P.pháp Kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư & TM Việt Thái vận dụng hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam

Lời mở đầu Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển,xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá ngày càng trở nên phổ biến. Điều này đã đặt ra cho nền kinh tế nước ta một thách thức to lớn: Việt Nam làm thế nào để thiết lập được các mối quan hệ kinh tế quốc tế ? Làm thế nào để Việt Nam hoà nhập vào xu hướng đó ? Việt Nam có thể dựa vào tiềm năng và thế mạnh gì của mình để phát triển nền kinh tế ? Để vượt qua những thách thức đó, Việt Nam tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Chính

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu P.pháp Kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư & TM Việt Thái vận dụng hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương mại quốc tế là sợi dây kết nối nền kinh tế của các nước tạo ra hiệu quả chung cho quá trình phát triển. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hoá giữa các nước với nhau,các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển đa dạng hơn. Hay nói cách khác các hoạt động xuất nhập khẩu là một tất yếu khách quan của nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,để có thể quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu, đảm bảo cung cấp các thông tin một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả tình hình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đạt được ba mục tiêu chiến lược: lợi nhuận, vị thế, an toàn. Nhập khẩu hàng hoá là một hoạt động rất cơ bản trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại,nó góp phần thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển hơn nữa. Kế toán hoạt động nhập khẩu đã và sẽ luôn là công cụ để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kim nghạch nhập khẩu hàng hoá, tình hình thanh toán với nhà cung cấp, đồng thời giám sát việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đứng vững trên thị trường. Do đó trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu muốn tổ chức hoạt động kinh doanh của mình nhằm thu được nhiều lợi nhuận thì việc hoàn thiện quá trình hạch toán là một yêu cầu bức xúc và cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán hàng nhập khẩu, sau quá trình học tập và đi sâu tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam “. Nội dung của đề tài là tập trung nghiên cứu lý luận về kinh doanh nhập khẩu và công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ Nhập khẩu của công ty.Dựa vào thực tế của công ty em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức và thực hiện tốt quá trình hạch toán đó. Về kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em gồm ba chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chương II :Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái. Chương III : Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn,bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng các bạn. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Lưu Thị Duyên cùng các anh chị trong phòng kế toán và toàn thể công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1. vai trò và đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 1.1.1. Vai trò của nghiệp vụ nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là một mặt quan trọng của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu chính là việc mua hàng hoá ở nước ngoài về để sản xuất, hoặc để bán trong nước cũng như ngoài nước nhằm thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vì vậy nhập khẩu sẽ tác động một cách trực tiếp, quyết định đến sản xuất và đời sống kinh tế xã hội trong nước. Nhập khẩu để bổ xung những hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế cho những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có hiệu quả. Cả hai mặt nhập khẩu bổ xung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Vì nền kinh tế nước ta con non kém, kỹ thuật lạc hậu, vốn đầu tư ít, trình độ quản lý còn hạn chế thì việc nhập khẩu máy móc,thiết bị, vật tư,vốn,công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giải được bài toán phát triển của nền kinh tế còn lạc hậu, giúp chúng ta có thể đi tắt đón đầu, nhanh chóng nắm bắt được khoa học công nghệ hiện đại,từng bước thu hẹp khoảng cách và bắt kịp trình độ phát triển cảu các nước trong khu vực và trên thế giới.Trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng hoạt động nhập khẩu có vai trò rất quan trọng. - Nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, làm cho hàng hoá phong phú đa dạng hơn, thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống. Đồng thời nhập khẩu làm cho nền kinh tế cân đối do không bị thiếu hụt hàng hoá nên làm cho nền kinh tế ổn định. - Nhập khẩu tạo ra sức cạnh tranh lành mạnh với sản xuất trong nước. Khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã từ đó đưa nền sản xuất nội địa đi lên. - Nhập khẩu để tranh thủ khai thác được mọi tiềm năng thế mạnh về hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như giao lưu văn hoá nhằm mở rộng quan hệ kinh tế, đối ngoại tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trên thương trường quốc tế. - Nhập khẩu còn là bộ phận cấu thành nên cán cân xuất nhập khẩu. Thông qua cán cân này người ta có thể đánh giá khả năng phát triển kinh tế của một nước. - Nhẩp khẩu tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa đất nước hội nhập với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. - Nhập khẩu thúc đẩy xuất khẩu,vì nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Đối với nước ta hiện nay đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước thì nhập khẩu càng giữ vai trò quan trọng. 1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ nhập khẩu 1.1.2.1. Phạm vi và thời điểm xác định hàng nhập khẩu Hàng nhập khẩu là hàng hoá mà các doanh nghiệp mua từ nước ngoài theo các hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết giữa nước ta và nước ngoài. Hàng nhập khẩu có thể được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và với nhiều loại giá khác nhau. Hàng hoá nhập khẩu thường là những hàng nhập phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu và phục vụ cho sự phát triển kinh tế quốc dân mà trong nước khan hiếm. Những hàng hoá được coi là hàng nhập khẩu bao gồm: - Hàng nhập từ nước ngoài được vận chuyển qua biên giới để phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương. - Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ triển lãm, sau đó nước ta mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng tại khu chế xuất bán tại thị trường Việt Nam để thu ngoại tệ. 1.1.2.2. Thời điểm xác định hàng nhập khẩu Hàng hoá được xác định là Nhập khẩu khi người nhập khẩu nắm quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu về tiền tệ hoặc có nghĩa vụ thanh toán tiền cho người nhập khẩu. Thời điểm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và chuyên chở. Thứ nhất: Nếu hàng hoá nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thì được tính từ ngày hàng hoá đến hải phận nước nhập, hải quan đã ký vào tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu. Thứ hai: Nếu hàng nhập khẩu vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường bộ thì thời điểm xác định hàng nhập khẩu là khi hàng hoá đến ga, trạm biên giới nước nhập khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. Thứ ba: Nếu hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không thì thời điểm xác định hàng nhập khẩu tính từ ngày hàng hoá đến sân bay đầu tiên của nước nhập khẩu theo xác nhận của hải quan. 1.1.3. Các hình thức và phương thức nhập khẩu 1.1.3.1. Các hình thức tiến hành nhập khẩu - Nhập khẩu trực tiếp: Hình thức này chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được Bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong trường hợp nhập khẩu trực tiếp đơn vị được tự đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế nước ngoài, tổ chức quá trình nhập khẩu mua bán hàng hoá và tự cân đối tài chính cho từng thương vụ đã ký kết trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế . - Nhập khẩu uỷ thác: Nhập khẩu uỷ thác là hình thức nhập khẩu mà các doanh nghiệp trong nước có khả năng tài chính nhưng không có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu trực tiếp nên phải nhờ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác trong nước có đầy đủ điều kiện thuận lợi nhập khẩu hộ. Theo hình thức này đơn vị uỷ thác là đơn vị kinh doanh số hàng nhập và trả hoa hồng cho đợn vị nhận uỷ thác, còn đơn vị nhận uỷ thác chỉ được hoa hồng theo sự thoả thuận của hai bên và khoản hoa hồng này coi là doanh thu. - Nhập khẩu hỗn hợp:Hình thức này là sự kết hợp của hai hình thức trên. Doanh nghiệp vừa nhập khẩu trực tiếp,vừa nhờ doanh nghiệp khác nhập khẩu hộ. Cả ba hình thức nhập khẩu trên đều phải thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế đã được ký kết. 1.1.3.2. Các phương thức kinh doanh nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu được tồn tại dưới nhiều phương thức khác nhau. Trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp nhập khẩu theo hai phương thức sau: - Nhập khẩu theo nghị định thư: Là phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp tuân theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Nhà nước giao cho một số đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu có uy tín tiến hành nhập khẩu rồi phân phối cho các đơn vị trong nước theo chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước đã ký kết với bên nước ngoài. Các đơn vị xuất nhập khẩu có trách nhiệm nhập hàng theo đúng chất lượng, số lượng qui định trong nghị định thư, tiến hành giao hàng đúng địa chỉ, thu tiền hàng và nộp cho ngân sách nhà nước. Trước đây phương thức này ở nước ta được áp dụng phổ biến trong thời bao cấp nhưng hiện nay chỉ được dùng hạn chế đối với một số mặt hàng đặc biệt. - Nhập khẩu theo phương thức tự cân đối: Là phương thức hoạt động mà đơn vị phải hoàn toàn chủ động tổ chức nhập khẩu từ khâu đầu đến khâu cuối. Các vấn đề như nguồn hàng, tài chính, phương thức giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng đều do đơn vị tự tiến hành và cân đối sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Đây là phương thức nhập khẩu được sử dụng chủ yếu do tính năng động cao. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi các đơn vị phải có đủ trình độ nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế mới có thể tránh được rủi ro. 1.1.4. Các điều kiện giao dịch cơ bản trong thương mại quốc tế. 1.1.4.1. Điều kiện cơ sở giao hàng: Hiện nay điều kiện cơ sở giao hàng được thực hiện theo Incoterm 2000 (International Commercial Term ) bao gồm 13 điều kiện chia thành bốn nhóm khác nhau về cơ bản cụ thể. Thứ nhất là nhóm ‘E’: người bán đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua ngay tại xưởng của người bán (EXW). Thứ hai là nhóm ‘F’: người bán được yêu cầu giao hàng hoá cho một người chuyên chở do người mua chỉ định (FCA, FAS, FOB). Tiếp theo là nhóm ‘C’: người bán phải ký hợp đồng vận tải, nhưng không chịu rủi ro về mất mát hư hại đối với hàng hoá hoặc các phí tổn phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau khi đã gửi hàng hoặc bốc hàng lên tàu (CFR, CIF, CIP, CPT). Cuối cùng là nhóm ‘D’: người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro cần thiết để đưa hàng hoá tới nơi đến (DAF, DES, DDU, DDP). EXW (ex work) : Giao tại xưởng (...địa điểm qui định) FCA (Free carrier ) : Giao cho người chuyên chở FAS (Free alongside ship ): Giao dọc mạn tàu FOB (Free on board ): Giao lên tàu CFR (Cost and freight ): Tiền hàng và cước phí CIF (Cost, insurance and freight ): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí CPT (Carriage paid to...): Cước trả tới CIP (Carriage and insurance paid to ): Cước phí và bảo hiểm trả tới DAF (Delivered at frontier ): Giao tại biên giới DES (Delivered ex ship ): Giao tại tàu DEQ (Delivered ex quay ): Giao tại cầu cảng DDU (Delivered duty unpaid ): Giao tại đích chưa nộp thuế DDP (Delivered duty paid ): Giao tại đích đã nộp thuế 1.1.4.2. Điều kiện về giá thanh toán Để phù hợp với tình hình kinh tế và đặc điểm xuất nhập khẩu hiện nay ở Việt Nam,người ta thường sử dụng các loại giá sau: + Giá FOB: Giá giao tính đến khi xếp hàng xong lên phương tiện vận chuyển tại cảng của người xuất. Theo loại giá này, người mua phải chịu trách nhiệm thuê tàu, chịu chi phí vận chuyển, bảo hiểm và chịu mọi rủi ro về hàng hoá kể từ khi đã qua khỏi lan can tàu ở cảng đi. Người bán phải giao hàng lên tàu do người mua chỉ định, thông báo cho người mua và cung cấp các chứng từ cần thiết cho người mua. Hàng hoá thuộc về người mua khi hàng hoá thuộc phạm vi trong phương tiện vận chuyển. + Giá CIF: Bao gồm giá FOB cộng phí bảo hiển và cước phí vận tải. Theo giá này người bán phải thuê tàu và chịu các chi phí từ cảng đi đến cảng đến, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá với điều kiện tối thiểu và chịu mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển. Vật tư hàng hoá chỉ chuyển quyền sở hữu sang người mua khi hàng đã qua khỏi phương tiện vận chuyển của người bán. Người mua có trách nhiệm nhận hàng và chịu mọi chi phí dỡ hàng ở cảng đến, chịu mỏi rủi ro về hàng hoá từ khi hàng qua khỏi lan can tàu ở cảng đến. + Giá FCA: Theo giá này người bán phải giao hàng cho người vận tải công cộng do người mua chỉ định để trở hàng đến cho người mua và cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết cho người mua. Người mua phải chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng hoá đã được giao cho người vận tải được chỉ định. + Giá CFR: Bao gồm tiền hàng và cước phí. Với điều kiện này mọi trách nhiệm của bên mua và bên bán tương tự như ở giá CIF trừ bảo hiểm. Người bán không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá, có thể mua bảo hiểm hộ nếu người mua yêu cầu và chịu phí. Các doanh nghiệp ở nước ta khi xuất khẩu thường sử dụng giá FOB còn khi nhập khẩu thường sử dụng giá CIF. Việc sử dụng giá CIF đảm bảo an toàn hơn cho việc nhập khẩu cũng như tránh được các thủ tục rườm rà như thuê tàu, bảo hiểm..Tuy vậy sử dụng giá CIF có nhược điểm là không tạo điều kiện cho nghành vận tải và bảo hiểm phát triển hay nói cách khác là đã không sử dụng hết nguồn lực trong nước. 1.1.4.3. Điều kiện về đồng tiền thanh toán Trong hoạt động nhập khẩu ở nước ta đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ, có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc cũng có thể là đồng ngoại tệ mạnh của nước thứ ba. Vì vậy khi phản ánh trên sổ sách kế toán phải quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái. Kế toán có thể quy đổi theo tỷ giá hối đoái thực tế của liên ngân hàng công bố tại thời điểm có các hoạt động liên quan đến ngoại tệ. 1.1.4.4. Điều