Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1. Mở ĐầU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác định nông nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều kiện hiện nay. Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại lợi

doc143 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Nuôi trồng thuỷ sản có thế nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau như nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh. Trong các hình thức nuôi này thì nuôi thâm canh và bán thâm canh đang được địa phương tìm cách phát triển vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Quỳnh Lưu là một huyện có bờ biển dài 34 km bờ biển, ba cửa lạch lớn và có nhiều làng cá truyền thống từ lâu, Quỳnh Lưu trở thành trung tâm khai thác, nuôi trồng thuỷ sản lớn của tỉnh. Những năm gần đây, triển khai chương trình khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản, huyện đã có hướng đi mới trong phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động vùng biển. Tuy nhiên nuôi trồng thuỷ sản của huyện chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên người nuôi trồng chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn đầu tư, qui mô các cơ sở nuôi thủy sản nhỏ, việc áp dụng các công nghệ mới trong nuôi thủy sản còn nhiều bất cập, là những thách thức trước yêu cầu đòi hỏi càng cao về chất lượng, ATVS thủy sản. Nền kinh tế của Việt nam nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là cơ hội rất lớn cho hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, hàng thủy sản Việt nam tham gia vào một sân chơi bình đẳng hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt Ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản Quỳnh Lưu nói riêng trước những thách thức không nhỏ phải cạnh tranh gay gắt, các hàng rào thương mại như các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe, các vụ kiện chống bán phá giá dễ xẩy ra hơn do chính sách bảo hộ của các nước lớn Với yêu cầu hạ thấp mức thuế nhập khẩu thủy sản của WTO, cũng như của các nước trong tiến trình hội nhập kinh tế, thủy sản của huyện sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thủy sản đến từ các nước, nhất là thủy sản của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc...Vậy ngành NTTS huyện đã, đang có chiều hướng phát triển thế nào? sẽ có những ưu thế cũng như gặp phải các thách thức gì khi Việt Nam gia nhập WTO? Và hướng phát triển của ngành NTTS như thế nào trong thời gian tới? Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi lựa chọn để tài “Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, tiềm năng và các nhân tố tác động trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản để khai thác tốt tiềm năng cũng như lợi thế của vùng nghiên cứu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về phát triển NTTS và quá trình hội nhập KTQT của Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phát triển của ngành NTTS của huyện Quỳnh Lưu và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành NTTS. - Phân tích các cơ hội và thách thức cho sự phát triển của ngành NTTS tại huyện khi Việt Nam gia nhập WTO. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS huyện Quỳnh Lưu trong bối cảnh VN hội nhập nền kinh tế quốc tế. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiến về phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện Quỳnh Lưu. - Nghiên cứu các cơ sở thu mua, hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là tôm sú, ngao, cá rô phi đơn tính). - Nghiên cứu doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung + Nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện. +Tập trung nghiên cứu tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện trong quá trình hội nhập. - Về không gian: Tại huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng trong 3 năm (2005-2007). Ngoài ra còn nghiên cứu ở một số thời điểm khác nhằm minh hoạ rõ hơn cho kết quả nghiên cứu. 2. cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nuôi trồng thuỷ sản 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm được dùng trong kinh tế phát triển, đôi khi được coi như nhau nhưng thực chất chúng có những nét khác nhau và có liên hệ chắt chẽ với nhau. 2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng thường được dùng để chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô của một hiện tượng nào đó. Tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bằng tất cả các hoạt động sản xuất và các hoạt động dịch vụ của nền kinh tế. Do vậy để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức tăng phần trăm hay mức tăng tuyệt đối hàng năm, hay mức tăng bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. 2.1.1.2. Khái niệmphát triển kinh tế Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân vv… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. 2.1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình TTKT, việc nghiên cứư cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất và nội dung tác động khác nhau đó là nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế. - Nhân tố kinh tế Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số sau: Y = F (Xi) Trong đó: Y: Giá trị đầu ra Xi : Là giá trị các biến số đầu vào Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp. Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc vào các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất định. Mỗi một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia tăng sản lượng, do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi, mỗi lúc quyết định. - Các nhân tố phi kinh tế Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động khác. ảnh hưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác động của nó đến TTKT do vậy không thể tiến hành tính toán, đối chiếu cụ thể được, nó có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể đánh giá một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá trình tăng trưởng và PTKT đất nước. Chính vì vậy mà người ta không thể phân biệt và đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế. Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển như: Thể chế chính trị – xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xã hội, các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên trong cộng đồng và khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước. Như vậy để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển sản xuất chúng ta không những chỉ chú ý đến các yếu tố vật chất của sản xuất mà cần quan tâm đến các thể chế, chính sách, cách tổ chức của người nông dân (hay còn gọi là các yếu tố phi kinh tế) 2.1.2. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 2.1.2.1. Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thuỷ sản hàng hoá để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước – Tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định [6]. Theo định nghĩa của FAO thì nuôi trồng thuỷ hải sản là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh… Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong. Có thể nuôi từng cá thể hay cả quần thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. 2.1.2.2. Nội dung của phát triển nuôi trồng thuỷ sản Phát triển NTTS có thể diến ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Phát triển NTTS theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ NTTS thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giản đơn, kết quả NTTS đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp. Phát triển NTTS theo chiều sâu là tăng sản lượng thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng NTTS phù hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy, phát triển theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động. Từ đó ta thấy phát triển NTTS bao gồm sự gia tăng về quy mô diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu giá trị sản phẩm và chủng loại thuỷ sản nuôi trồng theo hướng hiệu quả và bền vững. Vì vậy phát triển NTTS phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý NTTS, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho NTTS. Do đó khi đánh giá sự phát triển NTTS chủ yếu tập trung xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy mô diện tích nuôi trồng, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. 2.1.2.3. Vai trò của phát triển nuôi trồng thuỷ sản Hiện nay nuôi trồng thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc gia tăng sản lượng thuỷ sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái. Cụ thể: Thứ nhất, sản phẩm của ngành nuôi trồng thuỷ sản rất phong phú và đa dạng, là nguồn thực phẩm có chất lượng có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cư dân. Hầu hết các loại thuỷ sản là thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý của mọi lứa tuổi. Ngoài ra phát triển nuôi trồng thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài chức năng dinh dưỡng thông thường, ngày nay một số thực phẩm thuỷ sản đang được nghiên cứu và sử dụng vào chữa trị một số bệnh cho con người như: Vẫy cá nhám, bong bóng cá sư, bào ngư… Thứ hai, phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hầu hết các ngư dân ven biển từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, đánh bắt nguồn lợi hải sản ven bờ hiện nay đã vươn ra ngoài khơi, với công cụ kỹ thuật hiện đại và mục tiêu kinh doanh đã mang tính hàng hoá rõ rệt. Bên cạnh đó một bộ phận khá lớn dân cư vùng ven biển biết tận dụng lợi thế vùng nước lợ, nước mặn phát triển. Nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất nông nghiệp và sản xuất khác. Sản xuất tập trung, chuyên môn hoá nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển đã và đang hình thành, xuất hiện nhiều mô hình trang trại, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả đã góp phần nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thứ ba, Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. Trong nhiều năm liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có vị trí xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành thuỷ sản là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD và năm 2006 xuất khẩu thuỷ sản đạt hơn 3,2 tỷ USD. Thứ tư, Phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến ngày càng phổ biến , đặc biệt là công nghệ sản xuất giống. Biểu hiện rõ nét nhất của quá trình CNH, HĐH lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản là việc phát triển mạnh các khu vực nuôi trồng thuỷ sản hàng hoá tập trung công nghiệp cao, chuyên môn hoá, tập trung hoá trong nuôi trồng thuỷ sản còn thể hiện theo chiều sâu đó là việc thay đổi phương thức nuôi trồng thuỷ sản, các phương thức nuôi trồng lạc hậu quảng canh năng suất thấp ngày càng giảm, thay vào đó là những phương thức nuôi trồng tiến bộ như bán thâm canh, thâm canh hiệu quả cao có xu hướng tăng nhanh. Mặt khác, phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn là nền tảng để thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển rộng khắp với nhiều hình thức và tính chất khác nhau. 2.1.2.4. Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước vì vậy nuôi trồng thuỷ sản có những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thuỷ sản là mặt nước, đối tượng lao động là những loài thuỷ sinh, kết quả sản xuất của ngành là những sinh vật. - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ rõ rệt Thuỷ sản nuôi trồng rất đa dạng, có nhiều loài, giống mang tính chất địa lý rõ rệt, nó có tính chất riêng của từng khu vực sinh thái. Nó chịu ảnh tác động của điều kiện khí hậu, thời tiết, dòng chảy, địa hình, thuỷ văn, nhiệt độ, độ mặn của nước… Vì vậy trong nuôi trồng thuỷ sản cần phải tạo điều kiện thuận lợicho quá trình sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. Ngoài ra nuôi trồng thuỷ sản cần phải chú ý bố trí mùa vụ hợp lý tạo điều kiện để sử dụng các yếu tố tự nhiên thuận lợi nhất cho loài thuỷ sản phát triển. - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản không tách rời với phát triển các bộ phận hợp thành ngành thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận hợp thành ngành thuỷ sản. Thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao bao gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến, hoạt động dịch vụ và thương mại thuỷ sản là những bộ phận hợp thành của ngành thuỷ sản, chúng vừa có tính chất độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng tác động, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển và tạo ra sự phát triển chung của ngành thuỷ sản. Vì thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản không thể tách rời các bộ phận hợp thành ngành thuỷ sản. - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với khai thác, sử dụng thuỷ vực, diện tích đất đai và mặt nước Thủy vực là sản phẩm của tự nhiên, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Cũng giống như ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp, thủy vực nuôi trồng thủy sản luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu, gắn với chính sách ruộng đất của nhà nước. Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho người sử dụng đất, trong đó có vấn đề sử dụng mặt nước của ngành nuôi trồng thủy sản. Thông qua quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê, người sử dụng mặt nước yên tâm đầu tư phát triển, cải tạo và quy hoạch vùng nước để sản xuất lâu dài và có hiệu quả. Từ trước đến nay, đất đai và mặt nước dùng để nuôi trồng thủy sản được tính chung trong đất nông nghiệp. Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ và các loại đất nuôi trồng thủy sản cũng rất đa dạng và phong phú gồm đất khô, đất ướt, đất có mặt nước như sông, đầm phá, hồ chứa, mặt biển,... Vì vậy các loại đất mặt nước này cần được tách riêng thành một nhóm và tên gọi là đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản hoặc gọi chung là đất nuôi trồng thủy sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng loại tài nguyên này một cách có hiệu quả và bền vững hơn. - Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn Hầu hết đầu tư cho nuôi trồng thủy sản đều có nhu cầu vốn ban đầu lớn để xây dựng ao hồ, cải tạo đầm nuôi. Nhu cầu vốn này thường vượt quá khả năng tự tích lũy và đầu tư của nhiều hộ gia đình, nhất là dân cư vùng đầm phà ven biển vốn nghèo nàn và lạc hậu. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên khi gặp những diễn biến bất thường như bão, lũ lụt, hạn hán có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh khó kiểm soát vì thế độ rủi ro cao. Do đó cần có chính sách và dịch vụ hỗ trợ như dự báo thời tiết, khí hậu thủy văn, phát hiện và cảnh báo sớm các thiên tai, từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. 2.1.2.5. Các hình thức nuôi trồng thủy sản Căn cứ vào tính chất nuôi trồng thủy sản có thể phân thành các hình thức nuôi sau: 2.4.2.1. Nuôi quảng canh truyền thống Đây là hình thức nuôi trồng thủy sản sơ khai nhất, trong đó con giống, thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên, không thả thêm giống nhân tạo và không cho ăn thêm, không đòi hỏi kỹ thuật hay trang thiết bị. Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có những loài hải sản khác nhau. Người nuôi chỉ đắp đê khoanh khu vực nuôi thành những ao đầm có diện tích khá lớn rồi lợi dụng nước thủy triều để lấy giống và thức ăn cho vào ao. Hình thức nuôi này có kỹ thuật chăm sóc, quản lý rất đơn giản, gần như phó mặc cho tự nhiên. Nuôi thuỷ sản theo hình thức này năng suất rất thấp và hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, nó chỉ thích hợp với những người sản xuất ít vốn. Đây là hình thức khá phổ biến của ngư dân nghèo vùng đầm phà ven biển giai đoạn trước năm 2000. 2.4.2.2. Nuôi quảng canh cải tiến Là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn. Với hình thức nuôi này người nuôi có thể thay nước theo thuỷ triều và có thể trang bị thêm máy bơm để chủ động trong việc điều chỉnh mức nước. Hình thức nuôi này tuy năng suất không cao nhưng phẩm chát thuỷ sản tốt vì thế rất được nhiều hộ gia đình vùng đầm phá ven biển ưa chuộng và hiện nay hình thức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven biển ở nước ta và do phải đầu tư thêm trong quá trình nuôi nên diện tích các đầm nuôi thường nhỏ hơn. 2.4.2.3. Nuôi bán thâm canh Là hình thức có áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn như quản lý và chăm sóc hàng ngày. Nuôi bán thâm canh đòi hỏi đầu tư vốn lớn, người nuôi phải am hiểu về kỷ thuật nuôi và có kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý đối tượng nuôi trồng. Đây là hình thức nuôi tiến bộ, thích hợp với vùng đầm phá ven biển vì nó vừa kết hợp yếu tố kỹ thuật ở mức độ nhất định, vừa lợi dụng được những tiềm năng về điều kiện tự nhiên của vùng để nâng cao năng suất nuôi trồng xây dựng tiền đề hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá thuỷ sản lớn. Đây là hình thức nuôi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay vì nó phù hợp với khả năng đầu tư cũng như kiến thức nuôi trồng của ngư dân. 2.4.2.4. Nuôi thâm canh Là hình thức nuôi đòi hỏi phải cung cấp hoàn toàn về giống thuỷ sản nhân tạo và thức ăn công nghiệp, mật độ con giống cao, các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường nước gần như đảm bảo tuyệt đối, tối ưu theo yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy, người nuôi trồng thuỷ sản phải có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại và vốn đầu tư nhiều. Đây là hình thức nuôi chủ yếu của các doanh nghiệp, trang tại có vốn lớn. Hình thức nuôi này cho năng suất cao, sản phẩm hàng hoá lớn. Tuy nhiên, nếu nuôi theo hình thức này có thể gây nên suy thoái môi trường, tài nguyên và có nhiều rủi ro. 2.1.2.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản - Yếu tố tự nhiên Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển vì đây là ngành đỏi hỏi môi trường khắt khe. Nếu nguồn nước, khí hậu, môi trường đột ngột thay đổi sau các diễn biến của thời tiết như bão, gió mùa Đông Bắc, giông, mưa phùn, sương mù nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất của người dân, thậm chí có khi dẫn đến mất trắng. - Yếu tố kỹ thuật Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay chủ yếu là nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh, có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của khoa học công nghệ vào nuôi trồng. Vì vậy việc nắm bắt và hiểu rõ đặc tính kỹ thuật của từng loại thuỷ sản là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản. Do đối tượng sản xuất của nuôi trồng thuỷ sản là sinh vật cho nên sự phát triển của các loài nuôi phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như nhiệt độ, độ PH, các muối hoà tan (độ cứng, độ kiềm, độ mặn), các chất khí hoà tan (O2, CO2, N2), độ trong của ao nuôi và đáy ao. Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường nuôi trồng thuỷ sản ổn định, nhằm không gây ra những cú sốc đối với các loài thuỷ sản nuôi trồng, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh, nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản. - Yếu tố kinh tế xã hội Nếu yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của loài thì sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản lại phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế xã hội sau: - Vốn đầu tư Vốn là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (không tính đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng số đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuất yêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn, vốn không chỉ là cơ sở để tăng năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mở rộng quy mô sản xuất. Năng suất, chất lượng sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ao hồ và việc tổ chức quản lý sản xuất nuôi trồng theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi người nuôi trồng đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản đồng bộ và có chất lượng tốt. Vì vậy để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao được hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất nói chung và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. + Lao động Số lượng và chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Lao động trong nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi trồng, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi trồng theo những hình thức và quy mô nhất định. Do đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp tư nhân và tập thể nên lao động trong nuôi trồng thuỷ sản rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động cho nuôi trồng thuỷ sản là vấn đề đặc biệt cần quan tâm. + Khoa học kỹ thuật và công nghệ Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới nuôi trồng thuỷ sản. Ngành nuôi trồng thuỷ sản càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thuỷ sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi. Vì vậy việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi trồng thuỷ sản luôn là những yêu cầu bức thiết. +Thị trường Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào cho sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, tuy nhiên đối với nuôi trồng thuỷ sản thị trường tiêu thụ đóng vai trò quyết định. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô, cơ cấu thuỷ sản nuôi trồng. Người sản xuất nuôi trồng thuỷ sản luôn căn cứ vào cung cầu và giá cả thị trường để điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản cho phù hợp, nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm, tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cho sản phẩm thuỷ sản luôn là đòi hỏi mà những nhà kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản phải quan tâm. - Yếu tố chính sách Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến quy mô cũng như chất lượng của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Các chính sách luôn là “bà đỡ” cho sự phát triển. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc rất lớn vào nhiều chính sách trong đó chính sách đất đai là quan trọng nhất. Đồng thời phải hình thành đồng bộ chính sách tín dụng đầu tư, chính sách bảo hiểm và nhiều chính sách khác. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn là vấn đề mà người nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi đối với các cấp, các ngành và các địa phương. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản. 2.1.3. Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam với hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.3.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Sự ra đời và phát triển sản xuất hàng hoá đã thúc đẩy việc mở rộng phạm vi và đối tượng trao đổi, lưu thông. Hoạt động mua bán và đầu tư được tiến hành dưới nhiều hình thức và diễn ra trên phạm vi ngày càng rộng lớn. Quan hệ trao đổi và mua bán hàng hóa, khoa học – công nghệ, đầu tư…dần dần vượt ra khỏi biên giới quốc gia và hình thành các mối quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp. Cũng từ đó, các bên tham gia đã cùng nhau đặt ra các quy định, quy ước hoặc thoả thuận, cam kết với nhau nhằm ràng buộc, chi phối lẫn nhau, từ những vấn đề thương mại, đầu tư sang các vấn đề khác như khoa học, công nghệ, môi trường và nhiều vấn đề xã hội khác. Từ đó hình thành các hiệp định thương mại giữa hai hay nhiều nước trong khu vực, thậm chí trên phạm vi thế giới. Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ “hội nhập kinh tế” đã trở thành một bộ phận của từ vựng kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của sản xuất quốc tế nhờ tăng cường chuyên môn hoá, tạo ra được quy mô kinh tế tối ưu, tăng cạnh tranh và kích thích đầu tư. Vậy “Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu; là quá trình tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội có tính toàn cầu hoá như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống…; là quá trình loại bỏ dần các hàng rào trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và việc di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước” [4]. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan, phải chủ động, có lộ trình phù hợp với bước đi tích cực, vững chắc, không do dự chần chừ, nhưng cũng không được nóng vội, giản đơn. Phải tích cực mở rộng thị trường bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời phải chủ động mở cửa thị trường trong nước, kể cả thị trường dịch vụ, để thu hút mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Quá trình hội nhập đòi hỏi Chính Phủ phải chủ động đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành, đổi mới toàn diện nền hành chính quốc gia nhằm xây dựng 1 mục tiêu thể chế thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp cần đổi mới quy trình công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng các cơ hội do quá trình hội nhập tạo ra. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc t._.ế cần chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ, nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. 2.1.3.2. Lịch sử hội nhập của Việt Nam .Gia nhập với ASEAN Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN, nhưng quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam đã khởi động từ năm 1992 khi Việt Nam tham gia hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Tháng 12/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5, Việt Nam đã cam kết thực hiẹn CEPT bắt đầu từ 1/1/1996 và hoàn thành vào 1/1/2006, cùng với các nước thành viên ASEAN tiến tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Đối với Việt Nam, gia nhập ASEAN là bước đi quan trọng, hỗ trợ đắc lực việc triển khai chính sách kinh tế đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, hội nhập khu vực và quốc tế. Gia nhập ASEAN đã giúp Việt Nam phá thế bị bao vây và cô lập khi đó, giải quyết cơ bản những vấn đề tồn tại do lịch sử để lại trong quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam á; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên ASEAN cả về song phương và đa phương. Trở thành thành viên ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi và tạo thế cho Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường hợp tác ASEAN là môi trường giúp Việt Nam tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao năng lực hội nhập khu vực và quốc tế rộng lớn như APEC, WTO, Tổ chức Liên Hợp quốc… .Gia nhập APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (Asia – Pacific Economic Coooperation, gọi tắt là APEC) ra đời năm 1989 tại Canberra, Oxtrâylia với 12 thành viên ban đầu. APEC khởi đầu với các sáng kiến kinh tế theo ngành. Mục tiêu hợp tác của APEC là nhằm thúc đẩy TTKT, thương mại và nâng cao mức sống của người dân trong khu vực. Nhận thấy tầm quan trọng của APEC đối với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng, phù hợp với đường lối hội nhập KTQT của Đảng và Nhà nước ta, ngày 15/6/1996 Chính Phủ Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập APEC. Ngày 25/04/1997, Việt Nam gửi đơn xin tham gia với tư cách khách mới vào nhóm công tác về xúc tiến thương mại, nhóm công tác về khoa học và công nghệ công nghiệp và nhóm chuyên gia về hợp tác kỹ thuật nông nghiệp của APEC. Đây là những nhóm mà Việt Nam có khả năng đóng góp, đồng thời có thể đem lại những lợi ích cụ thể cho đất nước. Ngày 14/11/1998, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao kinh tế APEC đã tuyên bố kết nạp Việt Nam, Nga và Pêru. Việc trở thành thành viên chính thức của APEC là một bước đi sâu hơn vào con đường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Gia nhập WTO Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập tại vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) họp tại Marrakênh – Marrốc ngày 15/04/1994 và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT, góp phần tiếp tục thể chế hoá và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới. Nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức thương mại thế giới, tháng 1/1995 Việt Nam nộp đơn gia nhập. Việt Nam đã trả lời nhiều câu hỏi nhằm làm rõ nội dung chính sách bộ máy quản lý và thực thi chính sách của Việt Nam, đồng thời cung cấp nhiều thông tin khác theo các biểu mẫu do WTO quy định về hỗ trợ, trợ cấp trong công – nông nghiệp, các doanh nghiệp có đặc quyền có biện pháp đầu tư không phù hợp với quy định của WTO, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ… Ban công tác đã tổ chức 14 phiên họp tại trụ sở WTO (Giơnevơ - Thuỵ sỹ) để đánh giá tình hình chuẩn bị của Việt Nam và để Việt Nam có thể trực tiếp giải thích chính sách. Tại phiên đàm phán thứ 9, Việt Nam đã đệ trình để các bên thảo luận bản dự thảo lần đầu “Báo cáo của Ban cộng tác về việc Việt Nam gia nhập WTO” (văn bản quan trọng trong bộ tài liệu cuối cùng về việc gia nhập của Việt Nam được Ban công tác đưa lên Đại hội đồng hoặc Hội nghị Bộ trưởng công nhận địa vị thành viên WTO của Việt Nam). Trải qua 11 năm đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành hơn 200 cuộc đàm phán. Trong đó đàm phán đa phương có 14 phiên nhằm minh bạch hoá các chính sách và đi đến cam kết các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với các hiệp định của WTO khi gia nhập. Đàm phán song phương có 28 đối tác; nước nhanh nhất có 3 phiên, nước chậm nhất kéo dài đến 13 phiên. Đàm phán gia nhập WTO là cuộc đàm phán dài nhất mà Việt Nam đã tiến hành với các tổ chức quốc tế. Với những tiến bộ trong cả đàm phán song phương và đa phương và sự ủng hộ của các nước ngày 7/11/2006 tại Geneve (Thuỵ Sỹ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) 2.1.4. Các quy định mới khi Việt Nam gia nhập WTO đối với ngành NTTS Thứ nhất, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản được gộp vào lĩnh vực công nghiệp. Theo WTO thì nông sản lại bao gồm toàn bộ sản phẩm thuộc Chương 1 đến 24 (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế) của Việt Nam và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Với khái niệm mới này, thuỷ sản thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp) và nó không theo các Hiệp định nông nghiệp mà thuộc sự diều chỉnh của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM). Thứ hai, Hiệp định về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) Hiệp định vệ sinh dịch tễ kiểm dịch động thực vật (SPS) là một trong những hiệp định quan trọng nhất của WTO. Vì vậy, các nước đàm phán gia nhập WTO, kể cả các nước đang phát triển, đều được yêu cầu phải thực thi toàn bộ các nghĩa vụ của hiệp định này kể từ khi gia nhập. Trên thực tế, hệ thống pháp luật và cá biện pháp SPS mà ta đang áp dụng cũng không có gì trái Hiệp định SPS. Việc sớm áp dụng Hiệp định SPS sẽ góp phần nâng cao khả năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật trong nước, qua đó bảo vệ người tiêu dùng và góp phần nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Theo Hiệp định SPS, để đảm bảo tính minh bạch, mỗi nước phải thiết lập một điểm hỏi đáp về SPS (Entry point on SPS). Tại các điểm hỏi đáp này có thể có thông tin và đặt câu hỏi về: - Bất kì biện pháp SPS nào đã hoặc dự kiến áp dụng trên lãnh thổ nước liên quan. - Các phân tích rủi ro về từng biện pháp SPS. - Các thủ tục kiểm soát, giám sát, kiểm dịch động thực vật, thủ tục chấp thuận các chất phụ gia thực phẩm, … Do đo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hàng quyết định 04/2008/QĐ-BNN ngày 10 tháng 01 năm 2008 về Quy chế tổ chức và phối hợp hoạt động giữa Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) của Việt Nam với mạng lưới các điểm Thông báo và hỏi đáp về SPS thuộc các Bộ, ngành. Đây sẽ là nơi cung cấp thông tin chính thống về WTO, các cam kết và việc triển khai thực hiện của Việt Nam; các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong nước và ở các nước/vùng lãnh thổ khác của WTO. Các thông tin này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân trong quá trình “vượt” qua các rào cản thương mại, kỹ thuật, điều chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng trong các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu. Thứ ba, Danh mục các loại thuốc thú y thuỷ sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam (10/2007/QĐ-BTS ngày 31 tháng 7 năm 2007) Danh mục thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam: sản phẩm sản xuất trong nước là 385 sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu là 63. Các sản phẩm được phép lưu hành có thời hạn 6 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực – sau 15 ngày công báo là 429 sản phẩm (sản phẩm sản xuất trong nước là 278 và 151 sản phẩm nhập ngoại) Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam: các sản phẩm được phép lưu hành là 561 (trong đó 440 sản phẩm sản xuất trong nước và 121 sản phẩm nhập khẩu); các sản phẩm được phép lưu hành có thời hạn 6 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực là 1553 sản phẩm (trong đó có 909 sản phẩm sản xuất trong nước và 644 sản phẩm nhập khẩu) Thứ thư, Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (CoC) và quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAP). Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, viết tắt là “quy phạm nuôi có trách nhiệm” , (Code of conduct for Responsible Aquaculture, viết tắt là CoC): là quy phạm thực hành để ứng dụng trong nuôi tôm được xây dựng dựa trên các quy định tại Điều 9 – Phát triển nuôi trồng thuỷ sản – của Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm nuôi, nâng cao tính cộng đồng và hiệu quả tổng hợp của nghề nuôi tôm. Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt, viết tắt là “quy phạm thực hành nuôi tốt” (Good Aquaculture Practices, viết tắt là GAP): là quy phạm thực hành để ứng dụng trong nuôi tôm được xây dựng dựa trên một số quy định tại Điều 9 của Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo về môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm. Theo quyết định số 06/2006/QĐ-BTS thì các cơ sở nuôi tôm sẽ phải thực hiện CoC và GAP. Trong đó hạn cuối của GAP là đến ngày 01/07/2008: còn CoC là đến ngày 01/07/2009. 2.1.5. Những lộ trình cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành thuỷ sản Cam kết về thuế Đối vớis ASEAN, thuỷ sản Việt Nam là ngành kinh tế tiến hành thực hiện chính sách đổi mới kinh tế sớm nhất, với việc tự hạch toán trang trải theo cơ chế thị trường. Do vậy ngay sau khi gia nhập ASEAN (28/7/1995) ngành thuỷ sản đã đưa ra lộ trình cắt giảm thuế theo yêu cầu của CEPT. Bảng 2.1. Lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT của ngành thuỷ sản ĐVT: % Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thuỷ sản tươi sống 15 15 10 10 10 5 5 5 5 Thuỷ sản chế biến 40 40 35 20 20 20 15 10 5 Nguồn: Báo cáo của Bộ trưởng bộ thuỷ sản tại hội thảo “Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO” ngày 4/7/2003 Theo bảng trên chúng ta có thể nhận thấy chủ trương của Việt Nam là cắt giảm nhanh thuế nhập khẩu nguyên liệu nhằm khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến tái xuất khẩu. Nhưng cắt giảm vừa phải nhóm hàng thuỷ sản thành phẩm nhằm bảo hộ cho ngành chế biến thuỷ sản trong nước. Đối với WTO: Theo nguyên tắc tôn trọng các cam kết khu vực (nhưng không trái ngược với WTO). Do vậy quan điểm của chúng ta về thuế đối với hàng thuỷ sản giống như cam kết thực hiện CEPT là bảo hộ đối với sản xuất thuỷ sản chế biến trong nước và khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ để chế biến tái xuất khẩu. Vì lẽ đó, trong đàm phán với WTO đối với nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản việc cắt giảm thuế nhanh và cao hơn, còn đối với thuỷ sản chế biến, mức giảm sẽ thấp và chậm. Trước đây, khi chưa là thành viên WTO mức thuế cho mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thường ở mức 30-40%, thậm chí một vài doanh nghiệp phải chịu mức thuế trên 80%; khi đã là thành viên WTO mức thuế này có thể hạ xuống còn 5%, điều này giúp hàng hoá Việt Nam có thể tiếp cận, cạnh tranh dễ dàng với nhiều thị trường. Bảng 2.2. Mức thuế Việt Nam áp dụng khi gia nhập WTO Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập(%) Thuế suất cam kết cắt giảm (%) Thời hạn thực hiện (năm) Quyền đàm phán ban đầu 0301 93 ---Cá chép 0301 93 10 - Cá chép để làm giống 0 0301 93 90 - - - Loại khác 30 20 2010 0302 69 10 --- Cá biển 30 12 2012 CH Đô-mô-ni-ca, Hon - đu –rát, Niu-zi-lan 0302 69 20 --- Cá nước ngọt 30 20 2010 0302 70 0 - Gan và bọc trứng cá 30 20 2010 0306 22 Tôm hùm (Ho marusspp) 0306 22 10 --- Để làm giống 0 0306 22 20 --- Loại khác sống 30 20 2010 0306 22 30 --- Tươi hoặc ướp lạnh 30 20 2010 0306 22 40 --- khô 30 20 2010 0306 22 90 --- Loại khác 30 20 2010 0306 24 -Cua 0306 24 10 --- Sống 30 20 2010 0306 24 20 ---Tươi hoặc ướp lạnh 30 20 2010 Nguồn: Bảng 2.3. Thoả thuận về các mức thuế khi Việt Nam gia nhập WTO Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất (%) 0301 93 --- Cá chép 0301 93 10 --- Cá chép để làm giống 0 0301 93 90 --- Loại khác 30 0302 69 10 --- Cá biển 30 0302 69 20 --- Cá nước ngọt 30 0306 24 --- Cua 0306 24 10 --- Sống 30 0306 24 20 ---Tươi hoặc ướp lạnh 30 0306 24 90 --- Loại khác 30 0306 11 00 Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác 30 0306 12 00 ---Tôm hùm (Homarusspp) 30 0306 13 00 ---Tôm Shrimps và tôm Pan-đan (prawns) 30 Nguồn: Đối với vấn đề bảo vệ nguồn lợi và bảo vệ môi trường Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, việc Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp qui liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường cũng như xây dựng nhiều chương trình nhằm thực hiện các quy định quốc tế, cụ thể: - Việt Nam đã tham gia công ước về bảo vệ động vật hoang dã (trong đó có các loài thuỷ sản quí hiếm có nguy cơ diệt vong). Cấm khai thác thuỷ sản quý hiếm theo quy định của CITES về kích cỡ loại thuỷ sản xuất khẩu. - Thực hiện hướng dẫn doanh nghiệp theo ISO 14000 về chế biến thuỷ sản, thay thế tác nhân lạnh bằng tác nhân khác tránh làm hại tầng ô zôn của khí quyển. - Tăng cường khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản, nhằm vừa khai thác vừa bảo vệ phát triển thuỷ sản Việt Nam. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Nhằm khai thác thuỷ sản một cách có hiệu quả, một trong những vấn đề cần quan tâm của ngành là vấn đề an toàn thực phẩm. Do vậy, ngay từ đầu những năm 90 ngành thuỷ sản đã đưa nhiều đợt người đi tham gia học về tiêu chuẩn HACCP ở ấn Độ (năm 1990), ở Thái Lan (năm 1991), ở Thành Phố Hồ Chí Minh (năm 1991). Năm 1994 đã nghiên cứu và bổ sung các quy định của EU. Năm 1997, tiếp tục sửa đổi theo quy định về luật thực phẩm của Mỹ. Bộ thuỷ sản đã ban hành nhiều tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh của các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ thuỷ sản như chương trình kiểm soát dư lượng độc tố sinh học của vùng tam giác nhuyễn thể 2 vỏ, vùng nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy đến nay EU đã công nhận 8 vùng nuôi nhuyễn thể của Việt Nam tại Kiên Giang, Tiền Giang, Bến tre và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn ban hành các tiêu chuẩn về chất phụ gia, ghi nhãn, bao gói, phương pháp kiểm nghiệm trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, đến nay Việt Nam đã có 125 cơ sở chế biến đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, chiếm khoảng 60% cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu và doanh số của các đơn vị này chiếm 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Về yêu cầu cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng Một trong những nguyên tắc của WTO là các thành viên phải thực hiện cạnh tranh lành mạnh trong buôn bán quốc tế bằng cách cho nhau hưởng chế độ tối huệ quốc (MNF) và chế độ đối xử quốc gia (NT). Để cạnh tranh lành mạnh các nước không được sử dụng những biện pháp can thiệt của nhà nước vào buôn bán quốc tế. Việt Nam trong những năm qua tuy chưa phải là thành viên chính thức của WTO, nhưng cơ bản đã chấp hành tốt những quy định của tổ chức này. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm qua tăng khá nhanh, đã làm cho một số nước tìm cách cản trở. Vụ cá Basa là một điển hình. Khi xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam vào Mỹ tăng, thì hiệp hội cá nheo của Mỹ (CFA) tìm mọi cách để hạn chế xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta vào thị trường này. Từ việc tuyên truyền bôi xấu về chất lượng, đến cấm không cho mang tên “Catfish”. Nhưng việc làm đó vẫn không cấm được nhu cầu của người dân Mỹ nhập khẩu cá của Việt Nam, cuối cùng vì lợi ích của một số chủ trang trại nuôi cá nheo ở Mỹ, chính phủ này đã áp đặt thuế chống phá giá đối với sản phẩm cá basa, cá tra từ Việt Nam. 2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển nuôi trồng thuỷ sản 2.2.