Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá & sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Tài liệu Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá & sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: ... Ebook Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá & sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá & sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi Më §Çu Từ giữa thế kỷ XIX,học thuyết kinh tế chính trị do Marx và Enghen xây dựng đã ra đời và thật sự là cuộc cách mạng trong lịch sử các học thuyết kinh tế.Dựa trên phương pháp biện chứng duy vật,kinh tế chính trị do Marx và Enghen(sau này được Lênin kế thừa và nâng lên trình độ cao hơn) có tính khoa học và cách mạng sâu sắc.Và một trong những nội dung quan trọng được chỉ ra trong học thuyết này, đó là quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá. Mặc dù có biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá,nhưng quy luật giá trị do Marx tìm ra ngày càng thể hiện được tính khoa học của nó,và trở thành quy luật cơ bản của mọi nền sản xuất hàng hoá. Việt Nam mới bước vào nền Kinh tế thị trường 20 năm nay.Trong 20 năm đó,với bao khó khăn và thách thức,nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được một số thành tựu quan trọng,nền kinh tế đang trên đà phát triển và bắt đầu khởi sắc.Tuy vậy với bối cảnh quốc tế hiện nay,trong xu thế toàn cầu hoá,hội nhập kinh tế quốc tế, điều cần thiết là chúng ta cần hiểu rõ quy luật vận động của nền kinh tế thị trường,nhằm phát huy những ưu thế của nó, đồng thời hạn chế những khuyết tật mà kinh tế thị trường đem lại, để vừa phát triển kinh tế, đồng thời xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội .Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “ Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá và sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam “ thật sự là cần thiết và hữu ích. Đề án sau đây gồm 2 nội dung chính Phần I : Lý luận chung về quy luật giá trị Phần II : Sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Néi Dung Phần I : Lý luận chung về quy luật giá trị 1.Khái niệm giá trị hàng hoá - Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá 2.Nội dung của quy luật giá trị Theo quy luật giá trị,sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.Hao phí được tính là mức trung bình của toàn xã hội.Mỗi cá thể sản xuất có hao phí lao động cá biệt của mình,nhưng giá trị hàng hoá phải được xác định là hao phí lao động xã hội cần thiết,vì vậy để có thể bán hàng hoá trên thị trường,thì người sản xuất phải điều chỉnh hao phí lao động cá biệt của mình bằng hoặc thấp hơn mức hao phí chung của xã hội để đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi.Trong trao đổi hàng hoá cũng cần phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết,tức là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Sự vận động của quy luật giá trị được thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá.Do giá cả phụ thuộc giá trị,dựa vào giá trị để tính được giá cả hàng hoá,nên một hàng hoá có giá trị cao,thì giá cả của nó cũng cao.Nhưng giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào các yếu tố,cạnh tranh,cung cầu,sức mua của đồng tiền,do vậy giá cả hàng hóa vận động xung quanh trục giá trị của nó.Giá hàng hóa có lúc cao có lúc thấp,tùy thuộc vào tình hình thị trường nhưng vẫn dao động xung quanh trục giá trị. Trong bất kỳ thời kỳ nào,quy luật giá trị có những biểu hiện khác nhau.Trong tự do cạnh tranh,giá trị là cơ sở là nội dung bên trong của giá cả sản xuất.Và giá cả sản xuất biểu hiện ra ngoài bởi giá cả trị trường,do phụ thuộc vào các yếu tố khác,nên giá cả thị trường có thể không phản ánh đúng giá trị,nhưng giá cả thị trường luôn vận động xung quanh trục giá cả sản xuất.Xét trong một xã hội,dù giá cả mỗi mặt hàng là khác nhau,nhưng tổng giá cả thị trường của tất cả các loại hàng hóa luôn luôn bằng tổng giá trị. 3.Tác dụng của quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của mọi nền sản xuất và trao đổi hàng hóa.Và nó có những tác dụng sau đây : 3.1 - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa : Thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu,quy luật giá trị giúp điều tiết,phân bổ các nguồn lực,các yếu tố sản xuất giữa các ngành trong nền kinh tế.