Quản lý nhà nước đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hoá của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (National office of intellectual property of Viêt Nam) tại địa bàn Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Quản lý nhà nước đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (National office of intellectual property of Viêt Nam) tại địa bàn Hà Nội Họ và tên sinh viên: Phan Văn Hùng Chuyên ngành: Marketing Lớp: Quảng Cáo Khóa: 46 Hệ: Chính quy Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lưu Văn Nghiêm HÀ NỘI, NĂM 2008 Phụ lục Lời mở đầu ..................................................................

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quản lý nhà nước đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hoá của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (National office of intellectual property of Viêt Nam) tại địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................................................1 Lời mở đầu Trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu hóa, mỗi sản phẩm hóa/ dịch vụ không mang nhãn đều cung ứng cho người tiêu dùng một số giá trị vật chất và phi vật chất nào đó và thông thường, luôn có nhiều nhà sản xuất khác nhau cùng đưa ra thị trường một loại sản phẩm tương tự nhau về cấu tạo, chức năng và thẩm mỹ. Vậy làm cách nào để có thể phân biệt được đâu là hàng hóa chúng ta cần? Các DN nên làm gì để người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm nào là do DN đó sản xuất? Cách duy nhất là tạo dựng một nhãn hiệu riêng, dễ nhận biết, từ đó xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu bằng cách đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. BHNH tạo điều kiện thuận lợi cho các DN quảng bá, lưu động, bảo vệ, phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. BHNH - bảo hộ tài sản trí tuệ là việc làm không thể thiếu đối với các DN trong việc xây dựng và phát triển thị trường, bảo hộ có hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh của mình. Và trong khuôn khổ của đề tài này em xin được đi sâu vào phân tích một số khía cạnh chính của lĩnh vực tuy đã được nhiều doanh nghiệp cũng như người dân biết đến khá lâu nhưng lại không phải được mọi người hiểu rõ,chính xác và đầy đủ của vấn đề SHTT nhãn hiệu hàng hóa thông qua việc tìm hiểu hoạt động quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa của Cục SHTT Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lưu Văn Nghiêm đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và các cô chú trong Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Cục. Chương I Quản lý Nhà nước đối với sở hữu trí tuệ (SHTT) nhãn hiệu hàng hóa 1/ Lịch sử hình thành và phát triển nhãn hiệu hàng hóa 1.1/ Trên thế giới a/ Nhãn hiệu là gì? Thuật ngữ tiếng Anh “brand"(nhãn hiệu) bắt nguồn từ chữ "burning" (đốt cháy), một từ thông dụng theo nghĩa kinh doanh có nghĩa là đốt cháy lên da hoặc lông của các con thú nuôi, gỗ, kim loại đúc hoặc các hàng hóa khác thời xưa để in ký hiệu riêng lên đó. Đến thế kỷ XIX, theo từ điển Oxford, từ này đã mang nghĩa là dấu hiệu của nhãn hiệu thương mại. Vào giữa thế kỷ XX, từ '"branơ" phát triển rộng ra để bao gồm cả những hình ảnh về một sản phẩm được ghi lại trong tâm trí người tiêu dùng tiềm năng hoặc cụ thể hơn là quan niệm về một người hay vật nào đó. Ngày nay, thuật ngữ brand được thay thế và sử dụng phổ biến bằng cụm từ “trade mark” nghĩa là nhãn hiệu thương mại; trong khi đó brand được nhiều người coi là thương hiệu. Trên thực tế thương hiệu hoàn toàn không có gì khác biệt so vơi nhãn hiệu - được hiểu là tổng hòa tất cả các thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hay một Công ty được truyền đạt tới đối tượng mục tiêu bằng tên gọi hoặc các dấu hiệu nhận biết khác, như logo hoặc hình tượng. Nhãn hiệu không phải là cái