Quan hệ Việt Nam Asean từ khi Việt Nam gia nhập Asean đến nay

Lời nói đầu Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, hoạt động đối ngoại trong thời kỳ đổi mới đã thu được những những thành tựu đáng mừng và đánh dấu sự thành công đỉnh cao này là hoạt động đối ngoại trong năm 1995 với ba thắng lợi đối ngoại quan trọng nổi bật, quan hệ Việt - Mỹ bình thường hoá; Việt Nam gia nhập ASEAN. Cùng với xu thế chung của thế giới sau chiến tranh lanh, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, bắt ta nhau cùng hoà bình, hợp tác và phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng mộ

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3993 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quan hệ Việt Nam Asean từ khi Việt Nam gia nhập Asean đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đường lối đối ngoại mở rộng với phương châm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Trên tinh thần đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển". Chính sách đối ngoại mở cửa là và đường lối đối ngoại mớiđã góp phần đẩy mạnh, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị và phát triển giữa Việt Nam đối với các nước". Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - ASEAN, một nước mới đánh dấu sự thay đổi cục diện ở Đông Nam á sau 50 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác chính trị kinh tế thương mại trong khu vực vì sự phồn vinh của mỗi nước và Đông Nam á. Sự kiện này là bằng chứng hùng hồn về xu thế khu vực hoá đang phát triển mạnh mẽ cùng với xu thế quốc tế hoá ngày càng gia tăng trong một thế giới tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ rệt. Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN cũng cho thấy sự đúng đắn và kịp thời của chủ trương hội nhập trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đây là một kết quả tất yếu của quá trình đổi mới và cũng phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân cả khu vực là muốn thực sự hoà hợp và hợp tác cùng phát triển Không nghi ngờ rằng việc Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN đã mở ra thời kỳ mới cho tổ chức này - thời kỳ hội nhập khu vực hoá của cả khu vực Đông Nam á nhằm xây dựng một Đông Nam á hoà bình, hữu nghị và thịnh vượng. Nếu như trước đây việc hợp tác giữa các nước ASEAN tập trung vào giải quyết những vấn đề chính trị nhiều hơn thì từ thập niên 80 trở lại đây việc hợp tác kinh tế đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của tất cả các nước thành viên. Hơn bao giờ hết trong bối cảnh các nước ASEAN vừa ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 thì mối quan hệ chính trị, kinh tế giữa các nước ASEAN càng trở thành một vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy Việt Nam đã và đang không ngừng thức đẩy các hoạt động kinh tế - chính trị giữa các nước trong Hiệp hội, tiến trình thực hiện khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và đặc biệt là quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam và các nước ASEAN tiếp tục được nâng lên những tầm cao mới kể từ sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN VI được tổ chức tại Hà Nội tháng 12/1998. Điều đó thể hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà Nước, đường lối phát triển kinh tế đối ngoại trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - ASEAN là một tổ chức kinh tế, chính trị khu vực bền vững và thành công nhất trên thế giới và sự phát triển năng động, tiếng nói và vị thế của ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Trong đó có sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt động kinh tế - chính trị. Sự lớn mạnh của ASEAN nói chung và của Việt nam nói riêng có ý nghĩa quan trọng trên trường quốc tế. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tại "Mười năm quan hệ Việt Nam - ASEAN (1995 - 2005)" cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Do thời gian cũng nhu hạn chế về mặt nhận thức, trong khuôn khổ bài báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được những lời nhận xét và đánh giá từ phía thầy cô và các bạn. Chương I quá trình việt nam gia nhập tổ chức ASEAN 1. Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn (1975 - 1995) 1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN * Bối cảnh quốc tế Từ giữa những năm 1970, tình hình thế giới diễn ra những biến động lớn trên các mặt chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế, mở màn cho những phát triển và biến đổi có tính chất bước ngoặc trong mấy thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Từ những năm 1970, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình cơ cấu hai nền kinh tế tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều công nghệ mới ra đời như tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, tự động hoá…. Máy tính được sản xuất hàng loạt và sử dụng tương đối phổ biến trong kinh tế. Những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, kể cả các mối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của các nước. Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam á lục địa, nền chính trị thế giới bước vào thời kỳ "Sau Việt Nam". Các nước lớn có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại. Cục diện quan hệ giữa các nước lớn cũng diễn biến phức tạp. Nước Mỹ suy giảm thế lực, khung hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Tây âu và Nhật Bản vươn lên, trở thành các trung tâm kinh tế thế giới, cạnh tranh với Mỹ. Các khối quân sự trở nên lỏng lẻo hoặc tan rã. Xu hướng độc lập với Mỹ trong thế giới phương Tây tăng lên. Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lược giảm cam kết ở bên ngoài, thúc đẩy hoà hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước để củng cố địa vị của Mỹ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Liên Xô giành thế cân bằng và vũ khí chiến lược của Mỹ, tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ La Tinh. Châu á, Châu phi, đặc biệt là ở các nước thuộc khối thuộc địa của Bồ Đào Nha mới giành được độc lập, và quan tâm nhiều hơn tới Đông Nam á, Châu á - Thái Bình Dương. Trung Quốc bắt đầu triển khai thực hiện các chương trình cải cách, hiện đại hoá và mở cửa kinh tế. Để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nước phương tây khác. Đồng thời Trung Quốc tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước trong thế giới thứ ba, chú trọng cải thiện quan hệ với các nước ở Đông Nam á. Đến cuối thập niên 80 tình hình kinh tế, xã hội và quan hệ giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi. ở Liên Xô các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu, kinh tế có chiều hướng trì trệ, sản xuất phát triển chậm và xã hội không ổn định. Quan hệ giữa Liên xô và các nước xã hội không ổn định. Quan hệ giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu có nhiều trục trặc. Phong trào Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan phát triển theo xu hướng muốn tách Ba Lan ra khỏi Liên minh kinh tế, quân sự với Liên xô. Nhóm "Hiến chương 77" ở Tiệp Khắc tăng cường hoạt động chống sự có mặt của quân đội Liên Xô trên đất nước họ. Rumani, Anbani gữi khoảng cách trong quan hệ với Liên Xô. Trong phong trào cộng sản quốc tế phát sinh những ý kiến khác nhau về phương hướng hoạt động và mục tiêu đấu tranh của các lực lượng cánh tả. Các đảng lớn ở Tây Bắc âu tìm mô hình "Chủ nghĩa cộng sản Châu âu". Đến đầu thập niên 90, đặc điểm nổi bật trên thế giới là chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai cực chuyển thành đa cực nhưng còn đầy biến động, Liên Xô và các nước Đông âu tan rã, sụp đổ, Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) và Hiệp ước Varsava chấm dứt hoạt động Việt Nam là thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế từ tháng 6 - 1978, khi bối cảnh đất nước sau 30 năm chiến tranh, lại bị Mỹ và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận đã