Phân tích và tìm giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giấy Bãi Bằng (90tr)

LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi, Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện phát sử dụng trong các đIều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm bắt được các nhân tố, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân đến kết quả sản hoạt động xuất kinh doanh. Điều

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và tìm giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giấy Bãi Bằng (90tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở phân tích. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới chỉ phản ánh được quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả đó được tạo ra ở mức độ nào cần phải được xem xét về mặt chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả đó. Chính vì vậy khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ dụa vào kết quả đã đạt được mà phải dựa hiệu xuất hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó trên cơ sở phân tích. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả ngày càng cao , thu được lợi nhuận ngày nhiều, đòi hỏi công ty phải dụng nhiều biện pháp khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là những biện pháp kinh tế, kỹ thuật và hành chính như tổ chức quản lý tốt sản xuất, áp dụng tién bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến, sử dụng linh hoạt các đòn bẩy kinh tế, điều tra nghiên cứu thị trường… Tuỳ theo tình hình điều kiện sản xuất và kinh doanh thực tế của từng doanh nghiệp mà vận dụng các biện pháp phù hợp để năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của dơn vị mình. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp. Vì đó là điều kiện kinh tế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời nó là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh sẽ là điều kiện để đảm bảo tái sản xuất, năng cao chất lượng và sản lượng hàng hoá, giúp doanh nghiệp củng cốều kiện làm việc của người lao động. Nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp những chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp tất yếu đi đến phá sản hoặc giải thể do làm ăn không có hiệu quả. Xuất phát từ tầm quan trọng trên của hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đợt thực tật tốt nghiệp này em đã chọn đề tài: “Phân tích và tìm giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giấy Bãi Bằng“ Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Tài Vượng và các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú trong công ty Giấy Bãi Bằng, em đã hoàn thành đề tàI tốt nghiệp đúng thời hạn quy định theo nội dung yêu cầu của nhà trường. Đề tài gồm: Chương I : Cơ sở lý luận của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương II : Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giấy Bãi Bằng. Chương III : Một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dung các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. 1.2. ý nghĩa và nhiệm vụ về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp : Không ngừng năng cao hiệu quả, không chỉ là mối quan tâm suy tính hàng đầu của bất kỳ xã hội nào. Đó là vấn đề bao trùm, xuyên suốt thể hiện chất lượng của toàn công việc quản lý kinh tế. Bởi vì suy cho cùng quản lý kinh tế là đản bảo tạo ra hiệu quả và hiệu quả cao nhất trong mọi quá trình, mọi giai đoạn và trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Như vậy hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí kinh doanh bỏ ra để sản xuất kinh doanh với hiệu quả thu về được. Hay nói một cách rõ ràng hơn bản chất của hiệu quả linh doanh chính là kết quả của quá trình lao động xã hội (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động ) được xác định và so sánh bằng cách so sánh giữa các đại lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lương hao phí lao động xã hội. Do vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả hoặc là tối thiểu hoá chi phí dựa trên nguồn nhân lực và tài có. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xem xét toàn diện về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả hiệu quả về mặt xã hội, về mặt thời gian: Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong mọi thời kỳ, từng kỳ sản xuất, từng kỳ kinh doanh thì không được làm tăng hoặc kéo dài thêm trong kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Đây cũng là mặt phấn đấu để dạt dược hiệu quả về thời gian, kết quả tốt góp phần tích cực trong vòng quay vốn được nhanh. Về mặt không gian : Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được toàn diện tốt khi mà các tổ đội, bộ phận, phân xưởng hoạt động mang lại hiệu quả cao mà không làm xấu đi hiệu quả chung. Mỗi hiệu quả được tính từ một giải pháp kinh tế, tổ chức kỹ thuật hay hoạt động nào đó trong từng đơn vị nội bộ hay toàn đơn vị nếu không làm tổn hại đến hiệu quả chung (cả hiện tại và tương lai) mới coi là hiệu quả, mới trở thành mục tiêu phấn đấu về tiêu chuẩn đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt định lượng : Hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng chi – giảm chi. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa chi phí hay thực chất là tiết kiệm các suất hao phí lao động (lao động, sống lao động vật hoá) để tạo ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có ích và có lợi nhuận.Vì vậy mục tiêu phấn đấu là chỉ khi nào thực hiện nâng cao được năng suất được biểu hiện cụ thể và được xác định trong mối tương quan kể cả chất và lượng của các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh đó: Lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Tóm lại mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, mới có thể giúp các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trong cơ sở đó nêu nên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành của các mục tiêu mà biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu : Kinh tế- Kỹ thuật- Tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giũa chúng. Từ đó có thể đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về tiền vốn, lao động, đất đai …và quá trình sản xuất nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu hiện tập trung nhất của kết quả kinh doanh là lợi nhuận.Lợi nhuận chi phối toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, không có lợi nhuận thì không có sản xuất kinh doanh. Đánh giá phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở phân tích từng phần rồi tổng hợp lại hướng vào mục tiêu chung là lợi nhuận của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh để phân tích. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh như: Tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như : Lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai … Trên cơ sở đó rút ra được những nhận định cơ bản rồi liên kết chúng lại với nhau để có nhận định đúng đắn về hiệu quả kinh doanh. Đánh giá hiệu quả kinh doanh có những nhiệm vụ sau: Phân tích các yếu tố cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Đánh giá sử dụng các nguồn tiềm năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP . Phân tích tìm hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó. Trong lĩnh vực tự nhiên việc chia nhỏ được tiến hành với những vật thể bằng những phương tiện cụ thể.Trái lại trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần được phân tích chỉ tồn tại bằng khái niệm trừu tượng. Có nhiều loại chỉ tiêu khác nhau,tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể để có thể lựa chọn những phương pháp phân tích thích hợp . 