tên: một tên Công ty nào đó mà không truyền đạt tới đối tượng mục tiêu thông điệp hay thuộc tính gì thì không thể gọi là một nhãn hiệu. Các thuộc tính của nhãn hiệu tồn tại trong mắt của người sở hữu và phản ánh sự tích luỹ các thông điệp truyền thông mà đối tượng mục tiêu đã nhận được liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay Công ty và những “kinh nghiệm" mà người tiêu dùng đó đã trải qua với sản phẩm, dịch vụ hay Công ty đó. b/ Lịch sử của quản trị nhãn hiệu Nhãn hiệu đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Những người cổ đại thời kỳ đồ đá vẫn thường trao đổi với nhau những vũ khí được thiết kế khác biệt với vẻ ngoài đem lại cảm tưởng sẽ giúp họ thành công hơn trong săn bắn. Những người đóng tàu Viking cũng có những "nhãn hiệu” tàu biển khác nhau. Về sau này, khi loài người biết đúc kim loại, nhiều người đã đúc lên sản phẩm tên họ của mình như một chứng tích khẳng định chất lượng của sản phẩm. Trên thực tế, định nhãn, hay việc sử dụng các biểu tượng để truyền đạt các thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ có thể được coi là một hoạt động chỉ riêng gặp ở con người. Đây cũng là nền tảng của thương mại: nếu không có thông tin về danh tiếng của một người sản xuất hay người bán, hoạt động thương mại hẳn nhiên sẽ bị ngừng trệ. Tuy nhiên, quyền lực thực sự của các nhãn hiệu lại có từ khi dấu hiệu này được truyền từ một cá nhân nào đó sang một cộng đồng kinh doanh lớn hơn. Quá trình chuyển đổi này tăng cường giá trị nhãn hiệu, mở rộng mức độ ảnh hưởng của nó và kết quả là nó tạo ra của cải vật chất cho người sở hữu. Josiah Wedgood thường được coi là cha đẻ của quản lý nhãn hiệu hiện đại Từ những năm 1760, Wedgwood đã đặt tên của ông lên các bình gốm sứ để chỉ rõ nguồn gốc và chất lượng của chúng. Tuy nhiên, ông này không chỉ dừng lại ở đó. Gần 200 năm trước khi các phương tiện truyền thông đại chúng được phát minh, Wedgwood đã biết sử dụng chiêu "tiếp thị truyền khẩu”, ông dùng các sản phẩm tinh xảo của mình tặng cho Hoàng gia, rồi dùng các hình ảnh Hoàng gia làm công cụ để tạo ra lối truyền miệng về giá trị của các sản phẩm gốm sứ do ông sáng tạo từ đó tăng thêm giá trị nhãn hiệu của mình. Về sau, quản trị nhãn hiệu đã thoát thai từ cách làm của Wedgwood để du hành vào thế kỷ XX. Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là tivi và nền kinh tế phục hồi với tốc độ tăng trưởng mạnh tại nhiều nước tư bản sau Thế chiến II, một thị trường quy mô lớn dần dần hình thành. Nhu cầu và tiêu chuẩn sống gia tăng khiến marketing lên ngôi trong thời kỳ này. Các Công ty quảng cáo (ad agency) tranh thủ cơ hội này đã phát triển nhanh chóng, tạo ra các chiến dịch truyền thông để thu hút người tiêu dùng đến với các nhãn hiệu. Lúc đâu các quảng cáo truyền hình và báo chí rất đơn giản, nhưng đến thời điểm hiện tại, quảng cáo đã phát triển rất mạnh để trở thành những tác phẩm đích thực. Tại Mỹ, giải bóng chày quốc gia Super Bowl thu hút số lượng khán giả đông nhất nước không chỉ vì tính hấp dẫn của giải này mà còn một phần là vì các nhãn hiệu lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Mỹ sẽ tung ra các chiến dịch quảng cáo mới vào dịp Super Bowl để khai thác sự tập trung đông đảo khán giả vào "thời khắc vàng" này. Trong khi mô hình an agency đã thống trị hoạt động quản tri nhãn hiệu từ nhiều năm nay và vẫn đang có ảnh hưởng to lớn tới việc xây dựng nhãn hiệu của các tập đoàn, đang có những thay đổi lớn lao đặt ra nhiều thử thách cho các an agency. Trong suốt 2 thập kỷ qua, cái gọi là "lợi thế thị phần lớn" đã đần dần giảm tác dụng. Lợi thế thị phần được hiểu là quan điểm coi trọng thị phần của các nhãn hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ: thị phần càng cao thì càng tốt. Ngày nay, các doanh nghiệp coi trọng lợi nhuận và tăng trưởng thị giá cổ phiếu hơn, hay nói chung là giá trị đem lại cho cổ đông và người đầu tư. Những tập đoàn có thị phần lớn nhưng thua lỗ và không đem lại giá trị tăng thêm đã không còn được ưa chuộng. Thị trường quy mô lớn cũng dần dần biến mất và thay vào đó, nó bị phân hoá thành nhiều thị trường nhỏ hẹp được định hình bởi các nhu cầu tập trung hơn và do đó các chiến dịch quảng cáo siêu lớn không còn thích hợp. Ngành truyền thông đại chúng cũng đang chuyển mình nhanh chóng trước sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông mới có thể tác động vào các phân mảng thị trường hẹp hơn nhiều. Thêm vào đó, nền kinh tế dịch vụ hình thành đã làm thay đổi các quan niệm truyền thống trong quản trị nhãn hiệu: trước đây, quản trị nhãn hiệu chỉ giới hạn trong khoảng từ nhận thức của người tiêu dùng tới quyết định mua hàng. Nay, quá trình này mở rộng ra thành mối quan bệ lâu đài giữa người tiêu dùng với nhãn hiệu và sự tương tác qua lại giữa hai chủ thể này. Kết quả của các quá trình trên là có nhiều quan niệm sai lầm về nhãn hiệu đã tồn tại trong bối cảnh hiện nay. Việc hiểu rõ các quan niệm sai lầm này có tác dụng lớn tới việc xem xét lại chiến lược nhãn hiệu của mỗi tập đoàn. Các quan niệm sai lầm khác: * Nhãn hiệu chủ yếu được xây dựng thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, có một yếu tố đang dần thay thế vai trò chủ đạo của quảng cáo đại chúng đối với quá trình xây dựng nhãn hiệu: kinh nghiệm của người tiêu dùng. Yếu tố này bao gồm tổng hoà các tương tác của một người tiêu dùng đối với một Công ty mà theo các mức độ khác nhau, các tương tác này có thể làm mạnh lên hoặc suy yếu nhãn hiệu. Một "kinh nghiệm" tích cực mà người tiêu dùng cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm hay nhãn hiệu của Công ty sẽ có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng nhãn hiệu của tập đoàn và duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng đó. Hành động mua hàng, trước đây được xem là kết thúc của mô hình marketing truyền thống vẫn thường được giảng dạy trong các rường đại học, giờ trở thành sự khởi đầu của một mối quan hệ giữa công ty-khách hàng và sự hình thành của các yếu tố vô hình của sản phẩm (dịch vụ hậu mãi và nhu cầu thoả mãn của người tiêu dùng). Do có sự xuất hiện của yếu tố "kinh nghiệm của người tiêu dùng", nhiều nhãn hiệu lớn ngày nay đang được xây dựng nhờ kích thích kinh nghiệm của người tiêu dùng thay cho quảng cáo truyền thống. Trước khi quảng cáo ồ ạt, nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất thế giới American Online đã gửi Email đến để khách hàng có thể thử nghiệm dịch vụ ngay trên Email rồi từ đó quyết định đăng ký thuê bao AOL. Harley Davidson xây fựng một trong những nhãn hiệu mạnh nhất bằng cách tăng cường kinh nghiệm của người tiêu dùng mục tiêu như thành lập các câu lạc bộ chủ xe Harley và tổ chức các cuộc đua. Yếu tố "kinh nghiệm người tiêu dùng" rõ ràng đang trở thành một công cụ chiến lược quan trọng bên cạnh quảng cáo truyền thống trong xây dựng nhãn hiệu. * Nhãn hiệu được sử dụng chủ yếu để gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Mặc dù các chiến lược nhãn hiệu vẫn tiếp tục được phát triển lấy trung tâm là người tiêu dùng, song chúng sẽ thất bại nếu không chú ý đưa cả các nhà đầu tư và các nhân viên tương lai vào chiến lược này. General Electric, tập đoàn lớn nhất thế giới xét về giá trị thị trường, đã rất thành công trong việc quản lý nhãn hiệu của mình trong giới đầu tư tài chính và thị trường chứng khoán. Nhờ đó, GE có thể dễ dàng tăng vốn trên thị trường tài chính từ các nhà đầu tư. Còn trong bối cảnh hiện nay, khi chất xám trở thành năng lực cạnh tranh cốt lõi, việc hấp dẫn và thụ hút nhân tài là điều không thể thiếu đối với các tập đoàn muốn gặt hái thành công. Mô hình "3 chiều” trong quản trị nhãn hiệu hiện đại: người tiêu dùng, nhà đầu tư và người làm thuê thực ra vẫn còn thiếu một chiều thứ 4: các phương tiện truyền thông, các nhà