Phân tích tình hình hoạt động để định hướng chiến lược phát triển thị trường xe máy tại Công ty cổ phần Đại Dương

LỜI MỞ ĐẦU Với bất kỳ doanh nghiệp nào, thì việc định hướng và hoạch định chiến lược nhằm đạt được mục đích của mình là rất quan trọng. Mặt khác, nhân dân ta có câu” Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” Do vậy việc đánh giá, phân tích tình hoạt động để xác định hướng đi là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, có thể nói việc phân tích các hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp xác định được chiến lược cũng như mục tiêu của mình. Qua nghiên cứu thực tế

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình hoạt động để định hướng chiến lược phát triển thị trường xe máy tại Công ty cổ phần Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại công ty Cổ Phần Đại Dương nhận biết được tầm quan trọng của việc định hướng chiến lược phát triển thị trường, và cũng đã có những chính sách, những nỗ lực trong việc đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của xí nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá, xác định ở thời điểm này vẫn chưa hoàn thiện, đồng thời vẫn chưa tạo được một sức mạnh để cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một thực tê đặt ra cho công ty là phải đầu tư hơn nữa trong công tiến hành tổ chức hoạt động, giúp công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần cũng như giữ được chân khách hàng cũ. Đây chính là lý do khiến em quyết định chọn đề tài: “ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XE MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG” Trong quá trình thực hiện chuyên đề, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức nên chuyên đề chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, rất mong được quý thầy cô cùng các cô chú, anh chị ở cơ quan bổ sung và góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2008 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Yến PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG VÀ NGÀNH XE MÁY CỦA CÔNG TY I.CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG 1.1. Lịch sử hình thành Công ty Đại Dương được ba thành viên sáng lập lên với tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương được thành lập vào ngày 11/ 04/2001 theo quyết định số 21.02.000141 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh .Thời kỳ đầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, Công ty gặp nhiều khó khăn do thiếu máy móc thiết bị và thiếu cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên, do sự nỗ lực cùng nhau vượt mọi khó khăn của cán bộ công nhân viên, Công ty từng bước đi tới tự động hoá, Công ty luôn quan tâm vào máy móc thiết bị, công tác nghiên cứu khoa học kinh tế và trang bị những dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất. Công ty ra đời nhằm khai thác các thế mạnh và tiềm năng trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, trong các lĩnh vực: tư vấn đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu xe máy, chuyển giao công nghệ…. Hiện nay, Công ty Đại Dương nằm ở trung tâm công nghiệp của Thành phố Bắc Ninh (Đường Hai Bà Trưng, Phường Suối Hoa, Thành Phố Bắc Ninh). Do là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận nên công ty luôn quan tâm tới các mối quan hệ, các bạn hàng kinh doanh làm ăn và có những chính sách thích hợp thoả đáng để có những khách hàng truyền thống tạo cho công ty có chữ tín trong kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty đã rất linh hoạt trong cơ chế thị trường để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty . Trên cơ sở đó, một số nhiệm vụ của công ty được cụ thể hoá như sau: · Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. · Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách. · Bảo toàn và phát triển số vốn được giao. · Bảo đảm hạch toán kinh tế đầy đủ, phù hợp với chế độ tài chính - kế toán nhà nước. · Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý vốn, tài sản, lao động tiền lương. Từ năm 2003đến nay, Công ty đã đạt kết quả vượt trội, sản phẩm của công ty từ chỗ đáp ứng nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu. Không những vậy, công ty còn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như liên doanh với các hãng sản xuất như: Hon da, Yahama, nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao như: Sayuki, Ekey....Công ty Đại Dương thực sự trở thành một cơ sở sản xuất năng động, có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, không ngừng nâng cao các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh sự tăng trưởng lành mạnh, ổn định và tiến bộ. Ngày 25 tháng 9 năm 2007, công ty đã quyết định chuyển đổi mô hình công ty từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần, nội dung chuyển đổi: - Công ty được chuyển đổi Tên công ty viết bằng tiếng việt: công ty đại dương – (tnhh) Địa chỉ: Đường Hai Bà Trưng, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - Tên công ty chuyển đổi Tên công ty viết bằng tiếng việt: công ty cổ phần đại dương Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Dai Duong Joint Stock Company Tên công ty viết tắt: Dai Duong ., JSC -Địa chỉ trụ sở chính: Đường Hai Bà Trưng, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 1.2. Chức năng nhiệm vụ 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh Bảng 1: Ngành nghề kinh doanh Số TT Tên ngành Mã ngành (theo phân ngành kinh tế quốc dân) 1 Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh xe gắn máy, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh. 630377 2 Đại lý bán vé máy bay 631315 3 Kinh doanh lữ hành nội địa 6321-632100 4 Kinh doanh lữ hành quốc tế 6322-632200 5 Kinh doanh dịch vụ du lịch khác 6323-632300 6 Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng 55 7 Kinh doanh dịch vụ ăn uống 552-5520 8 Vận tải hành khách (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch) 6021 9 Dịch vụ thu dọn, làm sạch trọn gói 92111-921110 10 Dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện 6411, 6412 11 Dịch vụ bưu chính khác 6419 12 Đào tạo và dạy nghề 80329-803290 13 Dịch vụ việc làm 74911 14 Dịch vụ tuyển dụng lao động trong nước 749111 15 Tuyển dụng, môi giới lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động 749112 16 Tuyển dụng và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 749112 17 Tư vấn du học 749 18 Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước 7415-741500 19 Kinh doanh khí đốt hoá lỏng 4022-402200 20 Sửa chữa bảo dưỡng và kiểm định các loại chai chứa khí đốt hoá lỏng 4022-402200 (Nguồn: phòng hành chính) 1.2.2. Qui mô công ty Vốn điều lệ: -Tổng số: 200.000.000.000 đ (Hai trăm tỷ đồng) -Tổng số cổ phần: 20.000.000 cổ phần (Hai mươi triệu cổ phần) -Mệnh giá cổ phần: 10.000 (Mười nghìn đồng/1 cổ phần) Cụ thể cổ phần, từng loại cổ phần của các cổ đông sáng lập là: Bảng 2: Cổ đông sáng lập Số TT Tên cổ đông sáng lập Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Loại cổ phần Ghi chú Cổ phần phổ thông Cổ phần khác Giá trị (Triệu đồng) 1 Đỗ Văn Bình Số 4+6, ngõ 117 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 14.000.000 0 140.000 2 Lưu Thị Chung Số 4+6, ngõ 117 phố Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 3.200.000 0 32.000 3 Đỗ Thị Chính Thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 2.000.000 0 20.000 4 Nguyễn Chí Thanh Số 38 Trương Quán Siêu, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 800.000 0 8.000 1.2.3.Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy hoạt động công ty CPDD Tổng Giám Đốc PTGD kinh doanh PTGD kỹ thuật P Kỹ thuật P KCS P tài vụ P Hành chính P Kế hoạch vật tư P thị trường px sản xuất 1 Px sản xuất 2 Cửa hàng kinh doanh 1 Cửa hàng 2 VP đại diện1 VP đại diện 2 VP đại diện 3 Từ khi được thành lập, Công ty Đại Dương đã từng bước sắp xếp, điều chuyển và bổ sung cán bộ, công nhân viên, kiện toàn bộ máy quản lý điều hành cho gọn nhẹ hơn. Bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm 200 cán bộ công nhân viên và quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và trước các cơ quan chủ quản. Bởi vậy giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đồng thời phải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phòng ban chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc và các phòng ban chức năng trong đó một phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách khâu kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm (các phòng ban trực thuộc sự quản lý của phó giám đốc kỹ thuật là phòng kỹ thuật, phòng KCS) và một phó giám đốc kinh doanh: phụ trách khâu thị trường và tiêu thụ của công ty. - Phòng hành chính : Quản lý về văn thư, lưu trữ tài liệu,công trình xây dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống, y tế … - Phòng tài chính – kế toán: Tổ chức quản lý mọi mặt hoạt động liên quan đến công tác tài chính kế toán của Công ty như : Tổng hợp thu chi, công nợ, giá thành, hạch toán dự toán sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt, ngân phiếu…… - Phòng kế hoạch- vật tư: Lập kế hoạch nhân công, vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo năm, quý, tháng. Tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kỳ tình hình sản xuất tháng, tuần. - Phòng kỹ thuật: Theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, cơ khí, thiết bị chuyên dùng chuyên ngành: hàn, lắp ráp…… cả về số lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất. Lập kế hoạch về phương án đầu tư chiều sâu, phụ tùng thay thế, tham gia công tác an toàn lao động-vệ sinh lao độngvà đào tạo thợ cơ khí, kỹ thuật. - Phòng KCS: Kiểm tra, giám sát về chất lượng vật tư, vật liệu khi khách hàng giao đến công ty, kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn, trên dây truyền sản xuất, phát hiện sai xót báo cáo để giám đốc chỉ thị kịp thời. - Phòng Thị trường: Theo dõi phân tích diễn biến thị trường thông qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị, đại lý. Soạn thảo và đề ra các chương trình, kế hoạch, chiến lược, tham gia công tác điều hành hoạt động Marketing, tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm, tham gia triển lãm, hội chợ…lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo từng tháng, quý, năm cho từng thị trường - Phân xưởng và các cửa hàng: Là nơi trực tiếp thực hiện việc sản xuất kinh doanh của công ty,có mô hình cấu trúc tương đối đầy đủ nhằm quản lý tốt các nhiệm vụ mà ban lãnh đạo công ty đề ra. Các phòng ban của công ty được tổ chức chặt chẽ, có quan hệ mật thiết với nhau, tương trợ phối hợp với nhau cùng giải quyết công việc chung của công ty 1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây Trong những năm gần đây, với chính sách kinh tế mở của nhà nước ta đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thành lập và phát triển theo nhiều hình thức. Đặc biệt hình thức phát triển là kinh doanh đa ngành, đa nghề, tức là phát triển mô hình doanh nghiệp theo chiều ngang. Công ty cổ phần ĐẠI DƯƠNG là một trong số đó và hoạt động tương đối có hiệu quả. Điều đó được thể hiên rất rõ trong bảng sau: Bảng 3:Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Đv:Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu 317.624 400280 476436 889347,2 Các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại) 1319 1736,33 1978,5 3693,2 1.Doanh thu thuần 316.305 398543,67 474456,75 885652,6 2.Giá vốn hàng bán 220014 277217,64 330021 616039,2 3.Lợi nhuận gộp 96.291 121326,66 144436,5 269614,8 4.Chi phí bán hàng 14632 18436,32 21948 40969,6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 62.973 79345,98 94459,5 176324,4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 18695 23555,7 28042,5 52346 Lãi vay phải trả 2.351 2962,26 3526,5 6582,8 Lợi nhuận trước thuế 16344 20593,44 24516 45763,2 Thuế thu nhập 5853,12 7374,9312 8779,68 16388,736 Lợi nhuận sau thuế 10490,88 13218,5088 15736,32 29374,464 (Nguồn phòng kế toán) Từ bảng trên ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2004 là 317.624 triệu đồng, và lợi nhuận sau thuế là 10490,88. Điều đó chứng minh doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận tương đối, và kết quả đó được tăng dần qua các năm. Đến năm 2007 đạt doanh thu là 889.347,2 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế là 29.374,464 triệu đồng. Đó tuy không phải là một con số lớn, vì so với công ty Vinamilk cùng vốn điều lệ là 200.000 triệu đồng thì tại quý 4 năm 2007 công ty này có doanh thu thuần là 1871 tỷ(theo bản tin chứng khoán ngay 28 tháng 1 năm 2008), song vẫn chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả với tốc đọ tăng trưởng ổn định. Mức tăng trưởng được biểu diễn qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1 Như đã trình bày ở trên ở trên công ty cổ phần ĐẠI DƯƠNG hoạt động với nhiều ngành nghề, mỗi ngành có những đặc trưng riêng song đều có những đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với đề tài nghiên cứu về vấn đề sản xuất và lắp ráp xe máy trong công ty, em xin đi sâu vào lĩnh vực này như sau: II. NGÀNH SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP XE MÁY CỦA CÔNG TY 2.1 Quá trình tồn tại và phát triển của ngành trong công ty Với sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty và qua việc tìm hiểu, phân tích tình hình thị trường hiện tại, ngày 30 tháng 11 năm 2001 công ty đã quyết định kinh doanh lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe gắn máy. Ra đời trong hoàn cảnh ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam so với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển còn yếu kém và non trẻ , sự chênh lệch về trình độ khoa học kĩ thuật , trình độ quản lí bị tụt hậu hàng vài chục năm so với các nước như Nhật Bản, Trung quốc…Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp của Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy. Mặc dù là doanh nghiệp mới thành lập nhưng sự phát triển của công ty cổ phần ĐẠI DƯƠNG trong 6 năm qua đã phần nào đóng góp vào quá trình phát triển của ngành xe máy Việt Nam. 2.2.Cơ cấu tổ chức tại xí nghiệp Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được thực hiện theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng theo tổng cụng ty nghĩa là: Các công việc hàng ngày để các phân xưởng (xí nghiệp) thuộc trách nhiệm của các cán bộ quản lý phân xưởng (xí nghiệp) nhưng các kế hoạch và các chính sách dài hạn phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện của tổng Công ty để phối hợp giữa các phân xưởng thực hiện mục tiêu chung của Công ty. Cụ thể trong xí nghiệp lắp ráp xe máy thì cơ cấu tổ chức như sau: Sơ đồ 2:Cơ cấu tổ chức PXSX: PTGĐ Hành chính Tổng Giám đốc PTGĐ. Sản xuất PhòngVật tư, XNK, Hải quan PhòngKCS Phòng HC-TC Phòng Kế toánTài chính Xưởng dậpI Xưởng mạ sơn Xưởng dập II Xưởng hàn Xưởng cơ khí PTGĐ. Sản xuất Xưởng động cơ Xưởng giảm sóc Xưởng nhựa Xưởng phục vụ Giám đốc phân xưởng:là người trực tiếp quản lý ,chỉ đạo và tố chức điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của phõn xưởng(xí nghiệp) , chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên ,trước cơ quan nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên về xây dựng công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng , có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc đơn giản gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả Dưới giám đốc là ba phó giám đốc: phó giám đốc hành chính và hai phó giám đốc phụ trách về sản xuất kinh doanh : Phó giám đốc hành chính có trách nhiệm về công tác tổ chức của công ty. Người này có trách nhiệm tuyển dụng và báo cáo lại với giám đốc về công tác tổ chức ,tình hình tuyển dụng lao động và nhân viên. Cùng với hai phó giám đốc sản xuất , phó giám đốc hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc phõn xưởng. Hai phó giám đốc sản xuất có trách nhiệm giám sát các hoạt động sản xuất của xí nghiệp và các hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc sản xuất hàng ngày kiểm soát các hoạt động lắp ráp và sản xuất xe máy. Hai phó giám đốc sản xuất có trách nhiệm thực hiện các chiến lược sản xuất và kinh doanh của hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đề ra. Các trưởng phòng ban của các phòng ban nghiệp vụ có trách nhiệm báo cáo và đề xuất tham gia ý kiến trong quá trình quản lý kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ của đơn vị. Mỗi phòng ban và phân xưởng sản xuất trong công ty đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể Tổng số xưởng : - xưởng cơ khí: bao gồm quản đốc, các tổ trưởng và các công nhân trực tiếp sản xuất có 69 người. - xưởng hàn: gồm quản đốc, các tổ trưởng và 65 người - xưởng dập 1 và xưởng dập 2 : Chế tạo phần mộc và cũng gồm quản đốc, các tổ trưởng và tổng cộng là 150 công nhân. - xưởng mạ: gồm 70 công nhân. - 4 xưởng cũng lại có cấu tạo tương tự,và bao gồm 276 công nhân. Bộ máy quản lý hiện tại của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, phần lớn cán bộ quản lý đều có trình độ đại học, năng lực quản lý và điều hành tốt, năng động và tinh thần trách nhiệm. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhân viên trẻ học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật để bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý kế cận. PHẦN II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XE MÁY CỦA XÍ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Đứng trên cơ sở lý luận với mô hình tổng quát chuỗi giá trị dưới đây để phân tích về thực trạng hoạt động cũng như các yếu tố ảnh hưởng của xí nghiệp, đồng thời đánh giá các lợi thế cạnh tranh và tìm ra những cơ hội và thách thức cho xí nghiệp. Sơ đồ 3: Mô hình phân tích hoạt động của doanh nghiệp theo chuỗi giá trị của Micheal Porter Theo mô hình trên, hoạt động của xí nghiệp bao gồm hai hoạt động: Hoạt động hỗ trợ và hoạt động chính. Về cơ bản cố tổng thể chín hoạt động tạo ra toàn bộ giá trị cho doanh nghiệp: Hoạt động chính: *Đưa nguyên vật liệu vào sản xuất *Vận hành, Sản xuất kinh doanh *Vận chuyển ra bên ngoài *Marketing và bán hàng *Cung cấp các dịch vụ liên quan Hoạt động hỗ trợ *Hạ tầng *Quản trị nhân lực *Cung ứng Mô hình hoạt động trên nằm trong sự tác động của các nhân tố bên ngoài như môi trường ngành, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ… I. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP Môi trường bên ngoài là thị trường đối với nhà doanh nghiệp, ở đó chứa đựng hàng loạt các yếu tố khác nhau rất phức tạp, không lệ thuộc và không bị nhà doanh nghiệp chi phối. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có rất nhiều và thuộc loại các yếu tố không kiểm soát được. Xét theo phạm vi bao gồm môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân, môi trường ngành. Với đề tài nghiên cứu của em, ở đây em xin đi sâu vào phân tích hai môi trường chủ yếu là: Môi trường ngành và môi trường kinh tế quốc dân. 1.1. Môi trường ngành Môi trường cạnh tranh ngành của doanh nghiệp bao gồm: khách hàng, các doanh nghiệp sẽ tham gia thị trường, sức ép từ phía nhà cung cấp, sức ép của sản phẩm thay thế và các đối thủ cạnh tranh trong ngành. 1.1.1.Đặc điểm thị trường xe máy Việt Nam Xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu, tiện dụng rất thích hợp với điều kiện giao thông Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, nhưng thị trường tiêu dùng xe máy ở nông thôn còn khá mỏng. Việc tăng trưởng kinh tế trong tương lai làm cho thu nhập người dân khu vực này sẽ tăng, nhu cầu đi lại lớn là cơ hội giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất , khai thác tận dụng triệt để thị trường đầy tiềm năng này. Hiện nay ở Việt Nam có trên 200 nhãn hiệu xe máy đang được sản xuất, lắp ráp và bán trong nước có xuất xứ từ các hãng lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan như: Custom, Spacy, Super Dream, Wave..., Suzuki, Yamaha, Kawasaki của Nhật Bản, Citi, Union... của Hàn Quốc, các loại xe do hãng VMEP sản xuất .... Đặc biệt là xe gắn máy do Trung Quốc chế tạo do các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu và lắp ráp dưới dạng IKD có mẫu mã và hình dáng gần giống xe của các hãng Nhật, đang dần thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng về giá cả và chất lượng so với các loại xe của các liên doanh, cũng như các loại xe nhập từ các nước trong khu vực. Có thể nhận thấy rằng, một khi chất lượng của xe máy Trung Quốc được khẳng định thì điều đó chắc chắn sẽ tạo nên sức cạnh tranh rất lớn đối với các xe của các doanh nghiệp FDI đang có mặt tại thị trường Việt Nam. 1.1.2. Đặc điểm ngành công nghiệp xe máy Việt Nam Trong hơn 10 năm qua, nước ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội... Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế của Việt nam vẫn chưa thực sự phát huy được thế mạnh sẵn có từ các nghành nghề , năng suất lao động còn thấp , hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao đặc biệt là trong vấn đề hoạch định chiến lược phát triển của các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhà hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao đặc biệt là trong vấn đề hoạch định chiến lược phát triển của các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhà nước, mà ngành công nghiệp xe máy là một trong những điển hình, với nhiều vấn đề bức xúc và nan giải trong quá trình định hình và phát triển. Đây là một nghành kinh tế được định hình từ nhu cầu cấp thiết về phương tiện đi lại của người dân. Có thể nói đây là ngành mang lại hướng mở cho các doanh nghiệp trong nước. Sự có mặt và phát triển mang hiệu quả kinh tế cao từ việc sản xuất lắp ráp xe máy của các doanh nghiệp FDI không những đã gợi mở cho các doanh nghiệp trong nước nhiều hướng sản xuất mới với lợi ích kinh tế lớn, đồng thời có thể tận dụng những nguồn lực sẵn có cũng như thúc đẩy quá trình chế tạo sản xuất nhằm đưa ra thị trường các loại xe máy có chất lượng quốc tế mang thương hiệu Việt Nam. 1.1.3. Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc Thị trường xe máy luôn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bởi tỷ xuất lợi nhuận của nó cao. Do có rất nhiều các nhà đầu tư trong nước và quốc tế muốn tiến hành đầu tư và lắp ráp xe máy. Nguy cơ đe doạ của những đối thủ tiềm ẩn hay mới gia nhập đều cao, mà chủ yếu là đe doạ từ các nhà đầu tư nước ngoài đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất xe máy. Với các đối thủ gia nhập vào ngành có khả năng cạnh tranh cao đòi hỏi công ty khi xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược cạnh tranh của mặt hàng xe máy cần phải tính được khả năng gia nhập của các đối thủ này. Phân tích được đoạn thị trường mà đối thủ tiềm năng có thể gia nhập từ đó hướng chiến lược cạnh tranh của mặt hàng xe máy vào những đoạn thị trường có khả năng mang lại lợi thế cạnh tranh cao nhất cho mặt hàng xe máy. 1.1.4 Quyền lực thương lượng của người cung ứng Công ty cổ phần Đại Dương thường xuyên phải nhập khẩu các linh kiện và phụ tùng xe máy từ nước ngoài, các nguồn nguyên vật liệu công ty nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu của các đối tác Trung Quốc. Việc nhập khẩu nguyên vật liệu thường xuyên và với số lượng lớn từ một số ít các nhà cung cấp Trung Quốc khiến công ty càng tăng tính phụ thuộc vào các nhà cung ứng Trung Quốc giữ vai trò cung cấp chính nguồn nguyên vật liệu của công ty. Hai tháng đầu năm 2001 công nhân sản xuất không có đủ việc làm do các nhà cung ứng Trung Quốc vi pham hợp đồng về cung cấp các linh kiện tay ga. Trong hoạch định chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược cạnh tranh của mặt hàng xe máy nói riêng công ty cũng phải đề xuất các chính sách tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thích hợp. Các nhà cung ứng phải được đa dạng hoá, từ đó khai thác được tính cạnh tranh của các nhà cung ứng. 1.1.5 Quyền thương lượng của người mua Điểm thuận lợi trong sản xuất và lắp ráp mặt hàng xe máy của công ty là nhu cầu về mặt hàng xe máy hiện tại rất lớn. Tuy nhiên nhu cầu xe máy xét chung ở tình trạng người có nhu cầu mua thì không đủ khả năng mua, còn người có đủ khả năng mua thì lại đòi hỏi mua loại xe máy có chất lượng cao, của những hãng nổi tiếng. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phần lớn là do khách hàng quyết định. Sản phẩm của doanh nghiệp dù hấp dẫn đến đâu nhưng nếu không thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì không có ý nghĩa gì hết. Vì vậy, khi sản xuất kinh doanh, Công ty cần nghiên cứu phong tục tập quán, lối sống, sở thích chi tiêu, thói quen mua sắm, động cơ mua sắm...của từng đoạn thị trường, của từng khu vực. Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng trung gian (các đại lý) ở hầu hết các tỉnh thành và một phần nhỏ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Điều này ảnh hưởng tới việc thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mặt hàng xe máy của công ty. Công ty nếu không có các chính sách giá phù hợp trong chiến lược cạnh tranh mặt hàng xe máy của mình sẽ dẫn đến tình trạng sản phẩm của công ty tiêu thụ kém mặc dù nhu cầu tiêu thụ là rất lớn. 1.1.6. Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm thay thế Mặt hàng xe máy của công ty hiện nay còn đơn điệu về mẫu mã chủng loại, khả năng thay đổi kiểu dáng của mặt hàng xe máy là rất khó khăn. Hơn thế nữa do tác động của các chính sách của chính phủ về an toan giao thông đã tác động lớn tới sức cạnh tranh của sản phẩm xe máy. Các chính sách này đã tạo điều kiện cho ngành ôtô phát triển. Người tiêu dùng có xu thế ưa đi các phương tiện công cộng hơn là mua xe máy. Các sản phẩm thay thế sẽ tăng sức ép khi cạnh tranh khi chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hơn chi phí của các sản phẩm thay thế. Do đó chiến lược cạnh tranh mặt hàng xe máy của công ty cũng cần tính tới mức độ cạnh tranh của các sản phẩm thay thế để từ đó có các công cụ biện pháp cụ thể đối phó lại các sức ép đó. 1.1.7. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 1.1.7.1. Đặc điểm cạnh tranh trên thị trường xe máy Việt Nam Người dân Việt Nam đã rất quen thuộc đối với các nhãn hiệu xe máy Nhật Bản như Honda, Suzuki, Yamaha... nhất là khi các liên doanh sản xuất xe gắn máy mang những thương hiệu này được thành lập và đi vào hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên giá bán xe máy tại những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn cao hơn nhiều so với giá các loại xe cùng chủng loại được sản xuất tại các nước ASEAN và Đài Loan, thậm chí còn cao hơn nhiều so với luận chứng kinh tế kỹ thuật. Việc làm này gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng nhưng mang lại siêu lợi nhuận cho các nhà sản xuất lắp ráp và kinh doanh xe máy. Chính vì vậy, một bộ phận lớn người dân vẫn chưa thể mua được xe máy, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi. Năm 2002 hiện tượng khan hiếm xe máy giả đã xảy ra trên thị trường xe máy Việt Nam. Từ khi xe gắ n máy Trung Quốc tràn vào thị trường nước ta , các loại xe sản xuất và lắp ráp trong nước như Honda,Suzuki, Yamaha đã bị các loại xe Trung Quốc đánh bạt nhờ lợi thế về giá của các loại xe này.Trong thời gian qua sự thâm nhập của nhiều hãng xe máy Trung quốc đã làm thay đổi bộ mặt thị trường xe máy Việt Nam . Một thực tế không thể phủ nhận là xe gắn máy có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc có giá cả thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại do các công ty liên doanh sản xuất tại Việt Nam và xe nhập khẩu từ thị trường nước ngoài trong khối ASEAN. Điều đó đã được minh chứng trên thực tế, năm 2001 thị phần xe máy Trung Quốc chiếm 70-75% tổng số lượng bán ra tại thị trường Việt Nam. Vấn đề mấu chốt quyết định giá thành xe máy chính là phần động cơ, nó chiếm tỷ trọng về kỹ thuật là rất cao. Các nhà sản xuất xe máy Trung Quốc đã sản xuất chế tạo động cơ với mức giá rẻ kỷ lục (khoảng 120-150 USD/chiếc) và đó chính là yếu tố quan trọng cấu thành nên "giá xe máy Trung Quốc". Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc luôn có chính sách hỗ trợ đắc lực cho sản phẩm xe máy được xuất khẩu. Tuy nhiên bằng các đối sách và các chiến lược cạnh tranh của mình các công của Nhật như: Honda, Suzuki... đã chiếm lại dần những thị phần đã mất của mình. Bảng 4: Số lượng xe máy bán ra của các doanh nghiệp trong ngành Sản Phẩm của Doanh Nghiệp Số lượng bán ra năm 2007 (nghìn chiếc) Hon Da 1.100 Yamaha 506 SYM 144 Suzuki 51.8 Xe Máy Nhập Khẩu 100.000 Công Ty Cổ Phần Đại Dương 19 (Nguồn từ trang web wwwvietnamnet.com) Mặt khác theo hiệp hội ô tô, xe máy, xe đạp Việt Nam, có khoảng 2.5 triệu xe máy được bán ra trong năm 2007. Tuy nhiên, doanh số chỉ tăng cao đối với 4 liên doanh nước ngoài như Honda, Yamaha, SYM, Suzuki... với 70% thị phần. Theo bảng số liệu trên ta thấy: Riêng Honda năm ngoái đã bán ra hơn năm trước 300 ngàn xe đạt 1.1 triệu xe. Yamaha cũng bán được 506 ngàn xe tăng 150 ngàn so với năm 2006. SYM bán được 144 ngàn xe, Suzuki đứng cuối tốp với 51.800 xe. Cũng trong năm 2007, thị phần xe máy nhập khẩu đạt khoảng 100 ngàn xe. Các doanh nghiệp còn lại bán ra được khoảng 600 ngàn xe, trong đó xí nghiệp sản xuất xe máy của công ty Cổ Phần Đại Dương chiếm 19.000 chiếc Ví dụ về Hon Da và Yamaha Chỉ trong vòng 2 tuần, Honda và Yamaha, hai đại gia trên thị trường xe máy, tuyên bố xây dựng thêm nhà máy tại Việt Nam với tổng công suất nâng thêm vào khoảng 1,5 triệu xe mỗi năm Ngày 18/7, Honda Việt Nam thông báo xây dựng nhà máy xe máy thứ hai tại Việt Nam với diện tích 28 ha, tổng mức đầu tư khoảng 65 triệu USD. Nhà máy mới đặt cạnh nhà máy hiện có ở tỉnh Vĩnh Phúc và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào nửa cuối 2008. Honda Việt Nam cho biết, sản phẩm chủ yếu của nhà máy thứ hai sẽ là dòng xe tay ga như Air Blade, Click, Future Neo, sản lượng ước tính vào khoảng 500.000 chiếc mỗi năm. Từ cuối năm sau, năng lực sản xuất xe máy của Honda sẽ đạt mức 1,5 triệu chiếc/năm, chiếm khoảng 50% khả năng tiêu thụ của thị trường. Trước đó, ngày 29/6 Yamaha Việt Nam lặng lẽ khánh thành nhà máy mới tại Khu công nghiệp Nội Bài với diện tích nhỏ hơn, 15 ha, vốn đầu tư 43 triệu USD và cũng sẽ đi vào hoạt động từ cuối 2008. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến của nhà máy Yamaha mới lên tới 1 triệu chiếc/năm, nâng tổng công suất của cả hai lên mức 1,5 triệu chiếc. Như vậy đến cuối 2008, Yamaha có năng lực sản xuất không thua kém Honda và thị trường hứa hẹn sẽ có những cuộc cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm và giá bán giữa hai "ông lớn" này. Tuy nhiên, sự bành trướng sẽ khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là các công ty trong nước, bởi Yamaha và Honda đã chiếm gần hết sản lượng 3 triệu xe mỗi năm, nếu cả hai đạt công suất thiết kế. Cuộc chiến ở xe tay ga Việc Yamaha và Honda cùng đầu tư nâng sản lượng cho thấy hai nhà sản xuất này nhận định thị trường xe máy Việt Nam còn nhiều tiềm năng, đặc biệt là dòng xe số tự động. Trả lời báo chí ngày 18/7, ông Koji Onishi, Tổng Giám đốc Honda Việt Nam cho biết mặc dù nhà máy thứ hai chủ yếu sản xuất xe tay ga hiện có như Air Blade hay Click nhưng không loại trừ khả năng có thêm các sản phẩm mới như SCR, thậm chí SH. Tất cả đều phụ thuộc vào thị trường. Dù tham gia vào thị trường tay ga sau nhưng Honda gặt hái những thành công đáng kể. Trong 9 tháng có mặt trên thị trường, đã có gần 47.000 chiếc Honda Click (đối thủ của Yamaha Mio) tới tay người tiêu dùng. Riêng với Air Blade, cạnh tranh trực tiếp cùng Nouvo, Honda bán được 19.500 chiếc sau 3 tháng ra mắt và tại các đại lý, người mua phải đợi vài tháng mới có thể nhận xe. Với Yamaha, ông Đinh Quang Tuấn, phụ trách tiếp thị cho biết nhà máy mới sẽ có phân xưởng sản xuất xe số tự động. Hiện tại, thị phần của xe tay ga ở Yamaha đang tăng đáng kể. Nếu đầu năm 2007, dòng xe này chiếm 20% tổng số xe bán ra thì đến tháng 6, tỷ lệ đó tăng lên thành 30% và đến hết năm sẽ chiếm khoảng 40-50%. Trong 6 tháng đầu năm, Yamaha bán 250.000 xe, tăng mạnh so với 170.000 chiếc cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian tới với ưu điểm về vận hành và thời trang, xe tay ga sẽ là một trong những phân khúc mang lại nhiều doanh số và lợi nhuận nhất c._.ho các hãng, đặc biệt là các liên doanh lớn. Thị phần dòng xe này sẽ tiếp tục nâng cao, đạt khoảng 25% vào cuối 2008, tăng đáng kể so với tỷ lệ 11% hiện nay. Với doanh số ước chừng trên 3 triệu xe thì mỗi năm có khoảng 750.000 chiếc tay ga được tiêu thụ, một con số hấp dẫn nếu tính trên khoảng 10 mẫu xe hiện có. Ngoài hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau là Yamaha và Honda, phân khúc này còn có sự tham gia của những liên doanh như Suzuki, SYM, các đơn vị trong nước và một nhân tố mới là Piaggio. Dù có mức đầu tư khiêm tốn 15 triệu USD vào nhà máy có diện tích 3 ha nhưng Piaggio vẫn là đối thủ đáng gờm. Với sản phẩm chính là Vespa, Piaggio là hãng đầu tiên lắp ráp xe tay ga cao cấp tại Việt Nam, tạo lợi thế về giá và hệ thống bảo hành trước các mẫu xe nhập khẩu của Honda và Yamaha. Chưa thể là đối trọng của hai liên doanh trên nhưng bước đi của Piaggio nằm trong kế hoạch nâng cao sản lượng toàn cầu. Rất có thể trong tương lai, nhà máy tại Việt Nam là điểm trung chuyển sang các nước khác và khi đó, Piaggio sẽ trở thành một thế lực đáng kể. Trọng Nghiệp VNE Như vậy ta thấy rằng thị trường xe máy có rất nhiều biến động lớn. Khả năng cạnh tranh trong thị trường là rất cao. Trên các đoạn thị trường đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với những công cụ tranh về: giá cả, chất lượng, các dịch vụ hỗ trợ bán hàng đều rất cao. Điều đó được thể hiện cụ thể qua hai yếu tố : giá cả và mẫu mã như sau: 1.1.7.1.1 Về giá cả Bảng 5: Giá bán của các doanh nghiệp trong ngành Đơn vị: triệu đồng Thời điểm Loại xe 2004 2005 2006 2007 Dylan 50 96 Shi 49 170 Dream việt 13 13,8 15,9 16,3 Attila 50 Wave 100S 15 17,9 Honda@Stream 48 27 Trên thị trường loại xe SHi loại 150 cc hiện có giá bán từ 7.400 USD- 7.800 USD/xe (giảm khoảng 100 USD so với tháng trước), PSi từ 6.300 USD- 7.000 USD/xe (giảm từ 200 USD- 300 USD/xe), tùy màu. Ngược lại, một số xe tay ga nhập khẩu loại thông thường lại đang tăng giá như SCR từ 33 triệu đồng tăng lên 34 triệu đồng/xe; Stream từ 28,8 triệu đồng tăng lên 29,5 triệu đồng/xe. Mới đây thị trường xuất hiện thêm xe SH có dung tích lên đến 300 cc, giá bán không thua gì chiếc xe hơi loại thường, khoảng 11.500 USD/xe . Dòng xe mô tô phân khối lớn cũng đã xuất hiện với nhiều loại và cũng rất đa dạng mẫu mã. Xe mô tô thể thao loại 2 thì mang nhãn hiệu Cagiva, Husqvarna có giá lên đến 8.200 USD/xe hoặc loại xe mô tô thể thao loại 4 thì có giá bán từ 4.200 USD- 9.000 USD/xe. Hoặc chiếc Rebellian, giá bán gần 5.000 USD/xe. Thông tin từ Cục Hải quan TPHCM, từ đầu tháng 7 đến nay đã có khoảng 500 xe mô tô phân khối lớn được nhập khẩu qua các cảng ở TPHCM. Trong đó có khoảng 480 xe có phân khối từ 300 cc trở xuống, 20 xe có phân khối từ 300 cc- 750 cc. Phần lớn dòng xe này được người bán giới thiệu là hàng được nhập từ Ý, Mỹ... nhưng theo hải quan, hàng chủ yếu nhập từ Đài Loan. 1.1.7.1.2.Về mẫu mã và chủng loại Mẫu xe mới nhất của Honda VN là xe tay ga có kiểu dáng thể thao Air Blade được tung ra thị trường cách nay vài ba tháng đang thu hút nhiều khách hàng. Cách nay khoảng một tháng, hãng Suzuki VN cũng tung ra thị trường dòng xe tay ga kiểu dáng thể thao (Hayate 125 cc), giá bán lẻ trên thị trường 25 triệu đồng/xe (bánh căm), 26 triệu đồng/xe (bánh đúc). Mới đây, hãng SYM tung ra thị trường xe tay ga mới Attila Elizabeth (cải tiến từ dòng xe Attila) thanh mảnh, nhẹ nhàng và sang trọng. Xe thắng đùm có giá bán 33 triệu đồng/xe, xe thắng đĩa 35 triệu đồng/xe. Còn hãng Yamaha VN cũng cố gắng “thêm thắt” trên dòng xe Nouvo như tem mới, màu mới hoặc một điểm nhấn trên vỏ nhựa. Giá bán từ 25,5 triệu- 27 triệu đồng/xe, hầu hết các loại xe này đều tiêu thụ mạnh. 1.2. Môi trường kinh tế quốc dân( PEST) 1.2.1. Chính trị và pháp luật (Policy) Với một đất nước đang phát triển có trình độ phát triển thấp, đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế và đang tiến hành các bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, xe máy là phương tiện đi lại phổ biến. Việt Nam là quốc gia mà “xe máy có thể đi lên cả núi”. Do vậy nghành công nghiệp xe máy sẽ chịu ảnh hưởng từ những điều luật liên tục được sửa đổi và ban hành do tình hình kinh tế chưa ổn đinh. Mặt khác những yếu tố thuộc môi trường chính trị luật pháp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp. Xí nghiệp luôn thực hiện đúng những quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh của mình như: Tuân theo các điều luật về doanh nghiệp nói chung và ngành xe máy nói riêng như áp dụng đúng quay định về tỷ lệ nội địa hóa cũng như các quy định về điều kiện nhập nguyên nhiên vật liệu… Mặt khác đội ngũ nghiên cứu của xí nghiệp cũng luôn cập nhật những quy định, những bộ luật mới để điều chỉnh tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm và quá trình tiêu thụ cho phù hợp 1.2.2. Môi trường kinh tế (Economy) Tại Việt Nam hiện nay, có khá nhiều nhà sản xuất xe mô tô hai bánh như: Honda (nay đã được cấp phép điều chỉnh Giấy phép đầu tư mở rộng sang cả sản xuất và lắp ráp ôtô); Yamaha; Suzuki... Điểm qua thị trường sản xuất và tiêu dùng xe mô tô hai bánh để thấy rằng: đây là phương tiện giao thông phổ biến nhất của người Việt thời nay.  Vì đặc trưng của sản phẩm xe máy là phụ thuộc vào mức độ thu nhập, công việc và nghề nghiệp cũng như các sản phẩm thay thế khác. Vì thế tình hình kinh tế có tác động mạnh mẽ đến quyết định sản xuất của công ty, ví dụ như khi nền kinh tế suy thoái thì người tiêu dùng trước tiên cần những nhu cầu thiết yếu, đặc biệt những người có thu nhập thấp và nếu nền kinh tế phát triển thì ngược lại. 1.2.3. Môi trường công nghệ Công nghệ là một yếu tố quyết định trong hoạt động kinh doanh, vì nó làm cho năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, xuất hiện những sản phẩm mới có năng lực cạnh tranh cao hơn, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng. Xí nghiệp luôn có những định hướng và hành động sử dụng những loại công nghệ tốt cho môi trường, ví dụ như định hướng nhập ống xả bảo vệ môi trường. Quyết định đó dựa trên cơ sở: Mật độ xe máy của các nước khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không loại trừ là lớn nhất so với thế giới. Do vậy, ô nhiễm môi trường không khí do khí thải xe máy hiện là một vấn đề bức súc đòi hỏi sự tập trung giải quyết của chính phủ các nước. Riêng ở Việt Nam, tiêu chuẩn khí thải được xiết chặt bởi quy định 249/2005/QĐ-TTg do Chính phủ ban hành cuối năm 2005. Doanh nghiệp cũng luôn tuân theo quy định về công nghệ và thực hiện việc du nhập, áp dụng công nghệ phải qua quy trình kiểm soát với các tiêu chí rõ ràng. Doanh nghiệp không chỉ vì mục đích lợi nhuận tối đa mà bỏ qua các tiêu chí kỹ thuật tối thiểu, và một điều quan trọng là phải tính đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như những người khác có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng sản phẩm. 1.2.4. Môi trường xã hội (Sociation) Môi trường xã hội và nhân khẩu học bao gồm các vấn đề dân số, sự phát triển dân số, mật độ dân cư, quy mô gia đình, các giai đoạn trong cuộc sống gia đình… Chính những sự thay đổi này dẫn đến những thay đổi về nhu cầu đối với các hàng hóa và dịch vụ. Ngược lại, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm và ảnh hưởng tới môi trường xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) được hiểu là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội". Những doanh nghiệp mong muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng v.v. Trách nhiệm xã hội được biết đến với một số chứng chỉ phổ biến như SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), WRAP (trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc), FSC (bảo vệ rừng bền vững), và ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp).  