Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XX là thế kỷ phát triển với một tốc độ vô cùng lớn. Nhân loại đã từng chứng kiến những thành tựu thần kỳ trong sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đồng thời, cũng đã chứng kiến những sự đổ vỡ có tính bi kịch. Lịch sử đã ghi nhận những thành tựu đó, đã cảnh báo không ít bài học đối với các quốc gia, các chính phủ trong lĩnh vực quản lý cũng như trong việc xác lập mô hình phát triển nói chung. Một trong những bài học nổi bật đó là bài

doc193 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học về sử dụng, phát huy và phát triển các nguồn lực tự nhiên và xã hội. Với đường lối đổi mới, Đảng ta đã khẳng định rằng, nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Đây là "nguồn lực của mọi nguồn lực", là "tài nguyên của mọi tài nguyên", là nhân tố bảo đảm quan trọng bậc nhất đưa nước ta trở thành một nước CNH, HĐH trong thế kỷ XXI đang tới gần. Đảng ta khẳng định rằng: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [16, 85], "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH" [16, 21]. Nói tới nguồn lực con người ở Việt Nam không thể không nói đến nguồn lực chủ yếu là nguồn lực thanh niên. Thanh niên Việt Nam chiếm hơn 50% lao động xã hội và gần 29% dân số. Họ được đào tạo một cách cơ bản và khá toàn diện. Do đó, nguồn lực thanh niên giữ một vị trí quan trọng và có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay cũng như trong tương lai. Sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi rất cao ở thanh niên vốn trí tuệ và trình độ phát triển người về mọi mặt. Đảng ta chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng" [13, 23]. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên" [40, 78]. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, biết bao thế hệ thanh niên đã phát huy chủ nghĩa yêu nước và những truyền thống quý báu của dân tộc, làm nên những chiến công hiển hách. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, thanh niên Việt Nam đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm rạng rỡ hơn truyền thống của dân tộc và truyền thống của thanh niên Việt Nam trong thời đại mới. Cũng chính thanh niên nước ta, với trí thông minh, tài sáng tạo, lòng dũng cảm và tinh thần lao động cần cù đã có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực đó, thanh niên Việt Nam đang phải ra sức khắc phục những hạn chế và khiếm khuyết của mình. Một bộ phận thanh niên chưa tỏ rõ ý chí, nghị lực và hoài bão theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa, không chịu trau dồi về học vấn, văn hóa, khoa học kỹ thuật ... nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và trở thành tụt hậu. Một bộ phận khác, do chưa chủ động và lường trước những mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, bị những mặt tiêu cực, lối sống thực dụng, buông thả, cá nhân chủ nghĩa và các tệ nạn xã hội chi phối dẫn tới không ít người vi phạm pháp luật, biến thành tội phạm. Mặt khác, điều cần nhấn mạnh hơn cả là, Đảng và Nhà nước ta, các đoàn thể và tổ chức của thanh niên chưa xây dựng được một cơ chế thích hợp và một hệ giải pháp thống nhất và đồng bộ nhằm khai thác, phát huy tiềm năng về mọi mặt hết sức to lớn, dồi dào của thanh niên nước ta hiện nay. Hơn lúc nào hết, việc phát huy nguồn lực thanh niên đang là vấn đề có tính thời sự, đang được sự quan tâm nghiên cứu không chỉ đối với các nhà khoa học mà còn đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đây chính là vấn đề cốt lõi, là chỗ tinh túy nhất của Nội lực và phát huy Nội lực ở nước ta. Vì những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài: "Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay" có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cấp thiết và lâu dài. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề con người và nguồn lực con người đã từng thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lý, của giới lý luận trong nước và nước ngoài. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chiến lược con người nói chung và thanh niên nói riêng từ các góc độ, các lĩnh vực khác nhau. Nhiều tác giả đã đề cập đến vai trò của nhân tố con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tính tích cực xã hội của con người và con đường nâng cao vai trò nhân tố con người. Chẳng hạn: "Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" - Đỗ Mười - Tạp chí Thông tin lý luận số 3, 1993; "Bàn về chiến lược con người" - Viện Thông tin khoa học - xã hội Trung ương, ST, H.1990; "Con người và công cuộc đổi mới" - KX. 07, Kỷ yếu Hội thảo khoa học từ 28-29/7/1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh; "Phát huy nhân tố con người trong đổi mới quản lý kinh tế" - Nguyễn Văn Sáu - Nxb Chính trị quốc gia, H.1993; "Nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động Việt Nam trong quá trình đổi mới" - Nguyễn Văn Hạ - Luận án PTS Khoa học Triết học, H.1996, "Nghiên cứu con người , giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI" - Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, H.1995. Một số tác giả khác lại tiếp cận theo hướng xem xét những động lực kích thích tính tích cực của con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta: Hoàng Chí Bảo: "Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay" - Nxb Chính trị Quốc gia, H.1993; Bùi Đình Thanh (chủ biên): "Chính sách xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" - Nxb KHXH, H.1993. Các Nghị quyết Trung ương 4, 5, 7 (khóa VII), Văn kiện Đại hội lần thứ VIII các nghị quyết Trung ương 2, 5 (khóa VIII) cũng đề cập tới các vấn đề bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người, v.v... Nghiên cứu con người từ góc độ nguồn lực của sự phát triển xã hội, đã có các công trình của các tác giả E.F Schumaacher: "Những nguồn lực" - Nxb Lao động, 1996; Paul Hersey: "Quản lý nguồn nhân lực" - Nxb Sự thật, H.1995; "Con người và nguồn lực con người trong phát triển" - Viện TTKHXH, H.1995; Nguyễn Minh Đường (chủ biên): "Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới" (Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX. 07-14, H.1996); "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm và thực tiễn nước ta" - Trần Văn Tùng, Lê ái Lâm, Nxb CTQG, H.1996. "Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước" - Nguyễn Trọng Chuẩn. Tạp chí Triết học - số 3/1994; "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" - Phạm Minh Hạc - Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7-1996. Trên nền chung của những nghiên cứu về con người và nguồn lực con người, đã có những tác giả đi sâu nghiên cứu về thanh niên. Trong những năm gần đây, đã có các công trình như: "Chính sách đối với thanh niên - Lý luận và thực tiễn" - Nguyễn Văn Trung (chủ biên) - Nxb Chính trị Quốc gia, H.1996; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên trong điều kiện nền kinh tế thị trường" - Thái Duy Tuyên (chủ biên) - Chương trình KHCN - cấp Nhà nước - KX. 07. Đáng chú ý là một số công trình gần đây có đề cập trực tiếp hoặc gợi mở những vấn đề nghiên cứu về nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước như: "Phát huy và phát triển nguồn nhân lực trẻ của đất nước phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH" - Trần Thị Tâm Đan - Tạp chí Cộng sản, số 21-1996; "Góp phần tạo nguồn lực trẻ có chất lượng cao" Vũ Trọng Kim - Tạp chí Khoa học chính trị, số 2-1996; Đề tài KTN 95-01: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc tạo nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp CNH, HĐH" do PTS Phạm Đình Nghiệp làm chủ nhiệm; "Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" - PTS Nguyễn Phương Hồng - Nxb Chính trị quốc gia, H.1997; "Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để CNH, HĐH nông thôn nông nghiệp nước ta" - PTS Nguyễn Văn Trung, Nxb CTQG, H.1998; v.v... Tuy vậy vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống vấn đề: "Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay" dưới góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học. Công trình luận án là cố gắng bước đầu của tác giả nhằm góp phần vào việc nghiên cứu đề tài đã nêu ra. 3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Dựa trên những vấn đề chung về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu nguồn lực con người, tác giả tập trung nghiên cứu về nguồn lực thanh niên. Từ thực tiễn đổi mới đất nước trong một thập kỷ vừa qua (1986-1996) và những yêu cầu mới đặt ra hiện nay, tìm hiểu thực trạng đào tạo, sử dụng nguồn lực thanh niên ở nước ta, xu hướng và triển vọng phát huy nguồn lực thanh niên theo yêu cầu phục vụ CNH, HĐH đất nước. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 4.1. Mục đích Làm rõ vai trò của nguồn lực thanh niên trên cơ sở phân tích những yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH, từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy và phát triển nguồn nhân lực thanh niên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 4.2. nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Xác lập những quan điểm về nguồn lực con người, nguồn lực thanh niên trong mối quan hệ với phát triển. - Phân tích vị trí, vai trò, nhiệm vụ của thanh niên đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. - Đánh giá thực trạng đào tạo sử dụng, phát huy nguồn lực thanh niên trong thời gian qua. - Phân tích khả năng và triển vọng phát triển nguồn lực thanh niên, xác định phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát huy và phát triển nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 5. Cái mới về mặt khoa học của luận án 5.1. Luận án đã góp phần làm hoàn chỉnh và sâu sắc thêm luận cứ khoa học về nội dung, vai trò và ý nghĩa của nguồn lực thanh niên đối với sự nghiệp CNH, HĐH. 5.2. Luận chứng về phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy và phát triển nguồn lực thanh niên ở nước ta phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, nhân tố con người, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. - Sử dụng phương pháp tiếp cận và nghiên cứu hệ thống, kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, sử dụng các kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học từ các công trình đã công bố ở nước ta giai đoạn 1991-1998 có liên quan trực tiếp tới đề tài. 7. ý nghĩa của luận án Những quan điểm, những kết luận khoa học và những kiến nghị của tác giả luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực thanh niên ở các trường đại học và cao đẳng, ở các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách thanh niên ở nước ta. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Nguồn lực thanh niên với sự phát triển xã hội 1.1. quan niệm về nguồn nhân lực và nguồn lực thanh niên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực Con người với tư cách là nguồn lực của sự phát triển Lịch sử loài người là lịch sử các nền văn minh, văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển con người. Con người luôn giữ vị trí trung tâm trong mọi hoạt động thực tiễn nhằm cải biến giới tự nhiên, sáng tạo lịch sử để phát triển và hoàn thiện chính bản thân mình. Con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị, là thước đo mọi giá trị, trong nó còn chứa đựng rất nhiều tiềm năng và giá trị chưa thể phát hiện và khai thác hết. Vì thế, nhiều thời đại lịch sử đã đi qua, nhiều chế độ xã hội đã từng thay thế nhau, song vấn đề con người vẫn không hề mất đi ý nghĩa thời sự của nó. Ngày nay, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của CNXH thì nghiên cứu con người với tư cách là nguồn lực của sự phát triển là phương diện mang nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn cần phải đặc biệt quan tâm. Có những căn cứ nào giúp ta nhận thức được điều nói trên? - Trong sự phát triển xã hội, bằng hoạt động thực tiễn, con người đã in dấu ấn sáng tạo của bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, không ngừng chinh phục thế giới khách quan, cải tạo hoàn cảnh, thực hiện sự phát triển lực lượng sản xuất mà trong lực lượng sản xuất đó, con người là nhân tố quan trọng, quyết định nhất. Mặt khác, chính con người hưởng thụ những thành quả của sự phát triển đó. Không có con người thì không có bất cứ một sự phát triển nào. Điều đó có nghĩa là, con người tồn tại với hai tư cách: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình phát triển lịch sử. Con người làm nên lịch sử của chính mình. Lịch sử là lịch sử của con người, do con người, và vì con người. Lịch sử đó không chỉ là một chuỗi biến cố được tạo nên bởi những điều kiện khách quan, mà còn là một chuỗi những hoạt động do con người thực hiện. Các Mác đã nhấn mạnh: Không phải lịch sử dùng con người làm phương tiện để đạt mục đích của nó, mà lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi những mục đích nhất định [35, 141]. - Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, nhưng chính con người lại là tác giả của tất cả những biến đổi to lớn về điều kiện sinh sống tự nhiên và xã hội của mình. Các Mác đã nói, con người không chỉ là diễn viên mà còn là tác giả vở kịch của chính mình. Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh. Vì thế, cần phải nhân đạo hóa hoàn cảnh, thực hiện "hoàn cảnh hợp tính người" để phát triển bản chất người, hoàn thiện nhân cách, nhân tính của con người như C.Mác đã từng nhấn mạnh. - Sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Tiến trình phát triển của lịch sử nếu được nhìn nhận một cách biện chứng, chính là quá trình giải quyết hàng loạt mâu thuẫn, mà lực lượng để giải quyết các mâu thuẫn đó chính là con người. Con người đã làm nên các cuộc cách mạng trong những thời đại văn minh của mình từ văn minh cổ đại đến hiện đại, trải qua các thời đại Phục hưng và Khai sáng gắn liền với sự ra đời và phát triển của CNTB tới cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với bước tiến như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật như ngày nay, v.v... Chính con người là động lực phát triển kinh tế - xã hội và là chủ thể sáng tạo nên những nền văn minh ấy. Bằng việc nhận thức các quy luật khách quan, con người với hoạt động thực tiễn của mình đã biến khả năng thành hiện thực. Nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động thực tiễn, Mác đã nêu bật tính năng động chủ quan của con người trong mối quan hệ của nó với tự nhiên và xã hội, khẳng định con người có khả năng cải tạo thế giới và cải tạo chính mình thông qua hoạt động thực tiễn - Điều mà tất cả các nhà Triết học trước Mác đã không nhận thức được. Khuyết điểm chủ yếu của các nhà Triết học trước Mác là ở chỗ, họ coi thường hoạt động thực tiễn, hoặc có nhắc đến cũng bị hiểu sai lệch, tầm thường. Do đó, họ đã không thể hiểu được vai trò của thực tiễn cách mạng đối với việc hình thành và phát triển con người, cũng như họ không thể hiểu được bản chất con người là một bản chất xã hội, một thực thể tự nhiên - xã hội. Đó là sự thống nhất biện chứng giữa cái sinh vật và cái xã hội. Bởi tất cả họ đều loay hoay tìm kiếm bản chất của con người trong khuôn khổ của một con người riêng biệt, tách con người ra khỏi các mối quan hệ xã hội hiện thực của nó. Chung quy lại, các nhà Triết học trước Mác đã không đặt đúng vị trí con người là trung tâm của quá trình hình thành và phát triển của lịch sử. Mác là nhà tư tưởng đầu tiên đã đem lại những kiến giải triết học đúng đắn, sâu sắc và triệt để nhất vấn đề bản chất con người. Mác đã dùng quan điểm duy vật biện chứng để lý giải bản chất xã hội của con người với phạm trù "con người hiện thực" và "hoạt động thực tiễn". Cái chìa khóa thực sự của vấn đề là ở đấy. Ông viết: "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội" [36, 11]. Nói cách khác, Mác đã xuất phát từ con người thực tiễn để kiến giải các quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên cùng các qui luật xã hội chi phối những quan hệ đó. Qua luận đề nổi tiếng đó, ít nhất chúng ta cũng thấy Mác đã không làm mất cá nhân mà hoàn toàn ngược lại. Mác khẳng định cá nhân, khẳng định sự kỳ diệu, sự phong phú vô hạn của tính cách con người. Sự phong phú của mỗi cá nhân tùy thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó. ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là kẻ sáng tạo các quan hệ xã hội, cũng có nghĩa là chủ thể đích thực sáng tạo ra lịch sử, thúc đẩy lịch sử tiến lên. Hơn thế nữa, Mác còn xem: mỗi cá thể là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó, tức là sự đúc kết của toàn bộ quá khứ. Từ quan điểm hoạt động thực tiễn của con người, Mác còn cho rằng: bản chất con người chính là nhân cách tìm thấy bản chất trong các mối quan hệ xã hội. Nội dung của nhân cách nằm trong nội dung của các quan hệ xã hội. Thông qua quá trình thâm nhập vào các quan hệ xã hội, nhân cách được hình thành, phát triển và có vai trò nhất định trong các quan hệ mà cá nhân đã thâm nhập. Mặt khác, con người với bản chất xã hội, gắn bó chặt chẽ với đồng loại đến mức không thể tách rời, đồng thời lại là những cá nhân tự biểu hiện và tự khẳng định mình với ý nghĩa ngày càng đầy đủ. Mức độ giải phóng của xã hội được biểu hiện ở sự tự do của từng cá nhân và sự tự do của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự tự do của cả xã hội. Giải phóng cá nhân tạo nên động lực cho công cuộc giải phóng xã hội, còn giải phóng xã hội là tạo lập môi trường cho sự giải phóng cá nhân. Giải phóng cá nhân và giải phóng xã hội trong điều kiện hiện nay của nước ta đồng nghĩa với việc thường xuyên chăm lo nâng cao mức sống và cải thiện môi trường xã hội, từng bước nhân đạo hóa các điều kiện lao động, ăn, ở, sinh hoạt, khắc phục sự tha hóa và tăng cường các khả năng hướng thiện, dân chủ hóa các lĩnh vực hoạt động, văn hóa và thẩm mỹ hóa đời sống tinh thần của con người. Như vậy, con người luôn luôn là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, đồng thời cũng là sản phẩm và kết quả thường xuyên của lịch sử. Chỉ có phương pháp tiếp cận hệ thống về con người, quan niệm đúng đắn và đầy đủ những thuộc tính bản chất và vai trò của con người như một phức hợp, một thực thể song trùng - kết hợp hữu cơ giữa cái sinh vật và cái xã hội mới đem lại sự hiểu biết thực chất việc giáo dục, đào tạo con người, khai thác tiềm năng con người, đặc biệt là tiềm năng trẻ với tư cách là nguồn lực quan trọng bậc nhất của phát triển để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH vì sự phát triển và hạnh phúc của chính con người. Cũng không nên quên rằng, con người (đặc biệt là lớp người thanh niên) trong thời kỳ quá độ là con người đang trưởng thành, đang được đào luyện về phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của nhân cách XHCN chứ chưa phải đã là những con người XHCN đầy đủ. - Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học công nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong mỗi sản phẩm làm ra thì con người càng tỏ rõ vai trò quyết định của mình trong sự phát triển của xã hội nói chung và lực lượng sản xuất nói riêng. Mặt khác, khi tiến hành một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia dân tộc cần nhiều nguồn lực khác nhau: tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật ... Những nguồn lực đó là có hạn và ngay cả tài nguyên thiên nhiên dù phong phú đến đâu cũng có thể bị khai thác cạn kiệt. Hơn nữa, các nguồn lực vật chất khác như vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu không có những con người có trí tuệ và đủ năng lực để làm chủ nó. Trái lại, trí tuệ con người lại là nguồn lực vô hạn, luôn luôn phát triển, có khả năng tái sinh và tự tái sinh không bao giờ cạn kiệt nếu chúng ta biết nuôi dưỡng, thúc đẩy nó phát triển. Thông qua quá trình đó, năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển. Nhờ đó, con người đã in dấu ấn sáng tạo của bàn tay và trí tuệ vào giới tự nhiên, ngày càng khám phá ra những tài nguyên thiên nhiên mới hoặc sáng tạo ra những nguồn tài nguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên, thực hiện sự phát triển lực lượng sản xuất, trong đó con người là nhân tố quan trọng, quyết định nhất. Đó cũng chính là quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác. Rõ ràng, con người là nguồn lực chủ yếu, vững chắc, lâu bền nhất trong sự phát triển của nhân loại, là nguồn lực của mọi nguồn lực. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong khi nhấn mạnh tới vai trò con người và nguồn lực con người (nhân lực) trong đó có nguồn lực trí tuệ, nguồn lực thanh niên, chúng ta không bao giờ được tuyệt đối hóa nó, không đặt nó ở bên ngoài những điều kiện lịch sử - hiện thực, không tách rời nó khỏi mối liên hệ hữu cơ với những nguồn lực khác. Con người chỉ thực sự thể hiện được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của nó đối với lịch sử khi nó được giải phóng khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột và nô dịch, khỏi những hoàn cảnh và môi trường xã hội làm tha hóa bản chất của nó như điều đã xảy ra trong xã hội TBCN. Cũng như vậy, nguồn lực con người, đặc biệt là năng lực trí tuệ của nó chỉ phát huy được vai trò, sức mạnh trong thực tế khi nó dựa trên cơ sở những nguồn lực khác, lấy đó làm điều kiện, tiền đề cho mọi hoạt động và phát triển của con người trong thực tiễn. Mối liên hệ biện chứng giữa hoàn cảnh và con người, giữa khách quan và chủ quan luôn luôn phải là điểm tựa phương pháp luận để nhận thức đúng đắn vai trò của con người và nguồn lực con người trong phát triển. Chính vì vậy mà ngày nay, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặc biệt coi trọng phát triển nguồn lực con người. Con người được xem không đơn thuần là một khoản chi phí sản xuất, mà là nguồn lực có ý nghĩa then chốt. Những bài học điển hình của Nhật Bản và "các con rồng" châu á trong quá trình phấn đấu trở thành những nước giàu mạnh trên thế giới là những minh chứng xác thực về vai trò quyết định nổi bật của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH và phát triển của đất nước. Chính con người đã làm nên những điều kỳ diệu, tạo nên những thành tựu từ nhỏ đến lớn, những bước tiến nhảy vọt trong lợi dụng và chinh phục thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho yêu cầu đời sống không ngừng tăng lên của chính mình. Điều đó lại một lần nữa khẳng định, con người là nguồn lực quyết định của mọi quá trình phát triển, đồng thời, con người cũng chính là mục tiêu của tiến bộ xã hội. Con người xét về thực chất và trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo hiện thực không phải là phương tiện, mà trở thành mục đích của sự phát triển xã hội. Dĩ nhiên, trong sự phát triển xã hội, trong hoạt động kinh tế - sản xuất và nhiều hoạt động khác nữa, từ cách nhìn về nguồn lực, con người cũng biểu hiện ra với tư cách là phương tiện (là cách thức, là công cụ để tác động vào đối tượng, để thực hiện những nhiệm vụ, những kế hoạch, những chương trình phát triển). Vấn đề là ở chỗ, con người - phương tiện gắn bó hữu cơ với con người - mục tiêu, phục vụ và luôn hướng đích tới con người - mục tiêu. Trong khi sử dụng, khai thác phương tiện người, chủ thể quản lý phải nhìn nhận đây là loại phương tiện đặc biệt, có tính xã hội và trong nó, kết tinh sâu sắc các chất lượng, giá trị Nhân văn. Nó có tính Nhân bản, tính người. Phương tiện con người là chính con người mang giá trị xã hội, là chủ thể mang nhân cách. Nó khác về nguyên tắc với các phương tiện vật chất, sinh vật, vật thể, đồ vật. Coi con người chỉ là một phương tiện thuần túy và đồng nhất phương tiện người với mọi phương tiện khác là sự làm nhục con người, là hạ thấp con người xuống hàng sinh vật, làm tha hóa bản chất người. Lao động bị tha hóa trong CNTB là một bằng chứng như thế. Do đó, khi xem xét Con người là nguồn lực thì ở đây, trong khái niệm "nguồn lực" này, cần phải hiểu đúng biện chứng giữa phương tiện với mục đích (mục tiêu). Việc khai thác, sử dụng, phát huy nguồn lực con người phải nhằm phát triển nó, hoàn thiện nó, xuất phát từ sự giải phóng nó, làm cho nó trở thành tự do, có hạnh phúc xứng đáng với con người. Con người với tư cách là nguồn lực quan trọng của sự phát triển chính là con người đại diện cho chất lượng và trình độ trí tuệ mới. ở đây, việc đề cao sức mạnh của trí tuệ, của sự hoàn thiện nhân cách nói chung cũng có nghĩa là đề cao năng lực phát triển người của con người. "Con người được đặt lên thượng đỉnh của toàn bộ phát triển tiến hóa, thế giới tinh thần của con người được coi là tinh hoa của lịch sử văn minh và là thần tượng của khoa học và nghệ thuật" [59, 309]. Đó là những con người đang vươn tới những chất lượng mới trong hoạt động thực tiễn làm cho nỗ lực chủ quan phù hợp với biện chứng phát triển khách quan hết sức phức tạp và sinh động của đời sống. Những con người ấy đang phá vỡ các quan niệm xơ cứng, bảo thủ, giáo điều để tự khẳng định khả năng và diện mạo của mình. Nó phải khẳng định mình như một cá thể cụ thể sáng tạo trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng xã hội. Mác đã luôn phê phán tình trạng kìm hãm sự phát triển cá nhân, không có cá tính và bản sắc riêng. Mỗi cá nhân phải là một chủ thể có năng lực tự biểu hiện và phát triển. Thế giới ngày nay đang chuyển nhanh sang nền văn minh trí tuệ, tin học. Những phát minh khoa học kỹ thuật mới đã thực sự làm thay đổi cách nghĩ, cách sống của con người. Lực lượng sản xuất không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi quốc gia, dân tộc mà đã vượt ra ngoài biên giới mỗi nước. Thế giới tuy có những mâu thuẫn nhưng lại nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Trong hoàn cảnh đó, chỉ quốc gia nào tìm được lối đi thông minh nhất, tập trung đầu tư vào nguồn lực con người một cách đúng đắn và có hiệu quả nhất mới có thể giành phần thắng trong cuộc chạy đua về phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, những nước đang phát triển hoặc những nước còn nghèo như Việt Nam hiện nay thì đây là một thời cơ và cũng là thách thức lớn để có thể rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển. Con người với tư cách là nguồn lực của sự phát triển, "con người vừa là mục đích, vừa là tác nhân của sự phát triển" đang ngày càng thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nước, nhiều dân tộc. Có thể nói, vấn đề con người và phát huy nguồn lực con người đang trở thành vấn đề của thời đại. ở nước ta, sự nghiệp CNH, HĐH đang mở ra những khả năng to lớn để thực hiện tư tưởng: coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố con người và nguồn lực con người Nhân tố con người (NTCN): Quan điểm của Triết học Mác cho rằng: Sự vận động và biến thiên của lịch sử xét đến cùng là có căn nguyên kinh tế. Sự vận động, thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử dựa trên sự thay thế hợp qui luật của các phương thức sản xuất, trong đó, vai trò và ảnh hưởng của con người gắn liền với hoạt động sản xuất. Con người là yếu tố cách mạng nhất, năng động nhất trong lực lượng sản xuất. Con người, kẻ chế tạo và sử dụng các công cụ sản xuất và dùng những công cụ đó để tác động vào thế giới đối tượng, làm ra các sản phẩm để thỏa mãn mọi nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Quan niệm cho rằng, công cụ là yếu tố động, biến đổi, năng động và cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất thì điều đó về thực chất chính là khẳng định vai trò và ưu thế đặc biệt, riêng có của con người - con người gắn liền với công cụ và công cụ là sản phẩm được tạo ra từ toàn bộ trí lực, thể lực, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của con người trong hoạt động thực tiễn sản xuất. Do đó, theo quan điểm thực tiễn, quan điểm đời sống và từ bản chất xã hội của con người, có thể nói, con người, nhân tố con người, nguồn lực con người mang đặc trưng năng động, sáng tạo và cách mạng. Hơn thế, quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng thừa nhận vai trò của quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản, to lớn của mọi cuộc cách mạng, là chủ thể của sự sáng tạo lịch sử. Trong hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn để cải biến tự nhiên và xã hội, con người đồng thời tự biểu hiện, tự khẳng định những sức mạnh tiềm tàng của chính mình trong đời sống hiện thực. "Nhân tố con người" là một phạm trù triết học xã hội đã khái quát hóa vai trò và ý nghĩa của con người trong hoạt động nêu trên. Song, thực tiễn và kinh nghiệm đã cho thấy, không phải lúc nào NTCN cũng được xem xét, đánh giá đúng mức và việc lý giải bản chất của nó lại càng là một vấn đề hết sức phức tạp. Trong nhiều tác phẩm và tài liệu khoa học, vấn đề NTCN được xem xét từ các góc độ khác nhau: Triết học, Tâm lý xã hội, Xã hội học, Chính trị học, CNXH khoa học ... Một quan niệm đúng đắn về NTCN có thể và cần phải bao hàm những mặt sau đây: Thứ nhất: NTCN là một nhân tố xã hội để phân biệt nhân tố "người" với các nhân tố khác (kinh tế, kỹ thuật...) trong đời sống xã hội, quan trọng hơn là để khẳng định sức mạnh tổng hợp của chủ thể người trong quan hệ với khách thể là xã hội mà hoạt động thực tiễn của nó đem lại sự phát triển, tiến bộ của xã hội. ở đây cần chú ý: "NTCN" hay "yếu tố con người" thống nhất nhưng không đồng nhất hoàn toàn với "con người"tuy NTCN không thể tách rời khỏi con người, khỏi cộng đồng người trong xã hội. Giữa con người và nhân tố con người có chỗ giống nhau và cũng có chỗ khác biệt. NTCN thống nhất, (đồng nhất trong khác biệt) với con người trên một ý nghĩa nào đó. Nó biểu thị tiềm năng, năng lực, nguồn lực người của sự phát triển. Nó đối diện trực tiếp với các nhân tố khác. Con người với tính cách là một thực thể sinh vật - xã hội, con người như một tổng thể những phẩm chất xã hội và tự nhiên của nó. Còn nhân tố con người lại nhấn mạnh tới khía cạnh chủ yếu, quan trọng nhất của con người, của đời sống con người, đó là khía cạnh hoạt động. Nó nhằm nêu bật vai trò đặc biệt đó của con người, của cộng đồng người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong hoạt động và chỉ có trong hoạt động xã hội, con người mới thể hiện như một động lực của quá trình phát triển ấy. Điều đó có nghĩa là, không có khái niệm NTCN tách khỏi hoạt động thực tiễn của con người dù đó là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, xã hội hay chính trị ... Mặt hoạt động của NTCN là cơ sở quyết định mọi đặc trưng và thuộc tính của nó. Thứ hai: Nội dung cấu thành của NTCN đư._.ợc hiểu như là những tiêu chí về số lượng và chất lượng của dân số và lao động. Nó nói lên khả năng của con người, của cộng đồng người trong một hoàn cảnh xã hội - lịch sử nhất định cần phải khai thác và phát huy trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội, mà trước hết và chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động của con người. Thứ ba: NTCN là nhân tố đóng vai trò chủ thể của đời sống xã hội, là một hệ thống giai cấp, tầng lớp tác động qua lại, giữ địa vị khác nhau và hoạt động của nó bảo đảm sự phát triển xã hội. ở đây, NTCN không có nghĩa là con người cô lập, mà là con người tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với người khác, trong quan hệ của những cộng đồng người. Động lực của lịch sử không phải là những cá nhân riêng lẻ, biệt lập mà là sức mạnh của cộng đồng người (các giai cấp, dân tộc, quốc gia...). Với ý nghĩa này, Mác đã phát hiện ra: đấu tranh giai cấp là một trong những động lực của sự phát triển xã hội trong các xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp. Thứ tư: NTCN là những tiêu chí về nhân cách, là toàn bộ những phẩm chất, năng lực, nhu cầu và những điều kiện mà con người thực hiện với tư cách là chủ thể và là động lực của sự phát triển và sáng tạo lịch sử. Trình độ phát triển của nhân cách đảm bảo cho con người thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó, phản ánh khả năng sáng tạo của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội của họ. Do đó, phải xem xét vai trò ngày càng tăng của NTCN bên trong đời sống thực tiễn của con người và các cộng đồng người cấu thành xã hội. ở đây, cần phải nhận thức về vai trò ngày càng tăng của NTCN trong sự phát triển con người như một nhân cách. Bởi vì nhân cách là tổ hợp các thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự nhiên, với thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân, là bản sắc độc đáo của mỗi cá nhân, là cái "tôi" của mỗi con người, biểu hiện tính độc lập tương đối của con người đối với người khác. Nói tới nhân cách là nói tới phẩm chất con người, là tư cách đạo đức con người trong sự không tách rời với năng lực thực tiễn của nó, giúp cho nó thực hiện được chức năng và biểu hiện những giá trị xã hội của nó giữa những người khác. Đạo đức và năng lực là hai thành phần cốt yếu tạo nên nhân cách của một con người, trong đó đạo đức là gốc, là cơ sở cho việc định hướng và phát triển năng lực của mỗi người. Nhưng "trong thực tế vẫn thường thấy một cách hiểu, cách nghĩ có phần đơn giản là, đồng nhất đạo đức với nhân cách và khi nhấn mạnh mặt chủ yếu của nhân cách là đạo đức thì lại thường không thấy hết ảnh hưởng quan trọng của năng lực đối với sự phát triển của nhân cách ... và dường như đạo đức có thể thay thế cho những thiếu hụt nào đó của năng lực mà vẫn không ảnh hưởng gì tới nhân cách" [1, 10-11]. Cái để phân biệt người này với người khác là nhân cách và cái đặc trưng tiêu biểu, tổng hợp nhất về giá trị con người cũng chính là nhân cách của nó. Do đó, nói đến nhân cách cũng là nói đến chức năng xã hội của con người, là nói lên tính chủ thể của con người trong quá trình phát triển lịch sử xã hội. Nó phản ánh và thể hiện những yêu cầu, những chuẩn mực xã hội đề ra theo cách thức riêng của nó, với những sắc thái riêng thuộc về cá nhân của nó. Đó cũng là tính toàn vẹn, là năng lực tự nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động và hành vi của mình để thực sự trở thành một cá nhân xã hội. Nói cách khác, nhân cách con người chính là mức độ phù hợp giữa thang giá trị, thước đo giá trị của từng người với thang giá trị, thước đo giá trị của gia đình, cộng đồng, giai cấp, dân tộc và nhân loại. Mức độ phù hợp càng lớn thì nhân cách càng cao. Nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm, chủ yếu theo qui luật lĩnh hội di sản văn hóa vật chất và tinh thần do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó. Điều đó có nghĩa là, nhân cách là kết quả của một quá trình chín muồi của những nét di truyền dưới tác động của môi trường, hoàn cảnh, truyền thống xã hội, gia đình, của