Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005- 2010

Lời mở đầu Quá trình đô thị hóa diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã và đang kéo theo dòng di chuyển của dân cư và lao động từ nông thôn ra thành thị. Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa hai khu vực đã và đang tạo nên sức đẩy lao động nông thôn ra thành thị tìm việc làm, Hà Nội là một thành phố lớn, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các trung tâm công nghiệp lớn, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, được hình thành và phát triển thu hút lao

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động có trình độ chuyên môn lành nghề cao. Mặt khác, song song với quá trình trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ, dịch vụ có quy mô nhỏ và rất nhỏ, kỹ thuật thu công và lao động chân tay cũng đồng thời phát triển và thu hút một số đối tượng lao động yếu thế vào làm việc, hoặc tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình và xã hội. Về thực tiễn, Hà Nội là một thành phố mà khu vực lao động đã tồn tại từ rất lâu, các hoạt động lao động rất đa dạng và đặc trưng cho các thành thị miền Bắc. Hà nội cũng là nơi diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh và thể hiện khá đậm nét mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn dưới góc độ kinh tế xã hội. Do đó, thị trường lao động tại Hà Nội tồn tại một lực lượng lao động khá lớn do hai nguồn cung ứng: một là tại chỗ, hai là từ các tỉnh khác di chuyển đến (tạm trú) - đội ngũ lao động này đang đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với các hoạt động sản xuất - kinh doanh của Thủ đô. Do vậy, lựa chọn Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu về tình hình và thực trạng lao động là hợp lý và có ý nghĩa khoa học, góp phần hoàn thiện vấn đề quản lý lao động cho riêng thủ đô Hà Nội mà còn có nể áp dụng cho các thành phố khác ở phía Bắc cũng như trong cả nước. Nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước: lao động trên địa bàn thành phố có mặt ở tất cả các ngành, các phường, các tổ dân phố với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đan xen, đa dạng và phức tạp gồm người có hộ khẩu Hà Nội và người di cư từ ngoại tỉnh đến Hà Nội, có người làm việc bán thời gian, có hoạt động lao động hợp pháp, cũng có hoạt động lao động bất hợp pháp. Bên cạnh việc góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là các đối tượng yếu thể như phụ nữ, người nghèo thì hoạt động của lao động cũng khá phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường đô thị, cảnh quan đường phố. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chưa có được những giải pháp hữu hiệu nhằm nắm bắt được số lượng và cơ cấu lao động. Việc quản lý dân di cư, quản lý các loại hình kinh doanh này rất phức tạp, vấn đề định hướng và trợ giúp các hoạt động lao động còn nhiều bất cập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, em xin tập trung nghiên cứu đề tài: “Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005- 2010”. Chuyên đề thực tập này được chia làm ba phần: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về việc làm và thất nghiệp. Chương II: Thực trạng việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương III: Phương hướng và giải pháp tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới. Chương I Một số vấn đề lý luận chung về việc làm và thất nghiệp I. Việc làm và thất nghiệp 1. Việc làm * Quan niệm về việc làm - Theo luật lao động của Việt Nam, việc làm là: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm”. Theo quan niệm này thì không chỉ những người làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân, mà nhiều người khác cũng được coi là có việc làm, nếu họ gián tiếp tạo ra thu nhập miễn là không bị pháp luật ngăn cấm.” 1.1 Các hình thức việc làm Việc làm được nhận tiền công, tiền lương. Tự tạo việc làm. 1.2 Người có việc làm và người chưa có việc làm Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Người có việc làm là người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không nhận tiền công hay hiện vật”. ở Việt Nam: “Người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người có việc làm trong tuần lễ tham khảo”. Người chưa có việc làm: Là người có nhu cầu làm việc, hiện