Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam

Tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam: DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Asia Development Bank BOD Biological Oxygen Demand COD Chemical Oxygen Demand GATT General Agreement on Tariffs and Trade ITC International Trade Central HS Harmonised System MOI Ministry of Industry MONRE Ministry of Natural Resources and Environment MFN Most Favoured Nation NT National treatment SPS Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures TBT Technical barriers to trade WTO World Trade organisation V... Ebook Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam

doc115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND Vietnam dong VSC Vietnam Steel Cooperation WTO World Trade Organization MỞ ĐẦU Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, GDP tăng bình quân 7,5%, với khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản mức tăng trung bình là 3,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%. Cơ cấu của nền kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng trong GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên mức 41% năm 2005. Kết quả này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành công nghiệp, xây dựng trong sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đối với quá trình trình phát triển kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất trong thời gian qua cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất định, đặc biệt là tới vấn đề môi trường. Ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, ô nhiễm đất, không khí cũng như chất thải công nghiệp .. đã gây những tác động không nhỏ đến môi trường. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, thời gian qua chúng ta đã đưa ra chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng và kịp thời của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề phát sinh từ việc kiểm soát trong khâu nhập khẩu phế liệu còn thiếu chặt chẽ. Không chỉ nhập khẩu phế liệu, một lượng lớn rác thải đã được đưa vào nước ta, gây tác động không nhỏ tới kinh tế, đặc biệt là vấn đề môi trường. Bài toán kinh tế và môi trường được đặt ra và thực sự cần lời giải đáp từ phía các nhà quản lý. Hơn thế, trong giai đoạn tới, với nhu cầu mở rộng sản xuất, các nhà sản xuất sẽ cần một lượng lớn nguyên liệu đầu vào để đáp ứng, trong đó, nhập khẩu là một nguồn cung quan trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu thực trạng vấn đề nhập khẩu phế liệu của Việt Nam giai đoạn vừa qua và hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu hiện có trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này trong thời gian tới nhằm đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích kinh tế và môi trường cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng là hết sức cần thiết. Đề tài “Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam” được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. 1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm hướng tới những mục tiêu sau: - Đánh giá thực trạng nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 – nay; những tác động tới kinh tế và môi trường - Đánh giá thực trạng các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất tại Việt Nam thời gian qua. - Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn tới. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, giám sát hoạt động nhập khẩu phế liệu cho sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới. 2. Đối tượng Đối tượng: - Các nhóm phế liệu được phép nhập khẩu theo qui định của pháp luật: Tại thời điểm lựa chọn viết luận văn, Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg đang có hiệu lực. Chính vì vậy, đối tượng được lựa chọn nghiên cứu của luận văn là các loại phế liệu được phép nhập khẩu theo qui định này, bao gồm 4 nhóm: Nhóm phế liệu kim loại và hợp kim, Nhóm phế liệu nhựa, Nhóm phế liệu giấy và bìa cattong và Nhóm thủy tinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các đối tượng: Sắt thép phế liệu (tại nhóm phế liệu); nhựa phế liệu và giấy và bìa cattong phế liệu. Sở dĩ có sự lựa chọn này là do những nguyên nhân sau: + Đối với nhóm kim loại và hợp kim: Theo Quyết định số 03/2004/TTg, các kim loại và hợp kim được phép nhập khẩu bao gồm: Gang, thép, đồng, hợp kim đồng, nhôm, hợp kim nhôm, kẽm, hợp kim kẽm, ni ken, hợp kim ni ken phế liệu, tuy nhiên, ngoài sắt thép phế liệu các loại kim loại và hợp kim khác đều có lượng nhập khẩu rất ít trong thời gian qua. Trong nhóm này, phế liệu được nhập khẩu chủ yếu là sắt thép phế liệu. Vì vậy, đề tài lựa chọn việc phân tích đánh giá thực trạng nhập khẩu loại sắt thép phế liệu làm đại diện của nhóm phế liệu này. + Đối với nhóm thủy tinh phế liệu: Mặc dù theo qui định của nhà nước, đây là loại phế liệu được phép nhập khẩu, tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong thời gian qua, Việt Nam không tiến hành nhập khẩu mặt hàng này. Do vậy, trong luận văn của mình, tôi cũng loại bỏ việc thực hiện đối với thủy tinh phế liệu - Doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng phế liệu - Các văn bản, chính sách có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu thời gian qua 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ thực tiễn của hoạt động nhập khẩu phế liệu thời gian qua cũng như thực tiễn công tác quản lý hoạt động này. Trên cơ sở đó, định hướng và giải pháp lớn nhằm quản lý, giám sát một cách hiệu quả hoạt động nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới. - Phạm vi về không gian: trong phạm vi cả nước - Phạm vi về thời gian: + Trong khâu đánh giá, nghiên cứu chọn giai đoạn từ 2001 – 2006 (bắt đầu đánh giá tình trạng nhập khẩu phế liệu sau quyết định 65/2001/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về Về việc ban hành Danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất) +Về các giải pháp, kiến nghị: được áp dụng trong giai đoạn 2007 - 2010 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp cụ thể khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào các phương pháp sau: - Thu thập số liệu về tình hình nhập khẩu các thiết bị cũ và các sản phẩm có hại cho môi trường. - Phương pháp thống kê (phân tổ, phân tích...). Phương pháp thống kê được sử dụng trong tổng hợp và phân tích các số liệu có được từ việc điều tra thực tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp này nhằm thu thập một số số liệu và thông tin liên quan khác. Ngoài ra, các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước cũng được thu thập thông qua phương pháp này. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Nội dung Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương chính: Chương I: Hoạt động nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước giai đoạn 2001 – 2006 Chương II: Thực trạng các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước giai đoạn 2001 – 2006 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2006 1.1. Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước 1.1.1. Vài nét về phế liệu Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phế liệu, tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm phế liệu được căn cứ theo văn bản có hiệu lực tại thời điểm lựa chọn luận văn – Quyết định 03/2004/TTg. Theo Điều 3 của Quyết định này, phế liệu được hiểu là: Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra trong sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Nguyên liệu thứ phẩm là nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu về quy cách, phẩm chất để sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể được gia công để sản xuất lại sản phẩm ấy hoặc để sản xuất các loại sản phẩm khác; Nguyên liệu vụn là nguyên liệu được loại ra của một quá trình sản xuất (đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi rối, mảnh vụn); Vật liệu tận dụng là vật liệu đồng nhất về chất được tháo gỡ, bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm. Điều 3 – Quyết định số 03/2004/TTg Từ khái niệm này có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của phế liệu như sau: - Được loại ra trong quá trình sản xuất, tiêu dùng nhưng vẫn có giá trị sử dụng – làm nguyên liệu sản xuất - Phế liệu có nhiều dạng khác nhau, bao gồm: nguyên liệu thứ phẩm; nguyên liệu vụn và vật liệu tận dụng. Bên cạnh việc hiểu khái niệm phế liệu, chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm phế liệu với phế thải (hay chất thải) vì trên thực tế, sự không rõ ràng giữa 2 khái niệm này trở thành khe hở cho tình trạng nhập khẩu trái qui định, nhập khẩu chất thải vào Việt Nam. Cũng theo Điều 3 của Quyết đinh số 03/2004/TTg, “Chất thải là chất được loại ra trong sản xuất, tiêu dùng hoặc trong các hoạt động khác mà không đồng nhất về chất với phế liệu nhập khẩu và dưới dạng khối, cục, bánh hoặc vật dụng cụ thể” Mặc dù tại định nghĩa này, sự khác biệt giữa chất thải và phế liệu chưa được làm rõ, tuy nhiên, có thể thấy điểm khác nhau cơ bản nhất giữa phế liệu và phế thải là: phế liệu có giá trị sử dụng, có thể làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất, trong khi đó, chất thải thì không có giá trị sử dụng vì không thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào, bao gồm cả mục đích làm nguyên liệu sản xuất. Có 2 nguồn cung cấp phế liệu là thu mua trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Ở Việt Nam, trước đây tỷ lệ thu gom trong nước chiếm đa số. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, đa số các phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài do việc thu gom trong nước không đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất tại các ngành. Ví dụ như ngành thép, nếu trước đây việc thu mua trong nước cung ứng phần lớn cho các doanh nghiệp tái chế thì đến nay, nguồn cung ứng trong nước ngày càng chiếm tỷ lệ ít hơn do: Thứ nhất: nguồn sắt thép phế liệu chiến tranh đã dần dần bị khai thác hết; Thứ hai: do là một nước đang phát triển, đặc biệt là công nghiệp chưa phát triển, chính vì vậy, sắt thép phế liệu có nguồn gốc từ các vật liệu tận dụng là rất hạn chế. Chính bởi vậy, phế liệu có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng lượng phế liệu cung cấp cho các nhà sản xuất. 1.1.2. Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu Phế liệu nhập khẩu đang trở thành nguồn nguyên liệu ngày một quan trọng trong sự phát triển của các ngành, đồng thời có những lý do để tồn tại và phát triển mậu dịch phế liệu: - Thứ nhất, việc thu thập và sử dụng phế liệu rẻ hơn là khai thác, tuyển chọn và sử dụng nguyên liệu nguyên sinh. - Thứ hai, nguồn nguyên liệu là phế liệu được loại ra ngày càng nhiều trên toàn thế giới do sự phát triển bùng nổ của các ngành công nghiệp. Đồng thời việc sử dụng phế liệu để tái sản xuất còn nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên liệu ngày càng khan hiếm trên phạm vi toàn cầu. - Thứ ba, việc xử lý phế liệu còn góp phần cơ bản vào việc giữ gìn cảnh quan, môi trường sống, thực hiện công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; - Thứ tư, một đặc điểm dễ nhận thấy ở cả 3 ngành: thép, nhựa, giấy là sự mất cân đối giữa năng lực sản xuất sản phẩm và khả năng cung ứng nguyên liệu. Chính vì vậy, để tận dụng công suất hiện có, các ngành đều phải nhập nguyên liệu từ thị trường bên ngoài (phôi thép, bột giấy, bột nhựa). Tuy nhiên, giá của nguồn nguyên liệu này luôn có những biến động hết sức phức tạp trên thị trường gây nên những khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp. Do đó, việc chủ động nguyên liệu là yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, các nguồn nguyên liệu như: quặng (ngành thép), bột nhựa (ngành nhựa), bột giấy (ngành giấy) thường bị hạn chế do yếu tố tự nhiên và khả năng vốn, khả năng về công nghệ của doanh nghiệp thì việc sử dụng phế liệu đang dần giữ một vai trò quan trọng. Mặc dù vậy, nguồn phế liệu trong nước thường chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu, chính vì vậy việc nhập khẩu từ thị trường nước ngoài là một giải pháp ưu tiên của doanh nghiệp. - Thứ năm, lượng phế liệu nhập khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng. Từ những con số thống kê về thực trạng nhập khẩu phế liệu (sắt thép, giấy, nhựa) có thể thấy việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất có xu hướng ngày càng tăng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành và những chủ trương kịp thời của nhà nước, phế liệu trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng của các ngành sản xuất. - Thứ sáu, việc sử dụng nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu sẽ tạo việc làm cho số lao động không nhỏ, góp phần thực hiện chính sách xã hội của đất nước. Như vây, tận dụng phế liệu là một trong những tiền đề góp phần giảm giá thành của sản phẩm. Nhà nước cho phép và tạo điều kiện hợp lý để nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho các ngành sản xuất. 1.2. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu phế liệu Với những phân tích về thực trạng phát triển của các ngành, tình hình sử dụng và nhập khẩu phế liệu có thể rút ra một số nhận định sau: - Thứ nhất, mặc dù khối lượng nhập khẩu trong thời gian qua tăng nhưng còn ở mức thấp và có nhiều biến động. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này trước hết là do nhu cầu của các doanh nghiệp còn ở mức thấp. Ngoài ra, việc thu mua còn manh mún, chưa tập trung thành những đầu mối lớn, khả năng bốc dỡ tại các cảng biển cộng thêm những biến động về mặt cơ chế chính sách của doanh nghiệp đã gây nên tình trạng này. - Thứ hai, phế liệu nhập khẩu của các ngành chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng thấp, trung bình. Mặc dù có những ưu thế nhất định nhưng việc sử dụng phế liệu không thể thay thế cho các nguồn nguyên liệu khác do đa phần nguồn nguyên liệu này được sử dụng nhằm sản xuất các sản phẩm có chất lượng ở mức trung mình. Rất nhiều các sản phẩm đặc dụng của các ngành như: với ngành thép là thép phục vụ cho ngành cơ khí, giấy (các sản phẩm giấy có chất lượng cao) và ngành nhựa là nhựa sản xuất các sản phẩm kỹ thuật thì không thể tận dụng nguồn nguyên liệu này do yêu cầu về chất lượng. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng không thể thay thế toàn bộ nguyên liệu đầu vào của các ngành bằng nguồn phế liệu. Nói một cách khác, để phát triển các ngành sản xuất cần có một hệ thống chính sách đồng thời tác động tới tất cả các khả năng cung ứng nguyên liệu nhằm đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng cho các ngành. - Thứ ba, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất lớn, một phần không nhỏ đối tượng sử dụng các loại phế liệu này là các làng nghề. Ở Việt Nam, hệ thống làng nghề phát triển rất mạnh mẽ. Với các làng nghề sản xuất sản phẩm sắt thép, nhựa, giấy thì nguyên liệu đầu vào chủ yếu là phế liệu. Phần lớn phế liệu phục vụ cho các làng nghề này được thu mua từ nguồn trong nước, còn lại là được nhập khẩu từ nước ngoài. 1.2.1. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu sắt thép phế liệu 1.2.1.1. Một số nét về ngành thép Ngành Thép Việt Nam được hình thành từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20 sau sự ra đời của Công ty Gang Thép Thái nguyên. Mặc dù ra đời khá sớm, tuy nhiên, sự phát triển của ngành thép chỉ thực sự khởi sắc từ những 90 trở lại đây. Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ngành Thép đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2006, sản lượng thép xây dựng đạt 3,1 triệu tấn – đáp ứng 100% nhu cầu trong nước và tăng 15% so với năm 2005. Ngoài ra, sản phẩm thép của ngành còn đáp ứng một phần quan trọng cho việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Trong giai đoạn 1996 – 2005, nhu cầu về các sản phẩm thép, đặt biệt là thép xây dựng tăng mạnh với tốc độ trung bình là 19,9%. Đến năm 2005, nhu cầu thép tăng gấp 7 lần so với năm 1995 Bảng 1.1- Tổng hợp tình hình tiêu thụ thép giai đoạn 1991 - 2005 Năm 1991 1995 2000 2001 2004 2005 1. Tổng tiêu thụ thép thành phẩm (Nghìn tấn) 497 1145 3171 4010 6094 7016 1.1. . Thép TP SX nội địa 149 470 1538 1914 3280 3888 1.2. Thép xuất khẩu - - 15 2 99 170 1.3. . Thép nhập khẩu 348 675 7603 2098 2913 3297 Tỷ lệ SX nội địa/tổng tiêu thụ % 30 42 50 48 54 55 Nguồn: Tổng cục Thống kê – Tổng cục Hải quan Từ những số liệu trên đây cho thấy, sản xuất thép trong nước đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu thụ nội địa. Nếu như năm 1991 sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước thì tới năm 2005 con số này đã vào khoảng hơn 55%. Bắt đầu từ năm 2000, thép thành phẩm của Việt Nam còn được xuất ra thị trường thế giới. Năm 2005, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam đã lên tới con số 170.000 tấn với kim ngạch đạt 2,93 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường thép Việt nam hiện mất cân đối giữa cung và cầu: cung thép cán xây dựng vượt gấp đôi nhu cầu trong khi đó chúng ta lại phải nhập hoàn toàn các sản phẩm thép có chất lượng cao (phục vụ cho ngành cơ khí); ngoài ra, sản xuất thép của Việt Nam còn mất cân đối giữa sản xuất thép cán và sản xuất phôi thép. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thép thời gian qua cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày một tăng cao khiến nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho ngành này cũng ngày càng lớn. Ngoài nguồn nguyên liệu từ quặng khai thác trong nước, phôi thép nhập khẩu thì sắt thép nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó, sắt thép nhập khẩu chiếm đa số nguồn cung ứng phế liệu này. 1.2.1.2. Thực trạng sử dụng sắt thép phế liệu Hiện nay, nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành thép được khai thác từ ba “kênh” chính: Khai thác và chế biến nguồn quặng trong nước: Tính đến nay, Việt Nam đã phát hiện được 216 mỏ, điểm quặng sắt khác nhau trong cả nước với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn. Tuy nhiên, hầu hết các mỏ quặng của VN đều có trữ lượng thấp và chất lượng không cao. Với công suất luyện kim hiện nay khoảng 10-15triệu tấn thép/năm thì trữ lượng quặng sắt hiện có chỉ đủ duy trì sản xuất trong nước trong vài chục năm. Hiện tại, việc cung ứng nguyên liệu cho ngành thép từ quặng sắt chỉ chiếm một tỷ lệ thấp khoảng 20% nhu cầu so với các nguồn khác. Chính vì vậy, đây có thể coi là nguồn nguyên liệu không bền vững và ổn định cho sự phát triển của ngành thép, buộc ngành thép cần có những điều chỉnh trong định hướng sử dụng đa dạng những nguồn nguyên liệu khác phục vụ sự phát triển của ngành. Nhập khẩu phôi thép: Đây là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho ngành thép Việt Nam thời gian qua. Do khả năng tự đáp ứng về phôi thép cho công đoạn cán thép vẫn còn ở mức thấp (20 – 25%), chính vì vậy, để tận dụng công suất cán thép của ngành, hàng năm, khối lượng phôi thép mà chúng ta phải nhập khẩu lên tới xấp xỉ 2 triệu tấn. Bảng 1.2 - Thực trạng nhập khẩu phôi thép giai đoạn 2001 – 2006  Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số lượng (1000 tấn) 1.772 2.207 1.855 2.273 2.227 2.017 Giá trị (ngàn USD) 335.000 459.000 511.000 870.000 838.000 774.000 Nguồn: Tổng cục Thống kê Con số thống kê ở đây có thể cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của ngành thép Việt Nam đối với nguồn phôi nhập khẩu. Với những biến động liên tục ở thị trường phôi thép trên thế giới, đây sẽ là một yếu tố bất lợi tác động tới sự ổn định của thị trường thép trong nước. Sắt thép phế liệu: 80% sản lượng phôi thép ở Việt Nam hiện nay được sản xuất từ phế liệu bằng công nghệ lò điện. Phế liệu được cung cấp từ hai nguồn chính là thu gom trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài trong đó nguồn nhập khẩu chiếm đa số. Trong ba nguồn trên, thì sắt thép phế liệu đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất thép. Đây là nguồn nguyên liệu được hầu hết các đối tượng sản xuất thép sử dụng, các đối tượng này bao gồm hai nhóm chính: Doanh nghiệp luyện thép: Đây là đối tượng chính sử dụng phế liệu nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình luyện thép. Theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt nam, mặc dù số lượng các doanh nghiệp này không nhiều nhưng lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu phục vụ cho nhóm đối tượng này thường chiếm tới 70%. Các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể hoạt động trong các làng nghề: số lượng các doanh nghiệp loại này tương đối lớn, tuy nhiên, hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia định với qui mô sản xuất nhỏ. Phế liệu nhập khẩu được sử dụng trong các doanh nghiệp này chủ yếu với mục đích gia công trực tiếp. Lượng thép phế nhập khẩu sử dụng trong các doanh nghiệp loại này chiếm khoảng 30% tổng lượng nhập khẩu. Ngay khi phế liệu được tập kết tại cảng và kho của các thương nhân, chủ các doanh nghiệp này sẽ lựa chọn những phế liệu phù hợp để tiến hành gia công trực tiếp thành nhiều loại công cụ (chủ yếu là công cụ nông nghiệp) đơn giản. 1.2.1.3. Thực trạng nhập khẩu sắt thép phế liệu Sắt thép phế liệu đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn cung ứng nguyên liệu cho ngành thép. Với hai nguồn chính từ hoạt động thu gom phế liệu trong nước và nhập khẩu, 80% lượng phôi thép hiện nay là từ thép phế. Điều này có thể khẳng định tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu này trong thời gian qua. Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu sắt thép phế liệu giai đoạn 2001 – 2005 Theo số liệu thống kê từ ITC, từ năm 2001 đến năm 2005, lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu của Việt Nam là 927.262 tấn với tổng trị giá là 182.420 triệu USD. Bảng số liệu dưới đây thể hiện xu hướng nhập khẩu phế liệu sắt thép cả về khối lượng và kim ngạch từ năm 2001 đến năm 2005. Bảng 1.3 - Khối lượng & kim ngạch NK sắt thép phế liệu giai đoạn 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Khối lượng (tấn) 229.173 214.049 140.295 131.727 212.018 Kim ngạch (tr USD) 30.245 29.816 26,914 37,943 57.502 Nguồn: ITC Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là những con số thống kê chính thức qua ITC. Ngoài ra, có một lượng không nhỏ phế liệu được nhập qua đường tiểu ngạch và vận chuyển xuyên biên giới từ Lào và Campuchia sang Việt nam. Theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam, lượng thép phế nhập khẩu vào Việt Nam cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch vào khoảng gần 700.000 tấn. Điều này có thể chứng tỏ phần nào khối lượng nhập khẩu thực tế của thị trường - Về thị trường nhập khẩu Nếu như trước những năm 2000, sắt thép phế liệu của Việt Nam chủ yếu được nhập từ một số nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á thì trong giai đoạn này, các nhà cung cấp phế liệu đã tương đối đa dạng hơn. Đứng đầu là Nhật Bản với khối lượng nhập khẩu từ quốc gia này lên tới 128.018 tấn, chiếm trên 60% toàn bộ lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam, tiếp sau là Mỹ. Các nước còn lại trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu phế liệu nhiều nhất vào Việt Nam chủ yếu là những nước láng giềng như Thái Lan, Philipin, Hồng Kông, Đài Loan … Với xu hướng tiếp cận nhanh chóng với các thị trường xuất khẩu phế liệu lớn trên thế giới (chủ yếu là các quốc gia phát triển) sẽ là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước khi nhu cầu nhập khẩu loại mặt hàng này càng tăng cao. Bảng 1.4 - Tổng hợp các nhà xuất khẩu sắt thép phế liệu cho Việt nam Nhà xuất khẩu Giá trị NK 2005 (1000$) Thị phần của các nhà XK Lượng NK 2005 (tấn) Tốc độ gia tăng NK 2001-2005 (%) Tổng 57,502 100 212.018 -8 Nhật Bản 36.247 63 128,096 -10 Mỹ 7.571 13 26,194 44 Philipin 3.065 5 19,858 270 Đài Loan 2.851 5 7,341 -28 Sweden 1.091 2 2,502 178 Bỉ 770 1 2,539 Camarun 766 1 5,062 Thái Lan 735 1 2,539 132 Hồng Kông 518 1 2,219 50 Nga 269 0 2,120 -40 Nguồn: ITC 1.2.2. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu nhựa phế liệu 1.2.2.1. Một số nét về ngành nhựa Ngành công nghiệp nhựa là một ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế do đây là một loại nguyên liệu mới với khả năng ứng dụng rất cao, trở thành nguyên liệu đầu vào cho rất nhiều ngành sản xuất khác. Ngành nhựa Việt Nam thực sự có những bước phát triển mạnh mẽ từ cuối những năm 80 với sự đánh dấu bởi mức sản lượng gấp đôi những năm 1975 vào năm 1989. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong thời gian qua ở mức 25 – 30%. Điều này được thể hiện một cách rõ nét ở khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng cao và việc mở rộng xuất khẩu tại hầu hết các nhóm sản phẩm. Cụ thể: Bao bì nhựa: sản phẩm này phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu và một phần tham gia xuất khẩu, trong đó, xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp. Hàng năm giá trị xuất khẩu của bao bì nhựa ước tính khoảng 300 - 350 tỷ đồng/năm. Thị trường khu vực TP.HCM chiếm gần 80% thị trường ngành bao bì cả nước. Vật liệu xây dựng bằng nhựa: Phần lớn các loại sản phẩm trong nhóm vật liệu xây dựng bằng nhựa phục vụ cho ngành xây dựng tiêu thụ trên thị trường nội địa. Đối với việc xuất khẩu, mặt hàng này có nhiều khó khăn lớn như: trình độ công nghệ đi sau các nước trong khu vực, qui mô nhỏ, chi phí vận chuyển lớn và thật sự chưa có tính cạnh tranh về giá. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Lào và Campuchia. Sản phẩm nhựa gia dụng: Nhìn chung trong 5 năm qua, sản phẩm nhựa gia dụng sản xuất trong nước đã hầu như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nội địa. Ngoài ra, một phần không nhỏ các sản phẩm này được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Campuchia, Lào, các nước Châu Phi, Trung Cận Đông. Bên cạnh đó là thị trường tiêu dùng rộng lớn ở các nước công nghiệp phát triển như các nước Âu châu, Bắc Mỹ, Nga, Nhật,... Nhựa kỹ thuật và các loại khác: Đã bắt đầu được đầu tư sản xuất theo chính sách nội địa hoá của Nhà nước gồm phần lớn các chi tiết lắp ráp của các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, xe hơi, xe máy, tuy nhiên lượng nhập khẩu đến nay vẫn nhiều. Tuy nhiên, cần thấy rằng với xu thế phát triển nhanh chóng của các ngành nói trên, nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật sẽ dần chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của ngành. Bảng 1.5 - Sản lượng nhựa năm 2005 theo 3 miền Loại sản phẩm Sản lượng Nam Bắc Trung Nghìn tấn % Nghìn tấn % Nghìn tấn % Bao bì 660 547,8 83 92,4 14 19,8 3 Tiêu dùng 640 531,2 83 89,6 14 19,2 3 Xây dựng 228 155,6 77 45,6 20 6,8 3 Kỹ thuật 122 93,9 77 25,6 21 24 2 Tổng 1650 1328,5 253,2 68,3 Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam Về xuất khẩu nói riêng có thể thấy, trong năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhựa đạt 350 triệu USD, năm 2006 đạt 478 triệu USD (tăng 36,6% so với năm 2005), kế hoạch xuất khẩu năm 2007 là 580 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm: Mỹ, EU, Nhật có tốc độ xuất khẩu cao, thị trường Asean, Trung Quốc tăng chậm, Campuchia, Đài Loan, Philipine tăng khá cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm túi nhựa, túi xốp, vải bạt, bao bì khác, tấm nhựa, màng nhựa, găng tay, ống nhựa, sản phẩm văn phòng,… chiếm 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. 1.2.2.2. Thực trạng sử dụng phế liệu nhựa: Cũng tương tự như ngành thép, nguyên liệu của ngành nhựa được cung cấp từ 3 nguồn chính, trong đó có nhựa phế liệu. Cụ thể: Bột nhựa sản xuất trong nước: Với ngành công nghiệp hóa dầu mới trong giai đoạn đầu phát triển, chính vì vậy khả năng đáp ứng nguyên liệu tại chỗ của ngành còn thấp. Tuy nhiên, với trữ lượng dầu tương đối lớn và nhiều luận văn hóa dầu lớn đang trong giai đoạn đầu tư, trong tương lai, chúng ta hy vọng tỷ lệ nguyên liệu cung cấp trong nước được tăng cao. Hiện nay, mới giải quyết được khoảng 20% - 30% nguyên liệu tại chỗ. So với các nước trên thế giới, con số này là rất thấp: Mỹ: giải quyết được gần 100% nguyên liệu; Châu Âu: Phần lớn các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Italia, ngành hoá dầu phát triển mạnh nên con số này ở mức khoảng 60-70% ; Các nước khác như Nhật, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc đều có bức tranh tương tự. Bột PVC nhập khẩu: đây vẫn đang là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành nhựa hiện nay. Với khả năng cung ứng trong nước còn thấp, việc nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài là không thể tránh được. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Phế liệu nhựa: Hiện nay nhu cầu nhựa nguyên liệu của các nhà sản xuất rất lớn. Theo thống kê năm 2006 cả nước sử dụng 700.000 tấn nhựa PE, 600.000 tấn PP, 500.000 tấn PVC, 66.000 tấn PS... và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Trong ba nguồn nguyên liệu nêu trên, nhựa phế liệu được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng. Các cơ sở sản xuất nhựa đều sử dụng nguồn nguyên liệu này. Bao gồm: Các doanh nghiệp sản xuất nhựa của Nhà nước: Đây là đối tượng chính sử dụng nhựa phế liệu nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể hoạt động trong các làng nghề: số lượng các doanh nghiệp loại này tương đối lớn, tuy nhiên, hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình với qui mô sản xuất nhỏ. Phế liệu nhập khẩu được sử dụng trong các doanh nghiệp này chủ yếu nhằm sản xuất các sản phẩm nhựa gia dụng có chất lượng trung bình hoặc thấp. 1.2.2.3 Thực trạng nhập khẩu nhựa phế liệu Mỗi năm Việt Nam tái chế 100.000 tấn nhựa phế liệu thành nhựa thành phẩm. Việc sử dụng nhựa phế liệu sẽ giúp DN giảm 50% giá thành sản phẩm so với sử dụng hạt nhựa chính phẩm. Nguồn nhựa phế liệu trong nước chỉ đủ đáp ứng 50% số còn lại phải nhập ngoại. Chính vì vậy, nhập khẩu các phế liệu nhựa được coi là giải pháp tối ưu, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhựa. Bảng 1.6 - Số liệu nhập khẩu phế liệu nhựa giai đoạn 2001-2005 Năm Tình hình thực hiện Mức độ tăng Số lượng (Tấn) Trị giá (Nghìn USD) Số lượng (%) Trị giá (%) 2001 7.112 2,237 - - 2002 5.623 1,625 79,06 72,64 2003 6.797 2,362 120,88 145,35 2004 46.811 14,396 688,70 609,48 2005 74.442 25,364 159,03 176,19 Nguồn: ITC Nhìn vào số liệu trên, từ khi chính sách của Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất đã thúc đẩy nhanh chóng số lượng và kim ngạch nhập khẩu phế liệu nhựa trong 2 năm 2004 và 2005. Bảng 1.7 - Một số thị trường xuất khẩu phế liệu sang Việt Nam Nước Kim ngạch 2005 (nghìn USD) Số lượng 2005 (nghìn tấn) Error! Hyperlink reference not valid.Kim ngạch 2004 Số lượng 2004 Kim ngạch 2003 Số lượng 2003 Kim ngạch 2002 Số lượng 2002 Kim ngạch 2001 Số lượng 2001 Tổng 25,364 14,396 2,362 1,625 2,237 Mỹ 8,858 29,388 4,095 11,077 92 263 57 225 192 199 Canada 5,719 9,070 516 1,159 5 22 3 23 0 Hongkong 2,820 11,389 3,800 16,966 45 175 81 235 33 121 Hàn Quốc 1,492 6,105 2,831 8,381 1,173 4,229 1,087 4,219 1,555 6,177 Mexico 1,272 4,226 0 0 0 0 Hà Lan 816 2,178 0 0 0 0 Malaysia 756 1,247 188 501 358 447 171 154 207 152 Australia 755 2,293 509 1,142 4 0 8 23 0 Nhật Bản 752 2,265 591 1,680 123 476 70 251 51 164 Đài Loan 663 1,753 370 879 276 593 90 254 63 133 Nguồn: ITC Việt Nam chủ yếu nhập phế liệu nhựa từ một số nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật,._. Úc, Anh ..và nhóm NICs như Hồng Kông, Mehico, Hàn Quốc, Đài Loan ... Trong khi đó ba thị trường xuất khẩu phế liệu nhựa sang Việt Nam nhiều nhất đó là Mỹ, Canada và Hồng Kông. Mỹ là thị trường xuất khẩu phế liệu nhựa sang Việt Nam lớn nhất chiếm gần 40% về cả số lượng và kim ngạch nhập khẩu phế liệu nhựa của Việt Nam năm 2005. Chính phủ đã cho phép nhập khẩu phế liệu nhựa và coi đây là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sức ép tăng giá sản phẩm. Tuy nhiên, để nhập được nguồn nguyên liệu này đòi hỏi phải có những quy định cụ thể và rõ ràng của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc nhập nguyên liệu nhựa phế phẩm, loại nào nhập và loại nào không được nhập. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp ngành nhựa cần nhập các sản phẩm nhựa bị loại ở các nhà máy nước ngoài không đạt thông số kỹ thuật, đã ép thành khối và giá chỉ bằng 10-20% so với giá nguyên liệu nhựa chính phẩm và một nguồn khác nữa là rác thải nhựa công nghiệp sau khi đã được phân loại, xử lý sạch và ép thành kiện (giá khoảng 300 USD/tấn)… Chỉ có điều, để nhập được nguồn nguyên liệu này, đòi hỏi phải có những quy định mới cụ thể của Bộ Tài nguyên - Môi trường, chẳng hạn vấn đề phân loại nguyên liệu nhựa phế phẩm. 1.2.3. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu giấy và catông 1.2.3.1. Một số nét về ngành Giấy Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15%-16%, sản lượng từ 80.000 tấn/năm đã tăng lên tới 824.000 tấn/năm. Tuy nhiên, chủng loại giấy sản xuất trong nước vẫn rất nghèo nàn, chỉ có giấy in báo, giấy in và viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa. Dù đã đầu tư tới 112.000 tấn/năm cho sản xuất giấy tráng, nhưng đến nay hầu như chỉ sản xuất giấy không tráng. Năm 2005 khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy là 61,92%, trong đó giấy in báo đáp ứng 68,42%, giấy in và viết 89,29%, giấy bao bì (không tráng) 71,50%, giấy tráng 5,75% và giấy lụa 96,97%. Cũng trong năm này, mức tăng trưởng của sản xuất giấy chỉ đạt 9,32%, nguyên nhân là do giấy bao bì sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Xét các yếu tố kinh doanh, ngành giấy vẫn thua thiệt nhiều mặc dù chí phí về lao động rẻ, nhưng năng suất lao động lại thấp. Hiện nay sản xuất bột giấy ở Việt Nam mới đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu. Trước đây chỉ nhập bột tẩy trắng, nay bột giấy không tẩy trắng ngày càng được nhập nhiều, vì các cơ sở phải ngừng sản xuất do không có khả năng xử lý nước thải và quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu.Với khả năng rừng đủ để sản xuất bột giấy đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, rõ ràng phương thức phân bổ nguồn lực cho phát triển kém hiệu quả. Nếu chỉ cần khoảng 400 -500 triệu USD (một khoản đầu tư khiêm tốn so với nền kinh tế ) thì đến nay ngành giấy đã chủ động hoàn toàn về bột giấy và còn dư để xuất khẩu. Về năng lực sản xuất: Năm 2005, năng lực sản xuất giấy năm 2005 là 1.166.000 tấn đã vượt 116.000 tấn so với mục tiêu đề ra cho năm 2010. Tuy nhiên, do đầu tư các nhà máy sản xuất bột giấy đòi hỏi công nghệ phức tạp, vốn đầu tư, kỹ thuật cao, nên trong giai đoạn 1999-2005 chỉ có một số công ty giấy của nhà nước đầu tư vào sản xuất bột giấy nên công suất và sản lượng bột giấy trong thời gian qua tăng không đáng kể. Năng lực sản xuất bột của toàn ngành năm 2005 là 312.000 tấn, hụt 123.000 tấn so với mục tiêu đề ra cho năm 2005. Từ những con số trên đây có thể thấy sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp nguyên liệu đối với việc phát triển ngành giấy. Đây