Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính tóan mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong nhữn

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5253 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh. Từ những cơ sở về phân tích hoạt động kinh doanh trên em nhận thấy việc phân tích hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu là một đề tài phù hợp với công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được khả năng hoạt động kinh doanh của mình và từ đó có kế hoạch hoạch định chiến lược kinh doanh tốt trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu Hệ thống những lý luận cơ bản về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá và đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng Đối tượng nghiên cứu chính là Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu. Phương pháp - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh. Kết cấu của đề tài Chia làm 3 chương chính như sau: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Chương III: Giải pháp và kiến nghị. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm và vai trò của việc phân tích Phân tích hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có nhiều loại hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng phân tích. Các phương pháp phân tích kinh tế quốc dân, phân tích lãnh thổ.. được nghiên cứu ở các môn học khác, phân tích kinh tế của ngành, xí nghiệp, công ty… được coi là môn khoa học riêng và được giảng dạy trong các trường đại học, thường được gọi là phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cở sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh tế đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả. 1.1.2. Nhiệm vụ của phân tích Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. 1.2.3. Ý nghĩa và nội dung của việc phân tích. Nội dung của việc phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã được hoặc kết quả các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, và như vậy kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích kinh tế. Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung. Các kết quả hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng hteo mục tiêu dự toán. Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh được định hướng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. Nhân tố là những yếu tố tác động đến chỉ tiêu, tùy theo mức độ biểu hiện và mối quan hệ với chỉ tiêu mà nhân tố tác động theo chiều hướng thuận hoặc nghịch đến chỉ tiêu phân tích. Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 1.2.1. Phương pháp so sánh So sánh được dùng trong phân tích biến động chung các chỉ tiêu kinh tế giữa hai kỳ phân tích được hiểu là sự biến động( hay sự thay đổi) của chỉ tiêu( hoặc nhân tố) giữa thực hiện so với kế hoạch, hoặc giữa thực hiện năm nay so với thực hiện năm trước, hoặc giữa kế hoạch năm tới so với thực hiện năm nay… Có ba nguyên tắc cơ bản để có thể so sánh được: Lựa chọn tiêu chuẩn ( chỉ tiêu) để so sánh, nếu còn thiếu chỉ tiêu hay nhân tố nào thì người phân tích phải tính toán bổ sung dựa theo công thức đã biết. Điều kiện để so sánh được là: các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung phân tích và phương pháp tính toán, phải co cùng đơn vị đo lường. Các chỉ tiêu cần phải được quy đổi cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự. Kỹ thuật so sánh: quá trình phân tích theo kỹ thuật so sánh có thể thực hiện theo 3 hình thức: + So sánh theo chiều dọc: thường chọn một chỉ tiêu cơ bản làm gốc, sau đố chia giá trị của các chỉ tiêu còn lại cho chỉ tiêu gốc để thấy được cơ cấu phần trăm giữa các chỉ tiêu. + So sánh theo chiều ngang: thường dùng bảng chia cột biến động tuyệt đối và tương đối. + So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu với quy mô chung. 1.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết + Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu hay còn gọi là chi tiết theo nội dung. Phương pháp chi tiết thương đi đôi với phương pháp tổng hợp theo công thức: P = i Khi phân tích ta tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu ( hay yếu tố) cấu thành sau đó so sánh sự biến động của các tỷ trọng trên. + Chi tiết theo thời gian ( năm, quý, tháng, tuần): Tùy theo yêu cầu phải lập dự toán, quyết định đầu tư phát triển hay tham gia chứng khoán, cổ phần hóa Ban lãnh đạo sẽ chỉ đạo công tác phân tích theo thời gian cụ thể. + Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh ( theo phân xưởng, tổ đội hay trong sản xuất và ngoài sản xuất). 