tại chưa tìm được việc làm, hoặc trước đây đã từng có việc làm, đã có nghề nghiệp nhất định nhưng hiện do điều kiện, hoàn cảnh nào đó chưa tìm lại được việc làm. Trong số này chủ yếu là số công nhân dôi ra do sự sắp xếp lại của các doanh nghiệp Nhà nước, những người hết hạn hợp đồng làm việc, người đi lao động ở nước ngoài trở về. Người thiếu việc làm: Là người trong độ tuổi lao động đang có việc làm nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm trong tuần lễ tham khảo hoặc trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước đó có thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm. 2. Thất nghiệp và cách phân loại 2.1. Khái niệm thất nghiệp Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương đang thịnh hành”. Do tình hình kinh tế và đặc điểm của thất nghiệp có sự khác nhau giữa các nước nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên thật không dễ dàng và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp thật sự, thất nghiệp trá hình, bán thất nghiệp và thu nhập...) Để hiểu rõ hơn về thất nghiệp ta xem sơ đồ sau: Dân số Trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động Có việc Thất nghiệp Ngoài lực lượng lao động Ngoài độ tuổi lao động 2.2. Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần phải được phân loại để hiểu rõ về nó. Thất nghiệp có thể được chia thành các loại như sau: 2.2.1 Phân loại theo lý do thất nghiệp. Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì một số lý do cá nhân như di chuyển, sinh con...Thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm thời. Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái (cung lớn hơn cầu về lao động). Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động) là hiện tượng xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng họ sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp. Thất nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động. Như vậy, con số thất nghiệp là con số mang tính thời điểm, nó luôn biến động theo thời gian. Thất nghiệp là một phạm trù vận động từ có việc, đến trở nên thất nghiệp và ra khỏi tình trạng đó. Vì thế, việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. 2.2.2. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp. Tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất nghiệp đẻ từ đó tìm ra hướng giải quyết. Có thể chia thành 4 loại: Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thậm chí, khi có đủ việc làm vẫn luôn có sự chuyển động nào đó, như: một số người tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác, phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao động sau khi sinh con...Người thất nghiệp thuộc loại này thường được xếp vào “thất nghiệp tự nguyện”. Thất nghiệp có tính cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động (giữa các ngành nghề, khu vực...). Nó gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và gây ra do sự suy thoái của một ngành nào đó, hoặc là sự thay đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đáp ứng sẽ bị sa thải. Chính vì vậy, loại thất nghiệp còn gọi là thất nghiệp công nghệ. Khi sự chuyển biến này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi, khi đó tiền lương trong khu vực có nguồn cung lao động hạ xuống, và cầu lao động cao tăng lên. Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống (suy giảm tổng cầu). Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ, bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại thất nghiệp này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề... Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển). Nó xảy ra khi tiền lương không được ấn định bởi các yếu tố của thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập, gắn với kết quả lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu, cho nên nhiều quốc gia (chính phủ hoặc công đoàn) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự không linh hoạt của tiền lương (ngược với sự năng động của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận người lao dộng mất việc làm hoặc khó tìm việc làm. Tóm lại: Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệt của thị trường lao động (có thể diễn ra ngay cả khi thị trường lao động đang cân bằng). Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng. Còn thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển thì lại do các yếu tố xã hội, chính trị tác động. Sự phân biệt đó giúp nhà phân tích có thể dự kiến tình hình chung của thị trường lao động. 2.3. Nhóm chỉ tiêu về thất nghiệp Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động đủ 15 - 60 tuổi (đối với nam) và 15 - 55 tuổi (đối với nữ) + Có khả năng lao động. + Trong tuần điều tra không có việc làm. + Đang có nhu cầu tìm việc làm. + Có đăng ký việc làm theo quy định. - Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trên số người trong độ tuổi lao động thuộc lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế, còn có nhiều quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán. Tuy vậy, một số phương pháp tính toán dưới đây được nhiều người thừa nhận: Phương pháp tính: Tỷ lệ Số người thất nghiệp Thất nghiệp (%) = ---------------------------------------- X 100 Số người trong độ tuổi lao động thuộc lực lượng lao động - Số người thất nghiệp dài hạn và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn. Người thất nghiệp dài hạn gồm những người có thời gian thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước. Phân tổ: Chia theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, đối tượng thất nghiệp và theo đăng ký tìm việc. Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn là số phần trăm người thất nghiệp dài hạn trong lực lượng lao động thuộc độ tuổi lao động. Phương pháp tính: Số người thất nghiệp dài hạn Tỷ lệ thất nghiệp = ------------------------------------------ X 100 dài hạn (%) Số người trong độ tuổi lao động thuộc lực lượng lao động - Tỷ lệ người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm. Tỷ lệ những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm là số phần trăm giữa những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm trên tổng số người thất nghiệp. Phương pháp tính: Số người thất nghiệp Tỷ lệ người được giải quyết việc làm trong kỳ báo cáo thất nghiệp được = ------------------------------------------------------ X 100 giải quyết việc làm Tổng số người thất nghiệp trong kỳ báo cáo 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà tại đó thị trường lao dộng đạt mức cân bằng. Tại mức đó tiền lương và giá cả là hợp lý bởi các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn. Số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện và số người chưa có những điều kiện phù hợp để tham gia vào thị trường lao động. Nói cách khác, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ tác động lên xuống của tổng cung và tổng cầu đối với giá cả và tiền lương tại vị trí cân bằng, ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát do giá cả và tiền lương là ổn định, không có xu hướng biểu thị lạm phát tăng hay giảm đi. 3. Lý luận về thị trường lao động Thị trường lao động là biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người lao động và bên kia là người sử dụng sức lao động, trên nguyên tắc thoả thuận để xác định giá cả sức lao động. Đối tượng tham gia thị trường lao động có hai loại đó là: Người có sức lao động cần bán và những người có chỗ làm việc cần mua sức lao động. Toàn bộ số lao động cần bán trên thị trường trong thời gian nhất định gọi là cung về lao động, còn tổng số chỗ lao động mà người mua sức lao động có nhu cầu gọi là cầu về sức lao động. Trong cơ chế thị trường, cung - cầu về sức lao động có quan hệ chặt chẽ với giá cả sức lao động (tiền lương và thu nhập của người lao động). Thị trường lao động là một thị trường đặc biệt, do đó việc phát triển và quản lý thị trường lao động có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế. Tính đặc biệt của thị trường lao động trước hết ở chỗ: Nó là một thị trường yếu tố đầu vào của sản xuất. Vì vậy, sự phát triển của thị trường này phải gắn liền với các thị trường đầu vào khác như thị trường vốn, đất đai, tiền tệ...Tính đặc biệt thứ hai của thi trường lao động là nó gắn với yếu tố con người. Trong quá trình mua sức lao động, sức lao động vẫn nằm trong tay người bán, nhưng quyền sử dụng lại thuộc về người mua. Điều này dễ gây tiêu cực, người mua có thể sử dụng kéo dài thời gian lao động, bóc lột sức lao động của người bán. Mặt khác, do sự tự do trong quan hệ mua - bán cần hạn chế để tránh tình trạng gây trả lương thấp, làm hại đến