lập pháp và các tổ chức khác quan tâm tới tập đoàn. Đây là những tổ chức có tiềm lực to lớn có thể tác động mạnh đến sinh mệnh của mỗi tập đoàn. * Chìa khoá đối với quản trị nhãn hiệu thành công là hiểu rõ hiệu quả của nhãn hiệu trên thị trường. Mặc dù đạt được kết quả hiện thời là thống trị thị trường hiện tại, điều quan trọng hơn đối với các nhà quản trị nhãn hiệu hiện đại là có tầm nhìn rộng để nhìn thấy những xu hướng mời ở chân trời xa. Diều này là vì kinh tế tri thức đã làm cho vòng đời của các nhãn hiệu biến động lớn và nhiều nhãn hiệu rất phổ biến đã mau chóng rơi vào quên lãng. Các nhãn hiệu xe hơi Cadillac và đồ điện tử Zenith từng một thời là niềm tự hào của nước Mỹ nay đã không còn bóng dáng bởi vì chúng trở nên lỗi thời trước một thế hệ người tiêu dùng mới. Vì thế, các nhà quản trị nhãn hiệu phải biết nhìn xa trông rộng và dự tính trước các biến cố có thể xảy ra. * Nhãn hiệu là biểu tượng và mang tính cảm xúc nên vì thế, nó được xây dựng chủ yếu nhờ sự sáng tạo chứ không phải phân tích. Chúng ta biết rằng nhãn hiệu có sức thu hút đối với cả trái tim và khối óc, song các chiến lược nhãn hiệu đây đủ có thể lượng hoá và phân tích bằng các mô hình kinh tế. Một trong những khái niệm được sử dụng lâu nay là “vốn nhãn hiệu” (hay còn gọi là giá trị nhãn hiệu - brand equity) hiện đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Việc tăng giá trị của "vốn nhãn hiệu” được coi là một trong những mục tiêu chủ đạo của các nhà quản lý nhãn hiệu ngày nay. * Nhãn hiệu là trách nhiệm của phòng marketing. Cũng như việc nhiều người cho rằng quảng cáo là công cụ duy nhất để xây dựng nhãn hiệu, đây là một hiểu lầm khá phổ biến. Bởi vì nhãn hiệu được coi như một lời cam kết ngầm định giữa Công ty và người tiêu dùng, nên lời cam kết này có vai trò rất quan trọng. Lâu nay không ai phủ nhận chính sản phẩm là yếu tố để thực hiện “lời cam kết ngầm" của Công ty với khách hàng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế mới, khi vai trò của ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng, không chỉ sản phẩm mà chính là toàn bộ các nhân viên của một tập đoàn mới là người thực hiện "lời cam kết ngầm" với khách hàng. Vì thế, nhiệm vụ của các nhà quản trị cao cấp là làm sao phải cung cấp phương tiện cho nhân viên thoả mãn toàn bộ các "kinh nghiệm" của khách hàng khi tiếp cận với sản phẩm của mình. Do đó, thực hiện "lời cam kết ngầm" hàm chứa trong nhãn hiệu, toàn bộ các nhân viên của một tổ chức kinh doanh đều phải có trách nhiệm đối với nhãn hiệu của mình chứ không chỉ riêng phòng marketing. Hiện nay, nhãn hiệu chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong thương mại. Nhãn hiệu có thể được mua bán hoặc có thể cho thuê quyền sử dụng. Nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong nước hoặc trên quốc tế. 1.2/ Ở Việt Nam Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá,dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất,kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ,hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. ( Định nghĩa nhãn hiệu trong luật sở hữu trí tuệ) Các loại nhãn hiệu Nhãn hiệu hàng hóa : là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa nhất định cùng loại do một doanh nghiệp cụ thể sản xuất với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu dịch vụ : Là nhãn hiệu dùng để phân biệt một số dịch vụ do một doanh nghiệp cụ thể cung cấp. Về bản chất nó giống với nhãn hiệu hàng hóa, cả hai loại đều có tinh phân biệt. Dịch vụ có thể là bất kì loại hình nào như tài chính, ngân hàng, du lịch, quảng cáo hoặc vận tải…Nhãn hiệu dịch vụ có thể đăng kí, gia hạn, đình chỉ, chuyển nhượng và cấp phép sử dụng theo các điều kiện tương tự nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu tập thể : Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp bởi các thành viên của một hiệp hội. Nhãn hiệu