Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long

Tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long: ... Ebook Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU --------&-------- Sau hơn 10 năm chuyển đổi cơ chế quản lý, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn rất quan trọng. Hoà nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác, ngành bưu chính viễn thông đã có những bước tiến vượt bậc, nhanh chóng trở thành ngành sản xuất mũi nhọn, thu hút được công nhân lao động cao nhất, tốc độ tăng trưởng nhanh, đã góp một phần đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. Trong thành quả chung của ngành có sự đóng góp nhỏ bé của Công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long. Hiện nay, công ty là một trong những doanh nghiệp sản xuất cáp viễn thông có uy tín tại Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp mà mỗi sinh viên phải hoàn thành, đồ án này cũng giúp em củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã được học ở trường, kết hợp với thực tế hoạt động kinh doanh, làm quen dần với các phương pháp luận khoa học ứng dụng vào thực tế phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp là “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long”. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Dương Mạnh Cường, em hy vọng những phân tích và biện pháp được xây dựng trong quá trình thực hiện đồ án này có thể giúp ích được một phần nào đó trong hoạt động của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh chị tại công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long và thầy giáo, thạc sỹ Dương Mạnh Cường - Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý- Trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và dẫn dắt em trong suốt quá trình thực tập. Do kiến thức còn hạn chế, bản đồ án này không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Vì vậy, kính mong các thầy cô và toàn thể các bạn góp ý loại bỏ những thiếu sót để bản đồ án này được hoàn thiện hơn. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bản đồ án tốt nghiệp này được kết cấu thành ba phần chính như sau: Phần I : Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh Phần II : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long. Phần III : Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả HĐSXKD Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Sinh viên thực hiên: Hoàng Anh PHẦN I --------&-------- CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh trên bất kỳ lĩnh vực nào đòi hỏi phải có hiệu quả thì mới tồn tại và phát triển được. Để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, vấn đề phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, và cần được đặt lên hàng đầu. Nó giúp cho nhà quản lý có những quyết định đúng đắn đầu tư đúng mục đích để đạt hiệu quả. 1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả là một phạm trù khoa học phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả cao nhất theo mong muốn. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh để tạo được kết quả cao nhất theo mong muốn. Về mặt định tính, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong quá trình sản xuất mà còn phản ánh trình độ, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp. Về mặt định lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng, quá trình sản xuât kinh doanh chỉ thu được hiệu quả khi kết quả thu được lớn hơn chi phí. Chênh lệch này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa kết quả và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình hệ thống các chỉ tiêu phù hợp. Hệ thống này thường bao gồn các chỉ tiêu tổng hợp (tổng quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu này phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng) và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Hiệu quả SXKD = Giá trị kết quả đầu ra Giá trị yếu tố đầu vào Giá trị kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp… Giá trị yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, vốn (tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu…), chi phí. Công thức này phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu này đặc chưng cho kết quả nhận được trên một đơn vị chi phí và yêu cầu chung là được cực đại hoá. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn được tính bằng cách so sánh nghịch đảo như sau: Hiệu quả SXKD = Giá trị yếu tố đầu vào Giá trị kết quả đầu ra Công thức này phản ánh suất hao phí của các yếu tố đầu vào. Nghĩa là để có được một đơn vị đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào. Yêu cầu chung là cực tiểu hoá chỉ tiêu này. 1.1.2. Phân biệt hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh Chúng ta không được đồng nhất giữa hai khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh chất lượng đầu tư của doanh nghiệp, tức là trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ. Về hình thức, hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn luôn là phạm trù so sánh, thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra với cái thu được về. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện việc nó được tạo ra ở mức nào và với chi phí nào, nghĩa là riêng kết quả không thể hiện được chất lượng tạo ra nó. Kết quả là cái đạt được của doanh nghiệp trong mỗi kỳ kinh doanh. Kết quả chỉ phản ánh cho ta thấy quy mô và nó đạt được là to hay nhỏ mà không phản ánh được chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó tạo ra. Vì vậy, kết quả và hiệu quả là hai khái niệm độc lập và khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó. 1.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc phân loại hiệu quả kinh doanh nhằm tiếp cận và đánh giá chính xác hiệu quả, giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn về hướng đầu tư để thu được kết quả tốt nhất có thể. Có nhiều cách khác nhau để phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân loại theo kết quả SSX = DTT SSL = LN Nguồn lực Nguồn lực Phân loại theo nguồn lực + Hiệu quả sử dụng vốn SSXV = DTT SSLV = LN Vốn Vốn + Hiệu quả sử dụng lao động SSXLĐ = DTT SSLLĐ = LN Lao động Lao động + Hiệu quả sử dụng chi phí SSXCP = DTT SSLCP = LN Chi phí Chi phí Phân loại theo phạm vi tính toán + Tổng hợp ROS = SSLDT = LN DTT ROA = SSLTTS = LN TTSbq ROE = SSLVCSH = LN VCSHbq + Bộ phận * Theo kết quả - Doanh thu Sức sinh lợi của doanh thu theo sản phẩm. Sức sinh lợi của doanh thu theo khu vực địa lý. - Lợi nhuận Sức sinh lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức sinh lợi từ hoạt động tài chính. Sức sinh lợi từ hoạt động bất thường. * Theo nguồn lực - Lao động SSXLĐTT = DTT SSLLĐTT = LN LĐTTbq LĐTTbq SSXLĐGT = DTT SSLLĐGT = LN LĐGTbq LĐGTbq - Tài sản SSXTSCĐ = DTT SSLTSCĐ = LN Nguyên giá TSCĐbq Nguyên giá TSCĐbq SSXTSLĐ = DTT SSLTSLĐ = LN TSLĐbq TSLĐbq SSXVCSH = DTT SSLVCSH = LN VCSHbq VCSHbq - Chi phí SSXNVL = DTT Chi phí NVL 1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao hiệu quả của tất cả các quá trình hoạt động trong doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản mang tính sống còn vì đó là điều kiện kinh tế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì kết quả sản xuất kinh doanh ít nhất phải bù đắp được các chi phí bỏ ra. Doanh ngiệp muốn phát triển thì kết quả sản xuất kinh doanh không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà còn có dư thừa để tích luỹ xho quá trình tái sản xuất mở rộng. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn, trong thời gian càng ngắn và sự tác động của các kết quả đó tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội càng mạnh thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Sự tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh biểu thị sự đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế, rõ nhất là mức độ thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Khi các doanh nghiệp đều hoạt động có hiệu quả tức là nền kinh tế được ổn định và phát triển. Điều này hết sức có ý nghĩa đối với mỗi quốc gia, nó được thể hiện thông qua các khía cạnh sau: Tăng tổng sản phẩm xã hội. Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, ổn định nền kinh tế. Tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ. Tạo điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân. Đối với mỗi doanh nghiệp: Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển một khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc kinh doanh có hiệu quả giúp doanh nghiệp thu được những lợi ích như sau: Tiết kiện được các chi phí đầu vào không hợp lý, từ đó tăng được lợi nhuận. Duy trì và phát triển nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất. Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thực hiện được các nghĩa vụ đối với nhà nước. Tạo việc làm và thu nhập tốt cho một bộ phận lao động trong xã hội. Đối với người lao động: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần làm nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động. Từ đó, tao động lực kích thích người lao động hăng say sản xuất, sán tạo, tiết kiệm và tăng năng suất lao động. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự tác động của các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra và giá cả thị trường. Đồng thời, các yếu tố này lại chịu tác động trực tiếp của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các nhân tố khác như chính trị, kinh tế, kỹ thuật, tâm lý v.v... của thị trường trong nước và quốc tế, của ngành, của các doanh nghiệp khác. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. 1.2.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp Có rất nhiều nhân tố từ phía doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ta có thể xác định được 03 nhóm nhân tố chính là: quy mô sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Nhân tố về quy mô sản xuất kinh doanh Mỗi doanh nghiệp, khi quyết định kinh doanh cái gì và sản xuất bao nhiêu thì đề phải nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường (nhu cầu có khả năng thanh toán) và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của doanh nghiệp. Nhu cầu của thị trường càn lớn thì khả năng tạo ra doang thu cho doanh nghiệp càng cao. Khi đó, doanh nghiệp cũng sẽ có khả năng tăng được quy mô sản xuất kinh doanh. Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lớn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh được thị trường. Điều đáng lưu ý là các nhà sản xuất kinh doanh luôn muốn bán được khối lượng hàng hoá lớn và do đó, họ sẽ định ra mức giá bán sản phẩm hợp lý mà cả người mua và người bán đều chấp nhận được. Quan hệ cung – cầu về hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ làm giá cả thay đổi, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, việc lựa chọn quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý (sản xuất những mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào) sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhân tố về tổ chức sản xuất kinh doanh Khi đã lựa chọn được quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp phải đưa ra quyết định sản xuất tổ chức sản xuất kinh doanh như thế nào. Các yếu tố đầu vào như công nghệ, lao động vật tư v.v… nếu được lựa chọn tối ưu sẽ làm tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Do đó, việc chuẩn vị tố các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cũng phải lựa chọn được phương pháp kết hợp tối ưu các yếu tố trong quá trình sản xuất. Quá trình này phải được tổ chức khoa học nhằm giảm chi phí, tăng sản lượng, chất lượng, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố về tổ chức quản lý của doanh nghiệp Tổ chức quản lý là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình quản lý bao gồm các khâu cơ bản sau: Định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch và các phương án sản xuất kinh doanh. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế. Các khâu này nếu được thực hiện tốt sẽ giúp tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giảm chi phí quản lý. Từ đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao. 1.2.2. Các nhân tố từ bên ngoài doanh nghiệp Những nhân tố thuộc môi trường vi mô - Nhu cầu của khách hàng: Quyết định số lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cần đạt được. - Đối thủ cạnh tranh: Bao gồm các doanh nghiệp có mặt trong ngành và các công ty tiềm năng có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Số lượng đối thủ trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngoài ra còn phải kể đến các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thay thế. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế: Các yếu tố kinh tế có tác động lên nhiều mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng có thể là cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp. Các tác động từ môi trường kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng và chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp… - Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái… Tất cả những biến động của môi trường tự nhiên đều ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Môi trường khoa học kỹ thuật: Công nghệ sản xuất luôn được thay đổi không ngừng, doanh nghiệp phải nắm được những bước thay đổi đó để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích rõ chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của công nghệ sản xuất để có biện pháp cải tiến thích hợp. - Môi trường chính trị: Thể chế chính sách, pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước đưa ra các chính sách, các biện pháp kinh tế tạo hành lang và môi trường kinh doanh phù hợp cho các doanh nghiệp nhằm điều tiết nền kinh tế đi theo quỹ đạo vĩ mô đã lựa chọn. Các chính sách kinh tế của Nhà nước trong mỗi thời kỳ thể hiện sự định hướng trong đầu tư và thúc đẩy nền kinh tế. Với chính sách đòn bẩy kinh tế, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh có lợi cho sự phát triển của đất nước. Do đó, các chính sách kinh tế của nhà nước có tác động tực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. - Môi trường văn hoá - xã hội: Trình độ nhận thức, phong cách, lối sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Thị trường: Bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định trình tự sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào có tác động đến giá thành sản phẩm và tính liên tục của sản xuất. Thị trường đầu ra quyết định tốc độ thiêu thụ, vòng quay vốn, kết quả thu được… từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. Nội dung phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh Khi phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta có nhiều phương cách thực hiện khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà ta xác định nội dung và trình tự phân tích cho phù hợp. Nhìn chung, quá trình phân tích thường theo các bước sau: Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả trên, nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó. Phân tích ảnh hưởng của tử số và mẫu số tới các chỉ tiêu hiệu quả, các nhân tố khách quan và chủ quan. Dựa trên các cơ sở đã phân tích để đưa ra nhận xét, đánh giá chung và đưa ra phương hướng khắc phục. Xây dựng biện pháp khắc phục và kết luận. 1.4. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiện nay, có 04 phương pháp thường được sử dụng khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là: Phương pháp so sánh đơn giản, Phương pháp thay thế liên hoàn, Phương pháp phân tích tương quan, Phương pháp phân tích chi tiết. 1.4.1. Phương pháp so sánh đơn giản Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá, có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau. Khi sử dụng phương pháp này cần nắm chắc ba nguyên tắc sau: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh. Điều kiện so sánh được. Kỹ thuật so sánh. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để so sánh là số liệu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh và được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: Các tài liệu, số liệu của kỳ trước: Nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức): nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với dự kiến. Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực: nhằm khẳng định vị thế của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện. Đây cũng là kết quả mà doanh nghiệp đạt được. Điều kiện so sánh được : Điều kiện tiên quyết để sử dụng được phương pháp so sánh là các chỉ tiêu được sử dụng phải có tính đồng nhất. Ta cũng cần chú trọng về cả đặc điểm không gian và thời gian. Về mặt không gian, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh. Về mặt thời gian, cá chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên ba mặt sau: phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế, phải có cùng một phương pháp tính toán, phải cùng một đơn vị đo lường. Để đảm bảo tính đồng nhất, người ta cần phải quan tâm tới việc xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép v.v… Kỹ thuật so sánh: Để phương pháp phân tích được chính xác, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh thể hiện quy mô, khối lượng của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả sao sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số bình quân: là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất. Các chỉ tiêu được so sánh với nhau một cách tuyệt đối hoặc tương đối. So sánh tuyệt đối: So sánh tương đối: Trong đó C1, C0 lần lượt là số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc. Ưu điểm: Phương pháp so sánh giản đơn dễ thực hiện, cho phép tách ra được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng so sánh. Trên cơ sở đó, ta đánh giá được những mặt hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm được biện pháp tối ưu trong mỗi trường hợp. Nhược điểm: Phương pháp so sánh giản đơn có nhược điểm lớn nhất là không xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố biến động đến chỉ tiêu cần phân tích. 1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng quan hệ logic giữa các nhân tố. Việc so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ giúp xác định được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Như vậy, khi trình tự thay thế khác nhau có thể thu được các kết quả khác nhau về mức ảnh hưởng của cùng một nhân tố tới cùng một mục tiêu. Đây chính là nhược điểm nổ bật nhất của phương pháp này. Trình tự thực hiện phương pháp này như sau: - Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. - Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. - Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở trên. - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mức độ ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định. Trong trường hợp cùng một lúc có nhiều nhân tố chất lượng và số lượng, việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu thực tế so với chỉ tiêu gốc chênh lệch không quá 5 đến 10% thì kết quả tính toán trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng gần bằng nhau. Phương pháp thay thế liên hoàn được minh hoạ như sau: A là chỉ tiêu cần phân tích, A có quan hệ với ba nhân tố là x, y, z và mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng hàm số f(x,y,z). A1 = f(x1,y1,z1) và A0 = f(x0,y0,z0) lần lượt là số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc. A = A1 - A0 = f(x1,y1,z1) - f(x0,y0,z0) là lượng biến đổi của chỉ tiêu A. Để xác định sự tác động của từng nhân tố x, y, z tới chỉ tiêu A ta thay lần lượt các nhân tố biến đổi, giả sử thứ tự thay thế là x, y, z. Ta có: Mức ảnh hưởng của nhân tố x tới chỉ tiêu A: Ax = f(x1,y0,z0) - f(x0,y0,z0) Mức ảnh hưởng của nhân tố y tới chỉ tiêu A: Ay = f(x1,y1,z0) - f(x1,y0,z0) Mức ảnh hưởng của nhân tố z tới chỉ tiêu A: Az = f(x1,y1,z1) - f(x1,y1,z0) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: A = Ax + Ay + Az = f(x1,y1,z1) - f(x0,y0,z0) Ưu điểm: Phương pháp thay thế liên hoàn giúp xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Từ đó tìm được các biện pháp thích hợp biến đổi từng nhân tố, nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu phân tích. Nhược điểm: Để sử dụng được phương pháp thay thế liên hoàn thì các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải có mối liên hệ dưới dạng tích số hoặc thương số. Bên cạnh đó, việc sắp xếp thứ tự xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là rất phức tạp. 1.4.3. Phương pháp phân tích tương quan Phương pháp phân tích tương quan là phương pháp thống kê dùng để nghiên cứu các mối quan hệ tương quan, được sử dụng để định dạng các mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phân tích tương quan nhằm định dạng các mối quan hệ kinh tế và lượng hoá chúng qua thực nghiệm thống kê trên số lớn. Tìm hiểu xu thế phát triển cũng như tính quy luật trong sự phát triển và mối liên hệ của các hiện tượng kinh tế khác. Nếu quan sát đánh giá mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với một tiêu thức nguyên nhân thì gọi là tương quan đơn. Nếu quan sát đánh giá mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với nhiều tiêu thức nguyên nhân thì gọi là tương quan bội. 1.4.4. Phương pháp phân tích chi tiết Phương pháp phân tích chi tiết là phương pháp phân tích các chỉ tiêu dựa trên từng thành phần cấu hành và trong một không gian, thời gian cụ thể. - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp đáng giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích. - Chi tiết theo thời gian: Các kết qủa kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết giúp đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh, từ đó có các giải pháp phù hợp trong từng khoảng thời gian. - Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận theo phậm vi và điạn điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc phân tích chi tiết nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận theo phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém. 1.5. Các dữ liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh Để đánh giá được chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi phân tích ta cần thu thập được ít nhất là số liệu của hai năm liên tiếp. Đó là các số liệu về kết quả và nguồn lực được lấy từ các báo cáo tài chính và các sổ sách chứng từ có liên quan. Số liệu về kết quả: Doanh thu, Lợi nhuận, Sản lượng bán… được lấy từ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu về nguồn lực: Vốn, Lao động, Chi phí… được lấy từ bảng cân đối kế toán, Báo cáo tình hình lao động và sử dụng thời gian lao động, Thuyết minh báo cáo tài chính… Các số bình quân được xác định theo công thức sau: Số bình quân = Số đầu kỳ + Số cuối kỳ 2 1.6. Các phương hướng chung nâng cao hiệu quả kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đầu ra và nguồn lực đầu vào nên để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì có các cách giải quyết như sau: - Giữ nguyên yếu tố đầu vào, tăng kết quả đầu ra như tăng lượng bán, giá bán. - Giữ nguyên kết quả đầu ra, tiết kiệm các nguồn lực đầu vào tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, sử dụng hiệu quả lao động. - Tăng kết quả đầu ra đồng thời với tăng các nguồn lực đầu vào nhưng phải đảm bảo tốc độ tăng kết quả đầu ra lớn hơn tốc độ tăng nguồn lực đầu vào. 1.6.1. Phương hướng giữ nguyên đầu vào, tăng kết quả đầu ra Doanh nghiệp có thể làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình bằng cách cố gắng tăng các kết quả đầu ra trong khi vẫn giữ nguyên các nguồn lực đầu vào sản xuất. Các nhiệm vụ cần được thực hiện là: Tăng giá bán sản phẩm trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo người mua có thể chấp nhận được. Mở rộng thị trường tiêu thụ trên cơ sở đầu tư cho quảng cáo, đổi mới kiểu dáng, bao bì sản phẩm, giới thiệu các tính năng ưu việt của sản phẩm. Tăng khả năng mua của khách hàng trên cơ sở đổi mới phương thức thanh toán như mua trả góp, tăng thời gian nợ, chiết khấu thương mại… Tuy vậy, doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng phương hướng này khi đã có một vị thế tốt trên thị trường. Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ thuộc mức trung bình của ngành hoặc trong một số lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt thì việc tăng kết quả thu về trong khi vẫn muốn giữ nguyên các nguồn lực là khó có thể thực hiện được. 1.6.2. Phương hướng giữ nguyên kết quả, tiết kiệm nguồn lực Việc giữ nguyên kết quả thu về và thực hiện tiết kiệm các nguồn, lực đầu vào vừa không làm thay đổi vị thế của doanh nghiệp trên thị trường vừa nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các nhiệm vụ cần được thực hiện trong trường hợp này là: - Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp, sát với thực tế, giáo dục và nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm cho người lao động. - Tăng năng suất lao động trên cơ sở bố trí lại lao động hợp lý trên dây chuyền sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. - Sử dụng tối đa công suất của thiết bị nói riêng và tài sản cố định nói chung nhằm tiết kiệm chi phí cố định. Có kế hoạch khấu hao tài sản cố định hợp lý. - Sử dụng vốn lưu động hợp lý ở tất cả các khâu từ mua sắm nguyên vật liệu đến dự trữ, lưu thông hàng hoá; giảm hệ số công nợ, tăng số vòng quay của vốn lưu động. - Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên để đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục, giảm chi phí sửa chữa, thay thế hay các chi phí khác. - Giảm chi phí quản lý, chi phí bán hàng trên cơ sở thực hành tiết kiệm, tinh giảm biên chế lao động… Tuy nhiên trong thực tế, các biện pháp trên đều có một mức tới hạn. Doanh nghiệp không thể liên tiếp giảm các yếu tố đầu vào mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, để có thể tiết kiệm được các nguồn lực đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư không nhỏ cho nghiên cứu và cải tiến máy móc thiết bị 1.6.3. Phương hướng tăng yếu tố đầu vào đồng thời tăng kết quả đầu ra nhưng với tốc độ cao hơn Để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất và đảm bảo sự phát triển bền vững, doanh nghiệp nên áp dụng phương hướng này. Các nhiệm vụ cần được thực hiện là: - Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. áp dụnh công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vốn. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động. Tập trung vốn cho máy móc thiết bị, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ. - Nâng cao sản lượng sản xuất trên cơ sở tăng năng suất lao động, tận dụng thời gian lao động, thực hiện triệt để các định mức lao động, Giáo dục, nâng cao ý thức cho người lao động. Thực hiện chính sách đòn bẩy kinh tế (thưởng, phạt kịp thời). - Hoàn thiện công tác quản lý, công tác marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm giá thành… Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh này đòi hỏi doanh nghiệp phải gia tăng vốn đầu tư, nghiên cứu kỹ thị trường và nắm bắt được những thành tựu khoa học mới phục vụ cho lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. PHẦN II --------&-------- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THĂNG LONG Giới thiệu chung về Công ty cổ phần viễn thông Thăng Long Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN V._.IỄN THÔNG THĂNG LONG Tên giao dịch tiếng Anh: THANG LONG TELECOMMUNICATIONS JOINT-STOCK COMPANY. Tên viết tắt: TLT Trụ sở Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long Địa chỉ: Thôn La Giang, xã Dương Nội, thị xã Hà Đông, Hà Tây Điện thoại: (84.34) 652 577 Fax: (84.34) 652 576 Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long tại Hà Nội Địa chỉ: Tầng 7 tòa nhà Công ty Cổ phần Phát triển Viễn thông, Lô 18 Khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: (84.4) 640 2165 Fax: (84.4) 640 2164 Logo: Website: Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Năm 2003, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ cáp viễn thông còn rất lớn, trong khi  03 đơn vị sản xuất cáp lớn hiện tại (Công ty Cổ phần và Vật liệu viễn thông - Sacom, Công ty liên doanh Cáp - Vinadeasung, Nhà máy vật liệu bưu điện 1) đã tận dụng hết công suất của thiết bị, một số cổ đông lớn của Công ty Sacom cùng với một số đối tác trong ngành Bưu chính viễn thông đã có ý tưởng đầu tư một nhà máy sản xuất cáp tại phía Bắc, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng phía Bắc vừa giảm được chi phí vận chuyển, kịp thời thu hồi vốn. Công ty cổ phần viễn thông Thăng long đã được thành lập ngày 18/3/2004 dựa trên ý tưởng đó. Công ty có trụ sở và nhà máy đặt tại Hà Tây đã được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, trong đó Sacom góp 6 tỷ đồng (30% vốn điều lệ) với công suất dây chuyền sản xuất cáp viễn thông đạt 240.000 km đôi dây/năm. Giai đoạn đầu thị trường tiêu thụ dự kiến của Công ty là các bưu điện tỉnh thành và các công ty viễn thông ngoài ngành bưu điện thi công các mạng cáp điện thoại nội hạt thuộc phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Theo Giấy Chứng nhận ĐKKD Công ty cổ phần số 0303000149 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 18/3/2004, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: Sản xuất, kinh doanh các loại cáp, vật liệu viễn thông và các loại cáp vật liệu điện dân dụng. Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm cáp chuyên ngành viễn thông và vật liệu điện dân dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sản xuất sản phẩm dây đồng, sản phẩm ống nhựa các loại. Xây dựng các công trình dân dụng, lắp đặt công trình viễn thông. Thiết kế vô tuyến điện đối với công trình thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông. Hiện tại, Công ty chủ yếu sản xuất cáp viễn thông. Sản phẩm của Công ty là các loại cáp thông tin kim loại cách điện bằng nhựa HDPE, PE và bọc 2 lớp cách điện FOAM-SKIN, có nhồi dầu jelly chống ẩm và lớp màng bao che chống ẩm, chống nhiễu từ trường phù hợp với môi trường khí hậu của Việt Nam. Cáp được sử dụng để dẫn tín hiệu điện thoại và đường truyền thông tin Internet. Chất lượng cáp thỏa mãn đầy đủ tiêu chuẩn ngành TCN 68-132:1998 của Tổng Cục Bưu điện. Công nghệ sản xuất một số loại hàng hóa BỌC ĐƠN XOẮN ĐÔI NHẬP KHO ĐÓNG PHỦ BỌC VỎ GHÉP NHÓM Hình 1.1 : Sơ đồ sản xuất cáp viễn thông Bước 1: Bọc đơn Dây đồng được kéo, ủ, bọc liên hoàn từ đồng tròn mềm 2,6mm đến đồng có đường kính theo yêu cầu (0,4mm; 0,5mm…) Bước 2: Xoắn đôi Hai dây bọc đơn được xoắn tạo thành một đôi dây truyền dẫn tín hiệu điện với luật màu và bước xoắn được quy định theo công nghệ nhằm phân biệt được các đôi dây với nhau trong cùng một bó cáp lớn và chống xuyên âm giữa các đôi dây với nhau. Các bộ phận hoạt động đồng bộ, đảm bảo sản phẩm là dây xoắn đôi có các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp trong quy trình công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật (TCN 68-132: 1998) Bước 3: Ghép nhóm Các đôi dây đã được xoắn đôi được phân nhóm, bó chỉ phân nhóm, nhồi dầu, ghép băng Mylar và xoắn các đôi dây lại với nhau tạo thành một lõi cáp với bước xoắn được quy định theo quy trình công nghệ. Bước 4: Bọc vỏ cáp Cáp ghép nhóm, băng nhôm, dây treo (với cáp treo), nhựa bọc vỏ, dầu Flooding (cáp cống) xả đồng thời, qua đầu bọc và tiếp tục qua máng nước giải nhiệt làm nguội vỏ nhựa bọc cáp, qua máy in nóng, in lên cáp những thông tin, ký hiệu cần thiết, qua Capstan tới dàn thu. Bước 5: KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm 100% và đính kèm phiếu kiểm tra chất lượng của bộ phận KCS chuyển bộ phận đóng phủ. Bước 6: Đóng phủ Đóng phủ sản phẩm. Bước 7: Nhập kho Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Kết cấu sản xuất của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long gồm 2 bộ phận: bộ phận sản xuất chính và bộ phận phụ trợ. Bộ phận sản xuất chính có 3 phân xưởng sản xuất chính là: phân xưởng Đúc-cán-kéo, phân xưởng Kéo tinh và bện cáp, phân xưởng Bọc cáp vặn xoắn. Bộ phận phụ trợ gồm 1 phân xưởng là phân xưởng Cơ điện. Bộ phận sản xuất chính là bộ phận tạo ra sản phẩm chính của công ty. Bộ phận phụ trợ là bộ phận không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng có nhiệm vụ phục vụ cho các công đoạn khác tạo nên sản phẩm và không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long là chuyên môn hoá kết hợp. Các loại sản phẩm khác nhau được sản xuất trên những dây chuyền khác nhau. Tuy nhiên, mặt bằng sản xuất lại bộ trí theo nhóm máy. Toàn bộ quá trình sản xuất được diễn ra ở các phân xưởng. Mỗi phân xưởng thực hiện một số công đoạn xác định trong quy trình công nghệ sản xuất. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo kế hoạch hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng với quy mô sản xuất lớn, có tính đồng nhất về quy trình công nghệ. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 2.1.6.