Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Tài liệu Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: ... Ebook Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy luËt gi¸ trÞ vµ sù vËn dông quy luËt gi¸ trÞ trong viÖc x©y dùng nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng ®Þnh h­íng x· héi chñ nghÜa ë viÖt nam Lời nói đầu "Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động." Cho đến ngày nay, điều đó vẫn tồn tại như một chân lý cho hoạt động kinh tế trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi nước ta gia nhập WTO và đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thử thách để phát triển đất nước. Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 của Việt Nam ta là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Nền kinh tế mà Việt Nam xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do tính chất đặc biệt này mà Việt Nam phải hết sức khéo léo và thận trọng trong việc vận dụng quy luật giá trị. Vậy quy luật giá trị có nội dung và tầm quan trọng ra sao đối với nền sản xuất hàng hóa? Việt Nam đã và đang vận dụng nó như thế nào để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của mình? Trong đề án của mình, em xin được trình bày một số ý cơ bản để trả lời cho những câu hỏi trên. Dù đã cố gắng hạn chế sai sót nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi việc mắc phải khuyết điểm, kính mong thầy xem xét kĩ lưỡng và sửa chữa những sai sót không mong muốn ấy. Em xin chân thành cảm ơn thầy! Nội dung I. Lý luận chung về quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. 1.Nội dung (yêu cầu) của quy luật giá trị Theo quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hoa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Mặc dù mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình nhưng giá trị xã hội của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động của từng chủ thể mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được. Trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Nhìn bề ngoài, sản xuất và trao đổi hàng hóa dường như là việc riêng của từng người, họp độc lập và không chịu ràng buộc nào, nhưng thực tế mọi việc sản xuất và trao đổi hàng hóa đều chịu sự chi phối của quy luật giá trị. Nếu ai có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hơn so với giá trị hàng hóa xã hội thì người đó sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại họ sẽ thua lỗ và phá sản. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là kết quả của sự thỏa thuận giữa người mua và người bán hàng hóa trên thị trường. Giá trị là cơ sở của giá cả. Vì giá trị là cơ sở của giá cả hàng hóa nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.Hàng hóa nào có nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn phụ thuộc vào cạnh tranh, cung - cầu, tình trạng độc quyền, sức mua của đồng tiền … Giá cả hàng hóa biến động lên xuống xoay quanh giá trị, có khi cao hơn hoặc có khi thấp hơn giá trị. Trong các nền kinh tế hiện đại, giá cả còn biến động bởi sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. 2. Tác dụng của quy luật giá trị Quy luật giá trị tồn tại, hoạt động ở mọi phương thức có sản xuất hàng hóa. Tuy có những đặc điểm hoạt động riêng tùy thuộc vào quan hệ sản xuất thống trị, nhưng nhìn chung quy luật giá trị có 3 tác dụng: - Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Điều tiết sản xuất và lưu thông là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất và sản phẩm giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. + Điều tiết sản xuất: Người sản xuất hàng hóa sản xuất cái gì, sản xuất bằng công nghệ gì và sản xuất cho ai là do họ quyết định. Mục đích của họ là thu được nhiều lãi. Dựa vào sự biến động của giá cả thị trường, người ta biết được hàng hóa nào đang thiếu, bán chạy, có giá cao và nhiều lãi, hàng hóa nào ế thừa, giá thấp. Từ đó họ sẽ mở rộng sản xuất những mặt hàng đang thiếu,bán chạy, nhiều lãi và ngược lại thu hẹp sản xuất những mặt hàng ế thừa, không