Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến súc sản Nghệ An

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tên em là: Nguyễn Thị Nguyệt Ánh. Sinh viên lớp: Kinh tế và quản lý công 48 MSSV: CQ483474. Tên chuyên đề: Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến súc sản Nghệ An Em xin cam đoan rằng : Chuyên đề thực tập cuối khóa này là hoàn toàn do em tự nghiên cứu để hoàn thành , không sao chép. Cac số liệu sử dụng trong bài là tài liệu em thu thập được hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng bám sát với tình hì

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến súc sản Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ an. Hà Nội , ngày 10 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nguyệt Ánh MỤC LỤC CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SÚC SẢN NGHỆ AN. 17 2.1. Khái quát về Công ty chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An. 17 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần chế biến và xuấ khẩu súc sản Nghệ An. 17 2.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển 17 2.1.1.2. Tên công ty. 17 2.1.1.3. Trụ sở công ty 17 2.1.1.4. Lao động 17 2.1.1.5. Hình thức tổ chức và tư cách pháp nhân 18 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh. 18 2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động 18 2.1.2.2. Năng lực sản xuất: 19 2.1.2.3. Phương châm và phương thức kinh doanh 19 2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 19 2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 20 2.1.5. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty 20 2.1.6. Tình hình công tác kế toán. 22 2.2. Thực trạng quản lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An. 24 2.2.1. Thực trạng quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty 24 2.2.1.1. Nhu cầu thị trường 27 2.2.1.2. Lập kế hoạch tiêu thụ: 28 2.2.1.3. Xây dựng các kênh phân phối: 29 2.2.2. Những thành tựu đạt được 29 2.2.2.1. Khối lượng và doanh mục sản phẩm. 30 2.2.2.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 30 2.2.2.3. Chi phí tiêu thụ sản phẩm 31 2.1.1.1. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm 32 2.1.1.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 33 2.2.3. Hạn chế 33 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SÚC SẢN NGHỆ AN. 35 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty. 35 3.1.1. Định hướng chung của công ty. 35 Định hướng phát triển các ngành hàng của công ty nhiệm kỳ 2009 - 2011: 35 3.1.2. Định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 36 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An. 37 3.2.1. Giải pháp nghiên cứu thị trường. 37 3.2.2. Giải pháp công tác lập kế hoạch. 38 3.2.3. Xây dựng kế hoạch. 40 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp. 40 3.3.1. Về phía công ty. 40 3.3.1.1. Hoạt động Marketing. 40 3.3.1.2. Công nhân 44 3.3.1.3. Tài chính 45 3.4. Về phía nhà nước 46 3.4.1. Kinh tế 46 3.4.2. Chính trị 46 3.4.3. Văn hoá 46 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1. các kênh tiêu thụ sản phẩm 9 Sơ đồ 2. kênh tiêu thụ trực tiếp 10 Sơ đồ 3. Kênh tiêu thụ gián tiếp 10 Sơ đồ 4. Kênh hỗn hợp 11 Sơ đồ 5. sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 20 Sơ đồ 6: Tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty: 23 Bảng 1: Kết quả SXKD từ năm 2006 đến hết năm 2009 25 Bảng 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước năm 2009 27 Bảng 3: Giá thịt tươi sống của công ty VISSAN 28 Bảng 4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng 30 Bảng 5: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của công ty (2007-2009) 30 Bảng 6: Chi phí tiêu thụ 31 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay nền kinh tế nói chung và ngành thương mại Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều cơ héi và thách thức mới. Trước mắt là một thế giới phát triển toàn diện về kinh tế, khoa học kỹ thuật và cả trình độ văn hóa . Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới hiện nay việt nam đã đặt quan hệ với hơn 70 quốc gia trên cơ sở các hiệp định thương mại, tiến tới là việc gia nhập AFTA sẽ giúp cho Việt Nam có cơ hội để lớn mạnh hơn. Khối hàng hóa trong nước tăng lên và lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tràn vào với một khối lượng lớn và phong phú, hoạt động thương mại trên thị trường ngày càng trở nên sôi động sôi làm cho vấn đề tiêu thụ hàng hóa trở thành vấn đề sống còn và là mối quan tâm hàng đầu với các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp thương mại cần phải đạt được ba mục tiêu cơ bản: mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu vị thế và mục tiêu an toàn. Để đạt được mục tiêu đã định trong chương trình hoạt động của người sản xuất, tiêu thụ là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Thông qua tiêu thụ mà người ta có thể đánh giá được hiệu quả của các quá trình trước đó. Vậy một vấn đề đặt ra: làm thế nào để tăng cường hoạt động tiêu thụ? muốn vậy hoạt động hỗ trợ bán hàng hay xúc tiến bán hàng là một khâu không thể thiếu trong sản xuấn kinh doanh. Bởi nó là nhân tố quan trọng nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu Súc sản Nghệ An cũng đang nằm trong xu thế chung của thị trường sôi động và chịu sự tác động theo quy luật vốn có của nó. Xu thế toàn cầu hóa khiến doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển không những ở thị trường trong nước mà còn ở thị trương nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp không tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế thế giới nhất là từ các nước phát triển. Chẳng hạn như Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Trước tình hình đó vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm và hoạt động hỗ trợ bán hàng trong doanh nghiệp càng được khẳng định nhiều hơn. Từ nhận thức về tình hình kinh tế của công ty trong thời gian thực tập.em đã mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến súc sản Nghệ An” làm chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề được chia làm các phần như sau : Phần I : Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phần II : Phân tích thực trạng quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An. Phần III : Giải pháp hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An. Do trình độ còn hạn chế nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Trong quá trình làm đề tài em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy và sự giúp đỡ của các anh chị ,cô chú trong công ty. CHƯƠNG I: TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Khái quát hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Đặc trưng sản xuất hàng hóa là sản xuất ra những vật phẩm, những dịch vụ không phải để cho người sản xuất trực tiếp tiêu dùng mà để trao đổi, để bán nhằm thực hiện mục tiêu đã định của doanh nghiệp. Do đó tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội, là khâu lưu thông hàng hóa, đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.Hiện nay có nhiều khái niệm về tiêu thụ sản phẩm cùng tồn tại nhưng đều tập trung nhấn mạnh vai trò của tiêu thụ, coi tiêu thụ sản phẩm là một nội dung quan trọng trong tổ chức hoạt động thương mại doanh nghiệp, đồng thời là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh.[1] Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu: nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng, thực hiện các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng. Theo quan điểm của nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ bắt đầu từ khi đưa sản phẩm vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong sản phẩm. Còn theo nghĩa rộng thì quá trình tiêu thụ bắt đầu từ khi có ý tưởng kinh doanh đến khi bán được sản phẩm. Như vậy, khái niệm tiêu thụ theo nghĩa rộng là đầy đủ nhất bởi nó đã cung cấp tất cả các yếu tố cần thiết cho tiêu thụ sản phẩm và những nghiệp vụ cụ thể của tiêu thụ sản phẩm. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm Căn cứ vào mối quan hệ doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng thì tiêu thụ sản phẩm được chia thành hai loại: Trực tiếp và gián tiếp. Tiêu thụ sản phẩm trực tiếp là: Doanh nghiệp bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng mà không qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Tiêu thụ sản phẩm gián tiếp là: Doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng thông qua một số khâu trung gian. Tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng cho Doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Đối với Doanh nghiệp: Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng, nó có vai trò quyết định sự tồn tại của Doanh nghiệp. Quá trình sản xuất được diễn ra qua các giai đoạn: T-H- H’-T’. Xét trên toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Chỉ khi tiêu thụ sản phẩm thì Doanh nghiệp mới thu hồi được vốn thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng đến vòng quay vốn. Nếu tiêu thụ sản phẩm nhanh thì vòng quay vốn ngăn lại vì thế doanh nghiệp có thể tái sản xuất nhanh chóng. Trong hoạt động kinh doanh nó là thước đo phản ánh quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là nghiệp vụ cơ bản của hoạt động kinh doanh và có ảnh hưởng đến các hoạt động khác như: nghiên cứu thị trường, dịch vụ... Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp được thực hiện theo chiến lược và kế hoạch đã được vạch rõ. Khối lượng sản phẩm được tiêu thụ thể hiện sự uy tín của Doanh nghiệp với khách hàng, chất lượng của sản phẩm sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dung và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Tiêu thụ sản phẩm giúp họ hiểu thêm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, nắm bắt được nhu cầu thị trường am hiểu hơn về thị hiếu của thị trường. Thị trường luôn biến đổi không ngừng vì thế tiêu thụ sản phẩm không còn là một vấn đề mới mẻ của Doanh nghiệp nhưng nó luôn mang tính thời sự cấp bách vì thế nó là mối quan tâm hàng đầu của Doanh nghiệp. Đối với toàn xã hội: Đối với nên kinh tế quốc dân là cầu nối giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng. Là nơi gặp nhau giữa cung và cầu nó giúp cân đối bình ổn về giá cả. Đối với cơ quan nhà nước thì nó giúp cơ quan nhà nước có chính sach hợp lý thông qua nhịp điệu mua bán trên thị trường thông qua hoạt động mua bán từ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân tránh được các tệ nạn xã hội. Sản phẩm được tiêu thụ có nghĩa là Doanh nghiệp được xã hội thừa nhận kết quả lao động của Doanh nghiệp. Sự tồn tại của Doanh nghiệp giúp xã hội ngày càng giàu mạnh hơn nữa. tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng, nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp và là tiền đề để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong và ngoài nước. Nó tạo sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp. Khối lượng và doanh mục sản phẩm. Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp và quan trọng nhất đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh nhu cầu thị trường đang hướng vào Doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt ddooongj khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với khối lượng sản phẩm tiêu thụ. [2] DT = ∑Qi*Pi Trong đó: DT: Doanh thu tiêu thụ Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm. Khi tiêu thụ hàng hóa Doanh nghiệp sẽ có một khoản thu nhập bán hàng sau khi trừ đi các khoản: giảm giá hàng bán, thuế gián thu gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu tiêu thụ của Doanh nghiệp còn được tính bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ giá… được hưởng theo pháp luật. Chi phí tiêu thụ sản phẩm Còn được gọi là chi phí lưu thông hay chi phí bán  hàng, là biểu hiện bằng tiền của lượng lao động tiêu hao trong quá trình luân  chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nới tiêu dùng. Bao gồm: - Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm : giá trị  bao bì, đóng gói sản phẩm, chi phí chuyên chở, bảo quản, bốc dỡ sản  phẩm, tiền thuê kho (chi phí này có thể do DN chịu hoặc có thể không, tùy theo  hợp đồng tiêu thụ). - Chi phí tiếp thị : chi phí nghiên cứu thị  trường, quảng cáo, giới thiệu và bảo hành sản phẩm.... Với tình hình không biến động thì việc cắt giảm được chi phí sẽ giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên với tình hình đầy biến động hoặc doanh nghiệp phụ thuộc vào mùa vụ thì việc cắt giảm chi phí chưa hẳn là hiệu quả. Mà lúc này,việc cắt giảm hay tăng chi phí phần lớn phải xét sự tương quan giữa việc tăng chi phí và lượng sản phẩm bán ra. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm LN = DT - CP[3] Trong đó: LN : lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm CP: Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đề ra. Với một doanh nghiệp sản xuất, lợi nhuân từ hoạt động động tiêu thụ sản phẩm là chủ yếu. Vì vậy, việc đưa ra chỉ tiêu này là cần thiết. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Có thể hiểu, thị trường tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp là toàn bộ khách hàng có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp đó. Vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm có thể được mở rộng hoặc thu hẹp. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được những tác động tốt hay không tốt đối với một doanh nghiệp. Khách hàng tiêu thụ chủ yếu Đây là những khách hàng lớn, ổn định. Chiếm khoảng 20% trong tổng số khách hàng nhưng chiếm tới 80% trong việc tiêu thụ sản phẩm. Việc tìm kiếm và giữ chân những khách hàng trên cần được chú ý và thực hiện thường xuyên vì nó ảnh hưởng lớn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.2. Nội dung quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.2.1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường. Việc làm tốt công tác nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có những thông tin đầy đủ và chính xác. Từ đây đưa ra được các chiến lược phù hợp và có hiệu quả. Ngược lại, thông tin không đáng tin cậy và thiếu thực tế dẫn đến hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm thấp, nguồn nhân lực và vật lực sẽ bị lãng phí. Đối với các Doanh nghiệp trước khi quyết định thâm nhập một thị trường, tung ra một sản phẩm mới, hoặc thực hiện một chiến dịch quảng bá truyền thông, hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố chiêu thị như tăng giảm giá, thay đổi bao bì sản phẩm, tái định vị v.v. họ đều thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết. Nhiều doanh nghiệp do đánh giá không đúng tầm mức quan trọng của nghiên cứu thị trường, hoặc cũng có thể có nhận thức nhưng do hạn chế về ngân sách, đã không chú tâm đúng mực đến công tác nghiên cứu thị trường trước khi tung một sản phẩm mới, kết quả là họ đã phải trả giá đắt khi vấp phải những trở ngại khó có thể vượt qua trong quá trình triển khai thâm nhập thị trường. Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một sản phẩm là sự chấp nhận của người mua sản phẩm hoặc sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Làm thế nào biết được khách hàng có thích hay không thích, chấp nhận hay không chấp nhận? Chỉ có cách duy nhất, chính xác nhất và cũng là một kỹ thuật xưa như trái đất là hỏi chính khách hàng người được cho là sẽ mua sản phẩm, hoặc/và người dù không trực tiếp mua nhưng có ảnh hưởng tác động đến quyết định mua sản phẩm. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị trường ngày càng được phát triển tinh vi hơn, người ta tranh thủ mọi cơ hội để thu thập thông tin khách hàng, thị trường. Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường gồm 3 bước: Bước1: Thu thập thông tin về thị trường Doanh nghiệp cần thu thập thông tin về cả 4 vấn đề cơ bản của thị trường là cung, cầu, giá cả và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu về cung hàng hóa là xác định khả năng cung cấp cho thị trường. Nghiên cứu về cầu hàng hóa: xác định nhu cầu thực sự của thị trường về hàng hóa, xu hướng biến động trong từng giai đoạn, từng khu vực thị trường từ đó có thể thấy được đâu là thị trường trọng điểm của doanh nghiệp và đặc điểm của nhu cầu ở từng khu vực thị trường đó là bao nhiêu. Nghiên cứu về tình hình giá cả trên thị trường: sự hình thành giá, nhân tố tác động và những biến động của giá thị trường, giá của đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu về tình hình cạnh tranh trên thị trường: nhằm tìm hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh của mình ở hiện tại và tương lai Kết quả của quá trình thu thập thông tin là những thông tin thu thập được đảm bảo về số lượng, chất lượng, nội dung.,…. Bước 2: Xử lý thông tin Sau khi đã thu thập các thông tin, doanh nghiệp có thể tiến hành sử lý thông tin để loại bỏ những thông tin không quan trọng, chưa chính xác trên cơ sở đó xây dựng các phương án kinh doanh có tính khả thi cao. Việc xử lý thông tin tức là chọn ra những thông tin có giá trị, có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,từ đó xác định cho mình thị trường mục tiêu, xây dựng, thiết lập các chính sách tiêu thụ sản phẩm thích ứng với thị trường. Bước3: Xây dựng các phương án và lựa chọn ra quyết định. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, đồng thời đánh giá khả năng và tiềm năng của bản thân, doanh nghiệp đưa ra các phương án và tiến hành đánh giá lựa chọn để đưa ra phương án có hiệu quả nhất. Phương án hiệu quả nhất chính là phương án phù hợp nhất với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. 1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường tiêu thụ khối lượng sản phẩm, qui cách mẫu mã chủng loại để từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực chủ động ứng phó với những thay đổi trên thị trường. Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở đây chủ yếu là xây dựng các chính sách về giá và về sản phẩm. a. Chính sách về giá: Đối với sản phẩm sản xuất, doanh nghiệp phải quy định mức giá để tiêu thụ sản phẩm, nó có tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách giá phải mềm dẻo, linh hoạt để đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp. Mục tiêu giá phải bắt nguồn từ mục tiêu chung của công ty cũng như vị trí của Doanh nghiệp trên thị trường. Mục tiêu định giá cơ bản là: + Định giá nhằm đảm bảo doanh thu định trước của Doanh nghiệp. + Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng. + Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh. + Định giá nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. b.Chính sách về sản phẩm: Trong cơ chế thị trường, các Doanh nghiệp thường có các chiến lược kinh doanh kết hợp đa dạng hóa. Do đó việc lựa chọn chính sách về sản phẩm là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần xác định cho mình một chính sách về sản phẩm hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Muốn có chính sách sản phẩm đúng đắn thì Doanh nghiệp phải nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm hạn chế rủi ro trong kinh doanh và có chính sách phù hợp cho sản phẩm trên mỗi thị trường. Doanh nghiệp phải nghiên cứu sản phẩm mới để cho quá trình kinh doanh được diễn ra một cách liên tục và không bị gián đoạn. 1.2.3. Xây dựng các kênh phân phối Kênh phân phối đóng vai trò rất quan trọng, nó làm nhiệm vụ đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng sao cho thõa mãn được nhu cầu và mong muốn của khách hàng về số lượng và chủng loại sản phẩm, thời gian và nơi chốn được cung cấp chất lượng của sản phẩm và mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được. Kênh phân phối đã trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng trong dài hạn khi nó trở thành một phần tài sản của công ty. Nó giúp giảm bớt những khó khăn khi đưa sản phẩm vào thị trường nâng cao uy tín và vị thế của Doanh nghiệp và góp phần nâng cao giá trị của Doanh nghiệp. Kênh phân phối tăng cường khả năng liên kết và sự hợp tác giữa các lĩnh vực sản xuất, phân phối tiêu thụ trong một mục đích chung, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng đồng thời cũng tạo ra sự thỏa mãn những mục tiêu riêng của mỗi bên. Một kênh phân phối có thể hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hóa từ các nhà sản xuất hoặc tổ chức đầu nguồn đến người tiêu dùng . Người Sản Xuất Người Tiêu Dùng Cuối cùng Người Bán lẻ Người Bán buôn Người Bán lẻ Người Bán lẻ Môi Giới Người Bán buôn Sơ đồ 1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm [4] -Kênh trực tiếp: Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua bất kỳ một trung gian nào. Khi sử dụng loại kênh này lợi nhuận của doanh nghiệp không bị chia sẻ cho các trung gian khác, mặt khác doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do vậy có thể nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như sự thay đổi nhu cầu. Tuy nhiên loại kênh này chỉ thích hợp với những đoạn thị trường nhỏ khách hàng tập trung về mặt địa lý. Còn khi thị trường của doanh nghiệp trải dài trên một địa bàn rộng lớn thì việc sử dụng loại kênh này gặp nhiều khó khăn do công ty phải duy trì một lượng lớn nhân viên bán hàng Người sản xuất Người tiêu dùng Sơ đồ 2. Kênh tiêu thụ trực tiếp [4] -Kênh gián tiếp: Đây là loại kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu dùng xuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hoá từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Trong loại kênh này hàng hoá của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ với tốc độ nhanh hơn, khối lượng lớn hơn, và sản phẩm được tiêu thụ trên một địa bàn rộng lớn hơn. Sử dụng loại kênh này có thể làm giảm một phần lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ với các trung gian khác. Đối với các trung gian doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của họ trong việc tiêu thụ sản phẩm do họ là những tổ chức độc lập với doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nếu giữa người tiêu dùng và các trung gian hoặc giữa trung gian và người sản xuất sảy ra trục trặc. Khi sử dụng các trung gian trong kênh phân phối, doanh nghiệp có thể giảm mức độ mạo hiểm khi thâm nhập một thị trường mới do các trung gian là những người am hiểu về khu vực thị trường mà họ phụ trách và họ đã xây dựng được một mạng lưới phân phối. Người sản xuất Môi giới Người tiêu dùng Sơ đồ 3. Kênh tiêu thụ gián tiếp [4] Trong kênh gián tiếp người ta có thể chia ra làm các loại kênh có mức độ dài ngắn khác nhau dựa vào số lượng các trung gian có trong