Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp: LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ dẫn đến tốc độ phát triển các đô thị, khu công nghiệp tăng rất nhanh. Mặt khác sự chênh lệch thu nhập rất lớn giữa thu nhập ở thành thị và nông thôn, sự dư thừa lao động nông nghiệp là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự di cư ồ ạt của dòng người từ nông thôn sang thành thị để sinh sống và làm việc tại các đô thị và các khu công nghiệp. Hiện nay có hàng triệu ngườ... Ebook Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thuộc đối tượng này đang sống và làm việc tại các đô thị và các khu công nghiệp. Vì vậy việc giải quyết nhà ở cho các đối tượng này là vấn đề rất lớn cần được đánh giá một cách đầy đủ, đúng mức từ đó đề ra những giải pháp và chính sách mang tính đồng bộ. Các KCN, KCX của Việt Nam ngày càng trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Hiệu quả trước mắt có thể thấy là nhiều việc làm mới được tạo ra, thu nhập tăng lên với người lao động cùng với sự phát triển các hoạt động kinh tế khác như tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ cho KCN, KCX. Điều lớn hơn là đã làm cho thay đổi nhanh chóng sự phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh, thành phố có KCN, KCX đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Theo kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, để nâng cao hiệu quả và phát triển năng suất lao động thì một trong những việc phải làm là việc phân bổ dân cư, lao động tại các vùng công nghiệp phải tính đến điều kiện về thời gian đi lại của công nhân sao cho ít nhất. Từ chỗ làm việc đến chỗ ở trung bình không nên quá 30-40 phút tuỳ thuộc vào hệ thống giao thông và tốc độ di chuyển của phương tiện đi lại. Tuy nhiên các khu dân cư cần có khoảng cách với khu vực sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường. Số lượng lao động tăng nhanh nhưng quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa tính tới yêu cầu về chỗ ở cho công nhân. Chỉ khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì vấn đề nhà ở cho công nhân mới trở nên bức xúc. Ở phía nhà nước cũng như phía doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có hướng giải quyết và cho đến nay cũng chưa có cơ chế chính sách rõ ràng cho công tác xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam. Vì vậy, em nghiên cứu đề tài “Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Đề tài tập trung làm rõ hai mục tiêu chính: Thứ nhất, nêu lên thực trạng của việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Đã có những cơ chế chính sách nào của nhà nước nhằm định hướng giải quyết cho vấn đề nhà ở công nhân chưa? Nó có hiệu quả gì không? Thứ hai, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số giải pháp cho việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về không gian: Đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX trên phạm vi cả nước, tuy nhiên có tập trung vào những khu công nghiệp điển hình ở Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Về thời gian: Những số liệu liên quan dùng trong đề tài để phân tích, nghiên cứu được thu thập trong thời gian 5 năm gần đây, từ 2001-2006; đề tài sẽ kiến nghị những giải pháp đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp kết hợp với phương pháp chuyên gia trong phân tích; Dựa trên tài liệu, sách báo có liên quan, những đề tài đã nghiên cứu trước đây; dựa trên số liệu thứ cấp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã điều tra thực tế tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Kết cấu đề tài: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung chính của đề tài được giải quyết trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX và kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. Chương 2: Thực trạng về phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX và các cơ chế chính sách của nhà nước về việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam. Chương 3: Những kiến nghị và giải pháp cho việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX Khái quát về các KCN, KCX. Sau hơn 15 năm phát triển kể từ khi ra đời KCN đầu tiên (khu chế xuất Tân Thuận – thành lập ngày 24/9/1991), cho đến giữa năm 2006, cả nước ta đã có 135 KCN, KCX được thành lập ở 45 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên 26.500 ha, trong đó có 75 KCN, KCX đã đi vào hoạt động. Số lượng các KCN vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ và theo số liệu gần đây nhất, tính đến tháng 10/2007 cả nước đã có 154 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32.808 ha. Trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 21.775 ha chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Có 92 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và 62 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 12.073 ha. Theo kế hoạch đến 2015 có khoảng 109 KCN nữa sẽ hình thành. Tính đến giữa năm 2006 các KCN ở nước ta đã thu hút 86 vạn lao động trực tiếp làm việc trong KCN và trên một triệu lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho các KCN tại các cơ sở kinh doanh ngoài KCN. Tỷ lệ bình quân thu hút lao động tại các KCN trên một đơn vị diện tích hiện nay là 90-100 người/ ha . Nếu KCN tập trung các ngành nghề như dệt may, lắp ráp điện tử, sản xuất giày dép…có sử dụng nhiều lao động thì tỷ lệ trên còn cao hơn. Như vậy với KCN, KCX có quy mô bình quân ở Việt Nam hiện nay là 100-150 ha thì một KCN sẽ có khả năng thu hút 10.000-15.000 lao động. Với KCN có quy mô diện tích lớn tới 2.700 ha như KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) thì khi lấp đầy lượng lao động làm việc tại đây đạt mức 300.000 người và sẽ tạo nên ở đây một đô thị công nghiệp mới. Các KCN, KCX phân bố ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước tuy nhiên nó tập trung chủ yếu ở những vùng kinh tế trọng điểm của ba miền Bắc, Trung, Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 25.900 ha, 110 KCN này chiếm gần 80% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Đến thời điểm cuối tháng 10/2007, các KCN, KCX trên cả nước đã cho thuê được trên 11.177 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN cả nước là 54,1%, riêng các KCN đã vận hành thì cho thuê được trên 9.928 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là trên 71,1%. Theo thống kê tại các địa phương gửi báo cáo và ước tính từ các nguồn thông tin khác, hiện nay có khoảng 1 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KCX và các khu kinh tế trên toàn quốc. Trong số những lao động này có khoảng trên 700.000 lao động là người tỉnh ngoài hoặc huyện ngoài và có nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian lao động tại các KCN, KCX. Trong các khu nhà tập trung (xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ phía các doanh nghiệp) cũng chỉ đủ cung cấp chỗ ở, sinh hoạt cho khoảng 7-10% số lao động đang lam việc tại đây và có nhu cầu về nhà ở. Trên 90% công nhân còn lại phải tự thu xếp chỗ ở, thuê trọ rải rác trong các khu dân cư gần nơi họ làm việc hay các KCN. Với sự phát triển hiện nay của các KCN, KCX ở Việt Nam thì đến nay các KCN, KCX này đã thu hút trên cả nước được 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 25,3 tỷ USD và gần 2.