Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại và một số giải pháp xây dựng TGHĐ thả nổi có sự quản lý ở Việt Nam

Lời nói đầu Cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng sâu sắc và rộng lớn là xu hướng mở rộng các quan hệ kinh tế tài chính đa phương, nhiều chiều giữa các quốc gia và làm tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc được. Các quan hệ này đã làm cho hệ thống tỷ giá hối đoái thay đổi một cách sôi động. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế gắn chặt với những biến động kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ và mỗi giai đoạ

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại và một số giải pháp xây dựng TGHĐ thả nổi có sự quản lý ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phát triển. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc gia. Nó vừa là nguyên nhân đồng thời là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau trong nền kinh tế. Sự hoạt động có hiệu quả của các biện pháp, chính sách kinh tế sẽ có tác dụng điều hoà và làm lành mạnh tỷ giá hối đoái. Ngược lại tỷ giá hối đoái lại kích thích và hoàn thiện các biện pháp, các chính sách giúp cho guồng máy kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả và đạt được tốc độ phát triển mong muốn. Mọi biến động trên các thị trường tài chính quốc tế luôn luôn được các quốc gia theo dõi một cách sát sao nhằm tránh những tác động tiêu cực của những thay đổi trên thị trường tài chính thông qua hệ thống tỷ giá. Song không phải quốc gia nào cũng đạt được hiệu quả mong muốn bởi tỷ giá là vấn đề hết sức phức tạp, nó có quan hệ với các yếu tố bên ngoài quốc gia và sự tương tác của các quá trình, các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ của mỗi nước. Nhận thức một cách đúng đắn và chính xác để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm biến nó như một công cụ quản lý nền kinh tế một cách tích cực là yêu cầu của các quốc gia. Vì vậy bài viết này chỉ tập trung vào phân tích quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại và một số giải pháp xây dựng tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý ở Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài viết có cấu trúc gồm 3 phần: Phần I: Nhận thức chung về tỷ giá hối đoái. Phần II: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam Phần III: Xây dựng tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý ở Việt Nam. Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy Đặng Ngọc Đức – Giảng viên khoa ngân hàng – Tài chính. Tuy nhiên do khả năng và trình độ của người viết còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Vậy em mong thầy thông cảm và góp ý để bài viết sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I: Nhận thức chung về tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái chiếm vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia, là vị trí trung tâm trong các diễn biến kinh tế vĩ mô biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa nền kinh tế trong nước với các nền kinh tế của các quốc gia có quan hệ mậu dịch và đầu tư. Về phương diện đối ngoại, tỷ giá hối đoái là thước đo giá trị đồng tiền quốc gia này so với đồng tiền các quốc gia khác, phản ánh tương quan kinh tế giữa các quốc gia. Theo quan điểm của các nhà kinh tế “tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác hay là quan hệ so sánh giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau”. Có hai loại tỷ giá hối đoái thường được quan tâm nhiều nhất đó là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa phản ánh tỷ lệ chuyển đổi giữa các đồng tiền và được biết đến nhiều nhất thông qua các thị trường tài chính tiền tệ, các phương tiện thông tin đại chúng... Tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh tính cạnh tranh của nền kinh tế và được đo bằng tỷ lệ so sánh mặt bằng giá cả hoặc tỷ lệ mức lương giữa hai quốc gia. Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Chỉ số giá cả quốc tế Chỉ số giá cả trong nước Quá trình hình thành tỷ giá hối đoái gắn liền với lịch sử phát triển của lưu thông tiền tệ mà quá trình phát triển lưu thông tiền tệ gồm hai giai đoạn. Giai đoạn lưu thông tiền vàng và tiền giấy điện tử được tự do đổi ra vàng và giai đoạn lưu thông tiền giấy nhưng không được tự do chuyển đổi ra vàng. ở mỗi giai đoạn tỷ giá hối đoái lại được hình dựa trên các cơ sở khác nhau. Trong giai đoạn lưu thông tiền vàng và tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng thì tỷ giá hối đoái được xác định một cách hoàn toàn đơn giản chỉ cần so sánh trọng lượng hai đồng tiền hoặc lượng vàng mà hai đồng tiền đại biểu. Ví dụ: Hàm lượng vàng của đồng đô la Mỹ là 0,73666gr, của bảng Anh là 2,13281gr ngang giá vàng Anh/đôla Mỹ là 2,13281/0,73666 = 2,895 nghĩa là một bảng Anh có giá trị bằng 2,895 đôla Mỹ. Trong thời kỳ lưu thông tiền giấy không được tự do chuyển đổi lấy vàng tỷ giá hối đoái được xác định qua các yếu tố đó là: Căn cứ vào lý thuyết ngang giá sức mua nghĩa là tỷ giá bất kỳ giữa hai đồng tiền sẽ điều chỉnh và phản ánh đầy đủ những biến động của mức giá mỗi nước. Yếu tố thứ hai đó là tỷ giá hối đoái còn được hình thành trên cơ sở điều kiện ngang giá lãi, nghĩa là được so sánh bởi mức lãi tức về tiền gửi trong nước và tiền gửi nước ngoài. Tỷ giá hối đoái còn được hình thành dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường. I.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện tiền giấy và lạm phát tiền giấy trở nên phổ biến tỷ giá hối đoái chịu sự chi phối của một số yếu tố chính như sau: I.1.1. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia TGHĐ thực tế = TGHĐ danh nghĩa x Chỉ số lạm phát nước ngoài Chỉ số lạm phát trong nước Như vậy mức độ lạm phát giữa các nước khác nhau sẽ dẫn tới giá cả hàng hoá ở hai nước khác nhau do đó sức mua của hai đồng tiền thay đổi dẫn đến tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền bị phá vỡ. I.1.2. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế của một nước với nước ngoài trong mỗi thời kỳ phản ánh kết quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước đó với các nước khác. Do đó nếu cán cân thanh toán quốc tế thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Nếu cán cân thanh toán quốc tế trong tình trạng thâm hụt dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ tăng lên làm tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng bản tệ và ngoại tệ. Ngược lại khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư làm cho nhu cầu về ngoại tệ giảm xuống do đó tỷ giá hối đoái giảm xuống. I.1.3. Sự chênh lệch mức lãi suất. Khi lãi suất trong nước tăng lên một cách tương đối so với các nước khác trong những điều kiện nhất định sẽ làm cho đường cầu về tiền của các nước đó tăng lên và làm tăng tỷ giá hối đoái. Ngược lại khi mức lãi suất trong nước giảm tương đối so với nước khác trong một số điều kiện làm cho đường cầu về tiền của nước đó dịch chuyển sang trái và làm giảm tỷ giá hối đoái. Ngoài ra sự biến động của tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như yếu tố tâm lý, khủng hoảng ngoại hối, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tín dụng ở các nước, chiến tranh, khả năng điều tiết của Chính phủ. I.2. Các chế độ tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là giá cân bằng mà tại đó hai đồng tiền được trao đổi với nhau. Những mức giá này được xác định như thế nào lại phụ thuộc vào các yếu tố trên. Vì vậy một cơ chế tỷ giá hối đoái chính là tổng hoà các điều kiện đó. Trong lịch sử giao dịch quốc tế đã có nhiều chế độ tỷ giá hối đoái thay nhau. Tuy nhiên, có thể gộp chung lại thành hai loại chế độ tỷ giá hối đoái cơ bản là tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá hối đoái thả nổi. I.2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Trong chế độ này tỷ giá hối đoái cố định là việc so sánh giữa hai đồng tiền của một quốc gia dựa vào một mẫu chung theo công ước chính thức. * Chế độ bản vị vàng. Trong chế độ này tỷ giá được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiền ví dụ: Đồng tiền của nữ hoàng Anh nặng 1/4 Ounce vàng; 1Ounce = 35 USD => 1/4 OUNCE vàng = 35/4 gần bằng 9 USD tức là một đồng tiền nữ hoàng Anh gần bằng 9 USD Đặc điểm của chế độ tỷ giá này là: + Chính phủ mỗi nước định giá vàng tính bằng đồng tiền trong nước. + Chính phủ duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước thành vàng. + Bảo đảm nguyên tắc bảo chứng 100%. Tỷ giá danh nghĩa dưới chế độ bản vị vàng được cố định vô thời hạn. * Chế độ tỷ giá hối đoái theo đồng đô la (bản vị đồng đô la). Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và khủng hoảng kinh tế (1924 - 1933) đã làm sụp đổ chế độ bản vị vàng và năm 1944 chế độ tỷ giá hối đoái mới - tỷ giá hối đoái Brettonwoods được thành lập. Trong chế độ tỷ giá hối đoái này, tỷ giá hối đoái chính thức giữa các thành viên được xác định trên cơ sở lượng vàng chính thức của đô la Mỹ và không được phép biến động quá 1% của tỷ giá chính thức được đăng ký tại IMF. Tại mức tỷ giá hối đoái cố định các ngân hàng Trung ương cam kết mua hoặc bán đôla hiện có để bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định theo đồng đô la. Như vậy đồng đô la đã thay thế vàng làm tiêu chuẩn cố định cho hệ thống tỷ giá hối đoái mới, song do sự mất giá liên tục của đồng đô la làm cho nạn đầu cơ tiền tệ tăng lên. Các ngân hàng không còn đủ sức can thiệp do đó Mỹ buộc phải tuyên bố phá giá đồng đô la kéo theo sự sụp đổ của tỷ giá hối đoái cố định trong chế độ tỷ giá Brettonwoods. Từ đây thế giới chuyển sang một chế độ tỷ giá hối đoái mới - chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. I.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hay thả nổi là chế độ mà tỷ giá hối đoái do cung và cầu thị trường quyết định nhưng do tỷ giá tác động trực tiếp đến ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế bởi vậy thường có bàn tay can thiệp của Chính phủ. Do đó người ta phân chia chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thành hai loại: Thả nổi thuần tuý và thả nổi có quản lý. * Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thuần tuý. Dưới chế độ này tỷ giá hối đoái hoàn toàn được xác lập dựa theo quan hệ cung cầu, không có bất kỳ bàn tay can thiệp nào của Chính phủ. Tỷ giá hối đoái biến động hầu như phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu trên thị trường lại là kết quả của các hoạt động ngoại thương và cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán thay đổi làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi, đến lượt tỷ giá hối đoái mới được thiết lập lại tác động lại cán cân thanh toán và các hoạt động kinh tế đối ngoại làm cho các mối quan hệ thương mại ngày càng phức tạp và rối loạn. Và việc so sánh giá trị giữa hai đồng tiền không còn được xác định theo một nguyên tắc thống nhất hay không có cơ sở chung, thước đo chung như trước đây nữa. * Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Là chế độ trong đó tỷ giá hối đoái vẫn được xác định bởi các lực lượng thị trường sang có sự tác động của Nhà nước thông qua việc Nhà nước tham gia như một lực lượng của thị trường. Chế độ này đã thể hiện rõ vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết và sử dụng công cụ tỷ giá nhằm duy trì các hoạt động kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Phần II: Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam. Tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết với cán cân thương mại cụ thể là với hoạt động xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là đồng bản tệ thấp giá, đồng ngoại tệ cao giá dẫn tới khuyến khích hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu ví dụ: USD/VNĐ = 10.500 Nếu VNĐ giảm giá 10% thì USD/VNĐ = 11.000 Trước khi giảm giá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ một hàng hoá giá thành là 10.000đ thì phải bán với giá 1USD. Sau khi giảm giá 10% cũng hàng hoá đó xuất sang Mỹ bán 1USD thì nhà xuất khẩu Việt Nam thu được 11.000 VNĐ (giả sử các điều kiện khác không thay đổi). Do đó chỉ cần bán với giá hơn 0,91USD