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp Hình 1.3: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần Viễn thông Thăng Long Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng Giám đốc TP. Tài chính Kế toán TP KÕ ho¹ch §Çu t­ Qu¶n ®èc ph©n x­ëng c¸p TP. Kü thuËt c«ng nghÖ Cung øng VT, KH S X §Çu t­ XDCB C¸c tæ SX Kü s­ §T, c¬ khÝ TP. Kinh doanh thị trường Giao nhËn hµng TiÕp thÞ b¸n hµng TP Hành chÝnh-Tæng hîp- Nh©n sù V¨n th­ lÔ t©n L¸i xe B¶o vÖ, lao c«ng NV KCS Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Đại hội đồng Cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Hội đồng Quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị có từ 5 đến 11 thành viên, với nhiệm kỳ tối đa 3 năm. Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông lựa chọn, trong đó có một thành viên có chuyên môn về kế toán và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty Kiểm toán độc lập bên ngoài hoặc nhân viên của chính công ty. Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban Tổng Giám đốc Công ty có một Tổng giám đốc điều hành và một hoặc một số Phó Tổng giám đốc điều hành có thể đồng thời cùng là thành viên Hội đồng quản trị và do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi miễn. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 03 năm. Phòng Tài chính kế toán Tổ chức công tác kế toán, thống kê, tính toán, ghi chép, cập nhật các nghiệp vụ phát sinh, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trong định kỳ, phát hiện lãng phí thiệt hại xảy ra và khắc phục. Lập dự thảo kế hoạch tài chính, tín dụng, kế hoạch tiền mặt, thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ. Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện quy chế tài chính. Phòng Kinh doanh tiếp thị Phụ trách mảng tiếp thị, bán hàng. Phòng xây dựng chiến lược bán hàng và chính sách bán hàng, xây dựng kế hoạch bán hàng hàng tháng, soạn thảo và quản lý hợp đồng kinh tế, trực tiếp quản lý các trung tâm kinh doanh trực thuộc công ty và các đại lý bán hàng. Phòng Hành chínhNhân sự Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, lao động tiền lương và công tác chính sách cho người lao động trong công ty. Ngoài ra Phòng còn quản lý bộ phận lễ tân, lái xe. Phòng Kế hoạch đầu tư Xây dựng kế hoạch năm, quý về những mảng kế hoạch đầu tư, kế hoạch vật tư, kế hoạch sản xuất và tham mưu chiến lược kinh doanh, phối kết hợp với các đơn vị khác. Xây dựng kế hoạch sản xuất tuần, lập kế hoạch mua vật tư, theo dõi và triển khai quản lý các dự án đầu tư của công ty. Phòng Kỹ thuật công nghệ Lập và quản lý hồ sơ lý lịch của máy móc thiết bị; lập kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng máy móc định kỳ, lập dự trù vật tư, linh kiện, phụ tùng thay thế, dự phòng phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến kỹ thuật cho máy móc thiết bị. Phân xưởng cáp Tổ chức sản xuất đảm bảo đúng kế hoạch và nhiệm vụ đột xuất công ty giao. Quản lý và điều hành sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, giảm tỷ lệ phế phẩm, phế liệu. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư và hao phí lao động. 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRANG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THĂNG LONG Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Đồng TT Chỉ tiêu đánh giá Mã số Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng theo DT Giá trị Tỷ trọng theo DT 1 Tổng doanh thu 01 105.776.872.557 100,0% 108.329.304.180 100,0% 2 Các khoản giảm trừ 03 0 0,0% 0 0,0% 3 Doanh thu thuần 10 105.776.872.557 100,0% 108.329.304.180 100,0% 4 Giá vốn hàng bán 11 99.334.864.440 93,9% 99.771.400.494 92,1% 5 Lợi nhuận gộp 20 6.442.008.117 6,1% 8.337.903.685 8,0% 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 165.840.879 0,2% 185.700.064 0,2%  7 Chi phí hoạt động tài chính 22 3.459.428.943 3,3% 5.557.377.880 5,3% Trong đó lãi vay phải trả 23 3.339.117.460 3,2% 5.161.670.747 4,9% 8 Chi phí bán hàng 24 443.425.486 0,4% 309.632.159 0,3% 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.385.136.616 2,2% 2.334.650.854 2,2% 10 Lợi nhuận từ HĐSXKD 30 319.857.951 0,3% 321.942.857 0,3% 11 Thu nhập khác 31  0 0,0% 8.000.000 0,01% 12 Chi phí khác 32  0 0,0% 0 0,0% 13 Lợi nhuận khác 40  0 0,0% 8.000.000 0,01% 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 50 319.857.951 0,3% 329.942.857 0,3% 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 89.560.226 0,1% 92.384.000 0,1% 16 Lợi nhuận sau thuế 60 230.297.725 0,2% 237.558.857 0,2% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Nhận xét: Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm gần đây đã có ít nhiều biến động. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong năm 2006 đã tăng 2,37 % so với năm 2005, đạt 108.329.304.180 so với 105.776.872.557 của năm 2005. Mức tăng doanh thu chưa phải là cao đối với một công ty nhiều tiềm năng như Công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long, nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty chưa hoạt động hiệu quả và năng lực đấu thầu của công ty chưa cao. Trong các khoản chi phí, chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp là có tỷ trọng so với doanh thu là gần như không đổi. Các khoản chi phí khác đều có những thay đổi đáng kể. Giá vốn hàng bán vẫn luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với doanh thu (trên 90%). Tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2006 đã giảm hơn so với năm 2005, lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2006 vẫn tăng so với năm trước. Tỷ trọng chi phí bán hàng đã giảm từ 0,42% năm 2005 xuống còn 0,30% năm 2006. Tuy một số khoản chi phí đã được thực hiện tốt như đã phân tích ở trên nhưng khoản chi phí quan trọng là chi phí tài chính lại tăng. Do chi phí này tăng quá lớn nên tổng lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ tăng hơn 10 triệu đồng so với năm 2005. Cũng theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 7,26 triệu đồng. Bảng cân đối kế toán năm 2006 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN Mà SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI KỲ TĂNG GIẢM % A - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 80.106.268.604 154.481.472.195 74.375.203.591 92,8% I. Tiền 110 1.729.821.414 1.885.394.465 155.573.051 9,0% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 0 0,0% III. Các khoản phải thu 130 2.295.366.648 3.190.810.729 895.444.081 39,0% IV. Hàng tồn kho 140 75.890.801.461 149.088.678.299 73.197.876.838 96,4% V. Tài sản lưu động khác 150 190.279.081 316.588.703 126.309.622 66,4% B - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 52.358.055.146 58.440.460.519 6.082.405.373 11,6% I. Tài sản cố định 210 50.454.932.617 57.129.989.576 6.675.056.959 13,2% II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 0 0 0 0,0% III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 1.483.857.946 612.934.035 - 870.923.911 -58,7% IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 0 0 0 0,0% V. Chi phí trả trước dài hạn 241 419.214.583 697.536.909 278.322.326 66,4% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 132.464.273.750 212.921.932.715 80.457.658.965 60,7% NGUỒN VỐN A - Nợ phải trả 300 128.869.302.407 209.258.845.308 80.389.542.901 62,4% I. Nợ ngắn hạn 310 108.246.400.945 188.697.722.866 80.451.321.921 74,3% II. Nợ dài hạn 320 20.399.358.202 20.488.826.966 89.468.764 0,4% III. Nợ khác 330 223.543.260 72.295.477 - 151.247.783 -67,7% B - Nguồn vốn chủ sở hữu 400 3.594.971.343 3.663.087.346 68.116.003 1,9% I. Nguồn vốn 410 3.594.971.343 3.663.087.346 68.116.003 1,9% Nguồn vốn kinh doanh 411 3,021,445,840 3,333,144,489 311,698,649 10.3% Lợi nhuận chưa phân phối 416 573,525,503 329,942,857 - 243,582,646 -42.5% II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 0 0 0 0,0% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 132.464.273.750 212.921.932.715 80.457.658.965 60,7% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Nhận xét: Qua Bảng cân đối kế toán trên ta thấy tình hình vốn và nguồn vốn của công ty có chiều hướng gia tăng. Nếu số đầu năm là 132.464.273.750 đồng thì số cuối năm là 212.921.932.715 đồng. Như vậy, nguồn vốn của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong năm 2006 đã tăng 61%. Ta thấy rằng tốc độ tăng nguồn vốn của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long năm 2006 là khá lớn nhưng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty là không tốt. Tính đến cuối năm 2006, tỷ trọng giữa giá trị tài sản lưu động và giá trị tài sản cố định là hơn 2,64. Trong khi đó, tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là 57,12. Như vậy, tuy tổng nguồn vốn của công ty lên đến gần 213 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 3,66 tỷ. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tức là hiện tại, công ty đang sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định trong khi đáng nhẽ phải sử dụng nguồn vốn dài hạn. Bảng cân đối kế toán còn cho chúng ta thấy được tài sản lưu động của công ty chủ yếu tập trung ở khoản phải thu và hàng tồn kho. Đến cuối kỳ, giá trị hàng tồn kho lại tăng đột biến so với đầu kỳ. Nếu công ty không nhanh chóng thực hiện các hợp đồng giao nhận hàng thì sẽ phải chịu thêm nhiều chi phí bảo quản và gây ứ đọng vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa tốt, công ty chưa có một chính sách hợp lý đối với đội ngũ nhân viên, và chưa triển khai được hệ thống các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên cả nước. Các đơn hàng hiện nay chủ yếu thông qua đấu thầu và qua nguồn tin quen biết hoặc trên thông tin đại chúng. 