1.2.3. Phương pháp bảng cân đối Quan hệ cân đối thu – chi, cân đối nguồn vốn – tài sản, cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng cung ứng vốn, nhập xuất vật tư, cung ứng và sử dụng vật tư với các khoảng thời gian như kỳ gốc – kỳ phân tích, số đầu kỳ - số cuối kỳ. Mục đích của phân tích bảng cân đối là giúp ta thấy được đâu là những nhân tố làm tăng nguồn và đâu là những nhân tố làm giảm nguồn. 1.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 1.3.1. Chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn Chỉ tiêu tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động SXKD của công ty. Các chỉ tiêu ở phần tài sản được sắp xếp theo thời gian luân chuyển của tài sản. Về mặt kinh tế, số liệu bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại vốn, tài sản của công ty có đến thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới hình thái vật chất như: vốn băng tiền, tồn kho, TSCĐ… hoặc trong quan hệ thanh toán như các khoản phải thu… Căn cứ vào các chỉ tiêu bên tài sản có thể đánh giá một cách tổng quat qui mô tài sản, tính chất hoạt động và trình độ sử dụng vốn. Chỉ tiêu nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thẻ hiện trách nhiệm pháp lý của đơn vị đối với tài sản đang quản lý và sử dụng. Nguồn vốn của đơn vị bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ kết cấu trong tổng nguồn vốn hiện có tại đơn vị phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của công ty, tài sản biến động tương ứng sự biến động của nguồn vốn. Vì thế phân tích tài sản phải đi đôi với nguồn vốn. 1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trong từng thời kỳ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều kiện để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh để tìm ra nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu . Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có được các thông tin cần thiết để tạo ra những quyết đinh điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý nhằm đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh trong quá trình điều hành kinh doanh. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm phân tích về sản lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ doanh thu kinh doanh. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng bởi vì thông qua việc phân tích kết quả kinh doanh sẽ đánh giá được hiệu quả kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: + Kết quả của hoạt động sản xuất và chế biến. + Kết quả của hoạt động thương mại. + Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ. Phân tích doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ khách hàng trong 1 khoảng thời gian nhất định. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ Phân tích doanh thu giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận tổng quát đối với tình hình biến động doanh thu, giúp doanh nghiệp phát hiện trọng tâm kinh doanh từ đó khai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp. Phân tích doanh thu giúp cho doanh nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế hoạch thực hiện doanh thu qua các kỳ kinh doanh. Làm cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu. Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những khoản lợi nhuận tiềm năng. Phân tích chi phí Chi phí được hiểu là khoản tiền bỏ ra để mua sắm các yếu tố đầu vào để tiến hành quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.. Quản lý chi phí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác kế toán, tài chính và quản trị sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá và đo lường được những khoản chi phí phát sinh giúp doanh nghiệp tìm ra những biện pháp làm giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường các đơn vị, doanh nghiệp hàng quý năm cần tiến hành phân tích chi phí kinh doanh từ đó tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý chi phí. Đồng thời thồn qua việc phân tích chi phí kinh doanh sẽ có những quyết định quản lý tối ưu hơn. Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh đầy đủ mặt lượng và chất hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố cơ bản như lao động, vật tư và TSCĐ. Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích nâng cao hiệu quả kinh tế cua rmoij đơn vị là nguồn vốn để tái sản xuất và phát triển. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là bộ phận quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích tình hình lợi nhuận là xem xét sự biến động của bộ phận lợi nhuận này, đồng thời xác đinh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động đó. Theo qui đinh của nhà nước thì lợi nhuận là khoản chênh lêch giữa doanh thu của hoạt động SXKD ( tiền bán sản phẩm – chiết khấu thanh toán – giảm giá và hàng bán bị trả lại) trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm ( giá thành công xưởng + chi phí bán hàng + chi phí quản lý) và các khoản thuế ( thuế VAT + thuế XNK) theo luật định. 1.3.3. Các tỷ số tài chính Phân tích các tỷ số tài chính là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số nợ: Thể hiện trong cơ cấu nguồn tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu phần doanh nghiệp đi vay nợ bên ngoài Tỷ số tự tài trợ: Tỷ số này nói lên tỷ lệ nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trong cơ cấu vốn kinh doanh Tỷ số hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền bình quân: cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Vòng quay hàng tồn kho: đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. nếu hệ số này lớn cho biết tốc độ quay vòng của hàng tồn kho trong kho là nhanh và ngược lại nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Vòng quay vốn cố định: Tỷ số này phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp đã tạo ra mức doanh thu thuần ra sao trên nguồn vốn cố định. Tỷ lệ sinh lời trên vốn cố định: Phản ánh tỷ lệ lợi nhuận được tạo ra trên vốn cố định. Tỷ lệ này càng cao thể hiện mức độ hiệu quả của nguồn vốn cố định. Vòng quay vốn lưu động là 1 trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức các mặt cung cấp sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng có hiệu quả hay không. Tỷ số doanh lợi: phản ánh hiệu quả sủa dụng các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp Lợi nhuận trên tổng tài sản: ROA phản ánh tình hình tài chính hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phương thức hoạt động của doanh nghiệp. ROA càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả và ngược lại. Lợi nhuận trên chi phí: chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi trên những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh Tỷ số về khả năng thanh toán: Các tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán hiện thời: chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp bằng các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền đến khi đến hạn trả nợ. Hệ số thanh toán nhanh: đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thông thường nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV BẢO TRÂN CHÂU 2.1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu là một công ty do ông Nguyễn Thành Nhân làm giám đốc. Công ty được thành lập và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/07/2001 theo quyết định của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương, có giấy phép đăng ký kinh doanh số 4602000458 được Sở kế hoạch đầu tư cấp vào ngày 24/02/2002. Trụ sở và nhà xưởng sản xuất đặt tại Nội Hóa Bình An - Dĩ An - Bình Dương. Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn theo qui định của pháp luật. Có vốn điều lệ: 950.000.000 đ. Công ty hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nên tuân theo luật doanh nghiệp Việt Nam và đã được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua vốn pháp định. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất gỗ, gia công chế biến gỗ xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất gỗ là các loại, công ty đi vào hoạt động với các mặt hàng truyền thống là bàn và ghế. 