Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn - Nghệ An

Mở đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp ở nước ta với nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau và mỗi hình thức tổ chức sản xuất nó đã đem lại những kết quả cụ thể. Ngày nay trong xu thế mới xu thế của nền kinh tế thị trường mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế do vậy để xây dựng một mô hình sản xuất phù hợp đem lại giá trị sản xuất cao đồng thời giải quyết được các vân đề chung của xã hội là một vấn đề cấp thiết. Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống từ n

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gàn xưa, bởi vậy trong hoạt động sản xuất người nông dân luôn luôn đi tìm ra phương thức sản xuất tốt nhất. Như một lẽ tất nhiên hình thức sản xuất trang trại ra đời nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao, giải quyết được các vấn đề trong xã hội. Trong những năm gần đây thì mô hình kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ. Có thể nói việc thực hiện chỉ thị 100 của ban bí thư TW Đảng ( khóa 4), nghị quyết 10- NQ/TW của bộ chính trị (tháng 4/1988 )về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại với những của công cuộc đổi mới, nông nghiệp nước ta phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân đã đổi mới cuộc đời trên mảnh ruộng đó. Nam Đàn vươn lên từ nông nghiệp là chủ yếu đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho thị trường trên cơ sở tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại. Thực tế cho thấy trong những năm qua kinh tế trang trại tại huyện Nam Đàn đã có bước phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả mô hình sản xuất tại hộ gia đình trong đó có mô hình trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng cần được nghiên cứu và hoàn thiện. Từ những thực tế đó, trong thời gian tôi thực tập tại phòng Kinh Tế tại Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đàn (phòng kinh tế Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn) với mong muốn cùng với các địa phương đưa ra những giải pháp chủ yêu khuyến khích kinh tế trang trại chăn nuôi phát triển. Tôi đã chọn đề tài: " Phương hướng và giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn_ tỉnh Nghệ An" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn để lí luận và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. - Đánh giá được tình hình chung của kinh tế trang trại tại địa phương. - Xem xét sự phát triển của một số mô hình kinh tế trang trại tại huyện Nam Đàn, trên cơ sở đó đưa ra các phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại địa phương. 3 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng để xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn 4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi từ năm 2000 đến nay và định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. 5 Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp phân tích kinh tế và phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích hệ thống - Phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia y kiến của người dân. - Phương pháp chuyên gia. 6 Nội dung của đề tài bao gồm: - Lời nói đầu - Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. - Chương 2 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn. - Chương 3 Phương hướng và giải pháp nhằm phát triền kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn - Kết luận và kiến nghị Do thời gian nghiên cứu có hạn, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên nội dung đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Nam Đàn, Tháng 4/2007 Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi 1 Vai trò và đặc điểm của kinh tế trang trại. 1.1 Khái niệm và đặc trưng của trang trại Khái niệm "Lao động luôn đi liền với sáng tạo", như một lẽ tất yếu con người luôn có nhu cầu cải thiện sản xuất từ đó trong hoạt động sản xuất con người luôn đi tìm cái mới mẻ, cái tinh túy, để từ đó đúc kết ra những phương thức sản xuất phù hợp . Cũng bởi thế trong hoạt động sản xuất, con người đã dần chuyển từ hình thức này sang hình thức khác cao hơn phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Và trong hoạt động sản xuất ra sản phẩm tất yếu cũng cuốn theo quy luật đó. Bởi vậy vào thời nhà Trần năm 1266 mô hình kinh tế trang trại đã bắt đầu được hình thành và phát triển. Mô hình này được bắt đầu từ việc thô sơ như lập đồn điền thái ấp, trang trại để phát canh thu tô. Từ đó đến nay mô hình trang trại cũng phát triển như một xu thế tất yếu với trình độ ngày càng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Hiện nay trang trại ngày càng được quan tâm tạo điều kiện vững chắc cho sự phát triển cả chất và lượng với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau ở các vùng, miền, gia đình,... Tuy nhiên để có sự phát triển một cách toàn diện nhất thì phải hiểu một cách đầy đủ về trang trại như thế nào là toàn diện nhất là điều cần có. Thời gian qua các lí luận về trang trại đã được các nhà khoa học trao đổi trên các diễn đàn và các phương diện thông tin đại chúng. Song cho tới nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau lại đưa ra các khái niệm khác nhau về trang trại và kinh tế trang trại. Lênin đã phân biệt kinh tế trang trại" Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất được, mua bán càng ít càng tốt." Quan điểm của Lênin đã khẳng định điểm cơ bản của trang trại là sản xuất sản phẩm là để bán để thoả mản nhu cầu của khách hàng sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần, khác với chỗ sản xuất của hộ là để phục vụ nhu cầu cho bản thân của họ và gia đình. Bởi thế mà hoạt động sản xuất của trang trại mở ra quá trình trao đổi sôi động trên thị trường. ở một số nước phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ở Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc ,... và một số nơi khác trong khu vực thì " Trang trại là loại hình sản xuất Nông Lâm Ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh". Như thế các nhà khoa học trên thế giới ngày càng làm rõ ra bản chất của trang trai là hoạt động sản xuất nhằm phục vụ cho thị trường. Nhưng chưa đề cập đến vị trí của người chủ trang trại trong toàn bộ quá trình sản xuất. Qua thực tế và quá trình nghiên cứu, đúc kết lại sau qua nhiều quan điểm khác về trang trại thì hiện nay trang trại đã được hiểu trên mọi khía cạnh một cách đầy đủ nhất. Giáo trình Quản trị kinh doanh Nông Nghiệp trường Đại học kinh tế Quốc Dân Hà Nội cho rằng " Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở trong Nông- Lâm- Nghư nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lí tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn liền với thị trường". Trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp là chủ yêu theo nghĩa rộng. Như vậy trang trại không gồm những đơn vị thuần túy hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nếu có hoạt động chế biến hay tiêu thụ sản phẩm thì đó là những hoạt động kết hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp Trang trại phát triển bắt nguồn từ một số bộ phận nông dân có vốn, kiến thức và kinh nghiệm sản xuất và quản lí, có ý chí làm ăn đầu tư và phát triển Nông- Lâm- Thuỷ sản họ trở nên khá giả. Trong đó một số hộ chuyển sang sản xuất hàng hoá. Song đại bộ phận các hộ nông dân sản xuất với mục tiêu chủ yếu là để tiêu dùng, số sản phẩm đưa ra thị trường là sản phẩm dư thừa sau khi dành cho tiêu dùng. Số sản phẩm hàng hoá một mặt chưa ổn định, còn phụ thuộc kết quả từng năm và mức tiêu dùng của từng gia đình và mặt khác họ chỉ bán những sản phẩm họ không tiêu dùng chứ không phải để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy để phân biệt kinh tế trang trại và kinh tế hộ đình là từ mục tiêu sản xuất với sự khác nhau một bên là sản xuất để bán thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, một bên là sản xuất để dùng thừa thì bán. Đặc trưng - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá. Hoạt động sản xuất luôn gắn liền với mục đích nào đó. Trong Nông Nghiệp mỗi một loại hình sản xuất mang một đặc trưng riêng va mục đích nhất định. Như hoạt động sản xuất ở các hộ gia đình thì mục đích chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Và cao hơn nữa thì hoạt động sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm thì để bán những sản phẩm thừa mà không vì mục đích phục vụ nhu cầu cho người tiều dùng. Hoạt động từ mục đích chỉ phục vụ cho mình thì đến hoạt động sản xuất của trang trại thì mục đích sản xuất của họ lại tạo ra những sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng còn người chủ sản xuất thì thu lại giá trị của sản phẩm để tiếp tục quá trình tái sản xuất. - Chủ trang trại là người có trình độ, có ý chí và quyết tâm làm giàu. Để mở rộng quy mô sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu của người khác thì người chủ trang trại là những người có trình độ nhất định, có ý chí làm giàu để quản lí và thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh nhất là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường thì đặc trưng này của của các chủ trang trại sẽ tạo được sự nhạy bén với thời cơ, với thách thức và cơ hội. Bởi thế hoạt động sản xuất ở các trang trại với chủ để cho trang trại của mình tồn tại và phát triển. -Chủ trang trại là người chủ tiềm năng tư liệu sản xuất, làm chủ quá trình sản xuất và trực tiếp chỉ đạo quá trình sản xuất. Điều gắn kết giữa con người và đối tượng lao động là tư liệu lao động, để cho hoạt động tại một trang trại được tiến hành như ý muốn sản xuất kinh doanh của người chủ trang trại thì chủ trang trại phải có tư liệu sản xuất để mà từ đó chủ động được sản xuất như thế nào và sản xuất ra cái gì, phục vụ nhu cầu cho những đối tượng nào,... Trực tiếp chỉ đạo sản xuất tất cả các hoạt động tại các trang trại là một công việc khó khăn. Vì thế người chủ trang trại phải có sự gắn kết giữa các bộ phận cấu thành nên sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao. - Tổ chức quản lí sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụg sự tiến bộ kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường. Điều này thể hiện: + Do mục đích của trang trại là sản xuất hàng hoá nên hầu hết các trang trại đều kết hợp giữa chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp. Đây là điểm khác biệt của trang trại so với nông hộ sản xuất tự cấp, tự túc. + Cũng do sản xuất hàng hoá, đòi hỏi các trang trại phải ghi chép, hạch toán kinh doanh, tổ chức sản xuất khoa học trên cơ sở những kiến thức về nông học, về kinh tế thị trường. + Sự hoạt động của các trang trại đòi hỏi phải tiếp cận với thị trường, để biết được thị trường cần loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại, giá cả và thời điểm cung cấp thế nào ... Nếu chủ trang trại không có những thông tin về vấn để trên, hoạt động kinh doanh sẽ không có hiệu quả. Vì vậy tiếp cận thị trường là yêu cầu cấp thiết với trang trại. 1.2 Sự cần thiết phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. 1.2.1 Vai trò của chăn nuôi. Chăn nuôi là một trong hai nghành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Nghành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong, ... nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính quy luật chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông nghiệp nói chung. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu qu‎ý giá cho các nghành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Chăn nuôi là nghành có vài trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị kinh tế cho xuất khẩu. Trong nông nghiệp ngành trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành có mối quan hệ khăng khít hỗ trợ nhau. Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân hữu cơ quan trọng không chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. ở nhiều vùng, trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn cần sử dụng sức kéo củ động vật cho các hoạt động canh tác và vận chuyển. Mặc dù rằng vai trò của chăn nuôi đối với ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống, song vai trò của chăn nuôi nói chung ngày càng tăng lên. Như vậy chăn nuôi đã ngày càng khẳng định vai trò to lớn đối với sản xuất và trong đời sống. Chăn nuôi đã thể hiện được vai trò của một trong hai ngành chủ chốt của nông nghiệp lĩnh vực cung cấp sản phẩm thiết yếu của con người. 1.2.2 Vai trò của trang trại chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi nói riêng và trang trại nói chung là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất hàng hoá. Vì vậy trang trại có vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất lương thực thực phẩm cung cấp cho xã hội. Trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để phát triển NN- NT thực hiện sự phân công lao động xã hội. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu với điểm xuất phát thấp từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp lên nền sản xuất hàng hoá . Bởi thế sự gia nhập của hình thức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi nó sẽ góp phần tích cực tới sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá chung. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp thì chăn nuôi chiếm 29.2% trong tổng giá trị sản xuất nghành Nông Nghiệp. Chăn nuôi đã ngày càng góp phần quan trọng như một lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế cao, cung cấp sức kéo,...ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại gia đình. ở nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây. Song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại chăn nuôi đã thể hiện khá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như mặt xã hội và môi trường. Kinh tế các trang trại chăn nuôi góp phần chuyển dịch cấu kinh tế, phát triển các vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi góp phần quan trọng làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh... trong đó có phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta. Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Phát triển trang trại như một tất yếu khách quan để tạo ra một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. 1.3 Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại chăn nuôi. Để xác định được mô hình nào đó cần có một tiêu chí nhất định có căn cứ khoa học, tiêu chí nhận dạng của trang trại cần phải hàm chứa được đặc trưng cơ bản của trang trại, nhằm đảm bảo tính chính xác của việc nhận dạng trang trại, chúng ta đi vào xác định các tiêu chí về mặt định tính cũng như mặt định lượng của trang trại. Hiện nay theo thông tư liên tịch số 62 ngày 20/5/2003 của bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê, một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản được xác định là trang trại chỉ cần đạt được một tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân một năm, hoặc về quy mô sản xuất trang trại. Xét về trang trại chăn nuôi trong nông nghiệp một số tiêu chí sau đảm bảo cho trang trại đủ tiêu chuẩn. Về mặt định tính tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất nông sản hàng hoá. Về mặt định lượng tiêu chí nhận dạng trang trại chăn nuôi thông qua các chỉ tiêu cụ thể nhằm để nhận dạng, phân biệt cơ sở sản xuất nào được coi hộ chăn nuôi, loại cơ sở nào được coi là trang trại và để phân biệt giữa các trang trại và hộ chăn nuôi. Tỷ suất hàng hoá đạt từ 70-75% trở lên và giá trị sản lượng hàng hoá vượt trội gấp 3 - 5 lần so với số hộ nông dân trung bình trong nước, vùng và trong nghành sản xuất. Quy mô vốn từ 40 triệu đồng trở lên đối với trang trại phía Bắc và Duyên Hải Miền Trung và 50 triệu đồng trở lên đối với trang trại Nam Bộ và Tây Nguyên. Trang trại chăn nuôi tính theo số đầu gia súc quy định tiêu chí trang trại là từ 10 con đối với trang trại chăn nuôi bò sữa, 100 con trở lên đối với trang trại chăn nuôi lợn với năng suất từ hai lứa trong một năm, gia cầm từ .... con mỗi năm .... lứa. 1.4 Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng. Kinh tế trang trại là sản phẩm tất yếu của quá trình công nghiệp hoá được hình thành và phát triển ở các nước công nghiệp phát triển, các nước đang phát triển đi lên công nghiệp hoá. Nó là đội quân tự chủ sản xuất nông sản hàng hoá ở các nước công nghiệp phát triển và là đội xung kích trong sản xuất nông sản hàng hoá ở các nước đang phát triển. Kinh tế trang trại ở một quốc gia được hình thành và phát triển khi hội tụ những điều kiện cần và đủ. - Điều kiện cần đối với trang trại (điều kiện vĩ mô) + Quốc gia đó phải có nền kinh tế đã chuyên môn hoá hoặc trong quá trình công nghiệp hoá. + Mỗi quốc gia có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, trong đó thị trường nông nghiệp đầu vào, đầu ra đều là hàng hoá . + Nhà nước công nhận và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. - Điều kiện đủ đối với kinh tế trang trại. + Có một bộ phận dân cư có nguyện vọng, sở thích hoạt động sản xuất nông sản hàng hoá. Hoạt động kinh doanh trang trại. + Người chủ phải có trình độ kiến thức quản lý kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá. + Có tiềm năng về tư liệu sản xuất kinh doanh (vốn đất đai, thiết bị). Vốn sản xuất bao gồm vốn tự có vốn đi vay trong đó vốn tự có phải chiếm phần lớn phải có đủ vốn thì các ý đồ của chủ mới có khả năng thực thi. Còn đất đai là điều kiện quan trọng, là tiền đề cho việc hình thành trang trại. Không có đất đai thì không thể coi là sản xuất nông nghiệp. Những điều kiện trên không đòi hỏi phải thật đầy đủ đồng bộ, hoàn chỉnh ngay từ đầu mà có sự biến động và phát triển qua từng giai đoạn. ở Việt Nam, sự ra đời của hình thức kinh tế trang trại gia đình được bắt nguồn từ các chính sách đổi mới kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn nói riêng trong từng năm gần đây. Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (31/10/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động cho phép gia đình chủ động sử dụng một phần lao động và thu nhập song chưa thay đổi gì về quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, vẫn giữ chế độ phân phối theo ngày công. Tiếp đến là nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) đã nâng cao mức tự chủ kinh doanh của hội xã viên trên cả 3 mặt. Tư liệu sản xuất, được giao khoán ruộng đất từ 15 năm trở lên, không bị hạn chế việc mua sắm tư liệu khác, trâu, bò và nhiều công cụ lao động thuộc tài sản tập thể được chuyển thành sở hữu của xã viên, tổ chức lao động, tự đảm nhận phần lớn các khâu trong quy trình sản xuất và phân phối (ngoài phần đóng góp và trao đổi thoả thuận với các hợp tác xã, xã viên hưởng toàn bộ phần thu nhập còn lại xoá bỏ chế độ hợp tác phân phối theo ngày công).Từ chỗ chỉ được làm chủ phần kinh tế gia đình với tính cách là sản phẩm phụ, qua khoán 100 đến 10 hộ xã viên đã trở thành chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp. đồng thời với việc thừa nhận hộ gia đình nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, đảng và nhà nước từng bước tạo dựng môi trường thể chế thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình tự do phát triển sản xuất và dịch vụ, bình đẳng trong các quan hệ kinh tế. Xác định nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Luật đất đai được Quốc Hội thông qua ngày 14/7/1993 thực hiện việc giao đất lâu dài trong hộ nông dân, thừa nhận nông dân có 5 quyền sử dụng đất. Ngoài ra nhà nước còn ban hành các chính sách, các chương trình dự án nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân làm giàu và phát triển kinh tế như: chỉ thị số 202- về cho vay vốn sản xuất Nông - Lâm nghiệp đến hộ sản xuất. Quyết định 327 - CT...rồi quyết định Trung ương V khoá 7, nghị quyết trung ương I khoá VIII đã vạch ra đường lối chiến lược, tạo ra bước ngoặt cơ bản cho sự đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn như phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững và toàn diện kinh tế xã hội ở địa phương. Đường lối chiến lược trên đã giải phóng và phát huy triệt để mọi tiềm năng kinh tế hộ gia đình nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường, chuẩn bị những điều kiện chín muồi cho sự ra đời của một hình thức kinh tế mới: kinh tế trang trại. Đến nay kinh tế trang trại đã được hình thành và phát triển trên khắp các vùng của cả nước, đặc biệt phát triển mạnh ở miền nam, trung du và miền núi, ven biển. Đã xuất hiện mô hình trang trại như: trang trại thuần nông, trang trại thuần lâm nghiệp, trang trại chuyên chăn nuôi, trang trại chuyên nuôi trồng thuỷ sản, trang trại phát triển tổng hợp nông lâm nghiệp, nông ngư nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, kết hợp với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoặc dịch vụ... 1.5 Lịch sử hình thành và phát triển trang trại và trang trại chăn nuôi ở Việt Nam Nhìn lại lịch sử ta thấy trang trại ở nước ta đã hình thành từ đời nhà Trần, lúc bấy giờ được gọi là điền trang có nghĩa là trang trại. Trong thời đại này triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp,... Thời kỳ Lí Trần do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho từng lớp quí tộc được biểu hiện qua nhiều cách thức như điền trang, thái ấp, đồn điền. Thời Lê Nguyễn: Hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp, gồm trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai quản. Những trại ấp thời kỳ này đã có vai trò tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và tù binh. Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ này là nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng đạt được. Thiết lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa thông qua đó dễ phát triển mối quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của đồn điền của người Pháp ở Việt Nam như : chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng. Kinh tế tang trại Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Trước những năm 1975 nền công nghiệp Miền Bắc mang nặng tính kế hoạch hoá tâp trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu như các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, ruộng đất tư liệu sản xuất được tập trung hoá, kinh tế tư nhân bị thu hẹp nên hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này rất kém. Trong khi đó ở Miền Nam các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiến chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các hợp tác xã kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá. Thời kỳ từ 1975 trở lại đây. Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các hợp tác xã ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình kinh tế tập thể hoá nông nghiệp. Trong thập niên 80, đặc biệt là đại hội VI của Đảng 12/1986 đã đề ra các chủ trương đổi mới kinh tế nươc ta tiếp đó là bộ chính trị có nghị quyết 10(4/1988) về đổi mới cơ chế quản lí nông nghiệp và khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiểm năng của các thành phân kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá, nghị quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ. Sau nghị quyết 10 đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nghị quyết, luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế hoá chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. ở nước ta hiện nay, phần lớn các nông hộ đều là các hộ tiểu nông. Tuy nhiên trên thực tế đã và đang có xu hướng hình thành các hộ sản xuất hàng hoá theo kiểu trang trại. Các trang trại không chỉ xuất hiện ở các vùng sản xuất hàng hoá mà ở cả vùng sản xuất hàng hoá chưa phát triển, ở vùng có diện tích bình quân theo đầu người cao, mà ở cả những vùng diện tích bình quân đầu người thấp. Theo số liệu điều tra năm 2002, tính đến 1/10/2001 cả nước có 113.000 trang trại trong đó trồng cây hàng năm chiếm 35.9%, trồng cây lâu năm chiếm 27.3%, chăn nuôi chiếm 2.9%,....tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông cửu long, đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc. Trang trại ở nước ta có nhiều cách đánh giá với các chỉ tiêu khác nhau. Mỗi trang trại ứng với nó với tính chất tương ứng thoả mãn những tiêu chí nhận dạng của trang trại. Xem xét trong quá trình phát triển của trang trại tại Việt Nam có một số vấn đề sau: a) Về quy mô đất canh tác của mỗi trang trại- Với các tỉnh phía bắc, bình quân đất sản xuất của mỗi trang trại trên 4ha, 2 ha chiếm 56%, 10 ha chiếm 38.3%, 10 - 30 ha chiếm 0,6 %, chưa có trang trại nào đến vài trăm ha. - Với các tỉnh phía nam, đất sản xuất bình quân của một trang trại ở Gia Lai là 4,29 ha, Đắc Lắc 6,3 ha, Bình Dương 10ha, Bình Định 8 ha, Quảng Nam 2 ha, Bình thuận 7 - 8 ha, Thành phố HCM 2ha, ước tính đất bình quân của một trang trại Miền Nam là 8 - 10 ha. Như vậy đất canh tác sản xuất nông lâm nghiệp của các tỉnh miền bắc là thấp hơn các tỉnh phía nam. Nói chung thì theo điều tra kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở các vùng trung du, miền núi, ven biển đó là những nơi có tiềm năng đất đai lớn. b. Về lao động của mỗi trang trại. - Với các tỉnh phía bắc, với trang trại trồng cây lâu năm như cây ăn quả, diện tích 2 ha đất canh tác thì ngoài 2 - 3 lao động gia đình cũng chỉ cần thuê mướn 1 lao động thường xuyên, từ 2 - 5 ha thuê 2 - 3 lao động, từ 5 - 10 ha thuê 3 - 5 lao động, từ 10 - 20 ha thuê 6 - 10 lao động như vậy lao động thuê bình quân trang trại phía bắc chỉ 2 - 4 lao động, thời vụ 3 - 4 lao động, với mức lương khoảng 250000 – 300000 đồng / tháng. - Các tỉnh phía Nam sở Lao động cần cho hoạt động sản xuất của mỗi trang trại thường lớn hơn các tỉnh phía bắc, do quy mô đất canh tác, tính chất tập trung hàng hoá cao hơn. Tính bình quân một trang trại phía nam thuê lao động thường xuyên tronh năm là 8 - 10 lao động tiền lương được trả 500.000 hoặc 600.000 đồng / tháng. c. Vốn đầu tư của trang trại. Theo các tài liệu nghiên cứu điều tra, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn viện kinh tế nông nghiệp của các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thì vốn đầu tư cho trang trại của các tỉnh phía bắc là khoảng từ 50 - 80 triệu đồng. ở các tỉnh phía nam vốn đầu tư lớn hơn ít nhất khoảng 50triệu đồng cao nhất là 4tỷ đồng. Bình Dương bình quân một trang trại là 250triệu đồng. Đáng chú ý là nguồn vốn tự có trên 81%, vốn vay ngân hàng từ 3 - 5% vốn vay của chương trình (ngoài chương trình 327 nếu có) không đáng kể còn lại vay các nguồn khác. Quá trình phát triển của các trang trại qua các thể chế kinh tế khác nhau nhưng vẫn mang rõ bản chất của hoạt động sản xuất hàng hoá với những quy mô tương ứng với điều kiện của nền kinh tế. 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển Trang trại chăn nuôi ở Việt Nam. Hoạt động sản xuất của nông nghiệp nó mang đặc tính riêng có của ngành bởi đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống gắn với cây trồng và vật nuôi. Các cây trồng và vật nuôi chúng phát sinh, phát triển theo quy luật sinh học. Do là cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng vật nuôi đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng sản xuất cao cần có sự tác động của các quá trình bên trong và bên ngoài như các nhân tố tác động tới sự phát triển của nó. Bởi vậy trang trại nông nghiệp cũng như vậy nó gắn liền với cơ cấu sản xuất và yếu tố tác động cho nó phát triển. Những nhân tố tác động tới sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với sự phát triển của các trang trại nông nghiệp. Trang trại chăn nuôi nó gắn với cơ thể vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng riêng có, nên nhận biết được đối tượng tác động để biết được khai thác được các lợi thế và hạn chế tối đa các tác hại ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của trang trại chăn nuôi. 2.1 Nhân tố tự nhiên. - Thời tiết: Sản xuất nông nghiệp của nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, có chế độ gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt, đồng thời tuỳ theo vĩ tuyến và độ cao của từng vùng mà một số nơi còn có khí hậu ôn đới. Tài nguyên khí hậu ấy, một mặt tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động sản xuất tại các trang trại nói riêng. Hàng năm có lượng mưa trung bình tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt phong phú cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng._. mặt trời dồi dào, ảnh hưởng tới sự phát triển của các vật nuôi, sự thuận lợi từ thời tiết khí hậu tạo sự phát triển đồng đều, tăng trưởng nhanh. Có thể áp dụng được chăn nuôi đa dạng với nhiều loại con nuôi khác, tạo điều kiện cho sự tiếp cận với mô hình chăn nuôi mới. Mặt khác khi hâu nước ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho sản xuất như bão lụt, hạn hán, gió mùa đông băc, gió tây, gió lào, sương muối,...Sự nóng ẩm của thời tiết nước ta tạo điều kiện cho các virút gây bệnh cho vật nuôi, Trong những năm gần đây sự biến đổi của thời tiết theo chiều hướng ngày càng xấu đã ảnh hướng rất lớn đến công tác chăn nuôi, gây ra các dịch bệnh như long móng lở mồm ở gia súc, cúm gia cầm,... Vì những đặc tính của hoạt động sản xuất tại các trang trại nên ta phải có những phương pháp đề phòng để có các quyết định linh hoạt trong mỗi tình huống nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai, đảm bảo năng suất, sản lượng cao và ổn định. - Đất đai :Đất đai là cơ sở của tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi qúa trình sản xuất. Đất đai tham gia hầu hết vào mọi quả trình sản xuất của xã hội, nhưng tuỳ vào mỗi ngành cụ thể vai trò của đất đai có sự khác nhau. Nếu trong công nghiệp, thương mại, giao thông đất đai là cơ sở, nền móng để trên đó xây dựng nhà xưởng cửa hàng, mạng lưới đường giao thông thì ngược lại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được. Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn con người, vì thế ruộng đất là tài sản quốc gia. Nhưng từ khi con người khai phá ruộng đất, đưa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người, trong quá trình lịch sử lâu dài lao động của nhiều thế hệ được kết tinh trong đó, thì ngày nay ruông đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất tại các trang trại chăn nuôi nói riêng thì đất đai là tư liêu sản xuất. Khi mà con người sử dụng công cụ lao động tác động vào làm thay hình đổi dạng. Làm tăng chất lượng đất tạo điều kiện cho sản xuất và tăng năng suất. Bởi vậy ruộng đất là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển để hình thành nên và có điều kiện xúc tiến quá trình phát triển của nó. Trang trại chăn nuôi là hoạt động cơ bản cần thiết mà tại đây đất đai đã thực hiện đầy đủ chức năng của nó. Đất đai trong trang trại chăn nuôi là nơi để xây dựng chuồng trại, tạo nền tảng cơ sở vật chất ban đầu, là nơi chăn thả vật nuôi, là nơi trồng thức ăn cho chăn nuôi. Trong nông nghiệp nó cũng mang tính chất của hoạt động sản xuất của nông nghiệp nên nhân tố đất đai là yếu tố quan trọng tácđộng tới sự phát triển của trang trại Việt Nam. 2.2 Nhân tố kinh tế xã hội * Dân số và lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết đáp ứng nhu cầu của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng cần có lao động, đối tượng lao động, và tư liệu lao động. Không thể sản xuất kinh doanh nếu thiếu đối tượng lao động và tư liệu lao động. Tuy nhiên nếu thiếu con người thì tư liệu sản xuất cũng không thể phát huy được tác dụng. Lao động là yếu tố quyết định đến mọi quá trình sản xuất kinh doanh trong đó có nông nghiệp. Hoạt động sản xuất tại các trang trại là hoạt động huy động các nguồn lực tâp trung nó đòi hỏi có sự quản lí chỉ đạo cũng như nguồn lực tập trung tạo nên cơ sở yêu cầu cho quá trình phát triển, nhân tố lao động tạo nên nền tảng cơ bản cho quá trình tổng hợp nguồn lực phát triển nhất là đối với hoạt động sản xuất tại nước ta còn đang manh mún nhỏ lẻ. Hơn thế nữa chất lượng lao động cho phép hoạt động sản xuất có chất lượng cao, có sự áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như kỹ năng sản xuất tiên tiến. * Cơ sở vật chất kỹ thuật. Hệ thống thuỷ lợi: Thuỷ lợi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới sự phát triển của nông nghiệp. Gắn với đặc tính sản xuất của nông nghiệp khi nền sản xuất chính của nông nghiệp gắn với cây và con. Hệ thống thuỷ lợi gắn liền với hoạt động khai thác và sử dụng hợp lí nguồn nước và hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản xuất. Tại các trang trại chăn nuôi hệ thống thuỷ lợi tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển việc chăn thả gia cầm, nuôi cá, tạo điều kiện cho đầu gia súc phát triển. Hệ thống giao thông hệ thống giao thông là hệ thống đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. ở tầm quốc gia hệ thống giao thông hình thành mạng lưới bao phủ khắp đất nước. Sự phát triển của hệ thống giao thông quốc gia nối liền các vùng kinh tế xã hội khác nhau với trung tâm kinh tế xã hội của đất nước sẽ có tác động lớn tới sự phát triển của các vùng nông thôn. Hệ thống giao thông tạo điều kiện thuận lợi tới sản xuất. Cung cấp nguyên liệu vật tư cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán sản phẩm đầu ra cho quá trình sản xuất. Nhất là đối với hoạt động sản xuất tại các trang trại với quy mô lớn nhu cầu vật tư cao và đầy đủ cũng như tạo ra nhiêù sản phẩm do vậy giao thông ảnh hưởng tới sự thông suốt của quá trình sản xuất. Hệ thống điện: Hệ thống điện bao gồm các yếu tố cơ sở vật chất làm nền tảng cho việc cung cấp điện sử dụng vào tưới tiêu, các hoạt động sản xuất cũng như điện phục vụ cho sinh hoạt nông thôn. Điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất diễn ra tốt hơn. Như tại các trang trại điện ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất. Như tưới tiêu, điện sưởi ấm cho vật nuôi,... Hệ thống thông tin và bưu chính viễn thông: Đây là các yếu tố cơ sở vật chất các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Trong điều kiện hiện nay thông tin có vai trò quan trọng và nhiều khi ảnh hướng quyết định đến phát triển kinh tế xã hôị và văn hoá. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại là một nhiệm vụ trọng yếu trong việc xây dựng, phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Hoạt động sản xuất của nền kinh tế thị trường khi nhu cầu mua bán tự do là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển tại các trang trại khi mà mục đích sản xuất tại các trang trại là nhằm mục tiêu chính là bán ra thị trường. Do vậy thông tin và bưu chính là yếu tố quan trọng tác động tới sự phát triển của trang trại chăn nuôi là yếu tố cung cấp thông tin thị trường, thông tin dịch bệnh, thông tin phòng trừ dịch bệnh. 2.3 Đường lối chính sách và chủ trương của Đảng Hiện nay với nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới phục vụ cho hoạt động sản xuất linh hoạt và thích ứng với yêu cầu của xã hội. Trong nông nghiệp cũng vậy xuất hiện nhiều mô hình sản xuất phù hợp như kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân, hộ ,,.... tại đó vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên nhà xưởng quá chật hẹp, môi trường bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng yếu kém và không phù hợp, không có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tích luỹ từ nông thôn ít nên có điều kiện phát triển và xây mới nên phải có sự tác động của nhà nước bằng các chủ trương chính sách như xây mới, cải thiện thông qua các dự án phát triển tại các cụm điểm phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Sự ảnh hưởng của nhà nước tới sự phát triển của nông nghiệp, cũng như các trang trại trong nông nghiệp với mô hình kinh tế mới là yếu tố thúc đẩy phát triển thể hiện ở chỗ từng nghành, từng cấp chính quyền có liên quan theo dõi và xử lí kịp thời những vướng mắc, điều kiện cần thiết cho sự phát triển như tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập trang trại, ruộng đất, vay vốn, hỗ trợ đào tạo, thiết lập các hộ nghề nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau, thực hiện các ưu đãi hay khuyến khích về vật chất hoặc tinh thần cho phát triển các trang trại ở nước ta hiện nay. 2.4 Hội nhập và vấn đề đặt ra cho phát triển thị trường Hiện nay nền kinh tế mở ra với nền kinh tế thị trường tự do buôn bán, hơn nữa trong thời gian qua nước ta chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Nền kinh tế thị trường và gia nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội và thách thức lớn cho phát triển kinh tế nước ta. Nhất là đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp mà từ trước đến giờ nó luôn chịu sự tác động của thì trường. Hoạt động sản xuất của trang trại tạo ra trên 70% là hàng hoá. Vì thế nếu như sự tác động của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì lĩnh vực kinh tế trang trại nó chịu sự tác động rất lớn. Như sản phẩm của nông nghiệp không được sự bảo hộ của nhà nước, cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài ,... Đứng trước vấn đề hội nhập hàng nông sản nước ta nói riêng và các trang trại chăn nuôi nói riêng chụi sự tác động rất lớn. Gia nhập vào tổ chức thương mại các hàng rào phi thuế quan được loại bỏ mọi biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu, nên sự trưởng thành của các cơ sở sản xuất kinh doanh là điều kiện cần thiết. Các trang trại chăn nuôi cũng vì thế mà phải có sự định hướng cho sự phát triển. Và điều tập trung các nguồn lực cho phát triển tại các trang trại là việc làm cần thiết để tạo ra được thế mạnh khi mà nền kinh tế tự do thương mại đã mở ra và đòi hỏi của nền kinh tế này đem lại. Chương 2 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An 1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam đàn ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi. 1.1 Vị trí địa lí. Nam Đàn là một huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi. Diện tích tự nhiên gần 30000 ha, rộng 10km từ Tây sang Đông, dài 30km từ Bắc xuống Nam. Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 20 km, cách thủ đô Hà Nội 300 km. Đi qua huyện có 2 trục giao thông lớn là quốc lộ 46 và 15A. Toạ độ địa lí: -Từ 18°30' đến 18°47' vĩ độ Bắc. -Từ 105°25' đến 105°31' kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và Đô Lương. + Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. + Phía Tây giáp huyện Thanh Chương + Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên. Vị trí của huyện Nam Đàn nằm trong khu vực thuận lợi cả về mặt tự nhiên, tạo nên sự thuận lợi cho hoạt động sản xuất cũng như mỗi giao lưu phát triển kinh tế giữa các huyện trong tỉnh cũng như mối giao lưu kinh tế với các tỉnh khác trong nước và nước ngoài, 1.2 Tài nguyên khí hậu ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi của địa phương. Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang tính gió mùa đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mang tính nắng nóng của miền Nam, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ cao tuyệt đối 40° C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ bình quân 19,9° C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 6,2° C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1637 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1900mm, năm mưa lớn nhất 2600mm, năm mưa nhỏ nhất 1100mm. Lượng mưa phân bố không đều, mưa nhiều từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây ngập úng cục bộ ở các vùng thấp. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4, lượng mưa ít chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, gây nên khô hạn nghiêm trọng. Có hai hướng gió chính là gió mùa Đông Nam(tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc(tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Trong các tháng 5,6,7 thường có gió Tây Nam khô nóng, gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng. Độ ẩm không khí bình quân 86% lượng bốc hơi bình quân năm 943mm/năm. Nhìn chung khí hậu Nam Đàn diễn biến phức tạp gây nhiều khó khăn cho bố trí cây trồng vật nuôi. Trong năm xẩy ra nhiều thiên tai lũ lụt cũng như hạn hán. Trong công tác chăn nuôi khó tạo ra được sự kết hợp giữa thức ăn và chăn nuôi do vậy chi phí sản xuất cao,vì vậy để phát triển trang trại chăn nuôi cần có một cơ cấu mùa vụ nuôi trồng thích hợp để tranh thủ thế mạnh và tránh những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. 1.3 Tình hình sử dụng đất đai. Đất đai là yếu tố quan trọng là nền tảng cho sự phát triển của nông nghiệp. Là điều kiện tiến quyết ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong nông nghiệp. Nam Đàn là một huyện thuần nông vì thế vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng. Trong thời gian qua tình hình sử dụng đất ngày càng được bố trí sử dụng một cách hợp lí hơn. Biểu số 2.1 Cơ cấu diện tích đất đai tại huyện Nam đàn Đơn vị: Ha Chỉ tiêu CƠ CấU DịêN TíCH ĐấT 1996 2000 2006 Diện tích(ha) % Diện tích(ha) % Diện tích(ha) % Tổng diện tích 29522 100 29522 100 29522 100 I. Đất nông nghiệp 10365 35,10 10635 36,02 11095 37,58 1. Đất cây hàng năm 10187 98,28 10274 96,60 10310 92,92 2. Đất cây lâu năm 17 0,16 159 1,49 336 3,02 II. Đất lâm nghiệp 5300 17,95 6300 21,34 8300 28,11 III Đất nuôi trồng thuỷ sản 180 0.6 360 1,21 1739,8 5,89 IV. Đất khu dân cư 2169 7,34 2244 7,6 3400 11,51 V. Đất chuyên dùng 2787 9,44 2890 9,78 3120 10,56 VI.Đất chưa sử dụng 8781 29,05 6946 23.52 1868 6,32 Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn Nhìn vào số liệu trên ta thấy đất được sử dụng khai thác trong nông nghiệp đã dần có xu hướng tăng nhưng rất chậm. Đất được sử dụng cho nông nghiệp của Nam Đàn cao so với mặt bằng chung của cả nước đến hiện nay ở Nam Đàn 37,5% trong khi đó đất sử dụng trong nông nghiệp của cả nước là 24,8%. Tình hình sử dụng đất trong nông nghiệp đã có chiều hướng tăng nhưng còn chậm chỉ biến đối từ 35,1% lên 37,5% trong vòng hơn 10 năm. Khai thác trong khi đó đất đai chưa được sử dụng vẫn còn có khả năng khai thác. Đất nông nghiệp của huyện chỉ tập trung chủ yếu vào trồng cây hàng năm trên 90%, chưa có kế hoạch trồng cây lâu năm chỉ chiếm 3.02%. Đây là yếu tố cần có biện pháp khai thác tạo ra các tiềm năng kinh tế mới từ cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao như tràm, thông, ... Tình hình chuyển biến trong đất lâm nghiệp đã có sự dịch chuyển theo hướng tốt, diện tích trồng rừng mới đã được phát triển,... Đất chưa khai thác đã từng bước chuyển vào sử dụng từ 8781ha xuống còn 1868ha như vậy đất được đưa vào sử dụng ngày càng cao. Chủ yếu đất chưa sử dụng ở huyện đã được vào khai thác vào nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm một số ít được khai thác làm bãi chăn thả, trồng thức ăn cho các trang trại chăn nuôi. Nam đàn là huyện nằm kẹp giữa 2 dãy núi Đại huệ phía Bắc và dãy thiên nhẫn ở phía Tây tạo ra thung lũng bằng hình tam giác, có sông lam chảy dọc theo hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 vùng. Địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi. Nam đàn có 13 loại đất được chia thành 5 nhóm: - Nhóm đất bằng ven sông diện tích 384ha chiếm 1.3% so với diện tích toàn huyện, đất này phân bố rải rác ở các xã ven sông gồm các bãi cát thô chủ yếu làm vật liệu xây dựng. - Nhóm đất phù sa, với diện tích 10208 ha chiếm 34.84% tổng diện tích toàn huyện, phần lớn diện tích này được sử dụng cấy lúa nước 2 vụ. - Nhóm đất xám bạc màu diện tích 2485 ha, chiếm 8.41% diện tích toàn huyện. Phần lớn diện tích được cấy 2 vụ lúa, hoặc các loại cây ngắn ngày khác như lạc, đậu đỗ nhưng năng suất thấp. Cần có đầu tư thâm canh, ... - Nhóm đất đỏ vàng diện tích 11302 ha chiếm 38.28% diện tích toàn huyện. Diện tích đất này được sử dụng trồng các loại cây ăn quả, trồng cây ngắn ngày, trồng lúa 1 vụ và 1 vụ màu. - Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 112 ha chếm 0.38% tổng diện tích chủ yếu dùng sử dụng 1 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa và 1 vụ màu. Nhìn chung diện tích đất tại huyện Nam đàn có những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đặc biệt vùng đất của huyện Nam Đàn có điều kiện thuận lợi cho phát triển cho công tác chăn nuôi và lập trang trại chăn nuôi. Vì tại đây diện tích đất phù hợp với chăn nuôi gia súc, và phát triển dê hàng hoá. 1.4 Tình hình dân số lao động. * Số lượng dân số lao động. Lao động là nhân tố gắn kết giữa tư liệu lao động, thông qua quá trình tác động mà con người biến đối tượng sản xuất thành yếu tố vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Qua số liệu sau biến động lao động của Nam Đàn qua các năm như sau: Biểu số 2.2 Cơ cấu lao động huyện Nam đàn Đơn vị: Nghìn người Chỉ tiêu 2000 2006 số người % số người % I Dân số 154,575 100 159,532 100 1 Lực lợng lao động 70,34 45,50 74,8 46,88 1.1Lao động nông nghiệp 59,78 85 53,85 72 - Trồng trọt 50,82 85 41,46 77 - Chăn nuôi 7,62 15 12,38 23 1.2 Công nghiệp- Xây dựng 2,81 4 6,73 9 1.3 Dịch vụ- du lịch 3,51 5 9,72 13 1.4 Số LĐ thiếu việc làm ở NT 15,5 13 Theo số liệu