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 137 nghìn tỷ đồng (chưa kể các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng số vốn đầu tư 976 triệu USD và 43 nghìn tỷ đồng). Việc phát triển các KCN, KCX đã và đang góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao động nhập cư. Trong thời gian tới, lực lượng lao động trong các KCN, KCX gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các dự án hoạt động trong các KCN, KCX. Tính đến tháng 6/2007 , các KCN, KCX của cả nước đã thu hút được khoảng 1 triệu lao động trực tiếp với tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng lên và đạt gần 40%. Ngoài ra nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tổng số việc làm được tạo ra từ chương trình phát triển KCN, KCX tập trung nhiều nhất là tại TP Hồ Chí Minh với khoảng trên 210 nghìn lao động làm việc tại hơn 100 xí nghiệp trong 14 KCN, KCX, trong số này có khoảng 60-70% lao động là người từ các địa phương khác đến làm việc tại TP Hồ Chí Minh và đại đa số công nhân ở đây đều có nhu cầu nhà trọ. Trong khi đó toàn thành phố chỉ có 4/14 KCN là có xây nhà lưu trú cho công nhân, còn lại đều không có hoặc là công nhân phải sống trong các khu nhà tạm bợ, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Năm 2007, TP Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng nhà lưu trú tại 5 khu là: Tân Thuận, Linh Trung 2, Tân Thới Hiệp, Long Thới, Vĩnh Lộc với tổng quy mô đáp ứng được gần 7000 chỗ ở cho công nhân. Đến tháng 3/2007 thành phố tiến hành sửa chữa 2 khu nhà ở KCX Linh Trung để đưa công nhân vào ở. Ngoài ra thành phố cũng tích cực bổ sung quy hoạch bên ngoài KCN, KCX quyết tâm xây dựng được 8000-10.000 chỗ ở cho công nhân trong năm 2008. Riêng tại Hà Nôị, quá trình mở rộng phát triển và thu hút mạnh đầu tư vào các KCN, KCX đã tạo lên sức hút mạnh về lao động tại đây, bao gồm đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý trong đó 90% là công nhân và kỹ thuật viên. Trong số những lao động đang làm việc tại Hà Nội có cả người Việt Nam và người nước ngoài chủ yếu là cán bộ quản lý hay kỹ thuật viên cao cấp. Lao động trong các KCN, KCX ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung hiện nay có đặc điểm là lao động trẻ, lao động nữ và lao động di cư chiếm tỷ lệ khá cao. Lao động ở độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm 90% tổng số lao động trong các KCN, KCX. Lao động nữ chiếm 60% (phù hợp với ngành da giày, dệt may, thuỷ sản); lao động từ địa phương khác đến làm việc chiếm 65%. Tại Đà Nẵng có 6 KCN trên tổng diện tích đất khoảng 1500 ha và thu hút khoảng 40 nghìn lao động. Trong số đó có khoảng 60% là người ngoại tỉnh cần chỗ trọ. Riêng quận Liên Chiểu, dân số sở tại khoảng 91 nghìn người. Trong khi đó số lao động ngoại tỉnh khoảng 30 nghìn người. Cùng lúc đó trên địa bàn quận còn có khoảng 30 nghìn sinh viên của các trường đại học. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có chương trình, dự án về nhà trọ cho công nhân các KCN, KCX. Quảng Nam với 5 KCN, KCX thu hút khoảng 18 nghìn lao động. Riêng tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn) có khoảng 15 nghìn lao động, tuy nhiên số nhà ở cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 5%, còn lại thì 95% số người lao động đều phải tự tìm chỗ ở trong dân. Hầu hết số lao động này đang phải thuê ở những nhà trọ mà số lượng và chất lượng của chúng đa phần là thấp, cũng chưa thể có số liệu thống kê được. Tại tỉnh Bình Dương có 21 KCN, KCX chiếm diện tích khoảng 5300 ha với khoảng 149 nghìn lao động. Tuy nhiên mới chỉ có rất ít khu nhà chính thức là dành cho công nhân. Ở đây chỉ có công ty giày Thái Bình thì có khoảng 1000 chỗ ở cho công nhân và Mỹ Phước thì có khoảng 900-1000 chỗ, còn lại hầu hết đều chung tình trạng như các KCN, KCX trên toàn quốc. Tại thị trấn Bến Lức (Long An), dân số trên địa bàn của thị trấn khoảng trên 18 nghìn người, riêng nhà máy Chin Lou đóng tại địa bàn thị trấn đã có khoảng 25 nghìn công nhân làm việc. Trong số đó có khoảng 10 nghìn người đang thuê nhà trên đất thị trấn. Trong tổng số những công nhân thuê nhà này chỉ có vài nghìn người là có khả năng thuê được những nhà trọ xây dựng tương đối cơ bản của các doanh nghiệp cho thuê nhà trọ như Kim Tỷ và Dung Quý. Số công nhân và lao động còn lại phải thuê những nhà rất tạm bợ, cơi nới, tận dụng. Số lao động trong các KCN, KCX tăng nhanh với các điều kiện và đặc điểm nêu trên dẫn đến cầu về nhà ở tăng mạnh tại các khu vực KCN (nhà ở cho người địa phương khác đến làm việc, nhà ở cho gia đình trẻ mới hình thành …). Hầu như toàn bộ số người lao động từ địa phương khác đến làm việc tại các KCN, KCX đều có nhu cầu về nhà ở. Một số lao động là người địa phương cũng có nhu cầu về nhà ở gần KCN, KCX do chế độ làm việc theo ca kíp của các doanh nghiệp buộc người dân phải bám xưởng bám máy hay làm thêm giờ. Do diện tích nhà ở của gia đình hiện có chật hẹp, do bản thân người lao động thích sống tự lập không muốn phụ thuộc gia đình, bên cạnh đó cũng do giao thông trong khu vực chưa thuận tiện, tốn nhiều thời gian hoặc kém an toàn nên một số công nhân tuy trong cùng huyện với những KCN, KCX song ở các địa điểm khó khăn về giao thông vẫn có nhu cầu về nhà ở gần KCN… Phần lớn những nhà cho thuê đều là nhà tạm bợ, lợp ngói xi măng, khoảng 3-4 công nhân thuê một buồng với giá từ 100.000-150.000 đồng/người/tháng không kể điện nước; ở các khu vực xa đô thị lớn thì giá thuê phòng có thấp hơn chút ít. Tình hình an ninh trật tự tại các khu công nhân thuê trọ ở một số KCN cũng có nhiều bức xúc do lực lượng lao động thuê nhà đông và phức tạp. Nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX – Khái niệm và phân loại. Khái niệm chung về nhà ở. Mỗi quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển cũng đều có một sự giống nhau, đặc biệt đối với những nước đang có nền công nghiệp phát triển đều có sự giống nhau về phân tầng xã hội trong cộng đồng dân cư. Điều này thể hiện ở chỗ, bao giờ trong xã hội của nó cũng bao gồm những hộ gia đình có mức sống, sinh hoạt, thu nhập hoàn toàn khác nhau. Đó là những người có thu nhập rất cao; những người có thu nhập cao; những người có thu nhập trung bình; những người có thu nhập thấp; và những người có thu nhập rất thấp. Với những người thuộc nhóm có thu nhập cao, rất cao hay trung bình thì với họ vấn đề nhà ở không có gì khó khăn lắm cho họ, nhưng với những người có thu nhập thấp và rất thấp thì lại khác. Họ hầu hết là gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tạo lập nhà ở. Hầu hết những chương trình phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới, bao giờ chương trình nhà ở cho các thành phần dân cư trong xã hội cũng được quan tâm rất nhiều. Chương trình này bao gồm cả các thành phần dân cư, đối tượng xã hội là nhà cho người lao động tại các khu sản xuất, nhà cho người nghèo, người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống do thiên tai, bệnh tật,… Tùy theo tình hình, đặc điểm thực tế của mỗi nước và trong từng hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn mà có chính sách đầu tư phát triển nhà ở cho các đối tượng nêu trên là khác nhau. Từ việc đầu tư bằng ngân sách nhà nước đến việc khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở để cho các đối tượng này thuê, tạm thời cư trú hoặc thuê mua. Để hiểu thế nào là nhà ở cho công người lao động, công nhân tại các KCN, KCX, thì hiện nay chưa từng có một khái niệm cụ thể nào nói đến. Cũng chưa có khái niệm thống nhất nào về nhà ở cho công nhân, người lao động tại các KCN, KCX. Theo những điều khoản, quy phạm trong “Chương I: Những quy định chung” của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 năm 2006 về Quy định chi tiết và hướng dấn thi hành Luật Nhà ở, chúng ta có khái niệm về “nhà ở xã hội” được dùng nhất thể hóa với nhà ở công nhân, người lao động tại các KCN, KCX như sau: “Nhà ở xã hội” được hiểu là nhà ở do nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại điều 53 và điều 54 của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mướn theo cơ chế do Nhà nước quy định.” Ngoài ra trong luật Nhà ở còn có quy định về điều kiện được thuê và mua nhà ở xã hội bao gồm: Chưa có sở hữu nhà và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/ người; nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát. Người được thuê – mua quỹ nhà ở xã hội ngoài các điều kiện quy định nói trên còn phải thanh toán lần đầu 20% giá trị của nhà được thuê mua. Vấn đề nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, cho người lao động được thể hiện qua các chính sách về đất đai như: không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, có những chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về lãi suất vốn vay và các chính sách tạo điều kiện và ưu đãi khác như giá cho thuê, giá thuê mua được tính trên nguyên tắc bảo toàn vốn đầu tư xây dựng. Các loại hình nhà ở của công nhân tại các KCN, KCX. Nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX hiện nay rất đa dạng và có nhiều hình thức, tuy nhiên có thể chia thành ba loại chính như sau: Nhà ở do nhà nước xây dựng. Nhà ở do các doanh nghiệp xây dựng. Nhà ở do các hộ dân xây dựng. Thứ nhất là loại nhà ở do nhà nước xây dựng. Đây là loại hình nhà ở có chất lượng cao nhất trong tất cả các loại hình nhà ở dành cho công nhân, người lao động trong các KCN, KCX thuê vì loại nhà ở này được xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành. Hiện nay loại nhà ở này có rất ít, nó chiếm khoảng 1% trong tổng số lượng nhà ở cho công nhân thuê và chỉ được thực hiện ở một số địa phương tập trung các KCN lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Đây là một loại hình nhà ở chung cư chưa được xây dựng ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác ngoài những thành phố trên. Thứ hai là loại nhà do các doanh nghiệp xây dựng, đây là loại nhà ở được thiết kế trên diện tích đất tại các KCN. Loại nhà này được xây dựng khoảng 3-5 tầng theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng và quy định của UBND TP Hồ Chí Minh (Quyết định 75). Những khu nhà ở này hiện nay đang được xây dựng và hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng, nhưng hầu hết nó tập trung ở TP Hồ Chí Minh như ở KCX Tân Thuận do công ty cổ phần phát triển Sài Gòn xây dựng 2 khu nhà quy mô 1900 chỗ ở, KCN Tân Bình, công ty phát triển nhà Quận 5 xây dựng 2 khu chung cư với quy mô 720 chỗ ở; KCX Linh Trung 1, công ty dịch vụ địa ốc Sài Gòn xây dựng 104 phòng vơi quy mô 840 chỗ ở, Tổng công ty xây dựng Sài Gòn xây dựng 2 khu nhà 5 tầng với quy mô 1520 chỗ ở; KCN Vĩnh Lộc, công ty cổ phần nhà Quận 5 xây dựng 2 khu chung cư với quy mô là 720 chỗ ở.. Theo số liệu thống kê về việc nhà nước và doanh nghiệp đảm bảo được chỗ ở cho người lao động ta thấy: Tỉnh, thành phố Tỷ lệ nhà ở được đảm bảo (%) TP Hồ Chí Minh 5.4 Đồng Nai 6.5 Bình Dương 15 Như vậy ta thấy so vói tổng nhu cầu của người lao động về chỗ ở thì tỷ lệ này là quá ít. Doanh nghiệp và nhà nước mới chỉ đảm bảo được một phần nhỏ số lượng nhà cho công nhân tại các KCN, KCX. Đây là những khu nhà đảm bảo chất lượng tốt thứ hai sau loại nhà ở do nhà nước xây dựng. Chất lượng của nó hơn hẳn so với những loại nhà ở do doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình xây dựng để cho thuê. Khu nhà này đã đảm bảo được chất lượng cuộc sống của người công nhân. Nhà ở do doanh nghiệp xây dựng trong khuôn viên đất của doanh nghiệp trong KCN. Vì vậy chất lượng cuộc sống trong này bị tách biệt với cộng đồng dân cư, đồng thời những hạ tầng xã hội đi kèm với chất lượng cuộc sống cũng có nhiều bất cập Thứ ba là loại nhà ở do các hộ dân xây dựng, hiện nay loại nhà ở này khá phổ biến ở hầu hết các KCN, KCX trên cả nước. Theo số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu đề tài liên quan đến vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, tại TP HCM nhà ở do hộ gia đình xây dựng đảm bảo được 96,4% số lượng chỗ ở cho người lao động trong các KCN, KCX. Còn tại Long An thì đại đa số (chiếm gần 100%) số lượng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở đây là do các hộ gia đình cung cấp. Nhà nước cũng như doanh nghiệp chưa hề xây dựng chỗ ở cho công nhân. Cũng với tình trạng như trên thì tại Quảng Nam, Bình Định, chỗ ở của công nhân hiện nay chủ yếu do các hộ gia đình cung cấp. Riêng tại Hà Nội, hiện nay có khoảng 28.200 lao động trong các KCN, KCX nhưng công nhân thì trên 90% phải thuê nhà trọ của dân để ở. Tỉnh Hưng Yên đang đầu tư xây dựng khu chung cư tại KCN Như Quỳnh. Tuy nhiên khi công trình đã hoàn thành cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu nhà ở cho lao động tại đây, còn đa phần công nhân lại vẫn phải đi thuê nhà ở cho mình tại các khu vực lân cận với KCN. Những loại nhà ở do người dân tự phát xây lên theo xu hướng phát triển của các KCN, KCX và sự gia tăng của nó để đáp ứng nhu cầu của người lao động tại đây. Chính điều đó làm cho phần lớn nhà trọ này có chất lượng rất kém. Hầu hết đó là những căn nhà mái tôn, giấy dàu, tường gạch, lá dừa, nền lát gạch hoặc láng xi măng, không có công trình phụ khép kín, phần lớn đó là hệ thống nhà vệ sinh chung rất bất tiện, nhất là đối với phụ nữ. Loại nhà ở do người dân tự phát xây lên hiện nay có thể là loại nhà xây mới, nhà do hộ gia đình ngăn từ diện tích còn thừa của gia đình mình để cho thuê hoặc là nhà xây tạm trên đất vườn, đất thổ cư hay công trình phụ trước đó. Trong ba loại nhà trên thì loại nhà do người dân xây mới để cho công nhân thuê hiện nay có chất lượng tốt nhất so với những loại nhà kia, tuy nhiên do họ phải đóng thuế khá cao (28% thuế thu nhấp doanh nghiệp và VAT 10%) nên thu hồi vốn chậm và không có tích lũy để tu sửa nhà trọ. Vì vậy mà loại nhà này cũng ít. Đây là mô hình rất phù hợp với giai đoạn hiện nay, cho nên Nhà nước nên có những cơ chế chính sách để hỗ trợ tạo điều kiện cho những hộ dân có khả năng xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, giảm bớt sức ép về nhu cầu nhà ở đang ngày một gia tăng hiện nay. Còn đối với những loại nhà ở do người dân xây dựng từ diện tích thừa của gia đình hay xây trên đất thổ cư thì phần lớn chất lượng kém, an ninh không đảm bảo, không an toàn. Chắc chắn về sau này không một người ở trọ nào muốn duy trì tình trạng chỗ ở của mình như vậy. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. Việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX hiện nay đang là một vấn đề khá bức xúc đặt ra với tất cả các nước, đặc biệt là đối với những nước có tốc độ tăng trưởng phụ thuộc phần lớn vào yếu tố phát triển các KCN, KCX. Sau đây là một số những kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. Một số giải pháp của các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE). Chính quyền thành phố công nghiệp Dubai đã thông báo hoàn thành thành phố lao động đầu tiên tại khu Base Metal, với sức chứa 12500 người gồm quản đốc và công nhân. Thành phố lao động, bao gồm 14 toà nhà, là dự án đầu tiên trong số bảy dự án theo kế hoạch sẽ được xây dựng tại thành phố công nghiệp Dubai với chi phí lên tới 1.6 tỷ Dh (Dirham, đơn vị tiền tệ của UAE, bằng 0.272294 USD, bằng khoảng 4.356 đồng Việt Nam). Sáu dự án còn lại được xây dựng trong năm 2007 và hoàn thành vào quý 1 năm 2008. Việc hoàn thành thành phố lao động đầu tiên chỉ là một phần trong một kế hoạch tổng thể nhằm giúp thành phố công nghiệp có thể tạo được chỗ ở cho nguồn lao động cần thiết cho thành phố với mức giá chấp nhận được và có thể tự trang trải được. Thành phố công nghiệp Dubai nằm tọa lạc trên trục đường Emirates và gần với đường Shaikh Zayed, có diện tích gần 560 triệu feet vuông. Đây là khu vực công nghiệp bao gồm sáu cụm công nghiệp thực phẩm và đồ uống, kim loại cơ bản, khoáng phẩm, hoá chất, trang thiết bị