Quan điểm chính trị-Xã hội trong triết học Nho gia và vai trò của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC A. Giới thiệu đề tài Nho giáo ra đời từ thế kỉ VI trước Công nguyên tại Trung Quốc, do Khổng Tử sáng tạo. Đây không những là một học thuyết thống trị trong xã hội Trung Hoa suốt một thời gian dài, mà còn du nhập và có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nước ta thông qua con đường xâm lược của phong kiến phương Bắc. Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc và nhất là trong các triều đại phong kiến Việt Nam (chủ yếu từ thế kỉ X đến XIX) Nho giáo đã có những tác động to lớn vào mọi mặt đời sống t

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Quan điểm chính trị-Xã hội trong triết học Nho gia và vai trò của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh thần của người Việt Nam. Cho nên trong cuộc cách mạng văn hoá hiện nay chúng ta tất phải nghiên cứu Khổng giáo hay Nho giáo để xem nó ảnh hưởng đến văn hoá của chúng ta như thế nào. Vì vậy trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, để xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vấn đề đặt ra là phải giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa con người Việt Nam truyền thống và con người Việt Nam hiện đại. Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này, em chọn đề tài “Quan điểm chính trị-xã hội trong triết học Nho gia và vai trò của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay” nhằm mục đích tìm hiểu sơ qua về quá trình hình thành, phát triển, nội dung, quan điểm chính trị xã hội của học thuyết Nho giáo, quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam và đặc biệt là xem xét, đánh giá vai trò của nó đối với xã hội Việt Nam hiện đại. Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nnguyên lí và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, thế giới quan duy vật biện chứng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vì còn nhiều hạn chế trong hiểu biết và kiến thức nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ va góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Ngọc Thông - giáo viên giảng dạy bộ môn Triết học Mác-Lênin- đã giúp đỡ, giảng dạy rất nhiều để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. B. Nội dung chính I. Cơ sở lý luận: 1. Phạm trù thực tiễn: Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác-Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Macxit nói riêng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vậy thực tiễn là gì? Thực tiễn là toàn bộ mhững hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịh sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: - Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức: thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, thách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo thế giới mà buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động dó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó mà hình thành nên các lý thuyết khoa học. Suy cho cùng không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc thực hiện, hướng dẫn thực tiễn. Do đó, nếu thoát ly thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực. Vì vậy chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới. -Thực tiễn còn đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: C.Mác đã viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”. Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhân thức, là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vai trò của thực tiễn với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng tổng kết công tác thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên kết với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Sơ lược về lịch sử Nho giáo: Nho gia (Nho giáo) xuất hiện ở Trung Quốc chính vào thời Xuân Thu đầy những biến động ấy do Khổng Tủ (551 – 497 Tr CN) sáng lập. Tuy rằng có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trước khi có học thuyết Nho giáo của Khổng Tử thì đã có những người và tầng lớp xã hội được gọi lang Nho. Nhưng cũng không ai phủ nhận Nho giáo từ thời Xuân Thu trở đi nhờ Khổng Tử mà trở thành học thuyết có hệ thống, tôn chỉ rõ ràng. Vì vậy về sau nói Khổng giáo cũng chính nói Nho giáo. Khổng Tử tên là Khổng, tự là Trọng Ni, sinh ở nước Lỗ trong một gia đình quý phái nhưng đang trong thời kì sa sút. Vì thế thủa bé ông đã biết đến những việc nặng nhọc, vất vả. Có lẽ đó cũng là một trong những lí do khiến học thuyết của ông có nhiều quan điểm coi khinh lao đông chân tay. Khổng Tử là người rất thông minh, nhân hậu, từ nhỏ đã ham học, hay chú ý về lễ nghi, phép tắc của con người nhất là những bậc đế vương. Nhưng hết thẩy những tư tưởng đao đức và việc làm của ông trong suốt cuộc đời đều nhằm mục đích cứu đời, giúp nước cho dù nó có phần hạn chế khi muốn khôi phục thể chế nhà Chu trên cơ sở những chủ trương cải lương, ôn hoà nhằm không đảo lộn đẳng cấp xã hôi. “Khổng Tử khảo cứu chế độ và phong tục thời cổ, ngẫm nghĩ những tư tưởng của các bậc thánh hiền đời trước và suy xét cái lẽ biến hoá của trời đất, rồi đem những điều mình tâm đắc lập thành học thuyết có tông chỉ rất cao, quán triệt cả căn nguyên của vạn vật và các lẽ sinh hoá của vạn vật, cả tâm tính và hành động của người ta”(Trần Trọng Kim, Nho Giáo, NXB văn hoá thông tin 2001). Ông đi chu du khắp nơi trong nước mong tìm được minh quân để phò giúp nhằm khôi phục hoà bình, thống nhất đất nước, nhưng không được trọng dụng, phần vì không tìm được minh chủ, phần vì học thuyết của ông thoát ly hiện thực. Cuối đời, hết sức thất vọng, ông trở về nước Lỗ chuyên tâm dạy học, chỉnh lý, san định sách cổ nhằm giữ gìn, truyền bá văn hoá cổ đại. Những tập sách đó sau này tập trung thành Ngũ Kinh, gồm có: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh lễ, Kinh Xuân Thu. Ông không có trước tác riêng truyền lại cho hậu thế, nhưng học trò của ông có hàng ngàn người, học ghi chép lại những lời Khổng Tử và soạn lại trong các bộ Luận Ngữ, Trung Dung, Đại Học nhằm truyền đạo cho ông (ba bộ trên sau này cùng với bộ Mạnh Tử hợp thành Tứ thư). Sau khi Khổng Tử mất, hoc thuyết cảu ông chia ra làm nhiều phái, mỗi phái có ý nghĩa khác nhau, nhưng hầu như càng về sau tinh thần của Nho giáo ngày càng kém đi và xa rời dần so với những tư tưởng ban đầu của Khổng Tử. Tuy nhiên dù gặp nhiều thăng trâm trong lịch sử nhưng Nho giáo vẫn trở thành công cụ đắc lực của gia cấp thống trị nhằm duy trì quyền lực của mình trong xã hôi phong kiến. Từ đời Xuân Thu cho đến các đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong hơn 2000 năm, Nho giáo cùng với ngai vàng của các triều đại đã cùng nhau thống trị đời sống tinh thần của con người trong xã hội phong kiến. Cho tới ngày nay khi đã kết thúc vai trò lịch sử của mình, Nho giáo vẫn có những ảnh hưởng nhất định đối với xã hội Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác trong đó có Việt Nam. Tóm lại, Nho giáo là học thuyết có lịch sử lâu đời và mạng nhiều tính chất phức tạp. Ngoài ra quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam cũng có nhiều đặc biệt đáng lưu ý và đòi hỏi có sự nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện khách quan. 2. Quan điểm chính trị xã hội trong triết học Nho gia: Trong học thuyết đạo đức Nho giáo thì trung tâm nằm ở Tam Cương và Ngũ thường. Tam cương liên kết với Ngũ thường bằng năm đức Nhân, lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Đức nhân Trong đạo đức làm người, chữ nhân được Khổng Tử đặt lên hàng đầu, đức nhân là tiêu chuẩn cao nhất, Nhân là điều hợp với đạo đức và