tiêu thụ được. Kết quả là các nguồn lực sản xuất được chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác, làm cho quy mô ngành này mở rộng, ngành kia thu hẹp, cơ cấu của cung tương đối thích ứng với cơ cấu của cầu trong nền kinh tế. + Điều tiết lưu thông: dưới tác động của quy luật giá trị, hàng hóa được di chuyển từ nơi giá thấp đến nơi giá cao. Từ đó, phân phối các nguồn hàng hóa một cách hợp lý giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước. Nhờ đó, phát hiện ra lợi thế, làm hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất. - Hai là, kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Để có ưu thế và nhiều lãi, người sản xuất phải tìm cách làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. Họ phải tìm mọi cách cải tiến kĩ thuật, đổi mới thiết bị sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến tổ chức quản lý và tiết kiệm trong sản xuất. Cạnh tranh càng quyết liệt, càng thúc đẩy các qua trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Kết quả là năng suất lao động xã hội tăng lên, lực lượng sản xuất phát triển. - Ba là, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành hai cực giàu và nghèo. Dưới tác động của quy luật giá trị, tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt, có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì hàng hóa của họ sẽ bán được, sẽ trở thành giàu có. Ngược lại, những người không có điều kiện trên hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo. Như vậy tác động của quy luật giá trị một mặt đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển, mặt khác, phân hóa xã hội thành hai cực giàu nghèo, tạo ra bất bình đẳng trong xã hội. II. Sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.Phân phối nguồn lực kinh tế a.Nguồn nhân lực Người dân Việt Nam nổi tiếng về ý thức kỷ luật,chăm chỉ và học nhanh. Đây là tài sản chính của đất nước trong quá trình nỗ lực phát triển kinh tế của mình. Chi phí lương thấp cũng trở thành một trong những thế mạnh cạnh tranh quốc tế chính của Việt Nam. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự gia tăng nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh đi liền với cải cách kinh tế đã dẫn đến sự tăng vọt về cầu đối với lao động Hiện tượng này đã dẫn đến sự di chuyển kép: di chuyển về nghề nghiệp, từ việc làm nông nghiệp sang việc làm phi nông nghiệp; và di chuyển về địa lý, từ nông thôn ra đô thị. Đặc điểm của Việt Nam là điều kiện lao động tương đối tốt, và nguyên tắc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang dần dần được chấp nhận trong các ngành xuất khẩu chính. Thất nghiệp cũng không phải là một vấn đề lớn vì hầu hết những người chưa có việc đều là những người còn trẻ,là những người tương đối trình độ gia nhập thị trường lao động. Trong khi tình trạng dư thừa nhân lực vẫn còn phổ biến trong khu vực nhà nước, thì tình trạng luân chuyển quá mức những lao động có trình độ mới chính là vấn đề của doanh nghiệp. Tuy nhiên điểm yếu căn bản của thị trường lao động Việt Nam là hệ thống an sinh xã hội được xây dựng dựa trên thị trường này. Hệ thống an sinh xã hội vốn được coi chỉ dành cho người lao động trong khu vực nhà nước nên cần hoàn thành bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường để có thể cung cấp bảo hiểm ở mức hợp lý cho những rủi ro lớn đối với người lao động hiện nay đang di chuyển ngày càng nhiều, cả về mặt nghề nghiệp và địa lý. Ở Việt Nam đa số người trong độ tuổi lao động đều làm việc và hầu hết thường có việc làm (bảng 1) Xét về góc độ nghề nghiệp ngày càng có nhiều người dân thoát ra khỏi nông nghiệp. Trong những năm gần đây lao động nông nghiệp đã giảm từ gần một nửa trên tổng dân số trong độ tuổi lao động vào đầu thập niên 1990 xuống dưới 40% như hiện nay. Chiều hướng đi xuống này được bù lại băng tỷ lệ việc làm được trả lương tăng lên, tương đối ít trong khu vực nhà nước song khá nhiều trong khu vực tư nhân. Hiện nay, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân trong nước có đăng