Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh TP.HCM (1986 - 2003)

Tài liệu Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh TP.HCM (1986 - 2003): ... Ebook Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh TP.HCM (1986 - 2003)

pdf164 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh TP.HCM (1986 - 2003), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN TẤN TỰ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH (1986 - 2003) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TÔN NỮ QUỲNH TRÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 Lôøi caûm ôn Xin baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán PGS.TS. Toân Nöõ Quyønh Traân ñaõ taän tình höôùng daãn vaø taïo moïi ñieàu kieän ñeå taùc giaû hoaøn thaønh luaän vaên naøy. Xin traân troïng caûm ôn quyù thaày coâ trong Khoa Lòch söû ñaõ truyeàn ñaït kieán thöùc cho taùc giaû trong suoát thôøi gian theo hoïc chöông trình ñaøo taïo Ñaïi hoïc vaø Cao hoïc taïi tröôøng Ñaïi hoïc Sö Phaïm TP. Hoà Chí Minh. Xin göûi lôøi caûm ôn ñeán quyù thaày coâ thuoäc Phoøng Sau Ñaïi hoïc, tröôøng Ñaïi hoïc Sö Phaïm TP. Hoà Chí Minh ñaõ taïo ñieàu kieän cho taùc giaû hoaøn thaønh khoùa hoïc. Xin göûi lôøi caûm ôn ñeán chính quyeàn ñòa phöông huyeän Bình Chaùnh, caùc xaõ, thò traán treân ñòa baøn huyeän, Phoøng Thoáng keâ, Phoøng Quaûn lyù Ñoâ thò, Phoøng Vaên hoùa - Thoâng tin… ñaõ taän tình giuùp ñôõ taùc giaû trong suoát quaù trình nghieân cöùu. Xin ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn ñeán gia ñình, baïn beø vaø ñoàng nghieäp ñaõ ñoäng vieân, giuùp ñôõ vaø taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho taùc giaû trong suoát quaù trình hoïc taäp vaø hoaøn thaønh luaän vaên. Thaønh phoá Hoà Chí Minh naêm 2008 Nguyeãn Taán Töï 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................1 MỤC LỤC.............................................................................................................. 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 Chương 1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH ĐẾN TRƯỚC NĂM 1986 ................................................................. 14 1.1. Đô thị và đô thị hóa ................................................................................ 14 1.1.1. Đô thị.......................................................................................... 14 1.1.2. Đô thị hóa .................................................................................. 20 1.2. Vài nét về đô thị TP. Hồ Chí Minh đến trước năm 1986 ......................... 23 1.3. Huyện Bình Chánh đến trước năm 1986................................................. 26 1.3.1. Tổng quan về huyện Bình Chánh ................................................ 26 1.3.2. Lịch sử địa giới hành chính huyện Bình Chánh ........................... 28 Chương 2. NHỮNG CHUYỂN ĐỔI TRONG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG, CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986 - 2003) .................................................................... 34 2.1. Cảnh quan môi trường............................................................................ 34 2.1.1. Cảnh quan................................................................................... 34 2.1.2. Môi trường ................................................................................. 36 2.2. Những thay đổi trong cơ sở hạ tầng........................................................ 40 2.2.1. Hệ thống giao thông.................................................................... 40 2.2.2. Thông tin liên lạc ........................................................................ 44 2.2.3. Hệ thống cung cấp điện............................................................... 45 2.2.4. Cấp thoát nước............................................................................ 47 2.2.5. Nhà ở .......................................................................................... 51 3 Chương 3. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986 - 2003)................................................ 56 3.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................................... 56 3.2. Chuyển biến của các ngành kinh tế chính............................................. 58 3.2.1. Nông nghiệp ............................................................................. 58 3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ......................................... 64 3.2.3. Thương mại - dịch vụ ............................................................... 74 Chương 4. NHỮNG CHUYỂN ĐỔI TRONG LĨNH VỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (1986 - 2003) ............................................................ 82 4.1. Dân số và lao động................................................................................. 82 4.1.1. Dân số......................................................................................... 82 4.1.2. Lao động..................................................................................... 88 4.2. Giáo dục................................................................................................. 91 4.2.1. Giáo dục mầm non ...................................................................... 91 4.2.2. Giáo dục phổ thông..................................................................... 92 4.2.3. Các loại hình đào tạo khác .......................................................... 96 4.3. Y tế ........................................................................................................ 97 4.3.1. Mạng lưới y tế ............................................................................ 98 4.3.2. Đội ngũ cán bộ y tế ..................................................................... 99 4.4. Văn hóa................................................................................................ 100 4.4.1. Chuyển biến trong hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao ....................................................................................................... 100 4.4.2. Chuyển biến trong lối sống của người dân ................................ 104 KẾT LUẬN........................................................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 120 PHỤ LỤC........................................................................................................... 127 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số Tên bảng Trang 1.1 Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP 18 1.2 Diện tích và dân số Sài Gòn - Gia Định từ 1956 đến 1970 24 3.1 Tổng GTSX trên địa bàn huyện Bình Chánh phân theo khu vực sản xuất (2001 - 2003) 57 3.2 Diện tích gieo trồng một số loại cây ở Bình Chánh qua các năm 59 3.3 Hộ và nhân khẩu nông nghiệp ở Bình Chánh qua các năm 61 3.4 Năng suất một số loại cây trồng chính ở Bình Chánh qua các năm 63 3.5 Sản lượng lúa ở huyện Bình Chánh trong 10 năm (1993 - 2003) 63 3.6 Đàn heo trên 2 tháng tuổi ở Bình Chánh qua các năm 63 3.7 GTSX công nghiệp của huyện Bình Chánh qua các năm 65 3.8 Số hộ tư thương và dịch vụ tư nhân ở Bình Chánh qua các năm 75 3.9 GTSX khu vực TM - DV ở huyện Bình Chánh qua các năm 76 4.1 Dân số huyện Bình Chánh qua các năm 83 4.2 Tỉ lệ tăng dân số cơ học ở Bình Chánh qua các năm 85 4.3 Số lượng người nhập cư ở Bình Chánh qua các năm 86 4.4 Quy mô dân số huyện Bình Chánh qua các năm 88 4.5 Tốc độ đô thị hóa huyện Bình Chánh qua các giai đoạn 88 4.6 Giáo dục mầm non ở Bình Chánh qua các năm 91 4.7 Giáo dục phổ thông huyện Bình Chánh qua các năm 93 4.8 Giáo dục trung học phổ thông ở Bình Chánh năm học 2003 - 2004 95 4.9 Mạng lưới y tế huyện Bình Chánh qua các năm (1998 - 2003) 99 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình Chánh là một huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh, có diện tích lớn thứ ba trong các quận huyện của thành phố. Trải qua hơn 30 năm kể từ ngày trở thành một huyện của TP. Hồ Chí Minh (1976), Bình Chánh có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Do là một huyện ngoại thành nên Bình Chánh bước vào thời kì đô thị hóa muộn hơn so với các quận ven của thành phố. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhất là sau khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, huyện Bình Chánh dần dần thay đổi diện mạo của mình. Từ một huyện thuần nông trước năm 1986, Bình Chánh đã phát triển theo hướng đô thị, với sự hình thành các khu công nghiệp, các khu dân cư phi nông nghiệp, cùng với sự nâng cấp của hạ tầng kỹ thuật. Bình Chánh nằm về phía Tây Nam của thành phố và là cửa ngõ đi vào thành phố cả về đường thuỷ lẫn đường bộ. Do nằm ở vị trí cửa ngõ, đồng thời là một huyện có diện tích lớn của TP. Hồ Chí Minh nên sự phát triển của Bình Chánh gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của thành phố. Tốc độ đô thị hóa ở đây phản ánh tình hình phát triển của huyện nói riêng và của TP. Hồ Chí Minh nói chung. Những chính sách phát triển của thành phố có ảnh hưởng đến sự phát triển của huyện, đồng thời những bước phát triển của huyện cũng tác động đến tình hình của thành phố. Đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc… cần nghiên cứu để từ đó có thể đề ra một giải pháp tổng thể định hướng cho sự phát triển bền vững. Việc nghiên cứu không chỉ giúp dựng lại toàn cảnh bức tranh đô thị của huyện Bình Chánh mà còn tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho những chiến lược phát triển lâu dài. Chính vì vậy chúng tôi chọn vấn đề QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1986 - 2003) làm đề tài nghiên cứu để góp phần vào mục tiêu chung trên. 6 Với tiêu chí lịch sử không chỉ là lịch sử chính trị, lịch sử quân sự mà còn là tất cả những gì xảy ra liên quan đến con người và xã hội loài người, chúng tôi chọn vấn đề đô thị hóa của một địa phương cũng chính là quán triệt quan điểm toàn diện trong nghiên cứu lịch sử. Lịch sử đô thị hóa cũng là một phần trong lịch sử của một địa phương hay một dân tộc nhất định. Do vậy việc nghiên cứu về lịch sử đô thị hóa cũng chính là góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử của một địa phương hay lịch sử một dân tộc. Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa huyện Bình Chánh cũng chính là tìm hiểu về lịch sử phát triển của vùng đất này trong quá trình hơn 20 năm kể từ ngày đất nước đổi mới. Qua lịch sử đô thị hóa vùng đất này chúng ta sẽ thấy được lịch sử phát triển của huyện nói riêng và của TP. Hồ Chí Minh nói chung. Đô thị hóa của một vùng đất có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, cảnh quan, môi trường… Do vậy, nghiên cứu về lịch sử đô thị hóa sẽ là làm sáng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết cấu hạ tầng cơ sở, thay đổi cảnh quan, môi trường, cơ cấu dân cư, cơ cấu nghề nghiệp, mức sống người dân, các thiết chế văn hóa… Nghiên cứu về lịch sử đô thị hóa của huyện Bình Chánh còn là một việc làm cần thiết khi quá trình đô thị hóa ở đây đang diễn ra một với tốc độ nhanh chóng, ngày càng làm thay đổi hoặc làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống. Những phong tục tập quán, những lối sống, những nghề truyền thống, tinh thần cộng đồng, dòng tộc, những lễ hội… có biến chuyển rất sâu sắc dưới tác động của đô thị hóa. Đó là những vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu để nắm bắt đồng thời đề ra một số biện pháp xây dựng bản sắc văn hóa trong quá trình đô thị hóa. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu là tìm hiểu sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở huyện Bình Chánh trong quá trình đô thị hóa từ sau năm 1986 đến năm 2003. Trong đó chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như sự thay đổi cảnh quan và cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sự biến đổi về mặt xã hội như dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa… Nghiên cứu cũng góp phần rút ra một số đặc điểm trong quá trình đô thị hóa ở huyện Bình Chánh, làm rõ những tác 7 động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển của huyện, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hóa, từ đó đề ra một số định hướng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những tài liệu sớm nhất đề cập đến lịch sử kinh tế xã hội ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định xưa là những công trình chữ Hán như Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn; Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Về chữ Nôm có bài phú Cổ Gia Định phong cảnh vịnh được sáng tác vào khoảng đầu thế kỷ XIX, bài Nam kỳ phong tục nhân vật diễn ca của Nguyễn Liêm Phong. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, dưới thời Pháp thuộc, có nhiều chuyên khảo của các tác giả người Pháp về vùng Nam kỳ cũng như về Sài Gòn - Gia Định như Sự góp phần vào lịch sử Sài Gòn (1867 - 1916) của tác giả Baudrit (bản dịch); Chuyên khảo về tỉnh Gia Định của tác giả Bouchot… Từ năm 1954 đến năm 1975, Sài Gòn trở thành thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Vùng đất này nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Trước hết phải kể đến một số công trình chuyên khảo như Địa phương chí tỉnh Gia Định của Tòa hành chính Gia Định, Gia Định xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh, Gia Định xưa của Sơn Nam, Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển… Nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế xã hội thì có Nghiên cứu dân số tại các vùng phụ cận Sài Gòn và Dân số hoạt động của đô thành Sài Gòn của tác giả Lê Văn Hoàng; Những điều cần biết về kế hoạch chủ yếu thiết kế đô thị Sài Gòn của tác giả Bông Mai; Sổ tay từng vùng ở Nam Việt Nam và Các nhóm thiểu số ở miền Nam Việt Nam của Bộ quốc phòng Mĩ; Nghiên cứu các cơ sở xã hội tại Gia Định của Đinh Tuyến… Các công trình trên mặc dù được nghiên cứu chuyên sâu hơn nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở các vùng đất nội thành còn vùng ven đô và ngoại thành thì vẫn chưa được đề cập đến. Sau năm 1975, việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của các địa bàn trên thành phố được quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả có uy tín được công bố. Công trình Địa chí Văn hóa TP. Hồ Chí Minh (4 tập) do Giáo 8 sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Nguyễn Công Bình chủ biên đã khảo cứu sâu về các mặt lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật… của TP. Hồ Chí Minh, trong đó có huyện ngoại thành Bình Chánh. Công trình TP. Hồ Chí Minh 10 năm của Nguyễn Văn Linh đã tổng kết những vấn đề, những lĩnh vực quan trọng và định hướng phát triển của thành phố, trong đó chú ý đúng mức đến vai trò của các huyện ngoại thành trong chiến lược phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh nói chung và các quận huyện nói riêng đã được xúc tiến. Có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về tình hình đô thị hóa tại các quận huyện như Tân Bình, Gò Vấp, quận 8, Bình Thạnh, quận 2... Tuy nhiên, đối với Bình Chánh thì chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu hiện nay có liên quan đến Bình Chánh mới chỉ đề cập một cách sơ nét chứ chưa đi sâu vào tình hình đô thị hóa của huyện. Đề cập đến tình hình đô thị hóa tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, cuốn sách Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á do Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1996 đã đề cập đến xu thế đô thị hóa của một số thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, nhu cầu quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, tình trạng tăng dân số cơ học, các kinh nghiệm trong phát triển đô thị của các nước Đông Nam Á, vấn đề môi trường nhân văn, môi trường văn hóa của con người trong quá trình đô thị hóa. Trong tập sách này có bài viết của tác giả Võ Thị Hiệp với nhan đề Sự chuyển biến của một số xã thuộc huyện Bình Chánh trong quá trình phát triển theo hướng đô thị hóa. Bài viết này có đề cập một cách sơ lược vấn đề đô thị hóa huyện Bình Chánh và một số xã giáp ranh với các quận nội thành. Công trình nghiên cứu có nội dung đề cập đến tình hình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh là Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thủy với nhan đề Quá trình đô thị hóa ở ven đô TP. Hồ Chí Minh (1975 - 1996). Luận án đã trình bày quá trình đô thị hóa ở các quận huyện ven đô TP. Hồ Chí Minh như Thủ Đức, quận 8, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ quá 9 trình biến đổi của các quận huyện trong khoảng thời gian hơn 20 năm (1975 - 1996) trên tất cả các mặt, trong đó tập trung vào sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng của các địa bàn khảo sát. Đề tài khoa học của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là Đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam 1954 - 1989 cũng đề cập đến quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh đến năm 1989. Nghiên cứu về người nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, tác giả Lê Văn Năm có công trình Nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hóa. Công trình do Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2007. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu về những “xáo trộn” trong đời sống của người nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa, trong đó tập trung vào tình hình chuyển dịch đất đai và cơ cấu nghề nghiệp, cũng như sự thay đổi về môi trường sống, trong đó có môi trường văn hóa của họ. Theo tác giả, “ở vùng ngoại thành thành phố, đang có sự chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông. Đó cũng là tiến trình người nông dân dần dần xa rời đồng ruộng để trở thành thị dân” [60,tr.5]. Nghiên cứu về văn hóa làng xã TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa, tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân có công trình Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh. Công trình được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành vào năm 1999 gồm có ba chương, trong đó chương một trình bày về tình hình đô thị hóa tại vùng ven và ngoại thành TP. Hồ Chí Minh (gồm 10 quận huyện). Trong chương này có 7 trang (từ trang 85 đến trang 91) trình bày về tình hình đô thị hóa tại huyện Bình Chánh. Tuy được trình bày ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng tôi nắm bắt một cách khái quát những bước phát triển đô thị của Bình Chánh vào giai đoạn tiếp sau chính sách “đổi mới” năm 1986. Chương hai và chương ba đề cập đến khía cạnh văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở những vùng nói trên. Cũng đề cập đến khía cạnh văn hóa trong quá trình đô thị hóa, cuốn sách của tác giả Trần Văn Bính với nhan đề Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1998) đã đề cập đến môi 10 trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Công trình này cung cấp cho chúng tôi một số thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa liên quan đến đô thị hóa. Tác giả Nguyễn Văn Tài nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, tăng dân số cơ học… trong quá trình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh trong cuốn sách Những mặt tồn tại trong quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh. Đó là những vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa hiện nay mà chắc hẳn Bình Chánh đã và đang gặp phải và cũng là nội dung mà chúng tôi sẽ quan tâm trong khung cảnh huyện Bình Chánh. Đối với huyện Bình Chánh, cuốn sách Tiềm năng phát triển các xã và thị trấn huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh do tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân và Võ Thị Hiệp đồng chủ biên, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 1996 là công trình nghiên cứu chi tiết về vị trí địa lý, lịch sử, các tiềm năng kinh tế và một số yếu tố đô thị hóa của từng xã, thị trấn thuộc huyện Bình Chánh. Cuốn sách bao gồm 22 bài nghiên cứu của các tác giả đã cho chúng tôi một cái nhìn khái quát về quá trình phát triển cũng như tiềm năng phát triển của các xã trên địa bàn Bình Chánh đến thời điểm năm 1996. Ngoài các công trình kể trên còn có một số bài viết của các tác giả được đăng trên các tạp chí hoặc báo cáo tại các hội thảo khoa học. Trong bài viết “Di dân và đô thị hóa ở miền Đông Nam Bộ” được đăng trong Tạp chí Tài chính năm 1996, tác giả Nguyễn Thị Chinh đề cập đến sự dịch chuyển lao động trong quá trình đô thị hóa tại một khu vực rộng lớn là các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tác giả Lê Quang Hậu với bài tham luận “Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn thời kỳ 1954 - 1975” báo cáo tại hội thảo Khoa học quốc tế phát triển đô thị bền vững, vai trò của nghiên cứu và giáo dục năm 1999 đã đề cập đến quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh đến năm 1975. Trên đây là một số công trình của các tác giả có liên quan đến đề tài mà chúng tôi đã tham khảo. Chắc chắn rằng sẽ còn những công trình, những bài viết mà chúng tôi chưa có dịp tham khảo hoặc còn tản mát đâu đó mà chúng tôi chưa có cơ hội tiếp cận. Trong quá trình viết đề tài, chúng tôi sẽ cố gắng tham khảo tất cả những công 11 trình của những người đi trước, qua đó có thể kế thừa những kết quả đạt được, đồng thời bổ sung những khiếm khuyết mà các tác giả chưa đề cập đến hoặc do lịch sử biến đổi và thời gian vượt qua. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được xác định là quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh từ năm 1986 đến năm 2003, trong đó tập trung làm rõ các giai đoạn, các bước thay đổi để Bình Chánh từ một huyện thuần nông trước năm 1986 trở thành một huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay. Phạm vi nghiên cứu được xác định là địa bàn huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, phạm vi lãnh thổ của huyện Bình Chánh hiện nay có sự thay đổi so với năm 2003. Trước năm 2003, huyện Bình Chánh bao gồm thị trấn An Lạc và 19 xã. Năm 2003, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định tách huyện Bình Chánh cũ thành hai đơn vị hành chính là huyện Bình Chánh và quận Bình Tân. Quận Bình Tân bao gồm 10 phường được thành lập trên cơ sở 3 xã Bình Trị Đông, Tân Tạo, Bình Hưng Hòa và thị trấn An Lạc của huyện Bình Chánh. Huyện Bình Chánh mới còn lại 16 xã và một thị trấn (Tân Túc). Do vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là huyện Bình Chánh trước năm 2003 có nghĩa là bao gồm cả vùng đất thuộc quận Bình Tân hiện nay. Về thời gian, chúng tôi chọn từ năm 1986 đến năm 2003 vì đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến đổi quan trọng và sâu sắc đối với TP. Hồ Chí Minh và đối với huyện Bình Chánh. Năm 1986 là mốc mở đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước nên tất yếu có những bước chuyển mình, trong đó có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những biến đổi về cơ sở hạ tầng, dân cư, văn hóa… Nằm trong bối cảnh chung đó, huyện Bình Chánh cũng có sự thay đổi đáng kể về mọi mặt, nhất là từ sau những năm 90 của thế kỷ XX trở đi. Đến năm 2003, huyện Bình Chánh được chia tách thành hai đơn vị hành chính mới. Sự chia tách này bắt nguồn từ sự phát triển và nhu cầu phát triển của huyện Bình Chánh cũ. Chính vì vậy đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại một chặng đường phát triển của huyện. 12 5. Phương pháp nghiên cứu Quá trình đô thị hóa được nghiên cứu dưới góc độ của khoa học lịch sử, có nghĩa là tập trung xem xét diễn tiến của hiện tượng này trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2003 cùng những đặc điểm của nó, những nhân tố chủ quan và khách quan tác động, chi phối đến quá trình đó. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho huyện Bình Chánh và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tiếp theo. Do vậy, phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin còn có phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Tuy nhiên, vì đô thị hóa là một quá trình diễn ra phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành giữa sử học, xã hội học, nhân học, văn hóa học, kinh tế học, dân tộc học… Việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ giúp cho đề tài tiếp cận từ nhiều chiều kích, từ đó có thể có được kết quả đa dạng, phù hợp với tính chất của vấn đề đô thị hóa. 6. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu đầu tiên là các sách viết về vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa cũng như TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Các sách viết về Sài Gòn - Gia Định xưa sẽ giúp dựng lại lịch sử phát triển của vùng đất Gia Định nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng đến trước năm 1986. Các sách viết về TP. Hồ Chí Minh từ sau năm 1986 đến nay trong đó có liên quan đến huyện Bình Chánh sẽ được khai thác để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài. Nguồn tài liệu thứ hai tạo cơ sở lý luận cho đề tài chính là công trình của các tác giả đề cập đến vấn đề đô thị và đô thị hóa. Một số cuốn sách được tác giả chú ý khai thác như Đô thị học - Những khái nhiệm mở đầu của tác giả Trương Quang Thao, Dự thảo phát triển Đô thị quốc gia thời kỳ 1995 - 2010 của Bộ Xây dựng, Đô thị Việt Nam tập I, II của tác giả Đàm Trung Phường… Ngoài ra còn một số bài tham luận, bài nghiên cứu của các tác giả khác cũng được chúng tôi tham khảo để tạo cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài. Nguồn tài liệu chính để chúng tôi thực hiện đề tài là các tài liệu liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển của huyện Bình Chánh trong khoảng 20 năm qua. Các 13 số liệu thống kê, các báo cáo năm, các văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố và huyện Bình Chánh cùng các cơ quan chức năng ở huyện có liên quan đến vấn đề đô thị hóa được chúng tôi khai thác để sử dụng cho đề tài. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát, điền dã để thu thập thêm tư liệu thực tế cho đề tài. 7. Bố cục Luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn có bốn chương. Chương một trình bày những nét khái quát về huyện Bình Chánh đến năm 1986, trong đó tập trung vào các yếu tố địa lý, lịch sử và tình hình đô thị hóa của huyện đến thời điểm trên. Trong chương này, chúng tôi cũng trình bày một số vấn đề lý luận về đô thị và đô thị hóa, cũng như khái quát về tình hình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh đến trước năm 1986 để làm rõ bối cảnh chung trong sự phát triển của huyện Bình Chánh. Chương hai trình bày về những thay đổi trong cảnh quan, môi trường và cơ sở hạ tầng; chương ba làm rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; và chương cuối cùng xem xét những chuyển đổi trong lĩnh vực xã hội và văn hóa. 8. Những đóng góp của đề tài Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa của một địa phương là vấn đề chưa được quan tâm rộng rãi như nghiên cứu lịch sử chính trị, quân sự, ngoại giao… Nghiên cứu lịch sử đô thị hóa là góp phần nghiên cứu các chuyển biến xã hội của lịch sử đương đại. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh (1986-2003) thuộc vào lĩnh vực này. Đóng góp của luận văn trên bình diện vĩ mô là dựng lại lịch sử phát triển đô thị của huyện trong gần 20 năm qua trên các lĩnh vực thuộc kết cấu của một đô thị. Trên bình diện vi mô là làm sáng tỏ quá trình chuyển biến của từng thành tố thuộc vấn đề đô thị hóa, đó là sự chuyển biến của địa phương và cộng đồng tại chỗ trong lĩnh vực nghề nghiệp, văn hóa, lối sống… Luận văn tập hợp, hệ thống hóa và xử lý các tư liệu, nhất là các chỉ số phát triển đô thị của huyện Bình Chánh trong những năm qua tạo thành tập tin đáng tin cậy về tình hình đô thị hóa ở huyện Bình Chánh, là tài liệu tham khảo có ích đối với những người quan tâm đến lịch sử đô thị và đô thị hóa. 14 Chương 1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN BÌNH CHÁNH ĐẾN TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Đô thị và đô thị hóa 1.1.1. Đô thị Đô thị là một thực thể đã xuất hiện trong lịch sử loài người từ xa xưa, từ khi mà ở nơi này, nơi khác bắt đầu hình thành một cách thức sinh hoạt khác biệt với nếp sinh hoạt vẫn hằng tồn tại ở thôn quê với nền sản xuất nông nghiệp. Những thực thể hình thành nên đô thị sau một quá trình chuyển động tổng hợp của những điều kiện ban đầu như sự định cư và tăng dân số trên một vùng nào đó, hoặc là do công nghiệp, thương mại phát triển. Trong các điều kiện ấy, trạng thái định cư dần dần biến đổi về chất, từ cộng đồng tập trung ở địa phương, cô lập, tự cung tự cấp với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trở thành một hình thái tập trung dân cư với những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Như vậy, có thể hiểu đô thị là nơi tập trung dân cư, với mật độ dân số cao và đa số là những người lao động phi nông nghiệp, dân cư sống và làm việc theo lối sống thành thị. Khái niệm trên về đô thị chứa đựng những tiêu chí cơ bản nhất biểu thị sự phát triển về lượng (hình thức) và về chất (nội dung) của các đô thị. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, đô thị là “nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn” [80,tr.332]. Hiện nay ở Việt Nam, thuật ngữ đô thị dùng để gọi chung cho tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn. Theo các tác giả của công trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, đô thị là “điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện” [2,tr.5]. Thực tế tên gọi đô thị có xuất xứ từ lịch sử hình thành các các đô thị cổ Việt Nam. Các đô thị cổ Việt Nam được hình thành từ ba yếu tố là đô, thành và thị. 15 Đô chính là nơi làm việc của bộ máy quan lại triều đình phong kiến ở trung ương và địa phương, cũng là nơi ở của vua quan, gia đình và dòng tộc… Thành là những yếu bảo vệ cho “đô”. Đó là các thành quách và đơn vị quân đội thường trực có nhiệm vụ canh gác và bảo vệ “đô”. Thị dùng để chỉ thị trường buôn bán hàng hóa. Có “thành” và “đô” tất yếu phải có trao đổi, buôn bán, và nơi tập trung buôn bán chính là các chợ. Việc xuất hiện của chợ sẽ kéo theo sự tụ tập dân cư và cơ sở kinh tế khác, nhất là tiểu thủ công nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện bảo vệ hiện đại, các thành quách không còn là phương tiện bảo vệ hiệu quả nữa, nên khi xây dựng các đô thị, người ta không xây dựng các thành quách bao quanh. Bên cạnh đó, các lực lượng bảo vệ như quân đội, cảnh sát cũng trở thành một đơn vị trong “đô”. Chính vì vậy, “thành” không còn đóng vai trò quan trọng trong đô thị hiện đại, mà thay vào đó là các yếu tố thuộc về hạ tầng như giao thông, điện nước, nhà cửa, giáo dục, y tế, văn hóa… Ở nước ta, để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cho phù hợp với tình hình đô thị, ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính ph._.