được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Nay khối xã hội chủ nghĩa tan rã, Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Cũng từ sau chiến tranh lạnh, các nước lớn và các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương đều thay đổi hoặc điều chỉnh chính sách đối ngoại, xu thế toàn cầu hoá, yếu tố địa - kinh tế nổi lên dần dần lấn át yếu tố địa - chính trị. Các tổ chức hợp tác khu vực hình thành hay mở rộng sống động hơn như NAFTA, APEC. EU. ASEAN. * Bối cảnh lịch sử Đông Nam á là một trong những điểm nóng của thế giới và bị phân cực mạnh mẽ do sự đối đầu Đông - Tây diễn ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Liên Xô và Mỹ đều ra sức tăng cường sự có mặt và ảnh hưởng ở Đông Nam á. Nơi đây trở thành khu vực cạnh tranh quyết liệt giữa hai cường quốc, đại diện cho hai ý thức thế hệ và chế độ chính trị khác nhau. Các nước xã hội chủ nghĩa mà trực tiếp là Liên Xô ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của ba nước Đông Nam á . Mỹ thành lập liên minh quân sự Đông Nam á (SEATO) ở khu vực này và xây dựng căn cứ quân sự ở nhiều nước ASEAN để tiến hành cuộc kháng chiến chống các nước Đông Dương. Sự tan rã của Liên Xô và Xã hội chủ nghĩa Đông âu đã tác động mạnh mẽ tới Đông Nam á. Việc Liên bang Nga tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam và việc Mỹ rút quân ở hai căn cứ là Subic và Clac ( việc giảm sự có mặt của các nước ASEAN trong tình hình khoảng trống quyền lực trong khu vực. Điều này khiến các nước ASEAN lo ngại về việc các cường quốc Châu á gia tăng ảnh hưởng để bù đắp vào "khoảng trống" đó. Theo quan điểm của ASEAN, đây chính là nguy cơ gây bất ổn định ở Đông Nam á. Để đối phó với tình trạng này, các nước thành viên Đông Nam á đã điều chỉnh chính sách, nhấn mạnh hoà bình, trung lập, duy trì tăng cường quan hệ giữa nước, góp phần tạo thế cân bằng chiến lược giữa các cường quốc tại khu vực. … Mặc dù giữa các nước trong khu vực này vẫn đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau trên một chừng mực nào đó. Phấn đấu cho một Đông Nam á hoà bình, trung lập và thịnh vượng. Với thế và lực của mình, ASEAN đang cố gắng tạo thành một tiếng nói chung vừa tranh thủ sự ủng hộ, vừa kiềm chế ảnh hưởng của các cường quốc. 1.2. Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn (1975 - 1979) Sau chiến tranh lịch sử của nhân dân ta, tình hình khu vực có bước phát triển mới, vị thế của Việt Nam được khẳng định có tác động tích cực đến tiến trình hoà bình, ổn định trong khu vực Đông Nam á. Bởi vì cuộc chiến tranh do Mỹ phát động chống Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung đã là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu sâu sắc giữa Đông Dương và ASEAN. Thắng lợi năm 1975 của Việt Nam đã buộc các nước ASEAN phải có sự nhìn nhận đúng đắn đối với các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, mặc dù ý đồ chia rẽ các nước Đông Dương vẫn đang tiếp tục. Bằng việc các nước ASEAN ký hàng loạt các Hiệp ước hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực và cụ thể là "Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á, gọi tắt là Hiệp ước BaLi" (20/2/1976) đã khẳng định chính sách của các nước ASEAN trong thời kỳ này, là cùng hoà bình với các nước Đông Dương và quan hệ với các nước lớn trên thế giới. Đứng trước tình hình này, Việt Nam một mặt tích cực triển khai kế hoạch xây dựng và khôi phục lại đất nước sau chiến tranh, mặt khác tăng cường mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các nước ASEAN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Thái Lan (8/6/1976) và Philipin (12/7/1976). Qua đó chúng ta thể hiện mong muốn có một cuộc sống hoà bình, hữu nghị và hợp tác trong vực Đông Nam á cũng như trên thế giới. Quan điểm của Việt Nam đã được thể hiện qua các tuyên bố của các nhà lãnh đạo cấp cao như tuyên bố chung giữa Việt Nam và Lào (tháng 2/1978), trong đó đã khẳng định rõ lập trường và quan điểm của Việt Nam về tình hình chung của khu vực Đông Nam á. Tháng 7 - 1976, Việt Nam tuyên bố chính sách bốn điểm, xác định rõ ràng chính sách, quan điểm làng giềng hữu nghị đối với các nước Đông Nam á. Trong đó bao gồm bốn nguyên tắc chủ đạo sau: 1- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình. 2- Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vực. 3- Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua thương lượng. 4- Phát triển hợp tác nhiều sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước, vì lợi ích của dân tộc, hoà bình, trung lập thực sự ở Đông Nam á. Góp phần vào sự nghiệp hoà bình trên thế giới. Chính sách này được đưa ra bốn tháng sau cuộc đi thăm đầu tiên vào tháng giêng năm 1976 của Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam sang các nước thành viên ASEAN. Chính sách bốn điểm thể hiện lòng mong muốn của Việt Nam là hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam á trong cùng tồn tại hoà bình và vì một Đông Nam á hoà bình, trung lập thực sự, không có căn cứ quân sự và quân đội của nước ngoài. Các nguyên tắc trên được các nước ASEAN tỏ ý hoan nghênh, ủng hộ vì họ cho ràng chính sách nàyphù hợp với Hiệp ước Bali. Do vậy nó đã đóng góp một phần to lớn trong việc phát triển quan hệ Việt Nam - ASEAN. Sau khi công bố chính sách bốn điểm, Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Philipin (12/7/1976) và với Thái Lan(6/8/1976), các cuộc viếng thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm một loạt các nước Đông Nam á tháng 9,10-1978. Việt Nam và các nước trong khối ASEAN nhận thức được rằng chỉ có hoà bình, độc lập, ổn định thì mới có thể phát triển được kinh tế xã hội. Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong chuyến thăm các nước ASEAN đã đặt nền móng cho công cuộc xây dựng quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Với tất cả những diễn biến trên cho ta ta thấy quan hệ Việt Nam - ASEAN thời kỳ này nhìn chung là tốt đẹp, đã có sự hợp tác. Tuy nhiên, do chưa hiểu biết được những mục đích của nhau, cho nên mối quan hệ còn tồn tại nhiều vấn đề. Riêng đối với Việt Nam thời kỳ này do thực hiện chính sách về đối ngoại đã dần dần thu hẹp được khoảng cách bất đồng với các nước ASEAN. Việt Nam đã có được vị trí lớn trong khu vực và đã tận dụng triệt để yếu tố này đã tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán, và đã thu được thành công đáng kể. Nhưng từ năm 1978, ở Đông Nam á xuất hện những luồng gió ngược chiều khi xung đột biên giới Campuchia - Việt Nam bộc lộ công khai. Năm 1978, cuộc xung đột ở biên giới Tây Nam Việt Nam do tập đoàn Pônpốt - IêngXary được các thế lực bên ngoài ủng hộ gây ra, phát triển thành chiến tranh lớn. Chính quyền Pônpốt - Iêngxary đã huy động một lực lượng lớn quân đội chính quy tiến công biên giới Tây Nam Việt Nam, sát hại dã man hàng nghìn người dân Việt Nam vô tội, kể các người già, đàn bà và trẻ em, lấn chiếm đất đai, có ý đồnếu điều kiện cho phép sẽ tiến đánh Sài Gòn. Trong nước, tập đoàn Pônpốt - Iêngxary tiếp tục thực hiện chính sách diệt chủng, giết hại hàng triệu người dân Cambuchia. Đứng trước những hành động độc tài, bạo ngược nói trên và hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cambuchia, quân đội Việt Nam đã đánh trả hành động xâm lược của tập đoàn Pônpốt nhằm bảo vệ sinh mạng, tài sản của đồng bào Việt Nam sống ở các vùng biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, đồng thời giúp đỡ nhân dân Cambuchia loại trừ nạn diệt chủng. Khi quân đội Việt Nam cùng lưc lượng vũ trang của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia giải phóng Phnômpênh, thì các nước ASEAN lo ngại chiến tranh có thể lan rộng sang Thái Lan và có thể kéo họ vào cuộc xung đột khu vực. Vấn đề ngày càng trở nên khó khăn hơn khi mâu thuẫn giữa Việt Nam và Khơme đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm. Sự ổn định của nền chính trị an ninh khu vực bắt đầu chuyển hướng nhanh chóng, các mẫu thuẫn ngày càng lớn, nguy cơ đối đầu quân sự đã nảy sinh. Sự ổn định, hợp tác một lần nữa lại bị đe doạ. Quan hệ giữa các nước và giai đoạn mới với nhiều căng thẳng và đối đầu cục bộ xung quanh vấn đề Campuchia. 