Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Nam Á

Tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Nam Á: ... Ebook Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Nam Á

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy bia Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần I : Quá trình hình thành và phát triển nhà máy Bia Đông Nam á…… .1 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển………………………………..1 1.1. Giai đoạn từ 1986 trở về trước………………………………………….1 1.2.Giai đoạn từ 1987 đến nay………………………………………………1 2.Quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh……………………….3 3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý nhà máy………………………………6 3.1. Hội đồng quản trị ……………………………………………………….7 3.2 Tổng giám đốc…………………………………………………………...7 3.3. Văn phòng đại diện …………………………………………………….9 4. Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất………………………………….10 4.1 Giải thích quy trình công nghệ sản xuất bia…………………………….11 4.2.Kết cấu sản xuất của nhà máy………………………………………….12 Lời mở đầu Ngày nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học-công nghệ. Để có thể đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, đổi mới công nghệ cũng như đổi mới phương pháp quản lý để phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy biến động. Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam á là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động khá hiệu quả kể từ khi thành lập cho đến nay, sản phẩm của nhà máy đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường Việt Nam và thế giới. Là một doanh nghiệp mới chỉ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/1993, qua gần 8 năm hoạt động đến nay Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam á đã trở thành một đơn vị kinh tế mạnh và là một trong những đơn vị điển hình cho khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này được sự đồng ý của ban giám đốc Nhà máy và sự giúp đỡ trực tiếp của anh Nguyễn Minh Tú phó giám đốc Marketing & Bán hàng nên em có điều kiện tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Bên cạnh đó với thời gian thực tập này sẽ phần nào giúp em củng cố thêm vốn kiến thức đã được học trong nhà trường, từng bước làm quen với thực tế sản xuất kinh doanh, điều này sẽ trang bị cho em một vốn kiến thức đầy đủ hơn (học đi đôi với hành) trong hành trang sau khi tốt nghiệp ra trường. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy và trực tiếp tham gia một số công việc tại phòng Marketing bản thân em đã tìm hiểu và thu thập được một số kiến thức trong công tác điều hành, quản lý của Nhà máy, những vấn đề này được trình bày cụ thể trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp dưới đây. Kết cấu của báo cáo thực tập này gồm các phần chính sau. - Mở Đầu. Phần 1: Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Nhà Máy Bia Đông Nam á. Phần 2: Phân Tích Thực Trạng Sản Xuất Kinh Doanh. Kết Luận. Tài Liệu Tham Khảo. Trong báo cáo này do hạn chế về thời gian và vốn kiến thức của người viết nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em mong rằng ban Giám đốc Nhà Máy bia Đông Nam á và các thầy cô hết sức giúp đỡ để báo cáo này có thể đầy đủ và hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên viết báo cáo. Dương Huy Hoàng phần 1: Quá trình hình thành và phát triển Nhà Máy bia đông nam á 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển: Công ty bia Đông Nam Á (South-East Asia Brewery Ltd. - SEAB) là Công ty liên doanh giữa nhà máy bia Việt Hà với công ty CARLSBERG quốc tế (Danbrew) và quỹ công nghiệp hoá dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan Mạch. Công ty có địa chỉ tại số 167B Minh Khai quận Hai Bà Trưng Tp Hà Nội. Điện thoại: 04.8 631871 Fax: 84.4.8 631307. 