kênh: +Kênh một cấp: Đây là loại kênh ngắn nhất trong các kênh gián tiếp. Kênh này chỉ xuất hiện một loại trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm, đó có thể là người bán lẻ trong kênh tiêu dùng các nhân, có thể là người phân phối công nghiệp hoặc đại lý trong kênh tiêu dùng công nghiệp. +Kênh hai cấp: Trong kênh có thêm người bán buôn đối với kênh tiêu dùng cá nhân, và có cả đại lý và người phân phối công nghiệp trong kênh tiêu dùng công nghiệp. Đối với hàng hoá tiêu dùng cá nhân, kênh này thường được dùng đối với những hàng hoá có giá trị đơn vị thấp và thường được mua thường xuyên. +Kênh ba cấp: Loại kênh này thường được sử dụng đối với những hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cá nhân. Kênh này xuất hiện thêm người đại lý bên cạnh người bán buôn và bán lẻ, kênh này được sử dụng khi có nhiều người sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn. -Kênh hỗn hợp. Thực chất đây là kênh được tạo nên khi doanh nghiệp sử dụng nhiều loại kênh cùng một lúc để phân phối một hoặc nhiều sản phẩm trên một khu vực thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau. Doanh nghiệp Nhà phân phối trung gian Người tiêu dùng Sơ đồ 4. Kênh hỗn hợp [4] 1.2.4. Tổ chức hoạt động xúc tiến bán hàng Kinh tế ngày càng phát triển, các mặt hàng hóa được dưa ra thị trường ngày càng nhiều với khối lượng lớn và ngày càng đa dạng phong phú. Hoạt động thương mại trên thị trường ngày càng sôi động và nhộn nhịp, cạnh trang trên thị trường ngày càng gay gắt làm cho vấn đề tiêu thụ hàng hóa trở thành vấn đề sống còn của Doanh nghiệp. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp cần phải đạt được các mục tiêu cơ bản: mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu vị thế và mục tiêu an toàn. Để đạt được mục tiêu trên Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hành vi mua sắm của khách hàng, đưa ra cách đáp ứng nhu cầu tốt nhất có thể cho khách hàng thõa mãn. Mặt khác muốn đạt được vị thế trên thị trường cạnh tranh, các Doanh nghiệp cần đổi mới thường xuyên. Xúc tiến bán hàng là hoạt động nhằm kích thích người tiêu dùng mua hàng và làm tăng hiệu quả của các đại lý. Đây là công cụ thúc đẩy các khâu: Cung ứng phân phối, tiêu dùng đối với một nhóm mạt hàng ở Doanh nghiệp. Những kỹ thuật xúc tiến thường được áp dụng là: Bán có thưởng. Thực hiện giảm giá. Tổ chức cuộc thi. Khuyến khích mua thử và các quà biếu khác. Như vậy xúc tiến bán hàng nhằm để tác động vào tâm lý khách hàng tạo sự chú ý thu hút khách hàng tới sản phẩm làm cho nó hấp dẫn hơn. Vì vậy quảng cáo và xúc tiến bán hàng là công cụ và là phương tiện dẫn dắt khách hàng biết tới sản phẩm, là động lực của buôn bán. 1.2.5. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Việc phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp một cái nhìn tổng thể về tình hình tiêu thụ, giúp doanh nghiệp biết được trong kỳ kinh doanh vừa qua doanh nghiệp có đạt được mục tiêu hay không, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, tìm ra các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề ra phương hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong chu kỳ tiếp theo. Phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gồm có: Phân tích và đánh giá quy trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và phân tích đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Phân tích và đánh giá quy trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo một số tiêu thức sau: Toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực tế của doanh nghiệp có được thực hiện một cách tuần tự theo kế hoạch đã vạch ra hay không? Mức độ và sự tuân thủ từng khâu từng bước? Việc quyết định và xây dựng quy trình như vậy đã đầy đủ và khoa học chưa? Quy trình tiêu thụ sản phẩm đó có những yêu nhược điểm gì? Những điều cần bổ sung ở mỗi khâu, mỗi bước? Bổ sung như thế nào? Bổ sung như vậy có tạo thêm điểm mạnh gì và có làm xuất hiện điểm yếu gì thêm? Viếc sửa đổi, bổ sung có lợi hay có hại nhiều hơn?... Khi phân tích đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp thường sử dụng một số chỉ tiêu: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch, khối lượng tiêu thụ theo khách hàng; khối lượng tiêu thụ theo khu vực địa lý, khối lượng tiêu thụ theo kế hoạch, thị phần của doanh nghiệp, tốc độ tăng thị phần, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch… Các chỉ tiêu chung sẽ cho cái nhìn tổng quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm tốt hay xấu, tăng hay giảm. Còn các chỉ tiêu cụ thể sẽ cho thấy nguyên nhân của việc tăng hay giảm khối lượng hàng bán, từ đó tìm ra cách giải quyết hợp lý. Trong công tác đánh giá, các phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp thống kê và phương pháp so sánh. Thông qua kết quả thống kê và so sánh để doanh nghiệp đưa ra các kết luận về tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp thường đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hai hình thức là tự đánh giá tức là mỗi người, mỗi bộ phận tự đánh giá về mình và đánh giá khách quan tức là đánh giá của các bên có liên quan về bên được đánh giá. Trong hai hình thức đánh giá này thì hình thức đánh giá khách quan. [5] 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về bên ngoài doanh nghiệp Các yếu tố thuộc về bên ngoài doanh nghiệp là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, do vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải thích ứng tốt nhất xu hướng vận động của nó. 1.3.1.1. Các chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước. Tùy vào mục đích quản lý vĩ mô của nền kinh tế, từng giai đoạn cụ thể mà Nhà nước có những chính sách phát triển kinh tế- xã hội khách nhau, có thể có những chính sách khuyến khích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng loại sản phâm hàng hóa nào đó thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách thuế… Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy theo sát các chính sách phat triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, doanh nghiệp sẽ có hướng đi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 1.3.1.2. Môi trường công nghệ Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc hiện đại được áp dụng trong sản xuất ngày càng tăng, tạo khả năng lớn cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất dẫn tới giá thành sản phẩm giảm, mà chất lượng sản phẩm được nâng cao. Vì vậy, doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất sẽ có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 1.3.1.3. Môi trường cạnh tranh Nhìn chung mọi doanh nghiệp đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nhau. Đối thủ cạnh tranh là người đang chiếm giữ một phần thị phần và giành giật một phần khách hàng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường có sự cạnh càng cao thì khả năng tiêu thụ được sản phẩm của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn. Ngược lại, nêu sản phầm mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường là độc quyền thì chắc chắn khách hàng sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài sản phẩm của doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp bây giờ không phải là người đứng đầu thị trường nữa mà phải là người duy nhất trine thị trường. Do vậy, môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì thành quả cho người chiến thắng ngày càng vinh quang bấy nhiêu, doanh nghiệp nà có thể vươn lên thành người duy nhất trên thị trường, khi đó sản phẩm của doanh nghiệp là số một và khi người tiêu dùng có nhu cầu mua sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ là lựa chọn hàng đầu. Ngược lại, thất bại trong cạnh tranh sẽ làm doanh nghiệp bị đào thải ra khỏi thị trường. 