Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh An Giang

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH VĂN TÂM RỦI RO LÃI SUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI MHB AN GIANG Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 05 – 2009 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC RỦI RO LÃI SUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI MHB AN GIANG Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện : HUỲNH VĂN

pdf97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM Lớp : DH6TC1 Mã số Sv: DTC052321 Người hướng dẫn : [Th.s] NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP Long xuyên, tháng 05 – 2009 Trang 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …… LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang em đã hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến: Quý Thầy Cô Trường Đại học An Giang, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD, đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn đến Thạc sĩ NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị trong phòng Kinh doanh và các phòng ban khác của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Ngân hàng giúp em có điều kiện hoàn thành Luận văn của mình. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Ngân hàng cùng Quý Thầy Cô để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn. Cuối lời, em kính chúc quý Thầy Cô Khoa KT-QTKD cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẽ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc. Trân trọng kính chào! Long Xuyên, ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện Huỳnh Văn Tâm Trang 0 TÓM TẮT Ngân hàng là trung gian tài chính, là nơi chuyển giao rủi ro giữa người mua vốn và người bán vốn, nên hoạt động của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro và chấp nhận rủi ro được xem như một phần trong hoạt động của ngân hàng. Trong môi trường tài chính hiện đại thì công tác quản lý rủi ro hiệu quả là một trong những nhân tố quan trọng để đảm bảo trở thành một thể chế tài chính vững mạnh. Trong những năm gần đây hoạt động hoạt động quản lý rủi ro được các ngân hàng đánh giá đúng mức và đẩy mạnh thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện mở cửa hội nhập ngành ngân hàng. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế biến động nhanh, lãi suất thị trường giao động với biên độ lớn trong thời gian ngắn thì tiềm ẩn thiệt hại lớn đến nguồn vốn và lợi nhuận của ngân hàng, do đó các ngân hàng đang quan tâm đến rủi ro lãi suất như là rủi ro chính trong hoạt động của mình chỉ sau rủi ro tín dụng. Đề tài: “Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang” ra đời trong bối cảnh sự canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại và trong điều kiện lãi suất thị trường biến động nhanh chóng trong thời gian qua. Mục đích đề tài nhằm đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang (MHB An Giang) từ đó đề suất một số giải pháp và một số công cụ hiện đại đã được các ngân hàng lớn trên thế giới sử dụng phổ biến trong hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất như: mô hình thượng (Duration), mô hình RAROC (Risk-Adjusted Return On Capital) hay hợp đồng hoán đổi lãi suất (Swaps lãi suất)….. Để hỗ trợ ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại của các ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng trên địa bàn An Giang nói riêng thì việc áp dụng các giải pháp nêu trên còn nhiều hạn chế do những hạn chế về công nghệ, nguồn nhân lực và mô trường kinh tế vĩ mô. Nên hiện tại đề tài là nguồn thông tin cơ bản cho hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại MHB An Giang, là cơ sở để ngân hàng đề xuất với hội sở MHB thực hiện trong thời gian tới để gớp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Trang i MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 U 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................................2 1.3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2 1.4. Bố cục nghiên cứu ...........................................................................................................................2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 3 2.1. Lãi suất ...............................................................................................................................................3 2.1.1. Khái niệm lãi suất .................................................................................................................3 2.1.2. Lãi suất và tỷ suất lợi tức....................................................................................................3 2.1.3. Các loại lãi suất .....................................................................................................................4 2.1.4. Các loại lãi suất tham chiếu ở Việt Nam........................................................................5 2.1.4.1. Lãi suất SIBOR............................................................................................................5 2.1.4.2. Lãi suất LIBOR............................................................................................................6 2.1.4.3. Lãi suất EURIBOR .....................................................................................................6 2.1.4.4. Lãi suất VNIBOR.........................................................................................................6 2.1.5. Chính sách lãi suất................................................................................................................7 2.1.6. Các nhân tố tác động đến lãi suất.....................................................................................8 2.1.6.1. Cung cầu vốn trên thị trường ....................................................................................8 2.1.6.2. Lạm phát .........................................................................................................................8 2.1.6.3. Các chính sách của nhà nước ....................................................................................8 2.1.6.4. Rủi ro và kỳ hạn tín dụng...........................................................................................9 2.1.6.5. Các yếu tố kinh tế - xã hội khác..............................................................................9 2.1.7. Vai trò lãi suất trong nền kinh tế thị trường..................................................................9 2.1.7.1. Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô............................................9 2.1.7.2. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các NHTM ......9 2.1.7.3. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư .......................9 2.2. Rủi ro lãi suất..................................................................................................................................10 2.2.1. Khái niệm..............................................................................................................................10 2.2.2. Nguồn gốc của rủi ro lãi suất ..........................................................................................10 2.2.2.1. Rủi ro định giá lại .......................................................................................................10 2.2.2.2. Rủi ro đường lợi tức...................................................................................................10 2.2.2.3. Rủi ro cơ sở ..................................................................................................................11 Trang ii 2.2.2.4. Tính tùy chọn...............................................................................................................11 2.2.3. Nguyên nhân rủi ro lãi suất...............................................................................................12 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan .........................................................................................12 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan..............................................................................................13 2.2.4. Những thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra đối với ngân hàng...................................13 2.2.5. Một số công cụ giúp lượng hóa rủi ro lãi suất............................................................14 2.2.5.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn ............................................................................................14 2.2.5.2. Mô hình định giá lại....................................................................................................14 2.2.5.3. Mô hình thời lượng .....................................................................................................15 2.2.5.4. Lựa chọn mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất .........................................................17 2.2.6. Một số công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất ..................................................................17 2.2.6.1. Các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất ..................................17 2.2.6.2. Lựa chọn công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất .....................................................21 Chương 3: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG............................................................................................. 22 3.1. Giới thiệu về Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - chi nhánh An Giang (MHB An Giang) ................................................................................................................22 3.1.1. Sơ lược về Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) ..22 3.1.2. Sơ lược về Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - chi nhánh An Giang (MHB An Giang) ............................................................................................23 3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................................23 3.1.2.2. Tổ chức nhân sự ..........................................................................................................23 3.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ...............................................................23 3.1.2.4. Biên chế nhân sự.........................................................................................................26 3.1.2.5. Sản phẩm dịch vụ chính tại ngân hàng.................................................................26 3.1.2.6. Chiến lược phát triển .................................................................................................27 3.2. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh trong giai đoạn (2006- 2008) ......................27 3.2.1. Nguồn vốn ............................................................................................................................27 3.2.2. Sử dụng vốn .........................................................................................................................29 3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................32 3.3. Diễn biến lãi suất thị trường trong năm 2008- 2009 ...........................................................33 3.3.1. Trên thế giới .........................................................................................................................33 3.3.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................................35 Trang iii 3.4. Chính sách lãi suất của MHB An Giang trong năm 2008 .................................................36 3.4.1. Lãi suất huy động ...............................................................................................................36 3.4.2. Lãi suất cho vay ..................................................................................................................36 3.5. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất một số NHTM Việt Nam..............................................37 3.5.1. Đánh giá chung.....................................................................................................................37 3.5.2. Cách thức phòng chống rủi ro lãi suất của một số Ngân Hàng .............................37 3.5.2.1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương..........................................................................37 3.5.2.2. Ngân hàng TMCP Á Châu.........................................................................................38 3.5.2.3. Ngân hàng Công Thương Việt Nam .....................................................................38 3.6. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại MHB chi nhánh An Giang ....................................38 3.7. Đánh giá rủi ro lãi suất tại MHB chi nhánh An Giang .......................................................39 3.7.1. Định lượng............................................................................................................................39 3.7.1.1. Ý nghĩa mô hình thời lượng .....................................................................................39 3.7.1.2. Mô hình thời lượng được xây dụng dựa trên các giả định...............................40 3.7.1.3. Xác định các yếu tố đầu vào....................................................................................40 3.7.1.4. Thời lượng hai vế bảng cân đối kế toán...............................................................41 3.7.1.5. Những hạn chế của mô hình thời lượng...............................................................44 3.8. Nguyên nhân rủi ro lãi suất tại ngân hàng MHB An Giang ..............................................44 3.9. Ứng dụng một số công cụ hiện đại trong quản lý rủi ro lãi suất ......................................44 3.9.1. Mô hình RAROC trong đánh giá hiệu quả và rủi ro lãi suất đối với các khoản vay…......................................................................................................................................44 3.9.1.1. Tổng quan về mô hình RAROC.............................................................................44 3.9.1.2. Ý nghĩa của mô hình...................................................................................................46 3.9.1.3. Các giả định ..................................................................................................................46 3.9.1.4. Xác định các biến ........................................................................................................46 3.9.1.5. Phương pháp thực hiện ..............................................................................................47 3.9.1.6. Hạn chế của mô hình ..................................................................................................49 3.9.2. Ứng dụng Nghiệp vụ hoán đổi lãi suất (Swap) trong phòng chống rủi ro lãi suất tại MHB An Giang .................................................................................................................50 3.9.2.1. Các nguyên lý cơ bản cho nghiệp vụ swap .........................................................50 3.9.2.2. Ứng dụng Nghiệp vụ hoán đổi lãi suất (Swap) trong phòng chống rủi ro lãi suất tại MHB An Giang .................................................................................................52 Chương 4: GIẢI PHÁP........................................................................................................ 54 Trang iv Trang v 4.1. Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất ......................................54 4.2. Nhóm giải pháp về xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất.........................................54 4.3. Nhóm giải pháp về hoạch định nguồn lực để phục vụ công tác quản trị rủi ro lãi suất…. .......................................................................................................................................................54 4.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý rủi ro lãi suất ............................................55 4.5. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả giám sát của ban giám đốc đối với công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng..................................................................................................55 4.6. Nhóm giải pháp về ứng dụng các công cụ quản lý rủi ro lãi suất....................................56 4.7. Nguyên tắc về quản lý và giám sát rủi ro lãi suất đối với các NHTM của ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng ..........................................................................................................56 Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................................................... 60 5.1. Kiến nghị...........................................................................................................................................60 5.2.1. Đối với NHNN .....................................................................................................................60 5.2.2. Đối với MHB ........................................................................................................................60 5.2.3. Đối với MHB - chi nhánh An Giang..............................................................................60 5.2. Những hạn chế của đề tài .............................................................................................................61 5.3. Đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................................62 5.4. Kết luận .............................................................................................................................................60 PHỤ LỤC 1.......................................................................................................................... 66 PHỤ LỤC 2.......................................................................................................................... 66 PHỤ LỤC 3.......................................................................................................................... 68 PHỤ LỤC 4.......................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 83 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.2a: Dư nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm (2006 - 2008) ............................. 31 Biểu đồ 3.3a: Tỷ lệ lạm phát một số khu vực trên thế giới trong giai đoạn (2006 - 2008)... 34 Biểu đồ 3.3b: Sự biến động lãi suất trên thế giới giai đoạn (2008 - 2009) ........................... 35 Biểu đồ 3.2c: Sự biến động lãi suất liên ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn (2008 - 2009) ... 37 Trang vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1a: Lãi suất SIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm 26/03/2009. .. 5 Bảng 2.1b: Lãi suất LIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm 26/03/2009... 6 Bảng 2.1c: Lãi suất EURIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng EURO thời điểm 26/03/2009 6 Bảng 3.2a: Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 .............................. 28 Bảng 3.2b: Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 .................................. 28 Bảng 3.2c: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2006-2008............................ 29 Bảng 3.2d: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng qua 3 năm 2006-2008...................................... 30 Bảng 3.2e: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng qua 3 năm 2006-2008.............................. 32 Bảng 3.2f: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB An Giang 2006-2008........................ 32 Bảng 3.3a: Lãi suất huy động vốn của MHB An Giang tại thời điểm tháng 12/2008........ 36 Bảng 3.7a: Thời lượng của từng khoản mục tài sản nợ ....................................................... 41 Bảng 3.7b: Thời lượng của từng khoản mục tài sản có........................................................ 41 Bảng 3.7c: Giá trị thiệt hại tiềm năng đối với ngân hàng khi lãi suất biến động................. 42 Bảng 3.7d: Giá trị thiệt hại tiềm năng đối với MHB An Giang khi lãi suất giảm 1%......... 42 Bảng 3.9a: Dòng giá trị hiện tại dòng tiền ròng của dự án (suất chiết khấu 12%) ............. 47 Bảng 3.9b: Giá trị của khoản cho vay hay vốn chịu rủi ro................................................... 48 Bảng 3.9c : Thu nhập ròng của 1 khoản cho vay trong 1 năm............................................. 48 Bảng 3.9d : Tỷ suất sinh lợi có điều chỉnh theo rủi ro (RAROC)........................................ 49 Bảng 3.9e: Dòng tiền từ hợp đồng Swaps lãi suất của MHB An Giang.............................. 53 Trang vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ALCO: Asset Liability management committee - Ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ. 2. DN: Doanh Nghiệp. 3. DSCV : Doanh Số Cho Vay. 4. DSTN: Doanh Số Thu Nợ. 5. ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long. 6. EURIBOR: Euro Interbank Offered Rate - Lãi suất liên ngân hàng Châu Âu. 7. GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội. 8. LSVC: Lãi Suất Cho Vay. 9. LSTT: Lãi Suất Thị Trường. 10. LIBOR: London Interbank Offered Rate - Lãi suất liên ngân hàng London. 