kiện về thời gian thanh toán - Hình thức trả tiền trước ( Advanced payment): Trả tiền trước là sau khi kí hợp đồng, hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu,nhưng trước khi giao hàng thì bên nhập khẩu đã trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần số tiền hàng. - Hình thức trả tiền sau: Với cách trả tiền này thi sau một thời gian nào đó kể từ khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng(như hai bên đã thoả thuận),người nhập khẩu ssẽ tiến hành thanh toán. Đây thực chất là hình thức cấp tín dụng của người xuất khẩu cho người nhập khẩu. Người xuất khẩu có thể gặp rủi ro,còn người nhập khẩu thường phải trả giá hàng hoá cao hơn trường hợp trả tiền ngay. - Hình thức trả tiền ngay: Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải tại nơi giao hàng chỉ định,hay ngay sau khi người nhập khẩu nhận được bộ chứng từ thanh toán. Việc xác định thời hạn trả tiền do thoả thuận của các bên và được ghi trong hợp đồng đã ký. 1.1.4.5. Điều kiện về phương thức thanh toán trong nhập khẩu Phương thức thanh toán luôn là một trong những điều kiện quan trọng đối với cả bên mua và bên bán trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, nhất là buôn bán quốc tế. Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Việc sử dụng phương thức này thay cho các phương thức khác thường xuất phát từ nhu cầu,điều kiện cũng như lợi thế của đôi bên. Sau đây là các phương thức thanh toán thường dùng trong hoạt động nhẩp khẩu. + Phương thức chuyển tiền (Remitance trasfer ): Là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình,chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu ở một thời điểm xác định,bằng một phương tiện chuyển tiền đã thoả thuận. Quy trình thanh toán: (1) Người Xuất khẩu Người Nhập khẩu (2) (4) (3) Ngân hàng đại lý Ngân hàng chuyển tiền (1). Ký kết hợp đồng. (2). Người Nhập khẩu làm giấy đề nghị chuyển tiền gửi tới ngân hàng chuyển tiền. (3). Ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài thông qua ngân hàng đại lý. (4). Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người Xuất khẩu. +Phương thức ghi sổ (Open account): Là phương thức thanh toán trong đó người Xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì mở một tài khoản(mộtquyển sổ) để theo dõi nợ đối với người Nhập khẩu. Đến định kỳ thanh toán mà hai bên đã thoả thuận người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả cho người bán. Đây cũng là phương thức cấp tín dụng của nhà xuất khẩu đối với nhà nhập khẩu. (1) Quy trình thanh toán: Người Xuất khẩu Người Nhập khẩu (2) (3) (3) Ngân hàng phục vụ người bán Ngân hàng phục vụ người mua (3) (1). Căn cứ vào hợp đồng người bán tiến hành giao hàng cho người mua. (2). Người bán thông báo nợ trực tiếp cho người mua. (3). Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả cho người bán. + Phương thức nhờ thu (Collection of payment ): Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập một thư uỷ thác nhờ thu cùng với hối phiếu gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua. Các loại nhờ thu: - Nhờ thu phiếu trơn: Là loại nhờ thu mà trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra còn bộ chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. Quy trình thanh toán: Người Xuất khẩu Người Nhập khẩu (1) (7) (2 ) (4) (5) (3) Ngân hàng phục vụ người Xuất khẩu Ngân hàng phục vụ người Nhập khẩu (6) (1). Người bán gửi hàng cùng toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua. (2). Người bán lập thư uỷ thác nhờ thu cùng với hối phiếu sang ngân hàng phục vụ mình. (3). Ngân hàng phục vụ người bán chuyển thư uỷ thác nhờ thu cùng với hối phiếu sang ngân hàng phục vụ người mua. (4). Ngân hàng phục vụ người mua chuyển hối phiếu cho người mua. (5). Người mua kiểm tra hối phiếu để trả tiền cho người bán thông qua ngân hàng phục vụ người bán và ngân hàng phục vụ người mua - Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thứ nhờ thu trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng với điều kiện người mua có trả tiền hay chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người mua để người mua nhận hàng. Trình tự thanh toán gần giống nhờ thu phiếu trơn chỉ có điều bộ chứng từ không đi cùng hàng hoá mà đi cùng hối phiếu đến ngân hàng. + Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit): Là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng(người đề nghị mở thư tín dụng) sẽ tiến hành trả tiền cho một người khác(người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán hoàn toàn phù hợp với các nội dung của thư tín dụng Quy trình thanh toán: (2) (5) (6) Ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng mở L/C (6) (8) (5) (1) (7) (3) (4) Người Nhập khẩu Người Xuất khẩu (1). Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng(letter of credit- L/C ) gửi đến ngân hàng mở L/C yêu cầu ngân hàng này mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng. (2). Căn cứ vào đơn xin mở L/C , ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và chuyển cho ngân hàng thông báo L/C. (3). Ngân hàng thông báo sẽ báo cho người xuất khẩu về nội dung của L/C. (4). Người xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng cho người NK. (5). Người xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình qua ngân hàng thông báo L/C chuyển cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán. (6). Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp,ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán chuyển toàn bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo L/C gửi trả cho người xuất khẩu. (7). Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. (8). Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở L/C nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Các loại L/C trong thanh toán quốc tế bao gồm: -Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable of credit) -Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irevocable letter of credit) -Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit) -Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recource letter of credit) -Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling letter of credit) -Thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit ) -Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deffred payment letter of credit ) -Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit ) -Thư tín dụng đối ứng (Reciproval letter of credit ) -Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit ) Hiện nay phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế hàng xuất nhập khẩu vì nó đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu về việc thanh toán đúng đủ, kịp thời tiền bán hàng đồng thời cũng đảm bảo cho người nhập khẩu nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng mẫu mã, kiểu dáng và thời gian. + Phương thức uỷ thác mua (Authority to purchase): Là một phương thức thanh toán,trong đó ngân hàng nước người mua,theo yêu cầu của người mua viết thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu ngân hàng này thay mặt mình để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư uỷ thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ. Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phục vụ người mua do đó người bán đòi hỏi phải có sự đảm bảo trả tiền bằng chính ngân hàng nước mình. Đến lượt ngân hàng nước người bán đòi ngân hàng phục vụ người mua phải có vốn gửi trước tại ngân hàng này thì mới có thể mở L/C được. + Phương thức thư đảm bảo trả tiền(Letter of guarantee): Là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng bên người mua yêu cầu người mua viết thư cho người bán (gọi là thư đảm bảo trả tiền) đảm bảo sau khi hàng của bên bán đã gửi đến địa điểm của bên mua quy định sẽ trả tiền hàng. Có ba hình thức đảm bảo trả tiền: - Kiểm nghiệm xong trả tiền - Hàng đến trả tiền - Hàng đến trả một phần, phần còn lại sau khi có kết quả kiểm nghiệm xong sẽ trả nốt. Ngoài ra để hỗ trợ cho việc thanh toán người ta còn sử dụng các phương tiện thanh toán trong ngoại thương là hối phiếu và séc. - Hối phiếu : Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo mệnh lệnh của người này trả tiền cho một người khác hoặc trả tiền cho người cầm hối phiếu. - Séc: Là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do khách hàng của ngân hàng trích một số tiền từ tài khoản của mình ở ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc người chỉ định trên séc. Tóm lại: Thanh toán quốc tế hoàn toàn khác với thanh toán trong nước. Nếu như thanh toán trong nước chỉ liên quan đến phạm vi trong một quốc gia thì thanh toán quốc tế liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Đồng tiền của mỗi nước được quy định riêng tuỳ thuộc vào nước đó vì vậy chúng có đặc điểm riêng. Chính vì vậy trong khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế cần phải quy định rõ việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán và tính toán. Ngoài ra ngoại tệ trong thanh toán quốc tế thường tồn tại dưới các hình thức như: điện chuyển tiền, thư chuyển khoản, hối phiếu, séc ghi bằng ngoại tệ, tất cả việc thanh toán giữa các nước đều được tiến hành qua ngân hàng. 1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ nhập khẩu 1.2.1. Yêu cầu quản lý đối với nghiệp vụ nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một tiềm lực kinh tế đủ mạnh, trình độ hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương,tập quán kinh doanh quốc tế, luật pháp quốc tế ở một mức độ nhất định. Trong điều kiện hiện nay, mức độ cạnh tranh là tương đối cao giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp này hầu hết hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo đời sống của người lao động nên việc hiệu qủa hoạt động là rất quan trọng. Muốn đạt được các yêu cầu đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm tốt khâu quản lý. Đối với nghiệp vụ nhập khẩu thì việc quản lý các giai đoạn của quá trình này là tối cần thiết. Để quản lý tốt với từng giai đoạn trong quá trình nhập khẩu phải đảm bảo được những yêu cầu sau: - Yêu cầu đối với nhà quản lý trước khi đi ký kết hợp đồng là phải nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường, cung cầu của các loại hàng hoá dịch vụ mà ta dự định sẽ ký kết hợp đồng, phải hiểu rõ những quy luật vận động của thị trường đặc biệt là giá cả hàng hoá. Hơn nữa nhà quản lý cần phải quan tâm đến sự biến động khó lường của tỷ giá trên thị trường, cần đặt ra nhiều giả thiết nhằm tránh được rủi ro biến động lên xuống của tỷ giá. Đồng thời trước khi ký kết hợp đồng các nhà quản lý phải nắm chắc các điều khoản chủ yếu trong một hợp đồng như: điều khoản tên hàng, phẩm chất, số lượng, giá cả thanh toán.Ngoài ra còn phải nắm vững pháp luật về hợp đồng kinh tế, các thông lệ luật lệ quốc tế trong quan hệ hoạt động ngoại thương. - Một yêu cầu nữa là khi thực hiện hợp đồng doanh nghiệp phải bám sát các điều khoản của hợp đồng, tuân thủ chặt chẽ mọi điều khoản nhưng vẫn phải đảm bảo mức chi phí bỏ ra tối thiểu nhằm nâng cao hiệu quả cũng như tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Muốn làm được như vậy bắt buộc doanh nghiệp cần thực hiện tốt từ khâu đầu như mở L/C, kiểm tra hàng hoá kỹ lưỡng cả về số lượng lẫn chất lượng trước khi nhập kho.... cho đến khâu cuối là thanh lý hợp đồng. - Khi hàng nhập khẩu về kho phải quản lý giám sát thật chặt chẽ, điều này yêu cầu cán bộ công nhân viên phải có trình độ nghiệp vụ chắc chắn trong quản lý và bảo quản lý hàng hoá. - Khi hàng nhập khẩu được đem đi tiêu thụ, cần phải tính toán sao cho hàng bán mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Như vậy, quản lý hoạt động nhập khẩu phải đảm bảo sự chặt chẽ trong từng thương vụ, từng hợp đồng kể từ khâu nhập đến khâu tiêu thụ mới có thể tính toán được chính xác kết qủa mỗi thương vụ, đẩy mạnh vòng quay của vốn. 1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ nhập khẩu Xuất phát từ những yêu cầu quản lý đối với hoạt động nhập khẩu, đòi hỏi công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu hàng hoá cả về số lượng, trị giá theo từng mặt hàng ,nhóm hàng. Đây là nhiệm vụ đầu tiên cơ bản và quan trọng bởi vì thông qua việc phản ánh của kế toán các nhà lãnh đạo mới có thể nắm được toàn bộ các nghiệp vụ nhập khẩu phát sinh, trên cơ sở đó kiểm tra việc chấp hành chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước trong doanh nghiệp, kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch nhập khẩu và tiêu thụ từ đó có biện pháp hoàn thiện công tác kimh doanh nhập khẩu để thu được lợi nhuận tối đa. Thứ hai: Kiểm tra, giám đốc tình hình thanh toán kịp thời giữa các bên. Trong quá trình kinh doanh nói chung và tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, hiện nay không tránh khỏi tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau. Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về vốn, một bộ phận lớn vốn kinh doanh là vay từ ngân hàng. Việc chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý đặc biệt là kế toán phải giám sát chặt chẽ tình hình vật tư tiền vốn của đơn vị, đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra thông suốt với hiệu qủa cao. Đối với kế toán thì đây là một trong những yêu cầu bức xúc. Thứ ba : Kiểm tra tình hình chi phí nhập khẩu và sử dụng tiết kiệm các loại vật tư tiền vốn. Thứ tư : Phải đảm bảo theo dõi và kiểm tra theo dõi thường xuyên các khoản doanh thu và chi phí bằng ngoại tệ, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ thu chi ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ, tính toán chính xác kết quả của việc sử dụng ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ. Đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách ngoại thương của nhà nước về quản lý công tác nhập khẩu và quản lý ngoại hối. Thứ năm : Cung cấp số liệu và tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, kiểm tra phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch kỳ sau. Như vậy ta thấy công tác kế toán rất cần thiết cho tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước, nhiệm vụ của kế toán là được nâng lên rất cao. Tăng cường cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán trở thành một nhu cầu thiết thực đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành và nền kinh tế quốc dân. 1.3. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.3.1. Quy định chung về nhập khẩu hàng hoá theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: + Theo chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho. - Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. - Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá của hàng hoá Nhập khẩu: Giá nhập kho của hàng hoá Nhập khẩu là giá thực tế được tính: Thuế Nhập khẩu Giá thanh toán với người bán Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Thuế GTGT h._.