nhà xuất khẩu Việt Nam cũng đã thu về hơn 10.000VNĐ và họ có thể lợi dụng ưu thế này để cạnh tranh trên thị trường quốc tế bằng cách giảm giá hàng hoá. Đối với hoạt động nhập khẩu thì ngược lại tức là sau khi giảm giá thì để mua được một đơn vị đặt hàng hoá của nước ngoài phải cần nhiều đồng tiền trong nước hơn. Trường hợp của Nhật là một ví dụ điển hình. Sau chiến tranh thế giới thứ II Nhật đã áp dụng chính sách giữa đồng Yên (JPY) giá thấp (USD/JPY = 360) đã giúp Nhật phát triển ngoại thương một cách nhanh chóng và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế (xuất khẩu năm 1970 so với năm 1948 tăng 74,8 lần, GDP từ 1959 - 1969 bình quân tăng 11% hàng năm. Nếu tỷ giá hối đoái giảm tức là giá trị đồng bản tệ tăng giá trị đồng ngoại tệ giảm sẽ làm cho giá thành hàng hoá xuất khẩu đắt hơn trước, khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngược lại giá hàng nhập khẩu lại hạ do đó sẽ kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Kinh nghiệm của nước Anh sau thế chiến thứ nhất, giữ nguyên tỷ giá đồng bảng Anh (GBP) như trước chiến tranh (nhưng trên thực tế GBP đã bị mất giá nhiều trong chiến tranh). Trong khi các nước khác (Pháp, Đức, ý...) đều giảm giá đồng tiền của mình đã làm cho hàng hoá của Anh có giá cao không cạnh tranh nổi với hàng hoá các nước khác trên thị trường dẫn đến nền kinh tế của Anh bị suy sụp. Liên hệ thực tế của Việt Nam ta thấy. II.1. Giai đoạn từ 1954 - 1989. Sau khi miền Bắc được giải phóng đất nước ta chuyển sang thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Miền Bắc thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung với nguồn ngân sách của Nhà nước rất hạn hẹp chủ yếu dựa vào viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô là chủ yếu. Tiền viện trợ này được tính theo tỷ giá do Nhà nước qui định. Từ 25-11-1955 đồng Việt Nam được chính thức qui định tỷ giá với nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc (1 nhân dân tệ = 1470 đồng Việt Nam). Một Rúp Liên Xô = 0,50 NDT, tức là 735 đồng Việt Nam. Đến năm 1959 nước ta đổi tiền vì thế tỷ giá giữa Việt Nam đồng và nhân dân tệ và đồng Rúp cũng thay đổi. Năm 1977 các nước xã hội chủ nghĩa thoả thuận với nhau, thanh toán với nhau bằng đồng Rúp chuyển nhượng. Một Rúp chuyển nhượng có lượng vàng là 0,987412 gram và tỷ giá đó dùng trong thanh toán mua bán. Song song với tỷ giá đó Nhà nước ta còn ấn định tỷ giá kết toán nội bộ để thanh toán giữa các tổ chức ngoại thương, các đơn vị có thu chi ngoại tệ với ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Do vậy tỷ giá kết toán nội bộ được điều chỉnh như sau: Năm 1958 là 1 Rúp = 5,64 đồng Việt Nam, năm 1986 1 Rúp = 18 đồng Việt Nam, năm 1987 là 1 Rúp = 150 đồng Việt Nam, cuối năm là 700 đồng Việt Nam và cho đến năm 1989 thì bị huỷ bỏ. Việc sử dụng tỷ giá hối đoái trên đây đã cho chúng ta thấy được: + Tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này hoàn toàn là do ý đồ của Nhà nước quyết định, không xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế cũng từ thị trường trong nước và quốc tế. + Tỷ giá kết toán nội bộ được sử dụng để tính thu chi ngân sách đã không phản ảnh trung thực, đầy đủ sức mua của đồng Việt Nam với đồng Rúp và một số đồng tiền khác. Từ năm 1985 sau khi có chủ trương thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài thì USD lần lượt vào thị trường Việt Nam nhưng chúng ta lại dùng tỷ giá do ngân hàng Trung ương qui định còn cách rất xa với tỷ giá thực tế (giá trị thị trường). Tuy chênh lệch tỷ giá đã được ấn định sát với thị trường hơn trong việc tự tạo ra một tỷ giá chính thức bóp méo so với thực tế đã không phản ánh được các quan hệ kinh tế quốc tế và làm cho các quan hệ kinh tế chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Chính sách giữ tỷ giá hối đoái thấp của Việt Nam đã đánh giá cao đồng tiền việt một cách giả tạo. Tỷ giá USD/VNĐ do ngân hàng Nhà nước ấn định chỉ bằng 1/3, 1/2 so với giá thị trường. Năm Tỷ giá hình thức Tỷ giá thị trường Chênh lệch 1985 15 115 7,6 lần 