Phát triển kinh tế làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

LỜI NÓI ĐẦU a. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, làng nghề thủ công là những cơ sở “công nghiệp” chính của nước ta, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của triều đình và nhân dân. Nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, Bắc Giang với đại đa số dân số là nông thôn (năm 2007 dân số nông thôn là 90,55%), là tỉnh có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi nên Ngành nghề nông thôn (NNNT), làng nghề ở tỉnh Bắc Giang xuất hiện khá sớm, trong đó có những nghề hình thành từ lâu đời như: Nghề làm bánh đa

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển kinh tế làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở làng Tiêu, làng Sau - Dĩnh Kế - TP Bắc Giang (hình thành từ thế kỷ 13); Nghề làm mỳ gạo, bánh đa nem ở làng Thổ Hà - Vân Hà - Việt Yên (hình thành năm 1450); Nghề nấu rượu ở làng Yên Viên - Vân Hà - Việt Yên (hình thành năm 1700); nghề đan mây tre ở làng Song khê (nay là xã Song khê) (Yên Dũng); làm cang gốm ở Thổ Hà (Việt Yên); nuôi tằm ươm tơ ở Phú Giã (TP Bắc Giang), ở Mai Thượng (Hiệp Hoà)…Trải qua quá trình vận động của lịch sử, một số làng nghề đã bị mai một, một số làng nghề sản xuất cầm chừng. Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành nghề nông thôn, làng nghề được cấp uỷ Đảng - Chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm và đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; nhiều loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã ngành nghề nông thôn, làng nghề được hình thành; hoạt động du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển nghề cũ diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, từ năm 1980 trở lại đây đã hình thành và phát triển một số nghề mới như: nung vôi, đóng cay xỉ, trồng nấm ăn, trồng rau quả quanh năm … Ngành nghề nông thôn, làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động dư thừa và lao động nông nhàn của nhiều địa phương, đã giúp cho nhiều người lao động có thêm nghề, tạo thêm thu nhập cải thiện đời sống đồng thời với nhiều nghề khác nhau ngành nghề nông thôn, làng nghề đã sản xuất ra nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên làng nghề của tỉnh Bắc Giang được đánh giá là không nhiều, phát triển chậm, thậm chí có nghề bị mai một và có nguy cơ bỏ nghề như nghề sản xuất đồ gốm Thổ hà - Huyện Việt yên còn rất ít hộ sản xuất với sản lượng thấp không đáng kể. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng có ý nghiã vô cùng quan trọng, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt ổn định chính trị - xã hội. Để góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, phát triển các làng nghề ở Bắc Giang, cần phải nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua, và đưa ra những giải pháp hữu hiệu. Nhận thức được lợi ích to lớn, thiết thực của phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn, tôi đã chọn đề tài “Phát triển kinh tế làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020” nhằm đưa ra những giải pháp để phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. Nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kinh tế làng nghề Chương II: Thực trạng kinh tế làng nghề ở Bắc Giang giai đoạn 2000-2008 Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Bắc Giang đến năm 2020 Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại nhà trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo- Ths. Vũ Cương đã giúp tôi hoàn thành bài viết này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tham gia thực tập. b. Bối cảnh nghiên cứu Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp và các làng nghề. Đây là một trong những nét đặc trưng về truyền thống kinh tế- văn hoá xã hội của nông thôn Việt Nam. Sự phát triển kinh tế làng nghề gắn liền với ngành nghề truyền thống, với trung tâm cụm xã có hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp. Theo đường lối chiến lược đó các làng nghề là một thực thể kinh tế ở nông thôn, là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, là một bộ phận quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn. Việc đẩy mạnh sự phát triển của các làng nghề nói riêng và các ngành nghề nông thôn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp và tiến tới xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ... Tuy nhiên sự phát triển của làng nghề, do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động, đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Có nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh, có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế nông thôn trong khu vực và có những ảnh hưởng tốt đến cả những khu vực lân cận, tạo nên các cụm làng nghề và hình thành sự phân công chuyên môn hoá. Lại có những làng nghề gặp nhiều khó khăn thậm chí bị mai một. Vì vậy, việc thúc đẩy và khôi phục phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, là việc làm phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước. c. Lý do chọn đề tài Hiện nay tỉnh Bắc Giang có 33 làng nghề (trong đó có 24 làng nghề truyền thống và 9 làng nghề mới). Làng nghề tồn tại và phát triển đã góp phần không nhỏ tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn. Khôi phục phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống còn là một cách bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, kết tinh qua nhiều thế hệ. Tại 33 làng nghề hiện nay, có khoảng trên 6.400 hộ tham gia làm nghề (chiếm 65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20.800 nhân khẩu tham gia nghề, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 68,4%. Thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Làng nghề ở Bắc Giang chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chế biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Thời gian gần đây, tỉnh ta đã du nhập thêm được một số nghề mới vào địa bàn như nghề tre chắp sơn mài, thêu ren, sản xuất tăm lụa, chạm khắc đá, gốm dân gian…Tuy nhiên, để làng nghề phát triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường còn một số vấn đề bất cập cần phải được quan tâm nhằm tìm ra giải pháp thiết thực, hiệu quả trong phát triển làng nghề hiện nay. Sự phát triển làng nghề và các làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết viêc làm cho nhiều người lao động. Sản xuất tại nhiều làng nghề đã tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mỗi năm, nhiều cơ sở làng nghề đã tạo được uy tín chất lượng và thương hiệu hàng hoá của mình đối với khách hàng trong nước và quốc tế….. Tuy nhiên, hiện nay ở Bắc Giang các làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn. Thu nhập giảm người dân giảm, phát triển chưa có quy hoạch, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu. Các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ lao động tay nghề không đều. Ô nhiễm môi trường gia tăng. Mặt khác, các làng nghề truyền thống còn có một điểm yếu quan trọng dẫn đến bị thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước là chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình. Vấn đề đặt ra: Các nguyên nhân và lý do đã gây khó khăn trong xây dựng và phát triển làng nghề ở Bắc Giang là (5 nguyên nhân chủ yếu) - Một là: Vấn đề tổ chức quản lý ở các làng nghề - Hai là: Vấn đề tổ chức sản xuất kinh doanh - Ba là: Vấn đề cơ sở hạ tầng và môi trường làng nghề - Bốn là: Vấn đề vốn - Năm là: Vấn đề sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm (theo Sở Công Thương Bắc Giang) Vì vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Cần những giải pháp nào để vực dậy và phát triển kinh tế làng nghề. d. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê kinh tế: Thực hiện thống kê số liệu, phân tổ thống kê, phương pháp số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối để phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất của các làng nghề - Phương pháp chuyên gia, thảo luận: Tham khảo ý kiến của những chuyên gia nghiên cứu, quản lý đầu ngành về kinh tế nông nghiệp đặc biệt là kinh tế làng nghề, ý kiến của bản thân các làng nghề. - Phương pháp điều tra: Quá trình điều tra sử dụng các phiếu điều tra, bảng câu hỏi phỏng vấn với các nội dung : tên làng nghề, loại hình, địa điểm...... trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ LÀNG NGHỀ I. Khái niệm và đặc điểm của làng nghề 1. Khái niệm về làng nghề - Khái niệm Làng: Là khu vực địa lý, không gian lãnh thổ nhất định mà tại đó tồn tại những tập hợp cư dân cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. - Khái niệm nghề: là các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp diễn ra tại khu vực nông thôn mà lao động trong các nghề này thường được tách ra từ nông nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập. - Khái niệm làng nghề: Làng nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35- 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề ( thu nhập từ làng nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ) đồng thời giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương. - Làng nghề truyền thống: là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm có liên quan chặt chẽ đến yếu tố truyền thống và kinh nghiệm dân gian được tích luỹ lại qua nhiều thế hệ. - Thế nào là làng nghề mới: Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toả của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sự xuất hiện và phát triển của các làng nghề này cũng mang những ý nghĩa tích cực đối với đời sống khu vực kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế thành phố nói chung. - Những con đường xuất hiện làng nghề: * Từ một số cá nhân hay gia đình dòng họ có những kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định. * Có nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề, nghệ nhân này được suy tôn là tổ nghề. * Do những người đi nơi khác học sau đó truyền lại nghề. * Do chủ trương của địa phương khuyến khích phát triển nghề phụ, phục vụ cho đời sống xã hội và cải thiện đời sống nông dân. * Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một số làng nghề khác, tạo ra một cụm làng nghề, xã nghề ở vùng lân cận. * Tuỳ theo mỗi địa phương, mỗi ngành nghề, sản phẩm cũng như chất lượng của sản phẩm và tuỳ theo nhu cầu thị trường... mà mỗi làng nghề có một con đường hình thành khác nhau như đã nêu trên. Tuy nhiên, sự tồn tại của làng nghề có bền vững hay không, có đạt được hiệu quả hay không thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có cả những yếu tố chủ quan và khách quan đối với các làng nghề. - Một số khái niêm khác có liên quan: * Làng một nghề: là những làng ngoài nghề nông ra chỉ cần thêm một nghề thủ công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối, như the La Cả, lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, chạm bạc Đồng Sâm, thêu Quất Động, làng sắt Đa Hội, chạm khắc Kim Thiều, Phú khê... * Làng nhiều nghề: là những làng nghề ngoài nghề nông còn có một số nghề thủ công nghiệp như Ninh Hiệp, Kiêu Kị (Hà Nội), Trai Trang (Hưng Yên), Đình Bảng (Bắc Ninh) ... * Hộ thuần nông: là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Nguồn sống chính của các thành viên trong hộ dựa vào kết quả sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp. * Hộ kiêm: (hộ làm nông nghiệp kiêm ngành nghề phi nông nghiệp hoặc hộ ngành nghề kiêm sản xuất nông nghiệp) là những hộ làm nông nghiệp, vừa làm ngành nghề; cả hai hoạt động ngành nghề và sản xuất nông nghiệp đều có vai trò quan trọng hoặc ít nhất là không thể thiếu được một trong hai loại sản xuất kinh doanh này trong việc đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho bản thân hộ gia đình. * Hộ chuyên ngành nghề (hộ chuyên) là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động bao gồm các thành viên trong hộ cũng như lao động thuê ngoài tham gia sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp dưới bất cứ hình thức sản xuất hay kinh doanh, dịch vụ, tự tạo việc làm hay làm công hưởng lương, nguồn thu nhập chủ yếu của hộ từ các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp. * Lao động thường xuyên trong năm là những lao động bao gồm lao động hộ gia đình và lao động làm công hưởng lương có việc làm ổn định từ sáu tháng trở lên. * Lao động sử dụng thời vụ là những lao động bao gồm lao động hộ gia đình, lao động làm công hưởng lương chỉ tham gia hoạt động ngành nghề vào các tháng nông nhàn hoặc vào lúc do sản xuất gia tăng cần phải huy động thêm lao động. Với số lao động sử dụng có tính thời vụ, thường có thời gian làm việc ổn định dưới sáu tháng và các hoạt động ngành nghề này đối với họ không phải là hoạt động kinh tế chính trong năm . 2. Đặc điểm của làng nghề - Thứ nhất: sự phát triển của làng nghề gắn với sự phát triển của nông thôn Làng nghề có sự gắn bó không tách rời với nông nghiệp nông thôn về lao động, thị trường, nguyên liệu, đất đai... Các nghề thủ công và các ngành nghề nông thôn khác dần tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn mà nó quay trở lại phục vụ cho nông thôn. Do đó việc phát triển các làng nghề, ngành nghề là góp phần phát triển nông nghiệp - nông thôn. - Thứ hai: hình thức tổ chức sản xuất lao động ở các làng nghề Hình thức tổ chức sản xuất ở các làng nghề từ xưa đến nay chủ yếu vẫn là hình thức tổ chức kinh tế hộ gia đình. Một số đã có sự phát triển thành HTX và xí nghiệp tư nhân. Trong hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường là thợ cả, trong đó thường là nghề nhân hoặc thợ giỏi còn các thành viên khác được huy động vào các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, kinh doanh và điều này phụ thuộc và khả năng cùng như giới tính hoặc lứa tuổi của từng người. Đáng lưu ý là người lao động có tuổi ở các làng nghề truyền thống lại có thể là nguồn nhân lực quý cần khai thác về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Các cơ sở sản xuất nói chung có thể thuê lao động theo hình thức thường xuyên hay thời vụ tuỳ theo yêu cầu sản xuất và khả năng của bản thân các cơ sở. Hình thức này bảo đảm gắn bó quyền lợi và trách nhiệm, tận dụng được lao động và thời gian. Nó phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ không có nhu cầu lớn về đầu tư như hiện nay. - Thứ ba: cơ sở vật chất, nhà xưởng, thiết bị công nghệ Tình trạng phổ biến hiện nay trong các làng nghề là sử dụng ngay nhà ở, diện tích ở làm nơi sản xuất. Điều này xuất phát từ quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất theo gia đình. Khi quy mô sản xuất tăng lên hay những sự thay đổi cần thiết về điều kiện sản xuất khác phát sinh thì gây ra rất nhiều khó khăn. Đơn giản như việc sử dụng hoá chất trong sản xuất, do không có những dự trù cho việc xử lý chất thải và hoá chất thải nên những chất thải độc hại này có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hộ gia đình sản xuất và hơn thế nữa, ảnh hưởng đến cả môi trường chung của làng, xã, những gia đình lân cận. Đây đang