Ở một ngành nào đó có lượng cung lớn hơn lượng cầu,giá cả hàng hóa tất yếu sẽ giảm và nhỏ hơn giá trị,nhiều người sẽ tìm cách thoát ra khỏi ngành đó,thu hẹp quy mô sản xuất,đem tư liệu sản xuất và lao động tham gia vào những ngành đem lại lợi nhuận lớn hơn.Ngược lại,khi lượng cầu rất lớn và vượt khỏi lượng cung,giá cả sẽ cao hơn giá trị,tạo động lực cho nhiều người tham gia vào quá trình sản xuất hơn,họ tìm cách mở rộng quy mô,đầu tư thêm tư liệu sản xuất và lao động.Và do mục tiêu của các nhà sản xuất luôn luôn là lợi nhuận,nên họ luôn tìm cách tham gia vào những ngành đem lại hiệu quả cao nhất.Vậy nên tư liệu sản xuất và lao động được phân phối vào trong các ngành,sản xuất được điều tiết.Trong lưu thông hàng hóa cũng diễn ra tình trạng tương tự.Hàng hóa nơi nào bán chạy,giá cả cao hơn giá trị sẽ thu hút hàng hóa tràn về nơi đó.Quy luật giá trị giúp cho quá trình lưu thông thông suốt,do hàng hóa luôn vận động từ nơi có giá cao tới nơi có giá thấp,nhờ vậy quá trình phân phối trở nên hợp lý hơn 3.2 - Kích thích cải tiến kỹ thuật,hợp lý hóa sản xuất,tăng năng suất lao động,lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh : quy luật giá trị chỉ ra rằng sản xuất trao đổi hàng hóa phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.Mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể độc lập.Họ sản xuất ra hàng hóa với hao phí lao động cá biệt của mình.Vì vậy người nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa mà họ sản xuất,thì có khả năng thu lãi và sinh lời cao.Để đạt được điều đó,nhất thiết cần giảm hao phí lao động cá biệt của mình xuống mức thấp nhất và không cách nào khác hơn là cải tiến kỹ thuật,tổ chức quản lý hợp lý để tăng năng suất.Do quá trình cạnh tranh nhau ngày càng quyết liệt,các nhà sản xuất cần phải thực hiện một cách mạnh mẽ việc nâng cao tay nghề,áp dụng thành tựu mới để cải tiến kỹ thuật,cải tiến hình thức quản lý,thực hiện tiết kiệm,nhằm giảm chi phí xuống mức thấp nhất,năng suất tăng và lực lượng sản xuất ngày càng hoàn thiện.Những ai không thích ứng được với sự cạnh tranh sẽ bị đào thải và tiếp tục có những nhà sản xuất mới tham gia vào quá trình trên,quá trình trên diễn ra không ngừng và làm cho nền sản xuất xã hội ngày càng hoàn thiện triển.Trong tự do cạnh tranh,quá trình trên diễn ra như sau:các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh khác nhau,có điều kiện về vốn,kỹ thuật,nhân lực khác biệt.Họ được tự quyết định hoạt động của mình,sản xuất ra các loại hàng hóa với chi phí khác nhau.Những doanh nghiệp có chi phí thấp hơn mức trung bình của xã hội,có được ưu thế lớn,thu được lợi nhuận cao và có lãi.Các doanh nghiệp không thể giảm chi phí thấp hơn mức trung bình xã hội gặp bất lợi lớn và có thể dẫn đến phá sản.Cạnh tranh khiến quá trình trên diễn ra gay gắt hơn,vì vậy để tồn tại trong kinh doanh,doanh nghiệp cần phải đầu tư vào kỹ thuật,tăng năng suất,hợp lý hóa sản xuất để giảm chi phí của mình.Nhờ vậy nền sản xuất xã hội càng phát triển,lực lượng sản xuất ngày càng tiến bộ. 3.3 - Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu và kẻ nghèo : quy luật giá trị dựa trên nguyên tắc,sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.Ai không theo kịp nguyên tắc trên sẽ gặp thất bại.Khi trên thị trường tất cả trao đổi dựa trên giá trị của từng loại hàng hóa,nhà sản xuất nào để cho giá cả hàng hóa mình bán ra cao hơn mức thị trường chấp nhận,tất yếu sẽ không bán được hàng và bị thua lỗ.Nếu không thay đổi mà tiếp tục kinh doanh yếu kém,họ trở nên nghèo khổ.Còn những ai có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn,trang bị kỹ thuật tốt hơn,sản xuất hàng hóa với mức hao phí thấp hơn mức hao phí lao động xã hội,sẽ bán được hàng và thu được lợi nhuận.Họ có thể mở rộng quy mô sản xuất,mua thêm tư liệu sản xuất,sản xuất thêm nhiều hàng hóa và trở nên giàu có.Vì vậy,quy luật giá trị có tác dụng phân hóa xã hội thành 2 lớp người,người giàu và kẻ nghèo.Và bởi vì do cạnh tranh ngày càng gay gắt,khiến người giàu ngày càng giàu hơn và người nghèo ngày càng nghèo đi. Ý nghĩa của quy luật giá trị là nó giúp cho xã hội loại bỏ những yếu kém những mặt hạn chế,mà tăng cường và kích thích những yếu tố tích cực,phát triển nền sản xuất xã hội.Nhưng đồng thời bộc lộ mặt tiêu cực là phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo,tạo sự bất bình đẳng. Phần II : Sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Từ khi dành được độc lập,nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hai thời kỳ.Một thời gian dài trước đây,nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp,cho đến năm 1986,đại hội VI của Đảng đã khởi xướng việc đổi mới toàn diện,trước hết xóa bỏ cơ chế bao cấp,’’phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước’’.