Quan hệ phân phối và giải pháp hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta

Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường phân phối giữ một vị trí hết sức quan trọng và nó là một khâu không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, nối liền các thị trường hàng hoá, tiêu dùng, dịch vụ với thị trường các yếu tố sản xuất và làm cho sự vận động của kinh tế thị trường diễn ra thông suốt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, quan hệ phân phối như chúng ta đã biết nó còn là một yếu tố quan trọng của quan hệ sản xuất,

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ phân phối và giải pháp hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên và lợi ích của xã hội. Đất nước ta hiện nay đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa do vậy việc nghiên cứu và giải quyết tốt các vấn đề về phân phối sẽ có ý nghĩa to lớn đối với sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Hàng loạt các vấn đề phát sinh khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường như tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô buộc chúng ta phải cải cách sửa đổi sao cho phù hợp với nguyên lí kinh tế thị trường. Chính vì những lí do trên mà chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. Nội dung đề án xoay quanh đối tượng nghiên cứu là các nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay và biểu hiện của nó. Phạm vi nghiên cứu được tính từ năm 1986 khi chúng ta tiến hành cải cách kinh tế và đặc biệt là từ năm 1990 trở lại đây, khi mà công cuộc cải cách diễn ra mạnh mẽ. Vì đây là một vấn đề hết sức quan trọng, to lớn nên trong phạm vi đề án này không thể giải quyết được hết mà chỉ có thể đề cập đến một số vấn đề chung nhất, cơ bản nhất, có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo ra một động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, phát triển, ổn định tình hình kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về cơ bản, nội dung của đề tài bố cục như sau: Chương 1: Lý luận chung về phân phối. Chương 2: Thực trạng về quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian qua Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối nước ta trong thời gian tới Do trình độ, khả năng nhận thức và tư duy còn có nhiều hạn chế nên bài viết không khỏi còn có nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của thầy. Cũng qua đây, em xin có lời chân thành cảm ơn về sự hướng dẫn tận tình của thầy giúp em có thể hoàn thành đề án này. Hà Nội ngày 5 / 5 / 2003 Sinh viên: Nguyễn Tuấn Phong Nội dung Chương 1 Lý luận chung về quan hệ phân phối. 1.1. Bản chất của quan hệ phân phối. 1.1.1. Đặc điểm, tính chất của quan hệ phân phối. Như chúng ta đã biết quá trình tái sản xuất xã hội, theo nghĩa rộng bao gồm bốn khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất là gốc đóng vai trò quyết định, các khâu khác phụ thuộc vào sản xuất nhưng chúng có quan hệ trở lại đối với sản xuất cũng như ảnh hưởng lẫn nhau. Chính vì những lý do trên mà phân phối là một khâu không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất. Phân phối và trao đổi là các khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng, vừa phục vụ vừa thúc đẩy sản xuất vừa phục vụ tiêu dùng. Mặt khác, quan hệ phân phối còn là một yếu tố trọng yếu cấu thành lên quan hệ sản xuất, nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích của mỗi thành viên và lợi ích của toàn xã hội. Tính chất của phân phối do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Bản thân phân phối là sản phẩm của nền sản xuất về nội dung bởi vì chỉ có quá trình sản xuất, chỉ có sản xuất ra sản phẩm thì mới có quá trình phân phối mà còn cả về hình thức, bởi vì phương thức tham gia vào sản xuất của con người quyết định hình thức đặc thù của phân phối. Phân phối bị chi phối bởi phương thức sản xuất. Mỗi hình thái phân phối cùng tồn tại và mất đi theo phương thức sản xuất đã sinh ra nó. Do đó về mặt bản chất thì quan hệ phân phối đồng nhất với quan hệ sản xuất và chính nó cấu thành lên mặt sau của quan hệ sản xuất. Các Mác đã nhiều lần nêu rõ quan hệ phân phối cũng bao hàm trong phạm vi quan hệ sản xuất “quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với quan hệ sản xuất ấy, rằng chúng cấu thành lên mặt sau quan hệ sản xuất ấy”. Ph.