lòng người. Nhân, một mặt là lòng thương người “điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, “ muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân trước, muốn thành đạt cũng phải giúp người khác thành đạt. Đồng thời với bản thân phải kiềm chế mình theo đúng lễ, nếu không hợp với lễ thì không nhìn, không nói, không nghe, không làm. Ngoài ra nhân còn bao gồm các nội dung khác như: cung kính, nghiêm túc, thành thật, dũng cảm, rộng lượng, cần cù....Như vậy nhân là một phạm trù rất rộng gần như đồng nghĩa với đạo đức. Khổng tử coi Nhân và Thánh gần như một, đã Thánh là Nhân, đã Nhân là Thánh. Bản thân Khổng Tử cũng chưa dám nhận là người có nhân. Còn Khổng Nhan, Mạnh Tử, Tăng Tử đều khẳng định Nhân là đỉnh cao chót vót của lâu đài đạo đức. Trong quan hệ gia đình, Khổng Tử nhấn mạnh đến quan hệ cha mẹ- con cái trong đó nổi lên chữ hiếu. Ông khẳng định rằng Nhân là gốc của Hiếu. Con cái phải luôn có hiếu với cha mẹ, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ và bổn phận của con cái, đồng thời phải yêu thương kính trọng cha mẹ. Kính đồng thời cũng là bản chất của chữ Hiếu, có nghĩa Kính cũng chính là Nhân. Đối với các phẩm chất Trí, Dũng cũng vậy. Khổng Tử nói “Nhân giả tất hữu dũng, dũng giả bất tất hữu nhân”(Luận Ngữ) (người có nhân tất có dũng, người có dũng chưa chắc có nhân) Như vậy có thể khẳng định rằng “Chữ Nhân đối với mọi người trong thiên hạ còn hơn cả nước, lửa, người ta có thể đạp lên nước, lửa mà chết chứ không đạp lên chữ nhân”(Nguyễn Đăng Duy,Nho Giáo với văn hoá Việt Nam)(Dân chi ư nhân dã, thậm ư thuỷ hoả, thuỷ hoả ngô kiến đạo nhi tử giả, dễ di kiến đạo nhân nhi tử giả dã). Đồng nghĩa với việc coi chữ Nhân là nội dung, là tinh thần cốt lõi trong học thuyết đạo đức nho giáo. Đức lễ Đặt sau đức Nhân là đức lễ nhằm giáo dục con người, duy trì các mối quan hệ trong vòng trật tự kỉ cương. Trước hết, lễ là phạm trù chỉ tôn ti trật tự, kỉ cương của xã hội mà mọi người, mọi giai cấp trong xã hội phải học phải tuân theo. Theo đó, trong xã hội có vua- tôi, cha-con, chồng- vợ, có người trên kẻ dưới, có việc trái việc phải cho nên phải có lễ để phân minh rõ ràng. Thứ hai, lễ là những chuẩn mực, những quy tắc, những yêu cầu có tính bắt buộc, ràng buộc với mọi hành vi, ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội cũng như trong các hoạt động khác của con người. Tuy nhiên lễ không phải là một tiêu chuẩn đạo đức hoàn toàn độc lập mà là một vấn đề luôn gắn liền với Nhân. Trong mối quan hệ giữa Nhân và lễ thì Nhân là gốc, là nội dung còn lễ là biểu hiện của nhân. Ví dụ trong các tang lễ, xa xỉ chẳng bằng tiết kiệm, đầy đủ mọi nghi thức chẳng bằng xót thương. Do đó “Người không có lòng nhân thì thực hành lễ sao được” vì “ Nói về lễ không phải chỉ có lụa ngọc mà thôi” Lễ không những là biểu hiện của Nhân mà lễ còn điều chỉnh đức Nhân cho đúng. Khổng Tử nói “ Cung kính mà không biết lễ thì mệt nhọc, cẩn thận mà không biết lễ thì nhút nhát, dũng cảm mà không biết lễ thì làm loạn, thẳng thắn mà không biết lễ thì làm phật ý người khác”. Và theo Khổng Tử giữa tình và lễ thì lễ quan trọng hơn, vì thế ông đã nói cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục”. Như vậy đức lễ có vai trò rất lớn trong việc cai trị dân, trong đường lối cai trị nước của các bậc thiên tử ở thời đại phong kiến. Trong giáo dục cũng chủ trương đề cao đức lễ, mục đích giáo dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài vì vậy phương châm giáo dục quan trọng trong nho giáo là “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Vì vậy đức lễ có vai trò rất lớn, nó quy định hình thức mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Đức nghĩa Trong quan niệm của nho giáo, “Nghĩa vừa là phạm trù đạo đức vừa là phạm trù chính trị xã hội. Khổng tử coi nghĩa là phẩm chất cơ bản của người quân tử “ Bậc quân tử tinh tường về việc nghĩa” (quân tử dụ ư nghĩa”) đồng thời người quân tử phải hành động vì nghĩa “ Người quân tử dùng nghĩa lí làm căn bản” (Luận Ngữ )(quân tử nghĩa dĩ vi chất). Nghĩa gắn liền với Nhân, Nhân thể hiện tình cảm sâu sắc thì nghĩa là nghĩa vụ để thực hiện tình cảm đó. Do đề cao nghĩa ngang với Nhân nên Mạnh Tử khuyên người ta chỉ nên nói điều “nhân nghĩa” “Tôi vì Nhân nghĩa mà thờ vua, con vì Nhân nghĩa mà thờ cha, em vì Nhân nghĩa mà thờ anh. Vua tôi, cha con, anh em đều bỏ lợi, đối với nhau chỉ bằng lòng hâm mộ nhân nghĩa. Quốc gia như thế mà không hưng thịnh thì chưa từng có”(.Luận Ngữ )(Vì vậy nghĩa mục tiêu sống mà con người cần vươn tới. Nghĩa cũng gắn liền với dũng, muốn làm việc nghĩa mà không có dũng thì không thể thực hiện được, Khổng Tử trọng dũng gắn liền dũng với nghĩa, trong đó nghĩa chỉ đạo dũng và dũng phải phù hợp với nghĩa. Ngoài ra nghĩa cũng đồng nghĩa với cái tâm trong sáng, không bị những ham muốn tầm thường ảnh hưởng. Người làm việc nghĩa với cái tâm trong sáng, không bị những ham muốn tầm thường ảnh hưởng. Người làm việc nghĩa là những bậc công tử mà “phú quý bất năng dâm bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”( phú quý không ham muốn, không vì nghèo đói mà hạ thấp mình, không vì uy vũ mà bị khuất phục). Đức trí Trí là một trong bốn đức lớn, đầu mối có sẵn trong tâm con người. Ngày nay ta thường nói trí tuệ là sức mạnh, ngày xưa Khổng tử đã đặt chữ Trí sau chữ Nhân vì ông cho rằng con người phải hiểu biết, có trí tuệ mới thực hiện đạo đức có hiệu quả. Trí nghĩa cơ bản theo Khổng Mạnh là sự hiểu biết đạo đức, là sự minh mẫn nói chung để phân biệt, để đánh giá con Người và tình huống qua đó xác định cho mình lối ứng xử hợp lí nhất. Mạnh tử coi đó là chuyện lương tâm, lương tri, còn Khổng Tử cho rằng đức trí và các đức khác muốn biết phải học, ham trí mà không ham học cái hại che lấp mất trí là sự bừa bãi, lung tung. Theo ông “ Người có đức nhân mà không ham học là không có bao giờ”( Hữu nhân bắt hoá học vô giã). Sách lễ kí nói rằng: “Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học bất chi đạo”(Trần Trọng Kim, Nho Giáo) (ngọc không dũa không thành đồ, người không học không thành đạo).Hay câu nói “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đã nói lên tinh thần ham học , cầu học, tinh thần tôn sư trọng đạo của nho giáo. Đồng thời nói đến đức trí khong thể không nói đến đức dũng. Theo Khổng Tử Nhân, Trí, Dũng là ba điều đạo đức của người muốn làm nên sự nghiệp lớn. Đức trí thể hiện sự hiểu biết và mưu lược, đức dũng thể hiện sự gan dạ kiên cường. Người có Trí Dũng ắt làm nên việc lớn. Đức Tín Chữ Tín được xếp cuối cùng trong đạo đức Nho giáo nhưng không phải vì thế mà hạ thấp chữ Tín. Bởi chữ Tín là hệ quả của bốn đức trên, có Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí thì mới có Tín. Tín có Nghĩa là uy tín, là lòng tin, có lòng tin tuyệt đối vào chính đạo, vào đạo lí của thánh hiền, vào mối quan hệ giữa vua-tôi, cha-con, anh-em, chồng- vợ, bằng- hữu. Chính vì thế Khổng Tử đã nói: “Nhân vô tín tắc phản- người không có chữ tín rất dễ phản” hoặc “Nhân vô tín bất lập- người không có tín thì đừng lập”( Nguyễn Đăng Duy, Nho Giáo với văn hoá Việt Nam) Khái niệm “Trung” và “Tín” cũng là moọt thành tố trong tư tưởng của đạo đức Nho giáo. Nó còn được dùng trong quan hệ của người cai trị với dân. Nho giáo nhấn mạnh rằng người cai trị sai khiến dân phải thận trọng, hợp ý dân, phải giữ Trung Tín với dân. Chính vì thế Khổng Khâu đã nêu bật ba yếu tố đảm bảo sự vững chắc và thế mạnh của một nước là: thực túc, binh cường và dân tín. Trong hoàn cảnh phải bớt đi một thì phải bớt đi quân đội, bớt đi hai thì bớt quân đội và lương thực, còn dân tín là điều không thể mất vì “dân không tín thì chính