àng NK (nếu không được khấu trừ) Lệ phí thanh toán Chi phí khâu mua Giá mua thực tế hàng Nhập khẩu + = + + + + Tỷ giá thực tế * Giá ghi trong hợp đồng = Giá mua thanh toán với người bán Trị giá hàng Nhập khẩu tuỳ theo điều kiện cơ sở giao hàng để tính toán Thuế: - Thuế Nhập khẩu: Là loại thuế đánh trực tiếp trên mỗi đơn vị hàng hoá Nhập khẩu * = Số lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên tờ khai hải quan Thuế suất Giá tính thuế Thuế nhập khẩu phải nộp * Thuế nhập khẩu phải nộp Giá nhập tại cửa khẩu Thuế TTĐB (nếu có) * + = Thuế suất thuế TTĐB Thuế GTGT của hàng NK phải nộp = giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu Phải nộp * Thuế suất thuế GTGT Chi phí trực tiếp phát sinh trong nhập khẩu = Phí vận tải ngoài nước + Phí bảo Hiểm hàng hoá + Phí thuê kho bến bãi hải quan + Phí trả cho Ngân hàng - Các chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất trực tiếp theo và chi phí bảo quản quy định; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doang nghiệp; - Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp nhập trước, xuất trước; Phương pháp nhập sau, xuất trước; + Theo chuẩn mực số 10: ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. - Các doanh nghiệp phỉa sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác. - Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ ngày giao dịch. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ. - Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính: Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận trong lãi hoặc lỗ thuần trong kỳ; Chênh lệch tỷ giá hối đoái thuần được phân loại như vốn chủ sở hữu và phản ánh là một phần riêng biệt của vốn chủ sở hữu và phải trình bày cả khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đầu kỳ và cuối kỳ. - Khi đơn vị tiền tệ báo cáo khác với đồng tiền cuẩ nước sở tại mà doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp phải trình bày rõ lý do, kể cả khi thay đổi đơn vị tiền tệ báo cáo. 1.3.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán Việt Nam 1.3.2.1. Chứng từ sử dụng Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành. Chứng từ kế toán rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau, đặc biệt với nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá thì có rất nhiều loại chứng từ đặc trưng cho nghiệp vụ này,cụ thể : - Hợp đồng nhập khẩu. - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu. - Hoá đơn thương mại (Commercial invoice ). - Vận đơn đường biển ( Bill of lading ). - Vận đơn đuờng sắt (Way bill, Bill of freight, Railroad bill of lading ). - Vận đơn đường không (Aircraft bill of lading). - Giấy chứng nhận phẩm chất ( Certificate of quanity ). - Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng ( Certificate of quanity, weight). - Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of origin ). - Giấy chứng nhận kiểm dịch . - Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate ). - Phiếu đóng gói (Packing list ). Ngoài ra còn có các chứng từ khác như : Phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, bảng kê tính thuế, các chứng từ vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá khác, giấy đề nghị tạm ứng cho cán bộ nghiệp vụ, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu thu, phiếu chi, tờ khai hải quan, bảng kê chi tiết hàng nhập. 1.3.2.2. Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình biến động tồn kho hàng hoá nhập khẩu kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau: * TK 151 : Hàng mua đang đi đường Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá nhập khẩu đã về đến cửa khẩu đang chờ kiểm nhận. Bên nợ: - Trị giá hàng hoá nhập khẩu đã về đang chờ kiểm nhận. - Số thuế nhập khẩu phải nộp. - Thuế GTGT phải nộp thuộc hàng nhập khẩu (phương pháp trực tiếp ). Bên có: - Trị giá hàng hoá nhập khẩu đã kiểm nghiệm nhập kho. - Trị giá hàng nhập khẩu đã bán thẳng. - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá,vật tư đang đi đường đầu kỳ (với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ ). Số dư bên nợ: Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu chưa kiểm nghiệm còn cuối kỳ. * TK 156 : Hàng hoá Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động hàng hoá nhập khẩu đã nhập kho của doanh nghiệp. Bên nợ : - Trị giá hàng hoá đã nhập kho. - Thuế nhập khẩu hoặc thuế hàng hoá phải nộp tính cho số hàng hoá nhập khẩu đã nhập kho. - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá khi nhập kho. - Trị giá hàng hoá phát hiện thừa. Bên có : - Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho để bán, giao đại lý, ký gửi, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc sử dụng cho sản xuất kinh doanh. - Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá nhập khẩu đã tiêu thụ trong kỳ. - Chiết khấu mua hàng được hưởng, giảm giá mua hàng. - Trị giá hàng hoá nhập khẩu trả lại cho người bán. - Trị giá hàng nhập khẩu bị phát hiện thiếu hụt, hư hỏng, mất phẩm chất. Số dư bên nợ : - Trị giá mua vào của hàng tồn kho. - Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho. * TK 112 (1122) : Tiền gửi ngân hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và sự biến động của các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc công ty tài chính. Bên nợ : Các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Bên có: Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng. Số dư bên nợ: Số tiền doanh nghiệp hiện có cuối kỳ. *TK 331 : Phải trả cho người bán Dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư hàng hoá, người cung cấp dịch vụ lao vụ theo hợp đồng đã ký kết. Bên nợ : - Số tiền đã trả cho người bán vật tư hàng hoá, người cung cấp lao vụ dịch vụ. - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp. - Số tiền người bán chấp nhận giảm giá số hàng hoặc lao vụ dịch vụ đã giao theo hợp đồng. - Số tiền của vật tư hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nghiệm và trả lại cho người bán. - Chiết khấu mua hàng được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào nợ phải trả. Bên có: - Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp. - Phản ánh trị giá hàng hoá đã nhận ứng với số tiền đặt trước. - Điều chỉnh giá tạm tính về tỷ giá thực tế của số vật tư hàng hoá, dịch vụ đã nhận khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức. Số dư bên có: Số tiền còn phải trả cho người bán vật tư hàng hoá, dịch vụ, người xuất khẩu. Số dư bên nợ: Số tiền đặt trước cho người bán. * TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ và còn được khấu trừ. Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên có: - Số thuế GTGT đầu vào đã được kết chuyển để khấu trừ với thuế đầu ra. - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Số thuế GTGT đã được Nhà nước hoàn lại. Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng Ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả. * TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. TK này dùng để ghi chép, phản ánh tình hình nộp thuế Nhập khẩu, thuế GTGT của hàng Nhập khẩu. TK 3333: Thuế Xuất nhập khẩu. TK 33312: Thuế GTGT hàng Nhập khẩu. Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản sau: * TK 157 : Hàng hoá vận chuyển thẳng * TK 144 : Thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn * TK 138 : Phải thu khác * TK 111 : Tiền mặt * TK 338 : Phải trả khác * TK 007 : Nguyên tệ ………….. Từ các tài khoản trên và một số tài khoản có liên quan khác đơn vị tổ chức hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. 