Quy hoạch trung tâm văn hoá Suối Tre thành khu du lịch sinh thái bền vững

LỜI MỞ ĐẦU Tỉnh Đồng Nai là vùng đất trù phú, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp cũng như dịch vụ các loại trong đó có du lịch. Hiện nay, ở Đồng Nai đã có một số KDL đang hoạt động rất tốt, rất nhiều các công viên, các khu vui chơi giải trí cũng như nhiều khu di tích lịch sử văn hoá truyền thống đang dần khẳng định vị trí của mình trong ngành du lịch của tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều địa danh khác trong tỉnh chưa được quan tâm khai thác. Để có thể khai thác hết các tiềm năng

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Quy hoạch trung tâm văn hoá Suối Tre thành khu du lịch sinh thái bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, thì việc phát triển DLST chính là một công cụ hữu ích để thực hiện điều này. Với điều kiện như vậy, với những tài nguyên rất có ý nghĩa trong tỉnh, cách hay nhất để phát triển du lịch cho vùng đó chính là làm tăng giá trị của tài nguyên và phát triển cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý và bền vững nhất thông qua việc quy hoạch DLST cho vùng. Hiện nay DLST đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc cho những người quan tâm và yêu thích du lịch. Cách tốt nhất để khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh chính là phát triển du lịch Đồng Nai đi theo con đường DLST. Trong nhiều địa danh còn chưa được phổ biến ở Đồng Nai thì Suối Tre là một địa điểm có rất nhiều tiềm năng phát triển DLST. Với nhu cầu bức thiết về DLST trong toàn tỉnh, kết hợp với những kiến thức được tích lũy trong quá trình học và thông qua cuộc sống, sách báo, các phương tiện truyền thông, để khai thác mọi tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, và nhất là để góp phần làm đẹp quê hương mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Quy hoạch Trung tâm Văn hóa Suối Tre (Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai) thành khu DLST bền vững ”, đây cũng là một trong những dự án đang được xem xét và sẽ tiến hành trong thời gian tới của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai. 1.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và tiềm năng DLST tại Suối Tre đồng thời xây dựng mô hình DLST phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá đặc trưng cho vùng trung du của miền Đông Nam Bộ. Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong thực tế. Hoạch định kinh tế trong mô hình du lịch của đề tài nghiên cứu, phù hợp với tất cả các đối tượng. Mô hình có những nét đổi mới riêng là bước ngoặt trong DLST Đồng Nai. Mô hình DLST được xây dựng không chỉ đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà còn thúc đẩy nền kinh tế Thị xã Long Khánh phát triển, đồng thời gắn liền với công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường sinh thái tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 1.2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu hai phần Phần I  - Khảo sát hiện trạng TTVHST về địa hình, vị trí địa lý, kinh tế, văn hoá và xã hội. - Khảo sát khu hồ Suối Tre và những khu vực lân cận thuộc xã Suối Tre và nằm trong quyền sở hữu và quản lý của Công ty cao su Đồng Nai. Phần II  Quy hoạch TTVHST cùng khu hồ Suối Tre và diện tích vùng lân cận thành KDLST bền vững dựa theo các chương trình : - Đánh giá tiềm năng phát triển DLSTBV của KDL. - Phân khu chức năng. - Xây dựng phương thức quản lý DLSTBV cho KDL. - Nhận định về hiệu quả khi đưa vào hoạt động . 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp luận Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kì ngành kinh tế nào khác cũng cần đạt được ba mục tiêu Bền vững kinh tế Bền vững tài nguyên và môi trường Bền vững văn hoá và xã hội Ngoài ra sự Bền vững về tài nguyên môi trường đòi hỏi khai thác sử dụng tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý đảm bảo đa dạng sinh học và không có những tác động tiêu cực đối với môi trường. Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc. Du lịch nói chung và DLST bền vững nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa và có tác động mạnh đến mọi khía cạnh tài nguyên và môi trường. Trong xu thế phát triển ngày nay thì DLST ngày càng được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên và là loại hình du lịch duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. 1.3.2. Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập tài liệu Tham khảo tổng hợp các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Đồng Nai thời kì 2005-2015 và các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Đồng Nai, tài liệu DLST, du lịch bền vững…và các sách vở tài liệu có liên quan đến các vấn đề hoạt động và quản lý tại TTVHST. Phương pháp khảo sát thực địa Đi thực tế tại khu TTVH Suối Tre để quan sát, chụp ảnh. Trong quá trình đi tham quan, quan sát TTVHST, ghi chép lại tất cả những điều thu nhặt được từ chi tiết nhỏ nhất. Phương pháp mô hình hóa Tham khảo các mô hình DLST từ các khu DLST khác trong các khu vực lân cận và các nơi có thể đi thực tế để từ đó tổng hợp ra một mô hình. Mô hình này có thể sử dụng cho Suối Tre thông qua việc tham quan xem xét một số KDL đang hoạt động trong tỉnh như KDL Bửu Long, Khu Green Club Resort, Bò Cạp Vàng, KDL Hoà Bình, KDL Thác Giang Điền. Phương pháp lập phiếu điều tra, thống kê và phân tích Lập phiếu điều tra khảo sát từ chính nhân dân trong xã Suối Tre và du khách đang nghỉ ngơi ở TTVHST để nắm được khả năng hình thành và tình hình phát triển của Khu DLST này. Lập phiếu điều tra và phát phiếu điều tra cho những người dân địa phương trong vùng, và những du khách có mặt trong TTVHST trong suốt thời gian đi khảo sát. Lập tất cả 100 phiếu cho mỗi loại. Tổng phiếu phát ra là 200 phiếu. Tổng số phiếu thu lại 200. Thống kê phần trăm số phiếu và phân tích cụ thể để đưa ra kết quả gần đúng về các yêu cầu nêu ra trong bảng phiếu điều tra. Từ đó có những kết luận cho việc quy hoạch du lịch sinh thái cho Suối Tre. Sơ đồ phát phiếu điều tra cho người dân xã Suối Tre Hình vẽ 1: Sơ đồ phát phiếu điều tra cho người dân địa phương Sơ đồ phát phiếu điều tra cho du khách Hình vẽ 2: Sơ đồ phát phiếu điều tra cho du khách 1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu chỉ áp dụng TTVHST thuộc thị xã Long Khánh , tỉnh ĐN, không áp dụng cho các khu du lịch khác trong tình. 2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 2.1.1. Khái niệm chung về DLST DLST là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo những góc khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Trước đây DLST chỉ đơn giản là sự kết nối giữa “du lịch “ và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ rất lâu. Tuy nhiên nếu nhìn ở diện rộng thì DLST là loại hình du lịch thiên nhiên và có thể hiểu DLST là : Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên để phát huy giá trị tài nguyên. Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan. Trực tiếp mang lại nguồn lợi về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng. Luôn coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Giảm tối đa tác hại của du lịch đến môi trường tự nhiên Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả 5 yếu tố trên đều gắn bó chặt chẽ với nhau, để khẳng định DLST là loại hình du lịch bền vững cùng với vai trò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên . 2.1.2. Những nguyên tắc của DLST 2.1.2.1. Cơ sở của nguyên tắc DLST Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi về kinh tế, sinh thái và xã hội cho cộng đồng, DLST lấy các cơ sở sau để phát triển: Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị văn hóa Giáo dục môi trường. Phải có tổ chức về nghiệp vu du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi trường. Phải hỗ trợ bảo vệ môi trường . 2.1.2.2. Những nguyên tắc DLST Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Duy trì tính đa dạng: Duy trì phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là rất quan trọng đối với DLST, tạo ra sức bật cho ngành du lịch. Lồng ghép du lịch vào vào phát triển địa phương, quốc gia. Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ cho hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách. Sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp DLST, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch. Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh và cho du khách. 2.1.2.3. Cở sở của phát triển bền vững trong DLST Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước ngọt, các thủy lực, khoáng sản… đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Như vậy, cần phải sủ dụng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng tái tạo tài nguyên đó” Bảo tồn tính đa dạng sinh học, tính di truyền của các loại động thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lí phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các tài nguyên đó vẫn còn có khả năng phục hồi . Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chiệu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn. Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trương đã bị suy thoái . ( Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan – Bài giảng DLST – NXB ĐHQG TPHCM-2003) 2.1.3. Các hình thức DLST bền vững hiện nay 2.1.3.1. DLST trong Vườn quốc gia, khu bảo tồn Đó là hình thức DLST tại các vườn quốc gia , các khu bảo tồn, các rừng sinh thái ngập mặn hay các rừng cây nguyên sinh có từ nhiều thế kỷ trước. Hình thức này có thể liên hệ đến Du lịch thám hiểm. Các khu vực còn có thể dành cho loại hình du lịch này đó là các con sông trong các rừng rậm, hay các eo biển, các đảo,các rừng mưa nhiệt đới… . Ở Việt Nam thì du lịch tại các vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Cát Bà, Cúc Phương… Các rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng Sác, các rừng nước mặn hay nước lợ ở miền Tây Việt Nam hay ở vùng đất Mũi tận cùng của đất nước. Một số khu rừng ở vùng cao nguyên, hay các rặng núi, mỏm đá, các dòng thác, con sông, hồ tự nhiên … đều là những địa điểm DLST tuyệt vời. Du khách đến đây hầu hết phải vận dụng sức khỏe và lòng yêu thích thiên nhiên để khám phá mọi thứ. Hình thức du lịch này gần với du lịch phiêu lưu mạo hiểm. Thường là du lịch dài ngày và tìm hiểu khám phá thiên nhiên. (Nguồn : website hppt://www.dulichvietnam.com.vn) 2.1.3.2. DLST tại các khu bán tự nhiên, bán bảo tồn Đó là những khu vực dựa trên nền tảng của thiên nhiên, người ta xây dựng nhiều khu nhà hoạt động dành riêng cho Du lịch. Nơi này dành nhiều cho hoạt động nghỉ ngơi và tịnh dưỡng của du khách. Ngoài ra du khách có thể học hỏi nghiên cứu các hoạt động từ thiên nhiên có trong khu du lịch, ví dụ như khu du lịch suối nước nóng Bình Châu, Hòn Rơm, Hòn Tằm, Đảo Phú Quốc, Đảo Cát Bà…Du lịch ở đây có thể kéo dài nhiều ngày, vừa nghỉ ngơi với các tiện nghi nhân tạo, vừa tận hưởng thiên nhiên. (Nguồn : website hppt://www.dulichvietnam.com.vn) 2.1.3.3. DLST tại các Khu du lịch nhân tạo Là những KDL diện tích không quá lớn do con người xây dựng, hoàn toàn mang tính nhân tạo. Tuy nhiên trong các khu này, các khu vực nhân tạo vẫn được xây dựng dựa trên hình ảnh về thiên nhiên, cội nguồn là nhiều nhất. Nơi này có thể làm du lịch cho các dịp lễ tết, lễ hội, các văn hóa truyền thống dân tộc… Hình thức du lịch trong các khu du lịch này thường là ngắn ngày, hoặc kết thúc trong ngày. Có thể kế đến như KDL Suối Tiên, Đầm Sen, Suối Mơ, Kì Hòa …tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn : website hppt://www.dulichvietnam.com.vn) 2.1.3.4. DLST tại các Khu Di tích lịch sử, văn hóa truyền thống Đất nước nào, địa phương nào, hay vùng nào cũng đều có nền văn hoá và truyền thống riêng của mình. Và câu chuyện lịch sử hay nền văn hoá đó được ghi dấu bằng các Khu Di tích lịch sử. Một trong những cách tìm về cội nguồn và tìm hiểu bản sắc văn hoá chính là tham quan du lịch tại các Khu di tích lịch sử. Mô hình du lịch của các khu này là bảo tồn lại những di tích, di chứng lịch sử ở mọi khía cạnh, tạo ra những khu cho du khách lui tới tham quan mà không làm ảnh hưởng đến di tích lịch sử văn hoá . Có thể kể đến một số Di tích lịch sử tham quan du lịch như Phố cổ Hội An ở Đà Nẵng, 36 phố phường ở Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đền Hùng, Chùa Hương, Chùa Thiên Mụ, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Thành, Chùa Ông, hay Nhà giam ở Côn Đảo, Nhà giam ở phường Tân Hiệp (Biên Hòa - Đồng Nai)….Hoặc du lịch đến các địa phương trong những ngày Lễ Hội của riêng từng địa phương đó. Miền Bắc Việt Nam có lễ hội đền Hùng, lễ hội Ook-Om-Boc, lễ hội đâm trâu, Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội), Lễ hội Chùa Thầy. Miền Nam có lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội Bà Thiên Hậu, lễ hội Khmer, lễ hội Lăng Ông, Chùa Bà….còn rất nhiều các lễ hội khác tùy theo từng phong tục tập quán của mỗi địa phương. Hình thức DLST kết hợp với du lịch nhân dịp lễ hội ngày càng phổ biến vì nó mở rộng tầm nhìn và hiểu biết cho du khách cũng như mang đến cho họ cái nhìn mới về văn hoá truyền thống của đất nước và phong tục tập quán con người tại nơi đó. (Nguồn : website hppt://www.dulichvietnam.com.vn) 2.1.4. Một số mô hình DLST bền vững. 2.1.4.1. Làng DLST ở Austria (nước Áo). Làng DLST bền vững dựa trên tiêu chuẩn chọn lựa đặc trưng : - Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ - Độ cao nhà cửa phải thấp hơn 3 tầng - Kiến trúc nhà cửa phải xây theo kiểu mới hoặc kiểu cổ nhưng phải hài hòa và cân bằng. Dựa trên tiêu chuẩn sinh thái : Nông lâm nghiệp cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụng hoá chất nông nghiệp. Chất lượng không khí và tiếng ồn phải cách xa đường ô tô ít nhất 3 km, đặc biệt là đường cao tốc Giao thông đường dành cho đường bộ, xe đạp hay phương tiện vận chuyển công cộng. Hàng hoá và chất thải tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết và bán các đặc sản địa phương. Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng phải xây dựng hoà hợp với môi trường và phù hợp với dân địa phương và trẻ em. Tiêu chuẩn xã hội và du lịch : Dân số nhiều nhất của làng là 1500 người Nhà nghỉ nhiều nhất bằng 25% số nhà dân có trong địa phương Số giường nghỉ cực đại 1500 tương ứng mỗi người 1 giường Tránh xây khách sạn lớn Cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các quyết định phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc có rất ít cơ sở phục vụ như làm dầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách giúp du khách dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường như hệ thống đường mòn, đường đi dạo. (Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB ĐHQG HN, 2001) 2.1.4.2. Du lịch bền vững ở Châu Âu ECOMOST. ECOMOST ( European Community Models Of Sustainable Tourism) Đây là mô hình đựơc xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Âu và phát triển được là nhờ du lịch, trong đó 50% thu nhập là nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình DLSTBV đã đựơc tiến hành. Theo ECOMOST thỉ phát triển bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chính là : Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái Bền vững về văn hóa-xã hội: Bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy phải có sự tham gia của cộng đồng trong mọi quyết định Bền vững về kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. Ba yêu cầu chính nhằm duy trì KDL: Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ lại được bản sắc văn hóa Cảnh quan cần được duy trỉ để hấp dẫn du khách Không làm gì gây hại cho môi trường sinh thái Muốn đạt được ba yêu cầu trên phải bắt buộc có một yêu cầu thứ tư Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả và tổng hợp với sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch. ECOMOST đã duy trì chia nhỏ các mục tiêu của DLSTBV thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị: Thành tố văn hóa xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế xã hội và bảo tồn bản sắc văn hoá Thành tố du lịch: thoả mãn nhu cầu du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở, giải trí. Thành tố sinh thái: bảo đảm khả năng chịu tải, bảo tồn và sự quan tâm đến môi trường. Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của công đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch. Theo đó ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức có liên quan. (Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB ĐHQG HN, 2001) 2.1.4.3. DLST bền vững ở Hoàng Sơn –Trung Quốc Hoàng Sơn là một vủng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc. Đó là một khu danh lam thắng cảnh có cảnh quan thiên nhiên đẹp đồng thời là khu di tích lịch sử văn hoá. Bao phủ một diện tích 154 km2, khu vực này còn có 72 ngọn núi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suối nứơc khoáng, 24 dòng suối tự nhiên và 20 đầm lầy to nhỏ khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên ở đây là những rừng là rụng, vùng đầm lầy phẳng lặng , rừng thông, rừng thông Hoàng Sơn, các loại thực vật quý hiếm và động vật đang được bảo vệ. Hơn thế nữa, Hoàng Sơn còn có nhiều đền, những nhà tu kín và những dòng chữ khắc họa trên đá. Sự tăng trưởng nhanh của DL vủng Hoàng Sơn đầy danh lam thắng cảnh này đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như: Số loài động thực vật giảm xuống. Sự xây dựng các công trình, đường xá và đường cáp treo qua núi cùng các dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc làm tổn hại đến thảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loại thực vật quý hiếm. Thảm thực vật này một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loại động vật mà ngày nay hiếm khi người ta nhìn thấy chúng . Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên. Xây dựng tràn lan ở điểm DL cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó. Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch các hệ thống thủy văn. Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước được xây dựng để đảm bảo cung cấp đủ nước cho khách du lịch. Vì vậy cần phải xây dựng dập chắn nước ngang qua suối, điều này đã gây ra sự thay đổi lớn trong lưu vực sông. Một vài điểm tham quan bị quá tải với khách DL. Số lượng khách ở Hoàng Sơn tăng từ 282.000 người/1979 lên đến 1.300.000 người/1999. Vào thời kỳ cao điểm, hàng ngày có đến 8000 khách tới tham quan KDL này. Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm trầm trọng. Rất nhiều rác thải đa dạng thải ra khu vực thắng cảnh này. Một số rác thải sinh hoạt đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dỏng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước. Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra bởi DL tại Hoàng Sơn, chính quyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược bảo vệ KDL này bao gồm các điểm như sau: Tán thành nguyên tắc chỉ đạo phòng ngừa Giám sát chất lượng nước cung cấp và quản lý hệ thống nước Phân tán Khach DL ra một khu rộng lớn Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết khách DL Dừng hoạt động DL tại khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên. Quản lý có lợi cho môi trường và đề cao sự giảm áp lực cho môi trường. Tạo vườn thực vật và khu dự trữ sinh quyển để có thể bảo tồn nguồn gene phục vụ cho dự án khôi phục thảm thực vật Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường Quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong KDL. Như vậy cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. Các công trình xây dựng phải thiết kế hài hoà với cảnh quan và các đặc tính địa phương. Chiến lược bảo vệ vủng núi Hoàng Sơn đang ở giai đoạn thực thi. Chiến lược này là cả một nỗ lực lớn của chính quyền nhằm sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và phòng ngừa những sai lầm trong tương lai. Mặc dù KDL Hoàng Sơn vẫn còn tồn tại một vài biểu hiện suy thoái, nhưng các biện pháp kế hoạch cần thiết để đạt được một sự phát triển DLST bền vững đã được lập ra và thi hành. (Nguồn:Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững- NXB ĐHQGHN, 2001) 2.1.3. Nguyên tắc quy hoạch Khu DLST bền vững 2.1.3.1. Nguyên tắc thứ nhất: Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù Một Khu DLST phải thật sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định, có đủ sức hấp dẫn khách DLST. 2.1.3.2. Nguyên tắc thứ hai: Yếu tố thẩm mỹ sinh thái. Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giải quyết trọn vẹn trước khi quy hoạch và triển khai hành động. Mặt khác cũng nên phân loại du khách theo các hình thức du lịch nghiên cứu, thưởng ngoạn hay vui chơi, thậm chí kể cả xác định lượng khách tối đa cho mỗi lần tham quan để không gây xáo trộn mỹ quan sinh thái, số người tham quan du lịch nếu quá đông sẽ làm giảm sự hứng nghiên cứu, thưởng thức…DLST xét về bản chất là làm tăng hứng thú và mong đợi. Nếu thẩm mỹ sinh thái bị phá hoại thì du khách sẽ chán nản và không muốn quay trở lại du lịch nơi này nữa. Nếu muốn tăng sự hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phong phú các loại hình DLST , điều này sẽ dễ gây ra việc xâm hại các mỹ quan sinh thái. Do đó các nhà quy hoạch và thiết kế Khu DLST phải thật sự cân nhắc kĩ càng yếu tố thẩm mỹ sinh thái này. 2.1.3.3. Nguyên tắc thứ ba : Yếu tố kinh tế Khác với các loại hình hoạt động khác, việc xác định lợi ích từ hoạt động du lịch phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phí sinh thái. Mặt khác DLST là hình thức nâng cao đời sống kinh tế của dân cư địa phương, do đó phải cho họ biết về sinh thái du lịch và tạo việc làm cho họ. 2.1.3.4. Nguyên tắc thứ tư: Yếu tố xã hội Khi quy hoạch một khu vực thành Khu DLST không đựơc bỏ qua chức năng xã hội cho Khu này. Điều có thể xảy ra là dễ có sự bất hòa giữa dân cư địa phương, truyền thống văn hóa, tập tục sinh hoạt của dân cư địa phương bị du khách nhất là du khách chưa có ý thức cao làm xáo trộn tổn hại đến Khu DLST . Phải gắn những hoạt động của DLST với việc nâng cao nhận thức xã hội cho cư dân địa phương và cả du khách. (Nguồn:Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan – BG DLST –NXB TPHCM –2003) 2.2.SƠ BỘ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.2.1. DLST hiện nay trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.1. Thế giới Hiện nay DLST đang trở thảnh hiện tượng nóng bỏng trên toàn thế giới. Dạo sơ một vòng quanh thế giới, ta có thể thấy hầu hết tất cả các nước đều tiến hành công nhận du lịch của quốc gia sẽ trở thành DLST. Và hiện nay các KDL ở các quốc gia đều có xu hướng được chuyển đổi thành Khu DLST . Ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ, các khu rừng cấm, các vườn quốc gia, các sở thú … đều có chương trình hành động thực hiện nhẳm hướng xu thế du lịch của quốc gia đi theo con đường mới mẻ này. Sơ bộ về khu vực Nam Trung Mỹ có thể nhận thấy điển hình nhất là khu vực dãy Andes và rừng rậm Amazon ở Brazil và Ecuador được rộng mở rộng cho du khách tới tham quan nghiên cứu nhiều hơn. Trước đây rừng rậm nằm dọc theo bờ sông Amazon là khu vực cấm của Brazil. Ngày nay, Amazon đã được chính phủ Brazil cho phép một phần trở thành nơi du lịch thám hiểm, DLST và phiêu lưu mạo hiểm cho du khách cũng như các nhà khoa học nghiên cứu thiên nhiên và động vật hoang dã. Ngoài ra, Đảo Los Roques ở Venezuela trước đây là một hoang đảo, trong vòng hơn chục năm lại đây đã được khai thác và trở thành một đảo du lịch vô cùng lý tưởng cho du khách trên toàn thế giới. Đặc biệt hiện nay các quốc gia luôn tiến hành việc giữ gìn các khu bảo tồn thực vật động vật hoang dã, ở khu vực Nam Trung Mỹ có thể kể đến là Rừng Cristalino ở Brazil, Wakanki Botanical Garden( vườn thực vật Wakanki) ở Machu Picchu hay khu Wildland Adventure ở Argentina và Chile. Rảo qua vùng Bắc Mỹ và Canada cũng thấy nhiều Khu bảo tồn và Khu DLST mọc lên với sự quan tâm đúng mức của chính phủ. Du khách đến các khu này sẽ được tìm hiểu khám phá thiên nhiên mà không hề gây ra bất cứ tác hại nào đối với môi trường nơi đây. Ở Châu Phi chủ yếu là các hoang mạc và rừng rậm củng với các động vật hoang dã đang được tìm hiểu để bảo vệ chúng. Có thể đến Rwanda và tham quan các dòng sông trong vắt họăc các dòng thác, các con suối…. cũng nằm trong các khu bảo tồn này. Còn ở đất nước Nam Phi hiện nay rất nổi tiếng với mô hình DLST trọn gói đến các hoang mạc cùng vui chơi với các động vật như voi, hươu sao, hươu cao cổ… Với Châu Âu, du khách hiện nay ưa chuộng đến Đức, Pháp, Anh, Thụy Sỹ, Phần Lan, Ba lan cùng một số nước lân cận vì môi trường các nước này khá trong lành. Các khu DLST và khu bảo tồn ngày càng tân tiến và hấp dẫn du khách. Bên cạnh các Vườn quốc gia khu bảo tồn thì hàng lọat các khu nghỉ mát, Resort cao cấp hay trung cấp cũng mọc lên với mục tiêu phục vụ tiện nghi cho du khách đồng thới với hướng du khách đến với thiên nhiên Với Châu Á, Trung Quốc và Ấn độ hiện nay là hai nước thu hút nhiều du khách trên thế giới nhất. Một số nước khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đang tiến hành những biện pháp bảo tồn và xây dựng các Khu DLST thật tốt để phục vụ khác du lịch. Có thể lấy ví dụ điển hình như Campuchia, đất nước Chùa Tháp, họ dựa vào truyền thống và văn hóa dân gian của mình để tạo ra những khu du lịch, những tour du lịch kết hợp rất có ý nghĩa như tham quan du lịch xuyên quốc gia đến đền Angkor Wat. Du khách vừa được tham quan nghỉ ngơi giải trí vừa biết thêm rất nhiều về nền văn hóa người bản địa. Thái Lan cũng là một đất nước có những cảnh đẹp tuyệt với đầy bản chất thiên nhiên, vẫn còn rất hoang sơ và mang tính xa xưa, rất có giá trị trong những họat động du lịch kết hợp nghiên cứu. Đảo quốc Singapore là một hành tinh xanh, hay quốc gia sạch nhất thế giới, là một nơi đáng để tham quan học hỏi về vấn đền giữ gìn sự trong sạch cho môi trường. 2.2.1.2. Việt Nam Việt Nam, cũng là một trong những quốc gia đang cố gắng tạo mọi điều kiện để phát triển DLST. Cả ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam hầu như tỉnh nào cũng có các khu DLST, vườn quốc gia, khu bảo tồn…. Sơ lược có thể kể đến như ở miền Bắc: Tại Thanh Hóa có rất nhiều danh lam thắng cảnh có vẻ đẹp nên thơ. Đây là thế mạnh để phát triển DLST, từ động Từ Thức đến Hang Treo, có vườn quốc gia Bến En và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông rất đẹp. ngoài ra Thanh Hóa còn có quần thể di tích lịch sử và thắng cảnh Hàm Rồng. Tuy nhiên môi trường du lịch thường hỗn loạn với cảnh cạnh tranh mua bán, níu kéo giành giật khách tham quan. Tệ hơn là các nạn vứt rác bừa bãi ở các điểm tham quan, khu di tích, làm mất vẻ đẹp cảnh quan và gây ô nhiễm trẩm trọng đến môi trường khu du lịch. Tại miền Bắc còn có có thành phố Hải Phòng sạch đẹp với những hàng phượng xanh rì quanh năm và đỏ rực suốt mùa hè. Hải Phòng còn nổi tiếng với bãi biển đẹp nhất Việt Nam là Đồ Sơn….. Vườn quốc gia Cát Bà nơi đây thật sự là một vườn quốc gia và bảo tồn đúng nghĩa. Tuy nhiên nếu đựơc quan tâm đúng mức thì nơi này sẽ là một trong những vườn quốc gia nổi tiếng trong khu vực. Dọc theo eo biển miền Trung là hàng loạt các bờ biển nổi tiếng trong nước và thế giới như biển Cửa Lò Nghệ An, biển Ninh Chữ ở Ninh Thuận, hòn Tằm Nha Trang …. thật sự đã trở thành những khu DLST, những bờ biển sinh thái rất đẹp . Một số vườn quốc gia nổi tiếng ở Việt Nam như vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ở Đà Nẵng, Cúc Phương, VQG Bái Tử ở Quảng Ninh, Bạch Mã ở Huế, Kon Ka Kinh ở Gia Lai, Công viên quốc gia Ba Vì , và Vườn quốc gia Nam Cát Tiên ở Đồng Nai. Đây là Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và được công nhận là khu sinh quyển của thế giới . Dọc theo phía miền Nam, miền cao nguyên có thể tham quan Khu Sinh thái Hồ Tuyền Lâm ở Đà Lạt, hay rừng ngập mặn Vàm Sát ở Cần Giờ , hướng về phía Mũi Cà Mau, Hà Tiên có thể thưởng thức bãi biển Hà Tiên tuyệt đẹp với Hòn Phụ Tử giữa biển, hay Thạch Động và giếng Tiên trong các gầm đá trong bờ …. Nói về Việt Nam thì với nhiều cảnh quan đặc sắc không thể nào tả xiết. Mỗi nơi một vẻ từ nét chân thực của thiên nhiên cho đến những nét nhân tạo từ bàn tay con người, tất cả đều tạo cho Việt Nam một vẻ đẹp hài hòa trong sáng. Và các vườn quốc gia, các khu DLST, các khu bào tồn đều cùng bắt tay tạo cho Việt Nam thành một nơi hấp dẫn du khách trong nước và thế giới đến tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam. 2.2.2. Định hướng DLST tại Đồng Nai 2.2.2.1. Vị trí địa lý và Điều kiện tự nhiên - xã hội, điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng và tài nguyên nước. Vị trí địa lý Đồng Nai là một tỉnh nằm trong khu vực trọng điểm của miền Đông Nam Bộ, nằm ở cửa ngõ phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng , phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Bình Dương và phía nam giáp tỉnh Bà rịa Vũng Tàu. Đồng Nai có diện tích 5.894,73 km2 chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2005 là 2.218.900 người, mật độ dân số: 365 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2005 là 1,28%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú . Đồng Nai còn là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyê._.́t mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Điều kiện khí hậu Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC. Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là 2.243 giờ. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.065,7 mm phân bố theo vùng và theo vụ. Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%. Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2006 là: 109,24m. Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2006: 113,12. Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Tài nguyên thiên nhiên , tài nguyên rừng và tài nguyên nước Đồng Nai đặc biệt đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông, tài nguyên rừng và nguồn nước... Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thủy sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km2 và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi.... Tài nguyên rừng ở Đồng Nai Năm 2005 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời kỳ đến năm 2010. Đặc biệt là tài nguyên nước rất dồi dào từ các con sông như sông Đồng Nai, Sông La Ngà , Sông Lá Buông, Sông Xoài và sông Thị Vải, …. Trữ lượng nước ngầm cũng rất lớn, tuy nhiên phân bố không đều. Các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý. 2.2.2.2. Về điều kiện du lịch hiện tại và các tuyến du lịch chính Nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu), cùng các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn, du lịch Đồng Nai cũng có nhiều ưu thế và tiềm năng để phát triển theo hướng DLST, du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội truyền thống, xây dựng, phát triển một số loại hình du lịch mới như du lịch vườn, du lịch trên sông, du lịch văn hóa lễ hội..., thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch để thu hút, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Theo phương hướng phát triển du lịch trên, Đồng Nai đã quy hoạch và đưa vào khai thác 5 tuyến DLST chính theo sơ đồ sau đây: Tuyến 1: Biên Hòa - Sông Đồng Nai Tuyến 2: Thống Nhất - Vĩnh Cửu Tuyến 3: Tân Phú – Định Quán Tuyến 4: Long Khánh - Xuân Lộc Tuyến 5: Long Thành - Nhơn Trạch TUYẾN 1: BIÊN HÒA - SÔNG ĐỒNG NAI Cù lao phố Hình 1 : Cù lao Phố nhìn từ cầu Mới- Biên Hòa Thuộc xã Hiệp Hòa, Tp.Biên Hòa, Cù lao phố có địa thế là trung tâm của Tp.Biên Hòa, cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 30 km, được bao quanh bởi sông Đồng Nai, là điểm sáng để xây dựng, làm tour DLST, văn hóa. Cảnh trí nơi đây đẹp, thanh bình, êm ả nhưng tràn đầy sức sống. Có nhiều di tích văn hóa-lịch sử và lễ hội truyền thống. Trong quy hoạch, định hướng phát triển Cù Lao Phố thành một cù lao xanh của thành phố Biên Hòa. Ước tính đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, nơi đây sẽ xây dựng một trung tâm giải trí với quy mô lớn bao gồm các công viên nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, cảng du thuyền, các loại hình thể thao dưới nước, khu khách sạn, nhà hàng cao cấp.... Sông Đồng Nai Hình 2: Sông Đồng Nai Là trục chính của tuyến du lịch này, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) chảy ngang qua vùng đất Đồng Nai đã tạo nên nhiều phong cảnh đẹp. Những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn, những vườn cây ăn trái xum xuê, trĩu quả với nhiều đặc sản trái cây của miền nhiệt đới: Chôm chôm, sầu riêng, bưởi, xoài, măng cụt, dâu, nhãn, mít tố  nữ... Từ xa xưa, dọc theo con sông này đã hình thành nên các phố cổ (Cù Lao Phố), làng cổ (Bến Gỗ), các làng nghề truyền thống: làng gốm Hóa An, Tân Vạn, làng cá bè Tân Mai, các khu chợ trên sông mua bán tấp nập, sinh hoạt nhộn nhịp, trên bến dưới thuyền. Khu làng bưởi Tân Triều Khu DLST Làng bưởi Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai. Diện tích Khu du lịch là 5 ha, là một điểm du lịch quan trọng trong tuyến. Đặc điểm nổi bật của Khu du lịch này là có nhiều vườn cây ăn trái miệt vườn Nam Bộ đặc trưng, được bao quanh bởi một vùng sông nước bao la, mang đầy phù sa với nhiều trái ngon, quả ngọt, đặc biệt là bưởi Tân Triều nổi tiếng khắp nơi. Hiện Khu du lịch đang được quy hoạch và ước đầu tư khoảng 6 tỷ đồng. Hình 3:Làng bưởi Tân Triều Khu du lịch núi Bửu Long Hình 4:Khu du lịch núi Bửu Long-Hồ Long Ẩn Là thắng cảnh quốc gia, có núi cao, có hồ rộng, phong cảnh thơ mộng, hữu tình. Được xếp hạng di tích quốc gia năm 1990, thuộc địa bàn phường Bửu Long - TP Biên Hòa, diện tích 84 ha và từ lâu được mệnh danh là "Hạ Long trên cạn" của nhân dân Đồng Nai và của cả nước. Trên núi có chùa Long Sơn, Bửu Phong cổ kính, Hồ Long Ẩn nước trong vắt, có đường hầm bí mật che giấu các chiến sĩ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến... Định hướng phát triển Khu du lịch Bửu Long theo hướng du lịch văn hóa-lịch sử, tôn giáo, lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc tiêu biểu cho vùng đất Đông Nam Bộ. Khu du lịch Bửu Long kêu gọi các dự án đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. TUYẾN 2: THỐNG NHẤT - VĨNH CỬU Khu du lich Bắc Sơn Tọa lạc trên địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Thống Nhất, cách quốc lộ 1 khoảng 1km vào bên trong, có vị trí rất thuận lợi để phát triển du lịch. Diện tích quy hoạch khoảng 254.000 m2 , ước tính đầu tư khoảng 25 tỷ đồng. Khu du lịch có cảnh quan thiên nhiên đẹp "sơn thủy hữu tình" bởi nơi đây có các dãi đồi nhấp nhô, có các hồ nước thiên nhiên và dòng suối trong xanh uốn lượn tạo nên thế đất rồng cuốn, cọp nằm (Long chầu, hổ phục). Cây cỏ bốn mùa xanh tươi ngát hương hoa trái, khí hậu mát mẽ, trong lành thích hợp cho các loại động thực vật phát triển trong Khu du lịch này. Khu du lịch Sông Trầu Diện tích khoảng 300 ha, khu đất là những dãi đồi nhấp nhô không cao, có dòng thác đẹp, nước chảy quanh năm, du khách có thể bơi lội, vui đùa dưới dòng thác, cảnh quan thiên nhiên đẹp, xung quanh là các vườn điều, tràm, bạch đàn, lý tưởng cho các loại hình du lịch cắm trại, tham quan. Bước đầu, ước tính đầu tư cho Khu du lịch này khoảng 20 tỷ đồng. Khu câu lạc bộ Sông Mây Hình 5: Hồ Sông Mây Thuộc thị trấn Trảng Bom, huyện Thống Nhất, diện tích quy hoạch là 235 ha do Công ty liên doanh Bo Chang – Donatours làm chủ đầu tư. Là một khu đất có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có hồ Sông Mây nằm giữa 2 dãy đồi xanh ngắt, nhấp nhô uốn lượn. Khu du lịch có sân golf 27 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khu nhà nghỉ sang trọng, nhà hàng, quán bar... Trong tương lai, nơi đây sẽ được đầu tư xây dựng trở thành khu vui chơi giải trí có qui mô lớn phục vụ cho cả khách trong nước và quốc tế. Hồ Trị An Hình 6: Hồ Trị An Hình 7: Thủy điện Trị An Nằm trên địa bàn thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 65 km và cách TP. Biên Hòa - Đồng Nai khoảng 30 km. Hồ rộng 32.000 ha, mặt nước trong xanh, hiền hòa, phẳng lặng. Lòng hồ có khoảng 36 đảo lớn, nhỏ nhấp nhô trên mặt nước, trong đó đáng kể nhất là hai đảo:  Đảo  Ó và đảo Đồng Trường liền kề như đôi bạn tâm giao. Khu du lịch đảo Ó - đảo Đồng Trường có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, thơ mộng, hữu tình. Không khí trong lành mát mẽ, là địa chỉ lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên. Ước tính đầu tư cho Khu du lịch này là trên 5 tỷ đồng. Lòng hồ Trị An nhiều bí ẩn, giàu thủy sản với các món ăn dân dã, đậm đà khó quên. Thác Giang Điền Hình 8: Thác Giang Điền Thác này nằm ở huyện Trảng Bom (tách ra từ huyệnThống Nhất). Thác khá đặc biệt với hai màu nước. Mùa nắng thác có màu bạc chạy róc rách suốt các bờ ghềnh đá. Mùa mưa thác có màu vàng đục chảy xiết và tung bọt trắng xóa thành tấm màn phủ lên các ghềnh đá. Và vào