Đến đại hội Đảng lần thứ IX đưa ra khái niệm’’nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’’.Như vậy nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của nền kinh tế thị trường(trong đó có quy luật giá trị) vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.Do vậy kinh tế thị trường ở Việt Nam mang hai đặc điểm: - còn sơ khai,trình độ thấp,các loại thị trường phát triển chưa đầy đủ. - kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa,do Đảng cộng sản lãnh đạo,nó khác căn bản với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. 20 năm đổi mới đã cho thấy,sự lựa chọn của Đảng và nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn.Nền kinh tế thị trường đã phát huy được sức mạnh của nhân dân,phát triển nền kinh tế,đưa đất nước dần thoát khỏi đói nghèo,lạc hậu,đời sống xã hội được cải thiện.Nhưng bên cạnh đó,nó cũng bộc lộ những mặt tiêu cực,những hạn chế vốn có của kinh tế thị trường.Đó là sự phân hóa giàu nghèo,thói ích kỷ,sự suy đồi về đạo đức chạy theo đồng tiền.Hơn nữa trong công tác quản lý và chỉ đạo của nhà nước còn nhiều mặt yếu kém,sơ hở.Vì vậy cần nhận thức rõ quy luật giá trị,quy luật căn bản của nền kinh tế thị trường để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.Vai trò và sự vận dụng quy luật giá trị đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Quy luật giá trị là quy luật đúng và chính xác trong mọi nền sản xuất hàng hóa,trong nền kinh tế thị trường nó càng biểu hiện một cách sâu sắc hơn vai trò của mình.Nhận thức sâu sắc vấn đề này,Đảng ta đã vận dụng quy luật giá trị chủ yếu ở những điểm sau: 2.1 - Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển : Xóa bỏ cơ chế bao cấp,phát triển cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ cho sản xuất phát triển.Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng,hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.Trước đây chỉ tồn tại kinh tế quốc doanh,mọi việc sản xuất và phân phối do nhà nước quyết định,điều này vô hình đã thủ tiêu sự vận động của các cá thể kinh tế và hậu quả là nước ta một thời gian dài lâm vào khủng hoảng trì trệ.Khi bước sang nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp nhà nước phải tự vận động,tự chủ trong sản xuất kinh doanh,tự chịu lỗ lãi và đóng góp vào ngân sách nhà nước theo luật định.Các doanh nghiệp tư nhân tự do kinh doanh buôn bán trong khuôn khổ pháp luật cho phép.Các thành phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển.Chính việc cạnh tranh trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải năng động hơn,tự tìm tòi cải tiến kỹ thuật và lao động để có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng với chi phí và giá thành hợp lý,để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường nhất là trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.Tuy vậy,để tránh việc phát triển ào ạt của thị trường,để tránh việc chệch hướng khỏi con đường chủ nghĩa xã hội,vì kinh tế thị trường vốn đã có xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa,nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết vĩ mô.Thể hiện ở chỗ lấy thành phần kinh tế nhà nước là chủ đạo,thực hiện việc kết hợp kế hoạch và thị trường,trên cơ sở đó,các thành phần kinh tế khác vận động theo cùng một hướng,phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Một số kết quả mà Việt Nam đạt được khi bước sang nền kinh tế thị trường Giai đoạn 1986-1990: Giai đoạn đầu đổi mới. Năm 1988, Việt Nam đưa ra chế độ khoán nông nghiệp, giao đất cho nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế. Kết quả là nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lương thực thì năm 1989 trở thành nước xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn và năm 1990 thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Một số ngành công nghiệp then chốt như điện, thép cán, xi măng, dầu thô đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28,0%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm nhanh. Nếu trong các năm 1976-1980 tỷ lệ giữa xuất và nhập là 1/4,0 thì những năm 1986-90 chỉ còn 1/1,8. Một thành công lớn là siêu lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi (năm 1986 lạm phát là 774,7 %, thì năm 1987 là 223,1 %, 1989 là 34,7% và 1990 là 67,4 %). Giai đoạn 1991-1996: Đổi mới đạt kết quả quan trọng. Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 8,2%. Năm 1996 tăng 9,5%. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực phát triển liên tục và vững chắc mỗi năm tăng thêm 1 triệu tấn lương thực. Sản xuất công nghiệp đã từng bước thích nghi với cơ chế quản lý mới, bình quân mỗi năm tăng 13,5%, là mức tăng cao nhất từ trước tới lúc đó. Sản xuất trong nước đã có tích luỹ, đảm bảo trên 90 % quĩ tích luỹ và quĩ tiêu dùng hàng năm. Từ 1991- 1995 có 1401 dự án FDI với 20,413 tỷ USD vốn đăng ký. Đây là thời kỳ vốn FDI vào Việt Nam tăng cao nhất, khoảng 50%/năm. Về xuất khẩu, trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng 27%, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP. Thời kỳ này nhờ sản xuất phát triển, lưu thông hàng hoá thông thoáng lại có thêm kinh nghiêm chống lạm phát mấy năm trước nên giá cả ổn định dần. Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1991 tăng 67,5 %; năm 1993 chỉ tăng 5,2 %; năm 1996 xuống 4,5%. Giai đoạn từ 1996 đến nay: tiếp tục tăng cường đổi mới. Trong 2 năm 1996- 1997, nền kinh tế phát triển tốt, GDP bình quân đạt hơn 9%, cao hơn cả mức trung bình của 5 năm trước. Nhiều ngành sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể. Giá trị sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,4%/năm, nhập khẩu tăng 20%/năm. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, năm 1996 là 4,5% và năm 1997 là 4,3%. Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh đạt khoảng 14- 15 tỷ USD, bằng 35% mức kế hoạch 5 năm 1996- 2000, trong đó vốn huy động trong nước chiếm 51% còn lại là vốn từ nước ngoài. Công tác thu hút và giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ dần qua các năm. Từ năm 1993-1999 Việt Nam đã giải ngân được 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% so với nguồn ODA đã được cam kết. Ngành du lịch cũng đạt được nhiều thành tựu với lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng, các dịch vụ của ngành cũng có chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, lĩnh vực hợp tác lao động nước ngoài đã có nhiều tiến bộ, mở ra một hướng quan trọng góp phần tăng thu nhập ngoại tệ, giải quyết việc làm. Hiện Việt Nam có hơn 54.000 lao động ở ngoài nước, thị trường được mở rộng từ 15 nước năm 1995 lên 38 nước năm 1999. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội vẫn duy trì được đà phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh nhằm từng bước nâng cao công bằng xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Trong những năm qua, tình trạng nghèo khổ ở Việt Nam đã giảm đi đáng kể.  Chính phủ đã và đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế như ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, thông qua Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, cải cách . 2.2- Chính phủ điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua thị trường : Một tác dụng quan trọng của quy luật giá trị là việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.Trên thị trường,ngành nào có lợi nhuận cao sẽ thu hút nhiều nhà sản xuất tham gia vào ngành đó.Tương tự,nơi nào hàng hóa bán chạy,thì sẽ thu hút nguồn hàng khắp nơi đổ về.Vận dụng quy luật đó,nhà nước tạo ra một cơ chế chính sách hợp lý,điều tiết sản xuất ở tầm vĩ mô,như khuyến khích sản xuất những ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn của đất nước,tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành đó.Các ưu đãi về thuế,đất đai,tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất thường là những chính sách được sử dụng.Trong giao thương buôn bán,chính phủ chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế nhằm tạo ra thị trường mới cho sản phẩm Việt Nam xâm nhập.Đồng thời đối với thị trường trong nước,xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu để hàng hóa được lưu thông một cách dễ dàng và thuận lợi (trích thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2005) “...Thực hiện vốn đầu tư phát triển năm 2005 theo giá thực tế sơ bộ đạt 324 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với kế hoạch năm. Trong tổng số, vốn Nhà nước chiếm 53,1%, vốn ngoài Nhà nước chiếm 32,4%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 14,5%. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách Nhà nước năm 2005 ước thực hiện 62,93 nghìn tỷ đồng, bằng 121,2% kế hoạch cả năm, trong đó các đơn vị Trung ương 24,57 nghìn tỷ đồng bằng 123,5% kế hoạch năm; các đơn vị địa phương 38,36 nghìn tỷ đồng bằng 119,8%. Về đầu tư trực tiếp của nước ngoài, từ đầu năm đến ngày 15/12/2005, trên phạm vi cả nước đã có 771 dự án mới được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,9 tỷ USD, bình quân vốn 1 dự án mới được cấp phép là 5,1 triệu USD. Các dự án mới được cấp phép trong năm nay chủ yếu vẫn tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Có 41 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép. Có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp phép dự án đầu tư mới tại Việt Nam. Có 509 lượt dự án được tăng vốn trong năm nay, với tổng số vốn tăng thêm là 1825,8 triệu USD (công nghiệp tăng 1407,4 triệu USD; xây dựng tăng 92,1 triệu USD; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 204 triệu USD và dịch vụ tăng 214,4 triệu USD). Tính chung trong năm nay, cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm đạt 5,72 tỷ USD, là mức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài khá cao so với những năm gần đây. Trong năm nay, sau dầu thô, kim ngạch dệt may ước đạt 4,81 tỷ USD, giày dép 3 tỷ USD, thuỷ sản khoảng 2,74 tỷ USD, 3 mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ; điện tử, máy tính và gạo mỗi mặt hàng đạt kim ngạch cỡ 1,4 tỷ USD đến 1,5 tỷ USD. Xuất khẩu dầu thô tăng thêm chủ yếu do giá xuất khẩu dầu thô bình quân cả năm đã tăng trên 40%, bù lại lượng xuất khẩu giảm. Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả giá và lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu á. Xuất khẩu than đá tăng 85,2% về kim ngạch, lượng tăng 53,8%. Một số mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu giảm so với năm trước như cà phê, điều và chè, nhưng đều được lợi về giá. Một số mặt hàng công nghiệp giảm mạnh so với năm trước như xe đạp và phụ tùng (-39,2%); dầu, mỡ động thực vật giảm 18,5%, đồ chơi trẻ em giảm 6,6% ... Thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam cả năm nhìn chung ổn định và tăng so với cùng kỳ, nhất là các thị trường lớn và xuất hiện nhiều thị trường mới ở khu vực Châu Phi. Thị trường Hoa kỳ tăng 16,2%, Nhật Bản tăng 26,9%, Ôx-trây-lia tăng 41,9%; Trung Quốc tăng 8,8%; Xin-ga-po tăng 28,5%. Riêng một số thị trường lớn thuộc EU giảm như: thị trường Đức và Anh, kim ngạch mỗi thị trường năm 2005 khoảng 1 tỷ USD, nhưng mỗi thị trường đều giảm 1,7% so với năm trước. Trị giá xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2005 ước tính đạt 9,3 tỷ USD, tăng 6%, trong đó xuất khẩu dịch vụ 4,26 tỷ USD, tăng 7,2%; nhập khẩu dịch vụ 5,04 tỷ USD, tăng 5%. Vận chuyển hành khách năm 2005 ước tính đạt 1267,4 triệu lượt hành khách và 53,3 tỷ lượt hành khách.km, so với năm trước tăng 7,5% về lượt khách và tăng 11,8% về lượt khách.km, trong đó vận chuyển bằng đường bộ và đường không tăng khá hơn, riêng vận chuyển hành khách bằng đường sắt giảm 1,3% về số lượt khách và chỉ tăng 4,7% về số lượt khách.km so với năm 2004. Vận chuyển hàng hoá năm 2005 ước tính đạt 324,2 triệu tấn và 81,1 tỷ tấn.km, so với năm 2004, tăng 7,3% về tấn và tăng 6,7% về tấn.km. Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển tăng 5,7% về tấn và tăng 6,3% về tấn.km; vận chuyển bằng đường bộ tăng 8,3% và tăng 9,2%...riêng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt giảm 0,4% về tấn...” 2.3 - Khắc phục khuyết tật mà kinh tế thị trường mang lại : Bên cạnh những mặt tích cực,bản thân kinh tế thị trường mang trong mình những khiếm khuyết.Với xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa,những mặt tiêu cực có thể kể đến như:sự phân hóa giàu nghèo,tỷ lệ thất nghiệp,bất công xã hội,sự suy đồi về đạo đức và chủ nghĩa ích kỷ chạy theo đồng tiền.Do đó nhà nước ta cần có nhiều biện pháp để khắc phục những hạn chế này.Để dảm bảo công bằng xã hội như ý định ban đầu khi đi lên chủ nghĩa xã hội,trước hết chính phủ đã thực hiện những biện pháp như:phân phối lại thu nhập,xây dựng biểu thuế và giá cả đảm bảo công bằng cho mỗi người dân.Xây dựng nhiều công trình phúc lợi,đầu tư cho giáo dục và y tế,không ngừng nâng cao ý thức chính trị cho mỗi người dân,tuyên truyền và cổ vũ cho lối sống mới,lành mạnh tốt đẹp.Gìn giữ những giá trị truyền thống văn hóa,những nét đẹp trong văn hóa dân gian bảo tồn và lưu giữ.Chính phủ dự toán chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia như sau: Chương trình xóa đói giảm nghèo: 925.000.000.000đ Chương trình giáo dục-đào tạo : 2.970.000.000.000đ Chương trình văn hóa : 370.000.000.000đ Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm : 105.000.000.000đ Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm từ 23%(năm 2002) xuống 18,1%(năm 2004) trong cả nước.Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm 1/7/2005 là 42,71 triệu người, tăng 1,12 triệu người (+2,7%) so với năm 2004, trong đó lao động đang làm việc trong khu vực Nhà nước chiếm 9,6%; ngoài Nhà nước chiếm 88,8% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,6%. Theo ngành kinh tế, tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 56,8%; khu vực công nghiệp, xây dựng 17,9% và khu vực dịch vụ 25,3%. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 tiếp tục giảm; tính đến giữa năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 5,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với năm 2004, đồng thời đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 về giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 6% vào cuối năm 2005. Giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề : Năm 2005 cả nước có 149 trường đại học, học viện, khoa trực thuộc và 136 trường cao đẳng tổ chức tuyển sinh. Số thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 là 158 nghìn người (đại học là 110,9 nghìn người; cao đẳng là 47,1 nghìn người). Có 1752 học sinh đoạt giải các kỳ thi quốc gia và năng khiếu đăng ký tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Trong năm 2005, đã tuyển mới 230 nghìn học sinh học nghề dài hạn, tăng 13,9% so với năm 2004 và 977 nghìn học sinh học nghề ngắn hạn, tăng 2,9%. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh, đã xoá được tình trạng trắng trường nghề ở các địa phương. Đến nay, cả nước có 1691 cơ sở có đào tạo nghề, trong đó 212 trường đại học, cao đẳng, THCN; 236 trường dạy nghề; 404 trung tâm dạy nghề và 839 cơ sở dạy nghề khác. Các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao được chú trọng đầu tư.Đời sống nhân dân ổn định,tệ nạn xã hội được đẩy lùi.Nhiều địa phương thực hiện có kết quả chương trình xóa đói giảm nghèo,góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội. KÕt luËn Quá trình 20 năm đổi mới đã cho thấy,Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng thành công Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Để làm được điều đó,là do chúng ta đã vận dụng một cách sáng tạo quy luật giá trị,quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa.Quy luật giá trị,bản thân nó mang trong mình những mặt tích cực,nhưng đồng thời cũng bộc lộ cũng khiếm khuyết.Đối với Đảng và nhà nước ta,cần hiểu một cách sâu sắc quy luật giá trị,để có thể đưa ra những quyết định ở tầm vĩ mô,điều tiết sản xuất và lưu thông,phát triển sức sản xuất xã hội.Nhưng cũng đồng thời phải có biện pháp khắc phục những yếu kém,nhược điểm của kinh tế thị trường.Còn đối với mỗi doanh nghiệp,nhận thức rõ quy luật giá trị mới đủ sức tồn tại trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tài liệu tham khảo - Giáo trình Kinh tế chính trị - NXB Giáo dục - Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế-xã hội 2005 – Tổng cục thống kê - Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và quản lý của nhà nước trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – GS.TS Lê Hữu Nghĩa - Tạp chí cộng sản - Số liệu thống kê lấy từ website của tổng cục thống kê www.gso.gov.vn Mục lục Trang Lời mở đầu ................................................................................. 1 Nội dung Phần I : Lý luận chung về quy luật giá trị .......................... 2 Khái niệm..............................................................2 Nội dung của QL giá trị ....................................... 2 Tác dụng của QL giá trị ........................................3 Phần II : Sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...........6 Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 2. Vai trò và sự vận dụng quy luật giá trị đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kết luận.......................................................................................... 15 Tài liệu tham khảo .......................................................................... 16 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docU0244.doc
Tài liệu liên quan