Quy chế pháp lý về tổ chức và hoạt động của toà kinh tế

Lời mở đầu Tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp kinh tế nói riêng là điềukhó tránh khỏi trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi đất nước.Khi có tranh chấp kinh tế xảy ra, có nghĩa là lợi ích kinh tế của một bên nào đó bị vi phạm. Khi lợi ích bị vi phạm thì các bên đều muốn nhanh chóng giải quyết , vừa để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình vừa để nhanh chóng duy trì ổn định, tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương thức thông dụng nhất đểgiải quyết các tranh chấp này là các b

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quy chế pháp lý về tổ chức và hoạt động của toà kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên tự thoả thuận thương lượng với nhau. Tuy nhiên có những tranh chấp kinh tế mà các bên không tự hoà giải được, khi đó họ phải nhờ đến sự can thiệp của Nhà nước hay một cơ quan tổ chức nào đó. ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế là các Trung tâm Trọng tài vàToà án các cấp ( cụ thể là các Toà án nhân dân cấp huyện và các Toà kinh tế ở các Toà án nhân dân tỉnh , Toà án nhân dân tối cao ). Việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án là một vấn đề khá mới mẻ nước ta bởi Toà kinh tế mới được thành lập theo Luật sửađổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 28.12.1993. Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động của Toà kinh tế đâng gặp phải những khó khăn và tồn tại đáng kể.Thực tiễn hoạt động của Toà kinh tế trong những năm qua đã và đang đặt ra câu hỏi : liệu những chế định về Toà kinh tế đã thực sự phù hợp với yêu cầu đặt ra của các nhà doanh nghiệp, của nền kinh tế thị trường, của công cuộc cải cách tư pháp hay chưa ? Đây không chỉ là vấn đề mà các nhà làm luật và các cơ quan có thẩm quyền đang chú ý nghiên cứu, mà cũng là vấn đề mà em rất quan tâm. Đó cũng chínhlà lý do khiến em lựa chọn đề tài này.Mục đích của bài viết không phải là tổng kết hoạt động của Toà án cũng không phải là đưa ra các giải phương pháp để hoàn thiện chế định về Toà kinh tế bởi đây là việc làm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bài viết chỉ mong muốn đưa ra một cách nhìn tổng quát về Toà kinh tế từ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, hoạt động xét xử đến những tồn tại và khó khăn đang vướng mắc, đồng thời nêu lên một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà kinh tế. Nội dung của đề án gồm 3 chương : Chương i : Lịch sử hình thành và phát triển của Toà kinh tế. Chương II : Qui chế pháp lý về Toà kinh tế . Chương III : Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà kinh tế. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy chỉ bảo, giúp đỡ để đề tài của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Chương I : Lịch sử hình thành và phát triển của toà án kinh tế I-Quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế trước khi Toà kinh tế ra đời Cuối năm 1959 , do kết quả của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân , kết cấu các thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi căn bản. Thời kỳ này hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể . Trong nền kinh tế này , Nhà nước đóng vai trò là người trực tiếp tổ chức sản xuất , phân phối các sản phẩm xã hội , còn các đơn vị kinh tế phải phối hợp chặt chẽ nhằm đạt mục tiêu chung là thực hiện kế hoạch của nhà nước . Biểu hiện của sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị kinh tế là việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước . Theo “ Điều lệ tam thời về chế độ hợp đồng kinh tế ” ( kèm theo Nghị định số 4/TTG ngày 4/1/1960 của Thủ Tướng Chính Phủ ) thì ký kết hợp đồng kinh tế được coi là kỷ luật bắt buộc trong quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế . Điều lệ qui định , cơ sở để các bên ký kết hợp đồng là chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao ; hợp đồng kinh tế chỉ được sửa đổi , huỷ bỏ khi nhà nước sửa đổi hoặc huỷ bỏ chỉ tiêu kế hoạch . Như vậy, thực chất của hợp đồng kinh tế thời kỳ này là 1 hình thức pháp lý để các đơn vị kinh tế cụ thể hoá chỉ tiêu kế hoạch nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đó , còn tính chất tự nguyện , thoả thuận rất ít được quan tâm . Do đó , quan hệ kinh tế chủ yếu phát sinh từ nghĩa vụ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mang tính pháp lệnh và tập trung . Đến năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới quản lý kinh tế - xã hội mà Đảng ta đề ra trong đại hội Đảng lần thứ VI , Hội đồng nhà nước đã thông qua Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 . Đây là bước phát triển mới của pháp luật về hợp đồng kinh tế . Theo pháp lệnh này, hợp đồng kinh tế được xác lập một cách tự nguyện , bình đẳng theo sự thoả thuận của các bên ký kết . Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường , các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng Trong quá trình giao dịch để sản xuất kinh doanh cũng như trong quan hệ kinh doanh, giữa các chủ thể có thể xảy ra các bất đồng , các tranh chấp nhất là trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế . Dù ở nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung hay nền kinh tế thị trường thì tranh chấp kinh tế là điều khó tránh khỏi . Thông thường thì các bên chủ thể tự thương lượng giải quyết nhưng có những tranh chấp không thể tự hoà giải được và họ phải nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có chức năng. Từ năm 1993 trở về trước , cơ quan có chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế là cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà nước . Trọng tài kinh tế Nhà nước ra đời để giải quyết những tranh chấp kinh tế mà chủ yếu là tranh chấp về hợp đồng kinh tế ,chính vì vậy chế định về Trọng tài kinh tế được ra đời , và phát triển cùng với sự phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế . Nghiên cứu qua từng giai đoạn sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế Nhà nước. 1. Giai đoạn từ 1960 đến 1984 Năm 1960 , chính phủ ban hành Nghị định số 04.TTg ngày 4/1/1960 ban hành kèm theo điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế . Tiếp ngay sau đó , tổ chức Trọng tài kinh tế được thành lập theo Nghị định số 02.TTg ngày 14/1/1960 . Nghị định này qui định các vấn đề chủ yếu như cơ cấu tổ chức , phân cấp , chức năng của Trọng tài kinh tế . Theo Nghị định này , Trọng tài kinh tế với tư cách là một cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước , được tổ chức ở cấp Trung ương , khu , thành phố , tỉnh và bộ có chức năng chủ yếu là xét xử các tranh chấp kinh tế. Năm 1975 , trên cơ sở những quan điểm , đường lối mà Đảng đã đề ra trong Hội nghị lần thứ 20.BCHTW Đảng (1972), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54.CP ngày 10/3/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế và Nghị định số 75.CP ngày 14/4/1975về điều lệ tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế . Theo Nghị định 75.CP , Trọng tài kinh tế có thêm chức năng là quản lý công tác hợp đồng kinh tế . Hoạt động của Trọng tài kinh tế nhằm đảm bảo tính kỷ luật của Nhà nước về hợp đồng kinh tế đồng thời giải quyết , xử lý những vi phạm hợp đồng kinh tế Năm 1984 , Hội đồng bổ trưởng đã ban hành Nghị định số 62.HĐBT ngày 17/4/1984 qui định về chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức của Trọng tài kinh tế . Lần đầu tiên ở nước ta hình thành Trọng tài kinh tế cấp huyện Thực tiễn cho thấy , trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước trực tiếp tham gia tổ chức sản xuất , phân phối sản phẩm xã hội thì việc thành lập Trọng tài kinh tế với tư cách là 1 cơ quan Nhà nước là 1 điều hợp lý . Nó sẽ giúp Nhà nước tăng cường sự quản lý , giám sát của mình trong nền kinh tế . Đồng thời , thực tiễn cũng cho thấy , chức năng và hoạt động của Trọng tài kinh tế Nhà nước là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu đòi hởi của xã hội 2. Giai đoạn từ 1986 đến 1993 Năm 1986 , Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra chủ trương đổi mới nhằm chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của nước ta sang nền kinh tế nhiều hàng hoá thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự tham gia quản lý của nhà nước Quá trình cải cách kinh tế đã nảy sinh hàng loạt vấn đề mới như : sự ra đời của các thành phần kinh tế mới , chế độ về hợp đồng kinh tế , về trọng tài kinh tế ...vv. Những vấn đề này lại dẫn đến những tranh chấp mới . Các tranh chấp kinh tế lúc này không chỉ đơn thuần là những tranh chấp về hợp đồng kinh tế mà còn là tranh chấp về nhiều vấn đề khác trong hoật động kinh doanh . Thực tế đó đòi hỏi phải đổi mới qui định về hợp đồng kinh tế cũng như phải mở rộng chức năng , thẩm quyền của Trọng tài kinh tế . Để đáp ứng những đòi hỏi này , ngày 25/9/1989 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh mới về Hợp đồng kinh tế và đến ngày 10/1/1990 thì ban hành Pháp