tập thể thường thuộc sở hữu của một hiệp hội hoặc hợp tác xã mà các thành viên có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để tiếp thị các sản phẩm của mình. Hiệp hội đó thường xây dựng tập hợp các tiêu chuẩn về sử dụng nhãn hiệu tập thể (chẳng hạn tiêu chuẩn chất lượng) và cho phép các thành viên sử dụng nhãn hiệu đó nếu họ đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Nhãn hiệu tập thể có thể xem là một hình thức liên kết hiệu qur trong hiệp tiếp thị sản phẩm của một nhóm các doanh nghiệp khi từng thành viên sẽ gặp khó khăn trong việc quảng cáo, tiếp thị để người tiêu dùng thừa nhận và/ hoặc được chấp nhận phân phối theo các kênh chính thống. VD: nhãn hiệu tập thể Melinda được sử dụng bởi các thành viên của 16 hợp tác xã sản xuất táo tại Valle di Non và Valle di Sole (Italia), những người đã thành lập Cong-xoc-xiom Melinda năm 1989. Nhãn hiệu chứng nhận : Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng một tập hợp tiêu chuẩn và được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền. Nhãn hiệu chứng nhận được cấp khi đáp ứng các tiêu chuẩn định sẵn nhưng không giới hạn đối với thành viên. Nhãn hiệu có thể được sử dụng bởi bất kì người nào có sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn định sẵn. Tại nhiều quốc gia, điểm khác biệt chính giữa các nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận đó là nhãn hiệu tập thêr chỉ có thể được sử dụng bởi một nhóm các doanh nghiệp, như thành viên của một hiệp hội trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kì một ai đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận quy định. Một yêu cầu quan trọng đói với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng kí được coi là có thẩm quyền chứng nhận các sản phẩm liên quan. Ví dụ : Biểu tượng Woolmark là một nhãn hiệu chứng nhân đã đăng kí của công ti woolmark, đây là biểu tượng bảo đảm chất lượng xác nhận rằng các sản phẩm mang biểu tượng đó. Được làm từ 100 % len mới và tuân thủ các chỉ tiêu kĩ thuật nghiêm ngặt do công ty quy định. Nhãn hiệu này được đăng kí tại hơn 140 nước và được cấp Li-xăng cho các nhà sản xuất có đủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật tại 67 nước. Nhãn hiệu nổi tiếng : Là nhãn hiệu được coi là nổi tiếng trên thị trường và được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà nhãn hiệu đó chứng nhận và bảo hộ. Nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ thậm chí khi nhãn hiệu đó không được đăng kí (hoặc chưa bao giờ được sử dụng) trên một lãnh thổ cụ thể. Hơn nữa, trong khi nhãn hiệu được bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn chỉ khi chúng được dùng cho các sản phẩm trùng hoặc tương tự , còn nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn ngay cả khi chúng được dùng cho sản phẩm không cùng loại nếu thỏa mãn một số điều kiện cụ thể. Mục đích chính của việc bảo hộ mạnh hơn này là ngăn chặn việc các công ty lơi dụng danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng và/hoặc gây thiệt hại cho uy tín và danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng đó. VD: Giả sử nhãn hiệu Wondercola là một nhãn hiệu nổi tiếng dùng cho nước ngọt. Sau đó công ty được hưởng lợi từ việc bảo hộ tự động ở các nước dành sự bảo hộ mạnh hơn cho các nhãn hiệu nổi tiếng và ở các nước mà nhãn hiệu của họ là nổt tiếng cho sản phẩm nước ngọt. Sự bảo hộ đó cũng sẽ được áp dụng cho các hàng hóa dịch vụ không liên quan. Điều này có nghĩa là nếu một công ty khác quyết định đưa ra thị trường các sản phẩm khác từ áo phông cho đến kính mát sử dụng nhãn hiệu wondercola thì công ty đó phải xin phép công ty hoặc có thể bị kiện ra tòa vì vi phạm quyền đối với nhãn hiệu. * Nhãn hiệu trên internet Việc sử dụng nhãn hiệu trên internet làm phát sinh một loạt vấn đề pháp lý gây nhiều tranh cãi cùng với các giải pháp không hề dễ dàng và thống nhất. Một