2.2.1. Đánh giá khái quát chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long Tính toán các chỉ tiêu giá trị bình quân Để có cơ sở đánh giá khái quát thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long , ta phải tính được các chỉ tiêu giá trị bình quân. Sử dụng công thức tính số bình quân, ta tổng hợp được các chỉ tiêu giá trị bình quân dùng cho quá trính phân tích như trong bảng sau: Bảng 2.3: Bảng tính các chỉ tiêu giá trị bình quân Đơn vị tính : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Đầu năm Cuối năm Bình quân Đầu năm Cuối năm Bình quân 1 Tổng Tài sản 82.950 132.464 107.707 132.464 212.922 172.693 2 Tài sản cố định 33.616 50.455 42.036 50.455 57.130 53.793 3 Nguyên giá 35.141 54.616 44.879 54.616 65.531 60.074 4 Giá trị hao mòn luỹ kế 1.525 4.161 2.843 4.161 8.401 6.281 5 Tài sản lưu động 48.916 80.106 64.511 80.106 154.481 117.294 6 Tiền 1.093 1.730 1.412 1.730 1.885 1.808 7 Khoản phải thu 33.264 2.295 17.780 2.295 3.191 2.743 8 Hàng tồn kho 14.225 75.891 45.058 75.891 149.089 112.490 9 TSLĐ khác 334 190 262 190 317 254 10 Nợ phải trả 79.782 128.869 104.326 128.869 209.259 169.064 11 Nguồn vốn chủ sở hữu 3.168 3.595 3.382 3.595 3.663 3.629 (Nguồn : Phòng Kế toán Tài vụ) Phân tích các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty được xác định qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Hai chỉ tiêu thường được phân tích để xác định hiệu quả kinh doanh là sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) và sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE). Bảng 2.4: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Tăng giảm 2005 2006 Tuyệt đối % 1 Tổng thu nhập 105.947,7 108.515,00 2.567,30 2,37% 2 Doanh thu thuần 105.776,9 108.329,3 2.552,4 2,36% 3 Thu nhập khác 165,8 185,7 19,9 12,0% 4 Tổng chi phí 105.622,7 107.973,65 2.359,95 2,23% 5 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) 3.779,4 5.887,4 2.108,0 55,8% 6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 89,6 92,4 2,9 3,2% 7 Lợi nhuận sau thuế 230,3 237,5 7,2 3,1% 8 Tổng tài sản bình quân 107.707,0 172.693,0 64.986,0 60,3% 9 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 3.382,0 3.629,0 247,0 7,3% 10 Tổng chi phí/Tổng thu nhập = (4)/(1) 99,70% 99,68% -0,02% 11 ROS ST = (7)/(2) 0,22% 0,219% -0,001% 12 ROA = (7)/(8) 0,21% 0,14% -0,08% 13 ROE = (7)/(9) 6,81% 6,54% -0,27% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm gần đây đã có sự biến động khá rõ, cụ thể như sau: Cả hai chỉ tiêu là sức sinh lợi sau thuế của doanh thu thuần (ROSST) và sức sinh lợi của tổng tài sản (ROA) là rất thấp. ROA của công ty năm 2005 chỉ là 0,21% và giảm xuống còn 0,14% trong năm 2006. Tức là, cứ 100 đồng tài sản của công ty đưa vào kinh doanh trong năm 2005 thì tạo ra được 0,21 đồng lợi nhuận; còn nếu đưa vào kinh doanh trong năm 2006 thì chỉ tạo ra được 0,14 đồng lợi nhuận. ROSST có giảm nhưng giá trị là rất nhỏ. Trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2005 thì chỉ có 0,22 đồng lợi nhuận và giảm thêm 0,001 đồng vào năm 2006. Một chỉ tiêu khác dùng để xác định hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long là sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) trong năm vừa qua cũng đã giảm nhẹ so với năm trước đó (0,27%). Năm 2005, ROE của công ty đạt 6,81%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì tạo ra được 6,81 đồng lợi nhuận. Giá trị ROE năm 2006 chỉ đạt 6,54%, nghĩa là sang năm 2006, 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty chỉ tạo ra được 6,54 đồng lợi nhuận. Giá trị này là nhỏ hơn nhiều nếu so với mặt bằng phát triển chung của nến kinh tế nước ta. Thật vậy, nếu lấy lãi suất tiền gửi ngân hàng làm cơ sở so sánh thì giá trị ROE của công ty vẫn được coi là nhỏ. Hiện nay, lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân là 9,6% năm. Ba chỉ tiêu hiệu quả trên của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long đều có giá trị nhỏ là do tỷ số tổng chi phí trên tổng thu nhập là rất lớn. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị lợi nhuận là nhỏ trong khi doanh thu lại rất lớn. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 đã tăng 3,1% so với năm 2005. Giá trị tăng tương ứng là 237,5 triệu đồng so với 230,3 triệu đồng. Nếu xét riêng theo chỉ tiêu lợi nhuận thì ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 là khả quan, cụ thể là lợi nhuận sau thuế đã tăng 7,2 triệu đồng so với năm trước. Lợi nhuận của công ty và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được tăng lên . Doanh thu thuần năm 2005 đạt trên 105,77 tỷ đồng và giá trị này năm 2006 là 108,329 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 2,36%. Một khoản thu nhập khác của công ty là thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường lại tăng từ 165,8 triệu đồng năm 2005 lên 185,7 triệu đồng năm 2006. Mặc dù vậy, do tỷ trọng của khoản thu nhập này là rất nhỏ nên chỉ tiêu tổng thu nhập của doanh nghiệp tăng nhẹ. Tốc độ tăng là 2,37%. Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng giảm Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị % Giá vốn hàng bán 99.334,8 94,0% 99.771,4 92,1% 436,60 0,44% Chi phí bán hàng 443,4 0,4% 309,6 0,3% -133,8 -30,2% Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.385,1 2,3% 2.334,6 2,2% -50,5 -2,1% Chi phí hoạt động tài chính 3.459,4 3,3% 5.557,4 5,3% 2.098,0 60,6% Trong đó lãi vay phải trả 3.339,1 3,2% 5.161,7 5,0% 1.822,6 54,6% Tổng chi phí 105.622,7 100,0% 107.973,0 100,0% 2.350,30 2,22% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Trong năm 2006, chỉ có chi phí hoạt động tài chính là tăng so với năm 2005, hơn nữa lại tăng rất lớn (60,6%). Chi phí giá vốn hàng bán tăng 436,6 tăng giảm 0,44%. Tất cả các loại chi phí khác đều giảm. Tác động tổng hợp sự biến đổi của các loại chi phí thành phần làm cho tổng chi phí giảm đi hơn 2,35 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 1,4%. Cơ cấu chi phí trong hai năm qua của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long cũng không có nhiều thay đổi. Luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí vẫn là giá vốn hàng bán (94,0% năm 2005 và 92,1% năm 2006). Các loại chi phí khác đều có tỷ trọng nhỏ, đặc biệt là chi phí bán hàng (chưa đến 0,5% ). Tổng chi phí được giảm đi là do có sự tác động tích cực của giá vốn hàng bán. Do có tỷ trọng rất cao nên tuy tốc độ giảm giá vốn hàng bán nhỏ nhưng đã giúp giảm chi phí tới 3,343 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nhưng cộng lại cũng chưa đến 200 triệu đồng nên ảnh hưởng của hai loại chi phí này là không nhiều. Nhờ việc giảm được đáng kể chi phí giá vốn hàng bán nên giá trị lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trong năm 2006 đã tăng hơn nhiều so với năm 2005, tốc độ tăng là 55,8%. Như vậy, nếu chỉ xét về hoạt động sản xuất thì năm vừa qua, công ty đã sử dụng chi phí tốt hơn so với năm trước. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 2,552 tỷ đồng và lợi nhuận trước lãi vay và thuế vẫn tăng hơn 2,10 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu như các khoản chi phí kể trên đều đã được thực hiện tốt thì khoản chi phí hoạt động tài chính lại tăng rất lớn. Chi phí hoạt động tài chính mà trong đó chủ yếu là lãi vay phải trả đã tăng tới 60,6%. Điều này được giải thích là do trong năm vừa qua, công ty đã tăng thêm lượng vốn vay để đầu tư cho sản xuất và mua sắm thiết bị. Thật vậy, tổng tài sản bình quân năm 2006 là 172,693 tỷ đồng, tăng 64,986 tỷ đồng so với năm trước trong khi vốn chủ sở hữu bình quân năm 2006 chỉ là 3,629 tỷ đồng, tăng 247 triệu đồng. Nhận xét khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Qua việc phân tích các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh như trên ta có nhận xét là hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long là thấp và đang có chiều hướng đi xuống. Mặc dù trong hai năm gần đây, công ty luôn làm ăn có lãi nhưng cụ thể lợi nhuận thu về là rất thấp nếu so với giá trị tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh. Nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng kinh doanh như hiện tại mà không áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trong một vài năm tới, công ty sẽ thực sự gặp khó khăn. 2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Cũng giống như tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long coi việc hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là vấn đề sống còn quyết định sự phát triển và tồn tại của mình. Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy sự phát triển và được công ty coi trọng trong xây dựng kế hoạch chiến lược. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà công ty có được nhờ thực hiện kinh doanh. Lợi nhuận chính là kết quả cuối cùng mà công ty muốn đạt được. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để thu được những kết quả cao nhất về lợi nhuận hoặc doanh thu thì mỗi doanh nghiệp đều phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau. Các chi phí này được gọi chung là chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long được chia thành năm yếu tố là: Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long nghĩa là xét sự ảnh hưởng của các yếu tố chi phí trên tới sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS). Căn cứ để tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng chi phí là vì giữa chi phí, lợi nhuận và doanh thu có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này được biểu diễn qua công thức sau : ROS = LN = DT – CP = 1 – 1 = 1 – 1 DT DT DT SSXCP CP 2.2.2.1. Sức sinh lợi của doanh thu Sức sinh lợi của doanh thu ROS = cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần mà công ty thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Giá trị ROS của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm gần đây đã có những biến động và được xác định như trong bảng sau: Bảng 2.6 : Sự biến động của ROS (Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm Tăng giảm 2005 2006 Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần 105.776,9 108.329,3 2.552,6 2,36% 2 Lợi nhuận trước thuế 319,9 329,9 10,0 3,1% 3 ROS = (2)/(1) 0,30% 0,303% 0,003% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Qua bản số liệu trên ta thấy: ROS có chiều hướng gia tăng. Cụ thể là năm 2006, cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 0,303 đồng lợi nhuận trước thuế tăng hơn so với năm trước đó là 0,003 đồng. Như vậy, rõ ràng là sức sinh lợi của doanh thu thuần trong năm vừa qua đã tăng lên tuy mức tăng là không nhiều. Để hiểu rõ hơn, ta sẽ xác định ảnh hưởng của sự biến động từng nhân tố lợi nhuận và doanh thu đến chỉ tiêu ROS: + Lợi nhuận trước thuế tăng 10,0 triệu đồng làm cho ROS tăng một lượng là: ROS(LN) = x100 - x100 = 0,31 – 0,30 = 0,01 (%) + Doanh thu thuần tăng 2.386,6 triệu đồng làm cho ROS giảm một lượng là: ROS(DT) = x100 - x100 = 0,303 – 0,31 = -0,007 (%) + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm ROS tăng một lượng là: ROS = ROS(LN) + ROS(DT) = 0,01 - 0,007 = 0,003 (%) Bảng 2.7: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ROS Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng ROS 0,003% 100% Các nhân tố ảnh hưởng Lợi nhuận trước thuế 0,01% 333% Doanh thu thuần -0,007% -233% Nhận xét: Lợi nhuận trước thuế tăng lên và doanh thu thuần giảm đi đều có ảnh hưởng tích cực khiến sức sinh lợi của doanh thu thuần tăng. 2.