1.3 Giai đoạn từ 1979-1989 Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong giai đoạn này bị chi phối bởi vấn đề Cambuchia. Năm 1979 Việt Nam dùng quyền tự vệ chính đáng tiến vào một số tỉnh phía đông sông Mêcông của Campuchia, phối hợp cùng nhân dân và các lực lượng cách mạng Campuchia đánh đuổi bọn Pônpốt. Từ đây quan hệ Việt Nam - ASEAN bước vào giai đoạn mới với nhiều căng thẳng và đối đầu cục bộ xoay quanh vấn đề Campuchia. Hơn nữa, với sự phát triển của quan hệ Việt - Xô mà nhất là việc Liên Xô bắt đầu sử dụng quân cảng Cam Ranh đã làm cho quan hệ Việt Nam - ASEAN bước vào giai đoạn đối đầu sang căng thẳng. Lý do căn bản của sự đối đầu này vẫn là vấn đề anh ninh. Nếu Việt Nam cho rằng hành động bành trướng của Trung Quốc được ASEAN tiếp tay là sự đe doạ của Việt Nam và toàn Đông Dương thì ASEAN lại cho rằng sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Campuchia có sự hậu thuẫn của Liên Xô là một mối đe doạ an ninh chính cho ASEAN và Đông Nam á. Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia để giúp nước này lật đổ chế độ Pônpốt thoát khỏi nạn diệt chủng và ký hiệp ước hợp tác hữu nghị với Liên Xô để mở đường cho Liên Xô có chỗ đứng tại Đông Nam á thì quan hệ Việt Nam - ASEAN lại càng trở nên căng thẳng, các nước ASEAN quay sang đối đầu với Việt Nam một cách mạnh mẽ và buộc ta phải đưa ra một giải pháp chính trị cho tình hình Campuchia. Họ không muốn sự có mặt của Liên Xô ở khu vực Đông Nam á và cụ thể là: Quân cảng Cam Ranh (Việt Nam). Điều này sẽ đe doạ an ninh và tạo ra khủng hoảng trong khu vực và đồng thời họ cho rằng hành động của Việt Nam đưa quân vào Campuchia là một sự "Xâm lược". Thái Lan lo ngại quân đội Việt Nam sẽ tấn công vào nước mình vì Thái Lan công khai ủng hộ chính sách chống Việt Nam, cho phép quân PônPốt đóng trên đất Thái Lan. Do vậy, chủ trương của Thái Lan muốn Việt Nam phải rút ngay lập tức quân đội về nước. Vì vậy lịch sử từ lâu khu vực Đông Dương luôn là vấn đề tranh chấp của hai bên về quyền lợi. Thái Lan không chấp nhận để Việt Nam là nhân tố ngăn chặn Trung Quốc ở khu vực. Để thực hiện được điều đó Thái Lan một mặt dựa vào các nước ASEAN, nhưng mặt khác lại thấy rằng đây không phải là lực lượng có thể gây nhiều áp lực đối với Việt Nam. Tuy hơn hẳn về kinh tế nhưng quân sự thì các nước này còn yếu hơn, hơn nữa các nước này không thống nhất về cách giải quyết. Do đó, các nước ASEAN chỉ có thể tác động một phần nào tới Việt Nam. Vì thế Thái Lan cần phải tìm những lực lượng đủ mạnh để có thể thực hiện được yêu cầu của mình. Yếu tố Trung Quốc được Thái Lan chú ý đầu tiêu vì theo họ chỉ có nước này mới có đủ sức mạnh để gây áp lực đối với Việt Nam. Sau Thái Lan thì Singapore cũng đề nghị Việt Nam rút quân khỏi Campuchia vì theo họ, nếu Việt Nam có thể tiến hành như vậy ở Campuchia thì cũng có thể tiến hành đem quân vào các nước khác, vì thời kỳ này lực lượng quân đội Việt Nam khá mạnh trong khu vực. Hơn nữa, bản thân Singapore lại là một nước nhỏ trong khu vực, nên giải pháp hoà bình là quan điểm của nước này. Khác với giai đoạn đầu có sự tham gia trực tiếp của Mỹ, trong giai đoạn này tính chất kiềm chế lẫn nhau giữa các cường quốc liên quan đã đẩy Việt Nam và ASEAN vào tình thế đối đầu trực tiếp với nhau trong vấn đề an ninh. Tuy đối đầu nhau rất căng thẳng nhưng không vượt quá giới hạn của sự xung đột. Cũng chính sự đối đầu trực tiếp này đã giúp hai bên hiểu rõ được nhau hơn. Điều quan trọng nhất mà hai bên đã dần dần thấy được, đó là nguồn gốc của sự bất ổn định ở khu vực Đông Nam á là từ bên ngoài. Chính nhận thức này đã giúp cho quan hệ Việt Nam - ASEAN nhanh chóng chuyển sang hoà hoãn một khi điều kiện quốc tế cho phép. Từ nửa cuối thập kỷ 80, quan hệ Xô - Mỹ và Xô - Trung dần dần