giáo dục và tự giáo dục mà cá nhân tiếp thu chọn lọc và kế thừa để phát triển. Vì thế, người ta sinh ra chưa phải là một nhân cách mà chỉ trở thành một nhân cách khi đã có những hoạt động xã hội - thực tiễn. Nói cách khác, nhân cách là sản phẩm tương đối muộn của sự phát triển lịch sử - xã hội và của sự tiến hóa cá thể của con người [48, 134]. "Đó là sự chín muồi về văn hóa của người đó, trước hết là văn hóa lao động - cái cơ sở bản chất của văn hóa làm người của người đó" [1, 11]. Quá trình phát triển nhân cách thực chất còn là quá trình phát triển tính tích cực xã hội của con người, bởi vì, tính tích cực xã hội của con người là đặc tính, là năng lực bản chất của con người, là tính chủ động, sáng tạo và lòng nhiệt tình, quyết tâm của con người trong những hoạt động có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Như vậy, nói tới NTCN là nhấn mạnh mặt hoạt động của con người, với tư cách là chủ thể cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo các quan hệ xã hội và còn là những phẩm chất, nhân cách, những tiềm năng sáng tạo của con người vì lợi ích của xã hội, nhân loại và của chính bản thân con người. Việc phát huy NTCN phải tính đến đầy đủ những yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con người, những điều kiện vật chất cũng như những điều kiện tinh thần của con người. Phát huy NTCN phải đặt trong mối quan hệ giữa khai thác và bồi dưỡng, phát triển để mỗi con người, mỗi cộng đồng người thể hiện tối đa năng lực của mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo, nhằm đẩy tới sự phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người. Do đó, việc nhận thức một cách toàn diện nội dung của NTCN nhằm nâng cao vai trò của NTCN cần tránh một số quan niệm lệch lạc sau đây: - Xem xét NTCN ngang hàng với nhân tố vật chất khác (nguyên liệu, kỹ thuật, năng lượng...). Do đó, trong sản xuất, người ta không chú ý đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát triển con người. Con người chỉ được xem như một tài nguyên lao động đương nhiên có sẵn trong quá trình sản xuất, nên chỉ "khai thác" một cách triệt để mà không tính đến nhu cầu vật chất và tinh thần chính đáng của họ. Họ đã quên mất sự phát triển sản xuất không phải là mục đích tự thân, mà là tiền đề cần thiết, là cơ sở hiện thực để nhân đạo hóa hoàn cảnh, để phát triển giá trị chủ yếu của xã hội là con người. Quan niệm lệch lạc này chịu ảnh hưởng của khuynh hướng kỹ trị, xem con người như là công cụ của máy móc. Thực tế thì con người trong bất cứ thời đại nào vẫn là nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất, là chủ thể của các quan hệ xã hội; máy móc, khoa học kỹ thuật đều do con người làm ra, đều sản sinh từ chiều sâu trí tuệ - nhân bản của con người nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động người, của sự phát triển đời sống xã hội. - Do nhận thức sai lầm (về phương diện thế giới quan triết học) trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa quần chúng và cá nhân trong lịch sử, dẫn đến chỗ, chỉ xem xét NTCN trên bình diện hoạt động của các cá nhân tiên tiến, xuất chúng, những vua chúa, những anh hùng và lãnh tụ. Trong khi đó, đông đảo quần chúng nhân dân lao động - lực lượng to lớn của sự phát triển xã hội - lại bị bỏ qua, bị che khuất. Do đó, những người lao động "bình thường" không tự khẳng định được vai trò và những sức mạnh tiềm tàng của bản thân mình trong quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách. Mặt khác, do nhấn mạnh một chiều và quá đáng tính cộng đồng, tính tập thể, hay thành phần giai cấp v.v..., người ta đã thiếu chú ý đầy đủ đến cá nhân, nhân cách của con người. Không quan tâm giải quyết các nhu cầu phát triển về khả năng sáng tạo của con người với tư cách là một cá nhân có nhân cách sáng tạo độc lập. Quan niệm sai lầm này - có khi phủ nhận cả những nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân bắt nguồn từ những động cơ tự nhiên, bản năng của con người. Vậy mà trên thực tế, lợi ích lại là cái kênh nhạy cảm và quan trọng, là giao điểm của các quan hệ xã hội để từ đó có thể khơi dậy và phát huy tính tích cực xã hội của con người hướng vào mục tiêu phát triển vì con người, do con người. Như vậy, nhân tố con người xét về bản chất là một nhân tố xã hội, gắn liền với bản chất xã hội của con người. Xét về mặt cấu trúc, nó bao hàm hai phương diện: - Tính cá thể (cá nhân) - Tính xã hội (cộng đồng). Hai phương diện này chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau, không thể tách rời cũng không thể tuyệt đối hóa mặt này mà phủ nhận mặt kia. Xét về mặt nội dung, những gì làm nên tính hiện thực của nó, nhân tố con người có thể xem như một phức hợp, chỉnh thể của "cái kinh tế" và "cái xã hội", vật chất và tinh thần. Cái cốt lõi của nó là lợi ích, đặc trưng hoạt động nổi bật của nó là lao động, phẩm chất độc đáo của nó là tính sáng tạo gắn với sự phát triển không ngừng tiềm năng trí tuệ của con người. Hơn bao giờ hết, NTCN cần phải được nghiên cứu trong tính hiện thực và cụ thể của nó, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và xem xét NTCN với tư cách là người lao động và là chủ thể của các quá trình xây dựng xã hội, là nhân tố trung tâm, xuất phát điểm và bao trùm lên các nhân tố khác. Nguồn lực con người: Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, vấn đề nguồn lực phát triển của một quốc gia, dân tộc đang được đặc biệt chú ý nghiên cứu. Xác định được các nguồn lực là điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho khả năng thực thi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta phân loại các nguồn lực: có thể là nguồn lực tự nhiên như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, có thể là cơ sở vật chất - kỹ thuật, có thể là những nguồn lực nước ngoài như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý thị trường, v.v... Các nguồn lực này có vai trò tác động không như nhau trong toàn bộ quá trình phát triển đất nước. Xét đến cùng, nguồn lực lâu bền nhất và quan trọng nhất trong sự phát triển của mọi quốc gia chỉ có thể là nguồn lực con người. Vì thế mà ở nhiều quốc gia, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đều hướng vào phát triển nguồn nhân lực, chuyển đối tượng khai thác vào chính bản thân con người. Thật vậy, nhìn từ góc độ toàn cầu cũng như mỗi quốc gia, quá trình phát triển của xã hội đang được sắp xếp lại dựa trên những lợi thế của nguồn lực con người với hàm lượng trí tuệ ngày một tăng. Nhờ tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại mà tỷ lệ lao động chân tay trong sản phẩm ngày một giảm đáng kể. Những năm đầu của thế kỷ XX, nếu tỷ lệ này là 9/10, thì bước vào những năm 90 phần tỷ lệ đó đã giảm xuống chỉ còn 1/5, nhưng khối lượng sản phẩm đạt được đã tăng gấp 50 lần so với 80 năm về trước. Theo dự báo, đến năm 2010, phần tỷ lệ lao động chân tay trong sản phẩm chỉ còn 1/10 [51, 148]. Điều đó có nghĩa là đã diễn ra quá trình dịch chuyển từ dùng nhiều sức lao động giản đơn sang lao động dùng nhiều trí tuệ hơn để sản xuất ra sản phẩm. Theo xu thế này, nguồn nhân lực trở thành vũ khí cạnh tranh cốt tử của mỗi quốc gia. Với cách tiếp cận như vậy, quan niệm về nguồn lực con người (nguồn nhân lực) không đồng nhất với nguồn lực. Dưới dạng tổng quát, nguồn lực được hiểu là một hệ thống các nhân tố cả vật chất lẫn tinh thần đã, đang và sẽ có khả năng góp phần thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc gia dân tộc. Còn nguồn lực con người hay nguồn nhân lực (Human resources) được xem xét trên hai bình diện: "số lượng (số dân) và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất" [21, 4]. "Là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội" [12, 9]. Nói cách khác, "đó là sự kết hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng - hiệu quả hoạt động và triển vọng mới phát triển của con người" [2, 14]. Phương diện cá thể của nguồn lực con người được hiểu như là những yếu tố tạo thành cơ sở của hoạt động và cơ sở để phát triển của một con người với tư cách là một cá nhân và trong tính chỉnh thể của đời sống xã hội của nó khi những nhu cầu sống của nó bộc lộ ra và được thực hiện. Đó là sự lành mạnh về thể lực, thể chất, tức là sức khỏe để đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường hoặc có thể đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí các sức lực thần kinh, bắp thịt trong lao động với những đặc thù nghề nghiệp khác nhau, ở những con người khác nhau. Đối với con người, xét đến cùng, sức khỏe là vốn quý nhất. Tục ngữ Nga có câu "Một tinh thần lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh". Vì vậy, sức khỏe được coi là nguồn gốc của hạnh phúc, tài sản của mỗi con người, mỗi quốc gia, là mục tiêu, động lực chính để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, là sức mạnh để CNH, HĐH đất nước. Trí lực là yếu tố trí tuệ, tinh thần, là cái nói lên tiềm lực văn hóa tinh thần của con người. Nó quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người. Bởi vì, "tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất yếu phải thông qua đầu óc của họ" [37, 409]. Trí lực là thành phần có vai trò ngày càng to lớn, nổi bật trong sự phát triển nguồn lực con người. Đặc biệt trong kỷ nguyên văn minh tin học ngày nay, nguồn nhân lực chỉ thực sự mạnh khi khai thác và sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn tiềm năng trí tuệ của nó. Do đó, nói đến nguồn lực con người cần phải đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực trí tuệ và tay nghề. Để có được những năng lực này, ngoài tư chất ban đầu, vai trò chủ yếu thuộc về giáo dục và đào tạo, vì nó là phương tiện hữu hiệu để phát triển trí tuệ và trang bị chuyên môn, nghề nghiệp, là cái giá đỡ cho tiềm năng sáng tạo của con người. Thể lực và trí lực của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thể lực không khỏe mạnh sẽ hạn chế lớn đến sự phát triển trí lực, trí tuệ của cá nhân và của cộng đồng xã hội nói chung. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Cấu thành nguồn lực Con người xét từ phương diện cá thể cũng như xã hội, đó là một tổng hợp các năng lực và giá trị về sức khỏe (thể lực), trí tuệ (trí lực) và Đạo đức, Nhân cách. "Ngoài thể lực và trí lực, cái làm nền nguồn lực con người còn là kinh nghiệm sống, đặc biệt là kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, là nhu cầu và thói quen tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng" [2, 15] vào việc tìm tòi, vào sự sáng tạo vì lợi ích của cá nhân, của cộng đồng và của toàn xã hội. Cấu thành nguồn lực con người xét từ phương diện cá thể cũng như xã hội, đó là một tổng hợp các năng lực và giá trị về sức khỏe (thể lực), trí lực (trí tuệ) và đạo đức, nhân cách. Theo ý nghĩa đó, nguồn lực con người bao chứa trong đó toàn bộ sự phong phú, sự sâu sắc, sự đổi mới thường xuyên các năng lực trí tuệ, năng lực thực hành, tổ chức và quản lý, năng lực chuyên môn và tính tháo vát trong công việc. Nói cách khác, nguồn lực con người là một tập hợp các chỉ số phát triển con người, là hành trang mà nó có được nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội và của sự kết hợp sức mạnh thể lực, trí lực và đạo đức, là chất lượng văn hóa mà bản thân nó và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự tiến bộ và phát triển. Nguồn lực con người còn có thể hiểu là một thứ vốn cùng với vốn tài chính tạo nên dòng chủ đạo của phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây, chúng ta hiểu về nhân lực còn có phần đơn giản, thường chỉ chú trọng đến là sức người, sức vóc, thể chất chứ chưa hiểu được trong sức người có điều cực kỳ quan trọng là trình độ trí tuệ và phẩm chất đạo đức - tinh thần của con người. Một cách hiểu đúng đắn, toàn diện về nguồn lực con người đòi hỏi phải quan tâm thích đáng cả mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí, nhưng cần phải đặc biệt coi trọng mặt đạo đức, nhân cách, lý tưởng của con người làm nên giá trị của nguồn lực con người. Phát triển dân trí, nhân tài, nhân lực phải trên nền tảng chung là nhân cách. Trình độ phát triển của nhân cách bảo đảm cho con người thực hiện tốt chức năng xã hội của nó, phản ánh khả năng sáng tạo của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội của nó. Do đó, giáo dục đào tạo phải theo hướng cân đối giữa dạy người, dạy chữ, dạy nghề, trong đó dạy người là mục tiêu cao nhất như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Muốn có CNXH, trước hết, phải có con người XHCN" [17, 12]. Hiện nay có tình trạng là, một số nơi liên doanh với nước ngoài chỉ lo vốn vật chất, mà không chăm lo đầy đủ tới vốn người, có xu hướng chạy theo giá trị kinh tế đơn thuần, giá trị trước mắt. Khắc phục thiếu sót này, ở nhiều nước người ta để giáo dục trong cơ quan phát triển nguồn nhân lực. Nhiều nước đã có Bộ về nguồn nhân lực. Có nước đặt Giáo dục - Đào tạo với phát triển nguồn nhân lực trong một Bộ. Theo ý tưởng này, Hội nghị lần 44 của Hội đồng kinh tế - xã hội châu á và Thái Bình Dương (ESCAP) ở Jakarta 4/1988 đã khẳng định: "sự phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển". Rõ ràng, con người là giá trị cao nhất của mọi giá trị văn hóa. Con người là tài nguyên thiên nhiên quí hiếm nhất, cần được khai thác một cách tối đa, đồng thời cần phải được tái sinh và phát triển một cách tương ứng. Vai trò quyết định của nguồn lực con người đối với quá trình CNH, HĐH đã được Đảng ta xác định là nguồn lực "quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp" [17, 11]. Dĩ nhiên, cần thấy rằng, tầm quan trọng của Nguồn lực con người không bao giờ suy giảm và mất đi ý nghĩa nhân văn - xã hội của nó. Ngay cả khi xã hội đã phát triển cao, đã đạt tới trình độ hiện đại, với tiềm lực phong phú dồi dào về vốn vật chất thì "Vốn người", "tư bản người" tức NLCN vẫn không hề mất đi vai trò quyết định của nó. Ngày nay, loài người với những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhất, có thể tạo ra những biến đổi to lớn hơn rất nhiều so với các thời đại trước đây. Tuy nhiên, khoa học công nghệ phát triển theo hướng nào, nhằm vào cái đích nào thì lại do các chủ thể xã hội quyết định. Xét đến cùng tất cả những sản phẩm đó đều do con người làm ra và con người vẫn chiếm ưu thế hàng đầu trong các nhân tố tạo ra sự phát triển. Khoa học kỹ thuật trước hết là sản phẩm của hoạt động nhận thức và phát triển trí tuệ của con người, đồng thời, khoa học kỹ thuật cũng chính là phương tiện để con người hoàn thiện bản thân mình với tư cách là một lực lượng sản xuất đặc biệt, "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại" [31, 430]. Do đó, trong khi vật chất có thể bị phá hủy hoàn toàn thì các kỹ năng của con người như công nghệ, bí quyết tổ chức và nghị lực làm việc sẽ còn mãi và nguồn lực con người rốt cục mới là yếu tố quan trọng nhất cho phát triển kinh tế. Nhiều nhà lý luận Việt Nam đã khẳng định: khoa học kỹ thuật dù phát triển mạnh mẽ đến đâu, nó chứng minh sức mạnh to lớn như thế nào thì cũng không thể đẩy con người ra ngoài quá trình sản xuất xã hội nói chung mà chỉ thay thế những hoạt động lao động nặng nhọc phức tạp, giúp con người có điều kiện tốt hơn để học tập, nghiên cứu phát triển trí tuệ. Kinh nghiệm Nhật Bản và các "con rồng" châu á cho thấy, nếu chỉ có lao động đông và rẻ thì không thể tiến hành CNH, HĐH. Điều quan trọng hơn hết là phải có lực lượng lao động đạt trình độ cao. Chính nhờ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao mà Nhật Bản và các nước NICs vận hành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt hàng có khả năng cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Những mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc từ nhiều yếu tố như nhận thức, các biện pháp thực hiện, khả năng nội sinh và ngoại sinh, vào điều kiện cụ thể của mỗi nước và phụ thuộc vào từng giai đoạn trong từng thời kỳ phát triển. Để tạo ra một sự phát triển vượt bậc, đúng hướng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững trong quá trình hòa nhập vào đời sống của thế giới hiện đại, Đảng ta đã xác định: "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xét về thực chất là chiến lược con người". "Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia... Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của CNXH" [13, 5]. Nếu như khía cạnh mục tiêu làm rõ mặt xã hội của sự phát triển, nói về bản thân con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội, được phát triển hài hòa toàn diện trong một xã hội văn minh - hiện đại, thì vai trò động lực của nhân tố con người được thể hiện rõ nét trong quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như của nước ta. Việc phát triển nguồn nhân lực do đó đã đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển. Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, trong lời khai mạc Hội nghị Trung ương 4 (khóa VIII) đã nói: "Cùng với việc tạo ra nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính, và để phát huy các nguồn lực đó, thì điều quan trọng nhất hiện nay là cần tăng trưởng nguồn lực con người Việt Nam, tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới, cao hơn nhiều so với trước đây". Vấn đề chất lượng phát triển con người, phát huy và phát triển nguồn lực con người Phát triển con người: Con người tồn tại trong xã hội, nhưng nhân tố người, vai trò trung tâm và quyết định của nó lại không tự nhiên có mà phải tạo nên, phải được phát triển. Vì vậy, "phát triển con người" (Humandevelopment - HD) là khái niệm rộng lớn nhưng có thể nhận thức được. Con người luôn luôn là nhân tố hàng đầu trong các nhân tố tham dự và phát triển. Bằng hoạt động và giao lưu của mình, thông qua giáo dục (trong nghĩa rộng của từ này, tức là cả tự giáo dục...) con người được phát triển. Sự phát triển con người trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng để xếp hạng các nước trên thế giới. Nó là cơ sở để hoạch định, triển khai, quản lý toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng nước, cũng như từng vùng của toàn thế giới. Sự phát triển người là "sự phát triển về thể xác và tinh thần, tích tụ tiềm năng, phát triển năng lực, kỹ xảo..., là sự phát triển tồn tại ở các cấp độ" [22]. Nó bao hàm tất cả mọi sự lựa chọn của con người trong mọi xã hội ở mọi giai đoạn phát triển. Nó quan tâm đến sự tăng trưởng kinh tế cũng như quan tâm đến việc phân phối thu nhập, đến những nhu cầu căn bản cũng như đến những khát vọng chung. Sự phát triển con người không phải là một khái niệm có tính tư biện chủ quan, mà nó có cơ sở hiện thực khách quan từ xã hội, từ mục tiêu lâu dài của sự phát triển xã hội. Nó tạo ra sự phát triển xoay quanh con người chứ không phải con người xoay quanh sự phát triển. Sự phát triển người quyết định mọi sự phát triển khác. Theo hướng này, khái niệm "phát triển con người" có thể được trình bày theo quan điểm 2 loại vốn mà ngân hàng thế giới đưa ra vốn con người và vốn vật chất, trong đó sự phát triển vốn con người quyết định sự phát triển của mọi vốn khác. Báo cáo về sự phát triển con người của UNDP 1994 định nghĩa: "Phát triển con người là sự phát triển của con người, vì con người và do con người. (Tác giả nhấn mạnh). Sự phát triển con người có nghĩa là đầu tư vào các khả năng của con người, hoặc vào giáo dục, sức khỏe, hoặc là kỹ năng nghề nghiệp, để họ làm việc một cách có hiệu quả và sáng tạo. Sự phát triển vì con người có nghĩa là đảm bảo chắc chắn rằng sự tăng trưởng kinh tế mà họ tạo ra được phân phối rộng rãi và công bằng". Như vậy khái niệm phát triển con người bao hàm một nội dung rộng rãi : "Phát triển người là đưa toàn bộ cấu trúc con người chuyển dịch đi lên, chuyển về chất lượng theo thời gian và không gian, tạo nên sự phát triển cả về số lẫn về chất của bộ phận quyết định trong lực lượng sản xuất, đưa toàn bộ xã hội, toàn bộ nền kinh tế luôn luôn chuyển động không ngừng theo hướng phát triển ngày càng tốt đẹp hơn. Đan kết vào sự chuyển động đó, yếu tố con người ngày càng có thêm cơ hội, có thêm điều kiện để phát triển, luôn luôn mở ra các triển vọng mới" [57, 156]. Khái niệm này còn có thể được diễn đạt như sau: "Tăng trưởng kinh tế là vấn đề sống còn, không một xã hội nào, về lâu dài, có thể duy trì phúc lợi cho nhân dân nếu như không tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế phải được chuyển vào việc cải thiện đời sống con người. Tăng trưởng kinh tế không phải là mục đích cuối cùng của sự phát triển con người. Nó chỉ là phương thức tối quan trọng" [11]. Vì vậy, sự phát triển con người và sự tăng trưởng kinh tế có một mối liên quan mật thiết. Con người đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, ngược lại, sự tăng trưởng kinh tế làm cho cuộc sống của con người được cải thiện tốt hơn. Chính sự phát triển con người đã đóng góp vào tăng năng suất lao động của Nam Triều Tiên từ 1963 - 1970 tăng 11%, năng suất lao động của Thái Lan tăng vượt bậc 63% từ 1980 - 1985. Ông Federico Mayor, Tổng giám đốc tổ chức khoa học, văn hóa và giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) khái quát rất cô đọng (trên tạp chí Người đưa tin UNESCO số 9/1994) rằng: "Một sự phát triển nhân bản bền vững, đó là định nghĩa duy nhất có thể chấp nhận được đối với mục tiêu chung của chúng ta. Nó phải trước hết cho phép làm thức dậy toàn bộ tiềm năng của kẻ vừa là vai diễn đầu tiên, vừa là kẻ hưởng thụ cuối cùng của nó: đó là con người" [52]. Mục tiêu của sự phát triển con người còn có nghĩa là tạo cho con người một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và có tính sáng tạo, đó là một chân lý giản đơn dễ bị người ta quên lãng trong quá trình làm giàu. Do vậy, có thể nói, nội dung, mục tiêu của sự phát triển con người chính là chất lượng phát triển con người. Hay nói cách khác, chất lượng phát triển con người chính là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, chất lượng cuộc sống của con người đòi hỏi: [22, 60]. 1. Thu nhập cao. 2. Giáo dục tốt. 3. Chuẩn cao về sức khỏe và dinh dưỡng. 