lệnh về Trọng tài kinh tế . Theo Pháp lệnh này , Trọng tài kinh tế được tổ chức thành 3 cấp : Trung ương , tỉnh , huyện chịu sự quản lý dọc cũng như ngang , nằm trong bộ máy hành pháp của nhà nước . Ngoài ra còn có nhiều qui định đổi mới về cơ cấu , thẩm quyền , chức năng . Sau khi Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 ra đời , Trọng tài kinh tế có thêm chức năng : đăng ký kinh doanh cho các công ty và các doanh nghiệp tư nhân. Nhận thấy những đòi hỏi của cơ chế mới Nhà nước đã có những điều chỉnh về pháp luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh tế và bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Nhưng chúng ta biết rằng cải cải tư pháp luôn đi sau cải cách kinh tế, vì thế khi nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu cải cách tư pháp lại đặt ra. II- Những nhược điểm về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế trong nền kinh tế thị trường Mặc dù nhà nước ta đã có sửa đổi , bổ sung những chế định về Trọng tài kinh tế Nhà nước nhưng Trọng tài kinh tế vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm trong nền kinh tế thị trường Thứ nhất : Nền kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu mới trong các quan hệ kinh tế , đặc biệt nó đòi hỏi phải trả lại giá trị đích thực của hợp đồng kinh tế . Nghĩa là , hợp đồng kinh tế phải thực sự mang tính “hợp đồng” . Cơ chế kinh tế mới cũng đòi hỏi phải đảm bảo tính tự do , dân chủ trong hoạt động kinh tế . Các chủ thể kinh doanh được quyền tự do thoả thuận , tự do ký kết hợp đồng , được tự chủ trong hoạt động tổ chức kinh doanh mà không phải phụ thuộc vào mệnh lệnh của các cơ quan hành chính như trước đây Chính vì thế , chức năng quản lý Nhà nước về hợp đồng kinh tế , chức năng giải quyết các tranh chấp kinh tế nhằm giúp các bên ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh của Trọng tài kinh tế Nhà nước đã trở nên lạc hậu , không còn phù hợp Thứ hai : Các chủ thể kinh doanh khi tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện , bình đẳng , các bên cùng có lợi vậy mà nếu xảy ra tranh chấp thì Trọng tài kinh tế Nhà nước - với tư cách là một cơ quan trong bộ máy Nhà nước - lại luôn lấy lợi ích của Nhà nước , lợi ích của cơ quan quản lý làm tiêu chuẩn để xem xét . Điều này thực sự không thoả mãn được nhu cầu về lợi ích của chủ thể kinh doanh Thứ ba : Trọng tài kinh tế Nhà nước , thuộc về hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước , trực thuộc Chính Phủ chứ không phải là một cơ quan trong bộ máy tư pháp , bởi vậy các quyết định của Trọng tài kinh tế không đảm bảo tính cưỡng chế Nhà nước nên nó không tạo được niềm tin đối với các nhà kinh doanh ( đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ) Thứ tư : Thủ tục tố tụng Trọng tài kinh tế phần nào mang tính áp đặt , hành chính , thiếu bình đẳng giữa những người tham gia tố tụng , vì vậy nó cũng không còn phù hợp với cơ chế kinh tế mới Với những nhược điểm , hạn chế như vậy , Trọng tài kinh tế Nhà nước không còn đáp ứng được yêu cầu của tình hình và vì vậy không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường được nữa . III- Nhu cầu của nền kinh tế thị trường và sự ra đời của Toà án kinh tế 1. Nhu cầu của nền kinh tế thị trường Như ta đã biết , Đai hội Đảng VI có ý nghĩ vô cùng to lớn bởi nó đã vạch ra một hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế nước ta . Hiện nay , nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần , sản xuất hàng hoá , vận động theo cơ chế thị trường , có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Với một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi , cái mới và cái cũ đan xen nhau thì những vấn đề mới nảy sinh là điều tất yếu Đầu tiên : Là sự xuất hiện của các thành phần kinh tế mới . Sự ra đời của hàng loạt các công ty , doanh nghiệp cùng với sự thay đổi về quan hệ kinh tế đã làm phát sinh các tranh chấp kinh tế mới . Lúc này , các tranh chấp trong kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tranh chấp về hợp đồng kinh tế mà còn phát sinh các tranh chấp như : - Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty và giữa thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập , hoạt động , giải thể của công ty. - Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu - Tranh chấp liên quan đến phá sản doanh nghiệp . Đây là những tranh chấp gắn với nền kinh tế thị trường mà các toà án nhân dân nước ta chưa giải quyết , đồng thời nó cũng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài kinh tế Nhà nước . Như vậy cần phải có một cơ quan nào đó giải quyết các tranh chấp này . Những tranh chấp trong kinh doanh về bản chất cũng giống như tranh chấp về tài sản trong dân sự , tuy nhiên vì nó liên quan đến lĩnh vực kinh doanh nên nó mang những đặc thù riêng cần phải có một cơ quan tài phán độc lập giải quyết Thứ hai : Trong thời gian trước ,việc “khai sinh”cho các công ty , doanh nghiệp tư nhân là do Trọng tài kinh tế đảm nhiệm nhưng việc “khai tử” cho các doanh nghiệp này thì chưa có một cơ quan nào đứng ra giải quyết . Trong nền kinh tế thị trường , có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc phá sản một doanh nghiệp nhất là việc đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ . Chính vì vậy đòi hỏi phải có một cơ quan đảm nhiệm việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp và giải quyết các hậu quả của nó. Thứ ba : Hình thức giải quyết bằng Trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây đạt hiệu quả thấp chủ yếu là do tính cưỡng chế của các quyết định của Trọng tài kinh tế không được đảm bảo . Trong nền kinh tế thị trường , các chủ thể kinh doanh đòi hỏi phải có một phương thức giải quyết mới đạt hiệu quả cao và thực sự đảm bảo việc khôi phục lại lợi ích kinh tế của họ Chính vì những yêu cầu của nền kinh tế thị trường cùng với yêu cầu của cuộc cải cách tư pháp nên Toà án kinh tế đã ra đời . Chỉ có toà án kinh tế mới đáp ứng được những nhu cầu về giải quyết các tranh chấp kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú của cơ chế kinh tế mới . 2. Sự ra đời của Toà kinh tế Từ khi xác định được nhu cầu cần phải ra đời một phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế mới - đó là Toà kinh tế - thì đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này . Theo quan điểm của Bộ Tư Pháp thì : Toà kinh tế cần được tổ chức thành các toà chuyên trách thuộc Toà án nhân dân ( Trong đề án tổ chức Toà kinh tế Việt Nam của Bộ Tư Pháp 9/1991 ) . Quan điểm này dựa trên cơ sở lý luận : quan hệ kinh doanh và quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản mang tính chất hàng tiền , các bên tham gia quan hệ này không phân biệt thành phần kinh tế đều theo nguyên tắc tự nguyện , bình đẳng . Vì vậy không cần thành lập Toà kinh tế thành hệ thống riêng biệt tách khỏi hệ thống Toà án nhân dân Còn Trọng tài kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh lại đưa ra quan điểm : Tổ chức Toà kinh tế độc lập , tồn tại song song với Toà án nhân dân . Trọng tài kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh lập luận rằng : quan hệ kinh doanh là một quan hệ rất đa dạng , phức tạp và mang những tính chất , đặc điểm riêng khác với các loại quan hệ khác . Vì vậy cần phải có một cơ quan tài phán riêng , thủ tục giải quyết riêng để giải quyết những tranh chấp trong lĩnh vực này . Cũng chính từ những tính chất đặc thù của quan hệ kinh doanh nên các thẩm phán của Toà kinh tế cũng cần có trình độ hiểu biết và nghiệp vụ kinh tế nhất định trong lĩnh vực kinh doanh . Trọng tài kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh còn đề nghị chuyển đổi hệ thống Trọng tài kinh tế Nhà nước thành hệ thống Toà kinh tế được phân cấp từ Toà kinh tế tối cao , Toà kinh tế cấp tỉnh và Toà kinh tế cấp huyện . Bên cạnh đó có những quan điểm khác cho rằng : Tổ chức Toà kinh tế trong hệ thống Toà án nhân dân nhưng không phải dưới dạng toà chuyên trách như Toà dân sự , Toà hình sự , ... mà dưới dạng một hệ thống Toà án có vị trí độc lập tương đối với Toà án nhân dân giống như Toà án quân sự . Nói chung , dù có tổ chức Toà kinh tế dưới hình thức nào thì cũng cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau: - Việc tổ chức Toà kinh tế phải xuất phát từ tính chất đặc trưng và yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh tế . - Việc tổ chức Toà kinh tế phải tính đến thực tế phát triển của nền kinh tế . - Việc tổ chức Toà kinh tế xuất phát từ chức năng , thẩm quyền giải quyết vụ án kinh tế . - Việc tổ chức Toà kinh tế quán triệt quan điểm nó là cơ quan tài phán . Trên tinh thần đó , Quốc Hội khoá IX , kỳ họp thứ tư (tháng 12/ 1993 ) đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân trong đó quyết định thành lập Toà kinh tế chuyên trách nằm trong Toà án nhân dân cấp tỉnh trở lên . Toà kinh tế chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1994 và cũng kể từ ngày 1/7/1994 các cơ quan Trọng tài kinh tế thành lập theo Pháp lệnh Trọng tài kinh tế ngày 10/ 1/1990 sẽ chấm dứt hoạt động. Đến năm 1995, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 28.10.1995 càng khẳng định chủ trương đúng đắn của việc thành lập Toà kinh tế. Sự ra đời của Toà kinh tế là một bước ngoặt lớn trong lịch sử các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tể nước ta . Về lý luận , Toà kinh tế có thể đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế thị trường về việc giải quyết các tranh chấp kinh tế và tuyên bố phá sản doanh nghiệp . Nhưng thực tế nó hoạt động có đạt hiệu quả hay không .