Ănghen cho rằng trên những nét chủ yếu của nó sự phân phối luôn là kết quả tất nhiên của những quan hệ sản xuất và trao đổi nhất định. Cơ sở của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ trao đổi hoạt động cho nhau. Sự biến đổi lịch sử của lực lương sản xuất và quan hệ sản xuất kéo theo biến đổi của quan hệ phân phối. Tuy nhiên phân phối không chỉ là kết quả của sản xuất và trao đổi mà chính nó cũng tác động lại sản xuất và trao đổi thông qua việc tác động vào quan hệ sở hữu từ đó có thể làm tăng hoặc giảm quy mô sở hữu hoặc cũng có thể làm biến dạng tính chất của quan hệ sở hữu trong sản xuất. Chúng ta biết rằng bất cứ một phương thức sản xuất nào, bất cứ hình thức trao dổi nào khi mới ra đời không những bị phương thức sản xuất cũ, thiết chế chính trị của nó và các tàn dư của nó ngăn trở mà còn bị cả quan hệ phân phối cũ ngăn trở. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, phương thức sản xuất mới mới giành được hình thức phân phối thích hợp với nó. Hình thức phân phối phát triển sẽ thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển, linh hoạt hơn và khi hình thức phân phối phát triển đến độ thoát khỏi những điều kiện đã đẻ ra nó thì nó càng ngày càng mâu thuẫn với phương thức sản xuất, hình thức trao đổi đã sinh ra nó.Điều này được thể hiện rõ ràng qua nhiều thời kì từ thời kì công xã nguyên thuỷ tới chế độ nô lệ, chế độ phong kiến rồi chủ nghĩa tư bản. Nói tóm lại, các quan hệ phân phối vừa có tính đồng nhất vừa có tính lịch sử. Tính đồng nhất thể hiện ở chỗ trong bất cứ xã hội nào sản phẩm lao động cũng đươc phân chia thành: Một bộ phận cho tiêu dùng sản xuất, một bộ phận để dự trữ, một bộ phận cho tiêu dùng chung của xã hội và cho tiêu dùng cá nhân. Tính lịch sử của quan hệ phân phối thể hiện ở chỗ mỗi xã hội có quan hệ phân phối riêng phù hợp với tính chất quan hệ sản xuất xã hội đó. Nó là một mặt của quan hệ xã hội và cũng có tính chất lịch sử như quan hệ sản xuất, cùng tồn tại và cùng mất đi. 1.1.2. Vai trò của phân phối trong nên sản xuất xã hội. Thông qua đặc điểm, tính chất của quan hệ phân phối chúng ta cũng có thể thấy vai trò hết sức to lớn của nó trong nền sản xuất xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Có thể xem xét vai trò của nó dưới các phương tiện khác nhau:  Phân phối có ảnh hưởng to lớn đối với sản xuất.trên phương diện phân phối trực tiếp các yếu tố cho quá trình sản xuất nó nối liền sản xuất với sản xuất: Điều này dược thể hiện ở chỗ nó đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất, đảm bảo các nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh để cung cấp hàng hoá trên thị trường sản phẩm, sự phân phối các nguồn lực diễn ra thông suốt, đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Cho nên vai trò thứ nhất của phân phối: - Nó góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, góp phần phân phối lại lực lượng lạo động trong toàn xã hội một cách hợp lý hơn. Chính Ph.