Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sau một năm gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam đã có một diện mạo mới, một khởi sắc mới đang đón chờ tất cả các doanh nghiệp, các công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và cả những doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại. Tuy nhiên với những cơ hội mới, thuận lợi mới bao giờ cũng có những thách thức mới. Vì vậy đứng trước những cơ hội và thách thức mới thì tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ta cần không ít nỗ lực để không những tồn tại mà còn phát triển hơn nữa khi nền kinh tế mở rộng ra với toàn cầu. Trong cuộc chạy đua của các doanh nghiệp thì vấn đề đòi hỏi được đặt ra với mọi cá nhân là nỗ lực hết mình để cùng doanh nghiệp của mình có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cùng với đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và sự cần thiết đặc biệt quan trọng của hệ thống kế toán tài chính của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, thực tế cho thấy thông thường những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả là những doanh nghiệp có công tác phân tích tài chính được tiến hành thường xuyên, có nề nếp. Ngày nay ở Việt Nam việc phân tích tài chính của doanh nghiệp là một phần rất quan trọng, đóng góp vào sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp. Trong xu hướng phát triển đó, công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt đã liên tục đổi mới chính mình để không những theo kịp mà còn khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Với thế mạnh sẵn có của mình là sản xuất và kinh doanh, ngày nay, doanh nghiệp đã có những bước chuyển mình rất đáng kể để không những thực hiện tốt thế mạnh của mình là sản xuất mà còn phát triển để mở rộng thị trường. Cùng với đó là công tác phân tích tài chính đã được triển khai và dần đang đi đúng hướng, trở thành một công cụ rất quan trọng cho doanh nghiệp trong công tác tổ chức và triển khai sản xuất, kinh doanh trong từng thời kỳ, giúp cho doanh nghiệp định hướng và ngày càng vững mạnh để hội nhập với nền kinh tế nước nhà trong thời kỳ mới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “ Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt ” 2. Phạm vi nghiên cứu : Phân tích tài chính là một công việc rất quan trọng trong khâu quản lý tài chính của doanh nghiệp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực như kế toán, tài chính, pháp luật và các chính sách quản lý tài chính của Nhà nước. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt. 3. Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu thực trạng tài chính và công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Vận dụng cơ sở lý luận đã được học để thực hiện công việc phân tích tài chính cho năm 2006 - 2008 Từ đó đưa ra các phương hướng cải thiện vị thế tài chính cho doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu : 4.1 Các tài liệu nghiên cứu : Nhóm tài liệu nghiên cứu liên quan tới phương pháp nghiên cứu khoa hoc. Nhóm tài liệu về kế toán tài chính và kế toán quản trị doanh nghiệp. Các tài liệu về văn bản pháp luật liên quan tới doanh nghiệp. Nhóm tài liệu về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu : Phương pháp quan sát: Được sử dụng để nắm vững tình hình công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông qua việc trao đổi với các cán bộ kế toán tài chính và các ban khác có liên quan của doanh nghiệp để hiểu rõ được cơ chế tài chính và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp điều tra: Thực hiện công việc thu thập các số liệu liên quan tới công tác kế toán tài chính và phân tích tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp thông kê: Từ các số liệu và thông tin đã thu thập được, ta tiến hành phân loại, xử lý các thông tin này theo trình tự của công tác phân tích tài chính. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đề tài tổng hợp lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. Đề tài vận dụng các lý luận đó, để thực hiện phân tích tài chính cho doanh nghiệp. 6. Cấu trúc của đồ án : Đồ án được tiến hành theo các phần như sau : Phần mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý thuyết chung về tài chính doanh nghiệp Chương 2: Giới thiệu và phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt. Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty. Phân kết luận. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Qua sự phân tích đánh giá này để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không hiệu quả. Nhằm đưa ra các giải pháp, dự báo để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1.1.2 Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Nhìn nhận vị thế hiện thời của công ty trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty. Xác định rõ nguyên nhân sinh gây ra sự suy giảm, tăng lên trong khả năng sinh lời của công ty. Tác động đến các nguyên nhân tạo ra kết quả hoạt động của công ty một cách có hệ thống và hiệu quả nhất. Khắc phục nhược điểm mà công ty đang gặp phải và đưa ra được biện pháp cải tình hình tài chính của công ty 1.1.3 Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp với vị trí là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành phân tích nó sẽ thể hiện chức năng sau: Chức năng đánh giá: Thông qua quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty có thể đánh giá được sự thành công của công ty đó trong thời gian qua. Bằng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như lợi nhuận, doanh thu, năng suất lao động của thời kỳ phân tích các nhà quản trị thấy được tốc độ phát triển và tính chất bền vững ổn định của các lĩnh vực hoạt động của công ty trong thời gian qua. Phân tích tài chính phải đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi: quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động và các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạt động … Phân tích tài chính phải trả lời và làm rõ những vấn đề nêu trên là thực hiện chức năng đánh giá tài chính doanh nghiệp. Chức năng dự đoán: Bản thân doanh nghiệp cho dù đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ phát triển thì các hoạt động cũng hướng tới những mục tiêu nhất đinh. Những mục tiêu này được hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như những diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghề và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai. Vì vây, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng mục tiêu mong muốn của các đối tương quan tâm cần thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Đó chính là chức năng dự doán tài chính doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính công ty sẽ xem xét chiến lược kinh doanh của mình đề ra có đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế không, có điểm nào sai, thiếu sót cần điều chỉnh lại không. Các lĩnh vực đầu tư mà công ty chọn lựa có thích hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế không, công ty có cần thay đổi định hướng đầu tư hay không hay phải tiếp tục phát triển theo định hướng đã chọn. Chức năng điều chỉnh: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế bao gồm nhiều loại khác nhau, rất đa dạng, phong phú và phức tap, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Để kết hợp hài hoà các mối quan hệ, doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh. Muốn vậy cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hướng phát triển của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan. Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp nhận thức được điều này. Đó là chức năng điều chỉnh của phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.1.4 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp Quy trình là trình tự các bước công việc để thực hiện một hoặc một số mục tiêu, quy trình đảm bảo trình tự công việc thực hiện một cách khoa học, có tính kế hoạch, mang lại hiệu quả cho công việc thực hiện. Vậy để phân tích tài chính của công ty tài chính một cách có hiệu quả chúng ta cần phải có một quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể qua các giai đoạn như sau: Lập kế hoạch phân tích: Đây là giai đoạn đầu tiên, là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu. Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch. Nó bao gồm các công việc: + Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu + Tính toán các chỉ tiêu phân tích + Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. + Xác định và dự doán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. + Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính công ty. Giai đoạn kết thúc: Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích. Nó bao gồm các công việc: + Viết báo cáo phân tích + Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích 1.2 Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Nguồn tài liệu Để tiến hành phân tích tài chính cần phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó đặc biệt là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với nhà quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không chỉ cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại mà còn cho thấy những kết quả hoạt động để doanh nghiệp có tình trạng đó. - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 1.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1 Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh ta cần chú ý các vấn đề sau: Điều kiện so sánh: + Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng + Các đại lượng, chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo tính so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường. Xác định gốc để so sánh: Gốc so sánh được xác định tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích. Gốc so sánh có thể xác định tại từng thời điểm, hay trong từng kỳ. Cụ thể: + Khi đánh giá xu hướng, tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở thời điểm trước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. + Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Ta tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu. + Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh. Kỹ thuật so sánh: Về kỹ thuật so sánh có thể so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối hay so sánh bằng số bình quân. + So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả cho phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các chỉ tiêu kinh tế. + So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung của nhóm chỉ tiêu phân tích. So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc tăng hay giảm bao nhiêu %. 1.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích hoặc thương số với chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện theo nội dung và trình tự sau đây: - Thứ nhất, các công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến các chỉ tiêu kinh tế. - Thứ hai, sắp xếp các nhân tố theo một trật tự nhất định và không đổi trong quá trình phân tích. Theo quy ước, các nhân tố số lượng được xếp đứng trước nhân tố chất lượng, nhân tố hiện vật xếp trước nhân tố giá trị. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì sắp các nhân tố chủ yếu trước các nhân tố thứ yếu. - Thứ ba, xác định đối tượng phân tích: Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. - Thứ tư, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: ở bước này, ta lần lượt thay thế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế. Sau mỗi lần thay thế, lấy kết quả mới tìm được trừ đi kết quả mới trước đó. Kết quả cho phép trừ này là ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. - Thứ năm, tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định phải bằng đối tượng phân tích. 1.2.2.3 Phương pháp phân tích Dupont: Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. 1.3 Nội dung phân tích tài chính 1.3.1 Phân tích các báo cáo tài chính 1.3.1.1 Bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày của quý, cuối năm). Bảng cân đối kế toán được dùng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn. Nó gồm 2 phần chính: + Phần tài sản: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ trị giá tài sản hiện có tại 1 thời điểm. Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá của các khoản nhận ký quỹ, ký cược... + Phần nguồn vốn: phần này phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phân tích cơ cấu tài sản: Phân tích kết cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản của một doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích này là: Tìm hiểu sự hợp lý trong phân bổ và sử dụng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Đánh giá một cách tổng quát quy mô, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi phân tích cần xem xét tỷ suất đầu tư trang thiết bị tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tỷ suất đầu tư được xác định theo công thức: Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tổng tài sản Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài. Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì đây là một dấu hiệu tích cực của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Trên bảng cân đối kế toán, cơ cấu của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các khoản vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Mục đích của việc phân tích nguồn vốn là: Phân tích khả năng tự tài trợ, phân tích khả năng chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Qua đó đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn ở một doanh nghịêp (so sánh giá trị của tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn qua mỗi kỳ). Để thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích các cân đối tài chính: Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về cơ cấu vốn và giá trị của các tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời cũng phản ánh tương quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ thanh toán nguồn vốn. Và do vậy góp phần phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích đánh giá được sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ. Tài sản Nguồn vốn - Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn: + Phải trả + Vay ngắn hạn Vốn dài hạn: + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu - Đầu tư tài chính ngắn hạn - Khoản phải thu - Hàng tồn kho - Tài sản lưu động khác - Tài sản cố định - Đầu tư tài chính dài hạn - Xây dựng cơ bản dở dang - Ký quỹ, ký cược dài hạn Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn: Hợp lý, doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự hài hoà kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản ngắn hạn. Ngược lại nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn: Doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có thể do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn. Tuy nhiên, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán có thể dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và một hệ quả tài chính xấu hơn có thể xảy ra. Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn: Và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì điều này là hợp lý, doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu. Nhưng nếu như phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì điều này là bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn: Một phần nợ dài hạn đã được sử dụng để tài trợ tài sản ngắn hạn. Hiện tượng này vừa lãng phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. 1.3.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỷ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp. Cùng với số liệu trên bảng cân đối kế toán, số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận ... Phân tích doanh thu: Doanh thu bán sản phẩm và dịch vụ từ hoạt động kinh doanh là tiền bán sản phẩm, hàng hoá sau khi đã trừ các khoản tiền chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (có chứng từ hợp lệ), thu từ phần nợ giá của nhà nước nếu doanh nghiệp có cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu từ hoạt động mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh, thu lãi tiền gửi. Doanh thu khác là các khoản thu nhập khác, lãi các khoản thu tiền mặt…. Phân tích chi phí: Phân tích chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thường được tiến hành bằng cách so sánh tăng giảm chi phí so với kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch, hoặc so với chỉ số trung bình ngành. So sánh có thể được tiến hành theo chỉ tiêu tổng chi phí, hoặc chi phí bình quân, hoặc tỷ trọng phí, theo từng khoản mục hoặc từng thành phần phí hoặc theo từng đơn vị bộ phận trực thuộc hoặc trung bình toàn doanh nghiệp. Để có thể nhận định được sự thay đổi chi phí luôn cần đặt chúng trong mối quan hệ với khối lượng, sản lượng hàng hoá tiêu thụ. Khi so sánh, nếu thay đổi chi phí có xu hướng dẫn tới làm tăng mức chi phí bình quân hoặc làm tăng tỷ trọng phí thì cần đặt dấu hỏi và phân tích sâu hơn nguyên nhân kinh tế, kỹ thuật liên quan. Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Mục đích của phân tích lợi nhuận là: đánh giá số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất về tiền vốn, lao động, vật tư... So sánh lợi nhuận thực hiện, lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận các kỳ trước (tháng, quý, năm), qua đó thấy được mức độ tăng giảm của lợi nhuận từ các hoạt động. Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. Đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xét tỷ trọng về lợi nhuận của từng loại hoạt động trong tổng lợi nhuận chung của doanh nghiệp để có cái nhìn toàn vẹn hơn. Nội dung phân tích lợi nhuận bao gồm: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp. Nhận dạng những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận. Phân tích tình hình lãi suất chung: Tỷ suất lợi nhuận tính trên lãi suất bán ra được xác định theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết với một trăm đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 1.3.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. BCLCTT phản ánh tình hình thu, chi tiền trong kỳ hay nói cách khác nó lý giải các biến động trong số dư tài khoản tiền mặt. Qua BCLCTT sẽ cung cấp thông tin về dòng tiền của công ty sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì. Từ đó có thể đánh giá khả năng tạo tiền của công ty trong kỳ là nhiều hay ít, thu chủ yếu từ hoạt động nào và dự đoán được khả năng tạo ra tiền trong tương lai, hay đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi của đơn vị. Bên cạnh đó BCLCTT còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch về nguồn vốn - sử dụng vốn một cách hợp lý. 1.3.2 Phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu 1.3.2.1 Phân tích khả năng quản lý rủi ro i. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho phép nhà quản lý‎ đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực thanh toán và sự an toàn của tài chính doanh nghiệp a. Khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ Chỉ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh một cách chung nhất khả năng doanh nghiệp chi trả các khoản nợ như thế nào? b. Các chỉ số khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời cao tức là khả năng thanh toán nợ đến hạn tốt, kết luận này không chắc chắn vì nó không tính đến kết cấu của tài sản lưu động, Rõ ràng nếu doanh nghiệp có nhiều tiền mặt và khoản phải thu sẽ được đánh giá là có khả năng cao hơn các doanh nghiệp có nhiều hàng tồn kho. Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Ngay cả khi khả năng thanh toán nhanh rất cao song tỷ trọng khoản phải thu lớn và khoảng thời gian thu tiền của các khoản phải thu dài doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán tức thời = Tiền Nợ ngắn hạn Tóm lại khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà cao thì rủi ro thanh toán sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì khoản phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều. Khả năng thanh toán mà thấp thì rủi ro thanh toán cao, xong lợi nhuận có thể cao vì tài sản lưu động sử dụng có hiệu quả, nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động nhỏ, ROA và ROE có thể tăng. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay: Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT Lãi vay - Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi nhiều đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). - Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. - Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. ii. Phân tích khả năng quản lý nợ Mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn trong kinh doanh: Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có lợi nhuận cao. Tỷ số nợ cao cũng thể hiện doanh nghiệp có uy tín đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, tỷ số nợ cao lại làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, tăng rủi ro của doanh nghiệp. Phân tích tình hình công nợ và khoản phải thu: Để đánh giá mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, ta cần xem xét tổng số tiền thu so với tổng số tiền phải trả. Mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn trong kinh doanh: Hệ số công nợ = Các khoản phải thu Các khoản phải trả Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Và ngược lại thì có nghĩa là doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh là bình thường tuy nhiên cần phải xem xét tình hình hợp lý‎ để có biện pháp quản lý‎ công nợ được tốt hơn. 1.2.