nhân phẩm người lao động...Sức lao động không chỉ là tài sản của riêng người lao động, mà còn là tài sản chung của quốc gia. Vì vậy, để bảo đảm thị trường lao động phát triển lành mạnh, Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ, có quy định rõ ràng về nguyên tắc hợp đồng lao động, nguyên tắc sử dụng lao động cũng như tiền lương, giá cả sức lao động. II. Sự cần thiêt khách quan của tạo việc làm trên địa bàn thành phố Hà nội 1. Sự cần thiết khách quan Sự phát triển kinh tế – xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực của đất nước bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ và tiềm lực về con người hay nguồn nhân lực. 1.1 Tạo việc làm với việc khai thác các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có loại có thể tái tạo được, có loại không thể tái tạo được. Những tài nguyên đó đang góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước (như dầu mỏ, khí đốt..). Tuy nhiên việc khai thác, quản lý, sử dụng và tái tạo lại các nguồn tài nguyên thiên nhiên lại do con người quyết định. 1.1.1 Các nguồn lực sản xuất (cho hoạt động kinh tế). 1.1.2 Sự kết hợp các nguồn lực trong tạo việc làm. 1.2 Tạo việc làm với giảm thất nghiệp đáp ứng các mục tiêu xã hội. Tăng nhanh thất nghiệp đã trở thành một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Thất nghiệp không chỉ đồng nghĩa với tình trạng vật chất ngày càng xấu đi mà còn kèm theo những hậu quả tâm lý xã hội mà người thất nghiệp cũng như xã hội phải gánh chiu. Tạo việc làm giúp cho con người thoả mãn những nhu cầu cơ bản: Nhu cầu hoạt động trong một tổ choc, tiếp xúc với môi trường ngoài gia đình, có cơ hội đánh giá và so sánh với những thành viên khác của tổ choc, định hướng hoạt động và tổ choc cơ cấu thời gian trong ngày, trong tuần. Giảm được những vấn đề xã hội cơ bản đi kèm với thất nghiệp là: suy sụp thể lực và tinh thần; mâu thuẫn gia đình , giảm được tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm trên địa bàn thành phố Hà nội - Chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội Theo bộ Khoa học - Công nghệ và môi trường, năm 1998, tổng số cán bộ có trình độ đại học trở lên ở Hà nội chiếm 68,6% so với cả nước và 90,1% so với vùng đồng bằng sông Hồng. Đến năm 1999, số lao động đã qua đào tạo của Hà nội là 42,26%. Tuy rằng chất lượng lao động của Hà nội đứng vào loại cao nhất cả nước, nhưng cách đào tạo mang tính chấp vá, nặng về lý thuyết, công nghệ đào tạo cũ, chưa theo kịp với trình độ về khoa học công nghệ ở khu vực và quốc tế. Vì vây bộ phận không nhỏ trong đội ngũ lao động Hà nội chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Một đặc điểm của nền kinh tế hiện nay là công nghệ sản xuất không ngừng đổi mới. Vì vậy, người lao động phảI luôn luôn được đào tạo và đào tạo lại để thích nghi với sự vận động, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Quá trình cơ cấu lại sản xuất làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm và mất việc làm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến xu hướng thất nghiệp và việc làm không ổn định vẫn tiếp tục gia tăng. - Chính sách giảm biên chế và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, việc giảm biên chế, hợp lý hoá nguồn lao động trong doanh nghiệp theo hướng tinh giảm biên chế, hợp lý hoá nguồn lao động trong doanh nghiệp theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ và chất lượng cao sẽ loại ra một số lượng lớn lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.Thực hiện chỉ thị 20/1998/CT-TTG ngày 21-4-1998 của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN, trong hai năm 1998- 1999, Hà nội chuyển 70 DNNN thành công ty cổ phần với tổng số lao động có mặt tại thời điểm cổ phần hoá là 7.841 người. Trong đó số lao động chuyển sang công ty cổ phần: 6.686 người, dự kiến giải quyết hưu, chờ hưu:261 người (3,32%) và chấm dứt hợp đồng lao động tới 915 người (chiếm 11,66%). Như vậy, quá trình sắp xếp, chuyển đổi DNNN một mặt tạo điều kiện để phát triển tính năng động, tự chủ của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng gây ra thiếu việc làm cho một số lượng lao động khá lớn. - ảnh hưởng của phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ phát triển sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động, đồng thời lao động giản đơn và trực tiếp trong các dây truyền sản xuất sẽ bị thay thế bởi công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Do đó, số lao động dôi dư từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ tiếp tục gia tăng. Phần II Thực trạng việc làm trên địa bàn thành phố Hà nội I. Thực trạng lực lượng lao động của Hà nội 1. Dân số Hà nội 1.1 Qui mô dân số Hà nội Hà nội có quy mô dân số lớn và mật độ dân số cao. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2000 quy mô dân số HN khoảng 2734,1 nghìn người, là thành phố đông dân đứng thứ hai cả nước sau thành phố HCM. Mật độ dân số trung bình của HN năm 2000 là 2959 người/km2, đây là mật độ cao nhất cả nước, mật độ dấn số phân bố không đều, dân cư trú trong khu vực nội thành chiếm tới 53% dân số toàn thành nhưng chỉ chiếm trên một phần diện tích rất nhỏ 82,78 km2 (chiếm 8,9% diện tích), trong khi đó dấn số ở ngoại thành là1273,7 nghìn người (năm 2000) chiếm 47% dấn số nhưng lại trảI dàI trên một diện tích rất rộng 844,61km2 (chiếm 91,1% diện tích). Quy mô dân số HN có xu hướng tăng nhanh qua các năm Bảng 1: Quy mô dân số HN từ 1995 - 2000 Đơn vị: 1000 người Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Toàn thành 2335,4 2395,9 2467,2 2566,5 2688,0 2734,1 Trong đó - Nội thành - Ngoại thành 1082,4 1221,2 1149,6 1291,6 1221,1 1384,2 1344,3 1477,5 1431,5 1256,5 1466,4 1273,7 - Thành thị - Nông thôn 1114,2 751,5 1104,3 797,8 1083,0 797,8 1061,9 815,3 1548,0 1140,0 1578,7 1155,4 Nguồn: Niên giám thống kê HN - 2000 Bảng 1 cho thấy, dân số năm 1995 là 235,4 nghìn người, năm 2000 con số này là 2734,1 nghìn người, năm 2001 là 2774,619 nghìn người, trong đó dân số nội thành tăng lên từ 1082,4 nghìn người lên 1466,4 nghìn người, trong khi đó dân số ngoại thành thì tăng không đáng kể, năm 1995 dân số ngoại thành là 1221,2 nghìn người, năm 2000 con số này là 1273,7 nghìn người. Tính trung bình hàng năm dân số HN tăng thêm khoảng 60.000 người, trong đó dân số nội thành tăng trung bình hàng năm khoảng 70.000 người. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát triển đô thị hoá ở HN diễn ra nhanh chóng, cùng với việc mở rộng diện tích nội thành, sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp trên địa bàn ngày càng thu hút nhiều lao động. 1.2. Tốc độ tăng dân số 1.2.1. Tốc độ tăng dân số tự nhiên HN Hà Nội là thành phố có cơ cấu dân số trẻ, năm 1998, số người từ 44 tuổi trở xuống chiếm tới 72,7% dân số toàn thành. Số nữ có chồng ở độ tuổi sinh đẻ (15-49) chiếm 17% dân số. Đây là nguyên nhân làm tốc độ gia tăng dân số tự nhiên HN vẫn còn lớn. Mặc dù tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đã có sự giảm đáng kể qua các năm nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao so với thế giới: năm 1990 so với năm 1985 tốc độ tăng lên là 12,5%; năm 1995 so với năm 1990 tăng 11,8%. Tính chung cho cả thời kỳ 1990 - 1995 tốc độ tăng dân số khoảng 2,63%; năm 2001 tốc độ tăng dân số tự nhiên của HN là 1,075% trong đó tốc độ tăng dân số cơ học trung bình hàng năm khoảng 1%. Bảng 2: Tốc độ tăng dân số tự nhiên của HN từ 1995 - 2000 Đơn vị: % Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ tăng DS tự nhiên 1,47 1,42 1,37 1,32 1,08 1,09 - Nội thành 1,34 1,30 1,27 1,22 0,98 0,99 - Ngoại thành 1,59 1,54 1,47 1,4 1,19 1,19 Cả nước - 1,88 1,80 1,75 - 1,45 Nguồn: Niên giám thống kê HN - 2000 Cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước, kể từ sau khi thực hiện chính sách DSKHHGĐ, tốc độ tăng dân số tự nhiên của HN tuy có giảm, nhưng giảm chậm, chỉ đến năm 1999 mới có sự giảm mạnh (còn 1,08%), và sự giảm này chưa bền vững năm 2000 tốc độ tăng lại cao hơn năm 1999 (1,09%). Tính trung bình cả giai đoạn 1995 - 2000 tốc độ tăng trung bình hàng năm 1,212%. Đây là tỷ lệ vẫn còn cao, tuy vậy thấp hơn cả nước (trung bình cả nước 1,7%). Mức sinh ở khu vực ngoại thành vẫn còn cao nhất là các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, song đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm so với nội thành; năm 1996 tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,54% đã giảm xuống còn 1,19% năm 2000, cho nên chênh lệch giữa hai khu vực đang được rút ngắn. Tóm lại, tốc độ tăng dân số tự nhiên thời gian qua đã có xu hướng giảm, tuy vậy vẫn ở mức cao, dẫn đến quy mô dân số vãn