Ănghen khi bàn về vai trò của phân phối trong nền sản xuất xã hội đã cho rằng: “Sự phân phối chừng nào mà còn bị những lí do thuần tuý kinh tế chi phối thì nó sễ được điều tiết bởi lợi ích xã hội, rằng xã hội sẽ được thuận lợi trên hết mọi phương thức phân phối mà mọi thành viên trong xã hội có thể phát triển, duy trì và thực hành, những năng khiếu của họ một cách toàn diện nhất”. Quả thật như vậy bởi vì phân phối luôn luôn được điều tiết, được quyết định bởi lợi ích xã hội mà đầu tiên là lợi ích kinh tế. Thông qua quá trình phân phối mà các giai cấp sẽ thoả mãn các nhu cầu về lợi ích khác nhau.một cách hợp lý nhất. Khi xảy ra mâu thuẫn về lợi ích tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh và phân phối hợp lý hơn. Do vậy vai trò thứ hai của phân phối là: - Phân phối góp phần thực hiện công bằng kinh tế và công bằng xã hội. Một quan hệ phân phối sẽ tác động, sẽ tạo điều kiện để sản xuất ngày càng phát triển thuận lợi hơn khi quan hệ phân phối đó đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên, thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu về lợi ích cho các giai cấp. Khi đó mọi thành viên, mọi giai cấp của xã hội đều có thể phát triển duy trì và phát huy những tiềm năng, tận dụng những tiềm năng của họ. Từ đấy sản xuất lại càng phát triển, xã hội đời sống, các điều kiện vật chất và tinh thần được nâng cao. Chính vì thế, vai trò thứ ba của phân phối là: - Thúc đẩy hoàn thiện chế độ sở hữu. Thông qua quá trình phân phối thu nhập các chủ thể yếu tố sản suất có được thu nhập để mua hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường sản phẩm, dịch vụ, qui mô phân phối quyết đinh qui mô tiêu dùng. Vì vậy, cuối cùng phân phối có vai trò: - Thực hiện quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Từ những vai trò trên ta càng thấy dược tầm quan trọng của việc nghiên cứu quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết. 1.1.3. Cơ sở kinh tế của quan hệ phân phối. Khi chúng ta nói về cơ sở kinh tế của sự phân phối chúng ta nghĩ ngay đến việc phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân mỗi thành viên trong xã hội. Nhưng như chúng ta đã biết phân phối bao gồm cả phân phối cho tiêu dùng sản xuất ( Sự phân phối tư liệu sản xuất, sức lao động của xã hội vào các nghành sản xuất ) là tiền đề, là điều kiện và là một yếu tố sản xuất nó quyết quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của xã hội. Phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân mỗi thành viên trong xã hội là kết quả của sản xuất và do sản xuất quyết định. Để quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra không ngừng, tổng sản phẩm sản xuất ra không thể phân phối ngay cho mọi người. Do đó không thể chia đều sản phẩm sản xuất ra cho mọi người, điều này là phi thực tế và không thực hiện được trong xã hội hiện đại. Trong một xã hội phát triển với một nền sản xuất lớn thì một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội phải dùng để bù đắp những khoản chi phí, dự phòng, tích luỹ,… và phần còn lại mới để phân phối tiêu dùng. Các phần được tính ra bao gồm những phần sau đây: - Phần bù đắp những tư liệu sản xuất đã hao phí. - Phần để mở rộng sản xuất. - Phần để lập quỹ dự trữ đề phòng khi tai hoạ bất ngờ. Phần trích này là một điều tất yếu về kinh tế bởi vì trong một xã hội đang ngày càng phát triển thì kéo theo nó là một nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Do đo để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng ấy thì tất yếu phải khôi phục và mở rộng sản xuất. Phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội thì chúng ta sử dụng cho tiêu dùng. Tuy nhiên trước khi tiến hành phân phối trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân thì còn phải trích ra một phần để chi cho: - Chi phí về quản lí hành chính và tổ chức, bảo vệ tổ quốc. - Mở rộng các sư nghiệp phúc lợi công cộng và cứu tế xã hội. Và cuối cùng phần vật phẩm tiêu dùng còn lại mới được trực tiếp phân phối cho tiêu dùng cá nhân của những người làm việc trong nền sản xuất xã hội phù hợp với số lượng và chất lượng lao động cũng như số lượng vốn và tài sản mà họ đã đóng góp vào quá trình sản xuất. Vì vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng tổng sản phẩm xã hội vừa được phân phối để tiêu dùng cho sản xuất và vừa được phân phối để tiêu dùng cho cá nhân. 1.2. Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều nghuyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay. 1.2.1. Cơ sở lý luận của quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đất nước ta chủ trương đi theo con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Tuy nhiên, để xây dựng chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Mác, để đạt tới chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, gian khổ. Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới là hợp với xu thế phát triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử. Và để xây dựng được một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa chúng ta cần quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thời kì chúng ta phải thực hiện hàng loạt những nhiệm vụ kinh tế khó khăn nhằm tạo tiền đề, nền móng cho chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa nước ta lại quá độ đi lên từ điểm rất thấp, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp còn ở tình trạng phổ biến của tái sản xuất giản đơn, lực lượng sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, quan hệ sản xuất yếu kém gây khó khăn, cản trở. Do vậy nó còn đòi hỏi chúng ta không phải chỉ nỗ lực rất lớn mà còn cần phải có đường lối, chính sách đúng đắn ở từng giai đoạn. Thời kì này phân phối và lưu thông là một lĩnh vực hoạt động kinh tế nhạy cảm, phức tạp. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần lợi ích của những cơ sở sản xuất – kinh doanh, của những người sản xuất, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau còn có những khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với nhau, trong xã hội còn có những tàn dư, những suy nghĩ, tính toán cá nhân. Việc quản lí nền kinh tế càng trở nên khó khăn đòi hởi Nhà nước phải có chính sách, biện pháp phân phối đúng đắn để góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời, phải có những biện pháp thích đáng về kinh tế, giáo dục và pháp luật nhằm đấu tranh loại trừ dần những hiện tựơng tiêu cự trong lĩnh vực phân phối, thực hiên từng bước bình đẳng công bằng xã hội. Để phát triển nền sản xuất xã hội việc sử dụng các quan hệ phân phối có vai trò hết sức quan trọng trong các quan hệ kinh tế. Phân phối là kết quả của sản xuất và trao đổi, do sản xuất quyết định nhưng nó cũng tác động lại mạnh mẽ sản xuất và trao đổi. Một quan hệ phân phối hợp lí và phù hợp sẽ tạo ra động lực to lớn để phát triển kinh tế, tạo ra sự công bằng hơn cho xã hội đặc biệt với một nước có trình độ sản xuất còn thấp, sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu và nhiều mặt phát triển chưa cân đối như nước ta hiện nay. Ngược lại, phân phối không đúng đắn, không đảm bảo lợi ích kinh tế, không công bằng, chênh lệch quá lớn … không những không thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế – xã hội và cải thiện đời sống nhân dân mà còn tác động tiêu cực tới sản xuất, kìm hãm thậm chí phá hoại sản xuất, ảnh hưởng tới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phải nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa đẩy mạnh sản xuất và tiến hành phân phối, có chính sách phân phối đúng đắn để tác động lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, tạo tiền đề vật chất cho tái sản xuất mở rộng, tạo môi trừơng chính trị – xã hội, kinh tế lành mạnh, ổn định cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ yêu cầu của các quy luật kinh tế khach quan và từ đặc điểm kinh tế – xã hội của đất nước, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tất yếu khách quan phải tồn tại nhiều nguyên tắc phân phối khác nhau. Đó là vì: - Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định mối quan hệ giữa các tập đoàn xã hội trong sản xuất cũng như trong phân phối. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm nhiều thành phần kinh tế dựa trên nhiều hình thức sở hữu. Nhà nước thừa nhận và đảm bảo bằng pháp luật không chỉ sở hữu toàn dân, sở hữu Nhà nước mà cả sở hữu tư nhân về tiền vốn, của cải để dành và các tài sản, thu nhập hợp pháp khác. Phù hợp với mỗi thành phấn kinh tế, mỗi hình thức sở hữu là một hình thức phân phối thu nhập nhất định. Mặc dù các thành phần kinh tế nước ta không tồn tại biệt lập mà vừc đan xen vào nhau và hợp thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, nhưng chưa theể thực hiện phân phối thu nhập theo một hhình thức mà phải thực hiện theo nhiều hình thức. Chỉ có như vậy mới giải phóng được mọi năng lực sản xuất, khai thác triệt để mọi tiềm năng kinh tế của đất nước nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội nước ta. Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều phương thức kinh doanh khác nhau Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này có nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia. Mỗi thành phần kinh tế có phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau. Ngay trong mỗ thời kì, kể cả thành phần kinh tế nhà nước cũng có phương thức kinh doanh khác nhau, do đó kết quả và thu nhập là khác nhau. Hơn nữa, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia vào nền kinh tế đều có sự khác nhau về sở hữu của cải, tiền vốn, trình độ chuyên môn, tay nghề, năng lực sở trường, thậm chí khác nhau về may mắn do đó khác nhau về thu nhập. Do vậy, không thể có một hình thức phân phối thu nhập thống nhất, trái lại có nhiều hình thức khác nhau. Cơ chế thị trường cũng đòi hỏi phải thực hiện nhiều hình thức phân phối. Bởi vì trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sự điều phối, sắp xếp hợp lí các yếu tố của nền sản xuất xã hội phải do cơ chế thị trường thực hiện, do đó các yếu tố của sản xuất tất nhiên phải được tham gia vào quá trình phân phối, như thông qua thị trường mà tập chung vốn và điều phối vốn, vận dụng việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để lấy lời … Điều dó cũng góp phần hình thành các nguyên tắc phân phối theo hình thức khác nhau. 1.2.1.Tính tất yếu khách quan tồn tại nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc phân phối theo lao động là một tất yếu khách quan trong điều kiện nước ta hiện nay đặc biệt trong thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác. Đây là các thành phần kinh tế bao gồm các đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất ( kinh tế nhà nước ) hoặc các hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các thành viên bàng nhau (kinh tế tập thể). Các thành phần kinh tế này đều dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ở các trình độ khác nhau. Người lao động làm chủ về tư liệu sản xuất nên tất yếu cũng làm chủ về phân phối cho cá nhân. Vì vậy phân phối phải vì lợi ích của người lao động. Có nhiều cách phân phối vì lợi ích của người lao động: Phân phối theo nhu cầu, phân phối bình quân và phân phối theo lao động. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản cũng chưa thể thực hiện phân phối theo nhu cầu, hay phân phối bình quân mà chỉ có thể phân phối theo lao động. Trong thời kì quá độ ở nước ta kết cấu kinh tế còn nhiều thanh phần, chúng ta cũng chưa có điều kiện để thực hiện hình thức phân phối theo lao động trên quy mô toàn xã hội mà chỉ có thể thực hiện trong một bộ phận nền kinh tế mà là các đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế dựa trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất mà thôi. Do đó hình thức phân phối theo lao động có thể coi là hình thức phân phối chủ yếu ở nước ta hiện nay. * Tính tất yếu khách quan tồn tại nguyên tắc phân phối theo lạo động thể hiện ở chỗ: - Lực lượng sản xuất phát triển chưa cao đến mức có đủ sản phẩm để phân phối theo nhu cầu. Vì phân phối do sản xuất quyết định cho nên “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định ” và “ Làm tốt, làm nhiều: hưởng nhiều; làm xấu, làm ít: hưởng ít, có khi phải bồi thường lại cho nhà nước ”. - Sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động như lao động trí óc, lao dộng chân tay, lao động phức tạp, lao động giản đơn ở