Phân tích tình hình tài chính tại Cảng Khuyến lương

Lời nói đầu Trong cơ chế quản lý mới, kế toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng có nhiệm vụ tính toán và phản ánh quá trình hoạt động kinh tế và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị truờng kế toán là “phong vũ biểu” xác định nguồn thông tin trung thực dể xác định hiệu quả kinh tế và các phương án quản lý giúp các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân lao động sử dụng tốt nguồn vốn và tiết kiệm nguồn vốn của mình để làm lợi cho các cá nhân, các do

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Cảng Khuyến lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Số liệu kế toán trung thực được thông tin rộng rãi sẽ là tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính - kế toán không phải là điểm kết thúc trong chính bản thân của hệ thống này mà mục đích của nó là cung cấp thông tin có giá trị cho những người sử dụng báo cáo tài chính. Từ đó có thể kết luận phân tích tình hình tài chính một cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong thực tiễn doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường chịu sự chi phối của nhiều đối tượng khác nhau xung quanh những vấn đề đầu tư, cho vay tín dụng, cạnh tranh và hàng loạt những vấn đề khác. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một vị thế nhất định trên thị trường kinh doanh. Những báo cáo tài chính của doanh nghiệp là bức tranh phản ánh rất sinh động thể hiện rõ sức mạnh và tiềm năng của doanh nghiệp. Nguồn thông tin về tài chính doanh nghiệp sẽ dẫn đến cho nó không ít những cơ hội và cả những rủi ro, công việc phân tích tình hình tài chính như vậy không là của riêng doanh nghiệp mà là của tất cả các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp. Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, qua thời gian thực tập tại Cảng Khuyến lương em xin chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Cảng Khuyến lương” làm báo cáo tốt nghiệp. Do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên báo cáo này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy - cô và các anh - chị - em tại Cảng Khuyến lương để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy Vũ Dương Hũa là giáo viên hướng dẫn thực tập, cảm ơn các thầy cô đã trang bị hiện thực cho em trong những năm học qua, cảm ơn Ban Lãnh đạo Cảng đã tạo điều kiện cho em thực tập nhất là anh - chị - em Phòng Kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Báo cáo tốt nghiệp này gồm 3 phần Phần I Tình hình chung của Cảng Khuyến Lương I ). Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng Khuyến lương. 1). Quá trình hình thành và phát triển Cảng Khuyến lương 1.1) - Sự hình thành Cảng Khuyến lương 1.2 / Quá trình phát triển của Cảng Khuyến lương 2/ Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của Cảng Khuyến lương 3 / Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Cảng Khuyến Lương II / Tổ chức bộ máy quản lý 1 / Sơ đồ bộ máy quản lý của Cảng Khuyến lương ( trang bên ) 2/ Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Phần II Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp I / Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp A / Khái niệm chung về tài chính và tài chính doanh nghiệp 1 / Khái niệm chung về tài chính 2/ Mối quan hệ tài chính doanh nghiệp 3/ Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước. B / Mục đích, ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1/ Mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp . 1/ ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp II / Tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1/ Bảng cân đối kế toán 2 / Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . III / Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Cảng Khuyến lương qua bảng cân đối tài chính. 1/ Phân tích cơ cấu tài sản 2/ Phân tích cơ cấu nguồn vốn 3/ Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời 3.1/ Hiệu quả kinh doanh 3.2 / Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. 3.3/ Khả năng sinh lới vốn Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại Cảng Khuyến Lương 1/ Tăng doanh thu 2/ Rút ngắn kỳ thu tiền bình quân bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu 3/ Quản lý vốn lưu động và vốn cố định 4/ Lập kế hoạch vốn bằng tiền Phần I Tình hình chung của Cảng Khuyến Lương I). Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cảng Khuyến lương. 1). Quá trình hình thành và phát triển Cảng Khuyến lương 1.1)- Sự hình thành Cảng Khuyến lương Cảng Khuyến lương được Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định thành lập số 2030/TCCB, ngày 11/10/1985 Trụ sở đóng tại Thôn Khuyến lương, Xã Trần phú, Huyện Thanh trì - Hà nội, với diện tích xây dựng là 11 ha. Cảng Khuyến lương là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Xí nghiệp liên hợp vận tải biển pha sông nay là Công ty Hàng hải Đông Đô, thực hiện hạch toán độc lập có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính và chịu sự ràng buộc về quyền lợi nghĩa vụ đối với Công ty. Là một Cảng công nghiệp nằm ở phía Đông nam Thành phố Hà nội, nó có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của đất nước và là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc. Nhiệm vụ chính của Cảng là: - Tổ chức bốc xếp, bảo quản hàng hoá, phục vụ các tàu đến và rời khỏi Cảng; - Tổ chức kinh doanh vận tải bằng đường thuỷ và đưòng bộ; - Kinh doanh khai thác các loại vật liệu xây dựng; - Xây dựng công trình dân dụng, kho tàng, bến bãi, xây lắp các cấu kiện công trình, thi công nền móng mặt đường bộ. 1.2)- Quá trình phát triển của Cảng Khuyến lương Quá trình phát triển của Cảng Khuyến lương được chia làm ba giai đoạn : Giai đoạn 1 : Từ năm 1987 – 1990; Giai đoạn 2 : Từ năm 1991 – 1993; Giai đoạn 3 : Từ năm 1994 đến nay. * Giai đoạn I : Vào những năm 1987 - 1990 hàng hoá qua Cảng Khuyến lương ổn định theo kế hoạch của Nhà nước và của Bộ Giao thông vận tải cũng như Thành phố Hà nội. Cơ cấu mặt hàng xếp dỡ trong giai đoạn này chủ yếu gồm: Phân bón, sắt thép, nhôm, silic, gỗ thông ... hàng được nhập khẩu từ Liên Xô và các nước Đông âu được chuyển tải bằng các sà lan Lash từ Vịnh Hạ long về Hà nội qua Cảng Khuyến lương. - Phân lân Văn điển được chuyển bằng ôtô qua Cảng và được chuyển tải xuống các tàu pha sông pha biển đưa vào phục vụ đồng bằng Nam trung bộ với nhu cầu ngày càng tăng. - Thảm đay xuất khẩu của các công ty xuất nhập khẩu đưa qua Cảng Khuyến lương được bốc xếp xuống các sàlan Lash xuất khẩu sang các nước Châu Âu . - Vật liệu xây dựng được vận chuyển từ Nam Định, Ninh Bình qua Cảng Khuyến lương đến các công trình xây dựng Thành phố và các tỉnh lân cận. - Than Quảng ninh được vận chuyển bằng đường sông về Hà nội qua Cảng phục vụ và cung cấp cho nhà máy dệt 8/3, Nhà máy Phân lân Văn Điển, gạch Hữu hưng, Công ty Cao su Sao vàng . - Gạo từ Miền Nam vận chuyển ra cung cấp cho miền Bắc phần lớn đều qua Cảng Khuyến lương. Đây là thời kỳ kinh doanh của Cảng diễn ra thuận lợi, phát triển mạnh, đời sống cán bộ công nhân tương đối ổn định . * Giai đoạn II : Vào giai đoạn này việc sản xuất kinh doanh của Cảng Khuyến lương gặp nhiều khó khăn, sản lượng bốc xếp giảm đáng kể, người lao động thiếu việc làm, đời sống của công nhân viên bị giảm sút do thu nhập thấp. Nguyên nhân của những khó khăn này là do