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Hiện tại, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long đang sản xuất và kinh doanh mặt hàng chính là dây và cáp viễn thông. Tuy nhiên, sản phẩm dây, cáp viễn thông rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại khác nhau. Vì sản phẩm của công ty rất đa dạng nên rất khó để tập hợp doanh thu theo từng mặt hàng. Do đó, để xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của doanh thu, ta sẽ tập hợp doanh thu theo nguyên liệu cấu thành sản phẩm. Sản lượng các loại dây, cáp điện được quy đổi ra cùng đơn vị tính là (m) chiều dài. Theo cách phân loại này, ta tập hợp được doanh thu của công ty theo sản phẩm trong hai năm gần đây như sau: Bảng 2.8: Bảng tập hợp doanh thu theo sản phẩm Loại sản phẩm Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng giảm 2005 2006 Tuyệt đối % Các loại cáp viễn thông Doanh thu 1.000đ 104.748.726 107.515.732 2.154.262 3,70% Sản lượng m 2.405.442 2.374.776 -30.666 -2,20% Giá bình quân 1.000đ/m 43,55 45,27 1,73 3,97% Sản phẩm khác Doanh thu 1.000đ 1.028.146 813.572 -214.574 -20,90% Tổng doanh thu 1.000đ 105.776.872 105.776.872 108.329.304 2.552.432 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: + Cơ cấu doanh thu theo loại sản phẩm của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm vừa qua vần không có nhiều thay đổi. Doanh thu từ các loại dây, cáp viễn thông luôn chiếm tỷ trọng trên 98% tổng doanh thu. Doanh thu từ các loại sản phẩm khác có tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 1%). + Tổng doanh thu của công ty trong năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 chủ yếu là do doanh thu từ các mặt hàng dây, cáp viễn thông tăng. Mặc dù sản lượng dây cáp có giảm song giá bình quân lại tăng nên doanh thu vẫn tăng. Doanh thu của mặt hàng dây, cáp viễn thông đã tăng hơn 2,1 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 3,7%. Bên cạnh đó, doanh thu từ các sản phẩm khác cũng đã giảm. Tuy tốc độ giảm doanh thu của các sản phẩm khác là rất lớn (20,9%) nhưng do tỷ trọng của loại mặt hàng này là nhỏ nên ảnh hưởng của nó đến sự biến động của doanh thu là không lớn lắm. Trong năm 2006, doanh thu của sản phẩm dây, cáp viễn thông tăng so với năm trước đó. Chính sự gia tăng này đã góp phần làm tổng doanh thu tăng 2,36%. + Từ bảng số liệu trên ta còn thấy, nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động về doanh thu theo từng loại sản phẩm là do sản lượng và giá bán đã có sự thay đổi trong hai năm qua. Cụ thể là sản lượng sản phẩm dây, cáp viễn thông giảm 2,2%. Bên cạnh đó, giá bán bình quân của các loại sản phẩm lại có xu hướng tăng. Sản lượng giảm 2,2% song giá bán bình quân dây và cáp viễn thông đều tăng 3,97% nên doanh thu tăng lên. Tác động của sản lượng và giá bán đến doanh thu loại sản phẩm dây, cáp viễn thông ( DTCa ) - Sản lượng giảm 30.667 m làm cho doanh thu giảm một lượng là: DTCa(SL) = 2.374.776 x 43,55 - 2.405.442 x 43,55 = -1.335.399 (1000đ) - Giá bán bình quân tăng 3.680đ làm cho doanh thu tăng một lượng là: DTCa(GB) = 2.374.776 x 45,27 - 2.374.776 x 43,55 = 4.102.405 (1000đ) - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm doanh thu tăng một lượng là: DTCa = DTCa(SL) + DTCa(GB) = - 1.335.399 + 4.102.405 = 2.767.006 (1000đ) Bảng 2.9 : Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến DTCa Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ._.E % 6,81 6,54 -0,27 Hiệu quả sử dụng chi phí SSXCP 1,0015 1,0013 -0,0002 Hiệu quả sử dụng lao động SSXLĐ Trđ/người 378 361 -17 -4,47% SSLLĐ Trđ/người 1,13 1,09 -0,04 -3,54% SSXLĐTT Trđ/người 483 492 9 1,86% SSLLĐTT Trđ/người 1,45 1,49 0,04 2,81% SSXLĐGT Trđ/người 1.734 1.354 -380 -21,91% SSLLĐGT Trđ/người 5,2 4,10 -1,09 -21,10% Hiệu quả sử dụng vốn SSXTTS 0,98 0,63 -0,35 -35,99% SSLTTS % 0,29 0,19 -0,10 SSXTSCĐ 2,52 2,01 -0,51 -20,09% SSLTSCĐ % 0,75 0,61 -0,14 SSXTSLĐ 1,64 0,92 -0,72 -43,68% SSLTSLĐ % 0,49 0,28 -0,21 SSXVCSH 31,28 29,85 -1,43 -4,57% SSLVCSH % 9,38 9,04 -0,34 Từ những phân tích về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long , ta có những nhận xét sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm vừa qua là không tốt và đang có chiều hướng giảm. Cụ thể là các chỉ số ROS và ROA đều rất nhỏ (năm 2006 ROSTT chỉ đạt 3,003%). Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) trên 6% là có thể chấp nhận được nhưng giá trị này vẫn nhỏ hơn mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong nước. Hơn nữa, chỉ số này lại giảm từ 6,81% năm 2005 xuống còn 6,54% năm 2006. Hiệu quả sử dụng chi phí là tương đối tốt. Mặc dù so với năm trước, doanh thu của công ty chỉ tăng nhẹ nhưng các khoản chi phí có tỷ trọng lớn lại được thực hiện tốt. Cụ thể là chi phí nguyên vật liệu luôn có tỷ trọng trên 85% tổng chi phí đã được giảm đáng kể. Tốc độ giảm chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng cao (năm 2006 tăng hơn 2,1 tỷ đồng so với năm 2005). Khoản chi phí đã tăng rất lớn trong năm 2006 là trả lãi vay. Tuy nhiên, khoản chi phí này là hợp lý vì công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nên cần nhiều vốn mua sắm máy móc thiết bị. Cũng vì lý do này mà lợi nhuận trước thuế của công ty có tăng nhưng ở mức thấp. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong năm 2006 là kém hơn so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng lao động gián tiếp tăng quá nhanh, lượng lao động gián tiếp đã tăng hơn 19 người, tăng hơn so với năm 2005 tới 31,10%, khiến sức sản xuất lao động gián tiếp giảm 21,91%. Thật vậy, nếu xem xét tình hình sử dụng lao động trong mối quan hệ với doanh thu thì năm vừa qua, công ty đã sử dụng lãng phí 14 lao động so với năm trước. Xét riêng với lao động trực tiếp thì năng suất lao động bình quân năm của lao động trực tiếp đã tăng 1,86%. Năng suất lao động bình quân năm, năng suất lao động bình quân ngày, năng suất lao động bình quân giờ đều tăng do công ty đã thực hiện được tốt hơn về thời gian lao động. Năng suất lao động bình quân giờ đã tăng thêm 8.590đ/người/giờ. Nếu xét về mặt giá trị của các chỉ tiêu hiệu quả thì ta có nhận định là hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long là kém hơn so với năm trước. Cụ thể là các chỉ tiêu về sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn năm 2006 đều giảm so với năm 2005. Tuy nhiên, nếu đi tìm nguyên nhân thì ta thấy các chỉ tiêu trên giảm là do giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty tăng nhưng doanh thu lại giảm và lợi nhuận có tăng nhưng không tương xứng. Công ty đã thực hiện tốt mục tiêu tăng giá trị tổng tài sản. Tổng tài sản ở cuối năm 2006 là gần 213 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ có 132,5 tỷ đồng. Tài sản cố định đã tăng đáng kể mới tỷ trọng đầu tư chủ yếu là cho máy móc thiết bị. Về tài sản lưu động thì công ty chưa sử dụng tốt vì giá trị hàng tồn kho là rất lớn, lên đến 149 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Do đó, nếu trong năm 2006, công ty có các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho và quản lý vốn tốt thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn và kéo theo đó là các kết quả kinh doanh cũng tăng theo. Ta nhận thấy rằng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long năm 2006 là chưa tốt. Tuy nhiên, ta vẫn có cơ sở để tin tưởng vào khả năng phát triển của công ty trong tương lai gần vì hiện tại, nội lực của công ty là khá mạnh. Hiện nay, việc tiêu thụ và giảm bớt lượng hàng tồn kho đang là một vấn đề cấp thiết, vấn đề là phải có các biện pháp quản lý, tổ chức sản xuất hoặc marketing thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. PHẦN III --------&-------- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng và hiệu quả kinh tế nói chung luôn là mục tiêu của doanh nghiệp, đó là một vấn đề có tính cấp bách đối với bất kì doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất trong cơ chế thị trường hiện nay. Ta biết rằng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa kết quả và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình hệ thống các chỉ tiêu phù hợp. Hệ thống này thường bao gồn các chỉ tiêu tổng hợp (tổng quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu này phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng) và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Hiệu quả SXKD = Giá trị kết quả đầu ra Giá trị yếu tố đầu vào Giá trị kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp…Giá trị yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, vốn (tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu…), chi phí...Để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta cần phải gia tăng giá trị kết quả đầu ra và giảm thiểu giá trị các yếu tố đầu vào không cần thiết. Từ những thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long, ta nhận thấy rằng, lượng thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao. Thành phẩm tồn kho cuối năm 2006 là 102,119 tỷ đồng, tăng tới 831,7% so với số đầu năm. Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cũng rất cao là 41,385 tỷ đồng nhưng cũng đã giảm. Giá trị hàng hoá tồn kho tuy có tỷ trọng không lớn nhưng cũng lên đến gần 5 tỷ đồng. Như vậy, trong cơ cấu hàng tồn kho thì đáng chú ý nhất là thành phẩm tồn kho. Nếu sang năm 2007, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long có những chính sách kinh doanh phù hợp, gia tăng giá trị kết quả đầu ra, giảm lượng thành phẩm tồn kho xuống thì sẽ giảm ứ đọng vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. Bảng 3.1: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tăng giảm Tuyệt đối % Nguyên vật liệu tồn kho 59.206 41.385 -17.821 -30,1% Công cụ dụng cụ trong kho 515 499 -16 -3,1% Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 196 91 -105 -53,6% Thành phẩm tồn kho 10.960 102.119 91.159 831,7% Hàng hoá tồn kho 5.014 4.995 -19 -0,4% Tổng cộng hàng tồn kho 75.891 149.089 73.198 96,5% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Như vậy, căn cứ vào thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long và cơ sở lý thuyết hiệu quả sản xuất kinh doanh, tôi xin đề ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau : 1. Xây dựng một chính sách lương thưởng hợp lý cho đội ngũ bán hàng 2. Nâng cao năng lực đấu thầu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm Cụ thể các biện pháp như sau : 3.1 Biện pháp 1 : Xây dựng một chính sách lương thưởng hợp lý cho đội ngũ bán hàng 3.1.1. Mục đích của biện pháp Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, có thể đáp ứng được công tác tiếp thị sản phẩm cùng với các chính sách xúc tiến bán hợp lý để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Căn cứ của biện pháp Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm không những bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh mà còn phải tạo ra lợi nhuận. Đa số các doanh nghiệp đều chú trọng xây dựng lực lượng bán hàng mạnh và nhanh nhạy để nghiên cứu thị trường, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và có những chính sách tiêu thụ hợp lý qua từng thời kỳ. Qua việc phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm là không tốt. Do đặc thù sản phẩm của công ty là hàng công nghiệp và kênh tiêu thụ sản phẩm chính của doanh nghiệp là thông qua đấu thầu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đang có chiều hướng giảm. Do đó việc xây dựng các chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thời điểm này là điều tất yếu. Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện tại không được đầu tư thích đáng. Phần lớn các đơn hàng mà công ty có được đều thông qua các mối quen biết hoặc khách hàng tự tìm đến. Đội ngũ nhân viên kinh doanh tuy có trình độ tốt nhưng kém chủ động trong tìm kiếm đơn đạt hàng và khách hàng mới. Và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa có một chính sách hoa hồng và thưởng hợp lý đối với các nhân viên kinh doanh. Để tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, công ty cần phải đổi mới linh hoạt hơn, không nên thụ động trông chờ vào khách hàng tìm đến mình mà phải chủ động tìm kiếm, lôi kéo khách hàng về phía mình thông qua hoạt động của lực lượng bán hàng, của các khách hàng trung gian. Từ đó tạo mối quan hệ làm ăn với khách hàng thông qua việc đáp ứng nhanh nhất về số lượng, chất lượng và thời gian. Trong thực tế kinh doanh, rất nhiều công ty đã thành công trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhờ việc đào tạo và trang bị những kiến thức cho đội ngũ bán hàng cùng với chế độ lương thưởng hợp lý. Nếu công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long cũng thực hiện được tốt điều này thì chắc chắn hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao. 3.1.3. Nội dung của biện pháp Xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp Xác định yêu cầu và nhiệm vụ đối với lực lượng bán hàng: + Các nhân viên kinh doanh phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được sự thây đổi về nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm cáp viễn thông. Trên cơ sở đó đề xuất các phương án điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì… + Giúp công ty xây dựng chính sách giá hợp lý trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc nhu cầu thị trường và cân đối với giá bán của các đối thủ cạnh tranh. + Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty để kịp thời xác định các mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội phát triển và các nguy cơ có thể gặp phải. Từ đó đề ra các biện pháp khả thi nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện chế độ thù lao đối với lực lượng bán hàng: + Xây dựng mức thưởng hoa hồng cho nhân viên kinh doanh của công ty khi tìm kiếm được đơn hàng mới. Mức cắt hoa hồng là 0,5% tổng giá trị hợp đồng. + Đối với các khách hàng trung gian, khi giới thiệu khách hàng mới cho công ty và trong trường hợp đơn hàng được ký kết thì cũng được hưởng hoa hồng môi giới. Mức hoa hồng môi giới là 5% tổng giá trị đơn hàng. 3.1.4. Hiệu quả khi thực hiện biện pháp Dự kiến doanh thu khi có biện pháp Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh cũng như các nguồn lực không thay đổi, kết hợp với các số liệu thực tế năm 2006, ta dự kiến doanh thu của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long sau khi áp dụng biện pháp này sẽ tăng 5%. Mức tăng doanh thu này chủ yếu từ các đơn hàng do lực lượng bán hàng tìm kiếm được. Phần doanh thu tương đương với năm trước là do các khách hàng trung gian giới thiệu. Cụ thể như sau: Bảng 3.2: Dự kiến doanh thu khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Doanh thu tăng thêm Tỷ lệ tăng Tổng doanh thu 1000đ 108.329.304 113.745.769 5.416.465 5% Dự kiến chi phí phát sinh thêm khi thực hiện biện pháp + Doanh thu dự kiến tăng thêm 5,41 tỷ đồng do các đơn hàng mà lực lượng bán hàng tìm kiếm được. Vậy hoa hồng mà công ty phải trả cho nhân viên là: 5.416.465 x 0,5% = 27.082,326 ( Nghìn đồng ) + Hoa hồng mà công ty phải trả cho khách hàng môi giới là: 5.416.465 x 5% = 270.823,26 ( Nghìn đồng ) Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện biện pháp Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh và nguồn lực không đổi như trên thì ta có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 92,1%. Nếu chi phí vận chuyển chiếm 1% giá trị đơn hàng thì: + Lợi nhuận gộp của phần doanh thu tăng thêm là: 5.416.465 x (100% - 92,1% - 1%) = 373.736,1 ( Nghìn đồng ) + Lợi nhuận trước thuế của phần doanh thu tăng thêm là: 373.736,1 – 27.082,326 – 270.823,26 = 75.830,514 ( Nghìn đồng ) Hiệu quả của biện pháp Nhờ việc thực hiện biện pháp này, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long sẽ thu được các kết quả cụ thể như sau: + Doanh thu bán hàng tăng 5.416.465 (Nghìn đồng). + Giá trị thành phẩm tồn kho giảm 5,41 x 92,1% = 4.988.564 (Nghìn đồng). + Lợi nhuận sau thuế tăng 75.830 x (1 – 28%) = 54.597,97 triệu đồng. Các kết quả trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này được khẳng định qua sự tăng lên của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp như sau: Bảng 3.3:Bảng xác định hiệu quả của biện pháp 2 Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 113.745.769 5.416.465,2 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 292.157 54.597,97 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 170.198.821 -2.494.179 Vốn chủ sở hữu bình quân 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,22% 0,26% 0,04% ROA % 0,14% 0,17% 0,03% ROE % 6,55% 8,05% 1,50% Các chỉ tiêu đánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp đều tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã được nâng cao. Bên cạnh đó, khi doanh thu tăng thêm sẽ giúp công ty chi trả bớt nợ ngắn hạn. Nhờ đó mà sẽ giảm được chi phí lãi vay phải trả. Giá trị thành phẩm tồn kho giảm kéo theo giá trị tài sản lưu động giảm trong khi lợi nhuận tăng sẽ làm cho sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng. 3.2 Biện pháp 2 : Nâng cao năng lực đấu thầu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm 3.2.1 Mục đích của biện pháp Hiện nay, do kênh tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long vẫn là thông qua đấu thầu, doanh thu từ kênh đấu thầu chiếm khoảng 95% doanh thu nên mục đích của biện pháp là tăng cường năng lực đấu thầu của công ty, tăng tỷ lệ trúng thầu đồng thời tăng doanh thu. 3.2.2 Căn cứ của biện pháp Một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp đó là giá cả, kể cả doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp xây dựng. Trong đấu thầu, việc đưa ra 2 mức giá hợp lý (giá trần và giá sàn) sẽ có thuận lợi trong việc đánh giá sơ bộ vì hồ sơ dự thầu nào vượt giá trần hoặc kém giá sàn đều là bị loại. Khi giá bỏ trần quá thấp sẽ khiến cho việc chào thầu gặp khó khăn hoặc với mức giá thầu thấp hơn hoặc bằng giá trần, nhà thầu không đảm bảo được thiết bị theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Ngược lại, nếu chủ đầu tư đưa ra mức giá thầu quá cao so với mức giá thị trường, chắc chắn việc mua sẽ bị đắt vì chi phí cao gây lãng phí. Do đó, việc định giá thầu hợp lí là một giải pháp quan trọng để giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Căn cứ vào tình hình đấu thầu của công ty trong năm 2006 vừa qua, ta nhận thấy mặc dù công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long đã tham dự nhiều gói thầu hơn so với năm 2005, song tỉ lệ gói thầu trúng thầu của công ty chưa cao chỉ đạt khoảng 50,51% so với 69,64% của năm 2005. Mặc dù số lượng của các gói thầu trúng thầu trong năm 2006 có tăng so với năm 2005 (khoảng 40% từ 55 lên 79 ) nhưng giá trị trúng thầu tăng không đáng kể ( 2.100.000.000đ ). Giá trị trung bình trên một gói thầu trúng thầu năm 2006 đã giảm so với năm 2005 ( trung bình khoảng 512.000.000/gói thầu). Bảng 3.4 Tình hình tham dự đấu thầu trong hai năm qua Đơn vị : Triệu đồng Năm Gói thầu đã dự thầu Giá trị trung bình (triệu/gói thầu) Gói thầu trúng thầu Giá trị trung bình (triệu/gói thầu) Số lượng Giá trị (triệuđồng) Số lượng Giá trị (triệuđồng) 2005 80 140.000 1.750 55 97.500 1.772 2006 120 197.200 1.643 79 99.600 1.260 Nguồn : Phòng kinh doanh Bảng 3.5 Xác suất trúng thầu trong hai năm qua Năm Xác suất trúng thầu Theo số lượng gói thầu Theo giá trị 2005 55/80 x 100% = 68,75 % 69,64% 2006 79/120 x 100% = 65,8% 50,51% 3.2.3 Nội dung của biện pháp Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long có là nhà sản xuất,cung cấp và thi công các sản phẩm cáp viễn thông cho các công trình xây dựng, song để có thể xây dựng được giá thầu hợp lý cũng không phải là một điều dễ dàng. Bởi vì hiện nay, các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất cáp viễn thông rất nhiều và lớn mạnh cả về nhiều mặt : nguồn vốn, trang thiết bị máy móc, nhân công... Để đưa ra được giá thầu hợp lí, trước tiên công ty phải cử ra một ban chuyên trách, tập trung nghiên cứu kỹ thị trường trước khi bỏ giá dự thầu. Giá dự thầu phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, nguồn nguyên vật liệu cần cung ứng, trang thiết bị máy móc cũng đòi hỏi, yêu cầu về chất lượng công trình của chủ đầu tư. Về cơ bản, việc lập dự toán đều phải tuân thủ theo những công thức do Nhà nước quy định, song giá trị xây lắp của công trình được lập theo những bước đó vẫn không thể là “giá đấu thầu” vì nó chênh lệch rất lớn so với giá có thể trúng thầu hoặc so với mức “giá gọi thầu”. Sau khi tính được đơn giá của các hạng mục công việc ở mức độ cạnh tranh, giá bỏ thầu sẽ được niêm phong, nộp cho chủ đầu tư. Tới ngày mở thầu, nếu các thông tin liên quan đến chủ đầu tư, đối thủ cạnh tranh… có tác động đến giá thì công ty sẽ thay đổi mức giá thầu. Công ty có thể gửi thư giảm giá đến cho chủ đầu tư. Trong thực tế cho thấy nhiều dự án quyết định giá qua thư giảm giá là nhân tố chính để nhà thầu thắng thầu. Tuy nhiên cần chú ý rằng, khi xây dựng dự toán cho từng hàng mục công trình, chủ đầu tư thường yêu cầu các nhà thầu phải tính theo phương pháp “Bill”. Bởi vì phương pháp này cho phép chủ đầu tư kiểm tra tính hợp lí của những số liệu đưa vào dự toán, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ thuyết phục về giá của từng nhà thầu. Nội dung của phương pháp “Bill”: + Tính đơn giá của một hạng mục công việc, gồm chi phí trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và chi phí chung. + Nhân đơn giá từng hạng mục với khối lượng tương ứng để tính tổng giá trị xây lắp của công trình. Trên thực tế hiện nay các nhà thầu thường tập trung giảm hai loại chi phí: chi phí trực tiếp và chi phí chung. Riêng đối với chi phí trực tiếp đòi hỏi phải hết sức thận trọng, bởi khi thuyết trình với chủ đầu tư sẽ dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng công trình và tính hiệu quả khi hoàn thành. Vì vậy, để giảm loại chi phí này ta cần phải phân tích chi phí này ra các chi phí cấu tạo nên nó, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị. Vì Công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long là nhà sản xuất và cung cấp nguyên liệu (các loại cáp viễn thông) nên có thể tự chủ về các sản phẩm của mình. Chi phí về nhân công và chi phí về máy móc thiết bị cũng là một điều đáng quan tâm, công ty cần tìm mọi cách để giảm giá thầu thông qua việc giảm 2 loại chi phí này. - Biện pháp giảm chi phí nhân công: Để giảm chi phí nhân công công ty không thể cắt giảm tiền lương, thưởng và phụ cấp công nhân, mà nên thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá trong thi công. - Biện pháp giảm chi phí máy được thực hiện bằng việc sắp xếp hợp lý các máy móc, trang thiết bị, sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng phục vụ. Bên cạnh đó, Công ty còn