tiếp tục gia tăng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng nguồn nhân lực trong những năm tới. 1.2.2. Tốc độ tăng dân số cơ học Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tưng dân số cơ học của HN. Hàng năm, các dòng di dân tự do từ các địa phương khác vào thành phố HN tìm việc làm, chủ yếu vào khu vực nội thành, dẫn đến tốc độ tăng dân số cơ học tăng nhanh thời gian qua; từ 0,5% (thời kỳ 1975 - 1980) tăng lên 1,5% (thời kỳ 1990 - 1995) và tương ứng 1% (thời kỳ 1996 - 2000). Xét về quy mô, số người di dân tự do đến HN năm 1994 khoảng 41.000 người; đến năm 1996 khoảng 93.000 người; đến năm 1999, con số này khoảng 200.000 người và năm 2000 khoảng 236500 người, đến nay khoảng 25 - 30 vạn người. Ngoài ra bình quân hàng năm HN phải tiếp nhận khoảng 2 vạn lao động tốt nghiệp từ các trường DDH, THCN ở lại tìm việc làm. HN cũng giống như các thành phố lớn khác, điều kiện sống được nâng cao, đã thu hút một lực lượng khá lớn nhân tài và lao động mới về thành phố. Đặc biệt từ sau thời kỳ thực hiện chính sách cơ chế thị trường, làn sóng người từ các tỉnh về HN ngày càng tăng với nhiều lý do, tình trạng hoàn cảnh, mục đích khác nhau. Tình trạng này gây sức ép nhiều mặt KTXH. Bảng 3: Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học giai đoạn 1995 - 2000 Đơn vị: % Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ tăng DS cơ học 1,46 0,5 1,28 1,17 0,68 0,72 - Nội thành 1,77 - 0,3 0,73 1,66 0,38 1,34 - Ngoại thành 1,19 0,39 0,88 0,62 0,14 0,21 Nguồn: Niên giám thống kê HN - 2000 Bảng trên cho thấy biến động dân số cơ học HN tương đối phức tạp, xu hướng tăng giảm thất thường, phụ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế của từng thời kỳ và các yếu tố khác nhu: việc làm, thất nghiệp, điều kiện sống, điều kiện làm việc, các chính sách của Nhà nước, biến động kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, yếu tố tâm lý... Như vậy, yếu tố tăng dân số cơ học sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu NNL của HN trong thời gian tới. 1.2.3. Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, HN với vị trí là thủ đô, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nên quá trình đô thị diễn ra ngày một mạnh mẽ. Tỷ trọng và quy mô dân số thành thị ngày càng tăng. Hơn nữa, không gian đô thị ngày càng mở rộng, làm tăng nhanh dân số nội thành. Tỷ lệ dân nội thành so với dân số toàn thành phố năm 1991 là 46,0%; năm1999 là 57,6% do có thêm 3 quận mới là Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, trong những năm tiếp theo tỷ lệ này còn tiếp tục tăng mạnh vì trong tương lai không xa còn thêm các quận mới như Chương Dương, Vạn Xuân, không gian đô thị tiếp tục mở rộng. 2. Lực lượng lao động Hà nội 2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực HN HN có quy mô dân số đông, LLLĐ dồi dào. Một mặt đây cũng là lợi thế của thủ đô trong việc thúc đẩy mở rộng sản xuất, và tăng nhu cầu tiêu dùng cho nền kinh tế. Nhưng mặt khác lại đặt ra nhiều vấn đề xã hội khác cho Thành phố, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Nguồn lao động thủ đô được hình thành từ dân cư sở tại và lực lượng lao động từ các địa phương chuyển đến, góp phần tạo ra sự phong phú về các ngành nghề sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ ở Hà Nội. Bảng 4: Quy mô và tỷ lệ tăng nguồn nhân lực của Hà Nội giai đoạn từ 1995 - 2000 Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nguồn nhân lực (người) 1.331.000 1.366.000 1.402.882 1.546.801 1.579.200 1.624.049 Tốc độ tăng NNL (%) 2,45 2,54 2,63 2,70 2,75 2,84 Nguồn: Niên giám thống kê HN - 2000 Bảng số liệu trên cho thấy quy mô nguồn nhân lực tăng liên tục trong các năm; từ 1.331.000 người năm 1995 tăng lên 1.624.049 người năm 2000. Cũng theo số liệu điều tra năm 2000, cơ cấu độ tuổi nguồn nhân lực tương đối trẻ, với 43% số lao động dưới tuổi 35, độ tuổi từ 35 -55 chiếm 53,3%, còn trên tuổi 55 chỉ chiếm có 3,7%. Tỷ lệ trên không có sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành. Lao động trẻ là một trong những điều kiện thuận lợi của HN, vì chỉ có lực lượng lao động trẻ mới có điều kiện về tri thức, sức khoẻ cần thiết để nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường đầy biến động nếu được định hướng và quản lý tốt của Nhà nước. Nguyên nhân của hiện tượng