Để biết được điều này chúng ta hãy cùng nghiên cứu qui chế pháp lý về Toà kinh tế và những kết quả đạt được trong những năm qua. Chương II : Quy chế pháp lý về Toà kinh tế Sau khi Trọng tài kinh tế Nhà nước chấm dứt hoạt động, các tranh chấp kinh tế ở nước ta được giải quyết theo hai con đường: Trọng tài và Toà án. Trọng tài kinh tế lúc này (được thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 5.9.1994 của Chính phủ) khác hẳn so với Trọng tài kinh tế Nhà nước trước kia. Với tư cách là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức Trung tâm Trọng tài kinh tế đặt ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế theo thủ tục tố tụng trọng tài. Tuy nhiên trong phạm vi đề án này chúng ta không tìm hiểu cụ thể về Trọng tài kinh tế mà sẽ nghiên cứu sâu về Toà kinh tế - Một phương thức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế. Khác với Trọng tài kinh tế (là một tổ chức xã hội nghề nghiệp), Toà kinh tế là toà chuyên trách nằm trong hệ thống cơ quan tài phán - hệ thống Toà án nhân dân. Hiện nay, những quy chế pháp lý chung về Toà kinh tế được qui định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc Hội thông qua ngày 28.10.1995. và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16.3.1994. I- Cơ cấu tổ chức Toà kinh tế Toà kinh tế không phải là hệ thống Toà án riêng biệt mà là Toà án chuyên trách nằm trong các Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân tối cao . Như vậy , cả nước ta có 62 Toà kinh tế ( một Toà kinh tế tại Toà án nhân dân tối cao và 61 Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương ) . Còn các Toà án nhân dân huyện , quận , thị xã thuộc tỉnh thì không có Toà kinh tế . Cơ cấu tổ chức Toà kinh tế cụ thể như sau : 1. Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . Cơ cấu tổ chức theo khoản 2 Điều 17 Luật sửa đổi Luật tổ chức toà án nhân dân ngày 28. 10.1995 gồm : - Hội đồng thẩp phán Toà án nhân dân tối cao . - Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao . - Toà án quân sự Trung ương , Toà hình sự , Toà dân sự , Toà kinh tế , Toà lao động , Toà hành chính và các Toà phúc thẩm . - Bộ máy giúp việc . Là một toà chuyên trách , Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà , các Phó Chánh toà , Thẩm phán , Thư ký toà . Chánh toà , các phó chánh toà do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm , miễn nhiệm hoặc cách chức . 2. Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh Theo điều 27 khoản 1 Luật sửa đổi Luật tổ chức Toà án nhân dân 28.10.1995 cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương gồm : - Uỷ ban thẩm phán - Toà hình sự , Toà dân sự , Toà kinh tế , Toà lao động , Toà hành chính - Bộ máy giúp việc Cũng như các toà án chuyên trách khác của Toà án nhân dân cấp tỉnh , Toà kinh tế có Chánh toà , Phó Chánh toà , các Thẩm phán và Thư ký Toà . Chánh toà , Phó Chánh toà do Chánh án Toà án nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm , miễn nhiệm , cách chức . Tất cả thẩm phán của Toà án nhân dân các cấp cũng như của các Toà kinh tế đều do Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán lựa chọn , xem xét và trình chủ tịch nước bổ nhiệm hay cách chức . Nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm . Chế định về thẩm phán được qui định trong Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân ngày 14.5.1993. II- Thẩm quyền của Toà kinh tế Như ta đã biết , Toà kinh tế ra đời là để giải quyết các tranh chấp kinh tế bị khởi kiện ra Toà ( gọi là vụ án kinh tế ) và những vấn đề mới của nền kinh tế thị trường . Cụ thể là , theo Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân và Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30.12.1993 thẩm quyền của Toà kinh tế bao gồm : - Xét sử các vụ án kinh tế - Giải quyết việc phá sản doanh nghiệp . Trong đó thẩm quyền xét xử các vụ án kinh tế là thẩm quyền chính . Để nghiên cứu vấn đề này , trước tiên chúng ta cần phải hiểu thế nào là “vụ án kinh tế”. 