quyền không thể đứng vững được” Khi tìm hiểu về đạo đức Nho giáo ngoài việc tìm hiểu năm đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín hay còn gọi là ngũ thường chúng ta cũng không thể bỏ qua đức trung và đức hiếu. Nếu coi đức Nhân là “đỉnh cao chót vót của tháp ngọc ngà”(Quang Đạm)thì đức Hiếu là gốc của tất cả mọi đạo đức. Nho giáo luôn đề cao mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, gia đình mạnh thì nước mới mạnh, gia đình đoàn kết, có trật tự kỷ cương thì đất nược mới có kỷ cương phép tắc. Nho giáo coi nhà là gốc của đất nước, cũng như nước là gốc của thiên hạ, muốn bình thiên hạ phải biết trị quốc, muốn trị quốc phải biết tề gia. Như vậy Nho giáo coi năm đức Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí , Tín là những phẩm chất đạo đức cơ bản của mẫu người lí tưởng trong xã hội xưa kia và ngày nay. Năm đức này vẫn còn giá trị đối với người hiện đại, vẫn còn được coi là những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người. 3. Vai trò của những Quan điểm chính trị xã hội trên đối với đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay: a. Ưu điểm: Con người Việt Nam hiện nay trong thời kỳ đổi mới có sự thay đổi định hướng giá trị nhân cách. Bên cạnh những giá trị đạo đức tốt đẹp hình thành cũng xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực. Con người chạy theo lối sống xa hoa, ích kỷ, chú ý nhiều đến lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt. Sự phát triển con người Việt Nam bền vững được đặt trên những cơ sở lý luận đạo đức nhất định. Tư tưởng đạo đức Nho giáo đã từng đóng góp nhiều trong hình thành các giá trị đạo đức và các chuẩn mực đạo đức của người Việt. Bằng phương thức tiếp thu đặc biệt có chọn lọc và cải biến, các tư tưởng đạo đức Nho giáo đã được mở rộng nội hàm chứng tỏ sự bền vững giá trị trong nhiều thời đại. Cho đến nay các tư tưởng đạo đức Nho giáo vẫn còn những giá trị tích cực đặc biệt trong quá trình xây dựng con người mới. Các giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Đặc điểm cách trình bày các tư tưởng đạo đức của Nho giáo thường thông qua các tích, tình huống, lời răn dạy của cổ nhân nên dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Cùng với quá trình hình thành các giá trị đạo đức tự thân của người Việt,Tư tưởng đạo đức Nho giáo đã hình thành các giá trị đạo đức truyền thống của người Việt: Hiếu học, kính thầy Quá trình tiếp nhận văn hoá hán của người Việt rất đặc biệt. Sự tiếp biến có chọn lọc và học văn hoá Hán để chống Hán. Việc học chữ Hán không chỉ diễn ra trong các trường dành cho con quan lại quý tộc mà còn diễn ra trong các đình, chùa. ở Việt Nam, việc học trở thành nhu cầu tinh thần không thể thiếu và là con đường để đổi đời. Việc học không liên quan đến nhà nước, mỗi gia đình tự lo. Tính xã hội hoá trong giáo dục đã hình thành từ lâu đời như vậy. Chế độ học tập ấy đã tạo cho đất nước một nền học vấn phổ cập rộng rãi, hiếu học, biết trân trọng yêu quý văn học. Từ nét văn hoá hiếu học như vậy đưa đến nét văn hoá tốt đẹp trọng thầy, quý trò. Vai trò người thầy được đề cao ("không thầy đố mày làm nên","Kính thầy mới được làm thầy"…) Trung quân ái quốc Các nhà Nho khác của Việt Nam đã thấm triết lý nhân sinh của Nho Giáo: "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu" Phú quý không bị lôi cuốn, nghèo nàn không bị thay đổi, uy vũ không khuất phục, như vậy mới là đại trượng phu. Người Việt Nam đã tiếp thu triết lý sống của Đạo Nho. Người Việt quý trọng cái sống nên không hề do dự hiến thân cho sự nghiệp đấu tranh sinh tồn tự nhiên, giữ gìn độc lập dân tộc. Các tấm gương lớn hy sinh cho đất nước lưu danh muôn thủa, góp phần làm giàu truyền thống tốt đẹp đó là truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường. Hiếu đễ Do ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, xã