vấn đề quan trọng phát sinh từ thực tê rằng quyền đối với nhãn hiệu có tính lãnh thổ (có nghĩa là các quyền đó chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ của quốc gia hoặc khu vực mà nhãn hiệu đó đã được đăng kí hoặc sử dụng), trong khi sự tiếp cận với internet lại mang tính chất toàn cầu. Điều này gây nên khó khăn khi giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân hoặc các công ty sở hữu hợp pháp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn dùng cho các hàng hóa hoặc dịch vụ giống hoặc tương tự tại các nước khác nhau. Luật pháp trong lĩnh vực này đang trong quá trình xây dưng và cách giải quyết có thể là khác nhau giữa nước này với nước khác. Một vấn đề quan trọng liên quan đến sự xung đột giữa các nhãn hiệu và tên miền. Tên miền là địa chỉ internet và thường được sử dụng để tra cứu các trang web. VD, tên miền “wipo.int” được sử dụng để xác định trang web của WIPO tại địa chỉ này. Theo thời gian tên miền đó trở thành yếu tố nhận biết doanh nghiệp, do đó thường trở thành xung đột với nhãn hiệu. Vì thế điều quan trọng là chúng ta phải chon một tên miên không phải là nhãn hiệu của một nhãn hiệu công ty khác, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng. Lý do là vì pháp luật quốc gia, hoặc tòa án của nhiều nước coi việc đăng kí tên miên là nhãn hiệu của một công ty hoặc của một cá nhân khác là vi phạm nhãn hiệu, thường được gọi là chiếm dụng trái phép trên mạng. Nếu việc đó xảy ra thì những doanh nghiệp của bản phải chuyển giao hoặc hủy bỏ tên miền đó, và còn có thể phải nộp một khoản bồi thường thiệt hại hoặc một khoản tiện phạt rất nặng. Để xác định một nhãn hiệu cụ thể nào đó đã được bảo hộ hay chưa, bạn phải liên hệ trực tiếp với các cơ quan nhãn hiệu quốc gia hoặc khu vực, trong đó nhiêu cơ quan có cơ sở dữ liệu nhãn hiệu tra cứu được qua internet. Mặt khác, nếu nhãn hiệu của một công ty đang được sử dụng dưới hình thức một tên miên hoặc đang bị một cá nhân hoặc công ty khác chiếm dụng trái phép trên mạng thì ta có thể tiến hành các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm và lạm dụng quyền đó của các công ty mình. Trong trường hợp này có thể lựa chọn thủ tục hành chính trực tuyến rất phổ biến của WIPO để giải quyết tranh chấp về tên miền trên địa chỉ :arbiter.wipo.int/doimans/. Trang web này cung cấp mẫu đơn cũng như bản mục lục để tiếp cận hàng ngàn vụ tranh chấp liên quan đến tên miền * Chức năng của nhãn hiệu Chức năng chính của một nhãn hiệu giúp người tiêu dùng xác định một sản phẩm (là một hàng hóa dịch vụ) của một công ty cụ thể nhăm phân biệt sản phẩm giống hoặc tương tự do các công ty khác cung cấp. Khi người tiêu dùng hài lòng với sản phẩm đó, có khả năng họ sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm đó trong tương lai. Vì vậy nhãn hiệu cần phân biệt được dễ dàng trong số các sản phẩm giống hoặc tương tự. Bằng việc giúp các công ty phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của các công ty khác, nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược nhãn hiệu và tiếp thị của các công ty, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm của các công ty trong con mắt người tiêu dung. Hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm tạo niềm tin, làm cơ sở để hình thành những khách hàng trung thành và nâng cao danh tiếng của công ty. Người tiêu dùng thường hình thành một sự gắn kết tình cảm với một số nhãn hiệu nhất định, dựa trên một số phẩm chất hoặc đặc điểm mà họ mong muốn từ sản phẩm mang những nhãn hiệu đó. Một ví dụ điển hình về giá trị mạng lại từ nhãn hiệu đối với một công ty là Coca-cola hoặc IBM, giá trị của những nhãn hiệu nổi tiếng này lên tới hơn 50 tỉ đô la Mĩ. Hơn nữa nhãn hiệu cũng tạo ra một động lực khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu của họ một danh tiếng tốt. Bởi thế sở hữu một nhãn hiệu với một hình ảnh và danh