Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng

LỜI MỞ ĐẦU Hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ. Thực tế cho thấy khi Chính phủ chi ra một đồng để đầu tư vào du lịch sẽ thu về hàng ngàn đồng lợi nhuận, bởi lẽ du lịch là ngành tổng hợp mang tính chất chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Đầu tư vào du lịch là đã mở ra sự phát triển mới, Nhà nước quản lý về du lịch và chỉ đạo các chiến lược kinh doanh du lịch đi đôi với việc hợp tác về du lịch. Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người trên

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách. Bên cạnh sự phát triển rất nhanh của ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm hướng đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững. Cùng với kinh tế cảng biển, du lịch đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng và trong đó không thể không kể đến du lịch biển. Dọc theo bờ biển Hải Phòng chúng ta thấy rất nhiều bãi cát đẹp là hạt nhân tiền đề hình thành các khu du lịch biển. Ngoài khơi là một dẫy đảo như một chuỗi ngọc viền quanh bờ biển. Trong lòng biển là thế giới san hô, bào ngư, và nhiều loại hải sản khác vừa đáp ứng cho du lịch lặn biển vừa là những món ăn đặc sản phục vụ du khách. Sự đa dạng của địa hình ven biển và hải đảo đã tạo ra những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc với những vũng, vịnh, đầm phá, hang động nổi tiếng. Dọc theo dải ven biển cũng như các đảo ven bờ tập trung khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia Cát Bà có tính đa dạng sinh học cao, nhiều di tích văn hoá lịch sử và các lễ hội đặc biệt có giá trị to lớn đối với phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng.... Chính những điều kiện đó mà du lịch biển Hải Phòng trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng doanh thu du lịch của thành phố. Tuy nhiên sự phát triển "nóng" về du lịch của vùng ven biển Hải Phòng cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững nếu không được kiểm soát với mục tiêu bền vững. Vì những lý do trên em đã chon đề tài: ''Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng" . Với hy vọng đánh giá thực trạng hoạt động du lịch biển Hải Phòng để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh phát triển du lịch biển Hải Phòng, đưa du lịch biển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng. Luận văn gồm ba phần chính: Phần 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. Phần 2: Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng. Phần 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. Để hoàn thành đề tài này em được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.s Bùi Đức Tuân và các anh chị trong ban nghiên cứu và phát triển các ngành dịch vụ- Viện Chiến lược phát triển. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô và quý cơ quan giúp đỡ góp ý Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2008 Sinh viên Trần Hùng CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG. 1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. 1.1.1. Phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý.... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững. Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta đã bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là "...Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai"*. Quan niệm đầu tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống của con người trong quá trình phát triển của con người chưa thấy được vấn đề xã hội được đề cập đến. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với một ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt * Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển. [23] chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng về mặt kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống**. Cùng với đó tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường. Mối quan hệ đó được thể hiên qua hình vẽ sau: Hình 1.1 : Mối quan hệ trong phát triển bền vững. Xã hội Kinh tế Môi trường Phát triển bền vững Nguồn : Giáo trình kinh tế phát triển. Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh. Bền vững về mặt môi trường : Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến ** Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển. [23] sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học....và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững. Bền vững về xã hội : Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển. Ngoài ra phát triển bền vững còn được xem là sự phát triển "bình đẳng và cân đối". Bình đẳng được hiểu là bình đẳng giữa các nhóm người trong cùng một xã hội. Còn tính cân đối được thể hiện ở việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. 1.1.1.2. Các thước đo về phát triển bền vững. Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế- xã hội- môi trường. Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/người, GNP/người.... Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu. Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người (HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội. Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiêm (không khí, nguồn nước...), mức độ che phủ rừng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trương luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người ; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải. Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học,... các chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác. 1.1.2. Phát triển du lịch bền vững. 1.1.2.1. Các quan niệm về du lịch và du khách a) Các quan niệm về du lịch. Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá- xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp- công nghiệp du lịch- và hiện nay ngành "công nghiệp" này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia. Để có nhận thức khoa học về du lịch, nhận thức đó phải trải qua quá trình từ thấp tới cao, từ việc chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. - Quan niệm trước đây về du lịch. Trước đây người ta mới chỉ quan niệm du lịch là một hoạt độn mang tính chất văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư để phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đây, du khách hầu hết là những người hành hương, thương nhân, sinh viên và cả nghệ sĩ... Đến đầu thế kỷ 20, du lịch vẫn còn dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để giải trí. Còn du lịch ngày nay gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, và một hoạt động du lịch như vậy được thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Mặc dù vậy, khi đề cập đến du lịch, không ít người thường lầm tưởng rằng : du lịch chỉ là những kỳ nghỉ hè tầm thường, với các sân bay, bãi biển đầy người, hoặc hình ảnh những xe du lịch chở du khách tham quan các phố... Do đó, muốn cho du lịch phát triển mạnh mẽ và đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của đời sống con người, trước hết cần phải có quan niệm đúng đắn về du lịch. - Quan niệm khoa học về du lịch. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch : Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ*. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua. Trong định nghĩa này, các tác giả đã gộp hai phạm trù hoạt động du khách và hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân- quả. Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các * Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành. chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham gia tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, v.v... Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là : + Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. + Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác. b) Quan niệm về du khách. Du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục vụ sức khoẻ, xây dựng hay tăng cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với thiên nhiên), thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, có thể cụ thể hoá tiêu chí cơ bản này bằng việc nghỉ qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Nói một cách khác thì du khách là người từ nơi khác đến với / hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hoặc vô hình của thiên nhiên và / hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống.... Cần phải phân biệt hai loại du khách cơ bản. Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là du khách thuần tuý. Ngược lại có những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp... Trên đường đi hay tại nơi đến, những người này sắp xếp được thời gian cho việc thăm quan, nghỉ ngơi. Khi đó họ mới được coi là du khách. Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao du lịch tôn giáo... Do du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một lĩnh vực kinh tế với đối tượng phục vụ là người đi du lịch nên việc thống nhấn khái niệm du khách là một nhu cầu tất yếu. Đối với doanh nghiệp du lịch, thông qua số lượng du khách có thể nắm được doanh thu. Sự chuẩn hoá khái niệm du khách sẽ giúp các nhà thống kê thống nhất được tiêu chí phân định giữa khách tham quan và du khách, giúp cho các cơ quan quản lý xác định được nghĩa vụ, đối với nhà nước của các doanh nghiệp du lịch. Việc thống nhất và chuẩn hoá định nghĩa du khách còn có ý nghĩa làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào hoạt động thống kê du lịch khu vực và quốc tế. 1.1.2.