việc Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu tan rã, nguồn hàng xuất nhập khẩu hai chiều từ Việt Nam sang và từ các nước Đông Âu về Việt Nam bằng các sàlan Lash không còn, nguồn hàng còn lại duy nhất của Cảng là hàng nội địa. - Gạo từ miền nam vận chuyển và cung cấp cho miên Bắc - Than từ Quảng Ninh và một số mặt hàng khác vận chuyển về Hà Nội qua Cảng Khuyến lương. Song vào thời điểm này hai nguồn hàng cũng bị hạn chế bởi các lý do sau : - Do nhu cầu vận chuyển gao từ miền Nam ra miền Bắc lượng bốc xếp qua Cảng giảm dần và giảm hoàn toàn bởi từ khi khoán 10 ra đời tạo điều kiện đổi mới trong nông nghiệp đã khiến người nông dân có ý thức tự chủ trong sản xuất. Miền Bắc đã tự chủ được lương thực tạo điều kiện cho miền Nam xuất khẩu gạo. Vì không phải cung cấp gạo cho miền Bắc nên nhu cầu vận chuyển gạo từ miền Nam ra bằng đường thuỷ qua Cảng Khuyến lương bị cắt bỏ hoàn toàn. Bị cắt bỏ nguồn doanh thu này đi đôi với việc công nhân của Cảng không có việc làm, Cảng đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. - Do giao thông bằng đường bộ được Nhà nước chú trọng quan tâm phát triển một cách đồng bộ. Quốc lộ 1, quốc lộ 5 và nhiều tuyến giao thông khác đều được đổi mới xây dựng, cải tạo và nâng cấp. Đường bộ phát triển, phương án vận chuyển bằng đường ôtô được khách hàng quan tâm và chấp nhận hơn bởi nó hợp với cơ chế thị trường ngày nay hơn, trong khi vận tải đường thuỷ phải phụ thuộc vào nhiều con nước, triều cường ... Cùng với các tuyến đường sông khác ở miền Bắc chưa được nâng cấp, dòng chảy phức tạp tốc độ tàu thuyền còn hạn chế do ngành đóng tàu ở nước ta chưa khắc phục được việc nâng cấp tốc độ chạy trên các tuyến đường sông. Đây là khó khăn khách quan của đường thuỷ so với đường bộ dẫn đến quá trình khai thác và phát triển vận tải đường sông bị hạn chế. Chính vì vậy sản lượng vận chuyển bốc xếp qua Cảng giảm sút là một tất yếu khách quan. * Giai đoạn III ( 1991 - 2003 ) Từ thực tế sản xuất kinh doanh của năm 1991 - 1993 cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Cảng bước vào thời kỳ khó khăn lớn, gần như bế tắc hoàn toàn. Trước tình hình đó Cảng đã quyết định đầu tư chuẩn bị đủ điều kiện để sắp xếp và vận tải hàng siêu trường siêu trọng, những lô hàng thiết bị lớn phục vụ xây dựng khu công nghiệp và xây dựng Thành phố. Muốn vậy, yêu cầu đặt ra cho Cảng là: - Phải nhanh chóng đầu tư thiết bị khai thác cát, đảm bảo cho tàu vào trả hàng và nhận hàng được an toàn thuận lợi vì vùng nước trước bến Cảng Khuyến lương hàng năm sau mỗi mùa mưa lũ sự bồi lắng phù sa gây nên khan cạn bến bãi làm cho tàu thuyền ra vào Cảng nhận trả hàng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, nhu cầu nạo vét vùng nước trước Cảng được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách đối với Cảng. Ban Lãnh đạo Cảng đã lập dự án đầu tư vào công trình nạo vét vùng nước trước bến với hai lợi thế lớn cho Cảng : Thứ nhất: Vùng nước trước bến được nạo vét liên tục giúp cho tàu loại lớn có thể ra vào dễ dàng mà không sợ khô cạn. Thứ hai : Nguồn cát hút lên được phục vụ cho công việc xây dựng kiến trúc, san lấp khu vực Nam Hà nội . Cảng Khuyến lương không những đầu tư vào việc nạo vét vùng nước trước bến mà còn đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đầu tư phương tiện thiết bị mới, tổ chức mạng lưới nhân viên tiếp thị sâu rộng, chú trọng đúng mức đến chất lượng dịch vụ, duy trì giá cả hợp lý tranh thủ lấy được chữ tín của khách hàng để ký các hợp đồng vận tải, bốc xếp với khối lượng lớn. Cùng với sự đổi mới cơ chế thị trường thời gian này chính là giai đoạn chuyển mình của Cảng Khuyến lương để hoà nhập vào bước đi của đất nước “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, xoá bỏ chế độ bao cấp. 2/ Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay của Cảng Khuyến lương - Tổ chức bốc xếp, bảo quản hàng hoá phục vụ các phương tiện đến và rời khỏi Cảng; - Tổ chức kinh doanh vận tải, chuyển tải bằng đường thuỷ, đường bộ; - Kinh doanh vật liệu xây dựng; - Xây dựng các công trình dân dụng, kho hàng bến bãi, đào đắp và san lấp mặt bằng; - Sửa chữa duy trì bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thuỷ, bộ; - Nạo hút khơi thông dòng sông để tàu thuyền ra vào Cảng dễ dàng; - Nguồn cát hút lên nhằm phục vụ xây dựng và đây là nguồn thu nhập chính của Cảng. 3). Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Cảng Khuyến Lương Hoạt động kinh doanh tại Cảng Khuyến lương rất đa dạng phong phú như dịch vụ vận tải, bốc xếp, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng … Nhưng hoạt động chủ yếu đem lại doanh thu lớn cho Cảng lại là hoạt động khai thác cát từ vùng nước trước bến Cảng, sản phẩm chính thu được là cát đen. Do đặc điểm kinh doanh như vậy, nên hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh tại Cảng được tổ chức bao gồm bộ phận sản xuất sau: Bộ phận sản xuất chính. Bộ phận sản xuất phụ. Bộ phận sản xuất chính của Cảng bao gồm Phòng Kinh Doanh Khai Thác Cảngvà Phòng Kinh Doanh Tổng hợp các Phòng này có nhiệm vụ khai thác, vận chuyển, bốc xếp cát vào kho và quản lý kho bãi, được phép sử dụng, bảo quản các máy móc thiết bị của Cảng. Phòng Khai thác Cảng : Phòng Khai thác Cảng Xe vận tải Bốc xếp Thiết bị nâng Kiểm đếm hàng hoá Nhiệm vụ của Phòng khai thác Cảng là: + Tổ chức khai thác và kinh doang các hoạt đông kinh doang vốc xếp, giao nhận- kiểm đếm hàng hoá, cho thuê kho bãi, cung ứng dịch vụ đại lý vận tải hoặc vận tải hàng hoá bằng đường sông và đường bộ… +Trực tiếp quản lý- khai thác cầu bến, phao neo tàu, kho bãi, thiết bị nâng hạ, ô tô vận tải và các phương tiện, thiết bị xe máy kỹ thuật được giao khác. Phòng KD Khai thác Cảng Phòng Kinh doanh tổng hợp : Các tổ KD VL XD Tàu hút Tàu vận tải sông Tổ cát vàng Tổ cát đen +Tổ chức khai thác kinh doanh vật liệu xây dưng các loại và cung ứng xăng dầu phục vụ nhu cầu SXKD của Cảng, cũng như của khach hàng khác. +Tổ chức kinh doanh dich vụ XDCB và các loại dịch vụ hợp pháp khác. +Trực tiếp quản lý- Khai thác máy xúc- ủi, tàu hút sông, tàu chở cát chuyên dụng, tàu lai dắt, thuyền công tác các loại và hệ thống kho bãi chứa VLXD Cảng. Bộ phận sản xuất kinh doanh phụ tại Cảng bao gồm: Đội kho hàng, Phòng bảo vệ đời sống, Ban xây dựng cơ bản, Xưởng sửa chữa cơ khí. Đội kho hàng có nhiệm vụ theo dõi thàmh phẩm hàng hoá nhập kho và xuất kho hàng ngày, kinh doanh xăng dầu và các hàng hoá khác phục vụ cho việc xây dựng các công trình cũng như xuất để phục vụ nội bộ Cảng. Mặt khác, Đội kho hàng còn giúp cho bộ phận sản xuất chính ( Đội Cơ giới, Đội Khai thác ) về việc quản lý kho nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm về chất lượng số lượng trong kho và lập các hoá đơn chứng từ giao nhận hàng hoá làm cơ sở khi thanh toán . Đội Kho hàng bao gồm : - Cửa hàng vật liệu xây dựng - Cửa hàng xăng dầu - Tổ kiểm đếm kho bãi - Tổ cát đen - Tổ cát vàng . Các bộ phận như Ban Xây dựng cơ bản, Phòng Bảo vệ & Đời sống, Xưởng Sửa chữa cơ khí, hàng ngày - hàng tháng tham gia vào việc bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ cho công việc khai thác của bộ phận sản xuất chính, mặt khác phần nào củng cố về mặt tinh thần cho các Đội, Phòng Ban của Cảng và đảm bảo việc an toàn cho Cảng. Việc tổ chức của Cảng cũng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của bộ phận quản trị Cảng, mặt khác nó còn tạo ra nhiều loại hình hoạt động kinh doanh khác nhằm đa dạng hoạt động của Cảng cũng như doanh thu . Các cơ cấu sản xuất có mối liên hệ hợp lý giữa các bộ phận sản xuất nó liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất trong doanh nghiệp . II). Tổ chức bộ máy quản lý 1). Sơ đồ bộ máy quản lý của Cảng Khuyến lương Giám đốc P,Giám đốc Phòng ổng hợp Phòng K.toán T.vụ Phòng K.thuật V.tư P.KD khai thác Cảng Phòng KD tổng hợp P. Bảo vệ đời sống 2). Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban - Đứng đầu là xí nghiệp là Giám đốc: Theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Công ty Hàng hải Đông Đô. Giám đốc Cảng là người có quyền hành cao nhất trong Cảng chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Khuyến lương. - Phó Giám đốc: Có 2 phó giám đốc giúp việc điều hành các hoạt động của Cảng theo sự phân công và uỷ quyền cụ thể: + Phó Giám đốc SXKD: Phụ trách theo dõi và tham mưu giúp Giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch điều độ sản xuất kinh doanh, tổ chức tiếp cận thị trường, tiếp xúc với khách hàng trước khi Giám đốc thực hiện việc ký kết hợp đồng. + Phó Giám đốc nội chính: Chỉ đạo, theo dõi và tham mưu giúp Giám đốc trong lĩnh vực như tiền lương, bảo vệ chính trị nội bộ, đời sống, hành chính, xây dựng cơ bản. -Phòng tổng hợp: +Hành chính, lễ tân và quản trị văn phòng. +Tổ chức- cán bộ, lao động- tiền lương, quản lý và phát triển nguông nhân lực, thi đua-khen thưởng-kỷ luật. +Y tế,bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khoẻ. +Đầu tư phát triển, kế hoạch hoá và thống kê. -Phòng kế toán- tài vụ +Thực hiện các hoạt đọng tài chính- kế tpán, nghiệp vụ kế toán và giám sát chế độ sử dụng vốn, quỹ, tài sản trong Cảng. +Chuẩn bị các nguồn vốn phục vụ kịp thời nhu cầu cho SXKD, đầu tư- phát triển của cảng trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Kế toán Trưởng XNLH và Giám đốc Cảng. -Phòng Kỹ thuật-vật tư +Tổ chức và duy trì hoạt động quản lý-giám sát kỹ thuât đối với tất cả các phương tiện, thiết bị xe máy và công cụ sản xuất của Cảng. +Lập kế hoạch- phương án sửa chữa-nâng cấp và bảo trì các phương tiện, thiết bị xe máy kỹ thuật và công cụ sản xuất của Cảng. +Tổ chức cung ứng vật tư- phụ tùng thay thế phục vụ nhu cầu sửa chữa- nâng cấp, bảo trì các phương tiện, thiết bị xe máy và công cụ sản xuất của cảng và tiến tới việc cung ứng dịch cụ sửa chữa xe máy cho nhu cầu bên ngoài. + Nghiên cứu cải tiến công cụ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghêk mới vào sản xuất. - Phòng Đời sống - Bảo vệ: +Tham mưu cho Giám đốc Cảng và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động: bảo vệ an toàn tài sản và an ninh trật tự- chính trị nội bộ; bảo đảm an toàn trong hoạt động SXKD, PCLB-GNTT và PCCN ; công tác quốc phòng toàn dân. +Quản lý- tổ chức phục vụ các bữa ăn ca, chăm sóc khoẻ cho người lao động trong Cảng và khách hàng có nhu cầu. Phần II Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp I). Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp A). Khái niệm chung về tài chính và tài chính doanh nghiệp 1). Khái niệm chung về tài chính Tài chính là hệ thống các mối quan hệ kinh tế trong phân phối sản phẩm kinh tế quốc dân, trên cơ sở đó các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng tái sản xuất xã hội, tăng trưởng kinh tế và thực hiện chức năng của Nhà nước. Nhưng không phải mọi mối quan hệ kinh tế đều là tài chính gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ. Với những đặc trưng cơ bản của tài chính nó phản ánh về lợi ích kinh tế giữa người với người trong quá trình phân phối sản phẩm quốc dân do họ sáng tạo ra, nó là sự lựa chọn trong đầu tư và khả năng cho phép sản xuất cái gì, bằng