1986 80 425 5,6 lần 1987 368 1270 3,5 lần 1988 3000 5000 1,7 lần 1899 3900 4100 1,1 lần Sự áp đặt tỷ giá giao dịch chính thức tưởng là giữ được giá trị đồng Việt Nam với các đồng ngoại tệ nhưng đã đẩy xuất khẩu Việt Nam vào ngõ cụt. Không khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu làm cho cán cân thương mại bị nhập siêu nghiêm trọng. Việc tự ý nâng cao giá trị đồng tiền một cách thiếu cơ sở đã khiến các công ty xuất khẩu phản ứng lại bằng cách thực hiện phương châm “dùng lãi hàng nhập bù lỗ hàng xuất” nguyên nhân của tình trạng đồng nội tệ bị đánh giá quá cao là do khi xác định tỷ giá chính thức đã loại bỏ yếu tố lạm phát. Tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam với ngoại tệ không được điều chỉnh tương ứng với lạm phát. Tuy nhiên những tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái trên chưa được biểu hiện rõ trong nền kinh tế đóng trong cơ chế độc quyền về ngoại thương vì quan hệ ngoại thương của Việt Nam thời kỳ này chủ yếu với các nước SEV. Tuy cán cân thương mại đã có những chuyển biến tích cực song tình trạng nhập siêu vẫn là phổ biến tỷ lệ xuất /nhập khẩu của giai đoạn 1975 - 1980 là 1/ 4,2 ; giai đoạn 1981 - 1985 là 1/1,28; giai đoạn 1986 - 1990 là 1/ 1,8. II.2. Giai đoạn từ 1989 đến nay. Nhà nước đã xoá bỏ các tỷ giá hối đoái trước đây như tỷ giá kết toán nội bộ và thực hiện chế độ một tỷ giá. Tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh gần sát với thị trường. Nhà nước đã giao cho ngân hàng Trung ương công bố tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh đặc biệt là USD và cho phép các ngân hàng thương mại được xây dựng tỷ giá hàng ngày với mức chênh lệch 5% so với tỷ giá chính thức. Ngoại trừ sự đột biến về tỷ giá vào cuối năm 1991 và đầu năm 1992 thì giao động của tỷ giá hối đoái là tương đối ổn định. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa dao động từ khoảng 4.500 đồng/ 1USD lên khoảng gần 13.000 đồng vào cuối năm 1991 đầu năm 1992. Ngân hàng Việt Nam đã can thiệp nâng giá đồng Việt Nam, đồng thời giữ ổn định tỷ giá ở mức 10.000 - 11.000 đồng/ 1USD trong suốt thời gian từ 1992 đến hết 1996. Đầu năm 1997 đến nay ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá chính thức, nới rộng liên độ giao dịch từ - 5%, rồi - 10% đưa tỷ giá giao dịch từ 10970 đồng/ 1USD năm 1996 lên đến 12984 đồng/ 1USD vào quí II năm 1998. Nhờ áp dụng tỷ giá hối đoái mới nên đã mang lại những kết quả thiết thực và quan trọng cho ngoại thương Việt Nam. Kinh doanh xuất nhập khẩu được đẩy mạnh đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu góp phần tăng nhanh doanh số xuất nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại. Chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản. Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước nhưng việc điều hành của Nhà nước trong từng năm có khác nhau, ta có thể tạm thời chia làm 3 thời kỳ. II.2.1 Thời kỳ từ năm 1989 - 1993: Trong giai đoạn này tình hình tỷ giá hối đoái lạm phát và xuất nhập khẩu được thể hiện qua bảng số sau: Tỷ giá USD/VNĐ Tỷ lệ lạm Xuất khẩu Nhập khẩu Năm Giá chính thức Nhà nước Giá thị trường tự do Tăng giảm % phát% (Triệu USD) (Triệu USD) 1 2 3 4 5 6 7 1989 4.200 4.570 +8,80 34,7% 1946 2.566 1990 6.650 7.550 +13,550 67,50 2.404 2.752 1991 12.720 12.550 -0,02 68,00 2.087 2.338 1992 10.720 10.550 -0,02 17,50 2.581 2.541 1993 10.835 10.736 -0,01 5,20 2.989 3.879 Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy tỷ giá USD/ VNĐ qua các năm có biến động lên xuống, tuy nhiên nhìn tổng thể trong thời gian này tỷ giá USD/VNĐ có khuynh hướng tăng và được Nhà nước điều chỉnh sát với thị trường tự do làm cho khuynh hướng xuất nhập khẩu tăng theo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1989 là 4.512 triệu USD và năm 1993 là 6.868 triệu USD tăng 1,5 lần tuy rằng cả thời kỳ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên song tình trạng nhập siêu vẫn là phổ biến dẫn đến cán cân thương mại luôn ở trong tình trạng thâm hụt năm 1989 thâm hụt là 620 triệu