1. Phương pháp phân tích số tuyệt đối : Số tuyệt đối biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay bộ phận các trị số của một tiêu thức nào đó (giá trị tổng sản lượng, tổng mức tiền lương, giá trị sản lượng hàng hoá … ). Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với mọi công tác quản lý kinh tế, xã hội. Thông qua số tuyệt đối ta có thể nhận thức cụ thể về quy mô khối lượng cụ thể thực tế của hiện tượng. Số tuyệt đối chính xác là thực tế khách quan có sức thuyết phục không thể phủ nhận được. Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, đặc biệt cho sự chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó. Đặc điểm của số tuyệt đối : Mọi số tuyệt đối trong thống kê đều bao hàm nội dung kinh tế, xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định. Nó khác với các đại lượng tuyệt đối trong toán học (vì các đại lượng này không mang tính trừu tượng, không nhất thiết phải gắn liền với một hiện tượng cụ thể nào đó). Do đặc điểm nói trên, điều kiện chủ yếu để có số tuyệt đối chính xác là phải xác định một cách cụ thể, đúng đắn với nội dung kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh.Bởi vậy số tuyệt đối trong thống kê không phải con số tuỳ ý lựa chọn mà phải qua điều tra thực tế, tổng hợp một cách khoa học. Cũng có trường hợp phải sử dụng các phương pháp tính toán khác mới tính toán được một số tuyệt đối chính xác. Các số tuyệt đối trong thống kê đều cố đơn vị tính toán cụ thể, tuỳ theo tính chất cụ thể của hiện tượng và mục đích nghiên cứu. Đơn vị tự nhiên là đơn vị tính toán phù hợp với đặc điểm vật lý của hiện tượng. Các hiện tượng tính theo chiều dài ( m, km, hải lý, …) Các hiện tượng tính theo diện tích (m2,km2, ha …) Các hiện tượng tính theo trọng lượng (kg, yến, tạ, tấn, …) Các hiện tượng tính theo dung tích ( lít,m3….) Các hiện tượng tính theo đơn vị tiền tệ (như tiền Việt nam VNĐ, USD )đang phổ biến nhất để biểu hiện giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên do giá cả luôn biến động, đơn vị tiền tiền tệ không ổn định được so sánh với thời gian nên người ta sử dụng giá cố định ở thời kỳ đó do Nhà nước quy định . Số tuyệt đối còn tuỳ theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu, có thể phân biệt hai loại tuyệt đối sau: Số tuyệt đối thời kỳ Số tuyệt đối thời điểm 2. Phương pháp phân tích theo số tương đối : Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ số so sánh giữa hai mức độ của hai hiện tượng nghiên cứu. Đó là kết quả của hiện tượng so sánh giữa hai mức độ của hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hay không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu thống kê khác loại nhưng có liên quan đến nhau. Trong phân tích thống kê, các số tương đối được sử dụng được sử dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến của các hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể, từ đó biết được các hiện tượng tăng hay giảm để từ đó có thể phân tích và đánh giá. Cũng như các số tuyệt đối, các số tương đối nói lên mặt lượng trong quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên trong khi các số tuyệt đối mới chỉ khái quát được về quy mô, khối lượng của hiện tượng, thì các số tương đối cho phép phân tích các hiện tượng, nghiên cứu các hiện tượng đó trong mối quan hệ so sánh với nhau . Như vậy sử dụng gốc so sánh khác nhau, sẽ tính được nhiều số tương đối khác nhau. Hình thức biểu hiện của số tương đối là số lần, số phần trăm (%), hay số phần nghìn. Các loại số tương đối Số tương đối động thái : Biểu hiện về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Số tương đối này được sử dụng rộng rãi trong phân tích thống kê vì nó xác định xu hướng biến đổi, tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Số tương đối động thái là kết quả so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai kỳ khác nhau, được biểu hiện bằng số lần, hay số phần trăm . Công thức: Trong đó: T : Số tương đối động thái. Y1: Mức độ kỳ báo cáo Y0: Mức độ kỳ gốc Việc dùng kỳ gốc liên hoàn có tác dụng biểu hiện sự phát triển của hiện tượng quan hai kỳ gần nhau. Nếu kỳ gốc không thay đổi, còn kỳ nghiên cứu có thể lấy khác nhau ta gọi đó là kỳ gốc cố định. Mục đích ta dùng kỳ gốc cố định nhằm nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng qua thời gian tương đối dài. Muốn tìm số tương đối động thái chính xác, cần chú ý bảo đảm giống nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính, về đơn vị tính, về phạm vi và độ dài thời gian mà mức độ phản ánh. Số tương đối kế hoạch: Được dùng để lập các kế hoạch để phát triển kinh tế quốc dân và kiểm tra tình hình các kế hoạch. Có hai loại số tương đối kế hoạch: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch : Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu ấy của kỳ gốc. Công thức: Trong đó : Tnk : Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch Y1 : Mức độ thực tế kỳ nghiên cứu Y0 : Mức độ thực tế kỳ gốc so sánh Số tương đối hoành thành kế hoạch : Là tỷ lệ so sánh giữa mức thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu với mức kế hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêu nào đó. Công thức : Trong đó : Tnk : Số tương đối hoàn thành kế hoạch Y1 : Mức độ thực tế kỳ nghiên cứu Y0 : Mức kế hoạch đề ra Số tương đối kết cấu : Là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị tuyệt đối của cả tổng thể. Nó thường xuyên mang đơn vị là số phần trăm(%) hoặc phần nghìn. Công thức : Trong đó : d: Số tương đối kết cấu Yb : Trị số tương đối tùng bộ phận Yt : Trị số tuyệt đối của tổng thể Số tương đối cường độ: là kết quả so sánh mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. Mức độ hiện tượng mà ta cần nghiên cứu trình độ phổ biến của nó được đặt ở tử số. Còn mức độ của hiện tượngcó quan hệ được đặt ở mẫu số. Số tương đối không gian: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian. Chẳng hạn so sánh tống số nhân khẩu, diện tích đất đai, thu nhập quốc dân, tổng sản phẩm hàng hoá của các nước với nhau. NgoàI ra họ còn so sánh giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể. Khi so sánh cũng lấy một bộ phận làm gốc rồi đem các bộ phận khác so với nó. Chẳng hạn trong cùng một xí nghiệp so sánh số lao động trực tiếp. 3. Phương pháp phân tích số bình quân: Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó trong một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Các tổng thể thống bao gồm nhiều đơn vị cấu thành, tuy về cơ bản các đơn vị này có thể cùng một tính chấ, nhưng biểu hiện cụ thể về mặt lượng theo các tiêu thức thường chênh lệch nhau. Những chênh lệch này do nguyên nhân, bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng ảnh hưởng tới mặt lượng của từng đơn vị cá biệt. Khi nghiên cứu không thể nêu lên tất cả các đặc đIểm riêng biệt, mà cần tìm một số mức độ có tính chất đại biểu nhất định, có khả năng kháI quát hoá đặc đIểm chung của tổng