ủ) ban hành Nghị định số 132/HĐBT quy định về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị. Theo đó, đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản như: 1- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định; 2- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn); 3- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tư 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển; 4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị; 5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng. Cũng theo Nghị định này, đô thị ở nước ta được chia thành 5 loại: Đô thị loại I là đô thị rất lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch - dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước; dân số từ 1 triệu người trở lên; có tỉ suất 16 hàng hóa cao, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ; mật độ dân cư bình quân 15.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại II là đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch - dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ; dân số từ 35 vạn đến dưới 1 triệu người; sản xuất hàng hóa phát triển, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trong tổng số lao động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ; mật độ dân cư bình quân 12.000 người/km2 trở lên. Đô thị loại III là đô thị trung bình lớn, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du lịch - dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ; dân số từ 10 vạn đến dưới 35 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); sản xuất hàng hóa tương đối phát triển, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở lên trong tổng số lao động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt; mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn). Đô thị loại IV là đô thị trung bình nhỏ, trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh; dân cư từ 3 vạn đến dưới 10 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); là nơi sản xuất hàng hóa, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên trong tổng số lao động; đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng từng phần; mật độ dân cư 8.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn). Đô thị loại V là đô thị nhỏ, trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp..., có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong tỉnh hoặc một vùng trong huyện; dân số từ 4.000 đến dưới 3 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và 17 hạ tầng kỹ thuật; mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Nghị định này cũng quy định quy mô và ranh giới vùng ngoại ô của từng đô thị phù hợp với chức năng của đô thị đó. Như vậy, theo Nghị định này thì TP. Hồ Chí Minh là đô thị loại I và Bình Chánh là vùng ngoại ô của TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trải qua hơn 10 năm từ 1990 đến năm 2000, các đô thị ở Việt Nam phát triển nhanh chóng, quy mô của các đô thị thay đổi rất nhiều, chính vì vậy việc phân loại đô thị theo Nghị định 132 của Hội đồng Bộ trưởng không còn phù hợp. Do vậy, ngày 5/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2001/NĐ-CP quy định về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, các đô thị ở nước ta được chia làm 06 loại: - Đô thị loại đặc biệt là đô thị rất lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, dân số trên 1,5 triệu người, mật độ dân số trung bình trên 15.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 90%. - Đô thị loại I là đô thị lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ, dân số trên 500.000 người, mật độ dân số trung bình trên 12.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 85%. - Đô thị loại II là đô thị trung bình lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng hoặc từng lĩnh vực của quốc gia, dân số trên 250.000 người, mật độ dân số trung bình trên 10.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 80%. - Đô thị loại III là đô thị trung bình, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một số lĩnh vực của vùng, dân số trên 100.000 người, mật độ dân số trung bình trên 8.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 75%. - Đô thị loại IV là đô thị loại trung bình nhỏ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay liên huyện, dân số trên 50.000 người, mật độ dân số trung bình khoảng trên 6.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 70%. - Đô thị loại V là đô thị loại nhỏ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay liên xã, dân số trên 4.000 người, mật độ dân số trung bình khoảng trên 2.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông/tổng số lao động trên 65%. 18 Tiêu chuẩn và phân loại, phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP được tổng hợp trong bảng dưới đây: Bảng 1.1: Phân loại và phân cấp đô thị ở Việt Nam theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP Loại đô thị Vai trò trung tâm (chủ yếu) Dân số (người) Lao động phi nông nghiệp (%) Hạ tầng cơ sở Một độ dân số (người/km2) Đặc biệt Quốc gia > 1.500.000 > 90 Đồng bộ, hoàn chỉnh > 15.000 I Quốc gia và liên tỉnh > 500.000 > 85 Nhiều mặt đồng bộ, hoàn chỉnh > 12.000 II Quốc gia (một số lĩnh vực), liên tỉnh > 250.000 > 80 Nhiều mặt tiến tới đồng bộ, hoàn chỉnh > 10.000 III Liên tỉnh (một số lĩnh vực), tỉnh > 100.000 > 75 Từng mặt đồng bộ, hoàn chỉnh > 8.000 IV Tỉnh, liên huyện > 50.000 > 70 Từng mặt tiến tới đồng bộ, hoàn chỉnh > 6.000 V Huyện, tiểu vùng (cụm xã) > 4.000 > 65 Đã hoặc đang xây dựng, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh > 2.000 Nghị định trên cũng quy định, các đô thị miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo…, các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị phải đạt tối thiểu 70% so 19 với quy định tiêu chuẩn của các loại đô thị tương ứng; các đô thị du lịch, nghỉ mát, đào tạo, nghiên cứu khoa học… quy mô dân số phải đạt tối thiểu 70%, mật độ dân số phải đạt tối thiểu 50% so với quy định tiêu chuẩn của các loại đô thị tương ứng. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, đến năm 2003, số lượng các đô thị theo mỗi loại ở Việt Nam như sau: - Đô thị loại đặc biệt: 2 (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh); - Đô thị loại I: 2 (Hải Phòng và Đà Nẵng); - Đô thị loại II: 10 (các thành phố trực thuộc tỉnh); - Đô thị loại III: 17 (các thành phố trực thuộc tỉnh); - Đô thị loại IV: 58 (các thị xã và thị trấn); - Đô thị loại V: 600 (các thị trấn). Các đô thị trên được phân thành 3 cấp quản lý: - Thành phố trực thuộc trung ương, - Thành phố và thị xã thuộc tỉnh, - Thị trấn thuộc huyện. Như vậy, đô thị được hiểu là một khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau: - Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. - Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn như là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc trung ương, vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực nội thành thành phố, nội thị xã, thị trấn, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt trên 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2. Ngoài ra, đô thị phải là nơi có dân số tập trung cao và hoạt động sống chủ yếu của cư dân trong khu vực ấy là những hoạt động phi nông nghiệp. Về vai trò lãnh 20 thổ hay địa lý, nó phải là trung tâm, nơi có vai trò đầu tàu trong sự phát triển của vùng ấy. Nghị định mới của Chính phủ đã xác định cụ thể đặc điểm và quy mô của từng loại đô thị, cũng như phân chia cấp quản lý đô thị. Theo Nghị định này thì TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, và Bình Chánh tiếp tục là vùng ngoại vi của thành phố, có chức năng làm nơi bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối, các khu dân cư, các công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công trình đặc biệt khác mà trong nội thành, nội thị không bố trí được; bố trí các cơ sở nghỉ ngơi; các khu tham quan, du lịch; vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái; và dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị. 1.1.2. Đô thị hóa Đô thị hóa là một quá trình vận động kinh tế-xã hội-văn hóa phức tạp, là quá trình nâng cao vai trò của thành phố trong việc phát triển xã hội. Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực như cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, phân bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư, dân số, kết cấu nghề nghiệp, lối sống, văn hóa... Khái niệm đô thị hóa cũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Từ điển Bách khoa Encyclopedia Britannica thì cho rằng “Đô thị hóa là quá trình tập trung ngày càng lớn dân số vào một khu vực nhỏ và hình thành nên các đô thị”1. Trong Từ điển tiếng Việt cũng có định nghĩa tương tự nhưng nhấn mạnh hơn vai trò của thành thị đối với phát triển xã hội: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội” [80,tr.332]. Theo các nhà địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp trong một khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: + Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân chính vì mức độ tăng dân số tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. 