Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………..…………....4 KẾT LUẬN………………………………………………………….................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...………...73 LỜI MỞ ĐẦU Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự thành công ấy. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nông nghiệp đó là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá tr

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình sản xuất. Do vậy, ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp là phải phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho chế biến. Được thành lập từ năm 1994, trải qua 14 năm hoạt động và phát triển có những lúc công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vượt lên trên hết công ty đã vượt qua và thu được những kết quả kinh doanh rất tốt. Trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn trước tình hình biến động bất thường của thị trường, do thiếu nguyên liệu đầu vào…Nhưng trong nhiều năm công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan vẫn làm ăn hiệu quả và là một trong những doanh nghiệp sản xuất đường hàng đầu Việt Nam. Nguyên liệu mía cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất đường hoạt động luôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Việc thiếu nguyên liệu gây ra những hậu quả rất lớn về lãng phí các thiết bị máy móc, khấu hao trên đầu sản phẩm tăng, công nhân thất nghiệp, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ...tất cả những điều này đã và đang là vấn đề nhức nhối đối với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đường ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp phải xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía đảm bảo cung cấp đủ và ổn định cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Từ những yêu cầu cấp thiết thực tế đặt ra, công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan đã xây dựng vùng nguyên liệu mía phục vụ cho hoạt động của nhà máy chế biến. Vùng nguyên liệu của công ty không ngừng được mở rộng và phát triển, tuy nhiên, nguyên liệu mía cung cấp cho công ty vẫn chưa đáp ứng được công suất chế biến của nhà máy. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài “Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan”. Trong bài viết của mình, tôi đã đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía nói chung, từ đó áp dụng vào công ty để nêu ra thực trạng và giải pháp để quản lý và phát triển vùng nguyên liệu của công ty có hiệu quả hơn. Tuy đã có sự cố gắng nhưng do thời gian thực tập tại công ty không nhiều, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài không thể tránh được những sai sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo Bùi Thị Hồng Việt và các thầy, cô giáo, công ty TNHH đường mía Việt Nam-Đài Loan và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành được đề tài này, em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn rất tận tình của cô giáo Bùi Thị Hồng Việt, sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐƯỜNG 1.1. VAI TRÒ CỦA VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐƯỜNG 1.1.1. Đặc điểm của công nghiệp chế biến đường Từ những điều kiện hình thành và phát triển của mình mà công nghiệp chế biến đường từ nguyên liệu mía vừa có những đặc điểm chung của công nghiệp chế biến nông sản, lại vừa có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt với những ngành công nghiệp chế biến khác. Như các ngành công nghiệp chế biến khác, trong công nghiệp chế biến đường, nguyên liệu được trải qua một quá trình tác động bởi các công cụ, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ hoàn toàn do người sản xuất thực hiện để biến đổi chúng thành những sản phẩm, bán thành phẩm theo ý đồ của người sản xuất. Ngoài các đặc trưng chung của một ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến đường còn có những đặc điểm riêng biệt: a. Đặc điểm về công nghệ sản xuất đường: tùy theo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tùy theo vốn đầu tư… mà người ta áp dụng nhiều phương pháp công nghệ khác nhau, hiện nay trên thế giới có các loại công nghệ sản xuất đường sau: - Công nghệ sản xuất đường thô (Raw sugar) - Công nghệ sản xuất đường trắng (White sugar) - Công nghệ sản xuất đường tinh luyện (Refined sugar) Sự khác nhau giữa các loại công nghệ chủ yếu ở công đoạn làm sạch nước mía, hiện nay trên thế giới có ít nhất 7 mô hình công nghệ áp dụng trong công đoạn làm sạch nước mía, đó là: - Công nghệ các-bô-nát hóa. - Công nghệ sun-phít hóa. - Công nghệ Blanco Director. - Kết hợp các-bô-nát hóa và sun-phít hóa. - Công nghệ SAT. - Công nghệ Cti. - Công nghệ các-bô-nát hóa kết hợp với trao đổi i-on. Dù là áp dụng công nghệ nào thì quá trình sản xuất của bất kỳ nhà máy sản xuất đường nào cũng phải theo quy trình sản xuất chung nhất như sau: Mía nguyên liệu Bùn lọc Bã mía Xử lí mía Trích li nước mía Làm sạch nước mía Cô đặc nước mía Nấu đường, kết tinh, phân mật, sấy, đóng bao Nước mía trong Chè đặc Đường thành phẩm Mật rỉ Như đã nêu ở trên, sự khác nhau giữa các phương pháp sản xuất chủ yếu là ở công đoạn làm sạch và với mỗi một loại công nghệ khác nhau sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, phần lớn các nhà máy đường sản xuất đường trắng theo phương pháp sun-phít hóa. Ưu điểm chính của công nghệ này là chi phí đầu tư thấp, quản lý thiết bị đơn giản. Tuy nhiên, nhược điểm là khả năng ăn mòn thiết bị lớn, dư lượng SO2 trong đường thành phẩm cao, đường dễ lại màu trong quá trình bảo quản. b. Đặc điểm về nguyên liệu mía: - Đặc điểm sinh học của cây mía: Mía là cây trồng hàng năm, có khả năng tái sinh mầm, chu kỳ sản xuất có thể kéo dài 3-4 năm(một vụ mía tơ và 2-3 vụ mía gốc). Thời gian sinh trưởng kéo dài cho đến lúc thu hoạch tùy theo từng loại giống mía nhưng trung bình khoảng từ 12 tháng. Quá trình phát triển và tích lũy đường của cây mía diễn ra từ thấp đến điểm cao nhất, rồi giảm dần đến mức không còn đường để thu hồi nữa. Mía là cây ưa ẩm và cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển. Năng suất và chất lượng mía phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống, khả năng tưới tiêu cũng như trình độ thâm canh…Những đặc điểm sinh học trên của cây mía không chỉ ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất của vùng nguyên liệu mía mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của vùng mía đó. Tuy có biên độ rộng hơn một số cây trồng khác về các điều kiện sinh trưởng và phát triển, nhưng sự sinh trưởng và phát triển của cây mía chỉ cho hiệu quả kinh tế cao khi các điều kiện này được đáp ứng ở những mức độ hợp lý nhất. Những điều kiện này lại tùy thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của từng vùng. Vì vậy, không phải vùng đất nào cũng có thể đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây mía với tư cách là vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến một cách tối ưu nhất. Đây là vấn đề rất quan trọng cần lưu ý khi bố trí sản xuất mía. -Đặc điểm mía nguyên liệu: Mía thuộc loại nguyên liệu tươi, nếu sau khi thu hoạch không kịp thời đưa vào chế biến sẽ bị ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguyên liệu như: giảm trọng lượng, giảm tỷ lệ đường trong mía, ảnh hưởng đến chất lượng đường sản xuất ra. Nhiều thí nghiệm cho thấy lượng đường trong mía bị hao hụt nhiều sau khi chặt, chậm vận chuyển về nhà máy. Khoảng thời gian cho phép là trong vòng 48 giờ. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng mía như độ chin, độ đồng đều, ít tạp chất nhưng quan trọng nhất là chỉ số đánh giá về chữ đường (CCS), tức là hàm lượng đường có thể thu hồi thực tế trong sản xuất. Chữ đường được xác định theo công thức sau: CCS= Trong đó: Pol:Percent first expressed juice- Độ đường tương đối có trong nước mía đầu. F: Fibre percent cane- Tỷ lệ sơ mía B:Brix percent first expressed juice- Hàm lượng chất khô có trong nước mía đầu. Để xác định chữ đường thực tế của từng khối lượng mía nhất định thì mỗi nhà máy được trang bị một cầu mía để lấy mẫu và một phòng thí nghiệm phân tích các mẫu mía. Việc lấy mẫu và phân tích có thể được tự động hóa với sự giúp đỡ của máy tính, hoặc bằng thủ công theo phương pháp phân tích truyền thống. Tỷ lệ sản phẩm đường trên nguyên liệu mía rất thấp, trung bình khoảng 10%. Do khối lượng nguyên liệu mía lớn, chi phí vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất đến cơ sở chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Chính vì vậy cơ sở chế biến phải được xây dựng gần các vùng nguyên liệu mía tập trung chuyên canh, thường khoảng cách xa nhất phải dưới 50km. Ngoài ra, đặc điểm này cũng yêu cầu hệ thống giao thông vận chuyển mía phải đủ sức đáp ứng yêu cầu vận chuyển khối lượng lớn và kịp thời. Nguyên liệu mía mang tính thời vụ rất cao do nó là sản phẩm của nông nghiệp. Do điều kiện khí hậu, thời tiết, do đặc điểm, tính chất của cây mía, nên việc trồng và thu hoạch mía mang tính chất thời vụ. Thời vụ trồng và thu hoạch mía thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, tức là trong vòng 6 tháng mùa hanh khô. Mặt khác, mía là nguyên liệu thực vật, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta, quá trình biến đổi chất diễn ra rất nhanh, nếu sau 48 giờ kể từ lúc thu hoạch mà chưa đưa vào sản xuất thì nguyên liệu mía xuống cấp rất nhanh, hiệu quả sản xuất giảm đáng kể. Chất lượng nguyên liệu mía phụ thuộc rất lớn vào giống mía, điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật canh tác mía và công tác thu hoạch, vận chuyển mía. Nguyên liệu mía được trồng phủ trên diện tích không gian rộng, khi thu hoạch có khối lượng lớn và rất cồng kềnh, tỷ lệ tiêu hao khoảng 10 tấn mía chế biến được 1 tấn đường, chi phí vận tải nguyên liệu mía thường chiếm từ 10-15% giá mía nguyên liệu. Do vậy, các nhà máy đường muốn giảm chi phí vận tải nguyên liệu phải đặt tại trung tâm vùng nguyên liệu mía. 1.1.2. Sự cần thiết phải hình thành vùng nguyên liệu mía cho công nghiệp chế biến đường Trong quá trình phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp từ hai ngành cơ bản là trồng trọt và chăn nuôi đã tách ra thành các ngành chuyên môn hóa như: Ngành trồng trọt tách thành các ngành sản xuất lương thực, ngành sản xuất nguyên liệu chế biến công nghiệp, ngành cây thực phẩm, cây ăn quả…Ngành chăn nuôi tách thành ngành chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm…Tiếp đó, từng ngành chuyên môn hóa lại tách thành các ngành chuyên môn hóa hẹp như ngành sản xuất nguyên liệu chế biến của nông nghiệp lại tách thành các ngành chè, cà phê, cao su, mía đường…Đây là cơ sở quan trọng để hình thành nên các ngành công nghiệp chế biến nông sản, một bộ phận trong hệ thống công nghiệp ở các nước, nhất là các nước có điều kiện phát triển nông nghiệp như nước ta. Lịch sử phát triển của ngành sản xuất mía đường trên thế giới và ở Việt Nam đã chứng minh hiệu quả của công nghiệp chế biến đường tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất và điều này chỉ giới hạn khi sự tiết kiệm về chi phí cố định cho việc sản xuất một tấn đường không còn bù đắp được chi phí nguyên liệu tăng lên do khoảng cách vận chuyển xa hơn. Theo tính toán của cá chuyên gia Anh và Pháp, quy mô của các cơ sở chế biến đường ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 6.000-8.000 tấn mía/ngày là có hiệu quả nhất, trong khi đó ở Thái Lan công suất này là 16.000-20.000 tấn mía/ngày. Thực tế ở Việt Nam, các cơ sở chế biến đường thủ công quy mô nhỏ có công suất từ 20-30 tấn mía/ngày, hao phí nguyên liệu 15-16 tấn mía cho sản xuất 1 tấn đường, trong khi các nhà máy chế biến công nghiệp quy mô lớn chỉ hao phí bình quân 10 tấn mía cho một tấn đường. Như vậy, tính chất khách quan của việc hình thành các vùng nguyên liệu mía cho công nghiệp chế biến đường được xem xét và chứng minh cả về logic và lịch sử. Nó bắt nguồn từ những vấn đề có tính chất chung như phân công lao động xã hội đến các hình thức biểu hiện cụ thể của chuyên môn hóa. 1.2 VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA 1.2.1. Khái niệm vùng nguyên liệu mía Vùng nguyên liệu mía là vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp với sản phẩm là cây mía phục vụ chế biến đường, là vùng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội phù hợp với sự phát triển của cây mía. Vùng được quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển sản xuất mía nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy đường thường có quy mô diện tích tự nhiên tương đối lớn, phù hợp với quy mô công suất của các nhà máy đường có tính đến các yếu tố biến động về năng suất và sản lượng mía hàng năm. 1.2.2. Đặc điểm điểm của vùng nguyên liệu mía 1.2.21. Vùng sản xuất tập trung chuyên canh mía nguyên liệu thường có diện tích tương đối lớn. Đặc điểm này của vùng nguyên liệu mía bắt nguồn từ đặc điểm sinh học của cây mía và tính chất của hoạt động chế biến. Mía là loại cây có khối lượng lớn, một ngày trung bình nhà máy chế biến 5.000 tấn mía nguyên liệu thì vùng nguyên liệu phải có diện tích trồng mía khoảng 10.000 ha, với lượng mía lớn như vậy thì không thể vận chuyên từ xa do chi phí vận chuyển lớn, hệ thống giao thông khó đáp ứng. Hơn nữa cây mía là loại cây thay đổi chất lượng rất nhanh, tốt nhất phải chế biến trong vòng 48 giờ sau khi chặt. Như vậy tất cả những yêu cầu trên tạo nên quy mô về diện tích cho vùng nguyên liệu mía. 1.2.2.2. Tính thời vụ ở vùng mía nguyên liệu Thời vụ thu hoạch mía cũng là mùa vụ chế biến đường, mùa thu hoạch mía hàng năm kéo dài khoang 5 tháng, tùy theo điều kiện về tự nhiên, giống mía và kỹ thuật chăm sóc của từng vùng mà thời điểm bắt đầu và kết thúc có thể khác nhau. Thời gian thu hoạch mía khi mía chin chỉ được phép dưới một tháng, trong khi đó có rất nhiều yếu tố tác động đến việc có thu hoạch mía kịp thời hay không như: nguồn lao động, đường giao thông, phương tiện vận chuyển, khả năng tiêu thụ của cơ sở chế biến. Đặc điểm này phải có sự phối hợp giữa các bộ phận, các ngành trong vùng mía. 1.2.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu mía - Hạ tầng về giao thông ở các vùng nguyên liệu mía là một trong những yếu tố tạo động lực cho việc phát triển sản xuất nguyên liệu mía.Với khối lượng nguyên liệu cần vận chuyển lớn, quãng đường vận chuyển xa, chi phí vận chuyển mía nguyên liệu thường chiếm từ 10-15% giá thành nguyên liệu. Vì vậy, cơ sở giao thông từ vùng nguyên liệu về nhà máy và giao thông nội đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí cho cả người trồng mía và cơ sở chế biến. - Thủy lợi phục vụ vùng mía, đặc điểm sinh học của cây mía là loại cây tạo sinh khối lớn, cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển. Khối lượng nước tiêu hao phụ thuộc vào các yếu tố độ ẩm không khí, sức gió và điều kiện canh tác ở mỗi vùng. Để bảo đảm đủ nước cho mía, lượng mưa cần thiết tối thiểu phải ở mức 1.500 mm/năm và phân bố tương đối đều trong năm. Do đặc điểm sinh học này, đối với các vùng mía đồi và ruộng cao, tiềm năng tăng năng suất và chất lượng mía thông qua đầu tư tưới cho mía còn rất lớn. Thực tế đã rút ra kết luận về hiệu quả cụ thể của việc tưới nước cho mía sẽ làm tăng năng suất mía từ 15-20 tấn/ha. - Ngoài ra sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, kho