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính i. Phân tích khả năng quản lý tài sản + Là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và mức sản xuất của tổng tài sản trong năm, + Là trả lời câu hỏi một đồng đầu tư vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu? a. Vòng quay tổng tài sản Một đồng đầu tư vào tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu? Vòng quay TTS = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân - Đánh giá tổng hợp khả năng quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp. - Vòng quay tổng tài sản cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. - Vòng quay tổng tài sản cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao. - Vòng quay tổng tài sản thấp là do yếu kém trong quản lý tài sản cố định, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán hàng, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng. Vòng quay tài sản cố định (TSCĐ): Một đồng đầu tư vào tài sản cố định góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu? Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân - Vòng quay TSCĐ càng cao chứng tỏ tài sản cố định có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. - Vòng quay TSCĐ cao là có cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất. - Vòng quay TSCĐ cao là một điều kiện quan trọng để sử dụng tốt tài sản lưu động. - Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lượng tài sản kém, hoặc không hoạt động hết công suất. Vòng quay tài sản lưu động (TSLĐ): Một đồng đầu tư vào tài sản lưu động góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu? Vòng quay TSLĐ = Doanh thu thuần TSLĐ bình quân - Vòng quay TSLĐ cao chứng tỏ tài sản lưu động có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Vòng quay TSLĐ cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư. - Vòng quay TSLĐ thấp do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tư không tốt, quản lý sản xuất không tốt, quản lý bán hàng không tốt. d. Hệ số quay vòng của hàng tồn kho: Hệ số này thể hiện số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân được bán trong kỳ kế toán. Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán HTK bình quân - Hệ số quay vòng hàng tồn kho cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá khá tốt. Khi đó nhu cầu vốn luân chuyển của doanh nghiệp thường thấp hơn so với doanh nghiệp khác. - Hệ số quay vòng hàng tồn kho thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt. Kì thu nợ bán chịu: Kỳ thu nợ = Phải thu x 360 Doanh thu thuần - Kì thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo, có thể là dấu hiệu tốt nếu tăng tốc độ doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận động đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và để tăng doanh thu. - Kì thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lời thấp. - Kì thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao. - Kì thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh. ii. Phân tích khả năng sinh lời Khả năng sinh lời phản ánh năng lực kinh doanh, là điều kiện tiền đề cho tương lai, cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình trạng tiềm năng tăng trưởng. Qua phân tích giúp doanh nghiệp điều khiển lại, cơ cấu lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừa rủi ro ở mức tốt nhất, cũng như hướng tăng trưởng trong tương lai. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (lợi nhuận biên) ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS = LN sau thuế Doanh thu thuần Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Phân tích tỷ suất sinh lợi tài sản, ROA: ROA = LN sau thuế Tổng tài sản bình quân - Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Phân tích tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE: ROE = LN sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân - Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu 1.2.3 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính ._.: Đẳng thức dupont tổng hợp: Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính, vì vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp phân tích tài chính Dupont. Theo phương pháp này, trước hết chúng ta xem xét các mối quan hệ tương tác giữa hệ số sinh lợi doanh thu với hiệu suất sử dụng tổng tài sản (ROA). Khi phân tích ROA cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp. Tiếp theo, chúng ta xem xét tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tạo thành bởi các mối quan hệ giữa tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó nhà quản trị đưa ra các giải pháp phù hợp để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. ROA = LN trước lãi vay và thuế = LN trước lãi vay và thuế x Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản bq ROE = LN sauthuế = LN sau thuê x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq Doanh thu thuần Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq ROE = ROS x VQTTS x Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq - ROE phụ thuộc vào ba nhân tố lợi nhuận trước lãi vay và thuế, vòng quay tổng tài sản và tỷ số Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều đối với ROE. - Phân tích dupont là xác định ảnh hưởng của ba nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân tăng giảm chỉ số này. Tài sản / Vốn CSH Tỷ suất thu hồi vốn góp ROE Tỷ suất sinh lợi tài sản ROA Lợi nhuận biên Vòng quay Tổng tài sản x Lãi ròng Doanh thu x : Doanh thu Tổng tài sản : Doanh thu Tổng chi phí - Tài sản cố định Tài sản lưu động Các chi phí hoạt động khác + Khấu hao + Lãi vay + Thuế Tiền mặt và TSLĐ khác + Khoản phải thu + Hàng tồn kho Hình1.1 : Sơ đồ phân tích DU PON CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2006- 2008 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty + Tên gọi chính thưc: Công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt + Tên giao dich quốc tế: Da Lat Co.,Ltd + Trụ sở chính: Km 2.5 Đường Phùng Hưng – Thành Phố Hà Đông – Hà Nội + Số điện thoại: 03433.514104 + Fax: 843433514105 + Mail: dalatcompany@fpt.vn + Người đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Vũ Văn Tiến. 2.1.1 Hình thức tổ chức Công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt được thành lập ngày 18/12/1988 theo giấy phép số 3904GP/TLDN của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cầp và được sở Kế hoạch va Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đăng ký kinh doanh số 070431 vào ngày 24/12/1998. Công ty co trụ sở tại số 47 Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, để