là một vấn đề khó cho việc phát triển làng nghề hiện nay. - Thứ tư: nguyên liệu, nhu cầu về vốn Nguyên liệu cho sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là khai thác tại địa phương và các nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nông lâm hải sản của địa phương. Việc sơ chế nguyên liệu thông thường do các cơ sở sản xuất tự làm lấy với kỹ thuật thủ công đơn giản hoặc máy móc kỹ thuật tự chế, lạc hậu. Chính vì vậy mà việc tiêu chuẩn hoá chất lượng nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm là khó khăn. Về nhu cầu vốn, các làng nghề thường không yêu cầu vốn đầu tư lớn, nhưng lại có khả năng thu hút nhiều lao động, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. - Thứ năm: đặc điểm về sản phẩm, thị trường của làng nghề Sản phẩm của các làng nghề thường là các vật dụng phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như các loại thực phẩm (sản phẩm của nghề chế biến nông sản ) hay các vật dụng đơn giản (sản phẩm nghề mây tre đan) hoặc phục vụ nhu cầu sinh hoạt ( sản phẩm nghề thêu, dệt, chạm khắc, vận tải)... Các loại sản phẩm này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho người nông dân mà nó còn mang tính văn hoá, tính mỹ thuật. Nhất là đối với các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, chúng mang những giá trị văn hoá độc đáo, thậm chí trở thành các di sản mang bản sắc của vùng, của dân tộc. Tuy nhiên, do tính chất sản xuất thủ công nên sản xuất không phải là sản xuất hàng loạt mà chỉ đơn chiếc. Các làng nghề cũng chưa đủ khả năng theo kịp được sự phát triển của đời sống xã hội trong nước và thị hiếu nước ngoài. Ở Bắc Giang, số lượng các làng nghề truyền thống có tên tuổi không còn nhiều nên chủ yếu các làng nghề hiện nay sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khu vực là chính. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề, trong điều kiện hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề được mở rộng bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tuy nhiên do chất lượng sản phẩm còn chưa cao cũng như những yếu kém trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm mà khả năng tiếp cận thị trường của các làng nghề hiện nay chưa cao. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hiện nay là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các loại sản phẩm này thu hút được sự chú ý và hấp dẫn với thị trường nước ngoài do tính thủ công tinh xảo và nét văn hoá truyền thống đặc trưng của các sản phẩm này. Do đó, làng nghề không chỉ là một trong những đơn vị kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu mà nó còn là nét đặc sắc, sự kết tinh và bảo lưu các giá trị văn hoá của cộng đồng làng xã ở Việt Nam. 3. Các chỉ số phát triển bền vững của làng nghề - Chỉ số về sinh thái : Để đạt được chỉ tiêu này khi sự phát triển làng nghề vừa giải quyết được nhiệm vụ tăng trưởng phát triển kinh tế làng nghề nhưng vẫn bảo vệ được các hệ sinh thái cơ bản trên lãnh thổ xác định (tức là bảo vệ được môi trường nền trên một pham vi rộng của không gian lãnh thổ làng nghề và xung quanh làng nghề). - Chỉ số phát triển con người : Là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương điện sức khoẻ, tri thức, thu nhập. * Phát triên bền vững làng nghề phải đảm bảo sức khoẻ, tuổi thọ cho người dân. * phát triển bền vững làng nghề phải đảm bảo tri thức (tức là tỷ lệ nhập học các cấp, trình độ người lao động, ….). * Phát triển bền vững làng nghề phải đảm bảo thu nhập cho người dân. (theo giáo trình kinh tế & quản lý môi trường) II. Vai trò của kinh tế làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn nước ta và những thách thức đặt ra đối với sự phát triển làng nghề Vai trò của làng nghề Phát triển làng nghề thu hút nhân lực, tạo viêc làm cho người lao động (hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn), thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn - Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc số một hiện nay, bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích canh tác trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động hiện rất thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao (tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,44% lực lượng lao động, mức độ sử dụng lao động ở nông thôn mới đạt 73,86% ). Hơn nữa, khu vực nông thôn hiện nay đang sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động xã hội, tức khoảng 37 triệu người, nhưng khoảng hơn 1/4 thời gian lao động của họ chưa được sử dụng. Vì vậy phát triển làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc đóng góp vào việc giải quyết, tạo việc làm cho người lao động. Trong các ngành nghề thủ công truyền thống, lao động sống thường chiếm tỷ lệ tới 60-65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển các làng nghề sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày càng dư thừa một cách nhanh chóng ở nông thôn. Sự phát triển làng nghề truyền thống không những thu hút lao động dư thừa ở gia đình mình, làng xã mình, mà còn có thể thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thêm. Đáng chú ý là làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) đã giải quyết việc làm đầy đủ cho 2430 lao động toàn xã và thường xuyên có khoảng 5000 - 6000 người từ nơi khác đến làm thuê. Làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có trên 1550 hộ sản xuất đã giải quyết việc làm cho 4540 lao động trong làng và thu hút gần 2000 lao động từ nơi khác đến làm thuê. Làng nghề chiếu cói An Dục đã sử dụng một lượng lớn lao động trong đó có 1000 lao động sản xuất nguyên liệu và 2500 lao động sản xuất các mặt hàng cói. Làng nghề dệt Vạn Phúc (Hà Tây) có 1650 lao động nghề chiếm 72,3% lực lượng lao động của làng.... - Ngoài ra sự phát triển của các làng nghề - ngành nghề truyền thống còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. - Cả nước có trên 2000 làng nghề với hàng trăm nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống được khôi phục, số còn lại là nghề mới.Các ngành nghề nông thôn Việt Nam đã thu hút và đào tạo việc làm cho khoảng 15 triệu lao động, chiếm 29,45% lực lựơng lao động nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hộ gia đình, các làng nghề, hội nghề, các hộ ngành nghề (cả hộ kiêm và chuyên), doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã có tác dụng tích cực về nhiều mặt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và ngày càng trở thành động lực mang tính nội sinh thúc đẩy quá trình phân công và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Với sự phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, thu nhập của người nông dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá ngành nghề, đã thu hút một bộ phận lớn nông dân chuyển hẳn sang hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp theo phương châm "ly nông bất ly hương", và cũng đã có những tác động rất lớn trong việc tạo việc làm cho nông dân vào các tháng nông nhàn. Lượng lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm công ăn việc làm hạn chế hơn, đồng thời cũng giảm đi các hiện tượng tiêu cực cho khu vực nông thôn. Do đó, ngành nghề, làng nghề ở nông thôn được coi như là một động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Phát triển làng nghề góp phần tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn - Ở những địa phương ngành nghề truyền thống được mở mang cùng với sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu lao động, và từ kinh tế hộ thu nhập của các hộ nông dân cũng đang có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng: thu nhập từ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và tiền công làm thuê ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh tế nói chung của hộ nông dân. Đặc biệt là các nơi biết khai thác các tiềm năng và thế mạnh về ngành nghề truyền thống, về đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề, nắm bắt được nhu cầu thị trường, có khả năng tiếp thị và liên doanh liên kết để mở rộng thị trường thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá rõ nét hơn. Các hoạt động ngành nghề thực sự đã được xem như đầu máy của sự tăng trưởng, tạo việc làm mới, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho bản thân người lao động cũng như mỗi gia đình và cả cộng đồng. - Mặc dù ngành nghề nông thôn còn đang gặp nhiều khó khăn trên con đường phát triển, nhưng qua kết quả và bước đầu đã đạt được ở không ít các địa phương, người dân nông thôn đã hiểu ra rằng : nếu chỉ làm thuần nông độc canh cây lúa thì giỏi lắm cũng chỉ đủ ăn, còn muốn có cuộc sống khấm khá và giàu lên thì phải kết hợp hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề có khả năng tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước hoặc phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Hầu hết các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển đều giàu có hơn các làng nghề thuần nông khác trong vùng. ở các làng nghề, tỷ lệ hộ khá, giàu thường cao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề chiếm đại bộ phận trong tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân mọc lên san sát và ngày một gia tăng, tỷ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ lệ khá. Thu nhập bình quân của lao động ở cơ sở chuyên ngành nghề là 430.000 đồng / người / tháng, các hộ chuyên ngành nghề là 236.000 đồng / gnười/ tháng, còn hộ kiêm là 186.000 đồng / người / tháng. Thu nhập đó đã cao gấp 1,7 -3,9 lần so với thu nhập bình quân của lao động làm nông nghiệp. Thu nhập bình quân các hộ trong các làng nghề cao gấp 1,8 - 4,5 lần thu nhập của các hộ thuần nông. Nhiều hộ làm ăn khá giả thu nhập lên đến trên 100 triệu đồng/năm. - Đối với các làng nghề, thu nhập phi nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của các lao động làng nghề. Thu nhập tăng là đẩy lùi đói nghèo, là tiền đề cho việc đẩy lùi sự lạc hậu, kéo gần hơn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thu nhập tăng cũng là cơ sở cho các đơn vị sản xuất đầu tư nâng cấp các loại máy móc nâng cấp các yếu tố đầu vào, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đời sống ở khu vực nông thôn được cải thiện là điều kiện góp phần củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn. Đây là một trong những mục tiêu và yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Phát triển làng nghề thúc đẩy quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn - Phát triển làng nghề nông thôn góp phần tăng trưởng GDP, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là một trong những nội dung quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong nề kinh tế quốc dân. Bảng 1.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước Đơn vị: % Năm 1990 1993 1997 2000 2002 2008 GDP 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 40,70 29,69 25,77 24,30 22,99 21.99 Công nghiệp - xây dựng 22,87 28,03 32,07 36,60 38,55 39.91 Dịch vụ 36,43 42,28 42,16 39,10 38,46 38.1 Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội tổng cục thống kê - Như vậy, tỷ trọng GDP của các ngành kinh tế đã có sự thay đổi, trong đó nông nghiệp đã giảm từ 40,70% (năm 1990) xuống còn 21,99% (năm 2008) công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 22.87% (năm 1990) lên 39,91% (năm 2008) tăng 17,04% trong 18 năm, dịch vụ cũng đã tăng lên từ 36,43% (năm 1990) đến năm 2008 đã đạt 38,1% . - Cơ cấu lao động nông thôn cũng đã có sự thay đổi, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ trọng lo động trong các ngành nghề nông thôn tăng. Góp phần bố trí lao động hợp lý theo hướng " ly nông bất ly hương". Sự phát triển làng nghề truyền thống đã phá thế thuần nông và tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. - Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống nông thôn đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng trong cả nước, nhiều ngành nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được khôi phục, các hoạt thương mại dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống được đẩy mạnh. - Có thể kể ra rất nhiều địa phương, làng nghề mà ngành nghề đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nhiều làng nghề truyền thống đã thu hút 60 - 90% số hộ tham gia hoạt động ngành nghề và đã tạo ra giá trị sản lượng chiếm từ 76- 98% tổng giá trị sản lượng của cả làng như: Đa Hội, Đồng Kỵ, Đình Bảng...(Bắc Ninh).Hay các xã nghề như: Dương Liễu, Minh Khai, Hoà Xá(Hà Tây) doanh thu từ ngành nghề chế biến nông sản chiếm 75 - 85% tổng giá trị sản lượng của xã. Còn ở Nam Định, các làng nghề như Tông Xá, Vân Thành, Xuân Tiến, La Xuyên, Cát Đằng...giá trị sản lượng ngành nghề cũng chiếm 80 - 90%. ở những làng nghề này, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, các tệ nạn xã hội giảm nhiều so với nơi khác. - Việc phát triển các nghề và các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp nhỏ, các ngành nghề ở nông thôn một mặt tạo việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho người dân ở nông thôn, mặt khác đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động trong nông thôn. - Các làng nghề sẽ là cầu nối liền giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp lớn hiện đại, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn - hiện đại và đô thị hoá. Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp nông - công nghiệp có hiệu quả. Sự phát triển của các làng nghề là một trong những hướng rất quan trọng để thực hiện việc chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Phát triển làng nghề góp phần gia tăng giá trị sản phẩm của địa phương - Năm 1996, giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn khoảng 27.500 tỷ đồng. Tại các làng nghề, giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp chiếm đến 60-80%. Có những làng nghề mà 100% các hộ đều tham gia làm nghề. Các làng nghề nghề này không những tạo ra một nguồn thu nhập không nhỏ cho dân cư nông thôn mà nó còn đóng góp cho Ngân sách địa phương, Ngân sách Nhà nước. Tỷ trọng GDP trong tiểu thủ công nghiệp dịch vụ tăng lên trong tổng số GDP được tạo ra ở nông thôn. Trên cơ sở tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, giá trị sản lượng tạo ra từ các ngành nghề nông thôn tăng. Nông thôn có tích luỹ và có điều kiện để nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng. Ngành nghề ở nông thôn đóng vai trò động lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, tăng phúc lợi xã hội cho người dân. Trong tương lai, nhiều làng nghề, ngành nghề còn là vệ tinh cho các doanh nghiêp lớn ở nông thôn. Phát triển làng nghề góp phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân - Các làng phát triển góp phần huy động vốn nhàn rỗi trong dân, cũng như khai thác tốt các nguồn lực sẵn có tại địa phương. Theo thống kê lượng vốn nhàn rỗi trong dân rất lớn ước tình khoảng 6 tỷ USD tồn tại ở dưới dạng như sau: + Mua vàng, ngoại tệ để dành 44% + Mua nhà đất để cải thiện điều kiện sinh hoạt 20%. + Gửi tiết kiệm (chủ yếu là ngắn hạn ) 17%. + Đầu tư ( ngắn hạn ) 19%. Như vậy, mức huy động nhàn rỗi trong dân mới chỉ đạt khoảng 36% trong tổng lượng vốn hiện có. Ngành nghề nông thôn ._.phát triển là một biện pháp rất tốt nhằm huy động những nguồn vốn này vào sản xuất. Thực tế, ỏ làng nghề hầu hết các đơn vị sản xuất đều có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, tức là họ đã tận dụng được toàn bộ nguồn vốn nhàn rỗi của mình. Nếu khai thông được toàn bộ nguồn vốn trên thì lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp nông thôn được tăng lên đáng kể. - Đối với các hộ gia đình, thông thường họ tận dụng nhà ở của mình làm nơi sản xuất, do đó không phải chi phí cho việc xây dựng nhà xưởng, dẫn đến không phải chi phí cho khấu hao nên sản phẩm có sự cạnh tranh cao hơn. - Đối với các cơ sở làm nghề ( thường là các hộ gia đình ) đầu tư cho sản xuất không đòi hỏi lượng vốn quá cao so với các hình thức doanh nghiệp khác. Có thể, chỉ với vài triệu đồng ban đầu cũng có thể hình thành một cơ sở sản xuất nhỏ. Thế nhưng nếu tính tất cả các hộ sản xuất trong làng nghề thì lượng vốn là không nhỏ. Điều đó cho ta thấy rằng, làng nghề phát triển tạo điều kiện thu hút vốn trong đân, phát huy sức mạnh của kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, kinh tế làng nghề còn có ưu điểm là với quy mô sản xuất không lớn, sản xuất tiến hành ngay trên địa điểm cư trú của chủ cơ sở sản xuất. Như vậy là tiết kiệm được khoản đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, kho tàng lưu chứa hàng hoá. Khoản tiết kiệm này lên tới 30-40% vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phát triển kinh tế làng nghề rất có lợi thế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho sản xuất. 1.6. Phát triển kinh tế làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân Xuất phát từ việc có việc làm, tăng thu nhập, làng nghề hạn chế những tệ nạn xã hội, ổn định an ninh trật tự khu vực. Xã hội ổn định là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Người nông dân có việc làm ngay tại trên quê hương bản quán của mình sẽ chuyên tâm làm ăn, xây dựng làng xóm. Nhất là đối với lớp thanh niên, khi thiếu việc làm thường xuất hiện tư tưởng thoát ly, tìm việc làm trên thành phố. Lượng người di cư ra thành phố hàng năm vốn là một bài toán khó cho các cấp lãnh đạo khu vực đô thị. Số người này không có trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá thấp, chủ yếu kiếm việc lao động phổ thông. Họ không có chỗ ở ổn định, không chịu sự quản lý của chủ lao động nào và là nguy cơ về tệ nạn xã hội. Làng nghề phát triển tạo ra việc làm cho người dân, thực hiện “Ly nông bất ly hương” đem lại cho người dân một cơ hội làm giàu trên mảnh đất mình sinh sống và làm giảm đi gánh nặng cũng như sức ép cho đô thị. Việc phát triển kinh tế làng nghề góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho dân cư. Khi nghề nghiệp đã phát triển, người thợ có thể sống bằng nghề nghiệp của mình, khi đó, nghề nghiệp chính là cái gốc của đời sống, là cội nguồn của những giá trị văn hoá tinh thần tác động đến tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán lề lối làm việc làm cho đặc trưng văn hóa về các nghề nghiệp mang đậm nét ở những nơi đó. Các sản phẩm tạo ra mang đậm nét văn hoá làm phong phú thêm đời sống cho người dân địa phương. Trong các làng nghề truyền thống thường có phong tục thờ ông tổ nghề và có ngày hội làng, hội nghề. Đây là một nét văn hoá riêng độc đáo của người Việt Nam. Qua các làng nghề ta có thể hiểu thêm được văn hoá nghề, văn hoá sống của con người Việt Nam. Việc phát triển kinh tế làng nghề đóng góp một phần vào bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam - Như ta đã biết mỗi làng nghề là một cộng đồng dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phường hội. Đó cũng đồng thời là một cộng đồng văn hoá, có phong tục, tập quán, tín ngưỡng (đền miếu thờ cúng), nếp sống, lao động sản xuất... vừa có nét chung văn hoá dân tộc, vừa mang nét riêng của mỗi làng. - Trong các sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể. Các sản phẩm của các làng nghề thủ công nghiệp truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam, vừa mang nét đặc sắc riêng biệt vừa mang nét tương đồng với những sản phẩm của các dân tộc khác trên thế giới. Giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống được khách hàng trong và ngoài nước nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hoá, nghệ thuật dân tộc sau đó mới đến vấn đề kỹ thuật và kinh tế. Những làng nghề lừng danh trên các địa phương, mà tên sản phẩm làm ra mang tên làng nghề làm vẻ vang cho dân tộc cho đất nước:Tơ lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, đúc đồng Ngữ Xã, chiếu Nga Sơn, chiếu Hới, chạm bạc Đồng Sâm....Đẩy mạnh phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn phải chăng là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quí, chân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá Việt Nam. Điều đó cũng không có gì khác là giữ và phát huy một bộ phận của nền văn hoá - văn minh nhân loại, làm tăng những giá trị văn hoá truyền thống trong một thế giới ngày càng hiện đại. Thách thức đặt ra với sự phát triển làng nghề - Vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng trong quá trình phát triển làng nghề (hàm lượng bụi cao , tiếng ồn của máy móc, rác thải, nước thải chứa độc tố được thải trực tiếp ra môi trường không qua sử lý), đấy là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc phát triển làng nghề ở địa phương theo lối tự phát, không có quy hoạch, sản xuất theo từng hộ là chính. Mặt khác, các hộ chỉ chú trọng đến lợi nhuận, không quan tâm đến việc đầu tư xử lý chất thải, trong khi chính quyền địa phương cũng chưa có quy hoạch, đề án và quy định được trách nhiệm đóng góp của họ trong việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm, quyền lợi về bảo vệ môi trường hạn chế. - Yêu cầu đắt ra là vấn đề chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người dân làng nghề.. Từ những nguyên nhân nêu ra ở trên ta nhận thấy vấn đề chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân ở các làng nghề và khu vực lân cận là rất càn thiết và cấp bách.Nhằm đảm báo sức khỏe cho người dân trước những tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề. - Trình độ của lao động làng nghề - Cơ sở vật chất, nhà xưởng - Vốn cho sản xuất III. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế làng nghề 1. Nhóm nhân tố tự nhiên - Những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề là vị trí địa lý, và điều kiện tự nhiên như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai... Nhân tố vị trí địa lý có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của làng nghề. Nếu một làng nghề có địa thế nằm gần nơi có nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm hay có những yếu tố thuận lợi tự nhiên về thông thương thì đó là những đặc điểm thuận lợi quan trọng cần khai thác. - Nếu vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển lâu dài của các làng nghề thì điều kiện tự nhiên của mỗi vùng cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề. Khí hậu, thời tiết tại mỗi nơi tạo ra những nguồn nguyên liệu đặc trưng cho các làng nghề. - Tóm lại, nhóm nhân tố tự nhiên là nhóm nhân tố đầu tiên quan trọng ảnh hưởng đến không chỉ sự hình thành mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của các làng nghề. 2. Nhóm nhân tố kinh tế - Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề là sản phẩm của các làng nghề. Yêu cầu đặt ra với các sản phẩm là công cụ, đồ dùng thì phải bền, chắc và giá rẻ. Với các sản phẩm là thực phẩm thì nó còn phải đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Làng nghề sinh ra nhằm sản xuất đáp ứng nhu cầu của người nông dân về các sản phẩm dùng cho sản xuất hay sinh hoạt hàng ngày. Cùng với thời gian, những sản phẩm này mang theo những giá trị văn hoá riêng của tâm hồn người Việt. Nhưng trước hết, nó là những sản phẩm để sử dụng. Do đó, muốn tồn tại nó phải đáp ứng với nhu cầu sử dụng hiện nay. Nghĩa là, nó phải tiện dụng, hình thức mẫu mã đẹp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng. - Nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm của làng nghề : Có cầu thì mới có cung, nếu thị trường còn có nhu cầu về các loại sản phẩm của làng nghề thì làng nghề mới có thể có đất sống. Cũng như vậy với những làng nghề truyền thống, sản phẩm làm ra là sự kết tinh của những tài hoa, là văn hoá phẩm độc đáo, nhất là đối với người nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và chống lại sự cạnh tranh không khoan nhượng của các sản phẩm công nghiệp cùng loại, các làng nghề cần chú ý đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng mẫu mã sản phẩm, phương thức vận chuyển, thanh toán, nhất là tính truyền thống. - Vốn và cơ sở hạ tầng : Vốn và cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định để phát huy các tiềm năng khác về lao động, ngành nghề các nguồn lực khác. Đây là yếu tố quan trọng, là cơ sở để giải quyết các yếu tố đầu vào khác. - Lao động và kỹ thuật : Về số lượng lao động, làng nghề không chỉ gồm những người trong độ tuổi lao động mà còn bao gồm cả người già và trẻ em tham gia vào hoạt động sản xuất. Những nghề là nghề truyền thống thì người già, người ngoài độ tuổi lao động lại có thể là nguồn nhân lực quý giá bởi chính những kinh nghiệm và thời gian làm nghề của họ. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý trong việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực ở làng nghề so với các ngành khác và thậm chí so với cả ngành nông lâm nói chung. Về kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật sản xuất nói chung ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm . Kỹ thuật sản xuất hiện nay còn chưa cao dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ và đe doạ sự tồn tại của làng nghề. Do đó, nâng cao trình độ cho lao động làng nghề là việc làm hết sức cần thiết để phát triển kinh tế làng nghề. 3. Nhóm nhân tố văn hoá- xã hội - Trình độ dân trí : Trình độ dân trí ảnh hưởng đến nhân thức, tiếp thu kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất làng nghề. Nó ảnh hưởng đến vấn đề quản lý, khôi phục và phát triển làng nghề nói chung. - Chất lượng dân số : * Dân số Việt Nam đang ở mức 84 triệu người và Việt Nam trở thành nước đông dân thứ 1 4 trên thế giới, xếp thứ ba trong khu vực, sau Indonesia và Philippines. Trung bình mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người. * Chính quy mô dân số lớn và ngày càng tăng đã tạo sức ép ngày càng lớn đến chất lượng cuộc sống, đến chỉ số phát triển con người, đến các chương trình kinh tế-xã hội và tác động đến chất lượng dân số. * Cơ cấu dân số theo độ tuổi cũng có những thay đổi lớn. * Mất cân bằng lớn về giới tính. * Theo Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em: Thể lực và tầm vóc của người Việt Nam đã có sự phát triển tốt trong 30 năm qua, nhưng còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Đáng chú ý, hiện nay số người tàn tật, khuyết tật ngày càng tăng, tỷ lệ tàn tật do thương tật trong chiến tranh thấp hơn rất nhiều so với tàn tật đo tai nạn giao thông, tai nạn lao động và dị tật bẩm sinh. * Điều hết sức quan ngại là chất lượng dân số bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch HIV/AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện đến nay là trên 108.000 người và tỷ lệ - vị thành niên, thanh niên chiếm trên 60% (số chưa phát hiện ước gấp tới 3 lần). * Một thách thức khác với chất lượng dân số là vấn đề vệ sinh môi trường và môi trường sống. Mỗi năm chúng ta phải hứng chịu hàng ngàn tấn rác, chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu và hậu quả là nhiều cộng đồng dân cư đang phải sống chung với rác, với bụi - nhiều vùng dân cư trở thành "làng ung thư", "làng bụi", vùng ô nhiễm nguồn nước từ thạch tín... - Các chính sách của nhà nước : Chính sách của Nhà nước là tổng thể các biện pháp tác động vào nông nghiệp- nông thôn nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn. Thực tế cho thấy, nhờ có các chính sách khuyến khích phát triển của Đảng và Nhà nước ta mà một số lớn các làng nghề được bảo tồn và khôi phục. Các chính sách có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến sản xuất làng nghề tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển sức mạnh của các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện mức sống chung của người dân nông thôn. Sự tác động của chính sách đảm bảo cho sự thành công và phát triển của các làng nghề, phát huy những yếu tố tích cực và khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của người dân làng nghề. Những chính sách đúng đắn, kịp thời sẽ là động cơ quan trọng tạo động lực cho phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn và từ đó góp phần phát triển khu vực nông thôn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH TẾ LÀNG NGHỀ BẮC GIANG GIAI ĐOAN 2000 - 2008 I. Khái quát các điều kiện phát triển kinh tế làng nghề ở Bắc Giang 1. Những lợi thế cho sự phát triển làng nghề ở Bắc Giang - Thứ nhất Bắc Giang có hệ thống giao thông (quốc lộ 1A chạy qua) thuận lợi, tạo điều kiện lưu thông thương mại cho các sản phẩm, hàng hoá ngành nghề nói chung tiếp cận và hội nhập thị trường trong và ngoài nước một cách nhanh chóng và thuận lợi. Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế, chính trị và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. TP Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50km tính theo đường ô tô, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Có các trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) quan trọng của Quốc gia chạy qua. Có các tuyến đường bộ và đường sông nối với các cảng biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng. - Thứ hai Bắc Giang có thế mạnh tự nhiên, có địa hình đa dạng, thuận lợi để phát triển nền nông, lâm nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi phong phú, bản thân Bắc Giang cũng có nguồn nguyên liệu , khoáng sản đã phần nào đấp đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành nghề chế biến nông sản. Không những vậy Bắc Giang còn nằm trong vùng có khả năng khai thác nguyên liệu nông sản từ các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền núi phía bắc. - Thứ tư Bắc Giang có nguồn lao động dồi dào nhất là lao động nông thôn, theo số liệu thống kê năm 2006 dân số Bắc Giang hiện nay là xấp xỉ 1,6 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn là 1.449.909 người chiếm 90,8%. Đây là nguồn nhân lực khá phong phú cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề nói riêng trên địa bàn tỉnh, mặt khác người dân có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. - Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang rất quan tâm đến sự phát triển của khu vực kinh tế nông thôn nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng 2. Những trở ngại cho sự phát triển làng nghề ở Bắc