tang, bến bãi vật tư và mía nguyên liệu trong vùng cũng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng mía. 1.2.2.4. Sự phụ thuộc chặt chẽ của vùng mía nguyên liệu tập trung với cơ sở chế biến đường Do khối lượng sản phẩm cần vận chuyển lớn, chi phí vận chuyển cao nên thông thường mỗi vùng mía nguyên liệu chỉ có thể bán mía cho một hoặc một số cơ sở chế biến cố định. Việc xây dựng các cơ sở chế biến công nghiệp đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy, trong mỗi vụ thu hoạch, việc tiêu thụ sản phẩm của vùng mía tập trung chỉ có thể dựa vào các cơ sở chế biến hiện có. Mọi sự thay đổi về tình trạng sản xuất kinh doanh của cơ sở chế biến đều tác động trực tiếp đến vùng nguyên liệu. Đây là căn cứ đòi hỏi sự gắn kết của các cơ sở chế biến công nghiệp với những cơ sở trồng mía nguyên liệu. Mía là loại không thể thay thế đối với cơ sở chế biến đường. Sản xuất nguyên liệu mía lại có tính thời vụ cao, vì vậy, mối quan hệ phụ thuộc của các cơ sở chế biến vào vùng mía nguyên liệu cũng rất lớn. Mặt khác, do đặc điểm về công nghệ của sản xuât đường là thiết bị chuyên dùng và công nghệ phức tạp, các nhà máy đường không thể lợi dụng dây chuyền công nghệ hiện có để có thể sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu khác như cá nhà máy chế biến hoa quả, nước giải khát. Do vậy, hoạt động của cơ sở chế biến đường phụ thuộc rất lớn và khả năng đáp ứng nguyên liệu cả về số lượng, chất lượng, thời gian cung cấp. 1.2.2.5. Tính đa dạng của vùng nguyên liệu mía Cây mía có chu kỳ sinh trưởng bình quân là một năm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển thì thời gian đầu mức độ chiếm đất và độ che phủ của cây mía không lớn, như vậy có thể trồng xen canh các loại cây trồng khác để năng cao hiệu quả sử dụng đất, mặt khác còn cải tạo được đất trồng mía. Mía là một loại cây có sinh khối lớn, lá mía có thể làm thức ăn cho gia súc, do vậy có thể kết hợp chăn nuôi trâu bò để tận dụng thân, lá mía bị loại bỏ trong quá trình chăm sóc canh tác. Mía là loại cây cần rất nhiều phân bón, đặc biệt là các loại phân hữu cơ vi sinh, vì vậy cần kết hợp các loại phân bón từ nguồn phế thải của chăn nuôi và của các loại phế thải của việc chế biến mía. Để cung cấp đầu vào cho việc sản xuất mía, cần rất nhiều dịch vụ cung cấp đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu…như vậy muốn canh tác chuyên canh tốt mía phải kết hợp và tận dụng các nguồn lực về đất đai, lao động và các nguồn lực khác. Tất cả những điều đó hình thành nên tính đa dạng của vùng mía nguyên liệu. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về vùng nguyên liệu mía Sự phát triển của vùng nguyên liệu mía là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chế biến đường, đến hiệu suất tổng thu hồi, đến chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển của vùng nguyên liệu mía thường được đánh giá thông qua rất nhiều các chỉ tiêu, trong đó có những chỉ tiêu như: a. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô vùng mía nguyên liệu - Sản lượng mía: Sản lượng mía bao gồm toàn bộ khối lượng sản phẩm mía tạo ra trong năm của toàn vùng mía nguyên liệu. Sản lượng mía hàng hóa là toàn bộ khối lượng mía hàng hóa được thu mua tại các cơ sở chế biến không kể đến những hao hụt trong quá trình thu hoạch và thu mua. - Cơ cấu giá trị tổng sản lượng vùng mía nguyên liệu: Là tỷ lệ phần trăm giá trị sản lượng mía nguyên liệu của vùng so với giá trị tổng sản lượng sản xuất nông nghiệp trong toàn vùng. - Diện tích đất trồng mía: Là diện tích đất nông nghiệp dùng để trồng mía của toàn vùng - Cơ cấu diện tích mía: Là tỷ lệ phần trăm diện tích mía so với tổng diện tích đất nông nghiệp hoặc đất canh trong vùng. - Số lượng lao động, giá trị máy móc, nông cụ và tư liệu sản xuất khác tham gia vào sản xuất mía - Số hộ hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào sản xuất mía trong vùng. b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất và sự phát triển của vùng mía nguyên liệu - Năng suất bình quân của toàn vùng mía: Là khối lượng trung bình mía sản xuất được trên 1 ha của toàn vùng nguyên liệu mía. - Mức đáp ứng công suất chế biến của vùng nguyên liệu mía: Là sản lượng mía mà vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy so với công suất thiết kế của nhà máy. - Chất lượng nguyên liệu mía: Bao gồm chữ đường(CCS) và phần trăm thu hồi của mía nguyên liệu. - Hiệu quả tài chính của việc trồng mía nguyên liệu đối với từng hộ sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh sản xuất mía nguyên liệu trong vùng. - Hiệu quả kinh tế xã hội của toàn vùng mía nguyên liệu: Là hiệu quả tổng hợp về những ngoại ứng mà vùng mía nguyên liệu tao ra cho toàn vùng. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG 1.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên Các điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất, nước, có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các vùng nguyên liệu mía tập trung chuyên canh. Ảnh hưởng của khí hậu: Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió, bão, ánh nắng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây mía trong từng thời kỳ. Các yếu tố này có biều hiện khác nhau theo từng vùng, từng địa phương trong nước ta. Do vậy, khi lựa chọn vùng trồng mía nguyên liệu cần lựa chọn những vùng có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía mới có thể có vùng mía năng suất, chất lượng cao. Ảnh hưởng của đất: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp.Đối với nông nghiệp thì đất đai vừa là chỗ dựa, vừa là nơi để canh tác, diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp; vừa là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Vì vậy chất lượng đất có chứa các thành phần chất dinh dưỡng cung cấp cho cây mía có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho cây mía phát triển. Vì vậy khi lựa chọn vùng nguyên liệu trồng mía phải quan tâm đến đất có phù hợp cho cây mía phát triển hay không. Vì vậy, đây là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành vùng mía nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến đường. Ảnh hưởng của nguồn nước: Nước cung cấp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung. Tuy mía là loại cây trồng cạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển mía cần nhiều nước và nhu cầu nước trong từng giai đoạn là khác nhau. Một vùng có các nguồn nước cung cấp đủ cho cây mía sẽ là yếu tố tạo nên năng suất và chất lượng mía của vùng đó cao. Xem xét các yếu tố về nguồn nước cung cấp cho mía cũng là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành vùng nguyên liệu mía. 1.3.2. Về kinh tế-xã hội a. Nhân tố về kinh tế: Bao gồm nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của vùng nguyên liệu mía tập trung như: - Nguồn lao động: Nguồn lao động phải được xem xét đến mức độ đáp ứng cho sản xuất về số lượng và chất lượng của lao động. Số lượng nguồn lao động là tất cả những người lao động có khả năng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động. Chất lượng nguồn lao động bao gồm trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khỏe, ý thức… - Quy hoạch phân bố xây dựng các cơ sở chế biến đường: Xem xét vấn đề này đảm bảo mía nguyên liệu sản xuất ra phải được tiêu thụ hết, không gây ra sự mất cân đối giữa các cơ sở chế biến đường và vùng nguyên liệu. Thông thường thì mỗi nhà máy có một vùng nguyên liệu mía cung cấp cho nhà máy hoạt động tránh gây ra hiện tượng tranh chấp nguyên liệu giữa các nhà máy hay nguyên liệu mía sản xuất ra không tiêu thụ được. - Giá mía và ảnh hưởng của