1.1 Giai đoạn từ năm 1986 về trước: Tiền thân của nhà máy bia Việt Hà là hợp tác xã Ba Nhất chuyên sản xuất các sản phẩm dấm, mỳ, nước chấm phục vụ nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận theo phương thức sản xuất và giao nộp sản phẩm tuân thủ theo kế hoạch của nhà nước. Trên cơ sở trang thiết bị nhà xưởng của hợp tác xã Ba Nhất, tháng 6 năm 1966 nhà nước đã quyết định cho chuyển hình thức sở hữu tập thể thành hình thức sở hữu toàn dân theo quyết định 1379/QD-TCCQ của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội và được mang tên Xí nghiệp Nước chấm trực thuộc Sở công nghiệp thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn này, sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu là nước chấm. Sản lượng sản xuất của xí ngiệp tuân theo kế hoạch phân phối mà thành phố giao cho thông qua định lượng tem phiếu của Công ty thương nghiệp thành phố Hà Nội. Sau khi có nghị quyết Đại hội Đảng V, cho phép các xí nghiệp được quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất chính, sản xuất phụ của xí nghiệp mình. Xí nghiệp đã chuyển từ sản xuất một mặt hàng truyền thống sang đa dạng hoá sản phẩm. Từ mặt hàng chính là nước chấm, dấm. Xí nghiệp đã chế thử thành công và đưa vào sản xuất các sản phẩm khác: rượu chanh, mỳ sợi, kẹo bánh các loại. Với quy mô phát triển ngày càng lớn, để phù hợp với quy mô phát triển và được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội, Xí nghiệp Nước chấm, đổi tên thành Nhà máy Thực phẩm Hà Nội (theo quyết định số 1625/QĐUB). Trong giai đoạn này nhờ có một số thay đổi trong công tác quản lý Nhà máy đã nhanh chóng ổn định sản xuất và nhìn chung vẫn hoàn thành mức sản lượng chỉ tiêu đề ra. 1.2 Giai đoạn từ năm 1987 đến nay: Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Do đó những sản phẩm truyền thống của nhà máy nhanh chóng bị cạnh tranh và bị lấn át, không có chỗ đứng trên thị trường. Những nhân tố của nền kinh tế thị trường hình thành đã đặt nhà máy vào một tình thế mới. Một yêu cầu bức bách đặt ra với nhà máy là phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới. Nhà máy nhanh chóng mở hướng xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và Đông Âu dưới hình thức mua bán hoặc trao đổi hàng hoá. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nhà máy xuất sang thị trường này là kẹo lạc bọc đường và nước chấm. Cuối năm 1989, tình hình kinh tế, chính trị ở các nước Đông Âu và Liên xô cũ lâm vào khủng hoảng, nhà máy dần mất đi thị trường tiêu thụ các mặt hàng của mình và đứng trước một tình thế hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, từ tháng 4/1990 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội đã giao Nhà máy thực phẩm cho Liên hiệp thực phẩm vi sinh quản lý. Được sự hỗ trợ của Liên hiệp thực phẩm vi sinh, nhà máy từng bước giải quyết khó khăn, tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại công tác quản lý lao động, quản lý tài chính, đổi mới mặt hàng và tìm những thị trường mới. Tháng 9/1991, nhà máy chuyển hướng sản xuất kinh doanh và đầu tư mua dây chuyền sản xuất bia lon hiện đại của Đan Mạch với số vốn ban đầu đi vay như sau: - Vay Ngân hàng Nông nghiệp: 5.800 triệu VNĐ - Vay của tổ chức SIDA: 1.578 triệu VNĐ - Vay Ngân hàng đầu tư: 28.438 triệu VNĐ [Nguồn: Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy bia Việt Hà, tháng 12/2000] Với số vốn trên, nhà máy đã nhập một dây chuyền sản xuất bia với công suất ban đầu là 3.000.000 l/năm. Một loại bia lon mang nhãn hiệu HALIDA do nhà máy sản xuất đã xuất hiện trên thị trường bia Việt Nam. Do biết tận dụng và cải tiến trang thiết bị công nghệ nên công suất thực tế của dây chuyền đạt 140% công suất thiết kế. Trong quá trình sản xuất, nhà máy phối hợp với trung tâm nghiên cứu thực nghiệp của Liên hiệp thực phẩm Vi sinh để sản xuất nước ngọt VINACOLA trên dây chuyền bia lon để tận dụng nguyên vật liệu và công suất dây chuyền. Với dây chuyền sản xuất bia lon hiện đại và sản phẩm bia lon HALIDA, Nhà máy Thực phẩm đổi tên thành Nhà máy Bia Việt Hà. Sau một thời gian ra đời, nhà máy bia Việt Hà với sản phẩm bia lon HALIDA đã trở thành loại bia được đánh