hội Việt Nam từ xa xưa được kết cấu theo mô thức gia đình, họ hàng, làng nước. Yếu tố huyết thống được đề cao. Trước khi đạo Khổng du nhập, người Việt đã có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên- biểu hiện của huyết thống. Gia đình là tổ tông nhỏ, dòng họ là tổ tông lớn, đất nước là tổ tông cao nhất. Chuẩn mực đạo đức đầu tiên và cao nhất mỗi người phải thực hiện bắt đầu từ chữ Hiếu và kết thúc là chữ Trung. Hiếu đễ là gốc của điều Nhân ("hiếu đễ dã giả kì vi nhân chi bản dư") Nhân nghĩa Người Việt là cư dân nông nghiệp lúa nước. Sống hoà ái với tự nhiên và con người là bản chất vốn có. Cũng do nhu cầu trị thuỷ để phát triển sản xuất mà sự đoàn kết, yêu thương rộng rãi được hình thành. Nhân, nghĩa vốn là các chuẩn mực đạo đức mà đạo Nho đưa ra nhưng các chuẩn mực đạo đức đó dành cho mỗi cá nhân trong tu thân và thực hành đạo đức cá nhân. Khi truyền bá và phát triển ở Việt Nam, người Việt đã biết mở rộng quan niệm và thực hành Nhân nghĩa (đại nghĩa). Trong thời kỳ xây dựng chế độ phong kiến của Việt Nam, cùng với sự kết hợp tư tưởng Phật giáo trong trị nước và hình thành đạo đức của người Việt, các giá trị đạo đức nhân nghĩa của đạo Nho có sự pha tạp với các tư tưởng từ bi hỷ xả của đạo Phật. Thương người như thể thương thân Tư tưởng Trung, Thứ của Nho giáo khi truyền bá vào Việt Nam đã có cơ sở bám rễ khi có điểm tương đồng với quan niệm của người Việt như: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác gióng nhưng chung một giàn”…những giá trị nhân văn trong đạo đức của người Việt vốn đã hình thành trên cơ sở nền văn minh lúa nước khi kết hợp với các phạm trù đạo đức có tính lý luận của Nho giáo càng trở nên sâu sắc, bền chặt hơn. b. Hạn chế: Trong xã hội Viêt Nam ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhận ra dấu ấn khá rõ nét của tư tưởng đạo Nho trong từng người, từng lứa tuổi. Nó tồn tại rất đa dạng, ở nhiều mức độ khác nhau trong từng mặt khác nhau của đời sống xã hội. Ở một số người đã từng học nó ít nhiều thì có những mặt họ coi là đúng, họ chịu ảnh hưởng một cách có ý thức. Còn ở phần đông, tư tưởng đạo Nho sống dai dẳng dưới dạng nếp nghĩ, thói quen, thấm vào tư tưởng của họ từ rất xa xưa. Phần lớn nhân dân Việt Nam mang trong mình tư tưởng Nho giáo nhưng họ không xác định được bản thân đang bị ảnh hưởng bởi một học thuyết nào đó. Những quan điểm họ mang được coi là đương nhiên, cách cư xử của họ cũng được coi là một điều tất nhiên. Họ không cần suy tính nó đúng đắn hay sai lầm. Điều này có ảnh hưởng rất xấu đến các thế hệ Việt Nam hiện tại và sau này. Vì vậy chúng ta cần chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo đang tồn tại dai dẳng trong xã hội, để từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm xoá bỏ những mặt tiêu cực của tư tưởng Nho giáo và phát huy những mặt tích cực của nó. *Nếp sống không thật sự dân chủ trong xã hội. Một xã hội Xã hội chủ nghĩa là một xã hội trong đó nhân dân làm chủ mọi tư liệu sản xuất rồi hưởng thụ theo lao động, là một xã hội của dân, do dân, vì dân, phải là một xã hội thực sự dân chủ, hơn hẳn nền dân chủ tư sản. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những nếp sống không thực sự dân chủ. Như tất cả chúng ta đều biết, một nền dân chủ chân chính phải xây dựng trên cơ sở kinh tế như xã hội xã hội chủ nghĩa của nước ta. Nhưng nghĩ rằng đã có quyền sở hữu tập thể hay toàn thể về tư liệu sản xuất thì tự nhiên mọi người đều có quyền dân chủ một cách đầy đủ thì lại là một quan điểm chưa thực sự đúng đắn với hiện thực. Nói đến thiếu hay mất dân chủ đa số chúng ta có xu hướng quy hết trách nhiệm cho lớp người có trách nhiệm thi hành quyền dân chủ. Đó là một cách nhìn phiến diện nhưng không phải là không có căn cứ. Điều này vẫn ngày ngày diễn ra trong thực