cách nào và bán cho ai, sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. * Tài chính doanh nghiệp: Là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế được biểu hiện bằng các quan hệ tiền tệ của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích kinh doanh và các nhu cầu của xã hội. 2). Mối quan hệ tài chính doanh nghiệp a)- Mối quan hệ tài chính doanh nghiệp với Nhà nước, Chính phủ: Là mối quan hệ hai chiều b)- Quan hệ giữu tài chính được thể hiện ở quan hệ vay vốn hoàn vốn, cho vay hưởng lãi, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, nhận lãi, phát hành cổ phiếu trái phiếu cho các doanh nghiệp. c)- Quan hệ tài chính doanh nghiệp với tài chính hộ gia đình: Dựa vào tình hình thu nhập hộ gia đình thông qua quỹ tiền lương, trợ cấp đối với cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp. Việc mua cổ phiếu, trái phiếu trả lãi cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. 3). Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước. Tài chính doanh nghiệp luôn phản ánh sự luân chuyển một bộ phận vốn tiền tệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể doanh nghiệp khác hoặc luân chuyển trong nội bộ doanh nghiệp với những đặc điểm nghành nghề kinh tế kỹ thuật thì mỗi nghành có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau. Do vậy, tổ chức tài chính doanh nghiệp cũng khác nhau về quy mô số lượng vốn, kết cấu vốn, tương quan các loại vốn, kết cấu chi phí sản xuất, phương pháp phân phối kết quả tài chính ở mỗi nghành cũng có khác nhau và hình thức sử dụng kết quả cũng khác nhau. Vốn cố định là giá trị ứng ra ban đầu để đầu tư vào các tài sản cố định, nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, trong đó hình thái vật chất không thay đổi còn giá trị của nó giảm dần và dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm ở các chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằn đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục không bị gián đoạn. Tài sản lưu động thể hiện dưới hình thức là đối tượng lao động như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, phụ tùng thay thế, tài sản lưu thông như thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán và hàng đang đi đường. Muốn doanh nghiệp hoạt động phải có vốn đầu tư hợp lý vào từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Nếu không đủ vốn lưu động công việc sản xuất sẽ bị gián đoạn và ngừng trệ. Sự vận động của vốn lưu động thể hiện sự vận động của vật tư hàng hoá, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh vật tư tiết kiệm hay lãng phí. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu chỉ tiêu, cân đối lớn, các định mức kinh tế kỹ thuật và mở rộng kinh doanh, trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà doanh nghiệp có và tự huy động phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế doanh nghiệp được nhận vốn và các nguồn lực khác của Nhà nước giao cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có nhiệm vụ bảo toàn phát triển vốn vào nguồn lực này. Doanh nghiệp được quyền huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo pháp luật để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển của mình. Doanh nghiệp được hình thành quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự trữ tài chính theo quy chế tài chính hoặc theo quy định của Bộ tài chính. Doanh nghiệp có nghĩa vụ trích nộp và sử dụng các quỹ theo nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ . B). Mục đích, ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1). Mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp . Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối và các hoạt động kinh tế. Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng nhằm cung cấp thông tin để các nhà đầu tư đánh giá số lượng thời gian và những rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc lãi. Về các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng thời gian và các rủi ro của dòng tiền thu thuần của doanh nghiệp. Phân tích tài chính không phải là một quá trình tính toán tỉ số mà là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính. Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh khắc phục các điểm yếu làm sao cho các con số trên các báo cáo phân tích đó biết nói để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ các tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu các phương pháp hành động của các nhà quản lý doanh nghiệp. 2). ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp đối với sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán lập định kỳ nhằm cung cấp thông tin kết quả tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc của tổ chức cho những người cần sử dụng chúng. Phân tích tính hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về việc điều hành việc sản xuất kinh doanh trong năm qua và dự đoán năng lực tài chính của doanh nghiệp, để từ đó lập kế hoạch cho dự toán tương lai cần đầu tư dài hạn và chiến lược sản phẩm với những thông tin có dạng lựa chọn phương án nào sẽ cho hiệu quả cao nhất và nên huy động nguồn đầu tư nào. Mặt khác, việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho các nhà vay vốn có thể đưa ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không và các dự đoán doanh nghiệp có khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng hay không và các lợi ích khác đối với nhà cho vay. Từ đó xác định được tình hình khả năng tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp. II). Tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1). Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản, bản chất bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Mỗi phần có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần tài sản, nguồn vốn bao giờ cũng bằng nhau vì phản ánh một lượng tài sản tức là: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Tài sản = Tài sản lưu động + TS cố định Nguồn vốn = Nợ phải trả + NV chủ sở hữu Nguồn số liệu của bảng cân đối kế toán được lấy từ các sổ tài khoản tổng hợp và phân tích, bảng cân đối tài khoản kỳ phân tích, bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước và các tài liệu liên quan khác như sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê ... 2). Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kế quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo gồm hai phần chính: Phần I : Lỗ , lãi Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 3). Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Là báo cáo thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính này cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo một cách chính xác. Một số chỉ tiêu phân tích chủ yếu là chi phí khấu hao tài sản cố định, tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu, tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác, các khoản phải thu – phải trả. Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu trên ta còn có thể phân tích một số chỉ tiêu tổng hợp sau: - Bố trí cơ cấu vốn - Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản - Khả năng thanh toán nhanh: Hệ thống báo báo tài chính tại Cảng Khuyến lương Cảng Khuyến lương là một doanh nghiệp nhà nước nên hệ thống báo cáo tài chính được lập theo quy định của nhà nước bao gồm : - Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B03 - DN Và các báo cáo khác phục vụ công tác quản trị nội bộ Cảng. Các báo cáo tài chính được lập ngày 31/12/2003 của Cảng Khuyến lương. III / Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Cảng Khuyến lương qua bảng cân đối tài chính. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta thấy Cảng Khuyến lương chỉ tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ mà không đầu tư vào hoạt động mua bán cổ phiếu trái phiếu ngắn hạn, dài hạn. Từ số liệu thể hiện trên bảng ta thấy: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Điều này thể hiện tính cân bằng trong hạch toán kế toán, bước đầu phản ánh trung thực, đúng đắn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tuân thủ nguyên tắc kế toán trong quá trình hạch toán và nguyên tắc kế toán trong quá trình lập bảng cân đối tài sản. Tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn trong năm 2002 đều tăng 993.200.563đồng tương ứng 106,4% trong năm 2003 thì bị giảm 815.151.444 đồng tương ứng 95,.1% và năm 2004 lại tiếp tục giảm -487.096.939 tương ứng 96,87%.Nguyên nhân của sự giảm sút ấy là: Về tài sản: Tuy năm 2002 tổng TS tăng nhẹ 993.233.563đồng tương tứng 106,4% do: TSCĐ và Đầu tư dài hạn tăng 3,617% tương ứng 446.717.646 đồng, TS lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm11,220% tương ứng 453.517.083 đồng. Song năm 2003 tổng TS lại bắt đầu giảm do TSLĐ và ĐT ngắn hạn tăng không đáng kể là 11,+999138% tương ứng 399.699.682 đồng, TSCĐ và đầu tư dài hạn giảm 9,493% tương ứng 1.214.851.126 đồng, hiện tượng đó còn tiếp tục diễn ra ở năm 2004 nhưng TSLĐ và ĐT ngắn hạn và TSLĐ và ĐT ngắn hạn đồng thời giảm là: 4,607%tương ứng 183.752.163 đồng và 2,619% tương ứng 303.344.776đồng. Vì thế sự giảm của TSCĐ và đầu tư dài hạn là nguyên nhân chính của sự giảm tổng giá trị TS. Về nguồn vốn: Sự tăng lên của tổng nguồn vốn trong năm 2002 của doanh nghiệp một phần là do sự tăng lên của những khoản nợ phải trả đặc biệt là khoản nợ dài hạn. Vào cuối năm 2002 nợ phải trả tăng 61.930.979 đồngtương ứng 100,68% so với đầu năm và Vốn chủ sở hữu giảm 68.730.416 đồng tương ứng 99.01%, đến năm 2003 Tổng NV giảm trong đó Nợ phải thu giảm 1.499.556.649 đồng tương ứng 83,51%, mặc dù Vốn chủ sở hữu tăng 684.408.205 đồng tương ứng 109,43% nhưng đây chỉ sự tăng nhẹ, tiếp sau đó năm 2004 lại là một bước giảm tiếp theo về NV mà nguyên nhân chính là Nợ phải trả giảm -1.336.248.888 đồng tương ứng 82,485% tuy bên cạnh đấy Vốn chủ sở hữu tăng 849.151.949 đồng tương ứng 110,73% . Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ tình hình tài chính của Cảng Khuyến Lương cần phải đi sâu phân tích Về cơ cấu tài sản: Bên cạnh việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ và đầu kỳ ta phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận và qua đó ta có thể biết được tỷ suất đầu tư của Cảng. Căn cứ vào số liệu bảng cân đối kế toán của Cảng Khuyến Lương lập ngày 31/12/2003 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Năm 2004 Đơn vị tính :Đồng Tài sản Số đầu năm Số cưối kỳ Chênh lệch Số tiền % A.TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 3.988.051.620 3.804.299.457 -183.752.163 -4,607 I. Vốn bằng tiền 520.051.620 499.279.129 -20.772.491 -3,99 II. Các khoản phải thu 2.640.301.691 2.695.170.799 +54.870.108 2,078 III. Hàng tốn kho 781.071.865 521.051.134 -260.020.731 -33.29 IV. TSLĐ khác 46.060.452 88.883.395 42.822.943 92,97 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 11.582.128.345 11.278.783.569 -303.344.776 -2,19 I. TSCĐ 11.384.331.182 10.988.129.311 -396.201.871 -3,48 II . Các khoản đầu tư dài hạn 10.000.000 10.000.00._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT678.doc
Tài liệu liên quan