thống kê năm 2006_ UBND huyện Nam Đàn Nhìn vào bảng số liệu nhận thấy lực lượng lao động tham gia vào sản xuất của huyện ở mức bình thường chỉ ở mức 46.88% trong đó lao động nữ chiếm đến 52.4%. Cơ cấu lao động của huyện của huyện chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Theo số liệu thống kê trên thì số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp đã có xu hướng giảm từ 85% năm 2000 xuống còn 72% năm 2006. Trong nội nghành nông nghiệp cũng có sự chuyển biến tích cực, cân bằng dần giữa lực lượng tham gia vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Sự chuỷên biến theo chiều hướng này tạo điều kiện cho phát triển kinh tế khi mà nền cơ cấu kinh tế của thời đại theo hướng phát triển các nghành công nghiệp và dịch vụ. * Chất lượng lao động. Nam đàn là một huyện đồng bằng có điều kiện gần với trung tâm của thành phố nên nông dân nhạy bén với kỹ thuật và thị trường, vấn đề đào tạo của lao động được coi trọng. Tổng lao động xã hội được đào tạo chiếm 13.2% là một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động được đào tạo có tay nghề. Trong đó lao động tốt nghiệp cao đẳng chỉ chiếm ít chỉ 1.2%. Do đó chưa tiếp nhận và vận dụng được những kỹ thuật và thông tin một cách có hiệu quả nhất. Cho nên yêu cầu đào tạo và đào tạo lại phù hợp với yêu cầu mới là một điêu hết sức cấp bách hàng đầu trogn quá trình phát triển kinh tế trang trại. 1.5 Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của một địa phương là điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển của sản xuất vì thế mà không những được sự đầu tư quan tâm của nhà nước và tỉnh. Hàng năm nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm một lượng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển. 1.5.1 Thuỷ lợi Trong nông nghiệp gắn liền với tưới và tiêu nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất phát triển ổn định. Hệ thống thủy Nam Đàn được đầu tư khá lớn và góp phần quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tham canh, tăng vụ mở rộng diện tích canh tác và phòng chống lũ lụt. Hiện nay toàn huyện đã xây dựng được 85 trạm bơm tưới kể cả trạm bơm truyền và hơn 40 hồ đập lớn nhỏ với tổng diện tích tưới theo thiết kế trên 9643ha đảm bảo tưới chủ động cho 71% diện tích cây hàng năm, tiêu chủ động 69% diện tích cây hàng năm. 1.5.2 Giao thông nông thôn. Về giao thông nông thôn phân bố rải đều khắp lãnh thổ huyện gồm có đường bộ và đường thuỷ. Tổng chiều dài các tuyến đường ôtô trên địa bàn huyện là 433km đường cứng trong đó có 133.5km đường nhựa, hiện nay đang dần bêtông hoá tất cả các tuyến đường trong nông thôn. Hệ thống đường giao thông phân bố đều đến các xã trong huyện thuận tiện cho giao lưu kinh tế, văn hoá trong và ngoài huyện. Các tuyến đường trong huyện được xây dựng khang trang và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, giao thông thuận lợi tạo điều kiện vận chuyển vật tư cho sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá trong và ngoài huyện. Nhờ nhân dân trong huyện nhiệt tình đóng góp, nhà nước, tỉnh, huyện quan tâm đầu tư nên đã nâng cấp và rải nhựa một số tuyến đường với tổng giá trị trên 35 tỉ đồng. 1.5.3 Hệ thống điện. Nam đàn có mạng lưới điện đến tất cả các xã, với 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia.Hệ thống điện cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trong huyện dòng điện đã đến tận 23 xã và 1 thị trấn với 32.500 hộ dùng điện. Trong những năm gần đây Nam Đàn đã được sự đầu tư của chính phủ điện về tận hộ gia đình với hệ thống điện ổn định và gía cả ổn định với mức 550 đồng/ KW h phù hợp với thu nhập của nông dân. Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ sinh hoạt, cần xây dựng mới và cải tạo một số đường dây 35KV và xây dựng thêm một số trạm biến áp trên địa bàn huyện. Hơn nữa để công tác quản lí điện có hiệu quả, đảm bảo lưới điện sau khi đầu tư được sử dụng đúng mục đích cần phải có sự chỉ đạo và nâng cao trình độ quản lí điện ngay tại địa phương. 1.6 Công tác y tế giáo dục - Về giáo dục: Huyện Nam đàn đã tập trung vốn đầu tư cho xây dựng sữa chữa nâng cấp trường lớp. Đến nay 100% xã đã có trường tiểu học và phổ thông cơ sở được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Đã xoá bỏ hoàn toàn lớp học ca 3. Cơ sở vật chất được nâng cấp phục vụ tốt cho việc học tập. Đến nay 100% xã thị trấn hoàn toàn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành trung học cơ sở vào năm 2003. Có 25 trường đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm có rất nhiều học sinh đậu vào các trường đại học cao đẳng trong cả nước - Về văn hoá thông tin: 100% số xã có trạm truyền thanh, đến nay có 22 xã có nhà văn hoá chiếm 91,7% và 300 làng có nhà văn hoá. Việc vận động cưới xin, ma chay theo nếp sống mới đã đạt được một số kết quả ban đầu. Thông tin liên lạc ở huyện đã khá phổ biến đường dây điện thoại đã đến 100% số xã trong huyện và công nghệ internet đã có tại một số xã đạt 70% số xã trong huyện. - Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh, mang tính chất nhiều môn thể thao phát triển mạnh như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, ... số xã có sân bãi đạt 100% có nhiều xã có nhiều sân bãi tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát động tinh thần thể dục thể thao trong toàn dân đem đến cuộc sống lành mạnh. Hàng năm trong huyện tổ chức hội khoẻ phù đổng tạo nên không khí vui khỏe, phấn khởi trong nông thôn, thu hút thanh niên nông thôn. Các hoạt động thể thao văn hoá xã hội đã góp phần hạn chế hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội. Về y tế kế hoạch háo gia đình: hiện nay 100% số xã đã có trạm y tế phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tại cơ sở, 100% số trạm y tế đã có bác sỹ, y sỹ. Trung bình 1000 người dân có 10 dường bệnh, nhiều trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện đã được nâng cấp trang bị những dụng cụ chữa bệnh cần thiết. Đã khám và chữa bệnh miễn phí cho hàng chục ngàn người nghèo. Công tác chăm sóc khám chữa bệnh cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cho các đối tượng chính sách được đặc biệt quan tâm. Công tác kế hoạch hóa gia đình đã có những chuyển biến đáng kể cả về nhận thức của người dân lẫn kết quả thực hiện.Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên tiếp tục giảm từ 0.92% năm 2000 xuống còn 0.73% băn 2000. tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2005 là 16.8%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi từ 36% năm 2000 xuống 25% năm 2005. Thực hiện có kết quả khá công tác gia đình và chăm sóc sức khoẻ trẻ em. - Công tác quốc phòng an ninh: Nam đàn là một huyện có vị trí quan trọng trong công tác quốc phòng an ninh. Đứng trên quan điểm đó huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân và cơ sở an toàn làm chủ. Tích cực thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuy, để án "3 yên, 3 giảm". Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được chú trọng. Do đó anh ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh vùng giáo được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không khí xã hội lành mạnh, không có đột biến xấu hoặc điểm nóng xẩy ra. Như vậy Nam Đàn là một huyện có những điều kiện về tự nhiên và kinh tế. xã hội thuận lợi về kết cấu hạ tầng phát triển với quy mô đầu tư được sự quan tâm của nhà nước, tỉnh. Đó là một lợi thế của huyện Nam Đàn so với các huyện khác trong tỉnh cũng như trong nước. Là những thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như như phát triển mô hình kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng. Để thúc đẩy nhanh hơn nữa phát triển sản xuất hàng hoá, trang trại đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát huy lợi thế so sánh của mỗi tiểu vùng thì mới đáp ứng cho nhu cầu phát triển. 1.7 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 12,2%. Tỷ trọng nông lâm thuỷ sản giảm từ 70,6% năm 2000 xuống còn 62,09% năm 2005; công nghiệp- xây dựng tăng từ 12,96% năm 2000 lên 21,03% năm 2005, dịch vụ du lịch từ 16,44% năm 2000 lên 16,87% năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người từ 2,84 triệu động năm 2000 lên 5,8 triệu đồng năm 2005 tăng hơn 2 lần. Sản xuất nông lâm thuỷ sản có bước phát triển đồng đều, một số mặt tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng bình quân 9,3 % năm. Cơ cấu mùa vụ, giống, cây trồng, vật nuôi chuyển đổi khá mạnh theo hướng tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Việc ứng dụgn các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngày càng mở rộng, đưa lúa lai, ngô lai, lạc phủ ni lông, sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn vào sản xuất góp phần tăng năng suất cây trồng. Quỹ đất được sử dụng có hiệu quả đạt hệ số sử dụng đất gần 2,7 lần. Tổng sản lượng lương thực đạt 90500 tấn. Nhiều cơ sở đã chú trọng phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường . Hiện nay có trên 42% đất nông nghiệp đạt 30triệuđồng trở lên/ha/năm trong đó có 15% diện tích đất nông nghiệp đạt 50triệuđồng trở lên/ha/năm. Nghành chăn nuôi có bước phát triển tương đối nhanh, giá trị nghành chăn nuôi đạt 45% giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản. Biểu số 2.3 Giá trị sản xuất Theo giá cố định năm 1994 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng giá trị sản xuất 468655 509854 570232 647580 766804 867660 I Nông lâm thuỷ sản 305400 353238 394245 437181 508618 534820 1 Nông nghiệp 185200 330207 366549 405435 476570 500895 - Trồng trọt 115400 129500 214167 221627 268415 275721 - Chăn nuôi 4800 5400 145740 177058 200155 216164 - D ịch vụ 8000 8172 6642 6750 8000 9000 2 Lâm Nghiệp 14100 14859 8416 9226 9258 9148 3 Thuỷ sản 19280 22520 22790 24787 Theo số liệu thống kê của UBND huyện Nam Đàn Năm 2006 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từng bước tăng trưởng nhanh. Trên địa bàn đã thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân năm là 23,5% năm. 2 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn. 2.1 Thực trạng chung về phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn. Tại huyện Nam Đàn hoạt động sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại đẫ có từ lâu đời nhưng nói chung nhỏ lẻ, manh mún hoạt động sản xuất chủ yếu thiên về tự phát chưa có kế hoạch cụ thể sản xuất chưa gắn với thị trường. Nên các mô hình kinh tế trang trại tại huyện Nam Đàn chưa đem lại lợi ích rõ rệt về mặt kinh tế cũng như xã hội. Nhìn nhận được vấn đề cấp thiết đó tổ chức lãnh đạo tại địa phương đã có sự tổ chức hoạt động sản xuất trong Nông Nghiệp có tổ chức và được sự ủng hộ như cho vay vốn, kỹ thuật,... nên trong những năm gầp đây hoạt động sản xuất từ các trang trại trong nông nghiệp đã có bước phát triển hơn cả về số lượng và chất lượng. Và hơn hết trong hoạt động sản xuất tại các trang trại nông nghiệp thì mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi có xu hướng phát triển rõ rệt và tạo ra sự cân bằng trong trồng trọt và chăn nuôi. Đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân tại địa phương. Chăn nuôi là một thế mạnh kinh tế của vùng, trong những năm qua hoạt động đưa giá trị sản xuất của nghành chăn nuôi từ 129,5 tỷ đồng năm 2001 lên 197 tỷ đồng năm 2004 tăng 67,5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm tăng 13% và chiếm 43% giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản . Chăn nuôi là một thế mạnh của huyện Nam Đàn.Với sự hình thành và phát triển trang trại tại huyện Nam Đàn theo diễn biến chung của từng vùng miền và cả nước đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng của huyện. Hiện nay toàn huyện có 255 trang trại có quy mô 1 ha trở lên và các loại hình trang trại nhỏ. Có 153 trang trại chăn nuôi với tổng diện tích 190,5 ha và 102 trang trại trồng trọt và trang trại trồng trọt chăn nuôi kết hợp với 248,7 ha. Tổng vốn đầu tư 23,51 tỷ đồng thu hút 590 lao động làm việc thường xuyên. 