tế hiện nay. Đó là một số người có trách nhiệm khi đã nêu ra một số ý kiến gì thì thường không thể chịu nổi những ý kiến trái với mình, không đủ bình tĩnh nghe những ý kiến không giống mình hay nói một cách khác là họ mang nặng tính bảo thủ. Đây là một nếp sống rất tiêu cực, nó đề cao cá nhân, dung túng cho tính độc đoán phát triển trong mỗi con người. Còn những người đưa ra ý kiến trái ngược, bản thân họ không đồng ý với những ý kiến đã nêu nhưng hị cũng không dám mạn dạn đưa ra những ý kiến mà họ cho là đúng đắn và phù hợp. Họ sợ nói thẳng, nói thật sẽ làm mất lòng người kia, nhất là cấp trên của mình. Thậm chí có khi họ còn đưa ra ý kiến phụ họa cho ý kiến không đúng vì việc đồng tình này sẽ đem lại sự thoả mãn cho cấp trên và lợi ích cho bản thân mình. Nguyên nhân thứ hai là còn một lớp người khác bị tư tưởng Nho giáo ăn sâu vào tâm tưởng, đã nghĩ theo một nếp cũ, cái nếp tuyệt đối hoá tư tưởng tôn ty đẳng cấp của đạo Nho. Họ đề cao một cách thái quá chữ “Lễ”, họ cho rằng trật tự, kỉ cương của xã hội đồng nghĩa với việc không nên, không được bàn cãi về ý kiến của bề trên. Họ không đồng ý với ý kiến của người kia nhưng họ lại tự nhủ rằng có thể bản thân họ chưa hiểu nổi ý kiến đó hoặc họ cho rằng bàn cãi về ý kiến của bề trên là một diều sai trái, trái với quan điểm đạo lí thông thường đã từ lâu ăn sâu vào tâm trí họ.Họ chưa nhận rõ rằng nguyên tắc tổ chức của ta là tự do dân chủ. Lúc chưa có quyết định thì mọi người được tự do đưa ra ý kiến của mình để từ đó lựa chọn ra ý kiến đúng đắn nhất, gần gũi với chân lí nhất và mọi sự quyết định đều phải có sự đồng tình từ đa số. Nếu không có kỉ luật dân chủ này thì không thể có dân chủ thực sự. Tư tưởng tôn ty đẳng cấp của Nho giáo làm cho cấp trên thì độc đoán kiêu căng, cấp dưới thì sợ sệt khúm núm. Từ đó hình thành quan niệm “cấp trên bao giờ cũng đúng”, làm mất đi không khí trao đổi ý kiến một cách dân chủ thẳng thắn. Sự mất dân chủ hiện nay còn thể hiện trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái, thầy trò. Một bộ phận lớn những người chồng mang trong mình tư tưởng “phu xướng phụ tuỳ”. Họ cho rằng ngưòi đàn ông là chủ gia đình nên mọi việc đều phải theo ý kiến của họ. Đặc biệt họ rất xem nhẹ vai trò của người phụ nữ. Với họ người phụ nữ phải nhất mực tuân theo nguyên tắc “ xuất gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Còn trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái thì tư tưởng “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” tuy đã được hạn chế nhiều nhưng ý kiến của con cái đã được tôn trọng hay chưa thì vẫn là một vấn đề đối với các bậc làm cha làm mẹ. Nhiều gia đình hiện nay con cái học là vì bố mẹ, lựa chọn nghề nghiệp cũng là vì bố mẹ, thậm chí vẫn còn tình trạng lấy vợ lấy chồng theo sự sắp đặt của bố mẹ. Trong quan hệ thầy trò cũng có những tình trạng tương tự, một bộ phận không nhỏ các thày giáo, cô giáo vẫn có tư tưởng “ quân sư phụ” của đạo Nho, không thể chịu nổi sự bàn bạc dân chủ giữa thầy và trò. Còn học trò thì không dám đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình, tự bóp chết khả năng sáng tạo của mình.Thật may những tình trạng thế này đang dần bị loại bỏ để thay vào đó những tư tưởng tiên tiến hơn. Một mặt tiêu cực khác trong tư tưởng tôn ty đẳng cấp là chỉ coi trọng những người có chức vụ, có bằng cấp mà không chú ý đến những người giỏi về chuyên môn nên mới dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ như hiện nay.Hơn nữa, Việt Nam là một nước đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đang từng bước áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Vì vậy khoa học kĩ thuật,trình độ chuyên môn phải được coi trọng. Thế nhưng chính một số tư tưởng Nho giáo tiêu cực còn sót lại đã dẩy xã hội ta thành một xã hội coi trọng bằng cấp mà không