giá cao và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tháng 3/1993 bia HALIDA đã được Tổ chức Quản lý chất lượng Liên hiệp Anh tặng cúp bạc về chất lượng. Do sản phẩm của nhà máy sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, nhận thấy nhu cầu lớn này của người tiêu dùng về các loại sản phẩm bia và bên cạnh đó với sản lượng thiết kế của nhà máy rõ ràng là quá nhỏ, không đủ thoả mãn nhu cầu thị trường, do vậy nhà máy quyết định mở rộng sản xuất. Được phép của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, nhà máy tiến hành tìm đối tác và quyết định đàm phán với tập đoàn Danbrew (Nhà sản xuất CARLSBERG quốc tế), một trong những tập đoàn sản xuất bia có tầm cỡ quốc tế. Sau quá trình bàn bạc thảo luận hai bên nhất trí ký kết hợp đồng liên doanh thành lập Công ty bia Đông Nam Á - South East Asia Brewery Ltd., viết tắt là SEAB. Liên doanh SEAB hoạt động trên cơ sở góp vốn cùng tham gia điều hành sản xuất king doanh. SEAB là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng trong giao dịch, mua bán, trao đổi, được phép mở tài khoản tiền Việt và ngoại tệ ở các Ngân hàng trung ương và Ngân hàng quốc tế. Thời hạn hoạt động của liên doanh là 30 năm. Ngày 12/8/1993 SEAB chính thức đi vào hoạt động. Lĩnh vực hoạt động của Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á là sản xuất và kinh doanh bia. Sản phẩm của công ty là hai loại bia HALIDA và CARLSBERG bao gồm bia chai và bia lon. Các sản phẩm của Nhà máy được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Với công suất ban đầu của Nhà máy là 10 triệu lít/năm. 2. Quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á ( SEAB ) được thành lập với tổng số vốn theo giấy phép đầu tư số 528/GP là 79 triệu USD. Vốn pháp định đầu tư ban đầu là 14.475.000 USD. - Tổng vốn đầu tư: 79.000.000 USD - Vốn pháp định: 14.475.000 USD [Nguồn: Hồ sơ thành lập Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á,tháng 12/2000] Trong đó Nhà máy bia Việt Hà góp 5.790.000 USD tương đương 40%. Danbrew và Quỹ công nghiệp hoá dành cho các nước đang phát triển của chính phủ Đan Mạch góp 8.685.000 USD tương đương 60%. Theo phòng kế hoạch đến năm 1999 Liên doanh đã hoàn thành giai đoạn một của dự án đầu tư với công suất 36 triệu lít/ năm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, giai đoạn hai của dự án sẽ được triển khai xây dựng với công suất 50 triệu lít / năm, từ nay đến năm 2005. Tổng số lao động chính thức của liên doanh hiện nay là 350 cán bộ, công nhân viên trong đó 125 người có trình độ đại học chiếm 35,7%, số lao động còn lại đều có trình độ từ trung cấp, học nghề trở lên. Ngoài ra Công ty còn có một đội ngũ nhân viên tại các văn phòng đại diện ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, và rất nhiều nhân viên bán hàng (PGs) trên toàn quốc. Để đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngày một lớn, từ khi thành lập Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á liên tục đầu tư nâng cao công suất. Từ 10 triệu lít/ năm đến nay công suất của nhà máy được nâng lên 36 triệu lít/ năm. Sản lượng tiêu thụ thực tế cũng tăng với tỷ lệ cao từ năm 1994 đến năm 1999 sản lượng tiêu thụ tăng trung bình gần 30%/ năm. Bảng1: Bảng tổng hợp sản xuất và tiêu thụ qua các năm. Năm Công suất ( triệu lít ) Sản lượng ( triệu lít ) Sản lượng tiêu thụ (triệu lít) Tỷ lệ tăng tiêu thụ (%) 1994 10 10 9,753 1995 14 14 13,586 39,3 1996 30 26 23,818 75,3 1997 32 30 28,582 20 1998 36 32,5 29,773 4,2 1999 36 34 32,517 9,2 [ Nguồn: Tổng hợp các báo cáo sản xuất và tiêu thụ qua các năm, tháng 12/2000 ] Hình 1: Đồ thị sản lượng tiêu thụ qua các năm Sản lượng (triệu lít) NĂM Qua bảng trên chúng ta thấy công suất của nhà máy đạt tối đa ở hai năm 94 và 95 sản lượng tiêu thụ tăng cao qua ba năm 95, 96 và97 đặc biệt năm 96 sản lượng tiêu thụ tăng tới 75,3%/ năm. Hai năm 98, 99 sản lượng tiêu thụ tăng tương đối thấp, sở dĩ có tình trạng như vậy vì ở các năm 95, 96, 97 tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta khá cao và ổn định bên cạnh đó sản phẩm bia của nhà máy hầu như độc chiếm thị trường phía Bắc. Cuối năm 97 việc một số nhà máy bia mới thành lập đi vào hoạt động đã đưa ra thị trường các sản phẩm bia chất lượng cao như, Sanmiguel, Heineken, Tiger,... cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của nhà máy, theo dự đoán của Phòng marketing lượng tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng trên 10%/ năm trong các năm tới. Cùng với mức tăng sản lượng này thì doanh thu hàng năm của Công ty cũng không ngừng gia tăng, dưới đây chúng ta xem xét bảng doanh thu từ năm 96 đến năm 99. Bảng 2: Bảng doanh thu qua các năm Năm Sản lượng tiêu thụ (triệu lít ) Doanh thu (1000đ) Tỷ lệ tăng DT (%) 1996 23,818 373.328.570 _ 1997 28,582 450.357.396 120,6 1998 29,773 469.122.215 104,2 1999 32,517 503.414.679 107,3 [Nguồn: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, tháng 12/2000 ] Bảng 3: Bảng doanh thu chi tiết năm 1999. Loại sản phẩm Sản lượng SX (triệu lít) Sản lượng tiêu thụ ( lít ) Doanh thu ( 1000đ ) HALIDA 24 23.461.901 336.159.864 Carlsberg 10 9.054.804 167.254.815 Tổng 34 32.516.705 503.414.669 [Nguồn: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, tháng 12/2000 ] Doanh thu của công ty tăng cao ở cao ở các năm 95,96 và giữ mức tương đối ổn định ở các năm 97,98 và 99. Nhìn chung doanh thu từ sản phẩm HALIDA qua các năm thường chiếm từ 70 đến 72% tổng doanh thu còn lại là từ sản phẩm Carlsberg (Năm99 doanh thu từ HALIDA chiếm 72%). Doanh thu của công ty tăng tỷ lệ với sản lượng tiêu thụ, với các mức doanh thu này thì lợi nhuận của công ty ước tính qua các năm như sau: Bảng 4: Bảng tổng hợp doanh thu lợi nhuận qua các năm Năm Doanh thu (1000đ) Lơị nhuận (tỷ đồng) 1996 373.328.570 2,80 1997 450.357.396 3,00 1998 469.122.215 2,54 1999 503.414.679 2,60 [Nguồn: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, tháng 12/2000 ] 3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý nhà máy: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC MARKETING& BÁN HÀNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ VP ĐẠI DIỆN TP HCM VP ĐẠI DIỆN NHA TRANG VP ĐẠI DIỆN ĐÀ NẴNG TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI [Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á,tháng12/2000] Theo sơ đồ trên thì Nhà máy bia Đông Nam Á tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến-chức năng đây là một mô hình kết hợp. Cơ cấu tổ chức này có đặc điểm một cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp nhưng các bộ phận chức năng giúp các cấp quản lý trong việc ra quyết định đúng đắn. 3.1. Hội Đồng Quản Trị: Hội đồng quản trị (HĐQT) là bộ phận quản lý cao nhất của nhà máy, quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. HĐQT gồm 7 thành viên: Chủ tịch HĐQT hiện nay là ông Mogens Thomsen người Đan Mạch. HĐQT họp mỗi năm 3 kỳ, trong đó kỳ đầu năm để vạch ra chương trình hoạt động cho nhà máy trong năm và kỳ cuối năm đánh giá tình hình hoạt động trong năm. Kỳ giữa và cuối năm cũng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị cử ra, điều hành mọi hoạt động của nhà máy và chịu trách nhiệm trước HĐQT. 3.2 Tổng Giám Đốc: Tổng Giám đốc của Nhà máy hiện nay là ông Nguyễn Ngọc Bảo người Việt Nam. Cùng chịu trách nhiệm điều hành nhà máy còn có Phó Tổng Giám đốc là ông Peter Schwalbe người Đan Mạch. Dưới quyền Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc có Giám đốc và phó giám đốc các bộ phận: Bộ phận Kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm về các mặt kỹ thuật và điều hành sản xuất. Giám đốc kỹ thuật phụ trách ba phòng ban chức năng và ba phân xưởng sản xuất: a/ Phòng kỹ thuật - Xây dựng quy trình công nghệ, theo dõi quá trình sản xuất, xây dựng quy trình an toàn lao động. Sử dụng các thiết bị kiểm tra, lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị. Tổng hợp các sáng kiến, nghiên cứu sản phẩm mới, khắc phục nhược