được cải thiện chiến tranh lạnh và mâu thuẫn Đông - Tây dần dần được thủ tiêu, các tác động chia rẽ an ninh Đông Nam á dần dần được giảm bớt, Việt Nam cũng chủ động rút quân từng phần ra khỏi Campuchia. Chính vì vậy, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã đi từ tăng cường đối thoại sang hoà hoãn rồi hoà dịu. Như vậy, an ninh rõ ràng là vấn đề chính, vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ Việt Nam - ASEAN trong thời kỳ này. Nó là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chất của mối quan hệ này trong lịch sử. Cùng là các nước nhỏ trong một khu vực tranh giành hết sức gay gắt của các nước lớn, vấn đề an ninh chịu sự chi phối từ bên ngoài. Chiến tranh Đông Dương và vấn đề Campuchia đã dẫn đến sự hiểu lầm, thậm chí đối đầu nhau một cách gay gắt trong một thời gian dài. Nhưng trong quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN hầu như không tồi tại những xâm phạm trực tiếp đến các lợi ích dân tộc cơ bản, đồng thời các mâu thuẫn không đẻ lại vết hằn tâm lý dân tộc, lịch sử nên các tác động bên ngoài bị hạn chế nhiều, chính vì vậy trong giai đoạn này xung đột đã không diễn ra và sự cải thiện đã nhanh chóng diễn ra khi điều kiện quốc tế cho phép. Một điểm chung nữa giữa Việt Nam và các nước ASEAN là họ đều nhận thấy muốn có hoà bình, ổn định để phát triển thì tất yếu phải có quan hệ thân thiện, hợp tác chặt chẽ với nhau. Do đó mối quan hệ Việt Nam - ASEAN ngày càng được cải thiện hơn. 1.4 Tiến trình cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam á và gia nhập ASEAN của Việt Nam (1989 - 1995). Khi quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia (9-1989) thì những trở ngại trong quan hệ Việt Nam - ASAN dần được tháo gỡ. Đây là cơ hội để Việt Nam - ASEAN xích lại gần nhau, từ đây quan hệ ngày càng được cải thiện và củng cố. Tháng 1-1989 tại Hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu á-Thái Bình Dương tại thành phố Hồ Chí Minh, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tuyên bố: "Việt Nam sẵn sàng gia nhập ASEAN" và cùng với Lào gia nhập Hiệp ước BaLi của ASEAN. Với việc ký kết hiệp định Paris về Campuchia (1991) lập ra nhà nước Campuchia mới, thông qua tổng tuyển cử dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, đánh dấu thời kỳ mới cho đất nước Campuchia. Để có những thành công đó, vai trò của Việt Nam là rất lớn, tình hình chỉ thực sự có tiến triển khi bản thân các nước có liên quan đặc biệt là Việt Nam tỏ thái độ tích cực trong việc tham gia vào giải quyết vấn đề này. Các nước ASEAN thời kỳ này cũng bắt đầu tỏ thái độ hợp tác, muốn cùng Việt Nam bắt tay vào công việc cùng nhau tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia vì chỉ có cách này mới có thể đảm bảo cho ổn định khu vực. Nhìn chung vấn đề Campuchia không chỉ phụ thuộc vào thiện chí cảu các quốc gia ở Đông Nam á mà nguyên nhân sâu xa còng bắt nguồn từ bên ngoài, chủ yếu là các nước lớn. Vì thực tế, vấn đề này nếu không chịu sự chi phối của các thế lực hiếu chiến của phương tây và ý đồ chia rẽ của các nước lớn để nhân cơ hội này gây ảnh hưởng đến khu vực, thì tình hình không trở nên phức tạp như đã diễn ra. Tuy nhiên, do nắm bất được tình hình và kịp thời có những kế hoạch để giải quyết Việt Nam đã tháo gỡ được những khó khăn và dần tạo được lòng tin đối với các nước ASEAN. Đó là cơ sở quan trọng hàng đầu để chúng ta tiếp tục phát triển mối quan hệ thân thiện sau này với tổ chức quan trọng nhất khu vực Đông Nam á- ASEAN. Xây dựng quan hệ hữu nghi hợp tác với các nứoc láng giềng, tạo môi trường hoà bình, ổn định luôn là một ưu tiên trong chính ách đói ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác. Nghị quyết Bộ Chính trị khoá VI, tháng năm 1988, xác định không đối lập hai nhóm nước, cần xây dựng chính sách toàn diện với Đông Nam á, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực. Sau khi có giải pháp hoà bình về vấn đề Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam với từng nước ASEAN cùng như với tổ chức ASEAN nói chung đã có những bước phát triển nhanh chóng. Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc, thăm viếng lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và các nước ASEAN. Tháng 10-1990, Tổng thống Inđônêxia Xuhactô là vị nguyên thủ đầu tiên trong các nước ASEAN thăm chính thức Việt Nam. Ngay sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, từ ngày 24/10/1991 đến ngày 23/11/1991, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm Inđônêxia, Thái Lan và Xingapo. Trong các chuyến viếng thăm này, Việt nam đã ký một số hiệp định về hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp, cao su và dầu khí. Chuyến thăm này được xem là bước đột phá trong quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN thời kỳ "Sau Campuchia". Chuyến thăm Đông Nam á nói trên, cùng với cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Trung Quốc tại Thành Đô (tháng 9/1990) và chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí Thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (11/1991) là những sự kiện mang sức mạnh đột phá trong hoạt động quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới, đánh dấu bước khởi đầu thắng lợi của đường lối đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế. Ngày 16/10/1991, Singapore bỏ lệnh cấm vận đầu tư vào Việt Nam. Trong tháng 12, một phái đoàn thương mại đại diện cho 12 công ty của Singapore đến Việt Nam để tìm kiến cơ hội kinh doanh. Bước sang năm 1992, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, giữa các siêu cường trên thế giới xuất hiện sự hoà dịu, xu thế đối thoại thay thế dần cho sự đối đầu ở Đông Nam á với việc ký kết Hiệp định Pari về Campuchia (10/1991) đã mở ra cho khu vực này nhiều thuận lợi đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức mới. Xuất phát từ tình hình trên, quan hệ Việt Nam - ASEAN trong năm 1992 trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Từ 10/11/1992, Thủ tướng Thái Lan Anand Panyrachun sang thăm Việt Nam, hai bên ký thông cáo chung và ký nghị định thư sửa đổi Hiệp định thương mại hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore (27/8/1992), Thủ tướng Malaixia tuyên bố: Việt Nam và Lào có thể trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN trong vòng 5 năm tới. Cũng tại hội nghị đã diễn ra bước chuyển biến mới về chính sách đối ngoại của các nước ASEAN đối với khu vực. Đặc biệt, đối với Việt Nam, Hội nghị đã chính thức tỏ thái độ hoan nghênh Việt Nam ký hiệp ước Bali và gia nhập vào tổ chức này. Với thiện chí thúc đẩy quá trình Việt Nam gia nhập vào ASEAN, ngày 29/5/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Philippin tuyên bố: "Không còn trở ngại gì cho Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN". Ngày 28/9/1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Brunây, tại cuộc hội đàm, Quốc vương Brunây hoàn toàn ủng hộ ý định của Việt Nam về việc ký kết hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN. Từ đây, Việt Nam được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Ngày 11/8/1992, Việt Nam và Malaixia ký Hiệp định hợp tác, hai nước dành cho nhay quy chế tối huệ quốc. Năm 1993, Việt Nam công bố chính sách 4 điểm mới của Việt Nam đối với khu vực và đã nhận được sự đồng ý ủng hộ của các nước thành viên ASEAN, càng thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - ASEAN tiếp tục phát triển. Tháng 10/1993, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm hữu nghị một số nước ASEAN. Các cuộc tiếp xúc ngoại giao này góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị trên tất cả các lĩnh vực mà trước đây chưa có điều kiện thực hiện. Về kinh tế thì quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN năm 1993 phát triển mạnh và có hiệu quả. Buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Singapore văm 1993 đạt 1,4 tỷ USD (so với năm 1987 là 10 triệu USD), với Inđonêxia trong 9 tháng đầu năm 1993 đạt gần 130 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Thái Lan năm 1993 đạt 5076,4 triệu bạt (so với 1991 là 3538,3 triệu bạt). Buôn bán giữa Việt Nam với Malaixia và Philippin cũng tăng lên nhiều lần so với những năm trước đó. Từ năm 1993, ASEAN đã lập cơ chế hiệp thương giữa Việt Nam và ASEAN. Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 26 tại Singgapore (1993) Việt Nam được mời tham gia diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) để bàn về vấn đề chính trị an ninh của khu vực Châu á - Thái Bình Dương. cũng trong năm 1993, Việt Nam được mời tham gia và các dự án, các chương trình trên 5 lĩnh vực: khoa học - công nghệ, môi trường, dịch vụ và y tế, văn hoá - thông tin, phát triển xã hội và các dự án khác. Thái độ tích cực của Việt Nam trong quan hệ với các nước ASEAN đã được ASEAN và quốc tế đánh giá cao. Đáp lại, các nước ASEAN tuyên bố "Muốn thấy Việt Nam gia nhập ASEAN". Như vậy, trong năm 1993, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã phát triển và đạt được những tiến bộ vượt bậc và biểu hiện là việc Việt Nam từng bước tham gia vào một số hoạt động của ASEAN và thiện chí của Việt Nam về việc tham gia vào hiệp hội Đông Nam á đã được sự đồng tình ủng hộ của các nước thành viên tổ chức này. Bước sang năm 1994, công tác đối ngoại nói chung của Việt Nam được tích cực triển khai trên các hướng đã được khai thông trong năm 1993 với diện rộng hơn, nhiều đối tác hơn. Nhìn chung số đoàn vào thăm Việt Nam và đoàn Việt Nam thăm các nước tăng lên rõ rệt. Việt Nam đã đón tiếp 5 nguyên Thủ quốc gia, 10 Thủ tướng, 4 Chủ tịch Quốc hội và gần 100 đoàn cấp Bộ trưởng. Quan hệ Việt - Mỹ cũng đã từng bước được khai thông. Tháng 2/1994, Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Việc Việt Nam trở thành thành viên liên kết của Hội đồng hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam trở thành quan sát viên đầy đủ của tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Tình hình trên đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam á, đặc biệt là đối với tổ chức ASEAN. Năm 1994, quan hệ Việt Nam - ASEAN tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong năm này tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thăm viếng lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia. Đặc biệt, trong tháng 3/1994, đã diễn ra 4 cuộc thăm hữu nghị lẫn nhau của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam và ASEAN (Thủ tướng Singgapore Gôchôctông, Thủ tướng Thái Lan và Tổng thống Philippin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm chính thức Malaixia). Trên lĩnh vực quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, từ năm 1994 Việt Nam đã tham gia 6 uỷ ban và 5 dự án chuyên ngành của ASEAN. Các nước ASEAN là bạn hàng quan trọng của Việt Nam. Việt Nam trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn của các nước ASEAN. Đến 1994, các nước ASEAN có khoảng 150 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, chiến 15% tổng số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (so với năm 1990, khoản đầu tư này gấp 10 lần). Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - ASEAN trong năm 1994 đã đạt được nhiều bước phát triển mới. Tháng 4/1994, trong chuyến thăm chính thức Inđônêxia, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tuyên bố Việt Nam đang xúc tiến quá trình chuẩn bị để gia nhập ASEAN. Trước thiện chí đó của Việt Nam, các nhà lãnh đạo cao cấp của ASEAN đã lần lượt tuyên bố hoàn toàn ủng hộ việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 27 (từ 22 - 23/7/1994) các nước ASEAN đã nhất trí đưa ra tuyên bố tập thể sẵn sàng đón nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Như vậy đến tháng 7/1994, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã được sự nhất trí cao của các nước thành viên ASEA._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34334.doc
Tài liệu liên quan