11. MHB: Mekong Housing Bank - Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long . 12. MHB An Giang: Housing Bank of Mekong Delta An Giang Branch - Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang. 13. NHTM: Ngân Hàng Thương Mại. 14. NHTMNN: Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước. 15. NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước. 16. NHTW: Ngân Hàng Trung Ương. 17. QĐ: Quy Định. 18. RAROC: Risk-Adjusted Return On Capital – suất sinh lợi có điều chỉnh theo rủi ro. 19. SIBOR: Singapore Interbank Offered Rate - Lãi suất liên ngân hàng Singapore. 20. SMEs: Small medium enterprise - Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 21. TCTD: Tổ chức tín dụng. 22. TMCP: Thương Mại Cổ Phần. 23. XS: Sản Xuất. 24. VNIBOR: Việt Nam Interbank Ofered Rate- Lãi suất liên ngân hàng Việt Nam. Trang viii Trang 0 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1986 đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Bằng một công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa đến xã hội, mở đầu một thời kỳ giải phóng mọi lực lượng sản xuất, thời kỳ kết thúc nền kinh tế bao cấp, khép kín và cơ chế xin cho, từng bước hình thành nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại. Trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế, ngành tài chính ngân hàng đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ con số khiêm tốn ban đầu chỉ có 2 tổ chức tín dụng: Hợp Tác Xã Tín Dụng (1956) và Ngân Hàng Kiết Thiết Việt Nam (1957), đến nay đã có hơn 6 NHTM quốc doanh, 37 NHTM cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 42 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.1 Đặc biệt trong Giai đoạn 2004 - 2006 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân của 4 NHTMNN cả giai đoạn này là 22,1%/năm, khối TMCP là 57,5%/năm; tốc độ tăng trưởng dư nợ khối NHTMNN là 18,6%, khối ngân hàng thương mại cổ phần 50,3% và mức tăng lợi nhuận bình quân trên 70% cho toàn hệ thống ngân hàng2. Tuy nhiên từ năm 2008 ngành tài chính ngân hàng Việt Nam đã phải đối diện với hai thách thức lớn: Thứ nhất: Từng bước mở cửa hội nhập ngành tài chính ngân hàng, các NHTM Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và quy mô toàn cầu. Thứ hai: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đang có những ảnh hưởng trực tiếp vào Việt Nam gây nên sự thiếu ổn định trong nền kinh tế. Chỉ riêng trong năm 2008, NHNN đã 8 lần điều chỉnh lãi lãi suất cơ bản (3 lần điều chỉnh tăng và 5 lần điều chỉnh giảm), thay đổi biên độ giao động tỷ giá đồng USD lên mức 5% cao nhất từ truớc đến nay (Nguồn NHNN Việt Nam). Sự biến động nhanh với biên độ dao động lớn của lãi suất trong thời gian qua dẫn đến hoạt động các NHTM phải gánh chịu rủi ro lãi suất lớn, điều này tác động trực tiếp đến thu nhập và giá trị kinh tế của ngân hàng3. Rủi ro lãi suất là không thể loại trừ và chấp nhận rủi ro này được xem như là một phần trong quá trình hoạt động của ngân hàng (Ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng, 2004), rủi ro lãi suất có thể mang lại thu nhập cho ngân hàng nếu được quản lý tốt, ngược lại sẽ làm giảm thu nhập và vốn của ngân hàng nếu duy trì một mức quá cao. Trong xu hướng chung của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam thì các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang đang sử dụng lãi suất như công cụ cạnh tranh chính trong cuộc chiến giành giật thị trường đã đẩy lãi suất thị trường tăng chóng mặt trong năm 1 Nguồn NHNN Việt Nam. Hệ Thống CácTổ Chức Tín Dụng Việt Nam. 2 Hiệp Hội Ngân Hàng. (2007) Báo Cáo Thường Niên Của Các Ngân Hàng Năm 2004, 2005, 2006. Hà Nội: NXB Tài Chính 3 Giá trị kinh tế của ngân hàng: là giá trị hiện tại các luồng tiền thuần của ngân hàng bao gồm các luồng tiền dự kiến đối với tài sản có trừ đi các luồng tiền dự kiến đối với tài sản nợ cộng với luồng tiền dự kiến đối với các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng (ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng., Các Nguyên Tắc Về Quản Lý Và Giám Sát Rủi Ro Lãi Suất ,2004, tr. 9) Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 2008. Các NHTM nhỏ để đảm bảo tính thanh khoản tiến hành tăng lãi suất huy động, các ngân hàng lớn nhằm giữ chân khách hàng cũng tiến hành tăng lãi suất dẫn đến lãi suất thị trường tăng cao trong thời gian ngắn, hệ quả là các ngân hàng phải đương đầu với rủi ro lãi suất rất lớn. Do đó công tác quản lý rủi ro lãi suất có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng trong giai đoạn này nhằm hạn chế thiệt hại khi lãi suất biến động, để đạt hai mục tiêu chính là “suất sinh lợi cao” và “rủi ro thấp” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động của ngân hàng. Với lý do đó cùng với điều kiện tiếp xúc thực tế tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang (MHB An Giang) sinh viên mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang ”. Mong rằng bằng sự nỗ lực của người nghiên cứu thì đề tài này sẽ là nguồn thông tin tham khảo, góp phần hỗ trợ ngân hàng phát triển trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Để phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất và sự tác động của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của MHB An Giang. Căn cứ vào điều kiện thực tế tại ngân hàng, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, Tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu chính sau: 1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng MHB An Giang. 2. Lượng hóa rủi ro lãi suất. 3. Gợi ý một số giải pháp cần thiết nhằm hỗ trợ ngân hàng kiểm soát có hiệu quả rủi ro lãi suất. 1.3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Tác giả sẽ sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp thống kê so sánh và phân tích độ nhạy, các phương pháp này được sử dụng một cách riêng lẽ hay kết hợp để có thể làm rõ các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ ngân hàng MHB An Giang trong giai đoạn 2006- 2008. Riêng nội dung của phần lượng hóa rủi ro lãi suất được thực hiện dựa trên thông tin từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng MHB An Giang đến quí I năm 2009. 1.4. Bố cục nghiên cứu Luận văn được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung. Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương 3: Sự tác động của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của MHB An Giang. Chương 4: Giải pháp. Chương 5: Kiến nghị và kết luận. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 2 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Lãi suất 2.1.1. Khái niệm lãi suất Theo Dương Đăng Chinh (2005): “Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoản thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người vay”. Lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định. Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được ở người đi vay trả cho việc sử dụng tiền vay. Theo Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2006): “Lãi suất là g._.iá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay” hay nói cách khác “lãi suất là số tiền phải trả để thuê mượn vốn trong một khoản thời gian nhất định”. 2.1.2. Lãi suất và tỷ suất lợi tức Các công cụ nợ bao gồm các khoản nợ đơn, trái phiếu chiết khấu, trái phiếu coupon và các khoản nợ thanh toán cố định. Thông thường các công cụ nợ do các ngân hàng, chính phủ hay các công ty phát hành, sự khác nhau căn bản giữa các công cụ nợ này chủ yếu về kỳ hạn thanh toán. Nợ đơn: Với khoản nợ đơn, tiền gốc và tiền lãi sẽ được người đi vay nợ đồng ý trả cho người cho vay khi đáo hạn. Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu mà người đi vay trả cho người cho vay một khoản thanh toán đơn bằng đúng mệnh giá của trái phiếu. Trái phiếu coupon: Tiền lãi sẽ được thanh toán định kỳ nhiều lần theo tháng, quý, nửa năm hay một năm. Đặc điểm của trái phiếu coupon là phải ghi rõ ngày đáo hạn, mệnh giá, người phát hành, lãi suất coupon. Nợ vay thanh toán cố định thì người đi vai phải thanh toán cho người cho vay theo định kỳ: tháng quý hoặc năm, số tiền thanh toán bao gồm lãi và gốc. Lãi suất đáo hạn Theo Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2006): “Lãi suất đáo hạn là loại lãi suất làm cân bằng hiện giá của khoản thanh toán nhận được từ một công cụ nợ với giá trị tương lai của nó”. Ta có cách tính lãi suất đáo hạn như sau: Đối với công cụ nợ đơn thì lãi suất đáo hạn là: I= giá trị thanh toán tương lai/ giá trị hiện tại. Đối với trái phiếu chiết khấu thì lãi suất đáo hạn là: D DFi −− Trong đó: F là mệnh giá của trái phiếu chiết khấu; D là giá cả của trái phiếu chiết khấu. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 3 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Nếu là trái phiếu coupon thì (i) được tính như sau: nn i F i C i C i Cp )1()1( .... )1(1 2 ++++++++= Trong đó: P: giá cả trái phiếu coupon C: số tiền thanh toán coupon hàng năm F: mệnh giá của trái phiếu N: số năm đến kỳ đáo hạn. Mối quan hệ giữa lãi suất và trái phiếu. Giữa lãi suất hiện hành, lãi suất đáo hạn và lãi suất coupon của trái phiếu có mối quan hệ sau: + Nếu như giá hiện hành của trái phiếu p bằng với giá danh nghĩa thì lãi suất đáo hạn i bằng lãi suất hiện hành (C/P) và bằng với lãi suất coupon (C/F). + Nếu như giá hiện hành nhỏ hơn giá danh nghĩa (P<F) thì lãi suất thanh toán khi đáo hạn i lớn hơn lãi suất hiện hành (C/P) và lớn hơn lãi suất coupon (C/F). + Nếu như giá hiện hành lớn hơn giá danh nghĩa (P<F) thì lãi suất thanh toán khi đáo hạn i nhỏ hơn lãi suất hiện hành (C/P) và lớn hơn lãi suất coupon (C/F). 2.1.3. Các loại lãi suất Trên thị trường tồn tại rất nhiều loại lãi suất, tùy theo nguồn gốc và mục đích sử dụng thì có những loại lãi suất khác nhau. Sau đây là một số loại lãi suất sử dụng phổ biến hiện nay. Phân loại theo nghiệp vụ ngân hàng Lãi suất huy động: là loại lãi suất phát sinh trong các hình thức huy động vốn của NHTM và các định chế tài chính trung gian khác. Lãi suất cho vay: là loại lãi suất phát sinh trong các hình thức cho vay của NHTM và các định chế tài chính trung gian khác. Phân loại theo phương thức tính lãi Lãi suất cố định: là loại lãi suất được xác định bằng một tỷ lệ cố định trong suốt thời gian hợp đồng vay. Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường. Phân loại theo nội dung kinh tế Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho một kỳ hạn gởi hoặc cho vay thể hiện trên hợp đồng tín dụng (không tính đến biến động giá trị tiền tệ). Lãi suất thực: là loại lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của tiền tệ, như tỷ lệ lạm phát hoặc lên giá của tiền tệ. Phân loại theo tính sinh lợi của đồng vốn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 4 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Lãi suất đơn: là lãi suất được xác định dựa trên vốn gốc ban đầu mà không tính thêm tiền lãi tích lũy kỳ trước, tức là không ghép lãi vào vốn. Lãi suất đơn thường là lãi suất danh nghĩa, lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng. Lãi suất kép: là lãi suất được hình thành bởi sự ghép lãi đơn trong kỳ vào vốn để tính lãi trong kỳ tiếp theo và có thể tiếp tục mãi. Ngoài các thuật ngữ về lãi suất trên, còn có các thuật ngữ khác về lãi suất cần được chú ý sau: Lãi suất cơ bản: là lãi suất do ngân hàng trung ương công bố làm cơ sở cho NHTM và các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất sàn và lãi suất trần: lãi suất thấp nhất và cao nhất trong một khung lãi suất nào đó mà NHTW ấn định cho các NHTM hoặc do các NHTM quy định trong hệ thống của nó, nhằm thống nhất các hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Lãi suất tái cấp vốn: là lãi suất do NHTW áp dụng khi tái cấp vốn cho NHTM và các TCTD. Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng: là lãi suất vay vốn giữa các NHTM và các TCTD (Lê Văn Tư, 2005). Các loại lãi suất làm lãi suất tham chiếu cho các khoản cho vay bằng ngoại tệ trên thế giới như sau: 2.1.4. Các loại lãi suất tham chiếu ở Việt Nam Ở Việt Nam, các ngân hàng thường căn cứ trên các lãi suất tham chiếu như SIBOR, LIBOR, EURIBOR hay VNIBOR cộng với mức lãi suất biên đối với các hoạt động cho vay VND và ngoại tệ trong các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn…. 2.1.4.1. Lãi suất SIBOR SIBOR là từ viết tắt của Singapore Interbank Offered Rate, là lãi suất liên ngân hàng Singapore. SIBOR là mức lãi suất mà các ngân hàng ở châu Á có thể vay mượn lẫn nhau, ở châu Á SIBOR được sử dụng phổ biến hơn LIBOR. SIBOR được thiết lập hàng ngày bởi hiệp hội ngân hàng Singapore (ABS) và được sử dụng là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay ngắn hạn, các hợp đồng swap lãi suất tham gia vào nền kinh tế châu Á. Bảng 2.1a: Lãi suất SIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm 26/03/2009. Kỳ Hạn Lãi Suất LIBOR (%) 1 tháng 0,530 3 tháng 1,224 6 tháng 1,776 Nguồn: https://secure.sgs.gov.sg GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 5 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 2.1.4.2. Lãi suất LIBOR LIBOR là từ viết tắt của London Interbank Offered Rate, là loại lãi suất mà các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân Anh Quốc. LIBOR được cố định hằng ngày bởi hiệp hội các ngân hàng Anh Quốc căn cứ trên mức lãi suất trung bình đối với các khoản tín dụng với thời gian đáo hạn từ 1 ngày đến 1 năm của hầu hết các thị trường liên ngân hàng trên thế giới. LIBOR được sử dụng như là một loại lãi suất tham chiếu cho các khoản cho vay ngắn hạn. Một số nước dùng LIBOR như là một mức giá tham chiếu bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Bảng 2.1b: Lãi suất LIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm 26/03/2009 Kỳ Hạn Lãi Suất LIBOR (%) 1 tháng 0,5200 3 tháng 1,2275 6 tháng 1,7775 Nguồn: 2.1.4.3. Lãi suất EURIBOR EURIBOR, viết tắt của Euro Interbank Offered Rate, là lãi suất liên ngân hàng châu Âu. EURIBOR được công bố đầu tiên vào ngày 30/12/1998 và chính thức có giá trị vào ngày 4/01/1999 (ngày mà đồng tiền chung châu Âu Euro được chính thức được giới thiệu). EURIBOR được xác định dựa trên các mức lãi suất cho vay ngắn hạn dành cho đồng EURO của 57 ngân hàng lớn nhất châu Âu, EURIBOR được ngân hàng trung ương châu Âu công bố vào khoản 11 giờ sáng mỗi ngày (theo múi giờ châu Âu). EURIBOR có 15 tỷ lệ lãi suất khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn của hợp đồng, các kỳ hạn thể là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng hay 12 tháng. Hiện tại EURIBOR là loại lãi suất tham chiếu cho các hoạt động cho vay ngắn hạn, các hợp đồng Swap lãi suất, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai bằng đồng EURO, USD trên thế giới. Bảng 2.1c: Lãi suất EURIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng EURO thời điểm 26/03/2009 Kỳ Hạn Lãi Suất EURIBOR (%) 1 tháng 1,155 3 tháng 1,538 6 tháng 1,700 Nguồn: 2.1.4.4. Lãi suất VNIBOR VNIBOR là là chữ viết tắt của Việt Nam Interbank Offered Rate, là lãi suất liên ngân hàng Việt Nam. VNIBOR được ấn định vào buổi sáng các ngày với mức lãi suất căn cứ vào trên quan hệ cung - cầu tiền của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 6 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 7 Hiện tại VNIBOR là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay ngắn hạn đối với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp lớn vay để đảm bảo tính thanh khoản hay nguồn vốn sản suất kinh doanh. Bảng 2.1d: Lãi suất VNIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 30/01/2009 Thời hạn VNIBOR (%) 1 tháng 7,36 3 tháng 8,19 6 tháng 9,93 2.1.5. Chính sách lãi suất Hiện nay chính sách đều hành và quản lý lãi suất của NHTW các nước chủ yếu tập trung theo hai hướng: chính sách can thiệp trực tiếp và chính sách tự do hóa lãi suất4. Ở Việt Nam, công tác quản lý và điều tiết lãi suất trên thị trường được thực hiện bởi NHNN Việt Nam. Căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế và những yêu cầu về ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát hay mục tiêu tăng trường kinh tế mà NHNN có các chính sách điều tiết lãi suất hợp lý. Trong thời gian gần đây, công tác điều hành lãi suất đã được điều chỉnh theo hướng thận trọng và linh hoạt theo những diễn biến trên thị trường. Khái quát công tác diều hành lãi suất của Việt Nam qua các giai đoạn chính như sau: Trước tháng 7/2000, NHNN áp dụng cơ chế trần lãi suất cho các khoản vay bằng đồng Việt Nam và USD, và cơ chế lãi suất tối đa cho các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ. Đến 2/8/2000 NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thả nổi có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ thay thế cơ chế trần lãi suất được áp dụng trước đây. Đến tháng 6/2001, lãi suất ngoại tệ được tự do chuyển đổi, NHNN chỉ quy định lãi suất tiền gửi bằng đồng USD của các tổ chức kinh tế. Đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam, cơ chế lãi suất thỏa thuận được thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế tại ngân hàng mà các NHTM áp dụng các mức lãi suất linh hoạt nhưng không được quá 1,5 lần lãi suất cơ bản do NHNN công bố theo từng thời kỳ (Nguyễn Thị Phương Liên và ctv, 2003). 4Chính sách can thiệp trực tiếp: là việc ngân hàng trung ương quy định lãi suất trần, lãi sất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu .… để áp dụng chi từng loại khách hàng, từng nghiệp vụ tín dụng trên thị trường. - Chính sách tự do hóa lãi suất: là chính sách mà trong đó ngân hàng trung ương không đua ra những khống chế giới hạn những biến động của thị trường. mức lãi suất thị trường do quan hệ cung cầu quyết định (Vũ Văn Hóa và Đinh Xuân Hạng. (2005). Giáo Trình Lý Thuyết Tiền Tệ, Hà Nội: NXB Tài Chính, tr 150). Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 8 2.1.6. Các nhân tố tác động đến lãi suất 2.1.6.1. Cung cầu vốn trên thị trường Đây là nhân tố tác động trực tiếp việc hình thành lãi suất trên thị trường. Lãi suất được xác định tại điểm cung cầu vốn gặp nhau. Do vậy khi lượng vốn cung ứng trên thị trường lớn hơn lượng cầu vốn thì lãi suất sẽ giảm và ngược lại. 2.1.6.2. Lạm phát Lạm phát5 và lãi suất có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi lạm phát trên thị trường tăng thì lãi suất sẽ có xu hướng tăng, điều này có một ý nghĩa quan trọng trong công tác dự đoán lãi suất. Bởi vì khi lạm phát tăng, chính phủ bằng các chính sách của mình tác động tăng lãi suất danh nghĩa, đảm bảo lãi suất thực dương song song với các biện pháp kiểm soát lạm phát. Mặc khác khi lạm phát tăng cao, người có vốn thay vì đem cho vay họ sẽ đầu tư vào những loại hàng hóa có giá trị ổn định hay đầu tư ra nước ngoài vì sợ vốn của họ bị mất giá. Điều đó dẫn đến nguồn cung vốn trên thị trường giảm làm lãi suất tăng lên. 2.1.6.3. Các chính sách của nhà nước Chính sách tài chính Chính sách tài chính bao gồm chi tiêu và thuế, đây là chính sách có tác động trực tiếp đến lãi suất trên thị trường. Cụ thể, khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu và giảm thuế) sẽ tác động đến thị trường hàng hóa và tiền tệ. Khi chi tiêu chính phủ tăng và thuế giảm sẽ làm tăng tổng cầu hàng hóa, chính mức tăng cao hơn của tổng sản phẩm kéo theo nhu cầu vốn trên thị trường tăng lên làm lãi suất tăng. Chính sách tiền tệ Căn cứ vào điều kiện hiện tại của nền kinh tế và các mục tiêu của chính phủ mà NHNN sử dụng các công cụ như: lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…nhằm gián tiếp tác động đến lãi suất trên thị trường để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chính sách thu nhập Chính sách thu nhập là chính sách liên quan đến giá cả và tiền lương. Khi giá cả giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, khi đó 1 đơn vị tiền tệ sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn dẫn đến nhu cầu tiền cho chi tiêu giảm. Cầu giảm, cung không đổi sẽ kéo theo lãi suất giảm. Ngược lại theo mức giá tăng lên sẽ làm giảm cung tiền tệ theo giá trị thực tế dẫn đến làm tăng lãi suất. Hay khi lương tăng kéo theo chi phí trên mỗi sản phẩm tăng theo làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường từ đó doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, nhu cầu đầu tư giảm dẫn đến cầu tiền tệ giảm, từ đó lãi suất giảm. 5 Lạm phát: Theo K. Marx lạm phát là sự tràn ngập trong lưu thông tiền tệ một lượng tiền giấy quá thừa dẫn đến sự mất giá của tiền giấy. Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 9 Chính sách quản lý ngoại hối Chính sách quản lý ngoại hối6 bao gồm các biện pháp liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối, tổ chức điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối, kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng và mua bán ngoại hối trên thị trường sẽ tác động trực tiếp đến lãi suất trên thị trường. 2.1.6.4. Rủi ro và kỳ hạn tín dụng Mức độ rủi ro của các khoản cho vay càng cao thì lãi suất cho vay càng lớn do phần bù rủi ro làm lãi suất tăng lên. Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao do thời hạn cho vay càng dài thường làm cho các khoản vay đó gặp nhiều rủi ro hơn (rủi ro thanh khoản, lạm phát…) 2.1.6.5. Các yếu tố kinh tế - xã hội khác Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian và mức độ cạnh tranh giữa các thể chế này sẽ tác động trực tiếp đến lãi suất, hình thành xu hướng giảm lãi suất trong tương lai. Hơn nữa tình hình chính trị không ổn định, khủng hoảng kinh tế thế giới, thiên tai và những thảm họa lớn cũng tác động không nhỏ đến lãi suất (Nguyễn Thị Phương Liên, 2003 và Dương Đăng Chinh, 2005). 