việc sản xuất kinh doanh mía đối với vùng kinh tế: Nếu giá mía cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn những cây trồng mà người dân trong vùng đang canh tác thì họ sẽ chuyên đổi sang trồng mía, và ngược lại, nếu hiệu quả kinh tế từ trồng mía không cao thì người dân sẽ quay lưng lại với cây mía. Như vậy, các chính sách về giá của cơ sở chế biến để cho người trồng mía yên tâm sản xuất lâu dài là rất quan trọng. - Khả năng huy động vốn để đầu tư cho cây mía: Yếu tố này làm tăng năng lực sản xuất và quy mô sản xuất của vùng mía. b. Các nhân tố về điều kiện xã hội: Để hình thành các vùng sản xuất mía thì yếu tố truyền thống cần cù trong lao động, tập quán canh tác của nhân dân trong vùng và tính năng động dám mạo hiểm của người dân có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển của vùng mía nguyên liệu. 1.3.3. Về trình độ kỹ thuật và công nghệ Hiện nay trang thiết bị, công nghệ chế biến đường không ngừng thay đổi, ngày càng hiện đại hơn, đẩy mạnh tự động trong một số công đoạn, nâng cao hiệu suất thu hồi, dây chuyền sản xuất ngày càng có công suất lớn, do vậy, việc sản xuất chế biến đường ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi mía nguyên liệu phải đáp ứng về cả số lượng và chất lượng, quy trình sản xuất và thu hoạch mía phải ngày càng được cải tiến phù hợp với công nghệ chế biến. 1.3.4. Về các chính sách của nhà nước và địa phương Chính sách của Nhà nước là sự can thiệp của Nhà nước đến các hoạt động kinh tế xã hội theo những mục tiêu nhất định trong những điều kiện nhất định. Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng mía nói riêng, do đặc điểm sản xuất và vai trò sản phẩm, các chính sách thường theo hướng khuyến khích. hỗ trợ phát triển trực tiếp về vật chất, kỹ thuật hoặc hỗ trợ gián tiếp thông qua tạo lập môi trường pháp lý, kinh tế. Đối với vùng nguyên liệu mía tập trung thì các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương đóng vai trò là động lực cho phát triển.Nó liện quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất mía nguyên liệu như quy hoạch sử dụng đất đai, lao động và nguồn nhân lực, vốn đầu tư, tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm. 1.4. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA 1.4.1. Lập kế hoạch vùng nguyên liệu mía Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Nếu không có các kế hoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của tổ chức một cách hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về các họ cần tổ chức và khai thác. Không có kế hoạch nhà quản lý và các nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình, không biết khi nào, ở đâu, phải làm gì. Lúc này việc kiểm tra sẽ trở nên rất phức tạp. Ngoài ra, trong thực tế, những kế hoạch tồi cũng thường ảnh hưởng xấu đến tương lai của toàn bộ tổ chức. Để quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía có hiệu quả đòi hỏi bắt buộc là phải lập kế hoạch. Lập kế hoạch là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình quản lý. Lập kế hoạch về vùng nguyên liệu gồm có hai loại đó là lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch tác nghiệp. Lập kế hoạch chiến lược để phát triển vùng nguyên liệu mía là quá trình xác định làm sao đạt được những mục tiêu dài hạn trong việc phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty với các nguồn lực mà công ty có thể huy động được. Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng chiến lược và không ngừng hoàn thiện bổ sung chiến lược khi cần thiết. Lập kế hoạch tác nghiệp liên quan đến các hoạt động hàng ngày của công ty về phát triển vùng nguyên liệu. Có thể nói rằng mỗi nhân viên của công ty đều là nhà quản lý tác nghiệp, do vậy đều lập kế hoạch tác nghiệp để thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình, từ đó tiến đến thực hiện những mục tiêu chung của công ty về phát triển vùng nguyên liệu. Kế hoạch tác nghiệp phải phù hợp với kế hoạch chiến lược, phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược. 1.4.2. Tổ chức thực hiện triển khai thực hiện kế hoạch vùng nguyên liệu mía Quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch vùng nguyên liệu mía bao gồm quá trình tổ chức và quá trình lãnh đạo. Công tác tổ chức được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiến lược về phát triển vùng nguyên liệu của công ty, sau đó là xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu, phân chia thành các bộ phận để thực hiện các hoạt động, xác định vị trí của từng bộ phận nhỏ và cá nhân trong đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền và trách nhiệm của từng bộ phận, đảm bảo các nguồn lực cho từng bộ phận và tổ chức. Trong công tác tổ chức thì yêu cầu phải phân công rõ ràng, chỉ rõ quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ của từng cấp, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định. Sau khi tổ chức xong, tiếp theo trong quá trình quản lý là lãnh đạo. Để tiến hành công việc cụ thể trong quá trình quản lý và phát triển vùng nguyên liệu thì cần có sự lãnh đạo, mỗi bộ phận, mỗi cấp có vai trò lãnh đạo khác nhau. Cấp trên lãnh đạo cấp dưới trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình, chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới thực hiện thực hiện những yêu cầu, nhiệm vụ mà người cấp trên giao phó. 1.4.3. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản lý. Tính chất quan trọng của kiểm tra thể hiện ở hai mặt. Một mặt, kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, thông qua kiểm tra, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bới được sai soát có thể nảy sinh. Nhiệm vụ kiểm tra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để phát triển vùng nguyên liệu là phải xác định được những sai lệch trong quá trình hoạt động quản lý vùng nguyên liệu, từ đó sửa chữa được những sai lệch đó trong quá trình hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra đối với việc phát triển vùng nguyên liệu, và tìm kiếm các cơ hội, tiềm năng có thể khai thác để hoàn thiện và cải tiến, đổi mới không ngừng các yếu tố liên quan đến việc phát triển vùng nguyên liệu. Việc thiết lập hệ thống kiểm tra phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin phản hồi về các hoạt động một cách nhanh chóng, kịp thời là công việc rất khó khăn, hơn nữa công việc kiểm tra cũng khá phức tạp và tốn kém, do vậy việc kiểm tra đòi hỏi phải phù hợp với thực tế. 1.5. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CHO NHÀ MÁY ĐƯỜNG 1.5.1. Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động và nguồn vốn để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, bền vững đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu là quan điểm và phương hướng phát triển nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh kết hợp với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững là quá trình tập trung sản xuất những cây trồng, vật nuôi có những ưu thế nhất của vùng. Bên cạnh những cây trồng, vật nuôi đã phát huy và duy trì cần phải nâng cao hiệu quả của chúng và tìm ra những cây trồng vật nuôi mới hiệu quả hơn. Trước khi quy hoạch để phát triển vùng mía thì phải tính đến những yếu tố về lợi thế của vùng, từ đó có quy hoạch cụ thể phù hợp để tận dụng tối đa những lợi thế này. 1.5.2. Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích của người trồng mía và người chế biến Sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía là một quá trình thống nhất. Sự thống nhất biểu hiện ở sự thống nhất giữa các khâu của quá trình tái sản xuất. Trong quá trình tái sản xuất, người trồng mía thực hiện khâu sản xuất nguyên liệu, cơ sở chế biến đường thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ. Quá trình đó đòi hỏi phải có sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất đó biểu hiện ở mục đích của sản xuất nguyên liệu mía và chế biến đường đều nhằm đạt được năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ và cuối cùng là đạt lợi nhuận tối đa. Trong đó, sản xuất nguyên liệu mía phải dựa trên kết quả và hiệu quả của chế biến và tiêu thụ; ngược lại chế biến đường và tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở của sản xuất nguyên liệu mía có hiệu quả. Kết hợp hài hòa lợi._. ích giữa người trồng mía và cơ sở chế biến đường không chỉ ở việc phân chia lợi nhuận hợp lý, xác định giá cả giữa các khâu, mà quan trọng hơn nó còn biểu hiện ở việc xác lập hợp lý các mối quan hệ giữa người trồng mía và cơ sở chế biến; là việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của khâu này có xem xét đến hiệu quả của các khâu khác; là việc tạo cho nhau những điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất, nhất là ở vai trò hỗ trợ của cơ sở chế biến đối với người trồng mía và cùng nhau chia sẻ rủi ro trong quá trình sản xuất. 1.5.3. Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải phù hợp với quy mô, khả năng chế biến của nhà máy chế biến đường Cũng giống như các vùng nguyên liệu nông sản tập trung chuyên canh khác, sản phẩm hàng hóa của vùng là để phục vụ chế biến hoặc xuất khẩu, như vậy tất cả các vùng nguyên liệu nông sản tập trung chuyên canh đều phụ thuộc nhiều hay ít vào một hay nhiều cơ sở chế biến. Riêng đối với vùng nguyên liệu mía, sự phụ thuộc này là rất chặt chẽ và có quan hệ hữu cơ với nhau bởi các lý do sau: - Do khối lượng mía nguyên liệu cần vật chuyển lớn, chi phí vận chuyển cao nên thông thường mỗi vùng nguyên liệu mía chỉ có thể bán mía cho một hoặc một vài nhà máy đường nhất định. Việc đầu tư xây dựng các nhà máy đường đòi hỏi rất nhiều thời gian. Vì vậy, trong mỗi vụ thu hoạch, việc tiêu thụ mía nguyên liệu mỗi vùng chỉ có thể dựa vào các nhà máy đường trong vùng hiện có. Mọi thay đổi về tình trạng sản xuất kinh doanh của nhà máy đường đều ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nguyên liệu mía. Đây là cơ sở đòi hỏi sự gắn kết của các nhà máy đường trong vùng nguyên liệu mía. - Mía là loại nguyên liệu duy nhất không thể thay thế đối với công nghiệp chế biến đường ở nước ta. Sản xuất mía lại có tính thời vụ cao, vì vậy, mối quan hệ phụ thuộc của nhà máy đường vào vùng nguyên liệu mía cũng rất lớn. Mặt khác, do đặc điểm về kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp chế biến đường là thiết bị chuyên dùng và công nghệ phức tạp, tính linh hoạt thấp, các nhà máy đường không thể lợi dụng dây chuyền công nghệ hiệu có để sản xuất các sản phẩm khác trong thời gian không có mía. Do vậy, cơ sở chế biến đường phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nguyên liệu cả về số lượng, chất lượng và thời gian cung cấp. Qua phân tích ở trên có thể thấy rằng giữa vùng nguyên liệu mía tập trung và cơ sở sản xuất đường có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, tạo tiền đề, chỗ dựa cho sự tồn tại và phát triển của nhau. Việc xử lý mối quan hệ trên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mía đường, trong đó người chế biến đường đóng vai trò chủ động. 1.5.4. Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải gắn hiệu quả về kinh tế xã hội với hiệu quả về môi trường để phát triển bền vững Nền nông nghiệp nước ta hiện nay đang từng bước hướng đến nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Chỉ trên cơ sở đạt hiệu quả cao thì nông nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh và xâm nhập vào thị trường thế giới thành công. Ngành mía đường cũng như vậy, nếu không đạt được điều đó thì có thể thua ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, nếu sản xuất mía đường mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không quan tâm đến hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường thì hiệu quả kinh tế rất khó để đảm bảo sự phát triển bền vững về lâu dài. Hơn nữa, nếu chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế của người trồng mía, đến vấn đề lợi nhuận, các vấn đề xã hội và môi trường bị bỏ qua thì sẽ nảy sinh theo chiều hướng tiêu cực. Việc khắc phục các ngoại ứng tiêu cực về môi trường cần đến một nguồn lực rất lớn và như vậy xét đến một cách tổng thể thì hiệu quả lại rất thấp. 1.5.5. Quản lý và phát triển vùng nguyên liệu mía phải phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và địa phương Với bất kỳ một nhà máy sản xuất đường nào, trước khi được tiến hành xây dựng đều phải xem xét đến vấn đề rất quan trọng là quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu của ngành và địa phương đó. Các nhà máy đường muốn xây dựng được thì cần rất nhiều vốn đầu tư, do vậy thời gian thu hồi vốn của các nhà máy đường là khoảng thời gian rất lâu. Thời gian hoạt động của các nhà máy đường thường kéo dài vài chục năm. Hơn nữa, dây chuyền công nghệ của các nhà máy sản xuất đường thường rất phức tạp nên không thể dễ dàng di chuyển nhà máy đường đi nơi khác; và dây chuyền công nghệ cũng không cho phép các nhà máy đường dùng các nguyên liệu khác để sản xuất ra những sản phẩm khác ngoài sản xuất đường từ mía. Do vậy có một quy hoạch rõ ràng và cụ thể về vùng nguyên liệu cung cấp nguyên liệu mía cho các nhà máy hoạt động là một vấn đề quan trọng để đảm bảo sự hoạt động và phát triển bền vững cho các nhà máy trong một thời gian dài. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đường. Năm 1995, với chủ trường “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở Những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn” (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8). Ngày 14-09-1994 Chính Phủ cấp giấy phép số 989 thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn đường mía Việt Nam- Đài Loan với tổng vốn đầu tư là 66 triệu USD, thời gian hoạt động là 50 năm.Do quá trình xây dựng nhà máy nên đến ngày 26-03-1997 công ty mới bắt đầu vụ ép mía đầu tiên, năm 2008-2009 công ty đang tiến hành vụ ép mía thứ 13. Công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan là công ty trách nhiệm hữu hạn với 75% vốn Đài Loan, 25% vốn Việt Nam (Trong đó công ty mía đường I chiếm 17,5%, UBND tỉnh Thanh Hóa sở hữu chiếm 7,5%). Xây dựng nhà máy tại thị trấn Vân Du, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa, đây là một vùng nguyên liệu mía đầy tiềm năng, công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan có những thuận lợi đáng kể để trở thành một trong những công ty mía đường lớn tại Việt Nam. Trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn do giá đường thế giới đầy biến động khó kiểm soát, sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, đường nhập lậu tràn vào thị trường đường trong nước… nhưng công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan vẫn phát triển một cách khá bền vững. Công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan là một trong những công ty có dây chuyên công nghệ chế biến mía thuộc hàng hiện đại nhất Việt Nam. Công ty đã đạt được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001: 2000. Qua 15 năm xây dựng và phát triển công ty đường mía Việt Nam- Đài Loan đã đạt được nhiều thành tích khả quan, vụ ép 2008-2009 là vụ ép có tổng sản lượng mía cây đã vào ép là lớn nhất, công suất ép 6.000 tấn mía cây/ ngày, nhưng cũng mới đáp ứng được 75,1% so với công suất thiết kế của nhà máy là 900.000 tấn mía /năm. Do vậy khẳng định rằng công tác phát triển vùng mía nguyên liệu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bước sang vụ ép 2008-2009, công ty vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do cơ chế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, giá đường thế giới bấp bênh rất khó để dự đoán trước, đường nhập lậu vẫn là vấn đề bức bối, vùng nguyên liệu phải đối mặt với vô vàn khó khăn, giá vật tư và nhân công lao động liên tục tăng cao, đặc biệt là giá cả phân bón tăng cao đột biến, cao nhất từ trước đến nay, có thời điểm cao gấp hơn 2 lần giá so với năm trước. Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh khốc liệt của một số cây trồng khác đang lên ngôi như cây cao su, cây sắn, kết hợp với sự sắp xếp lại của UBND tỉnh Thanh Hóa, chuyển một số đơn vị sang trực thuộc Công ty cao su Thanh Hóa, do đó vùng nguyên liệu càng khó khăn hơn. Tuy vậy Công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan cùng các cấp chính quyền địa phương trong vùng mía bước vào vụ với quyết tâm cao đã giữ vững sự ổn định cho vùng nguyên liệu. Công ty đã sớm xây dựng, cải tiến và triển khai sâu rộng các chính sách của nhà máy cũng như hướng dẫn và chỉ đạo kỹ thuật trồng mía cho nông dân từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển mía nguyên liệu. Trong thời gian tới, khó khăn lại càng dồn dập đến với ngành mía đường Việt Nam cũng như công ty mía đường Việt Nam –Đài Loan. Theo lộ trình cam kết AFTA của Việt Nam thì đến năm 2010 thuế suất nhập khẩu đường giảm từ 30% như hiện nay xuống còn 5%, như vậy lúc đó sẽ không còn tình trạng đường nhập lậu nữa, nhưng giá đường chính thức ở trong nước sẽ gần như ngang bằng với thế giới, ở mức thấp hơn giá trong nước hiện nay khá nhiều. Để cạnh tranh với đường nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới thì đòi hỏi chúng ta phải cải tiến công nghệ chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng của vùng nguyên liệu mía, cải tiến trong quản lý kinh doanh… Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng phát triển của nghề chế biến mía đường trên thế giới, công ty đường mía Việt Nam- Đài Loan đang mở rộng ngành nghề kinh doanh, tận dụng hết các sản phẩm từ cây mía, công ty đang xây dựng để đi vào sản xuất một nhà máy men với tổng vốn đầu tư khoảng 14,7 triệu USD. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan được thành lập với sự đồng ý và cấp giấy phép của Chính Phủ. Công ty được thành lập với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ mía đường và các sản phẩm sau đường, tuy nhiên công ty còn có các chức năng và sự đóng góp quan trọng khác ở trên phương diện kinh tế xã hội trong khu vực. Công ty đường mía Việt Nam- Đài Loan có chức năng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mía đường, với mục tiêu kinh doanh thu được lợi nhuận để mang lại lợi ích cho công ty cũng như địa phương. Hàng năm công ty thu mua mía nguyên liệu từ các vùng nguyên liệu như: Vùng nguyên liệu thuộc tỉnh Thanh Hóa, vùng nguyên liệu thuộc tỉnh Ninh Bình, và vùng nguyên liệu thuộc tỉnh Hòa Bình, từ nguyên liệu là cây mía công ty đã chế biến thành các sản phẩm khác nhau, trong đó chủ yếu là đường mía để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn tiêu thụ mùn mía bán cho nông dân làm phân bón, và sắp tới công ty đang xây dựng nhà máy để sản xuất men cung cấp ra thị trường. Là một công ty lớn có vốn đầu tư nước ngoài, công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan còn tham gia giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn người dân trong vùng, trong đó có những người tham gia làm việc trong nhà máy và những người nông dân sản xuất nguyên liệu cũng như các phương tiện vận tải tham gia vận tải mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy hoạt động và các dịch vụ cung ứng vật tư khác, từ đó tạo ra ngoại ứng tích cực để phát triển kinh tế xã hội của khu vực huyện Thạch Thành và các vùng lân cận. Không những thế, công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan còn tham gia các hoạt động xã hội, công ty tài trợ cho các hội thảo, tổ chức các lớp học khuyến nông, xây dựng và sữa chữa đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi cho địa phương, xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo, trích kinh phí hoạt động cho ban chỉ đạo mía các huyện, xã, nông lâm trường, các chủ hợp đồng trồng mía… Trong thời gian tới, với tình hình kinh tế khó khăn, nhưng công ty vẫn cố gắng phát triển bền vững, làm ăn có lãi, từ đó duy trì và phát triển kinh tế xã hội trong vùng, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên lao động và tăng thu nhập cho người dân trồng mía. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Người Giám Sát P.TGĐ Tiêu Thụ P.TGĐ Nông Vụ P.TGĐ Phụ Trách Công Vụ Kế Toán Trưởng Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Ban Nông Vụ Ban Tài Vụ Kế Toán Ban kỹ thuật công vụ vật tư. Ban Quản Lý Chất Lượng Và An Toàn Vệ Sinh Ban Hành Chính Tổng Vụ Ban Tiêu Thụ Kho Vận (Văn Phòng Hà Nội) Phòng Công Trình Và Xây Dựng Nhà máy Men Tổng Giám Sát ( Nguồn: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan) 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền lực cao nhất tại công y. Là người có quyền đưa ra các quyết định có liên quan đến vận mệnh của công ty, cũng là người quyết định chiến lược phát triển của công ty trong tương lai, kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty; xác định các mục tiêu và kế hoạch hoạt động của Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc đại diện của Công ty nếu hội đồng quản trị thấy cần thiết; quyết định mức lương và lợi ích của các Cán bộ quản lý; quyết định tổ chức bộ máy, nội quy, quy chế quản lý nội bộ của Công ty… Người giám sát:Do hội đồng quản trị bầu, thay mặt hội đồng quản trị kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty Tổng giám đốc: tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu ư của Công ty; xây dựng quy chế trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi huận sau thue, trình Hội Đồng quản trị phê duyệt các báo cáo về việc trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của Công ty; kiến nghị về số lượng và cơ cấu phòng ban của Công ty; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý Công ty; chuẩn bị các báo cáo tài chính... Kế toán trưởng : Có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động về tài chính của Công ty, quản lý các khoản thu – chi, theo dõi nguồn vốn tại Văn phòng Công ty và tại các đơn vị trực thuộc. Tham mưu cho Ban giám đốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của Công ty. P.TGĐ Nông Vụ : Là người có nhiệm vụ quản lý và phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy hoạt động. Là người chịu trách nhiệm trực tiếp dưới sự quản lý của Tổng giám đốc, báo cáo cho Tổng giám đốc về tình hình của vùng nguyên liệu, phối hợp với các bộ phận, phòng ban để nâng cao hiệu quả hoạt động của ban nông vụ để thực hiện mục tiêu chung của công ty. P.TGĐ tiêu thụ : Là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban dưới quyền, gồm có Ban tiêu thụ kho vận là ban chịu trách nhiệm quản lý phần tiêu thụ và kho vận của công ty; Ban hành chính tổng vụ là ban quản lý các công việc về mua hàng, phiên dịch, y tế, bảo vệ, nhân sự, lái xe, phục vụ bếp, sự vụ. Tổng giám sát : Là người chịu trách nhiệm quản lý, đôn đốc, giám sát công trình đang thi công hiện nay là nhà máy Men. P.TGĐ Phụ Trách Công Vụ : Là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật của công ty, bao gồm hóa nghiệm, ép, lò hơi, làm sạch, K.T.L.T, S.