1. Khái niệm vụ án kinh tế Trên thực tế , chưa một văn bản nào đưa ra khái niệm chính thức về vụ án kinh tế , nhưng có thể hiểu khái quát như sau : “vụ án kinh tế là những tranh chấp kinh tế do một trong các bên khởi kiện ra Toà án kinh tế để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” Vậy tranh chấp kinh tế được hiểu như thế nào ? Trong thời kỳ bao cấp , tranh chấp kinh tế thị trường chỉ được thừa nhận thuần tuý là tranh chấp về việc vi phạm hợp đồng kinh tế Nhưng ngày nay , trong nền kinh tế thị trường , tranh chấp kinh tế rất đa dạng . Tuy nhiên những tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án bao gồm những tranh chấp sau : ( Theo điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ) . - Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân , giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh . - Tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty , giữa thành viên công ty với nhau . - Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu , trái phiếu . - Tranh chấp kinh tế khác theo qui định của Pháp luật . Theo công văn số 422/KHXX ngày 18.7.1994 và công văn số 11/KHXX ngày 23.1.1996 hướng dẫn việc áp dụng một số qui định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì các tranh chấp nói trên được hiểu như sau a/ Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân , giữa pháp nhân với cá nhân đăng ký kinh doanh . Khái niệm pháp nhân được hiểu theo qui định của Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác như : Pháp lệnh hợp đồng kinh tế , Nghị định số 17-HĐBT ngày 16.1.1990 của Hội đồng bộ trưởng qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ... Khoản 1 điều 1 của Nghi định 17-HĐBT qui định : Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau : - Được thành lập một cách hợp pháp - Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình - Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật Thực tê pháp nhân thường là doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp đoàn thể… Cũng theo điều 1 Nghị định số 17-HĐBT , khoản 2 ghi : “ Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật là người đã được cấp giấy phép kinh doanh và đã dược đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng qui định về đăng ký kinh doanh” Trong thực tế , đây thường là các doanh nghiệp tư nhân b/ Các tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty , giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập , hoạt động giải thể công ty - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty Khái niệm công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và côg ty cổ phần . Đây là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên với công ty trách nhiệm hữu hạn , về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với công ty cổ phần , về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ vào công ty ... và các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập , hoạt động , giải thể công ty. - Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau Đây là các tranh chấp về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn , về việc chuyển nhượng cổ phiếu , về mệnh giá cổ phiếu , số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần , ...và cấc vấn đề khác . c/ Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu Đây là việc tranh chấp về việc mua bán cổ phiếu , trái phiếu đã phát hành và trái phiếu , cổ phiếu mới sẽ phát hành của công ty cổ phần . d/ Các tranh chấp kinh tế khác theo qui định của pháp luật Là các tranh chấp mà trong tương lai có thể xảy ra và văn bản pháp luật mới qui định đó là các tranh chấp kinh tế và thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án Với cách hiểu về tranh chấp kinh tế như vậy , thẩm quyền của Toà kinh tế được qui định như sau : 2. Thẩm quyền của Toà kinh tế . Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16.3.1994 , thẩm quyền của Toà án giải quyết các vụ án kinh tế có thể phân biệt thành . - Thẩm quyền của Toà án các cấp - Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ - Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn 2.1: Thẩm quyền của Toà án các cấp a/ Thẩm quyền của Toá án nhân dân huyện , quận , thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( Toà án cấp huyện ) . Như trên đã đề cập ở Toà án cấp huyện không có Toà án kinh tế nhưng như vậy không có nghĩa là Toà án cấp huyện không có thẩm quyền xét xử các vụ án kinh tế . ở Toà án nhân dân cấp huyện , có các Thẩm phán kinh tế chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế . Theo điều 13 khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải các vụ án kinh tế ,Toà án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng , trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài Như vậy , những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện phải có đủ 3 điều kiện sau : -Phải là tranh chấp hợp đồng kinh tế -Giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng -Không có nhân tố nước ngoài “ Tranh chấp hợp đồng kinh tế” ở đây được hiểu theo điều 13 khoản 1 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế . Tức là tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân , giữa pháp nhân với cá nhân đăng ký kinh doanh . Mọi tranh chấp khác như tranh chấp về chứng khoán ,về quảng cáo , ... hoặc tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì dù giá trị tranh chấp nhỏ hơn 50 triệu đồng vẫn không thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Toà án cấp huyện . b/ Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương (toà án kinh tế cấp tỉnh ) . * Thẩm quyền của Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh Theo Luật sửa đổi , bổ sung Luật tổ chức Toà án nhân dân và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế , Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền . - Sơ thẩm tất cả các vụ án kinh tế theo qui định tại Điều 12 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế , trừ các vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện . Tuy nhiên , trong trường hợp cần thiết , có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện . - Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án , quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo kháng nghị theo qui định của pháp luật tố tụng . - Giải quyết việc phá sản doanh nghiệp theo qui định của pháp luật Tóm lại , thẩm quyền của Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh được qui định khá rộng , bao trùm hầu hết các vụ án kinh tế . * Thẩm quyền của ủy ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh đối với các vụ án kinh tế là : giám đốc thẩm , tái thẩm những vụ án , quyết định đã có hiệu lực của pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị . c/ Thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao * Thẩm quyền của các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao trong việc giải quyết các vụ án kinh tế Các thẩm pháp kinh tế ở các Toà phúc thẩm có thẩm quyền - Phúc thẩm các vụ án mà bản án , quyết định sơ thẩm của Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo ,kháng nghị . - Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh về tuyên bố phá sản Quyết định của các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng . * Thẩm quyền của Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao là : Giám đốc thẩm , tái thẩm những vụ án mà bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo qui định của pháp luật tố tụng . * Thẩm quyền của Uỷ ban thẩm phán , Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là giám đốc thẩm tái thẩm những vụ án mà bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án cấp dưới 2.2: Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế qui định: Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú , trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản giải quyết . 2.3: Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn . Thẩm quyền này được qui định tại điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây : - Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn , thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản , nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án ; - Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp , thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án ; - Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế , thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án; - Nơi các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau , thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án ; - Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản , thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có bất động sản , nơi có trụ sở hoặc cư trú của bị đơn giải quyết vụ án ; - Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau , thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án ở một trong các nơi đó giải quyết._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29345.doc
Tài liệu liên quan