và phụ tùng giao thông, máy móc và thiết bị cơ khí. Chương trình nhà ở được xây dựng với một phong cách riêng đa mục đích với bản sắc riêng và tiên tiến một mặt tạo cho công nhân khả năng tiếp cận các khu sản xuất một cách dễ dàng, mặt khác lại giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt của công nhân trong một thành phố công nghiệp toàn diện thuộc loại hàng đầu trong khu vực. Nhà ở của công nhân trong thành phố công nghiệp được trang bị cho các thiết bị tiên tiến, bao gồm một phòng bếp được thiết kế riêng, một quán ăn tự phục vụ (cafeteria), một phòng giặt đồ, phòng ngủ có điều hoà nhiệt độ, sân chơi dành cho bóng rổ, bóng đá và cric-ke. Các dịch vụ khác như cửa hàng ăn uống, cửa hàng tạp hoá, ngân hàng, trung tâm y tế, rạp hát và các dịch vụ bán lẻ khác cũng sẽ được đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thường ngày của công nhân. Khi hoàn thành dự án, các thành phố lao động sẽ có tổng diện tích 14 triệu feet vuông, với 87500 giường. Thiết kế và quy hoạch của tất cả các thành phố lao động này là tuân thủ theo các quy định mới nhất của thành phố công nghiệp Dubai, và dưới sự giám sát của Maqayees, trung tâm tiêu chuẩn công nghiệp Dubai. Một số giải pháp của Bang Selangor (Malaysia) xây dựng chương trình phát triển nhà ở cho công nhân. Chương trình này được chính quyền bang Selangor (Malaysia) bắt đầu để phát triển nhà ở mới cho công nhân của bang. Chương trình này được đặt tên là “Chương trình nhà ở cho các cặp uyên ương”. Nhà xây dựng theo chương trình này sẽ được tập trung tại các khu vực phụ cận khu công nghiệp. Theo tuyên bố mà Ban thư ký báo chí tại văn phòng Menteri Besar, chương trình nhà ở cho các cặp uyên ương nhằm đảm bảo rằng công nhân sẽ không phải rời đi nơi khác khi lập gia đình. Điều này sẽ góp phần làm giảm mức biến động lao động tại các nhà máy, các KCN… từ đó tạo ra sức hút cho các nhà đầu tư. Hai trong số những địa điểm được xác định là thích hợp cho chương trình nhà ở cho các cặp uyên ương này là Batu 7 và Si jang kang, nằm gần khu trung tâm Halal và Deng kil tại Sepang. Tất cả các công dân dưới 45 tuổi tại Selangor đều được dành cho các căn hộ này. Đó là các căn hộ liền kề nhau, mỗi căn gồm ba phòng, mỗi căn trị giá 35,000 ringit. Để tối ưu hoá sử dụng tiện ích mặt bằng, chương trình sẽ tổ chức xây dựng các cụm căn hộ, theo tỉ lệ 20 đến 25 đơn nguyên trên mỗi acre (mẫu Anh tức là bằng khoảng 0.4 hecta) so với mức 15 đơn nguyên trên một acre đang áp dụng trong các dự án nhà hiện tại. Tuyên bố của ban thư ký báo chí cũng cho biết, mặc dù thiết kế căn hộ là khá tiết kiệm nhưng điều đó sẽ không làm ảnh hưởng tới tính an toàn cũng như khả năng đáp ứng đầy đủ các cơ sở hạ tầng. Để đảm bảo tính tiện dụng cho người sử dụng căn hộ thì các tiện ích công cộng đi kèm như thùng rác, sân chơi cho trẻ em, nhà cộng đồng (nhà chung của cộng đồng) sẽ được bố trí tại những vị trí trung tâm của khuôn viên để mỗi hộ gia đình có thể dễ dàng tiếp cận, sinh hoạt. Sẽ có một khoảng không gian riêng khoảng 20 foot (đơn vị đo lường Anh, bằng 0.3048 mét) giữa các đơn nguyên, để đảm bảo cho thiết kế khu nhà được tuân thủ thì các khoảng này sẽ không được dùng để đỗ xe hay cơi nới…Một khu vực đỗ xe trung tâm sẽ được bố trí cho người sử dụng. Nhà ở theo chương trình này cũng sẽ có “lá phổi xanh” dưới hình thức cây xanh có bóng mát trồng dọc theo các trục đường chính và các khu vui chơi. Tại một số quốc gia khác. Tại một số quốc gia khác vấn đề nhà ở cho công nhân được đặt chung trong vấn đề nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp. Tại Mỹ, Bộ xây dựng nhà ở và phát triển đô thị Mỹ được giao quản lý tiền hỗ trợ nhà để đảm bảo quyền lợi cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc là những người nghèo. Dưới sự bảo đảm của nhà nước, lãi xuất tín dụng giảm và được duy trì ở một mức nhất định phù hợp với khả năng của người đi vay. Nhiều chương trình cấp vốn trực tiếp đã được triển khai, như cấp tạm ứng, cấp tín dụng ưu đãi cho việc tạo lập mới và cải tạo nhà ở; hỗ trợ hoặc bảo lãnh thanh toán tiền thuê nhà ở. Ngoài ra thì chính phủ Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến hình thức phát triển nhà ở cho thuê giá thấp. Tuy nhiên qua nhiều năm, dù cũng qua nhiều chính sách của nhà nước, nhưng vấn đề nhà ở công cộng của nước Mỹ vẫn trong tình trạng là khủng hoảng nặng. Điều này có được một phần do các định chế do tổng thống các kỳ đưa ra khác nhau. Với mỗi kỳ tổng thống thì lại có những chính sách về nhà ở cho công nhân, nhà ở công cộng hay nhà ở xã hội khác nhau chính vì vậy mà cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nhà ở xã hội tại Mỹ. Đến nay, bài học kinh nghiệm mà nước Mỹ có thể rút ra là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nhà ở là do thiếu quỹ nhà cho thuê. Tại Balan, chính sách về nhà ở lại được áp dụng như sau: họ phân ra trong xã hội có các đối tượng có nhu cầu về nhà ở, phân thành năm nhóm. Đó là: - Nhóm có thu nhập rất cao. - Nhóm có thu nhập cao. - Nhóm có thu nhập trung bình. - Nhóm có thu nhập thấp. - Nhóm có thu nhập rất thấp. Nhóm có thu nhập rất thấp tức là người nghèo, gồm các hộ gia đình gặp thiên tai, rủi ro trong cuộc sống, hay những người có thu nhập rất thấp. Nhóm này cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Balan áp dụng hình thức ở đây là phân nhóm đối tượng trong xã hội để có chính sách giải quyết cho phù hợp. Một số kết luận rút ra cho Việt Nam. Từ thực tế và kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy vấn đề nhà ở cho công nhân làm việc tại các KCN, KCX là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực cấp bách với sự phát triển lâu dài của các hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển bền vững của các KCN, KCX. Sự phối hợp giữa nhà nước, ban quản lý các KCN, KCX, doanh nghiệp và người dân trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực tuy có khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những nét tương đồng và những xu thế phát triển chung, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam giải quyết vấn đề này trên một số khía cạnh sau: Thứ nhất là, chúng ta phải mạnh dạn thừa nhận quan điểm nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX là một yếu tố quan trọng gắn liền với sự hình thành và phát triển của các KCN, KCX đồng thời nó cũng là một nhân tố quan trọng đi liền với quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là đối với những nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam. Dù là nước đi sau thì Việt Nam cũng cần phải nhấn mạnh vấn đề này và có những cơ chế chính sách quan tâm thích đáng. Vì tất cả những nước đã trải qua thời kỳ tăng trưởng và phát triển cũng đều khẳng định rằng xuất phát từ nền tảng và yếu tố then chốt là sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, KCX. Gắn với vấn đề này là vấn đề giải quyết nhà ở cho công nhân. Thứ hai là, Nhà nước phải là người đi tiên phong trong việc tạo lập và hiện thực hoá các cơ chế chính sách để phát triển nhà ở cho công nhân, cho người lao động. Bởi vì vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX không chỉ là vấn đề về kinh tế mà nó còn liên quan nhiều nữa đến vấn đề xã hội nên nhà nước cần phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ trực tiếp (tài chính) cho công nhân khi thuê hay mua nhà thông qua việc cấp vốn, bảo lãnh hoặc cho vay ưu đãi. Để làm tốt điều này thì nhà nước cần phải có sự quy định, cam kết rõ ràng và có khung pháp lý riêng để các bên liên quan trực tiếp (Nhà nước, ban quản lý doanh nghiệp, công nhân) có thể đối chứng công bằng, đảm bảo đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia. Bên cạnh đó nhà nước còn cần phải khuyến