1.3.2.3. Phương pháp hạch toán a) Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp: (1) Ký quỹ mở L/C Nợ TK 144 : theo tỷ giá thực tế Có TK 112, 1122, 311 : theo tỷ giá ghi sổ Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) đồng thời ghi Có TK 007: Số ngoại tệ đã chi (2) Khi nhận hàng tại ga, cửa khẩu: Nợ TK 151 giá trị hàng hoá nhập khẩu Có TK 331 ( theo tỷ giá thực tế ) (3) Các loại thuế phải nộp: tính theo tỷ giá thực tế hải quan quy định. - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nếu được khấu trừ: Nợ TK 133 Có TK 333 (33312 ) Nếu không được khấu trừ: Nợ TK 151 Có TK 333 (33312 ) - Thuế Nhập khẩu: Nợ TK 151 Có TK 333 (3333 ) - Thuế TTĐB ( nếu có ): Nợ TK 151 Có TK 333 ( 3332 ) (4) Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu: - Chi bằng tiền Việt Nam: Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 331. - Chi bằng ngoại tệ: Nợ TK 151 : theo tỷ giá thực tế Có TK 112 ( 1122 ) : theo tỷ giá ghi sổ. Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) đồng thời ghi Có TK 007: Số ngoại tệ đã chi (5a) Khi hàng về nhập kho, kế toán sẽ ghi: Nợ TK 156 (1561): trị giá hàng hoá có cả thuế nhập khẩu và thuế TTĐB Có TK 151 : tổng trị giá hàng hoá. (5b) Trường hợp hàng hoá sau khi kiểm nhận không nhập kho mà chuyển cho khách hàng hoặc bán trực tiếp cho người mua tại ga, cảng: Nợ TK 157; trị giá mua hàng nhập khẩu chuyển đi bán Nợ TK 632: trị gía hàng mua nhập khẩu bán trực tiếp tại ga, cảng. Có TK 151 b) Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác (UT): Một số doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy và hạn nghạch nhập khẩu nhưng chưa đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu và tổ chức tiếp nhận hàng nhập khẩu trực tiếp nên phải uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng và đầy đủ điều kiện đứng ra tổ chức nhập khẩu. Đơn vị nhận uỷ thác là đại lý mua hàng nhập khẩu và được hưởng hoa hồng uỷ thác. Đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu phải phản ánh doanh số mua hàng nhập khẩu cũng như các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp và thanh toán hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác bằng tiền Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ. Vì vậy kế toán nhập khẩu uỷ thác ở hai đơn vị là hoàn toàn khác nhau. # Đối với đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu (UTNK) : (1) Khi chuyển tiền cho đơn vị nhận uỷ thác thanh toán hộ tiền hàng: Nợ TK 331 Có TK 1112, 1122 Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) (2) Khi trả tiền cho bên nhận uỷ thác về số tiền hàng, tiền thuế, tiền hoa hồng và các khoản chi hộ: Nợ TK 331 ( chi tiết bên nhận uỷ thác) : tỷ giá ghi sổ Có TK 111, 112 (3) Số tiền phải trả bên nhận uỷ thác các khoản chi hộ cho hoạt động UTNK: Nợ TK 156 ( 1562 ), 151 Nợ TK 133 Có TK331 ( chi tiết bên nhận uỷ thác ) (4) Khi nhận hàng từ bên nhận uỷ thác chuyển giao: Nợ TK 1561, 151 : theo tỷ giá thực tế tại thời điểm Có TK 331 : theo tỷ giá ghi sổ Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) (5) Khi nhận hoá đơn GTGT và thông báo về số thuế Nhập khẩu, thuế TTĐB hàng UTNK của bên nhận UTNK, kế toán phản ánh: - Nếu bên nhận uỷ thác nộp hộ các khoản thuế: Nợ TK 151, 156 : thuế nhập khẩu, thuế TTĐB Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331 ( chi tiết bên nhận uỷ thác ) - Nếu doanh nghiệp tự nộp thuế ( bên nhận uỷ thác chỉ làm hộ thủ tục ) Nợ TK 331 ( chi tiết bên nhận uỷ thác ) Có TK 111, 112 - Trường hợp hàng hoá nhập khẩu uỷ thác còn tồn kho: Nợ TK 133 số thuế GTGT Có TK 156 - Trường hợp hàng hoá nhập khẩu uỷ thác đã xuất bán : Nợ TK 133 số thuế GTGT Có TK 632 (6) Khoản tiền hoa hồng phải thanh toán cho bên nhận uỷ thác sẽ ghi: Nợ TK 156 (1562 ) Nợ TK 133 Có TK 331 ( chi tiết cho bên nhận uỷ thác ) # Đối với đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu: (1) Khi nhận được tiền do bên uỷ thác giao để nhập hàng sẽ ghi: Nợ TK 1112, 1122 tỷ giá giao dịch thời điểm Có TK 131 ( người giao uỷ thác ) (2) Khi ký quỹ mở L/C : Nợ TK 144 : theo tỷ giá thực tế Có TK 1112, 1122 : theo tỷ giá ghi sổ Chênh lệch tỷ giá: Ghi Có TK 515 hoặc ghi Nợ TK 635 ( số tiền chênh lệch ) (3) Khi nhận tiền Việt Nam do bên giao uỷ thác gửi tới để nhờ nộp hộ thuế: Nợ TK 1111, 1121 Có TK 131 ( người giao uỷ thác ) (4) Khi nhận được hàng uỷ thác nhập khẩu; - Phản ánh trị giá hàng UTNK : Nợ TK 151, 156 Có TK 144 - Xác định thuế nhập khẩu phải nộp hộ : Nợ TK 151, 156 Có TK 3333 - Thuế GTGT của hàng nhập khẩu uỷ thác : Nợ TK 151, 156 Có TK 33312 (5) Khi nộp hộ thuế : Nợ TK 3333, 33312 Có TK 1111, 1121 (6) Khi trả hàng cho bên giao uỷ thác: Nợ TK 131( người giao uỷ thác ) bao gồm cả tiền hàng và thuế Có TK 151, 156 (7) Hoa hồng uỷ thác được hưởng: - Bằng tiền Việt Nam : Nợ TK 1111, 1121, 131( người giao uỷ thác ) Có TK 5113 Có TK 3331 - Bằng ngoại tệ : Nợ TK 1112, 1122, 131 Có TK 5113 tỷ giá giao dịch thời điểm Có TK 3331 đồng thời ghi Nợ TK 007. Đối với các khoản chi hộ có liên quan đến viêc nhập hàng, kế toán ghi: Nợ TK 131 Có TK 111, 112 Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình nhận uỷ thác: nếu do bên giao uỷ thác chịu và đơn vị trả thay thì theo dõi qua TK 1388; nếu do đơn vị chịu thì phản ánh vào TK 641. 1.3.2.4. Sổ kế toán Sổ sách kế toán là hình thức biểu hiện của tài khoản kế toán nhằm cung cấp thông tin một cách tổng hợp, chi tiết theo thời điểm theo không gian và thời gian về đối tượng quản lý. Hoàn thiện sổ sách kế toán là một khâu quan trọng của công tác kế toán. Hoàn thiện sổ sách kế toán có ý nghĩa là : - Cần áp dụng một hệ thống sổ đơn giản, giảm tới mức thấp nhất công việc ghi chép của kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý. Kết cấu sổ phải, phù hợp cho tính toán các chỉ tiêu nhanh chóng khi cần thiết. - Phải tuỳ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị cũng như yêu cầu theo dõi chi tiết của từng tài khoản để mở thêm các sổ chi tiết theo dõi cho chặt chẽ hơn. - Ghi chép sổ sách phải kịp thời, kế toán phải đảm bảo ghi chép vào sổ kế toán toàn bộ chứng từ phát sinh trong ngày theo đúng nguyên tắc và chế độ nhằm đảm bảo cho chất lượng của các chỉ tiêu báo cáo kế toán và các thông báo số liệu kinh tế khác. Sổ kế toán bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết, theo chế độ kế toán hiện hành có bốn hình thức ghi sổ kế toán như sau : - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Nhật ký sổ cái - Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật ký chứng từ Mỗi hình thức ghi sổ đều có những ưu điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Lựa chọn áp dụng hình thức ghi sổ nào còn tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của đơn vị, tuỳ thuộc vào khả năng trình độ của cán bộ kế toán, trình độ trang thiết bị sử dụng trong kế toán. Nếu lựa chọn hình thức phù hợp nhất với đơn vị thì sẽ phát huy được đầy đủ chức năng phản ánh và giám đốc của kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương II Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty tnhh đầU TƯ Và THƯƠNG MạI VIệT THáI 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái 2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý 2.1.1.1. Lịch sử thành lập: Qua khảo sát và trên thực tế thị trường cùng với điều kiện về vốn,kinh nghiệm kinh doanh của mình...Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái được thành lập với 03 thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam,vốn điều lệ 4,1 tỷ VNĐ. Giấy phép thành lập số 4557/GP/TLDN Uỷ ban nhân dân thánh phố Hà Nội cấp ngày 05/08/1999. Trụ sở giao dịch: Số 1,lô 5,ngõ 51,Lãng yên,Phường Thanh Lương,Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tên đăng ký chính thức bằng tiếng Việt: “Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái ‘’ Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIệT THáI INVESMENT AND COMMERCIAL COMPANY CO.,LTD . Điện thoại: (84)04.9842639 Fax: (84)04.8526706: 04.8512744 Công ty là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập có tài khoản tại ngân hàng ACB. Nghành nghề đăng ký kinh doanh : - Buôn bán tư liệu tiêu dùng; - Nhập khẩu hàng hóa; - Bán buôn,bán lẻ các mặt hàng nhập khẩu cho các đơn vị kinh doanh,cá nhân. Công ty đăng ký kinh doanh đa nghành nhưng hiện tại công ty hoạt động chủ yếu với chức năng nhập khẩu hàng hoá các loại phục vụ cho tiêu dùng trong nước.Cung cấp các mặt hàng dân dụng cho các bạn hàng trên khắp các tỉnh thành trên cả nước bằng việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài. 2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Công ty có đăng ký kinh doanh với nhiều nghành nhưng nghành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu. Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại,các hộ kinh doanh,người tiêu dùng cuối cùng…Hiện nay,công ty có khoảng 500 bạn hàng thường xuyên đều là những người mua hàng với số lượng lớn để bán. Mạng lưới khách hàng của công ty nằm ở nhiều các tỉnh thành phố trên cả nước. Sản phẩm của công ty đến tay ngươi tiêu dùng trong cả nước theo một kênh phân phối khá ngắn(qua một trung gian thương mại ). Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của công ty.Cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty phải chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt của các đối thủ trên thương trường. Đòi hỏi công ty phải hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức quản lý,kinh doanh,quản lý kinh tế mà cụ thể là công tác kế toán để có thể đứng vững.Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cùng nghành hàng…Hiện nay công ty chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm từ các nhà sản xuất,các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu của Thái Lan,Lào. 2.1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty. Công ty có cơ cấu tổ chức theo chức năng gồm: Ban giám đốc,Giám đốc và các phòng ban theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy QLKD của Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái. BAN GIáM Đốc giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng kế toán - Ban giám đốc: Gồm các thành viên góp vốn là bộ phận đầu não quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty… Giám đốc: Là ngươi điêu hành hoạt động tổng thể của công ty.Thừa hành mệnh lệnh của Ban giám đốc chỉ đạo công việc các phòng ban,ra quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình… - Phòng kỹ thuật: Gồm các chuyên viên và công nhân kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá nhập khẩu về có đúng quy cách hợp đồng không. Sửa chữa những hỏng hóc trong thời gian bảo hành cho khách hàng… - Phòng kinh doanh: Tổ chức thu thập xử lý phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty va xu hướng biến động của thị trường. - Phòng hành chính: là bộ phận xem xét, nghiên cứu các văn bản,quyết định của nhà nước,của công ty có phù hợp không,phân tích các thủ tục,điều khoản trong hợp đông thương mại… - Phòng kế toán: Quản lý tài sản,nguồn vốn của công ty.Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh như:nhập khẩu hàng hoá,bán buôn,bán lẻ… 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán Hàng ngày, các phòng ban thống kê, ghi chép những thông tin kinh tế có liên quan tới công tác kế toán và gửi lên Phòng Kế toán để Phòng Kế toán xử lý và tiến hành công việc kế toán. Từ những đặc điểm trên, Công ty tổ chức Bộ máy Kế toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán nhập khẩu Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán quỹ Phòng Kế toán trong Công ty gồm có 06 người: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, tổ chức bộ máy kế toán, phân công trách nhiệm và công việc cho từng kế toán viên, là người chịu trách nhiệm chung về báo cáo tài chính của công ty. Xét duyệt kiểm tra các công việc liên quan đến kế toán tài chính của công ty. - Kế toán tổng hợp: Là trợ lý cho kế toán trưởng, giúp tổng hợp các số liệu kế toán,lập báo cáo thuế,báo cáo kết quả kinh doanh,báo cáo tài chính đưa lên kế toán trưởng xem xét ký duyệt. -Kế toán thanh toán: + Theo dõi các khoản nợ phải thu của khách hàng. + Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ kế toán trước khi thanh toán +Theo dõi các khoản thanh toán nội bộ, thanh toán các khoản có liên quan đến công nợ, chuyển vào chứng từ gốc hợp lệ để viết phiếu thu chi, lập kế hoạch tín dụng, kế hoạch về tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. - Kế toán vật tư, hàng hoá: Theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn của hàng hoá về mặt số lượng và giá trị.Kết hợp với bộ phận kho để kiểm soát hàng hóa một cách chặt chẽ. - Kế toán nhập khẩu: Làm thủ tục nhập khẩu, tính giá vốn hàng hoá nhập khẩu, nhập kho hàng hoá. - Kế toán quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt hàng ngày, chịu trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt của Công ty Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: Cho đến nay công ty vẫn áp dụng hệ thống Tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các Quyết định, Thông tư bổ sung, sửa đổi theo qui định của Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam. - Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán năm báo cáo( bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm). - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. -Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: Sử dụng tỷ giá thực tế bán ra của ngân hàng ngoại thương Vietcombank. Hình thức kế toán mà công ty đã áp dụng là hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký chung ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được thể hiện ở sơ đồ sau: Chứng từ gốc(hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho) Sổ, thẻ kế toán chi tiết (chi tiết bán hàng,hàng hoá) Sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền) Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 151,156… Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng,hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra 2.2. Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Việt Thái 2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu ở công ty Tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái nghiệp vụ nhập khẩu rất được coi trọng, là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Công ty, tạo điều kiện cho Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty Nhập khẩu các mặt hàng như: tivi, tủ lạnh, các linh kiện điện tử …chủ yếu từ thị trường Thái Lan. Với phương thức nhập khẩu ngoài nghị định thư ( Nhập khẩu tự cân đối) và với hình thức nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu công ty đã chủ động lựa chon đối tác, tiến hành giao dịch và ký kết hợp đồng Nhập khẩu trong phạm vi pháp luật cho phép. Đến nay Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu trước hết cán bộ ở phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty sau khi nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu ở thị trường trong và ngoài nước cùng với việc xem xét kế hoạch nhập khẩu của công ty phải lập phương án trình lên giám đốc công ty. Giám đốc tham khảo ý kiến của Phó giám đốc và Kế toán trưởng phê duyệt. Sau đó cán bộ của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng với các đơn vị nước ngoài thông qua hình thức đàm phán giao dịch trực tiếp hoặc thông qua các đơn chào hàng cố định. Nếu việc đàm phán có kết quả công ty tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương chính thức. Hợp đồng ngoại thương phải được ký kết theo đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật hiện hành, phải ghi rõ ràng đầy đủ các điều khoản theo quy định và các điều khoản hai bên thoả thuận, phải có chữ ký đại diện hợp pháp của hai bên. Hợp đồng ngoại thương phải được thể hiện dưới hình thức văn bản (đây là hình thức bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu ở nước ta trong giao dịch với các nước ). Hợp đồng được lập ra với số lượng bản gốc tuỳ thuộc vào sự thoả thuận ( thường là nhiều hơn hai bản ) có thể lập bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Mỗi bên sẽ giữ một số lượng bản gốc nhất định để làm cơ sở pháp lý cho sự ký kết và triển khai thực hiện. 2.2.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái Công ty chủ yếu sử dụng hình thức Nhập khẩu trực tiếp để tham gia ký kết hợp đồng Nhập khẩu với phương thức thanh toán T/T ( gồm thanh toán trả trước hoặc thanh toán trả sau tuỳ theo điều kiện từng hợp đồng ), hoặc thanh toán bằng L/C, đối với hình thức Nhập khẩu uỷ thác công ty ít sử dụng. 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng * Đối với nghiệp vụ Nhập khẩu hàng hoá trực tiếp : + Hợp đồng ngoại thương + Hoá đơn thương mại (Commercial invoice ) + Phiếu đóng gói + Tờ khai hàng hoá Nhập khẩu + Biên lai thuế Xuất - Nhập khẩu, thuế GTGT hàng Nhập khẩu + Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance ) + Phiếu nhập kho + Lệnh chuyển tiền + Hợp đồng mua bán ngoại tệ + Giấy báo của Ngân hàng: báo nợ, báo có + Một số chứng từ liên quan khác như: giấy đề nghị tạm ứng,phiếu chi… * Đối với nghiệp vụ Nhập khẩu uỷ thác: Các chứng từ sử dụng như nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp ngoài ra còn có thêm một số chứng từ: + Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu + Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác Nhập khẩu + Hoá đơn dịch vụ hoa hồng uỷ thác 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng Trong hạch toán các nghiệp vu nhập khẩu, công ty đã vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất do vụ chế độ kế toán thuộc Bộ tài chính quy định. Công ty không sử dụng tài khoản sáng tạo thêm để phục vụ cho việc hạch toán, tuy nhiên công ty có mở rộng chi tiết một số tài khoản cấp 4,5 để theo dõi cho từng đối tượng hạch toán. Cụ thể các tài khoản mà công ty sử dụng để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu bao gồm : - TK 156: Hàng hoá TK 15611 : Giá mua hàng hoá TK 15612 : Chi phí thu mua hàng hoá - TK 131: Phải thu khách hàng TK 1311: Uỷ thác Nhập khẩu TK 1312: Phải thu khách hàng - TK 144: Ký quỹ, ký cược ngắn hạn - TK 111 : Tiền mặt TK 11111 : Tiền mặt Việt Nam của công ty TK 11112 : Tiền mặt ngoại tệ của công ty TK 1111 : Tiền mặt ở quỹ của công ty - TK 112 : Tiền gửi ngân hàng TK 1121 : Tiền gửi Việt Nam của công ty TK 1121 : Tiền gửi ngoại tệ của công ty - TK 1121 được chi tiết theo từng ngân hàng TK 112111 : Tiền gửi Việt Nam của công ty-NH ngoại thương VN TK 112112 : Tiền gửi VN của Cty-NH Ngoại thương Quảng Ninh - TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ - TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu - TK 3388 : Phải trả khác - TK 413 : Chênh lệch tỷ giá - TK 331 : Phải trả người bán - TK 641 : Chi phí bán hàng 2.2.2.3. Trình tự hạch toán ă Đối với nghiệp vụ Nhập khẩu trực tiếp: Để thấy được tình hình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái, ta có thể thông qua quá trình hạch toán của một hợp đồng nhập khẩu trực tiếp,cụ thể: Hợp động nhập khẩu trực tiếp số 52/NK2/TBTB ngày 15/2/2006 giữa Công ty Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Việt Thái, Việt Nam (bên mua) và Công ty YHI HOLDING PTE LFD, Thái Lan về việc mua 250 chiếc Tivi Panasonic, 21 in. Các điều khoản của hợp đồng quy định rõ. - Giá trị hợp đồng là : 31.250 USD (CIF Hải Phòng) - Phương thức thanh toán L/C không huỷ ngang - Địa điểm giao hàng : Cảng Hải Phòng Hợp đồng còn quy định rõ ràng về số lượng, chủng loại, các hoá đơn chứng từ, bao bì, mẫu mã, điều kiện về phẩm chất, chất lượng, điều kiện về vận chuyển và giao hàng, khiếu nại và các điều kiện có liên quan khác. - Phí mở L/C và điện phí : (0,2%+20 USD ) = 82,5 USD - Thuế nhập khẩu : 10% - Thuế GTGT : 10% - Lệ phí vận chuyển và bốc dỡ hàng về kho là : 440.000 VND + Ngày 18/3/2006 Công ty nhận được bộ chứng từ do ngân hàng gửi đến, sau khi kiểm tra đối chiếu với các điều kiện của L/C công ty chấp nhận trả tiền. +Ngày 26/3/2006 Công ty nhận được thông báo hàng đã về đến cửa khẩu cảng Hải Phòng, công ty cử cán bộ tại trạm tiếp nhận Hải Phòng và các bộ phụ trách theo dõi hợp đồng đi nhận hàng và làm thủ tục hải quan (Tỷ giá tính thuế do hải quan quy định là 15.950 VND/USD). +Ngày 29/3/2006, sau khi kiểm nhận hàng hoá đầy đủ số lượng, phẩm chất quy cách đúng mẫu mã, Công ty làm thủ tục nhập kho hàng hoá . +Ngày 29/3/2006, Công ty nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về việc thanh toán L/C cho lô hàng cho Công ty YHI HOLDING PTE LFD, Thái Lan. • Quy trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu được thực hiện như sau: - Ngày 16/3/2006, công ty ký quỹ mở L/C, căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng kế toán ghi sổ theo định khoản sau: (tỷ giá thực tế 15.914 VND/USD , khoản ký quỹ mở L/C là 30% giá trị hợp đồng). Nợ TK 144 : 31.250*30%*15.914 = 149.193.750 Có TK 1122 : 149.193.750 - Ngày 16/3/2006, công ty nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về lệ phí mở L/C theo tỷ giá thực tế là 15.914 VND/USD, kế toán ghi : Nợ TK 6418 : 82,5*15.914 = 1.312.905 Nợ TK 1331 : 131.290,5 Có TK 1122 : 1.444.195,5 - Ngày 26/3/2006 công ty tạm ứng cho cán bộ nhận hàng với khoản tiền là : 600.000 VND để đi nhận hàng, kế toán ghi: Nợ TK 141 : 600.000 Có TK 111 : 600.000 - Ngày 29/3/2006, hàng hoá nhập khẩu được chuyển về nhập kho, kế toán phản ánh giá trị hàng nhập như sau : ( tỷ giá thực tế là 15.950 VND/USD ) Giá trị hàng nhập khẩu = 31.250*15.950 = 498.437.500 VND Thuế nhập khẩu = 31.250*10%*15.950 = 49.843.750 VND Căn cứ vào phiếu nhập kho, giấy thông báo thuế phụ thu, kế toán ghi: Nợ TK 156 : 548.281.250 Có TK 3333 : 49.843.750 Có TK 331 : 498.437.500 - Ngày 29/3/2006 Công ty nhận được giấy báo nợ của Ngân hàng thông báo đã thanh toán cho nhà xuất khẩu với tổng số tiền là: 498.437.500 VND. Do đã ký quỹ 30% nên công ty chỉ thanh toán thêm là: 348.906.250 VND. Vì tỷ giá thực tế tại thời điểm ký quỹ nhỏ hơn tỷ giá tại thời điểm thanh toán, khoản chênh lệch công ty cho vào tài khoản 515, kế toán ghi. Nợ TK 331 : 498.437.500 Có TK 515: 337.500 Có TK 1122 : 348.906.250 Có TK 144 : 149.193.750 - Ngày 30/3/2006 căn cứ vào vào giấy thông báo thuế và phụ thu, kế to._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0014.doc
Tài liệu liên quan