Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt Minh Khai

Lời nói đầu Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của bất kỳ một nhà sản xuất kinh doanh nào. Để có được điều này, các nhà doanh gia không còn cách nào tối ưu hơn mà phải tìm mọi cách nhằm tối thiểu hóa những chi phí sản xuất cấu thành nên sản phẩm, đồng thời hạ được giá thành sản phẩm, nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng và mẫu mã của sản phẩm của mình sản xuất ra. Bài toán này không phải bất kỳ doanh gia nào trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt này cũng có thể tìm đươc lời giải

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho mình. Vì vậy một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà các nhà sản xuất kinh doanh cần phải nghiên cứu là công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề, nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên dệt Minh Khai” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Với phương pháp nghiên cứu phân tích dựa trên thực tiễn khách quan đang diễn ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên dệt Minh Khai, đề tài mong muốn góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, để công ty có thể thực hiện được mục tiêu cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Báo cáo này ngoài phần mở đầu, kết luận có nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Nhữmg vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH NN MTV Dệt Minh Khai, với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Đoàn Thị Nga và của các cô chú cán bộ phòng tài vụ công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với rất nhiều thuận lợi. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian và trình độ nhận thức, báo cáo tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của cô giáo và những người quan tâm để vấn đề trên được hoàn thiện và sáng tỏ hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Chương 1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường phải bỏ các chi phí để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Đó là các chi phí về loại đối tượng lao động tư liệu, các chi phí dịch vụ mua ngoàivà các chi phí bằng tiền khác. Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh các chi phí thường xuyên phát sinh. Doanh nghiệp cần phải biết số chi phí đã bỏ ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu. Nhằm tổng hợp tính toán các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho nhu cầu quản lý. Chính vì vậy tất cả chi phí chi ra phải được theo dõi, tổng hợp, tính toán và biểu hiện bằng giá trị (thước đo tiền tệ) và được gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Vậy : Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định 1.1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường. Chi phí hoạt động kinh doanh là toàn bộ chi phí cho hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đây là khoản chi phí chủ yếu nhất của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ, tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lượng, các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước như BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra bên ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng vốn hợp lý hơn, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí sau: Chi phí liên doanh, liên kết. Chi phí cho thuê tài sản. - Chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu . Khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán . Chi phí về trả lãi vay về số vốn huy động trong kỳ. Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá thanh toán trước hạn. Chi phí cho hoạt động bất thường : là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên hoặc không phát sinh riêng rẽ đối với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gồm có: Chi phí về thanh lý nhượng bán TSCĐ. Giá trị tổn thất thực tế của tài sản sau khi đá giảm trừ tiền đền bù của người phạm lỗi và tổ chức bảo hiểm, giá trị phế liệu thu hồi và số đã được dự phòng bằng quỹ dự phòng tài chính . Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng . Chi phí để thu tiền phạt . Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá sổ kế toán. Các khoản chi phí bất thường khác. 1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế khác nhau,mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng rất khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau 1.1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí Đặc điểm của cách phân loại theo nội dung kinh tế là dựa vào hình thái nguyên thuỷ của chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh, không phân biệt chi phí đó được dùng ở đâu và dùng cho mục đích gì. Những chi phí này có cùng nội dung kinh tế thì được xếp vào một loại. Mỗi loại đó được gọi là yếu tố chi phí, gồm 5 yếu tố : *Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ *Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. *Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. *Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra để trả cho tất cả các dịch vụ mua ngoài như: Điện, nước, điện thoại, fax, vé máy bay… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. *Chi phí bằng tiền khác: Những chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố trên. Theo cách phân loại này cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố của bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất , lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương tính toán nhu cầu vốn lưu động cho chu kỳ sau Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí bao gồm những khoản chi phí có cùng mục đích và ứng dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau: *Chi phí NVL TT: Là những chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này. Nhưng chi phí NVL sử sụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất. *Chi phí nhân công TT: Là những chi phí tiền công, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên sản xuất, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. *Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, đội sản xuất. Ngoài ra khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên bao gồm: Chi phí vật liệu dùng đẻ sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng, vật liệu dùng cho quản lý chung ở phân xưởng đội sản xuất. Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí khâu hao TSCĐ: Toàn bộ số tiền khấu hao của TSCĐ hữu hình , TSCĐ vô hình , TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phục vụ cho sản xuất chung ở phân xưởng, tổ sản xuất. Chi phi bằng tiền khác: Toàn bộ chi phí bằng tiền ngoài những chi phí bằng tiền trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ sản xuất. Ngoài 2 cách phân loại trên, tuỳ theo yêu cầu quản lý, các chi phí sản xuất còn được phân loại vào mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ được chia thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Chi phí sản xuất còn được chia theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu thuế sẽ được chi thành chi phí trực tiếp và gián tiếp. 1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1.4.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp Áp dụng đối với các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và nó được quan tâm trực tiếp với các chứng từ hạch toán ban đầu để tập hợp trực tiếp các chi phí này vào các đối tượng gánh chịu chi phí. 1.1.4.2 Phương pháp tập hợp gián tiếp áp dụng đối với chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà tổng thể tập hợp cho từng đối tượng được. Vì vậy để tập hợp cho từng đối tượng thì phải phân bổ theo tiêu thức phân bổ hợp lý. 1.2 Giá thành sản phẩm 1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một loại sản phẩm nhất định. Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Gía thành sản xuất sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành sản xuất sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và các khoản chi phí cho việc bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trên góc độ kế hoạch hoá, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp được phân biệt giữa giá thành kế hoạch và thực tế. Giá thành kế hoạch là giá thành dự kiến thực hiện trong kỳ kế hoạch, còn giá thành thực tế phản ánh các chi phí thực tế đã thực hiện trong kỳ báo cáo. ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành sản phẩm : - Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để quyết định lựa chọn sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và mức hao phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác định được hiệu quả sản xuất đó để quyết định lựa chọn và quyết định khối lượng sản xuất sản phẩm nhằm đạt lợi nhuận tối đa. - Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ choc, kỹ thuật. Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ choc kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. - Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dung chính sách giá cả cạnh tranh đối với tong loại sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ. Nội dung giá thành sản phẩm và dịch vụ. Nội dung giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ gồm: Chi phí vật tư trực tiếp : Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm chi phí lương, tiền công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định như BHXH, BHYT , KPCĐ của công nhân sản xuất. Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Bao gồm: Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ ở phân xưởng; tiền lương, các khoản trích nộp theo quy định, chi phí ăn ca của nhân viên phân xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng. Nội dung giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ bao gồm: Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ. Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh như: Chi phí công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ phục vụ bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp; tiền lương và các khoản trích nộp theo quy định của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp; các chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh ở doanh nghiệp như chi phí tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, … Theo quy chế quản lý tài chính hiện hành, các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính hết cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Giá thành Giá thành + Chi phí + Chi phí quản lý toàn bộ = sản xuất bán hàng doanh nghiệp 1.2.3 Hạ giá thành sản phẩm ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. - Hạ thấp giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. - Hạ giá thành là biện pháp cơ bản, lâu dài và trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Do giá cả được hình thành bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, nếu gía thành hạ so với giá bán trên thị trường, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm cao. Nếu giá thành càng thấp doanh nghiệp sẽ có lợi là có thể hạ được giá bán để có thể tiêu thụ khối lượng sản phẩm nhiều hơn và sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. - Hạ giá thành có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Do doanh nghiệp đã tiết kiệm được các chi phí NVL và chi phí quản lý nên khối lượng sản xuất như cũ, nhu cầu vốn lưu động sẽ được giảm bớt. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp có thể rút bớt lượng vốn lưu động ding trong sản xuất hoặc có thể mở rộng sản xuất, tăng thêm sản lượng tiêu thụ. 1.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất kinh doanh: Để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất kinh doanh các nhà quản lý của doanh nghiệp không những nắm rõ nội dung bản chất và kết cấu các khoản mục trong chi phí sản xuất kinh doanh mà còn thấy được các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh. Có nhiều nhân tố các động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kinh doanh, xong có thể quy thành 2 nhóm sau đây: 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan * Các nhân tố về thị trường: thị trường ở đây bao gồm thị trường các yêu tố đầu vào như thị trường lao động thị trường nguyên vật liệu, thị trường máy sản xuất, thị trường vốn và thị trường đầu vào Đối với những thị trường đầu vào ảnh hưởng tới doanh nghiệp xét trên khả năng cung cấp và giá cả cảu các yếu tố. Doanh nghiệp phải xem xét lựa chọn nhà cung cấp phương thức thanh toán để các chi phí bỏ ra cho các yếu tố đầu vào là nhỏ nhất. Đối với thị trường đầu ra doanh nghiệp cũng phải xem xét tới giá cả bán ra, phương thức thanh toán cách giới thiệu và bán sản phẩm sao cho chi phí bỏ ra hợp lý và đem lại hiệu quả cao * Các nhóm nhân tố như điều kiện tự nhiên, chính sách, chế độ nhà nước 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan Là những nhân tố bên trong doanh nghiệp như: * Nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ Thực chất nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố khách quan. Nhưng xem xét góc độ của nhà quản lý thì nó mang lại tính chủ quan. Bởi lẽ nhân tố này tác động tích cực đến xu hướng hạ giá thành sản phẩm hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào sự nhanh nhạy của các nhà quản lý trong việc vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và việc vận dụng một cách nhanh chónh những thành tựu mới về khoa học và công nghệ vào sản xuất là 1 phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp.những doanh nghiệp có trang bị trình độ kỹ thuật hiện đại tiết kiệm được nhiên nguyên vật liệu, năng lượng tăng năng suất lao động là hạ thấp được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và ngược lại. Việc đổi mới máy móc thiết bị quy trình công nghệ trong sản xuất và kinh doanh trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm. * Nhân tố tổ chức lao động và sử dụng con người Để phù hợp với dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm, để giảm thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm , nguời quản lý cũng phải cần chú ý đến sự tác động của nhân tố tổ chức lao động. Bởi tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất 1 cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động lãng phí máy móc thúc đẩy được việc nâng cao năng suất lao