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty Kể từ khi thành lập theo quyết định của sở kế hoạch đầu tư tỉnh đến nay đã 9 năm. Hiện nay công ty đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Bước đầu hoạt động công ty gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt như vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, độ ngũ công nhân ít (80 người) và thị trường tiêu thụ chưa vững. Nhưng đến nay công ty đã dần đi vào ổn định, đội ngũ công nhân tăng lên đáng kể 410 công nhân, máy móc thiết bị hiện đại hơn và thị trường cũng đẫ đứng vững, công ty đã tìm được nguồn tiêu thụ sản phẩm như Mỹ, Hàn Quốc, Anh. Trong tương lai công ty sẽ mở rộng thêm nhiều thị trường nữa. 2.1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY Chức năng của công ty Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu là một doanh nghiệp chuyên sản xuất gia công chế biến gỗ. Những năm gần đây công ty nhận đơn đặt hành của đối tác theo hình thức gia công nên phong cách sản phẩm cũng khác. Nay công ty có thể tự biến cách tân cải tiến và đã tạo ra sản phẩm theo phong cách riêng của công ty. Nhiệm vụ của công ty Đẩy mạnh tiến độ xuất khẩu, đảm bảo chất lượng ngày càng cao thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, không ngừng nâng cao lợi ích xã hội, đảm bảo việc làm cho công nhân và lợi nhuận cho công ty. Công ty đã phát huy mọi nguồn lực nhằm cải tiến kỹ thuật công nghệ mới không ngừng sáng tạo ra những sáng kiến mới. Nâng cao quản lý sản xuất và điều hành công ty thực hành tiết kiệm nguồn nguyên liệu và sử dụng hợp lý nguồn lao động. Cải tiến thiết bị máy móc, quản lý đảm bảo đúng chế độ tiền lương tiền thưởng. Mở rộng nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh tế của công ty. Mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài cũng như từng bước đứng vững thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài việc tuân thủ nộp thuế cho nhà nước công ty còn góp phần vào việc thực hiện đầy đủ biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy an toàn lao động theo qui định của nhà nước Việt Nam. 2.1.3. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Ở bất kỳ đơn vị kinh tế nào bộ máy quản lý của đơn vị luôn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế cuối cùng của đơn vị, việc xảy ra một bộ phận quản lý hợp lý có tính cách khoa học là một yêu cầu quan trọng cho việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất xó hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho đơn vị đó. Vì vậy nếu bộ máy tổ chức không phù hợp dẫn đến tình trạng hoạt động kém thì đơn vị đó không thể nào đạt được kết quả như mong muốn, bên cạnh đó giữa các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ trên cơ sở hệ thống quản lý hiệu ứng thì hiệu quả kinh tế đạt được là rất cao. Phó GĐ SX Phó GĐ Hành Chính KCS Kho Vật Tư Kế Hoạch Phân Xưởng Kinh Doanh Công Đoàn Kế Toán Nhân Sự Tổ Phôi Tổ Ghép Dọc Tổ Tạo Hình Tổ Khoan Tổ Lắp Ráp Tổ Chà Nhám Tổ TP GIÁM ĐỐC Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức của công ty Nguồn: Báo cáo phòng nhân sự Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận Giám Đốc: Là người có quyền hạn cao nhất có quyền quyết định, điều hành công ty hoạt động theo đúng chức năng đã đăng ký đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên về kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty đạt được. Phó Giám Đốc sản xuất: phụ trách Lao động và trí thức: tuyển dụng đào tao, điều động lao động. Thiết bị và cơ sở hạ tầng: triển khai các dự án, đầu tư đổi mới, duy tu bảo dưỡng, khai thác công suất hiệu năng. Mở sổ theo dõi số lượng chất lượng cán bộ nhân viên. Tham mưu tổ chức phong trào thi đua. Ban QC (KCS): Có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng. Kho vật tư: Lập kế hoạch phân phối nguyên vật liệu và xuất kho cho các phân xưởng sản xuất. Quản lý kho vật tư, thành phẩm và kho phế liệu. Ban kế hoạch: có nhiệm vụ tính toán nguyên vật liệu phân bố cho các tổ sản xuất. Phân xưởng sản xuất: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sản xuất cũng như tiến độ hoàn thành công việc khi có kế hoạch của cấp trên đưa xuống Phó Giám Đốc hành chính: Là người trợ giúp cho Giám đốc, được sự ủy quyền của Giám đốc thực hiện các chức năng quản lý trong các lĩnh vực được giao, điều hành và quản lý xí nghiệp khi Giám đốc vắng mặt, Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần trách nhiệm được giao. Ban kinh doanh: Khai thác thị trường chính của công ty. Luôn tìm thị trường mới, đối tác mới để hợp tác kinh doanh. Khai thác tối đa tiềm năng của thị trường trong nước và ngoài nước. Thực hiện và đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh do công ty đề ra. Ban Nhân Sự: Thực hiện chức năng quản lý nhân sự phân phối nguồn lực cho các bộ phận một cách hiệu quả để tăng hiệu quả cho công việc. Thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo các nguồn lực cho các bộ phận trong công ty. Thực hiện các chính sách động viên nhân viên, để người lao động phát huy hết năng lực của mình, từ đó tạo