Đ.B, sữa chữa điện và quản lý kho vật tư cho nhà máy. Ban Quản Lý Chất Lượng Và An Toàn Vệ Sinh chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi chất lượng và an toàn vệ sinh của đường được sản xuất ra trong các công đoạn. 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 2.1.4.1.Kết quả hoạt động trong những năm gần đây - Kết quả sản xuất kinh doanh của vụ ép năm 2005-2006. Đơn vị: Tấn Sản lượng mía Sản lượng đường Tỉnh Diện tích nguyên liệu Năng suất Sản lượng mía Chữ đường Lượng đường Tỉnh Thanh Hoá 8,183.35 41.2 337,550 - Tỉnh Ninh Bình 519.77 29.4 15,286 - Tỉnh Hoà Bình 59.86 28.6 1,715 - Tỉnh Nghệ An 3,742 Cộng toàn vùng 8,762.98 40.5 358,293 10.34 37,031 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niên vụ 2005- 2006) - Kết quả sản xuất kinh doanh của vụ ép năm 2006-2007. Đơn vị: Tấn Tỉnh Diện tích nguyên liệu(ha) Năng suất Sản lượng mía Chữ đường Lượng đường Tỉnh Thanh Hoá 9,445.18 51.0 481,630.43 - Tỉnh Ninh Bình 738.82 40.1 29,661.53 - Tỉnh Hoà Bình 234.10 42.8 10,025.69 - Cộng toàn vùng 10,418.10 50.0 521,317.65 9.98 52,016 (( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niên vụ 2006- 2007) Đơn Vị: Đồng Tổng Doanh Thu Tổng Chi Phí Lãi Sau Thuế 362,770,000,000 331,770,000,000 31,000,000,000 (( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niên vụ 2006- 2007) - Kết quả sản xuất kinh doanh của vụ ép năm 2007-2008 Đơn vị: Tấn Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng (T) Năng suất Sản lượng mía Chữ đường Lượng đường Tỉnh Thanh Hoá 10,143.00 559,200 53 537,579 Tỉnh Ninh Bình 832.20 51,000 50 41,610 Tỉnh Hoà Bình 425.00 21,500 50 21,250 Tổng cộng 11,400.20 631,700 52.7 600,439 10.50 63,000 (( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niên vụ 2007- 2008) Đơn Vị: Đồng Tổng Doanh Thu Tổng Chi Phí Lãi Sau Thuế 481,900,000,000 403,500,000,000 78,400,000,000 (( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niên vụ 2007- 2008) - Kết quả sản xuất kinh doanh dự kiến của vụ ép năm 2008-2009 Tên đơn vị Diện tích thực trồng (ha) DT nguyên liệu cho thu hoạch ( ha) Diện tích so với vụ trước (%) Sản lượng dự kiến ( tấn) Sản lượng so vụ trước ( %) Năng suất dự kiến (tấn/ha) Thạch Thành 5.912,67 5.890,57 96,6 320.547 88,0 54,4 Hà Trung 804,16 804,16 98,8 39.754 86,6 49,4 Bỉm Sơn 1.016,13 1.016,13 98,6 65.804 94,7 64,7 Cẩm Thuỷ 1.509,82 1.509,82 102 81.035 89,5 53,7 Vĩnh Lộc 366,47 366,47 100,5 18.618 91,5 50,8 Yên Định 98,4 98,4 125,7 3.868 106,9 39,3 Bá Thước 339,0 339,0 132.2 15.560 105 45,9 Huyện khác 22,38 18,54 87,5 1.131 71,3 61 Tổng cộng T.Hoá 10.069,03 10.046,93 99,1 547.399 89,7 54,5 Khu vực Ninh bình 730,58 730,58 92,1 33.318 75,7 45,6 Khu vực Hoà Bình 319,44 319,44 81,44 14.827 68,5 46.4 Tổng cộng toàn vùng 11.119,05 11.096,95 98,0 595.544 88,1 53,7 ( Diện tích nguyên liệu cho thu hoạch không kể diện tích phế canh và dự kiến chặt giống) ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niên vụ 2008- 2009) ( Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2006- 2008) 2.1.4.2.Đánh giá kết quả hoạt động của công ty Như chúng ta đã thấy trong các bảng thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan ở trên, kết quả sản xuất kinh doanh có sự thay đổi qua các năm. - Trong niên vụ năm 2005-2006 các kết quả sản xuất kinh doanh như diện tích đất trồng mía, năng suất, lượng đường để không thật sự cao. Tổng diện tích trồng mía là 8,762.98 ha, trong đó diện tích mía nguyên liệu ở tỉnh Thanh Hóa chiếm chủ yếu với 8183,35 ha tổng diện tích, còn lại là diện tích trồng mía ở các tỉnh Ninh Bình với 519.77 ha, tỉnh Hòa Bình với diện tích là 59.86 ha, và tỉnh Nghệ An. Như vậy ta thấy Thanh Hóa là tỉnh có diện tích trồng mía cao nhất, chiếm đa số nguyên liệu cho nhà máy đường, điều này có thể hiểu được vì nhà máy đóng trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa, lấy huyện Thạch Thành thuộc tỉnh Thanh Hóa là trọng điểm của vùng nguyên liệu mía. Cũng do vậy mà ta có thể hiểu được rằng tại sao năng suất mía tại tỉnh Thanh Hóa lại cao nhất với 41.2 tấn/ ha, tuy nhiên năng suất này còn thấp khi so sánh với vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, và rất thấp khi ta so sánh với năng suất mía của các quốc gia sản xuất đường hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Brazin, Thái Lan, Australia…đứng sau tỉnh Thanh Hóa về năng suất mía là tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, riêng tỉnh Nghệ An thì công ty chỉ thu mua một lượng nhỏ mía nguyên liệu, và công ty chưa có chính sách gì cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu ở tỉnh này nên chưa có số liệu cụ thể, sở dĩ có điều này là vì Nghệ An là một tỉnh cách rất xa về địa lý so với địa điểm đóng nhà máy, do vậy cước vận chuyển là rất lớn, trong khi đó có khá nhiều nhà máy cạnh tranh có lợi thế về địa lý như nhà máy đường Lam Sơn, Nông Cống…Về chữ đường thì chữ đường trong niên vụ 2005-2006 là 10.34, đây là chữ đường tương đối cao so với một số tỉnh trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long là 7-9, tuy nhiên lại có phần thấp so với thế giới ( trung bình là từ 10-12), có được điều này là do công ty đã áp dụng một số giống mía có chất lượng cao nhập từ Đài Loan về trồng như giống mía ROC1, ROC9, ROC10, ROC16…Lượng đường trong niên vụ này là 37,031 tấn, nếu so với các năm sau đó là khá thấp. - Trong niên vụ 2006-2007 đã có nhiều kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đây cũng là niên vụ gặp khó khăn không ít, điều này được thể hiện qua kết quả thu được. Diện tích vùng nguyên liệu có sự chuyển biến tăng đáng kể, lên đến diện tích là 10,418.10 ha. Đáng chú ý là năng suất mía đã tăng khá nhiều so với niên vụ trước từ 41.2 tấn/ha lên đến 50 tấn /ha. Tuy nhiên chữ đường lại giảm từ 10.34 xuống 9.98. Lượng đường mà công ty sản xuất ra được trong niên vụ này là 52,016 tấn. Vụ mía 2006-2007 so với vụ mía trước có nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên chưa phản ánh đầy đủ được tiềm năng để phát triển, đó là do trong vụ mía này đã có nhiều dịch bệnh như bọ hung, rệp mía…ngoài ra còn bị ảnh hưởng của thiên tai như bão lụt, đã làm giảm năng suất cũng như chất lượng mía. Lãi sau thuế của niên vụ này là 31 tỷ đồng, có tỷ lệ lãi trên tổng doanh thu là 8,545%, tỷ lệ này chưa thật sự cao có nguyên nhân khách quan như trên đã nói, chất lượng mía không cao dẫn đến hiệu quả thấp trong chế biến, chi phí vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu lớn. - Vụ mía năm 2007-2008 công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan đã gặt hái được nhiều kết quả đáng kể. Diện tích mía toàn vùng nguyên liệu cho nhà máy tăng lên đến 11,400.20 ha, năng suất đạt tới 52.7 tấn /ha, chữ đường là 10.5, tổng lượng đường mà công ty đã sản xuất ra là 63 nghìn tấn. Năm 2007- 2008 là năm mà công ty đã gặt hái được nhiều thành công, có được điều này là nhờ sự tích cực trong quản lý của công ty, công ty đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới trồng mía cao sản, chất lượng cao vào trong sản xuất, mặt khác công ty đã có nhiều hỗ trợ thích hợp cho người dân. Trong suốt nhiều năm từ khi thành lập đến nay, công ty mía đường Việt Nam- Đài Loan vẫn trụ vững và làm ăn có lãi, là một trong những công ty mía đường lớn, với dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại, trong bối cảnh mà ngành mía đường của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, và đã có không ít công ty mía đường của Việt Nam đã làm ăn thua lỗ trong nhiều năm dẫn đến phát sản. Đây có thể nói là năm có kết quả kinh doanh rất tốt. Lãi sau thuế của công ty trong niên vụ này là 78.4 tỷ đồng, tỷ lệ lãi chia cho tổng doanh thu là 16,269%. Các chỉ số này so với niên vụ trước lớn hơn rất nhiều