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới Ngành nuôi trồng thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia tiếp giáp với biển như: Trung Quốc, Thái Lan, PhiLippin… sản phẩm chủ yếu là tôm, cua, cá… đây là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao và giàu dinh dưỡng. Hiện nay các nước vẫn đang không ngừng phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thức nuôi trồng chủ yếu là nuôi công nghiệp. Đây là hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng đòi hỏi phải có chi phí lớn cùng với trình độ kỹ thuật cao. Trung Quốc là nhà sản xuất thuỷ sản lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm thuỷ sản toàn cầu. Ngoài ra nước này còn là xuất khẩu đứng đầu thế giới với Nhật Bản là khách hàng lớn nhất chiếm khoảng 1 nửa tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong những năm gần đây. Với số lượng người tiêu dùng giàu có ngày một tăng, năng lực sản xuất lớn hơn và tính phổ biến của thuỷ sản, đặc biệt là giáp xác và nhuyễn thể, Châu á ngày càng có nhu cầu cao đối với thuỷ sản chất lượng cao của Trung Quốc. Tổng sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc là 51 triệu tấn, đạt mức tăng trưởng ổn định 4,08%/năm. Trong thời gian qua, ngành thuỷ sản ngày càng phát triển và dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cộng đồng các dân cư trên toàn thế giới. Ngành thuỷ sản không những phát triển về số lượng và giá trị, ngành còn có những bước thay đổi về cơ cấu sản xuất từ một ngành thuỷ sản công nghiệp với khai thác thuỷ sản đóng vai trò chủ đạo và những quốc gia có sản lượng lớn nhất là các nước phát triển có những đội tàu khai thác xa bờ và một nền công nghiệp chế biến hiện đại trong những năm trước thập kỷ 90, trong giai đoạn từ hơn 10 năm trở lại đây, ngành thuỷ sản đã phát triển theo hướng nông nghiệp nghĩa là nuôi trồng thuỷ sản đã tăng nhanh tỷ lệ đóng góp của mình và các nước nông nghiệp chính là những nước có sản lượng đứng đầu thế giới. Chỉ tính trong giai đoạn 6 năm từ 2002 – 2007 trong khi sản lượng khai thác hầu như đứng yên, thì sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng mỗi năm tới 9,4%. Năm 2007, tỷ lệ của nuôi trồng thuỷ sản trong tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đã tăng lên 35,6%. Theo thống kê của FAO, năm 2007 tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới đạt gần 146 triệu tấn, lĩnh vực khai thác chỉ đạt 94 triệu tấn và nuôi đạt gần 52 triệu tấn. Trong đó, lượng thuỷ sản dùng làm thực phẩm khoảng 101 triệu tấn, chiếm hơn 76,5%. Bảng 2.4. Tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Khai thác 94,66 90,000 92,907 93,231 94,399 94,000 NTTS 39,799 41,800 44,733 47,301 49,283 52,003 Tổng sản lượng 134,459 131,800 137,640 139,532 143,682 146,003 Tỷ lệ NTTS 29,5% 31,7% 32,5% 33,9% 34,3% 35,6% Nguồn: http:www.globefish.org Đối với nuôi trồng thuỷ sản theo khu vực và các quốc gia Ngoại trừ Châu Âu là nơi nghề nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển ổn định, còn tất cả các châu lục khác đều tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là Châu á hiện chiếm tới 89,47% về sản lượng đạt 37,5 triệu tấn, tiếp đến là Châu âu chiếm tới 7,04% đạt giá trị 2,95 triệu tấn. Châu Phi được coi là khu vực có sản lượng NTTS kém nhất thế giới, trong năm 2006 sản lượng NTTS của Châu Phi chỉ đạt 0,27 triệu tấn chiếm 0,64% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới. Tình hình NTTS trên thế giới được thể hiện ở đồ thị sau: Đồ thị 2.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới năm 2006 Hơn 90% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản được sản xuất ở các nước đang phát triển, trong đó Châu á là nước dẫn đầu về nuôi với Trung Quốc có sản lượng vượt xa các nước khác (chiếm gần 70% sản lượng của toàn thế giới). Tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng thuỷ sản ở các nước đang phát triển (khoảng 10,4%/năm) vượt xa các nước phát triển (4%/năm). Các loài cá thực vật ăn tạp và các loài ăn lọc được nuôi nhiều ở các nước đang phát triển. Ngược lại 74% sản lượng nuôi của các nước phát triển là cá ăn thịt. Chỉ riêng sản lượng của 10 nước đứng đầu thế giới đã chiếm 88% tổng sản lượng nuôi toàn cầu. Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng trên thế giới với mức tăng hàng năm rất cao. Tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc năm 2007 lên tới gần 70%, đạt gần 29 triệu tấn vượt xa tất cả các nước khác. Về sản lượng, Việt Nam đã tiến đến vị trí thứ 4 sau Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia. Bảng 2.5. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007 TT Các nước Sản lượng (tấn) % trong tổng sản lượng 1 Trung Quốc 28.892.005 68,3 2 ấn Độ 2.215.590 5,2 3 Inđônêxia 996.659 2,4 4 Việt Nam 937.502 2,2 5 Nhật Bản 859.656 2,0 6 Bănglađét 856.956 2,0 7 Thái Lan 772.970 1,8 8 Nauy 582.016 1,4 9 Chi Lê 563.435 1,3 10 Mỹ 544.329 1,3 11 Các nước khác 5.083.023 12,0 Tổng 42.304.141 100 Nguồn: FAO Aquaculture Newsletter N.33 2.2.1.2. Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía tây biển đông, có bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông, có nhiều eo biển, hồ, đầm phà ven biển có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản với nhiều loại thuỷ sản khác nhau. Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt: Mở rộng diện tích, phát triển các hình thức nuôi tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, đa dạng chủng loại thuỷ sản nuôi trồng và phát triển mạnh các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. - Về sản xuất Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản với diện tích mặt nước nội địa khoảng 1 triệu ha, vùng triều khoảng 0,7 triệu ha và hộ sống đầm phà ven biển có thể nuôi trồng thuỷ sản. Trong khi đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản của cả nước ước tính khoảng gần 2 triệu ha thì mới sử dụng 902.900 ha (năm 2004). Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam phát triển rất nhanh không chỉ về chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều sâu. Nghề nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính tự cấp tự túc đã trở thành một nghề sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoà với các ngành kinh tế khác, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã tăng đều đặn theo từng năm kéo theo đó thì sản lượng đưa vào nuôi trồng cũng tăng theo. Năm 1990, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 491.723 ha, sản lượng nuôi trồng là 310.000 tấn và sản lượng khai thác đạt 709.000 tấn, đến năm 2000 thì diện tích nuôi trồng tăng lên 652.000 ha, sản lượng nuôi trồng tăng lên 723.110 tấn và kéo theo sản lượng khai thác là 1.280.590 tấn và đến nẳm 2006 diện tích nuôi trồng tăng lên đến 1.050.00 ha, sản lượng nuôi trồng là 1.437.400 tấn và sản lượng khai thác tăng lên 1.995.400 tấn. Nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tượng nuôi có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân. Bảng 2.6. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn (1990-2006) Năm Ngành thuỷ sản Đánh bắt Nuôi trồng SL (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) SL (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) SL (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) 1997 1.570.000 - 1.062.000 - 481.000 - 1998 1.668.530 6,28 1.130.660 6,47 537.870 11,82 1999 1.827.310 7,12 1.212.800 7,26 614.510 14,25 2000 2.003.000 9,61 1.280.590 5,59 723.110 17,67 2001 2.226.900 11,18 1.347.800 5,25 879.100 21,57 2002 2.410.900 6,65 1.434.800 7,20 976.100 11,03 2003 2.536.361 5,20 1.426.223 13,34 1.110.138 13,73 2004 3.073.600 21,18 1.923.500 18,28 1.150.100 3,6 2005 3.432.800 11,69 1.995.400 3,74 1.437.400 24,98 2006 3.732.919 8,74 2.137.294 7,11 1.595.625 11,01 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ thuỷ sản Theo bảng 2.6 ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của 2 ngành đánh bắt và nuôi trồng có sự khác nhau qua các năm. Cụ thể năm 2004 tốc độ tăng trưởng của ngành đánh bắt là 18,28% thì tốc độ tăng trưởng của ngành nuôi trồng chỉ đạt 3,6%. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng của ngành đánh bắt chỉ là 3,74% còn ngành nuôi trồng lên đến 24,98%. Đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng của 2 ngành đánh bắt và nuôi trồng lần lượt là 7,11% và 11,01%. Theo các nhà nghiên cứu thì trong những năm tới tốc độ tăng trưởng của ngành đánh bắt có xu hướng giảm xuống còn tốc độ của ngành nuôi trồng có xu hướng tăng lên. - Về xuất khẩu Từ những năm 1996 đến nay, xuất khẩu thuỷ sản vẫn liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước nhưng cũng có những đợt thăng trầm nhất định. Đồ thị 2.2. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1997 - 2000 Những năm 1996 – 1999, xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng từ từ, ít gian nan nhưng cũng không nhiều đột biến, mỗi năm giá trị xuất khẩu tăng thêm trên dưới 100 triệu USD. Nhân tố chính làm nên sự tăng trưởng ấy là những thay đổi về cơ chế quản lý trước đó, khi các doanh nghiệp được chủ động hơn trong sử dụng nguồn thu từ xuất khẩu để đầu tư cho sản xuất, trang bị những dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng thời chủ động hơn trong tiếp cận những đòi hỏi của thị trường. Từ giữa những năm 1990, Bộ thuỷ sản với sự hỗ trợ của dự án cải thiện chất lượng thuỷ sản xuất khẩu do DaNiDa tài trợ, đã đẩy mạnh giới thiệu và triển khai phương pháp tiếp cận hopanf toàn mới về quản lý an toàn, chất lượng sản phẩm, đặc biệt ở các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường EU. Trong ngành cũng diễn ra sự nâng cấp toàn diện, từ hệ thống xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, cho đến phương thức quản lý, cải tạo điều kiện sản xuất, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Cơ quan thẩm quyền về vệ sinh an toàn sản phẩm thuỷ sản của ngành chính thức ra đời, xuất hiện một đội ngũ ngày càng đông đảo các doanh nhân mới sẵn sàng làm chủ nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sau đó hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản ra đời đã chuyển đổi được phương thức bán hàng của các doanh nghiệp từ chỗ bán những gì ta có sang phương thức tìm đến với khách hàng, tận dụng cơ hội mở thị trường mới, bán cái khách hàng cần và ngày nay đang tiến sâu hơn đó là đi đến thuyết phục khách hàng cần mua những sản phẩm mới mà mình có, thành công nhất đó là xuất khẩu cá Tra, Basa là một ví dụ rõ nét. Đây là những nhân tố tiên quyết để đưa đến sự thắng lợi trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nếu nhứng năm 1990 xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam mới đạt con số khiêm tốn là 205.000 USD thì đến năm 2005, giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã tăng lên 2,7 tỷ USD, năm 2006 là 3,3 tỷ USD và đến năm 2007 xuất khẩu thuỷ sản của ta đạt tới 3,75 tỷ USD. Uy tín chất lượng sản phẩm thuỷ sản của nước ta ngày càng cao, xuất khẩu thuỷ sản thực sự trở thành động lực to lớn cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, là tiền đề để ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ta tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở những thành công về xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam trong những năm qua, thì thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 242/2006/QDD-TTg phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó một số chỉ tiêu quan trọng nhất là đến năm 2010 phấn đấu xuất khẩu 900 nghìn tấn thành phẩm, đạt giá trị xuất khẩu từ 4-4,5 tỉ USD; Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, trong đó đặc biệt chú trọng Trung Quốc; Phấn đấu 100% doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn ngành về an toàn, chất lượng; Nâng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng lên 65-70% tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu. Quá trình toàn cầu hoá và tự do thương mại đã tạo điều kiện cho thương mại thuỷ sản phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ như vậy thì nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phải đối mặt hàng loạt các vấn đề khi muốn bán các sản phẩm của mình. Đó là những vấn đề mà bất cứ nhà xuất khẩu thuỷ sản nào cũng không thể bỏ qua, ví dụ như sự gia tăng kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản ở các thị trường nhập khẩu, yêu cầu dán nhãn, truy xuất nguồn gốc… Các yêu cầu về bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường cũng trở thành những điều kiện đối với hàng xuất khẩu thuỷ sản. Do vậy, muốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản và thực hiện tốt chương trình xuất khẩu thuỷ sản trên thì chúng ta luôn phải chú ý tới các vấn đề sau: - Cần có công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi tiên tiến - Giảm giá thành và đa dạng hoá các mặt hàng để tăng sức cạnh tranh - Vấn đề an toàn thực phẩm (dư lượng kháng sinh, yêu cầu nhãn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thuỷ sản) - Rào cản thương mại (Quy định của các nước, kiện chống bán phá giá,vv…) - Bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản - Quản lý việc sử dụng thuốc, hoá chất gây tác động tiêu cực đến xuất khẩu. Các nhà quản lý của nhiều nước đã đi đến kết luận là chỉ có con đường triển khai các biện pháp nuôi trồng thuỷ sản bền vững, bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh và môi trường… mới có thể tạo được sự tin cậy của các thị trường, từ đó phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Điểm yếu của thuỷ sản Việt Nam khi gia nhập WTO Trên hai mươi năm tham gia t._.nghiệp để tăng cường và bổ sung vào đội ngũ lao động lành nghề cho nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. - Quan tâm tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của nhà nước và quốc tế để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh thủy sản giỏi trên thương trường quốc tế. - Đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế về công tác kế toán - thông kê, áp dụng các điều luật trong hợp đồng buôn bán ngoại thương. - Hướng dẫn đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho doanh nghiệp để tự thực hiện việc kiểm tra về chất lượng an toàn vệ sinh đối với nguyên liệu và sản phẩm do đơn vị sản xuất. 4.4.3.4. Giảp pháp về vốn Một thực tế là hiện nay ngư dân vần phải vay tới 70% vốn đề NTTS, trong đó chủ yếu là vay của tư nhân với lãi suất cao gấp 3-4 lần lãi suất ngân hàng. Trong những năm tiếp theo để đáp ứng được yêu cầu hội nhập thì phải chuyển đổi từ hình thức nuôi QCCT sang nuôi TC và BTC do đó nhu cầu về vốn là rất lớn. Như vậy điều cần thiết là làm thế nào để các tổ chức tín dụng chính thống tiếp cận với thị trường vốn ở đây, thúc đẩy sự phát triển của NTTS. Để làm được điều đó theo chúng tôi cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Các tổ chức tín dụng chính thống, điển hình là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần kết hợp với chính quỳên địa phương, có sự đánh giá chính xác nhu cầu đầu tư, khả năng thu hồi nợ của từng hộ nuôi, cho vây thông qua chính quyền địa phương. - Đơn giản hoá thủ tục cho vay, cho vay với lượng vốn lớn hơn và thời gian dài hơn, vì hiện nay ngân hàng chỉ cho mỗi hộ vay 20 triệu đồng với thời hạn là 1 năm, do đó hộ vẫn phải vay ngoài vì không đủ đầu tư, mặt khác khi gặp rủi ro sẽ không trả được đúng hạn. - Thành lập bộ phận chuyên theo dõi vốn vay trong lĩnh vực NTTS, cùng với càn bộ khuyến ngư theo dõi khả năng sinh lới, nếu cần thiết thì hỗ trợ về kỹ thuật để ngư dân nuôi trồng có hiệu quả. 4.4.3.5. Giải pháp về chế biến thủy sản - Nâng cấp, cải tạo các nhà máy chế biến xuất khẩu hiện có đặc biệt là tập trung nâng cấp đồng bộ nhà máy 38B thuộc Công ty xuất khập khẩu Thuỷ sản Nghệ An II để đảm bảo các sản phẩm của công ty đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường khó tính. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo HACCP... đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về VSATTP. - Tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Thu hút đâu tư của nước ngoài vào ngành chế biến để nâng cao trình độ sản xuất và quản lý tăng cường tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới. áp dụng hệ thống quản lý VSATTP theo HACCP, GMP, SSOP. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp CBXK thủy sản ở phía nam nhờ mạnh dạn đi đầu trong việc hiện đại hóa và xây dựng nhà máy chế biến theo các chuẩn mực quốc tế đã có sản phẩm hàng hóa ngày càng thâm nhập sâu và rộng trên thị trường quốc tế. - Mở rộng các cơ sở CBXK tư nhân, nâng cao năng lực bảo quản thu mua tốt. Xây dựng các vùng chế biến tập trung để khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào phát triển chế biến, đồng thời khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, phi tập trung trong thời gian qua, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý nhà nước về sản xuất chế biến thuỷ sản. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu luôn luôn biến đổi của khách hàng và tạo ra sự phong phú về sản phẩm cũng như tăng cường cơ hội lựa chọn của khách hàng. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng ăn liền, đạt tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị xuất khẩu thủy sản. - Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 4.4.3.6. Giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm: - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và áp dụng về VSATTP tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành VSATTTP của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Trong đó đặc biệt quan tâm đến khối cộng đồng sản xuát và cung ứng nguyên liệu. - Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP cấp huyện. Hiện nay, yêu cầu của thị trường thế giới về truy xuất nguồn gốc, về quản lý, " Từ ao nuôi đến bàn ăn", các vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh, thị trường, giá cả... đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về tổ chức mối liên kết ngang của cộng đồng những người sản xuất và liên kết dọc giữ những người sản xuất , kinh doanh, dịch vụ về sự cần thiết phải hành xử có trách nhiệm của từng nhà sản xuất đối với cả cộng đồng. Những yêu cầu này đồi hỏi phải đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng hình thành các tổ chức hội nghề nghiệp với cơ chế quản lý phối hợp có hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. - Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước mắt, sớm triển khai thực hiện mã hóa các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. - Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác đảm bảo VSATTP. - Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi và hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. - Tăng cường hoạt động phòng chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản. Tóm lại, Quỳnh Lưu là huyện giàu tiềm năng để phát triển NTTS đang đứng trước những cơ hội và thách rhức của sự phát triển trong quá trình hội nhập. Vì thế, việc phân tích những cơ hội phát triển là chỉ ra nhứng tác động tích cực của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong vào quá trình khai thác các tiềm năng của huyện Quỳnh Lưu. Đồng thời phải nhận rõ các thách thức của quá trình đó để hạn chế và né tránh nhằm đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và phát triển NTTS nói riêng. Để đẩy mạnh phát triển NTTS có hiệu quả và bền vững ở huyện Quỳnh Lưu, cần phải nhận thức đầy đủ quy luật vận động của thị trường thuỷ sản, nắm vững các quan điểm chỉ đạo, hình thành định hướng và giải pháp cơ bản vững chắc và mang tính khả thi cao. Theo định hướng phát triển là mở rộng qui mô hợp lý, tăng cường NTTS theo hướng thâm canh và bán thâm canh, giảm dần diện tích nuôi QC, tăng năng suất và sản lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản phẩm thuỷ sản có chất lượng, kinh doanh NTTS có hiệu quả kinh tế cao. 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1. Kết luận 1. Nghề NTTS của huyện Quỳnh Lưu đã có từ lâu. Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của nền kinh tế trong nước thì nghề NTTS nới đây cũng được chú ý đầu tư một cách hợp lý và có hiệu quả thể hiện sản phẩm của huyện không chỉ bó hẹp ở trong nước mà đựoc xuất khẩu sang một số thị trường lớn như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Loại hình nuôi trồng thuỷ sản ở đây chủ yếu là nuôi nước ngọt và nước lợ. Các chủ hộ có các diện tích và hình thức nuôi trồng khác nhau. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì các hộ nuôi thâm canh và bán thâm canh tăng lên, diện tích nuôi quảng canh giảm mạnh; hiệu quả sử dụng đất đai, mặt nước, lao động và vốn nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh và ổn định. Phát triển NTTS đã tạo ra được nhỉều việc làm cho người lao động, đồng thời làm xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới. Sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Quỳnh Lưu là đúng hướng và tích cực 2. Sự phát triển NTTS của huyện chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng và còn chứa đựng một số nhân tố thiếu tính bền vững. Sự mất cân đối giữa các loài nuôi (ở đây chủ yếu là nuôi tôm), hạn chế tính đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái, đồng thời chứa ẩn nhiều rủi ro. Phát triển NTTS còn mang yếu tố tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ làm ảnh hưởng tới các ngành khác và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Các yếu tố kỹ thuật nuôi trồng chưa được chú trọng đúng mức. Các hoạt động dịch vụ còn kém phát triển làm mất cân đối trong nội bộ ngành thuỷ sản. Công tác tổ chức quản lý và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập. 3. Gia nhập WTO ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện sẽ gặp phải những thách thức như phải cạnh tranh với hàng hoá trong và ngoài nước, những rào cản về thương mại, kỹ thuật, thách thức về trình độ nhân lực, trình độ khoa học công nghệ... đồng thời ngành cũng tận dụng được các thời cơ như mở rộng thị trường sang các nước, tiếp thu khoa học công nghệ, hưởng mức ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan... 4. Trong quá trình hội nhập hiện nay thì cơ hội và tiềm năng của phát triển NTTS của huyện còn lớn tuy nhiên để tận dụng được chúng ta cần: (1) Giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; (2)Quy hoạch và quản lý chặt chẽ vùng nuôi; (3)ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào NTTS và làm tốt công tác bảo quản sau thu hoạch. (4) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và áp dụng về VSATTP tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành VSATTTP của người sản xuất, kinh doanh; (5) đổi mới, hoàn thiện chính sách kinh tế và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nuôi trồng thuỷ sản. 5.2. Khuyến nghị * Đối với nhà nước: - Tăng mức đầu tư vốn ngân sách Nhà nước hàng năm cho chương trình phát triển NTTS để hỗ trợ đầu tư một số hạng mục cơ sở hạ tầng cho các dự án NTTS công nghiệp, dự án chuyển đổi từ sản xuất khác sang NTTS. - Phân vùng quy hoạch tổng thể, vùng nuôi phải đảm bảo tính bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm trong NTTS. - Xây dựng một hệ thống theo dõi an toàn thực phẩm và đặt ra những hình phạt nặng với các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích việc hình thành các hệ thống kiểm tra chất lượng có sự tham gia của nhiều bên. - Cần chú ý đến việc chuyển giao, tạo điều kiện cho người dâ hiểu đầy đủ các vấn đề về WTO và các hình thức, tổ chức liên kết phát triển kinh tế. * Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuỷ sản - WTO là một môi trường tạo điều kiện tốt để mở rộng kinh doanh nông sản nói chung, thuỷ sản nói riêng ra thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp luôn phải tự đổi mới, phát huy những điểm mạnh hiện có, học hỏi nhiều hơn từ các bạn hàng và đặc biệt chú trọng đến việc tìm hiểu kỹ luật trước khi ký kết hợp đồng. - Doanh nghiệp sản xuất phục vụ đầu vào trong NTTS cần tích cực tiếp thị cho nông dân NTTS, hướng dẫn cụ thể và đầy đủ cách sử dụng, tôn trọng khách hàng. Bởi khi gia nhập WTO các doanh nghiệp cần phải có sự liên kết với nhau. - Doanh nghiệp thu mua và chế biến xuất khẩu cần cần hỗ trợ nông dân NTTS trong việc định hướng cho hộ nuôi con gì? yêu cầu về chất lượng và số lượng bao nhiêu? các doanh nghiệp cần hỗ trợ vốn cho người dân NTTS. * Đối với chính quyền địa phương - Tiến hành quy hoạch tổng thể và tiến tới quy hoạch chi tiết vùng NTTS một cách hợp lý. - Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến ngư, đến từng tiểu vùng, từng cơ sở nuôi trồng. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến ngư với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các hiệp hội nghề nghiệp.. để bổ sung, hoàn chỉnh công nghệ trong nuôi trồng và chuyển nhanh các tiến bộ kỹ thuật đến tận người nuôi. - Sửa chữa, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển NTTS lâu dài và bền vững. - Tăng cường quản lý đất đai, tránh hiện tượng sản xuất tự phát, lấn chiếm đất công; tổ chức quá trình sản xuất của nhân dân theo đúng quy hoạch và chấp hành theo các quy định của Nhà nước. * Đối với người nuôi trồng. - Tăng cường học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao kiến thức quản lý cũng như kỹ thuật nuôi trồng. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình kỹ thuật, công tác quản lý chăm sóc ao nuôi, kịp thời phát hiện ra các hiện tượng khác thường để nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế dịch bệnh đối với vật nuôi, tránh để xảy ra lây la trên diện rộng. - Không sử dụng các hoá chất, thuốc và thức ăn có hàm lượng các chất vượt quá giới hạn cho phép nằm trong danh mục cấm sử dụng, đồng thời thường xuyên theo dõi cập nhật danh mục các loại hoá chất, kháng sinh bị cấm để thực hiện kịp thời. - Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm, chủ động tìm kiếm thông tin trên sách báo, tạp chí, ti vi, đài, internet… - Thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường để hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước ngầm làm ảnh hưởng đến hoạt đọng sản xuất và sinh hoạt của dân cư xung quanh vùng nuôi. Tài liệu tham khảo PGS.TS. Đỗ Đức Bình (chủ biên),2005, giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lao động xã hội. P.GS.TS. Phan Thúc Huân, 2006, kinh tế phát triển, Nhà xuất bản thống kê. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng,2005, giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản lao động xã hội. Nguyễn Viết Thông (chủ biên),2005, Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Ban tư tưởng văn hoá trung ương. TS. Nguyễn Hồng Vinh (chỉ đạo biên soạn), 2007, Việt Nam – WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. Vi Thanh Hải (2001), Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS ở huyện Thanh Trì - Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Nông Nghiệp – Hà Nội. Vũ Thị Bích Hằng (2005), Hiệu quả kinh tế các loại hình nuôi trồng thuỷ sản ở Huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Nông Nghiệp - Hà Nội. Nguyễn Thị Hoàn (2004), Đánh giá thực trạng và tác động của nuôi trồng thuỷ sản ven biển lên sinh kế kiếm sống của người dân xã Quỳnh Bảng – Huyện Quỳnh Lưu –tỉnh Nghệ AN, Báo cáo tốt nghiệp, Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội. Nguyễn Quỳnh Lan (2004), Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông Nghiệp – Hà Nôi. Nguyễn Tài Phúc (2004), Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phà ven bin Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ, Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội. Nguyễn Hồng Việt (2007), Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của các hộ gia đình ở xã Mai Phụ – huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tốt nghiệp Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội. Sở thuỷ sản Nghệ An (2003). Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ tỉnh Nghệ An giai đaonh 2004-2010. Sở thuỷ sản Nghệ An (2005). Đề án phát triển chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Nghệ An giai đoạn 2006-2010. Sở thuỷ sản Nghệ An (2005). Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010 Sở thuỷ sản Nghệ An (2007). Báo cáoTổng kết thực hiện kế hoạch năm 2007. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2008 Ngành thuỷ sản Nghệ An UBND huyện Quỳnh Lưu(1999), Bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 2001-2010. UBND huyện Quỳnh Lưu (2007), Báo cáo kết quả năm 2007, kế hoạch năm 2008 ngành Thuỷ sản. UBND xã Quỳnh Xuân, huyện Quỳnh Lưu Nghệ An, Báo cáo tổng kết nuôi trồng thuỷ sản, 2007. UBND xã Quỳnh Thuận huyện Quỳnh Lưu Nghệ An, Báo cáo tổng kết nuổi trồng thuỷ sản, 2007 UBND xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu Nghệ An, Báo cáo tổng kết nuổi trồng thuỷ sản của, 2007. UBND huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả nuôi trồng thuỷ sản, 2005, 2006, 2007. Các trang Web www.vietfeed.com www.google.com.vn Vietlinh.com.vn Phụ lục Phụ lục1: Chi phí nuôi tôm ở hộ điều tra tính cho 1 chu kù nuôi năm 2007 Chỉ tiêu NuôI BTC Nuôi TC SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) I.Giá trị sản xuất 89,62 175,2 II.Tổng chi phí 60,29 100 108,2 100 1. Chi phí trung gian 47,61 78,97 92,19 85,24 - Con giống 7,23 11,99 14,62 13,52 - Thuê lao động 1,59 2,64 1,62 1,5 - Thức ăn 22,65 37,57 52,71 48,74 - Hoá chất 4,06 6,73 5,25 4,85 - Lãi suất 2,5 4,15 4,2 3,88 - Xăng, dầu 4,1 6,8 5,2 4,81 - Cải tạo 3,23 5,36 5,67 5,24 - Chi khác 2,25 3,73 2,92 2,7 Giá trị gia tăng 42,01 83,04 Thuế 2,5 4,15 2,5 2,31 Lao động GĐ 6,13 10,17 7,54 6,97 Khấu hao TS 4,05 6,72 5,92 5,47 Thu nhập hỗn hợp 35,46 74,62 III. Lợi nhuận 29,33 67,08 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phụ lục 2: Chi phí nuôi ngao của hộ điều tra năm 2007 Chỉ tiêu QCCT TC SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) I. Giá trị sản xuất 51.23 125,42 II.Tổng chi phí 41.02 100 82,43 100 1. Chi phí trung gian 24.25 59,12 53,92 65,41 - Con giống 20.13 49,07 45,67 55,4 - Thuê lao động 2.5 6,09 3,13 3,8 - Lãi suất tiền vay 1.3 3,17 2,24 2,72 - Xăng, dầu 0.32 0,78 1,17 1,42 - Cải tạo sân ngao 0 0 1,71 2,07 Giá trị gia tăng 26,98 71,5 2. Thuế 1,7 4,14 1,7 2,06 3. Lao động GĐ 9,82 23,94 12,9 15,65 4. Khấu hao TS 5,25 12,8 13,91 16,87 Thu nhập hỗn hợp 20,03 55,89 III. Lợi nhuận 10,21 42,99 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phụ lục 3: Chi phí nuôi cá rô phi đơn tính của hộ điều tran năm 2007 Chỉ tiêu Nuôi cá rô phi SL (Tr.đ) CC (%) I. Giá trị sản xuất 100,21 II. Tổng chi phí 63,00 100.00 1. Chi phí trung gian 49,69 78,87 - Con giống 11,20 17,78 - Thức ăn 22,30 35,40 - Thuê lao động 1,60 2,54 - Hoá chất 7,60 12,06 - Lãi suất 1,90 3,02 - Xăng dầu 3,26 5,17 - Chi khác 1,83 2,90 Giá trị gia tăng 50,52 2. Thuế 1.50 2,38 3. Lao động gia đình 7.21 11,44 4. Khấu hao tài sản 4.60 7,30 Thu nhập hỗn hợp 44,42 III. Lợi nhuận 37,21 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phiếu điều tra hộ Phiếu số:.............. Họ và tên chủ hộ:…………………………………………………………… Tuổi:………………………………………………………………………… Xã:……………………………………………………………………………. Thời gian:…………………………………………………………………….. Địa điểm phỏng vấn:…………………………………………………………. Câu 1: Trình độ văn hoá của chủ hộ a. Học hết cấp 1 b. Học hết cấp 2 c. Học hết cấp 3 d. Trình độ trung cấp đ. Trình độ cao đẳng e. Trình độ đại học Lao động của gia đình có được đào tạo hay tập huấn kỹ thuật không a. Có b. Không Câu 2: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản của hộ năm 2007 Chỉ tiêu Tôm Ngao Cá rô phi Ghi chú 1.Giống 2.Thức ăn 3.Lao động gia đình 4.Lao động đi thuê 5.Thuốc phòng bệnh 6.Điện nước 7.Tu bổ hàng năm 8.Khấu hao TSCĐ 9.Lãi suất tiền vay 10.Thuế Tổng Vốn cho nuôi trồng của hộ Vốn tự có:…………………(triệu đồng) Vốn đi vay:…………………….(triệu đồng). Lãi suất:………(%) Câu 3: Hình thức nuôi hiện nay của ông (bà): a. Quảng canh c. Thâm canh b. Quảng canh cái tiến d. Bán thâm canh Câu 4: Loại thuỷ sản nuôi hiện nay của ông (bà) là gì: Tôm d. Chuyên tôm Ngao đ. Chuyên ngao Rô phi e. Chuyên cá rô phi h. Loại khác:........................................................................ Câu 5: Ông (bà) học cách nuôi trồng thuỷ sản từ đâu: a. Từ bạn bè d. Từ cơ quan khuyến nông b. Từ sách báo, tạp chí đ. Từ phương tiện truyền thông c. Từ các lớp đào tạo Câu 6: Ông (bà ) có sử dụng hoá chất để a. Làm sạch nước trong đầm Có Không b. Xử lý bệnh cho tôm Có Không Câu 7: Ông (bà) có được biết quy trình về a. Chất lượng sản phẩm không Có Không b. Dư lượng kháng sinh trong sản phẩm Có Không c. Quy trinh hướng dẫn nuôi Có Không Câu 8 : Người thu mua sản phẩm của ông (bà) có quan tâm đến dư lượng kháng sinh trong sản phẩm không? a. Có b. Không Câu 9: Ông (bà) có nghĩ rằng dư lượng kháng sinh trong sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm trong những năm tói không? a.Có b.Không Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? ………………………………………………………………………………. Câu 10: Ông (bà) gặp khó khăn gì trong nuôi trồng thuỷ sản kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO a. Về thị trường tiêu thụ b. Về an toàn vệ sinh thực phẩm c. Chất lượng sản phẩm Câu 11: Ông bà có nhận xét gì về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình? …………………………………………………………………………Câu 12: Ông (bà) thường bán thuỷ sản ở: 1. Ngay tại đầm 2. Chợ huyện 3. Đưa lên thành phố 4. Nơi khác Câu 13: Thương nhân nào thường mua thuỷ sản của ông (bà) 1. Thương nhân trong huyện 2. Nhà máy chế biến 3. Thương nhân huyện khác 4. Thương nhân tỉnh khác 5. Loại khác Câu 14: Trong những năm tới ông (bà) có định đầu tư thêm cho nuôi trồng thuỷ sản không? a.Có b.Không Câu 15: Ông bà đã biêt về WTO? a.Có b. không Biết từ đâu? a.Ti vi b.Báo chí c.Phát thanh của xã, huyện d.Khác Câu 16: Ông (bà) có sử dụng kháng sinh và hoá chất trong quá trình NTTS không a.Không dùng b.Chỉ dùng khi cần thiết c.Dùng thường xuyên Câu 17: Ông (bà) thấy việc sử dụng kháng sinh và hoá chất trong nuôi trồng có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm và môi trường nước không? a.Không biết b.Không để ý c.ít có ảnh hưởng d. ảnh hưởng nhiều e. ảnh hưởng rất nhiều Câu 18: Ông (bà) đã làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO ……………………………………………………………………………… Câu 19: Theo ông bà thì nhà nước cần giúp đỡ gì trong nuôi trồng thuỷ sản ……………………………………………………………………………… Câu 20: Các ý kiến khác ……………………………………………………………………………… Phiếu điều tra hộ thu gom sản phẩm Phiếu số:………. Họ và tên người thu gom:…………………………………………………….. Địa chỉ:……………………………………………………………….. Câu 1: Ông (bà) bắt dầu làm nghề thu gom sản phẩm từ năm nào?................ Câu 2: Ông (bà) thường thu gom loại sản phẩm gì? a. Tôm b. Cá rô phi c. Ngao Sản phẩm khác:.................................................................................. Câu 3: Ông (bà) thu gom sản phẩm bán cho thị trường? a. Nội địa b. Xuất khẩu Ông (bà) có biết yêu cầu của thị trường này vể vệ sinh an toàn thực phẩm không? a. Có b. Không c. Không quan tâm Câu 4: Ông (bà) nghĩ gì về chất lượng sản phẩm khi thu gom ……………………………………………………………………………… Câu5: Trước khi thu mua sản phẩm ông (bà) có kiểm định chất lượng sản phẩm không? a. Có b. Không Nếu có thì bằng cách nào để kiẻm định…………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 6: Ông (bà) có biết yêu cầu về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thu mua không ? a.Có b.Không c. Không quan tâm Nếu có thì yêu cầu đó như thế nào?.................................................. Câu 8 : Người thu mua sản phẩm của ông (bà) có quan tâm đến dư lượng kháng sinh trong sản phẩm không? a. Có b. Không Câu9: Ông (bà) có nghĩ rằng dư lượng kháng sinh trong sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm trong những năm tói không? a.Có b.Không Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? ……………………………………………………………………………… Câu10: Ông (bà) nghĩ gì về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới ........................................................................................................................... Câu 11: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ông (bà) đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì? ……………………………………………………………………………… Câu 12: Ông (bà) có kiến nghị gì với chính quyền địa phương……………… Phiếu điều tra doanh nghiệp Phiếu số:………. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………….. Địa chỉ:……………………………………………………………….. Câu 1: Các thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp là gì? ……………………………………………………………………………… Xu hướng gia tăng/ giảm xuất khẩu của các thị trường này? Lý do tại sao:……………………………………………………………….. Câu 2: Doanh nghiệp có xuất khẩu gián tiếp qua các doanh nghiệp khác không? a. Có b. Không Câu 3: Việt Nam gia nhập WTO có ảnh hưởng đến kinh doanh thuỷ sản của doanh nghiệp trong thời gian tới? a. Có b. Không Nếu có ảnh hưởng như thế nào:…………………………………………….. Câu 4: Nguồn thuỷ sản tươi sống doanh nghiệp thu mua từ địa phương nào? ……………………………………………………………………………… Câu 5: Có biết tiêu chuẩn cho phép về dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu không? a. Có b. Không Câu 6: Có quan tâm đến dư lượng kháng sinh trong tôm thu mua về không? Có không Câu 7: Có quan tâm tới dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thu mua về không? Có Không Câu 8: Có phát hiện ra các lô hàng dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép không? Nếu có nguồn này xuất phát từ địa phương nào?.................................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 9: Trong thời gian qua đã có nhà nhập khẩu nào phàn nàn về chất lượng thuỷ sản xuất khẩu của doanh nghiệp? Cụ thể những gì?............................ ……………………………………………………………………………….. Câu 10: Có quan tâm tới yêu cầu của thị trường về sản phẩm thuỷ sản và định hướng cho bà con cho bà con sản xuất theo nhu cầu thị trường không? Có Không Câu 11: Hàng thuỷ sản của doanh nghiệp phải cạnh tranh như thế nào ở Thị trường nội địa:……………………………………………………… Thị trường xuất khẩu:………………………………………………… Câu 12: Định hướng của doanh nghiệp trong thơig gian tới về phát triển NTTS như thế nào?.............................................................................. ………………………………………………………………………… Câu 13:Các khó khăn chính trong tiêu thụ sản phẩm (đặc biệt xuất khẩu thuỷ sản là gì)?...................................................................................................... ……………………………………………………………………………… Câu 14: Các kiến nghị với chính quyền các cấp:……………………… Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nội ---------------  nguyễn thị thanh minh phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện quỳnh lưu, nghệ an trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễn thị dương nga   Hà nội – 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày tháng năm 2008 Nguyễn Thị Thanh Minh Lời cảm ơn Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Khoa sau đại học Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, một số cơ quan ban ngành, các đồng nghiệp và bạn bè. Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình nghiên cứu đề tài luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Sở thuỷ sản Nghệ An; Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu; Phòng kinh tế biển, Phòng thống kê, Phòng địa chính, phòng tài chính, phòng thuỷ sản huyện Quỳnh Lưu; Uỷ ban và bà con nhân dân các xã: Quỳnh Xuân, Quỳnh Thuận, Quỳnh Hồng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi xin gửi lới cảm ơn tới bố mẹ, các đồng chí, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Nguyễn Thị Thanh Minh Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục biểu đồ vii Danh mục các từ viết tắt ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á BQ Bình quân BTC Bán thâm canh CBXK Chế biến xuất khẩu CC Cơ cấu CoC Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm CP Chi phí DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính (đ) đồng EU Liên minh FAO Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc GAP Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt GDP Tổng giá trị sản phẩm quốc dân GTSX Giá trị sản xuất KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động LN Lợi nhuận NTTS Nuôi trồng thuỷ sản QC Quảng canh QCCT Quảng canh cải tiến SCM Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng SL Số lượng SL Sản lượng SPS Hiệp định về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật SS So sánh Tr.đ triệu đồng VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm USD Đô la Mỹ XK xuất khẩu danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT của ngành thuỷ sản 24 2.2. Mức thuế Việt Nam áp dụng khi gia nhập WTO 25 2.3. Thoả thuận về các mức thuế khi Việt Nam gia nhập WTO 26 2.4. Tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới 29 2.5. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007 31 2.6. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn (1990-2006) 33 3.1. Tình hình sư dụng đất đai của huyện 46 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện trong 03 năm 48 3.3. Hệ thống giao thông thuỷ lợi của huyện trong 03 năm 49 3.4. Kết quả sản xuất của huyện trong giai đoạn 2005-2007 51 4.1. Biến động diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện giai đoạn 2005-2007 57 4.2. Vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản 59 4.3. Tình hình sản xuất giống của huyện trong những năm qua 63 4.4. Biến động chủng loại nuôi trồng thuỷ sản của huyện thời kỳ 1995-2007 64 4.5. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản của huyện 65 4.6. Năng suất nuôi trồng thuỷ sản của huyện giai đoạn 2005-2007 66 4.7. Biến động sản lượng thuỷ sản của huyện giai đoạn 2005-5007 67 4.8. Các sản phẩm chế biến của huyện gia đoạn 2005-2007 69 4.9. Các thị trường xuất khẩu của huyện 71 4.10. Thông tin chung về các hộ điều tra 72 4.11. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm ở hộ điều tra 75 4.12. Kết quả và hiệu quả nuôi ngao 78 4.13. Kết quả và hiệu quả nuôi cá rô phi đơn tính 81 4.14. Tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của hộ nuôi trồng thuỷ sản và thương nhân 89 Danh mục đồ thị STT Tên đồ thị Trang 2.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới năm 2006 30 2.2. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1997 - 2000 34 4.1. Biểu hiện sự biến động lao động nuôi trồng thuỷ sản 60 4.2. Trình độ văn hoá của người nuôi trồng thuỷ sản 82 4.3. Nguồn cung cấp kiến thức nuôi trồng thuỷ sản của hộ 83 4.4. Biến động giá bán theo kích cỡ của sản phẩm tôm 86 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHANH MINH17.9.doc
Tài liệu liên quan