điểm về phẩm chất của sản phẩm. b/ Phòng KCS - Kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra giám sát công nghệ và quá trình sản xuất trên dây chuyền. Kiểm tra vật tư, nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, tham gia nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm. c/ Phòng xuất nhập khẩu - Lập và triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị, phụ tùng, phương tiện sản xuất. Quản lý kho tàng, phương tiện xuất nhập vật tư, nguyên liệu, xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới thiết bị, máy móc, sửa chữa lớn, vừa và nhỏ. d/ Phân xưởng công nghệ Tại đây diễn ra quá trình nấu, lên men, quyết định chất lượng của quá trình sản xuất bia. e/ Phân xưởng đóng gói Bao gồm dây chuyền đóng chai và dây chuyền đóng lon. Phân xưởng đóng gói thực hiện quá trình chuẩn bị và đẩy bia vào lon, chai, xếp bia đã đóng lon, chai vào hộp carton và két chuyên dùng, chuyển bia thành phẩm về bảo quản. f/ Phân xưởng cơ điện Thực hiện bảo dưỡng, sữa chữa định kỳ máy móc trang thiết bị. Theo dõi kịp thời phát hiện và khắc phục những sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình công nghệ. 3.2.2. Bộ phận Marketing-bán hàng Chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch, tiêu thụ sản phẩm, thiết kế và thực hiện chính sách giá cả sản phẩm, thiết kế và thực hiện chính sách sản phẩm. Giám đốc Marketing-bán hàng cũng chịu trách nhiệm xây dựng và điều phối mạng lưới phân phối sản phẩm. Giám đốc Marketing-bán hàng trực tiếp quản lý các phòng ban sau: a/ Phòng Marketing Lập kế hoạch marketing và thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. b/ Kho hàng quảng cáo Quản lý và cấp phát các loại hàng phục vụ quảng cáo khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm. c/ Phòng bán hàng Thực hiện các thủ tục giao hàng, thanh toán với khách hàng. 3.2.3. Bộ phận Tài chính Chịu trách nhiệm cân đối tài chính, đảm bảo an toàn vốn cho sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về hoạt động quản lý Tài chính. Bộ phận Nhân sự Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính của nhà máy, tổ chức đào tạo, tuyển dụng lao động. Giám đốc Nhân sự quản lý các phòng ban chức năng sau: a/ Phòng Hành chính Thực hiện chức năng hành chính quản trị, trợ giúp Tổng Giám đốc điều hành sản xuất. b/ Phòng Tổ chức - Thực hiện công tác Tổ chức: - Thực hiện công tác nhân sự chế độ - Thực hiện công tác đào tạo cán bộ. - Thực hiện công tác tiền lương. - Thực hiện công tác bảo hộ lao động. c/ Phòng Y tế - Thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ nhân viên. - Tham gia xây dựng chế độ và quy chế an toàn lao động. d/ Phòng bảo vệ - Thực hiện công tác bảo vệ tài sản, giữ gìn trật tự an ninh trong phạm vi nhà máy. Tổ chức đôn đốc, thực hiện phòng chống cháy nổ. Đôn đốc giờ giớc và quản lý sự ra vào nhà máy. 3.3 Các văn phòng đại diện: Nhà máy bia Đông Nam Á ngoài trụ sở chính tại Hà Nội còn có các văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố lớn. Các văn phòng đại diện chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc công ty,và chịu trách nhiệm về các hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như các hoạt động khác mà công ty giao cho. Như vậy căn cứ vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và vai trò nhiệm vụ của các phòng ban chức năng thì công ty tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến – chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý kết hợp, theo kiểu tổ chức bộ máy quản lý này, quan hệ trực tuyến từ trên xuống dưới, mỗi cấp quản lý chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp đó là giám đốc các bộ phận. Còn quan hệ chức năng thể hiện ở chỗ các phòng ban chức năng mà trực tiếp là giám đốc các bộ phận: sản xuất, nhân sự, tài chính, marketing giúp cho ban giám đốc xây dựng kế hoạch và ra các quyết định chính xác, kịp thời. 4. Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA Bã ép Xay Malt Gạo Lọc ép Lọc ép Lọc ép Xay Đường hoá Hồ hoá Nước đã xử lý Houblon Đun sôi Xác hoa Lắng Làm lạnh Thu hồi CO2 Lên men chính Lên men phụ Sản phẩm Thanh trùng Chiết chai, lon. Lọc & làm lạnh Nước đã xử lý Rửa chai Thị trường [Nguồn: Hồ sơ công nghệ Nhà máy bia Đông Nam Á, tháng 12/2000] 4.1 Giải thích quy trình công nghệ sản xuất bia: Xử lý nguyên liệu: gạo tấm được xử lý sạch, loại bỏ tạp chất. Xay nhỏ mịn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho trong bảng sau: Bảng 5: Tiêu chuẩn bột gạo, malt (%) TT THÀNH PHẦN BỘT MALT BỘT GẠO SÀNG (LỖ/CM3) 1 TRẤU 32 22 50 2 BỘT TO 32 36 65 3 BỘT NHỎ 18 25 200 4 BỘT MỊN 18 15 800 [ Nguồn: Bảng tiêu chuẩn nguyên liệu sản xuất bia, tháng 12/2000. ] - Hồ hoá: Bột gạo đổ vào nồi nấu đã có nước vừa đủ (nước đã được xử lý đảm bảo độ trung, độ cứng và vệ sinh thực phẩm) ở 370C rồi mở hơi, chạy cánh khuấy. Dịch nấu đặc dần : hồ hoá được giữ ở nhiệt độ 800C đến 850C. - Dịch hoá: Thêm malt để giảm độ nhớt, chống khê, chảy làm loãng dịch nấu. Thời gian dịch hoá 30 phút ở nhiệt độ từ 700C đến 750C. - Nấu chín: Tiếp tục đảo trộn và nâng nhiệt độ nấu chín nguyên liệu lên nhiệt độ từ 100 đến 1300C. - Đạm hoá và đường hoá: Nguyên liệu được nấu chín sẽ chuyển sang đạm hoá và đường hoá. Đường hoá ở 3 giai đoạn: nhiệt độ từ 50 đến 520C, nhiệt độ từ 60 đến 650C, nhiệt độ từ 72 đến 750C trong 1 thời gian nhất định. - Lọc bã: Dùng máy ép lọc khung bản để lọc bỏ bã malt, trấu, vỏ hạt và các tạp chất khác. - Nấu hoa houblon: Để hoà tan các chất có trong hoa làm cho bia có mùi thơm đặc trưng, vị đắng hấp dẫn. Sau khi nấu nhất thiết phải loại bỏ bã hoa và các chất kết tủa. - Bổ xung đường: Có thể bổ xung một tỷ lệ thích hợp đường để điều chỉnh nồng độ của dịch. - Làm nguội: Dùng không khí nén để làm nguội từ 100OC xuống 600C, dùng nước lã hồi lưu làm nguội xuống 35 đến 300C, dùng nước muối làm lạnh tiếp xuống 10 đến 80C. Lên men bia: Đây là giai đoạn quan trọng nhất, thời gian lên men kéo dài từ 12 đến 30 ngày và đòi hỏi các điều kiện kỹ thuật về lên men chính, lên men phụ, nhiệt độ, ôxy, áp lực rất phức tạp. - Lên men chính: Được tiến hành ở phòng lạnh (nhiệt độ từ 8 đến 100C) thời gian lên men từ 5 đến 7 ngày. Kết thúc quá trình lên men chính phải hạ tiếp nhiệt độ xuống 4 đến 50C. - Lên men phụ: Được tiến hành ở phòng lạnh (nhiệt độ phòng từ 2 đến 40C) thời gian lên men tùy loại bia, thường khoảng 20 ngày. - Lọc bia: Phải lọc bia loại bỏ tạp chất để bia có độ trong và màu vàng tươi như mong muốn. - Nạp ga CO2: Sau khi lọc bia thường mất ga CO2 , do đó cần nạp ga CO2 cho bia. Đến giai đoạn này bia được chiết vào chai hoặc lon. - Thanh trùng: Bia sau khi đóng chai hoặc lon phải được thanh trùng ở nhiệt độ chính xác, thời gian thanh trùng cũng chính xác để tránh nổ vỡ chai bia và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó làm nguội, khô để dán nhãn. Trên nhãn cần phải ghi rõ ngày tháng sản xuất. - Bảo quản: Bia có thể bảo quản từ 2 đến 4 ngày tùy thuộc vào điều kiện bảo quản như nhiệt độ, dụng cụ chứa đựng. Bia đã được đóng chai, lon có thể bảo quản trên 3 tháng ở nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ phòng. 4.2 Kết cấu sản xuất của nhà máy: Sản phẩm bia của Nhà máy bia Đông Nam Á bao gồm hai loại HALIDA và CARLSBERG được đóng chai và lon, bao gồm: - Bia lon HALIDA 330ml Bia chai HALIDA 330ml Bia chai HALIDA 500ml - Bia chai HALIDA 640ml - Bia chai HALIDA xuất khẩu sang Pháp 330ml Bia lon CARLSBERG 330ml - Bia chai CARLSBERG 330ml - Bia chai CARLSBERG 640ml Trong đó sản lượng sản xuất được phân bổ như sau: - Bia HALIDA chiếm 70% tổng sản lượng, trong đó lon chiếm 50-52% sản lượng HALIDA. - Bia CARLSBERG chiếm 30% tổng sản lượng, trong đó lon chiếm 30-32% sản lượng Carlsberg. Hai chủng loại sản phẩm này được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ, tuy nhiên qui trình có khác nhau: - Sản phẩm bia HALIDA có quá trình sản xuất kéo dài 12 ngày tính từ khi lên men cho đến khi ra sản phẩm bia