1 21 + Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc là sự nhập cư đến đô thị. Đây là tác nhân chính dẫn tới sự gia tăng dân số đột biến trên một vùng hay lãnh thổ. + Sự chuyển dịch đất đai. Đó là sự thay đổi mục đích sử dụng đất đai từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và đất thổ cư. Tuy nhiên, đô thị hóa không chỉ là sự biến đổi của hạ tầng cơ sở hay là sự tập trung dân số cao trong một vùng… mà còn là một vận động xã hội sâu xa và đồng bộ. Đó là quá trình tiến tới sự ngang bằng dần các tiêu chuẩn sống, tiện nghi sống giữa nông thôn và đô thị. Là quá trình làm biến đổi quan hệ cư trú, ứng xử ở nông thôn theo kết cấu gia đình - họ hàng - xóm giềng - làng xã - xã hội trở thành cấu trúc theo kiểu đô thị: gia đình - đường phố - xã hội. Về mặt cảnh quan, đó là sự biến đổi từ môi trường thiên nhiên sinh thái theo mối giao hòa nhà, vườn - lũy tre làng - đồng lúa sang môi trường thiên nhiên sinh thái theo kết cấu nhà (chung cư) - đường phố - công sở (xí nghiệp). John Macionis, trong cuốn sách giáo khoa Sociology xuất bản tại Mĩ năm 1980 cũng cho rằng “Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội mà còn chuyển thể (transform) nhiều kiểu mẫu (patterns) của đời sống xã hội. Đó là sự phổ biến và lan truyền những khuôn mẫu hành vi, ứng xử, vốn đặc trưng cho người dân đô thị, sự lan truyền lối sống đô thị hay các quan hệ văn hóa đô thị tới các vùng nông thôn” [53,tr.17]. Giáo sư Đàm Trung Phường trong cuốn Đô thị Việt Nam - tập 1 thì cho rằng “đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng, phân tán trên một diện tích rộng khắp hầu như toàn quốc, sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật… Quá trình đô thị diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế - xã hội, trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức lối sống xã hội. Do vậy, có thể nói đô thị hóa là một quá trình diễn biến 22 về kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [63,tr.7]. Theo định nghĩa này thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và cả không gian cư trú của con người. Một định nghĩa khác ngắn gọn hơn là của GS.TS. Nguyễn Thế Bá. Tác giả cho rằng “đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống… Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị” [2,tr.17]. Như vậy, theo định nghĩa này thì đô thị hóa là quá trình trước tiên có sự thay đổi về dân số theo hướng tập trung vào đô thị, sau đó là sự thay đổi về kinh tế - xã hội và hạ tầng cơ sở. Mặc dù còn có nhiều cách nhìn khác nhau về đô thị hóa nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng đô thị hóa là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan và có tính phổ quát. Đó là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến văn hóa..., là sự chuyển đổi từ nông thôn sang thành thị, từ nền sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông với sự tập trung dân cư ngày càng cao. Do vậy, trong đề tài chúng tôi tập trung vào các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa của địa bàn nghiên cứu để làm rõ quá trình đô thị hóa vùng đất này. Đô thị hóa là vấn đề của quốc tế, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hàng loạt vấn đề đã và đang đặt ra liên quan đến quá trình này như đô thị hóa rồi sẽ đi đến đâu? Nó đã và đang mang lại những gì cho con người và lấy mất đi những gì? Liệu rồi, trước sức ép của đô thị hóa, con người và tự nhiên có còn giữ được mối quan hệ hữu cơ hài hòa như trước không? 23 Thực tế, đô thị hóa đã cho thấy rằng, nó là một giải pháp đúng để nâng cao mức sống, cho sự tiến bộ của xã hội loài người, cho sự phát triển của mỗi quốc gia như nhận định của Liên Hợp Quốc “Đô thị hóa là giải pháp duy nhất đúng”1. 1.2. Vài nét về đô thị TP. Hồ Chí Minh đến trước năm 1986 Huyện Bình Chánh là một bộ phận của Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa huyện này gắn liền với quá trình phát triển đô thị của Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh. Do vậy khi trình bày về quá trình đô thị hóa huyện Bình Chánh, không thể không nói về quá trình hình thành và phát triển của đô thị Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh. Trong phần này, chúng tôi trình bày một số nét khái quát về quá trình phát triển về đô thị của Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh đến trước năm 1986. Các nhà khoa học lấy năm 1698, tức là năm Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, làm mốc ra đời của TP. Hồ Chí Minh. Những đơn vị hành chính với tên gọi chính thức được hình thành mà chỗ tập trung dân cư đông nhất tọa lạc bên bờ sông Tân Bình (sông Sài Gòn). Gần 100 năm sau, năm 1790, thành Gia Định được xây dựng. Đây là mốc rất quan trọng trong quá trình đô thị hóa thành phố Sài Gòn. Cũng trong thời gian này, Chợ Lớn được xây dựng (năm 1788) và trở thành một đô thị có tốc độ phát triển nhanh chóng. Dưới thời vua Minh Mạng, thành Gia Định được xây dựng lại với quy mô nhỏ hơn. Sau khi chiếm Gia Định (1859), người Pháp quy hoạch vùng đất này theo mô hình “đô thị kiểu Pháp”. Đô thị Sài Gòn phát triển nhanh chóng đến mức vào năm 1887, người Pháp đã ca ngợi Sài Gòn như sau: “Đường Catinat với những vòm cửa là phố Rivoli; bến cảng thương mại là ke (Quai d’Orsay); nhà hát nhỏ bé xinh xắn của chúng ta chính là nhà hát Folies Marigny… Hãy đi qua trước những quán cà phê Sài Gòn buổi tối, các hàng hiên đông người như ở đại lộ của Paris” [10,tr.9]. Từ đó, Sài Gòn tiếp tục được mở rộng và vào năm 1937 thì nối với Chợ Lớn, trở thành một “Hòn ngọc Viễn Đông” theo cách gọi của người Pháp. Dưới thời Mĩ - Ngụy (1954-1975), đô thị Sài Gòn tiếp tục được mở rộng và có những biến đổi nhanh chóng. Năm 1956, Sài Gòn có diện tích 56km2, gồm 5 quận, 1 24 dân số gần 1,8 triệu người; tỉnh Gia Định có diện tích 679km2, gồm 5 quận, 75 làng, dân số 522.000 người. Ngày 28/10/1956, theo sắc lệnh số 143-NV, chính quyền Sài Gòn đã bãi bỏ tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1959, Sài Gòn được chia thành 8 quận; năm 1963 là 9 quận và 1970 là 11 quận; diện tích và dân số Sài Gòn thời kỳ này như sau: Bảng 1.2: Diện tích và dân số Sài Gòn - Gia Định từ 1956 đến 1970 Sài Gòn Gia Định Năm Diện tích (km2) Dân số (ngàn người) Diện tích (km2) Dân số (ngàn người) 1956 51 1.749 679 522 1960 - 1.400 - 654 1965 - 1.485 1.574 925 1970 70 1.761 1.445 1.263 Nguồn: Bộ Nội vụ và Viện Quốc gia thống kê - Niên giám thống kê Việt Nam Cộng hòa. Mặc dù có những thay đổi theo hướng mở rộng về lãnh thổ và tăng lên về dân số nhưng nhìn chung, đô thị Sài Gòn thời kỳ trước năm 1975 ít có điều kiện để phát triển do nằm trong vùng chiến sự. Theo tác giả Nguyễn Thị Thủy, quá trình đô thị hóa ở đây về cơ bản là “đô thị hóa cưỡng bức”, nó phụ thuộc vào tình hình chiến tranh và viện trợ kinh tế của Mĩ. Trong khoảng 20 năm chiến tranh, có khoảng 10 triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các đô thị ở miền Nam, trong đó Sài Gòn - Gia Định là nơi đến được nhiều người lựa chọn. Sự gia tăng dân số cơ học xuất phát từ tình hình chiến sự chứ không phải do sự tăng trưởng về kinh tế và thay đổi về xã hội [74,tr.36-37]. Năm 1976, Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên TP. Hồ Chí Minh. Với tổng diện tích 1.295,5km2, dân số 3.464.141 người [TK TP. HCM năm 1990, tr.16], TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất Việt Nam. Toàn bộ 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận, đồng thời bốn quận mới là Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm có 5 huyện là Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Năm 1978, thành 25 phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai (năm 1991 đổi tên thành huyện Cần Giờ). Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợi điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn lại 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, các đơn vị hành chính của thành phố lại có sự thay đổi. Toàn thành phố có 17 quận và 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Năm 2003, thêm hai quận mới được thành lập là quận Bình Tân và quận Tân Phú. Như vậy, TP. Hồ Chí Minh đến cuối năm 2003 có 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01km2. Vào năm 2006, thành phố có dân số 6.424.519 người, mật độ trung bình 3.067 người/km². Như vậy, sau 30 năm (từ năm 1976 đến năm 2006) dân số TP. Hồ Chí Minh tăng gần gấp đôi. TP. Hồ Chí Minh sau ngày thành lập mặc dù được thừa hưởng nguyên vẹn cơ sở hạ tầng dưới thời Mĩ - Ngụy nhưng điều kiện để phát triển hết sức khó khăn. Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu; các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé; sản xuất nông nghiệp lạc hậu và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; cơ sở hạ tầng yếu kém, đường sá hầu hết bị hư hỏng nặng nề. Để tiến lên chủ nghĩa xã hội cùng với cả nước, thời kỳ sau 1975 đến những năm 1980, TP. Hồ Chí Minh đã ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống người dân. Nhiệm vụ trọng tâm của thành phố là tập trung cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế, sắp xếp lại cơ sở sản xuất. Đối với các xí nghiệp công nghiệp tư sản mại bản, Nhà nước tịch thu chuyển thành xí nghiệp quốc doanh do nhà nước quản lý. Với phần lớn các xí nghiệp khác của tư sản, Nhà nước áp dụng hình thức công tư hợp doanh, thực chất cũng chuyển sang Nhà nước quản lý. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tổ chức thành các hợp tác xã, tổ hợp. Về thương nghiệp, thành lập mạng lưới thương nghiệp hợp tác xã, một số chuyển sang trực tiếp sản xuất. Đối với nông nghiệp, thực hiện chính sách khai hoang phục hóa và phát triển theo con đường hợp tác hóa, thành lập đoàn sản xuất. Khôi phục kinh tế, sắp xếp lại sản xuất sau chiến tranh là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với thành phố. Mặt khác, việc xóa bỏ các thành phần kinh tế đã kìm hãm sức sản xuất vốn có của các quận huyện, làm cho sản xuất chậm phát triển. Do vậy, quá trình đô thị hóa ở TP. 26 Hồ Chí Minh trong giai đoạn này diễn ra chậm chạp và không có nhiều biến động đáng kể. Từ 1986, cùng với chủ trương đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách mở cửa, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, năng lực sản xuất được cải thiện, kinh tế đất nước đã phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trong bối cảnh chung ấy, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung xây dựng và phát triển thành phố về mọi mặt. TP. Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về tốc độ đô thị hóa và nhanh chóng trở thành đô thị lớn nhất của cả nước. Trong quá trình phát triển và hội nhập, TP. Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.3. Huyện Bình Chánh đến trước năm 1986 1.3.1. Tổng quan về huyện Bình Chánh 1.3.1.1. Vị trí địa lý TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 2/7/1976 trên cơ sở thành phố Sài Gòn. TP. Hồ Chí Minh thuộc miền Đông Nam Bộ, giáp với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh. Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh bao gồm Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn có diện tích khoảng 210.000ha. Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước và là vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam. Với ưu thế là một thành phố trẻ, đông dân nhất nước nên TP. Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ đô thị hóa. Lúc mới thành lập, TP. Hồ Chí Minh bao gồm 12 quận và 6 huyện ngoại thành, Bình Chánh là một trong sáu huyện ngoại thành đó. Bình Chánh nằm ở phía Tây Nam của TP. Hồ Chí Minh, bao gồm 19 xã và một thị trấn (năm 2003), có diện tích tự nhiên là 30.308ha, chiếm 14,74% diện tích tự nhiên của cả thành phố, đứng hàng thứ ba sau các huyện Cần Giờ (71.361ha) và 27 Củ Chi (42.856ha). Trong 19 xã và 1 thị trấn của huyện Bình Chánh thì An Phú Tây là xã có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (580ha, chiếm 1,91% diện tích tự nhiên của huyện) và Lê Minh Xuân là xã có diện tích tự nhiên lớn nhất (3.632ha, chiếm 11,98% diện tích tự nhiên của huyện). Vị trí địa lý của huyện được xác định từ 106029’ đến 106042’ độ kinh Đông và từ 10036’ đến 10049’ độ vĩ Bắc. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn và quận 6; Phía Đông giáp quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè; Phía Tây và Tây Nam giáp các huyện Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc của tỉnh Long An. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông huyết mạch của phía Nam như Quốc lộ 1A, các tuyến đường liên tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hòa (Long An), đường Nguyễn Văn Linh nối từ quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, tỉnh lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các Huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và giao thương đường bộ giữa TP. Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông rạch và kênh mương như sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh Cầu An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom,… nối với sông Bến Lức và kênh Đôi - kênh Tẻ, đây là tuyến giao thông thủy nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một lợi thế lớn của huyện trong quá trình trở thành cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Nam. 1.3.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Về mặt địa lý hình thể, huyện Bình Chánh là vùng đất có địa hình khá bằng phẳng, có cao độ từ 1,5m đến 5m, dốc nhẹ từ Đông Bắc về Tây Nam. Các xã ở phía Nam như Bình Hưng, Phong Phú, Quy Đức giáp quận 7 và huyện Nhà Bè, là vùng đất thấp, có nhiều sông rạch, bị nhiễm mặn vào các tháng mùa khô. Thực vật tiêu biểu của vùng đất này có đước, vẹt, mắm, bần, dừa nước… Các xã ở phía Đông Bắc gồm Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B giáp huyện Hóc Môn và quận Tân 28 Bình, là vùng đất cát pha, giáp với vùng phù sa cổ Đông Nam Bộ… Các xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân và Phạm Văn Hai là vùng đất trũng, mang đặc trưng của vùng đất phèn và là vùng rìa của vùng Đồng Tháp Mười. Trên địa bàn huyện có ba nhóm đất chính: Nhóm đất xám có diện tích khoảng 6.232,8ha, chiếm 30,6% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông. Nhóm đất phù sa có diện tích khoảng 7.288,7ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở các xã Tân Quí Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Qui Đức, Đa Phước, Tân Tạo và một phần xã Bình Trị Đông. Nhóm đất phèn có diện tích khoảng 11.602,6ha, chiếm 38,3% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở các xã Tân Nhật, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, một phần xã Tân Tạo và thị trấn An Lạc. Ngoài ra còn có một số loại đất khác nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ, phần lớn phân bố ven sông rạch. Tuy không có tài nguyên khoáng sản quí hiếm, nhưng Bình Chánh có loại đất có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng tương đối phong phú. Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản sau: Loại thân quặng 1: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, có diện tích khoảng 200ha, ước đoán trữ lượng khoảng 4 triệu m3. Loại thân quặng 2: Cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, ước đoán trữ lượng khoảng 20 triệu m3. Loại thân quặng 3: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Tân Túc, ước đoán trữ lượng khoảng 10 triệu m3. Ngoài ra còn có than bùn phân bố rải rác nằm dọc theo khu vực cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân… 1.3.2. Lịch sử địa giới hành chính huyện Bình Chánh Theo sách địa chí đầu tiên của vùng đất Nam Bộ là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì địa bàn huyện Bình Chánh ngày nay thuộc huyện Tân Long, 29 bao gồm hai tổng Tân Phong và Long Hưng theo phân định hành chính vào năm 1808 dưới thời vua Gia Long. Sau đó, theo cải cách hành chính vào năm 1832 của vua Minh Mạng thì Gia Định thành với 5 trấn đã bị giải thể để thành lập 6 tổng. Theo đó, tổng Tân Phong được chia làm 3 tổng mới là Tân Phong Thượng, Tân Phong Trung và Tân Phong Hạ; tổng Long Hưng được chia thành 3 tổng mới là Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung và Long Hưng Hạ. Địa giới hành chính huyện Bình Chánh ngày nay nằm chủ yếu trong các tổng Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung và một phần của tổng Dương Hòa Hạ (các xã Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc và làng Tân Hòa). Trong đó có các phần đất thuộc các xã Bình Hưng Hòa, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B mới được sáp nhập từ sau năm 1975. Sơ đồ địa giới huyện Bình Chánh ngày nay vào các năm 1802 và 1832 Cũng theo sách Gia Định thành thông chí thì vào đầu thế kỷ XIX, trong các tổng Tân Phong và Long Hưng đã có những làng sau đây thuộc về lãnh thổ huyện Bình Chánh ngày nay: Làng Bình Đăng, An Phú, Tân Tạo, Bình Trị Đông thuộc tổng Tân Phong. 30 Làng Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Chánh, An Phú Tây, Hưng Long, Tân Kiều, Tân Quý, Tân Liễu, Bình Giao, Tân Nhiễu, Tân Quý Tây, Châu Thới, Tân Thủy, và phường An Lạc thuộc tổng Long Hưng [29,tr.35-37]. Dưới thời thuộc Pháp, nhiều làng có phong trào kháng chiến bị Pháp xóa tên và sáp nhập vào làng lân cận, như trường hợp làng Bình Giao bị giải thể để sáp nhập vào làng Hậu Mỹ và làng Tân Liễu sáp nhập vào làng Hưng Long (địa bàn làng Bình Giao và Tân Liễu ngày nay thuộc xã Hưng Long). Dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, do cải cách hành chính, lấy xã làm đơn vị hành chính cấp cơ sở, một số làng được sáp nhập và trở thành đơn vị hành chính cấp xã. Chẳng hạn xã An Phú Tây gồm các làng Châu Thới, Tân Nhiễu, Tân Thủy, một phần của làng Tân Kiều và làng Bình Điền; xã Hưng Long gồm các làng Hưng Long, Hậu Mỹ, Bình Giao, Tân Liễu; xã Tân Quý Tây gồm các làng Tân Quý, Tân Quý Tây và Phước Bình; xã Tân Túc gồm các làng Thạnh Hòa, Long Bình, Long Phú, Tân Tảo, Tân Hồ, Đại Thạnh… Năm 1959, một số xã được sáp nhập lại với nhau thành một xã mới như trường hợp của xã Bình Đăng và xã Chánh Hưng. Hai xã này nhập lại thành một xã mới có tên là Bình Hưng, xã Phong Đước và An Phú nhập lại thành xã Ph._.im Phú nằm trong diện giải tỏa 150 Phụ lục 35: Quyết định phân loại và phân cấp đô thị của Hội đồng Bộ trưởng năm 1990 HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG ******** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 132-HĐBT Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 1990 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 4 tháng 7 năm 1981; Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cho phù hợp với tình hình đô thị của nước ta hiện nay; Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tổ chức của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau đây: 1- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định. 2- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn). 3- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tư 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. 4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. 5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng. Điều 2. Đô thị được chia thành 5 loại như sau: 1- Đô thị loại I: là đô thị rất lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch - dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước. - Dân số: từ 1 triệu trở lên. 151 - Có tỉ suất hàng hóa cao, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động. - Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ. - Mật độ dân cư bình quân 15.000 người/km2 trở lên. 2- Đô thị loại II: Là đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch - dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ. - Dân số: từ 35 vạn đến dưới 1 triệu. - Sản xuất hàng hóa phát triển, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trong tổng số lao động. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ. - Mật độ dân cư bình quân 12.000 người/km2 trở lên. 3- Đô thị loại III: Là đô thị trung bình lớn, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du lịch - dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ. - Dân số: từ 10 vạn đến dưới 35 vạn (vùng núi có thể thấp hơn). - Sản xuất hàng hóa tương đối phát triển, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở lên trong tổng số lao động. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt. - Mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn). 4- Đô thị loại IV: Là đô thị trung bình nhỏ, trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ, công nghiệp, thương nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh. - Dân cư: từ 3 vạn đến dưới 10 vạn (vùng núi có thể thấp hơn). - Là nơi sản xuất hàng hóa, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên trong tổng số lao động. - Đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng từng phần. - Mật độ dân cư 8.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn). 152 5- Đô thị loại V: Là đô thị nhỏ, trung tâm tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp..., có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong tỉnh hoặc một vùng trong huyện. - Dân số từ 4.000 đến dưới 3 vạn (vùng núi có thể thấp hơn). - Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động. - Bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật. - Mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Đối với các khu công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ tập trung nằm trong quy hoạch, khi cần thiết sẽ xếp vào khu vực đô thị để quản lý. Điều 3. Quy mô và ranh giới vùng ngoại ô của từng đô thị phải được xác định theo quy hoạch chung phát triển đô thị và phù hợp với các chức năng quy định sau đây: 1- Dự trữ một phần đất khi cần mở rộng đô thị. 2- Sản xuất một phần thực phẩm tươi sống phục vụ kịp thời cho nội thành, nội thị. 3- Bố trí các công trình kỹ thuật đầu mối tập trung mà trong nội thành, nội thị không bố trí được. 4- Xây dựng màng lưới cây xanh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi sinh - môi trường. Điều 4. Đô thị được phân cấp về mặt quản lý hành chính Nhà nước như sau: 1- Đô thị loại I và loại II chủ yếu do Trương ương quản lý. 2- Đô thị loại III và loại IV chủ yếu có tỉnh quản lý. 3- Đô thị loại V chủ yếu do huyện quản lý. Điều 5. Việc thành lập đô thị mới, phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Có đủ những văn cứ quy định ở điều 1 trong Quyết định này. - Có luận chứng kinh tế - kỹ thuật và đề án thiết kế quy hoạch phát triển đô thị. Điều 6.Trưởng ban Tổ chức của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp ra thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định này. Điều 7. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trần Đức Lương (Đã ký) 153 Phụ lục 36: Nghị định phân loại và phân cấp đô thị của Chính phủ năm 2001 CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 72/2001/NĐ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2001 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 72/2001/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, NGHỊ ĐỊNH: Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Điều 2. Mục đích của việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị: Việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị nhằm xác lập cơ sở cho việc: 1. Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong cả nước; 2. Phân cấp quản lý đô thị; 3. Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; 4. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, các chính sách và cơ chế quản lý phát triển đô thị. Điều 3. Đô thị và các yếu tố cơ bản phân loại đô thị: 1. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. 2. Các yếu tố cơ bản phân loại đô thị gồm: a. Chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định; b. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%; c. Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị; d. Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người; đ. Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị. 154 3. Tiêu chuẩn phân loại đô thị nhằm cụ thể hóa các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này được tính cho khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn. Điều 4. Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị: 1. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. 2. Cấp quản lý đô thị gồm: a. Thành phố trực thuộc Trung ương; b. Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; c. Thị trấn thuộc huyện. Điều 5. Thành lập mới đô thị và phân loại các đô thị thành lập mới: 1. Đô thị được thành lập mới phải có các điều kiện sau: a. Đảm bảo các yếu tố cơ bản phân loại đô thị theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này; b. Quy hoạch chung xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập hồ sơ thành lập mới đô thị, trong đó có phương án tách, nhập, giải thể hoặc điều chỉnh địa giới hành chính đô thị có liên quan đến việc thành lập mới đô thị được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. 3. Việc công nhận loại đô thị thành lập mới được tiến hành sau khi có quyết định thành lập mới đô thị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Điều 6. Phân chia khu vực nội thành, nội thị và vùng ngoại thành, ngoại thị: Thành phố được chia thành: nội thành phố và vùng ngoại thành phố (sau đây được gọi tắt là nội thành, ngoại thành). Thị xã được chia thành: nội thị xã và vùng ngoại thị xã (sau đây được gọi tắt là nội thị, ngoại thị). Thị trấn không có vùng ngoại thị trấn. Điều 7. Chức năng và quy mô vùng ngoại thành, ngoại thị: 1. Vùng ngoại thành, ngoại thị có các chức năng sau: a. Bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối, các khu dân cư, các công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công trình đặc biệt khác mà trong nội thành, nội thị không bố trí được; b. Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi; các khu tham quan, du lịch; vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái; c. Dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị. 2. Quy mô vùng ngoại thành, ngoại thị được xác định trên cơ sở: a. Vị trí và tính chất của đô thị; b. Quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị; c. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên hệ giữa khu vực nội thành, nội thị với khu vực lân cận; d. Các mối quan hệ giữa khu vực nội thành, nội thị với khu vực lân cận; 155 đ. Đặc điểm lịch sử và điều kiện tự nhiên của từng địa phương; e. Tổ chức hợp lý các đơn vị quản lý hành chính đô thị; g. Yêu cầu phát triển các chức năng của vùng ngoại thành, ngoại thị nhằm hỗ trợ cho sự phát triển khu vực nội thành, nội thị theo quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chương 2: PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ Điều 8. Đô thị loại đặc biệt: Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; 2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên. Điều 9. Đô thị loại I: Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; 2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên. Điều 10. Đô thị loại II: Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; 2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên. Điều 11. Đô thị loại III: Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; 2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; 156 3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên. Điều 12. Đô thị loại IV: Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; 2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên. Điều 13. Đô thị loại V: Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; 2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; 3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; 4. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; 5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên. Điều 14. Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho các trường hợp đặc biệt (đối với một số đô thị loại III, loại IV và loại V): 1. Đối với các đô thị ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thì các tiêu chuẩn quy định cho từng loại đô thị có thể thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 70% mức tiêu chuẩn quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định này. 2. Đối với các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng, các đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phải đạt 70% so với mức quy định; riêng tiêu chuẩn mật độ dân số bình quân của các đô thị nghỉ mát du lịch và điều dưỡng cho phép thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% so với mức quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định này. Điều 15. Thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị: 1. Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại I, đô thị loại II theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. 157 3. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhận đô thị loại III và đô thị loại IV theo đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. 4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận đô thị loại V theo đề nghị của ủy ban nhân dân huyện sau khi đã phê duyệt quy hoạch xây dựng và kế hoạch phát triển đô thị đối với vùng dân cư hoặc xã được đề nghị thành lập thị trấn. Chương 3: CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Điều 16. Cơ sở xác định cấp quản lý đô thị: Cơ sở để xác định cấp quản lý đô thị gồm: 1. Theo phân loại đô thị như sau: a. Các thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; b. Các thành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại III; c. Các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại III hoặc đô thị loại IV; d. Các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc đô thị loại V. 2. Nhu cầu tổ chức quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ. 3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước và quy hoạch chung xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Điều 17. Quyết định cấp quản lý đô thị: Việc quyết định cấp quản lý đô thị được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Luật Tổ chức Quốc hội và khoản 1 Điều 16 của Luật Tổ chức Chính phủ. Chương 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 18. Hiệu lực thi hành: Nghị định này thay thế cho Quyết định số 132/HĐBT ngày 05 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Điều 19. Tổ chức thực hiện: 1. Bộ Xây dựng, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷn nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký) 158 Phụ lục 37: Nghị định của Chính phủ về việc chia tách huyện Bình Chánh và các huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh CHÍNH PHỦ ******* CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 130/2003/NĐ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2003 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 130/2003/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÁC QUẬN BÌNH TÂN, TÂN PHÚ VÀ CÁC PHƯỜNG TRỰC THUỘC; ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH PHƯỜNG THUỘC QUẬN TÂN BÌNH; THÀNH LẬP XÃ, THỊ TRẤN THUỘC CÁC HUYỆN BÌNH CHÁNH, CẦN GIỜ VÀ HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Chánh để thành lập quận Bình Tân và các phường trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính quận Tân Bình để thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính một số phường thuộc quận Tân Bình và thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh như sau: 1. Thành lập quận Bình Tân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Quận Bình Tân có 5.188,67ha diện tích tự nhiên và 254.635 nhân khẩu. Địa giới hành chính quận Bình Tân: Đông giáp các quận 6, 8, Tân Phú; Tây giáp huyện Bình Chánh; Nam giáp quận 8; Bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn. 2. Thành lập các phường thuộc quận Bình Tân: a. Thành lập phường Bình Hưng Hòa trên cơ sở 470,23ha diện tích tự nhiên và 22.382 nhân khẩu của xã Bình Hưng Hòa. 159 Địa giới hành chính phường Bình Hưng Hòa: Đông giáp quận Tân Phú; Tây giáp phường Bình Hưng Hòa B; Nam giáp phường Bình Hưng Hòa A; Bắc giáp quận 12. b. Thành lập phường Bình Hưng Hòa A trên cơ sở 424,49ha diện tích tự nhiên và 46.658 nhân khẩu của xã Bình Hưng Hòa. Địa giới hành chính phường Bình Hưng Hòa A: Đông giáp