USD; năm 1990 là 348 triệu USD; năm 1991 là 251 triệu; năm 1993 là 890 triệu USD, ngoại trừ trường hợp năm 1992 có thặng dư 40 triệu USD. Qua bảng số liệu trên cũng cho ta thấy tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do của đồng đô là trong những năm 1990 ít thay đổi. Sự lên giá của đồng đô la trong những năm 1991 (đặc biệt là những tháng cuối năm) làm tỷ giá này dâng lên rõ rệt, và sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá Việt Nam được cải thiện. Tuy nhiên xu hướng hạ giá đồng đô la trong năm 1992 làm cho giá trên thị trường giảm mạnh làm xấu đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Đáng tiếc là xu hướng này vẫn được tiếp tục duy trì trong khi tỷ giá danh nghĩa của đồng đô la so với đồng Việt Nam biến động không đáng kể so với năm 1992. Hay nói cách khác đồng nội tệ hiện vẫn trong tình trạng bị đánh giá cao so với đồng ngoại tệ. Mặt khác khi tỷ giá thực tế (tỷ giá trên thị trường) thay đổi nó không lập tức ảnh hưởng ngay đến cán cân thương mại mà cần phải có một thời gian nào đó để những nhà xuất khẩu và nhập khẩu mới thay đổi được quyết định của mình cho phù hợp với sức ép của tỷ giá. Sự thay đổi tỷ giá thực tế từ năm 1989 - 1991 đã có lợi cho khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam năm 1992 đã có thặng dư 40 triệu USD. Tuy nhiên số liệu về cán cân thương mại trên chưa thực sự phản ánh tình trạng mậu dịch của Việt Nam với các quốc gia khác. nó đã bỏ qua những hoạt động xuất nhập khẩu ngầm, trong đó lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bất hợp pháp chắc chắn là đáng kể. Tính đến cả điều này thì kết luận về tính bất lợi của tỷ giá danh nghĩa ngày càng được khẳng định. Ngay cả tỷ giá thực tế những năm 1989 - 1990 vẫn chưa đủ để đảm bảo sự thăng bằng trong cán cân thương mại. Do tỷ giá hối đoái hình thành và vận động căn cứ vào hàng loạt yếu tố cộng với hoàn cảnh điều kiện Việt Nam trình độ phát triển kinh tế thấp, kim ngạch ngoại thương nhỏ và thường xuyên trong tình trạng nhập siêu thì mức tỷ giá hối đoái được hình thành căn cứ vào những yếu tố. Chính đó là giá vốn xuất khẩu cung cầu thị trường trên thị trường nội địa và chính sách đối với đồng nội tệ, tình hình lạm phát. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải phấn đấu thực sự để có chi phí xuất nhập khẩu thấp hơn tỷ giá hối đoái hình thành trên thị trường, chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường và chi phí xuất khẩu càng lớn thì doanh nghiệp càng có lợi. Điều này có nghĩa là với khả năng tiết kiệm chi phí bị giới hạn thì đồng nội tệ càng mất giá thì xuất khẩu càng có lợi. Đối với nhập khẩu thì ngược lại. Hàng hoá nhập về được bán với giá càng cao bao nhiêu so với tỷ giá chuyển đổi tiền tệ thì doanh nghiệp nhập khẩu càng có lợi bấy nhiêu. Hay đồng nội tệ càng có giá thì người nhập khẩu càng có lợi bấy nhiêu. Như vậy mức tỷ giá hợp lý phải nằm giữa giới hạn tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu. Tỷ giá xuất xuất khẩu< Tỷ giá hối đoái <Tỷ giá nhập khẩu. Tương quan nói trên giữa tỷ giá hối đoái với giá vốn xuất khẩu, tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu (tỷ giá đạt được thông qua mua bán hàng nhập khẩu thu đồng nội tệ) ở nước ta thời kỳ này diễn ra như sau: Năm Tháng 1 3 6 9 12 Năm 1991 1. Tỷ giá hàng nhập 7.500 8.839,4 10.200 10.541 11.300 2. Tỷ giá hàng xuất 6.456 7.160,0 7.750 9.293 9.200 3. Tỷ giá USD/VNĐ - Mua vào 7.012,5 7.375 8.250 10.790 12.720 - Bán ra 7.048 7.407 8.290 10.845 12.915 Năm 1992 1. Tỷ giá hàng nhập 12.038 11.520 11.262 11.312 11.264,5 2. Tỷ giá hàng xuất 9.200 9.600 9.820 9.890 9.686 3. Tỷ giá USD/VNĐ - Mua vào 11.667,5 11.370 11.111,2 10.760 10.642,2 - Bán ra 11.880,0 11.550 11.260,0 10.960 10.764,1 Năm 1993 1. Tỷ giá hàng nhập 11.880 11.460 12.3301 11.840 11.000 2. Tỷ giá hàng xuất 10.456 10.400 10.110 10.700 10.600 3. Tỷ giá USD/VNĐ - Mua vào - Bán ra 10.500 10.530 10.585 10.750 10.835 Tương quan tỷ giá xuất khẩu, tỷ giá nhập khẩu và tỷ giá hối đoái được minh hoạ qua sơ đồ sau đây. USD/1.000VNĐ Nguồn số liệu: Tạp chí ngân hàng số 11 năm 1994 trang 52. Qua bảng trên so sánh tỷ giá xuất khẩu với tỷ giá hối đoái tại các thời điểm đồng Việt Nam mất giá mạnh so với USD thấy rõ xuất khẩu tại các thời điểm trên được khuyến khích mạnh mẽ. Đó là vào giai đoạn cuối 1991 đầu năm 1992 khi tỷ giá hối đoái tăng quá mức 1.200 VND/USD là tỷ giá hàng nhập khẩu có thể đạt được tại cùng thời điểm trong khi tỷ giá xuất khẩu, nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản chỉ xấp xỉ 9000 VNđ/USD. Chênh lệch gần 30% giữa tỷ giá xuất khẩu (thấp hơn) và tỷ giá hối đoái đã dẫn đến xuất siêu trong 6 tháng đầu năm 1992. Mặc dù 6 tháng cuối năm lại nhập siêu nhưng cả năm vẫn có xuất siêu (thặng dư cán cân thương mại gần 40 triệu USD. Đây là lần đầu tiên có thặng dư thương mại. Tuy nhiên do tác dụng kích thích xuất khẩu vì đồng nội tệ mất giá lại kéo theo tác dụng kìm hãm nhập khẩu. Cũng lấy ví dụ cuối năm 1991 đầu năm 1992 trong khi chênh lệch giữa tỷ giá xuất khẩu với tỷ giá hối đoái gần 30% thì chênh lệch tỷ giá nhập khẩu với tỷ giá hối đoái chỉ khoảng 15%. Khoảng cách hẹp giữa tỷ giá nhập khẩu và tỷ giá hối đoái đãn làm cho các nhà nhập khẩu ở vào thế bất lợi so với các nhà xuất khẩu. Mức tỷ giá hối đoái VNĐ/USD cao đã phản ánh vào giá vốn hàng nhập làm cho giá bán hàng nhập tại thị trường nội địa tăng lên kéo theo lạm phát cao ở cuối năm 1991, đầu năm 1992. Như vậy vào những thời điểm đột biến giá ngoại tệ (USD) lạm phát cũng tăng cao. Mức lạm phát cả năm 1991 vẫn cao (68%) còn lạm phát ở 3 tháng đầu năm 1992 thì gấp đôi 9 tháng còn lại và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái VNĐ/USD đến giá vốn hàng nhập khẩu và hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu vật tư nhập khẩu ỏ nước ta là rất đáng kể nếu tính đến tỷ trọng cao của giá trị vật tư nguyên liệu nhập khẩu trong giá thành. Nếu như chưa tính đến các yếu tố khác thì lợi ích do tăng xuất khẩu nhờ phá giá đồng Việt Nam là nhỏ so với tổn thất do lạm phát gây ra cho nền kinh tế trong các năm 1991 - 1992. Do giai đoạn cuối năm 1992 tương quan tỷ giá hối đoái và tỷ giá nhập khẩu bị đảo ngược do đồng Việt Nam lên giá đã khiến cho xuát khẩu bị chững lại dẫn tới dẫn tới nhập siêu 890 tỷ USD. Đường biễn diễn tỷ giá hối đoái VNĐ/USD từ chỗ sát với đường biễu diễn tỷ giá nhập khẩu giai đoạn đầu năm 1992 đã chuyển sang sát với đường biểu diễn tỷ giá nhập khẩu từ đầu năm 1993 (quý II/1993). Khi xu hướng giảm giá USD được ngăn chặn và đồng Việt Nam được phá giá dần dần thì lạm phát cũng đồng thời được kiểm soát. Một yếu tố quan trọng khác cũng chưa được xem xét một cách thoả đáng đó là tác động của cung và cầu ngoại tệ nên đã có tình trạng cân đối ngoại tệ không thiếu ở mức bình thường song vẫn xảy ra đột biến. Đó là những năm 1990 - 1991 trong khi tài khoản ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ngoại thương lên đến 600 - 700 triệu USD nhưng do cơ chế quản lý ngoại tệ cứng nhắc nên ngoại tệ được gửi ở ngân hàng nước ngoài chứ không dùng để điều hoà tín dụng cho xuất nhập khẩu. Có thể khẳng định rằng đồng Việt Nam bị phá giá quá mức trong giai đoạn này là có căn cứ xét theo góc độ trên. Trong những năm 1992 - 1993 xảy ra cơn sốt đầu tư vào Việt Nam và do đó có một lượng ngoại tệ đáng kể của người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về Việt Nam dưới nhiều hình thức. Theo báo chí nước ngoài dự đoán hàng năm người Việt Nam ở nước ngoài gửi về ít nhất là 500 triệu USD (Phần lớn số tiền này không qua kênh ngân hàng). Trong khi đó, thống kê của hệ thống ngân hàng cho thấy có bội thu cán cân thanh toán. Mức thặng dư về cung này gây ra giảm giá đô la vào cuối năm 1992 đầu năm 1993. Giữa đầu năm 1993 do có sự can thiệp của ngân hàng nên tỷ giá hối đoái tăng dần. Bên cạnh lý do sự can thiệp của ngân hàng tỷ giá VNĐ/USD tăng còn do một lượng cầu đáng kể được đầu tư vào bất động sản trong thời gian này. Vào thời gian những năm 1989 - 1991 giá trị đồng Việt Nam không ổn định, lạm phát cao bội chi ngân