Giang - Trình độ lao động: lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng tay nghề thấp, đại bộ phận lao động chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu biết nghề do tự phát ( cha truyền con nối). - Mô hình sản xuất ở các làng nghề: Mô hình sản xuất chủ yếu hiện nay là mô hính sản xuất hộ gia đình, nhỏ lẻ, không có quy hoạch, khó quản lý tập trung. Dẫn đến việc phát triển tự phát. Một số mô hình hợp tác xã đã hình thành, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao vì sự tham gia của người dân là không nhiều. - Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tốc độ đô thị hoá khá cao đất nông nghiệp có xu thế giảm nhanh dẫn đến vùng sản xuất nguyên liệu bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc thực hiện sản xuất tập trung - Vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường ở các làng nghề: * Tình trạng ô nhiễm môi trường do một số làng nghề gây ra ngày một nghiêm trọng, nhưng cho đến nay vẫn không có biện pháp khắc phục. * Nguyên nhân các làng nghề ở Bắc Giang đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là do việc phát triển các làng nghề ở địa phương theo lối tự phát, không có quy hoạch. Sản xuất theo từng hộ gia đình là chính. * Mặt khác các hộ chỉ chú trọng đến lợi nhuận là chính, chưa chú trọng đến vấn đề đầu tư xử lý chất thải, trong khi chính quyền địa phương chưa có quy hoạch, đề án và quy định được trách nhiệm đóng góp của họ trong việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm, quyền lợi về bảo vệ môi trường hạn chế. II. Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề ở Bắc Giang 1. Vài nét về quá trình phát triển làng nghề ở Bắc Giang - Làng nghề ở tỉnh Bắc Giang xuất hiện khá sớm, trong đó có những nghề hình thành từ lâu đời như: Nghề làm bánh đa ở làng Tiêu, làng Sau - Dĩnh Kế - TP Bắc Giang (hình thành từ thế kỷ 13); Nghề làm mỳ gạo, bánh đa nem ở làng Thổ Hà - Vân Hà - Việt Yên (hình thành năm 1450); Nghề nấu rượu ở làng Yên Viên - Vân Hà - Việt Yên (hình thành năm 1700); nghề đan mây tre ở làng Song khê (nay là xã Song khê) … - Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành nghề nông thôn, làng nghề được cấp uỷ Đảng - Chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm và đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; nhiều loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã NNNT, làng nghề được hình thành; hoạt động du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển nghề cũ diễn ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, từ năm 1980 trở lại đây đã hình thành và phát triển một số nghề mới như: nung vôi, đóng cay xỉ, trồng nấm ăn, trồng rau quả quanh năm … Ngành nghề nông thôn, làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động dư thừa và lao động nông nhàn của nhiều địa phương, đã giúp cho nhiều người lao động có thêm nghề, tạo thêm thu nhập cải thiện đời sống đồng thời với nhiều nghề khác nhau. Ngành nghề nông thôn, làng nghề đã sản xuất ra nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên ngành nghề nông thôn, làng nghề của tỉnh Bắc Giang được đánh giá là không nhiều, phát triển chậm, thậm chí có nghề bị mai một và có nguy cơ bỏ nghề như nghề sản xuất đồ gốm Thổ hà - Huyện Việt yên còn rất ít hộ sản xuất với sản lượng thấp không đáng kể. Hiện tại ngành nghề nông thôn, làng nghề tỉnh Bắc Giang hoạt động trong cả 3 khu vực kinh tế của tỉnh song tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nghề nông thôn, làng nghề còn nhỏ bé, năm 2007 GDP ước đạt dưới 10% trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh (công nghiệp và xây dựng đạt 8,93%, nông - lâm - ngư nghiệp ước đạt dưới 10%, dịch vụ ước đạt dưới 10%). 2. Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề ở Bắc Giang 2.1. Thực trạng phát triển làng nghề 2.1.1. Số lượng, quy mô và cơ cấu làng nghề tỉnh Bắc Giang - Số lượng làng nghề: Theo số liệu điều tra tháng 9 năm 2007 của Sở Công Thương Bắc Giang, Bắc Giang hiện có 435 làng có nghề. Nếu theo tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 33 làng đủ điều kiện để được công nhận là làng nghề, trong đó có 24 làng nghề truyền thống và 9 làng nghề mới. Số lượng làng nghề phân bố không đều ở các địa phương, chủ yếu tập trung ở vùng thấp. Bảng 2.1: làng nghề đạt tiêu chí phân theo lĩnh vực và địa bàn TT Huyện, thành phố Tổng số lượng Ngành nghề sản xuất Chế biến nông sản thực phẩm Tre đan Mộc Nuôi tằm, ươm tơ Sản xuất vật liệu xây dựng Hương thơm Khác Thành phố Bắc Giang 5 4 1 Huyện Việt Yên 8 2 4 1 1 Huyện Yên Dũng 7 6 1 Huyện Tân Yên 2 1 1 Huyện Hiệp Hoà 3 2 1 Huyện Yên Thế 5 1 4 Huyện Lạng Giang 2 1 1 Huyện Lục Ngạn 1 1 Tổng số 33 7 13 2 2 5 1 3 (theo sở Công Thương Bắc Giang) - Quy mô, cơ cấu làng nghề tỉnh Bắc Giang: Bảng2.2: Danh sách làng nghề năm 2007 đạt tiêu chí phân theo địa bàn và lĩnh vực TT Tên làng nghề Địa chỉ Lịch sử hình thành Ngành nghề chính Số hộ sản xuất nghề (hộ) Số hộ của làng (hộ) Số hộ SX nghề/ số hộ của làng (%) I. LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1 Yên Viên Xã Vân Hà - huyện Việt Yên Năm 1700 Rượu 590 870 68 2 Thổ Hà Xã Vân Hà - huyện Việt Yên Năm 1450 Mỳ, bánh đa nem 550 750 73 3 Nguyệt Đức Xã Vân Hà - huyện Việt Yên Trên 50 năm Vận tải thuỷ 130 160 81 4 Phúc Long Xã Tăng Tiến – huyện Việt Yên Trên 50 năm Mây tre đan 480 605 79 5 Chùa Xã Tăng Tiến – huyện Việt Yên Trên 50 năm Mây tre đan 300 360 83 6 Bẩy Xã Tăng Tiến – huyện Việt Yên Trên 50 năm Mây tre đan 500 530 94 7 Chằm Xã Tăng Tiến – huyện Việt Yên Trên 50 năm Mây tre đan 91 104 88 8 Đông Thượng Xã Lãng Sơn – huyện Yên Dũng Trên 50 năm Mộc 45 180 25 9 Đông Thắng Xã Tiến Dũng – huyện Yên Dũng Trên 50 năm Tre đan 300 361 83 10 Thuận Lý Xã Tiến Dũng- huyện Yên Dũng Trên 50 năm Tre đan 180 265 68 11 Song Khê Xã Song Khê – huyện Yên Dũng Trên 50 năm Tre đan 600 700 86 12 Cầu Thượng Xã Đức Giang – huyện Yên Dũng Trên 50 năm Tre đan 100 192 52 13 Cầu Hạ Xã Đức Giang – huyện Yên Dũng Trên 50 năm Tre đan 40 130 31 14 Lực Xã Tõn Mỹ – huyện Yên Dũng Trên 50 năm Tăm lụa 100 152 66 15 Cẩm Trang Xã Mai Trung - huyện Hiệp Hoà Trên 50 năm Tre đan 389 649 60 16 An Lập Xã Ngọc Lý – huyện Tân Yên Thế kỷ 19 Hương đen 60 130 46 17 Đông am vàng Xã Việt Lập – huyện Tân Yên Trên 50 năm Chổi tre, chít 30 162 19 18 Mai Thượng Xã Mai Đình – huyện Hiệp Hoà Trên 50 năm Nuôi tằm, ươm tơ 354 380 93 19 Trung Hưng Xã Mai Trung – huyện Hiệp Hoà Trên 50 năm Mây tre đan 300 712 42 20 Gai Bún Xã Đào Mỹ – huyện Lạng Giang Năm 1935 Khâu nón 260 260 100 21 Chùa (ĐM) Xã Đa Mai – TP Bắc Giang 400 năm Bún, bánh cuốn 70 180 39 22 Sau Xã Dĩnh Kế – TP Bắc Giang Thế kỷ 13 Bánh đa 29 300 10 23 Tiêu Xã Dĩnh Kế – TP Bắc Giang Thế kỷ 13 Bánh đa 20 200 10 24 Phú Giã xã Song Mai - TP Bắc Giang Trên 50 năm Nuôi tằm, ươm tơ 100 200 50 25 Thủ Dương Xã Nam Dương – huyện Lục Ngạn Năm 1955 Mỳ gạo 140 282 50 II. Làng nghề 26 Yên Bái Xã Hương Vỹ – huyện Yên Thế Năm 1980 Vôi hòn 65 161 40 27 Đèo cả Xã Đồng Hưu – huyện Yên thế Năm 1980 Vôi hòn 50 123 41 28 Cầu Gụ Xã Đông Sơn – huyện Yên thế Năm 1980 Vôi hòn 70 128 55 29 Bo Chợ Xã Đông Sơn – huyện Yên thế Năm 1980 Vôi hòn 127 137 93 30 Sỏi Xã Bố hạ - huyện Yên thế Năm 1958 Tre đan 150 216 69 31 Bãi ổi Xã Dĩnh Trì - huyện Lạng Giang Năm 1980 Mộc 61 122 50 32 Minh Hưng Xã Minh Đức – huyện Việt Yên Năm 1960 Gạch 22 22 100 33 Mộ Xã Dĩnh kế – TP Bắc Giang Năm 1985 Mỳ gạo 121 200 61 Tổng cộng 6424 9923 65 Bình quân 195 301 61 (theo sở Công Thương Bắc Giang) - Các làng nghề tại Bắc Giang tập trung chính ở lĩnh vực chế biến nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong 33 làng nghề theo tiêu chí có 13 làng mây tre đan; 6 làng làm mỳ, bún, bánh đa; 5 làng sản xuất vôi, gạch ngói; 2 làng sản xuất mộc dân dụng; 2 làng nuôi tằm ươm tơ; 1 làng nấu rượu; 1 làng sản xuất hương đen; 1 làng làm chổi tre, chổi chít; 1 làng khâu nón và 1 làng làm nghề vận tải thuỷ.