế. - Đối với NHNo Việt Nam: + Các năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển ổn định. Đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhận thức của người tiêu dùng về thẻ đã thay đổi, một bộ phận không nhỏ đã xóa dần thói quen sử dụng tiền mặt thay vào đó là sử dụng thẻ khi mua hàng hóa, dịch vụ. Với ưu thế về thời gian thanh toán, tính an toàn, hiệu quả và phạm vi thanh toán rộng. Thẻ thanh toán đã trở thành công cụ thanh toán hiện đại, văn minh và phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Phát triển nghiệp vụ thẻ là tất yếu khách quan và là việc làm rất cần thiết. So với các ngân hàng khác, NHNo Việt Nam gia nhập thị trường Thẻ Việt Nam muộn hơn và là "người đi sau". Vì lý do đó, NHNo Việt Nam cần đẩy mạnh việc đầu tư vào lĩnh vực này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, ở một số chi nhánh SVTH: Lê Thị Thùy Liên 62 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm ngân hàng tại các tỉnh trong đó có An Giang do chưa được trang bị máy rút tiền tự động (ATM) nên chưa thu hút lượng khách hàng cá nhân, gây trở ngại cho các đơn vị trong huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ. Vì vậy, NHNo Việt Nam bên cạnh việc tiếp tục mở rộng mạng lưới, cần giúp các chi nhánh có điều kiện tốt hơn nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong nước và quốc tế. + Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tín dụng về các nghiệp vụ có liên quan đến thị trường chứng khoán, thẩm định các dự án có quy mô lớn, Marketting... nhằm chủ động đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước và khu vực trong lĩnh vực tài chính – tín dụng. - Đối với chi nhánh NHNo An Giang: + Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn. + Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế An Giang nói riêng đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp vẫn rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, chi nhánh nên điều chỉnh lãi suất huy động theo chiều hướng tăng để kích thích công tác huy động vốn trong dân. + Một trong những sự kiện kinh tế nổi bật của năm 2005 là giá vàng tăng vọt vào cuối năm, trong những ngày của các tháng đầu năm 2006 giá vàng tiếp tục tăng rất cao và đạt kỷ lục mới. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng giá vàng sẽ vẫn biến động thất thường và vẫn trong xu hướng tăng trước khi ổn định trở lại. Vì thế, tranh thủ tình hình này, chi nhánh nên tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đa dạng hóa các thể thức tiết kiệm bằng vàng để hấp dẫn người gửi. + Ba năm qua, chi nhánh đã hoàn thành khá tốt chủ trương và kế hoạch của tỉnh là giảm dần tỷ trọng cho vay nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thực tế đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên, An Giang là một tỉnh nổi tiếng bởi những bước nhảy vọt về nông nghiệp và 5 năm tới vẫn là tỉnh nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển theo chiều sâu, theo hướng CNH – HĐH. Muốn thế, đòi hỏi các doanh nghiệp tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ là điều rất cần thiết nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, nhất là việc xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa thế mạnh của An Giang (gạo, cá…) là vô cùng quan trọng không chỉ đối với thị trường trong nước mà cả cho nhu cầu hội nhập. Để làm được điều ấy, đòi hỏi sự nỗ lực chung của các ngành, các cấp, trong đó vốn vẫn là vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, chi nhánh cần xem xét hỗ trợ vốn trung và dài hạn cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Đây là "mảng" kinh doanh quan trọng và là điều kiện để kích cầu đối với các ngành kinh tế mũi nhọn khác. + Mở rộng nghiệp vụ ngân hàng qua mạng Internet để khách hàng có thể xem số dư tài khoản, xem các chương trình khuyến mãi cùng những thông tin về ngân hàng... SVTH: Lê Thị Thùy Liên 63 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm + Giao dịch ngân hàng qua điện thoại, chuyển tiền 24/24. Nhận tiền gửi của khách hàng tại nhà, giảm bớt nỗi khó khăn của khách hàng khi vận chuyển số tiền khá lớn trên đường đi. + Thành lập đội ngũ tiếp thị để tìm hiểu, thăm dò nhu cầu thị trường nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng tín dụng. + Thường xuyên tổ chức " Hội nghị khách hàng" nhằm thắt chặt tình cảm với các khách hàng truyền thống, khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các đại gia. - Đối với các doanh nghiệp: + Cần có thái độ trung thực, chính xác trong việc cung cấp các thông tin về đơn vị mình: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính... + Cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, tính thực tiễn, hiệu quả cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng khi tiếp cận, xem xét cho vay. SVTH: Lê Thị Thùy Liên 64 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Ban tuyên giáo tỉnh ủy An Giang. Tháng 2 năm 2006. Thông tin công tác tư tưởng. An Giang. 