động dẫn đến giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm đặc biệt nếu người quản lý là cán bộ có chuyên môn năng lực quản lý lao động, sáng tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được những phương án sản xuất tối ưu làm cho lượng chi phí bỏ ra là hợp lý. đồng thời phân công bố trí những nguời lao động có năng lực, có trách nhiệm cai quản, có cấp bậc phù hợp với cấp bậc của công việc để nâng cao năng suất lao động. Như vậy tổ chức lao động và sử dụng con nguời hợp lý cũng la` nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí kinh doanh * Nhân tố quản lý tổ chức Theo kinh tế chính trị học của chủ nghĩa mác lê nin, mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh đều phải trả lời ba câu hỏi: Sản xuất là gì ? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào ? Vì vậy tổ chức sản xuất là một trong những khâu đầu tiên cần giải quyết khi có một doanh nghiệp đi vào hoạt động. để đạt được hiệu quả kinh tế cao, giảm tối thiểu được chi phí đầu vào thì doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất 1 cách khoa học và hợp lý.việc bố trí các khâu sản xuất hợp lý, dây chuyền sản xuất khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được sự lãng phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực giảm thấp tỷ lệ phế phẩm, chi phí ngừng sản xuất. Dây chuyền sản xuất khoa học cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị nhờ đó mà giảm được chi phí sử dụng thiết bị trên 1 đơn vị sản phẩm * Nhân tố tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp Nhân tố này tác động rất mạnh mẽ tới chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm . bởi suy đến cùng thì chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao đọng sống và lao động vật hoá. để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có một khối lượng vốn tiền tệ nhất định. Quá trình sản xuất cũng là quá trình tiêu hao lượng vốn tiền tệ này.việc quản lý và sử dụng hiệu quả các loại vốn đó trong những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp.hoạt động tài chính này ngày càng có tác dụng lớn tới việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu về vật tư sẽ tránh được các chi phí gián đoạn sản xuất do thiếu vật tư, do vật tư không kịp thời ko đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất. đồng thời thông qua việc tổ chức sử dụng vốn kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư , sản phẩm tồn kho để từ đó có biệm pháp quản lý thích hợp, hạn chế tình trạng hao hụt, ứ đọng mất mát vật tư. Nhờ đó góp phần hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . hơn thế nữa bằng việc thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn doanh nghiệp còn có thể giảm bớt chi phí về vay lãi do ít có nhu cầu vốn bên ngoài doanh nghiệp Chương II Thực trạng công tác quản lý chi phí và giá thành tại Công ty TNHH NN MTV Dệt Minh Khai 2.1. Vài nét khái quát về Công ty TNHH NN MTV Dệt Minh Khai 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Công ty Căn cứ vào luật tổ chức hội đồng nhân dân(HĐND) và uỷ ban hành chính (UBHC) các cấp do lệnh số 51/LTC của chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công bố ngày 10/11/1962. Căn cứ vào yêu cầu của việc phát triển công nghệ. Căn cứ vào yêu cầu của đồng chí giám đốc cục công nghiệp Việt Nam, UBHC TP Hà Nội ra quyết định số 225/CN ngày 20/12/1973 đồng ý thành lập nhà máy khăn mặt, khăn tay do cục công nghiệp Hà Nội quản lý với nhiệm vụ ban đầu chủ yếu là khăn mặt, khăn tay. Đến ngày 26/1/1973 căn cứ vào thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ số 1301/CCN-TCLĐ ngày 31/12/1992, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 496/QĐUB đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước lấy tên là nhà máy dệt Minh Khai, có: - Tên giao dịch: MINH KHAI TOWELMANUFACTURING AND EXPORT FACTORY. - Tên viết tắt: MIKHATEX - Trụ sở chính: tại số 423 Đường Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Đến ngày 4/11/1993, UBND TP Hà Nội ra quyết định số 5934/QĐUB với nội dung: Chuyển nhà máy dệt Minh Khai trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội thành công ty dệt Minh Khai trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Đến năm 2006, đổi tên thành công ty TNHH NN MTV Dệt Minh Khai. Tên Giao dịch là: MINH KHAI TEXTILE COMPANY Tên viết tắt là: MIKHATEX Nhiệm vụ chính của công ty là: Sản xuất các sản phẩm dệt thoi, sản phẩm may mặc và sản phẩm liên doanh phục vụ nhu cầu trong nuớcvà xuất khẩu. Từ đó đến nay, Công ty dệt Minh Khai được phép hoạt động và sản xuất theo chức năng và nhiệm vụ đã nêu trong quyết định số 5934/QĐUB ở trên. Là một đơn vị sản xuất lớn – là cờ đầu của ngành Công nghiệp thành phố Hà Nội, Công ty dệt Minh Khai ngày nay đã trải qua những giai đoạn phát triển rực rỡ với những thành tựu to lớn. Nhưng để đạt đựoc những thành tựu đó, Công ty đã trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn của thời kỳ chiến tranh và xây dựng đất nước. Trong những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động sản xuất, Công ty đã gặp những khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ không đồng bộ. Khâu dây truyền sản xuất không hoạt động được phải chuyển sang làm thủ công. Là doanh nghiệp đầu tiên của Miền Bắc sản xuất mặt hàng khăn bông nên nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn mà phải vừa làm vừa mò mẫm tìm tòi. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nhân lành nghề không nhiều. Những năm đầu công ty mới đưa được 100 máy đệt vào hoạt động sản xuất. Số cán bộ công nhân viên có 415 người. Năm 1975, năm đầu tiên công ty chỉ đạt giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng, sản phẩm chủ yếu chỉ gần 2 triệu khăn các loại. Trong những năm từ năm1981 đến năm 1989, Công ty bước vào thời kỳ phát triển ổn định và hưng thịnh. Trong thời gian này công ty được thành phố đầu tư thêm một dây chuyền dệt kim đan dọc để dệt các loại vải tuyn, vải ren, vải valide…Công ty tập trung đầu tư theo chiều sâu đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, đưa khâu khâu đầu tiên của dây chuyền đi vào hoạt động sản xuất, chấm dứt thời kỳ sản xuất thủ công. Công ty quan tâm đào tạo bổ sung cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề, các biện pháp cải tiến kỹ thuật…đã làm cho tốc độ tăng trưởng về tổng khối lượng sản phẩm của công ty luôn duy trì ở mức cao. Cũng trong thời gian này, công ty đã chủ động chuyển hướng sản xuất kinh doanh, từ sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước sang phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang chế độ quản lý mới, tình hình chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa gặp nhiều biến động đã gây ảnh hưởng lớn. Công ty bước vào một thời kỳ khó khăn và thử thách mới, quan hệ bạn hàng của công ty với thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu mất đi làm cho công ty mất một thị trường lớn, vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu nghiêm trọng, máy móc thiết bị đầu tư ở giai đoạn trước đã cũ và bắt đàu lạc hậu. Mặt khác, Công ty chưa quen với cách thức quản lý mới sau nhiều năm đã quá quen thuộc với cơ chế bao cấp cũ nên hoạt động của công ty trở nên hết sức khó khăn và bế tắc. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự giúp đỡ của các đơn vị bạn, với sự đoàn kết nhất trí cùng nhau vượt khó khăn của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy lúc bấy giờ, công ty đã từng bước giải quyết các vấn đề về thị trường, về vốn và từng bước làm quen với cơ chế mới. Trong những năm trở lại đây, trên cơ sở giải quyết những vấn đề đã nêu, công ty dệt Minh Khai bước vào thời kỳ phát triển mới, công ty từng bước hiện đại hoá máy móc, thiết bị, cải tiến dây chuyền sản xuất, cải tiến cách thức tổ chức quản lý và khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chính. Công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước với xu hướng ngày một tăng, công ty đã đảm bảo an toàn và phát triển vốn trong sản xuất kinh doanh, chăm lo tốt đời sống của công nhân viên chức. Đó cũng chính là một hướng phát triển tích cực của công ty dệt Minh Khai – một doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả. Trong năm 2007 vừa qua có sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty về chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đặt ra. Điều này có thể thấy qua một số chỉ tiêu sau của năm 2007: Bảng 1: Một số chỉ tiêu đã đạt được năm 2007 của công ty. Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục Số tiền 1 Tổng doanh thu 43.200.000.000 2 Thuế giá trị gia tăng 1.773.788.003 3 Lợi nhuận 4.561.169.149 4 TN bình quân/người/tháng 1.000.000 Nguồn: từ các bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH NN MTV Dệt Minh Khai. 2.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguồn lực của công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai. a. Đặc điểm về nhân lực. Công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai luôn coi trọng yếu tố con người và có những chính sách hợp lý để quản lý và bố trí lao động một cách chính xác, hiệu quả cho cả công ty và người lao động. Những ngày đầu thành lập công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai chỉ có khoảng 415 cán bộ công nhân viên trong đó có 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Cho đến nay công ty đã có tới 1161 người, trong đó: Lao động ngành công nghiệp: 1161 người Lao động nữ: 913 người Lao động hợp đồng: 148 người Lao động làm công tác quản lý: 78 người Lao động có trình