Quá trình Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam & tình hình Cổ phần hóa thực tế ở Công ty bánh kẹo Hải Châu

Lời mở đầu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta nhằm huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân khác để đầu tư đổi mới doanh nghiệp nhà nước đồng thời tạo điều kiện để những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả . Đó là một xu hướng tất yếu và cần thiết của một nền kinh tế mới. Để thực hiện được điều đó

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quá trình Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam & tình hình Cổ phần hóa thực tế ở Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì quả là không dễ dàng, vì vậy cần phảo có những bước đi đúng đắn dưới sự chỉ đạo của đảng và nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước làm động lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Qua tình hình thực tế và được nghiên cứu môn pháp luật kinh tế nên em mạnh dạn chọn đề tài Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và tình hình cổ phần hoá thực tế ở công ty bánh kẹo Hải Châu. Đề tài của em gồm: Chương 1 : Một số khái niệm và quy định của nhà nước về cổ phần hoá Chương 2 : Quá trình cổ phần hoá tại công ty bánh kẹo Hải Châu. Chương 3 : Một số ý kiến nhận xét về cách thức tiến hành cổ phần hoá tại công ty nhà nước hiện nay Chương 1 một số khái niệm và quy định của nhà nước về công ty cổ phần 1.1.Thế nào là cổ phần hoá doanh nghiệp? Cổ phần hoá doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Hay cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là làm thay đổi quyền sở hữu và phương thức quản lý kih doanh nhằm đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp và khẳng định sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế của đất nước. Công ty cổ phần là công ty trong đó : số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là bẩy. Vốn điều lệ của công ty chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua thêm một hoặc nhiều cổ phiếu. Cổ phiếu có thể phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên.Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị. Công ty cổ phần được tự do đặt tên. Trên bảng hiệu, hoá đơn quảng cáo, báo cáo, tài liệu, giấy tờ giao dịch khác của công ty đều phải ghi tên công ty kèm theo chữ “Công ty cổ phần” và vốn điều lệ công ty. Cơ quan có quyền quyết định cho cổ phần hoá doanh nghiệp: Thủ tướng chính phủ phê duyệt các doanh nghiệp thành viên trong các tổng công ty 91 được tiến hành cổ phần hoá do Hội đồng quản trị của các tổng công ty 91 đề nghị. Thủ tướng chính phủ uỷ quyền cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho các DN thuộc thẩm quyền quản lí của mình được tiến hành cổ phần hoá. Thủ tướng chính phủ uỷ quyền cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho các DN thành viên trông tổng công ty 90 được tiến hành cổ phần hoá do Hội đồng quản trị của tổng công ty đề nghị. DNNN được cổ phần hoá phải có đủ các điều kiện sau : Theo quy định tại điều 7 nghị định 28/CP : DN có quy mô vừa và nhỏ (trừ doanh nghiệp cổ phần hoá theo hình thức quy định tại điểm 1 điều 9 của nghị định 28/CP) Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết giữ 100% vốn đầu tư của nhà nước. Có phương án kinh doanh hiệu quả. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được tién hành theo các hình thức : Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút têm vốn để phát triển DN. Bán một phần hiện có của giá trị DN Tách một bộ phận doanh nghiệp đủ điều kiện cổ phần hoá Người có quyền mua cổ phiếu của DN cổ phần hoá: Các tổ chức có tư cách pháp nhân. Các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận. Công dân VN từ 18 tuổi trở lên. Việc bán cổ phiếu cho cá công ty nước ngoài theo quy định riêng của chính phủ. Cổ phiếu được bán công khai tại DN cổ phần hoá hoặc được bán thông qua các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính được chỉ định. Thủ tục chuyển đổi DNNN được cổ phần hoá thành công ty cổ phần : Sau khi thực hiện cổ phần hóa, DN sẽ hoạt động theo chế độ công ty cổ phần quy định trong Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. DN đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, hồ sơ đăng kí gồm những giấy tờ sau: Quyết định chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền. Điều lệ công ty đã được đại hội đông cổ đông thông qua. Biên bản bầu hội đồng quản trị và cử giám đốc điều hành. Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp : Giá trị thực tế của DN là giá toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần phải chấp nhận. Các yếu tố xác định giá trị thực tế : Số liệu trong sổ sách kế toán của DN Phẩm chất và tính năng kỹ thuật của tài sản, giá thị trường về tài sản đó tại thời điểm cổ phần hoá. Lợi thế kinh doanh của DN như vị trí địa lý,uy tín mặt hàng… DN có thể thuê công ty kiểm toán độc lập xác định giá trị thực tế của DN. Những DN không thực hiện đúng chế độ pháp luật về thông kê kế toán thì cơ quan có thẩm quyền quyết định thuê kiêm toán độc lập xác định. 1.2.Sự cần thiết, ý nghĩa và tác dụng của cổ phần hoá : Cổ phần hoá góp phần giải quyết những khó khăn về vốn nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của khu vực DNNN. Cổ phần hóa doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình đối với doanh nghiệp. Cơ cấu lại nền kinh tế. Cởi bỏ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo dựng và củng cố nguồn lực của doanh nghiệp cho việc nâng cao hiệu qủa và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp . Nhà nước thu lại được các nguồn đầu tư của mình từ đó đầu tư lại các ngành nghề để phát triển kinh tế xã hội. Tạo môi trường vừa cạnh tranh vừa tập hợp các tập đoàn kinh tế mạnh với mục đích ngày càng thu được lợi nhuận cao hơn nữa. Chương 2 Tình hình thực tế cổ phần hoá ở công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Được thành lập ngày 2/9/1969, công ty bánh kẹo Hải Châu hoạt động dưới hình thức một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty mía đường nên nguồn vốn của công ty được thành lập chủ yếu từ : vốn do ngân sách cấp, vốn bổ xung lợi nhuận của công ty, vốn vay ngân hàng, vốn vay từ tổng công ty. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty thì nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp vẫn là chủ yếu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài-với sản phẩm nhập ngoại. Vì vậy việc đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty. Do vậy công ty cần một lượng vốn lớn để mở rộng công nghệ sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm .Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP về cổ phần hoá. Lãnh đạo công ty nhận được chỉ thị này và nghiên cứu chuyển đổi công ty thành công ty cổ phần. Bước đi ban đầu quả là thật khó khăn vì hiện lúc đó cũng có rất ít công ty tiến hành cổ phần hoá để công ty có thể học tập. Thế là ban giám đốc công ty phải vào tận thành phố Hồ Chí Minh, tìm đến những công ty, xí nghiệp đã cổ phần hoá để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó ban lãnh đạo công ty quyết tâm cổ phần hoá công ty mình. hoá. Sau khi nộp tờ trình UBND thành phố Hà Nội xin cổ phần khó khăn đầu tiên mà công ty vấp phải là vấn đề định giá trị tài sản công ty. Công ty phải thuê công ty kiểm toán độc lập xác định giá trị thực tế công ty từ tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, kho xưởng, máy móc… đến tài sản cố định vô hình như lợi thế kinh doanh, uy tín mặt hàng… Đến khi bình bầu Hội đồng quản trị, cũng gặp rất nhiều khó khăn khác. Tuy vậy việc cổ phần hoá công ty cũng thành công.Quá trình cổ phần hoá hoàn thành vào 1/2/2005. Sau khi tiến hành cổ phần hoá, cổ phần của công ty được thông báo bán công khai tại công ty, trước tiên là cán bộ công nhân viên trong công ty, sau đó là các đối tác làm ăn chiến lược, số còn lại mới được bán thông qua các công ty tài chính .Số cổ phần bán ra bên ngoài trị giá 900 triệu đồng. Hiện tại người lao động của công ty đã ý thức rõ ràng rằng mọi hoạt đồng của công ty đều ảnh hưởng tới cổ phần của họ. Chủ trương tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn lực để giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm , chiếm lĩnh từng thị trường trong nước…Cụ thể tính đến nay công ty đã có hơn 50 laọi sản phẩm bán trên thị trường. Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng biết đến không chỉ thị trường Hà Nội và cac vung lên cận mã từng bước chiếm lĩnh được thị trường nông thôn, cả thị trường miền núi phía bắcvà thị trường miền trung…Sản phẩm và chất lượng sản phẩm đã góp phần nâng câo uy tín của công trên thị trường. Đây là sản phẩm vô hình vô cùng quý giá mà công ty nên tận dụng và củng cố hơn nữa. Cạnh tranh bằng giá bán là công cụ mà công ty bánh kẹo Hải Châu đang áp dụng. Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là công cụ cạnh tranh có hiệu quả, sản phẩm mới với chất lượng cao va giá bán thấp thì tất yếu sẽ biến được sự chú ý tiêu dùng thành quyết định mua hàng. Giá trị sản lượng của công ty không ngừng tăng trong 3 tháng gần đây. So với tháng 1/2005, kể từ tháng 3/2005, giá trị tổng sản lượng của công ty tăng 50.051,83 triệu đồng, tương đương 108.5%. Tổng doanh thu của công ty cung tăng đều trong từng nămTổng doanh thu 5/2005 so với năm 2004 là 69.940 triệu đồng tương đương 116.4%. Hàng năm công ty luôn nộp đủ các khoản cho ngân sách nhà nước , không những thế công ty còn thay thế các nguyên liệu nhập ngoại thành các nguyên liệu tự sản xuất trong nước với chất lượng không giảm mà độ an toàn cao hơn.Thu nhập bình quân đầu người năm 2004 là 600.000đồng/người thì đến năm 2005 là 900.000đồng/người. Có được những thành tựu đó, điều đáng chú ý đầu tiên chính là sự sáng tạo, nỗ lựuc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và tập thể công nhân công ty đã mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới hiện đại và tiên tiến, đây là yếu tố trực tiếp tạo nên sức mạnh của công ty mà tiền đề chính là nhờ quá trình cổ phần hoá. Chương 3 Một số nhận xét về cách thức tiến hành cổ phần hoá tại các công ty nhà nước hiện nay 3.1.Những thuận lợi và khó khăn của công tác cổ phần hóa: 3.1.1.Thuận lợi : Chương trình cổ phần hoá được sự quan tâm rất lớn của Đảng và nhà nước . Các nghị định nghị quyết là những đòn bẩy đưa tiến trình cổ phần hoá được nhanh hơn, giúp doanh nghiệp nhà nước thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay . Nhờ chính sách đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần của nhà nước trong những năm qua thu nhập của dân cư tăng cao, số gia đình khá giả ở thành thị và nông thôn ngày càng nhiều. Đây là lượng tiềm năng có thể đáp ứng cho các chứng khoán phát hành ở những doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá. Cơ chế thị trường đã tạo ra được một đội ngũ những nhà quản lí doanh nghiệpcó khả năng kinh doanh lớn, người lao động trong doanh nghiệp đã thích ứng lớn với loại hình chứng khoán là cổ phiếu được phát hành ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 3.1.2.Khó khăn: Bên cạnh những thành công đã đạt được thì lộ trình cổ phần hoá ở nước ta đang phải đối mặt với không ít bất cập và hạn chế . Trong công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn có nhứng khó khăn về thủ tục chuyển giao bất động sản, nhà xưởng. Vẫn còn tình trạng nhà có nhiều hộ , nhiều tầng, nhiều cơ quan và cá nhân cùng quản lí và sử dụng chung với doanh nghiệp cổ phần hoá. Tồn tại nhiều công nợ trước khi cổ phần hoá làm chậm tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp . Có đến 80% số lượng doanh nghiệp trong diện cổ phần hoá đều có tình trạng nợ phải thu khó đòi. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá mất đi tên hiệu doanh nghiệp nhà nước. Nhưng quy định pháp luật về đất đai và về tín dụng có sự khác biệt. Doanh nghiệp nhà nước được giao đất được ưa tiên và được cấp tín chấp, không cần thế chấp, DNNN có nhiều khả năng khoanh nợ, giãnnợ hơn đối với doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp cổ phần hoá. 3.2.Biện pháp để đẩy mạnh cổ phần hoá ở Việt Nam: Hơn 15 năm đổi mới kinh tế đất nước, trong đó có gần 10 năm tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tế nhà nước thông qua cổ phần hoá, chúng ta đã khắc phục được một số yếu kém trong quản lí kinh tế, đặc biệt là sức mạnh và hiệu quả của tài chính doanh nghiệp. Trong khi đó, theo số liệu của các nhà quản lí doanh nghiệp, số DN đã cổ phần hoa chỉ chiếm 9% tổng số DNNN hiện có. Tổng số vốn nhà nước cổ phần hoa so với số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp chỉ chiếm 1.6% .Vì vậy, tiếp tục đổi mới DN, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa DNNN là một nhiệm vụ quạn trọng đối với các bội , ngành, các địa phương trong giai đoạn hiện nay. Để đẩy mạnh hơn nữa cho tiến trình cổ phần hoá DNNN thì phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp: Thứ nhất : tăng cường tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cho mọi ngành, mọi cấp và các DN trên cá phương tiện tông tin đại chúng để họ hiểu được ý nghĩa của công tác cổ phần hoá này. Thứ hai : về mặt cơ chế chính sách, cần sửa đôi và bổ xung một số chính sách cụ thể trong nghị định 44/1998/NĐ-CP nhằm phù hợp với tình hình thực tế cổ phần hoá .Từ đó tiến hành cổ phần hoá DNNN trên diện rộng và lâu dài. Thứ ba : Việc xác định giá trị doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở giá cả thị trường và gía trị còn lại của DN, đồng thời việc định giá phảo vận hành theo cơ chế đấu giá( thay cho cơ chế hội đồng định giá)nhằm tằng tính hấp dẫn đối với cán bộ công nhân viên trong DN, thu hút chủ đầu tư mua cac cổ phần của DN và khắc phục được tình trạng định giá quá thấp để bán hết cổ phần gây thiệt hại cho nhà nươc. Thứ tư : cần giả quyết và sử lí kịp thời các vướng mắc ở DN đã cổ phần hoa theo sự phân cấp. Thứ năm: tranh thủ tối đa các nguồn tài trợ thông qua các dự án để hỗ trợ các bộ ngành, địa phương tích cực thực hiện chủ trương trương cổ phần hoá và bổ xung vào quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa để giải quyết kịp thời những yêu cầuvề chính sách đối với DN. Kết luận Như vậy, quá trình cổ phần hoá các doanh gnhiệp nhà nước ở nước ta hiện nay mới chỉ đi được một phần chằng đường. Đảng và nhà nước cần phải chú ý hơn nữavào việc “chèo lái con thuyền” cổ phần hóa để nó đi đúng hướng và nhanh hơn nữa nhằm đưa nền kinh tế đất nước tiến thêm một bước nữa trong tiến trình hội nhập và phát triển. Do kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế, tiểu luận của em không thể tránh khỏi những sai sót em rats mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để nhận thức của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Tài liệu tham khảo 1. Luật kinh tế, Giáo trình trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội. 2. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia 3. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp 4. Báo thông tin tư liệu 5. Luật doanh nghiệp 6. Một số trang web www.vietnamnet.com www.haichau.com mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung chính 2 Chương I : Một số khái niệm và quy định về công ty cổ phần 2 1.1.Thế nào là cổ phần hoá 2 1.2.Sự cần thiết,‎ ‎ nghĩa và tác sụng của cổ phần hoá 4 Chương II : Tình hình cổ phần hoá ở công ty bánh kẹo hải châu 5 Chương III : Một số nhận xét về cách thức cổ phần hoá DNNN 7 3.1 Khó khăn và thuận lợi 7 3.2 Biện pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN 8 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 11 Mục lục 12 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0829.doc
Tài liệu liên quan