cũng có thể xem là tình trạng chung như ngành thép và ngành nhựa. 1.2.3.2. Thực trạng sử dụng giấy và bìa cattông phế liệu Nguyên liệu của ngành giấy được cung cấp từ 3 nguồn chính: + Cây nguyên liệu giấy: Trước năm 1998, việc trồng rừng nguyên liệu giấy chủ yếu tập trung tại vùng trung tâm Bắc bộ, tuy nhiên, việc trồng rừng này chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều, các giống cây trồng đang trong quá trình khảo nghiệm, năng suất và chất lượng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Tới thời kỳ 1999-2005 diện tích trồng rừng, năng suất và sản lượng khai thác đã có những tiến bộ đáng kể, đã áp dụng những giống cây trồng mới phổ biến hơn thời kỳ trước năm 1999, khả năng tăng trưởng khá. Tuy nhiên năng suất rừng nguyên liệu áp dụng thâm canh trung bình chỉ khoảng 20 m3/ha/năm. + Bột giấy: Mặc dù đã có những chính sách đầu tư cho việc phát triển cây nguyên liệu, tuy nhiên, việc đáp ứng nguyên liệu cho ngành từ nguồn này còn hạn chế. Hiện nay sản xuất bột giấy ở Việt Nam mới đáp ứng được 37% nhu cầu. Hàng năm, một lượng lớn nguyên liệu của ngành có được là từ việc nhập khẩu bột giấy ở nước ngoài. + Phế liệu: Ngoài hai nguồn trên, giấy phế liệu đóng vai trò qua trọng trong việc cung cấp nguyên liệu đối với ngành giấy, đặc biệt là đối với những nhà máy có công suất nhỏ và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm không cao. Trong đó giấy phế liệu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn. Đa phần chúng được các đơn vị sản xuất coi là nguồn nguyên liệu quan trọng, bao gồm Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Nhà nước: Đây là đối tượng chính sử dụng giấy phế liệu nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, làng nghề: số lượng các doanh nghiệp loại này tương đối lớn, tuy nhiên, hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia định với qui mô sản xuất nhỏ. Phế liệu phục vụ sản xuất tại các doanh nghiệp này chủ yếu là các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình. Sử dụng loại nguyên liệu thứ cấp này đặc biệt được coi là giải pháp cho các nhà máy giấy gần khu dân cư, quy mô vừa và nhỏ để giảm chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Việc sử dụng giấy phế liệu thu mua trong và ngoài nước đều có ý nghĩa về bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên ở góc độ quốc gia và toàn cầu, nên được khuyến khích sử dụng bằng việc áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp và được khấu trừ hoàn toàn nếu thu mua trong nước. Mức sử dụng giấy phế liệu đến năm 2010 là 378.000 tấn/năm, chủ yếu thu mua và tái chế trong nước. 1.2.3.3. Thực trạng nhập khẩu giấy và catông phế liệu Do nhu cầu tiêu thụ giấy ở Việt Nam hiện nay cộng với nguồn nguyên liệu giấy trong nước hạn chế dẫn đến việc hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn giấy phế liệu để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Bảng dưới đây phản ảnh thực trạng nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất giai đoạn 2001 – 2005: Bảng 1.8 - Thực trạng nhập khẩu giấy và cattong phế liệu 2001 - 2005 Năm Lượng Trị giá % tăng giảm so với năm liền trước 2001 8.363 61.785 Lượng Giá trị 2002 9.955 77.118 19,0 24,8 2003 12.703 104.099 27,6 35,0 2004 18.822 153.612 48,2 47,6 2005 21.616 162.265 14,8 5,6 Tổng/tốc độ tăng bình quân 71.459 558.879 20,9 21,3 Nguồn: ITC Qua bảng số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng bình quân giấy phế liệu nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 là 20,9% tính về số lượng và 21,3% tính về giá trị. Nếu như năm 2001 số lượng giấy nhập khẩu đạt 8.363 tấn thì năm 2005 số lượng đã tăng lên gần 2,6 lần đạt 21. 616 tấn. Như vậy trong giai đoạn từ 2001 đến nay, nhu cầu nhập khẩu giấy phế liệu tăng đều và mạnh qua các năm. Điều này cho thấy giấy phế liệu hiện đang là một kênh cung cấp nguyên liệu đều đặn và cần thiết của ngành giấy. Do đó việc xây dựng chính sách nhập khẩu phù hợp vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, phát triển ngành giấy vừa đảm bảo các điều kiện môi trường, phát triển bền vững là vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý hiện nay. 1.3. Đánh giá tác động về mặt kinh tế và môi trường của việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 - nay 1.3.1. Tác động về mặt kinh tế Việc sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có những tác động tích cực xét trên cả khía cạnh nền kinh tế lẫn doanh nghiệp. Nếu đứng trên khía cạnh nền kinh tế, lợi ích kinh tế của việc sử dụng phế liệu bao gồm: Tiết kiệm khai thác tài nguyên thiên nhiên: với việc sử dụng phế liệu, các nhà sản xuất sẽ hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước (quặng sắt, gỗ …), điều này sẽ làm giảm chi phí của việc khai thác tài nguyên. Ví dụ trong trường hợp sử dụng giấy phế liệu, lợi ích kinh tế của việc giảm khai thác gỗ là 713 ngàn đồng/tấn giấy Xem, Lợi ích kinh tế, môi trường của việc sản xuất, sử dụng giấy tái chế trong in ấn và viết – Nguyễn Nguyệt Nga, Trường đại học Thương mại Hà nội . Giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: Thay vì việc vứt bỏ các phế liệu này và xử lý như một loại chất thải thì việc sử dụng nguồn nguyên liệu này sẽ làm giảm việc xử lý một lượng lớn chất thải. Nếu xem xét ở điều kiện Việt Nam hiện nay, chi phí xử lý chất thải rắn trung bình là 110 ngàn đồng/tấn thì lợi ích kinh tế từ điều này là không nhỏ. Phát triển sản xuất trong nước và từ đó tạo việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế: với việc sử dụng phế liệu nói chung và phế liệu nhập khẩu cũng đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng cung ứng phế liệu cho các doanh nghiệp trong nước (phát triển các doanh nghiệp sản xuất phôi thép, bột giấy, bột nhựa …) từ đó tạo việc làm và phát triển kinh tế. Nếu đứng trên khía cạnh doanh nghiệp, tác động về mặt kinh tế là rất rõ ràng. Sở dĩ các doanh nghiệp lựa chọn việc sử dụng phế liệu là tính hiệu quả về mặt kinh tế. Ví dụ như ngành thép, nếu so với việc nhập khẩu trực tiếp phôi thép về sản xuất thì việc sử dụng phế liệu là hiệu quả hơn nhiều. Theo một đánh giá của Công ty Gang Thép Thái Nguyên tại thời điểm 5/2003 cho thấy lợi ích kinh tế của việc nhập khẩu sắt thép phế liệu để sản xuất phôi có hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với phương án nhập khẩu trực tiếp phôi thép để sản xuất. Bảng 1.9 - So sánh hiệu quả kinh tế giữa sử dụng phế liệu NK và NK phôi thép Phế liệu nhập khẩu Phôi nhập khẩu 1 Giá 140 Giá 240 2 Chi phí sản xuất Thuế nhập khẩu (10%) 24 2.1 Vật liệu chính 173,95 Phí Ngân hàng, tiếp nhận, vận chuyển 10 2.1 Vật liệu phụ 33,73 2.3 Nhiệu liệu/động lực 29,21 2.4 Chi phí nhân công 5,83 2.5 Chi phí sản xuất chung 12,94 3 Giá thành phôi thép 255,66 274 Nguồn: Công ty Gang thép Thái nguyên Cho tới thời điểm hiện nay, với rất nhiều biến động trên thị trường phôi thép thế giới, đặc biệt là sau chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu ra thị trường nước ngoài của Trung Quốc đã đẩy giá phôi thép lên rất cao thì những lợi ích kinh tế của việc chủ động nguồn phôi thép thông qua việc nhập khẩu sắt thép phế liệu là không thể phủ nhận bởi trên thực tế, luôn có sự chênh lệnh nhất định giữa giá nhập khẩu phế liệu và giá nhập khẩu phôi. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức chênh lệch này và khả năng sản xuất để lựa chọn một phương án tối ưu. Đối với ngành nhựa chúng ta cũng nhìn thấy một bức tranh tương tự. Theo ý kiến của một doanh nghiệp nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh, tại thời điểm năm 2005, một đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam tại thị trường xuất khẩu Châu Âu là Trung Quốc thường đưa ra mức giá chào rẻ hơn Việt Nam từ 15-20%, trong khi đó, đối với doanh nghiệp này, nếu tính hết chi phí cũng chỉ lãi được 5%. Một câu hỏi đặt ra là: tại sao ngành nhựa Trung Quốc lại có khả năng cạnh tranh lớn như vậy? Một trong những nguyên nhân chính của điều này là do chính sách tận dụng nguồn nguyên liệu phế liệu của Trung Quốc. Tính toán từ các chuyên gia của Bộ Thương mại thời điểm bấy giờ cho thấy: cứ 1 tấn sản phẩm cùng loại nhập khẩu của Trung Quốc có kết hợp sử dụng phế liệu thì giá thành thấp hơn của Việt Nam khoảng 200 USD. Trong 10 năm gần đây, chủ trương của Trung Quốc là tổ chức thu gom nhựa phế liệu trên toàn thế giới để tái sinh lại. Khi đưa vào sản xuất, Trung Quốc sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh này từ 50-70% làm nguồn nguyên liệu đầu vào. Và điều này đã tạo khả năng giảm giá thành sản phẩm của Trung Quốc. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là các các doanh nghiệp ngành nhựa cần nhập các sản phẩm nhựa bị loại ở các nhà máy nước ngoài không đạt thông số kỹ thuật, đã ép thành khối và giá chỉ bằng 10-20% so với giá nguyên liệu nhựa chính phẩm và một nguồn khác nữa là rác thải nhựa công nghiệp sau khi đã được phân loại, xử lý sạch và ép thành kiện tận dụng nguồn nguyên liệu này nhằm hạ giá thành sản phẩm và tăng cường sức cạnh tranh. Đối với ngành giấy, theo một đánh giá từ Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng cho ta thấy được những lợi ích về mặt kinh tế của việc sử dụng phế liệu giấy thông qua việc giảm sử dụng các yếu tố đầu vào so với sản xuất từ gỗ. Cụ thể: Bảng 1.10 - Lợi ích về điện, nước khi sản xuất 1 tấn bột giấy từ giấy phế liệu Đầu vào Giá thành Lượng sử dụng Tiết kiệm SX từ gỗ SX từ giấy loại Điện 909 VNĐ/kw 1.000 kwh 200 kwh 800 kwh Thành tiền (VNĐ) 909.000 181.800 727.200 Nước 238,1 VNĐ 1.000 m3 20 m3 980 m3 Thành tiền (VNĐ) 238.100 4.762 233.338 Xút 3.200 VNĐ 300 kg 0 300 kg Thành tiền 960.000 0 960.000 Tổng tiết kiệm được: 1.920.538đ Nguồn: Tổng công ty Giấy Việt Nam Ngoài những lợi ích thể hiện rõ trên giá thành của phế liệu thì hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nguồn nguyên liệu này còn được thể hiện thông qua hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Cụ thể nhất là trường hợp khi so sánh việc sản xuất một tấn thép từ phế liệu và 1 tấn thép sản xuất từ phôi thép: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu công nghiệp tái chế phế liệu của Mỹ (Institute of Scrap Recycling Industries – ISRI) đã tổng kết các lợi ích của việc sử dụng thép phế liệu sản xuất thép so với công nghệ khai thác quặng sắt – Lò cao – Lò thép như sau: Tiết kiệm năng lượng: 74% Tiết kiệm khoáng sản: 90% Giảm ô nhiễm không khí: 86% Giảm sử dụng nước: 40% Giảm ô nhiễm nước: 76%. Giảm tiêu thụ nước trong khai mỏ: 97% Giảm phế thải phát sinh: 105% Những yếu tố này sẽ tạo ra cho không những bản thân doanh nghiệp mà toàn bộ nền kinh tế những lợi ích không nhỏ về kinh tế cũng như môi trường. Doanh nghiệp sẽ có khả năng giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, trong khi đó, xã hội thì có thể hạn chế việc sử dụng nguyên nhiên liệu cũng như giảm những tác động tiêu cực tới môi trường so với việc sử dụng nguyên liệu từ quặng nguyên sinh. 1.3.2. Tác động về mặt môi trường 1.3.2.1. Các nhân tố gây tác động đến môi trường của việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất Ảnh hưởng của phế liệu nhập khẩu đối với môi trường chính là sự tác động của hoạt động kinh doanh, sử dụng phế liệu quá trình vào sản xuất lên các yếu tố của môi trường. Trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, tập kết, tái chế…phế liệu nhập khẩu, các thành phần của nó sẽ tác động lên các yếu tố của môi trường như nước, đất, không khí… và có thể làm thay đổi hiện trạng của các yếu tố đó. Xuất phát từ đặc điểm là những vật đã bị loại ra từ sản xuất, tiêu dùng ở nước ngoài, đồng thời có chứa các tạp chất nên phế liệu nhập khẩu có thể tác động xấu đến môi trường do các nhân tố sau: Sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng mục đích. Theo qui định của Nhà nước, phế liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Đã có rất nhiều các biện pháp đưa ra nhằm ràng buộc mục đích nhập khẩu phế liệu của các nhà nhập khẩu phế liệu. Bởi, trên thực tế, nếu phế liệu được sử dụng vào mục đích không phù hợp thì khả năng tác động đến môi trường là rất lớn. Bên cạnh đó việc sử dụng phế liệu đặc biệt là sắt thép phế liệu không đúng mục đích mở đường cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện đã bị thải loại từ nước ngoài vào sản xuất. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho môi trường mà còn có thể tác động tới sự phát triển của nền kinh tế bởi những lý do sau: Thứ nhất, tuổi thọ của những máy móc thiết bị này ngắn, trong một thời gian ngắn chúng sẽ bị thải loại ra môi trường; Thứ hai, công nghệ của những máy móc, thiết bị này là những công nghệ không thân thiện đối với môi trường. Các sản phẩm, hàng hoá được tạo ra từ những thiết bị này thường không đảm bảo tiêu chuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cộng đồng; Thứ ba, trong quá trình vận hành, chúng thường xả ra môi trường một lượng chất thải lớn hơn những máy móc thiết bị mới. Trong phế liệu nhập khẩu có lẫn các chất thải độc hại. Phế liệu chủ yếu là các sản phẩm, vật liệu được loại ra trong sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Nguyên liệu thứ phẩm (nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu về quy cách, phẩm chất để sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể được gia công để sản xuất lại sản phẩm ấy hoặc để sản xuất các loại sản phẩm khác); Nguyên liệu vụn (nguyên liệu được loại ra của một quá trình sản xuất (đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi rối, mảnh vụn); Và vật liệu tận dụng (vật liệu đồng nhất về chất được tháo gỡ, bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm). Với nguồn gốc như vậy, trong thành phần của các loại phế liệu thường lẫn một tỷ lệ nhất định các tạp chất – là các chất bám dính không đồng nhất với phế liệu. Các loại tạp chất thường rất đa dạng và có nguy cơ tác động đến môi trường cao, đặc biệt là các tạp chất như: hóa chât, chất phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ gây ăn mòn; chất thải y tế; các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật, thực phẩm có nguy cơ gây dịch bệnh … Các tạp chất này trong quá trình sử dụng sẽ phát tán ra bên ngoài gây tác động trực tiếp tới môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Năng lực của các doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hạn chế Một trong những nhân tố quan trọng trở thành nhân tố tác động tới môi trường của việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu là công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý môi trường của bản thân của các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu này. Chính vì vậy, một đánh giá tổng quan về tình trạng công nghệ của các ngành sử dụng phế liệu là việc hết sức cần thiết nhằm đánh giá được những rủi ro môi trường từ chính sách cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Công nghệ sản xuất Ngành thép Sản xuất thép gồm 3 công đoạn chính: công đoạn luyện gang, công đoạn luyện thép và công đoạn cán thép. Tuy nhiên, với những đánh giá liên quan tới các nhân tố tác động đến môi trường trong việc sử dụng sắt thép phế liệu, ở đây nhóm nghiên cứu chỉ xem xét tới trình độ công nghệ trong khâu sản xuất phôi thép. Tính tới thời điểm hiện nay, hầu hết các cơ sở luyện thép của Việt Nam đều sử dụng công nghệ luyện bằng lò điện hồ quang, sử dụng nguyên liệu chính là thép phế liệu. Hiện tại, chỉ có một số lò của Tổng công ty Thép Việt Nam (Thép Miền Nam và Công ty Gang thép Thái nguyên) và Công ty TNHH Hòa phát là được trang bị đồng bộ lò tinh luyện và máy đúc liên tục, cho phép nâng cao năng suất và chất lượng phôi thép còn đa số các công ty khác thì trình độ công nghệ ở mức trung bình. Ngành giấy Trình độ thiết bị và công nghệ của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy ở Việt Nam nhìn chung ở mức thấp so với khu vực và thế giới. Nếu chia trình độ trang thiết bị của ngành thành những nhóm khác nhau có thể thấy: Nhóm thiết bị tương đối tiên tiến : ở nhóm này có 2 cơ sở là Công ty Giấy Bãi Bằng và phần mở rộng của Công ty Giấy Tân Mai, ngoài ra còn có Công ty New Toyo, chiếm khoảng 27,3% công suất bột và 36,4% công suất giấy so với toàn ngành. Nhóm 2 : Nhóm thiết bị trung bình: Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp sản xuất bột và giấy quốc doanh ở phía Nam và một số nhà máy ở phía Bắc như: nhà máy giấy Việt Trì và Công ty cổ phần giấy Hải Phòng. Về công suất so với toàn ngành nhóm này chiếm khoảng 20% công suất giấy toàn ngành. Nhóm 3 : Nhóm thiết bị lạc hậu: Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp sản xuất bột và giấy còn lại. Nhìn chung dây chuyền thiết bị sản xuất lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ, đa phần các thiết bị sản xuất là của Trung Quốc, Đài Loan, của một số nước khác và tự chế tạo trong nước. Về công suất so với toàn ngành, nhóm này chiếm khoảng 46,6%. Phần lớn các xí nghiệp này không có hệ thống xử lý làm sạch nguyên liệu, làm sạch bột và thiết bị thu hồi. Thiết bị gia công và hoàn thiện cũng thiếu. Ngoài ra còn phải kể đến một bộ phận lớn các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình sản xuất giấy tại các làng nghề. Đa số máy móc thiết bị ở những cơ sở này cũng thuộc nhóm các thiết bị lạc hậu và hết sức thô sơ. Theo điều tra của Bộ Công nghiệp, trong thời gian qua, đã bùng nổ phong trào đầu tư vào các nhà máy sản xuất giấy có chất lượng trung bình từ các thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu. Chủ đầu tư của các doanh nghiệp này hầu hết là tư nhân và nằm ở các địa phương với qui mô sản xuất tương đối nhỏ. Sự bùng nổ này được xuất phát từ nhu cầu sử dụng giấy tăng cao, nhất là các sản phẩm giấy bao gói, chất lượng trung bình. Ngành nhựa Toàn ngành nhựa trải qua các thời kỳ sử dụng máy móc cũ có sẵn từ trước giải phóng hoặc sử dụng thiết bị tự chế tạo tại Việt Nam (1975 - 1985 ); thời kỳ đầu tư cho máy móc thiết bị đã qua sử dụng hoặc thiết bị mới nhưng rẻ tiền, trình độ trung bình của các nước trong khu vực (1985 - 1995) và thời kỳ đầu tư tăng nhanh, có những luận văn đầu tư lớn, đầu tư thiết bị mới, hiện đại của những nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Italia, Áo, Nhật là những nước có nền công nghiệp chế tạo thiết bị ngành nhựa nổi tiếng trên thế giới (1995 - 2000). Tuy nhiên, trong khi ngành nhựa của nhiều nước đã được trang bị phần lớn các thiết bị điều khiển theo chương trình và tự động hoá thì ngành công nghiệp nhựa Việt Nam còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Gần đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư các dây chuyền thiết bị hiện đại, tuy nhiên chỉ tập trung tại một số nhà máy lớn. Từ những thông tin trên đây có thể thấy: Phần lớn các máy móc thiết bị của các ngành đều ở mức trung bình và lạc hậu. Một phần nhỏ các nhà máy được trang bị máy móc hiện đại thì chỉ tập trung tại các nhà máy lớn, mới được xây dựng. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp sử dụng phế liệu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. VD như tại ngành giấy, có tới 75% lượng giấy cung cấp của toàn ngành là từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng thiết bị máy móc cũ và lạc hậu tạo ra việc lãng phí các yếu tố đầu vào cũng như không có khả năng xử lý một cách hiệu quả các vấn đề môi trường phát sinh. Đây trở thành nhân tố quan trong tác động đến môi trường của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nói riêng. Năng lực xử lý chất thải của các ngành Ngành Thép Về cơ bản, các doanh nghiệp ngành thép đã có những đầu tư nhất định cho công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên, năng lực xử lý các vấn đề môi trường còn hạn chế. Cụ thể: Đối với việc xử lý khí thải, bụi: mặc dù đã có nhưng các hệ thống này hầu hết đều đã sử dụng trong một thời gian dài, mang tính chắp và nhiều, hiệu suất xử lý không cao, do đó đòi hỏi phải có những cải tiến và đầu tư chiều sâu. Với những chất thải rắn, bao gồm cả chất thải rắn chưa độc tố, hiện nay các doanh nghiệp chưa có phương thức xử lý cụ thể, biện pháp chủ yếu hiện nay là thu gom và vận chuyển tới các bãi rác. Để giảm tiếng ồn các doanh nghiệp cũng mới chỉ dừng lại ở việc xây tường bao quanh cao, trồng cây xanh …. Ngành Giấy Đầu tư của ngành giấy đối với công tác xử lý môi trường thực sự chưa nhiều. Đối với việc xử lý nước thải – một trong những vấn đề môi trường bức xúc nhất của ngành giấy – thì hiện nay cũng mới chỉ có một số ít nhà máy có hệ thống xử lý như: Công ty Giấy Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai và Việt trì. Trạm xử lý nước thải ở giấy Bãi Bằng tốt nhất song về công suất mới chỉ xử lý được 80%, về chất lượng nước thải mới chỉ có xử lý hoá học kết hợp lắng cặn. Đối với việc xử lý khí thải trong sản xuất bột và giấy cũng chưa được chú ý và giải quyết thoả đáng. Còn chất thải rắn về cơ bản đều có giải pháp do nó đơn giản và dễ thực hiện. Ngành Nhựa Thực trạng năng lực xử lý các vấn đề môi trường của ngành được thể hiện trên các khía cạnh sau: Xử lý nước thải: Có thể nói vấn đề xử lý nước thải trong ngành sản xuất và tái chế nhựa ở nước ta hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nhựa đề chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất qui mô nhỏ, các làng nghề tái chế nhựa. Tại TP Hồ Chí Minh 90% các cơ sở tái chế nhựa không có hệ thống xử lý nước thải. Điều này được lý giải bởi năng lực đầu tư các công trình xử lý nước thải trong ngành nhựa còn nhiều hạn chế, không nói là hầu như chưa có Xử lý khí thải: Ô nhiễm khí thải là ô nhiễm hàng đầu trong ngành nhựa. Các hoạt động xe nghiền nguyên liệu, đùn nhựa.. là các hoạt động gây ô nhiễm không khí nặng nề. Tuy nhiên, năng lực xử lý khí thải của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành nhựa cũng rất yếu kém, chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn, mới thành lập mới có những đầu tư thích đáng cho vấn đề này. Xử lý chất thải rắn: Các chất thải rắn của ngành nhựa được thu gom, phân loại và tập kết sau đó bán cho các cơ sở tái chế lại hoặc thuê các công ty môi trường xử lý. Đến nay vấn chưa có hình thức xử lý chất thải rắn trong ngành nhựa một cách triệt để. Bản thân ngành nhựa cũng chưa tìm ra được cách thức giải quyết vấn đề này do năng lực và nguồn tài chính không đáp ứng được. 1.3.2.2. Thực trạng tác động tới môi trường của việc nhập khẩu phế liệu Tác động tích cực Tác động tích cực của việc sử dụng phế liệu được thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất: Giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên: cũng như những phân tích ở trên về những lợi ích kinh tế, nếu xét trên khía cạnh môi trường, việc sử dụng phế liệu có những tác động hết sức tích cực đối với môi trường trong việc hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo như quặng, than, dầu khí … Thứ hai: Giảm lượng rác thải ra môi trường. Các chất được loại ra từ quá trình sản xuất và tiêu dùng, thay vì được thải vào môi trường thì đã được tái sử dụng, làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Điều này đã giảm một lượng lớn chất thải vào môi trường. Theo một nghiên cứu của Tổng công ty Giấy Việt Nam cho thấy: Riêng khu vực phía Nam, lượng giấy sử dụng bình quân của một cơ quan là 154,24 kg/tháng và lượng giấy phế liệu thải bỏ bình quân là 15,5 kg/tháng. Nếu chúng ta có thể thu hồi được 50% lượng giấy phế liệu này (tỷ lệ thu hồi trung bình trên thế giới) làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế, thì việc sử dụng giấy tái chế sẽ làm giảm bớt lượng giấy thải ra môi trường ước tính năm 2005 là 40.200 tấn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp phía Nam, lượng giấy thải bình quân còn lớn hơn cả lượng giấy sử dụng (271,48 kg/tháng so với 259,05 kg/tháng). Nếu tính với tỷ lệ thải bỏ giấy ở miền Bắc là 34,7% lượng giấy thải ra môi trường sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Khi sản xuất, sử dụng giấy tái chế sẽ hạn chế nhiều lượng giấy thải ra môi trường và tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan tới giấy thải. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với ngành thép và ngành nhựa Thứ ba: Giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường: Trên thực tế cho thấy việc sử dụng nguyên liệu từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra một lượng chất thải khá lớn. VD như trong ngành thép: tỷ lệ thép từ quặng chỉ chiếm trên 60%, trong khi đó, tỷ lệ thép trong thép phế liệu lên tới từ 96% – 97% có thể cho ta những lợi ích trong việc giảm thiểu chất thải. Thêm vào đó, việc khai thác khoáng sản hiện nay đang gặp phải rất nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là khả năng hoàn nguyên của các khu vực bị khai thác. Đối với ngành giấy, một nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng việc sử dụng mỗi tấn bột giấy tái chế thay vì sử dụng bột giấy gốc để sản xuất giấy in giảm thiểu 27% năng lượng sử dụng, 47% khí nhà kính, 33% nước thải, 54% chất thải rắn và 100% bột gỗ. Trong tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam và thế giới hiện nay, tỷ lệ giảm 33% nước thải là một mục tiêu cần được khuyến khích. Tác động tiêu cực Tác động tiêu cực của việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thể hiện trên những khía cạnh sau: Những vấn đề môi trường của doanh nghiệp sử dụng phế liệu Thực trạng của hoạt động nhập khẩu sai qui định và nhập khẩu rác thải vào Việt Nam thời gian qua Tác động tới môi trường của việc sử dụng phế liệu tại các doanh nghiệp Ngành thép Với trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam đang ở mức thấp, máy móc thiết bị chủ yếu là máy móc thiết bị cũ, lạc hậu cộng thêm năng lực xử lý các vấn đề môi trường còn chưa cao, ngành thép được đánh giá là một trong những ngành ô nhiễm nhất hiện nay. Ngoài những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp mới được đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đã có đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường thì các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các làng nghề tái chế đang phải đối diện với những vấn đề môi trường hết sức nóng hổi. Với các doanh nghiệp sử dụng phế liệu, các vấn đề môi trường được thể hiện ở những khía cạnh sau: Trong khâu chuẩn bị nguyên liệu Sắt thép phế liệu được nhập khẩu ở 2 dạng: đã được làm sạch và chưa được làm sạch. Trong trường hợp chưa được làm sạch thì quá trình này sẽ phải thực hiện ở nước nhập khẩu và đây chính là nguyên nhân gây nên những vấn đề môi trường. Một Ví dụ điển hình là vấn đề môi trường tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội, Bắc Ninh với lượng chất thải hàng ngày từ 350 – 400m3, các chất thải này thường chưa nhiều loại kim loại nặng, dung dịch axit … làm nồng độ BOD và COD tại sông Ngũ Khê thường cao hơn 7 - 8 lần tiêu chuẩn cho phép. Theo con số thống kê năm 2002 của Công ty Thép Thủ Đức, trong 1 tấn thép được làm từ sắt thép phế liệu có từ 20 – 25kg là các loại tạp chất và chất không thể sử dụng Các tạp chất và chất không thể sử dụng từ sắt thép phế liệu của các doanh nghiệp sản xuất thép ước tính lên tới 90.000 tấn năm 2002. Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam Trong khâu luyện phôi Khí thải và bụi kim loại là những nguồn thải chính của việc sản xuất thép từ phế liệu bằng công nghệ lò điện hồ quang. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy có từ 13 -15kg bụi được tạo ra khi dùng 1 tấn sắt thép phế liệu làm thép. Mặc dù không có những số liệu chi tiết cho vấn đề khí thải và bụi của các doanh nghiệp thép sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tuy nhiên, bảng số liệu về tải lượng ô nhiễm không khí sau sẽ cho ta cái nhìn toàn cảnh về vấn đề ô nhiễm không khí của ngành nói chung và các doanh nghiệp sử dụng phế liệu nói riêng. Bảng 1.11 - Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải tron._.ạm, gây ra sự cố ô nhiễm môi trường phải chịu kinh phí để khắc phục và bồi thường thiệt hại. Xây dựng và ban hành sớm các quy định cụ thể về việc bồi thường thiệt hại về môi trường đối với các tổ chức cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường do hoạt động kinh doanh phế liệu sắt thép nhập khẩu gây ra Công cụ kỹ thuật Xây dựng bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh đối với từng loại phế liệu được phép nhập khẩu. Hiện nay, tiêu chuẩn được xây dựng chung cho tất cả các loại phế liệu, tuy nhiên, mỗi loại phế liệu khác nhau lại có những đặc thù khác nhau. Chính vì vậy, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn cho từng loại phế liệu một. Trong bộ tiêu chuẩn đó chứa các quy định cụ thể về: chủng loại phế liệu được phép nhập khẩu, tỷ lệ tạp chất không nguy hại, nguồn gốc phế liệu ... Những tiêu chuẩn này sẽ trở thành căn cứ cho doanh nghiệp trong đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu, về phía nhà nước, công tác kiểm tra giám sát của Hải quan cũng trở nên nhanh chóng và rõ ràng hơn. Một số cân nhắc trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại phế liệu được phép nhập khẩu là: Căn cứ trên năng lực của các doanh nghiệp trong việc xử lý các phế thải, các tạp chất đi kèm trong quá trình nhập khẩu và sử dụng phế liệu. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước, đặc biệt là các mục tiêu về bảo vệ môi trường quốc gia Dựa vào kinh nghiệp của một quốc gia trong việc xây dựng các bộ tiêu chuẩn này Công cụ kinh tế Thực tế cho thấy, biện pháp quản lý nhập khẩu phế liệu thời gian quan chủ yếu tập trung vào các biện pháp mệnh lệnh hành chính, hiệu quả mang lại không cao, chưa thực sự gắn kết lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực thi các qui định này. Với những ưu điểm của việc áp dụng công cụ kinh tế cũng như thực tiễn áp dụng các công cụ này cho thấy cần tăng cường việc sử dụng công cụ kinh tế trong thời gian tới. Các biện pháp có thể là: Nghiên cứu áp dụng thuế/phí môi trường đối với phế liệu nhập khẩu. Mức thuế/phí này sẽ thay đổi theo từng loại phế liệu khác nhau. Ví dụ, tiêu chuẩn thép phế liệu được chia làm nhiều loại khác nhau dựa trên khả năng tác động đến môi trường. Căn cứ vào mức tiêu chuẩn này, mức thuế/phí môi trường sẽ được xây dựng theo hướng điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp lựa chọn loại phế liệu ít gây ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời vẫn hiệu quả về mặt kinh tế. Với biện pháp này doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong những lựa chọn của mình, mặt khác tạo nguồn kinh phí cần thiết dùng để xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt động nhập khẩu phế liệu gây ra. Nghiên cứu áp dụng công cụ đặt cọc hoàn trả trong hoạt động nhập khẩu sắt thép phế liệu. Khi áp dụng công cụ này, doanh nghiệp nhập khẩu cần đóng một khoản tiền đặt cọc nhất định (tỷ lệ tương ứng với giá trị nhập khẩu) cho cơ quan quản lý. Trong trường hợp các doanh nghiệp này không tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động nhập khẩu, cơ quan chức năng liên quan sẽ thực hiện xung công quỹ một phần hoặc toàn bộ khoản tiền này. Nguồn kinh phí thu được sẽ sử dụng vào mục đích khắc phục hậu quả về môi trường do những hành vi của chính các tổ chức cá nhân nhập khẩu phế liệu. Với việc áp dụng công cụ này có thể phần nào giải quyết được hậu quả do tình trạng nhập khẩu trái qui định, nhập khẩu rác thải mà doanh nghiệp không thể tái xuất cũng như không thể tự xử lý. Số tiền đặt cọc này sẽ ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu với những tác động môi trường do họ gây ra. Trong trường hợp doanh nghiệp không vi phạm qui định, số tiền này sẽ được bồi hoàn trong một khoảng thời gian nhất định. Những quy định về đặt cọc đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu sắt thép phải thể hiện đầy đủ các nội dung, từ mức nộp, trình tự thủ tục nộp, trả tiền đặt cọc cũng như xử lý nó khi xảy ra vi phạm… Công cụ giáo dục tuyên truyền Đối với đối tượng là các cơ quan quản lý, đặc biệt là các đơn vị quản lý cấp địa phương, cần phổ biến quán triết quan điểm của Nhà nước trong việc cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Với các qui định mới có liên quan tới hoạt động này, cần tổ chức phổ biến rộng rãi, tổ chức các lớp tập huấn nhằm giúp các cán bộ thực hiện hiểu rõ cũng như thống nhất cách hiệu đối với những qui định nhằm tránh những vướng mắc không cần thiết cho doanh nghiệp. Đối với đối tượng là các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu, công tác tuyên truyền cần tập trung vào các nội dung sau: Tuyên truyền và phổ biến về các qui định, chủ trương, chính sách liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nghiệp về các qui định này giúp doanh nghiệp hiểu và thực thi một cách dễ dàng. Tuyên truyền về ý thức và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong việc nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu nói riêng. Giới thiệu cho doanh nghiệp về những công nghệ tiên tiến, công nghệ xử lý chất thải phù hợp nhằm nâng cao khả năng xử lý các vấn đề môi trường trong khâu sử dụng phế liệu. Đối với đối tượng là cộng đồng dân cư: Tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách, chủ trương, pháp luật của Nhà nước trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và trong hoạt động nhập khẩu phế liệu nói riêng. Tạo dư luận xã hội, lên án mạnh mẽ đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các cá nhân và tổ chức trong kinh doanh phế liệu nhập khẩu. Vai trò của dư luận xã hội là rất quan trọng đối với sự phát triển và sống còn của một doanh nghiệp. Khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao thì thái độ của họ đối với việc làm ô nhiễm môi trường (nhập chất thải độc hại, để các tạp chất độc hại phát tán ra môi trường…) của các doanh nghiệp là rất quyết liệt và có thể tạo áp lực đối với những doanh nghiệp đó. Vì vậy trong kinh doanh, các doanh nghiệp không thể quá chú ý đến mục tiêu lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm bảo vệ môi trường. Ngoài ra, một số nội dung tuyên truyền khác cần trú trọng như: Tổ chức các lớp tập huấn về chính sách pháp luật, nêu rõ nguy cơ và tác hại của chất thải đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng cho các đối tượng liên quan đến hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Có các hình thức khuyến kích bằng cả vật chất và tinh thần hay tuyên dương trên các phương tiện truyền thông đối với các cơ sở nhập khẩu phế liệu thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Làm tốt công tác tuyên dương đối với những cán bộ gương mẫu trong công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu. Nâng cao hiểu biết các điều ước quốc tế về môi trường cũng như thương mại, nhất là những quy định của WTO liên quan đến môi trường trong thương mại quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách nhập khẩu phế liệu. Có như vậy, chính sách nhập khẩu phế liệu của chúng ta mới phù hợp với pháp luật quốc tế nhất là trong giai đoạn tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam. 3.3.