thuận tiện cho hoạt động quản lý ngày 18/12/2002 công ty đã chuyển trụ sở về Km 2.5 đường Phùng Hưng, xã Kiến Hưng, Thành phố Hà Đông và được sở Kế hoạch va Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy đăng ký kinh doanh số 030200446. Công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt là một doanh nghiệp tư nhân, hạch toán kinh tế độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Tuy là một công ty nhỏ nhưng công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt đã kiếm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường với phương châm luôn đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm và hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty cũng đã mạnh dạn đầu tư vào trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, không ngừng tìm tòi các giải pháp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nhân lực và hạ giá thành sản phẩm. Công ty luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên nâng cao nghiệp vụ và tay nghề. Quy mô hiện tại: Công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng số lao động 326 người, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có nhiều công nhân lành nghề được đào tạo cơ bản có tinh thần trách nhiệm và sáng tạo trong lao động. Liên tục được bồi dưỡng thêm kiến thức để có trình độ quản lý và sử dụng thông thạo các phương tiện hiện đại. Nhờ đó, công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt đã sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã với chất lượng tốt. 2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý: Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng, nếu có sai lầm thì qui trách nhiệm dễ dàng. Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt Hội đồng thành viên Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức – hành chính Phòng chuẩn bí sản xuất Phòng mẫu Phòng kỹ thuật Xưởng sản xuât Xưởng hoàn thiện (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Giám đốc: Là người quyết định và điều hành mọi họat động chung của công ty theo chủ trương, chính sách của pháp luật. Phó giám đốc: Là người nhận nhiệm vụ từ giám đốc và điều hành mọi họat động chung cho cấp dưới. Phòng tổ chức hành chính: Phối hợp cùng các phòng quản lý nhân lực toàn công ty Quản lý hồ sơ nhân lực và các hồ sơ quan trọng toàn công ty, các thủ tục tiếp nhận và thôi việc Quản lý công tác an toàn lao động, y tế, vệ sinh môi trường. Phòng tài chính kế toán: Thiết lập và giám sát các chính sách tài chính kế toán. Chịu trách nhiệm chính tất cả các vấn đề về kể toán, tài chính với các cơ quan chức năng Thực hiện phân tích các báo cáo tài chính nội bộ cho ban giám đốc. Tư vấn các quyết định vể tài chính Kiểm tra, giám sát chi phi và giá thành sản xuất. Hỗ trợ các họat động giữa các bộ phận: Thông tin, hợp tác, tổ chức nhân sự. Phòng chuẩn bị sản xuất: Xây dựng và thực hiện công tác cung ứng vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và kế hoạch dự trữ, làm tốt công tác bảo quản vật tư trong kho thuộc phòng quản lý. Tiếp nhận vật tư, nguyên vật liệu về kho. Thống kê năng lực sản xuất của từng cấp máy. Theo dõi tiến độ, tình hình sản xuất và việc nhập thành phẩm. Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng nội địa của công ty. Kiểm tra cac định mức sản xuất, lập kế hoạch xuất hàng cho từng tuần, tháng. Phòng mẫu: Liên lạc với khách hàng để lắm bắt được yêu cầu của khách hàng. Chuẩn bị mẫu: thực hiện việc thiết kế mẫu, dựng mẫu theo yêu cầu của khách hàng Làm bảng màu. Phòng kỹ thuật: Duyệt mẫu đối Tính định mức: các nguyên phụ liệu cần cho sản phẩm, giá thành sản phẩm cho các công đoạn, năng suất của các cấp máy. Hỗ trợ sản xuất: + Ra các thông số kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. + Đào tạo công nhân. + Khắc phục những sai hỏng trong quá trình sản xuất. Xưởng sản xuất: Sản xuất áo: + Nắm được năng lực sản xuất của từng cấp máy tại xưởng để nhận các đơn hàng do phòng chuẩn bị sản xuất giao. + Dựa vào các thông số kỹ thuật do phòng kỹ thuật cung cấp để triển khai đến từng máy. + Hỗ trợ công nhân về kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Kiểm tra mảnh, cắt và máy thành sản phẩm hoàn chỉnh. Thống kê sản phẩm sản xuất ra của từng công nhân. Xưởng hoàn thiện: Nhận sản phẩm về để tiến hành giặt. Là toàn bộ sản phẩm sau khi giặt Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu phát hiện sai hỏng thì chuyển trả xưởng và chủ gia công để sửa. Gấp, gói, đóng kiện để xuất khẩu. 2.1.3 Sản phẩm chính của công ty: Công ty chuyên sản xuất áo len các loại cho người lớn và trẻ em. Một số ít các sản phẩm dùng tiêu thụ trong nước thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, còn phần lớn được gia công, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng và được xuất khẩu ra nước ngoài. 2.1.4 Môi trường kinh doanh của công ty 2.1.4.1 Ngành Công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Trong những năm qua ngành Dệt May Việt Nam được đánh giá là ngành có bước phát triển mới, đóng góp lớn vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Sau 2 năm gia nhập WTO ngành Dệt May Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng của ngành Dệt May là 31%, năm 2008 là 18%, các chuyên gia kinh tế dự báo trong năm 2009 tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn đạt mức hai con số. Ngày 14/3/2008 thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định ”phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Dệt May Việt Nam đến 2015, định hướng đến năm 2020”. Ngành phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm 16% - 18% giai đoạn 2008 – 2010 , 15% trong giai đoạn 2011 – 2020. Qua phân tích trên thấy tiềm năng phát triển của ngành Dệt May trong những năm tới tương đối tốt. 2.1.4.2 Khách hàng Là một công ty chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, hơn 10 năm trong nghề công ty đã tìm cho mình hai đối tác nước ngoài quan trọng, là những khách hàng tiêu thụ sản phẩm chính và tin cậy của công ty trong những năm qua là: i . Công ty: THINH MAI KFT Địa chỉ: H – 1094 Budapest, Tuzolto U. 94. 1/5 Hungary Giám đốc: Bà Lê Vũ Mai ii. Công ty: P.F.O s.r.o Địa chỉ: Podvinný mlýn 2117/23, 190 00 , Praha 9, Czech Republic Giám đốc: Ông Nguyễn Anh Văn 2.1.5 Tình hình lao động và tài sản cố định của doanh nghiệp 2.1.5.1. Tình hình lao động của doanh nghiệp: Được thành lập từ năm 1998, với hơn 10 năm trưởng thành và phát triển đến nay công ty đã xây dựng được cho mình đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, lành nghề. Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính ĐVT: Người Năm Tổng số lao động Nữ Nam Số lượng % Số lượng % 2007 317 250 79 67 21 2008 326 258 79 68 21 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động của công ty năng 2008 tăng so với năm 2007 là 9 người. Tuy co tăng ít nhưng chứng tỏ công ty mở rộng quy mô sản xuất. Số lao động nữ năm 2008 tăng so với năm 2007 la 8 người nhưng về cơ cấu vẫn chiếm 79%. Số lao động nam tương đối ít so với lao động nữ chiếm 21% hay 68 người năm 2008. Số lao động nam làm việc chủ yếu ở các bộ phận giặt là và bảo vệ, một số ít làm ở các bộ phận khác. Vì đặc thù là ngành may mặc cần có sự khéo léo lên số lao động nữ là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo tuổi đời ĐVT: Người Năm Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 55 tuổi Trên 55 tuổi 2007 198 113 6 2008 204 117 5 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Ta thấy số lao động ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất 62% năm 2006 và 63% năm 2008. Số lao động trên 55 tuổi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chỉ dưới 2%, những công nhân đó phần lớn ở phòng bảo vệ đi làm do đã nghỉ công tác ở cơ quan khác hoặc nông dân được công ty tuyển vào làm thêm. Số còn lại là các công nhân có độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi. Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ ĐVT: Người Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ % năm 2007 Đại học và cao học 17 21 6.4 Trung cấp 126 154 47.2 Công nhân 174 151 46.4 Tổng 317 326 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Là một công ty vừa và nhỏ, số lao động có trình độ đại học và cao học của công ty chưa cao, nhưng cuối năm 2008 tăng so với đầu năm. Qua đó cũng thấy công ty đã biết chú trọng vào việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. 2.1.5.2. Tình hình tài sản cố định. Tài sản cố định của công ty được ghi nhận theo giá gốc và các chi phí có liên quan trực tiếp mà công ty bỏ ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau: Bảng 2.4: Bảng thời gian khấu hao Nhà cửa 20-25 năm Máy móc thiết bị 5 - 10 năm Phương tiện vận tải 5 - 10 năm Thiết bị văn phòng 5 - 7 năm (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Bảng 2.5: Tình hình tài sản cố định của công ty năm 2008 ĐVT: VNĐ STT Tài sản Nguyên giá Giá trị còn lại % theo NG % theo GTCL 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 20,533,578,077 16,878,910,681 90.88% 94.85% 2 Máy móc thiết bị 1,015,173,110 592,493,504 4.49% 3.33% 3 Phương tiện vận tải 703,256,190 146,100,725 3.11% 0.82% 4 Thiết bị, dụng cụ quản lý‎ 342,248,051 176,967,341 1.51% 0.99% Tổng cộng 22,594,255,428 17,794,472,251 100.00% 100.00% (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy nhóm tài sản nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất 90.88%. Điều này cũng dễ hiểu vì công ty chú trọng vào việc xây dựng nhà xưởng và vật kiến trúc. Những năm vừa qua công ty đã xây dựng một khu nhà xưởng khang trang với toà nhà 3 tầng to lớn, còn có tầng hầm để xe trên nền đất rộng do tỉnh Hà Tây cho phép đầu tư, xây dựng. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là thiết bị, dụng cụ quản lý chỉ có 1.51%. Còn lại là máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải, tài sản cố định vô hình. Trong năm 2008 công ty đã tiến hành mua mới thêm máy móc, thiết bị 82.5 triệu đồng, mua thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý 90 triệu đồng. Tình hình sử dụng vật tư và quản lý tài sản cố định của công ty được đặc biệt chú trọng. Các loại vật tư khi nhập kho hay xuất kho đều có phiếu thu và phiếu chi rõ ràng. Ở phòng kỹ thuật có một đội ngũ kỹ sư có chất lượng đã tính toán chặt chẽ và chính xác định mức sử dụng nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, từ đó sử dụng tiết kiệm vật tư để nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. Tài sản cố định rất quan trọng đối với ngành dệt may. Đặc biệt là máy móc thiết bị, nhân tố chính để tạo nên sản phẩm. Vì vậy công tác quản lý tài sản cố định được công ty chú trọng. Từ việc tính hao mòn để tính giá trị còn lại theo sổ sách và theo dõi tình hình thực tế của các loại tài sản cố định có trong tình trạng sử dụng tốt không, đã quá hạn sử dụng chưa. Từ đó để đầu tư các loại máy móc, thiết bị mới, thanh lý các loại máy móc thiết bị đã lạc hậu, kém hiệu quả. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.2.1 Phân tích báo cáo tài chính 2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán Phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính có khả quan hay không. Đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai. a. Phân tích cơ cấu tài sản: Để đánh giá được cơ cấu tài sản, trước hết ta phải xác định được tỷ trọng của từng loại tài sản và thông qua đó đánh giá việc phân bổ tài sản cho các khâu, cho các hoạt động có hợp lý hay không. Mặt khác thông qua việc so sánh giữa năm này với năm khác có thể đánh giá được sự biến động của từng loại tài sản, qua đó cung cấp những thông tin về thực trạng tình hình tài chính của công ty. Bảng 2.6: Bảng cơ cấu tài sản tại thời điểm cuối năm 2007, 2008 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2008 2007 So sánh 2008 - 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % A- Tài sản ngắn hạn 19,830,106,242 48.37% 18,626,320,962 45.72% 1,203,785,280 6.46% 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 15,836,074,552 38.63% 14,527,803,636 35.66% 1,308,270,916 9.01% 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 849,575,536 2.07% 832,312,512 2.04% 17,263,024 2.07% 4. Hàng tồn kho 3,144,456,154 7.67% 2,991,341,367 7.34% 153,114,787 5.12% 5. Tài sản ngắn hạn khác 0 0.00% 274,863,447 0.67% -274,863,447 -100.00% B- Tài sản dài hạn 21,164,181,270 51.63% 22,117,293,041 54.28% -953,111,771 -4.31% 1. Tài sản cố định 17,794,472,251 43.41% 18,738,010,670 45.99% -943,538,419 -5.04% 2. Bất động sản đầu tư 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,908,093,048 7.09% 2,908,093,048 7.14% 0 0.00% 4. Tài sản dài hạn khác 461,615,971 1.13% 471,189,323 1.16% -9,573,352 -2.03% Tổng tài sản 40,994,287,512 100.00% 40,743,614,003 100.00% 250,673,509 0.62% (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Nhận xét: Tài sản ngắn hạn Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy tài sản ngắn hạn của năm 2008 là 19,830 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48.37% trong tổng tài sản, và của năm 2007 là 18,626 triệu đồng tương ứng tỷ trọng 45.72% trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1,204 triệu đồng tương đương với tăng 6.46%. Nguyên nhân tăng tài sản ngắn hạn là do tăng lượng tiền, tương đương tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Mặc dù tài sản ngắn hạn khác giảm so với năm ngoái nhưng tỷ trọng của nó thấp nên ảnh hưởng không nhiều. - Tiền và tương đương tiền: Số tiền của công ty năm 2008 là 15,836 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38.63% trong tổng tài sản, năm 2007 là 14,528 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 35.66%. Năm 2008 tăng so với năm trước 1,308 triệu đồng, tương ứng tăng 9.01%. Tiền và tương đương tiền của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm nay lại có xu hướng tăng so với năm trước thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty rất tốt. Tuy nhiên, lượng tiền nhàn rỗi quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. -Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2008 là 3,144 triệu đồng