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững. Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng : Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài. Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trười và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người"*. Trong định nghĩa mới này thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế- xã hội- môi trường. Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: " ..các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, * Nguồn: Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2001 du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương. Tóm lại: phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu được trong quá trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. 1.1.2.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài. Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội. Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững. Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển. Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài. Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Như chúng ta đã biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn. Nguyên tắc 9: tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du lịch). Đó là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình. Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, nhằm mang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp du lịch. Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, và môi trường xã hội. Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống xã hội và kinh tế. Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành mũi nhon chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững. Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trong toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất. 1.1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững. a) Nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự hấp dẫn du khách. Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,...tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút du khách, giúp du lịch phát triển. Tài nguyên nhân văn gồm: hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội... là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch. b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm: Mạng lưới giao thông vận tải: là nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch. Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi giúp chuyến đi được thuận lợi. Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin và internet sẽ giúp liên kết trong các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khu vui chơi giải trí..là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như nhu cầu giải trí của du khách từ đó thu hút được nhiều khách du lịch hơn. c) Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người). Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Chất lượng công tác kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng lao động có chất lượng hay không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tác chuyên môn về du lịch của mình hộ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là trao đổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởi trong lúc du lịch. d) Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch. Các yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch bao gồm mức thu nhập, trình độ văn hoá, thời gian rỗi. Thứ nhất, trình độ văn hoá: khi nhận thức của con người càng cao thì việc họ thích thú với khám phá thế giới, thiên nhiên, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi ngày càng tăng về nhu cầu, động cơ đi du lịch tăng lên. Theo một số cuộc điều tra cho thấy: nếu người chủ gia đình có trình độ văn hoá ở mức trung học thì tỷ lệ đi du lịch là 65%, trình độ cao đẳng tỷ lệ này là 75% , trình độ đai học thì tỉ lệ này lên tới 85%. Thứ hai, Mức thu nhập (Hay điều kiện sống): Đây là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì ngoài việc chi tiêu cho cơm ăn áo mặc thì họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ trong đó có cả việc đi du lịch. Cuối cùng là thời gian rỗi: Phần lớn mọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi (ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần...). Vì vậy nhân tố này cũng rất quan trọng để phát triển du lịch. e) Đường lối chính sách phát triển du lịch. Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung , đường lối phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội. f) Tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho du lịch phát triển bền vững hơn. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch. Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được. Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch ở mỗi địa phương. Tuỳ thuộc vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng. Tuy nhiên các yếu tố này không tách rời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công. 1.1.2.5. Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững du lịch không bền vững. Thực tế cho thấy, du lịch tình dụ hoăc du lịch 3-S ( sea, sun, sand: biển, nắng, và cát) ở hầu các nước cho thấy không bền vững. Tuy vậy phần lớn các loại hình du lịch đều có thể phát triển với quy mô lớn, do đó đã trở nên không bền vững (ví du: số lượng đi du lịch câu cá, đi săn bắt quá đông ở một khu du lịch). Đa số các mô hình du lịch có thể làm cho bền vững hơn thông qua những thay đổi về định tính hoặc định lượng. Bảng1.2: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững. Không tương thích Tương thích cao * Du lịch bờ biển có thị trường lớn * Du lịch sinh thái * Kỳ nghỉ có tác động tiêu cực với môi trường tự nhiên * Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử thu hút khách ham tìm hiểu của 1 khu vực * Du lịch tình dục * Điểm du lịch đô thị có sự dụng những khu vực trống * Du lịch săn bắn và câu cá ở nơi quản lý yếu * Du lịch nông thôn quy mô nhỏ * Du lịch ở những nơi có môi trường nhạy cảm như rừng nhiệt đới, nam cực, bắc cực... * Kỳ nghỉ bảo tồn, trong đó du khách thực hiện công tác bảo tồn trong kỳ nghỉ của mình Nguồn: Du lịch bền vững. Muốn củng cố khái niệm du lịch bền vững, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững có một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là không bền vững và các yếu tố được coi là bền vững trong phát triển du lịch. Bảng 1.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững. Du lịch kém bền vững hơn Du lịch bền vững hơn Khái niệm chung: Phát triển nhanh Phát trỉên chậm Phát triển không kiểm soát Phát triển có kiểm soát Quy mô không phù hợp Quy mô phù hợp Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn Phương pháp tiếp cận theo số lượng Phương pháp tiếp cận theo chất lượng Tìm kiếm sự tối đa Tìm kiếm sự cân bằng Kiểm soát từ xa Địa phương kiểm soát Chiến lược phát triển: Không lập kế hoạch, triển khai tùy tiện Quy hoạch trước, triển khai sau Kế hoạch theo dự án Kế hoạch theo quan điểm Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực Phương pháp tiếp cận chính luận Tập trung vào các trọng điểm Quan tâm tới cả vùng Áp lực và lới ích tập trung Phân tán áp lực và lợi ích Thời vụ và mùa cao điểm Quanh năm và cần bằng Các nhà thầu bên ngoài Các nhà thầu địa phương Nhân công bên ngoài Nhân công địa phương Kiến trúc theo thị hiếu của khách du lịch Kiến trúc bản địa Xúc tiến Marketing tràn lan Xúc tiến Marketing có tập trung theo đối tượng. Nguồn lực: Sự dụng tài nguyên nước, năng lượng lãng phí Sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng Không tái sịnh Tăng cường tài sinh Không chú ý tới lãng phí sản xuất Giảm thiểu lãng phí Thực phẩm nhập khẩu Thực phẩm sản xuất tại địa phương Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ ràng Tiền hợp pháp Nguồn nhân lực chất lượng kém Nguồn nhân lực có chất lượng Khách du lịch: Số lượng nhiều Số lượng ít Không có nhận thức cụ thể Có thông tin cần thiết bất kỳ lúc nào Không học tiếng địa phương Học tiến địa phương Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ Chủ động và có nhu cầu Không ý tứ và kỹ lưỡng Thông cảm và lịch thiệp Tìm kiếm du lịch tình dục Không tham gia vào du lịch tình dục Lẵng lẽ, kỳ quặc Lặng lẽ, riêng biệt Không trở lại tham quan Trở lại tham quan Nguồn: Du lịch bền vững. Tùy thuộc vào đặc điểm của khu du lịch để sử dụng các yếu tố để đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch. 1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO. Chỉ tiêu môi trường là những thông tin tổng hợp giúp đánh giá các hoạt động bền vững của du lịch. Để đánh giá mức độ bền vững của điểm du lịch, chúng ta thường dùng các chỉ tiêu đơn và bộ chỉ tiêu đơn. Tổ chức du lịch thế giới WTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu đơn là: chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu đặc thù cho điểm du lịch. Ngoài ra,còn sử dụng phương pháp PRA (đánh giá có sự tham gia của cộng đồng) để đánh giá. Bảng 1.3 : các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. STT Chỉ tiêu Cách xác định 1 Bảo vệ điểm du lịch Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN 2 Áp lực Số du khách viếng thăm điểm du lịch( tính theo năm, tháng cao điểm) 3 Cường độ sử dụng Cường độ sử dụng - thời kỳ cao điểm ( người/ha) 4 Tác động xã hội Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao điểm) 5 Mức độ kiểm soát Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng 6 Quản lý chất thải Phần trăm đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý (chỉ số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp nước, bãi rác) 7 Quá trình lập quy hoạch Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể cả các yếu tố du lịch) 8 ._. Các hệ sinh thái tới hạn Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa 9 Sự thỏa mãn của du khách Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các phiếu thăm dò ý kiến) 10 Sự thỏa mãn của địa phương Mức độ thỏa mãn của điạ phương (dựa trên các phiếu thăm dò ý kiến) Nguồn: Du lịch bền vững. Ngoài các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể thì UNWTO đã đưa ra một số chỉ tiêu đặc thù. Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch STT Hệ sinh thái Các chỉ tiêu đặc thù 1 Các vùng bờ biển Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn) Cường độ sử dụng (số người/1m bãi biển) Hệ động vật bờ biển/động vật dưới biển ( số loài chủ yếu nhìn thấy) Chất lượng nước (rác, phân và lượng kim loại nặng) 2 Các vùng núi Độ xói mòn (% diện tích bề mặt bị xói mòn) Đa dang sinh học (số lượng các loài chủ yếu). Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi) 3 Các điểm văn hóa (các cộng đồng truyền thống) Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập bình quân từ du lịch/số dân địa phương) Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng số cửa hàng) Xung đột (số vụ việc có báo cáo giữa dân điạ phương và du khách) 4 Đảo nhỏ Lượng tiền tệ rò rỉ (% thu lỗ từ thu nhập trong ngành du lịch) Quyền sở hữu (% quyền sỏ hữu nước ngoài hoặc không thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch) Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng) Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo cũng như đối với các điểm chịu tác động Nguồn: Du lịch bền vững Bộ chỉ tiêu UNWTO sử dụng để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể. Tuy vậy, các chỉ tiêu này cũng chưa thực sự chính xác.Vì vậy để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch chúng ta thường sử dụng thêm hệ thống chỉ tiêu về môi trường. Trên thực tế du lịch bền vững còn được xem xét bởi mối quan hệ mới – du lịch bền vững -được thiết lập khi thỏa mãn yêu cầu sau: - Nhu cầu của du khách: được đáp ứng cao. - Phân hệ sinh thái tự nhiên: không suy thoái. - Phân hệ xã hội – nhân văn: giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh do mở rộng giao lưu với các du khách, các nền văn hóa khác. Bảng 1.5: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch STT Chỉ tiêu Các xác định 1 Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tại nạn) do du lịch/tổng số khách 2 Bộ chỉ tiêu để đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thát tự nhiên % chất thải chưa được thu gom và xủ lý Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày( tính theo mùa % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến-hiếm hoi-không có) % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới (tính theo trọng tải) 3 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế -% vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác - % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương - % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại - % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chỉ phí vật liệu xây dựng - % giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch 4 Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội – nhân văn Chỉ số Doxey Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa phương Số người ăn xin/tổng số dân địa phương Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia Nguồn: Du lịch bền vững 1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay. Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đời sống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo. Trên thế giới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại tệ lớn. Năm 1995 các nước thu nhập du lịch quốc tế cao : Mỹ 58 tỷ USD, Italia 27 tỷ USD... Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu ở nhiều nước như : Thailand, Philippin, Hongkong... Việc phát triển du lịch còn là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như : giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng...Vai trò của du lịch còn thể hiện ở chỗ, giúp cho du khách biết được tiềm năng kinh tế của các nước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần giới thiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới.Phát triển du lịch bền vững ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay : Du lịch phát triển bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng địa phương. Du lịch bền vững là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội. Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai. Phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trường thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người. Phát triển du lịch bền vững góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sức thu hút cao, đem lại cho du khách những chuyến đi với chất lượng và hiệu quả cao. Là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng, phát triển du lịch bền vững là việc cần làm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững. 1.4.1.1. Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan). Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn 400 lên đến gần 25.000 phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Biển trở nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia Thái Lan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm 1989. Cùng với đó là các đặc điểm tự nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêm trọng, sự đánh mất cây cối, động vật hoang dã, làm cho môi trường trở nên khô cằn. Sự phát triển không có quy hoạch đó đã kéo theo sự ùn tắc về giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả về mặt xã hội ngày càng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch bền vững. Khung cảnh tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch giảm sút. Những nguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với Pattaya và đến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại với địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm 1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy lùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại. Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã.... Cùng với đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch. 1.4.1.2. Phát triển du lịch ở đảo Canary (Tây Ban Nha). Đảo Canary gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, cách Tây Ban Nha lục địa khoảng 1.500 km, nổi tiếng là trung tâm đa dạng sinh học với sự tập trung của nhiều loài sinh vật biển, có nhều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý tưởng. Điều đó đã giúp cho nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Châu Âu. Ở đây du lịch được phát triển khá sớm bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 với một số ít du khách Châu Âu đến đây vì lý do chữa bệnh. Từ năm 1900 với 8.000 du khách thì đến năm 1975 thì quần đảo Canary đã đón được 2 triệu khách và con số đó tiếp tục tăng nhanh, vào năm 1990 là 7,4 triệu khách và 13 triệu khách vào năm 1999. Ngành du lịch dịch vụ chiếm gần 80% tổng thu nhập của nền kinh tế. Điều đó cho thấy, nền kinh tế ở đây phụ thuộc vào du lịch quá nhiều. Sự phát triển nhanh cua du lịch ở Canary nhưng không có những quy hoạch phát triển cở sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý đã dẫn đến việc quá tải du lịch. Quá trình xây dựng bất hợp lý đó đã kéo theo sự mất kiểm soát trong phân bổ nguồn nước sinh hoạt, phân bổ công việc của các nhân tố khác, tắc nghẽn giao thông.... Sự gia tăng xây dựng không có quy hoạch hợp lý ở Canary đã tạo ra áp lực về đất đai. Cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt của người nước ngoài vào nơi đây đã tạo ra môi trường không tốt cho dân cư địa phương và cư dân địa phương đang dần dần trở thành những người thiểu số. Sự phát triển quá nóng ở quần đảo Canary đã cho thấy tính chất không bền vững trong quá phát triển du lịch. Cùng với lượng du khách đông là việc thải ra hàng triệu tấn rác thải, ô nhiễm không khí do quá nhiều các phương tiện chuyên trở. Mức độ khai thác du lịch bất hợp pháp ngày càng gia tăng do người dân chạy theo lợi nhuận đã làm cho cảnh quan nơi đây xuống cấp nghiêm trọng. Quả thật Canary đang trở thành một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Muốn phát triển du lịch một cách lâu dài ở đây thì các nhà chức trách và các ban ngành phải cùng tham gia giải quyết. 1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững. 1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Vân Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý. Phát triển du lịch ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng.Với sự quản lý khai thác tài nguyên du lịch được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho du lịch ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu du lịch ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng có một sự định hướng rõ ràng. Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lịch, lữ hành, văn hoá, môi trường... Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển du lịch là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch. Ở các địa điểm du lịch thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách du lịch phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu du lịch, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội... Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cở sở sản xuất thủ công....chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng khách du lịch thì cơ sở vật chất ở Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện, môi trường đã được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ du lịch được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến đây. Du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch như mại dâm, ma tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân. 1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch biển Hải Phòng. Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của tỉnh Vân Nam, của Phong Nha - Kẻ Bàng và sự phát triển du lịch không bền vững của Pattaya, của đảo Canary có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các khu du lịch nói chung và du lịch biển Hải Phòng nói riêng như sau: Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịch biển Hải Phòng. Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch. Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch. Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững. Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường. Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục vụ du lịch. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN HẢI PHÒNG. 2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng. Đến năm 2007, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu của thành phố Hải Phòng đều đạt kế hoạch, thậm chí có một số chỉ tiêu đạt mức cao vượt mức kế hoạch của thành phố. 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế. Quy mô nền kinh tế của thành phố đạt ở mức khá lớn, tạo cho Hải Phòng có điểm xuất phát thuận lợi hơn nhiều địa phương khác. Vì thế nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình năm khá cao đặc biệt là trong những năm sau 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 10,23% trong thời 1996-2005, trong đó giai đoạn 1996-2000 là 9,37%, giai đoạn 2001-2005 là 11,10%. Trong 2 năm đầu của giai đoạn 2006-2010 thì tốc độ này vẫn được duy trì ở mức cao trên 11% cụ thể là năm 2006 tốc độ tăng là 11,34% và đến năm 2007 tăng gần mức 12%. Tăng trưởng bình quân từ năm 2001 đến năm 2007 cao hơn gần 1,5 lần so với mức tăng chung của cả nước, tương đương với mức tăng của các thành phố lớn, cao hơn mức tăng của các tỉnh lân cận. Tốc độ tăng các ngành công nghiệp- xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp, dịc vụ vủa Hải Phòng đều cao hơn mức trung bình của cả nước (công nghiệp cao hơn 1,42 lần, nông nghiệp 1,25 lần, dịch vụ gần 1,5 lần). Giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt hơn 900 triệu USD, tăng trung bình hơn 19%/ năm giai đoạn 1996-2007. Như vậy , trong tương lai, nếu duy trì được mức tăng trưởng như hiện nay, Hải Phòng vẫn là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước. Bảng 2.1 : Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP Hải Phòng. Đơn vị : Tỷ đồng 1995 2000 2007 Tăng bình quân/năm (%) 1996-2000 2001-2007 1996-2007 Tổng số 5311,4 8313,7 16753,8 9,37 11,2 10,45 1. Công nghiệp, xây dựng 1526,9 2931,6 6053,2 13,94 14,67 14,21 2. Dịch vụ 2827,4 4092,4 8967,8 7,68 10,56 9,21 3. Nông-lâm-thuỷ sản 957,1 1289,7 1732,8 6,15 4,23 5,34 Nguồn : Cục thống kê Hải Phòng. Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững chắc, có quy mô ngày càng mở rộng. Giai đoạn 1996-2007, sản phẩm thuỷ sản đông lạnh tăng trung bình 31,0%; sản phẩm may tương ứng là 18,4%; thép cán 29,5%. Nhiều ngành lĩnh vực kinh doanh mới đã xuất hiện như dịch vụ tư vấn, dịch vụ kinh doanh bất động sản, thị trường chứng khoán, xuất khẩu thuyền viên, công nghiệp hàm lượng công nghệ cao...Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố đã được nâng lên rõ rệt theo thời gian. 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng tăng nhanh của ngành công nghiệp và giảm dần của ngành nông- lâm- thuỷ sản. Do thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp nên tỷ trọnh GDP công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng nhanh, từ 26,8% năm 1995 lên 34,1% năm 2000 tiếp đó là 36,6% năm 2005 và đến năm 2007 con số đó là trên 37%. Tuy nhiên các lĩnh vực chủ lực gắn với các lợi thế của Hải Phòng như hàng hải, thương mai, du lịch... đang thiếu các điều kiện để phát triển (vốn, trang thiết bị, cơ chế chính sách...). Cơ cấu theo thành phần kinh tế đang chuyển dịch theo đúng quy luật khách quan với sự tăng dần của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế Nhà nước tuy giảm dần về tỷ trọng nhưng vấn giữ vai trò chủ đạo. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm thiểu chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hoá nông thôn, phát triển nhanh vùng ven biển Hải Phòng thành vùng kinh tế quan trọng của thành phố. 2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.3.1. Công tác giáo dục, y tế và văn hoá. Về giáo dục: Hải Phòng là địa phương có chỉ số phát triển giáo dục và tuổi thọ cao trong cả nước. Về chỉ số giáo dục, Hải Phòng chỉ đứng sau Hà Nội và Đà Nẵng. Về trình đọ học vấn, nhìn chung lao động khu vực thành thị có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với lao động khu vực nông thôn. Khu vực thành thị có 58,02% lao động tốt nghiệp THPT; 32,37% tốt nghiệp THCS trong khi các tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 15,14% và 52,24%. Điều này cho thấy khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên môn kỹ thuật để dịch chuyển cơ cấu lao động từ sản xuất lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, cần có cơ chế chính sách thích hợp để khuyến khích nâng cao trình độ học vấn cho nguời lao động ở nông thôn. Về y tế: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 24 bệnh viện (trong đó, tuyến thành phố có 8 bệnh viện, tuyến quận, huyện, thị xã có 14 bệnh viên, 1 bệnh viện Hải quân, 1 bệnh viện thuộc Bộ Giao thông vận tải), 27 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm chuyên khoa và y tế cộng đồng, 217 trạm y tế xã, phường. Trong thời gian qua, các bệnh viện đầu ngành và một số trung tâm y tế của thành phố đã được đầu tư nâng cấp, cơ sở khám chũă bệnh được bổ xung. Một số chỉ tiêu cơ bản có sự cải thiện như cán bộ y tế/1 vạn dân tăng từ 20,7 năm 2000 lên gần 26 năm 2007, số bác sĩ/1 vạn dân từ 6,2 lên 6,8 trong cùng thời kỳ.Tỷ lệ tre em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 29% năm 2000 xuống 17% năm 2007. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn về các chỉ tiêu này. Về văn hoá- thông tin, thể dục thể thao: Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao được tổ chức rộng rãi đến xã, phường với nội dung phong phú hướng vào việc phát huy bản sắc dân tộc, truyền thống của địa phương và sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào thể dục toàn dân, xây dựng các làng văn hoá, các hội thị hướng vào các chủ đề gia đình- xã hội, nếp sống văn minh. Thành phố đã xây dựng được trên 190 nhà văn hoá (trong đó có 2 nhà văn hoá do thành phố quản lý), ngày càng nhiều làng văn hoá được hình thành đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và tiến bộ xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát thanh truyền hình, báo chí từng bước được nâng cấp, số hộ dân cư được xem truyền hình đạt gần 100%. Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch đáng kể về điều kiện cơ sở vật chất và mức độ hưởng thụ văn hoá giữa khu vực nội thành và các khu vực khác trong thành phố, nhất là hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ. 2.1.3.2. Bảo vệ môi trường. Việc quản lý, bảo vệ môi trường được tăng cường, cùng với đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhiều dự án về chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường được triển khai, góp phần quan trọng kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm suy thoái môi trường. Tuy nhiên tình trạng môi trường thành phố vẫn còn nhiều bất cập do các chất thải, nhất là rác thải đô thị và khu công nghiệp, chưa được xử lý và quả lý hiệu quả, thiếu quy hoạch đồng bộ cho việc xử lý chất thải. Công ngệ xử lý rác của thành phố mới dừng lại ở việc chôn lấp tại một số bãi rác. 2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng. Khi nói đến sự đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP của Hải Phòng thì chúng ta không thể không nhắc tới sự đóng góp của du lịch. Ngành du lịch có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Hải Phòng ở hiện tại cũng như tương lai. Và phần lớn doanh thu đó do du lịch biển Hải Phòng tạo ra. 2.2.1. Tiềm năng du lịch biển Hải Phòng. 2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. Vùng biển Hải Phòng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần lục địa với các kiểu địa hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đệp của nhiều bãi tắm ở đây, cùng với mặt nước, đấy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam, thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Khí hậu của vùng biển Hải Phòng là khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương, mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền. Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là tháng 7, 8... Độ ẩm trung bình: 85%. Dao động của thuỷ triều: 3,3-3,9 mét. Độ mặn nước biển: từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% ( mùa khô). Nhiệt độ trung bình 25-28 độ C dao động theo mùa. Về mùa hè có thể lên trên 30 độ C, về mùa đông trung bình 15- 20 độ C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10 độ C (khi có gió mùa đông bắc). Nhìn chung khí hậu ở vùng biển Hải Phòng thuận lợi cho việc tổ chức du lịch biển vào mùa hè. Tài nguyên nước: Hiện nay, vùng biển Hải Phòng có các nguồn nước khoáng tập trung ở đảo Cát Bà và huyện Tiên Lãng. Các nguồn nước khoáng này đều đã được đưa vào khai thác và sử dụng chủ yếu là do nhu cầu giải khát và chữa bệnh. Nước khoáng ở xã Bạch Đằng huyện Tiên Lãng đã được khai thác phục vụ cho mục đích chữa bệnh. Suối nước khoáng ở đảo Cát Bà có thể cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và chữa bệnh. Đảo Cát Hải chưa có nguồn nước ngọt. Khả năng khai thác nguồn suối nước khoáng ở đây có thể đạt tới hàng triệu lít/năm và có thể so sánh với một số loại nước khoáng nổi tiếng trong nước và của nước ngoài. Nguồn suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh ở xã Xuân Đám nhiệt độ luôn ở 38độ C rất thích hợp cho mục đích khai thác nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên sinh vật : Tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch chủ yếu tập trung ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, rừng văn hoá lịch sử và môi trường, các hệ sinh thái đặc biệt, các điểm tham quan sinh vật và tài nguyên sinh vật biển... Vùng biển Hải Phòng có rừng quốc gia Cát Bà, rừng văn hoá lịch sử và môi trường ở Đồ Sơn... rất nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Rừng trung tâm Cát Bà nằm cách trung tâm thị trấn Cát Bà 15 km về phía tây bắc, rộng khoảng 26.240 ha trong đó có 17.040 ha rừng cạn và 9200 ha rừng ngập mặn., có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha, với nhiều hang động kỳ thú. Khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ở đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Thực vật : có 741 loài, nhiều loại cây gỗ quý như trí lý, lát hoa, lim sẹt, giẻ hoa, kim giao, gỗ trắng, chò dãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài. Động vật : có 282 loài trong đó 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biết có voọc Cát Bà tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus tức voọc đầu vàng (một số tài liệu gọi là voọc đầu trắng tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài leucocephalus chỉ có ở Trung Quốc) là loài thú đặc biệt quý hiếm trên thế giới chỉ còn lại ở Việt Nam (khoảng 50-60 con theo sách đỏ của IUCN). Động vật phù du 98 loài cá biển 196 loài, san hô 177 loài. Bên cạnh đó, vùng biển Hải Phòng có các tài nguyên sinh vật biển giàu có và phong phú từ lâu đã được du khách trên thế giới biết đến và ưa chuộng. Một số loài với các món ăn từ chúng rất hấp dẫn khách du lịch gần xa như tôm, cua, sò huyết, sá sùng, bào ngư.... Ngoài ra, những tài nguyên sinh vật biển còn là nguồn cung cấp nguyên liệu ( như đồi mồi, ngọc ttrai, san hô, gỗ quý...) cho các ngành thủ công, mỹ nghệ sản xuất những mặt hàng mà người nước ngoài ưa chuộng. Vùng biển Hải Phòng có đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch. Trong đó có những bãi tắm đẹp, nổi tiếng như: các bãi tắm khu I, khu II, khu III, ở Đồ Sơn; các bãi tắm Cát Cò1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh.v.v là những bãi tắm nhỏ , đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy Ở Cát Bà đã và đang thu hút rất đông du khách đến tắm biển, vui chơi và nghỉ dưỡng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng lên những khu du lịch biển có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên nước biển ở Đồ Sơn đang được đánh giá có độ trong không cao, chỉ đạt 0,3 m, thấp nhất so với các khu vực biển khác trong cả nước cũng gây trở ngại không nhỏ cho phát triển du lịch biển. Hải Phòng có nhiều đảo và bán đảo. Vùng biển Hải Phòng có tới 366 hòn đảo trong đó có 243 đảo ven bờ, lớn nhất là đảo Cát Bà với diện tích gần 19 nghìn ha. Trên 90% diện tích đảo Cát Bà là rừng và đất rừng, trong đó có 570 ha rừng nguyên sinh. Rừng nguyên sinh Cát Bà hoang sơ, rậm rạp, có chỗ còn chưa in dấu chân người và là nơi hội tụ của nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Chính vì vậy, rừng Cát Bà đang được xem xét xếp vào danh sách những khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới. Cát Bà bao gồm một đảo chính và 366 đảo nhỏ và chỉ cách trung tâm của du khách, những con đường mòn dã ngoại, những hang động tự nhiên kỳ thú, những bờ biển cát trắng lạ thường và biển trong xanh. Hải Phòng có bán đảo Đồ Sơn nổi tiếng, chạy dài 4 km do dãy núi Rồng vươn ra biển tạo thành. Bãi biển đồ sơn bằng phẳng, sóng nước êm đềm nên từ lâu đã trở thành khu tắm biển và nghỉ ngơi hấp dẫn. Nhìn chung, hệ thống đảo và bán đảo ven bờ biển của Hải Phòng có giá trị rất lớn trong phát triển du lịch. Ngoài các cảnh quan hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo ven bờ biển còn giữ được tính đa dạnh sinh học cao. Các bãi tắm trên các đảo không lớn, thậm chí rất nhỏ nhưng thường rất đẹp, bãi cát mịn, nước trong xanh. Các đặcc điểm trên là điều kiện thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình tham quan, nghỉ dưỡng. 2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố nhân văn giàu bản sác văn hoá dân tộc của vùng biển Hải Phòng cũng có ý nghĩa to lớn đối với du lịch biển chu thể là: - Các di tích lịch sử văn hoá. Hải Phòng còn giữ được rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhiều đền, chùa, lăng miếu và các sinh hoạt văn hoá dân tộc ở từng làng xã. Hiện nay Hải Phòng có 162 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và cấp thành phố. Trong số đó có 62 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 27 di tích được xếp hạng cấp thành phố tập trung ở 7 quận huyên ven biển, chiếm 54,94% tổng số. Các di tích lịch sử này có giá trị rất lớn đối với du lịch, hợp lại thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam. Nhiều di vật bên trong một số di tích vẫn được bảo quản nguyên vẹn. Nhiều công trình kiến trúc như : Đền Nghè, Chùa Hàng, Chùa Vẽ, Núi Voi, Đền Ngô Quyền, Đền Trần Quốc Bảo, Đền Nguyễn Bỉnh Khiêm được duy trì bảo tồn tốt. Tuy nhiên hiện nay nhiều di tích đang bị xuống cấp, bị lấn chiếm, hoặc bị huỷ hoại. Nếu chúng ta tiếp tục khôi phục và giữ gìn nó để phát triển tuyến du lịch văn hoá biển Hải Phòng thì chắc chắn sẽ có nhiều người ngưỡng mộ và thu hút được một số lượng khách du lịch lớn hơn đến khu vực này. - Lễ hội: Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị "Thần" -những người có thật trong lịch sử dân ._.ong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Hải Phòng cần đào tạo một số lượng rất lớn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch. Chú trọng đào tạo tại chỗ (sử dụng giảng viên của Trung tâm đào tạo của thành phố hoặc thuê giáo viên ở nơi khác về giảng dạy) đối với nhân viên phục vụ. Đối với nhân lực quản lý, kỹ thuật trong ngành du lịch cần liên kết, hợp tác với thủ đô Hà Nội để đào tạo (phần lớn các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tập trung ở Hà Nội) 3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch: Có chiến lược cả về thị trường quốc tế và thị trường nội địa. - Đối với thị trưòng quốc tế. Cần tăng cường trang thiết bị hiện đại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý, mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch tại các cửa khẩu quốc tế như: thu, đổi ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin du lịch... Nghiên cứu và xây dựng lộ trình miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc thị trường trọng điểm và các nước khác; giảm phí visa đối với khách nước ngoài, kéo dài thời gian visa cho khách để tăng thời gian lưu trú từ đó tăng chi tiêu cho khách. - Đối với thị trường khách nội địa, cần rà soát lại công tác quy hoạch tại các điểm du lịch theo hướng phát triển thị trường nội địa. Khách du lịch quốc tế và nội địa do khác nhau về phong tục tập quán và thu nhập nên nhu cầu của họ cũng khác nhau khá nhiều. Nếu như khách du lịch quốc tế dành sự quan tâm đến các giá trị văn hoá phi vật thể thì khách du lịch dành sự quan tâm nhiều cho việc thưởng thức những điều mới lạ của điểm du lịch như phong tục và văn hoá ẩm thực. Vì vậy cần có sự định hướng thị trường trong nước hay quốc tế đối với mỗi điểm, khu du lịch có quy hoạch phát triển hợp lý. - Các doanh nghiệp du lịch cần có chính sách “mềm” hơn đối với khách nội địa, đồng thời có những chương trình giảm giá đặc biệt để kích cầu nội địa. 3.2.5. Giải pháp về môi trường du lịch. Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành quyết định số 02/2003, ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững, góp phần bảo vệ môi trường của đất nước. Tuy nhiên để góp phần bảo vệ môi trường biển, ngành du lịch Hải Phòng cần phải thực hiện một số biện pháp sau đây: - Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường du lịch biển và kế hoạch hành động cụ thể. - Soạn thảo các văn bản, quy định quy chế về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động du lịch, tại các điểm khu du lịch cụ thể. Đồng thời có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và biện pháp xử lý nghiêm khắc. - Tiếp thu các công nghệ mới về quản lý và bảo vệ môi trường du lịch, nhanh chóng áp dụng vào thực tế. - Có quy định bắt buộc về mức phần trăm trích lại từ doanh thu thu được của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Đối với các khu, điểm du lịch có nguy cơ suy thoái môi trường nghiêm trọng cần đóng cửa cấm hoạt động để khôi phục hoặc hạn chế số lượng khách đến tham quan bằng cách tăng giá vé vào cửa... - Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào những loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá....có tác dụng bảo vệ môi trường nhưng lại đánh thuế cao đối với những tổ chức kinh doanh du lịch ở những khu, điểm có tiềm năng du lịch dễ khai thác song khó phục hồi. - Cần có chính sách hỗ trợ ngân sách cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, cảnh quan môi trường biển. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, trách nhiệm của du khách và cộng đồng dân cư đối với việc bảo vệ môi truờng biển. - Ngoài ra cần chú trọng đến khâu xử lý hệ thống nước thải, chống nhiễm bẩn nguồn nước 3.2.6 Giải pháp về liên kết phát triển du lịch. Để có thể phát triển bền vững thì du lịch biển Hải Phòng phải có những sự liên kết hợp tác tốt về các hoạt động du lịch với các địa phương khác cũng như việc tạo lập mối quan hệ và học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trên thế giới. Liên kết du lịch là nội dung quan trọng nhằm khai thác tiềm năng của du lịch biển Hải Phòng và các vùng khác trong nước cũng như trên thế giới, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần quan trọng để du lịch biển Hải Phòng phát triển bền vững. Cần hình thành các tổ chức du lịch mang tính chất liên vùng kết nối giữa vùng biển Hải Phòng và các địa phương khác của thành phố nhằm tăng cường quy mô, tăng sức cạnh tranh và chủ động hội nhập khu vực trong nước cũng như đối với quốc tế. Các tổ chức này cần hoạt động dưới nhiều hình thức, tránh gò ép và phải có sự kiểm soát chặt chẽ. Cần xây dựng và ban hành cơ chế thích hợp để điều phối hoạt động du lịch theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, tránh việc phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương gây ảnh hưởng đến liên kết chung của toàn vùng, tránh tình trạng "mạnh ai người đấy làm". Xây dựng các chính sách khuyến khích việc hợp tác du lịch giữa các vùng với Hải Phòng cụ thể là: miễn giảm thuế, hỗ trợ quảng bá cho các tuor du lịch liên kết mới đưa vào hoạt động, hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi đối với những dự án hợp tác, với những dự án liên kết phát triển du lịch. Mở rộng quan hệ với khu vực trong nước cũng như các nước trên thế giới thì trước hết là phải chủ động tham gia vào các tổ, hiệp hội du lịch để từ đó có thể ký kết các hiệp định song phương và đa phương về du lịch. Tóm lại: liên kết phát triển du lịch một cách khoa học sẽ tạo ra hình ảnh du lịch của vùng biển Hải Phòng cũng như các khu vực trong liên kết thật hấp dẫn, điều đó sẽ có lợi cho tất cả. 3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý. Tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, phải đặt hoạt động du lịch của vùng biển Hải Phòng dưới sự quản lý chặt chẽ. Nâng cao nhận thức đúng đắn về vai trò vị trí của du lịch biển Hải Phòng với các ngành, các cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư về phát triển bền vững du lịch. Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan nhằm phát triển du lịch một cách đồng bộ và theo đúng quy hoạch tạo cho du lịch phát triển một cách bền vững. Hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ có liên quan đến du lịch thực hiện tốt Luật du lịch đã ban hành, tích cực tham gia công tác thẩm định phân loại các khách sạn nhà nghỉ theo quy đi 39/CP về cơ sở lưu trú nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Nâng cao năng lực trình độ, tổ chức quản lý của cán bộ du lịch của vùng biển Hải Phòng bằng cách mở lớp đào tạo du lịch, gửi cán bộ du lịch địa phương đi học kinh nghiệm ở nước ngoài một cách thường xuyên. Tăng cường sự dám sát, quản lý đối với các cơ sở du lịch cũng như cơ sở hoạt động dịch vụ liên quan đến du lịch một cách thường xuyên bảo đảm chất lượng khi hoạt động du lịch riễn ra từ đó góp phần phát triển du lịch bền vững. 3.2.8. Giải Pháp về tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, phát triển các lễ hội truyền thống và nâng cấp khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ du lịch. Bên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch thì chúng ta phải có trách nhiệm tôn tạo, bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở vùng biển Hải Phòng đó được xem như là giải pháp hàng đầu để phát triển du lịch biển bền vững. Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên du lịch, quản lý môi trường, xử lý chất thải một cách có hiệu quả tại địa điểm du lịch. Xây dựng tốt các chính sách tài chính để nâng cao tính trách nhiệm của các đơn vị hoạt động du lịch nhằm kiểm soát được hoạt động của các dơn vị này. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng trong hoạt động du lịch của mình bằng cách miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi.. Khuyến khích các dự án du lịch mới nhưng có những cam kết về bảo tồn tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường du lịch biển. Phát triển các làng nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán của dân cư địa phương để phục vụ du lịch Nâng cấp và xây dựng mới nhiều khu vui chơi, giải trí để phục vụ du lịch. Phục hồi các công trình có giá trị nghệ thuật - lịch sử phục vụ du lịch đồng thời cũng giáo dục cho du khách cũng như người dân hiểu về văn hoá - nghệ thuật - lịch sử của địa phương. Đây thực sự là sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương, giúp thu hút du khách đến với vùng biển Hải Phòng ngày một nhiều hơn. Nâng cấp, tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hoá, bảo tàng cách mạng, bảo đảm được tiêu chuẩn của các điểm du lịch, gìn giữ được cảnh quan khu du lịch. 3.2.9. Tăng cường , nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động là giải pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch bền vững. vì vậy cần có những khuyến khích để cộng đồng thực sự tham gia và có trách nhiệm với các hoạt động du lịch. Phải hướng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng vào các hoạt động du lịch, phục vụ các hoạt động du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm của địa phương... Phát triển và bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống như các lễ hội, phong tục tập quán của địa phương để từ đó phục vụ du lịch. Tuy vậy cần có những biện pháp để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá truyền thống của địa phương từ du khách "hoà nhập nhưng không hoà tan". Tuyên truyền nhận thức cho người dân về vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong việc phát triển du lịch. Người dân có thêm thu nhập từ du lịch nhưng cũng cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường cảnh quan khu du lịch. Mở các lớp đào tạo chuyên môn về du lịch để từ đó họ có thể tự tin tham gia vào các hoạt động du lịch như: các lớp hướng dẫn viên; các lớp nấu ăn... để phục vụ du lịch. Khuyến khích người dân khai thác tài nguyên du lịch ngay chính tại cơ sở vật chất của mình như tổ chức thành làng du lịch sinh thái, làng du lịch văn hoá.... Khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch - dịch vụ trên địa bàn đầu tư cho các chương trình đào tạo nâng cao, nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững, tập huấn các nghiệp vụ về du lịch; đồng thời sử dụng lao động của địa phương vào các hoạt động du lịch. Bên cạnh các hoạt động khuyến khích cộng đồng tham gia hoạt động du lịch thì còn cần giúp cho cộng đồng hiểu được trách nhiệm của mình đối với cơ sở mà mình đang trực tiếp tham gia. Đó là trrách nhiệm giữ gìn môi trường, bảo vệ cảnh quan khu du lịch, trách nhiệm trong quản lý và xây dựng ý kiên cho việc quy hoạch phát triển du lịch. Trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch biển Hải Phòng bền vững. Các giải pháp này phải được thực hiện đồng thời thì mới phát huy tối đa hiệu quả. Tuy nhiên không nên cứng nhắc trong việc sử dụng tất cả các giải pháp mà tuỳ vào từng giai đoạn cụ thể để quyết định giải pháp nào là quan trọng, là bản lề. Phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng cần sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ban ngành và của cả cộng đồng; chỉ có sự kết hợp đó thì chúng ta mới có thể giúp cho du lịch biển Hải phòng phát triển lâu dài và bền vững. KẾT LUẬN. Trên thế giới hiện nay, ngành du lịch đang giữ vị trị rất quan trọng nền kinh tế. Du lịch đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước và là công cụ hữu hiệu để thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo cho những vùng xâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh không có sự kiểm soát của du lịch đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Điều đó đã thúc dục những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch tìm kiếm con đường mới cho mình đó chính là phát triển du lịch bền vững. Đối với du lịch biển Hải Phòng cũng vậy, với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp cho ngành du lịch phát triển với một tốc độ nhanh. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội mà du lịch biển đem lại thì vùng biển Hải Phòng cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng, khung cảnh ở các địa điểm du lịch đang bị tàn phá và những nét truyền thống văn hoá đang bị mất dần đi. Điều đó đang là thách thức không nhỏ cho sự phát triểncủa ngành du lịch ở đây. Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho những người có trách nhiệm ở vùng biển Hải Phòng là phải làm sao để phát triển du lịch biển mà không làm tổn hại đến môi trường, văn hoá, xã hội hay chính là làm sao để có thể phát triển du lịch biển Hải Phòng một cách bền vững. Tuy đã có những nghiên cứu, đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể để góp phần nào đó giúp du lịch biển Hải Phòng phát triển một cách bền vững; nhưng do thời gian và trình độ có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy rất mong được thầy cô và bạn bè góp ý. Để chuyên đề này được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Th.s Bùi Đức Tuân, thầy đã tận tình chỉ bảo, và sửa bài cho em. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Pháp lệnh du lịch- Số 11/999/DL- UBTVQH 10. Ngày 8/2/99 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội. 2. Các nghị định 27,39,47,50 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết pháp lện du lịch. 3. Các thông tư 01,02,03,04,05 của Tổng cục du lịch hướng dẫn chi tiết các Nghị định của Chính phủ. 4. Giáo trình Kinh tế phát triển - GS.TS Vũ Ngọc Phùng - NXB Thống Kê. 5. Du lịch bền vững - Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - NXB Đại học QGHN. 6. Việt Nam Travel guide (Cẩm nang du lịch). 7. Di tích danh thắng Hải Phòng -NXB Văn hoá thông tin. 8. Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành -Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Quang(1998)- NXB:Thống Kê, HN 9. IUCN (1998) ,tuyển tập báo cáo hhội thảo khoa học du lịch cộng đồng Sa Pa(HN). 10. Tài liệu về phát triển bền vững của Viện chiến lược phát triển kinh tế xã hội. 11. Báo cáo tổng hợp: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng Đến năm 2020-Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng. 12. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 thành phố Hải Phòng. 13. Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển các khu du lịch giai đoạn 2006-2010 của thành phố Hải Phòng. 14. Báo cáo hoạt động thương mại- du lịch Hải Phòng năm 2007 15. Biển Việt Nam số 12/2004 16. Tạp chí du lịch các số năm 2001, năm 2003, năm 2004, năm 2007. 17. Các trang web: http:// www.haiphong.gov.vn http:// www.chungta.com PHỤ LỤC Vùng ven biển Hải Phòng bao gồm 7 quận huyện: Đồ sơn, Cát Hải, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Bạch Long Vỹ, Hải An, Kiến Thuỵ. Phụ lục 1: Dự án ưu tiên đầu tư. 1. Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Đồ Sơn Mục đích của dự án: Xây dựng bán đảo Đồ Sơn thành một khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp; tạo dựng hình ảnh của du lịch Hải Phòng trên thị trường trong và ngoài nước; khai thác tiềm năng của thị trường khách quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc; khai thác, phát triển nguồn tài nguyên du lịch của bán đảo Đồ Sơn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của Đồ Sơn. Quan điểm xây dựng dự án: Đầu tư đồng bộ, chất lượng cao để phù hợp với đối tượng khách Đài Loan và khách các nước có thu nhập cao, có nhu cầu nghỉ dưỡng - phục hồi sức khoẻ, vui chơi giải trí trong thời gian lưu trú dài ngày. Yêu cầu của dự án: Thuê KTS nước ngoài xây dựng quy hoạch chi tiết; các công trình xây dựng kiến trúc, văn hóa phục vụ, ẩm thực... vừa phải mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đồ Sơn vừa phải kết hợp hài hòa có chọn lọc những nét văn hóa Trung Hoa (vì đối tượng khách chính là người Đài Loan); có 2 khu riêng biệt: một khu là văn hóa Việt Nam, một khu là văn hóa Trung Hoa; các công trình xây dựng phải hài hòa với môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa việc san lấp, chặt phá cây xanh... Dự kiến một số hạng mục cơ bản: Xây dựng sân golf 18 lỗ, khoảng 100 ha; xây dựng tổ hợp vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại với nhiều dịch vụ độc đáo và trí tuệ (có thể bố trí ngoài đảo Hòn Dáu); xây dựng trung tâm phục hồi sức khỏe, khám chữa bệnh và trung tâm thể thao giải trí; xây dựng hệ thống cáp treo từ đất liền ra Đảo Hòn Dáu; xây dựng một sân bay taxi; xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp... 2. Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cao cấp đảo Cát Bà Mục đích của dự án: Xây dựng đảo Cát Bà thành một khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, chữa bệnh cao cấp nhằm tạo dựng "Thương hiệu du lịch Hải Phòng" trên thị trường ngoài nước, đặc biệt là thị trường Nhật Bản; khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường khách Nhật Bản; khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên tự nhiên (đặc biệt là hệ sinh thái rừng và biển) của Cát Bà. Quan điểm xây dựng dự án: Đầu tư đồng bộ, chất lượng cao phù hợp với đối tượng khách là người cao tuổi của Nhật Bản và các nước có thu nhập cao và có thời gian lưu trú dài ngày. Yêu cầu của dự án: Thuê kiến trúc sư Nhật Bản về quy hoạch chi tiết; không có các phương tiện có động cơ như ô tô, xe máy trên đảo; công trình xây dựng kiến trúc, văn hóa phục vụ, ẩm thực vừa phải mang đậm bản sắc văn hóa bản địa vừa phải kết hợp hài hòa có chọn lọc những nét văn hóa Nhật Bản (vì đối tượng khách là người Nhật Bản); có 2 khu riêng biệt: một khu là văn hóa bản địa, một khu là văn hóa Nhật Bản (phong cách kiến trúc ở đây có thể phỏng theo kiến trúc Hội An hoặc Furama Đà Nẵng...); công trình kiến trúc xây dựng phải hài hòa với môi trường tự nhiên, hạn chế thấp nhất việc san lấp, không được chặt phá cây xanh... Dự kiến một số hạng mục cơ bản: Xây dựng sân golf 18 lỗ ở vị trí thích hợp (gần nguồn nước), khoảng 100 ha; xây dựng một trung tâm nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Cát Bà; xây dựng một trung tâm phục hồi sức khỏe, khám chữa bệnh và một trung tâm thể thao giải trí; xây dựng hệ thống cáp treo xuyên qua rừng (cáp treo sinh thái); xây dựng một cầu cảng du lịch hiện đại để đưa đón khách du lịch; có thể xây dựng một sân bay taxi để tạo thành hệ thống sân bay nội bộ đưa đón khách (Cát Bi - Đồ Sơn - Cát Bà); xây dựng hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng, nhà hàng cao cấp. Phụ lục 2: Sự phân bố các di tích lịch sử vùng ven biển Hải Phòng. Phụ lục 2.1: Sự Phân bố di tích lịch xếp hạng cấp quốc gia vùng ven biển Hải Phòng. STT Tên di tích Số, ngày, tháng, năm QĐ Xã ,huyện khi xếp hạng Xã , huyện hiện nay 1 Cụm di tích Tràng Kênh Bạch Đằng 313 VH/QĐ 28/04/1962 Minh Đức - Thủy Nguyên Minh Đức -Thủy Nguyên 2 Từ Lương Xâm 235 VH/QĐ 12/12/1986 Lương Xâm - Nam Hải - An Hải Lương Xâm - Nam Hải - An Hải 3 Đình Kiền BáI 235 VH/QĐ 12/12/1986 Xã Kiền Bái - Thủy Nguyên Xã Kiền Bái - Thủy Nguyên 4 Đình Kim Sơn 235 VH/QĐ 12/12/1986 Kim Sơn - Tân Trào - Kiến Thụy Kim Sơn - Tân Trào - Kiến Thụy 5 Đền Phú Xá 1288/QĐ 16/11/1988 Phú Xá - Đông Hải - An Hải Phú Xá - Đông Hải - An Hải 6 Cơ sở Đảng CSVN 1936-1939 1288 VH/QĐ 16/11/1988 Nhà bà Đặng Thị Sáu, xóm Nam - Dư Hàng Kênh - An Hải Nhà bà Đặng Thị Sáu, xóm Nam - Dư Hàng Kênh - An Hải 7 Miếu Nam 34 VH/QĐ 09/01/1990 Xã Bắc Sơn, Huyện An Hải Xã Bắc Sơn, Huyện An Hải 8 Đền An Lư 1539 VH/QĐ 27/12/1990 Xã An Lư - Thủy Nguyên Xã An Lư - Thủy Nguyên 9 Đình Vĩnh Khê 152 VH/QĐ 25/01/1991 Vĩnh Khê, An Đồng - An Hải Vĩnh Khê, An Đồng - An Hải 10 Đình Nhu Thượng 1057 VH/QĐ 14/06/1991 Thôn Nhu Thượng - Quốc Tuấn - An Hải Thôn Nhu Thượng - Quốc Tuấn - An Hải 11 Đình Đồng Dụ 2307 VH/QĐ 30/12/1991 Đồng Dụ -Đặng Cương - An Hải Đồng Dụ -Đặng Cương - An Hải 12 Đền Trịnh Hưởng 2307 VH/QĐ 30/12/1991 Trịnh Hưởng, xã Thiên Hương - Thủy Nguyên Trịnh Hưởng, xã Thiên Hương - Thủy Nguyên 13 Miếu Thủy Tú 2307 VH/QĐ 30/12/1991 Thủy Tú, xã Thủy Đường - Thủy Nguyên Thủy Tú, xã Thủy Đường - Thủy Nguyên 14 Đền, chùa Mõ 2307 VH/QĐ 30/12/1991 Xã Ngũ Phúc - Kiến Thụy Xã Ngũ Phúc - Kiến Thụy 15 Đình Cựu Đôi 3207 VH/QĐ 30/12/1991 TT Tiên Lãng - Tiên Lãng TT Tiên Lãng - Tiên Lãng 16 Đình Tri Yêu 2307 VH/QĐ 30/12/1991 Tri Yếu - Đặng Cương - An Hải Tri Yếu - Đặng Cương - An Hải 17 Đền Quảng Cư 2307 VH/QĐ 30/12/1991 Quảng Cư - Quảng Thanh - Thủy Nguyên Quảng Cư - Quảng Thanh - Thủy Nguyên 18 Chùa, miếu Trung Hành 57 VH/QĐ 18/01/1992 Trung Hành, xã Đằng Lâm, huyện An Hải Trung Hành, xã Đằng Lâm, huyện An Hải 19 Miếu Phương Mỹ 97 VH/QĐ 21/01/1992 Phương Mỹ, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên Phương Mỹ, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên 20 Đền - chùa Trịnh Xá 97 VH/QĐ 21/01/1992 Trịnh Xá, xã Thiên Hương - Thủy Nguyên Trịnh Xá, xã Thiên Hương - Thủy Nguyên 21 Chùa Nhân Lý 983 VH/QĐ 04/08/1992 Thôn Nhân Lý, xã Cao Nhân - Thủy Nguyên Thôn Nhân Lý, xã Cao Nhân - Thủy Nguyên 22 Đình Dư Hàng 983 VH/QĐ 04/08/1992 Xã Dư Hàng, huyện An Hải Xã Dư Hàng, huyện An Hải 23 Đình Quỳnh Hoàng 983 VH/QĐ 04/08/1992 Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, huyện An Hải Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, huyện An Hải 24 Đền Hà Đới 983 VH/QĐ 04/08/1992 Thôn Hà Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng Thôn Hà Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng 25 Đền Gắm 983 VH/QĐ 04/08/1992 Thôn Cẩm Khê, xã Toàn Thắng huyện Tiên Lãng Thôn Cẩm Khê, xã Toàn Thắng huyện Tiên Lãng 26 Đình Đốc Hậu 983 VH/QĐ 04/08/1992 Thôn Đốc Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng Thôn Đốc Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng 27 Đền chùa Hoàng Pha 983 VH/QĐ 04/08/1992 Hoàng Pha - Hoàng Động - Thủy Nguyên Hoàng Pha - Hoàng Động - Thủy Nguyên 28 Lăng mộ Trạng nguyên Lê ích Mộc 57 VH/QĐ 18/01/1993 Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, Thủy Nguyên Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, Thủy Nguyên 29 Đình Thanh Lãng 57 VH/QĐ 18/01/1993 Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, Thủy Nguyên Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, Thủy Nguyên 30 Chùa Câu Tử nội ngoại 57 VH/QĐ 18/01/1993 Thôn Câu Tử, xã Hợp Thành - Thủy Nguyên Thôn Câu Tử, xã Hợp Thành - Thủy Nguyên 31 Đình Đại Trà 57 VH/QĐ 18/01/1993 Thôn Đại Trà, xã Đông Phương - Kiến Thụy Thôn Đại Trà, xã Đông Phương - Kiến Thụy 32 Chùa Đại Trà 57 VH/QĐ 18/01/1993 Thôn Đại Trà, xã Đông Phương - Kiến Thụy Thôn Đại Trà, xã Đông Phương - Kiến Thụy 33 Chùa Lạng Côn 57 VH/QĐ 18/01/1993 Đông Phương - Kiến Thụy Đông Phương - Kiến Thụy 34 Miếu Bến 57 VH/QĐ 18/01/1993 Hà Phương, xã Thắng Thủy - Vĩnh Bảo Hà Phương, xã Thắng Thủy - Vĩnh Bảo 35 Đền, chùa Hòa Liễu 57 VH/QĐ 18/01/1993 Thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên - Kiến Thụy Thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên - Kiến Thụy 36 Đình Đồng Lý 57 VH/QĐ 18/01/1993 Thôn Đồng Lý - xã Mỹ Đồng - Thủy Nguyên Thôn Đồng Lý - xã Mỹ Đồng - Thủy Nguyên 37 Miếu - chùa Hạ Đoạn 97 VH/QĐ 21/01/1993 Hạ Đoạn - Đông Hải - An Hải Hạ Đoạn - Đông Hải - An Hải 38 Miếu Hạ Lũng 97 VH/QĐ 21/01/1993 Hạ Lũng - Đông Hải - An Hải Hạ Lũng - Đông Hải - An Hải 39 Phủ Thượng Đoạn 97 VH/QĐ 21/01/1993 Thôn Thượng Đoạn, xã Đông Hải - An Hải Thôn Thượng Đoạn, xã Đông Hải - An Hải 40 Đình Tân Dương 152 VH/QĐ 25/01/1994 Xã Tân Dương - Thủy Nguyên Xã Tân Dương - Thủy Nguyên 41 Chùa Vẽ 152 VH/QĐ 25/01/1994 Đoạn Xá - Đông Hải - An Hải Đoạn Xá - Đông Hải - An Hải 42 Đền - Chùa Vân Tra 152 VH/QĐ 25/01/1994 Vân Tra - An Đồng - An Hải Vân Tra - An Đồng - An Hải 43 Đình Hà Đỗ 152 VH/QĐ 25/01/1994 Hà Đỗ - Hồng Phong - An Hải Hà Đỗ - Hồng Phong - An Hải 44 Đình Dụ Nghĩa 152 VH/QĐ 25/01/1994 Dụ Nghĩa - Lê Thiện - An Hải Dụ Nghĩa - Lê Thiện - An Hải 45 Miếu Đoài Du Lễ 152 VH/QĐ 25/01/1994 Thôn Du Lễ, xã Kiến Quốc - Kiến Thụy Thôn Du Lễ, xã Kiến Quốc - Kiến Thụy 45 Miếu Đông Du Lễ 152 VH/QĐ 25/01/1994 Thôn Du Lễ, xã Kiến Quốc - Kiến Thụy Thôn Du Lễ, xã Kiến Quốc - Kiến Thụy 46 Đình Chung Mỹ 2754 VH/QĐ 15/10/1994 Thôn Trung Mỹ - Chung Hà - Thủy Nguyên Thôn Trung Mỹ - Chung Hà - Thủy Nguyên 47 Đình Tràng Duệ 2754 VH/QĐ 15/10/1994 Thôn Tràng duệ - Lê Lợi - An Hải Thôn Tràng duệ - Lê Lợi - An Hải 48 Đền Thụ Khê 310 QĐ/VH 13/02/1996 Thôn Thụ Khê, xã Liên Khê - Thủy Nguyên Thôn Thụ Khê, xã Liên Khê - Thủy Nguyên 49 Chùa Thiểm Khê 310 QĐ/VH 13/02/1996 Thôn Thiểm Khê - Liên Khê - Thủy Nguyên Thôn Thiểm Khê - Liên Khê - Thủy Nguyên 50 Chùa Mai Động 310 QĐ/VH 13/02/1996 Thôn Mai Động, xã Liên Khê - Thủy Nguyên Thôn Mai Động, xã Liên Khê - Thủy Nguyên 51 Đình, Chùa Tây 310 QĐ/VH 13/02/1996 Xã Minh Tân - Thủy Nguyên Xã Minh Tân - Thủy Nguyên 52 Chùa Dãng Trung; hang Vua; hang áng Vải 310 QĐ/VH 13/02/1996 Xã Minh Tân - Thủy Nguyên Xã Minh Tân - Thủy Nguyên 53 Đình - Chùa LôI Động 310 QĐ/VH 13/02/1996 Xã Hoàng Động - Thủy Nguyên Xã Hoàng Động - Thủy Nguyên 54 Miếu, chùa Xâm Bồ 310 QĐ/VH 13/02/1996 Xã Nam Hải, huyện An Hải Xã Nam Hải, huyện An Hải 55 Đình Vĩnh Niệm 310 QĐ/VH 13/02/1996 Xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải Xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải 56 Chùa Văn Hòa 310 QĐ/VH 13/02/1996 Thôn Văn Hòa, xã Hữu Bằng - Kiến Thụy Thôn Văn Hòa, xã Hữu Bằng - Kiến Thụy 57 Đình Tả Quan 3951 QĐ/BVHTT 20/12/1997 Xã Dương Quan - Thủy Nguyên Xã Dương Quan - Thủy Nguyên 58 Lăng miếu Đôn Niệm 08/2001/QĐ 13/03/2001 Xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải Xã Vĩnh Niệm, huyện An Hải 59 Miếu Phương Lưu 52/2001/QĐ 28/12/2001 Thôn Phương Lưu, xã Đông Hải - An Hải Thôn Phương Lưu, xã Đông Hải - An Hải 60 Đình Lũng Bắc 52/2001/QĐ 28/22/2001 Thôn Lũng Bắc, xã Đằng Hải, huyện An Hải Thôn Lũng Bắc, xã Đằng Hải, huyện An Hải 61 Đình Hạ Lũng 52/2001/QĐ 28/12/2001 Hà lũng - Đằng Hải - An Hải Hà lũng - Đằng Hải - An Hải 62 Từ đường họ Mạc 24/2002/QĐ 17/9/2002 Xã Ngũ Đoan - Kiến Thụy Xã Ngũ Đoan - Kiến Thụy Phụ lục 2.2: Sự Phân bố di tích lịch sử cấp thành phố vùng ven biển Hải Phòng. STT Tên các di tích Số, năm QĐ Xã, huyện khi xếp hạng 1 Bến Cá 504 / QĐ - UB 16 / 5 / 1990 Cát Bà , huyện Cát Hải 2 Chùa Ngọc Tỉnh 504 / QĐ - UB 16 / 5 / 1990 Xã Tân Trào , huyện Kiến Thuỵ 3 Đình Đình Vũ 2193 /QĐ - UB 03 / 12/ 1999 Xã Tràng Cát, huyện An Hải 4 Chuà Phương Mỹ 52 / QĐ - UB 15 / 01 / 2001 Xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên 5 Đền Mẫu 53 / QĐ - UB 15 / 01/ 2001 Xã Kiền Bái, huyện Thuỷ Nguyên 6 Chùa Chử Khê 54 / QĐ - UB 15 / 01/ 2001 Xã HùngThắng, huyện Tiên Lãng 7 Đền Ngọc Động 57 / QĐ - UB 15 / 01/ 2001 Xã Tiên Thanh , huyện tiên Lãng 8 Nghè , Chùa Hà Phú 3029 /QĐ - UB 30 / 10/ 2001 Xã Hoà Bình, huyện Thuỷ Nguyên 9 Đền Đồn Riêng 3030 /QĐ - UB 29 / 10/ 2001 Xã Hoà Nghĩa, huyện Kiến Thuỵ 10 Đình - Chùa Hoàng Châu 3031 /QĐ - UB 30 / 10/ 2001 Xã Hoàng Châu, Cát Hải 11 Nhà lưu niệm Bác Tôn 3032 /QĐ - UB 30 / 10/ 2001 Nông trường Quý Cao xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng 12 Đình - Chùa Duyên Lão 3033 /QĐ - UB 30 / 10/ 2001 Xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng 13 Đình Tử Đôi 3034 /QĐ - UB 30 / 10/ 2001 Xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng 14 Đình Hàn Cầu 3037 /QĐ - UB 30 / 10/ 2001 Xã Chính Mỹ, huyện Thuỷ Nguyên 15 Đình - Miếu Nghĩa Lộ 3038 /QĐ - UB 30 / 10/ 2001 Xã Nghĩa Lộ, Cát Hải 16 Đình  Chùa - Đền xuân úc 3039 /QĐ - UB 30 / 10/ 2001 Xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng 17 Đình Lương Khê 61/ QĐ - UB 15 / 01/ 2002 Xã Tràng Cát, huyện An Hải 18 Đền - Chùa Du Lễ 83 / QĐ - UB 16 / 01/ 2002 xã Tam Hưng, huyện Thuỷ Nguyên 19 Đình Đoan Lễ 84 / QĐ - UB 16 / 01/ 2002 Xã Tam Hưn , huyện Thuỷ Nguyên 20 Đền Chùa Lương Kệ 85 / QĐ - UB 16 / 01 / 2002 Xã Hoà Bình, huyện Thuỷ Nguyên 21 Đình - Chùa Tiểu Trà 89/ QĐ - UB 16 / 01 / 2002 Xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thuỵ 22 Đình - Chùa Kỳ Sơn 90 / QĐ - UB 16 / 01/ 2002 Tân Trào - Kiến Thuỵ 23 Đình - chùa Dực Liễn 2848 /QĐ - UB 21 / 11 / 2002 Xã Thuỷ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên 24 Đình Trung 2848 /QĐ - UB 21 / 11 / 2002 Xã Thuỷ Đường, huyện Thuỷ Nguyên 25 Chùa Phù Lưu 2848 /QĐ - UB 21 / 11 / 2002 Xã Phù Ninh, huyện Thuỷ Nguyên 26 Đình Ngọc Xuyên 2848 /QĐ - UB 21 / 11 / 2002 Phường Ngọc Xuyên, thị xã Đồ Sơn 27 Di tích tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ 2848 /QĐ - UB 21 / 11 / 2002 Thôn Phúc Lộc, xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thuỵ Phụ lục 3: Lịch phương tiện giao thông ở Hải Phòng. Phụ lục 3.1: Lịch Tầu hoả. Tuyến Giờ chạy Hải Phòng - Hà Nội 05h40' Hải Phòng - Hà Nội 06h30' Hải Phòng - Hà Nội 09h00' Hải Phòng - Hà Nội 15h05' Hải Phòng - Hà Nội 18h30' Hà Nội - Hải Phòng 06h05' Hà Nội - Hải Phòng 09h25' Hà Nội - Hải Phòng 12h50' Hà nội - Hải Phòng 15h25' Hà Nội - Hải Phòng 17h50' Phụ lục 3.2: Lịch Máy bay. Tuyến Giờ bay Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh 19h50' TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng 17h00' Phụ lục 3.3: lịch Tàu thuỷ - Phà. Tuyến Giờ đi Hải Phòng - Cát Bà 06h00' Hải Phòng - Cát Bà 07h30' Hải Phòng - Cát Bà 09h00' Hải Phòng - Cát Bà 09h30' Cát Bà - Hải Phòng 13h00' Cát Bà - Hải Phòng 15h15' Cát Bà - Hải Phòng 16h00' Phà Đình Vũ (cách 1h có 1 chuyến) Từ 06h00' Phà Gót (chạy thường xuyên) Từ 06h00' MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Hình 1.1 : Mối quan hệ trong phát triển bền vững. 4 Bảng1.2: Loại hình du lịch phân loại theo khả năng tương thích với khái niệm du lịch bền vững. 16 Bảng 1.2: Du lịch bền vững và du lịch không bền vững. 16 Bảng 1.3 : các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững. 18 Bảng 1.4 : Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch 19 Bảng 1.5: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh 21 tính bền vững của điểm du lịch 21 Bảng 2.1 : Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP Hải Phòng. 30 Biểu 2.1: Thị phần khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng năm 2007 41 Biểu 2.2: Thị phần khách du lịch nội địa đến Hải Phòng năm 2007 42 Bảng 2.2: Hiện trạng số lượng khách du lịch đến vùng ven biển Hải Phòng 43 giai đoạn 1995-2007 43 Bảng 2.3: Doanh thu từ lượng khách du lịch quốc tế đến vùng 44 ven biển Hải Phòng giai đoạn 1995-2007 44 Bảng 2.4: Doanh thu từ lượng khách du lịch nội địa đến vùng 45 ven biển Hải Phòng giai đoạn 2001-2007. 45 Bảng 2.5: Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2007. 46 BẢN CAM ĐOAN Tôi xin cam kết tất cả những tài liệu mà tôi sử dụng đều là những tài liệu được phép công bố. Quan điểm trong chuyên đề là của cá nhân người viết chứ không sao chép. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên thực hiện. Trần Hùng. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Tổ chức các nước Đông nam Á. BOD: Độ ôxy hoá sinh học DO: Độ ôxy hoà tan. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. HDI: Chỉ số phát triển con người. THCS: Trung học cơ sở. THPT: Trung học phổ thông. UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới. WB: Ngân hàng Thế giới WCED: Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới. 3-S: Biển, nắng và cát ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36793.doc
Tài liệu liên quan