nước ta hiện nay dẫn tới việc trong cùng một đơn vị thời gian, những lao động khác nhau lại đưa những kết quả ít nhiều, tốt xấu klhác nhau. Do đó phải căn cứ vào lao động mỗi người đã cống hiến cho xã hội, dựa vào kết quả lao động để phân phối. Mặt khác, trong xã hội nước ta hiện nay hiện vẫn còn những người muốn “ trút bỏ gánh nặng lao động cho người khác ” do đó không thể phân phối bình quân vì nó có hại cho sự phát triển sản xuất. Trong tình hình như vậy phân phối theo lao động là phù hợp với xã hội kể trên. - Cuối cùng lao động chưa trở thành nhu cầu của cuộc sống mà vẫn còn là phương tiện kiếm sống. Hơn nữa còn những tàn dư ý thức tư tưởng của xã hội cũ để lại như: Coi khinh lao động, ngại lao động chân tay, chây lười, làm ít muốn hưởng nhiều. Trong những điều kiện đó chưa thể phân phối theo nhu cầu mà phải phân phối theo lao động để khuyến khích mọi người lao động, vì lợi ích thiết thân mà cống hiến cho xã hội, khắc phục những tàn dư tư tưởng xấu đối với xã hội. Tóm lại phân phối theo lao động là phù hợp với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp với trạng thái sản xuất và trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy phân phối theo lao động có tác dụng thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển vì nó là hình thức phân phối cơ bản và chủ yếu ở nước ta hiện nay. 1.2.3. Tính tất yếu khách quan tồn tại nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác. Đất nước ta đang trong thời kì quá độ với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nên tất yéu có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và cũng xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Đặc điểm nổi bật nhất ở nước ta trong thời kì này là chúng ta đi lên từ một nền sản xuất nhỏ nên diễn ra tình trạnh thiếu vốn và phân tán vốn, quá trình tích tụ tập trung vốn chưa cao, một phần tương đối vốn hiện nay vẫn nằm rải rác, phân tán trong tay người lao động tư hữu nhỏ, tư sản nhỏ trong đó có cả dưới dạng tư liệu sản xuất, vàng bạc, ngoại hối, tiền mặt… Để có thể sử dụng nguồn vốn đó cho sản xuất xã hội chúng ta không thể sử dụng các chính sách áp đặt như chưng thu, trưng mua hay đóng góp cổ phần bình quân vì tất cả các cách làm đó đều đi đến kết quả làm suy yếu lực lượng sản xuất vốn có của xã hội. Từ sau quyết định hội nghị lần VI ban chấp hành trung ương ở nước ta đã xuất hiện các biện pháp huy động vốn như một số đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể đã huy động vốn của dân cư dưới các hình thức vay vốn, hùn vốn và góp cổ phần không hạn chế với mức lãi hợp lí… Cách làm như vậy đã có tác dụng đưa được vốn nhàn rỗi đi vào chu chuyển. Qua đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể nắm quyền sử dụng một nguồn vốn to lớn hơn nhiều nguồn vốn tự có. Như vậy mặc dù sở hữu vốn là tư nhân nhưng việc dử dụng vốn đã mang tính xã hội. *Tính tất yếu khách quan của phân phối theo vốn,tài sản và đóng góp khác thể hiện ở chỗ: - Bắt nguồn từ quyền sở hữu, ai có quyền sở hữu theì có qyuền chiếm đoạt một phần giá trị do sản xuất. Do đó người có quyền sở hữu vốn và tài sản thì có quyền chiếm đoạt một phần giá trị do nguồn vốn và tài sản đó tạo ra. - Vốn và tài sản trong quá trình sản xuất cũng có “ công ”trong việc tạo ra lợi nhuận do đó phải trích một phần lợi nhuận để phụ thêm vào vốn cũ nhằm mở rộng sản xuất. Qua đây ta có thể đưa đến kết luận là trong diều kiện đất nước ta hiện nay để phát triển sản xuất, tiến lên chủ nghĩa xã hội là cần thiết phải áp dụng nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác. Điều này rất phù hợp bởi vì tương ứng với mỗi thành phần kinh tế có một hình thức phân phối nhất định do đó các hình thức phân phối rất đa dạng, rất khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn đảm bảo không làm mất tính định hướng xã hội chủ nghĩa bởi vì nguyên tắc phân phối theo lao động vẫn là chủ đạo, các nguyên tắc phân phối khác