mùa này có nhiều cá trong thác, du khách có thể ngồi trên những ghềnh đá to để câu cá giải trí. Hiện nay Thác Giang Điền đã được đầu tư xây dựng trở thành một khu DLST hấp dẫn với nhiều cơ sở hạ tầng rất tiện nghi. Khu thác này hiện nay rất thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. TUYẾN 3: TÂN PHÚ - ĐỊNH QUÁN Khu du lịch Thác Mai, Hồ nước nóng, lâm trường Tân Phú Hình9: Thác Mai, Hồ nước nóng Khu du lịch nằm trên địa bàn huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, cách TP.HCM 111 km theo hướng TP. HCM đi Đà Lạt hay 190km + 500m theo hướng Đà Lạt về TP. HCM. Khu rừng có tổng diện tích là 13.734ha, đó là một khu rừng rộng, được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, sinh động kỳ thú với các phong cảnh của cây rừng xen lẫn với các đồi núi, thác nước, hang động... Theo quy hoạch, toàn Khu du lịch Lâm trường Tân Phú được phân thành 2 khu: + Khu Hồ nước nóng: Diện tích quy hoạch là 20 ha. Hồcó nhiệt độ trung bình từ 50 - 600C đã được viện Pasteur Tp. HCM phân tích và kiểm định có chứa các thành phần khoáng chất có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong khu vực này lại được thành 2 khu chức năng: Khu khai thác nước khoáng giải khát và khu dành riêng cho du lịch. Ước đầu tư cho khu này là 40 tỷ đồng. + Khu thác Xuân Mai: Thác nằm trên sông La Ngà thuộc tiểu khu 86 PT4, toàn bộ thác dài 2km, có 5 đảo cây cối xanh tươi như rừng tự nhiên, mỗi đảo có diện tích 0,5 - 2 ha. Nơi đây có nhiều cây mai rừng mọc cả trên bờ, trên đảo và trên các cụm đá. Thiên nhiên nơi đây vừa đẹp, vừa hùng vĩ với thảm động thực vật rừng phong phú, đa dạng. Không khí mát mẽ, trong lành rất phù hợp cho loại hình cắm trại, tham quan dã ngoại.... Ngoài 2 phân khu chính vừa kể trên, khu rừng Tân Phú còn nhiều điểm du lịch đáng chú ý khác như: Núi hang dơi, Thác sa cá... và cả nhiều điểm khác mà chưa có ai đặt tên. Khu du lịch Suối Mơ Hình 10 :Khu du lịch Suối Mơ Xã Trà Cổ, huyện Tân Phú. Cảnh quan thiên nhiên Khu du lịch còn rất hoang dã với nhiều phong cảnh đẹp, kỳ thú. Nơi đây, có dòng suối thơ mộng uốn lượn giữa rừng cây xanh thẩm, dây leo chằng chịt, uốn khúc... lý tưởng cho các loại hình du lịch tham quan dã ngoại, nghiên cứu sinh thái. Hiện nay, Tỉnh Đồng Nai đang cho tiến hành quy hoạch chi tiết khu du lịch này. Trên cơ sở đó kêu gọi các dự án đầu tư từ các thành phần kinh tế, cũng như các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết. Đá Ba Chồng Đá Ba Chồng nằm  giữa khu vực dân cư sầm uất của huyện Định Quán, cạnh Quốc lộ 20. Sau hàng triệu năm dãi dầu mưa nắng, ba lần ngâm mình dưới biển khi biển tràn vào, chứng kiến hàng trăm ngọn núi lửa hoạt động dữ dội, Đá Ba Chồng như ba tảng đá xếp chồng lên nhau khá chênh vênh vẫn đứng đó, tạo ra một cảnh quan hùng vĩ. Cạnh đá Ba Chồng là hai quả núi Bạch Tượng hình dáng giống như đôi voi phục. Hình 11:Đá Ba Chồng Trên đỉnh núi là tượng Phật Thích Ca cao hơn 20m ngự trên đài sen. Dưới chân núi Bạch Tượng còn có hang sâu và chùa Thiện Chơn, đối diện là Hòn Dĩa, xa hơn một chút là hòn Sư Tử.Đá Ba Chồng thuộc nền văn hóa Óc Eo – Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ, đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng năm 1988. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên Hình 12 :Vườn quốc gia Nam Cát Tiên Nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước; cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km, với tổng diện tích là 73.878 ha, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và là một trong những vườn quốc gia lớn nhất ở Việt Nam. Nơi đây được UNESCO công nhận là khu sinh quyển của thế giới. Cát Tiên cũng là đô thị tôn giáo của Vương quốc cổ Phù Nam (thế kỷ thứ II sau Công nguyên) với nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Nơi đây là một bảo tàng tự nhiên có ý nghĩa quốc tế về khoa học và văn hóa, là nơi còn lưu giữ hệ động thực vật của rừng nhiệt đới cực kỳ quí giá. Thực vật có 636 loài thuộc 411 chi của 192 họ, trong đó có nhiều loại quý hiếm. Về động vật, có 208 loài chim, 57 loài thú, 10 loại bò sát, 121 loài côn trùng và rất nhiều loài quý hiếm đang được quan tâm bảo vệ như báo gấm, báo hoa mai, sói đỏ, sóc bay, vộc ngũ sắc, tê giác một sừng, bò tót, gấu chó, hạc cổ trắng, công xanh. Đa dạng về sinh cảnh và chủng loại động thực vật, Vườn Quốc Gia Cát Tiên là khu DLST độc đáo với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú: Bàu Chim, Bàu Sấu, Suối Tiên, Thác Trời, rừng phong lan, cây cổ thụ ngàn tuổi…. Các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, sinh viên học sinh và du khách bốn phương đã tìm thấy ở đây nhiều kiến thức, bài học lý thú và những cảm giác hiếm có, khó quên. TUYẾN 4: LONG KHÁNH - XUÂN LỘC Khu du lịch hồ núi Le Diện tích khu du lịch khoảng 25 ha, thuộc thị trấn Gia Rai, huyện Xuân Lộc. có hồ rộng 100 ha, núi cao 837m, là ngọn núi hiếm hoi của Nam Bộ. Trên đỉnh núi có hổ nước thiên nhiên và 4 dòng suối đẹp. ở độ cao 660m có chùa Gia Lào, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phù hợp cho các loại hình du lịch hành hương, tham quan, vui chơi giải trí. Ước tính đầu tư vào hạ tầng cơ sở cho khu du lịch này khoảng 14 tỷ đồng. Công viên văn hoá Hoà Bình - K4 Hình 13 : Công viên Hoà Bình-K4 Là một công viên đẹp, độc đáo, được tạo dựng bởi đôi bàn tay khéo léo,tinh thần lao động cần cù và óc sáng tạo của con người. Với đặc điểm kiến trúc mang nặng tính thủ công theo phong cách cổ điển, công viên có hồ nước, nhà thủy tạ, khách sạn, nhà hàng, vườn cây ăn trái được bố trí một cách hợp lý, kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên là khu vực có sức hấp dẫn trong hoạt động du lịch. Cảnh vật thanh bình êm ả, không khí thoáng mát, trong lành, rất lý tưởng cho các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Trung tâm  văn hoá Suối Tre Hình 14 : Trung tâm văn hoá Suối Tre Thuộc xã Suối Tre, huyện Long Khánh và trực thuộc Công ty Cao Su Đồng Nai, tiền thân là một khu nhà nghỉ cuối tuần của người Pháp chủ đồn điền cao su trước Cách Mạng Tháng 8. Khu du lịch là một vùng đồi dốc nhấp nhô, có con suối nhỏ uốn lượn dưới các chân đồi, có thảm cỏ, đồi thông và cây cổ thụ bao quanh các biệt thự xây dựng theo kiểu Pháp làm cho toàn khu có đặc trưng riêng, không khí trong lành, thoáng mát... tạo cho Suối Tre có khung cảnh thơ mộng gần giống thành phố Đà Lạt. Thiên nhiên nơi đây tươi thắm, hữu tình, thích hợp cho các loại hình tham quan, nghỉ ngơi thư giãn và cắm trại. Mộ cổ Hàng Gòn Hình 15 : Mộ cổ Hàng Gòn Là di tích lịch sử đã được công nhận xếp hạng. Mộ được làm bằng đá Hoa Cương cách đây khoảng 2500 năm. Cảnh quan thiên nhiên quanh ngôi mộ còn vẽ hoang sơ, huyền bí pha lẫn nét cổ kính lý tưởng cho các loại hình du lịch dã ngoại, tham quan, nghiên cứu. TUYẾN 5: LONG THÀNH - NHƠN TRẠCH Tuyến này hình thành chủ yếu dựa vào các điểm du lịch trải dọc theo quốc lộ 51 với các điểm du lịch chủ yếu như: Khu du lịch Cù Lao Ông Cồn, khu rừng đước Phước Thái, Thác An Viễn, Suối đá, các vườn trái cây khu vực Long Thành, khu trại bò sữa Tam Phước... Thiên nhiên ở các khu vực này còn ở dạng nguyên sơ dân dã, chưa được đầu tư để đưa vào khai thác, phục vụ một cách có tổ chức, có hệ thống. Các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hầu như chưa phát triển. Green ClubResort Hình16 :Green ClubResort Chỉ gần đây mới phát