Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty phát hành sách Hà Nội

Lời mở đầu Bất kì một doanh nghiệp nào cũng muốn nắm bắt các thông tin “đầu ra” một cách kịp thời chính xác để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn nhất. Với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cũng vậy, thông tin về “đầu ra" của một doanh nghiệp là cơ sở tài liệu quan trọng để họ phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Do đó, các doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu sống còn của mình đó là tối đa hoá lợi nhuận. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chứ

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty phát hành sách Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu thụ hàng hoá trong kì của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay và trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại, tiêu thụ hàng hoá là khâu quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và cũng chỉ giải quyết tốt khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp thương mại mới thực sự thực hiện chức năng của mình là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, sự tồn tại của một doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan đòi hỏi công tác kế toán phải có sự điều chỉnh thường xuyên, kịp thời. Thông tin kế toán được đưa ra không chỉ quan trọng với người quản lí, điều hành doanh nghiệp mà còn đối với Nhà nước, với những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội làm ăn. Chính vì thế, vấn đề hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng, có tính chất xuyên suốt trong tất cả các khâu kinh doanh của doanh nghiệp không loại trừ bất cứ một loại hình doanh nghiêp nào. ở Công ty phát hành sách Hà Nội, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là khâu trọng yếu, là một phần hành kinh tế quan trọng của công ty. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường với các thành phần kinh tế đã tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt trong mọi lĩnh vực không loại trừ lĩnh vực phát hành sách. Thêm vào đó, cơ chế mới cho phép các nhà xuất bản, toà soạn… được quyền kinh doanh phát hành sách, báo…và các hiệu sách tư nhân mọc lên tràn lan đã tạo lên sự phân tán, giảm sút thị phần của công ty, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn. Điều đó đòi hỏi công tác kế toán ngày càng phải sắc bén và chuẩn xác cần hoàn thiện hơn. Quá trình thực tập tại Công ty phát hành sách Hà Nội đã giúp em tìm hiểu nhiều về thực tiễn công tác kế toán tại công ty. Với mong muốn được học tập, trao đổi nâng cao kiến thức, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo và cán bộ phòng kế toán, em đã lựa chọn và hoàn thành đề tài: “Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty phát hành sách Hà Nội”. Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lí luận chung về kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở doanh nghiệp thương mại. Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty phát hành sách Hà Nội. Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty phát hành sách Hà Nội. Chương I Lí luận chung về kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở doanh nghiệp thương mại I. Khái quát chung về kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại. 1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Thương mại là ngành ra đời sớm, nói chung nó thuộc về hoạt động trao đổi, là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động thương mại là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Ngành thương mại thực hiện chức năng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau. Đặc điểm cơ bản của hoạt động thương mại là quá trình lưu chuyển hàng hoá. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, vốn hàng hoá là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, chiếm một khối lượng công việc rất lớn, các nghiệp vụ về hàng hoá là nội dung quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Chính đặc điểm trên đã chi phối trực tiếp đến nội dung kế toán và làm cho kế toán, đặc biệt là kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp thương mại có những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. 2. Khái niệm tiêu thụ và vai trò của kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại. Trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không có con đường nào khác là phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Điều đó được thực hiện qua hoạt động tiêu thụ. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, đảm bảo tái sản xuất giản đơn và có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Quá trình tiêu thụ hàng hoá kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán diễn ra, đồng thời quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua. Trong công tác quản lí, tiêu thụ là quá trình tuần hoàn vốn, vốn được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và hình thành kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa to lớn đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại với đặc điểm là tổ chức lưu chuyển hàng hoá. Vì thế, nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác quản lí và công tác kế toán của doanh nghiệp. Đối với công tác quản lý, hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ cho việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính phục vụ cho công tác lập, theo dõi và thực hiện kế hoạch, công tác thống kê và thông tin kinh tế. Đối với công tác kế toán, hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là việc tính toán và kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính trong doanh nghiệp. Rõ ràng tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ có vai trò quan trọng trong cả công tác kế toán và công tác quản lí. Trong xã hội hiện đại ngày nay, đòi hỏi của người tiêu dùng càng cao, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, buộc các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại phải xác định được vai trò quan trọng của tiêu thụ từ đó tổ chức quản lí chặt chẽ quá trình này, tổ chức quá trình hạch toán tiêu thụ hợp lí, đảm bảo tính gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hạch toán mà vẫn đảm bảo đúng yêu cầu của công tác kế toán, góp phần tránh những sai sót có thể xảy ra và đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp. 3. Đặc điểm về nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại 3.1. Các phương thức tiêu thụ và hình thức tiêu thụ hàng hoá. Đặc điểm khác biệt cơ bản của doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp thương mại không trực tiếp chế tạo ra sản phẩm hàng hoá mà đóng vai trò trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích bán được nhiều hàng nhất, các doanh nghiệp thương mại tổ chức nhiều phương thức bán hàng khác nhau để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Tuỳ vào đặc điểm, qui mô kinh doanh mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức tiêu thụ phù hợp và hiệu quả nhất. 3.1.1. Bán buôn hàng hoá. Bán buôn hàng hoá là bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất… để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế biến bán ra. Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai hình thức: a>. Bán buôn hàng hoá qua kho: Có hai hình thức: Hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ. b>. Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức: + Hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho của nhà cung cấp. Sau khi làm thủ tục giao nhận, đại diện bên mua ký nhận hàng và làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận nợ. Lúc này, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ. + Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi nhận được tiền thanh toán của bên mua hoặc giấy báo nhận hàng và chấp nhận nợ của bên mua thì số hàng hoá này được xác định là tiêu thụ. 3.1.2. Bán lẻ hàng hoá. Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau: Bán lẻ thu tiền tập trung: Đây là hình thức bán hàng mà trong đó, tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Hết ca, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng, nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ. Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền bán hàng của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca và lập báo cáo bán hàng. Hình thức bán trả góp: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm người mua một khoản lãi trả chậm. Về thực chất người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu. Ngoài ra, còn có hình thức bán lẻ tự phục vụ và bán lẻ tự động. 3.1.3. Một số phương thức tiêu thụ khác. Bán hàng theo hình thức gửi đại lí. Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng. Hàng hoá xuất để trả lương, thưởng cho công nhân viên. Hàng hoá xuất làm quà biếu tặng, quảng cáo, chào hàng…. Hàng hóa xuất dùng trong nội bộ, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Các phương pháp tính giá thực tế hàng hoá. Khi xuất bán hàng hoá cần phải tính ra giá thực tế theo một trong các phương pháp sau đây: Phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp bình quân gia quyền (bình quân cả kì dự trữ). Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kì trước (đầu kì này). Phương pháp bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập). Phương pháp nhập trước, xuất trứơc. Phương pháp nhập sau, xuất trước. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì theo giá mua lần cuối trong tháng. Phương pháp giá hạch toán II. Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại. Hạch toán doanh thu bán hàng. 1.1. Khái niệm doanh thu bán hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu. Doanh thu bán hàng: Là giá thanh toán (giá bán) sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cung cấp cho khách hàng ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng kinh tế. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là giá bán không có thuế GTGT, ngược lại doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng là giá bán bao gồm cả thuế GTGT. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Phương pháp hạch toán. Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng ngoài việc phụ thuộc vào các phương thức bán hàng còn phụ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp đang áp dụng. Phương pháp hạch toán doanh thu trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng. Các chứng từ thường được sử dụng bao gồm: Hoá đơn GTGT ( cho doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) hay hoá đơn bán hàng ( cho doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp). Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, bảng thanh toán hàng đại lý. Thẻ quầy hàng, giấp nộp tiền, bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày. Các chứng từ khác có liên quan. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế cùng các khoản giảm trừ doanh thu. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Khoản giảm giá hàng hán và doanh thu hàng bán bị trả lại. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tính theo doanh thu bán hàng thực tế. Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kì. Bên Có: Phản ánh tổng số doanh thu tiêu thụ trong kì. Tài khoản 511 cuối kì không có số dư Tài khoản 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ": Tài khoản này dùng để bán doanh thu do bán hàng hoá, dịch vụ trong nội bộ, giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty Kết cấu tài khoản 512 tương tự như Tài khoản 511 ở trên. Tài khoản 512 cuối kì không có số dư c. Phương pháp hạch toán. Sơ đồ 1: hạch toán doanh thu bán hàng TK 511, 512 TK111, 112, 131 TK 131 TK 156, 157, 632, 133 TK 641 Trường hợp bán buôn, bán lẻ (trừ trả góp) TK 3331 TK 3331 TK 111, 112 Bán trả góp Trả lần đầu Trả chậm Chênh lệch giữa giá trả góp và giá trả tiền ngay Hàng đổi hàng Trị giá hàng đem đổi Trị giá hàng nhận về TK 131 Bán hàng gửi đại lí Hoa hồng trả đại lí TK 3387 TK 131 Tk 515 Sơ đồ 2: hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ TK 512 TK 111, 112, 1368 TK 334 Tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ nội bộ Trường hợp hàng hoá xuất trả lương TK 3331 TK 431 Ghi giảm quĩ phúc lợi theo tổng giá thanh toán TK 641, 642 Ghi tăng chi phí tương ứng theo tổng giá thanh toán TK 3331 TK 641, 642 Xuất hàng hoá cho quảng cáo, khuyến mại 1.2.2. Hạch toán doanh thu trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Trường hợp này hạch toán tương tự như các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tuy nhiên, khi hạch toán sẽ không sử dụng tài khoản 3331, toàn bộ doanh thu bán hàng được hạch toán vào tài khoản 511. Số thuế GTGT cuối kỳ được hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần. Phản ánh số thuế GTGT phải nộp cuối kỳ: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331(33311)- Thuế GTGT phải nộp Đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, cuối kì phản ánh như sau: Nợ TK 511, 512 Có TK 333(3332, 3333)- Thuế XK, thuế TTĐB phải nộp. Hạch toán các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 521 "Chiết khấu thương mại": Tài khoản này phản ánh số chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về số chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế. Bên Nợ: Số chiết khấu đã chấp nhận thanh toán cho người mua. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kì hạch toán. Tài khoản 521 cuối kì không có số dư. Tài khoản 532 "Giảm giá hàng bán": Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá cho khách hàng tính trên giá thoả thuận. Bên Nợ: Khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua. Bên Có: Kết chuyển khoản giảm giá sang tài khoản liên quan để xác định doanh thu thuần. Tài khoản 532 cuối kì không có số dư. Tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại": Tài khoản này dùng phản ánh doanh thu của số hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không đúng qui cách, phẩm chất hoặc do vi phạm hợp đồng kinh tế. Bên Nợ: Trị giá của hàng bán bị trả lại. Bên Có: Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511. TK 111, 112, 131 TK 521, 531, 532 TK 511, 512 TK 3331 Các khoản giảm trừ Kết chuyển khoản giảm trừ VAT được ghi giảm Sơ đồ 3: hạch toán các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại. 3. Hạch toán giá vốn hàng bán. 3.1. Hạch toán giá vốn hàng bán trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động, tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên trên các tài khoản từng loại hàng tồn kho. Để hạch toán giá vốn hàng bán, các doanh nghiệp sử dụng tài khoản 632. Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán": Tài khoản này dùng để xác định trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kì Bên Nợ: Trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kì. Phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kì. Phản ánh khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. Khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng đã lập năm trước. Bên Có: Trị giá vốn của hàng hoá đã bán bị người mua trả lại. Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong kì sang Tài khoản 911. Tài khoản 632 cuối kì không có số dư. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản 156, 157, 133, 111… Sơ đồ 4: hạch toán giá vốn hàng bán. TK1561, 157 TK531 TK 156, 157 TK 159 TK 911 + Hao hụt hàng tồn kho đã trừ bồi thường GVHB bị trả lại TK 241 Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 159 TK 632 Giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kì Chi phí vượt qua mức bình thường Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kết chuyển GV của hàng tiêu thụ TK 111, 112 Trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng 3.2. Hạch toán giá vốn hàng bán trong các doanh nghiệp tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất đầu kì và các mục đích khác. Trong trường hợp này, giá vốn hàng bán được ghi một lần vào thời điểm cuối kì và được xác định như sau: Giá vốn hàng xuất bán Giá vốn hàng tồn đầu kì Giá vốn hàng nhập trong kì Giá vốn hàng tồn cuối kì = + - Kết cấu của tài khoản 632 Bên Nợ:Trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kì. Bên có: Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá tiêu thụ trong kì. Ngoài ra, còn có các tài khoản 611, 156, 157,… TK 911 TK 632 TK 611 TK 111, 112 Sơ đồ 5: hạch toán giá vốn hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kì. GV hàng xuất trong kì Mua hàng NK Kết chuyển GV TK 156, 157 K/c hàng tồn ĐK K/c hàng tồn CK 4. Hạch toán chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí kinh doanh bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lí doanh nghiệp. Xét theo quá trình kinh doanh, chi phí lưu thông được chia thành chi phí mua hàng và chi phí bán hàng. 4.1. Hạch toán chi phí mua hàng Các chi phí thu mua hàng hoá phát sinh được kế toán tập hợp và cuối kỳ tiến hành phân bổ cho số hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Công thức phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ như sau: Phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ = Tổng tiêu thức phân bổ của hàng đã tiêu thụ trong kỳ ´ Tổng chi phí thu mua cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của hàng đã tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại cuối kỳ chưa tiêu thụ Trong đó: Tổng chi phí thu mua cần phân bổ bao gồm chi phí thu mua của hàng còn lại đầu kỳ và chi phí thu mua phát sinh trong kỳ. Tổng tiêu thức của hàng đã tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại cuối kỳ bằng tổng tiêu thức của hàng còn lại chưa tiêu thụ đầu kỳ và hàng phát sinh tăng trong kỳ. Chứng từ và tài khoản sử dụng. Để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá, kế toán sử dụng các chứng từ sau: Hoá đơn GTGT hoặc các hoá đơn đặc thù phản ánh giá trị dich vụ phát sinh. Phiếu chi. Giấy báo Nợ của ngân hàng . . . Tài khoản sử dụng TK 1562- Chi phí mua hàng: dùng để tập hợp và phân bổ chi phí thu mua hàng hoá của doanh nghiệp. Kết cấu của TK 1562 như sau: Bên Nợ: Tập hợp các khoản chi phí thu mua hàng hoá phát sinh liên quan đến khối lượng hàng hoá thu mua trong kỳ. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí thu mua hàng hoá. Phân bổ chi phí thu mua cho số hàng tiêu thụ trong kỳ. Số dư bên Có: Chi phí thu mua hàng hoá còn lại. TK 111, 331, 334… TK 1562 Tk 111, 112… TK 632 Tập hợp CP thu mua TK 1331 Ghi giảm CP thu mua Phân bổ CP thu mua cho hàng tiêu thụ trong kì Sơ đồ 6: hạch toán chi phí thu mua hàng hoá 4.2. Hạch toán chi phí bán hàng Chứng từ và tài khoản sử dụng. Các chứng từ có thể bao gồm: Bảng thanh toán lương, Bảng tính trích khấu hao TSCĐ, Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn đặc thù, Phiếu xuất kho, Phiếu chi, giấy báo Nợ, báo Có . . . Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí bán hàng, doanh nghiệp sử dụng Tài khoản 641 "Chi phí bán hàng". Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kì liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên Nợ: Chi phí bán hàng phát sinh trong kì. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911. Tài khoản 641 không có dư và được chi tiết thành 7 tiểu khoản: Tài khoản 6411- Chi phí nhân viên. Tài khoản 6412- Chi phí vật liệu, bao bì. Tài khoản 6413- Chi phí dụng cụ bán hàng. Tài khoản 6414- Chi phí khấu hao TSCĐ. Tài khoản 6415- Chi phí bảo hành sản phẩm. Tài khoản 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6418- Chi phí khác bằng tiền TK 334, 338 TK 242 Kết chuyển CPBH TK 214, 335 TK 911 Hoặc TK 641 TK 153 TK 111, 112 338 TK 331, 111, 112 Chi phí NVBH Chi phí NVL, CCDC Chi phí KHTSCĐ, chi phí phải trả Các khoản ghi giảm CPBH Chi phí DV mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Chi phí trả trước TK 133 TK 242 Chờ k/c Kết chuyển dần Sơ đồ 7: hạch toán chi phí bán hàng. 4.3. Hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp. Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào các chứng từ sau: Bảng thanh toán tiền lương. Bảng tính trích khấu hao TSCĐ. Phiếu xuất kho. Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng. Bảng kê nộp thuế. Phiếu chi, các gấy báo của ngân hàng. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642 "Chi phí quản lí doanh nghiệp". Bên Nợ: Tập hợp chi phí quản lí doanh nghiệp thực tế trong kì. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp. Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp sang tài khoản 911. Tài khoản 642 cuối kì không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản sau: Tài khoản 6421: Chi phí nhân viên quản lí. Tài khoản 6422: Chi phí vật liệu quản lí. Tài khoản 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng. Tài khoản 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ. Tài khoản 6425: Thuế, phí, lệ phí. Tài khoản 6426: Chi phí dự phòng Tài khoản 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6428: Chi phí khác bằng tiền. TK 334, 338 TK 242, Kết chuyển CPQLDN TK 214 TK 911 Hoặc TK 642 TK 153 TK 111, 112 338 TK 335 TK 331, 111, 112 Chi phí NVQL Chi phí NVL, CCDC Chi phí KHTSCĐ Các khoản ghi giảm CPQL Chi phí DV mua ngoài và chi phí khácbằng tiền Phân bổ chi phí trả trước Chi phí trả trước TK 133 TK 242 Chờ k/c Kết chuyển dần TK 333 Thuế, phí, lệ phí Sơ đồ 8: hạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp. 5. Hạch toán kết quả tiêu thụ. Đế xác định kết quả tiêu thụ, cần xác định các chỉ tiêu sau đây: Doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoá. Doanh thu thuần Doanh thu hàng ban bị trả lại Thuế XK, thuế TT ĐB, VAT trực tiếp phải nộp. Doanh thu bán hàng Giảm giá hàng bán Chiết khấu thanh toán = - - - - Trị giá vốn của hàng xuất bán Trị giá mua của hàng xuất bán Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuát bán = + Giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán Chi phí quản lí doanh nghiệp Xác định kết quả tiêu thụ theo công thức: Kết quả tiêu thụ Doanh thu thuần Chi phí bán hàng = - - - Tài khoản sử dụng: TK 911 "Xác định kết quả kinh doanh": Dùng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp, được mở chi tiết cho từng hoạt động và từng loại sản phẩm, hàng hoá. Bên Nợ: Trị giá vốn hàng hoá, sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường trong kỳ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Số lãi trước thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bên Có: Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Thu nhập về hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường. Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ. TK 911 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối. Bên Nợ: Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân phối các khoản lợi nhuận. Bên Có: Số thực lãi của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh. Dư Có (nếu có): Số lỗ về hoạt động kinh doanh chưa xử lý. Sơ đồ 9 hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hoá. TK 632 Kết chuyển lỗ hđ tiêu thụ TK 642 TK 4212 TK 911 TK641 TK 511,512 K/c GVHB K/c CPBH K/c CPQLDN Kết chuyển DTT Hoặc TK242 K/c lợi nhuận hđ tiêu thụ III. Kế toán thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ theo chuẩn mực kế toán quốc tế và tại một số nước trên thế giới. 1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu. Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng khi thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau: Người bán đã chuyển sang người mua mọi quyền lợi và rủi ro chủ yếu của việc sở hữu tài sản. Người bán không tiếp tục tham gia quản lí hàng hoá với tư cách chủ sở hữu cũng như không nắm quyền kiểm soát đối với số hàng hoá đã bán ra. Doanh thu có thể được xác định một cách có cơ sở. Người bán chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế từ các nghiệp vụ phát sinh. Có thể tính toán các chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh một cách chắc chắn. Tính không chắc chắn về khả năng thu, về khoản đã được tính trong doanh thu sẽ được coi như một khoản chi phí chứ không phải là một khoản điều chỉnh doanh thu. Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch cần được ghi nhận một cách đồng thời. Những khoản hoàn trả đã nhận được từ bán hàng sau này sẽ được chuyển về sau như một khoản nợ cho tới khi công nhận doanh thu Trên cơ sở của chuẩn mực kế toán quốc tế, mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào đặc điểm và trình độ của mình mà có sự vận dụng khác nhau. Dưới đây là một số nét về kế toán tiêu thụ theo hệ thống kế toán Pháp và kế toán Mỹ. 2. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá của Mỹ. 2.1. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu bán hàng cần đảm bảo nguyên tắc ghi nhận doanh thu như sau: Trên cơ sở quan điểm dồn tích, các khoản doanh thu được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, tức thời điểm mà quá trình hình thành doanh thu đã được cơ bản hoàn thành và có thể biểu hiện qua chứng cứ khách quan. Phương pháp hạch toán Ghi nhận doanh thu Nợ TK Tiền mặt: Bán hàng thu tiền ngay Nợ TK Khoản phải thu: Bán hàng thu tiền chậm Có TK Doanh thu: Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng bị trả lại và khoản giảm giá hàng bán. Nợ TK Hàng hoá bán trả lại và giảm giá hàng hoá Có TK Khoản phải thu Chiết khấu bán hàng: (chiết khấu thanh toán) Nợ TK Tiền mặt Nợ TK Chiết khấu bán hàng Có TK Khoản phải thu Riêng các TK "Chiết khấu bán hàng", TK "Hàng hoá bị trả lại và giảm giá hàng hoá " là tài khoản điều chỉnh của TK "Doanh thu" nên có số dư Nợ. 2.2. Hạch toán kết quả tiêu thụ. Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh thu nhập và chi phí trong niên độ kế toán. Trên cơ sở kết quả điều chỉnh, kế toán khoá sổ các tài khoản chi phí, doanh thu và tổng hợp thu nhập để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán khoá sổ tài khoản doanh thu. Nợ TK Doanh thu Có TK Tổng hợp thu nhập Kế toán khoá sổ chi phí: Nợ TK Tổng hợp thu nhập Có TK Chi phí Kế toán khoá sổ tài khoản tổng hợp thu nhập. + Nếu lãi: Nợ TK Tổng hợp thu nhập Có TK Lãi lưu giữ + Nếu lỗ Nợ TK lãi lưu giữ Có TK Tổng hợp thu nhập Như vậy, theo kế toán Mỹ, doanh thu của hàng bán bị trả lại và các khoản giảm giá hàng bán đều được theo dõi chung trên một tài khoản (TK hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán). Các khoản chiết khấu bán hàng hay chiết khấu thanh toán lại được coi là một khoản giảm trừ doanh thu. Trong khi đó, theo chế độ kế toán Việt Nam thì các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại cần được theo dõi riêng biệt trên các tài khoản 532 - Doanh thu hàng bán bị trả lại, TK 531 - Giảm giá hàng bán. đồng thời cũng theo chế độ kế toán Việt Nam, các khoản chiết khấu thanh toán phải được coi là chi phí tài chính và hạch toán trên tài khoản TK 3. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá của Pháp 3.1. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá của Pháp Khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh kế toán sẽ lập hoá đơn bán hàng trên đó có ghi giá bán hàng hoá. Các nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận theo các nguyên tắc sau: Giá bán dùng để hoạch toán là giá bán thực ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp nhận cho khách hàng. Thuế thu được khi bán hàng không được hoạch toán vào giá bán mà doanh nghiệp thu hộ nhà nước này sẽ phải thanh toán. Phần chiết khấu dành cho khách hàng mặc dù đã trừ vào tổng số tiền ghi trên hoá đơn nhưng vẫn được tính vào giá bán hàng và được hạch toán như một khoản chi phí tài chính. Chứng từ dùng hạch toán hoá đơn bán hàng là các khoản đơn báo Đòi, báo Có. TK 7._.07 TK 4457 TK 530, 512 Hàng bán bị trả lại Thuế TVA DTBH Tổng giá thanh toán Sơ đồ 10: hạch toán tiêu thụ hàng hoá . Sơ đồ 11: Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu TK 707 TK 530, 512 CK sau hoá đơn Chiết khấu Giảm giá, bớt giá K/c khoản giảm trừ TK 665 TK 4457 TK 709 Giảm giá, bớt giá Thuế GTGT Thuế GTGT 3.2 Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá của Pháp Sơ đồ 12 hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hoá. TK 607 Kết chuyển lỗ hđ tiêu thụ TK 126 TK 781 TK 681 TK 707 K/c GVHB K/c CPKH K/c lãi về tiêu thụ CPQLDN Kết chuyển DTTT TK125 TK 126 K/c hoàn nhập KH, DP Trên đây là những nét khái quát về trình tự hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Pháp, Mỹ. Việc học hỏi kinh nghiệm kế toán của các nước trên thể là rất cần thiết cho kế toán Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thể gới. Nhìn chung, chế độ kế toán Việt Nam về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đã có những tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế thị trường và dần hoà nhập vào thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những thành công về mặt lý luận. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải lựa chọn cho mình một phương thức kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo tài sản và nguồn vốn được phản ánh một cách trung thực nhất. Chương II Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty phát hành sách Hà Nội. I. Giới thiệu chung về Công ty phát hành sách Hà Nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Phát hành sách Hà Nội. Công ty Phát hành sách Hà Nội từ khi thành lập đến nay đã được gần 50 năm là đơn vị trực thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội, có trụ sở chính tại 34 Tràng Tiền- quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Công ty được thành lập từ năm 1954 có tên là Chi sở phát hành sách Hà Nội thuộc Phát hành sách Trung Ương và sau đó trải qua các quá trình thành lập sau: Từ năm 1954 đến 1960 công ty có tên là Chi sở phát hành sách Hà Nội. Từ 14/6/1960 đến 1980 tên là Quốc doanh phát hành sách Hà Nội thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội. Từ năm1980 đến nay có tên là Công ty Phát hành sách Hà Nội thuộc Sở văn hoá thông tin Hà Nội. Thực hiện nghị định 388/HĐBT ban hành qui chế thành lập và giải thể các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty phát hành sách Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 887/QĐUB ngày 02/03/1993 của UBND Thành phố Hà Nội. Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và tài khoản riêng tại trụ sở Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Từ năm 1997, công ty xin phép để tăng ngành nghề kinh doanh như in ấn, xuất nhập khấu sách, dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí ở những lĩnh vực không phù hợp với việc kinh doanh sách để tận dụng hết nguồn nhân lực và phát huy hết khả năng của công ty đồng thời giảm bớt rủi ro và sức ép trong kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1. Chức năng Công ty Phát hành sách Hà Nội được phép tổ chức mua và phát hành các loại sách, văn hoá phẩm, văn phòng phẩm trong nước và nhập ngoại các loại giấy tờ phục vụ công tác quản lí hành chính, kinh tế xã hội , các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, vật phẩm văn hoá thông tin, dụng cụ học tập, các sản phẩm phục vụ thiếu nhi... Công ty được phép xuất và nhập khẩu các mặt hàng nói trên theo qui định hiện hành của Nhà nước, được phép liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng khả năng kinh doanh và cho thuê nhà làm văn phòng, hội nghị, hội thảo, nhà khách cho các cá nhân trong và ngoài nước. 2.2. Nhiệm vụ. Công ty Phát hành sách Hà Nội kinh doanh xuất bản phẩm là một hoạt động thương mại đặc thù cho nên việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đảm bảo mục tiêu kinh tế là một vấn đề hết sức quan trọng trên con đường hoạt động và phát triển. Song bên cạnh đó, nhiệm vụ chính trị lại không thể xem nhẹ. Công ty luôn bám sát định hướng hoạt động của ngành, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thủ đô trên khắp địa bàn nội, ngoại thành Hà Nội. Công ty quản lí trực tiếp toàn diện các đơn vị trực thuộc bao gồm: Các phòng ban; các cửa hàng; các hiệu sách nhân dân nội, ngoại thành theo đúng chế độ nguyên tắc và pháp luật hiện hành của Đảng và Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ở công ty phát hành sách Hà Nội. 3.1. Ngành nghề và mặt hàng kinh doanh của Công ty. Ngay từ khi thành lập, Công ty phát hành sách Hà Nội là Công ty chuyên doanh các loại sách báo, ấn bản phẩm, văn hoá phẩm, văn phòng phẩm, đồ thủ công mĩ nghệ thông qua hệ thống 19 cửa hàng nội và ngoại thành Hà Nội. Các mặt hàng sách bao gồm: Sách phục vụ thiếu nhi. Sách ngoại ngữ. Sách về chính trị- xã hội. Sách về lĩnh vực lịch sử, văn hoá. Sách tham khảo, giải trí, giáo dục. Các loại từ điển do các nhà xuất bản trong và ngoài nước sản xuất, ấn hành. Các loại báo chí. Báo nhân dân, Lao động, An ninh thế giới, Tài chính, An ninh thủ đô, Hà Nội mới và các tờ báo nhập từ ngoài nước như tờ Friday, Sunday, Asia Week, Washington daily time, NewYork time... Các băng đĩa nhạc: Các loại băng video, băng đài do trong và ngoài nước sản xuất. Đồ thủ công mĩ nghệ, dụng cụ học tập. Dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí. 3.3. Qui mô hoạt động và thị trường kinh doanh. Công ty phát hành sách ngoài chức năng phát hành sách còn in ấn, tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động như phục vụ sách tại các hội nghị, hội thảo, tham gia hội sách triển lãm, tham gia đấu thầu sách, tham gia liên doanh liên kết với nước ngoài... Công ty có thị trường kinh doanh rộng lớn, bao gồm khắp các tỉnh ở nội ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh ở vùng sâu, vùng xa: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm, Hà Tây, Vĩnh Phúc,Hải Phòng, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Tuyên Quang,... Đồng thời xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Mĩ. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường, công ty đang từng bước phát triển mạng lưới phát hành sách của Công ty tại các điểm còn trắng sách, các quận huyện ở xa, các khu dân cư mới, các trường đại học, cao đẳng... Điển hình như Công ty đang bước đầu mở một điểm đại lí làm nơi giao dịch bán buôn, bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh, mở thêm một số hiệu sách trên địa bàn. Như vậy, có thể thấy qui mô hoạt động của Công ty ngày càng phong phú, đang dạng, thị trường kinh doanh ngày càng rộng khắp nhằm tận dụng tối đa nguồn lực của Công ty, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng giúp Công ty kinh doanh hiệu quả hơn. 4. Tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội. 4.1. Tổ chức bộ máy quản lí Công ty tổ chức bộ máy quản lí theo hình thức tập trung, mô hình như sau: Sơ đồ 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kho xuất bản phẩm Hiệu sách ngoại thành Hiệu sách nội thành của Công ty phát hành sách Hà Nội Chú thích: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Chức năng chủ yếu của bộ máy quản lí trong Công ty được thể hiện như sau: Ban giám đốc. Ban giám đốc của Công ty bao gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính: Đây là phòng tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện về các mặt như quản lí hồ sơ nhân viên, các chính sách về nhân viên và quản lí công văn… Phòng kế toán tài vụ: Đây là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc về tình hình hoạt động liên quan đến tài chính của công ty. Hướng dẫn tổ chức và kiểm tra thực hiện công tác kế toán, tái chính và thống kê trong Công ty và các đơn vị phụ thuộc theo đúng qui định và pháp luật hiện hành của Nhà Nước Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, qui hoạch dài hạn và ngắn hạn về hoạt động kinh doanh của Công ty. Giúp giám đốc công ty hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và xét duyệt việc thực hiện kế hoạch được giao của các đơn vị, cửa hàng trực thuộc công ty. Tổng hợp tình hoạt động kinh doanh của công ty, phản ánh thường xuyên hoặc định kì cho Giám đốc có phương hướng, biện pháp chỉ đạo kịp thời, tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch quyết toán tài chính, phân tích hoạt động kinh tế của công ty và các đơn vị cửa hàng trực thuộc công ty. Tham gia xây dựng nội dung các hợp đồng kinh tế của công ty với các chủ cửa hàng, các khách hàng. Có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã kí. Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Đây là phòng tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện của giám đốc công ty về các mặt như kí các hợp đồng mua bán, nắm bắt tình hình thị trường, thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo…. Phòng kho xuất bản phẩm: Đây là phòng tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện về các mặt như bảo quản, phân loại xuất bản phẩm, bảo vệ an toàn trong vận chuyển hàng hoá… Các hiệu sách nhân dân nội, ngoại thành: Là những đơn vị kinh doanh dưới sự chỉ đạo và quản lí của giám đốc công ty thông qua các phòng chức năng giúp việc. 4.2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. ở Công ty phát hành sách Hà Nội, Giám đốc công ty là người có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mô hình tổ chức quản lí của công ty theo kiểu trực tuyến, lãnh đạo công ty theo nguyên tắc từ trên xuống. Hệ thống cửa hàng của công ty rộng khắp gồm 12 cửa hàng nội thành và 7 cửa hàng ngoại thành. Có thể phân chia hệ thống các cửa hàng này thành 3 loại: Các hiệu sách do công ty trực tiếp quản lí: Công ty trực tiếp quản lí về mọi hoạt động kinh doanh, trả lương nhân viên và chịu mọi chi phí cho cửa hàng như là Hiệu sách Tràng Tiền, Hiệu sách Ngoại văn, Hiệu sách Thăng Long... Các hiệu sách khoán nộp lợi nhuận: Các hiệu sách này phải tự kinh doanh, trả lương nhân viên đồng thời phải nộp một khoản lợi nhuận nhất định do công ty qui định cho từng hiệu sách như hiệu sách Văn Hiến, Hiệu sách Giảng Võ... Các hiệu sách nhân dân ở ngoại thành duy trì và phát triển nhằm nâng cao trình độ văn hoá tư tưởng chính trị cho nhân trong khu vực. Bên cạnh việc phát hành sách trong nước và nhập ngoại công ty còn tổ chức kinh doanh văn hoá phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, các mặt hàng thủ công mĩ nghệ... Các mặt hàng được phân loại và bán theo từng quầy hàng như quầy văn hoá phẩm, quầy từ điển, quầy khoa học kĩ thuật, quầy ngoại ngữ... trong từng hiệu sách. Việc phân loại như vậy rất thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm kê hàng hoá trong công ty và thuận lợi cho khách hàng đến mua sách. II. Gới thiệu chung về công tác kế toán tại Công ty. 1. Quyền hạn của phòng Kế toán tài vụ. Phòng kế toàn tài vụ có trách nhiệm tổ chức các mối quan hệ với các cơ quan chức năng, các ngành hữu quan, phối hợp chặt chẽ với Phòng kinh doanh của công ty để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trên đồng thời phòng kế toán có các quyền hạn chính sau: Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ của công ty và được thừa lênh Giám đốc công ty yêu cầu các đơn vị trực thuộc công ty cung cấp đầy đủ tình hình tài liệu có liên quan đến hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của phòng. Được thừa lệnh Giám đốc kí duyệt thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động quản lí của văn phòng công ty theo qui định. 2. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty phát hành sách Hà Nội. 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Do đặc điểm là có các chi nhánh cửa hàng, hiệu sách trực thuộc trong phạm vi nội ngoại thành Hà Nội nên công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Các kho, cửa hàng trực thuộc hạch toán báo sổ là nơi tập trung các chứng từ gốc, lập bảng kê và cuối ngày tổng kết doanh thu nộp về phòng kế toán để kiểm tra và hạch toán. Phòng kế toán trung tâm của công ty phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lí thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Công ty không có bộ phận chuyên trách về tài chính mà phòng kế toán tổ chức thực hiện kiêm nhiệm cả công tác kế toán tài chính. Sơ đồ 14: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty phát hành sách Hà Nội. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt, ngân hàng, thanh toán Kế toán kho hàng hoá Thủ quĩ 2.2. Phân công lao động kế toán Phòng kế toán tài vụ của công ty có 8 người. Các công tác kế toán phân công cho từng người song toàn bộ công việc đều nằm trong qui trình hạch toán thống nhất, cụ thể như sau: Kế toán trưởng. Chịu trách nhiệm chung trước Giám đốc công ty về công tác kế toán tài chính toàn công ty. Trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo điều hành về tài chính, tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và các qui định của Nhà nước và của ngành về công tác kế toán tài chính. Bảo vệ kế hoạch tài chính với Tổng công ty, giao kế hoạch tài chính cho các chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Tham gia kí và kiểm tra thực hiện các hợp đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế toàn công ty. Có nhiệm vụ xác định mức doanh thu cho các quầy thuộc cửa hàng trực thuộc và các cửa hàng khoán. Kế toán tổng hợp (Kiêm phó phòng kế toán tài vụ) Thay đồng chí kế toán trưởng điều hành công tác kế toán tài chính khi đồng chí kế toán trưởng đi vắng. Chịu trách nhiệm về các khoản phải thanh toán với ngân sách Nhà nước, theo dõi tăng giảm vốn (Tài khoản 333, 411, 441). Xác định kết quả sản xuất kinh doanh (Tài khoản 911, 421). Trực tiếp làm công tác tổng hợp khối văn phòng công ty (Sổ cái, các báo cáo khối văn phòng công ty), kiểm tra và tổng hợp các báo cáo kế toán toàn công ty. Trực tiếp phụ trách công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản (Tài khoản 2412). Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm để bảo vệ với tổng công ty và giao cho các đơn vị trực thuộc. Kế toán công nợ. Kế toán công nợ phụ trách về các mảng như: Thu chi tiền mặt , tiền lương , BHXH, KPCĐ (Tài khoản 1111, 334, 3382, 3383), theo dõi các khoản vay Ngân hàng (Tài khoản 331,112), thanh toán với người bán trong nước (Tài khoản 331), công nợ nội bộ công ty về hàng hoá và chuyển tiền bán hàng (Tài khoản 3361, 3362), thanh toán với người mua (Tài khoản 131), chi phí nghiệp vụ kinh doanh (Tài khoản 642 ), các khoản tạm ứng và công nợ khác (Tài khoản 141, 1388, 3388), theo dõi tăng giảm quỹ (Tài khoản 414, 431) Kế toán kho hàng hoá . Kế toán TSCĐ, kiểm kê TSCĐ. Kiểm kê hàng hoá, nhập số liệu vào máy vi tính. Thủ quĩ. 3. Hình thức sổ sách kế toán Hình thức sổ kế toán mà Công ty Phát hành sách Hà Nội sử dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Công ty Phát hành sách Hà Nội vận dụng tổ chức sổ kế toán theo hình thức này cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, phù hợp áp dụng kế toán máy và một phần ghi chép thủ công. Trình tự hạch toán sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ được cụ thể như sau: Sơ đồ 15: Qui trình ghi sổ kế toán ở Công ty phát hành sách Hà Nội Chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Bảng tổng hợp số liệu chi tiết. Sổ cái Chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kì. Đối chiếu, kiểm tra số liệu. III. Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty phát hành sách Hà Nội. 1. Đặc điểm các nghiệp vụ tiêu thụ ở công ty phát hành sách Hà Nội. Các phương thức bán hàng. Để việc bán hàng phát triển nhanh, lựa chọn phương thức tiêu thụ là một trong những vấn đề cần quan tâm của một doanh nghiệp vì có lựa chọn được phương thức tiêu thụ phù hợp với qui mô doanh nghiệp và phù hợp với mặt hàng kinh doanh thì mới phát huy hết khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và tăng doanh số bán ở mức cao nhất có thể đạt được. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn phương phức tiêu thụ , Công ty phát hành sách Hà Nội đã lựa chọn cho mình các phương thức tiêu thụ phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như đặc điểm hàng hoá của mình. Công ty có các phương thức tiêu thụ sau: Bán buôn: Cơ sở của mỗi nghiệp vụ bán buôn ở công ty là các hợp đồng kinh tế đã kí kết và các đơn đặt mua hàng của khách hàng. Theo phương thức này, công ty chủ động lập kế hoạch mua bán hàng hoá để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ nói riêng và công tác kinh doanh nói chung. Phương thức bán buôn ở công ty có 3 hình thức bán: Bán buôn qua kho: Khi khách hàng đến mua với số lượng lớn, giá bán sẽ thấp hơn giá bìa ghi trên mỗi quyển sách, tức là khách hàng đã được hưởng một số phần trăm chiết khấu. Số này cao hay thấp do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán. Nếu khách hàng là khách quen, khách mua với số lượng lớn và khách thanh toán ngay thì sẽ được hưởng số phần trăm chiết khấu cao hơn tuỳ thuộc vào thoả thuận. Với hình thức này, công ty thực hiện xuất bán hàng hoá cho khách hàng bên ngoài và cả các cửa hàng khoán nộp lợi nhuận trong công ty. Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Theo hình thức này sau khi có hợp đồng đặt mua hàng của khách hàng sẽ tiến hành mua hàng của nhà cung cấp rồi vận chuyển ngay cho khách hàng mà không qua kho của công ty. Trường hợp này thường dùng cho khách hàng truyền thống mua hàng với số lượng lớn. Phương pháp này sẽ tiết kiệm được chi phí liên quan đến bán hàng như chi phí thuê kho bãi, tránh được ứ đọng vốn, và rút ngắn được chu kì kinh doanh. Bán buôn tại quầy. Bán lẻ: Công ty thực hiện bán lẻ hàng hoá ở tất cả các quầy, các cửa hàng trực thuộc công ty quản lí như: Hiệu sách ngoại văn, Hiệu sách Tràng Tiền, Hiệu sách Thăng Long, Hiệu sách Bờ Hồ,...Đây là một phương thức bán hàng rất hiệu quả, các cửa hàng này đều ở trung tâm thành phố nơi có mức sống và nhu cầu tìm hiểu học hỏi cao nhất, mà mặt hàng kinh doanh của công ty là sách liên quan trực tiếp đến trình độ trí thức của người dân. Về chính sách giá cả. Nhằm thu hút khách hàng, công ty áp dụng một chính sách giá cả hết sức linh hoạt dựa trên giá bìa và giá vốn. Những khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng thường xuyên, khách ở tỉnh xa, khách thanh toán ngay hay những khách mua những mặt hàng thiết yếu đều được công ty giảm giá thoả đáng. Còn ở các quầy trực thuộc công ty, mọi khách hàng đến đều được phục vụ chu đáo, tận tình, công ty áp dụng cách bán hàng tự chọn, khách hàng vào tự xem thoải mái và tuỳ ý chọn lựa quyển sách mình cần. Nếu sách mua về thấy chất lượng kém thì có thể đến đổi lấy quyển khác có chất lượng tốt. 2. Các nghiệp vụ bán hàng tại Công ty. 2.1. Bán buôn qua kho. Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ghi sổ Vào thẻ kho, xuất hàng Lập HĐGTGT, PXK Thủ kho Kế toán tiêu thụ Qui trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng theo phương thức này như sau: Cụ thể, khi có nghiệp vụ bán hàng xảy ra, Phòng kinh doanh sẽ lập hoá đơn GTGT và viết phiếu xuất kho. Hoá đơn GTGT là chứng từ Công ty xác nhận số lượng, đơn giá và số tiền bán hàng hoá cho người mua, đồng thời đây cũng là chứng từ gốc đế kế toán vào Chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết doanh thu. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần): liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để luân chuyển giao cho phòng kế toán. Phiếu xuất kho dùng để theo dõi số lượng hàng hoá xuất kho bán hoặc cho các cửa hàng và được viết thành 4 liên: liên 1 lưu ở sổ, 1 liên giao thủ kho, 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên gửi phòng kế toán. Khi thủ kho xuất hàng sẽ ghi số lượng thực xuất vào phiếu xuất kho, phiếu xuất kho còn là căn cứ để thủ kho vào thẻ kho. Kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để vào sổ giá vốn. Ví dụ: Ngày 21/3/2003, công ty xuất bán buôn cho công ty TNHH Minh Anh tổng số tiền thanh toán là 3 078 000đ. Công ty chấp nhận thanh toán bằng séc chuyển khoản. Phòng nghiệp vụ kinh doanh viết Hoá đơn GTGT như sau: Biểu số 1: Hoá đơn (GTGT) MS 01 GTKT- 3LL Liên 1 (Lưu) Ngày 20 tháng 3 năm 2003 Số: 032869 Đơn vị bán hàng: Công ty phát hành sách Hà Nội. Địa chỉ: 34 Tràng Tiền- Hoàn Kiếm- Hà Nội Số tài khoản Điện thoại: 8241616 MS Họ tên người mua hàng: Công ty Minh Anh. Địa chỉ: Đông Anh- Hà Nội. Số tài khoản Hình thức thanh toán: TGNH MS TT Tên nhãn hiệu hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Tìm kiếm người và thông tin trên mạng Cuốn 30 30 000 - 25% 675 000 2 Hướng dẫn và sử dụng PageMaker. Cuốn 20 65 000 - 25% 975 000 3 Phần cứng máy tính Cuốn 10 105 000 - 20% 840 000 4 Vẽ và thiết kế mạch in. Cuốn 20 42 000 - 30% 588 000 Cộng tiền hàng: 2 932 000 Thuế suất thuế GTGT: 5% Tổng tiền thuế GTGT: 146 000 Tổng cộng tiền thanh toán: 3 078 000 Số tiền viết bàng chữ: Ba triệu không trăm bẩy mươi tám nghìn. Người mua Người viết hoá đơn Kế toán trưởng Giám đốc (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên, dấu) Biểu số 2: Đơn vị: Công ty phát hành sách Hà Nội Mẫu số 02- VT Địa chỉ: 34 Tràng Tiền. QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ tài chính. Phiếu xuất kho. Ngày 20 tháng 3 năm 2003 . Số: 003/VHP Nợ: TK 632 Có: TK 1561 Họ tên người nhận hàng: Công ty Minh Anh. Lí do xuất kho: Xuất bán. Xuất tại kho: H 1. TT Tên nhãn hiệu, hàng hoá hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Y/C Thực 1 Tìm kiếm người và thông tin trên mạng Cuốn 30 30 30 000 - 25% 900 000 675 000 2 Hướng dẫn và sử dụng PageMaker. Cuốn 20 20 65 000 - 25% 1 300 000 975 000 3 Phần cứng máy tính Cuốn 10 10 105 000 - 20% 1 050 000 840 000 4 Vẽ và thiết kế mạch in. Cuốn 20 20 42 000 - 30% 840 000 588 000 Cộng Gb: Gn: CK: 4 090 000 3 078 000 1 012 000 Giám đốc Kế toán trưởng Phòng NVKD Người nhận Thủ kho (Kí,dấu) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) ở kho, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để vào Thẻ kho. Thẻ kho do kế toán lập sau đó giao cho thủ kho ghi chép hàng ngày. Đó là những tờ rời lập riêng cho từng loại sách, mỗi chứng từ nhập xuất được phản ánh trên một dòng của thẻ kho Biểu số 3: Đơn vị: Công ty phát hành sách Hà Nội Mẫu số 02- VT Địa chỉ: 34 Tràng Tiền. QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ tài chính. Thẻ kho Ngày lập thẻ: 1/3/2003 Tờ số 02 Tên hàng hoá: Vẽ và thiết kế mạch in Đơn vị tính: Cuốn Mã số: (42 000, -30%) TT Chứng từ Diễn giải Ngày N- X Số lượng Kí xác nhận SH Ngày Nhập Xuất Tồn 1 1/3 Tồn kho đầu kì 10 2 132 18/3 Nhập kho hàng mua 18/3 50 60 3 003 21/3 Xuất bán Công ty Minh Anh 21/3 20 40 ... ... ở phòng kế toán, kế toán sẽ căn cứ vào hoá đơn GTGT viết phiếu thu nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, phiếu thu được viết làm 3 liên: 1 liên lưu tại quyển, 1 liên giao người nộp tiền, và một liên dùng để đính vơi phiếu xuất. Trường hợp khách hàng thanh toán bằng séc, kế toán sẽ lập bảng kê nộp sec, sec thu được sẽ nộp vào ngân hàng nơi công ty mở tài khoản. Bảng kê lập thành 2 liên: 1 liên ngân hàng giữ, 1 liên công ty giữ. Khi ngân hàng nhận được séc sẽ chuyển vào tài khoản của công ty và gửi séc cùng sổ phụ về công ty. Ví dụ: Ngày 24/3, công ty nhận được séc của công ty Minh Anh, kế toán công nợ lập Bảng kê nộp séc như sau: Biểu số 4: Bảng kê nộp sec Ngày 24 tháng 3 năm 2003 Tên người thụ hưởng: Cty PHS HN Phần do NH ghi Tên ngân hàng: NH Ngoại thương TK ghi Nợ Số hiệu tài khoản tại ngân hàng TK ghi Có TT Số sec Tên đơn vị phát hành sách Số tiền 1 A001480 Công ty Minh Anh 3 078 000 ... .... Tổng số tiền: 3 078 000 Đơn vị nộp Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua (Kí, đóng dấu) (Kí, đóng dấu) (Kí, đóng dấu) 2.2. Bán buôn tại quầy. Tại các quầy của cửa hàng, hiệu sách trực thuộc, có thể bán buôn ngay tại quầy mà không cần qua phòng kế toán hay phòng nghiệp vụ, đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng và thuận tiện nhất. Tuỳ vào mức độ, số lượng hàng hoá mà công ty định mức số phần trăm giảm trừ trên tổng số tiền thanh toán của khách. Nếu tổng số tiền thanh toán của khách > 1 000 000 thì sẽ được giảm 3%. Nếu tổng số tiền thanh toán của khách> 7 000 000 thì sẽ được giảm 5%. Nói chung hình thức này rất ít khi xảy ra trong công ty. 2.3. Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán. Theo hình thức này, Phòng kinh doanh vẫn phải lập Hoá đơn GTGT về lượng hàng chuyển thẳng, Hoá đơn GTGT được ghi như trường hợp trên và tuy hàng hoá không qua kho nhưng công ty vẫn viết phiếu nhập kho và xuất kho để tiện theo dõi giá vốn hàng bán. Thủ kho không phải ghi thẻ kho. Trình tự hạch toán tương tự như phương thức bán buôn qua kho. 2.4. Xuất bán cho các cửa hàng nộp khoán. Các cửa hàng nộp khoán phải tự kinh doanh chịu mọi trách nhiệm về lương bổng và hàng tháng phải nộp một khoản lợi nhuận cho công ty. Khi xuất bán cho các cửa hàng nộp khoán, Phòng kinh doanh chỉ ghi phiếu xuất kho giống như hình thức bán buôn, trên đó cũng ghi rõ số phần trăm chiết khấu mà khách hàng được hưởng, số chiết khấu này do hai bên thoả thuận. 2.5. Xuất bán cho các cửa hàng trực thuộc công ty quản lí. Theo phương thức này, tuỳ theo nhu cầu mua hàng ngày tại các cửa hàng mà phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho hàng hoá. Hình thức xuất kho này như xuất chuyển từ kho này sang kho khác nên trên các phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng và giá bìa của từng cuốn sách. Ví dụ: Ngày 20/3/2003, Công ty xuất cho hiệu sách Ba Đình tổng số sách có giá trị 1 560 000. Phòng kinh doanh viết Phiếu xuất kho như sau: Biểu số 5: Đơn vị: Công ty phát hành sách Hà Nội Mẫu số 02- VT Địa chỉ: 34 Tràng Tiền. QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ tài chính. Phiếu xuất kho. Ngày 20 tháng 3 năm 2003 . Số: 002/VHP Nợ: TK 1561 (giá bìa)- CH Có: TK 1561 (Giá bìa)- Kho Họ tên người nhận hàng: Hiệu sách Ba Đình Lí do xuất kho: Xuất cho các cửa hàng trực thuộc. TT Tên nhãn hiệu hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cuốn theo chiều gió Bộ 5 110 000 550 000 2 Giới thiệu đề thi tuyển sinh vật lí. Cuốn 10 29 000 290 000 3 Nghệ thuật tặng quà Cuốn 10 20 000 200 000 4 100 ca khúc Cuốn 10 35 000 350 000 5 Mẹo cạnh tranh trong kinh doanh. Cuốn 10 27 000 270 000 Cộng 1 560 000 Các phiếu xuất kho của tất cả các hình thức bán hàng nói trên được tập hợp tại phòng kế toán. ở đây, kế toán kho phải phân loại, sắp xếp theo từng kho và thứ tự ghi trên phiếu xuất, đồng thời kiểm ra lại kết quả tính toán trên mỗi phiếu. Cuối tháng in ra bảng tổng hợp xuất theo kho làm căn cứ ghi sổ kế toán. Biểu số 6: Xuất kho VHP (tháng 3/2003) TT Số HĐ Diễn giải TK Nợ TK Có TTVNĐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 001/VHP 002/VHP 003/VHP 008/VHP 009/VHP 020/VHP 022/VHP 023/VHP 024/VHP 025/VHP Xuất cho HS Hà Nội Xuất cho HS Ba Đình Xuất bán Cty MA Xuất trả anh Minh. Xuất biếu Xuất bán chịu Xuất cho HS NVăn Xuất bán NXBQG Xuất bán chịu Xuất bán thẳng ... 1561 1561 632 3311 6428 632 1561 632 632 632 1561 1561 1561 1561 1561 1561 1561 1561 1561 1561 2 130 000 1 560 000 4 090 000 890 000 200 000 2 800 000 3 000 000 3 598 000 6 005 000 3 310 000 Tổng 1 286 321 500 2.6. Bán lẻ hàng hoá. Các cửa hàng do công ty trực tiếp quản lí thực hiện phương thức bán lẻ thu tiền trực tiếp, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Tại các cửa hàng, trong từng quầy hàng, nhân viên bán hàng sẽ tự chịu trách nhiệm về hàng hoá. Khi bán hàng, nếu khách hàng mua hàng có trị giá lớn hơn 100 000 và yêu cầu hoá đơn tài chính thì nhân viên bán hàng sẽ viết háo đơn GTGT, còn nếu khách hàng yêu cầu viết hoá đơn bán lẻ để dễ thanh toán thì nhân viên bán hàng viết hoá đơn bán lẻ làm 3 liên: 1 liên lưu tại quyển, 1 liên giao khách hàng và một liên giao phòng kế toán giữ. Ví dụ : Hoá đơn bán lẻ sau do Hiệu sách Thăng long nộp ngày 24/3/2003. Biểu số 7: Hoá đơn bán lẻ Số 18 Họ tên người mua hàng: Chị Phượng Địa chỉ cơ quan: TT Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Giá đơn vị TTVNĐ 1 Băng tiếng Anh Cái 2 12 000 24 000 2 Nghệ thuật tặng quà Cuốn 1 20 000 20 000 3 Nghệ thuật cắm hoa Cuốn 1 15 000 15 000 4 Băng hoạt hình Cuốn 2 28 000 54 000 Tổng 115 000 Cộng thành tiền (bằng chữ): Một trăm mười lăm nghìn đồng chẵn. Người nhận hàng Người viết hoá đơn Tại quầy bán, khi khách hàng thanh toán tiền hàng, nhân viên bán hàng dựa vào hệ thống máy trang bị cho mỗi cửa hàng đã tách được phần thuế cho mỗi loại sách. Cuối ngày, nhân viên bán hàng tổng kết doanh thu bán được trong ngày cùng bảng tổng hợp thuế do máy in ra để nộp cho phòng tài vụ. Tại đây, kế toán thanh toán sẽ viết phiếu thu làm 3 liên: 1 liên lưu tại quyển,1 liên giao người nộp tiền, 1 liên thủ quĩ giữ. Ví dụ: Ngày 24/3/2003, nhân viên Hiệu sách Thăng Long đem nộp doanh thu trong ngày, kế toán thanh toán viết Phiếu thu như sau: Biểu số 8: Đơn vị: Công ty phát hành sách Hà Nội Mẫu số 01- TT Địa chỉ: 34 Tràng Tiền. QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 1 năm 1995 Phiếu thu Ngày 24/3/2003 Số: 28Q3 Nợ TK 111: 2 215 000 Có TK 511: 2 031 000 Có TK 3331: 184 000 Họ tên người nộp tiền: Hiệu sách Thăng Long. Địa chỉ: Lí do nộp : Tiền bán hàng. Số tiền: 2 215 000. Trong đó thuế GTGT là 184 000. Kèm theo chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Hai triệu hai trăm mười lăm nghìn đồng Kế toán trưởng Người lập biểu Thủ quĩ (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) 3. Hạch toán doanh thu bán hàng. Hàng ngày, kế toán sẽ tập hợp các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá như hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng để vào chứng từ ghi sổ, cứ 5 ngày vào một chứng từ. Biểu số 9: Chứng từ ghi sổ Ngày 25 tháng 3 năm 2003 Số 18 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Bán hàng cho Cty Minh Anh 131 131 5111 3331 2 932 000 146 000 Xuất bán thẳng cho Công ty Văn hoá tổng hợp 131 131 5111 3331 2 522 000 126 000 Tổng doanh thu Tổng thuế 5 454 000 272 000 Kèm theo 01 bộ chứng từ gốc Các chứng từ ghi sổ được sử dụng để vào Sổ cái tài khoản 511. Đây là sổ tổng hợp dùng để ghi nhận các nghiệp vụ tiêu thu hàng hoá, dùng để đối chiếu số liệu với các sổ chi tiết doanh thu bán hàng và lập Báo cáo tài chính. Biểu số 10: Công ty phát hành sách Hà Nội Sổ cái Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng" Quí I năm 2003 CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có ... 15 20/3 Doanh thu HS TL 111 3 031 000 15 20/3 Doanh thu HS NV 111 3 198 000 18 25/3 Doanh thu BH 131 5 454 000 … 31/3 Doanh thu HS BĐ 1368 44 085 900 31/3 Doanh thu HS CN 1368 17 000 0._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37065.doc
Tài liệu liên quan