như phân phối theo vốn, tài sản và đóng góp khác vẫn có thể tồn tại song miễn là nó phù hợp với tình trạng nền kinh tế và có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, phù hợp với lợi ích người lao động và người lao động chấp nhận nó. Cùng với việc Đảng và Nhà nước sửa đổi, bổ xung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế, tạo điều kiện pháp lí để cho các thành phần kinh tế, tư nhân cá thể và tất cả mọi thành viên xã hội đều yên tâm đầu tư, phát triển thì hơn bao giờ hết cần áp dụng nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác vào để kích thích các thành phần kinh tế này phát triển qua đó đóng góp vào quá trình sản xuất xã hội dưới hình thức “ lợi tức” và “ lợi nhuận”. Cùng với nguyên tắc phân phối theo lao động thì nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác là một trong những nguyên tắc phân phối tất yếu khách quan ở nước ta hiện nay. 1.2.1. Tính tất yếu khách quan của nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quĩ phúc lợi xã hội. Chúng ta biết rằng ngoài những người có sức khoẻ đang làm việc và được trả công theo lao động, những người có vốn và tài sản đóng góp vào quá trình sản xuất để được nhận lợi tức và lợi nhuận thì trong xã hội vẫn còn những người vì lẽ này hay lẽ khác không thể tham gia lao động và được trả công của xã hội. Đó là những người do ốm đau, bệnh tật mất sức lao động, người già không nơi nương tựa,… đời sống số đông người này được gia đình hoặc xã hội bảo đảm. Mặt khác còn có cả một số cán bộ công nhân viên Nhà nước và những ngời làm việc trong các hành phần kinh tế cũng không phải chỉ dựa vào tiền công cá nhân mà còn dựa vào các quỹ phúc lợi công cộng của nhà nước, của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế – xã hội mới đảm bảo cuộc sống được. Do đó để nâng cao mức sống vật chất, của nhân dân đặc biệt là tầng lớp nhân dân lao động sự phân phối thu nhập của mọi thành viên xã hội còn được thực hiện thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội. *Nguyên tắc phân phối ngoài thù công lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội là cần thiết và khách quan bởi các lí do sau đây: - Đảm bảo cuộc sống cho những người không có khả năng lao động. - Đảm bảo sự bình đẳng trong tiêu dùng và hưởng thụ của người dân. - Nước ta phát triển nền kinh tế thị trường nên tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo từ đó dẫn đến mâu thuẫn do đó, cần phải giữ ổn định xã hội thông qua trợ cấp xã hội làm giảm sự phân hóa đó. - Có một số vật phẩm tiêu dùng trong xã hội cho cá nhân nhưng không phân phối cho cá nhân nào được do đó, phải dùng phúc lợi xã hội Bằng những tác dụng to lớn của hình thức phân phối này, nó khẳng định việc xây dựng các quỹ phúc lợi xã hội là việc làm rất cần thiết và ngày càng có ý nghĩa to lớn và có thể khẳng định hình thức phân phối ngoài thù lao lao động qua quỹ phúc lợi xã hội là một hình thức quá độ, nó có vai trò to lớn trong quá trình phát triển xã hội nước ta hiện nay. 1.3. Nội dung và hình thức biểu hiện các nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay. 1.3.1. Nội dung và hình thức biểu hiện nguyên tắc phân phối theo lao động : *Nội dung của nguyên tắc phân phối theo lao động: Phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân dựa vào số lượn, chất lượng hay hiệu quả lao động mà họ đã cống hiến cho xã hội không phân biệt màu da, tôn giáo, nam nữ. Theo quy luật này, người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít, có sức lao động mà không làm thì không được hưởng, lao động có kĩ thuật cao, lao động ở những ngành nghề đặc thù đều được hưởng phần thu nhập thích đáng. Các căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: - Số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm được làm ra. - Trình độ thành thạo lao động và chất lượng sản phẩm làm ra. - Điều kiện và môi trường lao động: lao động nặng nhọc, lao động trong hầm mỏ lao