độ cao đẳng trở lên: 55 người Lao động bình quân đang làm việc: 1103 người Thu nhập bình quân 1 người/ 1 tháng: 1 000 000 đồng Công ty ngày càng quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao chất lượng lao động. Lao động quản lý có bằng cấp, công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của công ty cụ thể: - Về lao động quản lý: Công ty có tổng số lao động quản lý là 78 người, lao động có trình độ đại học là 50% chiếm 66,67%, số lao động có trình độ trung cấp là 25 người chiếm33,33%. - Về lao động sản xuất: Tổng số lao động trong công ty là936 người chiếm 92,6% tổng số lao động toàn công ty. Do trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển, hệ thống máy móc của công ty dần dần được thay thế cho nên để đáp ứng kịp thời với trình độ đó, trong năm 2006 công ty dệt Minh Khai đã đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đề bạt và tuyển mói lao động quản lý với khối lượng khá lớn. Nhưng chủ yếu công ty vẫn lấy nguồn lực hiện có tại công ty cho đi đào tạo thêm tay nghề, trình độ quản lý đồng thời tuyển thêm một số trường đào tạo dạy nghề, cao đẳng, đại học chuyên nghiệp. Năm 2007, công ty có dự kiến tuyển dụng 5 lao động có trình độ cao đẳng và đại học, 19 lao động phổ thông. Bên cạnh nhu cầu tăng lao động thì công ty cũng có dự kiến giảm 15 lao động đến tuổi nghỉ hưu. Trong quý I năm 2007 không có lao động nào phải nghỉ việc. b. Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn. Bất kỳ một doanh nghịêp nào muốn hoạt động được phải có vốn sau đó mới tính đến các yếu tố khác. Trong thời kỳ bao cấp, tất cả vốn của doanh nghiệp đều do nhà nước cấp để kinh doanh theo kế hoạch và chỉ tiêu của nhà nước. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì doanh nghiệp phải có trình độ quản lý tốt trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong quản lý việc sử dụng vốn nói riêng. Ngày đầu thành lập, Công ty dệt Minh Khai được cấp tài sản cố định trị giá 3 triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Cho đến năm 1992 khi có quyết định thành lập tại nhà máy, Công ty dệt Minh Khai đã có nguồn vốn kinh doanh là 10.845.000.000 đồng. Bao gồm: Vốn cố định: 9.026.000.000 đồng Vốn lưu động: 1.759.000.000 đồng Vốn khác: 60.000.000 đồng Trong đó: Vốn ngân sách cấp: 8.635.000.000 đồng Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 710.000.000 đồng Vốn vay: 1.483.000.000 đồng Đến năm 1993, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập công ty dệt Minh Khai từ nhà máy dệt TNHH NN MTV Minh Khai thì công ty có tổng số vốn kinh doanh là: 11.627.605.125 đồng. Trong đó: Vốn lưu động: 3.058.512.667 đồng Vốn cố định: 7.789.826.926 đồng Vốn khác: 779.265.532 đồng Trước đây do được ngân sách cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty ít chú trọng đến việc bảo toàn và phát triển vốn. Nhưng hiện nay, không còn có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước nên công ty phải tự huy động, bảo toàn và phát triển vốn vì sự phát triển của mình. c. Đặc điểm máy móc thiết bị - trình công nghệ. Về máy móc thiết bị: Ngày đầu thành lập, công ty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp do Trung Quốc viện trợ, đến nay công ty đã từng bước đầu tư về chiều sâu và chiều rộng và đã có một hệ thống thiết bị tương đối hoàn chỉnh để có thể sản xuất các loại khăn phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài từ sản phẩm trung bình cho đến sản phẩm cao cấp. Về quy trình công nghệ: Với tất cả những nhiệm vụ được nhà nước giao phó đã được trình bày ở trên và tình hình thực tế của công ty, cơ cấu sản xuất của công ty dệt Minh Khai được tổ chức như sau: Sơ đồ: Công ty TNHH NN MTV dệt Minh Khai. Cơ cấu sản xuất của công ty Phân xưởng dệt thoi Phân xưởng dệt kim Phân xưởng tẩy nhuộm Phân xưởng hoàn thành Kho sợi Kho trung gian Kho thành phẩm Theo sơ đồ trên cơ cấu sản xuất của công ty được tổ chức thành 4 phân xưởng: - Phân xưởng dệt thoi: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt và suốt sợi ngang đưc vào máy dệt để thành khăn bán thành phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất khăn bông. - Phân xưởng dệt kim: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bộ kim sợi mắc lên máy để dệt thành vải tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất vải tuyn. - Phân xưởng tẩy nhuộm: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn nấu, tốy, nhuộm, sấy khô và định hình các loại khăn, sợi và vải tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khăn bông, vải tuyn. - Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cắt, may, kiểm tra, đóng gói, đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt kiểm các loại vải tu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7858.doc
Tài liệu liên quan