Xác định rõ được trách nhiệm của mình đối với xã hội, xí nghiệp đã có những chính sách chính thức về trách nhiệm xã hội như sau: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghĩa là chứng tỏ thái độ có trách nhiệm trong nhiều vấn đề – như trách nhiệm kinh tế, suy nghĩ về vòng đời, đạo đức của mạng lưới cung cấp, các mối quan hệ với nhân viên và quan hệ với cộng đồng. Trách nhiệm doanh nghiệp là một phương pháp quan trọng quản lý các rủi ro và xây dựng uy tín, góp phần làm cho công ty được trọng vọng nhất...   Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải đơn thuần là hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện mà là tổng thể các tiêu chí thể hiện sự cam kết và tuân thủ của doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ của mình trên nhiều khía cạnh: môi truờng, lao động, bình đẳng... Với quy trình sản xuất sạch hơn và tiết kiệm hơn, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí sản xuất. Ví dụ như doanh nghiệp đã thực hiện áp dụng công nghệ phân hủy chất thải y tế thay vì phương pháp tiêu hủy thủ công, vừa tốn thời gian và nhân lực vừa gây ô nhiễm môi trường.  Trong bối cảnh toàn cầu hoá, doanh nghiệp đã xác định là luôn phải quan tâm đến môi trường xã hội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay xu hướng trên toàn thế giới là người ta ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp đối xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hoá ở doanh nghiệp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 2.1.Các hoạt động chính Năm hoạt động chính trên nằm trong hai hoạt động là: Sản xuất và Marketing 2.1.1. Tình hình sản xuất của xí nghiệp: 2.1.1.1.Nguyên vật liệu và máy móc thiết bị của xí nghiệp Về máy móc thiết bị: Bảng 4:Máy móc thiết bị của dây chuyền lắp ráp xe máy STT Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất 1 Băng chuyền 2 Trung Quốc 2 Thiết bị kiểm tra trọng lượng xe 1 Trung Quốc 3 Thiết bị kiểm tra nồng độ CO+HP 1 Trung Quốc 4 Thiết bị kiểm tra phanh và độ trùng vết bánh xe 1 Trung Quốc 5 Thiết bị kiểm tra tốc độ xe và kiểm tra còi 1 Trung Quốc 6 Thiết bị kiểm tra độ rọi của đèn pha 1 Trung Quốc Máy móc, thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm khi xuất xưởng, dây chuyền có hệ thống máy móc hiện đại cho nên cũng giảm được những sai sót, từ đó tạo ra được uy tín lớn cho công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành máy móc, thiết bị và dây chuyền đang còn chưa được sử dụng một cách tối đa gây ra lãng phí Về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất và lắp rỏp xe máy của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Trong khi đó, hầu hết các nguyên liệu là đòi hỏi tiêu chuẩn kĩ thuật cao, giá thành cao , trong nước ít sản xuất ,đã gây ra nhiều khó khăn trong khâu thu mua, bảo quản dự trữ, cung ứng đảm bảo sản xuất liên tục. Hàng năm công ty phải sử dụng một khối lượng lớn các nguyên liêu như:các loại động cơ, khung càng, các loại vỏ nhựa. Một phần do thị trường trong nước cung cấp, phần còn lại phải nhập ngoại (các linh kiện động cơ) do vậy điều kiện cung ứng, giá cả không ổn định, chịu ảnh hướng lớn của sự biến động của các nhân tố chính trị trong nước và quốc tế. Nguyên vật liệu, vật tư lắp ráp và sản xuât của công ty được chia làm nhiều loại có những chi tiết ,cụm chi tiết , bộ phận trong nước sản xuất đồng thời có nhữnh chi tiết và cụm chi tiết được nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra công ty còn phải nhập khẩu các loại hạt nhựa, phoi nhôm… Các linh kiện: Nguồn thứ nhất: Linh kiện xe máy ngoại nhập, đây là nguồn linh kiện đóng vai trò quan trọng nó chiếm khoảng 70-80% giá trị sản phẩm, nguồn linh kiện này chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguồn thứ hai: Các linh kiện xe máy nội địa được nhập ở các đơn vị sản xuất trong nước và một phần được gia công ở công ty. Đối với một xe máy thô gồm các linh kiện (trong đó đơn giá là đơn giá của các linh kiện sản xuất ra loại sản phẩm điển hình của công ty) sau: Bảng 5: Bảng kê chi tiết linh kiện xe máy sản xuất Tên linh kiện Số lượng Đơn giá (USD) 1 Giá đỡ phía trước 1 3,0 2 Lốp trước (2.25-17) 1 3,98 3 Săm trước 1 1,2 4 Lốp sau (2.5-17) 1 4.6 5 Săm sau 1 1.03 6 Băng đệm 2 0.11 7 Bọc ghi đông bên trái + phải 1+1 0.61 8 Giá đỡ phần đuôi 1 3.00 9 Dây phanh tay 1 0.85 10 Dây trục mềm đồng hồ đo vòng quay 1 1.45 11 Dây van tiết lửa 1 0.79 12 Trục giá đỡ 1 0.85 13 Đệm bộ giảm thanh 1 0.05 14 ắc qui có dung dịch điện phân 1 6.04 15 Bao cao su bọc bàn đạp chân 2 0.36 16 Giá đỡ 1 2.66 17 Tấm nhấp nháy trước (trái + phái) 2 0.72 18 Tấm nhấp nháy sau 1 0.48 19 Tấm chắn gió (trái + phải) 2 9.14 20 Tấm chắn bùn sau 1 1.57 21 Bộ đạp chân về trước 1 3.14 22 Bộ đạp chân về sau (trái + phải) 2 6.52 23 Đệm yên 1 10.27 24 Bộ xả khí giảm thanh 1 14.60 25 Vành bánh trước 1 9.66 26 Vành bánh sau 1 10.87 27 Đuôi xe 72 6.00 28 Giỏ xe 1 2.00 29 Cần số 1 2.00 30 Chân chống chính 1 5.00 31 Chân chống phụ 1 1.50 Tổng cộng 114,7 Các nguồn vật liệu chính: Bảng 6 :Nguyên vật liệu chính sản xuất và lắp ráp xe máy STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NVL 1 Hạt nhựa(Tấn) 5,4 64 112 219 311 413 2 Phoi nhôm(Tấn) 7,0 97,3 123 215 345 453 3 Nhóm chi tiết động cơ (chiếc) 4300 7200 8250 9000 10730 11255 4 Nhóm chi tiết khung xe(chiếc) 4200 6100 7155 7998 9572 10543 5 Bộ phận truyền động, bánh (chiếc) 13100 18100 21000 27600 28000 29700 6 Bộ phận điều khiển (chiếc) 34200 56800 62300 73500 79800 80000 (Nguồn: Phòng vật tư,XNK,Hải quan): Từ bảng số liệu về linh kiện xe máy sản xuất ta có thể phần nào hình dung được một sản phẩm hoàn hảo của xí nghiệp. Qua bảng 4 ta thấy rằng nguyên vật liệu của công ty qua các năm tăng rất nhanh, việc tăng nguyên vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Nguyên vật liệu của công ty có đặc điểm chung là giá trị của nó tương đối cao, việc sản xuất các chi tiết đòi hỏi phải có công nghệ sản xuất hiện đại.Việc kiểm tra nguyên vật liệu về chất lượng và tiêu chuẩn kĩ thật được công ty rất trú trọng. Về việc nhập khẩu nguyên vật liệu hay mua ở trong nước công ty phải đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá. Hiện nay xí nghiệp nhập khẩu 67,2% chi tiết ,phụ tùng xe máy , phần còn lại công ty hoàn toàn sản xuất và mua ở trong nước. 2.1.