1.3.1.4. Nhu cầu thị trường Từ thực tế, nhiều người ._.thích mua một loại hàng hóa không phải chỉ vì sự tài tình của người bán mà chủ yếu là sự hấp dẫn của sản phẩm mang lại. Vì sao hàng hóa của hãng này lại có hấp dẫn hơn hãng khác? Vì người sản xuất tao ra cho nó một khả năng thích ứng với nhu cầu thị trường lớn hơn. Do vậy, để tiến hành tiêu thụ được thì nhà kinh doanh phải hiểu được khách hàng sẽ cần loại hàng hóa nào? Đặc tính đó phải ra sao? Mức giá nào người mua sẽ chấp nhận được? khi đó họ mới thực sự hiểu nhu cầu của khách hàng, tiêu thụ sẽ được nhiều và kinh doanh mới mang lại cái mà người kinh doanh chờ đợi- lợi nhuận. Thực tê đã chứng minh, chỉ có những doanh nghiệp nào nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thích ứng được với những nhu cầu đó, lúc đó sản phẩm sản xuất ra là tiêu thụ được nhanh, chỉ có như vậy doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển được. 1.3.1.5. Các điều kiện tự nhiên Các điều kiện tự nhiên như địa lý, thời tiết… có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Nó có thể tạo ra lợi nhuận và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tao điều kiện khuyêch trương sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm thiểu các chi phí phục vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm, chi phí quảng cáo và tiếp thị sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Tài nguyên thiên nhiên phong phí, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu ầu thị trường, tạo điệu kiển mở rộng hoạt động tiêu thụ 1.3.2. Các nhân tố thuộc về bên trong doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp có một tiềm năng riêng nhất định, nó phản ánh thế lực của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cần phải đánh giá tiềm năng đó một cách chính xác để phục vụ cho việc khai thác thời cơ. Một chiến lược không được xây dựng trên cơ sở tiềm năng đã đánh giá thì sẽ bị thất bại và kéo theo đó là các chi phí vô ích. Để công tác tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, doanh nghiệp không những phải chú ý đến các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp mà còn phải chú ý đến các nhân tố bên trong của doanh nghiệp bao gồm 1.3.2.1. Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Lựa chọn sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh cần được cân nhắc kỹ trước một quá trình kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn luôn nghiên cứu nhu cầu của thị trường để biết xem sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp với nhu cầu của thị trường hay không? Từ đó có những chính sách về đổi mới sản phẩm, đổi mới mặt hàng kinh doanh cho phù hợp để thu được lợi nhuận. Cũng cần nắm vững đặc thù của sản phẩm, bởi đây là cơ sở để tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng chính sách giá, cạnh tranh từ đó xác định được phương án tiêu thụ thích hợp. 1.3.2.2. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Yếu tố con người luôn có vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do con người thực hiện. Con người cung cấp số liệu đầu vào, thị trường, để hoạch định chiến lược, kế hoạch và mục tiêu; con người thực hiện phân tích bối cảnh môi trường và lựa chọn phương pháp và nghệ thuật kinh doanh. Cho dù quan điểm, chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp có đề ra một cách đúng đắn, khả thi, nó cũng không thể đưa lại kết quả và hiệu quả nếu không có những con người làm việc cụ thể thành thạo công việc, trung thành và chủ động, tự giác làm việc. Đặc biệt là nhân viên tiêu thụ sản phẩm, họ là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Họ là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng, là người đem lại nhiều thông tin nhất cho doanh nghiệp và là lực lượng quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.3. Một số nhân tố khác. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn Tình hình máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp: Nó là một nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, tính tiên tiến của sản phẩm ,đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm cuối cùng là lợi nhuận của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, chi phí tạo nên sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nó là một nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, tính tiên tiến của sản phẩm ,đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm cuối cùng là lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoạt động marketing: người tiêu dùng biết đến các sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các hoạt động marketing nên hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số nhân tố khác như: Hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tạo nguồn hàng, nề nếp văn hóa của tổ chức, hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường… CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SÚC SẢN NGHỆ AN. 2.1. Khái quát về Công ty chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An. 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần chế biến và xuấ khẩu súc sản Nghệ An. 2.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển Công ty chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An tiền than là công ty chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An, là một doanh nghiệp nhà nước. Năm 1987 UBND tỉnh Nghệ An có quyết định xây dựng nhà máy Chế biến Xuất khẩu Súc sản tại số 53 – Đường Nguyễn Sỹ Sách – TP Vinh – Nghệ An, đến năm 1991 nhá máy được khánh thành và đưa vào sản xuất lần đầu tiên. Do sự phát triển đô thị quá nhanh, nhà nước ngày càng nằm sâu trong vùng trung tâm của Thành Phố, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do đó năm 2001 UBND tỉnh quyết định di chuyển Nhà máy ra khu CN Bắc Vinh. Đến năm 2003 Nhà máy đã hoàn thành và tiếp tục đi vào sản xuất. năm 2004 Nhà nước có chủ trương chuyển đổi các DN nhà nước thành Công ty CP, vì vậy từ ngày 16 tháng 9 năm 2005 Công ty Chế biến và Xuất khẩu Súc sản Nghệ An. 2.1.1.2. Tên công ty. - Tên công ty: : CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SÚC SẢN NGHỆ AN. - Tên giao dịch quốc tế: Nghệ An processing and exporting livestock join stock company. - Tên viết tắt: NGHỆ AN ANIMEX. 2.1.1.3. Trụ sở công ty - Địa chỉ: Đường Đặng Thai Mai – Khu CN Bắc Vinh – TP Vinh – Tỉnh Nghệ An. - Điện thoại: 038 514320 Fax: 038. 514070 -Email: animexnghean@vnn.vn Vốn điều lệ: 3.560.000.000 đồng Cổ phần: 50 cổ đông, 10000 đ/cổ phần. 2.1.1.4. Lao động Nguồn nhân lực là đội ngũ người tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp và gián tiếp, sử dụng nguồn nhân lực như thế nào trong kinh doanh, đó là điều trăn trở không phải của riêng một doanh nghiệp nào. Có thể nói chính sách sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là một trong yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy mà công ty đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt là công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Hang năm công ty còn tổ chức những lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chưa được ổn định tuy nhiên cho tới nay công ty đã có 32 người trong đó có 3 kỹ sư, hơn 10 nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học và 2 bác sỹ thú y cùng 20 công nhân lao động có tay nghề khác. 2.1.1.5. Hình thức tổ chức và tư cách pháp nhân - Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An được thành lập dưới hình thức chuyển toàn bộ từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Công ty là Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng ở ngân hàng, có quyền tự quyết định một cách độc lập trong quá trình hoạt động của mình, có quyền tự tham gia vào các quan hệ pháp luật. - Chịu trách nhiệm về tài chính đối với các khoản nợ và các cam kết của công ty. - Hạch toán kế toán độc lập, tự chủ về tài chính – tự chịu trách nhiệm về mọi kết quả của công ty. - Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳmg, dân chủ, tuân thủ phảp luật và các quy định trong điều lệ. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh. Sản xuất chế biến, mua bán gia súc, nông sản, lâm sản, hải sản. Chăn nuôi, chế biến, mua bán gia súc gia cầm, thức ăn gia súc. Mua bán các loại máy, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, hàng điện tử, điện máy và các loại nước giải khát, bia rượu. Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, hàng quá cảnh. 2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động - Sản xuất và kinh doanh tại thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thịt gồm thịt đông lạnh từ thịt heo, trâu, bò gia cầm, trứng gia cầm. - Sản xuất heo giống, heo hậu bị, heo thương phẩm, heo thịt và thức ăn gia súc. 2.1.2.2. Năng lực sản xuất: Với quy mô trang thiết bị hiện đại, công nghệ khép kín bao gồm: - Trụ sở công ty được trang thiết bị đầy đủ các hệ thống thông tin liên lạc, computer, mạng hệ thống mạng điện rộng trong ngành và nối mạng internet, các công cụ truyền thông, hệ theo dõi hoạt động trong công ty như camera, máy theo dõi tự động - Hệ thống kho lạnh với cấp độ nhiệt khác nhau, sức chứa 100 tấn, đáp ứng thỏa mãn yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Hệ thống dây chuyền sản xuất – chế biến đồ hộp với công suất 500 tấn/năm theo thiết bị và công nghệ của Châu Âu. - Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh có công suất 300 tấn/năm tại thành phố Vinh. 2.1.2.3. Phương châm và phương thức kinh doanh Phương thức kinh doanh linh hoạt, tinh thần sẵn sàng hợp tác và quan tâm đến quyền lợi của đối tác kinh doanh. - Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc cung cấp nhu cầu tiêu thụ thịt heo, trâu, bò tại Thành phố Vinh Nghệ An. - Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An đã xây dựng được một mạng lưới hệ thống phân phối toàn thành phố Vinh. 2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 1). Đại hội đồng cổ đông 2). Hội đồng quản trị 3) Ban kiểm soát 4) Ban giám đốc 5) Phòng kế hoạch kỹ thuật. 6) Kế toán 7) Nhà máy 8) Bảo vệ 9) Tổ cơ điện 10) Tổ sản xuất thịt chín 11) Tổ sản xuất thịt Đông lạnh 2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HĐQT BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI VỤ XƯỞNG SX PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH TỔ GIẾT MỔ TỔ PHA LÓC TỔ ĐÓNG GÓI TỔ CƠ ĐIỆN Sơ đồ 5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2009) 2.1.5. Mô hình tổ chức hoạt động của công ty Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông là tất cả những thành viên tham gia góp vốn vào công ty , là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần. Hội đồng quản trị. HĐQT là cơ quan quản lý Công ty. HĐQT do đại hội cổ đông bầu ra, thay mặ cho đại hội cổ đông và toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. - Chủ tịch Hội đồng quản trị + Là người đứng đầu Công ty, người điều hành, người quản lý và chỉ đạo các hoạt động của Công ty, đồng thời kiểm soát nguồn tài chính của Công ty. + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động. Ban kiểm soát. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của ĐHĐCĐ, theo yêu cầu cổ đông, nhóm cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều 53 luật doanh nghiệp. Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động. Tham khảo ý kiến của HĐQT về kết quả hoạt động. Tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ. Báo cáo ĐHĐCĐ về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của viêch ghi chép của việc lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo khác của Công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Các quyền và nhiêm vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Ban giám đốc. Giám đốc: + Là người trực tiếp điều hành công tác sản xuất tại Công ty. + Tìm kiếm nguồn hàng, đàm phấn ký kết và thực hiện các hợp đồng. + Phê duyệt các quyết định sản xuất, kế hoạch sản xuất tại Công ty. + Trực tiếp giao dịch với khách hàng. Phó giám đốc: + là người cùng với Giám đốc trực tiếp điều hành công tác sản xuất tại Công ty. + Trực tiếp quản lý công việc sản xuất. + Chịu trách nhiệm tiến độ xuất hàng. Phòng tổ chức – HC: +Quản lý nhân sự. + Báo cáo sự tăng, giảm hàng ngày thông qua bảng chấm công. Phòng kế hoạch kỹ thuật. + Sau khi hợp đồng được ký kết, phòng kế hoạch sản xuất, tổ chức phân bổ hàng hóa, nguyên vật liệu… một cách đồng bộ, đầy đủ và kịp thời thông qua bảng kế hoạch, bảng theo dõi tiến độ năng suất hàng ngày, kế hoạch phân bổ cho từng chuyền. + Chịu trách nhiệm xây dựng quy trình công nghệ cho từng mã hàng và là cơ sở để xây dựng đơn giá quy trình phải được chấp thuận của Tổ trưởng các bộ phận liên quan. + Quy trình công nghệ phải được thực hiện trước khi sản xuất. + Xác định mức thực tế trong sản xuất. + Kiểm tra chấ lượng và xử lý những sản phẩm đầu chuyến nhằm sản xuất sản phẩm từ các chuyền đúng theo yêu cầu khách hàng. Kế toán. + Nhận các chứng từ kế toán như: Hợp đồng, thanh lý nguyên phụ liệu, thanh lý hợp động. Phiếu xuất kho thành phẩm nhằm thanh toán công nợ. + Sử dụng các tài khoản kế toán nhằm theo dõi các nghiệp vụ phát sinh. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhà máy. + Là nơi để sản xuất các loại thịt chin, thịt đông lạnh. + Nơi hoạt động quá trình sản xuất hàng hóa Công ty. Bảo vệ. + Bảo vệ tài sản Công ty. + Giữ gìn trật tự Công ty. Tổ cơ điện. + Chịu trách nhiệm về máy móc trong sản xuất. + Cung cấp điện, đảm bảo máy móc hoạt động tốt trong quá trình sản xuất. Tổ sản xuất thịt chín. Chịu trách nhiệm trong việc sản xuất ra sản phẩm thịt chín. Tổ sản xuất thịt đông lạnh. Chịu trách nhiệm sản xuất ra thịt đông lạnh. 2.1.6. Tình hình công tác kế toán. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán áp dụng theo hình thức tập trung, mỗi nhân viên khoán chịu trách nhiệm theo dõi từng phần kế toán khác nhau dưới sự chỉ đạo, phân công của kế toán trưởng. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán quỹ Kế toán kho Kế toán tiền lương Kế toán công nợ Kế toán thanh toán Sơ đồ 6: Tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty: (Nguồn :từ phòng tài chính của công ty) Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán của Công ty theo mô hình kế toán tập trung dưới sự điều hành của kế toán trưởng. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán trong Công ty như sau: Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền về công tác kế toán tại Công ty: Chỉ đạo nhân viên kế toán kiểm tra chứng từ liên quan đến tài chính Công ty: Đánh giá tình hình thu - chi tài chính; báo cáo kế toán theo định kỳ. Là người chịu sự chỉ lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, đồng thời chịu sự kiểm tra về tài chính của cơ quan cấp trên. Kế toán tổng hợp: Có chức năng trợ giúp kế toán trưởng điều hành hoạt động tài chính kế toán trong công ty, thay măt kế toán trưởng giải quyết các vấn đề về tài chính khi kế toán trưởng đi vắng. Tổng hợp các số liệu từ các kế toán viên, lên sổ Cái, lập các báo cáo tài chính cuối kỳ. Kế toán thanh toán: Theo dõi,phản ánh tình hình biến động tiền mặt, tiền gởi ngân hàng tại công ty. Lập các chứng từ thanh toán theo quy định của Nhà nước. Định kỳ kết hợp với thủ quỹ, các bộ ngân hàng để đối chiếu số dư các khoản tiền Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải trả nhà cung cấp. Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính lương, BHXH, BHYT,CPCĐ và thanh toán tạm ứng lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Kế toán kho: : Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn sản phẩm. Tính toán giá cả mua, bán, xuất dùng hợp lý. Kế toán quỹ: Là người trực tiếp thu chi dòng tiền mặt tại quỹ, đơn vị, rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ, kiểm tra hàng ngày, đối chiếu với cán bộ thanh toán trước khi báo cáo cho kế toán trưởng. Thực hiện công việc trả lương, phát thưởng và các chế độ khác cho công nhân viên. 2.2. Thực trạng quản lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An. 2.2.1. Thực trạng quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty Năm 2005 thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước ,công ty chế biến và xuất khẩu súc sản nghệ an đã thực hiện thành công công việc cổ phần hoá công ty.UBND Tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 2512 QĐ/UBND - ĐMDN ngày 29/07/2005 về việc chuyển Công ty Chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An thành Công ty cổ phần. Sau khi cổ phần công ty bắt đầu giai đoạn ổn định và phát triển, kết quả kinh doanh có lãi, bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn cần phải tháo gỡ: Giá cả các mặt hàng thực phẩm nguyên liệu đầu vào liên tục tăng mạnh trong lúc giá cả thực phẩm đông lạnh bán ra tăng lên không tương ứng với giá đầu vào gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, bộ máy quản lý công ty còn thiếu nhiều vị trí nên cán bộ trong công ty còn phải kiêm nhiệm nhiều việc, thường xuyên phải đi công tác xa để duy trì, tìm kiếm và phát triển thị trường. Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Nhiệm kỳ 2006 - 2009 là nhiệm kỳ đầu tiên doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phẩn. Vượt lên mọi khó khăn và thử thách HĐQT, tập thể Ban lãnh đạo đã ý thức được tình thế, tìm mọi cách để duy trì và phát triển sản xuất, đưa doanh nghiệp từ kinh doanh thua lỗ, việc làm không ổn định, thu nhập người lao động thấp đến kết quả kinh doanh có lãi, bảo đảm việc làm thường xuyên, thu nhập cao, ổn định cho người lao động. Bảng 1: Kết quả SXKD từ năm 2006 đến hết năm 2009 Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.825,146 28.015,643 37.605.305 41.530,502 2 Tổng chi phí : Giá vốn hàng bán. Chi phí bán hàng. + Trong đó: Chi phí cho hoạt động hỗ trợ bán hàng. + Chi phí bán hàng khác. 15.245,300 13.750,320 701,250 500,350 400,900 26.760,249 23.910,759 1.220,425 615,341 905,084 35.819,421 31.610,679 1.415,460 415,623 1.199,837 41.035,412 38.876,124 1.855,245 575,124 1.280,121 3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 825,256 1.691,044 1.785,884 710,338 4 Lợi nhuận khác 85,345 101,215 135,618 96,574 5 Tổng lợi nhuận trước thuế 910,601 1.792,259 1.921,502 806,912 (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư) Qua số liệu giữa các năm ta thấy, năm 2006, do mới chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, nên việc kinh doanh của công ty bước đầu gặp nhiều khó khăn. Doanh thu năm 2007 chỉ đạt 15.245,300 triệu đồng tương ứng với mức lợi nhuận là 910,601 triệu đồng. Để mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu, công ty đã chi cho hoạt động hỗ trợ bán hàng 500,350 triệu đồng trong đó chi phí cho quảng cáo và giới thiệu sản phẩm là 315,245 triệu đồng. Nhờ có chiến lược kinh doanh tốt, và tạo được lòng tin với khách hàng về chất lượng sản phẩm nên năm 2007 doanh thu tăng lên gần 1,8 lần, lợi nhuận cũng tăng lên xấp xỉ 2 lần. Thị trường được mở rộng sang cả Trung quốc và HongKong. Doanh thu tương đối ổn định và lợi nhuận tăng đều đến hết năm 2007. Cụ thể là: lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007 1,07 lần. Mặc dù trong năm thời gian này, công ty không dành chi phí cho việc quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng do việc cho ra mắt một số sản phẩm mới nên chi phí cho hoạt động hỗ trợ bán hàng cũng không giảm đi nhiều. Năm 2008, khi tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến toàn diện nền kinh tế đất nước. Ngành thực phẩm gặp khó khăn không nhỏ khi sản lượng xuất khẩu giảm mạnh, các bệnh về gia súc liên tục tăng lên. Nhờ công tác hỗ trợ bán hàng đạt hiệu quả cao nên số lượng đơn đặt hàng không giảm đi nhiều. Mặc dù doanh thu vẫn tăng lên so với năm 2007 nhưng do chi phí cho việc hỗ trợ bán hàng, kiểm dịch và chi phí tài chính tăng lên nhiều làm cho lợi nhuận năm 2008 giảm đáng kể (giảm 2,3 lần). Nhìn chung, giai đoạn: 2006 – 2009 là giai đoạn phát triển với nhiều thăng trầm. Với nhiều chính sách hợp lý đặc biệt là công tác hỗ trợ bán hàng, phát triển thị trường, công ty đã tìm được chỗ đứng của mình trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm đông lạnh. Việc tìm hiểu về hình thức và hiệu quả của công tác bán hàng của công ty, chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần tiếp theo. Bảng 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước năm 2009 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU SỐ PHẢI NỘP KỲ TRƯỚC SỐ PHẢI NỘP KỲ NÀY SỐ ĐÃ NỘP SỐ CÒN PHẢI NỘP CUỐI KỲ 1 2 3 4 5 I – Thuế 158218049 906279517 959302106 105195460 1- Thuế GTGT hàng bán nội địa 172021799 795719697 907984106 59757390 2- Thuế GTGT hàng bán nhập khẩu - 3- Thuế tiêu thụ đặc biệt - 4- Thuế xuất nhập khẩu - 5- Thuế thu nhập của doanh nghiệp 13803750 59241820 45438070 6- Thuế môn bài 1500000 1500000 - 7- Thuế tài nguyên - 8- Thuế nhà đất - 9- Tiền thuê đất 49818000 49818000 - 10- Các loại thuế khác - II- Các khoản phải nộp khác 7780174 7780174 - 1- Các khoản phụ thu - 2- Các khoản phí và lệ phí - 3- Các khoản phải nộp khác 7780174 7780174 - TỔNG CỘNG 158218049 906279517 959302106 105195460 (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư) 2.2.1.1. Nhu cầu thị trường Tình hình thị trường qua những năm đổi mới : - Chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu Chuyển thị trường từ trạng thái" tự cấp,tự túc"sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật .Với sự tham gia về vốn ,kỹ thuật và lưu thông hàng hoá làm cho thị trường trong nước phát triển sống động ,tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội tăng nhanh . -Thị trường ngoài nứơc được mở rộng theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại . -Quản lý nhà nước và thị trường ,hoạt động thương mại có tiến bộ về tổ chức hệ thống ,hạch định chính xác vĩ mô ,tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển . Với phương châm lấy thị trường nội địa, với hơn 85 triệu dân, làm thị trường chính, thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến trang thiết bị cùng các quy trình sản xuất, nhằm hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Do các mặt hàng thực phẩm của Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn dinh dưỡng đồng thời liên quan đến sức khỏe cộng đồng nên công ty không chạy theo lợi nhuận mà