này là: - Do cơ cấu dân số HN trẻ, nên số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm lớn, khoảng 4 - 5 vạn người. Nguồn lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, theo số liệu điều tra năm 1996 số người từ 16 - 34 tuổi chiếm 34,3% dân số, còn năm 2000 là 40,1% dân số. - Tốc độ gia tăng dân số cơ học ở HN cao. Theo dự tính đến năm 2005 số người trong độ tuopoir lao động của toàn thành phố là 1.822.000 người và năm 2010 là khoảng 1.920.000 người, chưa kể đội ngũ lao động ngoại tỉnh vào HN tìm việc làm. Với sự gia tăng dân số còn lớn của HN thời gian qua là nguyên nhân tạo ra sự tăng trưởng nguồn nhân lực cao trong thời gian gần đây, mức gia tăng nguồn nhân lực năm 1995 là 2,45% tăng lên 2,84% năm 2000. Tính trung bình cả giai đoạn 1995 - 2000 mức tăng trưởng bình quân là 2,55%. Đây là mức tăng trưởng cao, còn cao hơn cả mức tăng dân số bình quân của giai đoạn này. Xu hướng tốc độ tăng nguồn nhân lực vẫn cao do xu hướng tăng nhanh của dân số cơ học. Với quy mô nguồn nhân lực lớn như hiện tại, cùng với tốc độ tăng cao của nguồn nhân lực, cho nên quy mô nguồn nhân lực trong một vài năm tới vẫn còn cao. Cần phải có chính sách ổn định nhanh quy mô dân số và kiểm soát dòng di dân vào HN để ổn định quy mô nguồn nhân lực, đảm bảo thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 2.2. Tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số Với cơ cấu dân số trẻ liên tục trong nhiều năm qua, cùng với lực lượng lao động di dân vào HN chủ yếu là bộ phận lao động trẻ, nên tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số HN là lớn so với cả nước. Theo bảng 4, số người trong độ tuổi lao động năm 1998 là 1.546.800 người (chiếm 59,77% tổng dân số thành phố), tính tới năm 1999 con số này là 1.579.200 người (58,5%), tương ứng năm 2000 nguồn nhân lực là 1.624.049 người (59%). Tỷ lệ số người hoạt động kinh tế trên tổng dân số năm 1998 là 42,96%. Năm 1999, tỷ lệ này giảm trên 2% so với năm 1998, chỉ đạt có 40,82%. Nguyên nhân của hiện tượng này, do khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tác động vào Việt Nam, nên tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện tăng. Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng nguồn nhân lực trên quy mô dân số lớn tạo nên lực lượng lao động dồi dào, nếu biết tận dụng sử dụng có hiệu quả sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn, nhưng ngược lại, bản thân nền kinh tế không đáp ứng nổi nhu cầu về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì đây là một sự lãng phí nguồn nhân lực. 2.3 Chất lượng của lực lượng lao động ở Hà nội * Sức khoẻ Nguồn nhân lực HN hiện nay còn kém cả về tầm vóc và thể lực, một mặt do thể trạng người châu á, mặt khác do những năm trước đây do điều kiện kinh tế còn kém nên chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em của cả nước nói chung và của HN nói riêng còn nhiều hạn chế. Tính đến năm 1990 HN vẫn còn khoảng hơn 50% trẻ em suy dinh dưỡng, trong đó có khoảng 14 - 16% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng loại nặng. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới thể lực nguồn lao động hiện nay. Mức dinh dưỡng bình quân của người dân HN năm 2000 khoảng 2100 kcalo/ngày, theo mức chuẩn của thế giới thì mức này đảm bảo cho một người lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Nhưng cường độ lao động lớn hơn thì mức này chưa đáp ứng được yêu cầu, nên sẽ ảnh hưởng tới sức dẻo dai, sự bền bỉ của lao động, ảnh hưởng tới năng suất lao động. Hiện nay trên địa bàn thành phố tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được giảm mạnh trong thời gian qua. Tính đến năm 1998 tỷ lệ này đã được giảm một nửa so với năm 1994 (xuống còn khoảng 18,7%), số trẻ em suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ (cân nặng dưới 2,5 kg năm 1998 còn 6,23%). Hơn nữa, trẻ em HN hiện nay được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn về mặt y tế, dinh dưỡng, gần 100% trẻ em dưới năm tuổi được tiêm các loại vacin phòng bệnh, nên trẻ em ở đây có sức khoẻ khá tốt. Việc này có tác dụng tích cực tới thể lực nguồn nhân lực trong tương lai - những người sẽ trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất sau này. HN đã có nhiều tí._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3057.doc