2.1.7. Vai trò lãi suất trong nền kinh tế thị trường Lãi suất là một trong những nhân tố có sự tác động sâu rộng vào nền kinh tế, sự biến động của lãi suất tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp và đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Vai trò của lãi suất thể hiện ở những nội dung chính sau: 2.1.7.1. Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô Sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động trực tiếp đến các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và cả mức độ lạm phát ở một quốc gia. Bên cạnh đó sự biến động của lãi suất sẽ tác động trực tiếp đến luồng chu chuyển ngoại tệ, dẫn đến sự thay đổi tỷ giá và quan hệ xuất nhập khẩu. Do đó chính phủ (thông qua NHNN) sử dụng lãi suất như là một công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu của chính phủ trong từng giai đoạn cụ thể. 2.1.7.2. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các NHTM Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra một cách gay gắt. Các ngân hàng cạnh tranh bằng việc cung cấp các dịch vụ tiện ích với chi phí thấp, bằng các phương thức khuyến thị hấp dẫn, đặc biệt là cạnh tranh nhau bằng lãi suất: nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh, chính sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng sẽ tạo ra lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế. 2.1.7.3. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư Lãi suất có vai trò đáng kể trong khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, khi lãi suất tăng thì người dân có khuynh hướng giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm để đầu tư sinh lợi. Tiết kiệm tăng, khuyến khích đầu tư tức là tăng “khả năng tài chính” trong toàn bộ nền kinh 6 Ngoại hối: theo Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành, (2005): “Ngoại hối là toàn bộ các loại tiền nước ngoài, các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nước ngoài, các chứng từ, chứng khoán có giá trị, có khả năng mang lại ngoại tệ.” Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 10 tế. Tuy nhiên việc tăng hay giảm lãi suất ở một mức nào đó thì cần cẩn trọng để đảm bảo sự phát triển hài hòa của toàn bộ nền kinh tế (Nguyễn Thị Phương Liên và ctv, 2003). 2.2. Rủi ro lãi suất 2.2.1. Khái niệm Theo Lê Văn Tư (2005): “Rủi ro lãi suất là những rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất” Hay “Rủi ro lãi suất là rủi ro khi điều kiện tài chính của ngân hàng chịu những biến động bất lợi về lãi suất” (Theo ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng, 2004). Dưới gốc độ ngân hàng thì rủi ro lãi suất là rủi ro “khi ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kỳ hạn không cân xứng với nhau, thì phải chịu những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản có và tài sản nợ; hoặc rủi ro về lãi suất khi giá trị tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường biến động” (Nguyễn Văn Tiến, 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng). 2.2.2. Nguồn gốc của rủi ro lãi suất Theo ủy Ban Basel7 Về Giám Sát Ngân Hàng (2004), rủi ro lãi suất suất phát từ các nguồn sau đây: 2.2.2.1. Rủi ro định giá lại Ngân hàng là trung gian tài chính, chuyên thực hiện các nghiệp vụ huy động và cho vay nên rủi ro định giá lại là hình thức cơ bản và được nghiên cứu nhiều nhất của rủi ro lãi suất. Đây là rủi ro phát sinh từ những chênh lệch về kỳ hạn (đối với lãi suất cố định) và định giá lại (đối với lãi suất thả nổi) đối với các tài sản có, tài sản nợ và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Ví dụ ngân hàng A tài trợ công ty bất động sản X một khoản tín dụng trị giá 10 tỷ đồng, kỳ hạn là 5 năm với mức lãi suất cố định là 15%/ năm bằng nguồn vốn huy động ngắn hạn 12 tháng với mức lãi suất huy động là 11,5%. Khi đó mỗi đồng vốn cho vay sẽ mang lại khoản thu nhập từ lãi thuần cho ngân hàng như sau: 15% - 11,5%= 3,5% Một năm sau ngày ký phát khoản vay với công ty X, lãi suất thị trường tăng lên mức 17,5% đối với kỳ hạn tiền gửi 12 tháng. Khi đó từ năm thứ hai trở đi ngân hàng có thể bị thiệt hại: 15% - 17,5% = - 2,5% mỗi năm do rủi ro định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi. 2.2.2.2. Rủi ro đường lợi tức Những chênh lệch về định giá lại có thể làm cho ngân hàng gánh chịu rủi ro do những thay đổi về độ dốc và hình dạng đường lợi tức. Rủi ro đường lợi tức phát sinh khi những sự dịch chuyển không dự báo trước của đường lợi tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và giá trị kinh tế của ngân hàng. Ví dụ, giá trị kinh tế của trạng thái dương các trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 10 7 ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng là một ủy ban gồm các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi các Thống đốc ngân hàng Trung Ương Nhóm 10 nước năm 1975. Ủy ban này có thành viên là các đại diện cao cấp cơ quan giám sát ngân hàng và ngân hàng trung ương các nước Bỉ, Canada, Pháp,Ðức, Ý, Nhật, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ, Anh và Hoa kỳ. Ủy ban này thường hợp tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc Tế ở Basel là nơi làm việc của Ban thư ký thường trực. Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 11 năm được hạn chế rủi ro bằng trạng thái âm các chứng chỉ của chính phủ có kỳ hạn 5 năm có thể giảm mạnh nếu đường lợi tức tăng độ dốc, ngay cả khi trạng thái này được hạn chế rủi ro đối với những biến động song song trên đường lợi tức. 2.2.2.3. Rủi ro cơ sở Một nguồn rủi ro lãi suất quan trọng khác thường được biết dưới cái tên rủi ro cơ sở, phát sinh từ tương quan không hoàn hảo do sự điều chỉnh trong các lãi suất thu được và phải trả đối với các công cụ khác nhau có những đặc điểm định giá tương tự. Khi lãi suất thay đổi những chênh lệch này có thể tạo ra những thay đổi không lường trước được trong lượng tiền và chênh lệch tài sản có, tài sản nợ và những công cụ ngoại bảng có kỳ hạn tương tự hay tầng suất đánh giá lại tương tự. Ví dụ ngân hàng A tài trợ cho công ty X một khoản tín dụng trị giá 1 triệu USD với mức lãi suất thả nổi LIBOR + 0,5% kỳ hạn 1 năm bằng nguồn huy động có mức lãi suất SIBOR + 0,75%. Ngân hàng A sẽ chịu rủi ro khi LIBOR + 0,5% < SIBOR + 0,75% LIBOR < SIBOR + 0,25%. Hay nói cách khác là ngân hàng A sẽ chịu rủi ro lãi suất khi LIBOR biến động tăng thấp hơn mức biến động tăng của SIBOR + 0,25%. ⇔ Ngân hàng A sẽ có thu nhập khi LIBOR + 0,5% > SIBOR + 0,75% LIBOR > SIBOR + 0,25%. Hay nói cách khác là ngân hàng A sẽ có thu nhập khi lãi suất khi LIBOR biến động tăng cao hơn mức biến động tăng của SIBOR + 0,25%. ⇔ 2.2.2.4. Tính tùy chọn Một nguồn rủi ro lãi suất khác ngày càng trở nên quan trọng phát sinh từ các tùy chọn trong nhiều tài sản có, tài sản nợ và danh mục đầu tư ngoại bảng của ngân hàng. Một quyền chọn cho người nắm giữ quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, thực hiện mua bán hay một cách nào đó có thể làm dịch chuyển luồng tiền của một công cụ hay một hợp đồng tài chính. Các ví dụ về các công cụ chứa quyền chọn bao gồm quyền chọn mua hay bán các loại trái phiếu hay chứng chỉ, các khoản vay cho bên vay trả trước hay các công cụ tiền gửi không kỳ hạn mà bên gởi tiền có quyền rút tiền trước hạn mà không phải chịu một mức phạt nào cả. Nếu không được quản lý đầy đủ, các đặc tính hoàn trả không đối xứng của các công cụ có quyền chọn có thể đặc biệt cho những người bán quyền chọn do những quyền chọn độc lập hay phụ thuộc thường được thực hiện với những lợi thế thuộc về người nắm giữ và bất lợi thuộc về người phát hành. Ví dụ: Ngày 10/02/2009 ngân hàng A ký hợp đồng bán quyền chọn bán trái phiếu cho nhà đầu tư X với nội dung sau: Loại trái phiếu: trái phiếu chính phủ mệnh giá 1 triệu đồng. Lãi suất trái phiếu: 12%/ năm (Lãi suất thị trường tại thời điểm ký kết hợp đồng là 15%). Thời hạn trái phiếu: 10 năm Số lượng trái phiếu: 1000. Giá cả hợp đồng: 973.913 đồng8 8 Giá trái phiếu: %)151( %)12*000.1000000.1000( + +=p Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 12 Thời hạn hợp đồng: 90 ngày Phí mua quyền: 0,5% giá trị hợp đồng Khi lãi suất thị trường biến động ngân hàng A sẽ đương đầu với rủi ro lãi suất từ hợp đồng quyền chọn này như sau: Bảng 2.2a: Lãi/ lỗ từ hợp đồng quyền chọn tái phiếu ĐVT: Triệu đồng LSTT Giá hợp đồng Giá thị trường Phí bán quyền Lãi/ lỗ 12% 974 1.000 4,870 4,870 15% 974 974 4,870 4,870 18% 974 949 4,870 (19,891) 21% 974 926 4,870 (43,424) + Khi lãi suất thị trường giảm từ 15% xuống còn 12% dẫn đến giá trái phiếu trên thị trường tăng cao hơn giá ghi trong hợp đồng, khách hàng X không thực hiện hợp đồng, ngân hàng A thu được khoản phí là 4,870 triệu đồng. + Khi lãi suất thị trường cố định ở mức 15%, ngân hàng A thu được khoản lợi nhuận từ khoản phí hợp đồng là 4,870 triệu đồng. + Khi lãi suất thị trường tăng từ 15% lên mức 18%, 21% dẫn đến giá trái phiếu trên thị trường giảm thấp hơn giá ghi trong hợp đồng, khách hàng X thực hiện hợp đồng, ngân hàng A lỗ một khoản tương ứng là 19,891 triệu đồng và 43,424 triệu đồng. 2.2.3. Nguyên nhân rủi ro lãi suất 2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân đầu tiên suất phát từ sự điều tiết lãi suất của NHNN. Để đảm bảo thực thi các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu của mình, chính phủ thông qua NHNN tác động gián tiếp đến lãi suất trên thị trường. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế mà các công cụ của chính sách tiền tệ hay tài khóa được sử dụng riêng lẽ hay kết hợp. Cụ thể trong năm 2008, khi mà nền kinh tế biến động nhanh với những diễn biến trái chiều: trong nửa đầu năm 2008 thì nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, giá cả tăng nhanh do sự tác động của giá dầu thế giới dẫn đến tình trạng lạm phát ở mức cao (23,1%)9 thì chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế chi tiêu công bằng các công cụ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu. Đến cuối năm 2008, khi mà nền kinh tế trở nên đình đốn do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới (bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở 9 Vietnam Selected Economic Indicators, 2005–09 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Mỹ) thì chính sách tiền tệ được nới lỏng, chính phủ tăng chi tiêu để khích thích đầu tư và tiêu dùng nhằm vực dậy nền kinh tế. Như vậy, khi mà nền kinh tế biến động, khi mà các chính sách cần được thực thi để đạt được mục tiêu của mình thì chính phủ sẽ thông qua NHNN điều tiết lãi suất trên thị trường, điều đó gián tiếp gây ra rủi ro lãi suất đối với hoạt động của NHTM. Nguyên nhân thứ hai là thị trường tài chính Việt Nam là thị trường mới nổi, còn hạn chế cả về quy mô và giá trị giao dịch nên rất nhạy cảm với những biến động của thị trường, trong khi thị trường chưa có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất. Do vậy các ngân hàng phải đương đầu rủi ro lãi suất rất lớn. Thứ ba hành lang pháp lý việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM còn chưa hoàn thiện, chưa có những quy định cụ thể về sử dụng các công cụ phái sinh. Cuối cùng là những hạn chế trong hoạt động thanh tra giám sát của NHNN. 2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan Kiến thức hiểu biết của các doanh nghiệp về các hợp đồng phái sinh và về vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất còn hạn chế. Các NHTM Việt Nam chưa có nhiều những cán bộ am hiểu một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất. Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất. Hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng còn yếu chưa đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hệ thống kế toán thống kê tại ngân hàng chưa cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất. Hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn nhiều hạn chế. 2.2.4. Những thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra đối với ngân hàng Sự biến động của rủi ro lãi suất sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sự tác động đó thể hiện ở các mặt sau đây: Thứ nhất: Những thay đổi về lãi suất sẽ gây ra những bất lợi đến thu nhập của ngân hàng, những khoản thu nhập đó bao gồm thu nhập từ lãi thuần và những khoản thu ngoài lãi, trong khi sự thay đổi đối với những khoản thu nhập từ lãi là một điểm quan trọng trong phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng vì nó ảnh hưởng đến mức độ đủ vốn và niềm tin của thị trường. Trước đây, bộ phận thu nhập quan tâm đến thu nhập từ lãi thuần (chênh lệch gữa tổng thu từ lãi và tổng chi từ lãi). Sự tập trung này phản ánh tầm quan trọng của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập của ngân hàng và mối liên hệ trực tiếp với những thay đổi về lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay các nhà quản trị ngân hàng đang cố gắng thay đổi trong cơ cấu thu nhập, sự dịch chuyển dần thu nhập từ lãi sang thu từ phí và các khoản thu nhập ngoài lãi khác đã đặt các nhà quản trị ngân hàng phải có cái nhìn toàn diện hơn về sự tác động của rủi ro lãi suất. Lúc này sự biến động của lãi suất sẽ tác động toàn bộ thu nhập của ngân hàng chứ không riêng thu nhập từ lãi thuần, sự tác động của lãi suất đến các khoản thu ngoài lãi trở nên nghiêm trọng hơn khi các khoản thu từ phí ngày càng nhạy cảm với sự biến động của lãi suất. Chẳng hạn khi có sự biến động giảm lãi suất thì thiệt hại sẽ xảy ra đối với những ngân hàng cung cấp chức năng thanh toán nghĩa vụ nợ và quản lý các khoản vay cầm cố để lấy phí dựa trên doanh số tài sản được quản lý do những khoản vay cầm cố có thể trả trước. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 13 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Thứ hai là xét về khía cạnh kinh tế: sự thay đổi về lãi suất có thể ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Giá trị kinh tế của một công cụ là thước đo đánh giá giá trị của một luồng tiền dự kiến trong tương lai, được chiết khấu để phản ánh lãi suất thị trường. Giá trị kinh tế của ngân hàng được định nghĩa là các luồng tiền dự kiến đối với tài sản có trừ đi các luồng tiền dự kiến đối với tài sản nợ cộng với luồng tiền dự kiến đối với các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Do khía cạnh kinh tế có tính đến những ảnh hưởng tiềm năng của lãi suất đến các luồng tiền dự kiến trong tương lai nên giá trị kinh tế cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về tiềm năng ảnh hưởng dài hạn của rủi ro lãi suất đến hoạt động của ngân hàng. Thứ ba là các tổn thất ngầm: các khía cạnh về thu nhập và giá trị kinh tế chỉ tập trung làm rõ những ảnh hưởng trong tương lai đến tình hình tài chính của ngân hàng mà không xem xét sự ảnh hưởng do sự thay đổi lãi suất trong quá khứ đến tình h._. vào năm 2011. Vấn đề đặt ra là các NHTM Việt Nam hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt và nền kinh tế biến động khó lường như hiện nay thì bản thân các ngân hàng thương mại đang đối diện với những rủi ro lớn bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro 21 Nguồn: Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro pháp lý….trong những loại rủi ro trên thì rủi ro lãi suất ngày càng trở nên quan trọng trong giai đoạn hiện nay do sự biến động mạnh của lãi suất thị trường. Đối với ngân hàng “rủi ro là không thể loại trừ và chấp nhận rủi ro được xem như là một phần trong hoạt động của ngân hàng”. Do đó quản trị rủi ro có hiệu quả là một mục tiêu lớn thứ 2 trong hoạt động của ngân hàng bên cạnh mục tiêu về lợi nhuận. Ở Việt Nam công tác quản trị rủi ro lãi suất đang dần được chú ý và một số ngân hàng đang sử dụng một số phương pháp như: thiết lập biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap), thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration), hệ số nhạy cảm (factor sensitivity), áp dụng lãi suất thả nổi để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ngân hàng chưa nhận thức đầy đủ về rủi ro lãi suất và những thiệt hại khi lãi suất biến động để có nhũng biện pháp phòng ngừa thích đáng. Tại MHB An Giang vẫn chưa có những quy trình, công cụ và những nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý rủi ro lãi suất. Mức độ am hiểu, khả năng đánh giá, đo lường và nhận diện rủi ro lãi suất của ban giám đốc, phòng quản lý rủi ro còn hạn chế, ngân hàng chỉ quan tâm đến rủi ro tín dụng mà không chú ý đến rủi ro lãi suất trong khi rủi ro lãi suất tác đông trực tiếp đến thu nhập và giá trị kinh tế của ngân hàng. Đối với một thị trường tài chính mới nổi như Việt Nam thì mức độ nhạy cảm với những thông tin thị trường là rất lớn do những hạn chế về pháp lý, quy mô, năng lực quản lý và niềm tin của nhà đầu tư ở các thị trường tài chính mới nổi. Do vậy hoạt động của các thể chế tài chính ở các thị trường này tiềm ẩn rủi ro rất lớn, đặc biệt là rủi ro lãi suất. Vì vậy để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì MHB phải xây dựng cho mình những quy trình, chuẩn bị những nguồn lực cần thiết để quản lý rủi ro lãi suất có hiệu quả trong thời gian tới, bao gồm cả việc nghiên cứu các công cụ hiện đại trong việc đo lường rủi ro lãi suất như mô hình thời lượng, các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất như mô hình RAROC, các công cụ phái sinh như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi… Do vậy MHB An Giang phải tuân thủ những quy trình rủi ro lãi suất của hội sở; thiết lập các bảng báo cáo về rủi ro lãi suất định kỳ, áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với các hợp đồng tín dụng trung dài hạn; báo cáo với hội sở những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn trong quá trình thực hiện quản lý rủi ro lãi suất, kiến nghị những phương pháp mới để thực hiện quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả. Các mô hình lượng hóa, phòng ngừa rủi ro lãi suất như mô hình thời lượng, mô hình RAROC và các hợp đồng phái sinh vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Nhưng việc nghiên cứu và làm chủ những công cụ hiện trên là cần thiết trong giai đoạn tự do hóa tài chính hiện nay để gia tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Những ngân hàng hiện đại, tinh vi và có tầm nhìn đang quan tâm đến những công cụ này như là một chiến lược chính trong hoạt động của ngân hàng, nhằm tạo những tiền đề cần thiết để trở thành một thể chế tài chính vững mạnh, hiện đại trong tương lai. 5.3. Những hạn chế của đề tài Do những hạn chế về nguồn số liệu thu thập được từ ngân hàng nên mô hình thời lượng chỉ có thể lượng hóa một số khoản mục nhạy cảm của bảng cân đối kế toán tại ngân hàng. Từ đó kết quả thu được chưa phản ánh trọn vẹn mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng đang đối mặt. Trên thực tế có khá nhiều phương pháp, mô hình giúp lượng hóa rủi ro lãi suất như mô hình kỳ hạn, mô hình định giá lại, mô hình thời lượng hay các phương pháp như: GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 61 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 62 dãy thời gian, cú sốc lãi suất chuẩn…nhưng trong phạm vi của nghiên cứu này Tác giả chỉ tiếp cận phương pháp lượng hóa rủi ro lãi suất bằng mô hình thời lượng nên không có cơ sở để đối chiếu giữa các phương pháp nhằm có thể đánh giá chính xác hơn rủi ro lãi suất tại MHB An Giang. Đối với phần giải pháp Tác giả có gợi ý ngân hàng sử dụng những công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Nhưng trong điều kiện tại Việt Nam và cụ thể là MHB tại một chi nhánh như An Giang thì giải pháp đó là không khả thi để thực hiện trong thời gian ngắn, tuy nhiên ngân hàng có thể lấy đó làm cơ sở để kiến nghị với hội sở để thực hiện trong thời gian tới. 5.4. Đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo Nhằm khắc phục những thiếu sót và hạn chế của đề tài, Tác giả cho rằng trong thời gian tới khi mà ngân hàng có hệ thống thông tin kế toán hiện đại đủ khả năng cung cấp đầy đủ thông tin về lãi suất, kỳ hạn và thời lượng của các khoản mục của bảng cân đối kế toán thì nghên cứu tiếp theo cần được thực hiện: Sử dụng các công cụ khác nhau đã được Tác giả giới thiệu trong phần 2.2.6.2 (trang 25) để lượng hóa rủi ro lãi suất tại ngân hàng nhằm có cơ sở so sánh và đối chiếu các kết quả đạt được. Căn cứ vào 15 nguyên tắc của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng để nghiên cứu xây dựng mô hình định tính nhằm đánh giá rủi ro lãi suất tại các ngân hàng. Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 63 PHỤ LỤC 1 Nguồn: báo cáo tài chính VCB năm 2008 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Bảng 1.2. Các hợp đồng hoán đổi lãi suất ở Việt Nam trong năm 2008 Ngân hàng Khách hàng Tiền tệ Số nợ gốc theo hợp đồng Lãi suất hoán đổi LS nhận Lãi suất hoán đổi LS trả Thời hạn hợp đồng Standard Charted Hợp đồng 1 SC London GBP 5.114.829,75 5,34% LIBOR 1m 2 năm HSBC Hợp đồng 1 Pepsico USD VND 15.000.000 236.490.000.000 9% 3,4% 3 năm 3 năm Tokyo- Mitsubishi Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 Vietnam Japan Gas Kein H. Muramoto USD USD 2.000.000 1.372.000 SIBOR + 0,55% 6M SIBOR + 1,5% 5,03% 6,35% 4 năm 4 năm VCB Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 Hợp đồng 3 Hợp đồng 4 SC London SC London Citibank N.A, SGP Citibank N.A, SGP USD USD USD USD 22.000.000 6.400.000 19.500.000 20.500.000 LIBOR 6m LIBOR 6m LIBOR 6m LIBOR 6m 4,88% 4,88% 4,71% 4,73% 15/1/2015 15/7/2015 15/1/2014 15/7/2014 ABN AMRO Hợp đồng 1 VNA USD 44.037.650 Citibank Hợp đồng 1 HOLCIM USD 20.000.000 4,8% LIBOR 6m 5 năm Mizuho Hợp đồng 1 Hợp đồng 2 Mizuho Singapore Mizuho Singapore USD USD 700.000 3.000.000 4,48% 4,55% 4,79% 4,77% 5/12/2006 30/9/2006 Nguồn: Trang 64 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 65 Bảng 1.2. Độ lớn thị trường các công cụ phát sinh trên thế giới tại thời điểm 06/2008 ĐVT: Tỷ USD Loại rủi ro/ công cụ 1/6/06 1/12/06 1/6/07 1/12/07 1/6/08 1/6/06 1/12/06 1/6/07 1/12/07 1/6/08 Tổng số hợp đồng 370,178 414,845 516,407 595,341 683,725 9,949 9,691 11,140 15,813 20,353 Hợp đồng ngoại hối 38,127 40,271 48,645 56,238 62,983 1,136 1,266 1,345 1,807 2,262 Hợp đồng kỳ hạn 19,407 19,882 24,530 29,144 31,966 436 469 492 675 802 HĐ hoán đổi tiền tệ 9,696 10,792 12,312 14,347 16,307 535 601 619 817 1,071 HĐ quyền chọn ngoại tệ 9,024 9,597 11,804 12,748 14,710 165 196 235 315 388 Hợp đồng lãi suất 262,526 291,582 347,312 393,138 458,304 5,445 4,826 6,063 7,177 9,263 HĐ kỳ hạn lãi suất 18,117 18,668 22,809 26,599 39,370 25 32 43 41 88 HĐ hoán đổi lãi suất 207,588 229,693 272,216 309,588 356,772 4,840 4,163 5,321 6,183 8,056 HĐ quyền chọn lãi suất 36,821 43,221 52,288 56,951 62,162 580 631 700 953 1,120 Hợp đồng chứng khoán 6,782 7,488 8,590 8,469 10,177 671 853 1,116 1,142 1,146 HĐ kỳ hạn và hoán đổi 1,430 1,767 2,470 2,233 2,657 147 166 240 239 283 HĐ quyền chọn 5,351 5,720 6,119 6,236 7,520 523 686 876 903 863 Hợp đồng hàng hóa 6,394 7,115 7,567 8,455 13,229 718 667 636 1,899 2,209 HĐ vàng 456 640 426 595 649 77 56 47 70 68 HĐ hàng hóa khác 5,938 6,475 7,141 7,861 12,580 641 611 589 1,829 2,142 HĐ kỳ hạn và hoán đổi 2,188 2,813 3,447 5,085 7,561 0 0 00 0 HĐ quyền chọn 3,750 3,663 3,694 2,776 5,019 0 0 0 0 0 Nguồn: www.bis.org/list/bcbs/tid_50/index.rss [Accessed 25.03.2009] Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang PHỤ LỤC 2 Bảng 2.1: Tỷ Lệ Lạm Phát Một Số Khu Vực Trên Thế Giới Trong Giai Đoạn (2006 – 2008) Khu Vực 2006 2007 2008 Các Quốc Gia Nhóm G7 2,530 2,152 3,476 Khu Vực Châu Âu 2,183 2,148 3,470 Các Nền Kinh Tế Đang Phát Triển ở Châu Á 4,165 5,408 7,761 Khu Vực Châu Phi 6,322 6,221 10,226 Bảng 2.2: Lãi Suất Liên Ngân Hàng Thời gian EURIBOR (1) LIBOR (2) SIBOR (2) Feb-09 1,810 1,3126 1,26 Jan-09 2,086 1,17 1,18 Dec-08 2,928 1,425 1,44 Nov-08 3,853 2,21688 2,22 Oct-08 4,760 3,02625 3,09 Sep-08 5,277 4,0525 3,9 Jul-08 4,968 2,81063 1,00 Jun-08 4,947 2,80063 1,19 May-08 4,864 2,78313 1,25 Apr-08 4,857 2,68063 1,44 Mar-08 4,727 2,85 1,31 Feb-08 4,384 2,68813 1,56 Jan-08 4,381 3,0575 1,69 Nguồn: https://secure.sgs.gov.sg www.economagic.com/libor.htm Ghi chú : Cột (1) là mức lãi suất cho vay kỳ hạn 3 tháng đối với đồng Euro. Cột (2),(3) là mức lãi suất cho vay kỳ hạn 3 tháng đối với đồng USD. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 66 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Lãi suất liên ngân hàng giá trị ngày kỳ hạn Lãi suất liên ngân hàng 9,78% 31/01/2009 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 8,48% 30/12/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 14,58% 30/11/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 15,88% 30/10/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 15,67% 30/09/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 16,58% 30/08/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 16,31% 30/07/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 15,24% 30/06/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 14,07% 30/05/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 14,07% 30/04/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 10,30% 30/03/2008 3 tháng Lãi suất liên ngân hàng 9,50% 28/02/2008 3 tháng Bảng 2.3: Lãi suất liên ngân hàng Việt Nam Nguồn: www.sbv.gov.vn/vn/home GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 67 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang PHỤ LỤC 3 ĐVT: Triệu đồng Tài sản nợ Loại kỳ hạn số tiền Tỷ trọng 1 tháng 25.525 2% 3 tháng 15.985 1% 6 tháng 45.000 4% 9 tháng 35.750 3% 12 tháng 45.450 4% 24 tháng 163.000 14% Vốn điều hòa 861.902 72% Tổng 1.192.612 100% ĐVT: Triệu đồng Tài sản có Cho vay Số tiền Tỷ trọng kỳ hạn 12 tháng 578.417 48,5% kỳ hạn 24 tháng 47.704 4,0% kỳ hạn 36 tháng 113.298 9,5% kỳ hạn 48 tháng 35.778 3,0% kỳ hạn 60 tháng 417.414 35,0% Tổng 1.192.612 100,0% Lãi suất cho tiền gửi BQ 10,52% năm 0,88% tháng Lãi suất chiết khấu 12% năm Lãi suất cho vay BQ 15,77% năm 1,31% tháng 1. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng Bảng 3.1a: Dòng tiền ròng của dự án (suất chiết khấu 12%) Số dư gốc Tháng thứ đầu tháng Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 25.525 25.525 224 25.749 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 68 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Bảng 3.1b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án (suất chiết khấu 12%) Tháng thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 25.749 0,0744 1.916 1.916 Tổng cộng 1.916 1.916 Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng : 1 tháng =LD 2. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng Bảng 3.2a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Tháng thứ đầu tháng Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 15.985 0 140 140 2 15.985 0 140 140 3 15.985 15.985 140 16.125 Bảng 3.2b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án Tháng thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 140 0,0744 10,42 10,42 2 140 0,0664 9,31 18,61 3 16.125 0,0593 956,46 2.869,38 Tổng cộng 976,19 2.898,41 Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng là: DL= 2,9691 tháng GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 69 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 3. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng Bảng 3.3a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Tháng thứ đầu tháng Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 45.000 0 394 394 2 45.000 0 394 394 3 45.000 0 394 394 4 45.000 0 394 394 5 45.000 0 394 394 6 45.000 45.000 394 45.394 Bảng 3.3b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án Tháng thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 394 0,0744 29,34 29,34 2 394 0,0664 26,20 52,39 3 394 0,0593 23,39 70,17 4 394 0,0530 20,88 83,54 5 394 0,0473 18,65 93,23 6 45.394 0,0422 1.916,52 11.499,09 Tổng cộng 2.034,97 11.827,76 Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng là: DL= 5,8122 tháng 4. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 9 tháng Bảng 3.4a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Tháng thứ đầu tháng Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 35.750 0 313 313 2 35.750 0 313 313 3 35.750 0 313 313 4 35.750 0 313 313 5 35.750 0 313 313 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 70 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 6 35.750 0 313 313 7 35.750 0 313 313 8 35.750 0 313 313 9 35.750 35.750 313 36.063 Bảng 3.4b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án Tháng thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 313 0,0744 23,31 23,31 2 313 0,0664 20,81 41,62 3 313 0,0593 18,58 55,75 4 313 0,0530 16,59 66,36 5 313 0,0473 14,81 74,07 6 313 0,0422 13,23 79,36 7 313 0,0377 11,81 82,66 8 313 0,0337 10,54 84,35 9 36.063 0,0301 1.083,73 9.753,58 Tổng cộng 1.213,42 10.261,07 Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 9 tháng là: DL= 8,4563 tháng 5. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng Bảng 3.5a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Tháng thứ đầu tháng Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 45.450 0 398 398 2 45.450 0 398 398 3 45.450 0 398 398 4 45.450 0 398 398 5 45.450 0 398 398 6 45.450 0 398 398 7 45.450 0 398 398 8 45.450 0 398 398 9 45.450 0 398 398 10 45.450 0 398 398 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 71 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 11 45.450 0 398 398 12 45.450 45.450 398 45.848 Bảng 3.5b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án Tháng thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 398 0,0744 29,63 29,63 2 398 0,0664 26,46 52,92 3 398 0,0593 23,62 70,87 4 398 0,0530 21,09 84,37 5 398 0,0473 18,83 94,16 6 398 0,0422 16,81 100,89 7 398 0,0377 15,01 105,09 8 398 0,0337 13,40 107,24 9 398 0,0301 11,97 107,72 10 398 0,0268 10,69 106,86 11 398 0,0240 9,54 104,95 12 45.848 0,0214 980,68 11.768,11 Tổng cộng 1.177,75 12.732,82 Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng là: DL= 10,8122 tháng 6. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 24 tháng Bảng 3.6a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Tháng thứ đầu tháng Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 163.000 0 1.428 1.428 2 163.000 0 1.428 1.428 3 163.000 0 1.428 1.428 4 163.000 0 1.428 1.428 5 163.000 0 1.428 1.428 6 163.000 0 1.428 1.428 7 163.000 0 1.428 1.428 8 163.000 0 1.428 1.428 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 72 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 9 163.000 0 1.428 1.428 10 163.000 0 1.428 1.428 11 163.000 0 1.428 1.428 12 163.000 0 1.428 1.428 13 163.000 0 1.428 1.428 14 163.000 0 1.428 1.428 15 163.000 0 1.428 1.428 16 163.000 0 1.428 1.428 17 163.000 0 1.428 1.428 18 163.000 0 1.428 1.428 19 163.000 0 1.428 1.428 20 163.000 0 1.428 1.428 21 163.000 0 1.428 1.428 22 163.000 0 1.428 1.428 23 163.000 0 1.428 1.428 24 163.000 163.000 1.428 164.428 Bảng 3.6b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án Tháng thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 1.428 0,0744 106,28 106,28 2 1.428 0,0664 94,89 189,78 3 1.428 0,0593 84,72 254,17 4 1.428 0,0530 75,65 302,58 5 1.428 0,0473 67,54 337,70 6 1.428 0,0422 60,30 361,83 7 1.428 0,0377 53,84 376,90 8 1.428 0,0337 48,07 384,59 9 1.428 0,0301 42,92 386,31 10 1.428 0,0268 38,32 383,25 11 1.428 0,0240 34,22 376,40 12 1.428 0,0214 30,55 366,63 13 1.428 0,0191 27,28 354,62 14 1.428 0,0171 24,36 340,98 15 1.428 0,0152 21,75 326,20 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 73 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 16 1.428 0,0136 19,42 310,66 17 1.428 0,0121 17,34 294,71 18 1.428 0,0108 15,48 278,62 19 1.428 0,0097 13,82 262,58 20 1.428 0,0086 12,34 246,79 21 1.428 0,0077 11,02 231,37 22 1.428 0,0069 9,84 216,41 23 1.428 0,0061 8,78 202,01 24 164.428 0,0055 902,74 21.665,77 Tổng cộng 1.821,47 28.557,15 Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 24 tháng là: DL= 15,6781 tháng 7. Thời lượng nguồn vốn điều hòa vốn điều hòa thông thường được hội sở cấp xuống các chi nhánh khi các chi nhánh có nhu cầu vốn để cho vay nhưng nguồn vốn huy động tài chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu. Vốn điều là loại vốn ngắn hạn, tại MHB An Giang vốn điều hòa có kỳ hạn là 3 tháng và được hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn cho nên thời lượng của vốn điều hòa cũng chính là kỳ hạn của nó. DL= 3 tháng Thời Lượng Của Tài Sản nợ: tháng 2569,5 1 ==∑ = n t LiLiL DWD B. Thời Lượng Của Tài Sản Có 1. Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 12 tháng Bảng 3.7a: Dòng tiền ròng của dự án (suất chiết khấu 12%) Số dư gốc Kỳ thứ đầu tháng Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 578.417 289.209 45.608 334.817 2 289.209 289.209 22.804 312.013 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 74 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Bảng 3.7b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án (suất chiết khấu 12%) Kỳ thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 334.817 0,4464 149.472 149.472 2 312.013 0,3986 124.367 248.735 Tổng cộng 273.839 398.206 Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng là: DL= 8,725tháng 8. Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 24 tháng Bảng 3.8a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Kỳ thứ đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 47.704 11.926 3.761 15.687 2 35.778 11.926 2.821 14.747 3 23.852 11.926 1.881 13.807 4 11.926 11.926 940 12.866 Bảng 3.8b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án Kỳ thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 15.687 0,4464 7.003,33 7.003,33 2 14.747 0,3986 5.878,15 11.756,29 3 13.807 0,3559 4.913,68 14.741,04 4 12.866 0,3178 4.088,40 16.353,62 Tổng cộng 21.883,56 49.854,28 Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng là: DL= 13,6690 tháng GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 75 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 3. Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 36 tháng Bảng 3.9a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Kỳ thứ đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 113.298 18.883 8.934 27.817 2 94.415 18.883 7.445 26.328 3 75.532 18.883 5.956 24.839 4 56.649 18.883 4.467 23.350 5 37.766 18.883 2.978 21.861 6 18.883 18.883 1.489 20.372 Bảng 3.9b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án Kỳ thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 27.817 0,4464 12.418,10 12.418,10 2 26.328 0,3986 10.494,11 20.988,22 3 24.839 0,3559 8.839,85 26.519,54 4 23.350 0,3178 7.419,60 29.678,41 5 21.861 0,2837 6.202,22 31.011,08 6 20.372 0,2533 5.160,53 30.963,15 Tổng cộng 50.534,40 151.578,50 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 36 tháng: DL= 17,9971 tháng 4. Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 48 tháng Bảng 3.10a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Kỳ thứ đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 35.778 4.472 2.821 7.293 2 31.306 4.472 2.468 6.941 3 26.834 4.472 2.116 6.588 4 22.361 4.472 1.763 6.235 5 17.889 4.472 1.411 5.883 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 76 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang 6 13.417 4.472 1.058 5.530 7 8.945 4.472 705 5.178 8 4.472 4.472 353 4.825 Bảng 3.10b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án Kỳ thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 7.293 0,4464 3.255,96 3.255,96 2 6.941 0,3986 2.766,55 5.533,09 3 6.588 0,3559 2.344,63 7.033,89 4 6.235 0,3178 1.981,37 7.925,46 5 5.883 0,2837 1.669,03 8.345,14 6 5.530 0,2533 1.400,88 8.405,25 7 5.178 0,2262 1.171,02 8.197,17 8 4.825 0,2019 974,35 7.794,76 Tổng cộng 15.563,77 56.490,73 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 48 tháng: DL= 21,778 tháng 5. Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 60 tháng Bảng 3.11a: Dòng tiền ròng của dự án Số dư gốc Kỳ thứ đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt 1 417.414 41.741 32.913 74.654 2 375.673 41.741 29.622 71.363 3 333.931 41.741 26.330 68.072 4 292.190 41.741 23.039 64.781 5 250.448 41.741 19.748 61.489 6 208.707 41.741 16.457 58.198 7 166.966 41.741 13.165 54.907 8 125.224 41.741 9.874 51.615 9 83.483 41.741 6.583 48.324 10 41.741 41.741 3.291 45.033 Bảng 3.11b: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 77 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang Kỳ thứ Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 74.654 0,4464 33.327,90 33.327,90 2 71.363 0,3986 28.445,15 56.890,29 3 68.072 0,3559 24.226,11 72.678,32 4 64.781 0,3178 20.584,61 82.338,44 5 61.489 0,2837 17.445,33 87.226,64 6 58.198 0,2533 14.742,45 88.454,67 7 54.907 0,2262 12.418,49 86.929,41 8 51.615 0,2019 10.423,28 83.386,26 9 48.324 0,1803 8.713,06 78.417,57 10 45.033 0,1610 7.249,66 72.496,64 Tổng cộng 177.576,03 742.146,14 Thời lượng của khoản cho vay kỳ hạn 60 tháng: DL= 25,0759 tháng T hời lượng tài sản có: tháng 9180,15 1 ==∑ = n t AiAiA DWD C. Giá trị thiệt hại/ thu nhập tiềm năng đối với MHB An Giang khi lãi suất biến động: Biến động lãi suất tăng/ giảm Giá trị thiệt hại tiềm năng 5% -13293 4% -10634 3% -7976 2% -5317 1% -2659 0% 0 -1% 2659 -2% 5317 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 78 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 79 -3% 7976 -4% 10634 -5% 13293 d. Giá trị thiệt hại tiềm năng đối với MHB An Giang khi lãi suất giảm 1% và tổng tài sản biến động Biến động tổng tài sản tăng/ giảm Giá trị thiệt hại tiềm năng (lãi suất giảm 1%) 25% 3.323 20% 3.190 15% 3.057 10% 2.924 5% 2.791 0% 2.659 -5% 2.526 -10% 2.393 -15% 2.260 -20% 2.127 -25% 1.994 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 80 PHỤ LỤC 4 Lãi suất tiền gửi (12/2007) Lãi suất tiền gửi (06/2008) Lãi suất tiền gửi (12/2008) Kỳ hạn tiền gửi lãi suất Kỳ hạn tiền gửi lãi suất kỳ hạn tiền gửi lãi suất Không kỳ hạn 1,24% Không kỳ hạn 1,40% Không kỳ hạn 0,40% 1 tuần 0,95% 1 tuần 1,61% 1 tuần 0,42% 2 tuần 0,97% 2 tuần 1,52% 2 tuần 0,45% 1 tháng 0,59% 1 tháng 1,35% 1 tháng 0,80% 3 tháng 0,69% 3 tháng 1,27% 3 tháng 0,75% 6 tháng 0,64% 6 tháng 0,96% 6 tháng 0,75% 9 tháng 0,74% 9 tháng 0,87% 9 tháng 0,75% 12 tháng 0,72% 12 tháng 0,85% 12 tháng 0,70% 24 tháng 0,72% 24 tháng 0,85% 24 tháng 0,70% 1. Lãi suất tiền gửi BQ 0,88% tháng 12 tháng 10,5% năm 2. Lãi suất cho vay BQ 1,314% tháng 15,8% năm Thời Điểm Loại hình Lãi suất Tiêu Dùng 1,30% Tháng 12/2007 SXKD 1,20% Tiêu Dùng 1,75% Tháng 06/2008 SXKD 1,70% Tiêu Dùng 1,06% Tháng 12/208 SXKD 0,88% 3. Giá trị khoản vay 5000 triệu đồng 4. Kỳ hạn khoản vay 5 năm 5. suất chiết khấu 12% năm 6. lãi suất cho vay 15,8% năm LS kỳ vọng Biến động LSTT -15% 13,40% -10% 14,19% -5% 14,98% 0% 15,77% 5% 16,56% 10% 17,35% 15% 18,14% Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 81 Bảng 4.1: Dòng tiền ròng của dự án (suất chiết khấu 12%) Số dư gốc Năm thứ đầu năm Thu nợ gốc Thu nhập từ lãi và phí CFt 1 5.000 1.000 789 1.789 2 4.000 1.000 631 1.631 3 3.000 1.000 473 1.473 4 2.000 1.000 315 1.315 5 1.000 1.000 158 1.158 Bảng 4.2: Hiện giá ròng dòng tiền của dự án (suất chiết khấu 12%) Năm thứ (t) Dòng tiền CFt Hệ số chiết khấu PVF (12%) Giá trị hiện tại của dòng tiền CF*PVF Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian CF*PVF*t 1 1.789 0,892857143 1.596,88 1.596,88 2 1.631 0,797193878 1.300,06 2.600,13 3 1.473 0,711780248 1.048,52 3.145,57 4 1.315 0,635518078 835,96 3.343,84 5 1.158 0,567426856 656,91 3.284,55 Tổng cộng 5.438,33 13.970,97 Thời gian hòan vốn bình quân của khoản vay: DL = 2,5689 năm Bảng 4.3: Giá trị của khoản cho vay hay vốn chịu rủi ro % biến động LSTT LR -15% 13,4% -161 -10% 14,2% -252 -5% 15,0% -342 0% 15,8% -432 5% 16,6% -523 10% 17,3% -613 15% 18,1% -704 Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 82 Năm thứ Số dư nợ gốc Trả gốc TN lãi vay+phí CP lãi và phí Thu nhập ròng 1 5.000 1.000 789 526 263 2 4.000 1.000 631 421 210 3 3.000 1.000 473 315 158 4 2.000 1.000 315 210 105 5 1.000 1.000 158 105 53 2.365,50 1.577,33 788 Bảng 4.5 : Tỷ tỷ suất sinh lợi có điều chỉnh theo rủi ro (RAROC) % biến động NI LR RAROC -15% 158 -161,0773 98% -10% 158 -251,5077 63% -5% 158 -341,9380 46% 0% 158 -432,3684 36% 5% 158 -522,7988 30% 10% 158 -613,2292 26% 15% 158 -703,6595 22% Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt: 1. Dương Minh Châu và tgk.(2005). Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ, Hà Nội: NXB Tài Chính. 2. Dương Thị Bình Minh Và Sử Đình Thành .(2005). Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ, Tp Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê. 3. Lê Văn Tư. (2005). Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, Hà Nội: NXB Tài Chính. 4. Hoàng Thị Chỉnh.(1998). Kinh Tế Quốc Thế, Hà Nội: NXB Giáo Dục 5. Nguyễn Thị Phương Liên và tgk.(2003). Tiền Tệ Và Ngân Hàng, Tp Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê 6. Văn Minh.,“Sự Ra Đời Của Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Và Công Cuộc Xóa “Nhà Đạp, Nhà Đá”, Bản Tin Ngân Hàng MHB, Hồ Chính Minh, Số 17 (10- 7-2007),6- 7. 7. Ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng. Các Nguyên Tắc Về Quản Lý Và Giám Sát Rủi Ro Lãi Suất, 2004, tr. 7-9). 8. Nguyễn Văn Tiến. (2005). Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng, Hà Nội: NXB Thống Kê. 9. Nguyễn Minh Kiều. (2009). Tài Chính Doanh Nghiệp Căn Bản, TP Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê 10. Nguyễn Thị Ngọc Diệp., “Đánh Giá Hiệu Quả Và Rủi Ro Lãi Suất Đối Với Các Khoản Cho Vay,” Tạp Chí Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, (Hà Nội), (06/12/2007), tr 7. 11. Vũ Văn Hóa và Đinh Xuân Hạng. (2005). Giáo Trình Lý Thuyết Tiền Tệ, Hà Nội: NXB Tài Chính, tr 150. 12. Hiệp Hội Ngân Hàng. (2007) Báo Cáo Thường Niên Của Các Ngân Hàng Năm 2004, 2005, 2006. Hà Nội: NXB Tài Chính 13. Mỹ Xuân (dịch). Các Thị Trường Tài Chính Mới Nổi. đọc từ: www.ocw.fetp.edu.vn/ocwmain.cfm?rframe=getnewmaterials.cfm&academicyeari d=13&period=30 (đọc ngày 09.09.2008) 14. Thanh Phương. 2008 - Năm Bi Tráng Của Kinh Tế Thế Giới. www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2008/12/3BA09AE7/ - 47k (đọc ngày 30.01.2009) 15. (đọc ngày 28.02.2009) 16. (đọc này 05.03.2009) 17. Nguồn NHNN Việt Nam. Hệ Thống CácTổ Chức Tín Dụng Việt Nam. (đọc ngày 22.01.2009) Rủi ro lãi suất và một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại MHB An Giang GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Diệp SVTH: Huỳnh Văn Tâm Trang 84 Tài liệu tiếng anh: 1. Vietnam Selected Economic Indicators, 2005–09. Available from: [Accessed 21.02.2009] 2. https://secure.sgs.gov.sg/apps/msbs/domesticInterestRatesDisplay.jsp?tableName= domesticInterestRatesForm.jsp&startYear=2008&startMonth=00&endYear=2009 &endMonth=02&frequency=M&displayType=Table&columns=12 [Accessed 21.03.2009] 3. www.euribor.org/html/content/euribor_data.html [Accessed 07.03.2009] 4. www.economagic.com/LIBOR.htm [Accessed 05.03.2009] 5. www.bankrate.com/brm/ratewatch/other-indices.asp [Accessed 05.03.2009] 6. www.bis.org/list/bcbs/tid_50/index.rss [Accessed 25.03.2009] ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1145.pdf
Tài liệu liên quan