cả về con số tương đối và tuyệt đối. Số lãi của niên vụ này gấp 2.529 lần, tỷ lệ lãi trên doanh thu so với vụ trước tăng 7.724%. - Đánh giá kết quả trồng mía vụ ép 2008-2009 Đứng trước khó khăn khách quan chung, vụ ép 2008-2009 cả nước giảm gần 17.000 ha mía. Trong bối cảnh vùng nguyên liệu mía của Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự cố gắng của cán bộ và nhân dân trong vùng nguyên liệu mía, vụ ép 2008-2009 toàn công ty đã trồng 11.119 ha ( giảm so với vụ trước 201 ha), trong đó diện tích mía nguyên liệu cho thu hoạch ước đạt 11.097 ha, tổng sản lượng nguyên liệu ước đạt 595.500tấn, năng suất bình quân ước đạt 53,7 tấn/ ha, tổng sản lượng ước giảm so với vụ trước là hơn 80.000 tấn. Trong đó riêng khu vực tỉnh Thanh hoá diện tích mía nguyên liệu đạt 10.046 ha , sản lượng ước đạt 547.400 tấn, năng suất bình quân ước đạt 54,5 tấn/ ha. Có được kết quả trên, ngoài công tác đầu tư trực tiếp của công ty còn có sự giúp đỡ đầu tư gián tiếp của các ngân hàng và đơn vị phân bón, với tổng số tiền đầu tư gián tiếp của các đơn vị nhờ thu là 73.457,52 triệu đồng, trong đó khối ngân hàng 54.495,6 triệu, các đơn vị phân bón 18.961,92 triệu đồng ( chưa kể số vốn đầu tư mà các đơn vị không nhờ thu thông qua Công ty). Ngoài ra Công ty còn trực tiếp đầu tư cho người trồng mía là 3.698 triệu đồng. Nhiều đơn vị đã có cố gắng trong việc triển khai mở rộng diện tích, tích cực tham gia công tác phòng trừ bọ hung và làm tốt các khâu quản lý chăm sóc để đẩy cao năng suất mía, trong đó đang kể nhất là các xã thuộc khối huyện Thạch Thành, các nông lâm trư?ng, một số xã điển hình như xã Thạch Cẩm, Thành Yên, Thành Vinh, NT Vân Du, LT Thạch Thành ( huyện Thạch Thành ), xã Hà Long, Hà Vinh (huyện Hà Trung); NT Hà Trung (thị xã Bỉm Sơn); xã Cẩm Tú, Cẩm Quý (huyện Cẩm Thuỷ), xã Cúc phương, Phú Long, Kỳ phú ( huyện Nho quan)...vv. Mặt khác trong công tác mở rộng diện tích, được sự đồng ý, quan tâm và giúp đỡ của UBND huyện Bá Thước Công ty đã tiếp tục triển khai mở rộng diện tích, trực tiếp đầu tư cho các xã lần đầu trồng mía, đưa diện tích mía toàn huyện lên 339 ha. 2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY TNHH ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM- ĐÀI LOAN 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Vùng nguyên liệu mía của công ty TNHH đường mía Việt Nam- Đài Loan trải rộng trên 3 tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình. Trong đó huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa là vùng trọng điểm cung cấp chủ yếu mía nguyên liệu cho nhà máy chế biến đường hoạt động. Huyện Thạch Thành có diện tích tự nhiên là 558,11km2, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hoá, phía bắc giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước, phía nam giáp huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Hà Trung. Thạch Thành còn có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 45, tỉnh lộ 7 nối các huyện trong tỉnh, đi thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho Thạch Thành giao thương với các huyện trong tỉnh và cả nước. Theo điều tra thổ nhượng của Sở Ðịa chính, phần lớn chất đất ở đây rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp. Là vùng trung du miền núi của tỉnh Thanh Hoá có độ dốc trung bình dưới 12o, độ dày của tầng đất từ 0,8 - 1 mét và được chia thành 5 loại đất: đất nông nghiệp, đất có khả năng nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khác. Đặc điểm của vùng là khe suối, hồ đập tự nhiên nhiều, độ ẩm của đất cao, cây mía phát triển trên đất đồi vùng này rất phù hợp. Vùng nguyên liệu mía cho nhà máy có khí hậu ôn hoà, chịu ảnh hưởng không lớn của gió Tây Nam do địa hình đồi núi xen kẽ nên hạn chế bớt một phần của gió bão. Qua theo dõi về tình hình thời tiết, khí hậu của vùng có nhận xét chung là một vùng mưa thuận gió hoà thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đặc biệt đối với cây mía. Nhiệt độ của vùng biển động không điều hoà qua các tháng từ tháng 3 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình cả vùng lớn hơn 25oC và giảm dần ở vụ thu hoạch mía. Nhìn chung nhiệt độ ở đây phù hợp với sinh trưởng, phát triển và tích luỹ đường của cây mía. Lượng mưa ở khu vực vùng nguyên liệu mang đặc trưng của kiểu thời tiết nhiệt đới, lượng mưa trung bình khoảng 1500 mm/1 năm. Độ ẩm lớn hơn 80%. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho cây mía phát triển, đáp ứng đủ lượng nước cho cây mía. 2.2.2. Về kinh tế- xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 8%/năm - Tổ chức hành chính: 25 xã, 3 thị trấn. Ðược sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện Thạch Thành đã có những bước đi hợp lý, đúng hướng trong phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, đồng thời dần hình thành các khu công nghiệp và dịch vụ mới. Thành quả nổi bật trong thời gian qua của huyện Thạch Thành là kinh tế tăng trưởng khá nhanh ở mức 7 - 8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Thế mạnh về đất đai, lao động, lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được khai thác hiệu quả. Vùng kinh tế hàng hoá được hình thành, cây công nghiệp mũi nhọn (cây mía) được xác định rõ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới.  Là huyện đầu tiên trong tỉnh kết hợp mô hình kinh tế nông trường và kinh tế hộ đạt kết quả cao, đến nay, Thạch Thành hiện có 3 nông trường tham gia trồng mía (Thạch Thành, 26/3 và Vân Du) hoạt động theo mô hình này. Ðồng thời, bằng nhiều chính sách như trợ giá, trợ giống, vốn, kỹ thuật canh tác, trong vài năm trở lại đây, diện tích trồng mía của Thạch Thành lên tới trên 4.507,7 ha, năng suất bình quân đạt 504,1 tạ/ha, sản lượng vụ ép năm 2002 đạt 227.146,8 tấn. Giá trị kinh tế cây mía đem lại không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế huyện nhà, mà còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình, nâng cao đời sống của người dân Thạch Thành.          Thế mạnh của các loại cây công nghiệp được khẳng định bằng tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây (bình quân đạt 10%/năm). Trong đó, giá trị của cây mía chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị ngành công nghiệp. Năm 2002, tổng giá trị ngành công nghiệp đạt 219.148 triệu đồng, trong đó công nghiệp chế biến mía đường (Công ty liên doanh Ðường mía Việt Nam - Ðài Loan ) là 207.705 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 94,8%. Ngoài ra, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thạch Thành còn phát triển trong các lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, thực phẩm; khai thác vật liệu xây dựng, khai thác đá... 2.2.3. Điều kiện về khoa học- kỹ thuật Thạch Thành là một huyện miền núi, cơ cấu nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu, kinh tế còn nhiều khó khăn. Do vậy việc áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất chưa được chú trọng nhiều. Hiện nay việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang được nhân rộng, tuy nhiên các phương pháp và phương tiện sản xuất truyền thống vẫn được sử dụng khá rộng rãi dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao. 2.3. THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.3.1. Thực trạng vùng nguyên liệu mía của công ty từ năm 1996- 1999 Trong khoảng thời gian từ năm 1996- 1999 công ty đã trải qua 3 vụ ép. Đây là những năm đầu hoạt động của công ty, tình hình vùng nguyên liệu có nhiều biến đổi rõ rệt. Đây là giai đoạn khó khăn, thiếu nguyên liệu cho sản xuất, hiệu quả chưa cao. Vụ ép D._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31673.doc
Tài liệu liên quan