động ở những vùng nhiều khó khăn, xa xôi như miền núi, hải đảo... *Phân phối theo lao động ở nước ta được thực hiện theo những hình thức cụ thể sau: - Tiền công trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh. - Tiền thưởng. - Tiền phụ cấp. - Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Phân phối theo lao động không có nghĩa là mỗi người lao động sẽ được phân phối trực tiếp tất cả những gì họ đã cống hiến cho xã hội mà chỉ được hưởng phần còn lại sau khi đã khấu trừ cho các khoản cần thiết sau: - Phần thay thế những tư liệu sản xuất đã hao phí. - Phần làm quỹ dự trữ và bảo hiểm xã hội. - Phần về quản lí và quốc phòng. - Phần thoả mãn các nhu cầu phúc lợi chung. Các khoản khấu trừ này là cần thiết, tất yếu nhằm hoạt động bình thường của xã hội và suy cho cùng các khoản chi này phục vụ lợi ích người lao động. 1.3.2. Nội dung và hình thức biểu hiện nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác: *Nội dung nguyên tắc phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác: Phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác là nguyên tắc phân phối vật phẩm tiêu dùng căn cứ vào vốn, tài sản của người sở hữu để phân phối. *.Phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác ở nước ta được thực hiện theo những hình thức cụ thể: - Lợi nhuận trong các đơn vị phụ thuộc thành phần kinh tế, cá thể, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Hình thức thu nhập này do hình thức phân phối theo nguyên tắc lợi nhuận trên vốn tự có mà họ trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh. - Lợi tức cổ phần trong các đơn vị thuộc thành phần kinh tế tập thể và kinh tế tư bản nhà nước. Hình thức này tương ứng lượng vốn cổ phần mà họ nhận được với tư cách là người sở hữu. - Lợi tức là hình thức thu nhập tương ứng với vốn cho vay mà hộ nhận được với tư cách là người sở hữu đã nhường quyền cho người đi vay. 1.3.3.Nội dung và hình thức biểu hiện nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động tông qua quỹ phúc lợi xã hội. *Nội dung nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động tông qua quỹ phúc lợi xã hội: Phân phối ngoài thù lao lao động tông qua quỹ phúc lợi xã hội là nguyên tắc phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cá nhân nhằm bảo đảm những nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội và đảm bảo cuộc sống cho một số người không có khả năng lao động (Những người tàn tật không có khả năng lao động, những người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, người nghèo khổ so với mức sống chung toàn xã hội ). *Phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội được thực hiện theo những hình thức cụ thể: Các khoản phúc lợi xã hội từ Nhà nước, các tổ chức quốc tế, từ tư nhân thông qua các quĩ phúc lợi tập thể và xã hội. Nguyên tắc phân phối này được thực hiện thông qua việc hình thành phân phối và sử dụng các quỹ: quỹ phúc lợi trong các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ phúc lợi công cộng xã hội, quỹ trợ cấp khó khăn, quỹ tạo công ăn việc làm, quỹ cứu tế xã hội… 1.4. Tác dụng và hạn chế của các nguyên tắc phân phối ở nước ta hiện nay và nguuyên nhân của những ưu nhược điểm đó. 1.4.1. Tác dụng và hạn chế của nguyên tắc phân phối theo lao động. Đất nước chúng ta đang trong quá trình hình thành và quá trình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đó cơ chế phân phối ở nước ta là cơ chế phân phối của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nó là sự kết hợp giữa hình thức phân phối theo nguồn lực của kinh tế thị trường dưới với hình thức phân phối riêng của chủ nghĩa xã hội thích ứng với điều kiện cụ thể của nước ta trong đó các nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội mà tiêu biểu là phân phối theo lao động giữ vị trí chủ đạo. - Tác dụng của nguyên tắc phân phối theo._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35418.doc
Tài liệu liên quan