chiếm 7.67 % so với tổng tài sản, hàng tồn kho của năm 2007 là 2,991 triệu đồng chiếm 7.34% trong tổng tài sản, như vậy hàng tồn kho của năm 2008 tăng so với năm 2007 là 153 triệu tương đương với tỷ lệ tăng là 5.12%. Nguyên nhân chính là do tăng nguyên liệu vật liệu tồn kho và thành phẩm tồn kho. Thực tế cho thấy lượng hàng tồn kho tăng lên do doanh nghiệp tích cực dự trữ nguyên vật liệu để dùng cho hoạt động sản xuất, hơn nữa ban quản lý‎ doanh nghiệp nhận thấy trong tình hình hiện nay hàng hóa có thể bị leo thang, trượt giá nên tích trữ nguyên vật liệu tồn kho là là nhu cầu chính đáng. - Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2007 khoản phải thu của công ty là 832 triệu đồng chiếm tỷ trọng chỉ 2.04%, trong khi năm 2008 con số này tăng đến 849 triệu đồng với tỷ trọng 2.07% trong tổng tài sản. Phải thu ngắn hạn tăng chủ yếu do tăng phải thu khách hàng, phản ánh chính sách bán hàng của công ty năm 2008 rộng rãi hơn năm trước. Ta thấy năm 2008 công ty bán chiu cho khách hàng nhiều hơn năm 2007, bị bạn hàng chiếm dụng về vốn làm giảm khả năng quay vòng vốn của công ty. Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn năm 2008 là 21,164 triệu đồng chiếm tỷ lệ 51.63% trong tổng tài sản, năm 2007 là 22,117 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 54.28%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 953 triệu, tương ứng giảm 4.31%. Tài sản dài hạn giảm chủ yếu do giảm tài sản cố định. Xét tỷ suất đầu tư: tỷ suất này thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư năm 2008 = = 50.31 % Tỷ suất đầu tư năm 2007 = = 50.50 % Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định năm 2008 có giảm so với năm 2007 là 2.92%. Tuy nhiên vẫn nằm trong mức cho phép và phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất hàng dệt len. Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ giảm do tổng tài sản năm 2008 tăng so với năm 2007, trong khi tài sản cố định lại giảm đi. Mặc dù năm qua công ty vẫn tiến đầu tư mua, sắm mới một số trang thiết bị tuy nhiên giá trị mua thêm không bù đắp được giá trị khấu hao của tài sản. Do đó, tài sản cố định năm 2008 giảm so với năm 2007. Tỷ suất đầu tư của công ty khá cao, chứng tỏ công ty đã thực hiện chiến lược đầu tư theo chiều sâu, khẳng định xu hướng phát triển lâu dài của công ty. Qua phần tài sản dài hạn của công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt ta thấy công ty có khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,908 triệu đồng. Như vậy ngoài hoạt động kinh doanh sản xuất chính của mình thì công ty cũng đã biết sử dụng một phần nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư vào thị trường tài chính, một thị trường đang khá được ưa chuộng ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Các hoạt động tài chính chủ yếu của công ty là mua bán cổ phiếu, trái phiếu của nhà nước và các công ty lớn. b.Phân tích nguồn vốn Bảng2.7: Bảng cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2007, 2008. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2008 2007 So sánh 2008 - 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % A. NỢ PHẢI TRẢ 383,764,597 0.94% 234,598,636 0.58% 149,165,961 63.58% I. Nợ ngắn hạn 239,266,277 0.58% 234,598,636 0.58% 4,667,641 1.99% 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 341,716 0.00% 341,716 0.00% 3. Người mua trả tiền trước 2,138,311 0.01% 2,138,311 0.01% 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 14,917,842 0.04% 14,917,842 5. Phải trả người lao động 165,544,502 0.40% 132,483,645 0.33% 33,060,857 24.95% 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 56,323,906 0.14% 99,634,964 0.24% -43,311,058 -43.47% II. Nợ dài hạn 144,498,320 0.35% 144,498,320 1. Vay và nợ dài hạn 3. Phải trả, phải nộp khác 144,498,320 0.35% 144,498,320 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 40,610,522,915 99.06% 40,509,015,367 99.42% 101,507,548 0.25% I. Vốn chủ sở hữu 40,496,919,445 98.79% 40,453,797,417 99.29% 43,122,028 0.11% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 40,000,000,000 97.57% 40,000,000,000 98.17% 0.00% 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 274,243,305 0.67% 155,472,265 0.38% 118,771,040 76.39% 7. Lợi nhuận sau thuế chưa PP 222,676,140 0.54% 298,325,152 0.73% -75,649,012 -25.36% II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 113,603,470 0.28% 55,217,950 0.14% 58,385,520 105.74% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 40,994,287,512 100.00% 40,743,614,003 100.00% 250,673,509 0.62% (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Nhận xét: Tổng nguồn vốn năm 2008 là 40,994 triệu đồng so với năm 2007 là 40,743 triệu đồng tăng 250 triệu đồng tương ứng tăng 0.62%. Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu năm 2008 là 40,610 triệu tương ứng tỷ lệ 99.06%, năm 2007 là 40,509 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 99.42%. Vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 101 triệu đồng do tăng quỹ khen thưởng phúc lợi 58 triệu và tăng các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của năm 2007 là 234.6 triệu đồng, năm 2008 là 239.3 triệu đồng tăng 4.7 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 1.99%. Nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu ở các khoản mục: phải trả người lao động, thuế phải nộp nhà nước và người mua trả tiền trước. Nợ dài hạn: Năm 2007 công ty không có nợ dài hạn, nhưng năm 2008 con số này là 144.5 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 0.35% trong tổng nguồn vốn. Ta thấy công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt tuy có nợ nhưng tỷ trọng nợ của doanh nghiệp rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 1% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty năm nay tăng so với năm trước 101.5 triệu, con số đó không cao nhưng cho thấy năm qua công ty đã làm ăn hiệu quả, giữ lại lợi nhuận để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Tại công ty tỷ lệ vốn chủ sở hữu luôn chiếm 99% tổng nguồn vốn qua đó ta thấy mức độ tự chủ, độc lập về tài chính của công ty rất cao. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp ta xét các tỷ suất tự tài trợ tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ 2008 = x 100% = 99.06 % Tỷ suất tự tài trợ 2007 = x 100% = 99.42 % Nhìn vào tỷ suất tự tài trợ ta thấy năm 2008 tuy co giảm so với năm 2007 là 0.36 %. Tuy nhiên do tỷ suất này luôn lớn hơn 99%, nên sự giảm sút nhẹ này đối với công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt không có gì đáng lo ngại. Tỷ suất này luôn rất lớn chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty rất cao. c.Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện mối tương quan giữa giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mối quan hệ này giúp ta nhận thức được sự hợp l‎ý‎ giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng nó trong đầu tư, mua sắm, dự trữ và sử dụng có hiệu quả hay không. Mối quan hệ này được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 2.8: Quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn Năm 2008 Năm2007 Tái sản NPT 0.94% ngắn hạn 48.37% Vốn chủ sở hữu Tài sản 99.06% dài hạn 51.63% Tài sản NPT 0.58% ngắn hạn 45.72% Vốn chủ sở hữu Tài sản 99.42% dài hạn 54.28% Nhận xét: Nhìn vào bảng quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cả hai năm 2008 và 2007 ta thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn là chưa thực sự hợp lý‎: Theo như số liệu trên công ty sử dụng toàn bộ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn hạn cũng chỉ đủ đầu tư cho một phần rất nhỏ tài sản ngắn hạn. Toàn bộ nợ ngắn hạn được đầu tư cho tài sản ngắn hạn chứng tỏ nợ ngắn hạn đã được sử dụng đúng mục đích của mình. Toàn bộ nợ dài hạn cũng được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Nợ dài hạn chưa được sử dụng đúng mục đích của nó, gây lãng phí chi phí lãi vay làm hiệu quả sử dụng vốn thấp. Qua bảng quan hệ cân đối trên ta thấy công ty phần lớn sử dụng nguồn vốn tự có của mình ( tỷ lệ vốn chủ sở hữu luôn trên 99% ). Đây là bằng chứng để chứng tỏ tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định, lành mạnh và mức độ tự chủ về tài chính cao. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của vốn chủ sở hữu là chi phí sử dụng vốn cao, gây lãng phí. Dường như công ty đã không huy động các nguồn vốn khác từ bên ngoài như vốn vay ngân hàng để giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn vay còn là động lực giúp các nhà đầu tư thận trọng hơn khi đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là ta thực hiện phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận để tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của các khoản mục này. Giúp nhà quản lý‎ nhận biết được những thông tin và xu hướng của chúng trong tương lai và tìm biện pháp để giải quyết. Bảng 2.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2008 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Biến động Tăng giảm Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 29,782,580,890 25,839,998,754 3,942,582,136 15.26% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 29,782,580,890 25,839,998,754 3,942,582,136 15.26% 4. Giá vốn hàng bán 26,757,196,918 23,258,268,372 3,498,928,546 15.04% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 3,025,383,972 2,581,730,382 443,653,590 17.18% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 815,473,656 707,627,472 107,846,184 15.24% 7. Chi phí tài chính 93,201,959 88,904,282 4,297,677 4.83% - Trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí quản lý kinh doanh 2,138,284,075 1,807,644,130 330,639,945 18.29% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1,609,371,594 1,392,809,442 216,562,152 15.55% 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,609,371,594 1,392,809,442 216,562,152 15.55% 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 450,624,046 389,986,644 60,637,403 15.55% 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 1,158,747,548 1,002,822,798 155,924,749 15.55% (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3,943 triệu đồng, tương ứng tăng tới 15.26% so với năm trước. Giá vốn hàng bán tăng 3,498 triệu so với năm 2007, tương ứng tăng 15.04%. Tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần cho thấy công ty đã có chính sách tốt trong việc giảm giá vốn hàng bán. Điều đó càng thể hiện rõ nét qua tỷ lệ giá vốn/DT thuần năm 2008 là 89.84%, năm 2007 tỷ lệ này là 90.01%, giảm 0.17% so với năm 2007. Chứng tỏ năm 2008 để thu được 100 đồng doanh thu thuần công ty đã tiết kiệm được thêm 0.17 đồng giá vốn. Do giá vốn/DT thuần giảm so với năm trước nên LN gộp/DT thuần năm 2008 là 10.16% tăng so với năm trước 0.17%.Vậy, năm 2008 nhờ có chính sách quản lý giá vốn tôt hơn nên lợi nhuận công ty thu được trên một đồng doanh thu thu về cao hơn năm trước. Tuy là công ty sản xuất nhưng công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt vẫn tận dụng nguồn lực nhàn rỗi của mình để đầu tư vào thị trường tài chính bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu của nhà nước và công ty lớn. Đầu tư đó hàng năm cũng đem lại phần lợi nhuận đáng kể cho công ty. Năm 2008 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng so với năm trước 108 triệu đồng, ứng tỷ lệ tăng 15.24%, trong khi chi phí tài chính chỉ tăng 4.3 triệu, tăng 4.83% so với năm trước. Tốc độ tăng doanh thu tài chính lớn hơn tốc độ tăng chi phí tài chính, chứng tỏ công ty đang có đầu tư tích cực vào thị trường này. Ta thấy chi phí quản lý kinh doanh của công ty luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 7,18% so với doanh thu thuần năm 2008, 7.00% năm 2007. Năm 2008 tăng so với năm trước 331 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 18.29% lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần. Chứng tỏ năm vừa qua công tác quản lý chi phí này của công ty chưa tốt. Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty cần có biện pháp quản lý chi phí này. 2.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích ảnh hưởng của các mặt hoạt động đến dòng tiền thuần trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng với các nhà quản lý bời nó cho biết sự ra vào của dòng tiền trong công ty. Khi kết hợp với BCĐKT và BCKQSXKD cho biết chất lượng của lợi nhuận thông qua dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.10: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007 - 2008 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 So sánh 2008 - 2007 Giá trị % I- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 29,679,317,866 24,970,326,966 4,708,990,900 18.86% 2- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ -14,841,166,758 -12,481,586,254 -2,359,580,504 18.90% 3- Tiền chi trả cho người lao động -8,931,859,541 -7,511,204,795 -1,420,654,746 18.91% 4- Tiền chi trả lãi vay 5- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp -500,000,000 -400,000,000 -100,000,000 25.00% 6- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 983,704,978 792,398,704 191,306,274 24.14% 7- Tiên chi khác từ hoạt động kinh doanh -4,955,061,474 -4,136,386,375 -818,675,099 19.79% Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 1,434,935,071 1,233,548,246 201,386,825 16.33% II- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1- Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và TSDH khác -172,234,155 -130,817,190 -41,416,965 31.66% 5- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác -231,150,000 231,150,000 -100.00% 7- Tiên thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia khác 45,570,000 22,003,000 23,567,000 107.11% Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -126,664,155 -339,964,190 213,300,035 -62.74% III- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính …………. Lưu chuyển tiền thuần từ hạot động tài chính Lưu chuyên tiền thuần trong năm (50=20+30+40) 1,308,270,916 893,584,056 414,686,860 46.41% Tiền và._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21307.doc
Tài liệu liên quan