tiếng tốt tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Phân biệt nhãn hiệu với một số thuật ngữ dễ hiểu lầm - Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. -    Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa dùng để thể hiện các nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa. (Nhãn hàng hóa được qui định tại NĐ số 89/2006/NĐ-CP ngày 30.8.2006 của Chính phủ). * Nhãn hiệu và thương hiệu Nhãn hiệu Thương hiệu • Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. (Điều 785 Bộ Luật Dân sự 1995) • Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý • Được bảo hộ bởi pháp luật • Do luật sư, bộ phận pháp chế của công ty phụ trách • Có tính hữu hình: giấy chứng nhận, đăng ký • Thương hiệu là sự kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ bất kỳ • Nhìn nhận dưới góc độ quản trị tiếp thị của doanh nghiệp • Do doanh nghiệp xây dựng và công nhận bởi khách hàng • Chức năng của phòng tiếp thị, kinh doanh trong công ty • Có tính vô hình: tình cảm, lòng trung thành của khách hàng 2/ Quản lý Nhà nước sở hữu trí tuệ (SHTT) nhãn hiệu hàng hóa 2.1/ SHTT nhãn hiệu hàng hóa a/ Khái niệm SHTT Mặc dù có rất nhiều các hiệp định và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng không một văn kiện nào đề cập đến một định nghĩa về cụm từ này, có chăng thì cũng chỉ liệt kê ra các phạm trù của sở hữu trí tuệ một cách khái quát. Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được kí tại Stockholm vào ngày 14/7/1967 điều 2 (viii) quy định rằng sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền đối với : (1) Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; (2) Chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình (3) Sáng chế và giải pháp hữu ích trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người (4) Các phát minh khoa học (5) Kiều dáng công nghiệp; (6) Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn thương mại và tên thương mại (7) Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh Kể từ khi thông qua công ước này, quyền sở hữu trí tuệ còn được mở rộng thêm, bao gồm đối với giống cây trồng, mạch dẫn tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại và thông tin bí mật và thể hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Một danh mục đầy đủ hơn về các quyền sở hữu trí tuệ được liệt kê trong phần II của hiệp định TRIPS với danh nghĩa là các đối tượng của hiệp định nay, cụ thể là quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và thông tin bí mật Sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhánh: Sở hữu công nghiệp và quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả. Tuy nhiên đứng trên góc độ người nghiên cứu xin mạnh dạn đưa ra một số ý hiểu về lĩnh vực SHTT: Sở hữu: là thuật ngữ dùng để chỉ quyền của mỗi người đối với tài sản mà người đó hay còn gọi là quyền sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản tương ứng. Tài sản: là đối tượng của sở hữu, bao gồm: tài sản vật chất và tài sản trí tuệ. Tài sản vật chất: bao gồm vật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá bằng tiền và các quyền về tài sản; chúng được chia thành bất động sản (đất đai, nhà ở, công trình xây dựng...) và động sản (những tài sản không phải là bất động sản: đồ dùng cá nhân, các phương tiện đi lại, trang thiết bị gia đình....). Tài sản trí tuệ: là sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật (tiểu thuyết thơ ca, các tác phẩm điêu khắc, hội họa...) và các thành quả sáng tạo khoa học kỹ thuật (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp....). Sở hữu trí tuệ: là khái niệm dùng để chỉ quyền của chủ thể  đối với tài sản trí tuệ tương ứng. Sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu bao gồm sở hữu công nghiệp và bản quyền. b/ SHTT nhãn hiệu hàng hóa Từ khái quát về SHTT ở phần trên ta có thể hiểu một cách khái quát về sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa : Nhãn hiệu hàng hóa một mặt là sản phẩm trí tuệ và sáng tạo của cá nhân , tập thể để phân biệt hàng hóa của mình với các doanh nghiệp khác vì vậy các cá nhân, tập thể đó có quyền sở hữu nó và được quyền yêu cầu bảo hộ nó vì nó là sản phẩm phải tốn chất xám, công sức và vật chất để tạo ra, mặt khác nó là cơ sở để các cơ quan chức năng dám sát hoạt động kinh doanh và tuân thủ theo pháp luật của các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy đứng trên cả hai khía cạnh kinh doanh và quản lý thì SHTT nhãn hiệu hàng hóa là bộ phận quan trọng không thể không hiểu và áp dụng một cách chính xác và thống nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam, hiểu rõ và hiểu chính xác về nó không phải nhiều doanh nghiệp thậm chí cơ quan quản lý nhà nước làm được. SHTT nhãn hiệu hàng hóa trước đây chỉ áp dụng với các sản phẩm là hàng hóa nhưng ngày nay nó đã được mở rộng ra cả dịch vụ. 2.2/ Quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam Quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa là một trong các hoạt động để quản lý kinh tế cũng như thực hiện các chính sách giám sát, thực thi pháp luật trong lĩnh vực này. Năm 2005, luật SHTT ra đời là một bước tiến lớn và là cơ sở để các cơ quan quản lý trong lĩnh vực SHTT thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý nhãn hiệu trên thị trường. Thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa có một số cơ quan chủ yếu là :Cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp ( Cục SHTT Việt Nam…); Các cơ quan quản lý thị trường; Cơ quan Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và du lịch; Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan công an và các cơ quan hành pháp khác ( Cục hải quan …). Nằm trong hệ thống quản lý đó, Cục Sở hữu trí tuệ Việt nam tiền thân là cục sáng chế hàng năm,ngoài việc tiếp nhận và xử lý hàng trăm đơn khiếu nại xác lập quyền, đơn yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, Cục SHTT đã tích cực hỗ trợ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân và tham gia các hoạt động tư pháp,tố tụng liên quan đến giải quyết khiếu nại và tranh chấp quyền SHCN tại Toà án; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực thi xử lý rất nhiều vụ vi phạm hành chính và xâm phạm quyền SHTT. Đặc biệt,Cục SHTT đang chủ trì nghiên cứu, tu chỉnh và trình Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT" nhằm từng bước đẩy lùi tình trạng xâm phạm,vi phạm về SHTT Chương II Thực trạng quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa trong giai đoạn 2005-2007 1/ Thực trạng về SHTT nhãn hiệu hàng hóa 1.1/ Thực trạng chung Việc sản xuất hàng giả, hàng nhái đã trở thành một ngành công nghiệp có qui mô lớn nằm rải rác khắp nơi. Có thể tìm thấy dễ dàng trên đường Nguyễn Trãi hay Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) những áo thun từ xuất xứ trong nước đến Hong Kong, TQ, Thái Lan, Indonesia, Ý... với số lượng lớn, có giá thượng vàng hạ cám từ 60.000-300.000 đồng/chiếc, gồm các nhãn hiệu CK, Dolce & Gabbana hay Chanel, Versace... nổi tiếng. Ngay đồ chơi trẻ em, công nghiệp sản xuất hàng nhái, hàng giả tại TQ và Đông Nam Á đã chiếm tỉ lệ 80% trên thị trường thế giới, thu về hằng năm trên 4 tỉ đôla chứ không còn là hàng thủ công như xưa kia. Trong lĩnh vực sản xuất xe máy: Honda bị vi phạm quyền SHCN nhiều nhất vì đây là thương hiệu mạnh. Không chỉ một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước mà một số liên doanh nước ngoài cũng làm nhái kiểu dáng, phụ tùng của Honda. Cứ mỗi khi có một dòng xe mới ra đời, không bao lâu sau trên thị trường đã xuất hiện những chiếc xe "hệt 100%", chỉ khác tên gọi. Dòng xe Best của Suzuki, Jupiter của Yamaha được làm nhái khá nhiều.Giá một chiếc Honda giả, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33121.doc
Tài liệu liên quan