Phát triển Thị trường Khách du lịch pháp tại Công ty Cổ phần du lịch Việt Nam

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống dần được nâng cao, nhu cầu của con người từ chỗ ăn no và mặc ấm đến ăn ngon - mặc đẹp. Theo thời gian nó không chỉ dừng lại để thoả mãn nhu cầu về vật chất mà con người còn có mang muốn thoả mãn ngày càng cao nhu cầu về tinh thần. Con người mong muốn có thời gian để vui chơi, giải trí, được hít thở bầu không khí trong lành- mới lạ, được tìm hiểu học hỏi và trải nghiệm... Một chuyến đi xa hay một cuộc du lịch được

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát triển Thị trường Khách du lịch pháp tại Công ty Cổ phần du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
coi là một giải pháp lý tưởng . Thực vậy, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Ngày nay, mức độ phát triển, cùng với sự khá giả của cuộc sống không chỉ đo đếm bằng con số các tiện nghi vật chất mà còn ở việc ở việc con người đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu thêm được bao nhiêu vốn sống của mình. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của nhiều quốc gia. Bởi du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà bên cạnh đó nó còn là thông điệp của tình hữu nghị hoà bình và sự hợp tác giữa các quốc gia ... Và cũng giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào, muốn phát triển mỗi cấp ngành có liên quan sẽ có những mối quan tâm khác nhau. Đối với ngành công nghiệp du lịch điều quan tâm hàng đầu của chúng ta vẫn là khách du lịch. Khách du lịch là vấn đề cốt lõi nhất trong việc quyêt định sự thành công hay thất bại của ngành du lịch nói chung và các hãng lữ hành nói riêng. Đặc biệt trong mối cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách du lịch là trung tâm là cơ sở và là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bởi khách hàng là thượng đế; chúng ta bán những gì mà khách hàng cần, không bán những gì mà mình có. Thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nghĩa là chúng ta đã thành công. Trong những năm vừa qua, trung bình hàng năm Việt Nam đón được 0,05 % lượt khách Pháp đi du lịch nước ngoài. Điều này chưa tương xứng với tiềm năng du lịch hai nước. Do vậy, việc phát triển thị trường khách du lịch Pháp là rất quan trọng đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty du lịch Việt Nam nói riêng. Với tư cách là một đơn vị lữ hành giàu kinh nghiệm trong quá trình đón và phục vụ du khách Pháp, Công ty du lịch Việt có đủ điều kiện và khả năng trong việc khai thác thị trường khách Pháp tương xứng với tiềm năng của thị trường này. Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, người viết lựa chọn đề tài: "Phát triển thị trường Khách du lịch Pháp tại công ty Cổ phần du lịch Việt Nam" 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Có thể nói việc thu hút khách không phải là đề tài mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong tình hình ngày nay nữa. Mà việc quan trọng là các doanh nghiệp đề ra các biện pháp thu hút khách như thế nào mới là điều quan trọng để đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận cho mình một cách tối đa nhất. Việc nghiên cứu đề tài nhằm đem lại những mục đích sau đây: - Vấn đề thu hút khách trong các ngành Du Lịch nói chung và Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Hà Nội nói riêng là một trong những việc làm thiết thực để đảm bảo cho sự tồn tại của mình, không chỉ phát triển trong thời gian hiện tại mà còn trong cả những năm tiếp theo. - Đề tài phân tích đánh giá thực trạng thu hút khách Du Lịch Pháp. Từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để khách có thể tận dụng những triệt để những lợi thế và đưa ra các biện pháp khắc phục một cách thiết thực nhất. - Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị để nâng cao khả năng thu hút khách Pháp của Công ty góp phần tăng doanh thu cho khách sạn nói riêng và cho ngành du lịch nói chung. - Hơn nữa đề tài cũng giúp cho nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về nhu cầu cũng như sở thích, hành vi thói quen tiêu dùng của khách Pháp để từ đó phục vụ khách một cách tốt nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. + Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khách Pháp và những biện pháp để thu hút, phát triển thị trường khách Pháp. + Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của Công ty: những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức và những kế hoạch thực hiện trong hiện tại cũng như trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Để đề tài có giá trị trong thực tế thì việc đưa ra các biện pháp nghiên cứu cũng là một vấn đề rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp: - Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát các hoạt động của Công ty về thu hút khách, giao tiếp và phục vụ khách…để từ đó hiểu rõ hơn những nhu cầu cũng như mong muốn của khách từ đó phục vụ họ một cách tốt nhất. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa vào số liệu thống kê đã được xử lí qua phương pháp thống kê, số liệu của bộ phận hành chính, bộ phận lễ tân,bộ phận hướng dẫn, bộ phận điều hành, bài viết qua sách báo, internet, tiến hành phân tích tổng hợp đưa ra những nhận xét, kết luận về vấn đề đang nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến thầy Nguyễn Đình Hòa và chú Lê Vũ Trang cùng các cô chú trong phòng hành chính, phòng xúc tiến, để đưa ra các kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế của công ty trong thời gian hiện tại cũng như trong các năm tiếp theo. 5 Kết cấu chuyên đề gồm ba phần: Chương 1: Cơ sở lý luận chung. Chương 2: Thực trạng thị trường Khách Du Lịch Pháp tại công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển thị trường khách du lịch Pháp của công ty cổ phần Du lịch Việt Nam Do kiến thức còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm chưa nhiều nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đình Hòa đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề này, cùng toàn thể các bác, các cô chú cán bộ trong Công ty du lịch Việt Nam đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, tháng 5 năm 2009 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Các khái niệm cơ bản. 1.1.1. Khách du lịch. Trong vài thập kỷ trở lại đây, ngành Du lịch đã được coi là ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước trên Thế giới. Việc đi du lịch cũng đã trở nên phổ biến hơn, hoàn thiện hơn và ngày càng có đòi hỏi cao hơn. Có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến du lịch nhằm hiểu biết hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu cao cấp này của con người. Về khái niệm Khách du lịch, có rất nhiều ý kiến khác nhau, song em chỉ xin trình bày một số ý kiến cơ bản: Hội nghị quốc tế về du lịch họp năm 1963 tại Roma - Italy, theo chủ trì của Liên hợp quốc bàn về Khách du lịch quốc tế, khái niệm Khách du lịch được đưa ra như sau: “Khách du lịch là những người khởi hành khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, ra nước ngoài không nhằm mục đích kiếm tiền, phải có thời gian lưu lại lớn hơn 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ) và chỉ lưu lại ít hơn một năm”. Theo Nghị định số 27/2001/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”. Như vậy, mặc dù có một số người đi ra nước ngoài nhưng lại không được coi là Khách du lịch, đó là những người: * Đi làm ở Đại sứ quán, ở các Tổ chức quốc tế do Liên hợp quốc thành lập. * Đi với mục đích kiếm tiền, kể cả có hợp đồng lao động hay không. * Những nhân viên quân sự của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. * Đến với mục đích chính trị hoặc di cư tị nạn. * Những sinh viên đi du học ở nước ngoài. 