(chi tiết tại bảng trên). - Làng nghề của Bắc Giang phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại các huyện và thành phố vùng thấp, cụ thể là: Việt Yên 8 làng; Yên Dũng 7 làng; Yên Thế 5 làng; Tân Yên 2 làng; Hiệp Hoà 3 làng; Lạng Giang 2 làng; Lục Ngạn 1 làng và thành phố Bắc Giang 5 làng. Các huyện vùng cao như Sơn Động, Lục Nam chưa có làng nghề nào đạt tiêu chí theo quy định, thu nhập chính vẫn từ sản xuất nông nghiệp. 2.1.2 Số lượng, trình độ chuyên môn và kỹ thuật của lao động làng nghề - Số lượng lao động : Bảng 2.3 : Số lượng lao động làng nghề Đơn vị tính: Người TT Tên làng nghề Tổng số nhân khẩu trong làng Nhân khẩu trong độ tuổi lao động Số nhân khẩu làm nghề LĐ làm nghề trong độ tuổi lao động So sánh (%) Lao động trong hộ làm nghề Thuê ngoài Nhân khẩu làm nghề/ tổng nhân khẩu của làng Lao động làm nghề/ tổng nhân khẩu trong làng Lao động làm nghề/ lao động của làng Lao động làm nghề/ số nhân khẩu làm nghề Lao động thuê/ lao động làm nghề trong làng A B -1 -2 -3 -4 -5 (6=3/1) (7=4/1) (8=4/2) (9=4/3) (10=5/4) 1 Yên Viên 3900 1600 1600 1400 0 41 36 88 88 0 2 Thổ Hà 3500 2000 2500 2000 0 71 57 100 80 0 3 Nguyệt Đức 820 380 320 270 30 39 33 71 84 11 4 Phúc Long 2674 1200 2000 950 50 75 36 79 48 5 5 Chùa 1320 600 500 375 38 28 63 75 0 6 Bẩy 2000 800 1500 800 0 75 40 100 53 0 7 Chằm 376 220 286 220 0 76 59 100 77 0 8 Đông Thượng 796 420 200 160 40 25 20 38 80 25 9 Đông Thắng 1760 766 1200 766 0 68 44 100 64 0 10 Thuận Lý 1280 768 540 307 0 42 24 40 57 0 11 Song Khê 2700 1986 1200 670 0 44 25 34 56 0 12 Cầu Thượng 1700 1100 220 162 0 13 10 15 74 0 13 Cầu Hạ 546 354 128 100 23 18 28 78 0 14 Lực 504 330 295 205 50 59 41 62 69 24 15 Cẩm Trang 3000 1752 1556 778 0 52 26 44 50 0 16 An Lập 510 280 100 90 0 20 18 32 90 0 17 Đông am Vàng 650 280 90 60 0 14 9 21 67 0 18 Mai Thượng 2000 1100 1600 1000 0 80 50 91 63 0 19 Trung Hưng 3200 1316 900 300 0 28 9 23 33 0 20 Gai Bún 960 450 672 450 0 70 47 100 67 0 21 Chùa (ĐM) 624 326 220 200 0 35 32 61 91 0 22 Sau 1150 800 58 55 0 5 5 7 95 0 23 Tiêu 767 211 61 57 4 8 7 27 93 7 24 Phú Giã 840 530 400 280 0 48 33 53 70 0 25 Thủ Dương 1125 774 700 322 350 62 29 42 46 109 26 Yên Bái 610 430 130 39 91 21 6 9 30 233 27 Đèo Cà 456 271 207 162 0 45 36 60 78 0 28 Cầu Gụ 485 339 250 175 175 52 36 52 70 100 29 Bo Chợ 562 393 224 112 112 40 20 28 50 100 30 Sỏi 748 389 400 294 6 53 39 76 74 2 31 Bãi ổi 478 299 210 168 42 44 35 56 80 25 32 Minh Hưng 110 71 90 71 50 82 65 100 79 70 33 Mé 918 517 454 245 0 49 27 47 54 0 Tổng cộng 43069 23052 20811 13243 1000 48,32 30,74 57,44 63,63 0,75 Bình quân 1305 699 631 401 30 45 30 56 69 22 (theo sở Công Thương Bắc Giang) - Theo số liệu điều tra tại 33 làng nghề đạt tiêu chí có 6.424 hộ (chiếm 65% tổng số hộ) với hơn 20.800 nhân khẩu (chiếm 48,3% tổng số nhân khẩu) tham gia làm nghề. Về cơ cấu: lao động trong độ tuổi là 14.243 người chiếm 68,4%, lao động ngoài độ tuổi là 6.568 người chiếm 31,6%; số người trong làng là 19.811 người chiếm 95,2%, lao động thuê ngoài là 1.000 người chiếm 4,8%. Bình quân mỗi làng nghề có 61% số hộ với 631 nhân khẩu tham gia làm nghề. Các làng hiện có nhiều hộ và nhân khẩu tham gia làm nghề là: làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên có 550 hộ (chiếm 73% tổng số hộ) với 2.500 nhân khẩu (chiếm 71% tổng số nhân khẩu) tham gia làm mỳ, bánh đa nem; làng Phúc Long, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên có 480 hộ (chiếm 79% tổng số hộ) với 2.000 nhân khẩu (chiếm 75% tổng số nhân khẩu) tham gia đan lát; thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên có 590 hộ (chiếm 68% tổng số hộ) với 1.600 nhân khẩu (chiếm 41% tổng số nhân khẩu) tham gia nấu rượu; làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà có 354 hộ (chiếm 93% tổng số hộ) với 1600 nhân khẩu (chiếm 80% tổng số nhân khẩu) tham gia nuôi tằm, ươm tơ; thôn Bẩy, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên có 500 hộ (chiếm 88% tổng số hộ) với 1.500 nhân khẩu (chiếm 75% tổng số nhân khẩu) tham gia đan lát … Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động : Theo điều tra phần lớn những hộ, người làm nghề đều kết hợp với sản xuất nông nghiệp, họ tham gia làm nghề vào thời gian nông nhàn, chỉ có rất ít hộ, người chuyên làm nghề mà không tham gia sản xuất nông nghiệp. Phần lớn lao động làm nghề trong các làng nghề hiện nay trưởng thành từ truyền nghề trực tiếp theo kiểu cha truyền con nối. 2.2. Thực trạng cung cấp đầu vào cho kinh tế làng nghề 2.2.1. Cơ sở vật chất, công nghệ, thiết bị của sản xuất làng nghề - Cơ sở vật chất : Thực hiện Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp & ngành nghề nông thôn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI. Trong 5 năm qua Ngân sách tỉnh đã dành hơn 15 tỷ đồng hỗ trợ cùng với vốn đối ứng của dân triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại 5 làng nghề trên địa bàn tỉnh là Tăng Tiến, Vân Hà (Việt Yên), Đông Thượng (Yên Dũng), Thủ Dương (Lục Ngạn) và Trung Hưng (Hiệp Hoà). Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề cùng với vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu khác đã góp phần làm thay đổi diện mạo các làng nghề ở nông thôn, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, nâng cao sản lượng hàng hoá tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của phần lớn các làng nghề trên địa bàn còn nhiều hạn chế, nhất là những làng ở xa trung tâm như làng Thổ Hà (Việt Yên), làng Yên Bái (Yên Thế)… Hầu hết các làng nghề không có đường giao thông đủ tải trọng cho xe tải, xe Container đến đầu làng. Hệ thống truyền tải điện sản xuất cùng với lưới điện sinh hoạt trước đây đã quá tải, cũ nát. - Công nghệ, thiết bị của sản xuất làng nghề : * Để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Một số nghề đã đầu tư đổi mới một số công đoạn của quá trình sản xuất : Như trong quá trình sản xuất bún, bánh đa đã đưa máy móc vào công đoạn xay nghiền bột, trong sản xuất mộc đã đưa máy móc vào thay thế toàn bộ công việc nặng nhọc, trong qua trình sản xuất mây tre đan đã bước đầu đưa máy móc vào công đoạn trẻ nan và đan các sản phẩm đơn giản đồng thời úng dụng công nghệ đánh bóng sấy sản phẩm. * Nhìn chung về thiết bị và công nghệ kỹ thuất ở các CSSX làng nghề còn ở mức thấp, hầu hết vẫn sử dụng công nghệ và thiết bị thô sơ lạc hậu do tự tạo hoặc do các cơ sở gia công trong nước lắp ráp chế tạo phần nào làm cho chất lượng hàm lượng công nghệ phẩm không cao. Số hộ, số cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn chế. 2.2.2. Nguyên liệu cho sản xuất làng nghề Nguyên liệu được khai thác tại chỗ cung cấp cho sản xuất của các làng nghề hiện mới chiếm 56%, còn 44% phải mua từ các tỉnh khác. Một số làng nghề phải nhập nguyên liệu chủ yếu từ ngoài tỉnh như làng Gai Bún làm nón phải mua nguyên liệu ngoài tỉnh tới 95%, các làng đan lát trung bình sử dụng 50-60% nguyên liệu ngoài tỉnh. Bảng 2.4 : Nguyên liệu cho làng nghề TT Tên làng nghề Nguyên liệu cung cấp cho sản xuất nghề (%) Trong tỉnh Trong._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2615.doc