4. ít nghèo khổ. 5. Môi trường trong sạch. 6. Bình đẳng hơn về cơ hội. 7. Cá nhân tự do hơn. 8. Cuộc sống văn hóa phong phú hơn. Chất lượng phát triển con người, đó là "phát triển con người toàn diện, trong sự phát huy cá nhân con người, trên bình diện tinh thần, đạo đức, vật chất. Quá trình phát triển người phải quán triệt bản chất và ý nghĩa của những giá trị nhân văn, nhân đạo. Nguyên tắc nhân văn, nhân đạo chỉ đạo các con đường phát triển. Phát triển người tựu trung là gia tăng giá trị cho con người, giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị thể chất, vật chất" [49, 25-26]. Phát triển người chính là phát triển đạo đức và phát triển trí tuệ, tay nghề. Đây là những yếu tố của chỉnh thể, không thể tách rời nhau, không thể thiếu hụt được. Như vậy, "Phát triển người là phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả đạo đức và tay nghề, cả tâm hồn và hành vi, từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác..." [47, 156]. Có những người đã hiểu sai một vài tư tưởng chính của vấn đề phát triển con người. Họ cho rằng, sự phát triển con người là một vấn đề chỉ chú trọng đến khía cạnh phân phối của cải chứ không phải khía cạnh tạo ra của cải, hoặc chỉ nhấn mạnh đến việc đầu tư vào con người, chẳng hạn đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng... Phải thấy rằng, sự phát triển con người không thể bị giới hạn trong bất kỳ một lĩnh vực riêng biệt nào. Đó cũng không phải là sự trả giá của các vấn đề kinh tế cho các vấn đề xã hội, mà chính những con người có sức khỏe và giáo dục mới đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế. Sẽ là sai lầm, nếu hiểu khái niệm phát triển con người là chỉ nhấn mạnh đến những nhu cầu căn bản của con người và chỉ áp dụng cho các nước nghèo. Hoàn toàn không phải như vậy. Cho dù mức độ có khác nhau, nhưng nhân dân ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều có những nhu cầu và khát vọng chung. Đó là những nhu cầu và khát vọng của cuộc sống, của con người, của sự tiến lên. Nhân dân ở các nước nghèo nhất đang phải vật lộn để tồn tại ở mức tối thiểu. Nhân dân ở các nước mới công nghiệp hóa đang phải chú trọng đến những đòi hỏi của kỹ thuật tiên tiến và phải theo kịp sự thay đổi kỹ thuật. Nhân dân ở các nước giàu có đang phải lo lắng về các vấn đề xã hội, chẳng hạn như vấn đề thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường,vấn đề nghiện ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Mỗi quốc gia đều có chương trình phát triển con người của riêng mình, nhưng cần có một nguyên tắc chung là: đặt con người vào trung tâm của sự phát triển và tập trung vào những nhu cầu và năng lực của con người - Nhưng điều này được chú trọng ngang hàng với việc rằng: những năng lực này sẽ được sử dụng như thế nào; những năng lực này sẽ được sử dụng thông qua những con người có khả năng tham gia một cách tự do vào hoạt động xã hội, vào quá trình đưa ra các quyết định chính trị, kinh tế tức là những con người làm việc một cách có hiệu quả và sáng tạo vì sự phát triển. Sự phát triển con người sẽ nối liền những nhu cầu căn bản với những khát vọng của con người. Như vậy, "phát triển người" gắn với quan niệm mới về sự phát triển, không chỉ lấy chỉ số tổng thu nhập quốc dân trên đầu người mà còn lấy chỉ số phát triển người (Human Development Index HDI) để đánh giá thực trạng phát triển của một quốc gia. Từ 1990, Liên Hiệp Quốc UNDP đưa ra chỉ số phát triển người bao gồm 3 tiêu chí: tuổi thọ, trình độ học vấn và mức sống. Cách tính chỉ số phát triển người HDI: (= Chỉ số phát triển nhân văn) = chỉ số tuổi thọ + chỉ số tri thức + chỉ số thu nhập đã điều chỉnh 3 Giá trị của chỉ số mỗi nước được tính theo thang điểm từ 0 đến 1 và nước nào đạt điểm 1 có nghĩa là đã đạt được thành tựu tối đa. Nước nào giá trị HDI lớn hơn thì chứng tỏ sự phát triển con người cao hơn. Với cách tính này thì những nước có thu nhập bình quân đầu người cao chưa chắc chỉ số HDI đã cao nếu các chỉ số khác về tuổi thọ và tri thức không cao tương ứng. Ngược lại, có những nước thu nhập và mức sống còn hạn chế nhưng giá trị HDI lại cao hơn do có sự chú ý nhiều đến giáo dục, y tế, tuổi thọ thực tế tăng lên. Rõ ràng là HDI phản ánh chất lượng cuộc sống mà sự tăng trưởng kinh tế thuần túy không thể tạo ._.n con đường CNH, HĐH phát triển đất nước. Thông qua hình tượng nghệ thuật và các tấm gương sáng của các anh hùng liệt sĩ, những chiến công hiển hách của cha ông mà hình thành ý thức trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, hình thành trong thanh niên lối sống mình vì mọi người trên cơ sở thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn, xem đó như một trong những nội dung hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Cần khơi dậy trong tuổi trẻ lòng tự hào và tự trọng dân tộc,biết gạn đục khơi trong, nâng niu trân trọng và giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc, biết làm giàu tri thức của bản thân bằng trí tuệ và tinh hoa của nhân loại nhưng không bao giờ lãng quên cội nguồn, thờ ơ với truyền thống. Những di sản văn hóa đó là những giá trị vĩnh hằng, có sức đẩy mạnh mẽ con người hướng tới sự cao quý, tốt đẹp. Có thể nói, truyền thống cách mạng của thanh niên ta là những trang sử đầy tự hào trong bộ Sử thi vĩ đại, hùng tráng của dân tộc. Chính vì thế, việc giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào cho thế hệ trẻ để truyền thống được tiếp nối mãi mãi là việc cần được đặc biệt quan tâm. CNH, HĐH ở nước ta đang hưởng thụ những ân huệ của khoa học kinh tế và công nghệ thế giới, nhưng cũng đứng trước những đe dọa nghiêm trọng về sự sinh tồn của cả nhân loại, như ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, tài nguyên cạn kiệt... Do vậy, phải giáo dục cho thanh niên biết quan tâm đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, biết quan tâm đến người khác, đến lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái của xã hội và quốc gia, quan tâm đến nhân quyền, điều kiện sinh hoạt của loài người trên trái đất... chứ không chỉ biết quan tâm đến bản thân. Thế hệ trẻ còn phải biết được các giá trị chung của nhân loại, biết bảo vệ các di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sống và các nguồn lực khác của thế giới. Trong việc trau dồi những hiểu biết chính trị - xã hội, giáo dục văn hóa, đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thanh niên cần chú ý đến bộ phận thanh niên làm việc trong môi trường lao động ở các khu vực kinh tế tư nhân, và làm thuê cho tư bản nước ngoài. Hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử, ngày nay, giao lưu văn hóa và sự hội nhập thế giới đang là động lực thúc đẩy sự phát triển văn hóa và phát triển con người. Tuổi trẻ của từng quốc gia dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy những nét đặc sắc, truyền thống của dân tộc mình trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại để hội nhập với thế giới, làm giàu thêm đời sống tinh thần của chính mình. Mọi sự biệt lập, cản trở giao lưu văn hóa đều làm mất đi sinh lực, sức sống và thậm chí dẫn đến sự thoái hóa nhân cách con người. Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện giao tiếp, giao lưu văn hóa, giao lưu quốc tế, để tuổi trẻ tiếp nhận những giá trị văn hóa mới và do đó, thanh niên sẽ có điều kiện nâng cao nhận thức, định hướng giá trị và sáng tạo văn hóa. Tổ chức các hoạt động thi đấu giao hữu về thể dục thể thao, tham quan thực tế, du lịch nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh và khai thác những tiềm năng vốn có của thanh niên, đồng thời qua đó thanh niên học hỏi được kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn, rèn luyện văn hóa giao tiếp, nâng cao tri thức và kỹ năng nghiệp vụ. Thông qua giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, lý tưởng, hoài bão, mỗi thanh niên sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ lao động của mình. Trong điều kiện giao lưu văn hóa ngày càng phát triển, thanh niên nông thôn ở nước ta vẫn là đối tượng đang phải chịu đựng nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về đời sống văn hóa, tinh thần hơn cả. Họ không có báo đọc, ít được xem phim, hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật, không có câu lạc bộ để sinh hoạt, không có địa điểm vui chơi giải trí, nhiều nơi không có nhà văn hóa thanh niên. Họ thiếu những điều kiện để học hỏi mở mang kiến thức, thiếu một môi trường văn hóa thông tin... Điều đó lại càng đặc biệt khó khăn, thiếu thốn đối với những thanh niên nông thôn vùng sâu, vùng xa, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Khảo sát thực tế [56, 86] ở tỉnh Minh Hải, 21,1% số thanh niên nông thôn được hỏi không biết câu lạc bộ là gì; 61,2% nói rằng ở địa phương họ không có tổ chức các đội văn nghệ và các hoạt động văn nghệ; 27,3% nói không có điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt tập thể; 41,4% cho rằng quanh năm không được xem phim... ở Cần Thơ, 60,6% thanh niên nông thôn được hỏi nói họ không có báo chí để đọc; 57,7% nói không có câu lạc bộ; 77,2% nói không có tủ sách, không có thư viện; 58,3% nói không có điểm vui chơi giải trí. Tình trạng đời sống vật chất còn khó khăn, thiếu thốn, không có điều kiện học tập, phát triển nghề nghiệp, đời sống văn hóa tinh thần lại quá kém như đã nói trên đã làm cho một bộ phận không nhỏ thanh niên nông thôn chán nản, bế tắc và muốn rời làng quê đi ra thành thị sinh sống. Vì vậy, hơn lúc nào hết, một trong những vấn đề cần được quan tâm không kém phần quan trọng và đôi khi còn có tác dụng quyết định là phải phát triển đời sống văn hóa tinh thần trong thanh niên nông thôn - cái không thể thiếu được trong đời sống tuổi trẻ. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương trợ, tình làng nghĩa xóm và tổ chức các hoạt động lễ hội, giao lưu văn hóa, hội diễn văn nghệ, thi đấu giao hữu của thanh niên giữa các địa phương... là những phương thức có sức thuyết phục và hấp dẫn nhất để hình thành những nét đẹp về phong cách văn hóa trong thanh niên và phát huy tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ ở nông thôn nước ta. Chính quyền và các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý ở nông thôn phải có ý thức trách nhiệm và có sự quan tâm đặc biệt đến lớp trẻ vì sự tồn vong, phát triển ngày mai của dân tộc. Từ đó phải có chính sách đầu tư thỏa đáng cho họ về mọi mặt, tạo điều kiện giúp thanh niên vừa ổn định cuộc sống, vừa có điều kiện phát triển toàn diện để họ gắn bó với quê hương, từng bước hội nhập với thế giới bên ngoài, đóng góp tích cực nhất vào CNH nông nghiệp nông thôn và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cần có chính sách thỏa đáng để sách, báo, phát thanh truyền hình, các đoàn văn công, văn nghệ đến phục vụ được ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng các tụ điểm văn hóa, câu lạc bộ, văn nghệ cho thanh niên và nhân dân ở các vùng nông thôn. Có chính sách để trợ giá hoặc bán trả góp cho những người nông dân khó khăn mua các phương tiện nghe nhìn. Đó cũng là con đường đầu tư ngắn nhất để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, trong đó có mục tiêu phát triển thanh niên. Các giải pháp văn hóa - xã hội nhằm phát triển nguồn lực thanh niên phải được kết hợp thực hiện một cách đồng bộ, phải có sự quan tâm đúng mức về vật chất lẫn tinh thần của các cấp, các ngành chức năng và của toàn xã hội để thanh niên tiếp cận và thừa hưởng được các giá trị, để văn hóa thấm sâu vào các hoạt động sáng tạo của thanh niên. Nhà nước cần có chính sách phát triển văn hóa đủ mạnh, đúng hướng, và cần có cơ chế hoạt động văn hóa. Có như vậy, nền văn hóa của dân tộc mới phát huy được sức mạnh của các giá trị nhân bản, nhân đạo và nhân văn của nó, mà nổi bật nhất là đạo lý và tâm hồn dân tộc Việt Nam, đạo lý và tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam vươn tới những đỉnh cao của chân - thiện - mỹ. Đó là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được gìn giữ và bồi đắp từ một lớp trẻ hiện đại có văn hóa. Kết luận chương 3 Phát huy vai trò hết sức quan trọng của nguồn lực thanh niên, đóng góp tích cực vào CNH, HĐH là một nhiệm vụ cấp bách trước mắt và có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển thanh niên ở nước ta. Sự nghiệp CNH, HĐH thành công hay không là tùy thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ. Muốn vậy, phải hình thành một hệ thống tổ chức với chính sách và cơ chế hợp lý sử dụng, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực thanh niên. Phải không ngừng tìm tòi sáng tạo các phương thức tác động, tạo ra các điều kiện thuận lợi làm bộc lộ khả năng và các năng lực sáng tạo của thanh niên, đảm bảo cho họ tìm thấy triển vọng và lợi ích cá nhân trong triển vọng và lợi ích chung của dân tộc. Sự khẳng định tính chất quan trọng của nguồn nhân lực trẻ đối với sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển đất nước chỉ có ý nghĩa khi có được hệ thống giải pháp đúng đắn và đồng bộ, có khả năng đi vào cuộc sống. Giáo dục và đào tạo là một trong những nội dung, giải pháp quan trọng nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tương lai, giúp thanh niên có được các kỹ năng, kiến thức và phẩm chất cần thiết cho công việc. Nó đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách của tuổi trẻ. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất đi đôi với cải thiện hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho thế hệ thanh niên là một ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Các quan điểm, phương hướng phát triển, phát huy nguồn lực thanh niên chỉ có thể đạt được trên thực tế khi thực hiện tốt dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Quan tâm giải quyết tốt những vấn đề đó không những có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo mà còn có ý nghĩa chính trị, quyết định đối với sự ổn định, phát triển của quốc gia, là tạo ra tiền đề để thanh niên có đủ điều kiện và khả năng đi vào thế kỷ XXI với tư cách là chủ thể của quá trình CNH, HĐH. kết luận 1. Ngày nay, nguồn nhân lực được đánh giá là nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong hệ thống các nguồn lực của phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, ở nhiều quốc gia, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đều hướng vào phát triển nguồn nhân lực, chuyển đối tượng khai thác vào chính bản thân con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Việc đầu tư cho con người trở thành hướng đầu tư có lợi nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Vốn đầu tư quan trọng bậc nhất cho sự phát triển xã hội là nguồn vốn con người - một thứ tư bản người. ở nước ta, trong sự nghiệp CNH, HĐH, nguồn nhân lực lại càng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc khai thác và phát huy nội lực nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao không thể biến khả năng thành hiện thực đối với mọi vấn đề mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và con người. Thực chất của việc phát huy nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng con người và phát huy vai trò của nó, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Đó là nguồn tài sản quý giá của đất nước hôm nay và mai sau. Chất lượng của nguồn lực thanh niên bao hàm chất lượng cá thể người, gồm các mặt thể lực, trí lực, đạo đức. Đó là tổng hợp chất lượng phát triển nhân cách thanh niên. Nhìn từ phương diện xã hội (nhóm, cộng đồng, xã hội, tập thể), chất lượng nguồn nhân lực trẻ biểu hiện trên các mặt: cơ cấu số lượng, dân cư, cơ cấu ngành nghề lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý hành chính, thị trường lao động. Đó vừa là nguồn lực hiện hữu vừa là nguồn lực dự trữ tiềm tàng đang định hình, lớn lên, đang được xã hội đầu tư cho phát triển. Do đó, chất lượng phát triển thế hệ trẻ được phản ánh và thể hiện ở chất lượng cao của nguồn lực thanh niên trong hoạt động lao động sáng tạo vì sự tiến bộ và phát triển, là gia tăng giá trị cho họ (giá trị đạo đức, tinh thần, thể chất, vật chất...). Việc phát huy nguồn lực thanh niên trước hết phải nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên, phát triển tiềm lực của họ. Chất lượng phát triển của thế hệ trẻ chính là điều kiện để phát huy vai trò năng động, sáng tạo của nó trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 2. Để đạt chất lượng cao của nguồn lực thanh niên đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trước hết là nhận thức trong Đảng và Nhà nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của nguồn nhân lực trẻ, vai trò, tác dụng của việc phát triển và phát huy nó đối với sự phát triển của nước ta. Phải hình thành một hệ thống tổ chức với chính sách và cơ chế hợp lý để sử dụng nguồn nhân lực trẻ. Đồng thời, phải thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các nhóm giải pháp để phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH. Những nhóm giải pháp đó là: - Nhóm giải pháp về mặt giáo dục - đào tạo. - Nhóm giải pháp về kinh tế. - Nhóm giải pháp về mặt chính trị. - Nhóm giải pháp về mặt văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên. Đây là những nhóm giải pháp then chốt , vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, vừa mang tính bức xúc trước mắt. Trong đó, nhóm giải pháp về giáo dục, đào tạo là nhóm giải pháp chiến lược, cơ bản, hàng đầu. Đây cũng là tư tưởng chủ đạo của luận án. Khẳng định giáo dục - đào tạo là giải pháp quan trọng hàng đầu, có tính chất quyết định bởi chỉ có thông qua giáo dục - đào tạo mới có thể nâng cao trí tuệ, phát triển và hoàn thiện nhân cách thanh niên, làm cho họ có đủ khả năng đưa đất nước phát triển đến một tầm vóc mới. Do đó, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ là vấn đề nằm ở trung tâm chú ý của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong chiến lược con người. Giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ không phải là thuần túy dạy chữ, dạy nghề mà phải thông qua dạy chữ để dạy người, thông qua dạy nghề mà rèn luyện toàn diện cả thể lực, trí lực, đạo đức để hình thành nhân cách người lao động mới. Về thực chất, đây là chất lượng của sự phát triển nhân văn đối với con người và xã hội. Phát triển chất lượng con người ở thế hệ trẻ biểu hiện nổi bật ở phát triển năng lực sáng tạo của thanh niên, chuẩn bị hành trang trí - lực - đức - tài cho họ bước vào kỷ nguyên văn minh mới của nhân loại. Nói cách khác, giáo dục, đào tạo là con đường, phương thức cơ bản tạo ra nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao cho xã hội, thiết thực tạo động lực cho CNH, HĐH. Bốn nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực thanh niên đã đề cập trong luận án không biệt lập nhau mà là một hệ thống đồng bộ, một chỉnh thể thể chế - cơ chế quản lý cùng hướng vào phát triển chất lượng nguồn lực thanh niên, phát huy nội lực ở nước ta. 3. Cần phải thấy rằng, giữa CNH, HĐH với nguồn lực thanh niên có mối quan hệ biện chứng với nhau. CNH, HĐH đặt ra hàng loạt yêu cầu mới về chất lượng nguồn lực thanh niên, từ chất lượng con người cá thể đến chất lượng cả một thế hệ những người lao động mới ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Nó là môi trường, điều kiện và cơ hội cho tuổi trẻ bộc lộ năng lực, tính sáng tạo, tạo đà phát triển, hoàn thiện nhân cách. Ngược lại, đến lượt nó, sự phát triển nguồn lực thanh niên cả về số lượng và chất lượng lại thúc đẩy CNH, HĐH phát triển. Không có nguồn lực thanh niên chất lượng cao - xét trên bình diện chất lượng xã hội của cả một lực lượng, một tầng lớp xã hội đông đảo - chứ không chỉ là chất lượng cá thể từng người, từng mặt riêng lẻ, khó có thể hội nhập với thế giới, khó có thể tận dụng được thời cơ và vượt qua những thách thức của phát triển. Những tiềm năng to lớn của đất nước không được thức dậy và khai thác, do đó sẽ bị lãng phí và mai một nhanh chóng nếu không có đầy đủ hoặc thiếu hụt nguồn lực thanh niên với chất lượng cao. Vì thế, trong giai đoạn phát triển mới hiện nay, để tạo ra bước ngoặt của sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta tiến kịp trình độ phát triển chung của các nước trong khu vực và đạt tới mặt bằng chung của thế giới thì vấn đề mấu chốt là phải tạo ra nguồn nhân lực trẻ với chất lượng cao, làm mũi nhọn xung kích khai thác và phát huy nội lực cùng ngoại lực hướng vào sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển của chính bản thân thế hệ trẻ. 4. Thanh niên Việt Nam trong thế kỷ XXI đang tới gần sẽ phát triển trong những điều kiện mới, hiện đại có những cơ hội may mắn, thuận lợi để phát triển đồng thời cũng phải biết vượt qua những thử thách, nguy cơ mới khác với những đặc điểm và yêu cầu của nhiều thế hệ người Việt Nam truyền thống. Các tiêu chí về văn minh và văn hóa của xã hội hiện đại cùng những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ của quá trình phân công lại lao động xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... sẽ tác động và in dấu ấn lên cơ cấu chất lượng và số lượng nguồn nhân lực trẻ ở nước ta. Giáo dục văn hóa, đặc biệt là văn hóa lao động, văn hóa đạo đức, lối sống sẽ giúp cho thế hệ trẻ biết cách thức đồng thời có bản lĩnh để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới và thời đại, đồng thời giữ vững truyền thống và phát huy bản sắc dân tộc. Vì vậy, những cách thức giải quyết, những trù tính phát triển, những kinh nghiệm đào tạo, quản lý, phát triển nguồn nhân lực trẻ của các nước trong khu vực và trên thế giới đều có tác dụng thúc đẩy, ảnh hưởng và gợi mở suy nghĩ, vận dụng đối với nước ta trong kế hoạch và bước đi sắp tới. Đồng thời, trong hành trang đi tới CNH, HĐH, nhìn từ góc độ nguồn lực thanh niên, chúng ta phải phát huy mặt mạnh, ưu thế, lọc bỏ mặt hạn chế yếu kém của lớp người trẻ tuổi để xây dựng nguồn lực thanh niên có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc, của thời đại. 5. Trên đây là kết quả nghiên cứu bước đầu của tác giả luận án về những vấn đề lý luận và thực tiễn của nguồn lực thanh niên. Những vấn đề như việc làm, thu nhập, đời sống, nghề nghiệp của thanh niên, việc quản lý sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực trẻ... đang vừa là những vấn đề thời sự cấp bách, vừa là những vấn đề cơ bản, lâu dài đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cũng như sự quan tâm cố gắng của các nhà khoa học trong việc xây dựng một hệ thống các chính sách sử dụng, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực thanh niên hướng vào sự phát triển lâu bền của đất nước, vì tương lai, hạnh phúc của tuổi trẻ. Đó không chỉ là vấn đề xã hội của một dân tộc, một quốc gia mà còn là của thời đại, của nhân loại, cần phải được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu trên quan điểm phát triển, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống cùng với các phương pháp nghiên cứu liên ngành, kết hợp nghiên cứu lý thuyết cơ bản với nghiên cứu ứng dụng. Một hướng nghiên cứu như thế có thể và cần phải được đặt ra tiếp theo sau công trình luận án này. Danh mục tài liệu tham khảo [1]. Hoàng Chí Bảo, Vài nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 6-1998, trang 10-1. [2]. Hoàng Chí Bảo, ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người, Tạp chí Triết học số 1 - 1993. [3]. Hoàng Chí Bảo, Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 1-1997, trang 3-4-5. [4]. Nguyễn Trọng Bảo, Con người, nguồn nhân lực, sự nghiệp giáo dục đào tạo với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp số 3-1996, trang 18-19. [5]. Báo cáo về sự phát triển con người - 1992. UNDP, trang 24. [6]. Richard Bergeron, Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa tự do. Nxb CTQG, H.1995. [7]. Nguyễn Trọng Chuẩn, "Nguồn nhân lực trong CNH và HĐH đất nước", Tạp chí Triết học, số 3, tháng 9 - 1994, trang 3. [8]. Con người Việt Nam và công cuộc đổi mới, Nxb CTQG, H.1993, tr.72. [9]. Dự báo thế kỷ 21. Nxb Thống kê, H.1998, trang 698. [10].Trương Minh Dục, "Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở miền Trung", Tạp chí Thông tin lý luận. Số 4/1996, tr.30. [11]. Hà Đăng, "Văn hóa và đổi mới" với thực tiễn văn hóa, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa số 2/1995. Trang 13. [12]. Trần Thị Tâm Đan, Phát huy và phát triển nguồn nhân lực trẻ của đất nước phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH", Tạp chí Cộng sản số 11/1996, trang 9. [13]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị 4 của Ban chấp hành Trung ương. 2/1993 (khóa VII). Nxb CTQG, H.1993. [14]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII). Nxb CTQG, H. 1994. [15]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ 7. BCH Trung ương (khóa VII). Nxb CTQG, H.1994. [16]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb CTQG. H.1996. [17]. Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII). Nxb CTQG, H.1997. [18]. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 - BCHTW - khóa VIII, Nxb CTQG, H.1998. [19]. Nguyễn Minh Đường (chủ biên), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. H.1996. (Chương trình KHCN cấp nhà nước KX.07. Đề tài KX. 07.14). [20]. Khánh Hà: "Lao động trẻ em, vấn đề xã hội nhức nhối". Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 15-4-1998, trang 2. [21]. Phạm Minh Hạc, Chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người phục vụ CNH, HĐH, Đặc san Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 19/10/1996, trang 4. [22]. Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, Nxb CTQG, H.1994. [23]. Jac ques Hallak, Đầu tư cho tương lai - UNESCO- Pari. 1990. [24]. Trần Đình Hoan, Bài học lớn của ngành thương binh xã hội trong 50 năm qua. Tạp chí Công tác văn hóa tư tưởng số 9/1995, trang 57. [25]. Nguyễn Phương Hồng, Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nxb CTQG, H.1997, trang 11. [26]. Lê Mạnh Hùng (chủ biên), Kinh tế - xã hội Việt Nam - tình trạng, xu thế, giải pháp. Nxb Thống kê. H.1996. [27]. Đặng Hữu, "Nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ làm nền tảng cho quá trình CNH, HĐH đất nước" Tạp chí Công tác khoa giáo, 11/1996, trang 1. [28]. Nguyễn Văn Huyên, Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc, Tạp chí Triết học - số 4/1998, trang 8. [29]. Phan Thanh Khôi, Về chỉ số phát triển con người, Tạp chí Nhân đạo. 10/1996, trang 10. [30]. Đặng Xuân Kỳ, CNXH và phát triển, Tạp chí Thông tin lý luận, số 9/1992, trang 5. [31]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, trang 430. [32]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, trang 66. [33]. V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978. [34]. Võ Đại Lược, CNH, HĐH Việt Nam đến năm 2000. Nxb KHXH, H.1996. [35]. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, ST, H.1995, tr.141. [36]. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23. Nxb CTQG, ST, H.1995, trang 11. [37]. C.Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập. Tập 21. Nxb CTQG, ST. H.1995, trang 438. [38]. C.Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập. Tập 23, Nxb CTQG, ST, H. 1993, trang 554. [39]. C.Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 16,Nxb CTQG ST, H.1994, trang 262. [40]. Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 2, Nxb CTQG. H.1995, trang 133. [41]. Đỗ Mười, Lý tưởng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nxb Thanh niên. H. 1994. [42]. Đỗ Mười, Dành ưu tiên cao nhất cho phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa. Số 1/1997, trang 3, 4. [43]. Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI. Chương trình KHCN- KX. 07. H.1995. [44]. Phạm Đình Nghiệp, Kỷ yếu khoa học: "Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với việc tạo nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đề tài KTN-95-01, trang 111, 174. [45]. Phạm Đình Nghiệp, Báo cáo khoa học: "Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với việc tạo nguồn nhân lực trẻ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước", H.12/1995. Đề tài KTN.95-01. [46]. Nguyễn Thế Nghĩa, Hiện đại hóa ở Việt Nam. Nxb Giáo dục. H.1997, trang 93. [47]. Trần Nhâm, Có một Việt Nam như thế - đổi mới và phát triển. Nxb CTQG, H.1997, trang 156. [48]. Đình Quang, Văn học nghệ thuật với xã hội và con người trong sự nghiệp phát triển. Nxb CTQG, H.1995, trang 134. [49]. Trần Hồng Quân, Kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 1996-2000 và định hướng đến năm 2020, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 9/1996, trang 25, 26. [50]. Thanh Tâm: "Ma túy - nỗi đau không của riêng ai", Báo SG giải phóng ngày 20-1-1997. [51]. Lê Hữu Tầng (Chủ biên): "Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội". Nxb KHXH, H.1997, trang 148. [52]. Nguyễn Thị Thạch: "Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội". Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa 9/1996, trang 10. [53]. Văn Thạnh: "Ma túy học đường - Một tin dữ trong năm 1996", Báo Sài Gòn giải phóng - Ngày 25-12-1996, trang 2. [54]. Tổng quan tình hình thanh niên - công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Nxb Thanh niên, H.1997, trang 68. [55]. Trần Văn Tùng - Lê ái Lâm, Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta. Nxb CTQG, H.1996. [56]. Nguyễn Văn Trung, Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để CNH, HĐH nông thôn nông nghiệp nước ta. Nxb CTQG, H.1998. [57]. Nguyễn Văn Trung, Căn cứ lý luận và thực tiễn của chính sách đối với thanh niên. Đề tài KX.04-09. H.12/1994. [58]. Nguyễn Văn Trung (chủ biên), Chính sách đối với thanh niên (lý luận và thực tiễn), Nxb CTQG, H.1996, trang 9. [59]. Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH. Nxb CTQG, H.1996. [60]. Vấn đề thanh niên - nhìn nhận và dự báo. Nxb Thanh niên, H.1992. phụ lục Phụ lục 1: Dự báo dân số, lao động và thanh niên năm 1995 đến năm 2005 Đơn vị tính: nghìn người 1995 2000 2005 1. Tổng số dân 73.209,0 80.436,6 86.693,2 - Nam 35.463,6 39.215,5 42.463,0 - Nữ 37.745,4 41.221,1 44.230,2 2. Tổng số lao động xã hội 38.945,3 44.676,5 51.400,7 - Nam 18.906,8 21.952,9 25.462,2 - Nữ 20.038,5 22.723,6 25.938,5 3. Tổng số TN 15-30 tuổi 21.362,3 24.237,5 26.539,6 - Nam 10.357,1 12.156,5 13.537,0 - Nữ 11.005,2 12.081,0 13.002,6 4. Tổng số thanh, thiếu niên tuổi đến trường 30.063,4 33.170,8 34.993,7 - Nam 15.522,1 16.966,1 17.851,5 - Nữ 15.091,2 16.204,7 17.142,5 Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam. Trung tâm Thông tin và nghiên cứu chính sách Thanh niên. ủy ban Thanh niên Việt Nam, tháng 4-1995. Phụ lục 2: dân số thanh niên Phụ lục 3: Tỷ lệ thanh niên trong dân số Nguồn: Tổng cục thống kê Phụ lục 4: Nguồn dự trữ và bổ sung lao động qua các năm (Lứa tuổi 16 - 17 - 18) ĐVT: 1000 người Năm 1990 4112 1991 4197 1992 4295 1993 4386 1994 4452 1995 * 4579 2000 * 5252 (* Số liệu dự báo) Nguồn: Tổng cục Thống kê Phụ lục 5: Trình độ văn hóa của thanh niên Đơn vị tính: 1000 người - % Năm 1989 Năm 1994 Số người % so với tổng số thanh niên Số người % so với tổng số thanh niên Tổng số thanh niên 18101.2 100.00 19914.8 100.00 Chia ra - Tốt nghiệp CĐ, ĐH 168.4 0.93 209.1 1.05 - Tốt nghiệp THCN 406.2 2.24 406.0 2.31 - Tốt nghiệp PTTH 1963.1 10.84 2063.2 10.36 - Tốt nghiệp PTCS 6528.0 36.06 7205.1 36.18 - Chưa tốt nghiệp PTCS 7832.7 43.27 8623.2 43.30 - Chưa biết đọc, biết viết 1202.8 6.64 1354.2 6.80 Nguồn: Tổng cục thống kê Phụ lục 6: Trình độ chuyên môn của thanh niên Năm 1989 Năm 1994 Tỷ lệ năm 1994 so với năm 1989 Tổng số thanh niên 18101.2 19914.8 110.0 Trong đó: - Công nhân kỹ thuật có bằng 374.8 490.5 131.0 - Công nhân kỹ thuật không có bằng 214.2 420.9 196.0 - Có trình độ trung cấp chuyên nghiệp 406.2 560.8 138.0 - Có trình độ đại học, cao đẳng 168.4 240.5 142.8 - Thanh niên có trình độ chuyên môn 1163.6 1712.7 147.2 - % so với tổng số thanh niên 6.4 8.6 Nguồn: Tổng cục thống kê Phụ lục 7: Tình hình thể lực của thanh niên Giới Nam Nữ Tuổi Cao (m) Nặng (kg) Cao (m) Nặng (kg) 17 - 18 162.88 48.88 152.34 44.21 20 - 29 162.29 49.04 151.77 44.59 30 - 39 161.42 48.54 151.50 44.79 40 - 49 160.28 47.77 150.60 43.73 50 - 55 160.06 47.78 150.79 43.42 Nguồn: Số liệu của Nguyễn An Dương, năm 1984 - Đo đạc trên 6493 nam, 6730 nữ Phụ lục 8: Động cơ thúc đẩy lao động đối với thanh niên Quan niệm Tỷ lệ % - Cái quan trọng nhất trong lao động là nội dung ý nghĩa công việc 15,2 - Cái quan trọng nhất là nội dung ý nghĩa công việc nhưng không quên thu nhập 44,9 - Nội dung ý nghĩa công việc cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn vẫn là vấn đề thu nhập 20,4 - Công việc nào cũng được, miễn là có thu nhập khá 14,7 - Công việc tuy không thích hợp nhưng tập thể cần thì làm 9,1 Phụ lục 9: Tình hình phạm tội và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên (Tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội qua các năm) Phụ lục 10: Loại tội ác mà thanh thiếu niên thường vi phạm: Những nhóm tội danh mà thanh thiếu niên phạm phải từ 1994 - 1996 Nhóm phạm tội 1994 1995 1996 TS Dưới 18T TS Dưới 18T TS Dưới 18T - Xâm phạm đặc biệt an ninh quốc gia 27 0 59 0 9 0 - Xâm phạm an ninh quốc gia 3817 2,72 3814 2,41 1929 1,9 - Xâm phạm sức khỏe tính mạng công dân 11236 6,34 12587 6,51 5900 6,8 - Xâm phạm quyền tự do dân chủ 125 0,80 201 3,39 66 1,5 - Xâm phạm quyền sở hữu XHCN 3696 2,25 3598 1,20 1572 4,0 - Xâm phạm luật hôn nhân gia đình 321 0,62 334 10,46 169 1,5 - Xâm phạm sở hữu của công 25064 7,46 31655 0,88 15082 9,0 - Xâm phạm kinh tế 2669 1,50 2387 3,17 1290 1,20 - Xâm phạm an toàn công cộng 2065 2,28 2552 4,09 1407 4,0 - Xâm phạm trật tự công cộng 8637 1,72 12344 1,94 9038 3,2 - Xâm phạm quản lý hành chính 1679 1,25 1962 0 886 1,80 - Lợi dụng chức vụ quyền hạn 293 0 289 1,13 94 2,0 - Xâm phạm hoạt động tư pháp 892 2,69 976 550 2,4 Nguồn: Tạp chí pháp luật số 6/1997 Phụ lục 11: Định hướng giá trị cuộc sống của TN Các giá trị Thanh niên Điểm Thứ bậc 9 Có sức khỏe 4,4 1 1 Cuộc sống gia đình 6,0 2 5 Có học vấn 6,5 3 15 Tình yêu 7,9 4 3 Tình bạn 8,0 5 12 Nghề nghiệp thích hợp 9,7 6 10 Điều kiện vật chất đầy đủ 9,8 7 2 Hướng về tốt, đẹp, thiện 11,3 8 14 Thành đạt 11,4 9 17 Hòa bình 12,0 10 24 Sống có mục đích 12,1 11 19 Công bằng xã hội 12,2 12 13 Độc lập, tự lập 12,8 13 4 Biết hưởng thụ cuộc sống 13,2 14 18 Sống tình nghĩa 13,6 15 21 Tiền bạc 14,5 16 20 Sống tự trọng 14,8 17 8 Quyền công dân, tự do cá nhân 14,9 18 23 Sống chung thủy 15,0 19 6 Quan hệ cá nhân tốt 15,6 20 16 Phục vụ cống hiến xã hội 16,5 21 22 Giải trí 16,7 22 11 Tham gia hoạt động xã hội 17,4 23 7 Nhàn rỗi 20,0 24 Nguồn: Đề tài nghiên cứu cấp viện mã số KT N93-01 Phụ lục 12: Ngân sách giáo dục của Việt Nam và một số nước Thái Lan Ghana Ma lai xi a Xin ga po Phi líp pin Mianmar Triều Tiên Nhật Bản Trung Quóc Niu Di lân Băng-la-đét Việt Nam Phụ lục 13: Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thời kỳ 1995 - 2020 Cấp học 1995 2000 2010 2020 1. Học sinh tiểu học (triệu người) 10.05 11.72 12.3 14.25 - Tỷ lệ học sinh đi học (%) 106 103 100 100 2. Học sinh trung học cơ sở (triệu người) 3.68 4.91 7.44 10.94 - Tỷ lệ học sinh đi học (%) 50 60 78 95 3. Học sinh trung học chuyên ban và sau trung học cơ sở (triệu người) 0.9 1.59 2.76 4.26 - Tỷ lệ học sinh đi học (%) 19 30 45 60 4. Sinh viên đại học, sau trung học chuyên ban (triệu người) 0.368 0.544 1.335 2.575 - Tỷ lệ học sinh đại học (%) 5.3 7 15 25 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANAN.DOC
  • docBIA1~1.DOC
  • docGIAITR~1.DOC
  • docMUCLUC1.DOC
Tài liệu liên quan