khích các doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình cung ứng loại ._.hình dịch vụ nhà ở này thông qua các biện pháp hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp, người dân như ưu đãi thuế, giá yếu tố đầu vào (điện, nước..), cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin quy hoạch các KCN, KCX,…Về phía bên cung cấp dịch vụ và nhà nước cũng phải đảm bảo cam kết, quy định đi kèm về giá thuê nhà ở, tiêu chuẩn về chất lượng và phòng trọ cho thuê… Tóm lại, trong xu thế tất yếu của sự biến đổi kinh tế nói chung trên thế giới, bất kỳ quốc gia nào dù là phát triển hay đang phát triển, các quốc gia đang trong quá trình CNH- HĐH chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Để thay đổi và phát triển theo hướng tích cực, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển đi trước thì một trong những điều kiện tiên quyết đó là phải tập trung phát triển các KCN, KCX. Tuy nhiên để các KCN, KCX này hoạt động, phát triển thì cần phải có các yếu tố cơ bản, nền tảng bên trong, ở đây chính là vấn đề nhà ở cho công nhân, cho những người lao động làm việc tại nơi đó. Vậy phía nhà nước, doanh nghiệp, người dân phải làm gì để góp phần làm cho điều này trở thành hiện thực? Đó vẫn còn đang là một ẩn số cho mọi quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quỹ đạo này. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX VÀ CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC KCN, KCX Ở VIỆT NAM Những vấn đề nảy sinh khi nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX không được giải quyết. Sự ra đời của các KCN, KCX tại bất kỳ một quốc gia nào cũng thường có một xu hướng chung là sẽ thu hút một lượng lao động khá lớn, đặc biệt là lao động trẻ từ các địa phương khác, mà chủ yếu là các vùng nông thôn, các quốc gia dư thừa lao động khác. Nhu cầu thu hút lao động bình quân đối với các KCN, KCX khoảng từ 100-150 lao động/ ha đất xây dựng công nghiệp, chưa kể số lao động phụ trợ ăn theo. Khi xây dựng một KCN 100-200 ha sẽ hình thành nên một đô thị mới khoảng 10.000 đến 30.000 lao động. Nếu tính thêm số lao động phụ trợ và ăn theo có thể lên đến 20.000 - 40.000 người, tương đương đô thị loại năm. Như vậy khi xem xét sự hình thành xây dựng KCN, KCX không chỉ phải tập trung giải quyết vấn đề xây dựng nhà xưởng mà còn phải chú ý đến vấn đề phát triển nhà cho công nhân cũng như vấn đề hạ tầng cơ sở có liên quan (Bộ xây dựng 2007). Chính vì sự gia tăng của các KCN, KCX kéo theo sự gia tăng của một số lượng lao động và những người ăn theo cao như vậy cho nên nếu vấn đề nhà ở cho công nhân không được giải quyết thì hậu quả tất yếu nảy sinh sẽ là: Thứ nhất, công nhân sẽ làm việc không năng suất. Vì điều kiện sinh hoạt (nhà ở) của công nhân ảnh hưởng lớn đến khả năng tái tạo sức lao động của công nhân và qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như của KCN, KCX. Ta có thể lấy một ví dụ như tại Đài Loan thuộc Trung Quốc, tình trạng lạm dụng tình dục một cách nghiêm trọng xảy ra thường xuyên, nhất là đối với nữ công nhân trẻ còn độc thân. Nhiều nữ công nhân tầm tuổi 19 muốn làm việc tại các quán bar karaoke nơi họ bị lạm dụng tình dục nhưng ít nhất mức lương của họ nhận được là NT $30.000 (US$ 1.170/ tháng, tỷ giá NT 25,924/US$ 1), là mức thu nhập cao hơn làm trong nhà máy. Các KCX đã góp phần tạo nên “sự thần kỳ kinh tế” của Đài Loan. Tuy nhiên kể từ thập kỷ 80, với sự gia tăng chi phí nhân công và giá đất, khả năng cạnh tranh của Đài Loan đã bị giảm sút. Kể từ năm 1984, nhiều nhà máy trong các KCX đã chuyển sang hoạt động tại các quốc gia khác. Điều kiện sinh hoạt của công nhân ảnh hưởng tới năng suất lao động bởi vì nếu điều kiện ăn ở kém sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân qua các yếu tố như: thiếu ngủ, thiếu phương tiện đi lại và thời gian nghỉ ngơi, điều kiện vệ sinh, nước uống kém. Nếu thường xuyên như vậy thì tình trạng này hàng ngày ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân, đặc biệt là nữ công nhân – là lực lượng lao động chính của các KCN, KCX. Họ là những công nhân sản xuất, do đặc thù công việc mà họ phải làm việc khoảng 10-12 tiếng trong một ngày và có khi còn phải làm ca đêm. Hơn nữa ngoài thời gian làm việc họ lại còn phải chăm sóc gia đình, con cái dẫn đến họ thường xuyên đi làm muộn hoặc phải nghỉ làm. Nếu có thể đi làm thì họ cũng không thể cho năng suất cao và khả năng an toàn lao động bị giảm. Thứ hai, do không có chỗ ở ổn định nên đời sống của công nhân rất bấp bênh, nay đây mai đó, điều này làm cho doanh nghiệp có thể thiếu lao động, đặc biệt là lao động lành nghề. Rất nhiều công nhân khi được hỏi đã trả lời: “vấn đề chính của chúng tôi là chúng tôi không có nhà riêng, nếu người chủ căn hộ mà chúng tôi đang ở trở về thì chúng tôi sẽ phải chuyển đi. Nếu chúng tôi được vay mua nhà hoặc được cấp nhà của Nhà nước thì tình hình sẽ tốt hơn. Nếu không chúng tôi sẽ đành phải chuyển vào ở trong một văn phòng nhà ở của thành phố cho tới khi họ cấp cho chúng tôi một căn hộ”. Như vậy sự ổn định lao động tại các KCN, KCX có thể bị ảnh hưởng do điều kiện sinh hoạt tồi tệ của công nhân. Phần lớn công nhân họ đều biết rằng họ có quyền được sinh hoạt trong điều kiện tốt và do vậy bắt đầu nêu vấn đề này cho các cơ quan có liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng. Nếu doanh nghiệp và nhà nước không khắc phục hay giải quyết tình trạng này thì có thể sẽ dẫn đến khả năng xảy ra xung đột. Thứ ba, Nhiều vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình làm việc như: tranh chấp lao động với người sử dụng lao động, biểu tình, bãi công… trong khoảng thời gian từ năm 1987-1992, tại Đài Loan hơn 30.000 công nhân làm việc tại các KCX đã mất việc làm. Tình trạng biểu tình ngồi của công nhân đòi các khoản bồi thường mà họ có quyền được hưởng xảy ra thường xuyên sau khi các nhà máy đóng cửa. Khi chi phí nhân công gia tăng, các công ty còn tiếp tục hoạt động đều tìm cách đối phó. Cũng như vậy tại Sri Lanka nhiều cuộc đình công xảy ra do tranh chấp giữa công nhân và người sử dụng lao động về vấn đề nhà ở. Các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình này rất khó giải quyết. Thứ tư, ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng lao động cũng như sự phát triển của các KCN, KCX. Khi điều kiện tối thiểu là nhà ở cho công nhân làm việc không được đáp ứng thì những phúc lợi xã hội mà công nhân lẽ ra được hưởng cũng không thể hoặc là khó có thể được hưởng theo. Mặt khác các nhà đầu tư nước ngoài đều coi phúc lợi của công nhân là một điều kiện để họ tham gia đầu tư và thực hiện các giao dịch, điều này dựa trên cơ sở tiêu chuẩn thế giới về phúc lợi của công nhân, nhất là đối với các nước ở thế giới thứ ba, khi điều kiện làm việc của công nhân còn tồi tàn, lao động dễ bị bóc lột, giá nhân công rẻ mạt… Thứ năm, do đặc điểm lao động tại các KCN, KCX là phần lớn trẻ và chưa lập gia đình. Khi làm việc tại các KCN, KCX hiện nay, với điều kiện vật chất chưa đầy đủ, đặc biệt lại chưa có nhà để ở ổn định thì việc kết hôn, lập gia đình đối với họ là vấn đề không tưởng. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các cá nhân, đồng thời cũng tạo nhiều vấn đề xã hội đặc biệt là đối với phụ nữ như tình trạng bị lạm dụng tình dục hoặc phải thôi việc để đi lấy chồng khi đã đến hoặc quá tuổi. Tất cả đều tạo ra một hình ảnh không tốt đẹp gì trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng đối với các KCN, KCX. Vì vậy có thể dòng đầu tư vào các KCN, KCX này sẽ giảm đi trong tương lai, do vậy ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của các KCN. Tình hình nhà ở của công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam. Tại Việt Nam thời gian qua, các KCN, KCX hầu hết là không có hoặc có cũng không đảm bảo nhà ở cho công nhân của mình. Chúng ta có thể tìm hiểu một số thông tin thông qua bài báo dưới đây được đưa tin nhanh tại VnEpress về tình hình nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam: Trên 90% khu công nghiệp không có nhà trọ công nhân Trong 130 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có trên cả nước, chỉ khoảng 7% đơn vị xây nhà cho công nhân thuê. Và cũng chưa có tỉnh, thành phố nào ban hành chính sách phát triển nhà ở cho lao động ở các khu này. Ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đã đưa ra các con số trên tại buổi tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, tổ chức tại tỉnh Long An, sáng nay. Ông Lợi cho hay, hiện cả nước có khoảng 860.000 công nhân, phần lớn là người ngoại tỉnh làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. Nhưng ngay cả tỉnh phát triển mạnh về các khu công nghiệp như Đồng Nai cũng chỉ đảm bảo được chỗ ở cho 6,5% người lao động. Còn TP HCM mới dừng ở mức 4%. “Có lẽ do hầu hết các khu công nghiệp chỉ lo làm sao tạo ra lợi nhuận chứ không hề chú trọng đến việc lo nơi ăn chốn ở của công nhân, những người trực tiếp làm ra của cải cho họ", ông Lợi nhìn nhận. Cũng theo ông Lợi, do không được lo chỗ ở, công nhân đành phải tự tìm chỗ trọ cho mình. Với mức lương trung bình từ 800.000 đến 1 triệu đồng/tháng, họ chỉ dám bỏ ra 100.000 đồng để thuê nhà trọ, nên hầu hết chỗ ở đều dưới mức tối thiểu. “Đó là chưa kể đến việc công nhân thường phải trả tiền điện, tiền nước gấp đôi giá Nhà nước… Công nhân trong các khu công nghiệp đang bị bóc lột đủ thứ”, ông Lợi xót xa. Trao đổi với VnExpress bên lề hội nghị, ông Trịnh Huy Thục, Cục trưởng Cục quản lý nhà, Bộ Xây dựng, cho biết, Chính phủ đã ban hành Luật Nhà ở, quy định điều kiện tối thiểu về nhà ở đối với người lao động. Ngoài ra, Quy chế nhà trọ công nhân cũng yêu cầu đảm bảo cho người lao động được ở trong những ngôi nhà với điều kiện tối thiểu về diện tích (3m2/người), có cây xanh, ô thoáng… Tuy nhiên, theo ông Thục, để giải quyết nhà ở cho công nhân theo luật định cần có lộ trình. Với các khu công nghiệp sắp hình thành, Chính phủ mà đại diện trực tiếp là các bộ ngành, UBND các tỉnh thành phải quán triệt chặt chẽ việc đảm bảo có chỗ ở cho công nhân. “Tất cả các cơ quan chức năng đều cần phải vào cuộc. Xây nhà trọ công nhân thì được miễn thuế sử dụng đất và nhiều ưu đãi khác, không có lý do gì để các nhà đầu tư từ chối xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc cho mình”, ông Thục nói. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thừa nhận yếu kém của bộ này trong việc lo chỗ ở và môi trường sống của hàng chục nghìn công nhân tại các khu công nghiệp trong suốt 15 năm qua. Ông Phúc cho rằng nếu giải quyết được vấn đề đời sống, nơi ăn chốn ở, chế độ bảo hiểm xã hội… cho công nhân thì chắc chắn người lao động sẽ yên tâm cống hiến sức lao động của mình chứ không xảy ra đình công như thời gian gần đây. Ông Phúc cho biết, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ chỉ đạo các khu công nghiệp, khu chế xuất toàn quốc chú trọng đến việc yêu cầu các nhà đầu tư cam kết xây dựng nhà cho công nhân. “Chúng tôi sẽ cùng các bộ liên quan kiểm tra và xử lý các tỉnh không thực hiện tốt chính sách về nhà ở theo đúng Luật xây dựng và Luật nhà ở mà nhà nước ban hành”, ông Phúc khẳng định. Hải Ngọc Theo VnEpress đưa tin ngày 14/7/2006 Sự phát triển của các KCN, KCX ở Việt Nam thời gian qua tạo sự thu hút mạnh về lao động và kích thích sự tăng cầu về nhà ở. Tính đến nay tại Việt Nam đã có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN, KCX, tỷ lệ đầu tư này ngày càng gia tăng đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Trong 10 tháng đầu năm 2007, cả nước có 13 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập mới 10 KCN và mở rộng 3 KCN với tổng diện tích đạt 1569 ha. Tính đến nay, cả nước đã có 154 KCN thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32.808 ha trong đó diện tích đất công nghiệp có thể thuê đạt 21.775 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Có 92 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và 62 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 12.073 ha. Riêng ở Hà Nội, theo số liệu thống kê năm 2005, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN, KCX ở Hà Nội với tổng dự án là 102, tổng số vốn đăng ký trên 1.25 tỷ USD. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 55 dự án, Singapore có 8 dự án, Hàn Quốc có 7 dự án đầu tư vào KCN Hà Nội. Quá trình đầu tư vào mở rộng phát triển và thu hút mạnh đầu tư vào các KCN, KCX ở Việt Nam tạo ra sức hút về lao động làm việc tại các khu này, gồm đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý…Đa số người lao động tại các KCN, KCX hiện là người trẻ tuổi, lao động nữ là lực lượng chính trong các KCN, KCX tuổi từ 18-35. Lực lượng lao động ngoại tỉnh từ các địa phương di cư tới các đô thị và KCN hầu hết đều chỉ được ở trong các ngôi nhà tạm bợ, thuê trọ nhà do dân cư tự phát xây lên với những điều kiện sinh hoạt tối thiểu là tồi tàn và thiếu thốn. Cùng lắm là được ở trong các ngôi nhà dạng ký túc xá cũng trật trội và ẩm thấp điều kiện văn hoá tinh thần gần như không có gì. Không chỉ những lao động ở tỉnh lẻ hoặc ở ngoại tỉnh di cư tới là có nhu cầu về nhà ở mà những người dân sống tại địa bàn tỉnh – nơi có các KCN, KCX cũng có nhu cầu về nhà ở gần với KCN, KCX hay vì một số lý do cá nhân khác mà họ cũng có nhu cầu ra ở riêng gần với nơi làm việc cho thuận tiện đi lại và phù hợp với đặc thù công việc mà họ đang làm. Từ những lý do trên mà ta thấy cầu về nhà ở tại Việt Nam ngày càng gia tăng cùng với sự tăng lên của các KCN, KCX. Hiện nay, chưa có một KCN, KCX nào ở Việt Nam giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho công nhân của mình để tạo cho họ sự yên tâm, gắn bó với công việc của mình. Cung về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay. Cung về nhà ở cho công nhân ở các KCN, KCX tại Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu về nhà ở cho người lao động. Nhìn chung lại là quy hoạch về nhà ở và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ KCN, KCX chưa được quan tâm đúng mức. Đây hiện đang là tình trạng khá phổ biến tại các KCN, KCX trên địa bàn cả nước. Hiện tại cung về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Khi nhu cầu về nhà ở của người dân rất lớn thì họ phải thuê những khu vực xung quanh, nơi dân cư làm nhà để cho thuê. Vấn đề xây nhà ở xã hội đã được đặt ra từ rất sớm. Khi Luật Nhà ở được Quốc hội thông qua vào ngày 29-11-2005, quyền lợi về nhà ở của những người có thu nhập thấp được nhà nước xác nhận. Ngay sau đó, vào năm 2006, Bộ Xây dựng đã trình đề án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội và chọn 3 địa phương có số lượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đông nhất là Hà Nội, TPHCM và Bình Dương để áp dụng đề án trước tiên. Sau đó, đề án này sẽ được nhân rộng ra các địa phương trong cả nước. Theo báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn 2006-2010 Hà Nội cần xây dựng trên 110.000 căn hộ cho các đối tượng thu nhập thấp, còn TPHCM cần khoảng 100.000 căn hộ thu nhập thấp và trên 50.000 chỗ ở tập thể cho công nhân lao động. Đối với chính quyền địa phương đây quả là bài toán nan giải vì các doanh nghiệp bất động sản vốn không "mặn mà" với chương trình nhà ở xã hội vì thu lãi thấp mà rủi ro cao. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng) thừa nhận từ khi Luật Nhà ở được đưa vào thực tế đến nay, tiến độ xây dựng quỹ nhà ở xã hội còn rất chậm. Một thống kê cụ thể từ Bộ Xây dựng cho thấy, 3 địa phương thực hiện thí điểm chương trình nhà ở xã hội đều rất chậm trễ trong khi lượng công nhân đổ về các địa phương trên ngày càng tăng nhanh. Cụ thể, các doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghiệp trong vùng đồng bằng sông Hồng hiện thu hút được 142.000 lao động trực tiếp từ các khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng), Hoà Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh, Quang Minh(Vĩnh Phúc), Thăng Long, Sài Đồng B và Khai Quang (Hà Nội). Nhưng số lượng nhà ở đáp ứng được chỉ là 168 căn (trong 1.564 căn hộ dự kiến) cho 1.700 công nhân thuê. Tại Bình Dương, 21 khu công nghiệp với 149.000 lao động nhưng khu công nghiệp đáp ứng được nhiều chỗ ở nhất cũng chỉ dừng lại con số 1.000 chỗ ở, và số khu công nghiệp như vậy rất ít ỏi. Riêng TP Hồ Chí Minh có số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhiều nhất với 100 xí nghiệp  hoạt động trong 14 khu công nghiệp thu hút 210.000 lao động. Trong đó, 147.000 người có nhu cầu nhà trọ, nhưng chỉ có 4/15 khu công nghiệp, khu chế xuất có nhà lưu trú cho công nhân. Nhiều KCN-KCX thu hút đông lao động phổ thông, tay nghề, trình độ thấp, mức thu nhập thấp, phải chi phí tiền thuê nhà, điện, nước nên anh chị em công nhân càng khó khăn trong đời sống hàng ngày, chưa kể phải dành tiền đề phòng ốm đau, gửi về giúp đỡ gia đình. Các số liệu công bố gần đây của TP.HCM cho thấy, 70% lao động ở các KCN thành phố là ngoại tỉnh. Chính vì thế nhu cầu nhà ở cho những lao động này là rất lớn. Còn theo kết quả điều tra xã hội học của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, đa số lao động là những người trẻ nhập cư, nên gặp nhiều khó khăn trong ổn định cuộc sống, nhất là về nhà ở. Phần lớn họ phải thuê nhà dân vì không mấy doanh nghiệp có ký túc xá. Kết quả điều tra cũng cho thấy 65,8% công nhân tại các KCN-KCX TP.Hồ Chí Minh có nhu cầu nhà ở, song các doanh nghiệp chỉ mới đáp ứng được 4-15%. Còn ở Bình Dương cũng mới đảm bảo nhà cho 15% số lao động (đáp ứng cho khoảng 11.000 lao động), tỉnh Đồng Nai đảm bảo được 6,5% lao động (đáp ứng được gần 9.000 lao động). Tuy nhiên, do thuê nhà chật chội, công nhân làm việc vất vả đã khiến cho họ không còn thời gian tiếp xúc với văn hóa. Theo khảo sát, 89,3% công nhân ở các KCN cho rằng, nếu có các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao thì cũng chỉ diễn ra tại địa bàn cư trú và không phải ai cũng có điều kiện tham gia. Còn tại nơi cư trú, số lượng thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao lại quá ít ỏi và nghèo nàn. Qua thực tế ở hầu hết các KCN, KCX cho thấy, một tình trạng chung là nhà ở cho công nhân thuê hầu hết là những dãy phòng trọ, nhà trọ, do người dân xung quanh xây dựng một cách tự phát, tạm bợ, hầu hết các phòng chỉ rộng từ 10-15m2, mái lợp fibro-xi măng, dột và ẩm thấp khi trời mưa, nóng như lò nung vào mỗi đợt hè, điện nước thiếu thốn, không đảm bảo được ngay cả những điều kiện sinh hoạt bình thường, lối đi lại thì chật hẹp, không hợp vệ sinh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không đáp ứng được yêu cầu, giá cả và thời gian thuê nhà không được lâu dài và ổn định…Đa phần những nhà cho thuê mới chỉ giải quyết được phần trước mắt là chỗ ngủ, còn lại chất lượng ở và các công trình phục vụ sinh hoạt rất yếu kém, thực chất đây là các khu nhà lụp xụp, giống như những khu nhà “ổ chuột”. Những người công nhân với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, với số tiền ít ỏi, với giá cả đắt đỏ, buộc phải ở trong những ngôi nhà như thế này gây rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng làm việc và khả năng tái sản xuất sức lao động của người công nhân. Bên cạnh đó với tốc độ phát triển của những nhà ở kém chất lượng và không đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu đang gia tăng rất nhanh, tuy vậy nó vẫn không đủ để đáp ứng được nhu cầu về nhà ở giá rẻ của công nhân cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Những người dân cho thuê nhà có diện tích đất chật hẹp, không thể có khả năng mở rộng, hơn nữa họ cũng không thể đầu tư để xây dựng được, chính vì vậy mà việc có nhà để thuê của đa phần người công nhân là cực kỳ khó khăn, nhất là vào những thời kỳ mùa vụ, khi đồng loạt các nhà máy tuyển thêm công nhân. Có những người công nhân phải đi xa chỗ làm việc hơn 5-7 km mới mong thuê được nhà. Hơn thế nữa khi nhà ở khan hiếm thế thì giá nhà lại ngày càng có xu hướng bị đẩy cao lên theo, khiến việc thuê nhà của người lao động tại các KCN, KCX đã khó nay lại càng khó khăn hơn. Tiền thuê nhà cũng là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động ngoại tỉnh ở Việt Nam, chính là những công nhân thuê nhà trọ tại các KCN, KCX. Đồng lương trung bình hiện nay của công nhân đang ở mức khoảng từ 800.000-1200.000 đồng/người/tháng. Với mức lương như vậy thì người công nhân không thể chi trả quá 10%-15% lương cho việc thuê nhà. Vì vậy để có việc làm và đảm bảo các thứ khác cho cuộc sống buộc họ phải chấp nhận sống trong những ngôi nhà tạm bợ, điều kiện sống tồi tàn như đã nêu trên. Vấn đề nhà ở cho công nhân trong các KCN, KCX bức xúc như vậy nhưng hiện nay chỉ có những người dân trong khu vực tự phát xây dựng nhà để cho thuê chứ hiện tại chưa có một tổ chức hay một doanh nghiệp nào tham gia giải quyết vấn đề này. Có thể nói thị trường về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX hiện nay ở Việt Nam là đang bị bỏ trống do cung quá thiếu so với cầu cả về số lượng và chất lượng, không đáp ứng được cầu. Nếu tình trạng nhà ở cho công nhân không sớm được cải thiện có thể gây nên những vấn đề xã hội, chính trị phức tạp. Những bất hợp lý và bất cập về vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay. Việc quy hoạch phát triển các KCN, KCX thường chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng khu công nghiệp với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, đặc biệt là đối với người lao động nhập cư. Thực tế phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã đặt ra vấn đề nhà ở cần phải được giải quyết phù hợp với thu nhập của công nhân, nhất là công nhân nhập cư. Tại một số địa phương như: Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Hải Dương, Bắc Ninh, v.v… đã bước đầu triển khai song song với các đề án phát triển khu công nghiệp là các dự án phát triển nhà nhằm tạo tiện ích công cộng cho công nhân yên tâm và có điều kiện làm việc. Đây là vấn đề khá bức bách đặt ra đối với các địa phương khi tiến hành phát triển các khu công nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là bước đầu. Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề án này để sớm đưa ra chính sách giải quyết. Tình trạng hàng trăm nghìn công nhân nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở trở thành phổ biến đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp không những cho bản thân người công nhân nhập cư, mà cả các địa phương nơi có khu công nghiệp, nhất là các địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… Hiện tại, các khu công nghiệp trên cả nước thu hút được hơn 86 vạn lao động trực tiếp, trong đó có gần 30 vạn lao động nhập cư. Ở hầu hết các khu công nghiệp cả nước, số người lao động nhập cư có điều kiện sống rất khó khăn. Do lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp tăng mạnh về số lượng, dẫn tới nhu cầu nhà ở tăng cao, trong khi hầu hết chính quyền địa phương và các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp đều chưa chú trọng tới việc xây dựng nhà ở cho công nhân thuê với giá thấp. Điều này chủ yếu do việc xây dựng nhà ở đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư không cao, nên rất ít doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Các địa phương phát triển nhanh về khu công nghiệp cũng chưa có những quyết sách căn cơ để giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân nhập cư. Cụ thể, Bình Dương mới chỉ đảm bảo nhà cho 15% số lao động; Đồng Nai: 6,5%, Thành phố Hồ Chí Minh: 4%. Hiện nay, nhiều địa phương mới chỉ có dự kiến quy hoạch phát triển nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, nhưng chưa có định hướng rõ và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động. Số lao động nhập cư thường phải thuê nhà trọ ở khu vực xung quanh khu công nghiệp để cư trú với chất lượng thấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và điều kiện sống tối thiểu. Điều này đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động nhập cư và vấn đề vệ sinh môi trường sống của những khu vực xung quanh khu công nghiệp. Với mức thu nhập thấp và điều kiện nhà ở khó khăn hiện nay, người lao động rất thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm. Đặc biệt, trong các khu công nghiệp có số lao động nữ nhiều, vấn đề hôn nhân và gia đình trở nên bức xúc nhưng chưa được các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể quan tâm thỏa đáng. Hầu hết các luật, pháp lệnh quy định vấn đề liên quan đến di cư đều chỉ mới dừng lại ở các quy định có tính nguyên tắc chung, áp dụng cho tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi cả nước (kể cả tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Vì vậy, nội dung các quy định chủ yếu mang tính khái quát mà không đề cập đến các nhóm đối tượng áp dụng đặc thù như lao động di cư đến làm việc tại các khu công nghiệp. Mặc dù nội dung của Hiến pháp, Luật pháp và Pháp lệnh đều không có những quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh của Chính phủ, bộ, ngành liên quan tới một số vấn đề cụ thể như hộ khẩu, hộ tịch, đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh, giáo dục (nhập học và tuyển sinh vào các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), vay vốn tạo việc làm và sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, mua và trao đổi nhà ở thành phố, mắc điện, mắc nước… đã đưa ra một số điều kiện và thủ tục ràng buộc quá chặt chẽ (đặc biệt là yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn), vì vậy, người dân, mà chủ yếu là người lao động nhập cư khó có thể thụ hưởng một cách toàn vẹn các quyền cơ bản của họ bao gồm: quyền tư do đi lại; quyền được chăm sóc y tế và bảo vệ sức khoẻ; quyền được học tập và phát triển trí tuệ; quyền có việc làm của người lao động; quyền có chỗ ở và sở hữu tài sản hợp pháp, của cải để dành; quyền thụ hưởng các dịch vụ kinh tế - xã hội. Đối với người lao động nhập cư, vấn đề quan trọng là việc đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố, nhưng việc này rất khó khăn, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động nhập cư, gây trở ngại đối với họ trong việc hưởng các quyền cơ bản trong hiến pháp quy định của công dân, trong đó có quyền lợi về nhà ở. Những nguyên nhân của các thực trạng về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam như trên. Có thể nói thực trạng về nhà ở của công nhân tại các KCN, KCX hiện nay đang có tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu cả về số lượng và chất lượng. Cung về nhà ở thì có hạn mà cầu thì ngày càng gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các KCN, KCX. Có thể tựu chung lại thực trạng trên là do những nguyên nhân sau: Các cơ chế chính sách của nhà nước còn chưa đồng bộ và chưa đầy đủ. Xét ở tầm vĩ mô ta thấy, số lượng lao động trong các KCN, KCX tăng nhanh nhưng quy hoạch phát triển KCN chưa tính tới yêu cầu về chỗ ở của công nhân. Khi lập các dự án đầu tư xây dựng các KCN, KCX, các chủ dự án đầu tư hầu như không quan tâm đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Cho đến khi tất cả đã xong xuôi, cơ sở hạ tầng đã hoàn thành thì vấn đề nhà ở cho công nhân mới trở nên bức xúc. Thời gian qua chúng ta chưa có những chính sách đồng bộ về đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nhất là trong cơ chế thị trường không thể chỉ dựa vào vấn đề đầu tư từ ngân sách Nhà nước như thời bao cấp nhưng cũng không thể thả nổi cho doanh nghiệp và người công nhân Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã có những tìm tòi, vận dụng nhưng hiện vẫn chưa có một cơ chế chính sách nào có thể vận dụng chung để giải quyết tương đối hiệu quả vấn đề nhà ở cho công nhân các KCN, KCX từ khía cạnh doanh nghiệp. Sự quan tâm của các địa phương tới vấn đề phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam còn chưa đúng mức. Đứng trên quan điểm về quản lý nhà nước, việc đặt vấn đề xây dựng nhà cho lao động trong các KCN, KCX phải là nhiệm vụ của cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh. Việc quy hoạch, hình thành, xây dựng và phát triển các KCN, KCX là do nhu cầu và đề xuất của các chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên đến nay các cấp chính quyền địa phương còn chưa có những động thái cụ thể trong vấn đề này. Hiện nay, chỉ có những tỉnh, thành phố có mật độ KCN, KCX với số lao động lớn mới có những động thái cụ thể. Đồng thời từ phía các cơ quan Trung ương cũng chưa có được những giải pháp, những cơ chế đủ để giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, khi trình phê duyệt các quy hoạch KCN, KCX, hầu như luôn kèm những phương án phát triển những khu tái định cư, khu nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó, khi KCN, KCX được phê duyệt thì động thái tiếp theo của chính quyền cấp tỉnh về phát triển khu nhà ở cho công nhân hầu như không được triển khai. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập. Các KCN, KCX ở nước ta đã phát triển với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát triển của các đô thị. Việc đầu tư cho phát triển đô thị ít hơn phát triển công nghiệp, nhất là các hạ tầng khung cho đô thị có tiềm năng phát triển trong tương lai. Quy hoạch đô thị và phát triển các KCN, KCX chưa nắm bắt kịp những xu thế mới của tiến trình đô thị hoá, CNH- HĐH và những lợi thế về mặt địa điểm đã dẫn đến những ý tưởng thiếu thực tế và vì vậy không đáp ứng được thực tiễn phát triển. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh quyết liệt trong thu hút đầu tư đã dẫn tới tình trạng thiếu phối hợp giữa các địa phương và giữa các cấp các ngành trong các chính sách phát triển kinh tế nói chung cũng như trong lĩnh vực công nghiệp và đô thị nói riêng. Cơ sở hạ tầng yếu kém. Phát triển công nghiệp thường kéo theo gia tăng dân số cơ học tại các đô thị. Thực tế đó cũng đặt ra bài toán đối với các địa phương về khả năng đáp ứng được về cơ sở hạ tầng. Hiện nay hệ thống hạ tầng kĩ thuật chủ yếu là tập trung tại nơi có mật độ dân cư cao, khu vực trung tâm và các đô thị hay bên trong các KCN trung tâm. Nếu như cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ cho các KCN, KCX và các vấn đề xã hội khác thì cũng gặp phải những vấn đề khó khăn về ngân sách, hạn chế về công tác đền bù, giải tỏa, việc xây dựng hàng rào bên trong và hàng rào bên ngoài dự án cũng chưa thể kịp để đáp ứng tiến độ của dự án. Có nhiều nơi mạng lưới giao thông bên ngoài các KCN, KCX cụm công nghiệp chưa phát triển mạnh gây nên tình trạng khó khăn trở ngại cho việc liên hệ giữa các đô thị với các KCN và các vùng lân cận khác. Có một xu hướng chung là hệ thống giao thông công cộng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, ngay cả ở những thành phố lớn thì tỷ lệ này cũng không phải là cao. Điều này khiến cho tình trạng ách tắc giao thông rất phổ biến, mặt khác đất dành cho xây dựng hệ th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20316.doc
Tài liệu liên quan