nước (bán thành phẩm). Sản phẩm bia CARLSBERG có quá trình sản xuất tương ứng là 22 ngày. Trong quy trình công nghệ sản xuất bia Carlsberg, Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á sử dụng hoàn toàn các nguyên liệu và men đặc chủng được lựa chọn từ Trung tâm nghiên cứu của Carlsberg Đan Mạch. Sản phẩm bia Carlsberg của nhà máy vì vậy đạt được tiêu chuẩn sánh ngang với Carlsberg chính quốc Đan Mạch. Bên cạnh đó sản phẩm HALIDA lại sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước, kết hợp với men đặc chủng và nguồn hương liệu ngoại nhập đã tạo cho HALIDA một hương vị rất độc đáo. Sản phẩm bia HALIDA không những được ưa chuộng trong cả nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài và đạt được các giải thưởng quốc tế cho chất lượng. Hiện nay để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường và để phục vụ tốt hơn tất cả các đối tượng khách hàng. Nhà máy đã đa dạng hoá các sản phẩm của mình và không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng. Các sản phẩm bia lon, bia chai đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Đan Mạch, qua nhiều giai đoạn khép kín. Vì là sản phẩm đồ uống nên việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh và bảo quản rất quan trọng. Nhà máy đã đầu tư đưa vào sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất nhằm đảm bảo các sản phẩm bia của nhà máy luôn được kiểm soát chặt chẽ và đạt tiêu chuẩn quốc tế về đồ uống. Nhận xét: Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á là một doanh nghiệp có 60% vốn đầu tư nước ngoài, cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường. Vì là một liên doanh nên nhà máy có hệ thống trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến nên sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường . Qua 08 năm hoạt động nhà máy đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường trong nước và quốc tế với hai loại sản phẩm HALIDA & CARLSBERG. Cụ thể bia HALIDA là sản phẩm bia lon đầu tiên xuất hiện trên thị trường miền bắc và ngay lập tức đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, do vậy thị trường tiêu thụ chủ yếu của HALIDA là thị trường phìa bắc và tập trung ở các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư. Bia CARLSBERG với lơị thế là loại bia có danh tiếng trên toàn thế giới hơn 150 năm qua nên khi thâm nhập vào thi trường Việt Nam không lâu đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, vì CARLSBERG là loại bia cao cấp nên thị trường tiêu thụ chủ yếu của CARLSBERG là tại các Nhà hàng-Khách sạn, nơi dân cư có mức thu nhập cao. PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH Kết quả tiêu thụ sản phẩm và hoạt động marketing: 1.1 Kết quả tiêu thụ một số mặt hàng, dịch vụ chủ yếu: Hiện nay, Nhà máy bia Đông Nam Á sản xuất 2 loại sản phẩm bia mang nhãn hiệu là HALIDA và CARLSBERG. Kết quả tiêu thụ hai loại sản phẩm này qua một số năm được trình bày qua các bảng dưới đây. Bảng 6: Sản lượng bán năm -1997 Loại sản phẩm Số lượng tiêu thụ (Thùng/két) Quy đổi ( lít ) HALIDA lon 330ml 1.354.632 10.728.685 HALIDA chai 330ml 435.048 3.445.580 HALIDA chai 640ml 787.704 6.049.567 Tổng sản lượng HALIDA 20.223.832 CARLSBERG lon 330ml 356.232 2.821.357 CARLSBERG chai 330ml 344.244 2.726.412 CARLSBERG chai 640 ml 365.952 2.810.511 Tổng sản lượng CARLSBERG 8.358.280 Tổng 1.240.630 28.582.112 [Nguồn( bảng 6,7,8) : Bảng phân tích tình hình tiêu thụ Nhà máy bia Đông Nam Á, tháng12/2000] Bảng 07: Sản lượng bán năm – 1998 Loại sản phẩm Số lượng tiêu thụ (Thùng/két) Quy đổi ( lít ) HALIDA lon 330ml 1.411.075 11.175.714 HALIDA chai 330ml 453.175 3.589.146 HALIDA chai 640 ml 820.525 6.301.632 Tổng sản lượng HALIDA 21.066.492 CARLSBERG lon 330ml 371.075 2.938.914 CARLSBERG chai 330ml 358.587 2.840.013 CARLSBERG chai 640ml 381.200 2.927.616 Tổng sản lượng CARLSBERG 8.706.543 Tổng 29.773.035 Bảng 08: Sản lượng bán năm - 1999 Loại sản phẩm Số lượng tiêu thụ (Thùng/két) Quy