ký và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp việc làm được trả lương cho hơn 18% dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ này cao hơn một chút so với tỷ lệ lao động tự do và tỷ lệ lao động trong khu vực nhà nước. Bảng 1: cơ cấu lực lượng lao động 1993 1998 2002 2004 không hoạt động 19.42 15.32 16.69 17.17 hoạt động 80.58 84.68 83.31 82.83 Có việc làm chính phủ doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp tư nhân công ty có vốn đầu tư nước ngoài việc làm tự do phi nông nghiệp nông dân 3.08 2.50 10.78 0.10 14.67 49.46 3.55 2.57 10.14 1.12 16.52 50.15 4.44 3.30 15.71 0.80 19.05 38.20 5.25 3.14 16.99 1.33 16.52 38.77 Không có việc làm 0.63 1.80 0.83 Tổng tỷ lệ thất nghiệp 0.74 2.16 1.00 Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn 1.44 3.31 1.96 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị(*) 6.85 6.01 5.60 * theo số liệu của bộ lao động thương binh và xã hội Hiện nay, Việt Nam đang thiếu hụt lao động có tay nghề, vì vậy phải đòi hỏi những chính sách phát triển tay nghề mạnh mẽ hơn nữa. Xét từ góc độ này nên xem xét lại các chính sách đào tạo dạy nghề ở Việt Nam. Càng ngày càng có nhiều các trung tâm dạy nghề, đặc biệt là các trung tâm dạy tin học và ngoại ngữ. Nên chuẩn hóa lại các trung tâm này để người dân không bị lúng túng khi lựa chọn nơi học. b. Vốn và cơ sở hạ tầng Trong những năm gần đây việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Việt Nam hiện đầu tư hơn một phần ba giá trị GDP vào phát triển cơ sở hạ tầng - một tỷ lệ rất cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù khó có thể ước tính chính xác tỷ phần chi cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhưng có lẽ Việt Nam dành gần khoảng 9% GDP vào cải thiện điện, giao thông, nước và vệ sinh, giao thông liên lạc (bảng 2). Con số chi cho cơ sở hạ tầng có thể cao hơn rất nhiều nếu tính cả đầu tư vào dầu khí. Bảng 2 : đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tỉ trọng trên GDP Ngành 1999 2000 2001 2002 2003 Điện Giao thông Nước sạch vệ sinh Viễn thông 2.81 0.53 2.64 0.52 2.81 3.71 0.53 3.39 4.03 0.52 3.23 0.80 Nguồn lực được huy động từ các nguồn khác nhau gồm ngân sách nhà nước ở cả trung ương và địa phương, tín dụng phát triển của nhà nước từ quỹ Hỗ trợ phát triển, phát hành trái phiếu đầu tư, vay các ngân hàng thương mại nhà nước, doanh thu của từng ngành và hợp tác với khu vực kinh tế tư nhân ( bảng 3). Năm 2004, bên cạnh các nguồn khác, vốn của quỹ HTPT có khoảng 40% là từ nguồn ODA, 15% từ nguồn trái phiếu chính phủ, 12% từ các quỹ ủy thác trong nước, 10% từ quỹ bảo hiểm xã hội, và 6% từ tiết kiệm bưu điện. Gần đây, chính phủ đã bắt đầu phát hành trái phiếu thực hiện các dự án hạ tầng cơ sở cụ thể. Ví dụ, trong chu kì 5 năm tới trái phiếu phát hành sẽ được sử dụng để cấp vốn cho các dự án như xa lộ Bắc nam Hồ Chí Minh, các đường bộ dọc theo biên giới với Trung Quốc…Ở cấp tỉnh, trái phiếu cấp tỉnh đầu tiên do chính quyền thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2003. 2.Giá cả và sự điều tiết giá cả Đảng ta đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hóa nhiểu thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mà tín hiệu của cơ chế thị trường là giá cả thị trường. Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của hàng hóa. Vậy thế nào là cơ chế giá cả định hướng xã hội chủ nghĩa? Đó là một cơ chế do Nhà nước đề ra để quản lý, điều hành giá cả bằng hệ thống những chính sách quyết định, quy định vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật kinh tế khách quan của giá cả trong cơ chế thị trường, gồm quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh vừa dựa trên cơ sở, nguyên tắc và bản chất của CNXH thể hiện tập trung ở các chức năng kinh tế của Nhà nước XHCN là: Hiệu quả, công bằng xã hội và ổn định, nhằm khắc phục những khuyết tật của cơ chế giá thị trường: độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, tự phát điều tiết các nguồn lực và cơ cấu sản xuất dẫn đến phá