2.2 Các loại hình trang trại chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi tại địa bàn huyện Nam Đàn đang là một thế mạnh lớn trong công tác đổi mới kinh tế tại địa phương, trong các trang trại chăn nuôi có nhiều loại hình chăn nuôi như chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, dê, ... tương ứng vơi những đặc thù và nguồn lực của địa bàn. Biểu số 2.4 Loại hình trang trại chăn nuôi tại huyên Nam Đàn Đơn vị : Con Loại hình 2003 2004 2005 2006 SL % SL % SL % SL % Tổng trang trại  150 100  170 100   208 100  255 100 Trang trại chăn nuôi  70 46,6   90  52,9 120  57,6 153 60 1 Đại gia súc 9 12,9  14 15,6  21  17,5  24 15,6 - 10-20 con  9  14 19  21 - 20- 40 con  0  0  2 3 2 Lợn  14 20  15  16,5   18 15  19  12,4 - 20- 50 con  12 13  12  13 - 50-100 con  2  2  6 6 3 Gia cầm  16 22.8  20  22,2   26 21,6  30  19,6 - 500- 1000 con  16  19  22 26 - 8000 con  0 1  4  4 4 Chăn nuôi dê  14 20  18 20   25 20,8  29 18,9  - 10- 40 con  10  11  9 11 - > 40 con  4 7  16  18 5 Chăn nuôi cá  8 11,4   11 12,3   11 9,16  13 8,5  Theo số liệu thống kê _ UBND huyện Nam Đàn Ghi chú: Tỷ lệ phần trăm tổng trang trại chăn nuôi so với tổng trang trại. Tỷ lệ phần trăm của từng loại trang trại chăn nuôi so với tổng trang trại chăn nuôi. Nhìn chung tình hình trang trại ở địa phương huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng loại hình trang trại chăn nuôi tại Nam Đàn chỉ tập trung chủ yếu vào các loại đầu gia súc, gia cầm có tính phổ biến điều này có rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận và phục vụ cho nhu cầu của huyện là chính chủ yếu tiêu thụ trong vùng với mức giá tương ứng với thu nhập của nông hộ. Nhưng những trang trại chăn nuôi chưa có sự tiếp cận với nhu cầu mới mẻ, chưa thực sự cho giá trị kinh tế cao và tiếp cận với thị trường cao cấp, chưa có bước đột phá trong việc sáng tạo ra phương thức sản xuất mới mà từ đó có mô hình cho giá trị kinh tế cao hơn. Theo số liệu điều t._.p thời cho các hộ nông dân. Trên cơ sở đó các hộ nông dân mới mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuồng trại, xây dựng khu vực lán trại để bảo vệ, trông nom vật nuôi. Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng cho các trang trại. Đối với các khu đất cho thuê thì soát lại xem những trang trại cấp hết hạn điền thì chuyển sang cho thuê theo một giới hạn nhất định để cho nông hộ có kế hoạch sản xuất phù hợp. Tiếp tục vận động chuyển đồi, chuyển nhương đất đai để phát triển trang trại. Các hộ chuyển đổi đất 64 tập trung cùgn với các đất xấu, đất đấu thầu để xây dựng trang trại, căn cứ vào từng loại đất để thực hiện hợp đồng hoặc gia hạn theo quy định của pháp luật. 3.3 Giải pháp về vốn đầu tư phát triển kinh tế trang trại trang trại chăn nuôi Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi là mô hình kinh tế có sự đầu tư đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, con giống, công nghệ kỹ thuật chăn nuôi,... Cái gì cũng cần có vốn đầu tư nhưng thực tế lại cho thấy hầu hết những hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại đang có nhu cầu về vốn. Qua điều tra thực tế số vốn vay thực tế chỉ đáp ứng trên 50% nhu cầu của chủ trang trại. Nhìn chung thực tế những hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại là những hộ có nguồn vốn tự có tương đối lớn với những tư tưởng sáng tạo và ‎y chí làm giàu lớn nên họ luôn có nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất nhất là trong hoạt động sản xuất chăn nuôi ở tại các trang trại có quy mô lớn, có sự tiến bộ trong công tác sản xuất, có lợi nhuận kinh tế cao. Hiện nay thì nguồn vốn đáp ứng cho vay còn rất hạn chế, sự hỗ trợ của nhà nước còn rất hạn chế vì vậy nhà nước cần có những chính sách phù hợp để các trang trại vay vốn một cách thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại. Thực hiện tốt các quyết định của chính phủ về đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn và thuỷ sản, Quyết định số 303/QĐ- UBND huyện Nam Đàn về việc phê duyệt đề án phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản năm 2006- 2010. Có những hoạt động cụ thể hướng dẫn cho các trang trại lập dự án để vay vốn Ngân hàng nông nghiệp và vốn để giải quyết việc làm để phát triển kinh tế trang trại. Cần có sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách lãi suất, thời gian vay vốn phù hợp với chu kỳ kinh doanh. Cần có những hoạt động cụ thể như sự trợ giúp kỹ thuật, tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, huy động nguồn lực các trang trại với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Về chính sách tín dụng phải được ưu đãi với kinh tế trang trại, nên tăng vốn công khai, bình đẳng và hợp pháp. 3.4 Giải pháp về đào tạo và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Con người là mối liên kết giữa tư liệu lao động và đối tượng lao động. Muốn cho hoạt động có hiệu quả cao cần phải có một người lao động có trình độ nhất định đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế lực lượng lao động ở các trang trại phải được đảm bảo cả về số lượng và trình độ nhất định của cả chủ trang trại, lao động gia đình và lao động làm thuê. Thực tế cho thấy tại các trang trại tại huyện Nam Đàn nhìn chung quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu còn các trang trại có quy mô lớn chiếm rất ít nên các trang trại chủ yếu là sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, một số trang trại thuê mướn lao động thời vụ và lao động thường xuyên. Việc thuê mướn lao động là hoạt động bình thường tại các trang trại. Việc sử dụng lao động gia đình và lao động làm thuê góp phần giải quyết việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người lao động từ đó dần nâng cao mức sống của người dân. Hiện nay tình trạng sử dụng lao động làm thuê tại các trang trại chỉ qua sự thoả thuận theo thời gian sử dụng và mức tiền được hưởng với sức lao động đó mà chưa có một chính sách sử dụng lao động nào có tổ chức lãnh đạo từ trên xuống nên cần phải có một chính sách phù hợp sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động làm thuê và cả chủ sử dụng lao động. Cần có những cơ chế chính sách phù hợp để gắn mối quan hệ hai bên cùng có lợi và gắn trách nhiệm của người lao động như không được bỏ công việc khi chưa sự đồng ‎y của chủ trang trại,... với chủ trang trại phải bảo hộ lao động,... Chính quyền địa phương phải hướng dẫn chủ trang trại thực hiện tốt bộ luật lao động, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi thiếu lành mạnh trong sử dụng lao động. Các phòng ban đặc biệt là phòng kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có sự kết hợp khăng khít với nhân dân. Tổ chức các lớp tập huấn, truyền đạt kiến thức kỹ thuật để tạo được những kiến thức nhất định về những gì mình đang làm và làm như thế nào để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. 3.5 Từng bước nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và quản lí cho chủ trang trại và làm tốt hơn công tác chuyển giao kỹ thuật. Công tác chăn nuôi - Chăn nuôi bò: Tiếp tục phát triển các trang trại chăn nuôi trên cả 3 vùng, phát triển nuôi bò sữa. Những hộ gia đình có bò cái lai sind sinh sản nên phối tinh nhân tạo bò Hà Lan để từng bước tạo đàn bò sữa, thực hiện phát triển đàn bò sữa của tỉnh. Với công tác giống phải tiếp tục thực hiện chương trình sind hoá đàn bò, tập trung chỉ đạo mỏ rộng mạng lưới dẫn tinh viên, nhất là các xã chưa có dẫn tinh viên để phục vụ đầy đủ kịp thời trong việc phát triển bò lai sind và bò sữa. - Chăn nuôi lợn: phát triển các trang trại chăn nuôi lợn nạc, tạo ra những sản phẩm có số lượng và chất lượng cao, cung cấp cho thị trường nội địa và hàng hoá cho xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi lợn sinh sản trong đó chú ‎y phát triển nhanh đàn lợn nái ngoại nhất là các trang trại chăn nuôi để sản xuất ra đàn lợn hậu bị ngoại thuần và con giống. Tiếp tục kết hợp với trung tâm giống chăn nuôi của tỉnh, chỉ đạo trạm giống chăn nuôi huyện sản xuất đủ tinh lợn ngoại và tinh lợn móng cái phục vụ địa bàn,...Chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại khi mà nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi phải có tỷ lệ nạc cao nên đòi hỏi các trang trại chăn nuôi lợn thịt phải chọn nuôi lựon tạo ra sản phẩm nạc cao như đại bạch, landrát, ‎yorsia, ... chỉ đạo thực hiện chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. - Chăn nuôi gia cầm: Phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn rộng. Đưa tiên bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến vào chăn nuôi như các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thức ăn công nghiệp. Nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp,... - Chăn nuôi cá: Cần có kế hoạch cụ thể về chăn nuôi cá, tích cực chỉ đạo mở rộng diện tích và thâm canh nuôi cá lúa, cá vụ 3 tận dụng diện tích các hồ thủy lợi. Trang trại chăn nuôi cá cần phải có kế hoạch cụ thể sản xuất với quy mô như thế nào để đảm bảo nhu cầu thức ăn. Và một số phương thức chăn nuôi khác đảm bảo yêu cầu phát triển và đảm bảo số lượng và chất lượng. Công tác thú y Hoạt động chăn nuôi gắn liền với công tác thú y để đảm bảo năng suất và chất lượng của sản phẩm. Thấy được tầm quan trọng của công tác thú y nên UBND huyện Nam Đàn đã đưa ra biện pháp phát triển kinh tế trang trại là thực hiện tốt công tác thú y. Củng cố mạng lưới thú y từ huyện đến xã hoạt động có hiệu quả và phải thực hiện tốt các chức năng: +Quản lí hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh thú y. + Tham mưu cho UBND xã về công tác thú y trên địa bàn, dự tính, dự báo dịch bệnh để kịp thời phòng và chống dịch không để lây lan. + Xây dựng kế hoạch, kiểm tra chỉ đạo côgn tác thú y trong tất cả các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, vừa và nhỏ. + Xây dựng quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thú y trên địa bàn xã. + Thường xuyên tuyên truyền pháp lệnh thú y để nhân dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc phòng bệnh cho gia súc và gia cầm,... + Trạm thú y huyện phải làm công tác cung ứng các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thường xuyên kiểm tra công tác kinh doanh thuốc thú y, chỉ đạo công tác tiêm phòng, kiểm tra kiểm soát giết mổ gia súc. .... -Nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và quản lí cho chủ trang trại và làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật + Đưa các giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao, năng suất và chất lượng tốt