đổi ( lít ) HALIDA lon 330ml 1.467.518 11.622.742 HALIDA chai 330ml 471.302 3.732.712 HALIDA chai 640ml 853.346 6.553.697 HALIDA chai 500ml 155.275 1.552.750 Tổng sản lượng HALIDA 23.461.901 CARLSBERG lon 330ml 385.918 3.056.470 CARLSBERG chai 330ml 372.931 2.953.613 CARLSBERG chai 640ml 396.448 3.044.721 Tổng sản lượng Carlsberg 9.054.804 Tổng 32.516.705 Qua phân tích số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy trong 3 năm 1997, 1998, 1999 ta có một số đánh giá: - Từ khi thành lập Nhà máy cho đến nay, sản lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định: ./ Năm 1998 tăng so với 1997: 1,191 triệu lít mức tăng trưởng đạt 4,2%. ./ Năm 1999 tăng so với 1998: 2,744 triệu lít mức tăng trưởng đạt 9.2%. Những yếu tố đã tạo điều kiện cho sự tăng trưởng này có thể kể đến là: - Trong 3 năm 1997, 1998, 1999, quy mô và nhu cầu của thị trường bia Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức cao: 33%. - Theo bản đánh giá chung của nhà máy thì trong 3 năm gần đây bản thân Nhà máy không ngừng hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ, mở rộng hệ thống đại lý khắp cả nước. Đồng thời cũng không ngừng tổ chức các hoạt động Marketing: quảng cáo, khuyến mại, thúc đẩy bán hàng, nhằm mục đích đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tăng,đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. - Sự quản lý có hiệu quả của ban lãnh đạo nhà máy và sự phối hợp của các bên Liên doanh cũng như được sự đồng ý của nhà nước Việt Nam, năm 1999 Nhà máy đã mở rộng và nâng công suất đạt 36 triệu lít/ năm hoàn thành phần một của dự án đầu tư. Theo các đánh giá chuyên môn, đến năm 2000-2001 nhu cầu bia trên thị trường Việt Nam tiếp tục tăng với tốc độ cao khoảng trên 10%, lãnh đạo Nhà máy đánh giá đó là điều kiện khách quan rất thuận lợi cho hoạt động của Nhà máy. Trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hoạt động sản xuất và hoạt động Marketing. - Theo các tính toán chưa đầy đủ thì về tình hình tiêu thụ của nhà máy thì: - Năm 1997 sản lượng tiêu thụ bằng 4,45% tổng sản lượng công suất của các Nhà máy bia nội, chiếm 4,39% tổng sản lượng tiêu thụ thực tế. - Năm 1998 sản lượng tiêu thụ bằng 4,38% tổng sản lượng công suất của các Nhà máy bia nội, chiếm 4,93% tổng sản lượng tiêu thụ thực tế. - Năm 1999 sản lượng tiêu thụ bằng 4.78 tổng sản lượng công suất của các Nhà máy bia nội, bằng 5,52% tổng sản lượng tiêu thụ thực tế. Như vậy trong 3 năm 97, 98, 99 thị phần của Nhà máy liên tục tăng, năm 1998 tăng 0,54% thị phần so với năm 1997, năm 1999 tăng 1,59% thị phần so với năm 1998. Thị phần của nhà máy trên thị trường toàn quốc hiện nay theo đánh giá chung là khoảng 7-8%, trong đó sản lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu ở thị trường phía bắc ước tính chiếm khoảng 35-40% tổng sản lượng tiêu thụ trên toàn quốc. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam Á. Qua 08 năm đi vào sản xuất kinh doanh Nhà máy nhận thấy ngoài các yếu tố chung ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bia như giá cả, chất lượng, đối thủ cạnh tranh... thì trên thị trường Việt Nam còn có những yếu tố đặc trưng ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ bia. Theo đánh giá của phòng Marketing của Nhà máy các yếu tố đó là: - Yếu tố tập quán tiêu dùng: Sản phẩm bia của Nhà máy là loại đồ uống khá cao cấp không phải được sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày. Các loại bia lon thường được dùng trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, hội hè, cưới hỏi và các dịp vui khác, các loại bia chai thường được sử dụng tại các nhà hàng ăn uống. Chính vì yếu tố tập quán tiêu dùng mà trong dịp Tết mức cầu về bia lon thường tăng cao. - Yếu tố thời tiết: Bia là một loại đồ uống có tác dụng giải khát vì vậy vào mùa hè nhu cầu bia giải khát cũng rất lớn. Tuy nhiên bộ phận người tiêu dùng giải khát._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8522.doc
Tài liệu liên quan