thể. Mức độ đó chính là số bình quân có nghĩa rất quan trọng trong công tác lý luận và trong thực tiễn. Nó được dùng trong mọi công tác nghiên cứu nhằm nêu lên các đặc đIểm chung của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong đIều kiện thời gian và đIều kiện cụ thể. Ta thường gặt như: Giá thành bình quân, giá cả bình quân, tốc độ chu chuyển vốn bình quân là những chỉ tiêu rất cần thiết trong phân tích hoạt động kinh tế. Các loại số bình quân: Số bình quân cộng: Được dùng nhiều nhất trong nghiên cứu thống kê. Số liệu cần thiết để tính số bình quân cộng thường có sẵn trong các nhuồn tàI liệu thống kê hoặc kế toán. Số bình quân cộng được tính bằng cách đem tổng các lượng biến của tiêu thức chia cho tổng số đơn vị tổng thể (tổng các tần số). Có các trường hợp tính toán như sau : Số bình quân cộng đơn giản : Hay X = Trong đó : X : Số bình quân Xi : (i = 1,2,3,…,n) các lượng biến n : Tổng số đơn vị tổng thể III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học và hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp (khái quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Tiếp đó vận dụng phương pháp hiện có hiệu quả khi phương án kinh doanh mà xí nghiệp lựa chọn là tối ưu nhất,. Vì thế cần phân tích hiệu kinh doanh trong quan hệ chi phí kinh tế. Từ những phân tích sơ bộ nói trên, chỉ tiêu dùng để phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu suất hay hiệu suất sử dụng các yếu tố cơ bản vào quá trình sản suất kinh doanh. Đó là với việc xác định nội dung và phạm vi của kết quả sản xuất kinh doanh phù hợp với quan điểm về hiệu quả kinh doanh phải là một đại lượng so sánh. So sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Hay nói một cách rộng hơn là so sánh giữa chi phí đầu vào (vốn, chi phí) và đầu ra (giá trị tổng sản lượng, giá trị tổng sản lượng hàng hóa đã thực hiện được và lợi nhuận). Chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp có thể tính theo cách sau: Tính hiệu quả kinh doanh theo hiệu số : Theo cách này có nghĩa là lấy hiệu quả đầu ra trừ đi toàn bộ chi phí đầu vào. Tức là: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào Cách tính này tuy đơn giản, nhưng có nhiều nhược điểm là không phản ánh được hết chất lượng kinh doanh cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp. Không dùng so sánh được hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp giữa các kỳ khác nhau, hay so với ác đơn vị khác. Mặt khác cách tính này cũng không thấy được tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội. Tính hiệu quả kinh doanh theo dạng phân số: Cách tính này khắc phục được nhược điểm của cách tính trên nó còn tạo được nhiều điều kiện để nghiên cứu một cách toàn diện của hiệu quả kinh doanh.Vì trên cơ sở cách tính này sẽ hình thành được nhiều hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trên nhiều góc độ khác nhau cả tổng quát đến chi tiết. Do hiệu quả kinh doanh là một vấn dề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh (lao động, tư liệu lao đông, đối tượng lao động) nên xí nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản đó vào quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy cần xem xét, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở nhiều góc độ thông qua các yếu tố hay các chỉ tiêu chi tiết cụ thể như sau: 1. Sức sản xuất của các yếu tố cơ bản Sức sản xuất của các yếu tố cơ bản như lao động, tư liệu lao động, phản ánh một lao động hay một đồng chi phí tiền lương, một đồng chi phí nguyên vật liệu hay một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định trong kỳ thì làm ra bao nhiêu tổng sản lượng (hoặc giá trị sản lượng hàng hóa thực tế) sức sản suất của các yếu tố cơ bản càng tăng chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh càng được năng cao. Cách tính để tìm ra sức sản xuất : 2. Suất hao phí của các nguyên tố cơ bản . Suất hao phí của các yếu tố cơ bản là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất của các yếu tố cơ bản. Nó cho biết để làm ra một đồng (hay 1.000 đồng) giá trị sản lượng (hoặc giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện thì cần bao nhiêu đơn vị 1 đồng, 1.000 đồng) thuộc các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh chỉ tiêu này càng giảm thì khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì càng có hiệu quả tốt. Cách tính như sau: Trong sản xuất kinh doanh thường có việc điều chỉnh trong kỳ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy có một số yếu tố cơ bản mới tăng thêm, chỉ tiêu này cho biết lao động (hay một đơn vị chi phí tiền lương, TSCĐ, NVL) tăng thêm trong kỳ là bao nhiêu đồng giá trị sản lượng(hoặc giá trị hàng hóa thực hiện). Công thức : Sản lượng sản suất của các yếu tố cơ bản = phần tăng thêm Cũng như sức sản suất các yếu tố cơ bản, sức sản xuất của các chỉ tiêu tăng thêm này càng lớn thì kinh doanh này càng có hiệu quả. Cách tính cụ thể cho từng yếu tố cơ bản tăng thêm như sau: Sức sản xuất của lao động hoặc của tiền lương = tăng thêm trong kỳ Sức sản xuất của TSCĐ tăng = thêm trong kỳ Sức sản xuất của NVL tăng = thêm trong kỳ Suất hao phí của các yếu tố cơ bản tăng thêm: Cơ bản đều là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất đã nêu, suất hao phí tăng thêm này càng ít thì sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả. 3. Sức sinh lợi của các yếu tố cơ bản Chỉ tiêu sức sinh lợi của các yếu tố cơ bản được tính lấy tổng lợi nhuận chia cho từng yếu tố cơ bản, nó cho biết trong kỳ sản xuất kinh doanh thì lao động (hay 1 đơn vị/ chi phí tiền lương,NVL, hoặc 1 đơn vị bình quân tscđ ) thì làm ra bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này tính ra càng lớn thì có nghĩa là hiệu quả kinh tế càng cao. Công thức : Sức sinh lợi của 1 lao động = (Hay 1 đơn vị tiền lương ) Sức sinh lợi của các yếu tố cơ bản ở phần tăng thêm này sẽ chia về cho các yếu tố cơ bản có sinh lợi, và chỉ chia về cho yếu tố sinh lợi có quan hệ của các yếu tăng thêm. 4.Sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn: Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đều phải có các yếu tố lao động, tư liệu lao động , đối tượng lao động. Các yếu tố cơ bản này biểu hiện bằng giá trị gọi là vốn . Vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn cố định (biểu hiện bằng giá trị hiện tại của TSCĐ) và vốn lưu động (biểu hiện giá trị của TSLĐ của doanh nghiệp). Do đó khi đánh giá sản xuất kinh doanh cũng cần phải tìm được các chỉ tiêu phản ánh mức sản xuất và mức sinh lợi của vốn. Cách tính cụ thể như sau: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ở trên được tính chung cho tổng số vốn (vốn cố định + vốn lưu động). Cũng từ công thức trên nếu cần tính riêng cho từng loại vốn cũng được. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn thì nếu có phần vốn tăng thêm trong kỳ sản xuất kinh doanh cần chỉ tiêu sức sản xuất (sinh lợi) của phần vốn tăng thêm (tính cho tổng số vốn hay tính riêng cho từng loại vốn tăng thêm). 