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất Để thấy được qui trình công nghệ lắp ráp sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng sản phẩm. Xem xét sơ đồ qui trình công nghiệp lắp ráp xe máy trang bên. Sơ đồ 3: Sơ đồ công nghệ lắp ráp Cọc lái, các chi tiết liên kết cọc lái với khung Bộ thùng xăng Bộ giảm xóc trước Càng xe Bộ giảm xóc sau Bộ chắn bùn trước Chắn bùn sau Đèo hàng trước Cổ hút Bánh răng chủ động L.kiện điện với khung Bộ ốp yên dưới Khung xe Động cơ, hộp số Bộ phát điện Chế hoà khí Bầu lọc khí (2) (1) Chân chống Để chân người ngồi sau Cần đạp phanh sau Càng để chân người lái ống giảm âm Cần số Bộ tay ga, dây ga, dây phanh trước Công tắc đèn trước Công tắc trái Bộ đồng hồ tốc độ ốp nhựa đầu tiên và dưới Tay lái Tay nắm cao su Bộ đèn pha tín hiệu trước Vành Bắt phanh trước Bánh Nan hoa ổ bánh Vành Bánh răng Nan hoa ổ bánh Xích, chắn xích Cụm khung xe Bánh xe sau Bánh xe trước Tai lái các bộ điều khiển Cụm khung xe (3) (4) (5) Các vỏ ốp trang bị phụ tùng còn lại Nắp che vô lăng điện Kiểm tra Bao gói Xe hoàn chỉnh Từ sơ đồ 3: công nghệ lắp ráp xe máy phải trải qua 5 công đoạn chính và trong 3 công đoạn đó có tới 41 công đoạn nhỏ,tổng quát lại gồm 3 phần chính như sau: Phần I: Lắp ráp chi tiết rời thành từng cụm. A. Lắp ráp phần chuyển động (bộ phận chạy). 1. Chọn nan hoa. 2. Đan vành + căn chỉnh. 3. Vào xăm + lốp. 4. Vào chân bánh sau. 5. Lắp ráp nhông sau vào củ nhông. 6. Lắp ráp nhông trước vào trục máy. B. Lắp ráp các chi tiết phần động cơ. 1. Lắp ráp bộ chế hoà khí vào cổ hút. 2. Lắp ráp chế hoà khí + cổ hút vào máy. C. Lắp ráp các chi tiết phần hãm xe. 1. Lắp má phanh vào bát phanh (trước + sau). 2. Lắp ráp trục má phanh vào bát phanh (trước + sau). D. Lắp ráp phần điều khiển. 1. Lắp cụm công tắc phải + trái vào tay lái. 2. Lắp tay ga + tay nắm cao su vào tay lái. 3. Lắp tay phanh trước. 4. Lắp dây phanh trước, dây le, dây công tơ mét, dây ga. 5. Lắp ốp đầu trên + ốp đầu dưới + đồng hồ công tơ mét + đèn pha + đèn xi nhan vào tay lái. 6. Lắp khoá cổ + khoá điện vào tay lái. E. Lắp ráp phần khung xe. 1. Lắp hộp đựng ắc qui + ác qui. 2. Lắp giá bắt dơ le nháy + IC. 3. Lắp đĩa phanh vào cần đạp phanh. 4. Lắp giằng bánh sau, càng sau xe. 5. Lắp càng xe vào khung xe. 6. Lắp chân chống chính + bàn phanh xe vào khung xe. 7. Lắp dày điện chính vào khung xe. 8. Lắp mô bin vào khung xe. 9. Lắp móc khoá yên xe. Phần II: Lắp ráp các cụm chi tiết vào khung xe. A. Phần kim loại. 1. Lắp máy vào khung xe. 2. Lắp càng sau vào khung xe. 3. Lắp củ nhông vào càng sau xe. 4. Lắp xích tải. 5. Lắp hộp xích. 6. Lắp đèn hậu vào đuôi khung xe. 7. Lắp bình xăng + nắp bình xăng vào khung. 8. Lắp ống xả vào khung xe. 9. Lắp giảm sóc trước vào càng điều khiển lái xe. 10. Lắp côn + bi + chụp côn + càng điều khiển vào cổ xe. 11. Lắp bầu lọ gió vào chế hoà khí và khung xe. 12. Lắp bánh sau vào càng xe. 13. Lắp đĩa phanh sau + giằng bánh sau. 14. Lắp giàn để chân sau vào khung. 15. Lắp ráp đầu xe vào phần càng điều khiển xe. B. Phần ốp nhựa. 1. Lắp hộp đựng đồ nghề. 2. Lắp 02 ốp nhựa sườn xe + khoá yên xe. 3. Lắp đuôi xe + văng đuôi xe + đèn phản quang sau. 4. Lắp 02 cốp xe. 5. Lắp chắn bùn trước. 6. Lắp 02 ốp giảm sóc trước. 7. Lắp đèo hàng trước. 8. Lắp 02 đèn phản quang trước. C. Lắp hoàn chỉnh xe. 1. Lắp yên xe, lắp tay dắt xe. 2. Lắp cần số + cần khởi động + cao su. 3. Lắp bánh trước. 4. Lắp dây công tơ mét + dây phanh trước vào bánh trước. 5. Lắp dây ga + dây le vào chế hoà khí. 6. Lắp giàn để chân người lái vào gầm máy + cao su giàn để chân. 7. Lắp chân chống phụ vào giàn để chân. 8. Lắp yếm xe + giải yếm xe. 9. Lắp ốp nhựa đầu (mặt nạ) xe. 10. Lắp gương xe + lắp rọ xe. Phần III: Kiểm tra xe đã lắp hoàn chỉnh. Qua qui trình lắp ráp xe máy trên, chúng ta thấy rằng để hoàn chỉnh một chiếc phải trải qua rất nhiều công đoạn và các công đoạn trước ảnh hưởng đến phần sau. Như vậy qui trình lắp ráp xe máy có ảnh hưởng lớn đến CLSP và có chi phí rất lớn về mặt nhân lực cũng như chi phí quản lý. Để tạo ra một sản phẩm tốt không chỉ có công nghệ hiện đại mà cần phải có trình độ hiểu biết để sử dụng công nghệ đó và có phương pháp tổ chức quản lý … Tóm lại quy trình công nghệ của công ty đã đáp ứng những phần cơ bản, song để nâng cao hiệu quả công ty cần tập trung vào các yếu tố là: - Phần thông tin của công nghệ (Inforware-I): gồm các phương pháp, thông số, công thức, bí quyết… nhằm nâng cao các kiến thức, cách thức cụ thể tiến hành chế tạo sản phẩm. - Năng lực của con người (Humanware -H): về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, khả năng làm chủ công nghệ… - Các phương tiện vật chất (Technoware-T) : gồm các cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, công cụ, phương tiện…phù hợp với đòi hỏi của công nghệ cụ thể - Phần tổ chức (Orgaware-O): là các thiết chế tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, các quan hệ, liên kết… 2.1.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: Trong những năm gần đây, xí nghiệp đã thu được nhiều kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp đã hoàn thành hầu hết các kế hoạch đề ra, đạt được doanh thu lớn, thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng. Do hoạt động tốt nên nguồn vốn của xí nghiệp không ngừng tăng lên, công ty có điều kiện mở rộng về quy mô sản xuất, cải thiện cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, đồng thời có điều kiện quan tâm hơn tới nhu cầu và sở thích của khách hàng. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được thể hiện trong bảng sau: Bảng 7: Báo cáo thu nhập của xí nghiệp Đơn vị:triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Doanh thu bán hàng 66150 170500 281750 382500 Giá vốn hàng bán 50071,6 125179 200286,4 287420,961 Tổng lợi nhuận 16078,4 45321 81463,6 95079,039 Chi phí quản lý và bán hàng 11578,09 28945,225 49206,8825 59048,259 Khấu hao tài sản hữu hình 1299,89 789,53 1959,73 2530 Khấu hao tài sản vô hình 49 93 78 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 3200,42 15537,245 30203,9875 33422,78 Chi phí lãi 1148,74 8556,905 7024,2975 9876,35 Thu nhập khác 924,61 524 673 783 Lợi nhuận trước thuế 2976,29 7504,34 23852,69 24329,43 Thuế thu nhập 695,29 241,84 11955,89 10579,43 Lợi nhuận ròng 2281 7262.5 11896.8 13750 ( Nguồn phòng kế toán) Từ bảng báo cáo thu nhập của xí nghiệp ta thấy doanh thu tăng mạnh nhất ở giai đoạn 2004-2005 với tốc độ 157,7%( năm 2005-2006: 65,2%,năm 2006-2007:36.75%).Nguyên nhân của việc doanh thu tăng mạnh ở năm 2004- 2005 là do Doanh nghiệp đã thực hiện chính sách đổi mới về mọi mặt như phương thức quản lý, đầu tư mạnh vào trang máy móc thiết bị, nhà xưởng cũng như nguồn nhân lực. Ngoài ra, nhìn vào bảng cân đối kế toán dưới đây cho ta biết được việc sử dụng các tài sản, nguồn vốn của công ty là có hiệu quả, song vì sự tác động của yếu tố môi trường khách quan như thị hiếu người tiêu dùng về các sản phẩm thay thế như ô tô hay đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng tốt, điều đó đã dẫn đến lượng hàng tồn kho của năm 2007 lớn hơn khá nhiều so với các năm trước đó(năm 2007:91997, năm 2006:56192,4, năm 2005:52638,12 và năm 2004là: 51216,79). Năm 2004, Doanh nghiệp đã thực hiện chính sách làm mới lại công ty dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc công ty do vậy nợ ngắn hạn nhiều hơn so với các năm khác (năm 2004 là37362,2 triệul; năm 2005 là 18179,7 triệu ; năm 2006 là 24832,6 triệu và năm 2007 là 21221,6 triệu) Nợ giảm qua các năm và vốn chủ sở hữu tăng qua các năm(năm 2004 là 7983,42 triệu, năm 2005 là133752,46 triệu; năm 2006 là 173700,17 triệu và năm 2007 là 393826,72 triệu). Đó là một biểu hiện cho thấy khả năng quản lý vốn của doanh nghiệp là tương đối tốt. Bảng 8: Bảng cân đối kế toán qua các năm: Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng tài sản 159746,82 187253,46 236549,77 455634,32 Tiền mặt và các khoản tương đương 133,08 532,32 334 165 Các khoản phải thu ròng 50035,23 51315,31 57437,12 195011,08 Hàng tồn kho 51216,79 52638,12 56192,43 91797 Các khoản trả trước 2539,65 1878,94 1075,35 4734,12 Tài sản lưu động khác 2453,17 1013,17 111,87 6573,12 Tài sản lưu động 106377,92 107377,86 115150,77 298115,32 Tài sản cố định 53368,9 79875,6 121399 157519 Đầu tư dài hạn 0 0 0 0 Tài sản cố định 53368.9 79875.6 121399 157519 Tài sản nợ và vốn chủ sở hữu 159746,82 187253,46 236549,77 455634,32 Phần nợ dài hạn đến hạn trả 5632,83 6511,52 4632 4547 Vay ngắn hạn ngân hàng 19986,44 10534,12 17242,28 13574,6 Phải trả người bán 11742,93 1134,06 2946,32 3100 Phải trả, phải nộp khác 12 Nợ ngắn hạn 37362,2 18179,7 24832,6 21221,6 Nợ dài hạn 42511,2 35321,3 38017 40586 Tổng tài sản nợ 79873.4 53501 62849.6 61807.6 Vốn góp 41838,46286 95537,47143 126948,17 340679,72 Lợi nhuận giữ lại 38034,95714 38214,98857 46752 53147 Vốn chủ sở hữu 79873,42 133752,46 173700,17 393826,72 (Nguồn phòng tài chính kế toán) Dựa vào biểu đồ sau cho thấy tổng tài sản của donah nhgiệp tăng rất nhanh, đặc biệt từ năm 2006 đến năm 2007( từ 236549,77 đến 455634,32). Đồng thời nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được khả năng sinh lời của tài sản là tương đối thấp, song doanh nghiệp làm ăn có lãi và tốc độ tăng trưởng đều. Biểu đồ 2 2.1.2. Hoạt động marketing của xí nghiệp: Hoạt động marketing là khâu trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mục đích chiếm lĩnh thị trường mục tiêu. Dựa trên cơ sở chiến lược marketing mix (4 P), xí nghiệp có những đặc điểm sau: 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm xe gắn máy của xí nghiệp Công ty chính thức nhận giấy phép hoạt động lắp ráp và kinh doanh xe gắn máy Trung Quốc vào ngày 25 - 8-2001. Sản phẩm xe máy của Công ty chủ yếu được lắp ráp với nguồn linh kiện nhập của Trung Quốc, nhằm cạnh tranh về giá. Sản phẩm sản xuất ra đời hỏi phải đảm bảo được những tiêu chuẩn kĩ thuật nhất định. Do đó quá trình sản xuất của công ty thì khâu giám sát và kiểm tra chất lượng là rất quan trọng. Sản phẩm của công ty được kiểm tra rất kĩ ngay từ khâu mua và nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện xe máy. Sản phẩm chính của công ty là xe kiểu dáng Wave và xe kiểu dáng Dream và xe Vecstar. Sản phẩm của doanh nghiệp có đặc điểm là kiểu dáng đơn giản, phù hợp với những người có thu nhập trung bình và thấp, xong dù là nguồn nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc vẫn đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa theo luật quy định là: 15%-30%. Và mỗi loại sản phẩm đều có những đặc điểm, tính chất riêng phù hợp với từng loại khách hàng Xe Wave: Có cấu hình gọn, nhỏ, nhẹ, dễ sử dụng, có phong cách khá thể thao, phù hợp với giới nữ, đặc biệt phù hợp với các vùng quê không có thu nhập cao mà cần một phương tiện để đi lại thuận tiện hơn. có khả năng tăng phạm vi chiếu sáng, tăng độ an toàn. Wave RS còn có khóa từ 2 lần mở giúp chống trộm hiệu quả và tránh rỉ sét. Ngoài ra, bình điện của Wave RS là bình điện khô, có ưu điểm hơn bình điện thông thường nên rất thuận tiện. Hộc đựng đồ U-Box, phanh đĩa, và động cơ manh mẽ cũng là những ưu thế nổi trội của xe Wave RS. Wave 1 hiện có 3 màu gồm: đỏ-đen, xanh đậm-đen, xanh lục-đen và vẫn duy trì những ưu điểm nổi trội của Wave α: Động cơ 4 thì nổi tiếng giúp phát huy cả hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu; Đèn pha Halogen nổi bật nhờ được áp dụng công nghệ mới: thiết kế bóng mới Halogen cao cấp tăng độ chiếu sáng và an toàn; Kính đèn khó bị trầy xước, chịu va đập tốt hơn nhờ được phủ lớp đặc biệt tăng độ cứng bên ngoài; Hộc đựng đồ U-box rộng rãi, tiện dụng để cất giữ những vật dụng cá nhân, nhất là trong những ngày mưa; Mặt nạ với thiết kế năng động, mang lại sự mạnh mẽ cho Wave 1; Bộ đèn sau với kiểu dáng trẻ trung, mạnh mẽ, tạo nét hài hòa cho phần thân sau. Xe Dream: Có cấu hình cao hơn, có động cơ khỏe hơn và độ bền cao hơn, do đó phù hợp với giao thông ở vùgn nông thôn và đặc biệt thích hợp với nam giới và đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ gia đình do tiết kiêm xăng. cổ điển, thanh lịch trong kiểu dáng, bền bỉ và mạnh mẽ của động cơ. Super Dream Mới được bổ sung thêm các tính năng, tiện ích mới cho khách hàng như: Đèn pha Halogen được áp dụng công nghệ làm tăng phạm vi chiếu sáng và độ an toàn, ngoài ra, đèn còn được phủ chất liệu đặc biệt làm kính đèn khó bị trầy xước và chịu va đập tốt hơn; tem xe được thiết kế cách điệu theo biểu tượng hình cánh chim của thương hiệu Honda, mang lại một dáng vẻ mới mẻ và lạ mắt; mặt nạ xe được thiết kế mới, tạo dáng vẻ khỏe mạnh, cứng cáp cho xe; mặt đồng hồ được thiết kế mới, đầy ấn tượng và rất dễ quan sát. Xe Vecstar có kiểu dáng sang trọng hơn và cũng là loại xe nhằm vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao hơn so với đối tượng của hai loại xe trên. Vì loại xe này không phải là sản phẩm chính để thực hiện chiến lược thị trường mục tiêu của xí nghiệp nên được sản xuất với lượng nhỏ hơn. Dưới đây là một số hình ảnh xe máy mà công ty đã sản xuất và tiêu thụ tại thị trường trong những năm vừa qua: Qua bảng 9 ta sẽ thấy được số lượng xe sản xuất được của công ty qua các năm. Bảng 9 Cơ cấu sản phẩm sản xuất của Công ty theo các năm Chủng loại SP Năm Xe Dream Xe Wave Xe Vecstar Tổng 2004 số lượng(1000 chiếc) 6 7 4 17 tỷ trọng(%) 37 47 16 100 2005 số lượng(1000 chiếc) 21 14 7.5 42.5 tỷ trọng(%) 54 38 8 100 2006 số lượng(1000 chiếc) 33.25 20.5 10 63.75 tỷ trọng(%) 53 38 9 100 2007 số lượng(1000 chiếc) 40 27.317 12.37 79.687 tỷ trọng(%) 50 39 11 100 (Nguồn phòng kế hoạch) Xét chung về sản phẩm thì xí nghiệp sản xuất sản phẩm với tốc độ tăng trưởng tương đối đều. Và tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2004-2005 với tốc độ 2,5 ( năm 2005-2006 :1,5 và năm 2006-2007 là 1,25).Về chủng loại sản phẩm và cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi qua các năm, xe Wave chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2004 (47%), từ năm 2005 xe Dream được sản xuất nhiều nhất với tỷ trọng năm 2005 là 54%, năm 2006 là 53% và năm 2007 là 50 %. Xe Wave với ưu điểm về giá nên được sản xuất nhiều trong năm 2004, và các năm tiếp theo sản xuất với một lượng ổn định để cung cấp cho thị trường. Xe Vecstar chiếm tỷ trọng thấp nhất so với hai loại xe trên. Sự thay đổi tỷ trọng như vậy là kết quả tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó nhân tố đặc biệt quan trọng là thị hiếu, nhu cầu nguời tiêu dùng. Tóm lại, sản phẩm của xí nghiệp thay đổi rất linh hoạt đẻ phù hợp với môi trường , đó là một trong những thế mạnh của xí nghiệp. Song ta cũng thấy Doanh Nghiệp không thực hiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm, ví dụ như việc sản xuất ra một dòng xe mới thay vì tập trung vào 3 loại xe trên. Điều đó có thể là một thế mạnh của xí nghiệp vì tập trung làm cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, nhưng cũng là điểm yếu vì không thích nghi một cachs linh hoạt với nhu cầu thị trường từ khía cạnh mẫu mã, kiểu dáng, phong cách của sản phẩm… Nhìn vào biểu đồ sau ta thấy rõ hơn về cơ cấu sản phẩm của xí nghiệp Biểu đồ 3 Về chất lượng sản phẩm của công ty : Chất lượng sản phẩm của công ty là một yêu cầu hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty. Vì chất lượng của hàng hóa xe máy có đặc điểm là nó ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của người tiêu dùng. Nó không những ảnh hưởng tới việc tiêu dùng mà nó còn ảnh hưởng tới an toàn tính mạng người tiêu dùng. Xác định được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với công ty, công ty cổ phần Đại Dương và ban lãnh đạo xí nghiệp đã không ngừng tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi xuất xưởng. Công ty có các bộ phận chuyên môn trong việc giám định chất lượng hàng hoá. Chính nhờ làm tốt công tác giám định chất lượng hàng hoá và không ngừng cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng hàng hoá mà chất lượng sản phẩm của công ty đã đư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28485.doc
Tài liệu liên quan