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu Hiện nay, cơ chế kiểm soát đối với phế liệu nhập khẩu chủ yếu là do Hải quan cửa khẩu đảm trách. Việc kiểm soát của cơ quan môi trường tại cửa khẩu hầu như chỉ xuất hiện khi có đề nghị từ phía Hải quan. Nghiệp vụ kỹ thuật cũng như sự hiểu biết về quản lý ô nhiễm môi trường của cán bộ Hải quan còn hạn chế vì lĩnh vực này không phải là chuyên môn chính của họ. Do đó cần có những biện pháp sau nhằm tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng trong hoạt động này: Thường xuyên mở các lớp tập huấn trang bị cho cán bộ hải quan những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong công tác đánh giá, kiểm tra phế liệu nhập khẩu. Lập trạm kiểm soát liên ngành bao gồm Hải quan - Môi trường - Cảng vụ… tại các cửa khẩu có khối lượng phế liệu nhập khẩu lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng… để việc kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu được chặt chẽ và nhanh gọn hơn, tạo điều kiện thông quan dễ dàng. Đầu tư, trang bị cho lực lượng kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu tại các cửa khẩu những thiết bị giám định phế liệu tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với các thiết bị này, các cơ quan chức năng sẽ có những căn cứ xác định lô hàng nhập khẩu là “phế liệu” hay “rác thải”, tránh tình trạng đánh giá theo “cảm quan”. Tăng cường hơn nữa hiệu lực xử lý các vi phạm về môi trường cho các cơ quan chức năng như Cục Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây tác động xấu đến môi trường của các doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhập khẩu sai qui định hay lợi dụng việc cho phép nhập khẩu phế liệu để đưa rác thải vào Việt Nam. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, nhất là các tỉnh có đường biên giới trên bộ như Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh… chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan như quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, hải quan… để kiểm soát và xử lý những hành vi nhập lậu phế liệu, phế thải vào nước ta. Đẩy mạnh công tác “hậu kiểm” đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu thép nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về bảo vệ môi trường từ đó nâng cao trách nhiệm đối với môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là biện pháp tích cực để phát hiện và xử lý các doanh nghiệp nhập khẩu rác thải vào nước ta. Đồng thời, nhờ làm tốt công việc nói trên, các cơ quan có thẩm quyền có điều kiện bám sát thực tiễn, từ đó bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách, quy định để giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhập khẩu phế liệu, hạ giá thành sản phẩm, phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. 3.3.1.3. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Nâng cấp hệ thống cảng biển hiện tại, đồng thời nghiên cứu xây dựng các cảng nước sâu có trọng tải lớn nhằm đảm bảo cho việc nhập phế liệu với quy môi lớn. Cải thiện và nâng cao khả năng bốc xếp tại các cảng biển để đảm bảo cho việc nhập khẩu phế liệu được nhanh chóng, hạn chế thời gian lưu kho bãi cho doanh nghiệp, góp phần giảm thời gian và tiết kiệm chi phí. Cần có những quy hoạch phát triển hệ thống kho bãi chứa phế liệu nhập khẩu phù hợp, ổn định và lâu dài, đảm bảo được một số yếu tố như: Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nơi tập kết phế liệu. Trong thiết kế, xây dựng hệ thống kho bãi cần phải tìm hiểu và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển, đặc biệt là các nước sử dụng phế liệu thép làm nguyên liệu sản xuất và có điều kiện tự nhiên tương tự Việt Nam. Trong quy hoạch hệ thống kho bãi chứa phế liệu nhập khẩu phải chú ý tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo cho công tác bốc dỡ, vận chuyển, bóc tách làm sạch không gây ô nhiễm môi trường. 3.3.1.4. Hình thành các doanh nghiệp chuyên tái chế Nhà nước cần khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp chuyên tái chế với công nghệ sản xuất cũng như công nghệ xử lý chất thải phù hợp nhằm khuyến khích việc tận dụng nguồn nguyên liệu này. Kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài – những doanh nghiệp có ưu thế về vốn và công nghệ tham gia vào lĩnh vực tái chế thông qua những ưu đãi về môi trường đầu tư. 3.3.1.5. Nhanh chóng xây dựng những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tái chế Các biện pháp đó có thể là: Có các chính sách tạo điều kiện để nhanh chóng đưa công nghệ mới vào các làng nghề thủ công sản xuất. Công nghệ mới cần phải giải quyết được những vấn đề như: giảm lượng chất thải, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, tài nguyên, áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý chất thải phù hợp nhằm bảo vệ môi trường; Các cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và môi trường ở các địa phương cần có kế hoạch chủ động phối hợp với các viện nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ của trung ương nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương mình. Trong đó cần chú trọng tới cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng công nghệ môi trường đơn giản, dễ ứng dụng và rẻ tiền trong xử lý chất thải từ sử dụng phế liệu; Tăng cường mạng lưới quản lý môi trường tới các khu vực sản xuất. Tại các địa phương có các làng nghề, cần tổ chức quản lý theo mô hình tăng cường công tác giáo dục cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường và tạo các điều kiện để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ môi trường vào sản xuất; Cần tổ chức đội bảo vệ môi trường, từ cấp xã đến cấp làng nghề, hoạt động theo các quy định về môi trường do địa phương đề ra, tiến hành thu phí môi trường theo các hộ sản xuất, tổ chức triển khai và kiểm soát chặt chẽ các ứng dụng công nghệ môi trường ở địa phương; Qui hoạch các cụm sản xuất làng nghề với cơ sở hạ tầng được đầu tư (hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn …) nhằm hạn chế các tác động đến môi trường xung quanh cũng như bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. 3.3.2. Giải pháp về phía hiệp hội Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, các Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trọng việc giải quyết những vấn đề liên quan tới cộng đồng doanh nghiệp như: việc đưa ra các định hướng lớn trong chiến lược phát triển ngành, phát triển sản phẩm đến việc tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách nhập khẩu phế liệu, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại ... Hơn nữa, Hiệp hội còn là diễn đàn cho các doanh nghiệp gặp gỡ trao đổi học hỏi lẫn nhau, là nơi để các doanh nghiệp có thể phản ánh nguyện vọng, ý kiến đến Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước. Những giải pháp từ phía Hiệp hội góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhập khẩu phế liệu thời gian tới là: Tạo ra kênh thông tin chặt chẽ giữa doanh nghiệp với Hiệp hội nhằm tiếp thu những ý kiến của doanh nghiệp trong vấn đề thực thi các chính sách, qui định trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, những khó khăn thuận lợi, từ đó có những phản ánh kịp thời tới cơ quan nhà nước có liên quan nhằm nhanh chóng giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các Hiệp hội cũng nắm bắt nhu cầu của doanh nghệp trong việc tham mưu, tư vấn các biện pháp phát triển ngành hàng cũng như bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với vai trò đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp, các Hiệp hội cần chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách, văn bản có liên quan tới ngành nói chung và hoạt động nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất nói riêng. Từ trước tới nay, hầu như các văn bản được đưa ra chưa tính đến phản ứng của những đối tượng chịu tác động (như các doanh nghiệp), chính vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, rất nhiều khó khăn không lường trước được đã xảy ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể đứng độc lập để đưa ra những ý kiến của mình, do đó, việc các Hiệp hội tích cực tham gia vào quá trình này là hết sức quan trọng. Các Hiệp hội có thể phối hợp với các cơ quan quản lý hoặc tự tổ chức các lớp đào tạo và tập huấn cho doanh nghiệp về các chủ chương, chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu cho doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục, trình tự việc nhập khẩu; tiêu chuẩn phế liệu được phép nhập khẩu; các chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cũng như các vấn đề có liên quan khác. 3.3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp 3.3.3.1. Nâng cao nhận thức của bản thân doanh nghiệp về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nói riêng Bản thân mỗi doanh nghiệp cần được nâng cao nhận thức của mình đối với mục tiêu bảo vệ môi trường, khi đó, doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo các lợi ích về mặt kinh tế của mình. Các giải pháp cụ thể có thể là: Tham gia các lớp đào tạo và tập huấn của các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội về vấn đề bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp cũng như bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Tích cực tham gia các lớp quán triệt các chủ chương, văn bản và qui định có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu. Chủ động tìm kiếm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn của doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu, những thuận lợi, khó khăn và hướng giải quyết. 3.3.3.2. Nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề môi trường phát sinh Bên cạnh những nguyên nhân từ cơ chế quản lý của Nhà nước, một nhân tố quan trọng làm phát sinh các tác động đến môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là khả năng của doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề môi trường, mà cụ thể là nó được thể hiện ở trình độ công nghệ sản xuất cũng như trình độ công nghệ xử lý chất thải của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đảm bảo các mục tiêu về môi trường, thời gian tới, các giải pháp cho vấn đề nên hướng vào những điểm sau: Đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư lớn cần chủ động lựa chọn những công nghệ hiện đại, hiệu quả, tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào nhằm tránh những tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nguồn đầu tư tương đối hạn chế, giải pháp đưa ra là cần cải tạo từng bước, theo hướng ngày một hiện đại, tận dụng những công nghệ hiện có. Đối với doanh nghiệp trong làng các làng nghề tái chế thì việc hình thành các cụm sản xuất là một giải pháp hiệu quả. Thực hiện một cách hiệu quả công tác quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Áp dụng các hệ thống quản lý môi trường như: ISO 14000, TQM …; Áp dụng phương pháp sản xuất sạch hơn. Không ngừng hoàn thiện điều kiện kho bãi cho việc lưu trữ các phế liệu trong quá trình sản xuất 3.3.3.