quận Tân Phú; Tây giáp phường Bình Hưng Hòa B; Nam giáp các phường Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A; Bắc giáp phường Bình Hưng Hòa. c. Thành lập phường Bình Hưng Hòa B trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Bình Hưng Hòa. Phường Bình Hưng Hòa B có 752,47ha diện tích tự nhiên và 21.870 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Bình Hưng Hòa B: Đông giáp các phường Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A; Tây giáp huyện Bình Chánh; Nam giáp phường Bình Trị Đông A; Bắc giáp quận 12. d. Thành lập phường Bình Trị Đông trên cơ sở 346,20ha diện tích tự nhiên và 24.214 nhân khẩu của xã Bình Trị Đông. Địa giới hành chính phường Bình Trị Đông: Đông giáp quận Tân Phú; Tây giáp phường Bình Trị Đông A; Nam giáp các phường Bình Trị Đông B, An Lạc A; Bắc giáp phường Bình Hưng Hòa A. đ. Thành lập phường Bình Trị Đông A trên cơ sở 395,05ha diện tích tự nhiên và 22.907 nhân khẩu của xã Bình Trị Đông. Địa giới hành chính phường Bình Trị Đông A: Đông giáp phường Bình Trị Đông; Tây giáp huyện Bình Chánh; Nam giáp phường Tân Tạo; Bắc giáp các phương Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B. e. Thành lập phường Bình Trị Đông B trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Bình Trị Đông. Phường Bình Trị Đông B có 462,41ha diện tích tự nhiên và 29.760 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Bình Trị Đông B: Đông giáp phương An Lạc A; Tây giáp các phường Tân Tạo, Tân Tạo A; Nam giáp phường An Lạc; Bắc giáp các phường Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A. g. Thành lập phường Tân Tạo trên cơ sở 566,17ha diện tích tự nhiên và 25.050 nhân khẩu của xã Tân Tạo. Địa giới hành chính phường Tân Tạo: Đông giáp phường Bình Trị Đông B; Tây giáp huyện Bình Chánh; Nam giáp phường Tân Tạo A; Bắc giáp phường Bình Trị Đông A. h. Thành lập phường Tân Tạo A trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Tân Tạo. 160 Phường Tân Tạo A có 1.172ha diện tích tự nhiên và 15.976 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Tân Tạo A: Đông giáp các phường Bình Trị Đông B, An Lạc; Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh; Bắc giáp phường Tân Tạo. i. Thành lập phường An Lạc trên cơ sở 459ha diện tích tự nhiên và 18.879 nhân khẩu của thị trấn An Lạc. Địa giới hành chính phường An Lạc: Đông giáp quận 8; Tây giáp các phường Tân Tạo A, Bình Trị Đông B và huyện Bình Chánh; Nam giáp quận 8; Bắc giáp phường An Lạc A. k. Thành lập phường An Lạc A trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số còn lại của thị trấn An Lạc. Phường An Lạc A có 140,65ha diện tích tự nhiên và 26.939 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường An Lạc A: Đông giáp quận 6; Tây giáp phường Bình Trị Đông B; Nam giáp phường An Lạc; Bắc giáp phường Bình Trị Đông. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các phường trực thuộc: - Quận Bình Tân có 5.188,67ha diện tích tự nhiên và 254.635 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân Tạo, Tân Tạo A, An Lạc, An Lạc A. 3. Thành lập thị trấn Tân Túc - thị trấn huyện lỵ huyện Bình Chánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Túc. Thị trấn Tân Túc có 856,41ha diện tích tự nhiên và 10.939 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Tân Túc: Đông giáp xã An Phú Tây; Tây giáp tỉnh Long An; Nam giáp các xã Tân Quý Tây, Bình Chánh; Bắc giáp các xã Tân Nhựt, Tân Kiên. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Bình Tân và thành lập thị trấn Tân Túc: - Huyện Bình Chánh còn lại 25.268,56ha diện tích tự nhiên và 224.165 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phong Phú, Đa Phước, Qui Đức, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc. 4. Thành lập quận Tân Phú trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường 16, 17, 18, 19, 20; 110,23ha diện tích tự nhiên và 23.590 nhân khẩu của phường 14; 356,73ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15 thuộc quận Tân Bình. Quận Tân Phú có 1.606,98ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu. Địa giới hành chính quận Tân Phú: Đông giáp quận Tân Bình; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp các quận 6, 11; Bắc giáp quận 12. 161 5. Thành lập các phường thuộc quận Tân Phú: a. Thành lập phường Tân Sơn Nhì trên cơ sở 102,63ha diện tích tự nhiên và 22.418 nhân khẩu của phường 14; 2,63ha diện tích tự nhiên và 464 nhân khẩu của phường 16; 7,56ha diện tích tự nhiên và 2.430 nhân khẩu của phường 17. Phường Tân Sơn Nhì có 112,82ha diện tích tự nhiên và 25.312 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Tân Sơn Nhì: Đông giáp quận Tân Bình; Tây giáp phường Tân Quý; Nam giáp phường Tân Thành; Bắc giáp các phường Tây Thạnh, Sơn Kỳ. b. Thành lập phường Tây Thạnh trên cơ sở 356,73ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15. Địa giới hành chính phường Tây Thạnh: Đông giáp quận Tân Bình; Tây giáp phường Sơn Kỳ; Nam giáp các phường Sơn Kỳ, Tân Sơn Nhì; Bắc giáp quận 12. c. Thành lập phường Sơn Kỳ trên cơ sở 212ha diện tích tự nhiên và 18.812 nhân khẩu của phường 16. Địa giới hành chính phường Sơn Kỳ: Đông và Bắc giáp phường Tây Thạnh; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp các phường Tân Quý, Tân Sơn Nhì. d. Thành lập phường Tân Quý trên cơ sở 4,33ha diện tích tự nhiên và 679 nhân khẩu của phường 14; 174,16ha diện tích tự nhiên và 41.764 nhân khẩu của phường 16. Phường Tân Quý có 178,49ha diện tích tự nhiên và 42.443 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Tân Quý: Đông giáp các phường Tân Sơn Nhì, Tân Thành; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp phường Phú Thọ Hòa; Bắc giáp phường Sơn Kỳ. đ. Thành lập phường Tân Thành trên cơ sở 3,27ha diện tích tự nhiên và 493 nhân khẩu của phường 14; 1,27ha diện tích tự nhiên và 328 nhân khẩu của phường 16; 94,95ha diện tích tự nhiên và 28.994 nhân khẩu của phường 17. Phường Tân Thành có 99,49ha diện tích tự nhiên và 29.815 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Tân Thành: Đông giáp quận Tân Bình; Tây giáp phường Tân Quý; Nam giáp các phường Phú Thọ Hòa, Hòa Thạnh; Bắc giáp phường Tân Sơn Nhì. e. Thành lập phường Phú Thọ Hòa trên cơ sở 123,22ha diện tích tự nhiên và 31.461 nhân khẩu của phường 18. Địa giới hành chính phường Phú Thọ Hòa: Đông giáp phường Hòa Thạnh; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp phường Phú Thạnh; Bắc giáp các phường Tân Quý, Tân Thành. g. Thành lập phường Phú Thạnh trên cơ sở 114ha diện tích tự nhiên và 28.847 nhân khẩu của phường 18. 162 Địa giới hành phường Phú Thạnh: Đông giáp phường Hòa Thạnh; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp phường Hiệp Tân; Bắc giáp phường Phú Thọ Hòa. h. Thành lập phường Phú Trung trên cơ sở 89,65ha diện tích tự nhiên và 38.397 nhân khẩu của phường 19. Địa giới hành chính phường Phú Trung: Đông giáp quận Tân Bình; Tây và Bắc giáp phường Hòa Thạnh; Nam giáp quận 11. i. Thành lập phường Hòa Thạnh trên cơ sở 93,08ha diện tích tự nhiên và 21.278 nhân khẩu của phường 19. Địa giới hành chính phường Hòa Thạnh: Đông giáp phường Phú Trung; Tây giáp các phường Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Hiệp Tân; Nam giáp phường Tân Thới Hòa; Bắc giáp phường Tân Thành. k. Thành lập phường Hiệp Tân trên cơ sở 112,90ha diện tích tự nhiên và 21.968 nhân khẩu của phường 20. Địa giới hành chính phường Hiệp Tân: Đông giáp các phường Hòa Thạnh, Tân Thới Hòa; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp phường Tân Thới Hòa; Bắc giáp phường Phú Thạnh. l. Thành lập phường Tân Thới Hòa trên cơ sở 114,60ha diện tích tự nhiên và 26.129 nhân khẩu của phường 20. Địa giới hành chính phường Tân Thới Hòa: Đông giáp quận 11; Tây giáp quận Bình Tân; Nam giáp quận 6; Bắc giáp các phường Hòa Thạnh, Hiệp Tân. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc: - Quận Tân Phú có 1.606,98ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân, Tân Thới Hòa. - Quận Tân Bình còn lại 2.238,22ha diện tích tự nhiên và 417.897 nhân khẩu; có 15 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường có số thứ tự từ phường 1 đến phường 15. - Phường 14 thuộc quận Tân Bình còn lại 21,61ha diện tích tự nhiên và 7.329 nhân khẩu. - Phường 15 thuộc quận Tân Bình còn lại 1.012,69ha diện tích tự nhiên và 34.581 nhân khẩu. 6. Điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc quận Tân Bình: - Điều chỉnh 3,22ha diện tích tự nhiên và 758 nhân khẩu của phường 13 về phường 11 quản lý. - Điều chỉnh 1,49ha diện tích tự nhiên và 1.425 nhân khẩu của phưòng 13 về phường 12 quản lý. 163 - Điều chỉnh 79,75ha diện tích tự nhiên và 26.019 nhân khẩu của phường 13 về phường 14 quản lý. - Điều chỉnh 9,26ha diện tích tự nhiên và 3.201 nhân khẩu của phường 14 về phường 13 quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc quận Tân Bình: a. Phường 11 có 58,33ha diện tích tự nhiên và 26.526 nhân khẩu. b. Phường 12 có 143,66ha diện tích tự nhiên và 26.628 nhân khẩu. c. Phường 13 có 118,24ha diện tích tự nhiên và 43.989 nhân khẩu. d. Phường 14 có 92,10ha diện tích tự nhiên và 30.147 nhân khẩu. 7. Thành lập thị trấn Cần Thạnh - thị trấn huyện lỵ huyện Cần Giờ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cần Thạnh. Thị trấn Cần Thạnh có 2.408,93ha diện tích tự nhiên và 9.834 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Cần Thạnh: Đông giáp biển Đông; Tây giáp xã Long Hòa; Nam giáp biển Đông; Bắc giáp xã Thạnh An. 8. Thành lập xã Trung Chánh thuộc huyện Hóc Môn trên cơ sở 174,30ha diện tích tự nhiên và 19.715 nhân khẩu của xã Tân Xuân. Địa giới hành chính xã Trung Chánh: Đông giáp quận 12; Tây giáp các xã Xuân Thới Đông, Bà Điểm; Nam giáp quận 12; Bắc giáp các xã Tân Xuân, Thới Tam Thôn. 9. Thành lập xã Xuân Thới Đông thuộc huyện Hóc Môn trên cơ sở 308,90ha diện tích tự nhiên và 15.877 nhân khẩu của xã Tân Xuân. Địa giới hành chính xã Xuân Thới Đông: Đông giáp các xã Tân Xuân, Trung Chánh; Tây giáp xã Xuân Thới Sơn; Nam giáp các xã Bà Điểm, Xuân Thới Thượng; Bắc giáp xã Xuân Thới Sơn. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các xã Trung Chánh, Xuân Thới Đông, xã Tân Xuân còn lại 266,63ha diện tích tự nhiên và 10.897 nhân khẩu. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký) Nguồn: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7286.pdf
Tài liệu liên quan