triển khu DLST Green Club ở xã Phước Tân mang đầy đủ tính chất của một khu nghỉ dưỡng sinh thái thiên nhiên và trong lành.Các công trình xây dựng ở đây mang đường nét kiến trúc Châu Âu pha lẫn nét phóng khóang của cuộc sống mới. Các tiện nghi cho du khác được thiết lập đồng bộ hiện đại và ẩn mình trong thiên nhiên mà không hề phô trương. Nơi đây chú trọng đầu tư chiều sâu kết hợp với yếu tố hiện đại và thiên nhiên hoang dã. Rất lý tưởng cho nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần. Khu du lịch Bò Cạp Vàng Hình17 :Khu du lịch Bò Cạp Vàng Đây là khu du lịch nằm giữa sông nước miệt vườn, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch. Đến đây du khách sẽ được ngắm cảnh sông nước phủ quanh cù lao, có thể vui chơi trong những vườn trái cây, có thể lênh đênh trên mặt nước trong khu picnic cùng nhiều trò chơi thú vị như nhảy cầu và tắm sông. Ngòai ra nơi này còn có nhiều đặc sản miệt vườn mà dân địa phương luôn sẵn sàng phục vụ với giá cả phải chăng. Khu du lịch này thích hợp cho các đoàn hoặc các nhóm bạn bè thanh thiếu niên, học sinh sinh viên. Làng bến gỗ Từ ngã ba vũng Tàu đi theo Quốc lộ 51 gần 4 km du khách sẽ đặt chân tới một vùng văn hóa trên dưới ba trăm năm tuổi : đó là làng cổ Bến Gỗ. Không biết chính xác làng lập vào năm  nào, nhưng biết chắc nơi này buôn bán gỗ, tre nứa từ rừng về Sài Gòn-Chợ Lớn. Làng Cổ Bến Gỗ bao gồm các xã An Hòa, Long Hưng, một phần xã Phước Tân (huyện Long Thành) và phường Long Bình Tân (Biên Hòa) ngày nay.Các nhà khảo cổ nghiên cứu phát hiện Bến Gỗ chứa nhiều di vật cuả các cư dân, tộc người sinh sống trước đây khoảng 2.000 năm vào thời đại đồ đồng. Đình An Hòa được xếp hạng di tích lịch sử và là niềm tự hào của xã Long Hưng. Đình chứa đựng nhiều công trình đồ gỗ tinh tế như các liễu đối, hoành phi; các mô tuýp truyền thống như lưỡng long triều nguyệt, cúc liên chi, mây sông nước, ngũ phủ lâm môn được thể hiện trên các đầu dư, trụ đỡ, xà ngang. Nhà thờ Bến Gỗ xây dựng năm 1932, là loại nhà thờ sớm nhất TP.Biên Hòa. Bến Gỗ nổi tiếng về đua thuyền từ đầu thế kỷ 19. Thuyền làm bằng gỗ nhẹ dài 16 mét , rộng 1,6 mét. Đội thuyền 24 người gồm một chỉ huy, một phách nhì đánh phèng chiêng cổ vũ, một múc nước, một xà bát đứng lái, năm cặp giữa khoang, năm cặp đốc hậu. Ngày nay, truyền thống đua thuyền Bến Gỗ vẫn còn giữ được, hằng năm đều có đội đua tham dự các giải địa phương, khu vực và từng đại diện khu vực tham gia thi toàn quốc. Đình thờ Phú Mỹ Hình 18 : Đình thờ Phú Mỹ Ra khỏi thị trấn Long Thành 2km, ở ngã ba chợ Chiều mở ra con đường nhựa chênh chếch về hướng tây nam dẫn du khách đến xã Phú Hội anh hùng. Và gần đây mỗi khi về thăm Phú Hội người ta thường ghé thăm đình Phú Mỹ. Đình Phú Mỹ cổ kính rêu phong, mái lợp ngói âm dương, náu mình dưới tán rừng cổ thụ, mang kiến trúc tiêu biểu cho đình làng Nam Bộ. Cũng tại nơi đây ghi dấu một nghĩa cử thiêng liêng của lòng dân Phú Hội. Tháng 10/1969 được tin Bác Hồ vĩnh viễn ra đi, lòng dân Phú Hội đau như dao cắt. Trong nỗi bi thương, các Bô lão nghĩ cách tri ân Bác trước kẻ thù. Viện lý do các bức hoành phi đình Phú Mỹ bị mối mọt hư nhiều, cần được sửa chữa lại, các ông Nguyễn Văn Nương và Tám Liệt đã làm lại ba bức hoành phi mới với nội dung: Hồ thiên nhi thiên Chí vọng thâm ân Minh hoài hậu đức (Ba từ đầu câu ghép lại thành tên Chủ tịch Hồ Chí Minh) Hiện nay, ba bức hoành phi này được trưng bày tại Nhà bảo tàng Đồng Nai. Chiến khu rừng Sác và đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch Hình19 :Chiến khu rừng Sác Rừng Sác là một vùng rừng ngập mặn hàng ngàn km vuông nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, thuộc địa phận các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, ăn thông một dải với rừng Sác Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh). Vùng rừng nay có thảm thực vật nước mặn rất phong phú với nhiều loại cây đước, da, sú, có, mắm, bần…đan níu nhau thành nhiều tầng lớp và rất lắm cá tôm.Đây là vùng địa hình sình lầy, mênh mông sông nước với hằng trăm sông lạch đan nhau chằng chịt. Vùng Rừng Sác trở thành căn cứ địa cách mạng ngay từ những năm đầu tiên kháng Pháp. Nơi đây cũng từng là chứng tích cho các cuộc rải thảm bom B52, chất độc hóa học, các cuộc càn quét qui mô lớn với sự tham gia của nhiều binh chủng, tàu chiến và vũ khí hiện đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng cũng chính nơi đây đã khẳng định chân lý, niềm tin và ý chí con người là vượt lên tất cả. Từng dòng sông, con lạch, giồng đất nơi đây đều lấp lánh chiến công: Tàu quân sự của Pháp bị chìm, tàu Victory hàng vạn tấn của Mỹ cùng chung số phận, kho bom thành Tuy Hạ, Kho xăng Nhà bè bốc cháy…. 625 liệt sĩ Đoàn 10 và 1.400 liệt sĩ  của 12 xã huyện Nhơn Trạch đã ngã xuống tại chiến trường sôi động ác liệt này. Để tưởng nhớ công ơn và chiến tích anh hùng của cha anh, Đền thờ Liệt sĩ Nhơn Trạch được xây dựng tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, nơi cửa ngõ bước vào chiến khu Rừng sác năm xưa. Khu di tích cù lao giấy Hình20 :Khu di tích cù lao giấy Khu du lịch Cù Lao Giấy, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch là điểm du lịch hấp dẫn du khách hiện nay. Đây là vùng sông nước miệt vườn với cây cối xanh tươi. Đúng như tên gọi, khu vực này trồng nhiều bông giấy và có cả nhà máy sản xuất giậy Ngoài thú vui ngắm cảnh sông nước yên bình bao quanh cù lao, trò chuyện với bạn bè trong các ngôi nhà sàn mái lá, nằm võng nghỉ ngơi bên rìa bờ sông để hít thở không khí trong lành, thoáng mát... du khách còn có thể tham gia các trò chơi tại khu pinic như chèo xuồng hoặc nhảy cầu, tắm sông với phao an toàn...Du khách đến với Cù Lao giấy ngoài phong cảnh yên bình, thơ mộng còn được thưởng thức các món nướng đặc sản miệt vườn rất ngon miệng. 2.2.3.Tình hình hoạt động du lịch trong vài năm qua Nhìn chung, ngành du lịch Đồng Nai đang có những chuyển biến tích cực. Trong năm 2005, ước tổng lượt khách đến tham quan vui chơi giải trí tại Đồng Nai là 560.000 lượt, đạt 107,49% so kế hoạch 2005, với tổng doanh thu đạt 73 tỷ đồng, đạt 105,8% so kế hoạch 2005. Hiện nay trên địa bàn có 3 điểm du lịch thu hút đông khách nhất, đó là khu vui chơi giải trí Câu lạc bộ Xanh (huyện Long Thành), khu du lịch Bò Cạp Vàng (huyện Nhơn Trạch) và khu du lịch Núi Chứa Chan – Chùa Gia Lào (huyện Xuân Lộc) chủ yếu là vui chơi giải trí, tham quan hành hương kết hợp ăn uống, phần lớn là đi về trong ngày. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác triển khai đầu tư xây dựng. Tiến độ thực hiện của dự án du lịch còn chậm. Đó là các dự án thuộc tuyến du lịch sông Đồng Nai, dự án khu du lịch Suối Mơ, dự án mở rộng tường rào Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, dự án mở rộng khách sạn Hòa Bình. Sau 5 năm, tổng lượt khách đến tham quan du lịch Đồng Nai đã tăng gấp 2,8 lần, doanh thu tăng 1,9 lần so với năm 2001. So với chỉ tiêu kế hoạch của ngành du lịch Đồng Nai 2001 – 2005 (tốc độ tăng lượt khách là 10%/năm, tốc độ tăng doanh thu là 12%/năm), thì có thể nói du lịch Đồng Nai đã hoàn thành kế hoạch với tốc độ tăng lượt khách bình quân là 22%/năm và tốc độ tăng doanh thu du lịch bình quân là 15%/năm. Năm 2004, tổng lượt khách đến tham quan du lịch Đồng Nai đạt 500.452 lượt người với tổng doanh thu 70,4 tỷ đồng. Nhiều khu, điểm du lịch đang trong quá trình hình thành, các cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du lịch được nâng cấp, xây dựng mới từng bước đáp ứng phần nào nhu cầu tham quan vui chơi giải trí ngày càng tăng của du khách, góp phần tạo công ăn việc làm cũng như cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Trong đó, nổi bật là các điểm du lịch xã Vĩnh Thanh-Phước Khánh, Vườn Quốc gia Cát Tiên, Núi chứa Chan – Chùa Gia Lào và khu vui chơi giải trí Câu lạc bộ Xanh. Ngoài ra, Tỉnh đã mời gọi được một số nhà đầu tư lớn tại một số điểm du lịch như dự án Lâm trại Sơn Tiên, khu du lịch Thác Giang Điền, khu du lịch Suối Mơ, và các dự án này đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Trong tương lai các điểm du lịch này sẽ thu hút được nhiều du khách đến tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí. 2.2.4. Tồn tại và các nguyên nhân gây hạn chế về Du lịch Sản phẩm du lịch Đồng Nai còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Thế mạnh DLST chưa được khai thác triệt để. Loại hình du lịch chủ yếu là tham quan, vui chơi giải trí đi về trong ngày. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng vẫn chưa đủ sức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của du khách. Song song đó, sức thu hút, hấp dẫn của các dịch vụ du lịch phục vụ du khách chưa cao. Từ đó dẫn đến khả năng lưu khách tại Đồng Nai thấp. Sức ép cạnh tranh cao do nằm giữa các tỉnh thành trung tâm dịch vụ du lịch của cả nước như TP.HCM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận... gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong việc đầu tư khai thác. 2.2.5. Sơ lược định hướng phát triển DLST tại Đồng Nai đến năm 2010 Phát triển du lịch du lịch theo hướng DLST, du lịch vườn, du lịch văn hóa lễ hội. Trọng tâm là xây dựng mới, nâng cấp các điểm du lịch đã được quy hoạch, tạo các chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp tục tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với phát triển lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, phát huy và giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc qua những sản phẩm du lịch của mình. Thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để mở ra các hoạt động dịch vụ phục vụ cho các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung như dịch vụ nhà ở, bữa ăn giữa ca... đưa một số tuyến điểm du lịch đã được quy hoạch vào khai thác hoạt động, chú ý đến các loại hình dã ngoại. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành du lịch. Chỉ tiêu cụ thể : - Tốc độ tăng lượt khách du lịch : 14,5% - Tốc độ tăng doanh thu du lịch : 18,5% Trong đó nổi bật là phát triển những tuyến chính trong đó có tuyến số 3 là Tuyến Long Khánh-Xuân Lộc, Gồm các điểm du lịch Trung tâm Văn hóa Suối Tre, thác Trời, mộ cổ Hàng Gòn, núi Chứa Chan, chùa Gia Lào, núi Le. + Hiện các điểm khu du lịch Suối Tre, khu giải trí Đồi Sơn Thủy, mộ cổ Hàng Gòn đang được kinh doanh khai thác. + Điểm Chùa Gia Lào hiện nay đang là điểm du lịch tôn giáo. Hiện UBND huyện Xuân Lộc đang phối hợp với các ngành chức năng quy hoạch chi tiết điểm du lịch này. ,đồng thời UBND huyện Xuân Lộc phối hợp với Sở VHTT đầu tư, tôn tạo các di tích mang tính lịch sử tại chùa Gia Lào nhằm tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa. + Từng bước phát triển loại hình du lịch vườn tại các xã trên địa bàn thị xã Long Khánh. + Mời gọi đầu tư dự án công viên văn hóa Núi Le và TTVHST thành Khu DLST bền vững. ( Nguồn : Theo các báo cáo cuối năm 2005 của Sở Thương mại và Du lịch Đồng Nai, kết hợp với một số thông tin tự khảo sát ) 2.3.MÔ TẢ CHUNG VỀ SUỐI TRE 2.3.1.Đôi nét về Thị xã Long Khánh Thị xã Long Khánh đựơc thành lập ngày 21/8/2003 theo nghị định 97/2003 trên cơ sở huyện Long Khánh cũ. Hiện tại Thị xã Long Khánh là đơn vị trực thuộc tỉnh Đồng Nai và có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã. Địa giới hành chính của Long Khánh được xác định như sau: +Phía đông giáp huyện Xuân Lộc +Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ +Phía tây giáp huyện Thống Nhất +Phía bắc giáp huyện Thống Nhất, Định Quán và Xuân Lộc. Thị xã Long Khánh có vị trí năm ở giữa về hướng đông của tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Biên Hoà gần 50km về hướng Tây. Thị xã Long Khánh là cửa ngõ tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cao nguyên và miền Trung. Long Khánh có hệ thống giao thông khá thuận lợi: Quốc Lộ 1A, Quốc lộ 56 và tuyến đừơng sắt Bắc Nam đi ngang qua Thị xã. Địa hình khu trung tâm Thị xã tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển xây dựng khu công nghiệp và phát triển đô thị mới. Về kinh tế thì chủ yếu là kinh tế nông nghiệp và đất đai địa hình tốt cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm(cao su, điều,tiêu...) và cây ăn trái( sầu riêng, chôm chôm, bơ, chuối...) Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, Thị xã Long Khánh còn có hệ thống giáo dục rất tốt với nhiều trường lớp tất cả các cấp được xây dựng mới phục vụ cho con em nhân dân tại đây. Diện tích đất tự nhiên của Thị xã Long Khánh là 194,09 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 171,89 km2. Dân số đến năm 2005 là 140.120 người, trong đó dân thành thị chiếm 59.164 người. Với những điều kiện thuận lợi về địa hình và vị trí địa lý cũng như về khí hậu và thiên nhiên thì Thị xã Long Khánh là nơi thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ trong tương lai. 2.3.2.Sơ lược về xã Suối Tre Hình vẽ 3: Bản đồ địa lý Thị xã Long Khánh Suối Tre là một xã thuộc thị xã Long Khánh, đựơc tách ra từ xã Xuân Lập tháng 10/1994. Xã Suối Tre có địa hình nằm sát Thị xã và trải dài theo Quốc Lộ 1A. Xã có diện tích tự nhiên 2.530 ha, trong đó diện tích đất trồng cây cao su quản lý và khai thác là 1.135 ha, diện tích đất trồng cây ăn trái và đất sản xuất của nông dân là 590 ha, còn lại là đất thổ cư. Dân số xã Suối Tre gồm 1.975 hộ với 9.686 nhân khẩu, hơn 80% lao động là công nhân cao su. Trong đó có 45 hộ đồng bào dân tộc thiểu số gồm 250 nhân khẩu. Xã có hai thành phần tôn giáo chính là Thiên chúa giáo và Phật giáo. Bộ máy chính quyền gồm có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên, hội phụ nữ, hộ nông dân, hội cựu chiến binh, hôị chữ thập đỏ, hội khuyến học. Phát triển kinh tế chủ yếu là dựa vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tuy nhiên đã phát huy lợi thế là địa bàn đầu mối giao thông, giao lưu trao đổi thuận tiện, có tầm nhìn xa trong việc đầu tư phát triển thương mại,dịch vụ và du lịch. 2.3.3.Lịch sử hình thành và phát triển của TTVHST Hình vẽ 4: Đường đi đến TTVHST Trước 1975, Khu du lịch Suối Tre được mệnh danh là “ Đà Lạt Miền Đông” , là khu vui chơi giải trí , nghỉ ngơi của các ông chủ đồn điền cao su người Pháp và khách mời của họ. Ngoài số công nhân phục vụ trong Khu này thì không có người dân nào đựơc qua lại họăc bứơc vào khu vực này. Ngày 2/6/1975 Công ty cao su Đồng Nai được thành lập và trực tiếp quản lý TTVHST. Trong thời gian từ 1975-1985 TTVHST là Trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho Công Ty Cao Su Đồng Nai, đồng thời là Khu văn hoá Suối Tre trực thuộc Khu Văn Hóa Bàu Sen dưới sự điều hành của Công ty cao su Đồng Nai. Năm 1987, Khu văn hoá Suối Tre đổi tên thành Trung Tâm Văn Hoá Suối Tre và t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvanTotnghiep.doc
  • docBiaLVTN.doc
Tài liệu liên quan