cần chú ý đến việc giảm những loại chi phí khác và chi phí dự phòng. Những loại chi phí khác được phân thành hai nhóm: Nhóm chi phí tính theo mức tỷ lệ hoặc bảng giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nhóm này tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá cụ thể bao gồm: chi phí xây dựng lán trại, chi phí quản lý dự án, chi phí kiểm soát, thiết kế … - Nhóm những chi phí khác được xây dựng bằng cách lập dự toán chi tiết, nhóm này gồm những chi phí không tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá. Công thức để tính những chi phí khác: Trong đó: Gk: chi phí khác Bi : chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá Ci : chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí khác phải lập dự toán Còn đối với chi phí dự phòng: được xác định bằng 10% giá trị công trình CDP = (GXL + GTB + GK )10% Trong đó: GXL : chi phí xây lắp công trình GTB : chi phí thiết bị máy móc GK : chi phí khác Sau khi xác định được các thành phần chi phí của dự án, tổng hợp lại ta sẽ có được tổng dự toán của toàn bộ dự án ( GTDT): GTDT = GXL + GTB + CDP Rõ ràng là giá dự thầu càng cao thì khả năng thắng thầu càng thấp. Vì vậy việc giảm giá dự thầu là một giải pháp rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào. Ngoài ra, công ty có thể đạt được mục đích giảm giá thầu thông qua việc quản lý và xây lắp tốt, có những biện pháp kỹ thuật tiên tiến, có phương tiện thi công hiện đại, tổ chức quản lý và sử dụng lao động thích hợp khoa học… để có hiệu quả cao nhất, từ đó xây dựng được những định mức, đơn giá nội bộ tiên tiến cho đơn vị mình. 3.2.4 Hiệu quả của biện pháp Mặc dù đây là một trong những giải pháp, song giải pháp này lại là một giải pháp đặc biệt. Riêng đối với giải pháp này, công ty không phải tốn thêm một khoản chi phí nào, mà ngược lại, Công ty còn giúp làm tăng thêm thu nhập cho Công ty. Trong cạnh tranh đấu thầu, giá bỏ thầu có tác dụng quyết định bởi nó thường chiếm 45% - 55% tổng số điểm mà chủ đầu tư đánh giá cho hồ sơ dự thầu. Vì vậy, đứng trước hiệu quả đầu tiên có thể nhận ra rõ, đó là không những không tốn chi phí mà ngược lại còn thu nhập thêm được nhiều lợi nhuận, nên bất kỳ một công ty nào trong đấu thầu cũng đều tính đến giải pháp này. Khi sử dụng giải pháp này công ty sẽ đưa ra được mức giá bỏ thầu có sức cạnh tranh cao và do đó, xác suất trúng thầu của công ty cao hơn rất nhiều. Trong cạnh tranh đấu thầu, mục tiêu cuối cùng của các nhà thầu đó là thắng thầu và nhận được công trình để xây dựng. Nó là tiền đề cho các hoạt động khác của công ty và là mục tiêu cuối cùng, nên khi sử dụng giải pháp này, công ty chắc chắn sẽ nhận được hợp đồng. Việc hạ giá thành xây lắp không chỉ nâng cao khả năng trúng thầu mà còn mang lại mức lãi cao cho công ty, công ty càng hạ được giá thành lắp đặt nhiều thì mức lãi của công ty thu càng cao và càng có điều kiện để phát triển doanh nghiệp toàn diện. 3.2.4.1 Dự kiến chi phí của biện pháp + Doanh thu dự kiến tăng thêm khoảng từ 6,4 đến 8,6 tỷ đồng do các hợp đồng trúng thầu mới mang lại. Chi phí đấu thầu và giao dịch dự kiến trong quá trình thực hiện đấu thầu là 6% tổng doanh thu tăng thêm : Bảng 3.6: Chi phí đấu thầu và giao dịch Đơn vị tính : 1000 đồng Tỷ lệ tăng Doanh thu sau khi có biện pháp Doanh thu tăng thêm Chi phí giao dịch và đấu thầu 6% 114.829.062 6.499.758 389.985 7% 115.912.355 7.583.051 454.983 8% 116.995.648 8.666.344 519.981 3.2.4.2 Dự kiến doanh thu của biện pháp Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh cũng như các nguồn lực không thay đổi, kết hợp với các số liệu thực tế năm 2006, ta dự kiến doanh thu của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long sau khi áp dụng biện pháp này sẽ tăng từ 6-8%. Mức tăng doanh thu này chủ yếu do trúng thầu các hợp đồng mới, hạ giá thành lắp đặt. Cụ thể như sau: Bảng 3.7: Dự kiến doanh thu khi thực hiện biện pháp Tỷ lệ tăng Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Doanh thu tăng thêm 6% Tổng doanh thu 1.000đ 108.329.304 114.829.062 6.499.758 7% 115.912.355 7.583.051 8% 116.995.648 8.666.344 3.2.4.3 Lợi nhuận dự kiến của biện pháp. Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh và nguồn lực không đổi như trên thì ta có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 92,1%. Nếu chi phí giao dịch đấu thầu chiếm 6% tổng giá trị gói thầu tăng thêm và chi phí phát sinh dự phòng là 1% thì lợi nhuận dự kiến tăng thêm sẽ là : Bảng 3.8 : Lợi nhuận dự kiến tăng thêm khi thực hiện biện pháp Đơn vị tính : 1000 Đồng Tỷ lệ tăng Doanh thu tăng thêm Chi phí giao dịch và đấu thầu Lợi nhuận gộp của phần doanh thu tăng Lợi nhuận trước thuế của phần doanh thu tăng 6% 6.499.758 389.985 454.983 64.998 7% 7.583.051 454.983 530.814 75.831 8% 8.666.344 519.981 606.644 86.663 Trong đó : + Lợi nhuận gộp của phần doanh thu tăng thêm trong từng trường hợp tăng doanh thu 6%, 7%, 8% là: 6.499.758 x (100% - 92,1% - 1%) = 454.983 ( Nghìn đồng ) 7.583.051 x (100% - 92,1% - 1%) = 530.814 ( Nghìn đồng ) 8.666.344 x (100% - 92,1% - 1%) = 606.644 ( Nghìn đồng ) + Lợi nhuận trước thuế của phần doanh thu tăng thêm trong từng trường hợp tăng doanh thu 6%, 7%, 8% là:gì 454.983 - 389.985 = 64.998 ( Nghìn đồng ) 530.814 - 454.983 = 75.831 ( Nghìn đồng ) 606.644 - 519.981 = 86.663 ( Nghìn đồng ) 3.2.4.4 Hiệu quả của biện pháp Nhờ việc thực hiện biện pháp này, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long sẽ thu được các kết quả cụ thể như sau: Bảng 3.9 : Hiệu quả của biện pháp Đơn vị tính : 1000 Đồng Tỷ lệ tăng Doanh thu tăng thêm Giá trị thành phẩm tồn kho giảm Lợi nhuận sau thuế tăng 6% 6.499.758 6.499.758 x 92,1% = 5.986.277 64.998 x (1- 0,28) = 46.798 7% 7.583.051 7.583.051 x 92,1% = 6.983.990 75.831 x (1-0,28) = 54.598 8% 8.666.344 8.666.344 x 92,1% = 7.981.703 86.663 x (1-0,28) = 62.398 Các kết quả trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này được khẳng định qua sự tăng lên của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp như sau: Bảng 3.10:Bảng xác định hiệu quả của biện pháp 2 Trường hợp 6% Chỉ tiêu ĐVT Trước biện pháp Sau biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 114.829.062 6.499.758 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 284.357 46.798 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 169.699.964 -2.993.036 Vốn chủ sở hữu bq 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,23% 0,24% 0,10% ROA % 0,14% 0,16% 0,02% ROE % 6,55% 7,84% 1,29% Trường hợp 7% Chỉ tiêu ĐVT Trước biện pháp Sau biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 115.912.355 7.583.051 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 292.157 54.598 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 169.201.108 -3.491.892 Vốn chủ sở hữu bq 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,23% 0,25% 0,02% ROA % 0,14% 0,17% 0,03% ROE % 6,55% 8,05% 1,50% Trường hợp 8% Chỉ tiêu ĐVT Trước biện pháp Sau biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 116.995.648 8.666.344,32 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 299.957 62.398 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 168.702.251 -3.990.749 Vốn chủ sở hữu bq 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,23% 0,26% 0,03% ROA % 0,14% 0,18% 0,04% ROE % 6,55% 8,27% 1,72% Các chỉ tiêu đánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp đều tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã được nâng cao. Bên cạnh đó, khi doanh thu tăng thêm sẽ giúp công ty chi trả bớt nợ ngắn hạn. Nhờ đó mà sẽ giảm được chi phí lãi vay phải trả. Giá trị thành phẩm tồn kho giảm kéo theo giá trị tài sản lưu động giảm trong khi lợi nhuận tăng sẽ làm cho sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng. 3.3 Tổng hợp của cả hai biện pháp Nếu công ty áp dụng đồng thời cả hai biện pháp, với giả thiết là Các điều kiện kinh doanh và nguồn lực không đổi như trên thì ta có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 92,1%. Biện pháp 1. Xây dựng một chính sách lương thưởng hợp lý cho đội ngũ bán hàng giúp công ty tăng doanh thu 7% Biện pháp 2. Nâng cao năng lực đấu thầu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp công ty tăng doanh thu 5% Hiệu quả tổng hợp mang lại sẽ như sau : Chỉ tiêu ĐVT Trước biện pháp Sau biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 121.328.820 12.999.516 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 346.755 109.196 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 166.713.326 -5.979.674 Vốn chủ sở hữu bình quân 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,23% 0,29% 0,06% ROA % 0,14% 0,29% 0,15% ROE % 6,55% 9,56% 3,01% Ta có thể nhận thấy rằng : Khi áp dụng đồng thời cả hai biện pháp, các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp đều tăng, do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Doanh nghiệp có thể nâng cao được doanh thu và tiết kiệm được chi phí, giảm được lượng hàng tồn kho, tăng cường năng lực và phát huy được khả năng của nhân viên kinh doanh, giúp công ty có thể phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình. PHẦN KẾT LUẬN --------&-------- Từ những vấn đề nghiên cứu của đề tài, ta thấy phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua công tác này, doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh của mình cần phát huy cũng như điểm yếu cần khắc phục. Từ đó, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho mình một chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Qua thời gian tìm hiểu tại công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long, em đã nhận biết được phần nào thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ở thời điểm hiện tại, hiệu quả kinh doanh của công ty là không cao. Bằng việc vận dụng những kiến thức đã học, em có đưa ra một số biện pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do kiến thức và kỹ năng phân tích không tránh khỏi những hạn chế nên các biện pháp đề ra trong bản đồ án này còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em hy vọng những đề xuất của mình sẽ được quý công ty chú ý, từ đó xây dựng được các biện pháp hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, thạc sỹ Dương Mạnh Cường cùng quý thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bản đồ án này. Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Sinh viên thực hiện: Hoàng Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO “Kinh tế và quản lý doanh nghiệp” – Chủ biên PTS Ngô Trần Ánh, NXB Thống kê – Năm 2000. “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh” – Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương – NXB Thống kê. “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh” – PGS. PTS Nguyễn Thị Gái – Năm 1997. “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh” – Lê Thị Phương Hiệp – NXB Thống kê ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo an 25-5-2007 FIX.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan