Phát triển Xuất khẩu gạo - Thực trạng & Giải pháp

Tài liệu Phát triển Xuất khẩu gạo - Thực trạng & Giải pháp: LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn cả về mặt sản xuất và xuất khẩu từ một nước có một nền nông nghiệp lạc hậu sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp, thì nay đã có những tiến bộ vượt bậc, bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia và đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn trên thế giới trong đó, có mặt hàng gạo chỉ đứng sau Thái Lan Trong thời gian sắp tới khi đất nước đang bước vào quá trình công nghi... Ebook Phát triển Xuất khẩu gạo - Thực trạng & Giải pháp

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát triển Xuất khẩu gạo - Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp hóa hiện đại hóa ngành nông nghiệp nước ta phải tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồng tại bức xúc trong thời gian qua và cải biến, phát triển sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay nhằm bảo đảm lợi ích của người nông dân và lợi ích của toàn xã hội. Trong các mặt hàng nông nghiệp có tác động lớn đến đời sống của người dân thì mặt hàng gạo là mặt hàng có tác động mạnh mẽ nhất và nhạy cảm nhất tới người dân. Việt Nam ta trước đây từ một nước còn lo về vấn đề lương thực, sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp thì nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Nhiều vấn đề cần phải giải quyết đối với vấn đề sản xuất và xuất khẩu gạo đó là “ lúa cạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta không chỉ hiện nay mà còn trong tương lai với hia vùng đồng bằng rộng lớn là đồng bằng Sông Cửu Long với đất đai mầu mỡ và điều kiện tự nhiên thuận lợi là điều kiện để nước ta sản xuất mặt hàng lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước và hướng ra xuất khẩu, Sản xuất lúa gạo phải chủ yếu đưa thâm canh, sử dụng giống có chất lượng cao, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra cho xuất khẩu gạo trong thời gian tới thì chúng ta phải có sự nhìn nhận lại về thực trạng sản xuất hàng hóa và việc xuất khẩu gạo những năm vừa qua và đặt trong bối cảnh về vấn đề lương thực của thế giới hiện nay, từ đó có những nghiên cứu, xem xét và so sánh về sản lượng gạo qua các giai đoạn, qua các năm và giữa các quốc gia điển hình về xuất khẩu gạo trên thế giới như , Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ … Từ đó rút ra những giải pháp cho xuất khẩu và xuất gạo trong thời gian tới. Với sự hưỡng dẫn của GS .TS Đặng Đình Đàocùng các Cô Chú CBNV trong công ty, cũng như sự nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, học hỏi bản thân em đã chọn đề tài : “Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp”. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUÂT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GẠO LÚA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO TRONG THỜI GIAN TỚI. Trong chuyên đề thực tập này em đã cố gắng đưa ra và phân tích một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu gạo của công ty. Tuy nhiên do trình độ còn nhiều hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, các nguồn tài liệu vẫn chưa được thu thập đủ, hơn nữa thị trường trong tương lai là một lĩnh vực đầy biến động. Nên bài viết của em đã không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn và giúp em hoàn thiện hơn trong nhận thức của mình. NỘI DỤNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUÂT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU GẠO VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU GẠO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA 1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt của hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Thực tế cho thấy, đối với các quốc gia khác trên thế giới hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò không thể thiếu được do mục tiêu phát triển đất nước. Nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa phát triển, áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có cơ hội vươn lên củng cố thế lực của mình và nâng cao đời sống nhân dân. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá trong nước. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm đến việc mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến hành hoá tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu là đem lại ngoại tệ cho các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Hoạt động xuất khẩu là một tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Do những điều kiện khác nhau mỗi quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể phát huy được các lợi thế, tạo sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu không chỉ diễn ra giữa các quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện như: Nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên…, thông qua hoạt động xuất khẩu cũng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế nội địa. Hoạt động xuất khẩu cũng là cần thiết vì lí do cơ bản nó là khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu. Thực tế cho thấy mỗi quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng rẽ độc lập với bên ngoài. Thương mại quốc tế cho phép đa dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng với số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn mức có thể tiêu dùng với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới và khả năng sản xuất trong nước (nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán với nước ngoài). Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật thi phạm vi chuyên môn hoá càng cao. Số sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ngày một dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên. Nói cách khác, chuyên môn hoá thúc đẩy nhu cầu mậu dịch và ngược lại một quốc gia không thể chuyên môn hoá sản xuất nếu không có hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá với nước khác. Chính chuyên môn hoá quốc tế là biểu hiện sinh động của qui luật lợi thế so sánh. Qui luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chìa khoá của phương thức thương mại. Qui luật cũng khẳng định rằng nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh (hoặc có hiệu quả sản xuất cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cũng giải thích phần nào việc buôn bán giữa các nước. Vì điều kiện sản xuất có thể khác nhau giữa nước nước nên sẽ có lợi khi mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng thích hợp để xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng cần thiết từ nước khác. Mặt khác khi chuyên môn hoá với qui mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm, tăng hiệu quả kinh tế và ngay cả khi hiệu quả tuyệt đối của hai nước giống nhau, buôn bán có thể xảy ra do sở thích và nhu cầu. Đối với nước ta, một quốc gia đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội. Không thể nào xây dựng được nền kinh tế hoàn chỉnh nếu chỉ dựa vào nguyên tắc tự cung tự cấp, ngay cả đối với một quốc gia phát triển nhất, vì nó đòi hỏi rất tốn kém về chất và thời gian. Vì vậy phải đẩy mạnh nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng ngoại thương trên cơ sở nguyên tắc “hợp tác bình đẳng khôn phân biệt thể chế chính trị và đôi bên cùng có lợi” như nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII mà Đảng ta khẳng định. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi dào, giá lao động rẻ…bởi vậy, Việt Nam tập trung vào sản xuất những mặt hàng tận dụng sự ưu đãi của thời tiết khí hậu, sử dụng nhiều lao động, ít vốn. Tận dụng tốt các lợi thế này để xuất khẩu là hướng đi đúng đắn phù hợp với qui luật thương mại quốc tế. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu a. Mục tiêu của xuất khẩu Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu có thể giống với mục tiêu của hoạt động doanh nghiệp hay mục tiêu cụ thể của từng thời kì cụ thể nào đó. Một doanh nghiệp phấn đấu xuất khẩu có thể không để nhập khẩu mà để thu ngoại tệ là hướng lợi do việc chuyển đổi ngoại tệ thu được ra tiền Việt Nam. Ở một thời đểm nào đó xuất khẩu có thể dùng để trả nợ, để mua vũ khí, để chi cho hoạt động ngoại giao… Đó là mục tiêu của xuất khẩu, nhưng mục tiêu quan trọng chủ yếu của xuất khẩu là nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu rất đa dạng nền kinh tế, phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo công ăn việc làm… Xuất khẩu là để nhập khẩu do đó thị trường xuất khẩu phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường nhập khẩu để xác định phương hướng và tổ chức nguồn hàng. b. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu Để thực hiện các mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất….) 3. Vai trò của xuất khẩu gạo a. Một số nét chính về gạo Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại lương thực truyền thống chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết năm loại cụ thể: mỳ, ngô, kê, lúa mạch. Trong số các loại lương thực cơ bản nhất dùng cho con người. Để sống và làm việc con người tất yếu phải được cung cấp năng lượng từ khẩu phần ăn đa dạng hằng ngày. Thực tế trong cơ cấu lương thực thế giới hiện nay riêng gạo đã cung cấp tỷ lệ Calo rất cao cho dân số ở trong loạt nước. * Cách phân loại gạo Theo chủng loại giống lúa canh tác: bao gồm gạo Taponicoc, gạo chiêm, gạo mùa, gạo tẻ, gạo nếp, gạo đài trà thông thường, gạo thơm đặc sản… theo Viện nghiên cứu lúa Quốc tế có khoảng 7000 giống lúa khác nhau nhưng chỉ có một số giống truyền thông đạt giá trị kinh tế cao. + Theo quy trình công nghệ chế biến và độ nẩy cao, có gạo lực, gạo còn phôi, gạo xát trắng, gạo đồ hấp, gạo hồ tẩy, gạo bóng. + Theo hình dáng và kích cỡ: người ta có thể chia ra gạo hạt dài, gạo hạt tròn, hạt gạo trung bình, gạo hạt ngắn…. + Theo kích cỡ hạt vỡ và tỉ lệ lầm: mậu dịch gạo Quốc tế còn quy định cụ thể độ vỡ ít và vỡ nhiều…gạo có độ vỡ ít (nếu phần còn lại lớn hơn 5/10 hạt nguyên vẹn) và ngược lại loại hạt có độ vỡ nhiều (nếu kích thước phần còn lại chỉ bằng 5/10 -> 2/10 hạt nguyên vẹn), gạo có độ vỡ nhiều như vậy được gọi là tầm. Tỉ lệ lẫn phẩm là một tiêu thức quan trọng để xác định phẩm cấp gạo và mức giá giao dịch. + Theo màu sắc: có gạo trắng, gạo trắng trong, gạo trắng đục, gạo đỏ, gạo nâu, gạo bạc bụng, gạo hạt vàng…. Khi gạo xuất hiện bạc bụng, hạt vàng thì chất lượng sẽ bị giảm rút, dù giá giảm nhưng vẫn khó tiêu thụ trong buôn bán quốc tế hiện nay. Ngoài ra việc phân loại trong mậu dịch Quốc tế còn chú ý đến những tiêu thức khác như tỉ lệ thuỷ phân không quá 14% tỉ lệ hạt vàng không quá 1%, tỉ lệ tạp chất không (đá, sỏi, kim loại….) không quá 0,05%, tỉ lệ tạp chất thực vật (rơm, cỏ…) không quá 1,5% cũng như tỉ lệ gạo lẫu, gạo bạc bụng biến mất. b. Vai trò của xuất khẩu gạo * Xuất khẩu gạo giải quyết vấn đề ngoại tệ cho quốc gia, có ngoại tệ để nhập khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Hiện nay gạo chiếm giá trị kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Trong khi đó cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam luôn bị thâm hụt, do đó cần có một khoản ngoại tệ bổ sung sự thâm hụt đó. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến . Nguồn vốn để nhập khẩu hình thành từ nhiều nguồn: đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ và xuất khẩu. Các nguồn đầu tư nước ngaòi, đi vay, viện trợ tuy quan trọng nhưng cũng phải trả dù cách nay hay cách khác. Nguồn quan trọng nhất chỉ có thể trông chờ vào là xuất khẩu mà trong đó xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng. * Xuất khẩu gạo đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Với quan điểm coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển để thực hiện: - Xuất khẩu gạo sẽ tạo điều kiện cho các ngành khác cùng cơ hội phát triển. - Xuất khẩu gạo tạo điều kiện, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định sản xuất. - Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất gạo mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Thông qua xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này có tác dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, các doanh nghiệp cũng cần phải nhìn lại chất lượng sản phẩm của mình để thích nghi với những biến động của thị trường thế giới. * Xuất khẩu gạo có tác dụng tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân - Tác động của xuất khẩu gạo đến đời sống nông dân được thể hiện trên nhiều phương diện. Một mặt sản xuất gạo là nơi thu hút nhiều lao động và việc làm có thu nhập khá ổn định. Mặt khác xuất khẩu gạo tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của nhân dân. - Giải pháp xuất khẩu là sự đòi hỏi nhất thiết của thực trạng kinh tế. Khi thực hiện xuất khẩu một lượng mặt hàng gạo dư thừa trong thị trường nội địa sẽ được giải quyết lập lại cung cầu ở giá cao hơn. Nông dân không những bán được hàng mà còn được giá. Từ những điều này mang lại cho nông dân thu nhập cao hơn và đây chính là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. - Ngoài ra thông qua xuất khẩu gạo chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về yêu cầu của thị trường đối với mặt hàng gạo. Mối quan hệ giữa thị trường nước ngoài và sản xuất trong nước được thực hiện qua xuất khẩu là cách tốt nhất để nâng cao trình độ và hiệu quả của nền công nghiệp. II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO Ở NƯỚC TA 1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường gạo xuất khẩu * Thị phần của mặt hàng gạo xuất khẩu trên thị trường Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn nhất sự phát triển của thị trường. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường đều muốn sản phẩm của mình chiếm càng nhiều thị phần, điều này đồng nghĩa là doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng tiêu dùng trên thị trường đó. Thị phần được đánh giá dựa trên doanh thu về sản phẩm của mình trên thị trường đó và tỷ lệ doanh thu so với các đối thủ cạnh tranh với mình, hay căn cứ vào khối lượng sản phẩm gạo xuất khẩu vào một thị trường nào đó so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần của doanh nghiệp trên một đoạn thị trường so với đối thủ cạnh tranh = Khối lượng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp vào thị trường đo Doanh thu gạo xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh vào thị trường đó. Hoặc Thị phần của doanh nghiệp (đất nước) = Doanh thu của doanh nghiệp (đất nước) Tổng doanh thu trên thị trường Hoặc Thị phần = Lượng bán x 100% Lượng tiêu thụ trên thị trường Thị phần càng lớn thì độ chi phối thị trường càng lớn. Nhưng chỉ tiêu này rất khó xác định do rất khó biết được thông tin chính xác về lượng tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. * Quy mô và sự tăng trưởng Quy mô của thị trường gạo xuất khẩu nó phản ánh qua quy mô của khách hàng, số lượng các hợp đồng ngoại thương về nhập khẩu mặt hàng gạo của công ty. Bên cạnh đó quy mô của thị trường gạo xuất khẩu còn thể hiện ở phạm vi địa lý mà sản phẩm gạo của công ty, đất nước được đưa tới. Quy mô của thị trường gạo xuất khẩu phải đủ lớn để bù đắp chi phí và lãi của công ty. Chỉ tiêu này không phản ánh hoàn toàn chính xác tuyệt đối mức độ phát triển của thị trường. Mức độ tăng trưởng của thị trường ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ, cạnh tranh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. * Sức hấp dẫn của thị trường Phản ánh khả năng sinh lời của thị trường. Thị trường nào có nhu cầu lớn về hàng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp, đất nước và hoạt động tiêu thụ trên thị trường đó của công ty có thể đáp ứng tốt thì thị trường đó trở thành thị trường hấp dẫn. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn nội tại về lợi nhuận lâu dài của một thị trường. Một là, số lượng doanh nghiệp trong một ngành: nếu thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì thị trường đó không mấy hấp dẫn. Hai là, số lượng các đối thủ tiềm ẩn: Một thị trường sẽ không hấp dẫn nếu có thể thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Việc tham gia vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới này phụ thuộc vào rào cản của ngành xuất khẩu. Ba là, Mối đe doạ từ các nhà sản xuất, nhà cung ứng: một đoạn thị trường sẽ không hấp dẫn nếu nhà sản xuất, cung ứng gây ép đối với sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi các sản phẩm nông sản như là gạo cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi phải có chất lượng ngày càng cao và giá thành ngày càng hạ. Bốn là, Mối đe dạo từ phía khách hàng: Một đoạn thị trường sẽ không hấp dẫn nếu người mua có quyền thương lượng lớn hay ngày càng cao. Người mua sẽ gây sức ép về sản phẩm đòi hỏi có chất lượng cao hơn, dịch vụ văn minh hơn nhưng không muốn tăng giá thậm chí còn muốn giá giảm. Sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô, chất lượng thấp, hàm lượng chế biến không cao, nó gây khó khăn cho việc vận chuyển trên chặng đường dài qua các quốc gia, châu lục. Vì vậy, sản phẩm gạo của ta luôn bị ép giá so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Năm là, Mối đe doạ về những sản phẩm thay thế: Thị trường sẽ không hấp dẫn nếu có nhiều sản phẩm thay thế lực hay tiềm ẩn. Các sản phẩm thay thế sẽ tạo ra rào cản cho nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm được thay thế. Qua đó giảm lợi nhuận của công ty trên thị trường đó. * Mức độ tập trung hay phân tán của thị trường Để đánh giá mức độ tập trung hay phân tán của các chiến lược lựa chọn thị trường xuất khẩu gạo thì thay cho chỉ tiêu số lượng thị trường người ta có thể sử dụng chỉ tiêu phần ngân sách của doanh nghiệp, đất nước, được phân phối cho các khu vực thị trường khác nhau. Mức độ tập trung của việc phát triển thị trường gạo xuất khẩu còn có thể tính bằng hệ số tập trung, được định nghĩa như tổng bình phương của số phần trăm hàng hoá của doanh nghiệp, đất nước được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Mức độ tập trung của thị trường : C Trong đó: C: Là hệ số tập trung thị trường Si: Tỷ lệ % hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ ở nước thứ i n: Số nước * Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận · Doanh thu = khối lượng hàng hoá bán ra x giá bán · Doanh thu tăng có thể nói phát triển thị trường có hiệu quả. Tuy vậy, chỉ doanh thu thì chưa đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn điều đó, mà còn phải xem xét đến khả năng doanh thu có bù đắp được chi phí không, vì vậy người ta sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận. · Lợi nhuận do phát triển thị trường Lợi nhuận do phát triển thị trường = Doanh thu tăng thêm do phát triển thị trường - Chi phí để phát triển thị trường · Tỷ suất doanh lợi: Chỉ tiêu này cho thấy có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu nông sản khi bỏ ra 1 đồng chi phí. Tỷ suất doanh lợi = Lợi nhuận bán hàng Chi phí cho hoạt động bán hàng · Tỷ suất lợi nhuận: Cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong hoạt động xuất khẩu gạo sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận Vốn kinh doanh · Tỷ suất ngoại tể xuất khẩu Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu nông sản = Số nội tệ bỏ ra để xuất khẩu nông sản Số ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu nông sản Nếu tỷ xuất ngoại tệ lớn hơn tỷ lệ giá hối đoái thì nên xuất khẩu và ngược lại. 2. Động thái phát triển Trên bình diện quốc tế, những kết quả dự báo tính đến thời điểm này cho thấy, thị trường lúa gạo nói riêng và lương thực nói chung đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho những nước xuất khẩu. Cụ thể, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2003 – 2004 chỉ đạt 388,3 triệu tấn, giảm 2,7 triệu tấn còn trong niên vụ này, tuy tổng sản lượng dự báo đạt 399,8 triệu tấn, nhưng tiêu thụ gạo toàn cầu lại đạt 417,3 triệu tấn và tồn kho gạo thế giới giảm rất mạnh từ 105,8 triệu tấn xuống chỉ còn 82,7 triệu tấn, giảm tới 21,8%. Với tương quan cung cầu gạo trên thị trường thế giới, cơ hội vàng đang đến với mặt hàng gạo xuất khẩu của nước ta. Quan sát giá gạo xuất khẩu của nước ta kể từ sau sự kiện sốt nóng giá gạo thế giới vào năm “El nino thế kỷ” 1998, chúng ta sẽ thấy rất rõ điều này. Đó là tính bình quân, giá gạo xuất khẩu từ kỷ lục 274,73 USD/tấn năm 1998 chẳng những đã “rơi tự do” xuống 227,49 USD/tấn năm 1999 (giảm 47,24USD/tấn hay 17,19%), mà còn rơi liên tục trong hai năm sau đó: năm 2000 chỉ đạt bình quân 191,93 USD/tấn, giảm 35,56 USD/tấn hay 15,63%; năm 2001 xuống tới mức thấp kỷ lục 167,53USD/tấn, giảm 24,40 USD/tấn hay 12,71%. Tiếp theo, tuy giá gạo xuất khẩu năm 2002 đã tăng vọt lên 223,86 USD/tấn (tăng 56,33 USD/tấn hay 33,62%), nhưng trong năm 2003 vừa qua lại giảm mạnh xuống chỉ còn 188,97 USD/tấn (giảm 34,89 USD/tấn hay 15,59%). Trong khi đó, giá gạo bình quân trong 7 tháng đầu năm nay ước đạt khoảng 231 USD/tấn, tức đã tăng khoảng 42 USD/tấn hay 23,3% so với giá bình quân cả năm 2003 và đây là mức giá cao nhất kể từ năm 1998. Không những vậy, do cán cân cung cầu gạo hiện vẫn căng thẳng, cho nên giá gạo thế giới vẫn đang tăng mạnh. Chẳng hạn, nếu như vào thời điểm tháng 6 vừa qua, giá gạo 25% tấn trung bình khoảng 208 – 210 USD/tấn, thì hiện nay đã tăng lên 223 – 225 USD/tấn. Tóm lại, sau hai năm giá gạo bị mất giá (1999-2000), nông dân nước ta đã không còn mặn mà với cây lúa và sau hai năm thị trường gạo thế giới phập phù, năm 2004 này mới lại là năm chúng ta đứng trước cơ hội vàng được mùa, trúng giá. Cũng từ thực tế đó, tuy khối lượng gạo xuất khẩu theo kế hoạch đã đạt 3,5 triệu tấn, nhưng lượng lú trong nông dân từ nay đến cuối nằm tòn tương đối khá. Nhìn những động thái của ngành nông nghiệp cho đến nay cho thấy, chúng ta còn có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản chiến lược này nữa. Đó là: - Thứ nhất, về nguồn hàng, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng sản lượng lúa năm nay có thể đạt 35, 184 triệu tấn, tăng khoảng 800 nghìn tấn so với năm 2003, tương ứng khoảng 400 nghìn tấn gạo xuất khẩu. Trong bối cảnh được mùa như vậy, cho dù hiện nay Bộ thương mại đã cho phép “vượt rào” 3,5 triệu tấn gạo xuất khẩu bằng việc các doanh nghiệp có thể xuất khẩu thêm 5.000 – 7.000 tấn/tháng đối với cả hai mặt hàng gạo nếp và gạo thơm, thì khối lượng xuất khẩu có thể tăng thêm này vẫn không đủ lớn. - Thứ hai, điều quan trọng hơn là cho tới tận thời điểm hiện tại, vụ hè thu chính là vụ lúa đóng vai trò quyết định trong thành tích được mùa của một năm sản xuất nông nghiệp đầy khó khăn hiện nay mới đang trong thời kỳ thu hoạch. Cụ thể là, trong tổng sản lượng lúa ước tăng khoảng 8000 nghìn tấn của năm nay so với năm 2003 vừa qua, con số đóng góp của vụ đông xuân chỉ là 173 nghìn tấn, tức là tuyệt đại bộ phận lúa thực được mùa năm nay vẫn còn “năm ngoài dự kiến”. Do vậy, nếu không đẩy mạnh xuất khẩu gạo ngay trong năm nay, chẳng những chúng ta có thể để “vượt” khỏi tầm tay cơ hội thắng lợi “kép”, mà rất có thể tình trạng “chờ giáng xuống” mới đẩy mạnh xuất khẩu trong nhiều năm liên tục lại một lần nữa lập lại. Có lẽ, trước việc Bộ thương mại “rung chuông cảnh báo” các doanh nghiệp không được “vượt rào” ,5 triệu tấn gạo hồi giữa tháng 7 vừa qua, giá lương thực từ đầu năm đến nay lần đầu tiên giảm trong tháng 7, mặc dù chỉ giảm ở mức độ rất nhẹ 0,3%, nhưng cũng đủ là một tiếng chuông cảnh báo về việc giá lương thực trong nước những tháng cuối năm sẽ tiếp tục giảm nếu đầu ra xuất khẩu không được khai thông. Nói cách khác, nếu chúng ta không đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong năm nay, chúng ta sẽ chỉ thu được một nửa thắng lợi “kép”: được mùa trong điều kiện cực kỳ khó khăn, còn nửa trúng giá thì để “vượt” khỏi tầm tay giống hệt như năm 1998. III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 1. Về điều kiện tự nhiên - Việt Nam có diện tích 330.363km2 (thuộc loại có diện tích trung bình trên thế giới). Đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp. - Bờ biển nước ta rất thuận lợi cho giao thông đường biển - Vị trí lãnh thổ đã cho nước ta một nền khí hậu đặc biệt, nhiệt độ cao (trung bình từ 220C đến 270C) và lượng mưa hàng năm lớn (trên 1500m), độ ẩm không khí luôn luôn trên 80% vì vậy quanh năm cây cối có điều kiện phát triển tốt, mùa màng có thể thu hoạch được từ 2 đến 4 vụ. Với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa sẽ cho phép Việt Nam phát triển một nền nông nghiệp phong phú đa dạng bao gồm các loại cây lương thực và vây công nghiệp, cây ngắn ngày và dài ngày, ôn đới hay nhiệt đới; trong đó lúa là cây lương thực truyền thống đóng vai trò chủ đạo. 2. Về lao động Việt Nam là một nước có lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao xấp xỉ 70% lực lượng lao động trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp hay nói cách khác giá nhân công rẻ. Với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ tạo ra sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam xuất hiện trên thị trường thế giới với giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Dù rằng chúng ta có nhiều khó khăn bất lợi trong việc sản xuất lúa như: giống lúa có năng suất chưa cao, thuỷ lợi chưa được đầu tư, công nghệ chế biến thấp và thiên tai xảy ra bất kì nhưng các nguồn lực sản xuất mà Việt Nam có lợi thế trên đây đã mở ra cho nước ta một con đường phát triển mới hướng ra xuất khẩu. Theo quan điểm về lợi thế so sánh: Việt Nam có thể tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng tài nguyên và lao động cao, vốn và kĩ thuật thấp hơn, hiện nay Việt Nam vẫn là một nước chậm phát triển thì sản xuất lúa gạo giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất lúa gạo với đặc tính của sản xuất nông nghiệp: thứ nhất là thực hiện sản xuất thực hiện trên diện rộng và phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên về đất đai, nguồn nước….., thứ hai là thực hiện sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc. Vì vậy, sản xuất lúa cho phép tận dụng được tốt thuận lợi về lao động tài nguyên thiên nhiên đồng thời hạn chế bớt nhứng khó khăn về vốn, kĩ thuật – công nghệ, bởi sự đòi hỏi đầu tư về vốn trong trồng trọt không lớn và kĩ thuật máy móc phục vụ cho sản xuất lúa ở khâu trồng và chế biến không quá phức tạp, giá thành không cao lắm so với các loại công nghệ tinh vi. Chính vì vậy, phát triển sản xuất lúa ở Việt Nam để xuất khẩu là rất đúng đắn nó phù hợp với đặc điểm của nguồn lực sản xuất, cho phép tận dụng lợi thế so sánh của nước trên thị trường quốc tế về mặt sản xuất mặt hàng gạo xuất khẩu. 3. Về chính sách * Các yếu tố vĩ mô Việt Nam mới ra nhập nền kinh tế thị trường nhưng đã nhanh chóng hoà nhập vào vòng xoáy của nó. Để hạn chế tối đa những rủi ro mà nền kinh tế thị trường gây ra Việt Nam đã chọn cho mình hướng đi riêng, đó là: “nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước”. Nhà nước sử dụng những công cụ vĩ mô để quản lý, định hướng hoạt động xuất khẩu. - Công cụ chính sách thương mại về thuế quan Thuế xuất khẩu được dùng làm công cụ để điều tiết và quản lý xuất khẩu. Thuế này được đánh vào hàng hoá xuất khẩu nhằm hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu. Những mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam được Nhà nước khuyến khíc (trừ một số mặt hàng hạn chế hoạch cấm xuất khẩu như gỗ quý, động vật quý hiếm….) và cho áp dụng mức thuế suất khẩu hoặc bằng không. Tuy nhiên khi vào một thị trường nước khác lại phải chịu một mức thuế nhập khẩu nhất định của nước sở tại. Nếu gạo của ta không nhận được những ưu đãi của nước sở tại thì phải chịu mức thuế tương đối cao do vấp phải sự bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Và đây cũng là khó khăn cho việc cạnh tranh của gạo Việt Nam, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thị trường cho gạo. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, nếu chính sách thuế quan để làm công cụ cho chính sách khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trạng duy trì một ngành sản xuất kém hiệu quả, kém khả năng cạnh tranh và do đó người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hội nhập với việc buôn bán tự do giữa các nước có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng hàng hoá thì việc sử dụng thuế như một công cụ quản lý xuất khẩu sẽ không còn hữu hiệu bởi thếu xuất khẩu luônn làm cho giá cả hàng hoá tăng cao so với khi không đánh thuế hoặc thuế xuất hàng thấp. - Các công cụ chnhs sách thương mại phi thuế quan Ngày nay, khi sự phát triển kinh tế của thế giới đã bước đến tầm cao mới thì xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại là một tất yếu. Điều này làm cho việc sử dụng chính sách thuế quan không phải là công cụ duy nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nó dần có xu hướng giảm dần ảnh hưởng và chuyển các ảnh hưởng đó sang các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan. Một số chính sách phi thuế quan ngày càng có ảnh hưởng lớn đó là: + Quan hệ chính trị ngoại giao Một quốc gia muốn phát triển thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường gạo xuất khẩu nói riêng thì trước hết phải có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài. Sự thiết lập quan hệ ngoại giao, ngoại thương giữa các nước đóng một vai trò quan trọng trong công việc thúc đẩy xuất khẩu. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và tìm đối tác. Điều này được khẳng định rất rõ qua quá trình đổi mới ở nước ta năm 1986. Việt Nam chỉ có quan hệ ngoại giao với các nước XHCN nên thị trường buôn bán chỉ có một số nước XHCN. Nhưng sau khi đổi mới ta mở rộng quan hệ với tất cả nước và thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng ra ngày cả với Mỹ. + Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đối với nhiều nước đang phát triển thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng đến nền kinh tế sở tại thông qua: Bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, ảnh hưởng chuyển giao công nghệ, năng lực._. quản lý, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào xuất khẩu. Tuy nhiên thực tế thu hút và sử dụng FDI ở nhiều quốc gia cho thấy khả năng FDI có đóng góp tích cực như thế nào đối với xuất khẩu còn phụ thuộc vào chính sách thu hút và sử dụng FDI của quốc gia sở tại có hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hay không? Trong nhiều trường hợp, những ưu đãi của chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào xuất khẩu là không thoả đáng, các doanh nghiệp FDI sẽ có xu hướng chỉ tập trung khai thác thị trường nội địa trên cơ sở sử dụng các nguồn lực chi phí thấp, đặc biệt là lao động quốc gia. Như vậy, chính sách thu hút, sử dụng FDI sẽ có tác dụng tích cực đối với phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá nếu có những biện pháp khuyến khích về tài chính (miễn giảm thuế, thưởng xuất khẩu….) những ưu đãi về thủ tục đối với doanh nghiệp FDI có đóng góp tích cực vào xuất khẩu. + Quy định hải quan Hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô như Việt Nam phải được thông qua một cách nhanh chóng. Nếu hoạt động hải quan phức tạp gây nhiều phiền hà cho người xuất khẩu thì sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đồng thời sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển thị trường cho hàng xuất khẩu. Cho nên phải hoàn thiện quy trình nghiệp vụ hải quan, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phân loại hàng hoá theo mức độ quan trọng để từ đó thông qua nhanh những hàng hoá thông thường. + Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu Nhà nước đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thành lập các cơ quan có nhiệm vụ thu thập thông tin về thị trường thế giới, định hướng xâm nhập thị trường quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm thị trường và cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá như tham gia hội chợ quốc tế gặp gỡ trao đổi thông tin thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi tham gia vào thị trường thế giới buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân theo các quy định của thế giới, của nước nhập khẩu mặt hàng gạo. Vì vậy, các yếu tố quy định, chính sách của thế giới ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu. * Các yếu tố thuộc về môi trường thương mại - Các nguyên tắc điều chỉnh thương mại Quốc tế + Nguyên tắc hỗ trợ Theo nguyên tắc này các nước có quan hệ ngoại thương dành cho nhau nhưng ưu đãi và nhân nhượng tương xứng trong quan hệ buôn bán dựa trên cơ sở tiềm lực của các bên tham gia. Nhưng trong nhiều trường hợp các nước yếu hơn thường phải buộc chấp nhận các điều kiện do bên mạnh hơn đưa ra. Trong trường hợp được tham gia tổ chức WTO thì nước ta phải tranh thủ đến mức tối da hiệp định thương mại song phương để giành cho nhau những ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu làm như vậy cả hai bên đều tạo được thị trường cho nhau và cùng có lợi nếu như quan hệ đó bền vững, ổn định lâu dài. + Nguyên tắc không phân biệt đối xử Nguyên tắc được thể hiện dưới hai dạng, quy chế tối huệ quốc và dãi ngộ Quốc gia. Quy chế tối huệ quốc (MSN) là chế độ mà các nước dành cho nhau trong quan hệ kinh tế và buôn bán về mặt thuế quan, mặt hàng trao đổi, phương tiện chuyên trở, quyền lợi pháp nhân và tư nhân nước này trên lãnh thổ nước kia, đây là mối quan hệ thương mại về kinh tế giữa các nước trên cơ sở hiệp định, hiệp ước giữa các nước một cách bình đẳng có đi có lại. Nếu nhận được quy chế tối huệ quốc hàng hoá của nước nhận sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường nước cấp. Quy chế tối huệ quốc này thường do nước phát triển áp dụng để gây áp lực kinh tế cũng như chính trị đối với những được và muốn được hưởng chúng. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) là nguyên tắc đòi hỏi các nước thành viên của WTO đối xử với hàng nhập khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ cửa khẩu không kém phần thuận lợi so với nước hàng được sản xuất trong nước. Cụ thể hàng hoá khi đã trả song thuế quan và được nhập khẩu thì hàng hoá được đối xử như với hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước. + Nguyên tắc ngang bằng dân tộc Nguyên tắc đòi hỏi một nước dành cho tư nhân và pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình một sự đối xử ngang bằng như tư nhân và pháp nhân của nước mình trong những vấn đề kinh doanh, thuế quan, hàng hải, cư trú, sự bảo vệ của pháp luật….ngoại trừ quyền bầu cử, ứng cử, nghĩa vụ quân sự. Nguyên tắc này thường được quy định trong hiệp định kinh tế - thương mại đã được ký kết giữa hai nước. - Tình hình chính trị quân sự Sự biến động của tình hình chính trị, quân sự trên thế giới có tác động mạnh mẽ đến tình hình cung và cầu của các nước. Do vậy, trong hoạt động phát triển thị trường gạo xuất khẩu, việc nghiên cứu, phân tích thường xuyên tình hình chính trị này giữ một vai trò quan trọng, phục vụ cho việc tìm hiểu rõ ràng về các thông tin liên quan tới hoạt động nhập khẩu của các nước. Ví dụ như chiến tranh của Irap vừa xảy ra đã làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, làm cho hoạt động xuất khẩu gạo, vào Irap bị ngưng trệ gây tổn thất lớn cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. - Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch động thực vật Đây cũng là một công cụ phi thuế quan có ảnh hưởng rất lớn đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo và phát triển thị trường cho nó. Nó là công cụ của WTO cho phép các nước được sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà nước đó cho là thích hợp và phù hợp với việc bảo vệ môi trường, sức khoẻ của người tiêu dùng với điều kiện biện pháp này không tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc hạn chế vô lý thương mại quốc tế với bất kỳ nước nào. Các cường quốc phát triển áp dụng nhiều nhất công cụ này để bảo hộ mậu dịch. * Các yếu tố vi mô Nếu như người ta nói các yếu tố vĩ mô dùng để quản lý, điều tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu thì các yếu tố vi mô lại có ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đến hoạt động phát triển thị trường gạo xuất khẩu. Các yếu tô vi nói ở đây được hiểu là các yếu tố thuộc về các doanh nghiệp là những người trực tiếp kinh doanh hoạt động xuất khẩu gạo, trực tiếp tìm kiếm thị trường, phát triển nó dựa trên những định hướng của Nhà nước và chiến lược mục tiêu của doanh nghiệp mình. Nếu muốn tồn tại được buộc doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm cơ hội và phát triển thị trường xuất khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phát triển thị trường gạo xuất khẩu là: - Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường của doanh nghiệp Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu là một bộ phận cấu thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Nếu như chiến lược phát triển thị trường đúng đắn nó sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá của doanh nghiệp có khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường đề ra. Ngược lại, nó không phù hợp thì sẽ làm cho hoạt động kinh doanh bị đình trệ, gặp khó khăn và có thể dẫn đến phá sản. Tuỳ vào doanh nghiệp khác nhau, điều kiện nhập khẩu doanh nghiệp, mặt hàng kinh doanh và tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình chiến lược và mục tiêu phát triển thị trường khác nhau. Có doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển các thị trường truyền thống nhằm tăng thị phần của mình trên thị trường đó, có doanh nghiệp lại có chiến lược xâm nhập vào khu vực đoạn thị trường mới mà chưa ai khai thác hoặc rất ít người khai thác, có doanh nghiệp lựa chọn chiến lược xâm nhập thị trường có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cao, ngược lại có doanh nghiệp lựa chọn thị trường có lợi nhuận thấp và rủi ro ít…nhưng dù có lựa chọn chiến lược mục tiêu nào đi chăng nữa, nếu đó là chiến lược đúng đắn thì nó đều quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn chiến lược sao cho phù hợp và có hiệu quả phụ thuộc lớn vào tiềm lực và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi chiến lược có hay đến đâu, tốt đến đâu đi nữa nhưng mà doanh nghiệp không có khả năng thực hiện thì chiến lược đó cũng trở thành vô nghĩa. * Tiềm lực của doanh nghiệp Tiềm lực của doanh nghiệp không phải là bất biến nó có thể phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận, thông thường sức mạnh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: + Tiềm lực tài chính Đây là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Khi doanh nghiệp có khả năng và nguồn tài chính mạnh mẽ thì daonh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận cao trong việc tiến hành kinh doanh. Một doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển mạnh thị trường và có được khả năng cạnh tranh lâu dài hơn.Việc đánh giá tốt, chính xác về vốn, có cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn…là một tiền đề cho doanh nghiệp xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực chính của doanh nghiệp là: · Vốn chủ sở hữu: Là khối lượng tiền của chủ sở hữu hoặc của các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, đây là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô cơ hội có thể khai thác. · Vốn huy động: Đây là loại vốn huy động từ các nguồn như vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp…. nó phản ánh khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. · Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năng và quy mô kinh doanh mới, được tính theo % từ lợi nhuận để bổ sung nguồn vốn tự có. · Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: Phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp và sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp. · Khả năng tài trợ ngắn hạn và dài hạn: Thể hiện qua vòng quay vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, vòng quay tài khoản thu/chi. · Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp…. + Trình độ kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp được thể hiện ở công nghệ đang sử dụng, ở mức độ trang bị máy móc. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoá. Phát triển thị trường xuất khẩu còn đồng nghĩa với phát triển sản phẩm, sản phẩm luôn được đổi mới về mẫu mã chất lượng để thể đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. + Tiềm lực vô hình Ngày nay tiềm lực vô hình ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển thị trường, chinh phục khách hàng Tiềm lực vô hình được thể hiện thông qua một số vấn đề sau: · Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Trên thương trường uy tín của doanh nghiệp là thứ vũ khí giúp nhà kinh doanh bán hàng tốt hơn. Với chữ tín tốt đẹp về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tạo ra ưu thế lòng tin của khách hàng và sự ưu ái khi lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng với doanh nghiệp. Đặc biệt khi mà hàng hoá có chất lượng, giá cả, dịch vụ ngang bằng nhau như hiện nay. · Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá, chất lượng sản phẩm. Có 5 mức độ cấp bậc trong nhãn hiệu hàng hoá: nhãn hiệu bị loại bỏ, nhãn hiệu không được chấp nhận, nhãn hiệu được chấp nhận, nhãn hiệu ưa thích, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu của sản phẩm càng ở thứ bậc cao thì càng dễ bán. Bởi sự nổi tiếng của nhãn hiệu tức là nó đã được người tiêu dùng đánh giá và lựa chọn… + Trình độ và kỹ năng của người nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng, vừa là người tạo ra sản phẩm, đồng thời là người trực tiếp kinh doanh và bán sản phẩm. Ngày nay khi lượng lao động dư thừa và có xu hướng tay nghề càng cao. Vì vậy, mà đòi hỏi người lao động không ngừng học tập nâng cao trình độ, tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. + Trình độ quản lý Đòi hỏi nhà kinh doanh phải có trình độ tổ chức quản lý để đưa hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong hoạt động phát triển thị trường đòi hỏi người quản lý phải biết tổ chức kết hợp chặt chẽ giữa các khâu, ngay từ khâu đầu tiên là nghiên cứu thị trường, phân tích phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường trọng điểm đến việc đánh giá, kết luận việc phát triển thị trường. Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Và việc phát triển thị trường xuất khẩu nó cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có những yếu tố mà không thể kiểm soát được nhưng có yếu tố có thể kiểm soát được nếu như doanh nghiệp, Nhà nước có chiến lược, chính sách đúng đắn. Vậy, làm thế nào để đánh giá được việc phát triển thị trường có hiệu quả và mức độ đến đâu? Điều này giải thích thông qua nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá mực độ phát triển của thị trường xuất khẩu. 4. Tình hình thị trường lúa gạo thế giới a. An ninh lương thực thế giới Nhu cầu về lương thực và thực phẩm là một nhu cầu cơ bản, thiết yếu. Mặc dù mức sống của con người đã có những bước phát triển nhảy vọt, các nhu cầu cao cấp đã nảy sinh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển nhưng nhu cầu về lương thực thực phẩm không những không giảm đi mà còn tăng rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề về lương thực, thực phẩm lại dường như trở thành thứ yếu trong dư luận quốc tế. Sở dĩ có tình trạng như vậy bởi vì trên thế giới có sự phân cách quá lớn về mức thu nhập. Khoảng 20% dân số thế giới chiếm 80% tổng thu nhập toàn cầu và đối với nhóm người này lương thực, thực phẩm rõ ràng là thứ yếu. Mặt khác nhóm người này cũng là nhóm khách hàng tiêu dùng nhiều nhất nên hầu hết các doanh nghiệp, các nhà sản xuất đổ xô vào phục vụ các nhu cầu nhóm của khách hàng này nên vấn đề lương thực, thực phẩm ít được để ý và chúng ta bị ru ngủ bởi quan điểm: tình hình lương thực thế giới không có gì đáng lo ngại. Tổ chức lương thực thế giới FAO đã rung hồi chuông báo động về an ninh lương thực. Trong giai đoạn tới đây nó sẽ là vấn đề thời sự nóng bỏng bởi nhu cầu về lương thực, thực phẩm sẽ tăng rất nhanh trong khi sản xuất lương thực, thực phẩm đã có những dấu hiệu chạm trần, điều này là mối đe doạ chủ yếu đối với an ninh lương thực thế giới. Nguyên nhân đầu tiên làm cho nhu cầu lương thực của thế giới trở nên nóng bỏng là gia tăng dân số nhanh chóng. Theo đánh giá của Quỹ dân số LHQ (UNPFA) hành tinh của chúng ta dường như hướng sự lo ngại sang một vấn đề khác đó là “quả bom dân số”. Thời báo Washington ngày 21/7/2000 cũng cho rằng Y6B “Year 6 bilions” mới thực sự là quả bom đáng sợ. Theo UNPFA đà gia tăng này sẽ dẫn tới dân số thế giới là 27 tỷ người vào năm 2050 và sẽ tiếp tục tăng nữa. Dân số thế giới tăng nhanh dẫn tới nhiều bi kịch và bất lợi, mà đầu tiên là nhu cầu lương thực sẽ tăng lên đáng sợ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của dân số thế giới cũng là một tác nhân quan trọng gây ra “hiệu ứng nhà kính” mà hệ quả là sự gia tăng cả về mật độ cũng như cường độ của động đất, cháy rừng, mưa bão, lũ lụt….Theo báo cáo của tổ chức Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, trong thập kỷ 90 nhân loại đã phải gánh chịu những thảm hoạ tự nhiên cao gấp 9 lần so với thập kỷ 60. Hậu quả của nó rất lớn và ngành chịu thiệt hại đầu tiên, nặng nề nhất là nông nghiệp, bởi đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào tình hình khí hậu. Bởi những khó khăn nêu trên khiến cho việc cung ứng lương thực, thực phẩm ngày càng khó theo kịp nhu cầu. Ngay trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu lương thực vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Theop FAO hiện có khoảng 38 quốc gia thiếu lương thực trong đó có 24 quốc gia ở Châu Phi. Tại Châu Á, các nước Indoneesia, CHDCND Triều tiên, Apganisstan… cũng thiếu lương thực, cần viện trợ khoảng 5 triệu tấn/năm. Như vậy lương thực thế giới đang đối diện với mối đe doạ lớn: Tại kỳ họp hàng năm lần thứ 33 diễn ra tại Rome. Italia từ ngày 7-10/5/2007, Uỷ ban an ninh lương thực thế giới (CFS) đã đưa ra một bản đánh giá mới về tình hình an ninh lương thực thế giới. Theo đó, CFS đã nêu ra những phân tích của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) về ảnh hưởng của các nhân tố như giá lương thực, nhu cầu sản xuất năng lượng sinh học, chi phí thức ăn chăn nuôi, giá dầu lửa và sự biến đổi khí hậu đến tình hình an ninh lương thực thế giới. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong số 34 quốc gia hiện vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về lương thực thì có tới hơn một nửa số nước (18) với nguyên nhân chủ yếu là do xung đột, nội chiến. xung đột và nội chiến đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của các nguồn cung cấp lương thực, tới sức khoẻ cộng đồng trên quy mô rộng. Báo cáo đưa các nguồn cung cấp lương thực, tới sức khoẻ cộng đồng trên quy mô rộng. báo cáo đưa ra những xem xét, đánh giá về tình hình an ninh lương thực thế giới hiện nay theo 3 khía cạnh chính của an ninh lương thực, đó là: tính sẵn có, tính tiếp cận và tính ổn định. Những thách thức, cơ hội đi kèm với trợ cấp lương thực và một số giải pháp hỗ trợ để đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững cũng được đề cập trong báo cáo này. - Bối cảnh chung Theo ước tính FAO hiện có khoảng 854 triệu người trên thế giới đang sống trong tình trạng nghèo đói, trong đó có 9 triệu người có các nước công nghiệp, 25 triệu người có các nước đang trong thời kỳ quá độ và 820 triệu người ở các vùng thuộc Châu Á - Đại Tây Dương, Mỹ La tinh – Carribê, biểu hiện cả về số lượng cũng như tỷ lệ số người thiếu đói so với giai đoạn trước đây. Nhìn chung, tốc độ giảm đói nghèo chưa đạt mục tiêu đặt ra đến năm 2015 do Hội nghị thượng đỉnh thế giới về an ninh lương thực tổ chức năm 1996. - Đánh giá chỉ tiêu về an ninh lương thực Theo dự kiến của FAO, sản lượng thực có hạt (sản lượng lương thực bao gồm lúa gạo, ngô, cao lương, kê, mỳ, mạch…) thế giới năm 2006 là dưới 2 tỷ tấn, giảm 2,7% so với năm trước nhưng vẫn ở mức trung bình. Về cơ cấu, sản lượng lúa mỳ giảm nhiều nhất, sau đó là ngũ cốc thô, trong khi sản lượng lúa gạo chỉ giảm nhẹ. Sản lượng ngũ cốc giảm trong năm 2006 chủ yếu ở những nước sản xuất và xuất khẩu chính. Một số chỉ số FAO sử dụng để đánh giá tình hình an ninh lương thực thế giới. Chỉ tiêu đầu tiên là tỷ lệ dự trữ lương thực cuối vụ dành cho tiêu dùng của thế giới trong vụ sau. Tỷ lệ của niên vụ 2006/07 dự kiến giảm còn 19,4% so với gần 23% của vụ trước và vẫn thấp hơn 28% so với đầu thập niên. Chỉ số thứ hai là khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thế giới về lúa mỳ và ngũ cốc thô, nhằm đáp ứng nhu cầu bình thường của thị trường. Chỉ số này phản ánh nguồn cung về lương thực, bằng sản lượng sản xuất cộng dự trữ đầu vụ và nhập khẩu. Chỉ số thứ ba là tỷ lệ dự trữ cuối vụ của các nhà khẩu chính, quy lương thực, trên tổng số tiêu thụ (tiêu dùng nội địa cộng xuất khẩu). Chỉ số thứ tư, một chỉ số quan trọng thể hiện sự biến đổi theo năm của tình hình cung hay là sự thay đổi trong sản lượng, cho biết quy mô thay đổi trên toàn cầu và đối với tất cả các loại cây thương thực (năm 2006, sản lượng lương thực (năm 2006, sản lượng lương thực thế giới giảm 2,7%, thấp hơn 1% so với năm trước). Thực tế cho thấy, nhóm các nước có thu nhập thấp (LIFDC) còn nhiều bất ổn trong thay đổi cung và mức sản lượng đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình an ninh lương thực thế giới. Nhóm 3 chỉ số đầu dùng để phản ánh tỷ lệ dự tữ và nguồn cung cho xuất khẩu. Theo đó, các chỉ số này cho thấy tình hình chung là thị trường lương thực vẫn trong tình trạng khan hiếm, đặc biệt là khi so sánh với vụ trước. Trong khi đó, triển vọng có thể sáng sủa hơn ở chỉ số nguồn cung cấp thông qua kết quả sản xuất. Tuy nhiên, trên quy mô quốc tế, giá cả lương thực và những thay đổi của nó được xem là phong vũ tốt nhất cho biết chiều hướng phát triển của quan hệ cung cầu. b. Khái quát về tình hình lúa gạo thế giới. Xuất khẩu gạo năm 2007 và dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2008 Vinanet, 14/02/2008 Năm 2007 là một năm thành công rực rỡ của ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, bởi giá liên tục tăng. Chỉ trong vòng một năm qua, giá tăng khoảng 50-85 USD/tấn. Trong hai năm qua, giá gạo toàn cầu đã tăng gấp đôi, hiện đạt mức cao nhất của 10 năm. Gạo đồ và gạo chất lượng thấp của Thái Lan có giá tăng mạnh nhất, bởi đây là nguồn cung duy nhất loại gạo này trong suốt nhiều tháng cuối năm. Giá gạo 100% đồ của Thái Lan đã tăng từ 315 USD/tấn hồi đầu năm 2007 lên 390 USD/tấn vào cuối năm, từ chỗ thường thấp hơn giá gạo 5 % tấn chất lượng cao, vươn lên cao hơn tới 40 USD/tấn. Giá gạo tăng mạnh không chỉ ở các thị trường nhập khẩu lớn như Indonexia, Pakistan hay Trung Quốc, mà cả ở những nước sản xuất lớn như Ấn Độ hay Việt Nam, góp phần đẩy lạm phát giá tiêu dùng tăng vọt. Đầu tháng 8/2007, Chính phủ Việt Nam quyết định tạm dùng ký hợp đồng xuất nhập khẩu gạo, chỉ cho phép thực hiện những hợp đồng đã ký, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tiếp đến, ngày 9/10, Ấn Độ cũng tuyên bố cấm xuất khẩu gạo phí – basmati để kiềm chế sốt giá nội địa. Sau đó, cuối tháng 10, Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu, cho phép xuất gạo phi-basmati chất lượng cao có giá trên 425 USD/tấn, để tận dụng cơ hội giá gạo tăng cao trên thị trường thế giới. Việc Ấn Độ và Việt Nam hạn chế xuất khẩu gạo đã tác động mạnh tới giá trị gạo thế giới, bởi cả Ấn ĐỘ và Việt Nam đều là những nước xuất khẩu gạo lớn. Kết quả là khách hàng đổ dồn vào gạo Thái Lan, đẩy nhu cầu gạo nước này tăng vọt, đặc biệt là gạo đồ. Xuất khẩu gạo đồ Thái Lan sang Châu Phi năm 2007 ước tăng tới 3,5-4 triệu tấn, và sẽ tiếp tục tăng vào năm 2008, sơ với chỉ 1,8 triệu tấn/năm gần đây. Năm 2007, các nước xuất khẩu gạo chủ chốt nhìn chung đếu đối mặt với sự hạn hẹp về nguồn cung. ước tính mậu dịch thế giới năm 2007 đạt mức cao kỷ lục, 30,2 triệu tấn , tăng 3,4% (1triệu tấn) so với năm 2006. Nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh được coi là động lực chính dẫn đến sự gia tăng khối lượng mậu dịch gạo của thế giới trong năm 2007. Thị trường châu Á chiếm phần lớn sự gia tăng khối lượng nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2007. Philippine, nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Á, đã nhập khẩu 1,87 triệu tấn gạo năm 2007, chủ chốt từ Việt Nam, và dự kiến sẽ nhập 1,5-2 triệu tấn gạo năm 2008. Sản lượng gạo Philippine năm 2007 ước tăng 5% so với năm 2006 của Philippine có thể đạt mức dự báo của Bộ Nông nghiệp, khoảng 16 triệu tấn thóc, tương đương với 9,6 triệu tấn thóc, thì nguồn cung vẫn có khả năng thiếu hụt tới 2 triệu tấn do nhu cầu tiêu thụ nội địa ước đạt 11,6 triệu tấn. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippine,Arthur Yap, đã chỉ thị cho Cơ quan Lương thực Quốc gia tiếp tục triển khai hoạt động thu mua gạo trên thị trường toàn cầu. Ông Yap khẳng định, nhiệm vụ tối quan trọng của Bộ Nông nghiệp là đảm bảo đủ nguồn cung gạp cho thị trường. Xuất khẩu gạo Thái Lan cho năm 2007 ước tính đạt 9,45 triệu tấn, vượt xa mục tiêu 8,5 triệu tấn của chính phủ và càng cao hơn so với 7,5 triệu tấn xuất khẩu năm 2006. Trị giá gạo xuất khẩu năm 2007 dự báo đạt 125 tỉ Baht(3,71 tỉ USD). Thái Lan đang tăng cường sản xuất gạo hương nhài trong bối cảnh nhu cầu tăng trên toàn cầu, nhất là Trung Quốc, đối với các loại gạo thơm chất lượng cao. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã vạch ra một chiến lược mới nhằm duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới của mình. Theo đó, Thái Lan sẽ đầu tư nghiên cứu gạo, phát triển những giống lúa mới, tạo ra những sản phẩm mới từ gạo, kể cả dược phẩm, thực phẩm, mĩ phẩm và đồ ăn liền và tăng năng xuất gạo. Chính phủ Thái cũng nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ gạo của mình bằng cách của các phái đoàn thương mại sang những thị trường mới như Senegal, Ghane, Tunisia, các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất và Trung Quốc. Các thị trường này rất tin tưởng vào tiêu chuẩn và chất lượng gạo Thái, và hầu hết đã tăng nhập khẩu gạo Thái Lan. Tại Ấn Độ, một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, sản lượng đang có chiều hướng không tăng kịp nhu cầu. Năm 2006, Ấn Độ tiêu thụ 88,25 triệu tấn gạo, trong khi sản lượng là 92 triệu tấn, tức là dư thừa 4 triệu tấn, giảm so với mức dư thừa của năm trước đó, và lượng dư thừa và lượng dư thừa còn giảm hơn nữa vào năm 2007, biểu hiện là giá gạo nội địa tại Ấn Độ tăng mạnh đến mức chính phủ phải tạm dừng xuất khẩu một số loại gạo. Sản lượng gạo Ấn Độ niên vụ năm 2007/08 dự kiến sẽ chỉ cao hơn chút ít so với mức 92,8 triệu tấn cảu năm 2006, và thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 97,43 triệu tấn. *Dự báo Về triển vọng năm 2008, Uỷ ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cho rằng tình trạng thắt chặt nguồn cung trên thị trường gạo sẽ còn tiếp diễn trong năm 2008. Dự báo nhu cầu gạo thế giới năm 2008 sẽ là 245 trieeujt ấn, nhưng sản lượng sẽ chỉ đạt 240 triệu tấn. Do vậy, thế giới sẽ vẫn thiếu 5 triệu tấn gạo, và giá sẽ tiếp tục ở mức cao, thậm chí tăng. IGC dự báo mậu dịch gạo toàn cầu sẽ chỉ tăng 1% trong năm 2008, lên 29,6 triệu tấn, so với 29,3 triệu tấn năm 2007, bởi những chính sách hạn chế xuất khâẩ của Ấn Độ và Việt Nam – hai trong số những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Dự báo nhu cầu mạng có thể đẩy giá tăng hơn nữa vào đầu năm 2008. Gạo 100% B của Thái Lan có thể vượt giá 400 USD/tấn so với 380 USD/tấn, do Ấn Độ và Việt Nam sẽ chưa sớm xoát bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Hiện gạo 25% tấm của Thái Lan, đồng Baht tăng giá và cước phí vận tải tăng sẽ tiếp tục là những yếu tố chính hạn chế xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2008. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng được dự báo là sẽ tăng lên mức cao mới vào đầu năm 2008 khi các nhà xuất khẩu được phép lên và nguồn cung được dự báo là sẽ không được dư dả. Khả năng phải đến tháng 2/08 Việt Nam mới xoá bỏ lệnh cấm ký hợp đồng xuất khẩu mới, khi có nguồn cung gạo mới từ vụ thu hoạch lúa đông xuân. Sản lượng thóc của Việt Nam được dự báo là vẫn ổn định, nhưng chính phủ có thể tăng lượng dự trữ lương thưự trong nước phòng khi cần cứu trợ khẩn cấp, trong trường hợp xảy ra thiên tai như bão hay lũ lụt. Năm 2008, nhập khẩu gạo vào Trung Quốc (chủ yếu là gạo thơm) và một số nước khác sẽ tăng lên. Nhập khẩu vào Irắc và Arập xê út dự báo sẽ hồi phục, trong khi nhập khẩu gạo vào Cuba, Mỹ, Baraxin và Nga sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo vào Viễn Đông Á sẽ giảm 200.000 tấn xuống 8,4 triệu tấn trong năm 2008, do dự trữ gạo quốc gia và sản lượng thóc đều tăng ở Indonexia - một thị trường tiêu thụ lớn. Nhập khẩu vào Indonesia dự kiến sẽ giảm 200.000 tấn xuống 1,2 triệu tấn, trong khi nhập khẩu vào châu Phi sẽ giảm 100.000 tấn xuống 9,1 triệu tấn bởi triển vọng nguồn cung ở Châu lục này sẽ tăng. Dự báo Thái Lan sẽ vẫn là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu nhập khẩu tăng trong năm 2008 nhờ lượng dự trữ quốc gia còn nhiều, 2 triệu đến 2,5 triệu tấn. Được hỗ trợ bởi nhu cầu gạo tấm mạnh, cộng với việc tăng cường xuất khẩu gạo thơm, nhất là sang Trung Quốc, xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2008 sẽ đạt 9 triệu tấn. * Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới: Theo USDA sản lượng gạo thế giới tăng liên tục từ niên vụ 2002/2003 đến 2005/2006 (từ 377,505 triệu tần đến 416,282 triệu tấn, tương đương với 10,2 %). Tuy nhiên đến niên vụ 2006/2007 sản lượng gạo toàn cầu dự tính chỉ đạt 415,272 triệu tấn (giảm 1 triệu tấn so với niên vụ trước). Diện tích trồng gạo được dự kiến tăng 0,3 triệu ha lên 152,5 triệu ha trong niên vụ năm nay. Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Bazil, Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Nigeria diện tích trồng gạo tăng, ngược lại diện tích trồng giarmtại Hoa Kì, Úc, Myanma, Hàn Quốc và EU. Như vậy năng suất được dự kiến sẽ nhẹ trong niên vụ 2006/2007. Năng suất gạo thế giới tăng mạnh nhất là những năm 60 khi viện nghiên cứu gạo thế giới IRRI lần đầu giới thiệu loại gạo năng suất cao, ngắn ngày tại châu Á, tuy nhiên từ những năm 80 thì năng suất gạo thế giới đã chậm lại và gần như không tăng mấy. IRRI cũng như nhiều trung tâm nghiên cứu khác đang phát triển những giống mới có khả năng giúp tăng năng suất lên 25%, nhưng việc gieo trồng những giống lúa mới này chỉ được áp dụng tại rất ít tại một số khu gieo trồng những giống lúa mới chỉ được áp dụng tại rất ít một số khu vực của Châu Á nên ảnh hưởng của nó đối với sản lượng gạo toàn cầu chưa rõ rệt. Bảng 1.1: Sản lượng gạo của thế giới (quy gạo xay, theo niên vụ) Đơn vị: ngàn tấn 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2005 2006/2007 Bangladesh 25,187 26,152 25,600 28,758 29,100 Brazil 7,050 8,709 8,996 7,874 7,700 Myanma 10,788 10,730 9,570 10,440 10,500 Campuchia 2,400 2,960 2,330 2,835 3,025 Trung Quốc 122,180 112,462 125,363 126,414 128,000 Ai Cập 3,705 3,900 4,128 4,130 4,140 Ấn Độ 71,820 88,530 83,130 91,040 91,000 Indonesia 33,411 35,024 34,830 34,959 33,700 Nhật Bản 8,089 7,091 7,944 8,257 7,940 Hàn Quốc 4,927 4,451 5,000 4,768 4,680 Nigeria 2,200 2,200 2,300 2,700 2,800 Pakistan 4,479 4,848 4,920 5,547 5,600 Philippines 8,450 9,200 9,425 9,820 10,000 Thailand 17,198 18,011 17,360 18,200 18,250 Vietnam 21,527 22,082 22,716 22,772 22,770 Hoa Kì 6,536 6,420 7,462 7,113 6,151 Các nước khác 27,558 9,019 29,400 30,655 29,916 Tổng thế giới 377,505 391,789 400,474 416,282 415.272 Nguồn: USDA Châu Á là khu vực sản xuất lớn nhất thế giới, chiếm đến trên 91% sản lượng gạo toàn cầu với tổng giá trị là 378,572 triệu tấn gạo, tiếp đến là Mỹ la tinh và Carribê chiếm 3,6% với tổng sản lượng là 15,0476 triệu tấn, Châu phi chiếm đến 3,1% với giá trị là 12,907 triệu tấn, tiếp đến là Bắc Mỹ 1,5% với tổng sản lượng là 6,332 triệu tấn các khu vực khác chỉ chiếm 0,8%. Hình 1.2. Sản lượng gạo thế giới theo khu vực niên vụ 2005/2006 Nguồn: USDA * Trung Quốc: Là nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới, chiếm phần lớn sản lượng toàn cầu với sản lượng niên vụ 2006/2007 ước tính đạt 128 triệu tấn (tăng 1,6 triệu tấn so với niên vụ 2005/2006) tuy nhiên vẫn còn khá thấp so với mức 140,5 triệu năm 1997/1998. Diện tích gieo trồng niên vụ này có khả năng sẽ tăng 1% lên 212,2 ha, lớn nhất kể từ niên vụ 2000/2001. Cũng giống như suất 1 thập kỉ qua, năng suất của Trung Quốc không mấy thay đổi trong vụ này. Mặc dù gạo được mùa nhưng cung gạo được cho là không đổi so với niên vụ trước đó. Còn năm 2006/2007cung gạo được cho là chỉ đáp ứng vừa đủ cho tiêu dùng. Hiện Trung Quốc đang duy trì chính sách ngũ cốc đã đề ra từ năm 2004, theo đó nông dân trồng gạo sẽ được trợ cấ._., đánh giá và bảo quản quỳ gen ưu việt, có lợi thế so sánh để cung cấp nguyên liệu cho việc tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp giữa chọn tạo giống ở trong nước với nhập nội giống mứoi cùng với phương tiện công nghệ hiện đại nhằm tranh thủ thời gian trong công tác tạo giống. - Dùng kinh phí khuyến nông để mở nhiều đợt tập huấn, hội thảo, tham quan, trình diễn, chuyển giao kỹ thuật…nhằm phổ cập và nâng cao kiến thức về giống cho nông dân : do các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các tổ chức , hợp tác xã, hộ nông dân và các tổ chức quần chúng để tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống lúa. - Có cơ chế chính sách về quản lý, sản xuất lúa giống, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và liên doanh với nước ngoài được phép sản xuất và kinh doanh lúa giống, có đăng ký và chịu sự quản lý của Nhà nước như miễn giảm thuế, trợ giá giồng gốc, bản quyền tác giả về gióng, về hợp tác quốc tế xuất nhập khẩu giống. - Các Tổng công ty, công ty, các đầu mối xuất khẩu gạo cần liên kết với các địa phương, với hợp tác xã, với hộ nông dân, ký kết hợp đồng đầu tư với bao nhiêu sản phẩm, mua bán theo phẩm cấp, giá cả của các chủng loại lúa gạo để nông dân yên tâm sản xuất nguồn kinh phí đầu tư cho công tác giồng nên tính một phần từ lãi xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp. 2. Khắc phục những hạn chế trong xuất khẩu gạo a) Đối với các doanh nghiệp Nhìn một cách tổng quan về sản xuất, dự trữ, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua với những mặt đã đạt được thì ngoài ra còn không ít những hạn chế và cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới đó là : Các doanh nghiệp cần chủ động để vào cuộc, trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường chỉ quan tâm đến thị trường tiêu thụ và một chút về lưu thông trong nước có một số doanh nghiệp thì quan tâm đến công đoạn chế biến, có rất ít doanh nghiệp còn quan tâm đến sản xuất hàng hoá, nông dân sẵn sàng làm gạo xuất khẩu, nhưng những vướng mắc của họ là giá mua và nếu thất thu thì chưa có ai cùng chịu. Giả dụ như chúng ta có giống chuẩn, có chuyển giaﶍ công nghệ kỹ thuật hoàn hảo thông qua hệ thống khuyến nông nhưng nếu không giải đáp được vướng mắc trên lúa nông dân thì việc có gạo chất lượng cao phù hợp cho xuất khẩu vẫn sẽ còn là xa vời. Đã đến lúc doanh nghiệp phải bỏ vốn ra hợp tác với người sản xuất công bố giá mua gạo trước thời vụ, chia sẻ với người sản xuất khi gặp thiên tai, mất mùa… thì người dân mới yên tâm làm lúa xuất khẩu. Một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển là người sản xuất có ký hợp đồng tiêu thụ trước khi sản xuất hay không ở các nước kinh tế phát triển, việc ký hợp đồng tiêu thụ trong sản xuất khu vực nông nghiệp đạt mức rất cao, có nước đến 100%. Chính vì vậy, các công ty lương thực cần thấy rõ trách nhiệm của mình mà đầu tư thích đáng vào sản xuất lúa, gạo xuất khẩu. Doanh nghiệp phải chú trọng công tác “ hậu mãi” đối với khách hàng, đặc biệt là với người tiêu dùng nếu không sẽ quanh quẩn trong tình trạng buôn bán chụp giật, không thể có bán hàng tin cậy và không giành được tình cảm của người tiêu thụ đặc biệt là trong xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi với chất lượng phục vụ ngày càng cao hơn. Doanh nghiệp có trách nhiệm và bảo đảm phần lớn thị trường tiêu thụ, giữ tín nhiệm gạo xuất khẩu Việt Nam ở thị trường đó, cũng như người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo vệ uy tín về hàng hoá của mình. Làm xuất khẩu nhưng không thể xem nhẹ việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường. b) Các chính sách về thị trường Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Để tăng sức cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới cần phải có giải pháp đồng bộ, không chi là tăng năng suất và chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí mà còn phải mở rộng ra ổn định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường…Các giải pháp cụ thể như : + Tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, nên phân loại thông tin thành hai nhóm để có hình thức tổ chức và cơ chế điều hành thích hợp là : nhóm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, chỉ đạo và tổ chức xây dựng chiến lược thị trường và nhóm thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tác nghiệp. Thông tin phải thiết thực, chính xác và toàn diện về : thị trường và điều kiện thâm nhập thị trường, cung cầu và giá cả, hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế điều hành, tập quán, văn hoá kinh doanh… cho cả hai đối tượng quản lý nhà nước và doanh nghiệp. + Đề ra chiến lược thâm nhập thị trường tầm cỡ quốc gia lẫn doanh nghiệp. Muốn cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm vững điều kiện thâm nhập thị trường nhập khẩu, hiểu biết thấu đáo đối thủ cạnh tranh để xác định chiến lược kinh doanh hợp lý và vấn đề có tính nguyên tắc để xuất khẩu có hiệu quả. Điều kiện thâm nhập thị trường ở đây là điều kiện toàn diện của nước nhập khẩu trên phương diện luật pháp và các chính sách, cơ chế điều hành đặc biệt là chính sách thuế, phi thuế và các rào cản kỹ thuật nói chung, phong tục tập quán và văn hoá kinh doanh nói riêng… Còn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là chủ yếu nghiên cứu những thị trường mà họ đã xuất khẩu đáng kể. Giải pháp này giúp thành công trong tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại ở tầm nhà nước cũng như việc thực hiện các cuộc đàm phán cấp chính phủ và doanh nghiệp. + Quan tâm xây dựng thương hiệu gạo và quảng cáo sản phẩm. Vấn đề này rất đáng lưu ý đơi với gạo của Việt Nam vì vai trò quan trọng của thương hiệu và quảng cáo, không chỉ đáp ứng yêu cầu kinh doanh trước mắt mà còn phục vụ cho cả một chiến lược kinh doanh lâu dài. Biện pháp này đòi hỏi chính phủ và doanh nghiệp nước ta phải nâng cao hơn nữa nhận thức về việc xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam. + Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường truyền thống như : Inđônêxia, Cuba, Malaixia đồng thời mở rộng ra các thị trường mới nhất là các nước châu Phi, đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn các loại gạo có phẩm cấp thấp, giá rẻ mà Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng. + Thị trường Trung Quốc : Trong đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đến năm 2010 của Bộ Thương mại, gạo là một trong mười bốn mặt hàng có triển vọng xuất khẩu nhất. Chúng ta cần khai thác hơn nữa thị trường Trung Quốc với số dân đông nhất thế giới này (khoảng 1,3 tỷ người); Trung Quốc là thị trường có mức tiêu thụ lớn, trong những năm gần đây Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều gạo của Việt Nam nhưng chủ yếu là nhập khẩu biểu ngạch. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, nhà nước phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu : Thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định Thương mại ở các cấp độ khác nhau, bảo đảm quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất. + Thị trường các nước ASEAN : Trong giai đoạn thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm lúa gạo của Việt Nam nói riêng thị trường ASEAN đóng vai trò quan trọng và chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên từ năm 1996 đến nay đã có những thay đổi, xu hướng giảm tỷ lệ bởi đặc trưng cơ bản của các nước ASEAN là có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giống nhau nên các nước này nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là hình thức tạm nhập, tài xuất đặc biệt là Singapore nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, thị trường ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. 3. Giải pháp về quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới Phải phối hợp đồng bộ giữa tổ điều hành thị trường. Trong nước, hiệp hội lương thực, các doanh nghiệp lớn và các bộ ngành có liên quan để đưa ra chỉ thị điều hành xuất khẩu được chính xác. Đồng thời tăng cường công tác thông tin về giá cả hàng hoá và các dịch vụ về thị trường. Phổ biến kịp thời các cơ chế chính sách của Nhà nước, dự báo về chiều hướng cung cầu của hàng hoá và dịch vụ các thông tin chiến lược, chiến thuật và các biện pháp điều hành xuất khẩu của Nhà nước. Trên cơ sở đó sẽ nâng cao hiệu ứng và tính linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Để có giải pháp ứng phó Quốc tế điều tiết nguồn cung trong các điều kiện cụ thể nhằm tác động vào thị trường và giá có lợi cho ta. a. Về mặt hàng : Bỏ hạn ngạch, chỉ tiêu xuất khẩu nhưng cần công bố số lượng định hướng xuất khẩu hàng năm. Phải công bố số lượng định hướng xuất khẩu gạo vì lý do dưới đây. - Căn cứ vào nghị quyết của chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta. Phải đảm bảo an ninh lương thực đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và số lượng cần thiết để xuất khẩu. việc công bố kế hoạch có định hướng xuất khẩu hàng năm còn cần được hướng dẫn cụ thể về số lượng từng mùa vụ, có như vậy doanh nghiệp xuất khẩu mới chủ động tính toán trong kinh doanh - Đã nhiều lần xẩy ra, khi thị trường tiêu thụ thuận lợi, doanh nghiệp ồ ạt ký kêt hợp đồng, tập trung giao hàng… với số lượng vượt quá khả năng về hàng hoá, chế biến, bốc xếp, vận tải, bao bì dần dần đều mức cân đối với khả năng ở hầu hết các khâu nêu trên, làm giá trị thị trường biến động, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và nhà nước đã phải can thiệp bằng những mệnh lệnh hành chính. - gạo là mặt hàng nhạy cảm. Biến động giá lúa gạo do việc kiểm soát yếu kém sẽ ảnh hưởng ngay đến đời sống của 80% dân số là nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. - Vẫn còn những yếu tố đe doạ an ninh lương thực Quốc gia, đó là nhu cầu lương thực ngày càng tăng do tỷ lệ dân số vẫn còn cao đó là diện tích đất sản xuất lương thực có xu hướng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra nhanh tróng cùng với hiệu quả kinh tế thấp từ ngành trồng lúa. Cần phải xác định là xuất khẩu gạo trước hết là để khuyến khích sản xuất - kế hoạch xuất khẩu do vậy phải được kiểm soát tốt trong quá trình thực hiện. b, Về quản lý doanh nghiệp xuất khẩu Bỏ đầu mối nhưng trước mắt không nên thực hiện ngay lập tức theo nghĩa hoàn toàn tự do. Với lại những năm tới đây gạo vẫn là mặt hàng phép chỉ định doanh nghiệp xuất khẩu cũng như quy định hạn ngạch xuất khẩu mà không vi phạm cam kết quốc tế. Tuy vậy nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, không nên có những quy định thu thêm bất kỳ một loại phí, lệ phí nào đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như không nên quy định về khả năng tài chính tối thiểu của doanh nghiệp. Việc can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ các cơ quan quản lý phải dần được loại bỏ. Tuy nhiên, cần có một số điều kiện nhất định đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo như sau : + Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng. + Là hội viên hiệp hội lương thực + Cam kết xuất khẩu các loại gạo theo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu Việt Nam. Trường hợp xuất khẩu các loại gạo nhái với quy định phải được cơ quan chức năng đồng ý. - Để giúp cơ quan chức năng điều hành xuất khẩu phù hợp với số lượng định hướng xuất khẩu, doanh nghiệp phải gửi đăng ký xuất khẩu hàng năm từ 12 tháng trước. - Hàng tháng có báo cáo kết quả xuất khẩu về Bộ Thương Mại c) Về giải pháp phát triển thị trường Nhà nước phải lựa chọn được cơ cấu, xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến, xuất khẩu và Nhà nước định hướng, dự báo thị trường, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và có những cam kết quốc tế để doanh nghiệp yên tâm hoạt động Về tình hình thị trường có thể thấy rõ các doanh nghiệp của ta nhìn chung chưa có được những hợp đồng lớn, để giải quyết vấn đề hợp đồng lớn cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm những thoả thuận ở cấp chính phủ. Để hỗ trợ cho quá trình đàm phán và ký kết những thoả thuận như vậy. Nước xuất khẩu cần phải có những thể hiện nhất định với nước nhập khẩu vấn đề thứ nhất ( gạo trả chậm) đã đựoc chính phủ bàn bạc nhiều lần và gần đây đã chấp nhận cho bộ thương mại được đàm phán bán gạo trả chậm với khối lượng rất lớn. * Bình ổn thị trường Ổn định thị trường lương thực trong nước liên quan đến nhiều yếu tố mà xuất khẩu chỉ là một. Muốn ổn định, gia tăng giá trị xuất khẩu cần có chính sách thị trường đang và hiệu quả Nhà nước phải lựa chọn cơ cấu và định hướng dự báo thị trường uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp các doanh nghiệp trực thuộc và doanh nghiệp có trách nhiệm lo đảm bảo phần lớn thị trường tiêu thụ ổn định đảm bảo giữ tín nhiệm gạo Việt Nam ở các thị trường đó. Người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm uy tín về hàng hoá của mình, tổ chức lại sản xuất. Nhưng nội dung cụ thể nên được thể hiện rõ trong cơ chế là. + Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải có kế hoạch và chủ động ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với nông dân + Cần giữ một số thị trường đặc biệt có lợi nhuận cao hoặc có sự can thiệp của chính phủ và giao một vài doanh nghiệp tập chung giao dịch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Bộ Thương Mại và hiệp hội phần lớn lợi nhuận thu được từ các dịch vụ xuất khẩu từ những thị trường này bổ sung trực tiếp vào quỹ bảo hiểm xuất khẩu - Về kế hoạch trả nợ hàng năm để không trái với các thoả thuận song phương đã ký với các nước, các doanh nghiệp được tự do giao dịch, nhưng ngoài việc tự đảm bảo hiệu quả kinh doanh phải có tỷ lệ đóng góp nhất định cho quỹ bảo hiểm xuất khẩu - Trước mắt để ổn định thị trường trong nước nên giao một số doanh nghiệp có năng lực mua tạm giữ hoặc bán ra hay lưu thông để đề phòng, can thiệp khi có biến động ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy cần có quy định giá sàn tối thiểu và cơ chế đảm bảo giá sàn này. - Về lâu dài thực hiện một số trung tâm lúa gạo để người sản xuất thuận tiện trong việc tiêu thụ hàng hoá của họ làm như vậy sẽ tránh được cách giải quyết theo kiểu tình thế, hiệu quả không cao như việc mua lúa gạo tạm trữ thường làm xưa nay. Mặt khác cần có tác động và can thiệp từ khâu sản xuất, ví dụ nhà nước giải quyết trợ cấp để hạ giá thành * Một số kiến nghị + Tiếp tục củng cố và phát triển vùng lúa chất lượng cao một triệu ha ở Đồng bằng Sông Cửu Long và 300.000 ha ở Đồng bằng Sông Hồng + Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu phát triển giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chịu được sâu bệnh. Trang bị đầy đủ cho nông dân kiến thức về hình thức canh tác, thời vụ gieo trồng, đặc điểm của từng giống lúa + Nâng cao hiệu quả của chính sách “đồn điền đổi thửa” nhằm giảm dần tình trạng canh tác manh mún nhỏ lẻ như hiện nay và nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi thửa ruộng. Đồng thời rà soát lại các chính sách về đất đai củng cố các quyền về đất (quyền sở hữu, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê…) để tạo cho người nông dân thuận lợi trong việc mở rộng sản xuất và yên tâm đầu tư dại hạn cho sản xuất. + Cần quan tâm đầu tư, nâng cấp công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch (chẳng hạn như dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng mặt trời). Tăng cường đầu tư cho công nghiệp xây xát chế biến gạo và phân bố đều trên cả các vùng trồng gạo xuất khẩu. + Tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu trồn, thu hoạch, bảo quản đến khâu xau xát, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, xây dựng quy chế bắt buộc và áp dụng tiêu chuẩn ISO cho chất lượng gạo xuất khẩu. + Tăng cường dự trữ nhằm giảm thiểu các biến động bất lợi của thị trường thế giới và các thiệt hại do thiên tai gây ra xây dựng hệ thống kho dự trữ và tổ chức lại hệ thống mua gom, dự trữ gạo xuất khẩu. + Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế biến gạo cũng như chế biến một số lương thực, thực phẩm khác. Điều này một mặt mở rộng mối quan hệ giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến mặt khác góp phần cải thiện công nghệ xay xát và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu + Nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng và thông tin nhằm đưa thông tin cập nhật về giám giống, phương thức canh tác lúa gạo mới nhất đến nông dân và doanh nghiệp. Trợ cấp cho việc phát hành các chuyên san về lúa gạo, lập các website giao dịch gạo, phổ biến cho nông dân các kỹ thuật, giống cây trồng thông qua truyền hình, đài phát thanh. + Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch các vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể trong việc ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ, nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. + Đổi mới chính sách ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân,ꅰcanh tác theo hướng tăng cả về diện tích gieo trồng, năng suất cũng như chất lượng lúa + Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo và công nghệ sau thu hoạch. Thóc chủ yếu được phơi nắng nên chất lượng kém, tỷ lệ hạt gẫy vỡ trong xay xát cao, ở Thái Lan, hong khô thóc được tách thành một giai đoạn riêng trong công nghệ sau thu hoạch do đó tỷ lệ hạt gãy vỡ cao nhất chỉ là 25%. Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác và một phần do việc đầu tư nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao, đây là khâu rất yếu hiện nay vì vậy trong những năm tới cần tập trung giải quyết theo các hướng : đầu tư cơ sở hạ tầng thoàn thiện công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp nhất đồng thời tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu. 4. một số giải pháp phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam Từ ngày 7/11/2006,Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau gần một năm thực thi các cam kết gia nhập WTO đã cho thấy còn không ít các hạn chế trong thực tiễn. Gạo là một trong những mạt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang và sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì trước khi mở khi nước ta trở thành thành viên của WTO? 3.1. Nhìn lại thực tạng xuất khẩu gạo của Việt Nam Trong gần 20 năm qua cho thấy hoạt động này có nhiều bước thăng trầm. Năm 1989 đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 1989 là năm mà lần đầu tiên Việt Nam lại tái xúât hiện trên thị trường thế giới với tư cách là nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Hoa Kỳ. Bảng1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam gd 1989- 1999. Đơn vị: Số lượng: Nghìn tấn Kim ngạch: Triệu USD Năm Số lượng Kim ngạch 1989 1.372 310,2 1990 1.478 275,4 1991 1.016 229,9 1992 1.953 405,1 1993 1.649 335,7 1994 1.962 420,9 1995 2.025 538,8 1996 3.047 868,4 1997 3.682 891,3 1998 3.793 1.006 1999 4.550 1.035 Nguồn: Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001-2002 Bảng 1 cho ta thấy trong 10 năm qua mặc dù tình hình thời tiết có những năm không thuận lợi, lại thêm khó khăn của cuộc khủng hoàng tài chính nhưng, số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng, nếu so sánh năm 1999 và năm 1989 thì lượng gạo xuất khẩu đã tăng lên gấp hơn 3 lần (so sánh tương đối). Tuy nhiên, diễn biến cụ thể trong từng năm thì lại có những biến đổi khác nhau. Nhìn vào số lượng gạo xuất khẩu gd 1989-1999 cho thấy xuất khẩu gạo của nước ta có xu hướng tăng qua các năm. năm 1991, xuất khẩu gạo của nước ta giảm và tụt xuống mức thấp nhất so với các năm trước đó do giá gạo trên thị trường thế giới giảm nhanh, khi đó, Pakistan đã thay thế vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, ngay năm sau, năm 1992, Việt Nam đã nhanhn chóng chiếm lính lại vị trí đó với mức xuất khẩu đạt 1,953 triệu tấn, tăng 92,2% so với năm trước. Năm 1995, mặc dù xuất khẩu gạo của nước ta đạt 2,025 triệu tấn, cao hơn hẳn so với các năm trước đó, nhưng vị trí thứ ba lại vị ấn Độ chiếm lĩnh. Năm 1996, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức lơn hơn hẳn, do đó cũng vào đúng năm này làn đầu tiên kể từ năm 1989 khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta vượt 3 triệu tấn/ năm. năm 1997, tình hình quốc tế có sự thay đổi do xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ bắt nguồn từ Thái Lan. Do đó, tình hình thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường gạo nói riêng đều biến động mạnh. Tuy nhiên, số lượng gạo của Việt Nam vấn tăng nhanh và đạt ở mức cao 3,682 triệu tấn. Cũng từ năm 1997, Chính Phủ có cơ chế riêng để điều hành xuất khẩu gạo hàng năm (Quyết định số 141/1997/QĐ-TTg, Quyết định số 12/1998/QĐ-TTg) với nội dung cơ bản là : ĐIũu hành xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch xuất khẩu. Năm 1998, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên hầu hết lượng lúa của các nước ở Nam bán cầu đều bị sụt giảm dẫn đến nhập khẩu ồ ạt với khối lượng lớn ở một số nước như: Indonesia, Banglades, Philipines, Nigeria. Nên số lượng gạo luôn bán trên toàn cầu đạt mức cao. Vào năm này, Việt Nam cũng tham gia tích cực và đạt 3,793 triệu tấn, lần đầu tiên đưa kim ngạch xuất khẩu gạo lên trên 1 tỷ USD. Năm 1999, khối lượng gạo buôn bán trên thị trường thế giới giảm 12,6% (3,6 triệu tấn) so với năm 1998. năm này lượng dự trữ lương thực ở một số nước nhập khẩu chính ở mức khá cao, hầu hết các nước xuất khẩu lúa gạo được mùa do thời tiết thuận lợi hơn các năm trước. Sản lượng tăng và dự trữ dồi dào là nguyên nhân làm cho các nước nhập khẩu giảm lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, do có sự nhận định tình hình đúng đắn, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 250 và các chỉ thị bổ xung hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào những thời điểm cần thiết nên đã đạt được kết quả trong điều hành xuất khẩu gạo khá tốt. tính chung trong năm 1999, cả nước xuất khẩu được 4,55 triệu tấn gạo với kim ngạch đạt 1,035 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng trong gd 1989-1999. nhờ đó, nước ta được xếp vào vị trí thứ hai sau Thái Lan về các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Bản 2. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam gd 2000-2006 Năm Số lượng (Nghìn tấn) Kim ngạch (Triệu USD) 2000 3.500 668 2001 3.729 625 2002 3.240 725,5 2003 3.813 720,5 2004 4.059 950,3 2005 5.250 1.407,2 2006 4.643 1.275,9 Nguồn : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Bước sang gd tiếp theo, 2000-2006, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2000, xuất khẩu gạo có kém hơn về số lượng và kim ngạch xuất khẩu so với năm 1999. nhưng sự sụt giảm này là tất yếu và phù hợp quy luật chung của cả thế giới, bởi vì năm 2000, lượng gạo buôn bán trên toàn cầu chỉ đạt 22,69 triệu tấn, giảm 9,2% So với năm trước. Xuất khẩu gạo năm 2001 đạt3,729 triệu tấn, trị giá 625 triệu USD, tăng 6,5% về lượng, nhưng chỉ băng 94% về trị giá so với năm 2000. giá cạo xuất khẩu bình quân giảm 25,3 USD/tấn so với mức giá bình quân của năm 2000. Đây là một kết quả tích cực trong bối cảnh chung bất lợi ở cả thị trường trong và ngoài nước. ở mức trong nước, sản xuất lương thực giảm do ảnh hưởng bởi lũ lụt kéo dài ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung. Bước sang năm 2002, cả sản lượng, giá lúa gạo trong nước cũng như giá xuất khẩu đều tăng so với năm 2001. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy diện tích gieo cấy bị giảm khoảng 10 nghìn ha do hạn hán và lũ sớm nhưng sản lượng vẫn tăng khoảng 1 triệu tấn so với năm trước, đạt 17,52 triệu tấn. Xuất khẩu gạo cả năm giảm 13,1% về lượng và tăng 16% về trị giá. Xuất khẩu gạo trong các năm tiếp theo cũng rất khả quan. Đáng chú ý trong năm 2005, nhờ điều hành tốt nên chúng ta đã xuất khẩu gạo đạt con số kỷ lục 5,25 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu gạo lại vượt ngưỡng trên 1 tỷ USD. Tình hình này vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2006. sang anưm 2007, thực hiện cân đối cung- cầu gạo trong nước, chỉ tiêu xuất khẩu gạo mà Chính phủ đưa ra chỉ thị trong năm là khoảng 4,5 triệu tấn, hiện các doanh nghiệp đã ký được khoảng 3,5 triệu tấn. Số còn lại sẽ giao vào những tháng cuối năm hoặc sang quý I-2008. Tổng kết hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam qua gần 20 năm qua có thể rút ra một số bất cập cơ bản sau: Thứ nhất, nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp. Một vấn đề qaun trọng được đặt ra là việc quản lý chuỗi cung ứng gạo cũng như tính toán chuõi giá trị gạo còn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan. Đặc biệt, những hoạt động trong chuỗi cung ứng như nàh cung ứng đầu vào, người sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng chưa thật sự gắn kết với nhau để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định, uy tín trên thị trường. Đây chính là thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu gạo ra nước ngoài cũng như nước ngoài vào Việt Nam trong bói cảnh hội nhập WTO. Thứ hai, trong những năm gần đây lúa thu hoạch rộ mùa đều rơi vào tình trạng rớt giá. Điều này chứng tỏ mối liên kết giữa người sản xuất và hệ thống phân phối chưa gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, ở các khâu sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo còn nhiều hạn chế. Thứ ba, chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị trường xuất khẩu thấp, đặc biệt là gạo của Việt Nam luôn bán hơn gạo Thái Lan xuất khẩu cùng loại từ 30-40 USD/tấn;’ gạo chất lượng cao xuất khẩu còn thấp. Thứ tư, không chỉ trên thị trường thế giới, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trong nước; nhất là tại các thành phố lớn vẫn có mặt gạo Thái Lan. Những lợi thế về chi phí lao động thấp đang dần mất đi trong quá trình tăng trưởng kinh tế và hộ nhập kinh tế quốc tế. Do đó, bên cạnh các yếu tố về đảm bảo chất lượng, giá cả, mẫu mã, kênh phan phối… cần phải xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam. 3.2. Trong biểu cam kết về thương mại hàng hoá của Việt Nam khi gia nhập WTO. Chúng ta đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quyh định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, dop là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và WTO đã chấp nhận cho Việt Nam hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh,vv… Cam kết chính thức về trợ cấp nông nghiệp là: không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy địn phải cắt giảm, nhìn chung ta duy trì được ở mức không quắ 10 % giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế. 3.3. Các giải pháp vĩ mô nhằm phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam được đề xuất như sau: Thứ nhất, tiến hành thông tin, tuyên truyền những kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam khi gia nhập WTO cho nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, từ đó tạo ra một tư duy mới trong nhận thức và tổ chức sản xuất và xuất khẩu gạo. thứ hai, nghiên cứu và sớm áp dụng những giải pháp trong trợ cấp nông nghiệp phù hợp với cam kết của Việt Nam và quy định của WTO tạo cơ sở pháp lý đúng đắn nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thứ ba, Chính phủ có chính sách khuyến khích nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Để làm được điều này, ngay từ khâu thu hoạch phải được làm tốt, chú trọng đầu tư cho khâu chế biến và công nghiệp, chế biến để giảm tỷ lệ ổn tổn thất. Thứ tư, xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu của Việt Nam. Để có được thương hiệu đủ sức cạnh trqanh, có uy tín trên thị trường, chúng ta cần tạo sự gắn kết 4 nhà bằng cách xây dựng công ty cổ phần, gồm các cổ đông là nhà nông, nhà chế biến, nhà đầu tư kinh doanh, nhà khoa học. KẾT LUẬN Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, ngành sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta đó đạt được những thành tựu hết sức to lớn lúa hàng hóa và xuất khẩu gạo đó cú tỏc động tích cực cùng với sự phát triển chung của kinh tế đất nước mặc dù chỉ là một mặt hàng cụ thể như lúa gạo có một vai trũ, ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống củ người dân. Biến động giá lúa gạo do việc kiểm soát yếu kém sẽ ảnh hưởng ngay đến đời sống của hơn triệu dân do đó sẽ ảnh hưởng ngay đến vấn đề an ninh, xó hội. Trên thế giới các nhà nghiên cứu đó đưa ra nhận định rằng trên thế giới có đủ khả năng sản xuất ra một lượng lương thực để nuôi sống hơn 6 tỷ người nhưng vẫn có thể bị thiếu đói với hơn 700 triệu ha đang được sử dụng để sản xuất lương thực chưa kể đến việc tăng năng suất cây trồng và mở rộng thêm diện tích sản xuất là đảm bảo được vấn đề lương thực cho cả nhân loại trong đó chủ yếu là gạo. quyền lợi tiếp cận và được đáp ứng nhu cầu lương thực của con người chưa được đảm bảo và quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gia đó là chưa kể đến việc tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích sản xuất là đảm bảo được vấn đề lương thực cho cả nhân loại trong đó chủ yếu là gạo. Q Quyền lợi tiếp cận và được đáp ứng nhu cầu lương thực của con người chua được đảm bảo và quan tâm đúng mức ở nhiều quốc gai đó là chưa kể đến những thiên tai lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Với Việt Nam trong thời gian tới gạo vẫn là mặt hàng được quan tâm hỗ trợ hàng đàu cho các khâu tự sản xuất chế biến dự trữ đều xuất khẩu vỡ hiện nay chỳng ta phải duy trỡ và ổn định và sản lượng lương thực do chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất hàng hóa và xuất khẩu gạo có tác động tích cực đến việc phát huy nguồn lực trong nước góp phần đáng kể vào quá trỡnh cụng nghiệp húa- hiện đại hóa đất nước góp phần đáng kể vào quá trỡnh cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước trên thế giới góp phần vào chương trỡnh xúa đói giảm nghèo của chính phủ. Chúng ta đó đi qua được những chặng đường gian nan nhất trong việc phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo và trong thời gian sắp tới. Chúng ta lại có những điều kiện mới, có những cơ hội mới MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11501.doc