vỡ các cân đối vĩ mô (đây là quy luật phát triển kinh tế - xã hội nói chung và là tác nhân bất khả kháng của nền kinh tế hàng hoá), tự phát phân hoá những người sản xuất thành kẻ giàu, người nghèo. Bảng 3: Nguồn vốn lấy từ đâu? Nguồn phần trăm GDP Phần trăm trên tổng Giao thông Điện Viễn thông Nước Tổng Ngân sách 0.8 0.1 0.1 1.0 11 ODA 1.7 1.2 0.3 3.2 37 Trái phiếu chính phủ 1.2 1.2 14 Ngân hàng thương mại NN 0.1 0.1 1 Người sử dụng 0.9 0.8 0.1 1.8 21 Tư nhân 0.2 1.2 0.1 1.4 16 Tổng 3.9 3.4 0.8 0.6 8.7 100 Điều hành giá theo cơ chế kinh tế thị trường, trước hết phải tôn trọng những nguyên lý cơ bản của nó, không được can thiệp thô bạo, trái quy luật vào sự hình thành và vận động của giá cả, dùng những giải pháp kinh tế vĩ mô là chủ yếu để tác động vào cung cầu; áp dụng đồng bộ, có hiệu quả hơn các chính sách biện pháp tạo tích cực đến mặt bằng giá như giữ vững các cân đối vĩ mô, kiểm soát độc quyền, cạnh tranh theo pháp luật, thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ chủ động, linh hoạt và có hiệu quả...) làm cho hệ thống giá mang tính thị trường hơn, giảm mạnh chế độ bao cấp qua giá (bù lỗ, bù giá...) và chế độ bảo hộ không hợp lý. Như vậy, trong điều hành giá phải mềm dẻo, linh hoạt theo tín hiệu thị trường; không ổn định cứng nhắc nhưng cũng không thả nổi hoàn toàn giá cả theo giá thị trường thế giới nhằm ngăn ngừa tính tự phát điều chỉnh giá thị trường trong nước tự do lên xuống theo "con sóng" từ thị trường bên ngoài; không tăng giá một chiều mà có tăng, có giảm theo tín hiệu của thị trường gắn với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nhà nước cũng sẽ thu hẹp dần mặt hàng trực tiếp quy định giá; giảm và tiến tới xóa bỏ độc quyền về giá; xóa bao cấp, bù lỗ, bù giá, trợ giá đối với một số hàng hóa quan trọng như các loại dầu, than cho sản xuất điện, xi măng, phân bón; xóa bù chéo về giá và doanh thu đối với điện, than... Việt Nam vừa gia nhập WTO nên việc điều hành giá cả sẽ khó khăn hơn do các loại hàng hóa từ các nước thành viên trong tổ chức sẽ ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên chính do việc hàng hóa đa dạng và phong phú này mà giá cả của hầu hết các mặt hàng sẽ giảm xuống. Nhưng đó chỉ là trên cơ sở lý thuyết còn thực tế, theo công bố của Tổng cục Thống kê thống kê tháng 5 năm 2007, giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,49% so với tháng 3, tăng 3,52% so với tháng 12.2006 và tăng 7,16% so với tháng 4.2006. Các chỉ số này đều cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tình hình trên có thể coi như một nghịch lý. Nghịch lý này được biểu hiện trên một số mặt. Thứ nhất, năm nay là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo dự đoán của các chuyên gia cũng như sự mong đợi của người tiêu dùng, khi nước ta gia nhập WTO, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ được cắt giảm theo cam kết, thì hàng nhập khẩu vào nước ta sẽ nhiều hơn và rẻ hơn, giá tiêu dùng sẽ có điều kiện nếu không giảm thì cũng sẽ tăng thấp hơn. Thực tế, với việc cắt giảm thuế suất của gần 2.000 mặt hàng, kim ngạch nhập khẩu vào nước ta quý I tăng cao gần gấp đôi tốc độ tăng của xuất khẩu (33,6% so với 17,9%), nhập siêu đã lên đến 1.315 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu), nhưng giá tiêu dùng đã tăng cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước. Lý giải tình hình này, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân. Có nguyên nhân nhập siêu tăng nhưng lại chủ yếu tập trung vào các nước và vùng lãnh thổ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ (chỉ với 8 thị trường này Việt Nam đã nhập siêu tới trên 4,3 tỉ USD), trong khi thuế suất thuế nhập khẩu từ các nước này hầu như không giảm vì đã thấp hơn từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Những mặt hàng được cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu chủ yếu là từ các nước ngoài khu vực và chủ yếu là những mặt hàng cao cấp - những mặt hàng hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của "rổ" hàng hóa, dịch vụ tính chỉ số giá của nước ta. Có nguyên nhân do sự biến động của cả hai nhóm hàng hóa: những sản phẩm không còn được bảo hộ nữa sẽ giảm giá theo giá thế giới nhưng thực tế năm nay giá thế giới lại tăng so với cùng kỳ năm trước (nhất là sắt thép, phân urê, giấy, sợi dệt, bông, lúa mì,...); những sản phẩm mà Chính phủ thôi trợ cấp thì lại được "tháo cũi" để giá tăng dần lên theo giá thị trường, như xăng dầu, than, điện,... Thứ hai, tăng trưởng kinh tế năm nay cả về mục tiêu, cả về thực tế trong quý I đã cao hơn năm trước (thực tế quý I tăng 7,7% so với 7,2%, mục tiêu cả năm tăng 8,5% so với 8,17%). Sản xuất trong nước tăng cộng với nhập siêu tăng sẽ làm cho cung tăng cao hơn. Khi cung tăng cao hơn thì sẽ tạo điều kiện cho giá cả tăng thấp hơn mới là bình thường, nhưng thực tế giá lại tăng cao hơn, thì đó là nghịch lý. Lý giải nghịch lý này, các chuyên gia đã đưa ra nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn (cả lúa, cả gia cầm, cả trâu, bò, lợn), điện tăng thấp... trong khi giá xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng làm cho mặt bằng giá trong nước tăng theo. Thứ ba, lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại duy trì ở mức cao, thậm chí còn cao hơn cả năm trước. Cộng với tốc độ tăng giá ở thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất, thị trường vàng... có tác động hút tiền trong lưu thông, giảm áp lực đối với giá tiêu dùng. Điều đó đồng nghĩa với giá tiêu dùng khó mà tăng cao hơn mới đúng, nhưng thực tế giá tiêu dùng đã tăng cao hơn và đó cũng là một nghịch lý. Lý giải nghịch lý trên, các chuyên gia đã đưa ra nguyên nhân có thể là do mức cung tiền và mức cung tín dụng cao hơn năm trước, trong đó lượng tiền chạy từ các ngân hàng thương mại ra lưu thông thông qua sự nóng lên của thị trường chứng khoán, đất đai, vàng. Từ các nghịch lý và những nguyên nhân được lý giải ở trên, cộng với những yếu tố tác động trong thời gian tới (như giảm lãi suất huy động; giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng, giá than, giá thuốc,... tăng; giá chứng khoán giảm...), các chuyên gia đã đưa ra dự đoán giá tiêu dùng cả năm không những tăng cao hơn năm trước (6,6%), mà còn cao hơn cả mục tiêu đã đề ra (7%). III.Kết luận Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vừa mang những đặc điểm của kinh tế thị trường nhưng lại không mất đi tính xã hội chủ nghĩa. Nghĩa là thực hiện công bằng xã hội và ổn định nhằm khắc phục những khuyết tật của cơ chế giá thị trường: độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, tự phát điều tiết các nguồn lực và cơ cấu sản xuất dẫn đến phá vỡ các cân đối vĩ mô (đây là quy luật phát triển kinh tế - xã hội nói chung và là tác nhân bất khả kháng của nền kinh tế hàng hoá), tự phát phân hoá những người sản xuất thành kẻ giàu, người nghèo. Việc vận dụng một cách khéo léo quy luật giá trị để phù hợp với mục tiêu phấn đấu của Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng. Thể hiện ở việc phân phối các nguồn lực kinh tế và sự điều tiết giá cả, đặc biệt là ở sự điều tiết giá cả. Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Giá, là văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá cao nhất từ trước đến nay, quy định những nội dung cơ bản của cơ chế quản lý giá phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Trở thành thành viên chính thức của WTO là cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức đối với Việt Nam. Khi đã là thành viên của WTO, hàng hóa của các quốc gia trên thế giới sẽ vào Việt Nam dễ dàng hơn trước, mức độ cạnh tranh sẽ tăng cao, thị trường giá cả hàng hóa sẽ nóng bỏng hơn rất nhiều, việc hàng hóa Việt Nam cạnh tranh với hàng hóa các nước khác cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì thế mà cơ hội đặt ra cho các doanh nghiệp là rất nhiều nhưng thách thức cũng không kém. Việc điều tiết giá cả của nhà nước càng không đơn giản. Vì thế, cần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35916.doc
Tài liệu liên quan