5. Nhóm các chỉ tiêu tài chính : Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Nói cách khác tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua việc phân tích tài chính, người ta sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy việc phân tích tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhóm người khác nhau: Như Hội đồng quản trị, nhà đầu tư, các chủ nợ, kể cả cơ quan chính phủ và người lao động. Mỗi nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp . Mặc dù mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau, do vậy các công cụ kỹ thuật phân tích cơ bản mà họ sử dụng để phân tích hình thành tài chính lại giống nhau. Vì vậy các chỉ số tài chính được chia làm 3 loại :. Các tỷ số về đòn cân nợ: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời. Các tỷ số về hoạt động : Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp. Các tỷ số về doanh lợi ; Phản ánh sự quản trị hữu hiệu tổng quát bằng sức sinh lợi đạt được. Về phương pháp phân tích tài chính : Được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh, so sánh thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính mặt nào tốt lên hoặc mặt nào kém đi để có biện pháp khắc phục. So sánh thực hiện kỳ này này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở trạng thái tốt hay xấu được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng loại. Ba tỷ số tài chính được thể hiện như sau: 1. Tỷ số về đòn cân : Là việc điều hành, thông qua các khoản nợ vay (dài hạn, ngắn hạn) để khuyếch đại lợi nhuận cho công ty. Đòn cân nợ được coi là một chính sách tài chính của doanh nghiệp. Trong phân tích tài chính, đòn cân nợ dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp so với số nợ vay. - Tỷ số nợ : Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp món nợ càng được đảm bảo trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Ngược lại các chủ sở hữu doanh nghiệp thường muốn có chỉ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh . Công thức : Trong đó : - Tổng số nợ : Bao gồm các khoản nợ ngắn hạn,và dài hạn của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. - Tổng số vốn : Là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như : Tài sản lưu động, tài sản cố định thể hiện bằng tiền, các khoản phải thu… 2. Các tỷ số về hoạt động : Các tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, vì kinh tế thị trường đòi hỏi so sánh doanh thu tiêu thụ với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau như : Tài sản cố định, tài sản lưu trữ (tồn kho), các khoản phải thu. Vì giữa các yếu tố đó đòi hỏi phải có một sự cân bằng nhất định . Các chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ, sẽ được sử dụng chủ yếu trong các tỷ số này để đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. * Số vòng quay hàng tồn kho : Đây là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng, bởi vì dự trữ vật tư là để sản xuất và để sản xuất hàng hóa để tiêu thụ, nhằm đạt doanh thu cao lợi nhuận cao. Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả phương pháp đo lường tính chất hợp lý là so sánh tồn kho với mức tiêu thụ trong năm để tính số vòng quay của tồn kho. Số vòng quay tồn kho năm nay càng cao hơn so với năm trước thì càng tốt. Công thức : Trong đó : - Doanh thu tiêu thụ: Là doanh số tiêu thụ của toàn bộ hàng hóa tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền (Doanh thu thuần). - Tồn kho : Được coi là toàn bộ các tài sản dự trữ bao gồm: Nguyên vật liệu, vật liêu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa. * Kỳ thu tiền bình quân : Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán. Thông qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp, thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán. Ngược lại vốn của doanh nghiệp bị đọng trong khâu thanh toán khá lớn, dãn tới tình trạng vốn của doanh nghiệp gặp khó khăn. Công thức : Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các doanh số doanh nghiệp bán chịu cho các doanh nghiệp khác. Ngoài ra còn có thể là các khoản phải trước cho người bán, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản phải thu khác. * Số vòng quay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp, nói lên trong một năm vốn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng, hoặc một đồng vốn bỏ ra đầu tư có thể đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vòng quay càng nhiều thì càng tốt. Nhân toàn bộ số vốn được xác định bao gồm vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Công thức: 3 Các tỷ số về doanh lợi: Doanh lợi là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanh nghiệp. Các tỷ số tài chính đề cập ở trên cho thấy phương thức mà doanh nghiệp được điều hành, nhưng các tỷ số về doanh lợi cho đáp số sau cùng về hiệu năng quản trị doanh nghiệp. Trước khi đầu tư vào doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến tỷ số về doanh lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bởi vì lợi nhuận ròng thu được của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư . * Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Chỉ tiêu này phản ánh, là cú một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Con số này thể hiện càng lớn càng tốt và càng có ý nghĩa năm sau lớn hơn năm trước (tốc độ lãi đi lên). Công thức : Lợi nhuận ròng: Là phần lợi nhuận còn lại sau cùng sau khi doanh thu đã khấu trừ tổng chi phí, các phần thuế. Lợi nhuận ròng là phần lợi nhuận doanh nghiệp để lại để trích lập các quỹ doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp nhà nước) hoặc là phần lợi nhuận còn lại để phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông và để tái đầu tư (nếu là doanh nghiệp cổ phần). * Doanh lợi vốn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn được đầu tư (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) hay còn được gọi là khả năng sinh lợi của đấu tư. Khả năng sinh lợi của một đồng vốn càng lớn càng tố. Công thức : * Doanh lợi vốn tự có: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức doanh lợi trên mức đầu tư của chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này, bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với số vốn họ bỏ ra để đầu tư. Doanh lợi vốn tự có càng nhiều càng tốt. Công thức : Khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần xem xét lợi nhuận trong chi phí kinh tế. Để tính được chỉ tiêu lợi nhuận, ta phải sử dụng số liệu do hạch toán kế toán cung cấp. Đó là những số liệu về tổng doanh thu, tổng chi phí (kể cả thuế) mà thực tế các doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh sản xuất mua hàng hóa tiêu thụ (gọi chung là chi phí kinh doanh) và kết quả thu được là tổng doanh thu, tức là: Lợi nhuận kinh doanh = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh doanh Việc tính toán lợi nhuận trong quan hệ với các chi phí kinh doanh như trên, chưa phản ánh chính xác thực chất lợi nhuận, nhiều khi người ta phóng đại chỉ tiêu lợi nhuận là vì chi phí không được tính toán đầy đủ. Do đó để đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả kinh doanh thực thụ, các nhà doanh nghiệp nhất là ng._.ười quản lý sản xuất kinh doanh cần phải sắc xảo xem xét chỉ tiêu trong lợi nhuận trong quan hệ với mọi chi phí kinh tế. Ta cần hiểu chi phí kinh tế cũng rộng hơn chi phí kinh doanh. Vì chi phí kinh tế không chỉ bao gồm giá trị các nguồn nhân tài, vật lức dùng trong kinh doanh để sản xuất ra sản phẩm, cung ứng tiêu thụ hàng hóa lao vụ dịch vụ và đặc nó còn bao gồm cả chi phí thời cơ, cùng các khoản chi phí ngầm khác. Trên cơ sở chi phí kinh tế, lợi nhuận kinh tế được xác định bằng cách: lấy lợi nhuận trừ đi chi phí thời cơ và chi phí ngầm khác. Nói cách khác là lợi nhuận kinh tế là sự khác nhau (phần chênh lệch) giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế. Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí kinh tế Hay là: Lợi nhuận Lợi nhuận Chi phí thông số Kinh tế kinh doanh và các chi phí khác Một vấn đề cần lưu ý trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, với khả năng hiện có về vật tư, tiền vốn, lao động, đất đai…Các doanh nghiệp thường có rất nhiều phương án kinh doanh mà họ cho là tối ưu. Xong cuối cùng thì mỗi doanh nghiệp cũng chỉ chọn phương án tối ưu nhất mà thôi. Trong qua trình nghiên cứu lựa chọn các phương án, thì doanh nghiệp cũng cần bỏ ra một khoản chi phí nhiều hay ít. Đến khi thực thi phương án chọn và cho là tối ưu để doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu tìm tòi nhiều giải pháp để chọn. Xong cuối cùng doanh nghiệp cũng chỉ dùng một giải pháp cho một hoạt động mà thôi. Trong quá trình tìm tòi các giải pháp thì doanh nghiệp cũng có khoản chi phí ít nhiều bỏ ra. Tất cả khoản chi phí nói trên đều gọi là chi phí thời cơ, đó là chi phí cho những thứ bỏ đi. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn phương án tối ưu cũng như nghiên cứu các phương pháp để ứng dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng thường có việc sản xuất kinh doanh thử nghiệm và ít nhiều cũng có một khoản thu được từ việc sản xuất kinh doanh thử nghiệm này, và hầu như không được phản ánh trong các tài liệu hạch toán kế toán. 6. Đánh giá việc sử dụng tài năng doanh nghiệp: Trong mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, thì mỗi doanh nghiệp có nguồn tiềm năng và năng lực khác nhau. Do tiềm năng và năng lực có nhiều, bởi vậy khi xem xét, đánh giá cần đi vào các tiềm năng, năng lực chủ yếu : - Tiềm năng về lao động : Nguồn năng lực này thể hiện trong hai mặt đó là số lượng và chất lượng lao động. Số lượng phản ánh lượng lao động được sử dụng (cả về số người và thời gian lao động). Năng lực về chất lượng thể hiện qua tay nghề, công việc hoàn thành qua năng suất lao động. Doanh nghiệp có đội ngũ lao dộng đủ cả về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật mới là yếu tố cần thiết góp phần quyết định thắng lợi sản xuất kinh doanh. - Tiềm năng về tư liệu lao động : Tư liệu lao động gồm những công cụ mà lao động sử dụng tác động vào đối tượng lao động mà làm ra sản phẩm. Khi đánh giá xem xét, cần chú ý cả về chất lượng lẫn số lượng như kết cấu công xuất, máy móc, thiết bị hiện đại hay thô sơ hay công cụ đã sử dụng thực tế với khả năng hiện có. Nếu doanh nghiệp có trang bị những tư liệu lao động tiên tiến thì sẽ giảm được phần nào lao động, tăng thêm lượng sản phẩm sản xuất, năng cao được chất lượng, hạ giá thành góp phần nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị những máy móc, thiết bị hiện đại đang là một yêu cầu bức thiết nhằm năng cao năng suất lao động, tiết kiệm hao phí lao động xã hội. - Tiềm năng về đối tượng lao động : Thể hiện ở mức độ đảm bảo về nguyên vật liệu, cả về số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo thời gian cung cấp và khả năng giảm chi phí. Cần tìm kiếm được và sử dụng được nguồn nguyên vật liệu có thể thay thế rẻ hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. - Tiềm năng về thiên nhiên và vị trí địa lý: Đây là điều kiện khách quan ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần đánh giá đúng giá trị mức sử dụng khai thác, tận dụng thế mạnh sẵn có này của doanh nghiệp như thế nào. Đặc biệt chú trọng đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện giao thông, vận chuyển, giao lưu kinh tế, thị trường. - Tiềm năng khai thác : Chú ý tới tiềm năng khác như vấn đề bí mật công nghệ, bí mật công thức, làm tăng chất lượn sản phẩm, tiềm năng quản lý. Ngoài ra còn chú ý đến tiềm năng từ nước ngoài của doanh nghiệp (đầu tư cơ bản, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ) để có phương pháp khai thác sử dụng có hiệu quả. Các nguồn tiềm năng của doanh nghiệp, để có giới hạn về thời gian. Vì vậy cần có biện pháp khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng kịp thời, hợp lý và tránh được lãng phí. 7. Phương pháp luận luận để nghiên cứu đề tài Tóm lại toàn bộ phần cơ sở lý luận để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thể hiện ở việc phân tích được : + Sức sản xuất của các yếu tố cơ bản + Sức sinh lợi của các yếu tố cơ bản + Sức hao phí của các yếu tố cơ bản Rồi đưa ra kết luận tốt, xấu tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Nhà máy giấy Bãi bằng sau nhiều lần đổi tên nay là giấy bãi bằng, đơn vị thành viên của tổng công ty Việt nam. Được xây dựng trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước bằng vốn không hoàn lại của vương quốc Thuỵ Điển. Với tổng số vốn là 2,7 tỷ cuaron (450 triệu USD) Công ty giấy Bãi Bằng được xây dựng với quy mô lớn và hiện đạI. Với công suất thiết kế là 55.000 tấn/ năm, trong đó 50.000 tấn là giấy in và giấy viết, 5.000 tấn là giấy bao gói tự động. Công trình chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 5/10/1974 và đến ngày 26/1/1982 khánh thành đi vào sản xuất với tên gọi “ Nhà máy giấy Vĩnh Phú” . Đi vào sản xuất từ năm 1982 công ty đã trải qua 2 cơ chế kinh tế, có thể chia thành 2 giai đoạn như sau : Giai đoạn 1: Từ năm 1982- 1990. Đây là giai đoạn sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhịp độ sản xuất kinh doanh không đồng đều, sản lượng giấy hàng năm chỉ đạt trên dưới 50% công suất thiết kế. Lợi nhuận đạt được quá thấp nên đời sống của người lao động chưa được cải thiện rõ rệt. Trong thời gian này, năm 1987 công ty đổi tên thành “ Xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phúc”. Giai đoạn 2 : Từ năm 1990 đến nay. Tháng 6/1990 Thuỵ Điển chấm dứt viện trợ toàn bộ cho công trình. Từ đây nhà máy hoàn do người việt Nam quản lý, điều hành do nội lực của mình. Mặc dù không còn tiền viện trợ, không còn chuyên gia nước ngoài, nhưng bù lại công ty lại được vận hành trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Mặt khác, trình độ đội ngũ của quản lý cán bộ quản lý, kỹ thuật và cán bộ vận hành của công ty cũng ngày càng được năng cao và hoàn thiện. Đến nay công ty đã trở thành tổng hợp công nghiệp lớn nhất Việt nam, luôn đứng đầu về số lượng và chất lượng, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Văn hoá - Giáo dục – Kinh tế của đất nước . 2. Chức năng – nhiệm vụ – mặt hàng Công ty giấy Bãi Bằng là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, đầy đủ, có tài khoản và con dấu riêng. Trụ sở sản xuất : Thị trấn Phong châu – huyện Phù ninh – tỉnh Phú thọ Ngành nghề kinh doanh : Chế biến và tiêu thụ giấy, sản xuất kinh doanh. Sản phẩm chính của công ty : Giấy viết có chất lượng cao, với định lượng từ 50 – 120g/m2, độ trắng của giấy (ISO) từ 90 – 950 ISO bao gồm các loại Giấy cuộn, giấy ram, giấy tập, vở học sinh, giấy vi tính, giấy telex. Về quyền hạn : Công ty được ký hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước về tiêu thụ sản phẩm và mua bán vật tư, khai thác các nguồn vật tư trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho nhu cầu chính của công ty. Ngoài ra công ty được quyền xuất khẩu sang các nước như: Singapo, Malaysia, Hồng Công ... Công ty có quyền hoàn thiện cơ cấu tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới của công nghệ. 3. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty giấy Bãi Bằng Sơ đồ 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà giấy Bãi Bằng Nhà máy hoá chất Nguyên liệu Vôi sống Rửa bột Nấu bột Sút hoá Chưng bốc Nồi hơi thu hồi Sàng chọn Tẩy trắng Sử lý nước thải Nghiền, phối trộn và nguyên liệu phụ Nhập kho Xeo giấy Cuộn lại Gia công bao gói Giải thích quy trình sản xuất giấy : Nguyên liệu thô, tre, nứa được đưa vào chặt thành mảnh qua hệ thống máy chặt nguyên liệu và thủ công. Sau khi qua các công đoạn chặt rửa, các mảnh này được đưa qua hệ thống sàng để loại ra những mảnh không hợp cách. Những mảnh hợp cách được vận chuyển về kho chứa mảnh qua hệ thống băng tải và từ đây đưa vào nồi nấu theo tỷ lệ phối trộn 50% sợi dài (mảnh tre, mảnh nứa) và 50% sợi ngắn (mảnh gỗ các loại). Từ sân mảnh, mảnh đưa vào các nồi nấu qua hệ thống ống thổi mảnh (theo nguyên lý khí động học). Quá trình đưa mảnh vào nồi nấu được vận hành bằng hệ thống thiết bị nghi khí điều khiển và khi nấu bột hoá chất sử dụng là sút và Na2SO4 . Sau khi nấu bột đến công đoạn rửa, dịch đen loãng thu hồi được trong quá trình rửa bột được đưa vào trưng bốc thành dịch đen đặc cung cấp cho nồi hơi thu hồi. Bột sau khi rửa được sang sàng chọn để loại mấu mắt và tạp chất. Sau khi rửa xong, bột được cô đặc tới nồng độ 12% và đưa sang công đoạn tẩy trắng bằng hoá chất như : Xút, Clo, Naclo, H2O các hoá chất này được cung cấp từ nhà máy hoá chất và một số mua ngoài. Sau đó bột được đưa sang phân xưởng xeo để sản xuất giấy. Trước tiên, bột giấy được bơm tới công đoạn chuẩn bị bột và phụ gia. Tại đây bột giấy nghiền nhờ hệ thống máy nghiền, để đưa độ nghiền của bột từ 150SK lên 35 – 450SK . Do yêu cầu về sản lượng và chất lượng sản phẩm công ty đã phải nhập bột ngoại với tỷ lệ dùng từ 15 – 20%, bột ngoại cũng được sử lý tại công đoạn này. Bột sau khi nghiền được phối trộn với một số hoá chất phụ gia như keo ADK, CaCO3 bentonite, tinh bột, cataretin, ... nhằm cải thiện một số tính chất của tờ giấy sau này. Để tờ giấy đạt các tiêu chuẩn mong muốn và bền đẹp, trước khi hình thành tờ giấy, dung dịch bột được sử lý qua một hệ thống phụ trợ để loại bỏ tạp chất tạo cho bột không bị vón cục, có nồng độ áp lực ổn định. Đến đây, dung dịch bột giấy được đưa lên máy xeo và tờ giấy ướt dược hình thành, tờ giấy ướt tiếp tục qua bộ phạn sấy khô. Kết thúc công đoạn này tờ giấy đạt độ khô từ 93 – 95% và được cuộn lại thành từng cuộn giấy to. Các cuộn này được chuyển đến máy cắt cuộn để cuộn lại và cắt thành các cuộn nhỏ có đường kính từ 90 – 100 cm, chiều rộng của giấy tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Nhờ có băng tải và thăng máy, các cuộn giấy này được chuyển tới bộ phận hoàn thành để gia công chế biến, bao gói thành các thành phẩm. Tất cả các sản phẩm này được nhân viên KCS kiểm tra nghiêm ngặt, sau đó bao gói và nhập kho thành phẩm để bán cho khách hàng. Trong quá trình sản xuất bột và giấy, từng công đoạn đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt nhằm tạo ra sản phẩm giấy có sản lượng và chất lượng giấy cao, giảm tiêu hao và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt thị hiếu của người tiêu dùng. Với quy trình công nghệ sản xuất giấy như trên thì tổ chức bộ máy sản xuất của công ty được bố trí, bao gồm: Nhà máy hoá chất. Nhà máy điện. Nhà máy giấy. Xí nghiệp vận tải. Xí nghiệp bảo dưỡng. 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty hoạt động theo điều lệ hoạt động của Nhà nước quy định. Giám đốc công ty là người có quyền điều hành quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo kiểu Trực tuyến – Chức năng. Quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ chức năng, quan hệ giữa các cấp là quan hệ trực tuyến đồng thời còn có quan hệ tư vấn giữa các nhân viên phòng ban với các cấp công trường, phân xưởng. Sơ đồ2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty được bố trí như sau: PGĐ Kinh tế PGĐ Kỹ thuật Sản xuất GIÁM ĐỐC PGĐ Đời sống Phòng K-H điều độ Phòng KCS VP Giám đốc Phòng tổ chức lao động Phòng QTĐC Phòng Kế toán tài chính Phòng Cung ứng Phòng Kỹ thuật Phòng BV- QS Phòng Y Tế Phân xưởng Bột Phân xưởng Xeo Phân xưởng Động lực Phân xưởng Cơ điện Phân xưởng hoá chất Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: + Tổng giám đốc: Là người đại diện hợp pháp duy nhất của công ty, chỉ đạo chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Trực tiếp điều hành kinh doanh và các phòng ban tham mưu. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với tổng công ty Giấy Việt nam và tập thể lao động. Mọi hoạt động của công ty phải được tổng giấm đốc công ty thông qua và xét duyệt. Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo, giám sát hai phòng ban là: Phòng tổ chức hành chính và phòng thị trường, nhà máy gỗ Cầu Đuống và 3 chi nhánh ở Hà nội, Đà nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Dưới tổng giám đốc có 6 tổng giám đốc giúp việc tham mưu, điều hành các phòng ban còn lại. + Phó tổng giám đốc phụ tránh sản xuất: Là người chịu tránh nhiệm trước tổng tổng giám đốc về sản suất kinh doanh của công ty như: tiến độ sản xuất giấy, nhu cầu hoá chất, tiêu hao điện năng cho sản xuất và chất lượng sản phẩm do các bộ phận làm ra. + Phó tổng giám đốc phụ trách bảo dưỡng: Phụ trách toàn bộ trang thiết bị mà công ty hiện có, đảm bảo khả năng vận hành của máy móc, thiết bị, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn có trách nhiệm đề ra các nội quy an toàn lao động trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. + Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước giao. Mua sắm thiết bị vật tư, phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty. + Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư nội bộ: Phụ trách đầu tư năng cấp và đầu tư mở rộng cho công ty. + Phó tổng giám đốc phụ trách đời sống – văn hoá: Phụ trách nhu cầu năng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. + Phó tổng giám đốc phụ trách nhà máy gỗ Cầu Đuống: Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của nhà máy gỗ Cầu Đuống. + Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng giúp đỡ tổng giám đốc quản lý nhân sự trong toàn công ty, tham mưu cho tổng giám đốc về đề bạt, miễn nhiệm cán bộ trong phạm vi công ty quản lý và quản trị trong toàn công ty. + Phòng thị trường: Tiếp cận thị trường tiêu thụ, tìm khách hàng tiêu thụ sản phẩm do công ty làm ra. Từ đó trình ra tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hành năm của công ty. 5. Kết quả hoạt động của công ty trong một số năm 5.1 Tình hình sản xuất Bảng1: Khối lượng giấy sản xuất qua các năm của công ty giấy Bãi Bằng Năm Sản lượng kế hoạch Sản lượng thực tế So sánh Số tăng, giảm Tỷ lệ tăng giảm 1995 38.000 50.620 + 12.620 131,74 1996 60.000 57.027 - 2.973 95,05 1997 58.000 53.630 - 4.370 92,27 1998 55.000 60.029 + 5.029 109,14 1999 64.400 63.001 - 1.339 97,92 2000 65.000 65.524 + 524 101,19 2001 66.000 73.233 + 7.233 111,00 2002 75.000 75.865 + 865 101,15 Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng giấy của công ty có sự biến động nhưng xu hướng đi lên vẫn là chính. Tuy nhiên nếu ta so sánh giữa sản lượng kế hoạch và sản lượng thực tế thì thiếu sự đồng nhất. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lên xuống không ổn định, chứng tổ rằng việc lập kế hoạch không sát với thực tiễn mà công ty có thể đạt được. 5.2 Tình hình kinh doanh Bảng2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty : Năm Sản lg sản xuất (tấn) Sản lượng tiêu thụ (tấn) Doanh thu (triệu) Lợi nhuận (triệu ) Nộp NSNN (triệu) TNBQ (đồng/ tháng) 1995 50.620 58.030 512.977 38.894 46.725 867.000 1996 57.027 53.050 544.819 42.827 46.997 1.928.232 1997 53.630 56.228 585.013 50.649 53.179 1.161.000 1998 60.029 61.540 672.275 60.664 59.449 1.381.000 1999 63.101 61.530 638.677 52.944 60.975 1.435.830 2000 65.524 68.240 721.625 50.427 75.374 1.801.830 2001 73.233 71.028 793.175 60.168 72.798 1.801.830 2002 75.865 72.720 819517 52.430 73.624 1.800.000 Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng sản xuất tuy có biến động ở những năm 1995 – 1997 nhưng sau đó xu thế đi lên là chính sản lượng sản xuất tăng dần qua các năm vượt xa so với công xuất thiết kế (55.000 tấn/năm) chứng tỏ công ty đã nỗ lực hết mình của tật thể CBCNV của công ty. Sản lượng tiêu thụ qua các năm tăng dần, chứng tỏ công tác tiêu thụ qua các năm tăng dần và công tác marketing của công ty làm rất tốt. 5.3 Tình hình tiêu thụ của công ty : Bảng3 : Kết quả tiêu thụ của công ty qua 2 năm 2001- 2002 đơn vị: kg TT Tên sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 So sánh 1 Giấy cuộn 58.909.659 62.342.498 3.432.839 2 Giấy ram 8.793.489 6.393.664 -2.399.825 3 Giấy vở tập 3.352.579 3.671.991 319.412 4 Bìa xanh 26.798 44.482 17.684 Tổng 71.028 72.720 Tổng giấy tiêu thụ năm 2001 là 71.082 tấn đạt 111,07% kế hoạch năm, bằng 104% so với năm 2000 ( năm 2000 là 68.240 tấn). Tổng giấy tiêu thụ năm 2002 là 72.720 tấn tăng 1.638 tấn so với năm 2001. 6. Tình hình quản lý Tài sản cố định Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của Công ty. Ta có thể xem xét cơ cấu tài sản cố định của Công ty giấy Bãi Bằng và tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong hai loại sau: Bảng 4.5: Cơ cấu tài sản của Công ty Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 NG GTCL NG GTCL 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 149.664 56.717 163.936 55.131 2 Máy móc, thiết bị 472.295 100.630 502.804 105.031 3 Phương tiện vận tảI 48.924 5.560 48.020 2.418 4 Tổng cộng 670.883 162.907 714.760 162.580 Đơn vị: % STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 NG GTCL NG GTCL 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 22,31 34,82 22,93 33,91 2 Máy móc, thiết bị 70,40 61,77 70,35 64,6 3 Phương tiện vận tảI 7,29 3,41 6,72 1,49 4 Tổng cộng 100 100 100 100 Qua bảng trên ta thấy: Giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn là các loại máy cấp mảnh, máy cuộn lõi, máy mài lô, máy chặt tre nứa gỗ, máy xén kẻ giấy…Tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 2000 chiếm 71,43% nguyên giá tài sản cố định, 65,43% giá trị còn lại của tài sản cố định. Sang năm 2001, 2002 giảm xuống chỉ chiếm 70,4% và 70,35% nguyên giá tài sản cố định, 61,77% và 64,6% giá trị còn lại của tài sản cố định. Các tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà sản xuất và các thiết bị văn phòng…, nói chung giữ ở mức 31,29%; 22,31% và 33,91% là ổn định. Nhưng nhóm tài sản phương tiện vận tải năm 2002 chỉ chiếm 1,49% là nhỏ. Bởi vậy Công ty cũng cần quan tâm hơn về phương tiện vận tải nếu không sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng chung tài sản cố định và ảnh hưởng tới chiến lược phát triển lâu dài của Công ty 7. Tình hình quản lý vật tư: Để kịp thời phục vụ sản xuất, việc cung ứng vật tư đồng thời hạn chế tồn kho, vật tư hàng hoá, phụ tùng cung ứng bảo đảm chất lượng cải tiến cấp phát, quản lý vật tư một cách chặt chẽ đúng quy định. Bảng6: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Tt Tên vật tư Đơn vị Thực hiện 2002 Kế hoạch 2003 Tỷ lệ (%) I Nguyên liệu chính Tấn 1 Tre, gỗ các loại Tấn 245.000 126.000 51,42 2 Bột giấy nhập ngoại Tấn 19.000 II Vật liệu phụ Tấn 1 Bột đá CaCO3 Tấn 8.000 4.300 53,75 2 Muối Cacl Tấn 7.700 4.200 54,54 3 Muối Na2SO4 Tấn 3.270 2.100 64,22 4 Vôi hạt Tấn 17.500 8.500 48,57 5 Tinh bột cationic Tấn 670 400 59,70 6 Keo ADK Tấn 760 380 50,00 7 Phèn nước Tấn 1.100 650 59,00 III Nhiên liệu Tấn 1 Than cám 4A Tấn 150. 000 80.000 53,33 2 Dầu DO Tấn 1.250 900 72,00 3 Dầu FO Tấn 1.490 380 25,50 Nguyên vật liệu đều được dùng theo định mức và sử dụng hợp lý. Năm 2002 nguyên liệu chính là tre, gỗ và bột giấy ngoạI nhập được sử dụng là 264 tấn. Vật liệu phụ như bột đá CaCO3 là 8.000 tấn, muối NaCl là 7.700 tấn, muối Na2SO4 là 3.270 tấn … Đối với nhiên liệu: Kế hoạch năm 2003 của công ty là: Tre, gỗ các loại là 126.000 tấn bằng 51,42% so với thực hiện năm 2002. Bột giấy nhập ngoại là 19.000 tấn. Than cám là 80.000 tấn bàng 53,33% năm 2002 Ngoài ra công ty có hội đồng giá xét duyệt vật tư, giá cả khi cần mua có các phòng ban chức năng giám sát chất lượng vật tư khi mua về. Bảng 7: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu năm 2002 Nguyờn liệu chớnh Cuộn 800 ISO cuộn 82– 900 ISO Ram 800 ISO Ram 82- 900 ISO ĐMKH ĐMTT ĐMKH ĐMTT ĐMKH ĐMTT ĐMKH ĐMTT Tre, nứa 0,5075 0,5333 0,5396 0,5666 0,5243 0,5508 0,5611 0,5892 Mảnh gỗ 0,5075 0,7110 0,5396 0,7554 0,5242 0,7345 0,5611 0,7856 Gỗ bồđề 1,6915 1,5998 1,7985 1,6997 1,7473 1,6525 1,8704 1,7676 Gỗ bạch đàn 0,6766 0,7110 0,7194 0,7559 0,6989 0,7345 0,7482 0,7856 Từ bảng trờn thấy mức tiờu hao thực tế cũn cao hơn kế hoạch, đặc biệt là giấy cuộn 82- 900 ISO. Cụng ty cần cú biện phỏp nhằm giảm mức tiờu hao nguyờn vật liệu 8. Tình hình lao động tiền lương ở công ty giấy Bãi Bằng 8.1 Cơ cấu lao động của Công ty Bảng8: Cơ cấu lao động của công ty giấy Bãi Bằng TT Chỉ tiêu Năm2001 Năm 2002 Tốc độ phát triển SLngười CC(%) SL(người) CC(%) 02/01 BQ Tổng số lao động 3.804 100 3.960 100 104,1 104,27 I Chia theo thời hạn hợp đồng 1 Hợp đồng dàI hạn 3.163 83,15 3.197 80,28 100,5 100.54 2 Hợp đồng ngắn han 641 16,85 781 19,72 128,9 125.35 II Chia theo tính chất lao động 1 Lao động dài hạn 2.862 75,24 2.943 74,32 106,9 104,85 2 Lao động ngắn hạn 942 24,76 1.017 25,68 97,62 102,66 III Chia theo trình độ 1 Đại học và cao đẳng 217 5,70 295 7,45 99,54 116,32 2 Trung cấp 503 13,22 559 14,12 53,85 77,36 3 Bậc thợ 3.084 81,08 3.106 78,43 123,8 111,69 a Bậc 1- 3 579 18,77 704 22,67 125,3 123,44 b Bậc 4 –6 2.469 80,93 2.387 76,85 123,7 108,79 C Bậc 7 9 0,14 15 0,48 81,82 116,78 a. Số lượng chất lượng lao động *. Số lượng lao động Căn cứ vào tình hình nhiên vụ sản xuất của công ty, căn cứ vào địa bàn sản xuất của các công trường, phân xưởng, đội xe, căn cứ vào những chỉ tiêu đã giao cho từng bộ phận. Trên cơ sở mỏ đã cân đối lực lượng lao động để bố trí hợp lý vào dây truyền sản xuất. Số lao động tính đến 31 – 12 – 2002: Tổng số : 3.960 người Trong đó : Lao động dài hạn 2.943 người Lao động ngắn hạn: 1.017 người Qua chỉ tiêu lao động ở trên đội ngũ có tay nghề kỹ thuật chiếm tỷ trọng tương đối lớn chứng tỏ việc quan tâm chặt chẽ tới tình trạng chất lượng , kỹ thuật. Người lao động có kỹ thuật sẽ đáp ứng được điều kiện cơ giới hoá của xí nghiệp, tạo ra những sản phẩm, tiết kiện những chi phí hạ giá thành. *. Chất lượng lao động: Trình độ cán bộ quản lý của doanh nghiệp có trình độ đại học, cao đẳng chưa được cao : 295 người (chiếm 7,45%). Với quy mô của doanh nghiệp, với sự phát triển ngày càng tăng của xã hội, với sự hiện đại hoá của toàn ngành, doanh nghiệp cần có chương trình đào tạo chung cho cán bộ quản lý, nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất và năng cao hơn nữa trình độ quản trị trong mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Đối với trình độ công nhân kỹ thuật, công ty hết sức quan tâm vì đây chính là lực lượng nòng cốt của công ty, lực lượng lao động trực tiếp làm ra sản phẩm. Với tổng số công nhân kỹ thuật là: 3.106 người. Trong đó : Thợ bậc 1- 3 : 704 người chiếm 22,67%. Thợ bậc 4 –6 : 2.387 người chiếm 76.85%. Thợ bậc 7 : 15 người chiếm 0,48%. Là một doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều chủng loại thiết bị khác nhau, để đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh và đản bảo cân đối giữa các khâu, các bậc thợ xí nghiệp cần có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo thêm lái xe, thông tin, vạn hành dây truyền ... bổ xung vào đội ngũ thợ lành nghề trong những năm tiếp theo. 8.2. Hình thức trả lương: Công ty giấy Bãi Bằng áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động đó là: Trả lương theo sản phẩm tập thể Trả lương theo thời gian * Trả lương theo sản phẩm : áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm được tính theo: Tiền lương = Kết quả sản xuất x Đơn giá khoán sản phẩm *Trả lương theo thời gian: áp dụng cho các chức danh quản lý công ty, các lao động phục vụ chung( lao động giản đơn) như tạp vụ, bảo vệ, làm vệ sinh công nghiệp ... Với gián tiếp phòng ban: Trả lương theo mức hoàn thành chung của doanh nghiệp. Với lao động giản đơn được tính theo: Số ngày Mức lương ngày Tiền lương = làm việc x theo cấp bậc thực tế người lao động 9. Giá thành và tài chính của doanh nghiệp Công ty giấy Bãi Bằng là một doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ khép kín nguyên liệu chính chủ yếu là tre, gỗ, nứa. Sản phẩm của công ty là các loại giấy do đó chi phí giá thành được tính như sau: Chi phí giá thành Tổng chi phí sản xuất trong kỳ đơn vị sản phẩm Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Với đặc điểm của công ty chỉ có một sản phẩm là giấy do vậy các chi phí đều được tập hợp trực tiếp vào đối tượng sử dụng gồm: - Chi phí vật tư - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Bảng 9: Tình hình thực hiện giá thành năm 2002 đơn vị : nghìn đồng Tt Yếu tố Z đơn vị kế hoạch Z đơn vị giá thành So sánh (%) 1 Vật tư 369.128.905 370.017.583 100,2 2 Nhân công trực tiếp 96.034.000 87.244.000 90,8 3 Sản xuất chung 167.005.000 157.463.375 94,3 4 Trừ chi phí giảm Z 19.665.000 5 Tổng g. thành sx SPTT 632.167.905 595.060.458 94,1 6 Tổng Z và Z đơn vị 690.267.905 642.124.458 93 10. Đánh giá và kết luận chung + Những mặt công ty đã làm được : Công ty đã duy trì sản xuất đảm bảo cong ăn việc làm cho hơn 3.000 cán bộ công nhân viên góp phần giải quyết việc làn cho một bộ phận công nhân viên ở Phú Thọ. Lợi nhuận của công ty khá cao đã góp phần không nhỏ cho nguồn ngân sách, đi đầu trong ngành giấy về nộp ngân sách bảo toàn vốn kinh doanh và làm ăn có lãi, công ty đã được nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới. + Những mặt hạn chế của công ty: Số lượng lao động dôi dư khá cao nên công ty cần có biện pháp khắc phục để bố trí lao động lại cho hợp lý. Kết luận: Trải qua hơn 20 năm tổ chức xây dụng đến nay công ty giấy Bãi Bằng đã phát triển trưởng thành với một quy mô lớn và ngày càng được mở rộng bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành giấy.Trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật được năng cao và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu quy mô sản xuất tăng thêm. Đồng thời qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì ta thấy trong những năm qua công ty đã đầu tư công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ và do đó đã đạt được những kết quả rất tốt. Xuất phát từ ý nghĩa trên của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nói chung và công ty giấy Bãi Bằng nói riêng. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã chọn đề tài “ Phân tích và tìm biện pháp nhằm năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty giấy Bãi Bằng’ II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp. Do đó đánh giá, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một đòi hỏi cần thiết đối với nhà quản lý, cũng như đối với các doanh nghiệp nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó để tăng tính luỹ nhằm đầu tư tái kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng năng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, góp phần năng cao hiệu quả kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đánh giá đúng trên cơ sở khoa học, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết, sau đó vận dụng các phương pháp thích hợp để đánh giá. Ngoài ra doanh nghiệp chỉ thực sự có hiệu quả khi phương án kinh doanh có lựa chọn là tối ưu nhất. Vì thế cần phân tích hiệu quả với chi phí. Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu chất lượng, phản ánh hiệu xuất kinh doanh hay hiệu xuất sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phải là một đại lượng so sánh. So sánh giữa các chi phí bỏ ra (vốn) với kết quả thu được hay nói rộng ra là so sánh đầu vào (vốn, chi phí) với đầu ra (doanh thu hay giá rị tổng sản lượng). Năm 2001: Năm 2002: Hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,008 là do các nguyên nhân sau: Do doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 24.273.636.903 đồng làm cho tỷ suất doanh thu tăng: Do chi phí năm 2002 tăng so với năm 2001 mức tăng là 27.695.568.657 đồng làm cho tỷ xuất doanh thu tăng: Cộng hai nhân tố ảnh hưởng : 0,034 + (- 0,041) = - 0.007 đồng Qua phân tích chỉ tiêu này ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giấy Bãi Bằng năm 2002 là không tốt. Kết quả này là chưa tốt chủ yếu là do chi phí năm 2002 tăng . Công ty cần khắc phục chỉ số này. 1 . Sức sản xuất của các yếu tố cơ bản: 1.1.Sức sản xuất của một lao động sống: Năm 2001: Năm 2002: Năm 2002 sức sản xuất của một lao động sống giảm 1.675.487 đồng so với năm 2001 do các nguyên nhân sau: Doanh thu tăng dẫn đến sức sản xuất của một lao động tăng một lượng là: Do số lượng lao động tăng dẫn đến sức sản xuất của lao động giảm một lượng là: Cộng hai nhân tố ảnh hưởng: 6.407.370 + (- 8.456.564) = - 2.049.194 đồng Như vậy sức sản xuất của lao động năm 2002 so với năm 2001 tăng chủ yếu do doanh thu tăng. Chỉ tiêu này càng cao thì sẽ càng mang lại sức tăng cho công ty. Do đó trong những năm tới công ty cần chú ý duy trì và năng cao hơn nữa sức sản xuất của một lao động sống. 1.2.Sức sản xuất của nguyên vật liệu: Năm 2001: Năm 2002: Sức sản xuất nguyên vật liệu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 0,608 do các nguyên nhân sau: Do doanh thu năm 2002tăng làm cho sức sản xuất của nguyên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1166.doc