chú ý cạnh tranh bằng chất lượng cao. 2.2.1.2. Lập kế hoạch tiêu thụ: Chính sách về giá: Công ty định giá tiêu thụ sản phẩm dựa trên các căn cứ sau: phần chính dựa trên chi phí sản xuất, một phần thì căn cứ vào giá của hãng dẫn đầu và giá của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Giá cả sản phẩm là một trong những công cụ cạnh tranh chính của một doanh nghiệp. Công tác định giá cần tuân theo các chiến lược, chính sách giá trong từng thời điểm. Thường thì giá của công ty thấp hơn giá của công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN). Do VISSAN là công ty lớn đã có thế mạnh về tài chính nguồn lực và thương hiệu. Bảng 3: Giá thịt tươi sống của công ty VISSAN STT TÊN HÀNG Giá bán lẻ hướng dẫn (đ/kg) 1. Thịt heo 70.000 2. Thịt bò 140.000 3. Thịt gà ta 80.000 4. Ba rọi heo 72.000 ( Nguồn: Bảng giá các mặt hàng Thực Phẩm Chế Biến và thực Phẩm Tươi Sống VISSAN trên được áp dụng từ tháng 11/2009 đến hiện nay) Công tác định giá của công ty dựa trên đối thủ cạnh tranh có ưu thế là dễ dàng xác định giá và hiệu quả cao nhưng chính sách giá vẫn chưa thật sự linh hoạt do chính sách giá hiện tại chưa căn cứ vào mối quan hệ giá cả và số lượng và hầu hết là áp dụng chung cho tất cả thị trường. Chính sách về sản phẩm: Chính sách sản phẩm là hoạt động, công cụ cạnh tranh quan trọng của công ty trong nền kinh tế thị trường. Đó không chỉ là hoạt động nghiên cứu, triển khai sản phẩm hoàn toàn mới mà còn bao gồm cả việc cải tiến mẫu mã, bao bì, kiểu dáng…hay bổ sung hoàn thiện sản phẩm. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ, Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Từ các loại thịt heo, bò, gà… công ty đã chia nhỏ các loại thịt đó thành các loại thịt: Thịt đùi heo, Thịt vai heo, Cốt lết heo, Ba rọi heo, Thăn nội (bò A), Nạc đùi bò… thu hút được nhiều khách hàng. 2.2.1.3. Xây dựng các kênh phân phối: Đặc tính của công ty là bán hàng theo lô và bán với số lượng lớn do đó kênh phân phối mà công ty áp dụng là kênh phân phối gián tiếp. Thanh toán: hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt do đặc thù sản phẩm chủ yếu bán cho các cửa hàng bán buôn và các nhà phân phối. Hình thức chuyển khoản chủ yêu áp dụng cho các cơ sở không nằm trong nội tỉnh Nghệ An. Nhà phân phối sẽ được hưởng 2%-3% chiết khấu tùy theo doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Công ty hỗ trợ vận chuyển cho các nhà phân phối. 2.2.2. Những thành tựu đạt được - Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần bộ máy gọn nhẹ hơn (người lao động dôi dư được giải quyết chế độ kịp thời, trước CPH số lao động từ 123 người sau CPH còn lại 32 người), tinh thần tự giác, trách nhiệm trong công việc của cán bộ CNV LĐ cao hơn, đa số cán bộ CNV LĐ trong doanh nghiệp đều được đào tạo cơ bản về chuyên môn và phát huy tốt vai trò của mình trong công việc. - Doanh nghiệp cổ phần được thừa hưởng một cơ sở mới được xây dựng và đưa vào khai thác - Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp hoạt động SXKD. - Nguồn nguyên liệu để chế tạo sản phẩm dồi dào - Trong nền kinh tế đầy biến động công ty đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả tốt - Trang thiết bị cơ sở vật chất được cải tiến và đổi mới theo tiến trình khoa học công nghệ. Diễn tích khu đất công ty hoạt động lớn thuận tiện cho việc chế biến sản xuất nghiên cứu. - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp và tiêu thụ, các trung gian phân phối sản phẩm. 2.2.2.1. Khối lượng và doanh mục sản phẩm. Bảng 4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng Sản phẩm KL tiêu thụ 2007 Giá 2007 đ/1kg KL tiêu thụ 2008 Giá 2008 đ/1kg KL tiêu thụ 2009 Giá 2009 đ/1kg 1. Thịt heo 187,346 54000 228,132 58000 248,387 62000 2. Thịt bò 58,222 151400 75,346 157500 84,123 163000 3. Thịt gà ta 102,213 66500 114,221 69800 120,879 74000 Tổng 347,671 417,698 453,389 - (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư) 2.2.2.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Bảng 5: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của công ty (2007-2009) Sản phẩm DT tiêu thụ 2007 DT tiêu thụ 2008 DT tiêu thụ 2009 Số tuyệt đối 07/08 So sánh 07/08 (%) Số tuyệt đối 08/09 So sánh 08/09 (%) 1. Thịt heo 10116,7 13231,7 15400 1,308 130,8 1,164 116,4 2. Thịt bò 8814,8 11867 13712 1,346 134,6 1,155 115,5 3. Thịt gà 6797,2 7972,6 8945 1,173 117,3 1,122 112,2 Tổng 25728,7 33071,3 38057 1,285 128,5 1,151 115,1 (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư) Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung khối lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ tăng dần qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty với tốc độ tăng đồng đều qua các năm.. Đặc biệt vào năm 2008, nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng nhưng công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng cao, doanh thu tiêu thụ các mặt hàng chính yếu đạt hơn 33 tỷ VNĐ, tăng 28,5% so với năm 2007. Tiếp bước những thành công đó, năm 2009 công ty đạt tốc độ tăng trưởng so với 2008 là 15%. Thịt heo luôn là mặt hàng chủ đạo của công ty nên tỷ trọng của thịt heo luôn chiếm cao nhất và đây cũng là mặt hàng có nguồn thu lớn nhất của công ty. Năm 2008 nguồn thu từ thịt heo là hơn 13,23 tỷ VNĐ, chiếm 40,1% trong tổng thu nhập của 3 mặt hàng chính trên. Năm 2009 khối lương tiêu thụ đạt 248,387 tấn, đạt doanh thu 15,4 tỷ chiếm 40,47% trong tổng thu nhập của 3 mặt hàng chính. Hiện nay giá cả thịt heo trên thị trường cao hơn so với công ty xuất bán nên có lợi cạnh tranh rất lớn. Đơn cử một đối thủ cạnh tranh của công ty,công ty VISSAN có giá thịt heo năm 2009 rơi tầm 65.000-66.000d/kg. trong khi đó giá của công ty là 62.000d/kg. Sau thịt heo, lượng tiêu thụ thịt gà cũng là một sản phẩm lợi thế đối với công ty. Năm 2008, lượng tiêu thụ đạt 114,221 tấn tăng hơn 12 tấn so với năm 2007. Tới năm 2009, tuy lượng tiêu thụ có tăng nhưng chỉ tăng hơn một nửa so với năm 2008 ( tăng 6,658 tấn). Đây là tình trạng chung của toàn thế giới trong thời gian này bởi các nước hạn chế nhập khẩu thị gà, ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu thịt gà của công ty. Và đạt được mức tiêu thụ trên là một nỗ lực rất lớn của toàn công ty. Tuy thịt gà có lượng tiêu thụ lớn thứ hai nhưng xét về doanh thu mang về cho công ty thì thịt bò mang lại doanh thu cao hơn. Năm 2008, lượng tiêu thụ thịt bò là 75,346 tấn thu về cho công ty là 11,867 tỷ. Trong khi đó doanh thu của gà là 7,97 tỷ. Điều này, phần lớn do giá thành mỗi kg thịt bò cao hơn nhiều so với thịt gà. Cũng chính vì điều này, kết hợp với xu hướng sử dụng thịt bò của người dân, công ty đã đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng và gia tăng sản xuất. năm 2009, công ty tiêu thụ được 84,123 tấn đạt doanh thu 13,712 tỷ chiếm 36.03% trong tổng doanh thu của 3 mặt hàng chính trên. 2.2.2.3. Chi phí tiêu thụ sản phẩm Bảng 6: Chi phí tiêu thụ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi phí NVL 19.126.465.707 28.065.250.430 27.126.465.707 Chi phí tiền công, tiền lương 685.897.134 726.940.974 693.812.521 Chi phí bằng tiền khác 1.856.765.436 2.832.500.554 2.622.368.168 Cộng 21.669.128.277 31.624.691.958 30.442.646.396 (Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư) Nhìn vào bảng chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các chi phí tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt năm 2008, chi phí NVL tăng đột biến và dẫn tới tổ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26940.doc