2. Bộ thương mại – Trung tâm thông tin thương mại. Tháng 6 năm 2005. Thông tin thương mại: Ngân hàng – Tài chính - Tiền tệ. Hà Nội. 3. Bùi Thanh Quang. Năm 2006. "Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng thúc đẩy kinh tế tư nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển". Tạp chí ngân hàng (5): trang 30-31. 4. Bùi Thị Loan. Năm 2006. "Tăng cường thông tin tín dụng hỗ trợ việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đánh giá, phân loại nợ của các tổ chức tín dụng". Tạp chí ngân hàng (5): trang 27-29. 5. Chi nhánh NHNo An Giang. Năm 2003,2004 và 2005. Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004 và 2005. An Giang. 6. Cơ quan của Đảng Bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh An Giang. Năm 2006. An Giang – Xuân Bính Tuất. An Giang. 7. Cục Thống kê. Năm 2005. Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tỉnh An Giang. An Giang. 8. Đỗ Tất Ngọc- NHNo Việt Nam. Năm 2003. Lịch sử 15 năm xây dựng và trưởng thành. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin. 9. - manpower.jsp 10. NHNo Việt Nam. Năm 2004. Sổ tay tín dụng. Hà Nội: nhà in NH1. 11. Nguyễn Ngọc Bửu Châu. Năm 2004. Phân tích hình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Công thương An Giang. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh, Đại học An Giang. 12. Nguyễn Ninh Kiều – MBA. Năm 1998. Tiền tệ - ngân hàng. Tp. Hồ Chí Minh: NXB thống kê. 13. Nguyễn Thị Ngọc Lài. Năm 2005. Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Phòng giao dịch ngân hàng Công thương Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ. 14. Lê Thị Mận. Năm 2005. Tiền tệ - ngân hàng – thanh toán quốc tế. Tp. Hồ Chí Minh: NXB tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 15. Trần Trung Tường. Tháng 8 năm 2005. "Giải pháp góp phần hạn chế rủi ro trong khi cho vay". Trung tâm tài chính tiền tệ. Hà Nội. SVTH: Lê Thị Thùy Liên 65 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm BÁO CÁO CHO VAY - THU NỢ - DƯ NỢ TRUNG HẠN NĂM 2003 - 2004 ĐVT: Triệu đồng SVTH: Lê Thị Thùy Liên PHỤ LỤC TÌNH HÌNH CHO VAY - THU NỢ - DƯ NỢ NGẮN HẠN NĂM 2003 - 2004 - 2005 ĐVT: Triệu đồng Cho vay Thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1.Công ty cổphần,TNHH 25,249 143,943 369,787 21,568 128,526 279,416 15,420 30,336 120,705 0 0 7,077 - Nông nghiệp 0 3,750 700 0 0 0 0 700 0 + Trồng trọt 0 700 700 0 0 0 0 700 0 - Công nghiệp 8,125 11,400 210,360 6,835 5,100 138,000 4,600 3,250 75,610 7,010 - Xây dựng 0 120,313 10,250 1,400 700 3,000 0 7,250 0 - TN – DV 9,430 1,200 124,952 4,761 105,436 118,320 7,170 22,046 28,677 67 + KDLT 700 0 2,100 550 1,200 1,300 550 550 1,350 0 - Thuỷ sản 400 1,900 20,000 2,000 0 16,900 0 1,900 5,000 0 - Khác 7,294 5,380 3,525 6,572 17,290 3,196 3,650 3,140 3,468 0 2. DNTN 184,784 248,788 260,497 170,167 228,743 250,918 74,885 95,431 104,812 8,211 8,242 6,786 - Nông nghiệp 31,597 1,130 11,030 26,545 1,660 6,450 15,995 1,000 5,580 5,160 0 0 + Trồng trọt 29,987 0 5,300 26,405 0 3,050 14,765 0 2,250 5,160 0 0 + Chăn nuôi 1,610 1,130 5,730 140 1,660 3,400 1,530 1,000 3,330 0 0 0 - Công nghiệp 25,139 22,520 35,710 24,384 23,771 28,046 9,154 7,902 15,566 0 322 90 - GTVT 0 0 0 0 1,000 0 1,000 0 0 668 0 0 - Xây dựng 96 0 150 96 0 0 0 0 150 0 0 0 - TN – DV 71,236 184,201 183,727 49,611 158,557 183,827 26,016 66,125 66,027 205 5,080 4,539 + KDLT 0 35,794 24,274 0 32,539 25,447 0 17,720 16,546 0 5,000 4,239 - Khác 56,716 40,937 29,880 69,531 43,755 32,595 22,720 20,404 17,489 2,178 2,840 2,157 Tổng số 210,033 392,731 630,284 191,735 357,269 530,334 90,305 125,767 225,517 8,211 8,242 13,863 66 Tình hình cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh GVHD: TS. Nguyễn Trí Tâm Cho vay Thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1.Công ty cổ phần, TNHH 6,600 14,108 20,243 1,860 5,945 7,766 12,779 20,941 33,417 0 0 2,322 - Công nghiệp 200 1,122 1,000 500 1,742 1,020 2,090 1,470 1,450 0 0 -Giao thông vận tải 2,170 570 1,595 892 2,072 995 3,918 2,415 3,014 0 - TN - DV 3,230 550 14,365 268 612 3,187 5,371 5,309 16,487 2,322 + KDLT 0 0 7,700 0 0 200 0 0 7,500 0 - Thuỷ sản 0 7,617 2,383 0 0 500 0 7,617 9,500 0 - Khác 1,000 4,249 900 200 1,519 2,064 1,400 4,130 2,966 0 2. DNTN 22,953 17,757 15,488 18,526 20,114 17,580 28,465 26,109 24,018 2,482 2,377 1,614 - Chăn nuôi 300 0 350 300 0 0 0 0 350 0 0 - Công nghiệp 4,555 3,983 5,289 5,334 3,172 4,305 5,695 6,506 7,490 0 0 - Giao thông vận tải 2,760 950 1,540 231 3,944 1,589 5,763 2,767 2,718 0 0 - TN - DV 9,059 9,975 6,344 6,418 6,212 7,814 7,851 11,614 10,144 377 1,200 - Khác 6,279 2,849 1,965 6,243 6,786 3,872 9,156 5,222 3,316 2,482 2,000 414 Tổng số 29,553 31,865 35,731 20,386 26,059 25,346 41,244 47,050 57,435 2,482 2,377 3,936 Chú thích: TN-DV: Thương nghiệp - dịch vụ, KDLT: Kinh doanh lương thực DNTN: Doanh nghiệp tư nhân GTVT: Giao thông vận tải SVTH: Lê Thị Thùy Liên 67 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1124.pdf
Tài liệu liên quan