sách lớn lại được bù đắp bằng nguồn phát hành việc cung ứng tiền tệ không được kiểm soát hợp lý, quản lý ngoại tệ vừa lỏng lẻo vừa cứng nhắc hành chính đã góp phần làm chao đảo tỷ giá hối đoái VND/USD , tạo nên những cơn sốt ngoại tệ làm trầm trọng thêm lạm phát và ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân thương mại. Từ năm 1992 - 1993 những đổi mới trong chính sách tài chính tiền tệ như chấm dứt bù đắp thiếu hụt ngân sách bằng phát hành, duy trì lãi suất tiết kiệm, đồng nội tệ cao hơn USD áp dụng tỷ giá hối đoái thị trường, quản lý lượng cung ứng tiền tệ theo tốc độ tăng trưởng và mục tiêu chống lạm phát... Do vậy đã ổn định được sức mua của đồng Việt Nam. Lạm phát giảm từ 67,5% năm 1990- 1991 xuống còn 17.5% trong năm 1992 và 5,2% trong năm 1993. II.2.2. Thời kỳ năm 1993 - 1996: Trong thời kỳ này Nhà nước đã chủ động can thiệp và giữ tỷ giá hối đoái ổn định trong suốt khoảng thời gian 1993 -1996 với mức biến động rất nhỏ được thể hiện qua bảng sau: Lạm phát và tỷ giá của Việt Nam qua các năm 1993 -1996. Năm Tỷ giá USD/VNĐ So sánh % năm trước Tốc độ lạm phát 1 2 3 4 1993 1083500 100,00% 5,2% 1994 1105000 +1,98% 14,4% 1995 1104000 0% 12,7% 1996 1106000 +0,18% 4,5% Nguồn: Tạp chí phát triển kinh tế số 93 tháng 7/1998 trang 14. Do tỷ giá chính thức của Nhà nước và tỷ giá thị trường tự do trong thời kỳ này chênh lệch không nhiều nên ta chọn tỷ giá chính thức của Nhà nước làm cơ sở tính toán. Qua số liệu trên ta thấy tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độ tăng của lạm phát vì phụ thuộc vào quan hệ cung cầu ngoại tệ, vào cụm các nhân tố kinh tế đối ngoại việc duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian dài đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sức mua của đồng Việt Nam, kìm chế được lạm phát, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn nội tệ vào ngân hàng, khuyến khích đầu tư nước ngoài ... Tuy nhiên, tỷ giá ổn định từ 1993 - 1996 đã không khuyến khích được xuất khẩu, làm cho ngoại thương kém phát triển và được biểu hiện qua bảng số liệu sau: Số liệu xuất nhập khẩu qua các năm 1993 - 1996 (Đơn vị tính: Triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu So sánh 1 2 3 4 1993 2.989 3.879 -890 1994 4.054 5.825 -1771 1995 5.448,9 8,155,4 -2.706,5 1996 7.255 11.143 -3.888 Nguồn: Tạp chí phát triển kinh tế số 93 tháng 7/1998. Tình trạng nhập siêu liên tục trong giai đoạn này đã tác động xấu đến xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, gây thâm hụt cán cân thương mại dẫn tới tình trạng phải tiêu giảm dự trữ ngoại hối quốc gia hoặc phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cán cân thanh toán. Tuy cơ cấu nhập khẩu có thay đổi tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ ngày càng tăng nhưng nhập siêu vẫn kéo dài đã làm đất nước lún sâu vào nợ nần, khó khăn cho nền tài chính quốc gia. Trở lại bảng số liệu ta thấy qua 4 năm phát triển kinh tế đất nước (1993 - 1996) tốc độ lạm phát đã tăng tổng cộng là 36,8% trong khi tỷ giá VNĐ so với USD chỉ tăng 2% đưa đến thực tế giá bán hàng nội địa đã tăng trên 30% so với hàng nhập ngoại. Hàng nhập ngoại trở nên rẻ hơn và được nhập vào thị trường nước ta với số lượng lớn, cạnh tranh với hàng nội địa, thể hiện qua sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của nước ta trong những năm 1993 - 1996 từ nhập siêu 890 triệu USD năm 1993 lên 1,7 tỷ USD năm 1994 lên 2,7tỷ USD năm 1995 và 3,8 tỷ USD năm 1996. Một điều dễ nhận thấy là tốc độ xuất khẩu cao trong những năm qua là kết quả của nỗ lực thay đổi cơ cấu kinh tế hướng xuát khẩu, theo chính sách mở rộng quan hệ với các quốc gia, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và mặt bằng tỷ giá đủ đảm bảo khuyến khích xuất khẩu sang để duy trì được chính sách tỷ giá tăng phụ thuộc vào phản ứng của xuát nhập khẩu đối với tỷ giá thực. Tốc độ phát triển kinh tế trong nước, cơ cấu kinh tế, cơ cấu nhập khẩu của các nền kinh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34998.doc
Tài liệu liên quan