môi trường làm việc tích cực trong công ty. Ngoài ra còn có chức năng quản lý hồ sơ, văn thư. Thực hiện các chức năng hỗ trợ cho công tác quản trị của Ban Giám Đốc. Công Đoàn: là người đại diện cho công nhân cũng như doanh nghiệp hạn chế tranh chấp xảy ra. Ban Kế Toán: Thực hiện tốt chế độ hạch toán của nhà nước. Theo dõi và quản lý tốt nguồn tài chính của công ty. Đảm bảo bố trí nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, tổng hợp số liệu đầy đủ và báo cáo cho Ban Giám Đốc. Tình hình nhân sự Mới đầu thành lập công ty chỉ có 40 lao động. Sau một thời gian hoạt động công ty có lượng công nhân tăng lên 120 công nhân viên. Phân theo giới tính: + Nam 80 người chiếm 66,7% + Nữ 40 người chiếm 33,3% Công ty chia lao động thành 2 khối: Khối lao động gián tiếp (khối văn phòng) là những người không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất mà tham gia vào quá trình điều hành và quản lý công ty gồm: Giám đốc, nhân viên các phòng ban và Quản đốc phân xưởng… Khối lao động trực tiếp (khối phân xưởng): là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Mức lương tối đa là: 3,082,000 đồng và mức lương tối thiểu là: 1,230,000 đồng. Tình hình lao động tại phân xưởng Lao động trực tiếp: 111 người, gián tiếp là 9 người. Với khối lượng công việc như hiện nay thì số luwongj lao động công ty chưa đủ bởi đơn đạt hàng thì nhiều nhưng hàng đòi hỏi phải giao đúng thời hạn hợi đồng bởi hợp đồng xuất khẩu của công ty đều xuất khẩu đến những thị trường như Mỹ, Hàn Quốc… Hiện nay công ty đang tuyển thêm nhân viên đặc biệt là những công nhân có tay nghề. Chế độ tiền lương Do đặc điểm về tổ chức sản xuất của công ty hiện nay, công ty áp dụng phương pháp trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm, mức độ hoàn thành và số ngày công thực tế. Để khuyến khích nhân viên làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ sản xuất những khi có đơn hàng gấp, công ty áp dụng cách thức trả lương thêm giờ theo luật lao động như sau: Tăng ca = tiền lương trong giờ * 1.5 Làm thêm vào ngày chủ nhật = tiền lương trong giờ * 2 Mỗi năm công ty nâng bậc lương một lần Voiwsc cách thức trả lương như trên đòi hỏi nhân viên khối văn phòng cũng như nhân viên khối phân xưởng phải có trách nhiệm với sản phẩm và mức độ hoàn thành công việc được giao 2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật Bảng 2.1: Máy móc thiết bị tại phân xưởng ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu SL Nguyên giá Khấu hao GTCL 1 Máy cưa rộng Rip_ Saw 1 40,178,574 6,428,572 33,750,000 2 Máy chà nhám 1 94,620,502 14,557,000 80,063,502 3 Máy cắt 1 17,572,286 2,510,327 15,061,959 4 Máy cưa rọng YFK- 303 1 70,670,700 11,778,450 58,892,250 5 Máy chà nhám 1 293,351,725 29,335,173 154,009,625 6 Máy Router cao tốc 1 13,228,350 2,645,670 10,582,680 7 Máy bào 2 mặt 1 166,496,925 29,335,173 149,847,232 8 Máy cắt chốt 1 22,152,857 16,649,693 18,988,163 9 Máy phay mộng MBX 1 36,940,476 3,194,694 32,322,916 10 Máy làm mộng 2 74,047,620 10,578,231 63,469,389 11 Máy cưa rong thẳng lưỡi 1 153,526,800 19,190,850 134,335,950 12 Máy khoan hai đầu 1 30,000,000 5,000,000 25,000,000 13 Máy phay mọng 1 136,218,240 1,418,940 134,799,300 14 Msy ghép dọc 1 80,000,000 10,000,000 70,000,000 15 Máy ghép ngang 2 180,000,000 22,500,000 157,500,000 16 Máy khoan đứng 1 18,110,040 3,018,336 15,091,704 17 Máy cưa Ripraww lưỡi trên 1 147,925,800 21,132,257 126,793,543 18 Máy ghép ngang 1 175,000,000 21,875,000 153,125,000 19 Máy chà nhám cong 1 109,868,700 13,733,588 96,135,112 20 Máy bào cuốn 1.2m 1 36,500,000 7,300,000 29,200,000 21 Máy Ripsaww qua SD 1 113,000,000 14,125,000 89,875,000 22 Máy cưa gỗ MJ 164 1 119,767,500 13,307,500 106,460,000 23 Máy chà nhám GF- 420 1 52,776,900 10,558,380 42,211,520 24 Máy bào cuốn 2 mặt 1 22,000,000 55,000,000 16,500,000 25 Máy cắt 2 đầu 1 55,000,000 11,000,000 44,000,000 26 Máy nén khí trục vít 1 85,000,000 12,142,857 71,845,235 27 Máy chà nhám thùng 1 289,440,000 32,160,000 257,280,000 28 Máy chà nhám cạnh cong 1 109,276,000 13,659,500 95,616,500 29 Máy chà nhám 4 cạnh 1 83,564,000 11,937,714 71,626,286 30 Máy phay mộng oval dương 1 144,585,000 20,937,714 125,651,250 31 Máy mộng âm 1 70,000,000 20,655,000 58,333,336 32 Cụm say 1 16,000,000 2,666,667 13,777,780 33 Máy khoan 1 10,000,000 1,666,667 9,305,555 34 Máy chà bàn 1 10,600,000 1,766,667 9,863,980 35 Máy chà nhám bo 1 20,000,000 2,857,143 18,809,525 36 Máy chà nhám thùng 2 510,379,450 72,913,922 486,092,810 37 Máy chà nhám cạnh cong 1 108,378,708 15,482,673 103,217,816 38 Máy chà vai ghế 1 13,500,000 2,250,000 12,937,500 39 Máy mài mũi khoan 1 17,850,000 2,975,000 17,602,083 40 Máy phay mộng âm 1 90,000,000 12,857,143 88,928,571 41 Tổng cộng 1 3,837,545,153 1,201,737,571 2,635,807,582 Nguồn: Báo cáo phòng kế toán Qua bảng máy móc thiết bị tại phân xưởng ta nhận thấy công ty đã có nhiều cố gắng để đưa vào những máy móc chuyên dùng để phục vụ cho sản xuất. Tổng giá trị máy móc là 3,837,545,153 đồng là số tiền lớn chứng tỏ công ty đã cố gắng trong việc đầu tư máy móc tại phân xưởng. Giá trị còn lại của máy móc là 2,635,807,582 đồng chứng tỏ máy móc còn hoạt động tốt. Tình hình hoạt động của máy móc Về công tác sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị: đây là một khâu quan trọng vì nó đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công việc này do công nhân bảo trì đảm nhiệm dưới sự giám sát của quản đốc. Họ phải kiểm tra sửa chữa máy móc theo định kỳ nhằm đảm bảo máy móc hoạt động được liên tục. Nếu máy có sự cố đột xuất thì nhân viên sẽ có mặt và sữa chữa kịp thời. Theo kế hoạch đặt ra các máy sẽ hoạt động trung bình 18000h/năm. Nhưng thực tế tại phân xưởng số giờ máy hoạt động 18560h/năm. Hệ số hao mòn máy móc Tổng số đã trích khấu hao Hệ số hao mòn = Tổng nguyên giá Hệ số hao mòn này thể hiện tỷ lệ hao mòn của máy móc thiết bị trong quá trình sử dụng. Nếu hệ số hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp càng tiến tới 1 thì chứng tỏ TSCĐ cũ đã lạc hậu năng lực sản xuất của doanh nghiệp kém. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có kế hoạch đầu tư mới, đầu tư thay thế để nâng cao năng lục sản xuất cho doanh nghiệp. Qua bảng tài sản cố định ta có: 1,201,737,571 Hệ số hao mòn = = 0,3 3,837,545,153 Hệ số hao mòn của máy tại phân xưởng là 0,3 điều này chứng tỏ máy móc của công ty còn sử dụng tốt. Qua đó cho thấy tình hình sử dụng máy móc thiết bị tại phân xưởng khá tốt, điều này chứng tỏ phân xưởng đã khai thác triệt để năng suất của các máy. 2.1.5. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY Trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất gỗ như công ty tư nhân, liên doanh, nước ngoài đang giành giật thị trường. Hiện nay các công ty gỗ đang cạnh tranh gay gắt với nhau, họ luôn tìm cách cho ra đời các sản phẩm mới với mẩu mã đẹp, chất lượng và mức giá phù hợp. các công ty sản xuất, gia công sản phẩm mộc gia dụng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty. Công ty có các đối thủ như: Công ty TNHH gỗ xuất khẩu Thái Bình (SAPSIMEX), Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành, Công ty TNHH Quốc Tế Di Hưng… Trên đây chỉ là một trong một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của công ty và công ty còn nhiều đối thủ cạnh tranh khác. 2.1.6. QUY TRÌNH SẢN XUẤT Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất Nhận đơn hàng Kho Phôi Ghép ngang Ghép dọc Nhám Khoan Tạo hình Thành phẩm Lắp ráp Nguồn: Phòng kế hoạch Một số hình ảnh về quy trình sản xuất. Hình 2.1: ghép gỗ Hình 2.2: Lắp ráp Hình 2.3: Chà nhám Hình 2.4: Đóng gói Nguồn: Công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Diễn giải quy trình sản xuất Tổ phôi: Tại tổ phôi sau khi nhận bán thành phẩm từ kho chuyển xuống các thành viên trong tổ dùng máy cắt thành những miếng nhỏ đủ kích cỡ theo đơn hàng của khách đã đặt. Gỗ cao su nguyên liệu có chiều dài 1m đường kính 0.15m trở lên, gỗ trong được đưa qua máy CD4 xẻ phách, dùng cưa đĩa cưa rong cắt bỏ khuyết tật mắt đên, đường ruột thành gỗ xẻ( phôi) những thanh phôi ngắn dễ cầm. Tổ ghép dọc: Nhận bán thành phẩm từ tổ phôi đưa lên. Sản phẩm hoàn thành có khi lên đến 2.4m nên phải ghép dọc, dùng máy bào 4 mặt. tại máy ghép dọc gỗ được phai mộng bôi keo ghép nối các thanh cùng màu. Nếu nguyên vật liệu cần dài thì sẽ chuyển sang ghép ngang. Tổ ghép ngang: Vì sản phẩm đòi hỏi chiều rộng lớn hơn nên phải ghép ngang. Tại máy ghép ngang gỗ được bào hai mặt bôi keo 502 dung máy nén vặn bulon với áp lực 8kg/cm2. Tổ tạo hình: Khi bán thành phẩm đưa qua tổ tạo hình thì tại nơi này bán thành phẩm được kiểm tra rất kỹ. Sau đó công nhân làm mộng, làm tay nắm lắp ráp các chi tiết cơ bản, tạo đường tùy theo khuôn mẫu của kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN 2010.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docBìa.doc