coi trọng thực lực, coi trọng những thành tích trên giấy tờ hơn khả năng thực sự của cá nhân mỗi người. Tóm lại có thể thấy nếp sống không thực sự dân chủ ở nước ta lỗi không hoàn toàn thuộc về những người có nhiệm vụ thi hành quyền dân chủ mà chính những người phải thi hành dân chủ (hay bộ phận lớn nhân dân )có một phần không nhỏ trong việc hình thành nên nếp sống ấy. Với tư cách là người phải thi hành dân chủ thì cần phải có trình độ giác ngộ cao, cần phải có sự thẳng thắn, cởi mở trong những quan điểm, những ý kiến. * Đánh giá con ngưòi không đúng tiêu chuẩn. Xã hội nào cũng có những tiêu chuẩn đạo đức của nó. Ở các triều đại phong kiến với tư tưởng Nho giáo người quân tử là người phải có Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín và mục đích của tu thân là vì mình, vì quyền lợi của giai cấp thống trị. Tư tưởng vì mình đã tạo nên tâm lí ích kỉ trong một số người, từ đó nảy sinh các hiện tượng gây nhũng nhiễu cho xã hội như tham ô, tham nhũng, tâm lí danh lợi.... gây tác hại cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trong xã hội hiện nay tư tưởng đạo đức cao nhất là đạo đức cách mạng, đạo đức vì nhân dân, vì tổ quốc, là dũng cảm chiến đấu giải phóng và giữ gìn đất nước, hăng say lao động sáng tạo, nghiêm chỉnh thi hành mọi chủ trương của Đảng và nhà nước đề ra, là “Trung với Đảng, hiếu với dân”, là thật thà yêu thương, giúp đỡ đồng chí đòng bào.........vì thế mà khônh ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền”(Hồ Chí Minh toàn tập) .Nhưng thực tế, trong công việc một số người vẫn chịu ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ của đạo Nho, nghĩa là chú ý nhiều tới những mặt không chủ yếu của đạo đức con người như tác phong của một số mặt sinh hoạt nào đó. Điều đó khiến việc đánh giá con người trở nên phiến diện, lệch lạc. *Tư tưởng trọng nam khinh nữ. “ Tam cương” là một trong ba trung tâm cấu thành nên đạo đức Nho giáo.Trong Tam cương có quan hệ vợ chồng được Nho giáo đề cập rất rõ nét, cụ thể trong gia đình người vợ phải có đầy đủ các tiêu chuẩn: Công- Dung- Ngôn- Hạnh, và phải thực hiện tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” tức ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Phụ nữ không được lấy chồng khác khi chồng chết còn đàn ông thì có quyền năm thê bảy thiếp. Thái độ khinh thường phụ nữ này không chỉ tồn tại trong tư tưởng của đấng mày râu mà còn trong tư tưởng của những người phụ nữ . Vì thế mà người phụ nữ trong xã hội xưa không được đi học, không được đọc sách, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, không được giao lưu mở rộng tầm hiểu biết..........họ chỉ quanh quẩn với ruộng đồng, bếp núc, và chịu sự sai khiến của chồng con.Nhiệm vụ của họ chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình, chỉ là duy trì nòi giống, phục vụ chồng con. Trí tuệ, tình cảm của họ không được xã hội xem trọng, vì thế mới có những chuyện như giả trai đi thi, hay có những người phụ nữ tài hoa phá vỡ những lễ giáo đó thì bị coi là không tốt mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một điển hình. Trong thời đại hiện người phụ nữ không bị coi thường như trước nữa. Họ đã có vai trò lớn trong xã hội, có những đóng góp lớn lao trong công cuộc xây dựng đất nước. Hay nhìn một cách toàn diện có lẽ người phụ nữ đã được bình đẳng với nam giới theo đúng hiến pháp của nhà nước qui định. Nhưng đi sâu vào trong gia đình ta mới thấy, người phụ nữ vẫn phải chịu ít nhiều thiệt thòi. Công việc nhà, bếp núc, chăm sóc con cái được coi đương nhiên là dành cho phụ nữ trong khi các công việc xã hội người phụ nữ cũng phải làm như người đàn ông. Mặt khác hiện nay tư tưởng trọng nam khinh nữ còn được thể hiện khá rõ trong tâm lí muốn sin._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21454.doc
Tài liệu liên quan