vào sản xuất kinh doanh. + Không ngừng đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến các sản phẩm của trang trại nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. + Mở một số lớp đào tạo ngắn hạn sơ cấp, trung cấp nông nghiệp, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật khuyến nông khuyến lâm để tất cả các trang trại trên địa bàn có hiểu biết kỹ thuật và kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nâng cao năng lực chuyên môn, quản lí kinh tế và dịch vụ thương mại cho các chủ trang trại. + Tổ chức cho các chủ trang trại tham quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, hội thảo chuyên đề để rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. + Thành lập và hướng dẫn hoạt động có hiệu quả hiệp hội các trang trại nhằm giúp nhau về kỹ thuật, từng bước tìm đầu ra cho sản phẩm. 3.6 Giải pháp về thức ăn. Trong chăn nuôi điều quan trọng để cho sản phẩm tăng trưởng phát triển tốt đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm thì điều quan trọng là giải quyết vấn đề thức ăn để đảm bảo cho quá trình phát triển đó. Trong nghành chăn nuôi sản phẩm thức ăn đa dạng về chủng loại. Vì vậy cần phải có giải pháp tích cực đảm bảo thức ăn cho nghành chăn nuôi, điều này đòi hỏi có sự quan tâm chỉ đạo việc cung ứng thức ăn từ bên ngoài cũng như quy hoạch phát triển từ bên trong bằng các biện pháp như diện tích để trồng cỏ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp. Từ đó theo tôi cần có một số giải pháp sau để giải quyết vấn đề thức ăn trong các trang trại chăn nuôi tại điạ phương mình: - Các hộ gia đình tại các trang trại chăn nuôi cần phải có sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt để lấy một số sản phẩm từ trồng trọt, áp dụng kỹ thuật tự chế biến thức ăn. - Tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng có sự kết hợp trong chăn nuôi. Trồng các loại cây như ngô, phát triển cây đậu tương hè làm nguyên liệu cho việc chế biến thức ăn gia súc. - Dựa trên diện tích đang có và được sử dụng để trồng thức ăn cho chăn nuôi để có quy hoạch vùng trồng cỏ để phát triển chăn nuôi ổn định. - Cần có kế hoạch cho việc dự trữ thức ăn như rơm rạ cho trâu bò vào mùa mưa rét, ... Cần có kế hoạch thức ăn phù hợp cho từng loại trang trại chăn nuôi: Đối với trang trại chăn nuôi 3.7 Giải pháp về thị trường. Trang trại sản xuất sản phẩm trong nông nghiệp chủ yếu là cung cấp cho thị trường. Sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai là những điều quan trọng trong lập định kế hoạch sản xuất. Bởi thế giải pháp thị trường cho các trang trại chăn nuôi là điều quan trọng chi phối cho các kế hoạch sản xuất cũng như phương thức sản xuất. Nhất là trong giai đoạn này, giai đoạn của nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế hội nhập tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng bên cạnh đó còn rất nhiều thách thức đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì thế điều quan trọng đối với các nhà sản xuất là phải bắt nhịp được với sự chuyển biến này để biến các thách thức thành cơ hội mà từ đó sản phẩm của nông nghiệp nói chung và sản phẩm của chăn nuôi nói riêng có cơ hội xâm nhập vào các thị trường rộng‎ lớn Hiện nay trên các vùng của cả nước đang dần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung. Trong các vùng đó hạt nhân mà trung tâm là hệ thống các nhà máy chế biến(sơ chế và tinh chế). Các nhà máy đã góp phần ổn định thị trường ổng định vùng nguyên liệu. Nhưng nhìn chung công nghiệp chế biến ở nước ta chỉ chủ yếu ở các sản phẩm cao su, cà phê, điều, ... và một số sản phẩm từ chăn nuôi dưới dạng đồ hộp nhưng ở quy mô nhỏ và chỉ ở một số sản phẩm. Nam Đàn là một huyện nông nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm của địa phương cung ứng cho nhu cầu thực phẩm lớn nhất tại thành phố Vinh và một số vùng lân cận là chủ yếu còn một số lượng nhỏ các sản phẩm của địa phương được thu gom lại cung ứng cho các nhà chế biến. Nhưng công tác cung ứng cho các nhà máy chế biến chỉ là những hoạt động không có kế hoạch mà lúc mà nhà máy cần thì có kế hoạch thu gom nhỏ lẻ. Nông hộ tại địa bàn luôn đứng trước những sự e ngại của sự biến động của thị trường. Nên cần có một kế hoạch cụ thể cho thị trường nông sản của địa phương rõ ràng và thực tế hơn. Nhất là đối với các trang trại khi mà quy mô sản xuất lớn. Tạo ra sản phẩm mà thị trường đòi hỏi. Từ đó cần có một số biện pháp thiết thực hơn về công tác thị trường và công nghệ chế biến. Hiện nay sản phẩm của chăn nuôi đã có một số sản phẩm được qua chế biến nhưng nhìn chung ở dạng quy mô nhỏ. Nhìn chung chi phí các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp có xu hướng tăn lên nhưng sản phẩm đầu ra đang bị ách tắc và khó tiêu thụ. Để cho thị trường được ổn định cần phải. Có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ổn định. Nhà nước cần có kế hoạch điều tiết sản xuất. Công nghiệp chế biến thì đang còn ở dạng thô sơ chủ yếu là sơ chế. Đòi hỏi các trang trại chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có công nghệ phù hợp đáp ứng thị trường trong nước và xuất khâủ. Để làm được điều nay cầm có sự tác động và hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước nên thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau để giúp cho trang trại tiêu thụ được sản phẩm, hạn chế được thua thiệt do giá xuống thấp và ứ đọng sản phẩm. - Hình thành các hợp tác xã tiêu thụ, dịch vụ cung ứng vật tư, thực hiện liên kết, liên doanh các trang trại trong việc tiêu thụ sản phẩm. - Các doanh nghiệp nhà nước hình thành các mạng lưới mua bán trực tiếp sanư phẩm đến từng trang trại, hạn chế tư thương ép giá sản phẩm. - Các doanh nghiệp nhà nước hình thành các mạng lưới mua bán trưch tiếo sản phẩm đến từng trang trại, hạn chế tư thương ép giá sản phẩm. - Nhà nước cho phép một số trang trại có điều kiện về vốn, có kinh nghiệm kinh doanh thương nghiệp được trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của họ đồng thời mua gom sản phẩm từ các trang trại khác. 3.8 Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn Như một lẽ tất nhiên ở đâu có hệ thống giao thông, hệ thống điện, bưu chính và thông tin liên lac,... thuận lợi thì ở đó kinh tế phát triển và ở đâu kinh tế phát triển thì mới có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển. Hiện nay đứng trước những yêu cầu của phát triển nhà nước cũng như địa phương có chính sách đầu tư phát triển. Do nguồn vốn hạn hẹp nên phải có chính sách phân bổ nguồn vốn hợp lí với nhu cầu thực tế của từng địa phương, của từng vùng. Lựa chọn đầu tư xây dựng các trung tâm, các cụm kinh tế văn hoá của từng xã, ưu tiên xã khó khăn trước Cùng với việc xây dựng các trung tâm các nhóm kinh tế văn hoá, cần hỗ trợ nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao thông liên thôn, xã. Sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước có tính chất khởi đầu trên cơ sở đó tập trung huy động nguồn lực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. 3.9 Giải pháp về chính sách Hiện nay có rất nhiều vấn đề về thuế nông nghiệp, nếu các chính sách thuế về nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng nếu được quy định hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển và kích thích các trang trại phát triển sản xuất hàng hoá trong điều kiện kinh tế thị trường. Giảm thuế sử dụng đất từ 10% xuống còn 3% để hạn chế chuyển nhượng không làm thủ tục ở các cơ quan nhà nước chính sách có thẩm quyền. Đối với các trang trại thuê đất đồi núi, đất khai hoang thì phải có chính sách miễn thếu,... Triển khai tốt công tác nghị quyết 03/2000/NQ- CP ngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại, quyết định số 07/2006/QĐ- UBND ngày 18/1/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗi trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản. Quyết định số 303/ QĐ- UBND ngày 03/04/2006 của UBND huyện Nam Đàn về việc phê duyệt dự án phát triển trang trại chăn nuôi 2006- 2010. - Hướng dẫn cho các trang trại lập dự án để vay vốn Ngân Hàng nông nghiệp và vốn giải quyết việc làm để phát triển kinh tế trang trại. - Hỗ trợ kinh phí để tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ chăn nuôi cho các chủ trang trại. Có chính sách phù hợp trong chỉ đạo trực tiếp cán bộ và người dân cùng làm. Các chủ trang trại được trực tiếp chỉ đạo cặn kẽ phù hợp với tình trạng thực tế trang trại của mình. Kết luận và kiến nghị Như một quy luật của sự phát triển kinh tế trang trại ra đời mở ra một phương thức sản xuất mới phù hợp với điều kiện của thời đại. Nó là mô hình chuyển từ nền sản xuất tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá đưa ra thị trường. Nam Đàn là một huyện thuần nông, mô hình kinh tế trang trại mở ra tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân lao động. Hoạt động sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi của huyện làm nền tảng với các mô hình chăn nuôi bò, lợn, gia cầm,... với kết quả kinh doanh khá cao. Sự phát triển của mô hình sản xuất mới này không những nâng cao năng suất thực tế của mô hình sản xuất kinh doanh đó mà từng bước sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của địa phương như đất đai, lao động. Hơn thế nữa mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi đã đưa sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơi mà nền công nghệ tiên tiến từng bước xâm nhập vào cuộc sống của nhân dân. Để mà từ đó hoạt động này kinh tế trang trại chăn nuôi ngày càng được sự ủng hộ của cơ quan chính quyền địa phương cũng như các dự án đầu tư của chính phủ, tỉnh Nghệ An và huyện nhà. Giải quyết được các vấn đề bức xúc trước mắt cũng như những kế hoạch lâu dài khi nền kinh tế hội nhập. Hoạt động sản xuất kinh tế trang trại tạo điều kiện cho nông hộ khai thác những lợi thế của nền kinh tế hàng hoá mà từ trước tới giờ nền kinh tế tự cung tự cấp không có được. Mô hình kinh tế trang trại trong chăn nuôi đã đưa lại thu nhập khá cao cho các trang trại bình quân từ 40- 50 triệu đồng/ năm. Có một số trang trại chă nuôi gia cầm đem lại thu nhập từ 70- 80 triệu đồng/năm. Song nhìn chung vẫn còn một số vấn đề chưa nhìn nhận ra và đầu tư chưa đúng mức và còn một số hạn chế làm ảnh hướng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Trong thời gian tới để cho hoạt động của các trang trại chăn nuôi phát triển nhanh và đúng hướng tôi có một số kiến nghị sau: - Về đất đai cần có chính sách giao đất trống đồi trọc, đất hoang hoá vận động khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các trang trại chăn nuôi như bò, dê,... để mặt bằng chăn thả cũng như trồng cỏ, thức ăn,...Quy hoạch đất đai phải phù hợp với yêu cầu cần có của sự phát triển kinh tế trang trại như xa khu dân cư sinh sống, gần những vùng nguyên liệu thức ăn, khu chế biến, - Chính sách về thị trường cần phải có kế hoạch cụ thể, phân tích thị trường. Tìm kiếm đối tác lâu dài để ổn định sản xuất đối với các nhà sản xuất nhỏ lẻ,... - Hỗ trợ cho nông dân áp dụng các máy móc vào sản xuất nông nghiệp dưới hình thức trợ giá, vay không lãi, trả góp không lãi,... - Có các lớp tập huấn kinh nghiệm sản xuât, tham quan giới thiệu các mô hình kinh tế ở nơi khác nhằm tạo nền tảng học hỏi cho các chủ trang trại. - Tạo điều kiện vay vốn hỗ trợ sản xuất với mức lãi thấp hoặc không có lãi. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Thực trạng và giải pháp phát triển trang trại thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia Hà Nội năm 2000. 2 Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về tiếp tục đổi mới phát triển nông nghiệp- nông thôn. NXB nông thôn, NXB nông nghiệp HN 1993. 3. Đề án phát triển kinh tế trang trại tại huyện Nam Đàn. Nam Đàn tháng 10/2005 4. Báo cáo tổng hợp " Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Nam Đàn thời kỳ 2000- 2010. 5. Giáo trình kinh tế Nông Nghiệp. NXB Thống kê - Hà Nội năm 2004 6. Giáo trình Quản trị kinh doanh Nông Nghiệp. NXB lao động- xã hội- Hà Nội 2005. 7. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống kê - Hà Nội năm 2002. 8. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Nam Đàn nhiệm kỳ 2005- 2010. 9. Tổng hợp phát triển kinh tế trang trại từ 2003- 2007 Huyện Nam Đàn. 10. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 06 của BTV Huyện uỷ Nam Đàn về chương trình phát triển chăn nuôi (2002 - 2004). 11. Đề án phát triển chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn 2006- 2010 12. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi qua 5 năm từ 2001 - 2005. 13. Ngoài ra còn sử dụng một số tạp chí và báo như: - Tạp chí nghiên cứu kinh tế. - Tạp chí kinh tế phát triển - Tạp chí kinh tế và dự báo. - Tạp chí kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Báo Nông nghiệp Việt Nam. - Báo kinh tế mới - Các trang chọn về vấn đề hội nhập WTO Danh mục bảng biểu Biểu số 2.1 Cơ cấu diện tích đất đai huyện Nam Đàn................................25 Biểu số 2.2 Cơ cấu lao động huyện Nam Đàn.............................................27 Biểu số 2.3 Tổng giá trị sản xuất huyện Nam Đàn......................................32 Biểu số 2.4 Loại hình trang trại chăn nuôi huyện Nam Đàn.......................34 Biểu số 2.5 Trình độ văn hoá chủ trang trại chăn nuôi................................37 Biểu số 2.6 Trình độ chuyên môn chủ trang trại chăn nuôi ........................38 Biểu số 2.7 Phân loại trang trại theo quy mô đất.........................................40 Biểu số 2.8 Nguồn vốn chủ trang trại..........................................................41 Biểu số 2.9 Lao động của trang trại chăn nuôi ...........................................42 Biểu số 2.10 Tổng giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá trang trại chăn nuôi huyện Nam Đàn...................................................46 Biểu số 2.11 Chi phí vật chất bình quân .....................................................47 Biểu số 2.12 Thu nhập bình quân trang trại chăn nuôi ...............................48 Mục lục Mở đầu.............................................................................................................1 Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi..........................................................................................................4 1 Vai trò và đặc điểm của kinh tế trang trại.....................................................4 1.1 Khái niệm và đặc trưng của trang trại...................................................4 1.2 Sự cần thiết phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi................................7 1.2.1 Vai trò của chăn nuôi.......................................................................7 1.2.2 Vai trò của trang trại chăn nuôi......................................................8 1.3 Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại chăn nuôi..................................10 1.4 Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng..........................................................................................11 1.5 Lịch sử hình thành và phát triển trang trại và trang trại chăn nuôi ở Việt Nam................................................................................................................13 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển Trang trại chăn nuôi ở Việt Nam.........................................................................................................16 2.1 Nhân tố tự nhiên.................................................................................17 2.2 Nhân tố kinh tế xã hội........................................................................18 2.3 Đường lối chính sách và chủ trương của Đảng...................................20 2.4 Hội nhập và vấn đề đặt ra cho phát triển thị trường............................21 Chương 2: Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.......................................................................................21 1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Nam đàn ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi.................................................................................21 1.1 Vị trí địa lí...........................................................................................21 1.2 Tài nguyên khí hậu ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi......................22 1.3 Tình hình sử dụng đất đai....................... ...........................................23 1.4 Tình hình dân số lao động.....................................................................25 1.5 Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng ..........................................................27 1.5.1 Thuỷ lợi..........................................................................................27 1.5.2 Giao thông nông thôn.....................................................................27 1.5.3 Hệ thống điện.................................................................................28 1.6 Công tác y tế giáo dục...........................................................................28 1.7 Tình hình phát triển kinh tế của huyện..................................................30 2 Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn..................31 2.1 Thực trạng chung về phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn..................................................................................................................31 2.2 Các loại hình trang trại chăn nuôi..........................................................32 2.3 Tình hình về chủ trang trại chăn nuôi....................................................35 2.4 Các yếu tố sản xuất................................................................................37 2.5 Tình hình đầu tư thâm canh...................................................................41 2.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi....................43 3 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi tại Huyện Nam Đàn.........................................................................................................43 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh.................................................................44 3.1.1 Giá trị sản xuất...............................................................................44 3.1.2 Giá trị sản phẩm hàng hoá..............................................................44 3.2 Chi phí vật chất của các trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn........46 Chương 3 Phương hướng và giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam đàn........................................................................................52 1 phương hướng phát triển kinh tế của mô hình kinh tế trang trại.................52 1.1 Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm tới..................................................................................................52 1.1.1 Phát triển kinh tế trang trại gắn với tình hình thực tế của địa phương, nhu cầu thực tế của sản phẩm sản xuất..............................................52 1.1.2 Phát triển các loại hình kinh doanh của chủ trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá.......................................................................52 1.1.3 Phát triển trang trại phải gắn với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường........................................................................................53 1.1.4 Phát huy nội lực trong nông nông nghiệp.......................................53 1.1.5 Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lí của nhà nước.................54 1.2 Phương hướng chung về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi............54 2 Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn- Tỉnh Nghệ An...............................................55. 2.1 Phương hướng chung và mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn..............................................................................................55 2.1.1 Khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng, từng địa phương để phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá....................................56 2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôii cần hướng tới gắn kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chương trình khép kín.....56 2.1.3 Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn cần gắn kết với các hình thức liên kết kinh tế ..............................................................56 2.1.4 Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu..............................................................................57 2.2 Mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi đến năm 2010.................58 3 Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện Nam Đàn trong thời gian tới....................................................................................................................58 3.1 Tiếp tục rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trang trại ..........................................................................................58 3.2 Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về quản lí đất đai tạo điều kiện pháp lí cho trang trại và trang trại chăn nuôi phát triển...........................................60 3.3 Giải pháp về vốn đầu tư ........................................................................60 3.4 Giải pháp về đào tạo và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực..................61 3.5 Từng bước nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật và quản .....................63 3.6 Giải pháp về thức ăn..............................................................................65 3.7 Giải pháp về thị trường..........................................................................66 3.8 Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ......................67 3.9 Giải pháp về chính sách.......................................................................68 Kết luận và kiến nghị .....................................................................................69 Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................71 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32110.doc