1.1.2. Phân loại khách du lịch 1.1.2.1. Phân loại khách theo quốc tịch và theo khu vực địa lý: Việc phân loại khách theo từng quốc tịch sẽ giúp nhà kinh doanh hiểu rõ hơn tâm lý, đặc điểm của từng loại khách đến từ các nước khác nhau trên Thế giới. Bởi vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có đặc điểm riêng, cách sống riêng và cách thể hiện cũng rất riêng. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 1995 đã đưa ra các khái niệm về Khách du lịch để thống nhất chuẩn thống kê cho các nước: + Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là tất cả những người nước ngoài hoặc những người định cư ở nước ngoài đến một quốc gia nào đó và những người đang định cư tại một quốc gia nào đó đi ra nước ngoài với mọi mục đích khác nhau trừ mục đích lao động kiếm tiền trong khoảng thời gian lớn hơn 24 giờ đồng hồ hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ nhưng phải nhỏ hơn 365 ngày. Khách du lịch quốc tế bao gồm hai loại: Khách quốc tế chủ động (Inbound tourist) là lượng khách vào một nước; và Khách quốc tế thụ động (Outbound tourist) là lượng khách của một nước ra nước ngoài. + Khách du lịch nội địa (Internal tourist): Là tất cả những người đang định cư trên lãnh thổ của một quốc gia nào đó, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó không quá 12 tháng, với mọi mục đích trừ lao động kiếm tiền. + Khách du lịch trong nước (Domestic) Domestic = Internal tourist + Inbound tourist. Tức là khách du lịch trong nước bằng khách du lịch nội địa cộng với khách du lịch quốc tế chủ động. Đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch tại một thị trường cụ thể nào đó xác định tại một thời điểm nào đó. + Khách du lịch quốc gia (National tourist) National tourist = Internal tourist + Outbound tourist. Có nghĩa là khách du lịch quốc gia bằng khách du lịch nội địa cộng với khách du lịch quốc tế thụ động. Đây là số liệu thống kê tổng lượng khách du lịch là người của một quốc gia nào đó đi du lịch. *Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc: Khách du lịch có nguồn gốc Châu á: Tính tình kín đáo, buồn vui, giận dỗi không biểu lộ trên nét mặt. Khách du lịch có nguồn gốc Châu âu, tính tình cởi mở, thích tự do, hay nói cười, cử chỉ tự nhiên, phóng khoáng, vui buồn thường hay biểu hiện trên nét mặt. Đối với khách du lịch có nguồn gốc từ Châu Phi thì thường có tính nóng nảy, cuồng nhiệt, đặc biệt rất dễ tự ái dân tộc, nhưng lại chất phác, thẳng thắn.... Việc phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc nhằm giúp cho các doanh nghiệp hiểu về tính cách và tâm lý du khách của từng dân tộc. Để từ đó có những biện pháp tốt nhất nhằm đáp ứng cao nhất những nhu cầu của mọi đối tượng khách. 1.1.2.2. Phân loại khách theo mục đích chuyến đi: Mỗi người tham gia vào chuyến du lịch đều có những mục đích khác nhau, điều này có ảnh hưởng đến đặc điểm tiêu dùng của chuyến đi, chính vì vậy phân loại khách theo mục đích chuyến đi để phục vụ tốt hơn và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch, sau đây là một số mục đích cơ bản: + Khách du lịch công vụ: là khách đi du lịch với mục đích giải quyết công việc, tìm kiếm bạn hàng, đối tác, tham gia các hội chợ triển lãm, tham dự các hội nghị, hội thảo... Nơi đến của loại khách này thường là các thành phố lớn, thủ đô, các trung tâm thương mại... Họ là các thương nhân, thương gia nên có khả năng thanh toán rất cao, có đòi hỏi rất lớn đặc biệt là đòi hỏi về độ an toàn rất cao. + Khách du lịch với mục đích nghỉ ngơi giải trí: Chủ yếu khách muốn nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, tránh những ồn ào, bụi bặm nơi đô thị, họ muốn tìm đến những nơi thanh bình, yên tĩnh, có không khí trong lành, mát mẻ. Nên tránh những phiền toái thường xảy ra trong chuyến đi. + Khách du lịch thể thao: Bao gồm các vận động viên, cổ động viên. Đây là loại hình du lịch xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao như: Bóng đá, bóng rổ, các môn thể thao khác... Dòng khách thường đổ về những nơi có các sự kiện thể thao đặc biệt. Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch rất nên chú trọng đến các sự kiện thể thao để có kế hoạch thu hút tốt nhất số lượng khách về với doanh nghiệp mình. + Khách du lịch thăm thân: Đây là loại khách đi với mục đích thăm thân nhân, người nhà kết hợp đi du lịch. Ngoài ra còn có một số mục đích nữa, song do đặc thù của đề tài đã chọn, em chỉ kể tên mà không đi vào chi tiết cụ thể: Khách du lịch tín ngưỡng, khách du lịch nghiên cứu, khách du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh... 1.1.2.3. Phân loại khách theo độ tuổi và giới tính: Sự khác nhau ở độ tuổi và giới tính cũng gây ra hành vi khác biệt trong tiêu dùng và ứng xử. Chẳng hạn, đối với khách du lịch là người già và trung niên thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn so với khách du lịch là thanh niên và học sinh, sinh viên. Ngược lại, những thanh niên trẻ ít chú ý đến chất lượng mà thường chú ý đến số lượng. Ngoài ra, hành vi tiêu dùng còn bị ảnh hưởng bởi giới tính, ví dụ khách du lịch là nữ giới thường mua sắm nhiều hơn nam giới và nữ giới thường nhạy cảm về giá cao hơn nam giới... 1.1.2.4. Phân loại khách theo khả năng thanh toán: Nghiên cứu được vấn đề này, các nhà kinh doanh lữ hành sẽ tìm ra được thị trường chính của mình để hướng tới phục vụ khách một cách tốt hơn và có biện pháp để xây dựng sản phẩm một cách phù hợp hơn. Đối với người có thu nhập cao thì Công ty sẽ giới thiệu những sản phẩm có chất lượng cao, chương trình du lịch hấp dẫn phù hợp. Còn đối với những người có thu nhập trung bình khá thì sẽ lại đưa ra các chương trình du lịch vừa với khả năng thanh toán của họ mà vẫn tạo ra được sự thoải mái, dễ chịu đối với khách. 1.2. Đặc điểm của dịch vụ du lịch Ngày nay tổng sản phẩm kinh tế quốc dân của một quốc gia cũng như doanh thu của một doanh nghiệp thương mại, du lịch, sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ là không thể bỏ qua được. Về bản chất, dịch vụ là loại hàng hoá phi vật chất, là loại hàng hoá đặc biệt có những nét đặc trưng. Dịch vụ du lịch có những đặc điểm chung như các loại dịch vụ khác: Là sản phẩm phi vật chất, sản phẩm vô hình không nhìn thấy được, không thể nhận biết được bằng thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác rất khó đánh giá.Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: nguồn cung cấp dịch vụ (cung), người mua dịch vụ (du khách) và cả yếu tố thời gian ở thời điểm mua-bán dịch vụ du lịch.Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, do vậy cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau được. Dịch vụ du lịch không thể được tổ chức sản xuất trước, cất giữ trong kho cung ứng dần, hoặc dự trữ sử dụng dần ở những thời gian cao điểm. Hoạt động Marketing cần 4 yếu tố - 4P: sản phẩm (product), địa điểm (place), quảng cáo (promotion), giá cả (price). Việc sử dụng dịch vụ không có điều kiện để cảm quan trực tiếp như trước khi mua một loại hàng hoá khác ( mùi thơm của hàng mỹ phẩm, đi thử khi mua giầy dép, cảm quan của các món ăn...) Chỉ được hiểu biết các loại dịch vụ qua các phương tiện quảng cáo hoặc được cung cấp thông tin. Dịch vụ du lịch còn có những đặc điểm đặc biệt và là đặc thù riêng. Những đặc điểm đó là: - Nhu cầu du lịch của du khách thuộc loại nhu cầu không cơ bản nên rất dễ bị thay đổi do đó dịch vụ du lịch có đặc tính linh động rất cao. - Hoạt động Marketing du lịch chẳng những cần 4 yếu tố (4P) kể trên : sản phẩm, địa điểm, quảng cáo, giá cả mà còn bổ sung yếu tố thứ năm trọn gói (package) để tạo sản phẩm đặc thù: chương trình trọn gói (package tour ). - Dịch vụ du lịch có tính thời vụ rất cao. Trong mùa du lịch, nhu cầu về dịch vụ du lịch rất căng thẳng, song thời gian trước và sau mùa du lịch lại rất thấp, cơ sở vật chất, phục vụ khách du lịch được sử dụng với hệ số rất thấp, thậm chí có thời điểm hoàn toàn trống vắng. - Khác với các loại dịch vụ khác, thông thường dịch vụ du lịch được sử dụng nhiều lần và kéo dài suốt hành trình của khách (dịch vụ hướng dẫn viên, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn...). Đối với các loại dịch vụ khác, thời gian tiếp xúc giữa người mua và người bán chỉ một lần (khách hàng mua một bộ quần áo, một đôi giày, cắt tóc 1 lần...) - Dịch vụ du lịch có khả năng cung cấp việc làm rất cao, có chuyên gia cho rằng đó là công việc của cả xã hội. Theo tài liệu của hội đồng du lịch thế giới, lực lượng lao động phục vụ du lịch chiếm 1/40 trong tổng số việc làm của thế giới. Nhiều thông tin đáng tin cậy cho rằng tỉ lệ này là 1/16 mà không phải là 1/40 số làm việc. - Điều kiện để tự động hoá các dịch vụ du lịch là không thể. 1.3. Biện pháp thu hút thị trường khách Du lịch. Đó là việc sử dụng các công cụ marketing sử dụng 4 yếu tố: sản phẩm (product), địa điểm (place), quảng bá (promotion), giá cả (price) như các thành tố của marketing hỗn hợp. Nhưng trong ngành du lịch còn có 4 yếu tố khác nữa đó là: con người (people), lập trương trình và tạo sản phẩm trọn gói (progamme and package) và quan hệ đối tác (partner). 1.3.1. Con người (people) Du lịch là một ngành liên quan đến con người. Đó là công việc của con người (nhân viên) cung cấp dịch vụ cho con người (khách). Những người này lại chia sẻ dịch vụ với những người khác (khách hàng khác). Những người làm công tác thị trường trong ngành này phải lựa chọn kĩ cả hai vấn đề thứ nhất là họ thuê ai - đặc biệt là những nhân viên trực tiếp giao dịch với khách bởi vì một số nhân viên vẫn không thích hợp với công việc này chỉ vì kỹ năng về con người của họ kém. Vấn đề thứ hai là khách hàng của họ là ai vì đôi khi sự hiện diện của những khách hàng này lại cản trở sự vui thú của khách hàng khác. Trong ngành này nhân viên khác xa với những sản phẩm hàng hoá vô tri vô giác và điều quan trọng trong marketing là họ cần phải được xem xét riêng biệt. Việc thuê, tuyển chọn, định hướng, huấn luyện, quản lý, động viên nhân viên, tất cả những việc đó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành lữ hành và khách sạn. Về khách hàng, đặc biệt là việc quản lý "khách hàng hỗn hợp" là điều rất quan trọng đối với những người làm công tác thị trường trong ngành dịch vụ. Lý do là khách hàng là một phần dịch vụ được mua. Họ dùng chung máy bay, nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan, ô tô, khu nghỉ với nhau. Họ phải tuân theo các qui tắc, yêu cầu của các cơ sở lữ hành và khách sạn. 1.3.2. Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói (progamme and package) Đây là hai kỹ thuật liên quan và có ý nghĩa quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói chính là những công việc phải định hướng theo khách hàng. Chúng thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách bao gồm cả việc muốn có sự thuận tiện trong các chương trình trọn gói. Thứ hai, chúng giúp các công ty đối phó với vấn đề cung cầu vì bản chất của dịch vụ du lịch là khả năng tự tiêu hao nên thời gian làm việc của nhân viên không được sử dụng hết, chỗ trong nhà hàng, trên máy bay và phòng ngủ trong khách sạn không bán được tại một thời điểm chính là một sự lãng phí không thể lấy lại để tái tiêu dùng. Có hai cách giải quyết vấn đề này là thay đổi cầu và kiểm soát cung. Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói giúp thay đổi cầu. Nó giúp cho các nhà quản lý chủ động trong việc điều chỉnh nhu cầu của khách hàng tại những thời điểm xác định để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó. Lập chương trình trọn gói cho kỳ nghỉ cuối tuần ở các khách sạn trung tâm thành phố, giảm giá cho các khách cao tuổi ăn trước giờ ở trong các nhà hàng là những ví dụ tốt để giải quyết quan hệ cung cầu. Sự sáng tạo trong marketing có tầm quan trọng đặc biệt trong ngành du lịch do bản chất tự tiêu hao của các dịch vụ. 1.3.3. Quan hệ đối tác (partner) Những nỗ lực hợp tác marketing giữa công ty du lịch và các tổ chức du lịch bổ trợ khác được đề cập bằng thuật ngữ quan hệ đối tác. Do tính phụ thuộc lẫn nhau của nhiều doanh nghiệp trong việc thoả mãn nhu cầu và ý muốn của khách hàng. Tính chất bổ trợ này của các doanh nghiệp có thể có cả khía cạnh tính cực và tiêu cực. Sự thoả mãn của khách hàng thường phụ thuộc vào cả những hoạt động của doanh nghiệp khác mà chúng ta không trực tiếp quản lý. Do đó, mối quan hệ với các doanh nghiệp bổ trợ cần phải được theo dõi và quản lý thận trọng. Điều đó đem lại nhiều lợi ích nhất cho các đơn vị cung ứng (các tiện nghi về lưu trú, khách sạn, nhà hàng và tiện nghi phục vụ ăn, các công ty tàu khách chạy trên sông, ven biển, công ty cho thuê xe du lịch và các điểm du lịch) để duy trì mối quan hệ tốt với các trung gian du lịch (các đại lý lữ hành, công ty du lịch bán buôn, những người phụ trách công tác du lịch và các cơ quan có quan hệ làm ăn, những người tổ chức về hội nghị, hội họp, du lịch khuyến khích) và các doanh nghiệp vận chuyển (các hãng hàng không, đường sắt, ôtô, tàu thuỷ và các công ty phà). Các cơ cấu trong ngành cộng tác hiệu quả thì kết quả đoán trước được là nhiều khách được thoả mãn, hài lòng hơn. Ngược lại, khi các doanh nghiệp không cộng tác kết quả rõ ràng sẽ xấu. Chính vì vậy, những người làm công tác thị trường cũng phải hiểu được giá trị của sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau ở điểm du lịch. Một kinh nghiệm về chuyến du lịch được hình thành bởi nhiều doanh nghiệp tại điểm du lịch. Các tổ chức này phải thấy được rằng tất cả họ "đang trên một con thuyền" và kết quả sẽ phụ thuộc vào sự phối hợp của họ để vận hành "con thuyền" tới đích. Đặc điểm thứ hai của marketing du lịch đó là quảng cáo truyền miệng có ý nghĩa quan trọng. Ở trong ngành du lịch, các cơ hội để cho khách có thể lấy mẫu các dịch vụ trước khi mua chúng là rất hạn chế. Họ phải thuê phòng khách sạn, mua vé máy bay và thanh toán tiền cho bữa ăn, mới có thể biết được những dịch vụ đó có đáp ứng nhu cầu của họ hay không. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của "quảng cáo truyền miệng " (thông tin về một dịch vụ được truyền từ khách hàng trước đến khách hàng tiềm năng). Mặc dù thuật ngữ "quảng cáo" được dùng cùng với "truyền miệng" về mặt kỹ thuật mà nói đó không phải là quảng cáo nhưng vai trò của nó đôi khi còn mạnh hơn cả quảng cáo. Do có rất ít cơ hội có thể thử hoặc lấy mẫu ở trong ngành lữ hành và khách sạn nên nhiều người phần nào phải dựa vào lời khuyên của người khác như bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp đã sử dụng các dịch vụ đó nên thông tin truyêng miệng tốt, tích cực rất quan trọng cho sự thành công của hầu hết các tổ chức du lịch. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác thị trường của công ty Du lịch. 1.4.1. Truyền thống lịch sử và nền văn hoá. Một trong những nhu cầu mà quan trọng mà du khách mong muốn được thoả mãn trong chuyến du lịch của mình là được tìm hiểu, khám phá lịch sử hình thành của quốc gia, dân tộc, vùng đất mà họ đặt chân đến. Phần lớn khách du lịch sau mỗi chuyến đi đều cảm thấy thích thú khi cảm nhận được sự khác biệt và nét đặc trưng giữa các nền văn hoá khác nhau và đưa ra sự so sánh và đáng giá. Sự phong phú và đa dạng của mỗi nền văn hoá được hình thành bởi quá trình lịch sử lâu dài, nó đúc kết ở đó những tinh hoa của dân tộc, những phong tục tập quán lâu đời làm nên đặc trưng của vùng đó, là cái để lại ấn tượng sâu sắc trong cảm nhận của khách du lịch. Việt Nam tự hào là một quốc gia có truyền thống lịch sử lâu đời với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử với các triều đại phong kiến khác nhau, với nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước đã để lại cho chúng ta một kho tàng lịch sử với nhiều di tích và di vật lịch sử quý giá. Về văn hoá, Việt Nam được coi là 1 trong 34 nền văn minh gốc của loài người. Văn hoá Việt Nam phong phú, đa dạng giàu tính nhân văn, vừa cởi mở hoà đồng, vừa giàu bản sắc. Nó là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá, nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần, thiên nhiên và xã hội, lai có cốt cách bản địa bền vững, nơi chứa đựng nhiều biến đổi lịch sử có ý nghĩa lớn vì vậy từ lâu đã giành được mối quan tâm của thế giới. Việt Nam có một số lượng lớn các Chùa, Đền, Đình, Miếu ở khắp các nơi trên cả nước với nhiều các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau là kết quả hình thành từ sự giao thoa và ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau nhưng lại mang nét đặc trưng sâu sắc của phương Đông hoà quyện với phong cách của từng vùng, từng miền, của con người Việt Nam. Đồng thời cũng có hệ thống nhà thờ đa dạng mang tính cách phương Tây du nhập nhưng đã được cải biến để phù hợp với tính cách, con người Việt nam. Lịch sử lâu đời cũng để lại cho chúng ta một nền văn hoá đậm đà với nhiều lễ hội mang đậm tính dân tộc diễn ra trong suốt năm và trải dài khắp đất nước. Có rất nhiều lễ, hội truyền thống đậm nét dân tộc tiêu biểu thu hút đông đảo khách du lịch như lễ hội Đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đền Trần... Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc khác nhau sinh sống tại nhiều vùng lãnh thổ trên đất nước. Điều đó lại càng làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú của văn hoá Việt Nam với mỗi dân tộc lại một nguồn gốc, một phong tục tập quán, văn hoá, thói quen khác nhau rất đoàn kết và thống nhất. Chính truyền thống lịch sử lâu đời đầy hào hùng và một nền văn hoá đa dạng nhưng đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta là một yếu tố quan trọng góp phần thu hút khách du lịch. Chúng ta cần phải biết duy trì và phát huy khai thác một cách tốt nhất để phục vụ cho ngành du lịch, qua đó giới thiệu cho thế giới hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp. 1.4.2. Tài nguyên thiên nhiên. Về tài nguyên tự nhiên: đất nước chúng ta sở hữu một tài nguyên tự nhiên phong phú với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình. Đây là một trong những nền tảng chủ yếu để chúng ta khai thác phục vụ cho du lịch. Việt Nam có rất nhiều vùng núi có phong cảnh đẹp, các hang động, các bãi biển, các di tích tự nhiên, các bãi biển, tài nguyên khí hậu phục vụ cho chữa bệnh an dưỡng. Những vùng núi có phong cảnh đẹp đã được đưa vào khai thác phục vụ cho mục đích du lịch là cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang) với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), các vùng hồ tự nhiên và nhân tạo như vùng hồ Ba Bể (Bắc Cạn), hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Đồng Mô (Hà Tây)... Đặc biệt Đà Lạt và Sapa ở độ cao trên 1500m được mệnh danh là "thành phố trong sương mù " mang nhiều sắc thái thiên nhiên vùng ôn đới đã được xây dựng thành điểm du lịch tham quan nghỉ mát từ cách đây gần 100 năm. Các hang động ở nước ta chủ yếu là các hang động nằm trong các vùng núi đá vôi. Vùng núi đá vôi ở nước ta có diện tích khá lớn tới 50.000 đến 60.000km2 chiếm 15% diện tích cả nước tập trung chủ yếu ở miền Bắc từ Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn đến biên giới Việt Trung, các cao nguyên đá vôi ở Tây Bắc... Ở Việt Nam có khoảng 200 hang động, trong đó 90% là các hang ngắn và trung bình (có độ dài dưới 100m) và chỉ có trên 10% số hang có độ dài 100m trở lên. Các hang dài nhất được phát hiện ở nước ta đến nay tập trung phần lớn ở Quảng Bình như hang Vòm: 27km (chưa kết thúc), động Phong Nha (8,5km), hang Tối (5,5km). Ở Lạng Sơn hang Cả, hang Bè cũng dài hơn 3,3km. Hang động nước ta có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự nhiên do tạo hoá sinh ra, các hang động còn chứa đựng những di tích khảo cổ học, những di tích lịch sử văn hoá rất đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị để phát triển du lịch. Rất nhiều hang động nước ta đã và đang được đưa vào khai thác sử dụng cho mục đích du lịch. Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến hang động Phong Nha còn gọi là động Troóc hay chùa hang nằm trong lòng khối núi đá vôi Kẻ Bàng. Cảnh sắc trong động vô cùng đặc sắc và hư ảo. Động Phong Nha được các nhà khoa học của Hội Hang động Hoàng Gia Anh đánh giá là hang động đẹp nhất thế giới. Và đươc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003. Các bãi biển: Nước ta có bờ biển dài 3260 km với khoảng 125 bãi biển có bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 1 đến 30 nhiều điều kiện thuận lợi để phục vụ du lịch. Các bãi biển nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Nổi tiếng là các bãi biển Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Văn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Nà Cá, Vũng Tàu...Bên cạnh đó, vùng biển nước ta còn có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ và các quần đảo ở gần và xa bờ với những bãi biển và phong cảnh đẹp còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ. Môi trường trong lành và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển. Tiêu biểu là các đảo Cát Bà, Cái Bầu, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc...đang được đầu tư trở thành các điểm du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Về di tích tự nhiên: trên bề mặt địa hình của nước ta tồn tại nhiều vật thể có dáng hình tự nhiên song rất gần gũi với đời thường, có giá trị thẩm mỹ và gợi cảm, lại được mang tải các sự tích và truyền thuyết. Đó là các di tích tự nhiên và cũng là các đối tượng du lịch được khách du lịch ưa thích, ngưỡng mộ. Các di tích tự nhiên này cũng rất phong phú và đa dạng thường làm tăng thêm tính hấp dẫn và hiệu quả của chuyến đi. Về khí hậu: nước ta nằm ở vùng cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu cũng đa dạng và thay đổi theo từng vùng, từng mùa tạo nên những đặc trưng riêng biệt. Theo các công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu dễ chịu đối với con người là nhiệt độ trung bình: 15 đến 23 o C và với độ ẩm thích hợp. Các điều kiện đó ứng với khu vực Đà Lạt và Sapa. Điều đó lí giải tại sao hai nơi này lại được lựa chọn và xây dựng để trở thành các điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc an dưỡng và chữa bệnh cũng là một lợi thế của nước ta. Chúng ta có nhiều địa điểm có điều kiện khí hậu liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh như các điểm nước khoáng, suối nước nóng, bùn khoáng là tài nguyên thiên nhiên rất quý giá để triển khai các loại hình du lịch tham quan, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh. Tài nguyên này ở nước ta rất phong phú và nhiều nơi đạt chất lượng cao được sử dụng trực tiếp làm nước uống, nước giải khát và đáp ứng nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh cho khách du lịch đặc biệt với một số bệnh về hệ vận động, thần kinh, tiêu hoá, da liễu, nội tiết... - Các hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng di tích lịch sử, văn hoá và môi trường. Để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các hệ sinh thái, chính phủ Việt Nam đã chú trọng xây dựng các hệ thống các khu rừng đặc dụng. Tính đến năm 2000, trên phạm vi cả nước có 105 khu rừng đặc dụng trong đó có 10 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá- lịch sử- môi ttrường với tổng diện tích là 2.092.466 ha bằng 10,5% đất lâm nghiệp và gần 6%lãnh thổ quốc gia. Hệ thống các vườn quốc gia là nơi tập trung đa dạng sinh học cao trong đó có nhiều loại động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Theo kết quả điều tra nghiên cứu thì hiện nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài thực vật và gần 2000 loài động vật. Tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là sự hiện diện của các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm là yếu tố quan trọng để các hệ thống rừng quốc gia Việt Nam trở thành những tài nguyên du lịch có giá trị. Ngoài ra còn một số khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, môi trường khá tiêu biểu có giá trị du lịch như : Hương Sơn ._.(Hà Tây), Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương), Đền Hùng (Phú Thọ), Hoa Lư (Ninh Bình), rừng thông Đà Lạt (Lâm Đồng), Núi Bà Đen (Tây Ninh)... 1.4.3. Văn hoá ẩm thực - Món đặc sản từng vùng du lịch. Do sự đa dạng về văn hoá, sự khác nhau vị trí địa lý khác nên mỗi vùng của Việt Nam đều có nghệ thuật ẩm thực mang đậm nét của mình. Các món ăn thể hiện cả tâm hồn và tính cách của con người của từng miền. Du khách sẽ cảm thấy thích thú khi được thưởng thức các món ăn của mỗi miền. Hơn nữa, Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho việc phát triễn trồng các loại hoa quả cả nhiệt đới lẫn ôn đới, các loại rau xanh, các hương liệu gia vị.... Hoa quả có quanh năm, mùa nào quả nấy, tươi ngon, giá cả rẻ. Đây cũng chính là một yếu tố mà khách du lịch rất thích khi đến thăm Việt Nam đặc biệt là các du khách từ Châu âu. - Các món ăn đặc sản chế biến từ thuỷ-hải sản: tôm, cua, cá, sò... Đây cũng là một lợi thế của nước ta. Với một bờ biển dài gần 3260 km thuận lợi cho chúng ta khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản phục vụ cho ngành du lịch và mục đích khác. 1.4.4. Lưu trú và giải trí. - Lưu trú: khách du lịch đến Việt Nam nói Họ thích ở khách sạn 3 sao trở lên, tiện nghi, thoáng đãng và yên tĩnh, phù hợp với túi tiền của họ. Những khách sạn mà người Pháp yêu thích như Sofitel Hanoi, Daewoo, Lake Side, Horizon, Royal... và thường sử dụng các phòng Deluxe hoặc Superior. - Giải trí: khách du lịch quốc tế đa số thích xem rối nước, xem múa hát cung đình Huế, những chương trình âm nhạc truyền thống. Vào những bữa ăn sáng, họ thích nghe bản nhạc êm dịu. Ngoài ra họ cũng thích xem những tiết mục võ thuật dân tộc, múa sạp... Với tài nguyên tự nhiên phong phú, nhiều cảnh quan du lịch đẹp và một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố để phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Bên cạnh các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển thì bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng phải nỗ lực tự khẳng định mình, tìm ra các phương thức, các giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng hình ảnh của chính mình đồng thời đưa ra các dịch vụ với chất lượng tốt nhất thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu hút khách du lịch nói riêng và quảng bá cho nền du lịch Việt Nam nói chung. Hình thành từ rất sớm và sự tồn tại gắn liền với lịch sử ngành du lịch Việt Nam, công ty Du lịch Việt Nam là một công ty có uy tín và danh tiếng trên thị trường du lịch đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước, trong những năm đầu của thế kỷ mới, công ty đã có những thay đổi tích cực và phương hướng hoạt động mới nhằm phát triển và mở rộng nâng cao vị thế của minh. 1.5. Sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam. 1.5.1. Các thuận lợi về Kinh tế-Văn hoá Xã hội- Chính trị ngoại giao của Việt Nam. Hiện nay, cùng với đà phát triển về kinh tế, văn hoá, đời sống của nhân dân nhiều nước trên thế giới đã được cải thiện và nâng cao. Vấn đề vui chơi, giải trí, tham quan du lịch không còn là thú riêng của một số ít người giàu có mà ngày nay đã trở thành nhu cầu của nhiều tầng lớp xã hội. Vì vậy, trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và được phát triển với tốc độ nhanh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta đã coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, ngành du lịch đã được sự quan tâm ưu ái của các cấp các ngành, đặc biệt trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển: - Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch (ngày 22-6-1993): "Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", "Có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở của, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài , tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc". Nhằm cụ thể hoá các chủ trương trên, trong từng lĩnh vực Đảng và Nhà nước ta có những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. 1.5.2. Về kinh tế. 1.5.2.1. Vấn đề đầu tư vào du lịch: Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ra nghị quyết chỉ rõ: "... nhanh chóng khai thác các điều kiện thuận lợi của đất nước để mở mang du lịch bằng vốn đầu tư trong nước và hợp tác với nước ngoài..." Nhằm khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ra Nghị định số 10/1998/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nội dung Nghị định có nêu: - Chính phủ Việt Nam bảo đảm thực hiện ổn định, lâu dài chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đồng thời sửa đổi bổ sung chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. - Chính phủ Việt Nam khuyến khích và dành ưu đãi đặc biệt đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, du lịch lữ hành, văn hoá, thể thao, giải trí. Bên cạnh đó để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước tạo lập khung pháp lý nhất quán và ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế, đảm bảo các chế độ ưu đãi đối với các dự án đầu tư được khuyến khích theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước. Nội dung chính của Nghị định là những quy định chung về hình thức đầu tư được khuyến khích, đối tượng áp dụng, sự bảo đảm và sự trợ giúp đầu tư của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các cá nhân trong nước và ngoài nước góp vốn thành lập qũy đầu tư phát triển, quản lý theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Như vậy, môi trường đầu tư thuận lợi, nổi bật nhất là sự ra đời của Nghị định 07/CP và Nghị định số 10/CP một lần nữa khẳng định những hoạt động tích cực của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo cơ hội điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển. Với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đầu tư là cơ hội để phát triển nghành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Hoạt động đầu tư không chỉ cho phép ngành du lịch có cơ hội tìm kiếm đối tác đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng của nghành du lịch. Mà hơn thế nữa nó còn góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng xã hội phát triển, đặc biệt là sự phát triển thông tin liên lạc, mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải. Đó là tiền đề, là đòn bẩy cho mọi hoạt động kinh tế trong đó có phát triển nghành du lịch. 1.5.2.2. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá: Với mục tiêu góp phần chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp, các nghành, địa phương và toàn xã hội về du lịch, đưa du lịch trở thành sự nghiệp của toàn dân. Nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước ta đang từng bước thực hiện chương trình quảng bá, tuyên truyền về du lịch Việt Nam với những nội dung chủ yếu sau đây: *Trong nước : - Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về chương trình hành động quốc gia về Du lịch và Sự kiện du lịch năm 2009 hướng tới kỷ niệm năm 2010, cùng với cả nước ngành Du Lịch hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Các chủ trương chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, thông tin du lịch trong nước và quốc tế, tổng kết kinh nghịêm, tập chung chủ yếu vào các công việc cụ thể sau: + Nâng cao chất lượng các chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ, tạp chí du lịch truyền hình, chương trình du lịch của đài tiếng nói Việt Nam. + Tăng cường thông tin và thời lượng phát về du lịch của Đài truyền hình Trung Ương, Đài tiếng nói Việt Nam. Các đài phát thanh và truyền hình địa phương cần xây dựng chương trình riêng về du lịch. + Các tờ báo lớn như: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động, Hà nội mới, Sài gòn giải phóng.. cần có chuyên mục về du lịch. * Ngoài nước: - Xác định thị trường du lịch trọng điểm để tuyên truyền, quảng bá + Thị trường Châu Âu: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha. + Thị trường Châu Mỹ: Hoa Kỳ và Canađa. + Thị trường Trung Quốc. + Thị trường Đông Bắc Á: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc + Thị trường các nước ASEAN, úc, New Zealand. - Cụ thể: + Tham gia các Hội chợ du lịch, hội nghị và các diễn đàn quốc tế về du lịch + Tham gia Diễn đàn du lịch ASEAN tổ chức hàng năm. + Tham gia mỗi năm 5 hội chợ chính: *ITB Berlin Đức vào tháng 3 hàng năm. *Hội chợ du lịch JATA Congress & Show-Tokyo (Nhật Bản) *Hội chợ ITE HK-International Trarvel expo- (Hồng Kông) *Hội chợ WTM-World Travel Market-Luân Đôn (Anh) *Hội chợ Salon du tourisme-Paris hoặc Hội chợ TOP RESA (Pháp) Như vậy, có thể thấy du lịch là một trong những lĩch vực trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhằm tuyên truyền và quảng bá nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam. Trong tương lai không xa, du khách sẽ biết đến Việt Nam với những thông tin mới nhất, cập nhật nhất. Sự ra đời của Internet du lịch Việt Nam (năm 1996) đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Có thể nói Internet du lịch Việt Nam đã mở ra một triển vọng mới cho công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thông tin đối với tất cả những ai trên thế giới quan tâm đến Việt Nam. Đặc biệt việc cài đặt Web site Vietnamtourism đã thu hút đông đảo người dân tìm hiểu về thông tin du lịch Việt Nam. . 1.5.2.3. Vấn đề hợp tác quốc tế về du lịch: Hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập trong du lịch những năm vừa qua rất sôi động và đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch được mở rộng. Du lịch Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc và tất cả các thành viên của ASEAN ; khôi phục quan hệ hợp tác du lịch truyền thống với Liên bang Nga, các nước trong cộng đồng quốc gia độc lập, các nước Châu á-Thái Bình Dương; phát triển quan hệ hợp tác với Pháp, Israel; mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ; mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức du lịch trên thế giới WTO, với Hiệp hội Châu Á-Thái Bình Dương (PATA)...Hội nhập mở rộng thị trường, đa dạng hoá và đa phương hoá giúp cho Việt Nam hội nhập vào thị trường du lịch quốc tế; tạo dựng được được nguồn khách lớn, ổn định, đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường. Hiện nay du lịch Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng với 850 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Trong tương lai gần, nhờ chính sách hội nhập, đa dạng hoá và đa phương hoá hợp tác quốc tế Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào thị trường du lịch thế giới, tạo uy tín và hình ảnh du lịch Việt Nam trong lòng khách du lịch quốc tế. Du lịch Việt Nam đã, đang và tiếp tục khởi sắc trên thị trường du lịch thế giới. 1.5.3. Về văn hoá xã hội. Nhằm tạo môi trường văn hoá-xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển Đảng và Nhà Nước ta đã thực hiện: - Chương trình triển khai, nâng cấp các khu, điểm du lịch. Đây là một trong số các Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các Sự kiện du lịch năm 2009, với những nội dung chủ yếu sau: + Cải thiện cơ sở vật chất và môi trường tại các điểm du lịch. + Đầu tư xây dựng một số khu du lịch tổng hợp. - Chương trình góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự an ninh, an toàn, vệ sinh tại các điểm du lịch. Tổ chức quản lý khai thác tốt các khu, điểm du lịch hiện có. Tôn tạo di tích lịch sử văn hoá dân tộc, nhằm tạo sản phẩm du lịch mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ công an, Bộ truyền Thông, Bộ khoa học công nghệ và môi trường... Chương trình hành động quốc gia tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách góp phần đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường. - Chương trình du lịch văn hoá gắn với các lễ hội dân tộc được Tổng cục du lịch phối hợp với Bộ văn hoá thông tin, Uỷ ban thể dục thể thao Quốc gia trực tiếp tổ chức những hoạt động chính. Chương trình đã chọn một số lễ hội tiêu biểu, nâng cấp, tổ chức và khai thác như một sản phẩm du lịch để thu hút Việt kiều, nhân dân trong nước và khách du lịch quốc tế quan tâm đến văn hoá Việt Nam. Hướng dẫn các địa phương lựa chọn các lễ hội đặc thù của địa phương để kết hợp tổ chức tham quan du lịch. Gắn các hoạt động văn hoá, thể thao, các hội nghị, hội thảo quốc tế với hoạt động du lịch để trong tương lai Việt Nam trở thành một trong những trung tâm tổ chức các sự kiện, các hội nghị, hội thảo quốc tế. Ngoài ra trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo giáo dục dân trí, nâng cao đời sống nhân dân và đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Nhằm thực hiện một trong những phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ VII "Phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta", ngoài việc phổ cập kiến thức cho người làm du lịch, đào tạo lại cán bộ du lịch thì vấn đề đào tạo mới tạo đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, am hiểu về chuyên môn, đủ sức giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành... đã và đang được Nhà nước ta quan tâm một cách sâu sắc. Môi trường văn hoá-xã hội lành mạnh, đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm là động lực thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch Việt Nam phát triển trong những năm sắp tới. 1.5.4. Điều kiện về chính trị-ngoại giao. Với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên Thế giới”, Tổng cục du lịch Việt Nam cùng các ban, các ngành phối hợp cùng thực hiện Chương trình tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động du lịch. Nhằm mục tiêu tạo thủ tục thông thoáng và thuận tiện cho khách, thống nhất trong toàn quốc về phí và lệ phí liên quan trực tiếp đến khách du lịch quốc tế, Chương trình bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Sửa đổi bổ sung nhằm đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch quốc tế. Ngoài ra trong tương lai Chính phủ Việt Nam còn cho phép khách du lịch nước ngoài được mang phương tiện ô tô, mô tô vào Việt Nam dùng cho chuyến đi du lịch; đặc biệt ưu tiên đối với đoàn khách đi tour liên quốc gia. Từng bước áp dụng một mức giá đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Có quy chế thông thoáng trong việc mở các loại hình du lịch mới... Môi trường chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Việt Nam thông qua chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập với các nước trên thế giới góp phần tạo môi trường hấp dẫn trong quá trình thu hút khách quốc tế vào Việt Nam. Với chính sách hoà nhập nhưng không hoà tan, tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hoá của các quốc gia trên thế giới, ngày càng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Việt Nam trở thành nước có môi trường văn hoá-chính trị và xã hội thuận lợi tạo sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM 2.1. Khái quát công ty cổ Phần Du Lịch Việt Nam Hà Nội. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần du lịch Viet Nam Hà Nội (Vietnamtourism-Hanoi) tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập ngày 9/7/1960( theo nghị định số 26/CP của Chính Phủ). Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành Du Lịch Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Du Lịch Việt Nam gắn liền với những thay đổi lịch sử của đất nước nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Năm 1975 đất nước ta hoàn toàn giải phóng, đến năm 1976 Chính phủ chính thức cho phép Công ty Du lịch Việt Nam tiếp nhân các cơ sở du lịch ở miền nam Việt Nam. Năm 1983 Chính Phủ quyết định giải thể Công Ty Du Lịch Việt Nam và giao cho Tổng cục Du lịch kiêm nhiệm trực tiếp hoạt động kinh doanh Du Lịch. Năm 1987 Hội đồng bộ trưởng có quyết định 63 về việc đẩy mạnh hoạt động Du lịch và chấn chỉnh tổ chức quản lý công tác Du lịch trên nguyên tắc phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục Du Lịch và cho thành lập Tổng công ty Du Lịch đối ngoại trực thuộc tổng cục Du Lịch. Từ tháng 12/1987 đến đầu năm 1992 là thời kỳ tổ chức ngành du lịch không ổn định do phải thực hiện các quyết định sát nhập Tổng cục Du Lịch vào các Bộ Văn hóa- Thông Tin- Thể Thao- Du Lịch và Bộ Thương mại. Tháng 4/1990 để mở rộng thêm một bước hoạt động kinh doanh du lịch, thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty du lịch Việt Nam theo nghị định số 119/HDBT với quy mô là một công ty quốc gia hoạt động theo điều lệ liên hiệp các xí nghiệp và chịu sự quản lý nhà nước của bộ văn hóa – Thông Tin- Thể Thao – Du Lịch. Tổng Công ty du lịch Việt Nam được giao nhiệm vụ, chức năng thống nhất quản lý kinh doanh du lịch trong cả nước với trụ sở chính 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tháng 10/1992, Tổng cục Du Lịch được nhà nươc quyết định thành lập lại là cơ quan trực thuộc hội đồng bộ trưởng với chức năng quản lý nhà nước cao nhất về Du Lịch bởi nghị định 05/CP ngày 26/10/1992 và bắt đầu hoạt động từ 15/11/1992. Đầu năm 1993 để khuyến khích các hoạt động lữ hành đi vào chuyên môn hóa đồng thời linh động trong kinh doanh và cơ cấu tổ chức kết hợp với việc sát nhập một số cơ sở của cục chuyên gia vào tổng cục, tổng cục Du Lịch quyết định thành lập 3 công ty mang thương hiệu DU Lịch Việt Nam ở 3 miền hoạt động độc lập là: Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế là: Vietnamtourism in Hanoi. Công ty Du Lịch Việt Nam tai Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch quốc tế là Vietnamtourism in Ho Chi Minh City. Công ty Du Lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. Tên giao dịch quốc tế là Vietnamtourism in Danang. Từ đây Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà Nội chính thức ra đời với tên giao dịch quốc tế là VIETNAMTOURISM IN HANOI theo quyết định số 79QD/TCCB của tổng cục Du Lịch, là tổ chức kinh doanh trong linh vực du lịch, trực thuộc tổng cục du lịch, có tư cách pháp nhân và thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Trụ sở chính của công ty tại 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có chi nhánh tại miền trung và miền nam: 14 Nguyễn Văn Cừ- thành phố Huế và 107 Phạm Ngũ Lão, Quân1, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. 2.1.2.1. Chức năng Với mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của các đối tượng khách du lịch quốc tế trong và ngoài nước nhằm thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam Ha Nội đã được thành lập với chức năng kinh doanh là: Tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế. Tổ chức kinh doanh lữu hành nội địa( cả tổ chức tham quan trong nước và tổ chức du lịch nước ngoài). Tổ chức kinh doanh khách san và nha hang. Tổ chức kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Tổ chức kinh doanh các dịch vụ du lịch khach như Địa lý bán vé máy bay( Vietnam Airlines), cho thuê văn phòng… 2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty: Theo quyết định số 187 QD-TCCB ngày 16/2/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc ban hành điều lệ tổ chức và quản lý của công ty Du Lịch Việt Nam – Hà Nội thì công ty có các nhiệm vụ cơ bản sau: Căn cứ chử chương chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh trên giao để xây dựng kế hoạch kinh doanh kể cả các kế hoạch khác có liên quan( dài hạn từng năm) của công ty và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước khách hàng việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch. Trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng với các tổ chức, hãng du lịch nước ngoài . Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã ký. Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển, khách sạn và các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và các đối tượng khách quốc tế khác. Căn cứ định hướng phát triển du lịch trong từng thời kỳ, lập các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong khôn khổ luật pháp hiện hành. Nghiên cứu hoàn thiện bổ sung tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý và sử dụng cán bộ theo đúng chính sách của nhà nước và của ngành. Xây dựng kế hoạch công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên của công ty. Căn cứ chính sách kinh tế, pháp lệnh kế toán, thống kê của nhà nước, tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên. Ngoài ra. Công ty còn có những quyền hạn sau: + Trực tiếp giao dịch, và ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Được trực tiếp liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xuất nhập khẩu nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư chuyên dùng. + Được tham gia các tổ chức du lịch mang tính chất thương mại của thế giới và khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết, phát triển và mở rộng thị trường du lịch quốc tế. Được đặt đại diện công ty ở nước ngoài để tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch. + Ra quyết định về sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, năng lương khen thưởng, kỷ luật cán bộ và các mặt công tác khác. + Được phép mở rộng các dịch vụ du lịch bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng khách du lịch nhằm tận dụng mọi tiềm năng về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển của công ty. + Được chủ động huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ được giao. 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh: Cùng với chức năng và nhiệm vụ của mình, Công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực sau: - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Hiện tại công ty có riêng một độ xe chuyên phục vụ khách đi chương trình Open tour, ngoài ra còn có các hoạt động khác như đưa đón đoàn Outbound, Inbound. - Kinh doanh các chương trình du lịch: trong các tour đặc thù hiện có, công ty đang tập trung khai thác mảng lữu hành quốc tế, các tour tham quan, hội thảo đồng thời phối hợp với các địa phương và các đối tượng nước ngoài khai thác nhiều tuyến điểm du lich mới với các loại hình du lich đặc thù như: leo núi, mạo hiểm, du lich đường sông. Ngoài ra, để năng cao tính cạnh tranh, công ty luôn có chính sách đa dạng hóa sản phẩm du lich. Bên cạnh việc khai thác các tour du lich lữu hành truyền thống, công ty đã xây dựng nhiều chương trình phục vụ khách dự hội nghị hội thảo, đưa khách tham quan Việt Nam bằng ô tô tai lái nghịch hay khám phá Việt Nam với các chương trình du lich thể thao mạo hiểm… Nhưng phải kể đến các tuor du lich thể thao mạo hiểm, những hình thức kinh doanh mới thực sự đã mang lại uy tín cho thương hiệu Vietnamtourisn- Hanoi: Action Asia 2002, Raid Gauloise Vietnam 2002 là những sự kiện tiêu biểu được cả thế giới biết đến. Những loại hình du lich thể thao mạo hiểm như Trekking tour, leo núi, kayak.. được tổ chức kéo léo nhằm đem lại cảm giác khám phá cho du lich khách tham quan. Công ty đã đạt hiệu quả kinh tế và được đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước. - Kinh doanh khách sạn: Công ty chủ yếu phục vụ khách lưu trú theo tuyến khép kín đã đặt trước. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam Hà Nội. Đứng đầu công ty là giám đốc Lưu Nhân Vinh – người lãnh đạo và quản lý công ty về mọi mặt, là người chụi trách nhiệm mọi mặt, là người chịu trách nhiệm trước Tổng cục Du lich và trước pháp luật hiện hành về mọi mặt hoạt động của công ty. Hệ thống điều hành và hoạt động của công ty hiện nay có tổng số 155 người trong đó văn phòng công ty tại 30A Lý Thường Kiệt- Hà Nội có 127 người chia làm 4 phòng, chi nhánh tại Huế 11 người và chi nhánh TP Hồ Chí Minh 17 người. Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy lãnh đạo của Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam Hà Nội Giám Đốc Phó Giám Đốc1 Phó Giám Đốc2 Phòng tài chính kế toán Phòng hành chính tổ chức Chi nhánh Phòng thị trường quốc tế 1 Phòng thị trường quốc tế 2 Phòng thị trường 3 Phòng xúc tiến kinh doanh Phòng điều hành Phòng hướng dẫn Tổ xe 2. 1.5. Các phòng ban. Phòng thị trường quốc tế 1. Phòng có 11 người chuyên phụ trách khu vực các nước nói tiếng Pháp. Đội ngũ nhân viên trong phòng đều có trình độ đại học( 10 người), và hầu hết là tốt nghiệp ngoại ngữ và một số người thuộc ngành nghế khác. Phòng có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lich, chào bán các chương trình du lich với khách hang. Nghiên cứu thị trường du lich quốc tế, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng trao đổi khach du lich với các tổ chức, các Hãng du lich quốc tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký kết. Sau khi có các thong tin về nhu cầu mua tour du lich của khách, phòng tiến hành lập và gửi thong báo khách đến phòng điều hành, phòng hướng dẫn và phòng tài chính- kế toán để cùng thực hiện chương trình. Phòng thị trường quốc tế 2. Phòng gồm 12 người, với 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 người làm dịch vụ thị thực xuất nhập cảnh cho khách, số nhân viên còn lại làm việc trực tiếp với các hãng du lich gửi khách quốc tế hoặc khách du lich quốc tế đi lẻ. Toàn bộ số cán bộ trong phòng đều có trình độ đại học, chủ yếu là đại học ngoại ngữ và một số chuyên ngành kinh tế khác. Phòng có chức năng và nhiệm vụ như phòng thị trường quốc tế 1, nhưng khác là phòng trực tiếp lien hệ giao dịch và ký kết hợp đồng kinh doanh du lich với các Hãng du lich gửi khách và khách du lich quốc tế đến từ các quốc gia nói tiếng Anh, tieng Đức, tiếng Ý…(trừ tiếng Pháp). Phòng thị trường 3. Từ năm 1993, công ty có một phòng du lich nội địa, từ năm 1995 đến năm 2000 do tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều thay đổi nên phòng du lich nội địa đã được sát nhập vào phòng thị trường quốc tế 2. Sang đầu năm 2001, Công ty quyết định thành lập phòng thị trường 3 như hiện nay để thúc đẩy việc kinh doanh và khai thác thị trường khách nội địa. Phòng có 13 cán bộ công nhân viên được phân chia thành 4 nhóm công tác khác nhau: Nhóm1: làm nhiệm vụ xây dựng và bán các chương trình đi du lich nước ngoài cho khách du lich là công dân Việt Nam. Nhóm2: làm nhiệm vụ bán các chương trình đi du lich trong nước cho người nước ngoài. Nhóm3: có nhiệm vụ tổ chức xây dựng các chương trình du lich cho người trong nước( công dân Việt Nam). Nhóm4: Làm nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế, thống kê các mức thu, chi trước thuế trong một chương trình du lich, sau đó tập hợp lại báo cáo cho phòng kế toán. Chức năng của phòng này là tổ chức, xây dựng và bán các chường trình du lich cho người Việt Nam ở nước ngoài đang sống và làm việc ở Việt Nam đi du lich ra nước ngoài và du lich trong nước. Phòng điều hành. Phòng có 17 người, mỗi người đều được phân công một công việc cụ thể theo từng mảng dịch vụ phục vụ khách hoặc theo các tuyến điểm du lịch chủ yếu. Phòng có nhiệm vụ giải quyết mọi yêu cầu của khách du lịch ghi trong hợp đồng. Cụ thể là chương trình du lịch của khách đã mua và những yêu cầu khác phát sinh ngoài hợp đồng như: thay đổi chương trình, mua thên dịch vụ. kéo dài tour, gia hạn visa… Sau khi nhận được thông báo khách từ phòng thị trường, phòng điều hành thực hiện việc đặt chỗ tại các khách sạn, nhà hàng, mua vé máy bay, thuê xe ô tô để tổ chức cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch theo chương trình, đồng thời nhanh chóng thông báo kết quả chuẩn bị cho chương trình. Phòng hướng dẫn. Hiện nay có 21 cán bộ nhân viên được chia thành hai nhóm: Nhóm 1: Hướng dẫn các đoàn khách nói tiếng Pháp. Nhóm 2: Hướng dẫn các đoàn khách nói tiếng Anh, Italia, Tây Ban Nha…(ngoại trừ tiếng Pháp). Ngoài ra còn có một người nói tiếng Đức và 3 cán bộ quản lý phòng cũng đều là hướng dẫn viên chính của Công Ty. Tất cả số họ đều tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, am hiểu và thông thạo hai ngoại nhữ trở lên. Chức năng chủ yếu của phòng là đưa đón và hướng dẫn khách du lịch đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài theo chương trình đã ky kết. Phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán gồm 11 người, trong đó có 10 người có trình độ đại học. Phòng có chức năng: lập hóa đơn, thanh toán tất cả các dịch vụ phát sinh trong nước( thanh toán toàn bộ chi phí theo hóa đơn của nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn…) theo dõi và thanh toán công nợ quốc tế, hạch toán doanh thu và kê khai nộp thuế cho nhà nước. Phòng hành chính tổ chức. Phòng hành chính tổ chức có 21 người, chụi trách nhiệm về nhân sự, chế độ lương, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ nhân viên trong công ty. Theo dõi tình hình làm việc theo các bộ phận, tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, văn phòng phẩm, cho các phòng ban trong công ty thực hiện tốt công việc của mình. Phòng xúc tiến kinh doanh: Phòng gồm 07 người, chịu trách nhiệm tuyên truyền, quảng bá xúc tiến những sản phẩm du lịch cũng như hình ảnh công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Tổ xe. Tổ gồm có 14 người, với chức năng làm công tác vận chuyển, khách theo chương trình đã định. Tổ xe có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh và phục vụ khách trong lĩnh vức vận chuyển. quản lý và sử dụng các đầu xe đảm bảo đạt kết quả và an toàn. Do nhu cầu vận chuyển khách và tạo thế chủ động trong việc đưa đón khách du lịch. Công ty đã thành lập tổ xe riêng gồm 14 chiếc các loại từ 4, 25, đến 30 chỗ ngồi. Tổ xe có các loại xe mới với năng suất vận chuyển cao. Bình quân mỗi xe chạy 3000 km mỗi tháng ( thời điểm mùa vụ du lịch) và 2000km mỗi tháng (ngoài vụ du lịch). Các bộ phận khác. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ khách du lịch, từ tháng 2 năm 1993, công ty thành lập hai chi nhán._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2645.doc