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sâu như hiện nay, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thị trường, đối tác, công nghệ… chủ động đầu tư vốn, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế, điều cần thiết là các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, am hiểu nghiệp vụ và tinh thông ngoại ngữ. Đối với các cán bộ quản lý doanh nghiệp, trước hết họ cần có đủ kiến thức về quản lý doanh nghiệp, nắm vững các quy định của Nhà nước về quản lý nhập khẩu phế liệu, sản xuất và kinh doanh phế liệu; Họ phải có năng lực phân tích kinh tế và môi trường, biết gắn kết lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, có khả năng phân tích chi phí - lợi ích khi phải tiến hành đồng thời cả hai nhiệm vụ: vừa sản xuất, kinh doanh, vừa phải đảm bảo các quy định về môi trường. Nhờ có các cán bộ quản lý doanh nghiệp như vậy, chắc chắn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả tốt và tránh những vi phạm pháp luật do không biết hoặc không nắm vững các quy định, chính sách của Nhà nước. Đối với các cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp, họ phải nắm vững được các kỹ thuật, nghiệp vụ, linh hoạt và nhạy bén đối phó với những biến động của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần phải có cán bộ chuyên trách, có trình độ về luật pháp, am hiểu tường tận các quy định của Nhà nước về nhập khẩu, xử lý chất thải trong quá trình tái chế và các tiêu chuẩn cụ thể đối với phế liệu. Chính họ sẽ là người tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong các phương án kinh doanh, sản xuất từ phế liệu. Các cán bộ của doanh nghiệp, dù là cán bộ quản lý hay là nhân viên kinh doanh, cán bộ chuyên trách về môi trường cần được thường xuyên tập huấn để bổ sung, cập nhật những kiến thức nghiệp cụ cần thiết (về ngoại thương, thị trường…, những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, những chính sách quy định mới của Nhà nước có liên quan đến nhập khẩu phế liệu sắt thép cũng như công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải) để áp dụng và thực hiện trong doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả. 3.3.3.4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về môi trường Bảo vệ môi trường là do con người và vì con người. Chính vì vậy trước hết cần phải có sự thay đổi căn bản trong nếp nghĩ, cách nhìn của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Phải có ý thức tự giác cao về hậu quả của việc nhập khẩu và xử lý không tốt phế liệu gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên những kiến thức về môi trường. Trên cơ sở nắm vững, có ý thức bảo vệ môi trường thì họ mới tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về môi trường. Mặt khác, các doanh nghiệp sử dụng phế liệu hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này thường sử dụng công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường còn thiếu, không đủ điều kiện để xử lý các chất thải ra trong quá trình tái sản xuất, tái chế phế liệu. Do đó, trong thời gian tới chính các doanh nghiệp này nhất thiết cần áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14.000. Các doanh nghiệp sản xuất, tái chế phế liệu cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tiến tới mục tiêu “sản xuất sạch”. 3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu Nhà nước cần khuyến khích việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thông qua việc quán triệt quan điểm này trong các văn bản, chính sách thời gian tới nhằm, một mặt đảm bảo nhu cầu sản xuất trong nước, khai thác các lợi thế về mặt kinh tế và môi trường của việc nhập khẩu phế liệu này, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất các tác động đến môi trường.; Mở rộng quyền kinh doanh của nhóm chủ thể là các doanh nghiệp thương mại nhằm khai thác những lợi thế của đối tượng này trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Thay thế các thủ tục hành chính bằng các biện pháp kinh tế linh hoạt và hiệu quả trong việc hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường. Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ thuế/phí môi trường và công cụ đặt cọc hoàn trả trong việc nhập khẩu phế liệu. Việc áp dụng những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tự lựa chọn một phương án tối ưu vừa đảm bảo các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp đồng thời đạt được các mục tiêu môi trường của nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất vào Việt Nam. Trong bộ tiêu chuẩn đó quy định về: tỷ lệ tạp chất không nguy hại, chủng loại phế liệu, nguồn gốc xuất xứ … cần được làm rõ. Bộ tiêu chuẩn này phải dựa trên khả năng xử lý phế thải của các doanh nghiệp Việt Nam, điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và kinh nghiệm của một số nước; Sớm ban hành Thông tư liên ngành điều chỉnh hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Thông tư này thể hiện đầy đủ ý chí của các Bộ như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công thươngi nhằm gắn trách nhiệm cũng như tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa các ngành đó trong vấn đề quản lý phế liệu nhập khẩu; Xây dựng các chế tài vừa đảm bảo tính nghiêm minh vừa mang tính giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với các chủ thể vi phạm các quy định vể quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu nói chung và nhập khẩu phế liệu sắt thép nói riêng; Có những phương án khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường ở các làng nghề sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất – nơi tập trung chủ yếu các doanh nghiệp sử dụng phế liệu, đồng thời cũng là nơi mà nguy cơ tác động đến việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất lớn nhất. Nhà nước cần khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp chuyên tái chế cũng như kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, đặc biệt là các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực tái chế. Rà soát và điều chỉnh nhằm đảm bảo tính tương thích của các qui định hiện tại trong hoạt động nhập khẩu phế liệu với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên KẾT LUẬN Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới trên cơ sơ những phân tích và đánh giá thực tiễn của hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng như thực trạng các công cụ quản lý để đưa ra những giải pháp trong thời gian tới là mục tiêu của luận văn: “Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam”. Với những nỗ lực bản thân, luận văn đã có những đóng góp và kết quả nhất định. Cụ thể như sau: Luận văn đã đạt được một số kết quả chính như sau: Thứ nhất: Làm rõ thực trạng việc sử dụng và nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong thời gian qua. Tiến hành phân tích đánh giá nhằm tạo tiền đề cho việc dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới. Thứ hai: Luận văn đã làm rõ những nhân tố tác động đến môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, những tác động xét trên khía cạnh kinh tế và môi trường. Với những phân tích của luận văn cho thấy rằng: ngoài những nguy cơ tới môi trường của việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động này còn mang lại những lợi ích không nhỏ về kinh tế (giảm chi phí khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, phát triển sản xuất trong nước, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu cho doanh nghiệp) và môi trường (giảm khai thác tài nguyên đặc biệt là những tài nguyên không thể tái tạo, giảm lượng rác thải bị loại bỏ ra môi trường, giảm lượng chất thải …). Đây sẽ là những căn cứ để đưa ra định hướng trong hoạt động nhập khẩu thời gian tới. Thứ ba: Luận văn đã phân tích được thực trạng các công cụ quản lý đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu, đồng thời đánh giá hiệu quả của các công cụ này dự trên các tiêu chí: Hiệu quả môi trường, hiệu quả về mặt thương mại và tính tương thích đối với các qui định quốc tế. Luận văn cũng tổng kết được những vấn đề cơ bản đặt ra cần phải giải quyết trong việc quản lý hoạt động nhập khẩu thời gian tới. Thứ tư: Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng cơ chế chính sách nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đồng thời nghiên cứu một số điều ước quốc tế có liên quan đến vấn đề này. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ năm: Trên cơ sở quan điểm trong việc bảo vệ môi trường, định hướng của các ngành về việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; thực trạng nhập khẩu và sử dụng phế liệu thời gian qua, đặc biệt, là căn cứ và nhu cầu của việc nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động nhập khẩu phế liệu thời gian tới nhằm đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, môi trường cũng như việc tuân thủ các cam kết quốc tế có liên quan. Cho phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đối với công tác quản lý hoạt động này đã có không ít những vướng mắc. Cũng đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt thông tin và số liệu điều tra từ doanh nghiệp cũng như hạn chế về chuyên môn cũng như tư liệu nghiên cứu, tôi nhận thấy còn có những vấn đề chưa được giải quyết một cách thấu đáo trong luận văn này. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học để luận văn tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các cơ quan phối hợp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện hoàn thành luận văn này. Tài liệu tham khảo A. Tài liệu Tiếng Việt Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam- NXB Chính trị Quốc gia Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, NXB chính trị Quốc gia, 2001 Công ước Basel. Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005 Luật Thương mại năm 2005 Luật Ngoại thương Trung Quốc. Nghị định 80/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định 10/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 11 tháng 5 năm 2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường Quyết định 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định 65/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường Quyết định 11/2004/QĐ-BCN ngày 17 tháng 2 năm 2004 của Bộ Công nghiệp Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 04 năm 2004 của Bộ Tài nguyên & Môi trường Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quyết định 07/2007/QĐ-BCN ngày 30 tháng 1 năm 2007 của Bộ Công nghiệp Thông tư liên tịch 2880/KCM-TM ngày 19 tháng 12 năm 1996 của liên Bộ Khoa học công nghệ & Môi trường-Thương mại. Công văn số 6551/BTM-XNK ngày 20/10/2006 của Bộ Thương mại Công văn sô 4677/ TCHQ/GSQL ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Tổng cục Hải quan Giáo trình Luật Môi trường - Trường Đại học Luật Hà nội - NXB Công an nhân dân, 1999. Tạp chí Luật học- Trường Đại học Luật Hà nội, 1999, 2000. Tạp chí thương mại, năm 2003. Tạp chí Khoa học và đời sống, 2004. Tạp chí bảo vệ môi trường 2002, 2004, 2005, 2006. Thời báo kinh tế Việt Nam, số ngày 12/11/2003 Bộ Thương mại - Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên , NXB Thống kê, 2000 Trung tâm thông tin Thương mại - Các văn bản pháp quy về Khoa học công nghệ Môi trường trong lĩnh vực thương mại, 2001. Luận văn NEU-JICA - Ngành sắt thép Thái Lan sau khủng hoảng tiền tệ, 2003. UNDP - Chúng ta đang phát triển, 2004 Đinh Văn Thành - Báo cáo hiện trạng môi trường của ngành thương mại Việt Nam năm 2003 - Viện nghiên cứu Thương mại, 2004 Hồ Trung Thanh - Cơ sở khoa học giải quyết mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường nhằm phát triển thương mại bền vững ở Việt nam - Viện Nghiên cứu Thương mại, 2003. Hoàng Văn Thành - Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa. Nguyễn Như Ý - Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, 2003 B. Tài liệu Tiếng Anh: The First Global Revolution, New York 1991 K.Pilakoutas and H.Tlemat - The University of Sheffield - Demonstrating Steel Firbes from Waste Tyres as Reinforcement in Concrete England 2002 World Bank – Viêt Nam Environmental Monitor, 2002 World Bank – World Development Report 2000, Development and the Environment. Washington/Oxford: IBRD/ Oxford University Press, 2001. C. Các Website: MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12420.doc
Tài liệu liên quan